Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Quá yên tâm rùi!

Bộ trưởng Trần Đại Quang phát lệnh xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng

Minh Sơn (Vietnam+)
Bộ trưởng Công an - Đại tướng Trần Đại Quang phát lệnh xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sáng nay (9/1) tại khu vực sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, gần 5200 cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều khí tài hiện đại đã tham gia lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Phát biểu chỉ đạo và phát lệnh xuất quân, Bộ trưởng Công an - Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là một sự kiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm theo dõi của người dân trong và ngoài nước. Công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn Đại hội Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng và góp phần thành công của Đại hội.

Chính vì vậy, thường trực Tiểu ban bảo vệ an ninh Đại hội đã xây dựng kế hoạch ra quân bảo vệ an ninh an toàn Đại hội với quyết tâm bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội, chủ động trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ.

Bộ trưởng cũng đặt ra một số nhiệm vụ với các đơn vị bảo vệ Đại hội: tăng cường bám sát, chủ động công tác nắm bắt, giám sát tình hình, tham mưu kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh có liên quan đến công tác bảo vệ Đại hội.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội nhân dân, các ngành, các cấp trong công tác triển khai kế hoạch thực hiện bảo vệ Đại hội; chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo, mọi diễn biến liên quan tình hình công tác bảo vệ phải kịp thời báo cáo để thường trực Tiểu ban an ninh, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để xử lý kịp thời.

Sau buổi lễ, Bộ trưởng đã chính thức phát lệnh xuất quân để bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn Đại hội Đảng.

Một số hình ảnh tại buổi lễ xuất quân: 

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn Đại hội Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng và góp phần thành công của Đại hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau lệnh phát động lễ xuất quân, các đơn vị tiến hành diễu binh với gần 5200 cán bộ, chiến sĩ từ các khối. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lực lượng Cảnh sát giao thông với dàn mô tô chuyên dụng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khối nam sỹ quan an ninh nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khối hạ sỹ quan cảnh sát đặc nhiệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khối nam sỹ quan cảnh sát cơ động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khối bộ đội đặc công Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngoài ra còn có nhiều khí tài hiện đại như: Xe Mitshubishi chỉ huy thông tin, xe phá sóng, xe chỉ huy hóa trang Lexus 570, xe bọc thép chống đạn Hummer H2 Lux, xe S5 bọc thép; xe thiết giáp bánh hơi chống đạn; xe tác chiến điện tử, xe công binh, xe hóa học, xe cứu thương, xe thang chữa cháy, xe cứu hộ... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất, dùng cho các lực lượng an ninh, cảnh sát chống bạo loạn, chống khủng bố(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dàn xe bộ binh bánh lốp (BTR - 60PB) của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Hỏa lực mạnh cộng với tính cơ động cao nên xe có thể chở bộ đội tác chiến trên nhiều địa hình và làm nhiệm vụ chống bạo loạn(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

3 trực thăng của trung đoàn Không quân 916, trực thuộc Sư đoàn 371 Quân chủng Phòng không không quân cũng tham gia diễu hành bảo vệ Đại hội Đảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các lực lượng phối hợp tham gia diễn tập chống bạo động, khủng bố đảm bảo công tác an ninh trong Đại hội Đảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/bo-truong-tran-dai-quang-phat-lenh-xuat-quan-bao-ve-dai-hoi-dang/365361.vnp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Nhân sự phút bù giờ...

Gã không có vai trò sắp xếp nhân sự lãnh đạo đất nước như bất cứ người dân nào khác.Gã cũng không phải thầy bói. Gã càng không phải nhà tiên tri. Gã càng không ưa trò bắc chõ nghe ...hơi để tung ra những bình luận ...giời ơi. Gã cũng không như hai ông bạn chí thân của gã là nhà thơ Nguyễn Duy và nhà văn Nguyễn Quang Lập chơi trò cá cược...nhân sự ai sẽ là tổng bí thư của Đảng mà kẻ thua mất một chai... rượu.
Gã dựa theo những gì là quy luật tâm lí đấu trường chính trị xưa nay và mớ tin tức mà gã tự chủ quan nhận biết và cho là xác thực để có vài nhời nhận định theo ý cá nhân của gã về nhân sự lãnh đạo đất nước. Gã xin nhấn mạnh là theo cách chủ quan của gã và đó là quyền của gã.
Qúa khứ về cái gọi là “trúng” khi gã từng nhận định thời khắc Liên Xô sụp đổ và Bức tường Berlin sụp đổ đã xa xôi lắm rồi.Cái gì trúng trong quá khứ không có nghĩa sẽ trúng trong tương lai.Đó cũng là một quy luật của quẻ...dịch.
Gã nhận thấy:
Khi “trận đấu” phe phái bắt đầu, thì phe A đã thắng khi có hành trang trước đó là buộc Hiến pháp phải dưới Cương lĩnh của A và quân đội phải tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của A cùng quy chế chính ủy được phục hồi.Rồi phe A đã thắng khi phục hồi lại hai ban quyền lực của A đó là ban Nội chính và ban Kinh tế.
Hiệp hai, phe B đã lấy lại cân bằng thậm chí vượt trội lên khi nhân sự của hai ban A đó không được chuẩn y vào bộ máy quyền lực nhất thay vào đó là hai nhân vật kĩ trị và người lãnh đạo phe B giành được đa số phiếu tín nhiệm ở các Tổ chức quyền lực.
Cuối hiệp hai, trước nguy cơ phe B sẽ có thể làm chủ tình hình thì các lực lượng khác nhau về quan điểm chính trị và lợi ích trước mắt của phe A quyết định bỏ qua mâu thuẫn riêng để tập hợp nhau lại đủ sức triệt hạ đối thủ chung, vậy là buộc trận đấu giằng co chưa biết được ai thắng ai.
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ xuất hiện phút 90. Theo gã cuộc đấu vẫn chưa thể ngã ngũ ở phút 90 ấy và sẽ phải có thêm phút bù giờ cuối cùng.
Điều gì sẽ xảy ra ở phút bù giờ mang tính lịch sử ấy?
Theo gã khả năng “không ai thắng ai” là rất có thể xảy ra.
Khả năng cũng “không ai chịu nhường ai” lại càng rất có thể xảy ra.
Tất cả đã bị dồn tới chân tường nhưng dứt khoát không ai chấp nhận là kẻ thua cuộc.Bởi , theo chủ quan nhận định của gã, cả hai phe đều quá hiểu nhau và quá biết rằng mình có khả năng bị đẩy vào vòng “Tam Hòa” như chơi nếu đối thủ chiến thắng.
Hi hi, vòng “Tam Hòa” là cái vòng gì vậy ?
Gã xin thưa:
-Biên Hòa nơi có trại tâm thần nổi tiếng.
-Chí Hòa nơi có trại giam nổi tiếng.
-Bình Hưng Hòa nơi có lò thiêu xác cũng rất ...nổi tiếng.
Vì vậy khả năng có thể xảy ra là hai phe đành ngưng chiến để bảo toàn lực lượng và tồn tại với bãi đáp như ý. Tuy vậy lực lượng của cả hai phe vẫn phải bầu ra những người lãnh đạo mới. Một cuộc thỏa thuận tất yếu sẽ xảy ra đó là những người lãnh đạo này phải hội tụ được hai điều vô cùng quan trọng :
1. Không nghiêng về phe phái nào để cả hai phe cùng chấp nhận được.
2. Chấp nhận khi cầm quyền dứt khoát không được hồi tố với bất cứ tội gì của bất cứ người nào thuộc cả hai phe.
Hê hê xong.
***
Còn như dự báo mà ai đó cũng có quyền cho là rất linh tinh của gã không thành sự thật thì sao?
Chả sao hết, vì, A hay B thắng thì vẫn không thể không đi trên con đường ray đã định sẵn đó là TPP mà thủ lĩnh của cả A và B đều đã hứa công khai với thế giới văn minh và bàn dân thiên hạ nước Nam mình.
TPP- Cuộc chơi với Luật chơi văn minh với nền tảng: Kinh tế thị trường định hướng...Sạch và Tổ chức công đoàn độc lập liên kết...Sạch. Chỉ có Kinh tế Sạch và hội đoàn dân sự độc lập Sạch mới đủ sức từng bước khai sinh ra nền dân chủ thực sự, mới từng bước hình thành những Quyền con người thực sự.
Đất nước gã không có con đường nào khác, đó là thời kì con người lãnh đạo và đảng cầm quyền chủ quan dắt Cuộc chơi theo ý mình phải chấm dứt, thay vào đó là thời kì Cuộc chơi của nhân loại dân chủ văn minh được thế giới văn minh thiết lập như TPP sẽ dẫn dắt và buộc con người lãnh đạo và đảng phái cầm quyền phải tuân thủ Cuộc chơi.
Câu chuyện chỉ còn là vấn đề thời gian mau hay chậm mà thôi. Với gã, người lãnh đạo nào, phe phái lãnh đạo nào tạo ra động lực thúc đẩy Cuộc chơi này mau chóng sẽ được đất nước tôn vinh và đương nhiên ngược lại... người lãnh đạo nào, phe phái lãnh đạo nào làm trì hoãn nó sẽ là tội đồ đáng nguyền rủa, đáng khinh bỉ.
8.1.2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước thềm ĐH XII: TRÊN KHÔNG - MÁY BAY TQ XÂM PHẠM

VN mất kiểm soát hải phận và không phận? 


Một số máy bay “lạ” hoạt động trái phép 
trong không phận Việt Nam

Dân trí 
Thứ Sáu, 08/01/2016 - 05:04

Từ 1-6/1/2016, một số máy bay không được xác định hoạt động trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh), mực bay của những máy bay này cắt ngang các đường hàng không. Cục Hàng không Việt Nam đã chính thức có văn bản gửi tới Tổ chức Hàng không dân dụng Thế giới (ICAO) thông báo về sự việc này.

Trong thông báo gửi ICAO, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ông Lại Xuân Thanh cho biết, một số máy bay không được xác định hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh cắt ngang các đường hàng không L625, N892 (mực bay từ FL135 đến FL460), M771 (mực bay từ FL250 đến FL460), từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS.

“Lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh chỉ ra rõ các tàu bay này hoạt động từ mực bay FL180 đến FL265, cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nêu trên, không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh” - Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định.

Văn bản Cục Hàng không Việt Nam gửi ICAO

Người đứng đầu cơ quan hàng không Việt Nam cũng cho hay: Hoạt động của các tàu bay nêu trên có khả năng vi phạm các quy định của ICAO trong Phụ lục 2, Mục 3.3, Phụ lục 11, Mục 2.6, Phụ đính 4; Tập Thông báo tin tức hàng không, Phần ENR, Mục 1.4 của Việt Nam (AIP Vietnam ENR) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bay trong khu vực.


Trong một diễn biến có liên quan trước đó, ngày 6/1 Hãng Thông tấn nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã cho 2 chiếc máy bay đáp trái phép xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đường băng trên Đá Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử dài 3.000 mét, là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bất hợp pháp từ năm 2014 sau hoạt động bồi đắp trái phép các đảo đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Với hoạt động bay của các máy bay qua FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý đáp xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 7/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình đã thẳng thắn đưa ra tuyên bố phản đối Trung Quốc đáp máy bay xuống sân bay xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hãng Thông tấn nhà nước Trung Quốcngày 6/1 đưa tin nước này đã cho 2 chiếc máy bay
đáp trái phép xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

“Một lần nữa Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp” - ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyến bố: “Việt Nam khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế”.

Châu Như Quỳnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc : Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ bị phá hủy một cách bí ẩn


Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ được dựng lên tại Hà Nam ngày 04/01/2016.

Một pho tượng khổng lồ của Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã vừa được dựng lên trong tuần này đã bị phá hoại, theo một trang mạng thân chính quyền Trung Quốc.
Các hình ảnh của bức tượng Người cầm lái vĩ đại mạ vàng cao đến 37 mét, đặt tại một cánh đồng ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc, đã được lan truyền khắp thế giới trong tuần này. Pho tượng Mao Trạch Đông ngồi trên ghế bành, đôi tay bắt chéo, đã hoàn thành vào tháng 12/2015 sau chín tháng xây dựng.


Nhưng chỉ ít lâu sau khi khánh thành, pho tượng đã bị phá hủy một phần - theo trang web thông tin People’s Net thân chính quyền Trung Quốc. Lý do bị phá hủy không được rõ.

Tuy nhiên trang này dẫn các thông tin không rõ nguồn cho biết pho tượng « chưa đăng ký và cũng chưa được chính quyền địa phương phê duyệt ». Các bức ảnh lưu truyền trên internet cho thấy một lỗ thủng rất to phía sau ót của tượng, còn đầu tượng bị phủ một màu đen.

Hãng tin Pháp AFP không liên lạc được với chính quyền.

Theo trang thông tin HMR.cn, pho tượng trị giá ba triệu nhân dân tệ (khoảng 420.000 euro) do một nhóm doanh nghiệp trong vùng tài trợ.

Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, vẫn được một bộ phận trong dân chúng Trung Quốc tôn sùng. Do bị kiểm duyệt chặt chẽ, các chiến dịch đã làm cho hàng triệu người chết, từ phong trào Đại nhảy vọt (1958 – 1962) cho đến thập kỷ diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, hiếm khi được nhắc đến.

Đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi Mao Trạch Đông là một « nhân vật vĩ đại », áp dụng một phần lý luận và tính chất tập trung quyền lực trong thời Mao, mặc dù trong thập niên 70 đảng Cộng sản đã nhìn nhận Mao có những « sai lầm » trong quá khứ.

Trong khi nhiều cư dân mạng hoan nghênh việc dựng tượng, những người khác chỉ trích rằng tượng của Mao được dựng lên tại một vùng mà hàng triệu người đã phải chết đói trong thập niên 50 vì các chủ trương sai lầm của Nhà nước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Bán tháo và chờ đợi?


 
Khánh Minh
TP - Diễn biến giá dầu thô tiếp tục lao dốc mạnh cùng“cú bồi” của thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa lần thứ 2 trong tuần đầu năm mới, đã khiến chứng khoán Việt Nam hôm qua 7/1 dù không muốn cuối cùng vẫn ngập trong sắc đỏ. Ngay đến những nhà đầu tư bản lĩnh nhất cũng không chịu được áp lực, bắt đầu bán tháo.


Hoang mang và bán tháo

Sáng 7/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố giảm tỷ giá nhân dân tệ tham chiếu thêm 0,51%, xuống còn 6,5646 NDT/USD. Đây là mức phá giá mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái và tỷ giá chính thức đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 3/2011. Ngay sau quyết định trên, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm hơn 7%, khiến thị trường này phải đóng cửa giao dịch lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vài ngày.


Toàn bộ các thị trường châu Á trong phiên lập tức giảm mạnh (chứng khoán Nhật giảm 2,3%, Hàn Quốc giảm 1,1%, Hồng Kông giảm 3%...) Không nằm ngoại lệ, thị trường chứng khoán Việt Nam lập tức chịu tác động mạnh với lực bán gia tăng khiến cả hai sàn mất điểm ngay từ đầu phiên (VN-Index tạm dừng tại 568.2 điểm giảm 1.11%; HNX-Index dừng tại mức 77.7 điểm giảm 1.25%). Tâm lý tác động đã khiến áp lực bán tháo bắt đầu ồ ạt diễn ra.

Sang đến phiên chiều, thị trường tiếp tục không giữ được sự bình tĩnh. VN-Index giảm mạnh hơn 13 điểm để lùi về sát mốc 560 điểm. Toàn thị trường có hơn 300 mã giảm điểm và 37 mã giảm sàn. Giảm mạnh nhất chính là cổ phiếu nhóm khai khoáng, rồi đến bảo hiểm và chứng khoán... Dầu khí là nhóm cổ phiếu bị giảm giá mạnh nhất với PVD, PXS giảm sàn, GAS, PVS, PVC… giảm trên 5%.

“Về mặt kỹ thuật, thị trường giảm điểm mạnh kéo các chỉ số xuống gần các mốc hỗ trợ 560 điểm với VN-Index và 76 điểm với HNX-Index. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục giữ danh mục có tỷ lệ cổ phiếu ở mức an toàn và theo dõi thị trường kiểm nghiệm lại các vùng hỗ trợ nêu trên để có phản ứng phù hợp”, bản tin cuối ngày của công ty chứng khoán MB (MBS) nhấn mạnh.

Trái lại, phân tích của chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại đưa ra lời khuyên: “Sau phiên hôm nay, khá nhiều cổ phiếu cơ bản đã về vùng mua hấp dẫn. Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân tỷ trọng thấp vào một số mã đã giảm sâu trong đợt vừa rồi hoặc có triển vọng kết quả kinh doanh quý IV khả quan”.

Cùng lúc trong ngày khi PV Tiền Phong liên lạc, một đại diện UBCK chỉ ngắn gọn: Cơ quan này không đưa ra bất cứ bình luận nào ngoài việc vẫn theo dõi sát diễn biến thị trường. 
.
Cơn “địa chấn” chứng khoán Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư chứng khoán đang trải qua những ngày lo lắng. Ảnh: Như Ý.
Lo ngại phá giá VND

Không còn nghi ngờ, chứng khoán Trung Quốc đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua phân tích và so sánh với các thị trường, thậm chí ông Nguyễn Quang Minh, trưởng bộ phận Phân tích kỹ thuật Vietstock, thành viên Hiệp hội phân tích kỹ thuật Hoa Kỳ còn đưa ra nhận định: Thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh nhất đến Việt Nam.

Theo ông Minh, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất ngờ khi phân tích tương quan giữa VN-Index (đại diện cho thị trường Việt Nam) và các chỉ số chứng khoán thế giới, kết quả cho thấy hai chỉ số Hang Seng Index và Shanghai Composite Index của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam, hơn cả thị trường Mỹ (DJIA) và châu Âu (FTSE 100). “Vì vậy, việc chú ý đến biến động của thị trường Trung Quốc sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới”, ông Minh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Minh, hiện giai đoạn giảm điểm của Hang Seng Index từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chưa chấm dứt. “Xu hướng hiện tại của thị trường Trung Quốc là khá bi quan. Các chỉ số chính đều đang chuẩn bị test hỗ trợ quan trọng nên cần theo dõi sát sao. Nhà đầu tư không nên bắt đáy quá mạnh trong thời gian tới để tránh rủi ro thua lỗ ngắn hạn”, ông Minh kết luận.

“2016 là một năm mà thị trường chứng khoán sẽ chuyển biến theo hướng tích cực hơn khi Việt Nam trở thành điểm sáng về tăng trưởng ở châu Á”, ông Bạch An Viễn, Trưởng phòng phân tích CTCK KIS Việt Nam nhận định. Phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, ông Viễn nhận định đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn tỏ ra thận trọng về khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phá giá VND trong năm 2016, có thể bắt đầu ngay trong tháng 1/2016. “Kỳ vọng tiền đồng có thể bị phá giá thêm 3-4% so với USD. Theo đó, áp lực bán ròng của khối ngoại sẽ vẫn còn hiện hữu trong ngắn hạn” - ông Viễn cho biết.

Tuy nhiên cũng theo ông Viễn, hiện NHNN đã triển khai cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn với sự kết hợp giữa giá tham chiếu (điều chỉnh theo ngày) và biên độ dao động. Ngoài ra, NHNN đang đẩy mạnh chống đô la hóa bằng việc tiến tới chấm dứt tình trạng huy động và cho vay bằng USD. Với cơ chế này, tỷ giá sẽ ít biến động mạnh như năm 2015 và điều này sẽ làm giảm rủi ro cho thị trường.
.
Tại buổi Tọa đàm về “thị trường chứng khoán 2016 và cơ hội hội nhập” vừa diễn ra, đại diện một công ty quản lý quỹ chỉ ra nhiều khả năng thị trường sẽ trầm lắng hết quý 1/2016. “Về cơ bản, khối ngoại vẫn đang chuẩn bị kha khá tiền để giải ngân vào thị trường chứng khoán Việt. Vấn đề là trong giai đoạn này các quỹ sẽ tạm thời “nằm im” chờ qua tháng 1/2016. Trong số các thị trường có nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á, các nhà đầu tư ngoại đang hướng đến hai thị trường đó là Việt Nam và Philippines”, vị này nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thâm như Tàu, không có vẻ "khách quan" như ông Thống nói đâu!

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA TRONG TẦM NHÌN ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….

Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.

Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…

Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….

Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?

Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.

Trung Quốc với khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.

Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.

Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.

…bằng kênh đào Kra.

Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Lễ ký kết đã rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức hai nước bác bỏ

Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này.

Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.

Một tháng sau đó, theo The Straits Times ngày 20/8/2015, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua.

Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.

Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ.

Giới phân tích chính trị Thái Lan đang không tin Việt Nam xây cảng Hòn Khoai để tiếp nhận than, bởi nếu đặt nó ra ngoài sự tương tác của kênh Kra Isthmus thì nó không có ý nghĩa gì về giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện kênh Kra thì vị trí “đắc địa” của Hòn Khoai trong địa kinh tế lại là chuyện khác. Vậy thì, việc xây dựng cảng Hòn Khoai của Việt Nam là dấu hiệu của việc triển khai thực hiện kênh đào Kra Isthmus?

Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus hoàn thành.


Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa. 

Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta mới thấy tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc đổ tiền của vào Thái Lan xây dựng kênh đào Kra Isthmus.

Điều đặc biệt là tại khu vực này không có bóng dáng của Mỹ, nó được coi như sân sau của Trung Quốc…Tuy thế, “khu sân sau” này vẫn gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam dù có muốn hay không.

Đến đây, chắc chắn Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam sẽ có cách tiếp cận về an ninh trên Biển Đông để đảm bảo đồng thuận về lợi ích cao nhất. 

Nguồn Ngoc Thong Le


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khen cũng sợ

>> Đừng biến Facebook thành địa ngục

>> Tượng đài quỳ gối
>> Phát hiện tàu trinh sát Trung Quốc đội lốt tàu cá vào sâu trong lãnh hải
>> Hãy cứu lấy người lớn
>> Bình cứu hỏa chỉ dành cho CSGT kiểm tra?


FB Phan Văn Tú
Cách đây khá lâu, tôi được giới thiệu để làm phóng sự về một gia đình công nhân tiêu biểu. Liên lạc với nhân vật chính qua điện thoại, chị chối đay đảy. Hỏi kỹ thì biết, trước đó không lâu, một đồng nghiệp đã từng làm phóng sự về gia đình chị. Không biết đồng nghiệp xử lý thông tin thế nào mà khi xem phóng sự, chồng chị đã bất bình và … “chiến tranh nóng” nổ ra khiến chị mất ăn mất ngủ suốt mấy ngày. Chị bảo, giờ chị sợ nhà báo lắm rồi. Không có nhà báo, gia đình chị êm đềm hạnh phúc. Được tuyên dương hoá ra lại mất đoàn kết.

Còn nhà giáo T. thì tâm sự là rất sợ bị phỏng vấn vì đôi khi mình nói rất tâm huyết, rất toàn diện nhưng khi nhà báo cắt xén xong thì phần phát biểu của mình trở thành khập khiễng, phiến diện.

Một giáo sư tiến sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hoá đã có lần than phiền rằng, ông không thể hiểu được các phóng viên và cách làm việc của họ. Ông dẫn chứng: “Phóng viên hỏi tôi nên hiểu thế nào về văn hoá kinh doanh. Tôi trả lời 4 ý nhưng phóng viên về chỉ lấy có 1 ý. Thế là, trên truyền hình, tôi thành ra một nhà khoa học rất thiếu nghiêm túc. Các phóng viên đi phỏng vấn nhà nghiên cứu cho nó “có tụ” vậy thôi, chứ cuối cùng thì họ làm theo ý họ mà chẳng thèm đếm xỉa gì đến nhà nghiên cứu cả.”

Đấy là bức xúc của những người ngoài làng. Còn trong làng báo của chúng ta thì sao?

Không phải không có lý do mà bản thân các nhà báo rất “sợ bị lên báo”. Nhiều nhà báo khi được tuyên dương và nêu gương trên báo thì đành tự viết về mình hoặc tự phỏng vấn mình cho an toàn!

Có lẽ vì, hơn ai hết, nhà báo là người hiểu tầm quan trọng của việc xử lý thông tin. Nhà báo cũng là người hiểu hơn ai hết việc làm hình ảnh nhân vật “thật” và “đẹp” lên trong mắt công chúng truyền thông quan trọng thế nào và có tác động ra sao. Hơn nữa, các nhà báo là những người ít nhiều đã từng bị nghe “than phiền”, vì vô tình hay cố ý, đã xử lý thông tin theo hướng bất lợi cho nhân vật mà mình viết hay người được mình phỏng vấn.

Những ai đã từng làm truyền hình chắc không lạ những tình huống, hình ảnh quay chưa đẹp lắm, chưa đầy đủ lắm, nhưng vì áp lực thời hạn hoàn thành tác phẩm mà tặc lưỡi “đóng máy” cho xong.

Những người làm báo cũng hiểu rất rõ, rằng đôi khi vì khuôn khổ trang báo hay thời lượng phát sóng, ta đã cắt gọt không thương tiếc những tâm huyết của nhân vật. Và cũng không loại trừ, cách hiểu của nhà báo chưa toàn diện và thấu đáo, đã làm việc xử lý thông tin trở nên vụng về và thiếu khoa học…

Lên báo lên đài đối với một số người là niềm vui, với một số người khác là trách nhiệm, với ai đó là quyền lợi, và với không ít người, là cực hình, có thể lắm chứ! Họ có thể là trí thức, là người công nhân trong công xưởng, là người nông dân lam lũ ngoài ruộng đồng, là bác xe ôm phơi mưa phơi nắng… hay thậm chí là kẻ tội phạm đang bị lên án…

Dù là ai, dù bước lên trang báo hay lên màn ảnh truyền hình, ở vị thế nào, các nhân vật của chúng ta cũng muốn và hy vọng mình đẹp hơn, hoặc chí ít là không xấu hơn thực tế.

Các nhà báo được lên báo chắc chắn cũng vậy, không muốn bị tô vẽ đến mức người khác không thể nhận ra mình, nhưng cũng không muốn bị bôi xoá đến mức phải ân hận vì đã đồng ý bước ra công luận. Và vì thế, hãy thử đặt mình vào vị trí của người được mình viết, được mình phỏng vấn để xử lý thông tin.

Nhà báo sẽ không làm được gì nếu không có sự hợp tác của những đối tượng liên quan đến tác phẩm. Và cũng sẽ là thất bại nếu sau khi tác phẩm công bố, những đối tượng đã từng hợp tác lại không chịu tiếp nhà báo lần thứ 2.


Xem thêm:
Việt Nam: Cơn sốt tổ tiên và hậu duệ
Hội chứng xây trụ sở to và hội chứng mất niềm tin
Rất mong một lời khuyên của ông Thein Sein đến chính phủ Việt Nam?

Phần nhận xét hiển thị trên trang