Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Lời trần tình cuối năm của Huy Đức



Huy Đức
Tôi có thói quen chịu đựng các loại áp lực một mình, chỉ vài lần thông báo cho những người thân, như Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, khi trong những cuộc gặp gỡ, có sự dòm ngó của vài kẻ lạ.
Thường, những loại trang viết nặc danh trên mạng cho dù bịa đặt, vu khống liên quan đến mình như thế nào, tôi cũng không bao giờ phản ứng. Tuy nhiên, mấy hôm nay nhiều đồng nghiệp điện thoại yêu cầu tôi phải lên tiếng trước một bài viết của cái gọi là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, liên quan đến hai bài viết của tôi trên Facebook.
Tôi buộc phải "phá lệ".
Đó là hai bài báo: "Em Vợ Thủ Tướng & Siêu Lừa Dương Thanh Cường" và "Ai Bảo Kê Cho Trầm Bê". Cái gọi là "CLB Nhà Báo Trẻ" này cho rằng, đã có sự "phối hợp" giữa tôi với nhà báo Nguyễn Công Khế, nhà báoDoan Khac Xuyen và Luật sư Phan Trung Hoài trước khi viết các bài này để "phục vụ" cho "Minh Chủ".
Đó là một sự bịa đặt trắng trợn nhằm vu khống, bôi nhọ chúng tôi.
Sự thực, bài viết được bắt đầu như thế nào?
Ngày 21-10-2015, tôi đưa lên FB bài viết, "Bao Giờ Bằng Được Campuchia", nói về chuyện hai đứa con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa hề có công trạng hay chứng minh được tài cán gì bỗng dưng một người trở thành Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, một người trở thành tỉnh ủy viên Bình Định.
Đặc biệt, Nguyễn Thanh Nghị - năm 2010, khi đang là Hiệu phó trường Kiến trúc, ứng cử thành ủy viên TP. HCM đã rớt thê thảm (chỉ được khoảng 20 phiếu trên tổng số gần 400 đại biểu), vài tháng sau đó lại trở thành ủy viên dự khuyết TƯ Đảng.
Ngày 27-10-2015, tôi được một sỹ quan An ninh mời đi cafe. Tôi nhận lời. 4:30 cùng ngày, tại quán cafe số 5 Hàn Thuyên, một sỹ quan cấp bậc trung tá cùng với một đại úy gặp tôi.
Vị trung tá nói với tôi: "Nguồn tin của chúng em từ Campuchia nói rằng, Hun Sen đọc bài anh thì rất thích nhưng đối lập của Hun Sen thì rất tức. Nguồn này nói thêm là đối lập Hun Sen sẽ cử người sang đây để thủ tiêu anh". Tôi cười bảo: "Nếu tôi bị thủ tiêu thì có thể sát thủ sẽ đi từ Campuchia qua nhưng tôi biết chắc chủ mưu sẽ không phải là Hun Sen hay đối lập của ông ấy".
"Thì chúng em có tin đó muốn báo anh đề phòng", vị trung tá nói rồi đi thẳng vào chủ đề chính: "Thôi, từ giờ tới đại hội anh đừng viết gì về Thủ tướng". Tôi hỏi ngay: "Thế các anh làm an ninh cho quốc gia hay làm an ninh cho Thủ tướng?"
Biết họ là lính dưới quyền tướng Trần Quốc Liêm, tôi nói tiếp: "Nếu các anh theo dõi phiên tòa xử Dương Thanh Cường, các anh sẽ thấy vai trò hết sức quan trọng của Tư Liêm. Là công an thì phải bảo vệ dân đừng để trở thành công cụ của những quan tham nhũng. Chính chúng ta rồi phải đóng thuế cho những khoản tiền vào túi của những quan tham nhũng ấy".
Vị trung tá vẫn rất bình tĩnh, nhắc tôi: "Dạo này linh cảm của em khá chính xác; em đang linh cảm thấy anh sắp gặp nạn; anh thấy không, lần trước em linh cảm thấy Bọ Lập bị bắt là y như rằng anh ấy bị bắt".
Tôi về, không để tâm nhiều tới những "linh cảm" ấy nhưng theo dõi các thông tin về vụ án Dương Thanh Cường kỹ hơn. Hôm ấy đã là ngày xét xử thứ 7, báo chí tường thuật về "đại án" này hết sức sơ sài; đặc biệt không có một dòng nào nói về Tư Liêm cả.
Hồ sơ vụ Dương Thanh Cường, tôi đã chuẩn bị từ năm 2010, anh em làm án từ hồi đó đã rất bất bình vì bị cản trở, hăm dọa. Nhiều nhà báo có hồ sơ này nhưng họ không có cách nào để đưa lên mặt báo chính thống.
Biết là nguy hiểm nhưng với tư cách một nhà báo tôi không chấp nhận để cho một chuyện tày trời như thế bị dìm trong bóng tối. Chiều 31-10, sau khi tòa tạm nghỉ chờ tuyên án, tôi viết bài "Em Vợ Thủ Tướng và Siêu Lừa Dương Thanh Cường".
Có thể những thông tin của tôi sẽ gây bất lợi cho người này và mang lại lợi thế cho ai đó. Nhưng, tôi chỉ viết ra, đứng tên, chịu trách nhiệm với tư cách một công dân và bổn phận của một nhà báo đi tìm sự thật.
Tôi không rõ các mối quan hệ của anh Nguyễn Công Khế thì thế nào, còn tôi, từ lâu đã không còn tiếp xúc với những nhà lãnh đạo đương chức, cao cấp. Lần tiếp xúc gần đây nhất là với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cũng đã từ năm 2007.
Rất nhiều áp lực.
Ngày 16-11-2015, tôi được một người lạ báo tin, tôi "sắp bị bắt". Tối hôm đó tôi tranh thủ làm hồ sơ vụ Trầm Bê, lọc ra những vấn đề có tính bản chất nhất và có bằng chứng vững chắc, được nhiều nhà báo biết nhất. Tôi không muốn lại có thêm một vụ việc nữa bị "chìm xuồng" [vụ này thì tôi có nghề hơn anh Đoàn Khắc Xuyên nên chưa bao giờ phải nhờ anh ấy].
Sáng hôm sau, 17-11, tôi đi cafe như thường ngày. Để ý thì thấy "nguồn tin của quần chúng" rất có cơ sở. Sáng hôm đó, ở nhà xe đối diện thập thò một "thanh niên lạ". Tôi đi đâu là có 4 "thanh niên lạ" khác theo sau. 9:00, cafe xong, tôi dắt xe ngược chiều, để mấy cái đuôi lòi ra và chụp vài kiểu ảnh "làm kỷ niệm".
Cuối giờ sáng hôm đó, tôi post bài "Ai Bảo Kê Cho Trầm Bê". Tối hôm sau, tôi ra quán lai rai với bạn bè, khi về thì không còn thấy ai theo. Cũng kể từ đó không còn thấy "đuôi" chỉ liên tục bị tấn công trên mạng [các tài khoản email, FB bị hack không thành; hàng chục facebookers nặc danh nhảy vào rải hàng trăm cmts, chửi bới rất vô văn hóa].
Từ tháng 2-2009, kể từ khi bắt đầu thu thập thông tin cho bài "Chị Hai Thủ Tướng", tôi chịu rất nhiều áp lực. Tôi cũng không muốn nói hết ra đây.
Tôi cũng dẫn ở đây link cái bài báo bịa đặt rất điệu nghệ của "CLB Nhà Báo Trẻ" để các bạn đọc thấy sự trơ trẽn của những kẻ ném đá giấu tay này. 
http://www.nguyencongkhe.com/…/muu-hen-ke-ban-cua-nguyen-co…

Truong Huy Sanさんの写真

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi dân làm ăn quay lưng với lời kêu gọi của Tập Cận Bình

TẬP CẬN BÌNH MẤT KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐỐI VỚI DÂN LÀM ĂN


04:58 03-01-2016
Mặc những lời kêu gọi mạnh mẽ của ông Tập, người Trung Quốc vẫn cứ tìm mọi cách để tuồn lậu tiền ra khỏi đất nước mình.

Bài phát biểu đầu năm mới 2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đã phát đi thông điệp cải cách mạnh mẽ nhất vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nền kinh tế thứ hai thế giới được dự đoán sẽ gặp phải nhiều thách thức lớn năm 2016.

Bất chấp thông điệp cải cách mạnh mẽ đó, những rắc rối với kinh tế Trung Quốc có vẻ đã đến sớm hơn dự kiến, khi dòng thác rút vốn đầu tư ra khỏi nước này vẫn đang tăng lên chóng mặt. 

Ông Tập Cận Bình
Cuộc đại tháo chạy

Vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn khi không chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài, mà ngay cả một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc cũng gia nhập xu thế này. Mặc kệ những lời kêu gọi mạnh mẽ của ông Tập, người Trung Quốc vẫn cứ tìm mọi cách để tuồn lậu tiền ra khỏi đất nước mình.


Việc rút vốn ra khỏi thị trường Trung Quốc ở thời điểm hiện tại có lẽ không khác gì một cú Domino, chỉ cần một tác động nhỏ và mọi thứ diễn ra nhanh chóng theo dây chuyền. Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về phương diện dòng chảy vốn đầu tư rời khỏi quốc gia với quy mô lớn nhất, chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm 2015 đã có khoảng 500 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài rời đi.

Đối tượng mới nhất tham gia vào xu thế này là các ngân hàng quốc tế, khi hầu hết đều tìm cách bán hết cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc mà họ sở hữu, điển hình là Deutsche Bank hay Goldman Sachs. Hầu hết các ngân hàng lớn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc đều rơi vào tình trạng chịu lỗ do kinh tế nước này giảm tốc độ tăng trưởng. Tân giám đốc điều hành Deutsche Bank Trung Quốc - John Cryan tuyên bố khoản lỗ lên đến 6 tỉ euro chỉ trong quý 3/2015, buộc phải rút vốn khỏi các ngân hàng đang sở hữu.

Việc các giám đốc điều hành các ngân hàng lớn, vốn được coi là những người thức thời và nhạy bén nhất với tình hình tài chính, tuyên bố rút vốn đầu tư khỏi thị trường Trung Quốc có vai trò như một phát pháo lệnh. Nó đang chỉ ra rằng tình hình nền kinh tế, đặc biệt là tình hình tài chính Trung Quốc, đang có vấn đề hơn bao giờ hết. Và nó đang dẫn đến một vụ tháo chạy lớn nhất của các nhà đầu tư khỏi nền kinh tế số hai thế giới. 

Đáng ngạc nhiên hơn cả là một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc cũng đang gia nhập vụ tháo chạy ấy, theo một cách còn mạnh mẽ hơn nhiều.

Trên thực tế, việc người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài đã diễn ra từ lâu. Hầu hết là các trường hợp liên quan đến tham nhũng và họ chuyển tiền ra nước ngoài để tránh bị điều tra và tịch thu. Phần còn lại là những triệu phú mới nổi, chuyển tiền ra nước ngoài để đa dạng hóa địa điểm đầu tư, tránh rơi vào tình trạng dồn hết trứng vào một giỏ ở thị trường trong nước vốn là việc khá mạo hiểm do rủi ro chính trị.

Nhưng đa phần người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài là để cất giữ như một sự bảo đảm, dưới hình thức đầu tư ra nước ngoài. Đó là lý do một phần lớn tiền đầu tư ra nước ngoài của người Trung Quốc những năm qua là vào lĩnh vực bất động sản. 

Theo thống kê, có khoảng 324 tỉ USD rời khỏi Trung Quốc theo dạng này trong năm 2014, và trong 8 tháng đầu năm 2015, con số này rơi vào khoảng 200 tỉ USD. Người Trung Quốc hiện đang sở hữu phần lớn bất động sản ở các thành phố lớn trên thế giới như Singapore, Sydney, New York, Vancouver.

Trăm cách chuyển tiền

Điều đáng ngạc nhiên nhất là phần lớn số tiền này được chuyển ra nước ngoài bằng con đường lậu. 

Luật pháp Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư ra nước ngoài, còn mang tiền theo người ra nước ngoài thì bị hạn chế ở mức dưới 50.000 USD/người. Để chuyển được hàng trăm tỉ USD ra nước ngoài, một mê cung các phương thức vận chuyển lậu được ra đời, từ đơn giản nhất đến tinh vi nhất. Một trong những cách được ưa chuộng nhất là chuyển khoản sang Hồng Kông đổi tiền trước khi đem ra nước khác.

Cách thức hoạt động khá đơn giản: khách hàng Trung Quốc sang Hồng Kông lập một tài khoản ngân hàng, rồi về đại lục chuyển tiền từ một tài khoản từ đại lục sang tài khoản mới lập ở Hồng Kông. Số nhân dân tệ được chuyển đó sẽ được đổi sang USD hay dollar Hồng Kông tùy ý với một mức phí khá rẻ, chỉ khoảng 1.000 nhân dân tệ cho 1 triệu dollar Hồng Kông (khoảng 130.000 USD). Từ Hồng Kông, khách hàng có thể dễ dàng chuyển tiền ra nước ngoài do luật pháp tại đây thông thoáng hơn so với ở đại lục rất nhiều.

Một cách thức khá tinh vi khác là việc sử dụng thẻ UnionPay ở nước ngoài như một hình thức lách luật. Người Trung Quốc có thể sử dụng thẻ này để chuyển tiền ra nước ngoài một cách công khai, dù chi phí hơi cao một chút. Cách thức thực hiện là dùng thẻ UnionPay để mua sắm trong các cửa hàng ở nước ngoài, nếu như khách hàng muốn trả lại món đồ đã mua thì cửa hàng sẽ hoàn lại bằng tiền mặt thay vì hoàn trả vào tài khoản thẻ, với một khoản phí dao động trong khoảng từ 5-10%. 

Dù chi phí hơi cao nhưng lại nhanh gọn và hiệu quả thay vì mất nhiều thời gian và công sức chuyển tiền qua Hồng Kông như cách trên. Những con bạc đại lục đến Macao rất ưa chuộng cách thức vận chuyển này, đó là lý do chính phủ Trung Quốc lập tức xiết chặt dịch vụ này.

Dĩ nhiên là cũng không thiếu những cách thức có phần thô thiển và lộ liễu. Một trong số đó là cố qua mặt hải quan ở sân bay để mang tiền mặt theo người. Bộ phận hải quan ở Vancouver và Toronto - hai thành phố ở Canada, thống kê được rằng họ đã thu giữ hơn 15 triệu USD bằng tiền mặt hoặc séc của 869 công dân Trung Quốc từ tháng 6.2012 đến tháng 12.2014.

Đó là với những người không thuộc dạng giàu có lắm. Còn với những người giàu nhất Trung Quốc, thì các ngân hàng nước này thậm chí còn mở hẳn một dịch vụ giúp những khách hàng này mua nhà ở nước ngoài một cách công khai. Cách thức hoạt động là cho phép khách hàng vay tiền từ chi nhánh ở nước ngoài nếu như có tài khoản hoặc các tài sản ở trong nước làm thế chấp.

Việc một bộ phận không nhỏ người dân gia nhập vào dòng chảy rút tiền ra khỏi thị trường và chuyển ra nước ngoài đang khiến chính phủ nước này đau đầu. 

Trước hết nó sẽ là một tác động không nhỏ khiến đồng nhân dân tệ sụt giá mạnh thêm, do hầu hết đều đổi nhân dân tệ ra một đồng tiền khác (như USD hay Euro) trước khi chuyển ra nước ngoài. Khi có tới hàng trăm tỉ USD đồng thời bị rút và quy đổi từ nhân dân tệ trong cùng một khoảng thời gian, đó sẽ là một cú sốc tỷ giá không nhỏ chút nào.

Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất, là nó có thể đẩy Trung Quốc rơi sâu hơn vào vực thẳm tài chính của nước này. 

Hầu hết bộ phận trung lưu của Trung Quốc gửi tiền ở ngân hàng hoặc đem ra đầu tư trên thị trường, việc bộ phận này rút tiền và chuyển ra nước ngoài đồng nghĩa với áp lực tài chính với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ gia tăng đáng kể. 

Nó sẽ khiến cỗ máy kinh tế của Trung Quốc vốn đã gặp trục trặc nghiêm trọng do nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị rút ồ ạt, giờ đây sẽ còn rơi vào tình cảnh khó khăn hơn do nguồn vốn đầu tư trong nước cũng bị giới đầu tư rút khỏi thị trường.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ẩn dụ, một thế giới mở


An Du cover

Khi bắt đầu viết những dòng tựa này (*), tôi nhớ đến quyển truyện El cartero de Neruda (Neruda’s Postman) của Antonio Skármeta, sau được chuyển thành phim (và khung cảnh truyện chuyển sang bên Ý) với tên Il Postino (The Postman), kể lại câu chuyện của một anh đưa thư, đặt trong bối cảnh chính trị xáo trộn của nước Chí Lợi (Chile) vào thập niên 1970s. Khác bất cứ một người đàn ông nào trong làng mình, anh chàng Mario không thích trở thành một người đánh cá. Hoàn cảnh đẩy đưa khiến anh lại trở nên một người đưa thư trên hòn đảo Isla Negra, cách xa đất liền đủ để anh cảm thấy mình không bị cuốn hút vào không gian buồn nản của cái nơi toàn những con người chài lưới kia. Và, mặc dù trên đảo này có nhiều người sống, chàng Mario chỉ có một khách hàng là người nhận thư duy nhất, một người cư trú tại đây có học, biết đọc biết viết thực sự, đó là nhà thơ Pablo Neruda. Nhà thơ được yêu mến nhất của Chí Lợi. Và cũng là một nhà thơ rất được yêu mến của thi ca nhân loại.
Khi tình bạn của họ, qua việc trao và nhận thư, cùng với những quan tâm dành cho nhau trở nên sâu đậm hơn, anh chàng Mario bèn đánh bạo nhờ nhà thơ chỉ vẽ cho cách làm sao để "ve" cô gái xinh đẹp và "bốc lửa" Beatriz, chủ một quán rượu trong làng, mà Mario đã "phải lòng". Trong quá trình học tập những "ngón nghề" rất nho nhã từ nhà thơ để "bước vào đường tình", đi vào con đường ve vãn, chàng Mario, qua sự hướng dẫn và nâng đỡ của Neruda, bỗng phát hiện là mình có năng khiếu để trở nên một thi sĩ. Thế là, chẳng bao lâu sau, không khí của cả hòn Đảo Đen (Isla Negra) này bỗng… sực nức mùi thơm, như của một chất rượu làm cho say sưa, và ánh lửa cháy như lân tinh, của những ẩn dụ ngọt ngào, bùng bốc và quyến rũ. Của thơ. Và của những hình ảnh đầy tính ẩn dụ bay lượn trong thơ.
Có thể nói chủ đề của quyển truyện El cartero de Neruda (và phim Il Postino) này là về sức mạnh và sự quyến rũ của Ẩn Dụ, của Thơ. Và của Tình Yêu.
A, Pablo Neruda. Đó là nhà thơ của Veinte poemas de amor y una canción desesperada. Hai mươi bài thơ tình và một khúc ca tuyệt vọng.
Lời nói của anh mưa trên em, vuốt ve mơn trớn em. 
Anh đã yêu từ lâu tấm thân ngọc trai sạm ấm nắng của em. 
Anh còn nghĩ em sở hữu cả vũ trụ. 
Từ những vùng núi non, anh sẽ đem về cho em những đoá hoa hạnh phúc, 
những đoá hoa chuông xanh tím, 
những hạt dẻ sẫm tối, và những lẵng hoa hôn hoang dại. 
Anh muốn làm với em 
những thứ mà mùa Xuân làm với những cây hoa anh đào.
(Mis palabras llovieron sobre ti acariciándote. 
Amé desde hace tiempo tu cuerpo de nácar soleado. 
Hasta te creo dueña del universo. 
Te traeré de las montañas flores alegres, copihues, 
avellanas oscuras, y cestas silvestres de besos. 
Quiero hacer contigo 
lo que la primavera hace con los cerezos. )
Ẩn dụ, một cách nói "văn chương", qua việc diễn tả một điều gì đó bằng cách nói về một điều khác, dùng hình ảnh này để nói về một hình ảnh nọ, chúng ta vẫn nghĩ, là thường chỉ có trong thi ca. Còn trong lời nói thường ngày, hay trong các lĩnh vực khác nữa, nó không hiện hữu. Trong "ngôn ngữ tiêu dùng" hằng ngày, người ta không cần đến ẩn dụ, bởi lẽ, ẩn dụ là một thứ "vàng", một loại "ngọc" quý, chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt quan trọng hay xứng đáng lắm, người ta mới nhờ cậy đến nó. Nó là một thứ của hiếm, không dễ và không nên lạm dụng bừa bãi. Đa số chúng ta đã nghĩ thế.
Nhưng, điều ấy có thật là như vậy không?
Trong cuốn sách Ẩn Dụ / Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ này của Trần Hữu Thục, tác giả đã dẫn ta tìm trở lại nguồn gốc của ẩn dụ suốt từ thời Cổ đại Hy Lạp cho đến ngày nay, qua những lý thuyết với nhiều dẫn chứng, nhiều ví dụ sinh động. Xuyên qua quá trình tìm hiểu này, chúng ta đến gần hơn với ẩn dụ, hay, chính xác hơn nữa, ta sẽ thấy ẩn dụ nằm ngay trong chúng ta. Gần như ở mọi nơi và mọi lúc. Ẩn dụ nằm ngay trong chính suy tưởng, trong ý niệm của con người. Con người sống là sống với ẩn dụ và nhìn thế giới này qua và bằng ẩn dụ. Ẩn dụ, thật thế, vốn nằm trong cái nhìn của con người trước nhiên giới và nhân giới. Con người nhìn vào thế giới tự nhiên, trong đó nó được đặt để vào, cũng như nó nhìn và thẩm định những hiện tượng con người, những suy tư, những trải nghiệm của nó trước cuộc sống bằng một cái nhìn chứa đầy những hình ảnh ẩn dụ.
Ở đoạn dẫn nhập trên, kể về chuyện tình của anh chàng Mario, một cách vô thức, tôi cũng đã dùng một số hình ảnh có tính ẩn dụ; chẳng hạn đoạn này: "(…) anh chàng Mario bèn đánh bạo nhờ nhà thơ chỉ vẽ cho cách làm sao để "ve" cô gái xinh đẹp và "bốc lửa" Beatriz, chủ một quán rượu trong làng, mà Mario đã "phải lòng". Trong quá trình học tập những "ngón nghề" rất nho nhã từ nhà thơ để "bước vào đường tình", (…)". Những nhóm từ như "bốc lửa", "phải lòng", "ngón nghề", "bước vào đường tình", trong văn cảnh này, thật sự, đã được dùng một cách ẩn dụ.
Hiểu một cách nào đó, con người dựng nên thế giới bằng ẩn dụ. Ẩn dụ của anh như thế nào thì thế giới của anh sẽ như thế đó. Nói một cách mạnh mẽ hơn, vũ trụ quan của chúng ta được xây dựng nên và bằng chính cái nhìn mang tính ẩn dụ của mình. Như Nietzsche đã cho rằng "chúng ta trải nghiệm hiện thực một cách ẩn dụ". Và nói theo Mark Johnson, trong nhận định về cách nhìn ẩn dụ của Nietzsche, thì "ẩn dụ không chỉ là một thực thể ngôn ngữ, mà còn là một tiến trình, qua đó, con người chạm trán thế giới."
Cuốn sách này của Trần Hữu Thục, trên một khía cạnh, là một cuốn sách nặng tính lý thuyết. Và người đọc hẳn sẽ nhận thấy điều đó qua sự trình bày rất nhiều lý thuyết, liên hệ đến triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, v.v. Đặc biệt là những lý thuyết về tu từ học, về dụ pháp học, về ngôn ngữ học, với những tên gọi cụ thể như "lý thuyết tương tác" của Max Black, lý thuyết "đối nghịch ngôn từ" của Monroe Beardsley, "lý thuyết căng thẳng" về sự "căng thẳng ngữ nghĩa" của Paul Ricoeur, v.v., cùng những khái niệm về sự dịch chuyển ngữ nghĩa (từ metaphora trong tiếng Hy Lạp cổ, sang métaphore của tiếng Pháp cổ thế kỷ thứ XVI, đến metaphor trong tiếng Anh), sự lệch nghĩa (écart), ý tưởng ẩn lặn (tenor / the underlying idea) và tính chất tưởng tượng (vehicle / the imagined nature), tính đồng vị (isotopie) và tính biệt vị (allotopie) của từ, v.v. Rồi "sự đổ vỡ tính đồng vị", "sự nghịch thường ngữ nghĩa", "sự bất tương hợp ngữ nghĩa", "sự xáo trộn ngữ nghĩa". Vân vân. Tất cả những điều này, tuy phần nào để lộ ra mặt khá khô khan, đôi khi khó nắm bắt, của lý thuyết (chẳng hạn như trong tư tưởng và những lý giải tuy sâu sắc nhưng khá phức tạp của triết gia Paul Ricoeur), cũng cho thấy sự phong phú của những cái nhìn, những diễn giải của con người từ thời Cổ Đại Hy Lạp cho đến ngày nay về ẩn dụ.
Nhưng, ở một khía cạnh khác, cuốn sách này của nhà nghiên cứu, biên khảo Trần Hữu Thục cũng cho thấy tác giả, ngoài công phu tìm tòi nghiên cứu sâu và kỹ về đề tài của mình, qua việc tra cứu, tìm hiểu, giới thiệu nhiều tài liệu bổ ích, với những thí dụ dẫn chứng về cách dùng ẩn dụ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, còn giúp cho người đọc có được một cái nhìn rất gần và sinh động về đủ cách sử dụng ẩn dụ của rất nhiều người cầm bút Việt Nam. Những người viết ấy có thể là nhà thơ, có thể là nhà văn, mà cũng có thể là những nhà biên khảo, lý luận, phê bình. Tất cả những thí dụ được trưng dẫn trong các chương sách đã giúp cho cuốn sách về một đề tài có tính rất lý thuyết này trở nên một tài liệu nhiều màu sắc, ghi nhận lại được cách nhìn cuộc đời, nhìn thế giới, nhìn những hiện tượng con người của chúng ta một cách tươi mới và có chiều sâu. Ở một góc độ nào đó, nó cũng có thể được xem là một cuốn cẩm nang trình bày và ghi chép lại cái phương cách chạm mặt thế giới của con người. Chạm mặt và xây dựng thế giới. Qua ẩn dụ.
Về mặt hình thức, với mười chương sách, sau khi đã trình bày những khuôn mặt và dấu vết của ẩn dụ qua mọi thứ lý thuyết chằng chịt nhưng với rất nhiều thí dụ sinh động, đa dạng và nhiều mầu sắc, tác giả đã đóng cuốn sách lại bằng một câu chuyện ở chương cuối. Giống như một truyện ngắn. Qua câu chuyện rất đặc biệt của nhân vật chính, du hành vào cuộc phiêu lưu của chữ, Trần Hữu Thục tìm lại được con người nhà văn của mình. Câu chuyện thú vị của ông cho ta thấy rõ sự liên hệ của Chữ, Nghĩa và Đời sống. Và Văn minh của con người. Nó cho ta thấy sự quý giá của chữ, nghĩa. Và ý nghĩa cuộc hiện sinh của nhân loại. Chữ và Nghĩa, và Cuộc sống, và Văn minh loài người, tất cả, quy chiếu trở lại những gì đã được trình bày ở mười chương sách trước, đều có những gắn bó xa gần với ẩn dụ, ở những mức độ khác nhau. Nó khiến ta ý thức rõ hơn sự quý giá của những gì mà chúng ta không để ý đến, hoặc không để ý đủ, khi tiếp cận với những con chữ, những ký hiệu của loài người, trong cuộc sống mỗi ngày.
Với lòng yêu chữ, và qua những gì tôi đã thử nói về cuốn sách này, tôi tin rằng đây là một quyển sách tốt. Nó đáng được chúng ta quan tâm, vì nó làm hiển lộ khuôn mặt và tâm hồn của chính chúng ta trong cuộc sống đời thường. Cũng như trong những suy tư nâng đẩy chúng ta lên cao hơn nữa trong cuộc nhìn ngắm và đối thoại của ta với tự nhiên, với thế giới.
Và chúng ta, mỗi người, qua đó, sẽ nhìn ẩn dụ một cách thân thiết hơn.
Bùi Vĩnh Phúc
mồng 3 tháng Giêng, 2015
___________________________________________________
(*) Đây là bài "Tựa" cho cuốn sách Ẩn dụ / Cuộc phiêu lưu của chữ, biên khảo của Trần Hữu Thục, vừa được nhà xuất bản Người Việt ấn hành vào tháng Năm, 2015.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khí bổ!

Não trạng Dâm dương hoắc






























An-nam là xứ sở âm tính. Dĩ nhiên, để "đạt" đến điều này là do phần lớn liền-ông xứ này thiếu dương tính.
Cái thiếu ở đây không phải giống như mấy cháu gái thích me chanh cóc ổi, tính tình lúc nắng lúc mưa. Hay giống như mấy chị mấy cô dưa cà mắm muối, lúc nào cũng lo lắng kể lể phân bua.
Cái thiếu ở đây là đám liền-ông luôn cảm thấy yếu ớt, zời ạ! Có nghĩa luôn tự ti về bản thân, và bằng mọi cách phải thể hiện bằng người khác, cho dù có khi chả biết người khác ở mức nào, thế mới tài.

Xứ sở này luôn bị đè nặng bởi tư tưởng của Khổng Khâu, liền-ông luôn cho bản thân là trọng. Nói gì thì nói, đã là liền-ông thì phải là trụ cột của gia đình, của xã hội, cho dù có đầy đám liền-ông suốt ngày nấp kin-kín sau váy vợ và thể hiện sự oai phong của giống đực bằng cách ngồi trong bếp giương cung bắn mèo.
Thế nên đám liền-ông tụm năm tụm ba ăn cơm mèo nói leo chiện thế giới chán chê thì thường chuyển sang chiện oai phong của giống đực ở chốn phòng the. Có điều là cực hiếm có ông nào tự nhận mình là yếu sinh lý, bởi nhẽ ông nào cũng kể chiến tích giường chiếu hùng hồn, cứ như đại bác ở trận gì đó chấn động địa cầu í, kinh phết.

Ông nào cũng hoành tráng dư thế, ấy mà cứ phong thanh đâu đó có món cường dương bổ thận là cố kiếm cho bằng được, từ ông súng ống bình thường vẫn hoành tráng đến ông mà tiền đong gạo nuôi vợ con vẫn còn thiếu, thế mới tài hehe...
Thế mới có chiện về món dâm dương hoắc.

Nghe đồn rằng dâm dương hoắc là loại cây giúp cho liền-ông cực kỳ sung mãn. Chả là có chiện kể rằng ông dê đực rất khủng món này. Sáng nào ông í cũng đứng cửa chuồng chiều từng chị dê cái. Lý do ông í khỏe thế là vì thường xuyên tìm xơi lá dâm dương hoắc.
Thế là "một bộ phận không nhỏ" liền-ông xứ An-nam đua nhau đi tìm dâm dương hoắc về ngâm diệu. Chả riêng gì liền-ông tìm mua, mà liền-bà khối chị cũng cố công tìm về cho chồng hehe...
Đám liền-ông có món này lúc trà dư tửu hậu khoe với nhau là uống nó như thế này, uống nó như thế kia. Khối anh có khi chả thấy gì nhưng cứ khoác lác lên là hay lắm, mạnh lắm... làm mấy anh chưa có nghiến răng trợn mắt hạ quyết tâm kiểu gì cũng cố kiếm lấy một bình.
Thậm chí có nhiều anh còn chưa thấy hình thù méo tròn cái lá cái cây dâm dương hoắc như nào. Nhưng chém zó rằng tôi đến nhà ông A ông B nào đó, được gia chủ cho uống một chén, về cứ gọi là hừng hực hừng hực.
Một đồn mười, mười đồn trăm. Với bản tính tự ti và muốn hơn người, liền-ông xứ này đua nhau mua, đua nhau trữ, cứ như là thần dược trong nhà.

Bẵng đi thời gian, chợt nghe vỉa hè đồn đại có nghiên cứu ở tây ở tàu gì đó, rằng cái món dâm dương hoắc này không phải giúp cho sung lên, mà là kìm xuống, zời ạ. Chả là ông dê đực sung quá, nên phải tìm lá này ăn cho bớt sung. Nghiên cứu cuốc-tế hẳn hoi, sai thế đếch nào được.
Cứ một đồn mười làm đám liền-ông xứ này xôn xao xôn xao, rằng thảo nào ông uống đến mấy bình rồi mà chả thấy xi-nhê gì, mà ngày càng giảm đi mới chết chứ. Mặc dù có khi chính mấy ông này ngày xưa khoe hùng hồn là mới làm có chén đã hừng hực hừng hực hehe...
Thế là chả nói chả rằng, các ông í tức tốc chạy về nhà, lôi hết bình nọ chum kia ngâm dâm dương hoắc ra ngoài sân đập vỡ ráo trọi. Vừa đập lại còn vừa chửi, tiên sư bố chúng nó hại ông, nghe nhời chúng nó zờ súng ống của ông hỏng hết rồi hỏng hết rồi huhu...

Thế nhưng, không nản lòng, đám liền-ông này lại cần mẫn đi tìm những thứ giúp cho bản lĩnh liền-ông của họ hơn người khác, như tắc kè, bìm bịp, cá ngựa chẳng hạn hehe...
Họ mải miết tìm kiếm và luôn tự thủ dâm tinh thần rằng, có những cái đó sẽ giúp họ "nhớn hơn", "liền-ông hơn"... cho dù chính họ cũng chẳng tin vào điều đó.
Nó bế tắc, âm u nhưng đầy tự mãn như sự âm tính của xứ sở này vậy!

© 2015 Baron Trịnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

nhân vật



 Nửa đêm có tiếng động ngoài hiên, nhỏ thôi, nhưng làm tôi thức giấc. Không phải gió, xe chạy, mèo kêu. Tôi co đầu gối, mở mắt, nín thở, nó không lặp lại. Tôi cố gắng ngủ lại, không được. Tôi biết thế nào nó cũng trở lại. Quả nhiên, lát sau, nó đến. Tôi ôm chặt gối, kéo chăn ngang ngực, duỗi chân ra, co chân lại. Tôi ngủ một mình, giường rộng, chồng đi xa, tôi nín thở, thấy ngạt thở, cố gắng thở trở lại nhưng không thể hít sâu vì sợ hãi. Ngực nóng ran, tim đập rộn, mồ hôi rịn ra, tôi không nhìn xuống nhưng biết tay run lẩy bẩy.
Tiếng động ấy là tiếng chân người.
Tôi muốn ngồi lên, chạy quanh nhà, vén màn nhìn qua cửa sổ, nhưng tôi không làm gì cả. Nhà không đèn, ngoài trời tối om, ngọn đèn đường xa, chiều hôm qua trời âm u, mây đen kéo dồn, mưa lác đác. Tôi ước một khẩu súng, nhưng tôi không có. Tôi nhìn quanh, không có một thứ gì làm vũ khí, nếu có tôi cũng không cầm lên được. Thời gian qua chậm, nghe rõ tiếng tích tắc của đồng hồ trên tường, dù thường ngày tôi không nghe được, ngay khi mất ngủ.
Khi mất ngủ, tôi ngồi dậy, tránh làm chồng tôi thức, xỏ chân vào dép, lết khỏi buồng ngủ, xuống cầu thang, tới bếp, bật đèn nhỏ. Cũng chẳng để làm gì, tôi ngồi trong bếp một mình, chờ cơn buồn ngủ trở lại. Thường nó không trở lại. Tôi có thể dùng thời gian ấy đọc sách, pha ấm trà, chuẩn bị bữa ăn trưa hôm sau.
Bây giờ tôi nghe được tiếng gió rì rào, tiếng lá rụng va vào vách tường. Tôi hy vọng tiếng động tôi nghe được là của chúng, cảm thấy an tâm, nhưng khi tôi sắp ngồi dậy, nó lại đến. Tiếng chân người. Tôi muốn hét lớn. Tôi nhìn quanh tìm điện thoại, không có một cái nào gần đó cả, hồi chiều bận rộn, tôi đã đặt nó vào một chỗ nào đó. Khi bối rối người ta không nhớ một điều gì chính xác. Đừng ngồi dậy, đừng ra khỏi giường, đừng bước đi, đừng hét lên. Bạn biết rồi, vô ích. Tiếng một người nói thầm bên tai tôi, hay là tiếng nói của chính tôi trong tiềm thức vọng lại. Tôi không biết.
Trong giây phút ngắn ngủi, tôi nghĩ lại toàn bộ cuộc đời mình, thấy lại những giờ phút sung sướng và đau khổ, những may mắn và nghịch cảnh, tình yêu và tan vỡ, sự phản bội của người khác, sự phản bội của tôi đối với người khác.
Tôi chưa bao giờ về thăm nhà cũ trong mười năm qua. Tôi chưa bao giờ trả một món nợ ân tình với một người mà chỉ tôi biết là mang ơn. Tôi chưa bao giờ giữ lời hứa tặng tiền bạc hay một thứ gì đó trong một dịp nào đó và chỉ tôi biết là đã thất hứa. Sau khi lấy chồng, tôi cố gắng hết sức để không trở về nhà cha mẹ, chưa hề mời họ tới nhà riêng. Một lần nọ tôi làm quen với một người đàn ông lớn hơn tôi nhiều tuổi. Mới đầu chưa nhận ra nhưng về sau tôi dần dần hiểu được. Một lần nọ gặp ông ta băng qua đường, khuôn mặt sáng lên một lúc dưới tia nắng mặt trời cuối cùng, kiểu như bạn thường gặp trong phim ảnh, gương mặt của những tài tử lớn nhưng trong bộ phim ấy chỉ đóng vai phụ. Người đàn ông cầm một khẩu súng trong tay, súng ngắn, như chuẩn bị lao vào một cuộc chiến đấu, nhưng đó là một loại súng quá nhẹ, căn cứ vào lối cầm với các ngón tay buông thõng. Bạn biết thế nếu bạn là diễn viên như tôi. Vào giây phút ấy, tôi biết tôi đã yêu ông. Suốt ba năm ở trong căn nhà mà chúng tôi mới mua được với giá rẻ, ngoại ô, gần ga xe lửa, cuối tuần nào tôi cũng lái xe tới gần đoạn đường ấy, trước ngã tư bên trái của nhà ga, chạy chậm, mặc dù chẳng có việc gì làm ở đó.
Trời đổ mưa, rào rào, nặng hạt, gió mạnh. Nếu có tiếng chân người, tôi sẽ không nghe rõ, tôi tự nhủ, bỗng nhiên lấy lại can đảm. Tôi quyết tìm một thứ khí giới. Tôi đã nhìn thấy trên phim ảnh cảnh tượng những người bị hiếp dâm, bị cột vào chân giường, bị tra tấn, bị cứa dao vào cổ, máu vọt ra, tôi cảm thấy xây xẩm. Tôi nhắm mắt.
Có tiếng gõ cửa. Im lặng. Tiếng xô cửa. Sau hai lần, cửa phòng ngủ bật ra, toang hoác.
Tôi ngồi bệt ở chân giường, tóc xõa, trên người không một mảnh vải, hai tay bị trói ra đằng sau, cột vào chân giường. Một người đàn ông đứng trước mặt tôi, dí khẩu súng vào gần trán. Nhưng không ra vẻ uy hiếp hay đe dọa. Một người đàn ông im lặng, tóc dài, lớn tuổi, khuôn mặt sáng lên trong ánh nắng chiều như một nhân vật phụ trong phim ảnh. Một nhân vật mà bạn bỏ quên giữa chừng, mặc dù bạn đã mang nặng đẻ đau, thậm chí nuôi dưỡng, nhìn thấy những bước đi đầu tiên, thậm chí đặt vào tay họ một khẩu súng. Một khẩu súng ngắn, không có đạn. Vì bạn quên. Và bạn cũng quên luôn họ sẽ làm gì với khẩu súng ấy, với mái tóc điểm sương, với khuôn mặt rắn rỏi sầu muộn ấy. Bạn quên mất họ sẽ phải làm gì với cuộc đời của họ và bạn bỏ lửng những dự định mà bạn gởi gắm cho họ, những dự định ban đầu của bạn mà bạn chưa bao giờ thực hiện được.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

À ra thế, đầu đất nhà iem không hiểu, thế có chết không chứ!

Quan trọng hơn


Họ Kinh làng Đọ họp họ. Họ này lớn nhất làng, các vị trí chức sắc trong làng đều do con cháu họ này nắm giữ.
Từ mấy hôm trước, nhà thờ họ Kinh đã được trang hoàng rực rỡ. Hôm nay lại thêm cỗ bàn nhạc nhẽo rất chi là xôm tụ.
Đám chức sắc ngồi tổ tôm với mấy cụ đức cao vọng trọng trong họ, thi thoảng quay ra quát tháo đám con cháu đang túi bụi bày biện phải làm thế này thế nọ. Đám con cháu cũng toàn người làm việc làng, đứa nào khá tý cho chân chạy các việc làng, đứa nào đần hơn cho làm tuần phu, lính lệ. Thế nên nói là họp họ Kinh, nhưng chả khác gì họp làng.
Toàn bộ đám tuần phu lính lác được giao nhiệm vụ giữ trật tự và canh chừng không cho người lạ vào lúc các cụ bàn việc trọng. Mà việc trọng vẫn chủ yếu là bày mưu tính kế làm sao không để các họ khác không có cơ hội tranh các vị trí chức sắc của làng.

Giờ lành đã điểm, sau lễ kính cáo tổ tiên là bắt đầu họp. Đám con trẻ chầu hẫu ngoài sân đợi các cụ họp xong để đánh chén. Đám tuần phu vòng trong vòng ngoài tay thước tay gậy đi đi lại lại.
Đương họp, thằng Mõ chạy hồng hộc đến, hớt hãi: - Các ông tuần cho con gặp cụ Lý, cụ Trương, có việc lớn rồi.
Một thằng tuần hất hàm: - Có việc gì mày nói tao, tao vào bẩm các cụ. Mày không được vào trong.
Thằng Mõ kể: - Làng bên xua trâu sang ăn lúa đồng ta, dân sợ chúng đánh nên không dám ra đuổi, ông vào bẩm với cụ Lý, cụ Trương cho lính tuần ra đuổi chúng.

Thằng tuần vào bẩm báo sự việc, Lý Lác quay sang bảo Trương Phệ: - Anh Trương cho mấy thằng lính tuần của làng ra đuổi chúng nó đi, để các cụ khỏi bị quấy rầy khi bàn bạc.
Trương Phệ gãi đầu gãi tai: - Bẩm các cụ và cụ Lý, đám lính tuần của làng đều là con cháu họ ta. Chúng đang phải gác quanh đây để canh mấy đám người của họ khác rình mò nghe lén. Giờ có nên sai chúng đi không?
Lý Lác xua tay lia lịa: - Thế không được không được, việc các cụ họp bàn là quan trọng. Đám kia mà biết thì họ ta dễ bị chúng nó tranh mất chức của tôi, của anh Phó, anh Trương ngay. Chúng ta mà mất chức thì họ khác trèo lên đầu lên cổ ngay.
Cụ trưởng họ gật gù: - Anh Lý nói phải, việc họp của họ ta quan trọng hơn mấy đám lúa của đám dân ngu khu đen kia. Anh Trương cho đuổi thằng Mõ đi chỗ khác để các cụ họp.
Trương Phệ: - Bẩm cụ trưởng, con làm ngay đây ạ - quay sang bảo thằng tuần hồi nãy - mày ra đuổi thằng Mõ đi, cấm đứa nào vào bẩm báo nữa, thằng nào lôi thôi gô cổ lại cho ông. Nhắc với đám canh ở ngoài, việc họp của họ ta quan trọng hơn, nghe chửa.

© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những luật lệ kỳ lạ của Canada


canada perfect cinemagraph moment island

image

Người dân vùng Alberta không được mua bán và nuôi chuột như thú cưng trừ khi có giấy phép đặc biệt. 


image

Tỉnh này cũng cấm người dân sơn màu lên các thang gỗ.

image

Ở thành phố Fredericton, tỉnh New Brunswick, bạn sẽ phạm luật khi khoác một con rắn, trăn hoặc một loài bò sát nuôi như thú cưng trên vai ở nơi công cộng.


image

Tại thành phố Halifax, tỉnh Nova Scotia, các tài xế taxi không được phép mặc áo cộc tay, không cổ. Họ có thể mặc áo sơ mi, hoặc áo cánh kiểu quân sự có cổ và tay áo, quần dài hoặc quần ngố lịch sự.


image

Tại thành phố Toronto, tỉnh Ontario, luật của vùng quy định ở những nơi công cộng, mọi người không được phép có các hành động quá khích, bạo lực, đe dọa, cũng như sử dụng ngôn ngữ bất lịch sự. 


image

Đến thành phố Oshawa, tỉnh Ontario, bạn không được phép trèo cây. 

image

Trên toàn tỉnh Ontario, nếu không thanh toán được hóa đơn phòng ở, khách sạn có thể bán ngựa hay xe của bạn để lấy tiền chi trả.


image

Ở Canada bạn không được phép lướt ván trên biển sau thời điểm hoàng hôn. 

image

Một luật lệ khác áp dụng trên toàn nước Canada là cấm tất cả hành vi dọa nữ hoàng hoảng sợ.


image

Tất cả hoạt động liên quan đến truyện tranh mang nội dung tội phạm như sáng tác, xuất bản, in ấn và mua bán đều bị xem là phạm luật ở Canada.




Hương Chi 

canada south park daily show news & politics colbert report


Phần nhận xét hiển thị trên trang