Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

NGUYỄN KHẮC PHỤC number one!


Nguyễn Khắc Phục xa lánh tất cả cảnh bon chen, xếp hàng danh lợi. Anh ghê sợ có một phần. Điều quan trọng hơn, qua rất nhiều ca đại, tiểu phẫu (của mình và của người, mổ xẻ chảy máu và cả mổ xẻ bằng miệng lưỡi) anh biết mình “phận mỏng cánh chuồn” nên Phục né tránh mọi bận bịu, mọi rắc rối…Để dành thời gian chỉ cho hai việc độc nhất: Viết… Và đàn đúm ông- tôi, tao- mày cùng bạn hữu. Phải chăng, cũng chính ở điểm này, chúng ta hiểu được một trong những duyên do vì sao gia tài sáng tác của anh đạt tới con số “khủng”  đến vậy! Có một lần Nguyễn Khắc Phục được tặng Giải thưởng Nhà nước về Kịch bản Sân khấu. Về Điện ảnh, vì là tác giả kịch bản, chả hiểu theo quy định từ đâu và bao giờ, anh không hề nhận được tặng danh hiệu gì; cũng không hề nhận được giải thưởng cấp độ nào. Về văn chương, với 12 cuốn tiểu thuyết, tính độ dày tới vài ngàn trang… mà  hoàn toàn không phạm vào những “ húy, kỵ”… Nhưng ngạc nhiên chưa, cho tới tận những ngày anh đang ở tình trạng “thập tử nhất sinh” như bây giờ- chưa hề nghe phong phanh ai, cấp nào có ý định xét tặng giải cho anh.



NGUYỄN KHẮC PHỤC, Number One !

TÔ HOÀNG

Đâu đó, vào cuối năm 1977 hay 1978, từ Sài Gòn ra, Nghiêm Đa Văn tụ họp mấy thằng bạn văn chương tới, vứt cái cassett hòn gạch ra bàn, nói với chúng tôi: “Chúng mày đặt máy kín, hở thế nào tùy. Nhưng làm sao ghi được 1 phút cuộc trò chuyện tay ba giữa thằng Đỗ Chu, con Dương Thu Hương, thằng Nguyễn Khắc Phục, tao sẽ thết đãi chúng mày một bữa thịt chó chợ Hòe Nhai!”. Một bữa thịt chó với lòng dồi thơm phưng phức, với thịt luộc thịt hấp chấm mắm tôm vắt chanh, với nhựa mận nức mùi giềng mẻ… vào thời buổi đói ăn thuở đó đâu dễ dàng trong tầm tay với của mấy thằng bọn tôi? Nhưng lùa được 3 “cao thủ võ lâm” kia ngồi chung một chiếu, mà còn phải cậy răng để họ đấu hót với nhau càng là thách đố gian nan hơn! Cùng với Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh… lúc này 3 ông bà viết văn xuôi kể trên đang nổi như cồn. Thêm nữa, cả 3 đều rất to mồm, gọi là khí khái cũng được, mà coi là hiếu thắng cũng xong. Nghĩa là không ai chịu ai!
 Lừa mãi, vài ngày sau, đành trả lại Nghiêm Đa Văn cả máy lẫn băng!
Quay về chuyện với Phục..
Bạn hữu, báo in, báo mạng đã nói, đã viết, thuộc tài sản của nhà văn này có tới 12 đầu tiểu thuyết, 12 kịch bản phim truyện một tập và nhiều tập, 70 kịch bản sân khấu, mấy chục kịch bản cho các lễ hội. Tất cả đều đã xuất bản, đã dựng thành phim, đã đưa lên sân khấu...
Đã đủ, hay còn thiếu đây? 
Thiếu! Bởi anh còn hàng trăm truyện ngắn (kiểu như “Ngã ba vô tình”, “Hoa cúc biển”..) đã xuất hiện trên tuần báo, tạp chí nhưng chưa được gom thành sách; cùng hàng trăm bài thơ; một số trường ca chưa in thành tập.
Phục còn cả trăm bức tranh bột màu, sơn dầu; trong số đó mới có một số bức ra mắt công chúng trong cuộc triển lãm chung với nhà thơ- họa sỹ Trần Nhương.
Số trang viết cho sách, cho phim, cho kịch đáng coi là kỷ lục như vậy… nhưng còn điều này chắc rất ít bạn biết: Để lấy tư liệu cho ngần ấy tác phẩm, anh chỉ nghe nhân chứng kể, tuyệt nhiên anh không ghi lại, như thói quen làm việc của nhiều nhà văn khác. Tức sau này khó có thể tìm thấy trong kho lưu trữ của nhà văn một cuốn sổ ghi chép.
Viết với một tốc độ riết ráo, một hiệu xuất cao, một số lượng “khủng”,  nhưng chưa một một văn nhân, một người bạn nào tình cờ ghé tới chơi mà Phục khoát tay lắc đầu, gương mặt nghiêm trọng: “Xin lỗi ông, tôi đang bận viết..”. Ai cũng có cảm giác anh sẵn sàng sà vào các tụ họp, các cuộc đấu láo; ai ơi ới gọi anh cũng sẵn sàng lên đường được ngay...
Phục rất cao cờ ( cờ tướng ) cũng rất “cao tay ấn” trong các trò chơi như “tiến lên” hay tu- lơ- khơ, “tá lả”... Nhập cuộc anh say mê, hào hứng đúng như một “con bạc khát nước” và vì trò đó đen này Phục sẵn sàng thức trắng đêm, mà vài ba đêm liền để hầu bạn.
Phục cũng là một “fan” cuồng nhiệt của bóng đá. Trong một bài viết cách nay cả chục năm, tôi đã kể lần anh vào Bệnh viện Phủ Doãn mổ sỏi mật, anh khước từ đánh thuốc mê chỉ với một điều kiện: hãy kê cạnh bàn 1 chiếc tivi để anh không bỏ giữa chừng Giải bóng đá Quốc tế năm đó.
Vậy anh viết vào lúc nào, âu cũng là một điều bí ẩn!
Nguyễn Khắc Phục trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1976, khi lực lượng nhà văn Miền Bắc và lực lượng nhà văn Giải Phóng tập hợp về một mối. Anh 29 tuổi. Những năm tháng đó được kết nạp vào Hội nhà văn đối với những người viết khó khăn, trầy trật, là chuyện “cá vượt vũ môn”. Thì Phục  được coi là một hội viên còn rất trẻ.
Từ ngày ấy, cho đến những năm 2000 của thập kỷ này, hình như chưa bao giờ chúng tôi thấy anh đăng đàn phát biểu hoặc tranh cãi điều gì tại diễn đàn của các đại hội nhà văn. Càng chưa hề một lần nào thấy họ tên Nguyễn Khắc Phục trong danh sách đề cử hay trúng cử Ban Chấp hành Hội.
Anh thuộc biên chế Phòng Biên tập Hãng phim truyện Hà Nội đâu đó cũng vào khoảng hai năm 1978,1979. Một loạt kịch bản của anh đã được các đạo diễn tên tuổi Hải Ninh, Đặng Nhật Minh, Hồng Sến, Khánh Dư … dựng thành những bộ phim truyện gây dư luận như “Những ngôi sao biển”, “Tự thú trước bình minh”, “Sơn ca trong thành phố”, “Học trò thủy thần”, “Nhiệm vụ hoa hồng”, “Chiến trường chia nửa vầng trăng”, “Lạc cầm thứ 13”, “Bọn trẻ”… Có người viết phim chỉ cần đôi ba kịch bản biến thành câu chuyện kể từ màn ảnh đã trở thành tên tuổi ghi trong sử sách điện ảnh, đã vắt vẻo ngồi trong Ban Giám khảo các kỳ Liên hoan phim, các cuộc thi tuyển sinh viên vào trường điện ảnh. Nguyễn Khắc Phục chưa hề ngồi trong Hội đồng xét duyệt kịch bản, Hội đồng tuyển sinh hoặc ban Giám khảo bất cứ một kỳ Liên hoan phim nào.
Với lĩnh vực kịch nói, tình cảnh cũng tương tự như thế… Liệu có nên thống kê ra đây tên của các vở kịch đã được dàn dựng trên sân khấu theo kịch bản của Phục vào mấy thập niên 1980, 1990, 2000 không? Thấy chả cần. Nhưng anh cũng chưa bao giờ ngồi vào ghế Ủy viên ban chấp hành của hội nghề nghiệp này. Hoàn toàn cũng không thấy Phục lên tiếng khẳng định khuynh hướng sân khấu này, trường phái kịch nghệ khác của thực tiễn sân khấu tại các lần đại hội Hội nghề nghiệp này hoặc tại các buổi hội thảo..

Nói về Phục ở những điều trên, tôi không có ý tìm tới sự khen, sự chê anh. Tôi nhìn thấy nhiệt tâm, ý thức trách nhiệm, kể cả “cái sự không đừng được” của những ai lên tiếng tại các lần đại hội, các cuộc hội thảo hoặc nhận lấy một chân ủy viên trong các ban chấp hành hội này, hội kia. Vả lại còn phải tính đến tình yêu mến, sự tín nhiệm của anh chị em đồng nghiệp nữa chứ? Cái kỳ kỳ là, đôi ba nhiệm kỳ bầu bán trở lại đây, chả thấy khối người vận động xa, lay động gần để xin thêm một lá phiếu mong được kéo dài một nhiệm kỳ ủy viên hoặc cậy cục để trót lọt giành được chiếc ghế chấp hành mới. Còn chưa kể tới chuyện “chui cửa trước, lòn cửa sau”, xun xoe nịnh bợ , lót tay nhẹ thì là một chầu bia, nặng thì là một chiếc phong bì.. để được vào hội; để giành giải này giải khác trong các cuộc bình chọn văn thơ cuối năm.
Phục xa lánh tất cả cảnh bon chen, xếp hàng đó. Anh ghê sợ có một phần. Điều quan trọng hơn, qua rất nhiều ca đại, tiểu phẫu (của mình và của người, mổ xẻ chảy máu và cả mổ xẻ bằng miệng lưỡi) anh biết mình “phận mỏng cánh chuồn” nên Phục né tránh mọi bận bịu, mọi rắc rối…Để dành thời gian chỉ cho hai việc độc nhất: Viết… Và đàn đúm ông- tôi, tao- mày cùng bạn hữu. Phải chăng, cũng chính ở điểm này, chúng ta hiểu được một trong những duyên do vì sao gia tài sáng tác của anh đạt tới con số “khủng”  đến vậy!
Có một lần Nguyễn Khắc Phục được tặng Giải thưởng Nhà nước về Kịch bản Sân khấu.
Về Điện ảnh, vì là tác giả kịch bản, chả hiểu theo quy định từ đâu và bao giờ, anh không hề nhận được tặng danh hiệu gì; cũng không hề nhận được giải thưởng cấp độ nào.
Về văn chương, với 12 cuốn tiểu thuyết, tính độ dày tới vài ngàn trang… mà  hoàn toàn không phạm vào những “ húy, kỵ”… Nhưng ngạc nhiên chưa, cho tới tận những ngày anh đang ở tình trạng “thập tử nhất sinh” như bây giờ- chưa hề nghe phong phanh ai, cấp nào có ý định xét tặng giải cho anh.

Vào năm 1977, khi tôi trở thành nhân viên của Phòng Biên tập Xưởng Phim Quân đội Nhân Dân, Nguyễn Khắc Phục đã trao cho tôi một kịch bản phim truyện kể về những người chiến sỹ Quân giải phóng bám đường, diệt xe Mỹ, xe Sài gòn trên đoạn từ Quy Nhơn qua đèo Măng Giang lên PleiKu tiếp đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm từ dưới đồng bằng khu 5 lên tuyến phòng thù của chúng ở trên cao nguyên. Kể về một ông già người Xê Đăng bị bom đạn làm mù mắt vẫn đứng một mình một chiếc lò rèn đợi các cô gái Xê Đăng gom nhặt những trái bom Mỹ không nổ, những viên đạn trái phá Mỹ bỏ rơi lăn lóc ở nơi chúng vừa rút đi, đem về để ông già và đám thanh niên Xê Đăng thổi lửa, rèn lại thành những trái đạn góp thêm cho nhóm chiến sỹ Giải phóng diệt đoàn xe địch. Niềm thương cảm và tình yêu đã nẩy nở giữa hai nhóm người, đảm trách hai phần công việc ấy. Những dòng viết trong kịch bản rất sinh động, giàu chi tiết của sự hiểu biết và am tường, của những phập phồng vui buồn có thật… Chả là  dạo ấy Xưởng phim Quân đội được sự cổ súy của các nhà điện ảnh Liên Xô định làm thêm phim truyện cạnh phim phóng sư- tài liệu. Để giống như Xưởng phim Bát Nhất bên Trung Quốc, nhưng dự định không thành. Cái kịch bản kia cũng thất tán đi đâu, ngay tác giả của nó- nhà văn Nguyễn Khắc Phục cũng không bao giờ nhắc tới nữa.

                               
                             Từ phải qua: Nhà văn Trần Vũ Mai, nhà thơ Thanh Quế, nhà báo Đương Đức Quảng, nhà văn Nguyễn Khắc Phục . Mặt trận khu V, thời kháng chiến chống Mỹ .


Khi nghe tôi nhắc tới cái kịch bản ấy, các nhà văn, nhà báo, các phóng viên quay phim thời chiến tranh ở cùng chiến trường khu 5 với Phục như Thái Bá Lợi, Thanh Quế, Ngân Vịnh, Dương Đức Quảng, đạo diễn phim Vũ Xuân Hưng… đều nắc nỏm hết lời khen. Rằng khi xuống đồng bằng “móc” gạo đưa lên chiến khu, Phục thường nêu kỷ lục đeo trên vai những bao gạo tới 35, 40 ký. Rằng khi theo bộ đội bám đường diệt xe địch trên đèo Măng Giang, Phục được tặng “danh hiệu dũng sỹ” về lòng dũng cảm. Rằng Phục đã chết hụt pháo X. lần, bom B.52 Y.lần. Rằng Phục đã đôi ba lần lọt vào giữa trần càn của quân Mỹ, quân Nam Hàn, phải rúc hầm, chịu đói chịu khát, chịu tình cảnh thiếu không khí để thở suốt cả tuần…
Thời ở chiến trường dạo ấy, chữ HÈN là thước do duy nhất ý thức chính trị, trình độ học vấn, lòng tự trọng, lương tâm và tình nghĩa đối với cha mẹ, anh em, bà con xóm làng… của chúng tôi. Chỉ cần một lần vì sợ xuống đồng bằng dễ gặp lính Mỹ, lính Nam Hàn phục kích mà từ chối đi “moi” gạo; chỉ cần một lần chúng tôi tỏ ra hoảng loạn sau một trận bị pháo bày, bom b.52 “chụp” lên đầu; chỉ cần một lần giữa cơn đói muối, đói gạo hoặc đang trong cơn sốt rét rung giường chiếu, chúng tôi than van vì cuộc chiến tranh kéo dài quá; ngày về được gặp lại gia đình, người thân sao mờ mịt sương rơi thế … Lập tức chữ Hèn kia sẽ đội lên đầu, khoác lên cổ chúng tôi...
Anh đã có vài bài thơ được ngâm trên sóng của Đài Tiếng Nói Việt nam; anh có dăm truyện ngắn đã in trên báo Văn Nghệ, tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ư? Nếu anh nhận một chữ HÈN kia có nghĩa là anh đã trắng tay.
Trước khi trở thành một nhà văn, Nguyễn Khắc Phục đã có những năm tháng “qua lửa” để chứng minh đã là một người lính can trường.
Nhưng tính làm gì? Đó đã là chuyện của ngày xa xưa, chuyện của mọi người..
Nguyễn Khắc Phục, Number One !

           T.p Hồ Chí Minh những ngày mở đầu năm 2016.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không nhẽ trời đánh rắm chơi?

Sau 3 tiếng nổ phát hiện vật thể lạ hình cầu

Người lao động
02/01/2016 16:36

(NLĐO)- Sau 3 tiếng nổ lớn trên không trung, người dân thôn Nà Giang (Tuyên Quang) phát hiện một vật thể lạ bằng kim loại dạng hình cầu ở ven suối.

Khối kim loại hình cầu xuất hiện sau vụ nổ (ảnh Facebook)

Chiều 2-1, một lãnh đạo công an xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang xác nhận thông tin sáng nay người dân trong thôn Nà Giang bất ngờ phát hiện vật thể lạ sau 3 tiếng nổ lớn trên không trung khiến nhiều người hoang mang.


Trước đó, lúc 6 giờ 30 phút sáng 2-1, người dân tại thôn Nà Giang bất ngờ nghe 3 tiếng nổ rất lớn trên không trung. Lúc đó, khu vực này không có sấm sét. Ngay sau đó, tìm đến khu vực phát ra tiếng nổ, người dân phát hiện một vật thể lạ gần bờ suối.

“Vật thể lạ tương tự như bom, vỏ bằng kim loại, có núm ở hai đầu. Đường kính khoảng 80 - 100 cm. Trước khi rơi xuống đất, vật thể này phát nổ 3 tiếng ở trên không. Rất may, nó không rơi vào khu dân cư” - vị lãnh đạo công an xã Tân Mỹ nói.

Khu vực phát hiện vật thể lạ

Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, công an xã Tân Mỹ báo cáo lên cấp trên để cùng các đơn vị chức năng đến phong tỏa hiện trường đểlàm rõ vụ việc.

____________

VNExpress
Thứ bảy, 2/1/2016 | 17:58 GMT+7

Vật thể lạ hình cầu rơi xuống đất sau tiếng nổ lớn

Trong sáng 2/1, sau tiếng nổ lớn, hai vật thể lạ hình cầu bất ngờ rơi xuống bãi đất trống tại hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang.

Theo Vietnam+, khoảng 7h ngày 2/1, sau một tiếng nổ rất lớn như tiếng sấm, người dân xã Tân Đồng và Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tìm thấy một "vật thể lạ" tại vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1, xã Tân Đồng. 

Vật thể này được cho là lạ đã rơi xuống vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1 xã Tân Đồng. 
Ảnh: Báo Yên Bái.

Vật này trông như viên đá có tròn, màu trắng, đường kính khoảng 30 cm. Do hiếu kỳ, một số người dân đã bẩy vật này lên khỏi mặt đất để lại một hố tròn sâu chừng 20cm, nơi rộng nhất chừng 30 cm.

Ông Tạ Duy Chinh (Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Tân Đồng) cho biết, lực lượng dân quân và công an xã đã phong tỏa hiện trường ngay sau khi nhận được tin báo.

Lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã có mặt và đưa "vật thể lạ" này về Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trấn Yên. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái thông tin, vật thể nói trên bằng kim loại có đường kính 27 cm.

Vật thể hình cầu được người dân phát hiện tại thôn Nà Giàng, xã Tân Mỹ, 
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Pháp luật TP HCM

Theo Pháp luật TP HCM, khoảng 6h30' ngày 2/1, người dân thuộc khu vực thôn Nà Giang, xã Tân Mỹ, huyện Chuyên Hóa (Tuyên Quang) cũng nghe tiếng nổ lớn và thấy một vật thể lạ rơi xuống vườn nhà dân.

Vật thể lạ có hình cầu, đường kính 80-100cm trông giống như bom bi, vỏ bằng kim loại có núm ở hai đầu. Trên thân có nhiều chữ viết nước ngoài. Theo người dân, trước khi vật lạ rơi xuống đất, trên bầu trời xuất hiện 3 tiếng nổ lớn.

X.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc : Trận chiến phe cánh giành quyền nắm các tập đoàn kinh tế


Đại bản doanh của tập đoàn Phục Tinh (Fosun International) tại Thượng Hải, ngày 14/12/2015.

Thông tín viên Le Monde ở Thượng Hải trong số báo đề ngày hôm nay viết về « Cuộc chiến tranh giữa các phe phái để giành những lãnh vực hàng đầu trong nền kinh tế Trung Quốc ». Tác giả nhấn mạnh, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình thật ra là cuộc chiến đấu giành quyền kiểm soát các tập đoàn.
Mới hồi tháng 3/2015, Thường Tiểu Binh (Chang Xiaobing) còn khoe khoang về cuộc sống thanh đạm của mình. Là Chủ tịch China Unicom, công ty điện thoại lớn thứ nhì Trung Quốc, ông ta khẳng định lương tháng chỉ có 8.000 nhân dân tệ, khoảng hơn 1.100 euro.


Đến tháng 8/2015, ông lên nắm quyền China Telecom, tuy chỉ đứng hàng thứ ba nhưng có vai trò chủ đạo đối với các đường điện thoại bàn. Rồi hôm Chủ nhật 27/12, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng loan báo ông Thường bị bắt vì « nghi ngờ vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng » - tức tham nhũng. Và không có gì thêm nữa, ngoài việc ông từ chức hôm 30/11.

Do không có thông tin chính thức, các nhà quan sát đành phải suy đoán, tìm cách ráp lại những mảnh puzzle của các vụ thay đổi lãnh đạo doanh nghiệp. Bức tranh ráp nối toàn cảnh cho thấy đây là việc thanh trừng chính trị hàng loạt, núp dưới danh nghĩa chiến dịch chống tham nhũng được đưa ra từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền uy tối thượng cách đây ba năm.

Một bức thư của một tổ chức đánh giá tín dụng đăng trên mạng tố cáo China Unicom hồi năm 2011 đã bán rẻ một tòa nhà kinh doanh ở phía tây Bắc Kinh cho một công ty do những người thân cận của tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) kiểm soát. Tướng Quách Bá Hùng vốn là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, có nghĩa là nhân vật số hai của quân đội Trung Quốc, nay đã bị thất sủng. Lá thư tố cáo vẫn còn trên net, chứng tỏ có « mùi » chính trị, trong một đất nước vốn kiểm duyệt gắt gao.

Tướng Quách Bá Hùng (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith.
Nhiều « mãnh hổ » phải gặm hờn trong cũi sắt

Tướng Quách Bá Hùng có tiếng là thân cận với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân – nhân vật số một Trung Quốc từ 1989 đến 2002 và vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn qua việc giựt dây sau hậu trường trong thời kỳ của người kế nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình hiện đang tháo gỡ các mạng lưới của ông Giang, năm nay 89 tuổi, sức khỏe đang yếu dần. Tập đoàn China Unicom mà Thường Tiểu Binh lãnh đạo trong suốt 11 năm qua, vẫn được coi là thành trì của phe Giang Trạch Dân.

Con trai ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) cũng có ảnh hưởng ngầm tại công ty tiền thân của China Unicom trong giai đoạn tái cấu trúc giữa thập niên 90, thông qua các công ty đặt tại Thượng Hải. Giang Miên Hằng cũng đột ngột từ bỏ chức vụ trong ban lãnh đạo chi nhánh Thượng Hải của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2015, không hề nêu lý do.

Để khép lại năm 2015, Tập Cận Bình đã kêu gọi các ủy viên Bộ Chính trị « giáo dục nghiêm khắc con cái và các thành viên trong gia đình cũng như nhân viên, chỉnh đốn lại hành vi trong thời gian tới ». Tân Hoa Xã nêu ví dụ việc bắt giam nhiều « mãnh hổ », không chỉ tướng Quách Bá Hùng mà cả Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua).

Chu Vĩnh Khang từng làm mưa làm gió tại bộ máy an ninh, tình báo, công an Trung Quốc cho đến cuối năm 2012. Phe cánh của ông Chu cũng ngự trị tại các tập đoàn dầu lửa Trung Quốc PetroChina và Sinopec, mà nay nhiều cán bộ đã bị bắt giữ. Còn Lệnh Kế Hoạch nắm chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng thời Hồ Cẩm Đào, có người con trai tử nạn trong chiếc xe Ferrari với hai cô gái ăn mặc hở hang hồi tháng 3/2012, thống trị nhóm bị báo chí chính thức gọi là « băng đảng Sơn Tây ».

Vương Kiện Lâm, người giàu nhất Trung Quốc nhìn nhận người thân Tập Cận Bình có nắm cổ phần.
Doanh nhân không thể không dựa vào quan chức

Theo Le Monde, mối dây liên kết giữa doanh nhân và quan chức là đặc thù của việc làm ăn tại Trung Quốc : cần phải thiết lập quan hệ với các lãnh đạo đảng mới có thể thành công. Bản thân ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), người giàu nhất Trung Quốc hồi tháng 10/2015 đã nhìn nhận anh vợ của Tập Cận Bình nắm những phần vốn trong đế chế địa ốc Vạn Đạt (Wanda) của ông Vương.

Cuộc chiến giữa các phe phái chưa thấy dịu bớt, trong khi đến năm 2017 sẽ diễn ra Đại hội Đảng. Đây là dịp để thay thế một số ủy viên thường trực Bộ Chính trị và chuẩn bị người kế vị Tập Cận Bình năm năm sau đó – nếu truyền thống lâu nay vẫn được duy trì.

Bối cảnh hỗn loạn này được diễn đạt trong những đòn đánh vào giới kinh tế, như vụ nhà sáng lập tập đoàn tư nhân Phục Tinh (Fosun), người mua lại công ty du lịch Club Med của Pháp, tự dưng mất tích trong bốn ngày 10 đến 13/12.

Người ta vẫn chưa biết được ông Quách Quảng Xương (Guo Guangchang) chỉ bị thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra về Phó Thị trưởng Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn (Ai Baojun) – từng làm nên cơ nghiệp ở tập đoàn luyện kim Baosteel, một thành trì khác của phe Giang Trạch Dân – hay không. Hay là ông lại theo chân Vương Tông Nam (Wang Zongnan), chủ tập đoàn Bright Foods đã bị kết án 18 năm tù, tuy ông đã tái xuất hiện trong một tấm hình đăng trên mạng xã hội, cho thấy đang ăn tối tại New York.

Tiểu Bắc Lộ, "Africatown" ở Quảng Châu.
« Africa town » tại Quảng Châu

Cũng về Trung Quốc, phụ trang Le Monde đăng phóng sự ảnh mô tả « Một Quảng Châu đen ». Đó là Tiểu Bắc Lộ (Xiaobeilu), một khu phố ở Quảng Châu từ những năm 2000 trở thành nơi đóng đô của hàng ngàn nhà buôn sỉ và những thương nhân chuyên môi giới, thương lượng để đưa hàng hóa Trung Quốc sang châu Phi.

Nếu các thành phố lớn trên thế giới đều có « Chinatown », thì riêng Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông lại có thể hãnh diện là sở hữu không chỉ một, mà đến hai « Africatown ». Toàn bộ khu phố đều phục vụ cho các nhà buôn sỉ Phi châu, và cũng là đại bản doanh của các nhà môi giới chủ yếu là người Nigeria, làm trung gian giữa các nhà máy Trung Quốc và người mua hàng đến từ châu Phi.

Tấp nập nhất là Tiểu Bắc Lộ, với những tòa nhà mặt tiền lắp kính, đầy những cửa hàng trưng bày đủ loại sản phẩm. Vải vóc, dụng cụ điện tử gia đình, tóc giả…tha hồ mặc cả hợp đồng. Những con đường kế cận tràn ngập những quán ăn, nhà hàng halal và văn phòng du lịch. Khu phố này tiêu biểu cho quan hệ thương mại được Bắc Kinh dệt nên với lục địa đen.

Gỗ rừng ở Ratanakiri được đưa sang Lào.
Cam Bốt : Mafia gỗ dựa thế Hun Sen để làm giàu

Cũng tại châu Á, đặc phái viên Le Monde tại Phnom Penh trong bài viết « Ở Cam Bốt, mafia gỗ thỏa sức làm giàu », đã tố cáo các doanh nhân thân cận với Thủ tướng Hun Sen đã biến nhiều khu rừng nhiệt đới thành những súc gỗ mà không hề bị trừng phạt.

Nạn dịch phá rừng tại Cam Bốt diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhất toàn cầu. Các doanh nhân thân thiết với ông Hun Sen, nắm quyền từ ba chục năm qua, đã cho đốn hạ nhiều khu rừng, biến những thân cây cẩm lai thành gỗ xẻ. Họ bất chấp những loại gỗ quý cần được bảo vệ, để phục vụ cho nhu cầu của giới nhà giàu Trung Quốc muốn có bàn ghế, giường tủ bằng cẩm lai, gỗ trắc, gỗ sưa.

Một nhà đấu tranh sinh thái trong nhiều tháng trời đã theo dõi một nhóm thợ rừng ngang nhiên hoạt động tại một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Cam Bốt là Virachey, ở tỉnh Rattanakiri, nơi có hệ động thực vật độc đáo. Ông núp trong những bụi cây, ghi hình lại những chiếc xe tải, tìm ra các hóa đơn…và lần đến được xuất xứ của nơi đặt hàng gỗ xẻ, đó là một tập đoàn của doanh nhân Try Pheap, có giấy phép khai thác của Nhà nước.

Theo nhà hoạt động này, vấn nạn của Cam Bốt là nạn xói mòn đất canh tác và nạn khai thác rừng bất hợp pháp. Về mặt chính thức, rừng nhiệt đới tại các khu bảo tồn được bảo vệ. Nhưng trên thực tế, chính quyền địa phương cũng như các xã trưởng thường nhắm mắt trước đồng tiền. Kiểm lâm thì yếu thế so với quân đội vốn tham gia vào việc buôn gỗ, và « bảo kê » cho các lán trại thợ rừng.

Một cây gỗ quý có thể được bán với giá đến nửa triệu đô la. Gỗ trầm hương được xuất qua đường Lào và Việt Nam để sang thị trường Trung Quốc, nơi giá một chiếc giường bằng gỗ trầm hương có thể lên đến một triệu đô la !

Tác giả bài viết kết luận, để giải thích sự sụp đổ của đế quốc Angkor trong thế kỷ 15, các nhà nghiên cứu nêu ra nhân tố khí hậu mà người Khmer thời đó không có khả năng đối phó. Còn vào đầu thế kỷ 21, vương quốc nhỏ bé ở châu Á thừa biết thách thức đang phải đối mặt.

Abdelhamid Abaaoud và Salah Abdeslam
Những kẻ khủng bố Paris trên đường chạy trốn

Hôm nay ngày đầu năm dương lịch, Le Monde là tờ báo duy nhất trong làng báo Paris có mặt vì phát hành từ chiều hôm trước. Tựa chính của số báo đầu năm được dành cho « Các vụ tấn công ngày 13 tháng 11 : Chuyện kể về cuộc chạy trốn của bọn khủng bố ».

Le Monde trong số trước đã mô tả lại toàn cảnh các các vụ khủng bố sự kiện xảy ra hôm 13/11/2015 tại Paris, thông qua việc nghiên cứu 6.000 biên bản của cảnh sát, nay tiếp tục bài cuối : « Khủng bố : Chạy trốn và truy lùng ».

Tờ báo cho biết sau các vụ khủng bố đêm thứ Sáu 13/11, số phận của Salah Abdeslam và Abdelhamid Abaaoud đã tách rời hẳn nhau. Abdeslam tìm cách bỏ trốn ngay khỏi Paris, thì Abdelhamid lại muốn tiến hành thêm những vụ tấn công mới.

Sáng hôm sau, 14/11, một thông cáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) khoe khoang « tám người anh em mang đai chất nổ » đã tiến hành tấn công hàng loạt ở Stade de France, nhà hát Bataclan và tại các quận 10,11 và 18 của Paris. Có điều, đêm hôm ấy chỉ có bảy kẻ khủng bố tự sát đã kích hoạt đai chất nổ và chết ngay tại chỗ, còn tại quận 18 không hề xảy ra vụ nào cả.

Liệu Abdeslam, tên khủng bố tự sát thứ tám, đã thay đổi ý định vào phút chót, hay đai chất nổ của hắn bị trục trặc ?

Một bất ngờ khác nữa là trong vụ cảnh sát tấn công vào Saint-Denis, bọn khủng bố không bị chết vì 5.000 phát đạn do đặc nhiệm RAID bắn ra, mà người thì bị chết ngạt dưới đống đổ nát, kẻ khác do sức công phá của đai chất nổ mang trên người.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160101-trung-quoc-tran-chien-phe-canh-gianh-quyen-nam-cac-tap-doan-kinh-te

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Dư luận phương tây nói gì về VN?:

Càng ngán Trung Quốc, càng thân Hoa Kỳ
Thanh Phương -  Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư 
Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, 07/07/2015. REUTERS/Jonathan Ernst
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.

The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.

Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.

The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.

Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.

Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.

Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.

Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.

The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.

Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.

Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.

Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.


http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151229-viet-nam-cang-ngan-trung-quoc-cang-than-voi-my

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5.200 cảnh sát, bộ đội tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng 12!


Hàng loạt tuyến đường ở Hà Nội sẽ bị cấm 4 ngày để phục vụ Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ 12. Ngày 27/12/2015 và 05, 07, 09/01/2016, tại khu vực trước khán đài B - Sân vân động Quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Bộ Công an tổ chức Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tham gia buổi lễ có khoảng 5.200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, 125 ôtô, môtô đặc chủng và khoảng 100 ôtô chở quân.

Dàn xe tăng thiết giáp và xe bọc thép đặc chủng của Công an Hà Nội trong lần ra quân bảo vệ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) diễn ra hồi đầu năm 2015. Phòng CSGT Hà Nội cho hay, để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ buổi lễ, thành phố sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau:



Từ 6h đến 12h ngày 27/12 và ngày 05, 07, 09/01 cấm phương tiện trên đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo (đoạn từ Lê Đức Thọ - Nguyễn Hoàng đến Mễ Trì - Lê Quang Đạo), trừ phương tiện của các lực lượng tham gia, phục vụ diễn tập, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục sự cố.

Yêu cầu tất cả phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ; khi thấy các xe chở quân, xe đặc chủng của công an, quân đội, các phương tiện phải đi sát vào lề đường bên phải và dừng hẳn lại cho đoàn xe ưu tiên.

Trong thời gian diễn ra Lễ xuất quân và diễn tập Phương án, Công an thành phố Hà Nội thông báo và tổ chức hướng đi cho các phương tiện tham gia giao thông từ Quốc lộ 32 đi Đại lộ Thăng Long hoặc theo chiều ngược lại theo tuyến đường như sau:

(1) Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Đại lộ Thăng Long hoặc Phạm Hùng - rẽ phải Mễ Trì - rẽ trái Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long hoặc Mễ Trì - Châu Văn Liêm - Đại lộ Thăng Long và theo chiều ngược lại.

(2) Quốc lộ 32 - Xuân Phương - Tỉnh lộ 70 - Đại lộ Thăng Long và theo chiều ngược lại.

(3) Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Mễ Trì - Châu Văn Liêm - Đại lộ Thăng Long và theo chiều ngược lại.

Ngày 20 - 28/1/2016, tại Hà Nội, 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên trên cả nước sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng.

Nhật Lâm

http://news.zing.vn/zingnews-post614078.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c Văn có nhẽ chưa thấu vấn đề NĐH đưa ra. Bản thân NĐH cũng không rành rẽ, gãy góc chuyện này. Sự thực cơ chế HTX là cơ chế quản lý nhân sự, hộ khẩu hộ tịch rất ghê gớm. Thanh niên thời đó không làm NVQS mà ở nhà không có việc làm, không có cơm ăn và chịu quản lý hà khắc của xã hội thông qua HTX cơ sở. Nói tóm lại "Không có đường cho kẻ lui bước". Chỉ có con đường ra trận là "Đường đẹp nhất mà thui! Thời và thế của mỗi thời mỗi khác, khó bề đối chiếu so sánh. Chẳng hạn dân trí nước ta khi đấy và bây giờ đã một trời một vực, có "áp kinh nghiệm cũ" chắc chắn không được nữa rồi...

Ai sẽ đi chiến đấu nếu không có HTX ?
Hôm nay kỉ niệm ba năm ngày báo Pháp luật TP HCM đăng một bài viết của Nguyễn Đức Hiển phê phán nội dung cuốn sách “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức với tựa đề: “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử”, nhiều bạn đọc cho tái bản bài báo đó trên facebook của mình. Thú thật, bây giờ gã mới được đọc bài báo ...nảy lửa ấy của một nhà báo “trẻ... thành” châm chích một nhà báo “lão... thành” .
Phê phán thậm chí nhiếc mắng một sản phẩm văn chương, báo chí là quyền của người đọc.Gã rất tôn trọng cái quyền ấy vì vậy sẽ chả bình luận gì về bài viết này của Nguyễn Đức Hiển. Nhưng cuối bài báo có một “box” tô màu tím nhạt thật nền nã, dễ thương có cái tít “Hợp tác xã và thời bao cấp” có đoạn:
“Bên thắng cuộc phê phán mô hình hợp tác xã ở miền Bắc trước giải phóng nhưng không nhìn thấy một điều: Nếu thời ấy chia ruộng, khoán ngay, những gia đình có con em đi bộ đội sẽ không còn nhân lực lao động.Ai sẽ yên tâm đi chiến đấu khi ở nhà không có người nhận khoán?Hợp tác xã đã giải quyết được vấn đền này và nhiều vấn đề khác vào thời điểm ấy”.
Ô hô, do cái mớ lí luận mà bạn Hiển dùng để tấn công sự thiên kiến của Huy Đức vẫn còn hôi hổi thời sự ngay cả trong các cuộc đua tranh ghế các phái các phe bảo thủ hay ti tí cải cách hiện nay nên dù muộn mằn những ba năm gã vẫn xin hỏi Nguyễn Đức Hiển mấy câu thôi .
1.
Thời các cụ nhà ta đánh giặc Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh có biết “hợp tác xã” XHCN mô tê gì đâu mà sao trai tráng vẫn ào ào lên đường ra chiến trận, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh? Có biết cái kẻng keng keng cùng nhau vắt vắt ra đồng, cùng nhau cấy chổng mông đâu mà vẫn xả thân chiến thắng ngoại xâm hung hãn tạo nên những trang sử oanh liệt nhất của dân tộc?
2.
Ngày nay,trên cánh đồng chả còn mấy trai trẻ, gái trẻ, tất cả biến ra các đô thị, các khu công nghiệp, rồi vào trường đại học, rồi đi xuất khẩu lao động, tức là về cơ bản làng quê hiện giờ đã thanh lí hầu như xong cái gọi là tuổi...hai mươi, ấy vậy cũng có hợp tác xã đâu mà nước ta vẫn xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhể?
2.1.2016.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cú hích cuối cùng của ông Obama cho chiến lược xoay trục sang châu Á


Phạm Duy Hiển


HỒNG THỦY

(GDVN) - Washington là sức mạnh duy nhất để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của châu Á.

Nikkei Asian Review ngày 1/1 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của mình với lãnh đạo 10 nước ASEAN trên đất Mỹ trong tháng này, cũng là tháng đầu tiên trong năm cuối nhiệm kỳ của ông trên cương vị ông chủ Nhà Trắng. Ông Obama đã đặt mục tiêu tăng tốc chiến lược xoay trục sang châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: Kyodo.

Cuộc họp sẽ diễn ra ngày 15, 16/1 ở khu nghỉ mát Sunnylands, California, Nhà Trắng cho biết hôm qua. Thời gian diễn ra hội nghị này có gì đó không bình thường, bởi lẽ nó đến không lâu sau hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Trong khuôn khổ hội nghị này, ông Obama cũng đã có cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước ASEAN.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang hung hãn trên các vùng biển ở châu Á, chính quyền Tổng thống Barack Obama muốn xây dựng một mặt trận thống nhất giữa các quốc gia khác nhau đối với một siêu cường đang lên ở châu Á. Ông Obama sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh này để thúc đẩy việc ban hành một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý đối với các hành vi trên Biển Đông.

Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý bắt đầu xem xét vấn đề COC từ năm 2013, nhưng kể từ khi Bắc Kinh thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra các sự kiện ngoài thực địa như xây dựng, bồi lấp và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp), mọi việc vẫn không có tiến triển.

Tổng thống Mỹ cũng sẽ tìm kiếm thành viên mới cho Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), 4 thành viên ASEAN đã tham gia là Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei. Indonesia, Philippines và Thái Lan đang rất muốn tham gia. Ông Obama sẽ cho thấy sự ủng hộ của mình với mong muốn này của 3 nước Đông Nam Á.

Trong một hoạt động riêng biệt, Tổng thống Obama cũng có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày tại Washington bắt đầu từ 31/3 năm nay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Với việc 2 đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á đã vượt qua rào cản lịch sử bằng thỏa thuận xin lỗi, đền bù cho phụ nữ Hàn Quốc bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, hội nghị sẽ cung cấp cơ hội để 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn hợp tác đối phó với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Chính quyền Tổng thống Obama vẫn nhận thấy hợp tác với Trung Quốc là điều cần thiết để đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và chống khủng bố. Nhưng 2 cường quốc có quan điểm cơ bản đối lập nhau trong nhiều vấn đề, đặc biệt là bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông. Tổng thống Obama sẽ tăng cường khả năng răn đe của Mỹ ở châu Á chừng nào ông còn có thể.

Bình luận về chiến lược châu Á của Tổng thống Obama, Harry Kazianis, cựu Biên tập viên The National Interest ngày 30/12/2015 rằng, thật không thể tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi châu Á. Dẫn lời một quan chức cấp cao Đài Loan vừa nói với mình năm nay, Harry Kazianis cho biết:

"Chúng tôi muốn nhiều hơn ở Mỹ. Washington là sức mạnh duy nhất để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của châu Á hay Đài Loan chúng tôi không trở thành một Hồng Kông thứ hai".

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cu-hich-cuoi-cung-cua-ong-Obama-cho-chien-luoc-xoay-truc-sang-chau-A-post164663.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang