Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Đ/c Văn có nhẽ chưa thấu vấn đề NĐH đưa ra. Bản thân NĐH cũng không rành rẽ, gãy góc chuyện này. Sự thực cơ chế HTX là cơ chế quản lý nhân sự, hộ khẩu hộ tịch rất ghê gớm. Thanh niên thời đó không làm NVQS mà ở nhà không có việc làm, không có cơm ăn và chịu quản lý hà khắc của xã hội thông qua HTX cơ sở. Nói tóm lại "Không có đường cho kẻ lui bước". Chỉ có con đường ra trận là "Đường đẹp nhất mà thui! Thời và thế của mỗi thời mỗi khác, khó bề đối chiếu so sánh. Chẳng hạn dân trí nước ta khi đấy và bây giờ đã một trời một vực, có "áp kinh nghiệm cũ" chắc chắn không được nữa rồi...

Ai sẽ đi chiến đấu nếu không có HTX ?
Hôm nay kỉ niệm ba năm ngày báo Pháp luật TP HCM đăng một bài viết của Nguyễn Đức Hiển phê phán nội dung cuốn sách “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức với tựa đề: “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử”, nhiều bạn đọc cho tái bản bài báo đó trên facebook của mình. Thú thật, bây giờ gã mới được đọc bài báo ...nảy lửa ấy của một nhà báo “trẻ... thành” châm chích một nhà báo “lão... thành” .
Phê phán thậm chí nhiếc mắng một sản phẩm văn chương, báo chí là quyền của người đọc.Gã rất tôn trọng cái quyền ấy vì vậy sẽ chả bình luận gì về bài viết này của Nguyễn Đức Hiển. Nhưng cuối bài báo có một “box” tô màu tím nhạt thật nền nã, dễ thương có cái tít “Hợp tác xã và thời bao cấp” có đoạn:
“Bên thắng cuộc phê phán mô hình hợp tác xã ở miền Bắc trước giải phóng nhưng không nhìn thấy một điều: Nếu thời ấy chia ruộng, khoán ngay, những gia đình có con em đi bộ đội sẽ không còn nhân lực lao động.Ai sẽ yên tâm đi chiến đấu khi ở nhà không có người nhận khoán?Hợp tác xã đã giải quyết được vấn đền này và nhiều vấn đề khác vào thời điểm ấy”.
Ô hô, do cái mớ lí luận mà bạn Hiển dùng để tấn công sự thiên kiến của Huy Đức vẫn còn hôi hổi thời sự ngay cả trong các cuộc đua tranh ghế các phái các phe bảo thủ hay ti tí cải cách hiện nay nên dù muộn mằn những ba năm gã vẫn xin hỏi Nguyễn Đức Hiển mấy câu thôi .
1.
Thời các cụ nhà ta đánh giặc Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh có biết “hợp tác xã” XHCN mô tê gì đâu mà sao trai tráng vẫn ào ào lên đường ra chiến trận, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh? Có biết cái kẻng keng keng cùng nhau vắt vắt ra đồng, cùng nhau cấy chổng mông đâu mà vẫn xả thân chiến thắng ngoại xâm hung hãn tạo nên những trang sử oanh liệt nhất của dân tộc?
2.
Ngày nay,trên cánh đồng chả còn mấy trai trẻ, gái trẻ, tất cả biến ra các đô thị, các khu công nghiệp, rồi vào trường đại học, rồi đi xuất khẩu lao động, tức là về cơ bản làng quê hiện giờ đã thanh lí hầu như xong cái gọi là tuổi...hai mươi, ấy vậy cũng có hợp tác xã đâu mà nước ta vẫn xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhể?
2.1.2016.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cú hích cuối cùng của ông Obama cho chiến lược xoay trục sang châu Á


Phạm Duy Hiển


HỒNG THỦY

(GDVN) - Washington là sức mạnh duy nhất để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của châu Á.

Nikkei Asian Review ngày 1/1 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của mình với lãnh đạo 10 nước ASEAN trên đất Mỹ trong tháng này, cũng là tháng đầu tiên trong năm cuối nhiệm kỳ của ông trên cương vị ông chủ Nhà Trắng. Ông Obama đã đặt mục tiêu tăng tốc chiến lược xoay trục sang châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: Kyodo.

Cuộc họp sẽ diễn ra ngày 15, 16/1 ở khu nghỉ mát Sunnylands, California, Nhà Trắng cho biết hôm qua. Thời gian diễn ra hội nghị này có gì đó không bình thường, bởi lẽ nó đến không lâu sau hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Trong khuôn khổ hội nghị này, ông Obama cũng đã có cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước ASEAN.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang hung hãn trên các vùng biển ở châu Á, chính quyền Tổng thống Barack Obama muốn xây dựng một mặt trận thống nhất giữa các quốc gia khác nhau đối với một siêu cường đang lên ở châu Á. Ông Obama sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh này để thúc đẩy việc ban hành một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý đối với các hành vi trên Biển Đông.

Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý bắt đầu xem xét vấn đề COC từ năm 2013, nhưng kể từ khi Bắc Kinh thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra các sự kiện ngoài thực địa như xây dựng, bồi lấp và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp), mọi việc vẫn không có tiến triển.

Tổng thống Mỹ cũng sẽ tìm kiếm thành viên mới cho Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), 4 thành viên ASEAN đã tham gia là Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei. Indonesia, Philippines và Thái Lan đang rất muốn tham gia. Ông Obama sẽ cho thấy sự ủng hộ của mình với mong muốn này của 3 nước Đông Nam Á.

Trong một hoạt động riêng biệt, Tổng thống Obama cũng có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày tại Washington bắt đầu từ 31/3 năm nay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Với việc 2 đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á đã vượt qua rào cản lịch sử bằng thỏa thuận xin lỗi, đền bù cho phụ nữ Hàn Quốc bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, hội nghị sẽ cung cấp cơ hội để 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn hợp tác đối phó với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Chính quyền Tổng thống Obama vẫn nhận thấy hợp tác với Trung Quốc là điều cần thiết để đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và chống khủng bố. Nhưng 2 cường quốc có quan điểm cơ bản đối lập nhau trong nhiều vấn đề, đặc biệt là bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông. Tổng thống Obama sẽ tăng cường khả năng răn đe của Mỹ ở châu Á chừng nào ông còn có thể.

Bình luận về chiến lược châu Á của Tổng thống Obama, Harry Kazianis, cựu Biên tập viên The National Interest ngày 30/12/2015 rằng, thật không thể tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi châu Á. Dẫn lời một quan chức cấp cao Đài Loan vừa nói với mình năm nay, Harry Kazianis cho biết:

"Chúng tôi muốn nhiều hơn ở Mỹ. Washington là sức mạnh duy nhất để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của châu Á hay Đài Loan chúng tôi không trở thành một Hồng Kông thứ hai".

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cu-hich-cuoi-cung-cua-ong-Obama-cho-chien-luoc-xoay-truc-sang-chau-A-post164663.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội năm 1979


17129821235_02a49aefd7_h.jpg 

Ханой в 1979 году


Kichbu theo visualhistory

Tại Hà Nội tàu điện hoạt động đến tận năm 1990, cho đến khi họ chua quyêt định châm dutvinh viên voi "di sản này của chủ nghĩa thực dân Pháp". Năm 2006 (khi tôi đên đó) tàu điệnở Hà Nội còn quá ít như trong những bức ảnh nàynhưng xe tay ga  gần như hoàn toàn thay thế những chiếc xe đạp Nhưng vân còn có xích lô.
Đây là tuyển chọn các
 bức ảnh được chụp vào năm 1979 trên đường phố thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội



17129820985_26e5249fdb_h.jpg

16509652383_2d640a55b2_h.jpg

16509652203_fb84b0db8c_h.jpg

16509652613_829d0b124c_o.jpg

16509652633_4e435db8ec_o.jpg

16509652823_77c702c66e_o.jpg

16509652963_2b615c1a64_h.jpg

16943644839_b951779c3e_h.jpg

16943644849_24b447c8ea_h.jpg

17128222322_74a687cc15_h.jpg

17128222552_e49ab94241_h.jpg

17128222642_52cf00f835_h.jpg

17128222652_397796cf66_h.jpg

17128241682_0bfa532767_h.jpg

17128241832_b3c21b4127_h.jpg

17128241842_65accea36a_h.jpg

17128242052_64a143516f_h.jpg

17128242062_351094dac1_h.jpg

17128242072_3ea515f621_h.jpg

17129820615_bf33dd444b_h.jpg

17129820775_7a3a3f7644_h.jpg

17129820795_69ccc9b0a1_h.jpg

17129820975_cc024b369d_h.jpg

17129821235_02a49aefd7_h.jpg

-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân đội Trung Quốc đã được trang bị súng laser làm mù


На вооружение НОАК поступили винтовки с ослепляющим лазером 

На вооружение НОАК поступили винтовки с ослепляющим лазером


Kichbu theo topwar.ru

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nhận được  súng trường  laser làm mù, bất chấp thực tế rằng vũ khí này là vi phạm Công ước của Liên Hợp QuốcVzglyad dẫn theo  Washington FreeBeacon đưa tin.
"Trung Quốc cập nhật vũ khí laser của họ để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động quân sự khác nhau- Free Beacon trích một tờ báo của quân đội Trung Quốc. - Làm mù vũ khí laser làm mù  chủ yếu được sử dụng cho mục đích làm mù  các mục tiêu trên một khoảng cách ngắn,cũng như gây thiệt hại cho các thiết bị nhìn đêm ".

Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ-Kichbu) đã bày tỏ quan ngại về điều này, chỉ ra rằng "vũ khí  này vi phạm các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc 1980  về các lại vũ khí thông dụng đơn giản".

"Công ước bao gồm một  nghị định được  bổ sung vào năm 1998, nghiêm cấm việc sử dụng trong chiến đấu  vũ khí laser, ấn phẩm cho biết. Trung Quốc đã tham gia Công ước này", - Free Beacon nhắc lại. Tờ báo nhắc  rằng ở Hoa Kỳ vũ khí  đang được sử dụng trong các lực lượng không quân và hải quân, tuy nhiên Pentagon không có kế hoạch  sản xuất súng lasertương tự như Trung Quốc.

Theo lời của một chuyên gia về vũ khí Trung Quốc Rick Fisher"quân đội Trung Quốc  ít nhất hai loại súng laser , có thể, sẽ cố gắng để bán ra nước ngoài".

"Nếu chúng được trang bị như sự trợ giúp cho cảnh sát, thì chúng cũng có thể được sử dụng trên chiến trường"- Fisher nhấn mạnh.

-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi thích đọc . I love to read: Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc?

Tôi thích đọc . I love to read: Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc?: Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc?   Nguyễn Trung   Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, tôi chủ định trồng vài cây hoa trong ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

ký Hiệp định TPP vào 4/2/2016


- "Chính phủ đã trình Bộ Chính trị chủ trương sẽ ký Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4/2/2016 tới và được Bộ Chính trị ủng hộ rất cao", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết. Thông tin trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015-2016 của Bộ Công Thương sáng nay, 31/12.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương
Đánh giá rất cao công tác đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là Hiệp định TPP, Thủ tướng nói: "Chúng ta đã đấu tranh để đạt được mục tiêu cao nhất. Nếu điều kiện đưa ra khó, chúng ta đấu tranh để bạn cũng phải nhân nhượng".

"Ví dụ như ở ngành hàng dệt may, năm 2014, thuế xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 17%. Tính trên doanh số xuất khẩu dệt may năm này thì Hoa Kỳ thu thuế của Việt Nam 1,7 tỷ USD. Đoàn đàm phán TPP ban đầu đạt mức giảm xuống còn hơn 800 triệu USD. Nhưng sau đó, chúng ta đã đàm phán lại và tiết kiệm được 1,1 tỷ USD".

"Trong đàm phán, chúng ta đã đưa ra những mục tiêu rất rõ ràng, nghiêm túc và chân thành với các đối tác. Thực tế, kết quả đàm phán đạt được đã cao hơn mục tiêu ban đầu đề ra. Chúng ta được bạn bè đối tác trân trọng và cảm ơn", Thủ tướng chia sẻ.

TPP gồm 12 thành viên, ngoài Việt Nam, có Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, NewZealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ.

Tiền thân của TPP là Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn gọi là P4) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei.

Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này. Đến tháng 9/2008, Hoa Kỳ bắt đầu tham gia, sau đó là các nước còn lại. Việt Nam chính thức tham gia đầy đủ hiệp định P4 từ tháng 11/2010 và cũng từ thời điểm này, Hiệp định được đổi thành Hiệp định TPP.


Sau một hành trình dài gần 10 năm, TPP đã kết thúc cơ bản các thoả thuận đàm phán ngày 5/10/2015 tại Alanta, Hoa Kỳ.

Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ..v,..v...

Nhiều tổ chức đánh giá, Việt Nam tuy là nước yếu nhất trong TPP nhưng được đánh giá là nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất về tăng trưởng kinh tế trong 12 thành viên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, TPP và cùng với các Hiệp định FTAs đã và sẽ ký kết, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do đối với 55 nước, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP toàn cầu. Trong đó, chúng ta đã có quan hệ với 17 nước thuộc nhóm các nước G20 và cả 7 nước của nhóm G7. Nhiều nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế.

Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết quốc gia trên thế giới, nên xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng khá. 5 năm, bình quân mỗi năm tăng 17-18%, góp phần đưa nền kinh tế vươn lên trong khó khăn.

Phạm Huyền

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/282044/trinh-bo-chinh-tri-ky-hiep-dinh-tpp-vao-4-2-2016.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TU LIEU THAM KHAO:tpp-va-dien-bien-dan-chu-hoa-viet-nam/


“...TPP không phải là thỏa thuận thương mãi kiểu thời ông bà chúng ta. Nó không phải là hiệp định thương mãi thời cha mẹ chúng ta. Thậm chí cũng không phải là hiệp định thương mãi thời anh chị chúng ta. Đây là một thực thể mới, rất mới, và cuối cùng đây là một hiệp định của thế kỷ thứ 21...”
TPP bao gồm 30 chương và những thỏa thuân riêng giữa các quốc gia trong TPP. Đây là một hiệp định rất lớn và rất mới của thế kỷ 21. Bài viết này diễn tả mối quan hệ giữa TPP và diễn biến dân chủ hóa Việt Nam theo bốn tiết mục sau đây:
1) Bản thể của TPP: TPP là gi ?
2) Nhận thức của TPP: TPP ra đời bởi những nhận định nào?
3) Phương pháp luận của TPP: Bằng cách nào con người có thể biến cam kết TPP thành hành động cụ thể?
4) TPP và diễn biến dân chủ hóa Việt Nam


Ngày 12 tháng 11 năm 2015, Văn Phòng Đại Diện Thương Mãi Hoa Kỳ đã công bố văn bản Hiệp Định TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement-viết tắt TPP) Hiệp định này hình thành bởi mười hai quốc gia: Malaysia, Singapore, Brunei, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Chile, Peru, Mexico, Canada, Việt Nam và Hoa Kỳ.

A. BẢN THỂ LUẬN CỦA TPP

Ngày 20 tháng 5, năm 2015, trước đông đảo công nhân tại nhà máy Boeing thuộc tiểu bang Washington, nhận xét về TPP, ông John Kery, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, tuyên bố:

“TPP không phải là thỏa thuận thương mãi kiểu thời ông bà chúng ta. Nó không phải là hiệp định thương mãi thời cha mẹ chúng ta. Thậm chí cũng không phải là hiệp định thương mãi thời anh chị chúng ta. Đây là một thực thể mới, rất mới, và cuối cùng đây là một hiệp định của thế kỷ thứ 21.”

Do đâu TPP có được danh hiệu “Hiệp định của thế kỷ thứ 21” ?

Ngày 24/02/1848 bằng vào “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản”, Karl Marx mạnh mẽ xác quyết cá nhân giàu bóc lột cá nhân nghèo là đại họa của loài người.

Năm 1958, học giả Tibor Mende hoàn tất tác phẩm “Entre La Peur Et L’Espoir” (Paris, Editions du Seuil, 1958. Dịch giả Tam Ích(XXX) “Nên Kinh Sợ Hay Nên Hy Vọng”, Phủ Quốc Vụ Khanh/ĐTVH xb 1972, Saigon). Tibor Mende là tác giả đầu tiên nêu bật tư tưởng: Tình trạng chênh lệch trầm trọng về mức sống giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo mới chính là nỗi lo sợ của thế giới.

Tháng 11, năm 2015, mười hai quốc gia trong TPP đã đồng thuận trên quan điểm rằng:

Tại quốc gia nghèo:

1) giá phí tổn sản xuất, nhất là công thợ, rất thấp,

2) mặt hàng thương mãi nghèo nàn cả về phẩm lẫn lượng,

3) mãi lực của giới tiêu thụ cực kỳ yếu kém.

Ba yếu tố trọng tâm vừa nêu làm cho giao dịch thương mãi giữa quốc gia nghèo (đa số) và quốc gia giàu ngày càng khô héo và bế tắc. Muốn cho hàng hóa lưu thông đều đặn và phong phú trên khắp thế giới con người cần phải thâu ngắn khoảng cách về mức sống giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo. Thâu ngắn ở đây xin được hiểu là toàn cầu hóa, công bằng hóa không chỉ riêng kinh tế-thương mãi mà còn phải hợp lý hóa toàn bộ đời sống của loài người trên mọi lãnh vực.

Đó là sử quan, là động lực hối thúc lịch sử chuyển động.

Đó chính là bản thể của TPP.

B. NHẬN THỨC LUẬN CỦA TPP

Nhận thức của TPP là công việc khảo sát về các mối liên hệ giữa những suy nghĩ của con người và sự ra đời của TPP. Với chủ đề “Diễn biến dân chủ hóa Việt Nam”, bài viết này xin giới hạn tiết mục nhận thức của TPP trong câu hỏi: do những mong muốn gì Hoa Kỳ và CSVN gặp nhau trong TPP ?

1. Hoa Kỳ muốn gì? Hoa Kỳ có (4) điều muốn:

a) TPP thương mãi công bằng: Toàn cầu hóa đời sống của thế giới. Thâu ngắn khoảng cách về mức sống giữa quốc gia nghèo và quốc gia giàu. Từ đó, hàng hóa của Hoa Kỳ cũng như của các quốc gia thành viên TPP lưu thông dễ dàng và phong phú trên khắp thế giới. Nâng mức sống của các xã hội tức là nâng đồng bộ đời sống vật chất( kinh tế) lẫn đời sống tinh thần(nhân quyền). Tinh thần và vật chất là hai mặt không thể tách rời của một bàn tay. Nâng mức sống như vừa kể chính là đề cao tính công bằng trong hoạt động thương mãi của xã hội quốc tế. Nhớ rằng công bằng là thành tố trội yếu của nhân quyền.

b) TPP: tôn trọng nhân quyền là kỷ thuật xây dựng thương mãi thịnh vượng. Thực hiện chi tiết và tích cực điều muốn (a) nói ở trên, nhân quyền sẽ được tôn trọng toàn phần. Nhân quyền không còn là ý niệm của đạo đức chính trị. Nhân quyền hiển nhiên trở thành cônng cụ xây dựng guồng máy kinh tế tài chánh công bằng, thịnh vượng và ổn định. Lúc này nhân quyền là thần dược hóa giải độc tài và các loại khủng bố chống loài người.

c) TPP là gạch nối chặt chẽ và bền bỉ giữa kinh tế và quốc phòng. Ở đâu có quyền lợi tài chánh lớn lao, ở đó có lực lượng quốc phòng hùng hậu nhằm bảo vệ khối tài chánh quan trọng kia. Đó là quan hệ tất yếu giữa kinh tế và quốc phòng. Người Việt Nam gọi là “đồng tiền liền khúc ruột”. Khúc ruột là ý chí bảo vệ đồng tiền bằng sức mạnh quốc phòng.

Ông Brad Glosserman, giám đốc Diễn Đàn Thái Bình Dương, một tổ chức nghiên cứu an ninh ở Hawai, nhận định rằng:”Những gì TPP làm là trói buộc và nối kết Hoa Kỳ một cách chặt chẽ hơn nữa với các nước trong khu vực và mối quan hệ quân sự của Hoa Kỳ là nhằm tới mục tiêu làm cho các nước đồng minh tin chắc là Hoa Kỳ bị ràng buộc với họ, và những địch thủ của Hoa Kỳ biết chắc là một vụ tấn công nhằm vào các nước đó (thành viên của TPP) sẽ được coi là một vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ.” (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA.20.5.2015)

d) TPP là xu thế, là mệnh lệnh của lịch sử loài người. TPP không hề là một sáng tác tư tưởng của Hoa Kỳ hay của bất kỳ quốc gia nào. TPP là một khám phá về quy luật sống hằng cửu của loài người trên địa bàn kinh tế quốc phòng nói riêng, văn minh nhân bản nói chung. Hiện tại Trung Quốc là quốc gia hàng đầu vẫn mãi mê thực hiện những tác vụ thương mãi bóc lột. Như vậy TPP mặc nhiên loại bỏ Trung Quốc ra khỏi sân chơi kinh tế tân kỳ theo đúng xu thế của lịch sử loài người. Đây là tác động loại bỏ hòa bình nhất, hữu hiệu nhất. Loại bỏ để cải tạo. Cuối cùng, trong tương lai không xa, vì nhu cầu tồn tại của chính Trung Quốc, Trung Quốc sẽ hoạt động thương mãi theo đúng luật chơi của TPP.

2) CSVN muốn gì? CSVN có hai điều muốn


(........................................................)

Vào TPP, CSVN được tiếng đã giúp Việt Nam thoát Trung, đồng thời, được bảo vệ bởi cái dù quốc phòng của Mỹ ( xin xem 1c, mục B).

C. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TPP

1) Bằng cách nào TPP nâng cao mức sống của một xã hội? Thương mãi công bằng là hoạt động thương mãi trong đó hàng hóa của các bên giao thương đều được lưu thông dễ dàng, phong phú và ổn định. Muốn vậy, mức sống của quốc gia nghèo cần phải nâng cao. Số thống kê cho thấy Việt Nam có 53 triệu công nhân, chiếm 60% tổng dân số. Đây là thành phần chủ lực của xã hội. Nâng cao mức sống của xã hội tức là nâng cao mức sống của thành phần chủ lực vừa kể như một động tác kích hoạt bài toán nhân. Với sự hổ trợ của TPP, công nhân sẽ kéo mức sống của chính họ và của toàn xã hội lên cao. Điều này giải thích lý do tai sao TPP gồm 30 chương, chương 19 là chương dành riêng chỉ để nói về quyền của người lao động. Hai mươi chin (29) chương còn lại là những chương viết chi tiết về vô số tác vụ kinh tế – thương mãi công bằng và những tố tụng cần thiết để giải quyết tranh chấp.

2) Làm thế nào để CSVN không thể chỉ thụ hưởng quyền lợi của TPP, nhưng lại tránh né thực thi nghĩa vụ do TPP qui định? Hiệp định TPP là thỏa thuận của 12 quốc gia TPP. Thỏa thuận kia qui định rõ ràng và chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên TPP trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển một hệ thống thương mãi quốc tế công bằng và thịnh vượng. Trong trường hợp quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của một hay nhiều quốc gia thành viên bị vi phạm thì mọi tranh tụng sẽ được phân xử theo “ Chương 28: Giải Quyết Tranh Chấp”. Như vậy, những thỏa thuận trong TPP là luật cam kết của TPP. Chương 28 là luật tố tụng của TPP. Nhìn về mặt phương pháp pháp lý, TPP là một sản phẩm của luật pháp quốc tế hoàn hảo trên cả hai địa bàn: cam kết và tố tụng. Với cấu trúc pháp lý tinh vi và thích nghi như vừa kể của TPP, CSVN hoàn toàn không có khả năng “ ăn bánh, không trả tiền”.

Mặt khác, CSVN vốn nổi tiếng là thủ phạm bất tín hàng đầu trong những cam kết quốc tế.Nhằm tránh mọi bất tín có thể xảy ra, bên lề TPP, Hoa kỳ còn thực hiện với CSVN các thỏa thuận riêng như sau:

a) Việt Nam cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập. Công đoàn độc lập có quyền đình công vì lý do: tiền lương, giờ làm việc, quyền và điều kiện làm việc.

b) Công đoàn độc lập không bị buộc phải gia nhập Liên đoàn lao động của chính quyền CSVN.

c) Công đoàn độc lập có quyền liên kết với nhau và có quyền tìm sự hổ trợ của các tổ chức lao động quốc tế: American Federation of Labor-Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO)

d) Một ủy ban ba chuyên viên lao động gồm Hoa Kỳ, Việt Nam và Tổ chức lao động quốc tế. Ủy ban này chuyên trách theo dõi những tuân hành của Việt Nam về quyền của người lao đông.

e) Việt nam cam kết sửa đổi luật pháp Việt Nam sao cho phù hợp với luật TPP, nếu xảy ra mâu thuẩn về luật pháp giữa Việt Nam và TPP.

f) Kể từ ngày TPP có hiệu lực , Việt Nam có thời hạn 5 năm để thực thi nghiêm chỉnh những cam kết về quyền của người lao động. Nếu Việt Nam có dấu hiệu không nghiêm chỉnh, quá hạn 5 năm vừa kể, Hoa Kỳ sẽ từ chối cung ứng cho Việt Nam những quyền lợi thương mãi như đã qui định trong TPP.

D. TPP VÀ DIẼN BIẾN DÂN CHỦ HÓA ViỆT NAM

Từ bản thể, nhận thức và phương pháp của TPP, chúng ta nhận ra ngay những tác động sau đây của TPP đối với diễn biến dân chủ hóa Viêt Nam:

1) Từ khi ra đời, CSVN vẫn tự nhận “đảng CS là đảng của giai cấp công nhân”. Ngày nay sau thất bại của “kinh tế quốc doanh”, thất bại của “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, dưới áp lực của TPP, CSVN bắt buộc phải cởi trói cho công nhân. Công nhân ly khai khỏi đảng bằng cách tự do thành lập và gia nhập công đoàn độc lập. Tự do liên kết với các tổ chức lao động quốc tế để dành lại trọn vẹn quyền sống và quyền làm việc của người lao động. Thái độ “dành lại” vừa kể là sự mặc nhiên xác nhận: kiểu tự xưng “đảng CS là đảng của giai cấp công nhân” là một tiếm danh, một phi chính danh, phi chánh nghĩa.

2) Mục tiêu hàng đầu của TPP là nâng mức sống của xã hội Việt Nam lên cao. Mức sống của xã hội không thể nâng cao nếu xã hội đó đang bi nhận chìm trong tham nhũng. Muốn vậy TPP phải mạnh mẽ triệt tiêu tham nhũng, triệt tiêu mọi cơ hội phát triển của những nhóm lợi ích ( ký sinh của CSVN). Từ đó quyền lực tài chánh của CSVN suy yếu kéo theo suy yếu quyền lực chính trị.

3) Về tự do kinh doanh, TPP đòi hỏi tư doanh phải được nhanh chóng nâng lên ngang tầm với doanh nghiệp nhà nước. Thế lực tài chánh của tư nhân lên cao, ngoài sự chi phối của CSVN, là cơ hội để tư nhân củng cố uy thế chính trị. Trong hoàn cảnh này, xã hội dân sự được vững vàng phát triển theo đúng nhu cầu vận hành của quốc gia.

4) Mức sống của công nhân Mỹ và công nhân Việt Nam có chênh lệch quá xa. Điều này làm cho giao dịch thương mãi giữa Mỹ và Việt Nam trở nên không công bằng. Do vậy các tổ chức lao động Mỹ, vì quyền lợi của công nhân Hoa Kỳ, sẽ vận dụng toàn lực trong việc hổ trợ công nhân Viêt Nam đòi hỏi CSVN nhanh chóng và tích cực thực hiện thỏa thuận TPP. Sự hợp tác giữa công đoàn độc lập Việt Nam và các nghiệp đoàn lao đông Mỹ sẽ là một lực đẩy cực mạnh giúp đời sống của công nhân Việt Nam được tiến gần với mức sống của công nhân Mỹ cả về kinh tế lẫn quyền làm công nhân, quyền làm người. Lực đẩy này còn là đôi tay bằng thép trong việc mở rộng cánh cửa dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.

5) Mười hai (12) quốc gia trong TPP cùng cam kết sẽ xây dựng và phát triển một hệ thống thương mãi công bằng và thịnh vượng. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên TPP phải là một xã hội công bằng và có mức sống ngang tầm với các quốc gia đồng ước. Xã hội công bằng không là gì khác hơn là xã hôi thượng tôn nhân quyền. Nhân quyền là quả tim của dân chủ. Viêt Nam thực thi trọn vẹn TPP, Việt Nam phải là xã hội dân chủ nhân quyền.

Năm nhận định trình bày ở trên là năm thao tác tuyệt đối hòa bình có công dụng tháo gỡ một cách từ từ và nhẹ nhàng mọi nanh vuốt của chế độ độc tài – tham ô Hà Nội. Dân chủ nhân quyền là hệ quả tất yếu của TPP. CSVN có thừa khôn ngoan để nhận ra kịch bản “diễn biến hòa bình” nằm bên trong hiệp định TPP. Tuy nhiên giữa hai ngả đường hoặc: chết dưới lưỡi kiếm của Trung Quốc về tội “phản Trung 1975”, hoặc “Thoát Trung” để được “hạ cánh an toàn” qua cửa ngõ TPP, CSVN không thể không chọn TPP./.

Đỗ Thái Nhiên
(30/12/2015)
Chuyển Hóa
https://changevietnam.wordpress.com/2015/12/30/tpp-va-dien-bien-dan-chu-hoa-viet-nam/


Phần nhận xét hiển thị trên trang