Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

TS Trần Đình Thiên: Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn!


(NLĐO)- Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 diễn ra ngày 27-8, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng ham rẻ "ôm" lấy nền kinh tế Trung Quốc tức là ôm lấy sự bất ổn.
TS Trần Đình Thiên trả lời phỏng vấn báo chí tại 
Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 - Ảnh: Thuỳ Dương
Theo TS Trần Đình Thiên, trước diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốcthời gian qua, nhất là động thái điều chỉnh phá giá đồng nhân dân tệ thì về ngắn hạn, Việt Nam được thụ hưởng hàng hoá giá rẻ. Nhưng cần cảnh báo là tình hình này chứa đựng nguy cơ thích hàng rẻ, thích hàng hoá đẳng cấp thấp của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Thiên, cấu trúc công nghiệp dựa vào đầu vào từ Trung Quốc hoàn toàn không tốt và diễn biến gần đây có thể là cơ hội để chúng ta thay đổi cấu trúc.

“Cũng như sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này? Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn” - TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nói.

TS Thiên cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. “Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam. Việt Nam cần theo nguyên lý chung là không nên tiếp nhận cơ cấu cũ của họ bởi vì họ cũng không cao lắm, họ bỏ đi mà mình xài thì được cái lợi là rẻ nhưng lại mất đi vài chục năm phát triển” - ông Thiên cảnh báo.

TS Thiên cho rằng về cơ bản, Việt Nam cần tái cấu trúc đuợc, đồng thời, cố gắng hướng đến những mục tiêu với tầm nhìn dài hơn.


Ph.Nhung
http://nld.com.vn/kinh-te/ts-tran-dinh-thien-om-lay-trung-quoc-la-om-lay-bat-on-2015082715240321.htm

GS Trần Hữu Dũng bình luận: "TS Thiên cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. “Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam." Có lẽ phóng viên ghi không kỹ hay sao chứ chẳng lẽ ông này nói cái gì kỳ vậy? ("Cấu trúc kinh tế" là một ý niệm vô hình, bỏ nó đi thì bỏ, chứ sao lại phải đem sang chỗ khác như cái bàn, cái ghế?)

http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm  27/8.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

30 phút sau..

Hợp thức hóa mại dâm: Kỹ nữ muốn nhưng...sợ

Đọc bài này cũng như các bài khác về mại dâm, mình cứ buồn cười vì trăm bài như một, đều kết thúc bằng đoạn sau cứ y như theo khuôn của tuyên giáo: "Theo như thỏa thuận sẵn từ trước, 30 phút sau khi vào nhà nghỉ, cậu bạn đi cùng tôi gọi điện thoại. Lấy lý do bận việc cá nhân tôi từ chối việc "sung sướng" rồi rời khỏi phòng". Thử hỏi có thằng đàn ông khỏe mạnh nào cư xử như vậy không ? Chẳng nhẽ đám phóng viên toàn loại FA ? Đọc bài này có thấy các cô sợ đâu ? Ngược lại các cô rất mừng.
Hợp thức hóa mại dâm: Kỹ nữ muốn nhưng...sợ
(Tệ nạn xã hội) - Thông tin về việc hợp thức hóa mại dâm, thành lập "khu nhạy cảm" khiến giới hành nghề mại dâm vừa phấn khởi vừa lo lắng. Nữ trinh sát vào vai "gái gọi" để dẹp mại dâm / TP.HCM đề xuất lập "khu nhạy cảm": Nếu đã đặng chẳng đừng...

Tiếp tục thâm nhập vào giới gái mại dâm Hà thành, tôi cùng cậu bạn tìm đến công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng- HN). Không gian càng về đêm càng vắng vẻ và tĩnh mịch. Khu vực đường Lê Duẩn là địa bàn hoạt động chính của gái mại dâm về đêm. Đằng sau bóng cây cổ thụ và ánh đèn mờ nhạt buổi đêm là những cô gái ăn mặc mát mẻ, gợi cảm.

Người thì đứng lên đi lại, người thì ngồi tạm vào mép tường của công viên, trên tay cầm điện thoại lướt web chờ khách. Phía đằng xa, cách đó chừng 10m là mấy quán nước, mà nhiệm vụ chính là cảnh vệ, quan sát xung quanh.

Thấy người lạ tiến lại, mấy cô gái này tỏ vẻ cảnh giác, cũng không chủ động trò chuyện, mời gọi.

Sau vài câu hỏi han, ngã giá, phóng viên được cô gái tên Mai dẫn đến khu nhà nghỉ nằm trong ngõ sâu đường Lê Duẩn. "250000/lần là giá rẻ rồi đấy anh. Bọn em đã trả luôn tiền phòng rồi. Các anh vào đây là chỉ để hưởng thụ sung sướng thôi". Mai mạnh dạn nói.

Theo lời cô gái này, thì cô đã hành nghề được 6 năm rồi. Quê cô ở mạn Cao Bằng, nhà nghèo không được ăn học tử tế, đến năm 15 tuổi thì xuống Hà Nội làm thuê. Đầu tiên là đi rửa bát, bưng bê phục vụ, nhưng sau đó thì được giới thiệu vào quán cà phê làm.

"Mới đầu em cũng kiên quyết phản kháng, không tiếp khách. Nhưng sau thấy công việc vất vả quá, làm mãi không có tiền nên đánh liều thử. Bây giờ thì cũng quen rồi. Mỗi người một nghề, làm nghề nào theo nghề đó mà anh".

Mai kể rằng, lên mạng đọc báo cũng thấy mọi người tranh cãi về việc thành lập "khu nhạy cảm", công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp.

"Mấy chị em làm nghề cùng em cũng phấn khởi khi biết tin lắm. Mỗi đợt cao điểm là chị em lại phải lẩn trốn, không dám đi làm. Nếu được xã hội công nhận thì công việc sẽ đều hơn. Tuy nhiên em chỉ băn khoăn việc phân chia địa bàn, khách hàng rồi tiền nong nữa". Mai chia sẻ.

Theo như thỏa thuận sẵn từ trước, 30 phút sau khi vào nhà nghỉ, cậu bạn đi cùng tôi gọi điện thoại. Lấy lý do bận việc cá nhân tôi từ chối việc "sung sướng" rồi rời khỏi phòng. Khi chia tay, cô gái vẫn dịu dàng : "Lần sau anh có nhu cầu thì cứ ra đây nhé. Em sẽ phục vụ bù".

Hoàn Nguyễn
http://baodatviet.vn/phap-luat/te-nan-xa-hoi/hop-thuc-hoa-mai-dam-ky-nu-muon-nhungso-3283677/?paged=2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỠI CÁC CHIẾN SĨ! NHÂN DANH DÂN CHỦ, HÃY ĐOÀN KẾT LẠI

Phần nhận xét hiển thị trên trang

một gã nhà thơ rách nát hoang tưởng

Tôi hay nhớ những màu mình từng nhìn thấy, một chút, dù chỉ một chút thôi.
Chẳng hạn, ánh sáng thường có màu xanh của gió. Có lần tôi ngồi trong phòng (thì quá khứ), gió sẽ (thì tương lai) tung bay làm mái tóc của tôi xanh biếc? Hay gió sẽ (cũng thì tương lai) biến chúng thành đám rơm màu xanh? Tóc màu xanh, đó là màu của sự mơ hồ, hay màu của một loài chim?
Tôi biết loài chim này. Ở thì quá khứ, khi màu xanh hoà bình đã kết thúc màu xám ám khói, tôi nghe được chúng nói chuyện bên cửa sổ: “Chúng ta thật là may mắn. Chính phủ màu đỏ sẽ (thì tương lai) chăm sóc bộ lông màu xanh của chúng ta. Đừng lo lắng quá, vì không có ai bị thương. Người ta sẽ (thì tương lai) thả hết tù binh.”
Sao thì tương lai lại màu đỏ? Vậy thì quá khứ màu gì? Và tại sao lại bị thương? Chẳng lẽ đã hoà bình rồi chú chim cũng phải tìm một nơi nào đó, kín đáo làm đơn xin tự tử để không phải đi tù hay cải tạo? Đôi khi tôi muốn nhìn thấy khuôn mặt của chú chim khi bị thương. Chắc chú cố trốn thoát và bay ra biển. Tôi muốn nhìn thấy chú đau đớn như thế nào, có giống như cú rướn lên của con người khi sắp bị treo cổ không?
Có lần chú chim nói: “Bạn cũng có riêng cho mình một con chim rồi cơ mà. Bạn đừng tưởng con chim của bạn màu đen. Bạn chỉ cần màu xanh là đủ, vì thành phố nơi bạn sống bây giờ rất thanh bình, nó có một khu vườn.”
Khu vườn? Tôi quá biết màu của nó, vì mỗi bình minh và mỗi hoàng hôn tôi vẫn cùng mọi người đi ngang qua đó. Khu vườn màu buồn thiu. Khi khu vườn đổi màu từ xanh sang đỏ thì người ta chuyển từ trồng hoa sang trồng sắn. Trẻ em hồn nhiên bước qua, người lớn thì đi chậm hơn. Họ chăm chú lướt qua các trang tin thời sự dán trên các tấm bảng gỗ bị nứt với đôi tai có mái che và giọng nói bị bóp nghẹt, tay nắm chặt mớ tem phiếu nát nhàu, màu mồ hôi.
Và tôi đã nhìn thấy nàng.
Nàng nằm trong khu vườn, khuất lấp như cách chú chim màu xanh hay làm, đó là cố giấu mình ở nơi dễ tìm thấy nhất.
Nàng còn trẻ, màu tóc hơi vàng, nhưng màu vàng của tóc bị ố mờ, hoá thành màu nâu nhạt như máu khô. Có lẽ tóc nàng đã bị bám quá nhiều bụi bẩn. Tôi ước gì có mưa sa trên tóc cho thêm lãng mạn khi nàng cuộn tròn trên thảm cỏ. Sau đó nàng ngồi dậy, đội chiếc mũ cối đi ngang qua ngôi nhà cũ trong khu vườn, với bức tường màu khói. Nàng bước đi với ngôi sao trên mũ, và tay nàng cầm một cái ca nhôm màu đỏ, ngửa ra.
Có thêm nàng, nên bây giờ chúng tôi là hai người. Tôi vẫn cảm thấy mình có một đồng xu trong túi.
Tôi không nhìn vào chiếc ca nhôm của nàng, sợ làm rơi một cái gì đó, nghe như tiếng vang từ tóc nàng, làm sự thương hại của tôi lộ ra, và nàng (thì tương lai) sẽ ghét.
Tôi nhớ ngày xưa, mẹ có lần đưa tôi lên thành phố màu bình yên và lộng lẫy. Chúng tôi đi từ thì quá khứ đến thì hiện tại, hình như để tô màu cầu vồng hay màu gì đó mà tôi đã quên. Nhưng tôi vẫn nhớ một người đàn ông để râu, mặc áo chàm rách rưới với cái mũ màu lá. Nhớ cái cách ông ta ngửa tay ra và nghiêng người về phía trước để đón bắt mọi thứ. Phía trên chòm râu ấy là hai con mắt liếc nhanh như chớp. Ông ta cám ơn mẹ tôi với giọng nói nặng trĩu trong một cơ thể trống rỗng. Và màu của ông ta thì hơi lạnh như màu thép, màu mã tấu, màu dã man.
Bây giờ tôi không thấy chiếc mũ màu lá nào để ném đồng xu vào. Cái ca nhôm màu đỏ của nàng không phải là cái mũ.
Tôi vẫn cảm thấy mình có một đồng xu trong túi, và nàng thì đang ngủ, rất say, tôi không có cách nào để đánh thức nàng dậy. Có lẽ nàng không muốn nhìn bức tường màu khói. Hay vì tôi đến khu vườn quá muộn, khói đã tan và nàng đã kiệt sức? Tôi ngắm nàng, tự hứa rằng nếu nàng muốn thì tôi sẽ giúp đỡ, nhưng màu im lặng hay màu giả vờ đã xuất hiện, ngăn tôi lại. Tôi cũng biết khi pha hai màu đó lại với nhau, cơ thể nàng đổi từ màu sợ hãi thành màu bạo lực, để che giấu màu nghèo đói.
Có lẽ ngày hôm sau tôi sẽ quay lại khu vườn.
Tôi nghĩ nếu thấy nàng, tôi sẽ lập tức thả vào cái ca nhôm màu đỏ của nàng một đồng xu, mặc kệ tiếng vang từ mái tóc màu vàng của nàng. Tôi sẽ cúi vào cái ca nhôm, nhìn xuyên qua đó như một cái ống nhòm, nhìn lại hình ảnh ông già râu tóc ngày xưa, cái cách ông cúi người xin ăn rất sành điệu không như nàng bây giờ hay uốn éo.
Tôi quyết sẽ đánh thức nàng, cả khi nàng đang mê ngủ. Vì thế tôi giữ đồng xu trong túi của mình, tìm đến khu vườn, đi ngang qua ngôi nhà cũ màu khói của nàng, nhưng nàng không còn ở đó nữa.
Có thể nàng đi tìm con nàng, đứa trẻ màu ngơ ngác đã bỏ đi kiếm ăn vì đói, khi nàng cứ lo thay màu, từ xanh sang đỏ. Nàng thích gặm nhấm ông già như một quá khứ, sướng mê tơi với màu lá đỏ lộng gió núi ngày nào của nàng, dù điều đó làm nhiều người chết xanh mướt màu sốt rét.
Tôi bây giờ không biết quên, không biết nhớ. Nhưng tôi tiếp tục tìm nàng. Tôi có thể đi qua nhiều khu vườn, nhiều ngôi nhà màu khói, vì tôi biết có rất nhiều khu vườn và có rất nhiều ngôi nhà trên đời này. Khói lửa đã từng bao trùm khắp nơi, nhưng không phải nơi nào cũng tan nát như nhau, vì sự thù hận không phải nơi nào cũng như nhau.
Có người nói một Ông Vua đã tìm thấy nàng và tẩy sạch màu của nàng, để nàng phụng sự cho ông ấy, Vì ngoài màu xanh của khu vườn nàng còn có cả màu xanh của biển, nên nhiều gã si tình muốn lấy lòng nàng vẫn hay gào lên: biển ôi đảo ôi nước sôi, hay biển ôi trong trái tim tôi, để có quạt mo phe phẩy nắm xôi. Tôi thì tôi không tin, đời làm gì còn có Ông Vua. Nếu có, thì Ông Vua làm gì có đồng xu, và nếu cái ca nhôm màu đỏ mà không có tiếng rơi của đồng xu âm vang thì làm sao nàng đồng ý? Thế nên tôi vẫn yên tâm mải miết đi tìm nàng. Tôi chỉ dừng lại khi tìm thấy nàng, vì tôi biết mình vẫn còn một đồng xu trong túi.
Trong câu chuyện này, nàng không phải là đất nước, nên dĩ nhiên đứa con ngơ ngác kiếm ăn của nàng không phải là nhân dân, còn ông già thì không phải đi ăn mày, màu khói không phải ôm bom liều lĩnh, đồng xu không phải mặt dày vay nợ rồi đổ lên đầu con cháu.
Chỉ có tôi thì đúng là tôi, một gã nhà thơ rách nát hoang tưởng, nhưng cứ thích lo bao nhiêu chuyện bao đồng cho nhân loại, chuyện của mình với nàng và cái ca nhôm thì tôi lờ đi...




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến lược của Hoa Kỳ bắt đầu.


Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!

Chưa đầy 3 tuần thị trường chứng khoán TQ mất 2700 tỷ Mỹ Kim.

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?

Đảo nhân tạo TQ xây dựng phi pháp trên Biển Đông.

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Quân cảng Cam Ranh Việt Nam.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.

92% người dân Việt Nam muốn thoát Trung nghiêng về Mỹ.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện đổi mới lần II, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!

Nguyễn Đình Phùng

Nguồn: http://vdexpress.de/chien-luoc-triet-ha-trung-quoc-cua-hoa-ky-bat-dau/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn nghĩ sao về điều này?

10 nghề lương cao nhất ở Mỹ năm 2015

Danh sách 10 nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ trong năm nay theo xếp hạng của CareerCast, trang CNBC giới thiệu…
10.Dược sỹ
Lương trung bình năm 2015: 120.950 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 14% Giảm hai bậc so với xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ năm 2014, nghề dược sỹ năm nay hưởng mức lương trung bình 120.000 USD. So với năm ngoái, những người làm nghề dược sỹ ở Mỹ được trả thêm 4.000 USD.
9. Kiểm soát không lưu
Lương trung bình năm 2015: 122.340 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 1% Tăng hai bậc so với xếp hạng năm ngoái lên vị trí thứ 9, nhưng nghề kiểm soát không lưu chứng kiến mức lương giảm. Năm ngoái, mức lương trung bình của kiểm soát không lưu ở Mỹ là 122.530 USD, cao hơn khoảng 200 USD so với mức lương của năm 2015.
8. Nhà khoa học dữ liệu
Lương trung bình năm 2015: 124.150 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 15% Lần đầu lọt vào xếp hạng này, nhà khoa học dữ liệu đã đẩy hai nghề bác sỹ chuyên khoa chân và luật sư khỏi top 10.
7. Bác sỹ chỉnh hình răng
Lương trung bình năm 2015: 129.110 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16% Tụt hạng từ vị trí số 4 trong xếp hạng năm ngoái, nghề bác sỹ chỉnh răng chứng kiến mức giảm hơn 20.000 USD trong thu nhập trung bình của năm 2015 so với năm ngoái.
6. Kỹ sư dầu khí
Lương trung bình năm 2015: 130.050 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 26% Duy trì vị trí thứ 6 năm thứ hai liên tiếp, nghề kỹ sư dầu khí có mức lương trung bình 130.000 USD trong năm 2015. Khác với nhiều nghề y khoa trong top đầu, nghề kỹ sư dầu khí chỉ yêu cầu bằng cử nhân để theo đuổi sự nghiệp.
5. Nha sỹ
Lương trung bình năm 2015: 146.340 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16% Giảm một bậc so với năm ngoái, nhưng lương trung bình của các nha sỹ ở Mỹ trong năm nay vẫn tăng đáng kể so với mức 140.000 USD trong năm 2014.
4. Điều hành doanh nghiệp cấp cao
Lương trung bình năm 2015: 173.320 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 11% Các nhà điều hành doanh nghiệp cấp cao ở Mỹ là những người được trả lương cao nhất nếu không tính đến những ngành liên quan đến y tế, sức khỏe.
3. Bác sỹ nội khoa (đa khoa)
Lương trung bình năm 2015: 180.180 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18% Xuống hạng từ vị trí số 2 trong xếp hạng năm ngoái, bác sỹ nội khoa (đa khoa) chứng kiến mức lương trung bình giảm 7.000 USD.
2. Bác sỹ tâm thần
Lương trung bình năm 2015: 181.880 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18% Lương trung bình của bác sỹ tâm thần ở Mỹ năm nay tăng 3.000 USD so với năm ngoái, đưa nghề này lên vị trí số 2 của xếp hạng.
1. Bác sỹ phẫu thuật
Lương trung bình năm 2015: 352.220 USD Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18% Nghề bác sỹ phẫu thuật một lần nữa chiếm vị trí số 1 trong xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ. Năm ngoái, mức lương trung bình của nghề này ở Mỹ là 230.000 USD. Chỉ sau 1 năm, mức lương đã tăng vọt qua ngưỡng 350.000 USD.
Theo Việt Nam Net

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ SỐNG CỦA NHÂN LOẠI ĐANG NẰM TRONG TAY BỌN LÁI SÚNG?


Bọn cầm quyền ở một số nước đang chạy đua vũ trang bằng những loại vũ đắt tiền để giết người hàng loạt:
"Máy bay ném bom chiến lược PAK DA sẽ có khả năng mang vũ khí siêu thanh, điều đó khiến phi cơ này trở nên đặc biệt nguy hiểm với nước Mỹ. Phát triển vũ khí siêu thanh đang trở thành xu hướng mới trong nỗ lực khẳng định sức mạnh quân sự giữa các nước lớn. Nga, Mỹ và Trung Quốc đang ra sức chạy đua trong cuộc chiến công nghệ siêu thanh. Bên cạnh đó, việc Washington thiết lập lá chắn tên lửa toàn cầu đến sát biên giới đang đe dọa khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Moscow. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có hệ thống mồi bẫy khá tinh vi, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Moscow cần một vũ khí có khả năng vượt qua lá chắn phòng thủ. Tốc độ chính là mấu chốt trong vấn đề chọc thủng hệ thống đánh chặn".- Zing
Cuộc sống của con người đang nằm trong tay của bọn lái súng các bác thấy thế nào?
Tài nguyên của các dân tộc nghèo bị các nước giàu chiếm đoạt bằng các hình thức nên họ dư này & vũ khí của bọn lái cạnh bên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang