Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Một dân tộc không thể trưởng thành, khiến Quốc gia suy đồi, biểu hiện như thế nào?

+ Khi một người, dù từng tinh hoa đi nữa, một thế lực, dù đã có chút công chăng nữa, lại có thể đơn phương lấn át những lực lượng xã hội còn lại, đặt mình cao hơn, lớn hơn cả dân tộc, tệ hơn là các cộng đồng khác chịu thần phục nó bởi không tìm nổi chỗ đứng do sự bất công mà bị mòn mỏi, tự ti, yếu đuối, bạc nhược đi

+ Nhà cầm quyền không thực cầu thị phản tỉnh với lich sử, chỉ tìm cách điêu trác, tô vẽ đắp điếm cho mình màu mè, cho quan trọng hoá vai trò... nhằm khẳng định điều của mình là tuyệt đối, việc làm của mình là luôn nhất! ( cải cách này kia... và không thành tâm nhận thức lại về hậu quả tệ của những chương trình báo hại xã hội lại tự ca một cách mĩ miều... là những ví dụ )

+ Mọi giới phải an phận thủ thường, mũ ni che tai, ăn quẩn cối xay, bức bối mê ngủ mãi trong không gian tù túng được khoanh sẵn vòng tròn chuyên chế tự mị và với những lề thói tập quán hủ tục, đội mũ kim cô tư tưởng mà tự sướng, đã thế ai cũng muốn nhoi lên hào phú, được ăn trên ngồi chốc kẻ khác với hủ tính tiểu hữu làm nhu nhược đi từng người

+ Các tổ chức không hình thành được những giá trị, năng lực tạo ra những sản phẩm thực tiến bộ, có sức mạnh đẩy phóng, góp phần đưa quốc gia đến tương lai tươi sáng, đáng kính trọng. Bị những 'hố đen' văn hoá, giáo dục, lãnh đạo sai lầm....nuốt chửng vào lòng nó, nghiền nát những tiềm năng và nhân tố tích cực

+ Các cơ chế vận hành xã hội xiên xẹo, xổi thì, lầm lạc trong cơ chế thị trường, méo mó về các chuẩn mực, 'lạc đà rúc cát' trước các vấn đề và thách thức, luật pháp bị trùm tối trong 'lệ làng'...trì trệ dị ứng với tiêu chuẩn văn minh quản trị... Đi giật lùi, rò rẫm đến tương lai với kinh nghiệm quá khứ tiểu nông và đối nhân xử thế đầy bất trắc.

+ Tâm lý bất lực trước kẻ xấu, im lặng trước việc xấu, nhiều người tìm được lý do cho tồn tại điều xấu của mình, sống chung với cái xấu, nhân bản thói xấu, hả hê dùng cách xấu để hành nhau...Nhưng bị mất lòng tin về những biểu hiện tốt mà nghi ngờ sự hảo tâm là đánh bóng tên tuổi, với nghệ sĩ khóc thương thân phận trẻ nghèo là diễn kịch, trước sự tận tâm của một quan chức cho là mị dân, dè bỉu một giáo sư ăn mặc xuềnh xoàng dạy học sinh miền núi là giả vờ... Thực ra lòng tin đã bị tước đoạt, tính tốt đã bị lạm dụng bao lâu...

Xã hội như thế thì sáng tạo là thực tế xa vời, khai phát được tư tưởng mới là viển vông, chỉ thải loại vào chính trong lòng nó những tích tụ xú uế độc hại. Không chuỗi liên kết nào muốn dung nạp nó, vì nó có khuynh hướng hấp thụ điều xấu từ bên ngoài, không thể tự thay đổi mà dần mục ruỗng hoặc bị náo loạn bên ngoài đập vỡ, nguy hiểm hơn bị lợi dụng cho những mục tiêu thấp kém của kẻ khác

Lê Nam Cảnh Sưu tầm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vấn đề biển Đông có thể đứng đầu chương trình nghị sự khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng tới

NLĐ:

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan ở thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia bước vào ngày làm việc cuối cùng hôm 6-8. Căng thẳng ở biển Đông tiếp tục là chủ đề nóng tại một loạt cuộc gặp đa phương.
Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) có sự tham gia của ngoại trưởng 27 nước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về những diễn biến gần đây ở biển Đông, trong đó có hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc và nguy cơ quân sự hóa những nơi này. Quan chức này cũng thúc giục sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột và giải quyết các bất đồng.

Ngoại trưởng các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hôm 6-8 Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hôm 6-8 Ảnh: REUTERS

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước tham gia cấp cao Đông Á lần thứ 5, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ này một lần nữa cáo buộc Trung Quốc cản trở sự tự do đi lại trên biển và trên không ở biển Đông bất chấp những cam kết không làm thế.
Theo ông Kerry, việc Bắc Kinh xây dựng các cơ sở trên đảo nhân tạo ở biển Đông để phục vụ những mục đích quân sự có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
“Sự tự do đi lại trên biển và trên không là những trụ cột quan trọng của luật pháp hàng hải quốc tế. Bất chấp lời cam kết tôn trọng những sự tự do trên, chúng ta đã chứng kiến điều ngược lại trong những tháng gần đây. Tôi nói rõ là Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ hạn chế nào đối với sự tự do đi lại trên không và trên biển cũng như hạn chế đối với việc sử dụng hợp pháp vùng biển” - ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Theo Reuters, ông Kerry có ý nhắc đến việc Trung Quốc không ít lần cảnh báo máy bay Philippines và máy bay Mỹ đến gần những đảo nhân tạo phi pháp mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 5-8 nói nước này đã ngưng hoạt động cải tạo đất ở biển Đông, đồng thời khẳng định cả ASEAN và Trung Quốc đều có chung mong muốn giải quyết vấn đề gai góc này thông qua đối thoại.
Phản ứng trước tuyên bố trên, ông Kerry cho rằng Bắc Kinh không chỉ ngừng xây đảo mà còn phải chấm dứt luôn hành động “quân sự hóa” ở biển Đông.  Các chuyên gia nhận định việc ông Kerry thẳng thừng chỉ trích Bắc Kinh trước mặt Ngoại trưởng Vương Nghị có thể khiến vấn đề biển Đông đứng đầu chương trình nghị sự khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Washington vào tháng tới.
Chứng kiến những động thái làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc, Nhật Bản đang cân nhắc tặng Philippines 3 máy bay Beechcraft TC-90 King để tuần tra biển Đông. Theo Reuters hôm 6-8, Nhật Bản vẫn chưa chính thức ngỏ lời với Philippines về kế hoạch nói trên, được xem là một lựa chọn thay thế loại máy bay trinh sát P3-C mà Manila muốn có để theo dõi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Cải tạo đất làm tăng căng thẳng ở biển Đông
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra thông cáo chung, trong đó bày tỏ quan ngại đối với các diễn biến gần đây trên thực địa ở biển Đông. Văn kiện này cũng ghi nhận sự quan ngại sâu sắc của một số bộ trưởng đối với việc cải tạo đất ở biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết hầu hết thành viên ASEAN đều muốn có một tuyên bố “thống nhất, toàn diện” về vấn đề biển Đông bất chấp sức ép của Trung Quốc. “Điều quan trọng là ASEAN phải thể hiện sự đoàn kết bởi khó có thể có giải pháp cho những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trong tương lai gần” - quan chức này nhận định.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

(NLĐO)- Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thứ 4 Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc với thỏa thuận chuẩn bị để sớm ký hiệp định này.


Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận chuẩn bị để ký hiệp định về thác Bản Giốc - Ảnh: Phạm Dương
Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận chuẩn bị để ký hiệp định về thác Bản Giốc - Ảnh: Phạm Dương
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, từ ngày 2 đến 6-8 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra đàm phán vòng 4 Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trưởng đoàn phía Việt Nam là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Tham tán Vụ các vấn đề Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết vòng đàm phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và cầu thị. Hai bên đã tập trung trao đổi về các nội dung còn tồn đọng và đã đi đến thống nhất đối với tất cả các điều khoản của Hiệp định. Hai bên nhất trí sẽ nhanh chóng hoàn thành công tác thẩm định theo quy định của nội luật mỗi nước và sớm tổ chức vòng đàm phán tiếp theo để chuẩn bị ký kết Hiệp định này.
Kết thúc vòng họp, hai bên đã ký Biên bản kết quả đàm phán.
D.Ngọc

Đây, dân nói như này các đồng chí ạ:


CÓ CHƯƠNG TRÌNH "LẮNG NGHE TRẺ EM NÓI" CỦA QUỐC HỘI
Sáng nay nghe bập bõm trên VTV có chương trình "Lắng nghe trẻ em nói" do Quốc Hội phát động.
Có cần phải bầy vẽ ra cho tốn tiền không nhỉ? Hoang Sa Đúng là trò diễn vô duyên. Việc cần hỏi người lớn (Hỏi Dân) thì không hỏi nhưng hễ bị phản đối thì lại núp bóng "thể theo nguyện vọng, tình cảm của nhân dân"/ "được đa số nhân dân ủng hộ"... Lời tâm huyết của các bậc trí thức thì bỏ ngoài tai, giờ lại bảy vẽ chuyện hỏi trẻ con!!!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket
Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde,
Biên dịch: Lý Vân Anh
Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết.
Theo các con số chính thức đưa ra thì GDP của Trung Quốc tăng 7,5% trong quý II. Nhưng các chuyên gia tin rằng trên thực tế, con số này chỉ khoảng 4 đến 5%. “Mức tăng trưởng này sẽ duy trì ở mức 5% trong những năm tới, và còn lâu mới trở lại được mức 10% trước khủng hoảng”, theo Adam Slater, tạp chí Oxford Economics. Trong khi đó, các nhà phân tích của Natixis cho rằng mức tăng trưởng này sẽ giảm xuống còn khoảng 3% trong thập niên tới.
Trong tháng 7, sản lượng công nghiệp chế tạo của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong hai năm vừa qua. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do công ty tài chính Markit kết hợp với tập đoàn truyền thông Trung Quốc Caixin tính toán chỉ đạt 47,8. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2013. Chỉ số PMI phải đạt trên 50 mới thể hiện sản xuất được mở rộng, nếu chỉ số này ở mức thấp hơn, nó cho thấy sản xuất đang thu hẹp lại.
Biến động dân cư và suy giảm khả năng cạnh tranh
Đâu là nguyên nhân của tình trạng suy thoái này? Trước tiên là các nguyên nhân cơ học. “Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu thập kỷ là do hiệu ứng đi tắt đón đầu, giờ đây, hiệu ứng đó ít còn tác dụng”, chuyên gia về Trung Quốc Jean-Joseph Boillot cho biết. Nền kinh tế Trung Quốc, cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư, đang hướng tới một mô hình cân bằng hơn là dựa trên tiêu dùng.
Cùng lúc đó, nguồn lao động tưởng chừng vô tận của Trung Quốc cũng cạn dần do dân số già đi. Hơn nữa, mức tăng tiền lương bình quân (11,6% mỗi năm trong điều kiện thực tế suốt thập niên vừa qua) đã làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của nước này. “Trước những biến động lớn này, việc đà tăng trưởng bị chậm lại là không tránh khỏi,” Vijlder William và Christine Peltier, hai chuyên gia thuộc ngân hàng BNP Paribas kết luận.
Sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc sẽ dẫn tới những hệ quả gì đối với kinh tế toàn cầu? “Điều này khó nói trước vì còn phụ thuộc vào các điều kiện đi kèm với đà suy giảm này”, hai chuyên gia kinh tế của BNP Paribas giải thích. Nếu sự suy giảm này diễn ra đột ngột và kèm theo việc bong bóng nợ doanh nghiệp vỡ, thì toàn bộ thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt và đầu tư nước ngoài sẽ trở lại cảnh bấp bênh. Ngược lại, nếu sự suy giảm này diễn ra từ từ và được kiểm soát tốt thì tác động sẽ nhẹ nhàng hơn.
“Trong cả hai trường hợp, tác động sẽ ít hơn cuộc khủng hoảng năm 2009,” Sylvain Laclias, chuyên gia của Pháp tại ngân hàng Credit Agricole nhận định. Các nước trên thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.
Thiệt hại nhất là các nước xuất khẩu nguyên liệu
Chịu ảnh hưởng lớn nhất đương nhiên là các nhà cung cấp nguyên liệu. Để đảm bảo nhu cầu phát triển hạ tầng khổng lồ của mình, trong những năm qua, Bắc Kinh đã ngốn tới 51% lượng tiêu thụ than, 50% lượng đồng và 11% nhu cầu dầu toàn cầu. Việc Trung Quốc giảm nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu sẽ ảnh hưởng tới Brazil (thị trường Trung Quốc chiếm 20% tổng sản lượng xuất khẩu của nước này), Nga, Chile và Argentina. Australia và các nước vùng Vịnh cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với các nước này, kịch bản xấu nhất sẽ là bên cạnh sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, điều có thể xảy ra ngay từ cuối năm nay. Điều này dẫn tới việc vốn sẽ đổ về New York và Washington, thay vì San Paulo, Buenos Aires và Santiago. “Ngược lại, nguyên liệu giảm giá sẽ có lợi cho các nước khác, các nước nhập khẩu nguyên liệu, tức là đa phần các nước đã công nghiệp hóa,” ông Boillot nhấn mạnh.
Câu hỏi đặt ra là liệu giá nguyên liệu giảm có bù đắp được sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc? Câu trả lời sẽ là không đối với những đối tác châu Á quen thuộc của Bắc Kinh, cụ thể là Hàn Quốc, Singapore hay New Zealand, với tỉ lệ xuất khẩu tương ứng sang Trung Quốc chiếm tới 10,1%, 16,7% và 4,2% giá trị GDP.
Khu vực đồng euro và Hoa Kỳ sẽ ít bị ảnh hưởng
Ngược lại, các nước thuộc khu vực đồng euro và Hoa Kỳ sẽ ít bị ảnh hưởng do xuất khẩu của các nước này sang Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% và 0,7% GDP. Với Pháp, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 0,7% GDP. Theo tính toán của INSEE (Viện Thống kê Pháp), nếu nhu cầu nội địa của Trung Quốc giảm 3 điểm mỗi năm, thì GDP Pháp cũng chỉ mất tối đa 0,1 điểm. Đức cũng chịu tác động tương đương, mặc dù Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba ở Berlin: chiếm 10% lượng ô tô mà Đức xuất khẩu hàng năm.
Bởi vì mặc dù công nghiệp Trung Quốc sẽ tăng chậm lại, nhưng mức tiêu thụ vẫn phải duy trì do tiền lương tăng. Các nước phương Tây chủ yếu xuất hàng tiêu dùng sẽ ít bị ảnh hưởng. “Tất nhiên là với điều kiện chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát được sự biến động kinh tế lần này”, ông Slater nói. Chẳng hạn như tiếp tục xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để các gia đình tiếp tục chi tiêu hơn là chuyển sang tiết kiệm để phòng thân.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn
Kinh tế Trung Quốc chững lại cũng tác động tới tổ chức sản xuất trên toàn cầu. Theo Agatha Kratz, chuyên gia về Trung Quốc tại nhóm tư vấn về đối ngoại thuộc Hội đồng châu Âu, xu hướng này đã bắt đầu diễn ra do tiền lương tăng khiến các nhà máy Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh đối với các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp”.
Một phần các dây chuyền sản xuất đã được dịch chuyển tới các nước có nguồn lao động rẻ hơn. Trong năm 2010, 40% giày Nike được sản xuất tại Trung Quốc, so với 13% ở Việt Nam. Năm 2013, tỉ phần của Trung Quốc giảm xuống 30%, trong khi ở Việt Nam lại tăng lên 42%. Xu hướng này sẽ tiếp diễn và có lẽ sẽ hướng tới các nước Trung và Đông Âu.
Đồng thời, các nhà máy Trung Quốc sẽ hướng tới các sản phẩm cao cấp hơn, thay vì tiếp tục là một phần của dây chuyền lắp ráp châu Á. Trung Quốc muốn trở thành nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ giảm bớt đầu tư ồ ạt ra nước ngoài như những năm gần đây? Chưa chắc, bởi nếu trước kia Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu của mình, thì từ nay Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để quảng bá các thương hiệu của họ tại các thị trường mới, đồng thời nhằm đa dạng hóa các khoản đầu tư, như việc tấn công vào ngành dịch vụ khách sạn hạng sang ở Châu Âu thời gian vừa qua.
Marie Charrel là nhà báo chuyên về kinh tế vĩ mô và chính trị tiền tệ của tờ Le Monde, Pháp.
@Nghiêncuuquocte
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một thí dụ về sự cạnh khóe:

Chỉ có một con trống thôi, còn lại toàn là trí thức cả!


Một người đàn ông lái chiếc xe du lịch rẽ vào trang trại xin ngủ qua đêm vì trời đã khuya.

Trong trang trại chỉ có bà chủ còn trẻ, những người làm ở tận bãi, nơi nhốt gia súc.

Ông khách giải thích:

- Bà đừng lo ngại, tôi là trí thức.

Bà chủ nhìn ông khách đẹp trai, tủm tỉm cười và soạn cho bữa ăn ngon.

Ông khách ngủ trên đi văng, còn bà chủ tắm xong khoác hờ chiếc khăn mỏng vào giường.

Sáng hôm sau, ông khách dậy sớm uống nước và nghe tiếng thở dài nhiều lần của bà chủ. Một lúc sau ông mở cửa ra sân thì thấy 1 con gà mái và rất nhiều gà trống.

Thấy lạ, ông hỏi bà chủ:

- Sao bà nuôi nhiều gà trống thế mà chỉ có mỗi con gà mái?

- Đâu, chỉ có một con trống thôi, còn lại toàn là trí thức cả.

(Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch đang đến phút cao trào!

Trung Quốc ‘mất ăn mất ngủ’ vì Mỹ nắm được em trai Lệnh Kế Hoạch


Hoàng Uy
(TNO) Sau khi trốn sang Mỹ, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng và “có thể trở thành một trong những kẻ đào tẩu nguy hiểm nhất lịch sử Trung Quốc”, tờ The New York Times (Mỹ) cho biết ngày 4.8.

Doanh nhân giàu có Lệnh Hoàn Thành là em trai của Lệnh Kế Hoạch, người từng là cố vấn hàng đầu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ ông Lệnh Hoàn Thành đã trốn sang Mỹ. Ông này được cho là sở hữu một căn nhà trị giá lên đến 2,5 triệu USD ở California và có lẽ sẽ xin tị nạn ở Mỹ, theo nguồn tin khuyết danh của The New York Times.

Ông Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích thông tin tình báo về Trung Quốc của CIA, nhận định với tờ báo Mỹ rằng Lệnh Hoàn Thành có khả năng nắm giữ các thông tin có thể gây tổn hại cho chính phủ Trung Quốc và có thể sẽ trở thành nhân vật hữu dụng cho tình báo Mỹ. Chuyên gia tình báo Mỹ này nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ “rất muốn bắt lại ông này”.

Theo The New York Times, Lệnh Hoàn Thành “nhiều khả năng đang nắm các thông tin có thể làm xấu mặt các quan chức, cả đương nhiệm lẫn nghỉ hưu, trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình”.

Bắc Kinh đang điều tra tham nhũng đối với gia đình họ Lệnh. Một số thương vụ làm ăn của Lệnh Hoàn Thành đang bị cơ quan điều tra làm rõ. Trước đó, ông Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt với các cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước.

Hồi năm 2012, con trai Lệnh Kế Hoạch thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang lái một chiếc siêu xe Ferrari màu đen. Cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó đã tìm cách che giấu vụ việc, theo The New York Times.

Tuy nhiên, ông này sau đó đã bị giáng chức và chính phủ bắt đầu cho điều tra tham nhũng vào năm 2014, tờ báo Mỹ cho hay.

Lệnh Hoàn Thành cũng bắt đầu bị nghi ngờ, nhưng trong khi ông Lệnh Kế Hoạch bị theo dõi sát, người em trai vẫn được tự do sinh hoạt.

Hiện Trung Quốc muốn Mỹ cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành về nước, nhưng Washington đã khước từ, lấy lý do là cần Bắc Kinh đưa ra bằng chứng về những tội ông này phạm phải, theo The New York Times.

Tờ báo Mỹ bình luận Lệnh Hoàn Thành là một nhân vật thú vị. Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) từng đăng tải thông tin cá nhân của ông này hồi cuối năm ngoái, đồng thời thuật lại chi tiết ông này đã bị điều tra tham nhũng như thế nào.

Lệnh Hoàn Thành từng là một nhà báo trước khi trở thành doanh nhân. Ông thường dùng nhiều tên giả để che giấu danh tính và gốc gác gia đình, South China Morning Post cho biết.

Theo The New York Times, hiện không rõ Lệnh Hoàn Thành đang trú ẩn ở đâu trên đất Mỹ. Hàng xóm cạnh nhà ông này ở California cho biết họ đã không thấy chủ nhà từ hồi tháng 10.2014, cũng là thời điểm South China Morning Post đưa tin ông bị bắt giữ. Tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông cũng từng đưa tin Lệnh Hoàn Thành có sang Mỹ, nhưng sau đó có quay về nước.

Trang tin Business Insider (Úc) bình luận vụ việc này sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung đã căng thẳng sẽ càng xấu thêm và không rõ Washington có chiều theo yêu cầu dẫn độ của Bắc Kinh hay không.

Được biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Mỹ vào tháng 9 tới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang