Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Chữ và nghĩa đôi khi toát mồ hôi hột!

 Từ lưu manh trong đời sống, tới lưu manh trong cai trị


Đã có câu tổng kết: trí thức chỉ làm đến tể tướng, chỉ có lưu manh mới có thể làm vua. Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
___
22-07-2015
Sự phổ biến của hiện tượng lưu manh, tâm lý lưu manh, cách sống lưu manh                                 
Trong bài Đường đi và người đi — Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa in trên TT&VH số ra 18-12-2011 nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có viết: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.
Tôi muốn bàn thêm với anh Thượng riêng về hai chữ lưu manh. Chữ manh ở đây không phải người mù. Trong chữ Hán cũng có một chữ manh viết bằng cách kết hợp chữ vong với bộ mục, Đào Duy Anh dịch nghĩa là mắt không có con ngươi, tối tăm.
Nhưng trong từ ghép lưu manh thì sách vở xưa nay đều viết chữ manh khác, gồm chữ vong như trên và bộ thị thay cho bộ mục. Chữ manh nói về sau này thời cổ là chỉ chung là dân. Trong Bình Ngô đại cáo có câu: Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập
Đào Duy Anh dịch là: Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp
Là dùng chữ manh ấy. Từ chỗ ban đầu chỉ dân nói chung (Hiện đại Hán ngữ từ điển giảng “cổ đại xưng bách tính”), sau chữ manh này chỉ dân không có nghề nghiệp. Nó cũng không mấy khi được dùng riêng mà thường dùng như một thành phần trong từ ghép lưu manh.
Anh Phan Cẩm Thượng cho rằng đểu cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ hàng nên có nghĩa xấu. Nghĩa xấu đó là gì? Việt Nam Tự điển của hội Khai trí tiến đức 1931 ghi đểu cáng là hạng người hèn mạt vô hạnh. Như vậy là từ một thói xấu đã biến thành một bản chất. Nay đểu cáng thường dùng như một tính từ chỉ phẩm chất.
Hạng lưu manh cũng vậy. Các từ điển Hán — Hán hiện đại thường ghi lưu manh ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghiã là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa.
Tra các từ điển Hán Anh, tôi thấy người ta thường dịch lưu manh thành rogue, gangster, hooligan, sau đó chuyển sang nghĩa rộng hơn, nó dùng để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.
Dẫu sao tôi cũng cảm ơn nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng. Từ chỗ nghiên cứu nghệ thuật thuần túy, anh chuyển sang nghiên cứu cơ sở của nghệ thuật là xã hội.
Khi nghiên cứu về giao thông VN trong xã hội cũ, anh không chỉ nói tới đường đi mà còn nói tới người đi, vì thế mới có câu chuyện chúng ta trao đổi ở đây.
Tôi lại rất tán thành cái hướng mà anh theo là phân chia xã hội không theo thang bậc giai cấp chung chung nông dân—địa chủ phong kiến mà theo các tầng lớp hình thành trong xã hội như kẻ sĩ, nhà buôn, kẻ hạ lưu trộm cướp lưu manh. Xin phép nói thực, tôi cũng đang muốn làm như vậy.
Phần góp chuyện của tôi: Ngày nay chúng ta thường hay lý tưởng hóa chữ dân. Nhưng ở trang 87 của Từ điển từ nguyên tiếng Trung ( Nxb Hồng Đức H. 2008 ), tác giả Nguyễn Mạnh Linh ghi: “Để áp bức nô lệ làm việc và tránh tạo phản, bọn chủ nô thường bắt họ đeo gông tay gông chân hoặc dùng mũi khoan chọc mù mắt họ. Chữ dân trong Giáp cốt văn và Kim văn nghĩa gốc là chỉ nô lệ, nghĩa rộng chỉ kẻ bị thống trị trong đó bao gồm nô lệ và dân thường. Sau này phiếm chỉ bách tính quần chúng nhân dân”.
Phải đi vào từ nguyên học lôi thôi như vậy vì nói tới người dân xưa là nói tới tình trạng lang thang vô nghề nghiệp. Mà đó cũng là nguồn gốc tạo nên cách sống của họ. Họ chẳng coi cái gì là quan trọng. Họ dám làm những việc động trời bất chấp pháp luật. Nhờ thế, trong lịch sử các nước như Trung Quốc, Việt Nam họ là nguồn gốc của những hỗn lọan mà ngày nay ta hay gộp vào và gọi chung là những cuộc nông dân khởi nghĩa.
Lưu manh du đãng… ở ta đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh kể cả nội chiến lẫn chống ngoại xâm. Nhiều bộ sách cũ tôi đọc được có ghi những người theo Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận là du đãng, mà sau này Quang Trung mạnh cũng là nhờ tập hợp và phát huy sức mạnh đám người này.
Trong lịch sử Trung quốc, những Lưu Bang Hán Cao Tổ, hoặc Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ cũng mang đậm trong mình chất vô lại, du đãng, lưu manh. Đã có câu tổng kết: trí thức chỉ làm đến tể tướng, chỉ có lưu manh mới có thể làm vua. Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. (Tuy Mao Trạch Đông cũng là một trí tuệ siêu đẳng, song yếu tố chủ đạo trong ông vẫn là lưu manh).
Lịch sử cả Đông lẫn Tây vận động theo hướng xã hội khép kín trong các làng xóm thôn lạc thời cổ điển bị phá vỡ, con người tràn ra thành thị. Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, và phát triển mạnh theo hướng thâm nhập vào các tầng lớp khác.
Trong xã hội Việt Nam sau 1945, do mãi lo chiến tranh, nên chúng ta dung túng cho mọi cách sống khác nhau. Trong khi không chú ý tới những tiêu chuẩn đạo đức nhân bản, xã hội để mặc cho xu thế lưu manh phát triển, nó mặc sức chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm, nhất là khinh thường mọi sự thiêng liêng, cho phép mình sống như quỷ dữ. Tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung.
Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.
Trí thức và thói lưu manh trong cai trị
Ở trên, tôi đã nói Mao Trạch Đông có cốt cách lưu manh. Phải nói rõ thêm chính ra ông cũng là một trí thức siêu đẳng. Đã có thời gian ông làm thủ thư Đại học Bắc Kinh. Có thời gian đi dạy học. Thói quen đọc sách theo ông suốt đời, đi đâu ông cũng đọc. Bạn tôi anh Nguyễn Bá Dũng từng kể với tôi, có thời gian Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch cùng làm việc ở một Bộ tư lệnh quân sự. Nhiều buổi sáng dạy, người ta bắt gặp Mao và Tưởng cùng ra sân, mỗi người một cuốn sách trên tay. Xòe ra thì đều là Tư trị thông giám – tấm gương về sự cai trị của Tư Mã Quang (1019-1086).
Trong một cuốn sách nói về cuộc hòa giải Trung – Mỹ 1972, tôi thấy người ta kể, tuy Chu Ân Lai là người trực tiếp đón Nixon, song Mao là người chỉ đạo từng bước cụ thể.
Có một chi tiết liên quan đến chuyện chúng ta đang nói.  Khi Nixon đến thăm Mao, thấy Mao đang có trên tay cuốn sách mới in ở Mỹ và chắc có ai vừa dịch để cung cấp cho ông.
Những người lâu nay chê Mao bảo rằng Mao chỉ thích đọc sách kinh điển Trung Quốc, hóa ra đã lầm. Mao cũng đọc đủ sách của phương Tây hiện đại.
 Tiễn Nixon về, Chu quay lại báo cáo với Mao. Chu bảo:
– Chúng ta vừa thay đổi thế giới.
Mao trả lời ngay:
– Trước đó thế giới đã làm chúng ta thay đổi.
 Nhạy bén và hiện đại ở đây là thuộc tầm vĩ mô!
Cũng như nhiều lãnh tụ Trung Hoa, Mao cũng làm thơ. Mà ở Trung quốc, cái danh hiệu nhà thơ không dễ dãi như ở ta. Thơ là lĩnh vực của trí tuệ.  Đọc thơ Mao thấy ông có tầm vóc lịch sử. Lại có người nói qua thơ đã thấy có khí trượng đế vương. Nhưng mượn cách nói của người xưa, phải nói ông thuộc loại bá đạo chứ không phải vương đạo.
Có một hồi tôi cứ tưởng chỉ những trí thức nửa mùa, trí thức nửa đời, nửa đoạn mới chuyển sang lưu manh. Hóa ra không phải, cái mầm lưu manh đã quá mạnh và nằm sâu trong lõi thì cái bao quanh nhiều khi không làm cho người ta thay đổi được, dù có đọc bao nhiêu sách vở nữa cũng không làm cho người ta thành trí thức thực thụ. Chất trí thức trong Mao là thế. 
Trong số các tài liệu về Mao, tôi bị thuyết phục nhiều bởi cuốn tiểu sử Mao của tiến sỹ Ralf Berhorst, rồi do Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Chương đầu của cuốn này được gọi là Tên cướp đỏ, ở đó người đọc biết rằng từ thời mới khởi nghiệp, Mao đã lưu manh bao nhiêu trong các hoạt động cách mạng của mình.
Tôi sẽ không thuật lại ở đây những chi tiết về chất lưu manh chi phối suốt đời Mao mà nhiều người đã biết. Chỉ nói riêng về chính sách đối với văn nghệ.
Người ta chỉ trách Mao lưu manh trắng trợn khi ông nói tuột ra rằng, trí thức là đáng khinh bỉ, trí thức không bằng cục phân. Nhưng ông còn nhiều lần lưu manh xảo trá hơn nữa, ví dụ ở trường hợp sau.
Hồi 1956, các tài liệu đều nói Trung quốc có phong trào trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng. Cái câu “Bách hoa tề phóng bách gia tranh minh” vốn có từ thời cổ được Mao dùng lại.
Chính Mao đã đề ra phong trào này để khuyến khích các trí thức góp ý về cách lãnh đạo. Rồi chính Mao quay lại diệt họ cho họ về vườn, hoặc bắt họ hối cải công khai, ai không hối cải thì cho đi tù.
Chỗ này thì người ta có thể bảo Mao là nhà chính trị thủ đoạn, tráo trở, hèn hạ. Theo chỗ tôi biết thì Stalin cũng triệt hại trí thức nhưng không bao giờ bẫy các trí thức như Mao.
Ở ta không phải không có lối cai trị kiểu này. Ví dụ như trường hợp Tố Hữu, sếp lớn của bọn tôi. Mặt chuyên chế của ông thì bọn tôi đã biết qua những câu chuyện về cách ông xử lý vụ Nhân văn Giai phẩm. Sau này, đọc hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, tôi được biết “Tố Hữu trông người nhỏ nhắn, nhẹ nhõm như một thư sinh. Nhưng rất hách. Tôi đã nghe Hoàng Cầm nói, ông đã từng ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác bằng sáu tiếng ngắn gọn: “Gọi nó về, bắt lấy nó”.
Nhưng Tố Hữu cũng lại thường tỏ ra nhân hậu và khuyến khích tài năng, khuyến khích đi tìm chân lý.
Đây là một đoạn tôi đã kể trong bài Để hiểu thêm TỐ HỮU
“Những năm chiến tranh, thỉnh thoảng một số anh em viết trẻ chúng tôi cũng được gọi đi nghe Tố Hữu nói chuyện. Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn. Ông cũng thường nói là nổi tiếng ở nước ngoài thì dễ, nổi tiếng ở trong nước mới khó.
Lại có lần khuyến khích lớp trẻ, ông bảo phải biết đấu tranh cho chân lý, khi cần phải cắn xé (!). May mà bọn tôi đã nghe nhiều về tính đồng bóng của ông, nên chẳng mấy cảm động, nhớ đâu hình như chính Xuân Quỳnh bảo rằng có mà ông cho ghè gẫy răng.”
Năm ngoái đây, đọc Đèn cù của Trần Đĩnh ở chương 8 tập II, thấy có đoạn sau “… Mai Thế Trạch, con bà Lợi Quyền tư sản từng lẫy lừng chuyện quyên góp rất nhiều vàng cùng nhà cửa trong Tuần lễ vàng. Còn lại một ngôi, sau được Ban tuyên huấn Trung Ương đến hỏi. Chê đắt. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền. Tố Hữu, nguyên trưởng ban tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo chấm dứt cơ nghiệp đại gia tư sản Lợi Quyền có tiếng ở Hà Nội. Bằng giấy lộn. Ai cứ bảo nhà thơ trên gió trên mây. Còn Thế Trạch bằng số tiền bán nhà kia không mua nổi căn hộ con con ở Sài Gòn”.
Gộp tất cả các phương diện nói trên thì mới làm nên ông Lành của chúng tôi.
____
Phần thứ nhất trong bài viết dưới đây vốn đưa trên blog này ngày 1-1-2012 và đưa lại trên FB của tôi ngày 18-7-2015. Riêng phần thứ hai mới được bổ sung.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tám lý do khiến cuộc gặp Mỹ-Việt mang tính lịch sử


*   CAR THAYER
Chuyến thăm mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Trong bối cảnh quốc tế thay đổi mạnh mẽ, lợi ích “song trùng” Mỹ - Việt ngày càng tăng, rõ ràng cuộc gặp sẽ đặt nền móng cho sự phát triển các mối quan hệ song phương trong những năm tới. 
Thứ nhấtviệc Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng đã chứng tỏ rằng trên thực tế, Mỹ công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong nhà nước một đảng ở Việt Nam và tầm quan trọng của chức vụ Tổng Bí thư trong hệ thống chính trị Việt Nam. 
Nếu Tổng thống Obama thăm Hà Nội trước khi mãn nhiệm, điều này sẽ càng chứng tỏ Mỹ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam. Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng cũng đặt tiền lệ cho các chuyến thăm sau này của những người nắm giữ vị trí lãnh đạo Đảng.
   Thứ hai, tuyên bố chung cho biết “cả hai nước khẳng định tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ sâu sắc, lâu bền và thực chất trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên h ợp quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Theo Giáo sư Carl Thayer, một số nhân vật ở Việt Nam lâu nay vẫn nghi ngờ Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Obama đón tiếp tại Phòng Bầu dục và Mỹ khẳng định tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam, thì sự hoài nghi này dường như sẽ dần được xóa bỏ.
            Thứ ba, hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ thúc đẩy Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Toàn diện được ký kết năm 2013 bằng việc tăng cường các chuyến thăm cấp cao, thiết lập cơ chế thực hiện hợp tác trong 9 lĩnh vực đã đề ra hồi năm 2013. Ngày 7/7, Việt Nam và Mỹ đã ký 4 thỏa thuận, bao gồm:
1/ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
2/ Thỏa thuận hỗ trợ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ);
3/ Thỏa thuận hợp tác giải quyết các mối đe dọa đại dịch;
4/ Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật cho vấn đề an toàn hàng không.
Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Murphy Oil cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chung. Trường Đại học Harvard được nhận quyền thiết lập trường Fulbright ở Việt Nam, và Việt Nam nhận chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên.
Thứ tư, hai bên cam kết hợp tác với các quốc gia khác để hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thực thi các cải cách cần thiết để đạt được thỏa thuận.
Thứ năm, hai bên cam kết cùng hợp tác để đóng góp vào hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cả trên bình diện song phương lẫn đa phương, thông qua các tổ chức khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Thứ sáu, hai bên đã đặt ra cơ sở để giải quyết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuyên bố chung giữa hai nước nhắc lại lập trường của hai bên rằng tranh chấp hàng hải cần phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế và hòa bình. Tuy vậy, lãnh đạo hai nước cho biết cả Mỹ và Việt Nam “đều quan ngại về những diễn biến mới đây ở Biển Đông vì những diễn biến này đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh cũng như sự ổn định trong khu vực. Hai bên công nhận sự cấp bách của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển được quốc tế công nhận; đảm bảo thương mại hợp pháp không bị cản trở; kiềm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm mọi hành động và hoạt động được tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế; bác bỏ sự cưỡng ép, đe dọa, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực”. Theo Giáo sư Carl Thayer, điều này chứng tỏ “sự trùng hợp lợi ích chiến lược đáng kể giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến Biển Đông”.
Thứ bảy, Tổng thống Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhất trí tăng cường mối quan hệ hợp tác về an ninh và quốc tế trên phương diện an ninh hàng hải, nhận thức về an ninh hàng hải, thương mại quốc phòng và trao đổi công nghệ quốc phòng. Việt Nam chưa nói rõ nước này quan tâm đến loại vũ khí và công nghệ nào của Mỹ. Tuy vậy, Mỹ khẳng định sẽ chỉ tập trung nâng cao an ninh hàng hải cho Việt Nam và năng lực của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Thứ tám, hai nhà lãnh đạo cũng trực tiếp đề cập đến những khó khăn và thách thức trong mối quan hệ song phương, đồng thời cam kết đối thoại tích cực, thẳng thắn trên cơ sở xây dựng để giảm bớt sự khác biệt và xây dựng lòng tin. Nói tóm lại, hai bên đã vạch ra đường hướng phát triển mối quan hệ song phương một cách rõ ràng, đồng thời cũng thừa nhận rằng sẽ phải mất khá nhiều thời gian để xây dựng hoàn chỉnh một mối quan hệ đối tác toàn diện.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt nền móng cho sự phát triển các mối quan hệ song phương trong những năm tới. 
C.Th /Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về chính trị Việt Nam và hiện làm việc tại Học viện Quốc phòng Australia, thuộc trường Đại học New South Wales. Bài viết được đăng trên The Diplomat/.Văn Cường (gt)/Nghiên cứu biển Đông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới


  
Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.
Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Một bệnh nhi ung thư mắt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Theo Diệp Thanh
Nguoiduatin.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

“Hoa Kỳ chỉ phản ứng lại trước các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Chính Trung Quốc là nước châm lửa trước, nên Mỹ phải can thiệp”.


Trung Quốc hôm qua, 21/7, đã phản ứng đầy tức tối trước tuyên bố có mặt trên chuyến bay trinh sát biển Đông của Đô đốc Scott Swift, tân Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và nói rằng hành động đó ‘làm tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin giữa hai nước cũng như quyền lợi an ninh [của Bắc Kinh]”.

Hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông đã làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình bài Bắc Kinh tại các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Trong ảnh là một người biểu tình Philippines đốt cờ của Trung Quốc.


Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ “tuân thủ cam kết không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông, và rằng Mỹ cần phải hành động thêm nữa để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đô đốc Swift đã tham gia chuyến bay kéo dài 7 giờ đồng hồ trên một chiếc phi cơ trinh sát thế hệ mới của Mỹ là P-8 hồi cuối tuần trước.

Tuyên bố của Đô đốc Scott đã nhận được sự hoan nghênh của đồng minh Philippines, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nhưng một số nhà quan sát nhận định rằng Mỹ đang “đùa với lửa” khi thực hiện những chuyến bay trinh sát như thế.

Tuy nhiên, ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, lại không nghĩ vậy.

Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Hoa Kỳ chỉ phản ứng lại trước các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Chính Trung Quốc là nước châm lửa trước, nên Mỹ phải can thiệp”.

Ông de Castro là một trong số nhiều diễn giả uy tín tham gia hội nghị về biển Đông thường niên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm qua, 21/7.

Cũng giống như ông de Castro, bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, cho rằng các chuyến bay trinh sát của Mỹ là phản ứng trước các hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông.

Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung Quốc nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông.
Bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, nói.

Nữ tiến sỹ từng có nhiều năm nghiên cứu về biển Đông nói với VOA Việt Ngữ: “Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung Quốc nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông. Cho nên việc thực sự có xảy ra các tai nạn này hay không thì theo tôi khả năng cũng thấp. Như ngày hôm nay, trong buổi nói chuyện của dân biểu Randy Forbes [thành viên Ủy ban Quân sự Hạ viện], chúng ta có nghe thấy rằng vấn đề chiến lược rất quan trọng".

Bà Trang nói thêm: "Cho nên cả hai bên sẽ suy nghĩ về vấn đề chiến lược. Các nhà quân sự, các tướng ngày xưa có nói rằng trận đánh quân sự là trận đánh sau, và trận đánh đầu tiên phải là trận đánh chính trị”.

Chiến tranh 'không thể tránh khỏi'

Vấn đề biển Đông nóng lên những tháng qua vì hành động lấp biển và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Hồi tháng Năm, báo chí dẫn lời quan chức Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh đã đặt các hệ thống vũ khí trên một đảo nhân tạo, gây quan ngại về việc Bắc Kinh sẽ sử dụng các dự án lấp biển để phục vụ cho mục đích quân sự.

Tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi ấy, cảnh báo rằng cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh là điều “không thể tránh khỏi” nếu Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc ngưng các dự án xây dựng đảo nhân đạo trên biển Đông.

Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói.

Trả lời câu hỏi rằng việc Mỹ cho một tư lệnh tham gia chuyến bay trinh sát có phải để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông hay không, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng nó cho thấy tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ luôn luôn truy trì nguyên tắc minh bạch.

Ông Russel nói thêm: "Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta".

Nhà ngoại giao này nói tiếp: "Chúng tôi khuyến khích và thật sự là chúng tôi chia sẻ thông tin mà chúng tôi quan sát và thu thập được. Việc minh bạch như thế là có ích một khu vực cởi mở và hòa bình. Sự hiện diện của Hạm đội Bảy và quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là để duy trì hòa bình. Đó là mục tiêu của chúng tôi và đó cũng là trách nhiệm của Đô đốc Swift".

Đe dọa an ninh

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại phản đối các chuyến bay trinh sát thường xuyên và có quy mô lớn của Mỹ, đồng thời nói rằng các hành động đó “có thể dễ gây ra tai nạn”.

Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc, nói.

Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc, nói Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không ở biển Đông nếu cảm thấy an ninh bị đe dọa.

Ông nhận định tiếp với VOA Việt Ngữ: “Các chuyến bay trinh sát và thu thập tình báo của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông là một thách thức lớn đối với Trung Quốc. Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này. Đó là yếu tố duy nhất có khả năng đẩy Trung Quốc phải làm chuyện đó”.

Trung Quốc năm ngoái đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản, gây quan ngại cho các nước tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Đông.

Theo chân Philippines?

Tuyên bố nhận chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc là giọt nước làm tràn ly, buộc Philippines đưa Bắc Kinh ra Tòa trọng tài quốc tế.

Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu.
Ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines nói.

Khi được hỏi liệu Việt Nam có theo chân Philippines hay không, giáo sư Renato de Castro bày tỏ nghi ngờ: "Việt Nam và Philippines đã liên kết lại với nhau để cùng đối phó với với sự lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Hà Nội sẽ theo chân Manila để đưa Bắc Kinh ra kiện tại tòa trọng tài quốc tế".

Ông nói thêm: "Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu”.

Trung Quốc tuần trước kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.

Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh trình bày lý lẽ của mình.  

Tuy nhiên, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.

(VOA)
http://www.voatiengviet.com/content/my-dang-dua-voi-lua-o-bien-dong/2873201.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Vương quốc’ Pơmu duy nhất VN sót lại sau cuộc tận diệt


TTO - Ngày 20-7, tin từ UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 725 cây pơmu (xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang) là cây di sản Việt Nam.
Rừng cây pơmu ở xã Axan, huyện Tây Giang - Ảnh: LÊ TRUNG
Rừng cây pơmu ở xã Axan, huyện Tây Giang - Ảnh: LÊ TRUNG
‘Vương quốc’ Pơmu duy nhất VN sót lại sau cuộc tận diệt 

  Nằm dọc biên giới Việt Nam - Lào ở huyện Tây Giang, Quảng Nam là khu rừng pơmu nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở Việt Nam sau những cuộc chăt phá tận diệt rừng xanh
Dẫn đoàn đi tham quan, Bí thư huyện ủy Tây Giang Bh'riu Liếc - người con Cơ tu của miền rừng biên viễn Tây Giang - kể rằng, “vương quốc” pơ mu nơi đỉnh Zi'liêng cao hơn 1.500 m so với mặt nước biển. Quanh đỉnh Zi'liêng, trên một diện tích hơn 300 ha là khu rừng nguyên sinh toàn cây gỗ Pơ mu còn sót lại sau bao cuộc tàn phá, tận diệt,
Để đến được “vương quốc” pơmu còn sót lại duy nhất trên dãy Trường Sơn sát biên giới Việt - Lào phải cuốc bộ hơn 1 tuần lể xuyên qua rừng già mới đến được khu vực tiểu khu 94, 97 của xã Axan và tiểu khu 101 của xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Gốc của cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168, mọc trên đỉnh Zi'liêng về hướng tây có hình thù ở gốc cây giống hệt con voi đang đứng, vòi thả xuống đất âu yếm với đôi mắt mở to, tai vểnh phía trước, đứng hiền hoà, sừng sững. Cây này có thể đặt tên chính xác hơn là cây Voi Pơmu.
Qua kiểm đếm của Kiểm lâm, rừng nguyên sinh Zi'liêng còn tồn tại một quần thể pơ mu hơn 1.037 cây có đường kính từ 20 cm đến 250cm. Bình quân chiều cao cây đứng 35-40 mét.
Trong đó, có một “cụ” cây pơ mu to nhất đường kính 2,5 mét (tầm 6 người ôm), cao 22 mét, khối lượng cây đứng ước tính 48,597 m3.
Theo Bí thư huyện ủy Tây Giang Bh'riu Liếc, “cụ” cây pơ mu lớn nhất mang số hiệu 477.
Còn lại 5 cây có đường kính 2 mét, 17 cây có đường kính từ 1,5-1,9 mét, 150 cây có đường kính từ 1,1-1,4mét, còn lại dưới một mét đường kính trở xuống.
Bh'riu Liếc còn cho biết, trong 1.037 cây pơ mu nơi khu rừng nguyên sinh này là có 2 “cụ” cây độc và lạ lần đầu tiên ông nhìn thấy và được đặt tên là Phụ Mẫu.
Đó là cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168, mọc trên đỉnh Zi'liêng về hướng tây có hình thù ở gốc cây giống hệt con voi đang đứng, vòi thả xuống đất âu yếm với đôi mắt mở to, tai vểnh phía trước, đứng hiền hoà, sừng sững, hiên ngang trước bao phong ba bão tố. Tên cây này chính xác hơn là cây Voi Pơmu, vì có hình thù giống như con voi.
Cây thứ hai, ông tạm đặt tên cây Pơmu cha (phụ), mang số hiệu cây thứ 477, to nhất trong vương quốc Pơmu ở Tây Giang.
“Cụ” cây pơ mu này toạ lạc ở chính hướng đông của đỉnh Zi'liêng. Thân gồ ghề ôm những u nần to nhỏ trên thân mình đầy rêu phong, cành lá sum suê che phủ một góc núi giống như ông “vua” ở “vương quốc” pơ mu này.
Đây là rừng pơ mu vô giá mà theo đánh giá của các nhà lâm sinh, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương, là rừng pơ mu nguyên sinh duy nhất còn lại của Việt Nam trên bản đồ lâm sinh. Hiện huyện Tây Giang, Quảng Nam đang khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt rừng pơ mu nguyên sinh này phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn nguồn gien quí hiếm của loài gỗ quí này.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Một tuần lễ đi xuyên rừng mới đến được “vương quốc” pơ mu nằm dọc biên giới Việt Nam-Lào.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Choáng ngợp trước một “cụ” cây pơ mu giữa rừng.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Cận cảnh một “cụ” pơ mu đường kính trên 2m giữa rừng Tây Giang.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Một “cụ” pơ mu khác đang mọc giữa đỉnh núi cao 1.500m
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Gốc cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168. Cây có dáng thế rất lạ, giống hình đầu con voi rừng.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Nhiều “cụ” pơ mu vẫn hiên ngang sừng sững mọc giữa rừng trên đỉnh núi Zi'liêng.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Một nhánh của “cụ” cây pơ mu có đường kính gần 1m trên đỉnh Zi'liêng.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Phần ngọn của “cụ” pơ mu xanh tốt mọc trên đỉnh Zi'liêng, thuộc địa bàn xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam.
pơmu, rừng-nguyên-sinh, đồng-bào, Cơ Tu, rừng-nguyên-sinh-Zi'liêng
Cành lá pơ mu
Vũ Trung - Ảnh Bh'riu Liếc/ Vietnamnet

Kinh ngạc với cánh rừng pơ-mu ngàn tuổi

Quần thể cây pơ mu hàng trăm năm tuổi trải rộng trên 2 xã A Xan và Tr’Hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: vnexpress.net)
cay-go-po-mu-co-thu 



Vài nét về cây Pơ mu
Tên thông dụng: Pơ mu
Tên thông dụng khác: Hòng he
Mây long lanh
Mây vac

Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas, 1911
Tên khoa học khác: Cupressus hodginss Dunn, 1908

Phân loại học
Giới: Thực vật
Ngành: Ngành Thông
Lớp: Không rõ (thuộc Ngành Thông)
Bộ: Không rõ (thuộc Ngành Thông)
Họ: Họ Hoàng đàn
Mô tả chi tiết
Mô tả: Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 -30 m hay hơn, đường kính thân tới hơn 1m. Thân thẳng, không có bạnh gốc. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành mảng khi non, sau nứt dọc, mùi thơm. Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở cành non hoặc cành dinh dưỡng, lá lưng bụng ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài đến 7mm, rộng đến 4mm, có đầu nhọn dựng đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vảy nhỏ hơn (dưới 1mm), có mũi nhọn cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài 1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm, mọc ở đỉnh một cành ngắn, khi chín tách thành 5 - 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng nhau
Đặc tính sinh học/td>
TG sinh sản:
HT Sinh sản: Cây tái sinh ít bằng hạt trong bóng râm có lớp đất mặt sâu, ẩm, không có khả năng tái sinh bằng chồi
TG phát triển:
Đặc tính sinh học khác:
Đặc điểm nơi sống và sinh thái
Sinh cảnh: Đất liền / Rừng (Đất liền)

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở độ cao 900 – 2500 m, tập trung nhiều ở 950 – 1500 m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường hỗn giao với một số loài cây lá rộng, lá kim khác như sồi cau (Lithocarpus fenestrata), hồi núi (Illicium griffithii), đỗ quyên (Rhododendron simsii), kim giao (Nageia fleuryi), thông nàng (Podocarpus imbricatus), …, trên đất mùn màu vàng xám, phong hoá từ đá granít có tầng dày thay đổi, thành phần cơ giới nhẹ. Trên các dông núi thường gặp các giải rừng hẹp thuần loại pơ mu
Phân bố
Địa danh Việt Nam: Vùng Bắc Trung bộ: Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu (Nghệ An); Thanh Chương (Nghệ An); Thừa Thiên Huế
Vùng Đông Bắc: Đồng Văn (Hà Giang); Hoàng Su Phì (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai); Sapa (Lào Cai)
Vùng Đông Nam bộ: Lạc Dương (Lâm Đồng)
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Nha Trang (Khánh Hoà)
Vùng Tây Bắc: Bắc Yên (Sơn La); Mai Châu (Hoà Bình); Phong Thổ (Lai Châu); Tủa Chùa (Lai Châu); Tuần Giáo (Lai Châu)
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai; Kon Plông (Kon Tum); Krông Bông (Đắk Lắk)

Khu bảo tồn: Du Già; Phong Quang; Pù Hoạt; Tây Côn Lĩnh I; Tây Côn Lĩnh II; VQG Chư Yang Sin; VQG Hoàng Liên; VQG Kon Ka Kinh; VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; VQG Tam Ðảo; VQG Vụ Quang; Xuân Liên
Địa danh quốc tế: Lào; Trung Quốc
Giá trị
Giá trị: Gỗ tốt, có thớ mịn, thơm và không bị mối mọt. Trước kia gỗ pơ mu thường được dùng đóng quan tài. Người Lào, Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than pơ mu cho nhiệt lượng cao. Gỗ rễ dùng chưng cất tinh dầu để làm hương liệu và làm thuốc
Tình trạng
Tình trạng hiện nay: Biết không chính xác (K). Do gỗ quí và rễ có tinh dầu giá trị cao nên cây bị khai thác mạnh. Hiện nay chỉ còn gặp rải rác ở nơi xa dân hoặc trên đỉnh và đường đỉnh núi hiểm trở. Tái sinh kém, sinh trưởng chậm nên số lượng giảm nhanh chóng
 Pơ mu thuộc  chi gỗ lành  , khong gây tac hại cho người cũng như động vật .
Theo: Slna-fc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dẫu có thế nào..cũng chẳng làm chi!

Chả ra làm sao

Thứ Ba, ngày 21 tháng 7 năm 2015
Nguyến Thông

Mình ngồi xó bếp nói chuyện trên lầu:

-Ông Nguyễn Xuân Sơn, nhân vật số 1 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), hàm tương đương thứ trưởng, bị bắt lúc chiều tối nay. Ngành dầu khí xứ này quá đế vương, hút tài nguyên quốc gia lên làm giàu cho một thiểu số, tiền như nước nên chỗ ngồi cũng khó mà an toàn, bị bắt không có gì lạ.

-Nhưng lạ ở chỗ, ông này mới được theo hầu ông Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ, còn ký kiếc văn kiện hợp tác này nọ với sự chứng kiến của ông Trọng (ảnh kèm theo làm bằng chứng). Có thể công an "điều" ông này qua Mỹ để ở nhà dễ lục lọi điều tra (hồi trước trong vụ Năm Cam, ông thứ trưởng công an Bùi Quốc Huy cũng được điều đi theo đoàn của ông Nông Đức Mạnh trong chuyến làm việc 3 ngày ở các tỉnh Tây Bắc, về HN thì bị khởi tố) trước khi bắt ông. Nếu ông Trọng biết tay Sơn sắp toi mà vẫn cho nó đi theo đoàn, vẫn tươi cười chứng kiến nó thay mặt quốc gia ký kiếc thì quả là giả dối; còn không biết gì thì đúng là đám ở nhà chả coi ông ấy ra gì.

-Ông Sơn ký với tập đoàn Murphy (Mỹ) nhiều văn kiện, chưa ráo mực thì bị tóm, liệu bọn Mỹ có thấy bị coi thường, bị lừa, những văn kiện ấy có còn giá trị (theo luật phổ biến trên thế giới thì còn, nhưng rồi cũng chả tin nhau được nữa).


-Xứ này, từ ngày hút được dầu khí lên, lúc đầu bàn dân thiên hạ phấn khởi, hy vọng cuộc sống sớm đổi thay. Cứ nhìn ra những nước khai thác dầu, gần thì như Brunei, xa thì Kuwait mà khao khát chờ đợi. Nhưng rồi mong mỏi lụi dần, bởi tiền bán dầu chỉ chảy vào túi đám quan quyền và những người trong ngành dầu khí (không phải ai cũng chen vào được, dù tài giỏi). Tài nguyên quốc gia dành riêng cho một số người thôi. Một nước lúc nào cũng tự hào giàu có tiềm năng dầu khí, khai thác đến nay đã hơn 30 năm nhưng giá xăng thì cứ năm sau cao hơn năm trước, dân chúng phải è cổ ra mua xăng đắt hơn rất nhiều nước trong khu vực. Đó là bi kịch, là bất hợp lý của xứ này.

Thôi chán, chả viết nữa.

Nguyễn Thông 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Campuchia đang chơi trò mạo hiểm với Trung Quốc”

GDVN
Hồng Thủy
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và người đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc
(GDVN) – Chheang Vannarith nói: “Một khi chúng tôi dựa quá nhiều vào Trung Quốc, chúng tôi sẽ mất đi quyền tự quyết trong chính sách đối ngoại.”
Đài VOA Khmer Hoa Kỳ ngày 21/7 đưa tin, trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã nhận được nhiều cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung Quốc. Ông Tea Banh nói với VOA rằng chuyến thăm rất thành công và quan hệ hợp tác Campuchia – Trung Quốc gần gũi hơn quan hệ Phnom Penh với Washington.
Các nhà phân tích nói rằng Campuchia có thể sẽ xem xét tìm kiếm hỗ trợ từ Trung Quốc nhiều hơn về các vấn đề “biên giới, lãnh thổ”. Năm 2012 Campuchia đứng về phía Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Scarborough và căng thẳng leo thang trên Biển Đông, một năm sau Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua 12 chiếc trực thăng quân sự Z-9 do Bắc Kinh chế tạo.
Tháng Năm năm nay, Trung Quốc cam kết sẽ viện trợ xe tải quân sự, phụ tùng thiết bị và một số loại hóa chất không xác định cho Campuchia. Thủ tướng nước này ông Hun Sen rất hoan nghênh quan hệ với Trung Quốc. Tháng trước ông nói với một nhóm nông dân Campuchia rằng, quan hệ với Trung Quốc đang ở “đỉnh cao thời đại”. Quỹ phát triển Trung Quốc dành cho Campuchia năm 2015 đã tăng lên 140 triệu USD từ 100 triệu USD năm trước.
Tea Banh đã bảo vệ quan hệ song phương với Trung Quốc khi cho rằng viện trợ của Bắc Kinh là “vô điều kiện”, Trung Nam Hải chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Ông từ chối tiết lộ Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ bao nhiêu trong chuyến đi vừa rồi của mình.
Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đang được nhiều hơn Campuchia từ các thỏa thuận song phương. Chheang Vannarith, một giáo sư thỉnh giảng tại đại học Leeds nhận định, Trung Quốc cần Campuchia như một đối tác trong khu vực Đông Nam Á nơi cạnh tranh ngày càng gay gắt. “Campuchia cần sự hợp tác của Trung Quốc khi Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ”, ông nói.
“Đây là khu vực đầy cạnh tranh phức tạp. Trung Quốc sẽ thông qua Campuchia và khu vực sông Mekong để tăng cường tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Chheang Vannarith bình luận. Nhưng rốt cuộc Campuchia đang chơi một trò chơi mạo hiểm hơn so với Trung Quốc, Chheang Vannarith nói: “Một khi chúng tôi dựa quá nhiều vào Trung Quốc, chúng tôi sẽ mất đi quyền tự quyết trong chính sách đối ngoại.”
Paul Chambers, một giáo sư từ đại học Chiang Mai bình luận, Trung Quốc là một siêu quyền lực đang gia tăng muốn sử dụng Campuchia để gây ảnh hưởng trong ASEAN, trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới với Mỹ. “Tôi tin rằng Hun Sen đã thể hiện sự cân bằng rất tốt với các đồng minh trong quá khứ cũng như hiện tại. Hun Sen sẽ ngày càng chào đón hỗ trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia”.
Hugh With, giáo sư nghiên cứu chiến lược từ đại học Quốc gia Úc nói với VOA Khmer rằng: “Chúng tôi nhìn thấy nước Mỹ đang nỗ lực phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam. Trung Quốc sẽ sẵn sàng phát triển các mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Campuchia là một phần của quá trình này. Tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể dẫn đến một biến đổi cơ bản trong thế trận quân sự của Campuchia hay khu vực”.
____
Phần nhận xét hiển thị trên trang