Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Đọc xong mềnh nghĩ: Chỉ nên tốt vừa thôi, tốt quá không dùng được./

Nguyễn Đức Lợi


BỆNH HOẮNG
(Gần đây thấy nhiều dịch hoắng quá, in lại cái cũ để răn mình)
Tạp văn
Có một người, may mắn sau bao nhiêu năm cầm bút, được chọn làm giám khảo cuộc thi văn học uy tín, hôm qua gọi điện cho tôi phàn nàn về một người bạn. Người bạn của anh gửi về dự thi mấy cái xoàng xoàng, thế rồi từ đó, ngày nào, đêm nào, thậm chí là cả khuya nào cũng gọi mấy chục cú điện thoại, ngoài chuyện hỏi han sức khỏe, chúc tụng mấy câu vu vơ, thuộc vào hàng “nghệ thuật xã giao” ra thì, y như rằng là, đề cập đến giải thưởng.
Cách nay không lâu, một người bạn khác cũng nhăn nhó: Hắn cùng 3 người nữa được đề cửu vào diện nguồn chức hiệu phó của một trường làng, vậy mà cả tháng nay, hắn đeo kính, cắp cặp, đi theo đít từng cán bộ công chức, nhắc nhở, chỉnh đốn,… Hơn nữa là “gián điệp”, chuyên cung cấp thông tin bên lề, thông tin đời tư, con gà, cân muối… cho hiệu trưởng, và sẽ chẳng hiểu được là sao dạo này, các thầy cô trong trường lại đồng loạt bị nhiễm… dịch cười(!)
Tôi phát động một cuộc gặp gỡ, để mang chuyện này ra đàm thoại cho ngã ngũ một cách gọi, vừa hạ cốc bia xuống, chị bạn làm BTV của một tờ báo danh giá bảo, bệnh ấy gọi là bệnh HOẮNG, thường xuất hiện ở những người mới có tí… “nổi”. Chị có hai cộng tác viên tiêu biểu, một là: Mang bài đến tòa soạn là mặc cả: “Bất cứ giá nào cũng phải dùng”. Mẫu này là mẫu dẵm cứt quan lớn. Hai là: Cầm bản thảo đến đập lên bàn biên tập: "In thì cấm không được sửa một chữ". Và rồi thì, cứ được in một bài là y rằng có chuyện: “Sao nhuận bút của tôi thấp hơn của ông A, bà B? Sao lại sửa chữ này của tôi? Trình độ biên tập thế này thì…”. Mẫu anh Chí này, phải đến khi đưa cái bản thảo có 900 chữ, nhưng sai đến 150 lỗi, mà chẳng cãi nổi lỗi nào, ra thì lại xoay 180 độ: "Sửa lỗi là việc của BTV, kêu ca cái nỗi gì". Ôi, ôi, ôi... Con xin lạy bố chẵn 3 vạn 9 nghìn lạy ạ!
Đến như cái ông giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng làm cả nhân loại ngưỡng mộ, mà có người còn chưa hoàn toàn nhất trí gọi ông là “ngọc Việt”; “kim cương Việt”… nữa là. Đằng này, chỉ là một thằng bé mồ côi phải ở trong hang đá, được một cô giáo mang về nuôi, sau này nó đỗ vào một trường cao đẳng sư phạm. Về cảm xúc, có người không kìm chế được đã gọi thằng bé ấy là “NGỌC TRONG ĐÁ” vì sự nỗ lực (chưa thấy dấu hiệu nào của sự phi thường) của nó; tuy nhiên nôm na môi miệng thì được, còn viết thành văn bản thì e, cái danh phong “NGỌC TRONG ĐÁ” ấy có vẻ… ngoa quá. BBT quyết định tôn trọng tác giả bằng cách, vẫn để nguyên nhưng in nghiêng chữ NGỌC (NGỌC… TRONG ĐÁ) là muốn nói, tít quá to, nội dung thì lại quá bé, dù chưa phù hợp bằng… quẳng đi, nhưng cũng tạm chấp nhận được, vì văn học thì luôn tồn dư phản biện; tuy nhiên, nhìn đi nhìn lại nó vẫn giống như cái mặt thì tô son trát phấn, nhưng lại mặc quần thủng đít(!) Tác giả nọ, vừa xong, sau khi BBT chọn trong nhiều cái lờ nhờ để in một cái, đã lồng lên về nhuận bút cao - thấp, những người có trách nhiệm còn đang đợi chị ta phát ngôn ở nơi chính thống để chiếu cố thì giờ, vừa được dùng một cái tầm tầm đã lại… hoắng lên ở những chỗ không mấy uy tín về văn học!
Anh bạn làm công tác thi đua khen thưởng tỉnh, khẩn khoản nhờ bạn bè xem có manh mối việc làm gì thì xin cho anh một chân, anh bỏ nghề. Hỏi anh, làm thi đua khen thưởng xưa nay được ví như “Viện điều dưỡng”. Suốt ngày tiếp cận với những điều tích cực: thi đua; phấn đấu; tốp đầu; tấm gương; tiêu biểu; đại diện; danh dự… khác nào được uống mười thang thuốc bổ miễn phí mỗi ngày, sao giờ lại tuyệt nghiệp thế? Anh bảo bề ngoài thì vậy, phấn khởi, vui vẻ, sảng khoái… nhưng thực tế mới thật đáng sợ. Người ta tranh nhau được khen. Chuyện vẽ cho nhọ trên mặt đối phương nhiều hơn mặt mình để so bó đũa tìm cột cờ xưa như trái đất rồi, giờ là thời đại của “chạy khen”. Hội đồng không xét, người ta gặp riêng để được khen. Tỉnh không xét, người ta xuống trung ương để xin trung ương chiếu cố. Ôi, thói đời loạn đến thế là cùng(?)
Chị nhà báo khuyên anh thi đua khen thưởng đừng to tát thế, bất quá đấy cũng chỉ là bệnh hoắng thành tích, hoắng nổi tiếng, hoắng danh vọng… thôi mà. Vẫn còn nhiều người tốt như anh đấy thôi, dù áp lực nào thì anh cũng không thể cho cái người không xứng đáng được khen kia một lời khen…
Có điều, người tốt thời nay thường vắng giảm niềm tin và sự kiên định.
Vì rằng, càng làm nhiều việc tốt bao nhiêu, thì lại nhận được ít tốt đẹp bấy nhiêu… ./

hoàn toàn trong sáng vô tư, chả có cái gì riêng tư, màu sắc chi cả nhé !

Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập), blog Quechoa và ... Hồ Duy Hải


Cách nay vài ngày, tôi có viết bài "Trên con đường đi tìm công lý cho tử tù Hồ Duy Hải", nói sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Những thông tin mà có thể nhiều người chưa biết, báo chí chưa đăng. Giữ lời hứa, hôm nay tôi chia sẻ một số thông tin về việc nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lâp), chủ trang blog nổi tiếng Quechoa (nay trang này đã bị dừng mất rùi. Hu hu) từng là người "kịch liệt" ủng hộ việc kêu oan cho Hồ Duy Hải. Chính Bọ Lập còn "tư vấn" cho tôi cách kêu oan sao cho hiệu quả hơn. 

Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập, chủ blog Quechoa ngày trước. Nguồn ảnh: BBC)

Ngoài đời, tôi thực sự cũng chưa có dịp tiếp xúc với Bọ Lập. Và khi viết bài này, tôi cũng chưa hỏi ý kiến ông. Nhưng tôi nghĩ Bọ Lập có lẽ cũng sẽ vui lòng mà không phản đối. Và trên hết, những thông tin này sẽ làm cho lòng người thêm ấm áp, khi biết rằng trên cõi nhân gian này vẫn còn biết bao tấm lòng lương thiện cho nhau ...

..............

Tôi là người "nhiều chuyện", nên là một trong số rất nhiều người hay vào trang blog Quechoa của Bọ Lập đọc! Thế rồi, khi có những chuyện "tức mình", biết chắc báo chí chính thống sẽ không đăng, nên tôi gửi cho Bọ Lập cậy đăng trên Quechoa. Lần nào Bọ cũng vui vẻ, nhanh chóng phản hồi rất lịch sự, rồi đăng luôn (thực ra thì cũng không nhiều, chỉ vài bài thôi).
Nói tóm gọn, là tuy chưa gặp mặt, nhưng tôi rất quý trọng và nể phục sự dũng cảm, tấm lòng của Bọ Lập - thể hiện qua những bài viết đăng trên blog Quechoa.

Thời điểm cuối năm 2013, sau nhiều năm trời đã ròng rã kêu oan cho Hồ Duy Hải mà chẳng thấy kết quả gì, và mặc dù cũng đã gửi đơn cho nhiều báo - nhưng tất cả đều rơi vào im lặng, nên tôi nghĩ ra cách gửi đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải tới  ... Quechoa của Bọ Lập! Chính xác đó là ngày 23-11-2013.

(Cũng xin nói tôi cũng chỉ là một trong số rất rất nhiều người từng công khai có đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải. Chẳng hạn như luật sư Nguyễn Văn Đạt, đã bền bỉ gửi hàng trăm lá đơn trong nhiều năm. Hay luật sư Nguyễn Minh Tân, cũng đã rất mạnh mẽ và kiên cường, gửi bài bào chữa kêu oan cho Hồ Duy Hải, đăng trên blog Quechoa. Theo tôi được biết, luật sư Nguyễn Minh Tân nguyên là kiểm sát viên của VKSNDTC).

Có thể nói là Bọ Lập đã rất quan tâm và cũng âu lo cho số phận Hồ Duy Hải.

Càng về sau, Bọ Lập lại càng lo lắng hơn cho Hồ Duy Hải - thể hiện rõ qua số lượng những bài viết về Hồ Duy Hải chiếm một tỷ lệ cực cao trên blog Quechoa ngay trước khi Bọ Lập bị công an bắt ! (ngày 6-12-2014). Cụ thể, trong số 25 bài đăng trên blog Quechoa trước khi bị bắt, Bọ Lập đã cho đăng tới 13 bài chỉ riêng về Hồ Duy Hải!

Trong bài "'Bọ Lập' đăng gì trước khi bị bắt?" - đăng trên BBC ngày 7-12-2014, một ngày sau khi ông bị bắt, nguyên văn như sau: (tôi tô đỏ chi tiết quan trọng).
..............

Bộ Công an Việt Nam nói trên trang web của họ rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị bắt "quả tang" và bị "tạm giữ hình sự" hôm 6/12/2014.

Họ nói: "Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật."

Hiện không rõ nhà văn vẫn được bạn bè gọi là 'Bọ Lập' đang viết hay chuẩn bị đưa lên blog những gì khi bị bắt nhưng ít nhất có thể điểm lại những gì ông đăng tải cho đến khi bị bắt.

Dù trang blog hiện đã bị khóa nhưng nếu dán đường dẫn http://bolapquechoa.blogspot.com vào trang lưu trữ http://www.cachedpages.com sẽ thấy hiện ra 25 bài đăng tải cuối cùng.

Bài chót là ' Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng tử?', thực tế là một trong ba bài mà ông Lập dẫn lại của BBC Tiếng Việt.

Tuy nhiên 13 trong tổng số 25 bài còn tìm lại được liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải, người thoát chết một ngày trước khi ông Lập bị bắt.

Các đường dẫn tới những bài viết đều không hoạt động nhưng nếu di chuột tới tít mỗi bài và nhắp chuột phải để sao chép đường dẫn và dán vào

http://www.cachedpages.com sẽ vẫn đọc được các nội dung vốn khá giống với những gì có trên trang Facebook vẫn còn truy cập được của nhà văn.

Năm trong số 13 bài liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải được trích từ các báo và trang tin trong nước trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam, Giáo dục Việt Nam, Lao Động và Một Thế giới.

Các bài còn lại là từ các trang Dân Luận, Đài Á Châu Tự Do RFA cũng như Facebook của các luật sư.

Viết riêng cho Quê Choa

Trong toàn bộ 13 bài, có duy nhất một bài được viết riêng cho Quê Choa với tít 'Thông báo của Văn phòng luật sư Trịnh Minh Tân' và tít phụ 'Về việc vi phạm pháp luật trong bản án phúc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải "giết người", "cướp tài sản" xảy ra tại bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Sau đây BBC Tiếng Việt đăng lại phần chính của bài duy nhất viết riêng cho Quê Choa trong 25 bài còn tìm thấy được.

Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/04/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và các giai đoạn tố tụng hình sự đã có những vi phạm nghiêm trọng

"Xin trích nội dung nhận định của bản án phúc thẩm tại trang 5:

"Xét, mặc dù qua điều tra không thu giữ được thớt tròn là hung khí đập vào đầu nạn nhân Ánh Hồng, dao Thái Lan là hung khí dùng để cắt cổ các nạn nhân song những cung khai của bị cáo Hải đều phù hợp với bản ảnh hiện trường có con gấu nhồi bong, bịch trái cây, tấm nệm, có thớt tròn bằng gỗ, có ghế inox, có việc bị cáo cho anh Võ Minh Dương sim card của bị cáo, có việc bị cáo đốt quần áo, dây thắt lưng ở vườn sau nhà chị Len….. Các nhân chứng Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Váng là các đội viên dân phòng được bưu cục Cầu Voi thuê dọn dẹp hiện trường sau khi khám nghiệm thu con dao Thái Lan tại kẹt vách chỗ tấm bảng sau đó có báo với Công an nhưng do dao không dính máu nên không thu giữ…”

Như vậy, án phúc thẩm xác định "thớt tròn" và "dao Thái Lan" là công cụ mà bị án Hồ Duy Hải sử dụng để thực hiện tội phạm. Cũng có nghĩa đây là vật chứng được coi là chứng cứ quan trọng nhất để kết luận bị án Hồ Duy Hải thực hiện hành vi giết người.

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, hai công cụ coi là vật chứng được xác định là chứng cứ thì chỉ hiện hữu trên lời khai của Hồ Duy Hải và các đội viên dân phòng, không có tính xác thực cần có để đánh giá đó là chứng cứ.

Con dao Thái Lan trên thực tế không được thu giữ mà chỉ được mô tả qua các lời khai của đội viên dân phòng. Do đó không thể coi lời mô tả đồ vật không được kiểm chứng là vật chứng được. Ngay cả cái thớt tròn có trong bản ảnh nhưng không được thu giữ, không có mô tả kích thước thì trong trường hợp này không thể khẳng định đó là vật chứng của vụ án.

Án Phúc thẩm xác định các đội viên dân phòng được thuê dọn dẹp hiện trường là nhân chứng trong vụ án là một sai lầm nghiêm trọng. Khoản 1 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”. Việc các đội viên dân phòng tìm thấy con dao sau khi đã khám nghiệm hiện trường (dao không được thu giữ) không thể coi là người đã biết được những tình tiết liên quan đến vụ án nên không thể là nhân chứng trong vụ án này.

Như vậy, Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/04/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và các giai đoạn tố tụng hình sự đã có những vi phạm nghiêm trọng:

1. Kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, chỉ căn cứ vào duy nhất lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra, mà những lời khai đó bị án đã phủ nhận tại phiên tòa phúc thẩm. Vật chứng được coi là chứng cứ để buộc tội bị án Hồ Duy Hải không xác thực.

2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử. Cụ thể cả ba giai đoạn (điều tra, truy tố, xét xử sơ và phúc thẩm) đều xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng, bằng việc đưa các đội viên dân phòng tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.

Từ những ý kiến nêu trên, chiếu theo Điều 273, căn cứ Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, Văn phòng luật sư Trịnh Minh Tân xin thông báo đến ngài Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và ngài Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao những vi phạm phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án và trong bản án phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/04/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để Quý Ngài xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm."

.......................

Và dưới đây là ảnh chụp email trao đổi giữa tôi (ls Trần Hồng Phong) và Bọ Lập, về việc tôi gửi bài kêu oan cho Hồ Duy Hải, cậy đăng trên blog Quechoa. Ngay sau đó, Bọ Lập đã chủ động gửi mail góp ý"Anh nên giúp gia đình viết thư cầu cứu khẩn gửi Chủ tịch nước, TBT, TT, Chủ tịch Quốc hội, đính kèm ..."

(Tôi cũng muốn nói rõ để những ai tò mò xấu tính khỏi thắc mắc - là việc trao đổi giữa tôi và Bọ Lập hoàn toàn trong sáng vô tư, chả có cái gì riêng tư, màu sắc chi cả nhé !)




Trang tiếp theo:




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái này có ai đánh thuế đâu mà théc méc?

Nói về tài bắn thì từ cổ chí kim cả thế giới không ai bằng Kpa Kơ lơng

Thế là Kơ-lơng được gia nhập du kích và được phát súng. Nhận ba viên đạn với điều kiện: phải hạ ba tên giặc. Kơ-lơng đã bắn như sau: Phát thứ nhất, bắn “xâu táo” xiên một lúc năm tên. Phát thứ hai “xâu táo” ba tên, hai thằng chết tại chỗ. Hạ quá ba tên rồi, Kơ-lơng nộp lại viên thứ ba! Đến một trận khác. Kơ-lơng bắn ba viên hạ bảy tên. Trận khác nữa: bảy viên hạ hẳn mười chín tên giặc! 
(Thanhdoandanang)


Xem thêm: Tìm hiểu tiểu sử anh hùng Kơ-Pa Kơ-Lơng
_________________________
 
Anh là ai? 
Như đã nói, anh hứng mần lục sử là mần, không theo thứ tự thời gian, phần nầy, anh nói về bạn Kpă Klơng, để cho dễ đọc anh Việt hóa ra cho dễ đọc thành Kờ-Pa-Kờ-lâng, vậy anh là ai??
Sử Việt do các bạn đít thâm nổi tiếng bạn anh chép rằng:”Kpă KLơng hay Kpa Kơ lơng (1948-1975) là một anh hùng lực lượng vũ trang của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, người dân tộc Gia Rai ở tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Ông đã tham gia Chiến tranh Việt Nam với tư cách là một đội viên du kích từ khi mới 15 tuổi, và sau đó là một chiến sĩ trinh sát của bộ đội huyện Chư Prông từ năm 1965, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nổi tiếng với biệt tài bắn "xuyên táo", có thể nổ súng giết nhiều kẻ địch với ít viên đạn. Khi 13 tuổi, ông xin tham gia du kích nhưng không được vì còn nhỏ. Tức giận, ông chỉ dùng cung tên mà đã giết được 3 lính địch nên được nhập vào du kích. Khi mới 15 tuổi, ông đã đánh 30 trận, lật 8 xe cơ giới và giết 88 địch”. Còn (Theo Báchkhoa Toàn thưt Việt Nam): ” ông tham gia chiến đấu 32 trận, diệt 124 địch (có 6 lính Mỹ), phá huỷ 7 xe quân sự và là chiến sĩ trinh sát gan dạ, bắn giỏi đồng thời là một trong những người diệt nhiều địch nhất trên chiến trường Tây Nguyên.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, ông được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa (Gia Lai) và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai. Ngoài ra tên ông còn đặt cho một giải chạy việt dã do tỉnh Gia Lai tổ chức”. Còn đây có hẳn cả một phóng sự về anh http://baogialai.vn/channel/1622/2009/02/859065/.
Dũng sĩ Kpă Klơng trong ký ức đồng đội
Cập nhật lúc 08:47, Thứ Tư, 18/02/2009 (GMT+7)
Trời mưa, con đường vào làng Quen Rai (xã Ia Me, Chư Prông) trơn trượt và lầy lội. Vậy mà, khi biết ý định của chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Rơ Mah Chi rất vui và vô cùng hăng hái. Sau một cái khoát tay, anh cùng chúng tôi tới nhà ông Kpuih Blang- người Xã đội trưởng năm nào của Anh hùng Kpă Klơng. Ông Kpuih Blang mấy bữa nay không được khỏe, vợ ông- bà Siu Jek đang lui cui nấu cháo. Khi chúng tôi tới, người chạy ra, đón vào nhà lại là ông Siu Blang- đồng đội năm xưa của ông Kpuih Blang và Anh hùng Kpă Klơng, bởi “Mình quen đón khách cho Kpuih Blang rồi, ngày nào mình cũng qua chơi mà”.
Làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ
 Những đồng đội năm xưa của Anh hùng Kpă Klơng còn lại chẳng mấy người, ông Kpuih Blang nhẩm tính, vừa tròn cả 5 ngón tay: Gồm ông, Siu Blang, bên Ia Pia có Kpă Hian, Kpă Hiơng, Kpă Iơng nữa, mấy người đó là cậu của Klơng đấy. “Blang quên kể tên mình rồi- bà Siu Jek bất ngờ quay sang tôi thì thầm- Mình trong đội văn nghệ xã cùng Klơng mà. Hồi đó, lần nào tới xem, Blang cũng khuyên đội văn nghệ cố gắng hát cho hay, múa cho giỏi, Blang còn bảo: “Mặt trận nói làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ đó”, mấy lần Klơng xin vào du kích, Blang cũng nói như thế, đâu đã đồng ý để Klơng làm du kích đâu”.  Vậy là, đắm mình trong lời kể của mí Jek, trước mắt tôi đang dần dần hiện hữu một Kpă Klơng những năm lên 10, 11 tuổi, đứng đến ngang lưng người lớn với đôi mắt đục mà sắc, vầng trán rộng, sáng, rất lỳ và đôi môi mọng đỏ lạ lùng. “Klơng hát hay, nhớ bài nhanh và dễ dàng, giống như việc hàng ngày mình chỉ cần chạy tới suối Ia Pia là có nước để uống vậy- mí Jek bồi hồi kể- Klơng được cả đội tin yêu, được cả bộ đội thương mến. Nhưng đến năm 13 tuổi, lúc cha Klơng- một trong những người đi đầu của cuộc nổi dậy Pak Jô bị bắt, bị bọn Mỹ dùng thứ cọc sắt 3 cạnh sắc bén bổ trên đầu, trên ngực, trên lưng, tóc ông nổi lềnh bềnh trong nước suối Ia Pia thì Klơng đã rực lên ngọn lửa quyết tâm, ngay trong đêm tới gặp Blang: “Anh Blang, anh phải cho Klơng vào du kích, Klơng muốn đánh giặc”. Nghe Blang bảo”Klơng muốn làm du kích à, chưa được đâu. Klơng còn thấp hơn cây súng cạc-bin mà. Klơng làm văn nghệ xã thôi, làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ mà...” thì giọng Klơng trở nên hừng hực: “Không, Klơng muốn lấy máu giặc kia!”.
Mũi tên A-kam và món quà mừng tuổi mới
Nghe vợ kể chuyện mình từ chối Klơng vào du kích không chỉ một lần, ông Kpuih Blang trầm ngâm nhìn mãi ra khoảng sân trước mặt. Trời vẫn ào ạt mưa. “Cái cơn mưa này cũng dai dẳng, cũng dữ dội, cũng nhiều như ý chí của Klơng vậy- ông chầm chậm mở lời- Hai lần xin mà chưa được vào du kích, Klơng đều im lặng ra về và tự tìm lấy cái cách giết giặc của riêng mình. Lần đầu, Klơng đem về 5 cây chông, cả 5 đều đẫm máu. Là Klơng cắm ở gần suối Ia Pia, nơi bọn biệt kích hay đi tuần, “không bị thương thằng nào, chết hết. Klơng theo nó ra đến đường lớn, thấy nó bỏ xác 5 thằng lên xe rồi mới về đây”. Lần thứ hai, Klơng dùng một mũi tên rút trên giàn bếp chạy ra đường Plei Me, thấy thằng lính chỉ bị thương, Klơng bèn chạy ngay về hỏi mí và tìm tới nhà cụ Sơt- người còn giữ và biết tạo ra những mũi tên thuốc độc A-kam. 3 mũi tên, 3 thằng ngụy chết trên đường 14, không chỉ thế, bọn chúng còn bị một phen kinh hồn. Cụ Sơt ra tận đầu làng đón Klơng, dẫn về nhà Ơi (nhà ông Kpuih Blang- N.V) bảo: “Blang, thằng Klơng xứng đáng là du kích Jrai mình rồi đó. Hãy giao cho nó một khẩu súng”. Ơi trao súng và 3 viên đạn cho Klơng: “Du kích Klơng, 3 viên đạn đây, mỗi viên đạn phải lấy đầu 1 thằng giặc”. Nhưng 3 viên đạn ấy, Klơng mới dùng có 2 thôi đã chết 7 thằng giặc còn 1 thằng bị thương; viên thứ 3, Klơng đem về trả lại cho Ơi. Năm sau, khi Klơng 15 tuổi, Ơi  mừng tuổi nó 4 quả mìn. Klơng đem mìn ra đường Plei Me đi Thăng Bình, chỗ ngọn đồi trống ven đường, nơi bọn giặc thường chiếm để yểm hộ cho xe đi. Cả 4 quả mìn chớp nổ. 1 trung đội, 50 tên, chết cả, ngọn đồi sạch quang bóng thù”.
Và những cách đánh giặc không thể nào quên
 “Klơng đã sáng tạo ra những cách đánh giặc không thể nào quên- ông Siu Blang cười rất tươi khi nhắc lại chuyện cũ- Đầu tiên là cách bắn xâu táo. Khi viên đạn đầu tiên trong đời của Klơng xâu luôn 1 hàng 5 tên, tất cả du kích trong làng đều truyền nhau để học theo lối xạ kích đặc biệt này. Còn với Klơng, không trận nào Klơng chịu đổi 1 viên đạn, 1 đầu thù. Trận ở trên rẫy, Klơng bắn 3 viên đạn, hạ 7 tên; trận đánh bọn tuần đường Plei Me, Klơng bắn 7 phát, 19 tên lìa đời... Sau bắn xâu táo là những trận đánh mìn kỳ lạ- như một loại mìn “có mắt, biết đánh hơi kẻ thù”. Ở cầu Ia Pia, ở suối Ia Kle, ở đường Plei Me đâu đâu cũng gặp xác thù trôi nổi vì “gặp mìn” của Klơng”. Rồi bất ngờ, giọng ông Sui Blang trở nên xúc động lạ thường: “Cái lần cả đội đánh mìn trên đường Plei Me, diệt gần hết 1 trung đội dân vệ năm 1965 là tôi nhớ nhất. Khi bọn giặc ồ ạt tiếp viện, Tiểu đội trưởng Thia ra lệnh lui quân, đến trưa cả đội mới về đến làng, kiểm tra hàng ngũ thì thấy thiếu Klơng. Cụ Sơt vào nhà, rút mấy mũi A-kam, quát lớn: “Đi tìm thằng Klơng, đi ngay, đi với tau”. Chúng tôi ra con suối đầu làng thì gặp Klơng đang rửa vết thương. Cụ Sơt ôm Klơng vào lòng, còn Klơng thì vẫn cười: “Klơng ở lại đánh cho các anh rút. Bọn giặc đông quá, bắn không được, Klơng nằm im. Thấy chúng tới gần hơn, Klơng mở lựu đạn, để xì 3 giây, tống một quả. Chúng mất đầu 3 thằng, sợ quá, bọn kia chạy hết...”. “Tại sao Klơng không nghe lời”-anh Thia hỏi. Klơng vẫn cười: “Klơng có nghe chứ. Nhưng rút cả rồi ai chặn giặc cho các anh lui. Lúc đó em bị thương rồi. Em ở lại, em chết cũng được vì em còn nhỏ, làm được ít việc. Các anh phải sống, các anh là cán bộ, làm được nhiều việc cho dân mình”.

...Quanh chỗ chúng tôi ngồi, giờ đây đang chảy mãi những nỗi xúc động đến vô cùng. Mí Jek thì cứ cặm cụi thổi  cho ngọn lửa trong bếp tràn ra. Ông Sui Blang thì lặng lẽ nắn nắn đôi vai cho người Xã đội trưởng năm nào. Còn ông Kpuih Blang thì vẫn không nguôi nhìn ra ngoài trời. Ngoài đó, mưa vẫn dai dẳng rớt, diết da như những giọt nước mặn mòi, ép từ bời bời ký ức đang ngân lên trong đôi mắt đỏ hoe của ông. Ông vẫn đang nhớ về một con người Jrai tuổi thiếu niên, chí anh hùng.
Thu Huế
Anh đọc xong thật là vãi dắm, tài thật, tài đến thế là cùng, chỉ bắn có 2 viên mà 7 thằng địch lìa đời, 1 thằng bị thương, rồi bắn 7 phát hạ 19 tên, …thôi anh chỉ tập trung vào một số chỗ in đậm thôi. Đọc đoạn nầy xong cho ta suy nghĩ gì, theo anh lo-gic là phải nầy: Thấy bọn giặc được huấn luyện chính quy, thiện chiến mà như bọn trẻ con mới lên 3 tuổi nhưng nhát gan ấy nhở, khi anh hùng Klơng bắn phát đầu tiên chết 5 thằng xuyên táo ở một hàng, dưng bọn địch ở đó không thèm nhúc nhíc, sợ quá đứng im luôn một chỗ, sợ đến nỗi mà địch vẫn đứng yên ở hàng ngay ngắn, đợi anh Klơng bắn tiếp phát thứ 2, sau đó anh Klơnglại tiếp tục chạy qua hàng khác và ngắm bắn bóp cò, lần nầy đạn anh cũng xiên đến 4 dưng có 3 người chết, còn 1 người bị thương thôi, he he. Điều quá đặc biệt là khi anh Klơng  bắn xong phát đầu mà không bị ăn đạn của bọn giặc do sợ quá ấy mà, còn điều đặc biệt thứ 2 là gì, là nghe tiếng nổ và 4 người lính ngã xuống dưng các hàng khác vẫn đứng im không nhúc nhíc tiếp là sâu nhở, cứ cho là anh Klơng bắn bằng súng đạn 12,7 ly đi và khỏe như Ram-boo đi, loại nầy viên to dễ xiên táo hơn thì địch nó đã chạy tán loạn rồi, mần sâu mà anh Klơng  bắn tiếp phát 2 chỉ chết có 3 thằng 1 thằng bị thương nhở, nghe hơn cả chuyện cổ tích nhá. Hồi trước anh đọc xong mà cười phụt dắm, thế mà cứ ra rả ra rả niên nầy qua niên khác, trẻ con và người lớn trẻ con (loại nầy anh tính cả đám sử da đít thâm ở Việt, các giáio viên sử, sinh viên sử các loại và loài người già, trẻ, trai, gái có cái thủ dưng chỉ dùng mỗi chức năng đội mũ thôi) tuyền nghe và tin như thật 100%, đến giờ không tin về giở sách lịch sử của Việt và Bách Khoa toàn thư mà xem anh nói có đúng không??? Ai có con đang học phổ thông tra dùm anh phát xem nầu, trước anh học là có cái đoạn nầy đấy. Còn tiếp anh hi sinh năm 1975 khi anh 27 tuổi, anh tìm đỏ mắt trên Gúc không thấy bất kỳ một tấm hình nào của anh cả, thế mới tài, phóng viên và các đồng đội kể chuyện chiến đấu cùng anh thật là VCL.
Tóm lại cái đầu dùng để suy nghĩ chứ đừng để đội mũ như bây giờ là sẽ có nhiều cái hay ho, chứ học sử và vui vẻ như văn học chuyện cổ tích nầy thì bỏ mẹ cái khái niệm sử ra khỏi đời sống đi cho đỡ vướng nhở.

Nguồn: Phapphang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Tôi chỉ muốn xem xét các nhà phê bình “chỉ điểm” dưới góc độ phân tâm học

Tôi không phải là dân nghiên cứu văn chương, công việc của tôi là nghiên cứu tâm lý các vật nuôi (gà, lợn, bò, chó, mèo...). Tuy nhiên, tôi cũng khá quan tâm tới các bài viết liên quan đến văn học nghệ thuật vì đó là một sở thích khác của tôi ngoài công việc chuyên môn. Hẳn nhiên là tôi cũng rất biết vụ các nhà phê bình “chỉ điểm” tấn công Nhã Thuyên và gần đây là Trần Ngọc Hiếu, Trần Đình Sử, Đoàn Ánh Dương. Tôi thấy mọi người đều ái ngại cho mấy nhà khoa học bị hại và căm phẫn, khinh bỉ mấy nhà phê bình “chỉ điểm” ấy. Về phần tôi thì có khác một chút, tôi lại rất quan tâm tới những triệu chứng tâm lý bất ổn của mấy nhà phê bình “chỉ điểm”. Trước khi bàn tới vấn đề tâm thần của họ, tôi cũng xin tự giới thiệu thêm về mình đôi chút. Tôi cũng là người yêu nghề, tuy nhiên, việc cứ chuyên tâm nghiên cứu đời sống tinh thần của mấy con vật nuôi hiền lành khiến tôi thấy nhàm chán. Lâu lắm tôi mới phải xử lý một vài ca chó biếng ăn do không thích nghi với môi trường mới (chuyển nhà) hay mèo tự kỷ vì bị nuôi nhốt quá lâu trong nhà. Chính vì thế, gần đây tôi quyết định chuyển sang nghiên cứu đời sống tâm lý con người, chủ yếu là mầy mò, tự học. Xin mọi người đừng cười nhạo nhé, nhiều bác sĩ thú y vẫn chữa tốt những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm phổi hay thấp khớp của con người đấy thôi, vì vậy tôi hoàn toàn có thể tự tin phân tâm những nhà phê bình “chỉ điểm” của chúng ta. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã bị quyến rũ bởi sự bất ổn về tâm lý của cả người lẫn động vật. Còn gì tuyệt vời hơn việc thăm dò những trạng thái hôn ám của tâm trí, đặc biệt là tâm trí con người. Với các nhà phê bình của chúng ta, tôi tự thấy họ cùng một lúc có ba triệu chứng bệnh khá rõ: Masochism (khổ dâm), Sadism (ác dâm) và Personality disorders (rối loạn nhân cách).
Về thuật ngữ masochism, người ta vẫn dịch là khổ dâm, nó dùng để chỉ những người có khuynh hướng thích chịu đựng những nỗi đau về tinh thần hoặc thể xác trong hành vi tình dục. Nhưng thực ra masochism còn có thêm sắc thái nghĩa khác, nó chỉ những loại người có khoái cảm khi bị làm nhục, bị ngược đãi bởi người khác hoặc do chính bản thân tự gây nên. Tôi nhận thấy các nhà phê bình “chỉ điểm” trong những năm qua nhận được rất nhiều lời lăng mạ, sỉ nhục từ phía cộng đồng nhưng họ không hề thấy xấu hổ. Hình như những lời chửi bới ấy còn làm cho họ hứng thú hơn để tiếp tục sản xuất thêm những bài viết mới mà mức độ đê tiện, vô sỉ ngày một tăng dần. Do đó, tôi xin kết luận rằng các nhà phê bình “chỉ điểm” đã mắc chứng masochism.
Về thuật ngữ sadism, thường được dịch là ác dâm, tôi xin nói thêm vài lời. Nó dường như là một sự đối lập với masochism (khổ dâm). Rất ít người mắc cả hai chứng này một lúc nhưng với các nhà phê bình chỉ điểm thì có vẻ lại là như vậy. Sadism chỉ những người có khoái cảm khi tham gia hành hạ về thể xác hoặc tinh thần người khác trong hành vi tình dục. Mở rộng ra, sadism còn chỉ những người có khoái cảm khi gây ra những hành vi bạo lực, tàn ác. Các nhà phê bình chỉ điểm luôn tìm cách xúc phạm, thoá mạ thậm chí tiêu diệt những nhà khoa học nghiêm túc. Đọc những bài viết của họ có thể cảm nhận rõ sự hứng thú, hưng phấn cao độ khi được làm những việc trái lương tâm như vậy. Do đó, tôi xin kết luận rằng những nhà phê bình chỉ điểm mắc thêm chứng sadism.
Về thuật ngữ Personality disorders, thường được dịch là rối loạn nhân cách, tôi cũng nói thêm vài lời. Chứng bệnh này được chia ra rất nhiều dạng. Trong xã hội ta, bệnh nhân rối loạn nhân cách thường ở dạng sau: Người bệnh buộc mình phải là trung tâm của sự chú ý, từ đó có những hành vi, thái độ kỳ dị để lôi kéo sự quan tâm của mọi người. Họ thiếu ăn năn với những lỗi lầm của mình và thường xuyên tái phạm, thiếu trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, sống ích kỷ, mê mải với bản thân. Từ đó, họ có những hành vi, thái độ không thích hợp để phục vụ cho cái “tôi” của mình. Các nhà phê bình “chỉ điểm” của chúng ta cũng thường thích “đốt đền” để gây chú ý. Chưa bao giờ họ thấy ân hận vì những hành vi tồi tệ do mình gây ra, hơn thế nữa, hành vi đó còn ngày một gia tăng. Họ là những cá nhân ích kỷ đến bệnh hoạn, sẵn sàng chà đạp lên tất cả để thoả mãn cái “tôi” của mình. Tôi chưa có thời gian điều tra về gia đình của họ nhưng rất nhiều khả năng họ không được vợ, con yêu quý. Khi về già họ sẽ thường phải sống một mình hoặc trong sự ghẻ lạnh của gia đình.
Tôi cũng không rõ là có nên căm ghét những nhà phê bình chỉ điểm hay không vì thực sự trong mắt tôi là những bệnh nhân cần chữa trị. Tôi cũng không có cơ hội biết rõ những người thuê mướn họ làm “chỉ điểm”, nhưng khả năng mấy người này cũng mắc ba chứng bệnh trên. Điểm khác biệt là chứng sadism (khoái cảm khi bức hại, tấn không người khác) có khả năng nặng hơn mấy nhà phê bình “chỉ điểm” kia. Có điều đáng buồn là những chứng bệnh tâm thần họ mắc phải đều khó chữa, đặc biệt là rối loạn nhân cách. Tôi cũng chưa thấy ca điều trị nào thực sự thành công. Nếu chữa trị cho họ chắc chắn sẽ phải tham khảo các liệu pháp của Freud, Jung, Lacan..., những tên tuổi vô cùng đình đám trong lịch sử lý thuyết phương Tây. Thế nhưng các nhà phê bình chỉ điểm của chúng ta lại căm hận lý thuyết phương Tây vô cùng, nhìn cái cách họ đay nghiến, chì chiết “ngoại biên, trung tâm”, “hậu thực dân” là đủ biết. Không hiểu rồi sẽ phải điều trị họ theo hướng nào. Có anh bạn hay đùa tếu khuyên tôi nên liên lạc với bác sĩ Hannibal Lecter. Tôi vào mạng tra thì hoá ra đó là vị bác sĩ trong phim Sự im lặng của bầy cừu. Ông này là một bác sĩ tâm lý cực giỏi nhưng có sở thích quái đản là ăn thịt người, nhưng phải là những người dung tục, thô lỗ và ông ta coi đó như là một hành vi thanh lọc xã hội. Thực sự, nếu có một Hannibal Lecter thật ngoài đời thì tôi cũng chả nề hà chuyện nhờ ông ấy tư vấn qua email. Biết đâu sẽ có một giải pháp hữu hiệu cho những nhà phê bình “chỉ điểm” của chúng ta.

Ngo?c Thiên Thưc Dân


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam vượt ASEAN, Nga, Nhật… về lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc


Hàng tiểu ngạch từ Trung Quốc được 'tuồn' sang Việt Nam ở một cửa khẩu biên giới. (Nguồn: vi.rfi.fr)
Hàng tiểu ngạch từ Trung Quốc được 'tuồn' sang Việt Nam ở một cửa khẩu biên giới. (Nguồn: vi.rfi.fr)
Không chỉ dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), mức độ lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam còn vượt Nga, Nhật, Ấn Độ, châu Âu…
Đây là nhận định tại tham luận của TS Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Tại thời điểm năm 2005, chỉ số phụ thuộc của ASEAN là trên 17%. 9 năm sau, năm 2014, Việt Nam bị phụ thuộc ở mức 21,7%, trong khi ASEAN tiếp tục giữ mức tối đa khoảng 17%.
Việt Nam đang đứng đầu về tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, vượt ASEAN và các đối tác khác. (Nguồn: Báo cáo của nhóm tác giả CIEM) Việt Nam đang đứng đầu về tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, vượt ASEAN và các đối tác khác. (Nguồn: Báo cáo của nhóm tác giả CIEM)
Nga có mức độ lệ thuộc tăng cao từ 2002, đạt ngưỡng cao nhất vào 2010, và đi ngang từ đó cho tới 2013 ở mức 15,5%.
Ấn Độ giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc xuống còn 12% (2014), so với tỷ lệ gần 14% năm 2007.
Đáng chú ý là Hàn Quốc, Nhật Bản sau một thời gian tăng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì tới 2014 đã giảm về lại mức năm 2004 (trên dưới 14%).
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay, Việt Nam có xu hướng phụ thuộc ngày càng gia tăng ở cả hai lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu. Về nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc, linh kiện từ Trung Quốc.
Có tới 40 trong tổng số 94 ngành của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc – Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết. Trong đó, những ngành có sự phụ thuộc tăng nhanh trên 200%, theo thông tin từ Báo Đất Việt.
Đáng quan tâm hơn là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có 20% là hàng tiêu dùng, còn lại trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày của các doanh nghiệp.
Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa, có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng ‘giải công nghiệp hóa’ sớm khi chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, ông Phương nhận định.
Ông Phương chỉ ra, nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu với Trung Quốc là do hệ thống chính sách định hướng, từ tỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thống động lực… Riêng hệ thống chính sách đã làm cho cơ cấu kinh tế sai lệch, không khuyến khích sản xuất trong nước, làm các ngành công nghiệp luôn nằm ở đáy của chuỗi giá trị.
Hiện nay, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, nếu Việt Nam không chủ động tìm thị trường mới thì sau khi tình hình xấu đi, kinh tế Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, TS Lương Văn Khôi – Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia) đưa ra cảnh báo, theo thông tin trên báo Vnexpress.
Làm sao để “thoát Trung” nhập siêu
Vấn đề phụ thuộc và làm sao để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đã được đề cập tới. Giữa năm 2014, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng trước hết cần phải xem lại khuôn khổ chính sách hoặc quan hệ giữa hai nhà nước.
Xem xét rà soát mối quan hệ, chúng ta có nhiều trường hợp không đưa ra được những quy định chặt chẽ để giúp chính quyền hai bên có thể kiểm soát được. Và chúng ta thường rơi vào thế bị động: khi nào Trung Quốc tạo thuận lợi thì hàng Việt Nam xuất được, khi nào họ cố tình gây khó như đưa ra những vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì chúng ta chịu thua“, bà Lan nói trên Tạp chí Tia Sáng.
Theo đó, để “thoát Trung”, bà Lan chỉ ra những việc cần làm như tích cực tìm kiếm thêm thị trường mới, hạn chế việc khai thác khoáng sản và bán thô,  điều chỉnh lại cách bỏ thầu…
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2014. (Nguồn: Tổng cục Hải quan (Số liệu năm 2014 tính từ đầu năm đến hết tháng 11)Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2014. (Nguồn: Tổng cục Hải quan (Số liệu năm 2014 tính từ đầu năm đến hết tháng 11)
Cũng trên Tạp chí Tia Sáng, bà Lan cho hay: “Đối với ngành hàng dệt may, da giầy, vốn lâu nay đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung Trung Quốc. Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra những chính sách để thật sự hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Về nông sản, cách quan trọng nhất là hiện nay, Việt Nam phải làm sao để tăng cường được chất lượng của các mặt hàng nông sản, có thể chế biến hoặc tăng thêm về chất lượng cho đạt với yêu cầu với các thị trường khác. Tôi nghĩ riêng về việc xuất khẩu nông sản, chúng ta nên học bài học của Philippines. Cách đây 2 năm, khi nước này bị Trung Quốc ép bằng cách không mua chuối của Philippines nữa, thì người dân Philippines đã chuyển rất mạnh sang thị trường khác (như Hoa Kỳ, Nhật Bản…). Các thị trường khác đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng và khi Philippines tập trung vào chất lượng thì kết quả cuối cùng là không những họ xuất khẩu được nhiều hơn mà thu nhập cao hơn đáng kể so với xuất sang Trung Quốc. Việt Nam nên học cách đó”.
Về nhập khẩu, bà Lan cho rằng cần “thực sự khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Bây giờ chúng ta phải làm liền việc này để giảm dần sự phụ thuộc đầu vào từ Trung Quốc đối với tất cả các mặt hàng”.
7 mặt hàng có giá trị tính đến tỷ USD Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 11 tháng năm 2014. (Nguồn: Tổng cục Hải quan (Số liệu năm 2014 tính từ đầu năm đến hết tháng 11)7 mặt hàng có giá trị tính đến tỷ USD Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 11 tháng năm 2014. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, số liệu năm 2014 tính từ đầu năm đến hết tháng 11)
Phan A tổng hợp /daikynguyen

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoảng 14 giờ hôm nay (3/12), bên kia biên giới xuất hiện liên tiếp 4 tiếng nổ lớn làm khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) bị ảnh hưởng, trần nhà ở tòa nhà liên hợp bị bong tróc, rơi rụng.

Vntinnhanh.vn - 

Tòa nhà liên hợp Hữu Nghị mới xây dựng xong, hàng ngày có gần 1000 lượt khách làm thủ tục xuất, nhập cảnh (Ảnh: Duy Chiến)
Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, cả 3 tầng nhà liên hợp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị bị ảnh hưởng; các trần nhà đều xuất hiện rơi rụng từng mảng trần.
Nguyên nhân ban đầu xác định, bên phía Trung Quốc đang thực hiện rà phá mìn còn sót lại ở mé đồi bên trái, đối diện nhà làm việc liên hợp Hữu Nghị. Dư chấn khá mạnh làm ảnh hưởng đến khu vực cửa khẩu, nơi có đông khách làm thủ tục xuất nhập cảnh qua biên giới.
Những tiếng nổ lớn làm xáo động khu vực; một số người làm thủ tục xuất nhập cảnh bất ngờ, hoảng sợ.

Lạng Sơn: Bắt 4 đối tượng đánh bạc, có 1 nữ đảng viên
Công an huyện Hữu Lũng vừa khởi tố, tạm giam 4 đối tượng về hành vi đánh bạc, trong đó có 1 nữ đảng viên.
Trần nhà tầng 3 cửa khẩu Hữu Nghị bị rơi rụng (Ảnh: H.T)
Theo Nguyễn Duy Chiến (Tiền Phong)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vntinnhanh.vn - Đêm qua rạng sáng nay 7/12, trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội đã xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng làm ít nhất 2 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương nặng.


thảm sát ở Hà Nội
Hiện trường căn nhà xảy ra vụ thảm sát. (ảnh: Minh Chiến/Thanh niên)
4 người thương vong trong vụ thảm sát được xác định là gia đình ông Nguyễn Lương Chuân (57 tuổi, trú tạ xã Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội).
Ông Chuân và con trai mình, anh Nguyễn Lương Chỉnh (SN 1988) bị một kẻ lạ mặt sát hại vào rạng sáng 7/12. 2 người còn lại bị thương nặng, đang cấp cứu tại bệnh viện là bà Nguyễn Thị Thân (55 tuổi, vợ ông Chuân) và anh Nguyễn Lương Tuân (32 tuổi, con trai cả ông Chuân).
Đến lúc này, theo lời kể từ bà Thân, lực lượng công an đã phác họa bước đầu về chân dung hung thủ gây ra vụ thảm án. Tên này hơi gầy, cao khoảng 1m60, khi gây án mặc áo màu nâu.
thảm sát ở Hà Nội
Bà Thân, người mất cả chồng và con trai trong đêm. (Ảnh: Công an nhân dân)

Hung thủ thảm sát Yên Bái viết đơn xin giảm án tử hình
Vntinnhanh.vn - Đặng Văn Hùng, hung thủ gây ra vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái đã nhờ người viết đơn xin tòa phút thẩm giảm án từ tử hình xuống chung thân.
Bà Thân kể tại xã Canh Nậu, các gia đình thường chỉ khóa cổng, không khóa cửa nhà do an ninh ở đây rất tốt. Nhà bà Thân có kinh doanh đồ gỗ, thuộc diện khá giả trong thôn. Anh Tuân, con trai bà mới sắm một chiếc ti vi trị giá 40 triệu cùng nhiều vật dụng đắt tiền khác.
Vào khoảng 1h30 phút rạng sáng ngày 7/12, ông Chuân và anh Chỉnh phát hiện có kẻ đột nhập vào tầng 2 nhà mình. Cả hai hô hoán, vật lộn kẻ lạ mặt đang cố chạy trốn. Tên trộm chống cự, cầm dao đâm liên tiếp những người trong nhà.
Người dân địa phương cho biết trong khoảng thời gian trên họ nghe thấy nhiều tiếng kêu và la hét từ phía nhà ông Chuân. Tới nơi, mọi người phát hiện 4 người nhà ông Chuân bị đâm gục nên đã đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên do vết thương quá nặng, ông Chuân và anh Chỉnh đã không qua khỏi.
Tại hiện trường căn nhà, lực lượng công an TP Hà Nội đã phong tỏa, tiến hành khám nghiệm tử thi. Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã tới hiện trường chỉ đạo điều tra vụ án.
Hà Phương

Phần nhận xét hiển thị trên trang