Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Cảnh báo: Người nào còn nghèo xin chớ đọc vì rất dễ bị ngất!

Cận cảnh các tài sản khủng của hai sếp GP.Bank vừa bị bắt

Tác giả: Theo Giáo dục và Thời đại
KD: Đọc được bài này trên FB Đức Bảo Phạm, xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Cũng phải công nhận họ giỏi đi. Nếu không giỏi làm sao làm nên cơ ngơi và tạo ra khối tài sản khủng kiểu này.
Kém là kém cái cung cách quản lý, cái thiết chế quản lý của nhà nước, để họ từ là người biến thành.. sâu!  :D
———————
sepgpbankbibat_PSLT
Ông Tạ Bá Long (trái) và Đoàn Văn An (phải)
Không chỉ sở hữu quyền lực lớn tại GP.Bank, hai nguyên lãnh đạo cao cấp của ngân hàng này còn sở hữu những khối tài sản vô cùng giá trị bên ngoài.
Ngày 17/7 vừa qua, Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam hai cựu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) là ông Tạ Bá Long và Đoàn Văn An về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Ông Tạ Bá Long nguyên là Chủ tịch HĐQT và ông Đoàn Văn An nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT GP.Bank. Trước đó, cả hai ông Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã bị Ngân hàng Nhà nước đình chỉ nhiệm vụ từ cuối tháng 5/2015.
Theo bản cáo bạch phát hành năm 2010 của GP.Bank, ông Tạ Bá Long sở hữu 4,9% vốn của GP.Bank tại thời điểm năm 2010 với 9,8 triệu cổ phần; Vợ ông Long sở hữu gần 4,3% vốn ngân hàng và con gái sở hữu hơn 4,1% vốn. Trong khi đó, ông Đoàn Văn An sở hữu 4,65% vốn ngân hàng GP.Bank, vợ và con trai ông An cũng sở hữu tổng cộng gần 4,3%.
Tuy nhiên, không chỉ sở hữu quyền lực lớn tại ngân hàng này, ông Tạ Bá Long còn là thành viên HĐQT của PVFI trong khi ông Đoàn Văn An là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Sân golf Ngôi sao Chí Linh.
Cùng với GP.Bank, ông Tạ Bá Long còn là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI). Ông Tạ Bá Long còn là chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô – đơn vị sở hữu tòa nhà Capital Tower số 109 Trần Hưng Đạo Hà Nội.
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Capital Tower – tài sản của công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô nơi ông Long làm Chủ tịch HĐQT.
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Có vị trí ở trung tâm Thủ đô, Capital Tower là tòa nhà văn phòng cao cấp thu hút rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lớn.
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Không “kém cạnh”, ông Đoàn Văn An – Nguyên phó Chủ tịch GP.Bank cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sân golf Ngôi sao Chí Linh – được đánh giá là hàng đầu, không chỉ tại Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Sân golf ngôi sao Chí Linh
Sân golf ngôi sao Chí Linh (Star Golf Chí Linh) nằm tại thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Hải Dương, cách Hà Nội 48km, trên đường tới vịnh Hạ Long. Sân golf này có diện tích 325ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp với một hồ nước tự nhiên.
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Can canh cac tai san khung cua hai sep GP.Bank vua bi bat
Điểm cao nhất của sân golf Ngôi sao Chí Linh chính là nhà Câu lạc bộ. Tòa nhà tròn với thiết kế độc đáo, toàn bộ hệ thống cửa và tường bao được xây dựng bằng kính trong suốt cho phép du khách và khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích sân với 28/36 lỗ golf.
———-
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất ngờ con số nợ công vượt xa mức công bố


Tác giả: Phương Nguyên (tổng hợp)


.World Bank vừa công bố con số nợ công của Việt Nam hiện là 110 tỉ USD vượt xa con số mà Bộ Tài chính từng đưa ra.
Ngân hàng Thế giới (WB) – nhà tài trợ đa phương lớn nhất vừa công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ.
Theo đó tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). 
Bat ngo con so no cong vuot xa muc cong bo
Theo số liệu của WB, mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 1.200 USD nợ công
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% – xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.
Cụ thể bản tin nợ công tháng 11/2014 của Bộ Tài chính cho biết cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả không tính nợ chính quyền địa phương đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng so với mức gần 890.000 tỷ đồng cuối năm 2010.
Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital – đơn vị đang đầu tư hơn một tỷ USD tại Việt Nam đánh giá bức tranh tài khóa trong nước đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nợ công. “Tình hình nợ công ngày càng tệ trong những năm gần đây”, công ty này cho biết.
Ngay cả Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đánh giá cơ cấu nợ công của Việt Nam đang xuất hiện những tín hiệu đáng quan ngại.
Theo cơ quan này thì điều đáng quan ngại trước hết là tỷ lệ chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước liên tục tăng (hiện lên tới 60%) đang gây áp lực lên cân đối ngân sách.
Thêm nữa lượng phát hành trái phiếu chính phủ (nguồn chính của vay nợ nội địa) tăng nhanh, với thời gian vay ngắn sẽ tạo áp lực lớn cho việc trả nợ.
Do vậy các tổ chức quốc tế đều cho rằng Chính phủ cần tìm ra những giải pháp kiểm soát nợ công hữu hiệu và bài học tại Hy Lạp có thể nhìn nhận nghiêm túc.
——–

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có mâu thuẫn với dự báo khí hậu toàn cầu đang ngày một nóng lên?

Kỷ băng hà sắp quay trở lại vào năm 2030
Vào thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán chuyển động của thái dương hệ chính xác hơn bao giờ hết. Tất cả nhờ vào một “Mô hình hệ mặt trời mới” đã chỉ ra những điều bất thường của mặt trời suốt 11 năm qua. Mô hình này dự đoán tần suất hoạt động của mặt trời sẽ suy giảm 60% vào khoảng 2030 và 2040 và có thể gây một kỷ băng hà mới với quy mô nhỏ, điều từng xảy ra vào khoảng năm 1645 và 1715.
Dòng sông đóng băng Hudson, Manhattan, New York
Năm 1843, các nhà khoa học lần đầu tìm ra chu kỳ hoạt động của mặt trời sẽ thay đổi mỗi 10 hay 12 năm. Do thiếu thiết bị hiện đại, sự dao động của mỗi chu kì vẫn rất khó dự đoán mặc dù biết nguyên nhân của sự biến đổi này là do chuyển động không ngừng của chất lỏng bên trong mặt trời.

Dựa theo kết quả nghiên cứu vừa được giáo sư Valentina Zharkova công bố tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno (xứ Wales). Ông cho biết mô hình mới cho kết quả dự đoán rất chính xác nhờ được bổ sung thêm một lớp chuyển động khép kín vào bề mặt của mặt trời.


Nhiều người đang chơi đùa trên sông Thames năm 1754 (ảnh vẽ minh họa)

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những sóng điện từ ở 2 tầng khác nhau bên trong mặt trời. Dao động bất thường của chúng ở cả Bắc và Nam bán cầu cho thấy sự suy giảm trong hoạt động của mặt trời mà đỉnh điểm là năm 2022.

Zharkova nói: “Nhờ kết hợp phân tích sóng điện từ và các dữ liệu thực tế của chu kì hiện tại, chúng tôi tin kết quả dự đoán có độ chính xác cao, khoảng 97%".

Thanh Bình (Thế giới trẻ)

http://ringring.vn/ky-bang-ha-sap-quay-tro-lai-vao-nam-2030-123914.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định"



Việt Nam không thể đòi hỏi Nga "lựa chọn" mình hay Trung Quốc thì Moscow cũng không thể đặt vấn đề Việt Nam hãy lựa chọn giữa Nga và Hoa Kỳ.  ông Anton Tsvetov lo ngại sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hợp tác Việt - Mỹ được nâng lên một tầm cao mới có thể có tác động tiêu cực đến lợi ích của Nga, cụ thể là thị trường xuất khẩu vũ khí Nga có nguy cơ bị thu hẹp, cạnh tranh trong hợp tác kinh tế - năng lượng ở Biển Đông gia tăng...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama
 tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tiến sĩ Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông ngày 14/7 bình luận trên tạp chí Nezavisimaya Gazeta: Việc Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam khiến Moscow nhận ra thách thức nghiêm trọng đối với các nỗ lực của Nga để bảo tồn và phát huy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Người Mỹ đang tận dụng lợi thế của thế giới đơn cực và khả năng chi phối hệ thống tài chính quốc tế, cũng như sự suy yếu ảnh hưởng của Nga với Việt Nam để thực hiện "khát vọng giấc mơ Mỹ" của hàng triệu người Việt.

Dù kết quả thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu Pew (đề cập trong phần 1: Học giả Nga: Mỹ đã trở thành một "mô hình" cho Việt Nam) là khách quan, nó cũng không làm sai lệch mong muốn của người dân Việt Nam đối với nền độc lập của mình.

Việc "dựa vào Hoa Kỳ" có đảm bảo cho Việt Nam giữ được nền độc lập hay không, hãy để bản thân mỗi người Việt tự trả lời, Tiến sĩ Vladimir Mazyrin bình luận. Ông lưu ý, một người bạn thật sự là người không quên vấn đề của mình, giúp đỡ bạn bè đối tác bảo vệ lợi ích quốc gia thực sự của họ thay vì áp đặt các quan điểm và hệ giá trị của mình cho đối tác thông qua vũ lực hay gian lận.

Bình luận trên tờ The Diplomat ngày 14/7, Tiến sĩ Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC) cho rằng, trong khi Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ phân tích nào về quan hệ Mỹ - Việt thì dường như Nga thường bỏ qua điều này dẫn đến sự thất vọng của giới quan sát châu Á tại Nga. Tuy nhiên theo ông điều này không hẳn chính xác, bởi lẽ Việt - Mỹ mới chỉ là quan hệ đối tác "toàn diện" chứ chưa phải "chiến lược", đặc trưng quan trọng gắn với quan hệ Việt - Nga.

"Truyền thống" là một tính từ phổ biến tại Việt Nam khi nói về quan hệ Việt - Nga. Nhưng có ít điều để làm trong chính sách đối thoại thực tế mà Việt Nam đang theo đuổi. Do đó sẽ hữu ích hơn để Moscow suy nghĩ xem những gì có thể làm cho Việt Nam mà Hoa Kỳ không thể. Ông cho rằng, việc đầu tiên Nga có thể làm là việc bán vũ khí cho Việt Nam.

           Học giả Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC). Ảnh: Russia Council.

Mặc dù Hoa Kỳ đã nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và đang cân nhắc khả năng bãi bỏ hoàn toàn, thậm chí "đã bán hoặc cho" Cảnh sát biển Việt Nam một số tàu tuần tra, nhưng người Việt sẽ phải mất cả chục năm để làm quen với các thiết bị mới (?!). Vì vậy Nga có thể sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.

Mặt khác ông Anton Tsvetov lập luận: "Nga có một lợi thế rất lớn so với Mỹ trong quan hệ với Việt Nam. Đối với người Việt, hợp tác với Nga không đi kèm theo bất kỳ đòi hỏi 'xuất khấu khẩu hệ tư tưởng thù địch' nào. Không có mối lo Moscow sẽ thúc đẩy thay đổi nội bộ ở Việt Nam và Nga sẽ không đặt bất kỳ điều kiện nào cho hoạt động giao dịch thương mại quân sự, đầu tư hay hợp tác nhân đạo. Trong khi đó nó lại là mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo Việt Nam khi hợp tác với Hoa Kỳ"?!

Có quan điểm trái ngược với Anton Tsvetov về vấn đề này. Giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận trên The Diplomat hôm 13/7 rằng, cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng đã phá vỡ mọi rào cản chính trị trong quan hệ song phương.

Hơn thế nữa, chuyến thăm này còn thiết lập tiền lệ cho các chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ tiếp theo của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ càng củng cố sự thật rằng Mỹ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam.

Theo Giáo sư Carl Thayer, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý phát triển quan hệ thực chất sâu rộng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như hệ thống chính trị của nhau.

Việc mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Phòng Bầu Dục đã cho thấy cam kết của ông Obama tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam, phá tan những lo ngại rằng Hoa Kỳ "âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thông qua diễn biến hòa bình". Bởi vậy cái ông Anton Tsvetov cho là "lợi thế" của Nga chưa chắc đã còn đúng trong giai đoạn hiện nay - PV.

                                                            Giáo sư Carl Thayer.

Xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung hay Mỹ - Việt - Nga, ông Carl Thayer nhận định: Một số nhà phân tích và bình luận đã sai lầm khi đặt trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng quá nhiều vào hy vọng có một bước đột phá trong quan hệ quốc phòng.

Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư không phải "điểm tới hạn" trong trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung. Đồng thời chuyện Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam hay việc cho người Mỹ vào cảng Cam Ranh không phải nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự, ông Carl Thayer lưu ý.

Về quan hệ Nga - Việt, học giả Anton Tsvetov thừa nhận bàn tay vô hình của Bắc Kinh là một trong những nhân tố hạn chế quan hệ giữa Moscow và Hà Nội. Ngoài ra, nhân tố khác ảnh hưởng tới mối quan hệ này là sự suy thoái kinh tế ở Nga khiến quốc gia này không thể trở thành thị trường lớn cho hàng hóa Việt giống như Mỹ.

Mặc dù Liên minh Tự do thương mại Á - Âu mà Việt Nam tham gia có hiệu lực vào năm tới, nhưng thị phần xuất khẩu của hàng Việt Nam tại thị trường này nhiều khả năng vẫn dưới 2%. Sức mua của Nga cũng như cấu trúc quan hệ kinh tế Nga - Việt khác quá xa so với Việt - Mỹ.

Học giả này cho rằng: "Việc tái lập quan hệ Việt - Mỹ theo nhìn nhận của ông chắc chắn không phải một cuộc hôn nhân, nhưng lại nhiều hơn một cuộc tình". Anton Tsvetov cho rằng:

"Đi quá xa trong chuyện này và gây quá nhiều rắc rối cho Trung Quốc có thể kéo theo một thảm họa cho một nước nhỏ như Việt Nam. Đa dạng hóa là chìa khóa để trở thành một sức mạnh trung lập, còn tiềm năng của Nga để trở thành 'lực lượng thứ 3' là vô tận. Nếu chính quyền Mỹ muốn một đất nước Việt Nam thực sự mạnh mẽ, độc lập và ổn định thì họ cần tôn trọng mối quan hệ lâu dài (giữa Việt Nam) với Nga.

Với tất cả những hạn chế của Mỹ về hợp tác quân sự (với Việt Nam), chủ yếu là Nga sẽ làm hầu hết các công việc xây dựng năng lực hàng hải cho Việt Nam và tạo ra đối trọng với Trung Quốc. Sẽ là khôn ngoan khi Nga và Mỹ bắt tay nhau thoát khỏi khủng hoảng ở châu Âu và tràn sang châu Á".

Nga bán máy bay chiến đấu, tàu ngầm cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh tàu ngầm Trung Quốc: Irrawaddi.org.

Vài lời bình luận - PV

Nói thẳng ra, ông Anton Tsvetov lo ngại sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hợp tác Việt - Mỹ được nâng lên một tầm cao mới có thể có tác động tiêu cực đến lợi ích của Nga, cụ thể là thị trường xuất khẩu vũ khí Nga có nguy cơ bị thu hẹp, cạnh tranh trong hợp tác kinh tế - năng lượng ở Biển Đông gia tăng...

Người Việt luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như nhân dân Nga ngày nay trong công cuộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh địa chính trị thế giới và khu vực thay đổi liên tục như hiện nay, bất cứ quốc gia nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc mình lên trên hết trong mọi mối quan hệ quốc tế. Nga cũng vậy và Việt Nam cũng thế. Người Việt quý trọng quan hệ hợp tác với Nga, nhưng trong làm ăn hay câu chuyện lợi ích, sòng phẳng cùng có lợi là nguyên tắc tối thượng và mới đảm bảo hợp tác được lâu dài.

Lấy câu chuyện mua bán vũ khí mà ông Anton Tsvetov quan tâm, dù mua của Nga, Mỹ hay nước nào đi nữa thì Việt Nam cũng phải trả tiền chứ chẳng ai cho không. Lựa chọn nhà cung cấp nào có sản phẩm tiên tiến phù hợp yêu cầu, giá cả phải chăng và chất lượng dịch vụ tốt là điều Việt Nam phải cân nhắc.

Nga bán vũ khí cho Việt Nam, nhưng cũng bán vũ khí cho Trung Quốc. Chính ông Anton Tsvetov cũng thừa nhận "bàn tay vô hình" của Bắc Kinh đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ Nga - Việt. Nói cách khác, Nga không thể lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông vì sợ mất lòng Trung Quốc, từ đó dẫn đến mất các mối quan hệ làm ăn có lợi với Trung Quốc.

Việt Nam cũng vậy thôi, không thể trông chờ, dựa dẫm vào bất kỳ nước nào để bảo vệ chủ quyền và phát triển cường thịnh. Người Việt phải tự lực cánh sinh, kết hợp với đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, khai thác tối đa các xu thế có lợi cho sự nghiệp này.

Việt Nam không thể đòi hỏi Nga "lựa chọn" mình hay Trung Quốc thì Moscow cũng không thể đặt vấn đề Việt Nam hãy lựa chọn giữa Nga và Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh các cường quốc tranh giành ảnh hưởng và lợi ích địa chính trị, địa chiến lược trong khu vực có tác động sâu sắc đến Việt Nam, người Việt sẽ phải tỉnh táo trước mỗi bước đi, mỗi quyết sách để làm sao giữ gìn cho được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền và đấu tranh đòi lại những gì bị kẻ khác xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp.

 Hồng Thủy
(Giáo Dục)
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Choi-voi-ai-hay-de-nguoi-Viet-Nam-quyet-dinh-post160119.gd
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biết bao giờ họ mới bỏ được thứ tư duy cổ lỗ sĩ?


Nguyễn Thông- Trong một cuộc họp tổng kết bán niên hôm nay (17.7.2015), lãnh đạo bộ 4T tuyên bố sẽ dứt khoát với các blog và mạng xã hội, cụ thể là quản lý chặt thông tin trên đó, vi phạm là xử lý liền (tất nhiên công an, tòa án xử chứ bộ đếch xử lý được bởi bộ không phải là chủ quản của nó). Tôi có ý kiến nông cạn thế này:
Ảnh của Tôi
-Vấn đề là, như thế nào là vi phạm. Nếu người ta đăng tải lên đó nội dung phản dân hại nước, phi nhân tính, làm băng hoại phẩm chất con người, cố tình lộ bí mật quốc gia... thì cứ trị thẳng cánh. Nhưng những ý kiến trái chiều với hệ chính thống, ngược với đường lối của nhà cầm quyền, thậm chí vạch ra những xấu xa của chế độ, của đảng cầm quyền (đảng cũng chỉ là một tổ chức xã hội, có tốt có xấu chứ không phải ngọc Biện Hòa không tì vết) thì nhà cai trị nên biết lắng nghe, tiếp thụ, đừng ngu si coi đó là vi phạm.

-Blog bờ liếc, mạng miếc là một phương tiện tồn tại trong xã hội, vì vậy phải chịu sự quy định của luật pháp. Nước nào cũng thế, chả riêng gì xứ ta.

-Xã hội mở bây giờ khác ngày xưa nhiều rồi. Nhà cai trị đừng cả vú lấp miệng em, lấy thịt đè người, đừng đi vào vết xe đổ như cải cách ruộng đất (1953-1957), nhân văn giai phẩm (1956-1958), chống xét lại (1968); ngày xưa còn có cơ hội sửa sai, chứ bây giờ không có đâu.

Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2015/07/biet-bao-gio-ho-moi-bo-uoc-thu-tu-duy.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phèo!

NHÀ VĂN NHÀ VEO...

Nguyễn Quang Lập

Kỳ này mình ra Hà Nội gần nửa tháng, ra để giải quyết việc nhà, kỳ thực không nghĩ gì đến Đại hội nhà văn. Từ lâu rồi mình không quan tâm đến các đại hội của các hội, hội nào cũng thế chứ chẳng cứ gì Hội Nhà văn.
Mình có tên trong bốn năm hội, khi còn trẻ mỏ thì hăng lắm, bây giờ già rồi, và nói thật cũng nản rồi, chẳng muốn dự bất kỳ đại hội nào nữa. Đến dự thì cũng vui, được gặp bạn bè tứ xứ ôm vai hót cổ hỏi han năm điều ba chuyện để biết thêm chút về nhau cũng không phải là dở…
Hồi còn trẻ thì máu me lắm. Sắp đến kỳ đại hội trong lòng rộn rã, xôn xao trước cả tháng. Mình nhớ Đại hội nhà văn lần thứ IV vào cuối năm 1989, hồi đó mình đang ở Huế, anh em nhà văn ngày nào cũng gặp nhau khi thì quán rượu chị Phước, khi thì quán rượu chị Hiếu, sôi sục bàn chuyện đại hội. Người nói tôi sẽ nói cái này, người nói tôi sẽ nói cái kia, ai nấy mặt mày phừng phừng như sắp ra chốn sa trường, hi hi.

Đoàn nhà văn Bình Trị Thiên được Tỉnh ủy gặp gỡ, mời cơm trước khi đi đại hội, còn cho tiền cấp xe đi ra Hà Nội, rất oách. Ra đến Bến Thủy trúng mùa nước lũ, kẹt phà, xe dồn nhau dài đến mấy cây số, anh em trình cả giấy triệu tập của Ban bí thư cũng không được ưu tiên. Bí thế, mấy anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Minh, Nguyễn Trọng Tạo kẻ đọc thơ, người hát nhạc nịnh mấy ông canh phà suốt đêm, sáng ra mới được ưu tiên cho qua phà trước, mừng hết lớn.
Tâm trạng đi dự đại hội hồi đó lạ lắm, giống như đi lễ hội lớn vậy, ai nấy ngây ngất con cà cưỡng, tâm niệm đến đấy vừa để chơi vừa để giải quyết việc lớn văn chương nước nhà. Ai nấy đều đinh ninh nếu đại hội thành công, bầu được Ban chấp hành (BCH) ưa ý thì văn chương nước nhà nhất định sẽ khởi sắc. Mình cũng đinh ninh như thế. Chẳng biết từ khi nào anh em nhà văn đã đánh đồng nền văn chương với công tác hội, đinh ninh sở dĩ nền văn chương Việt xập xệ là do BCH hội mà ra. Mọi yếu kém của nền văn chương cũng do mấy anh BCH đầu têu hết. Bây giờ vẫn nhiều người đinh ninh như thế chứ chẳng phải ngày xưa.
Kỳ thực Hội là nơi động viên giúp đỡ anh em sáng tác cho tốt, thế thôi. Chẳng có hội nào lại chỉ đạo được nhà văn viết cái gì, viết như thế nào. Phàm là nhà văn chẳng ai chỉ đạo được ai, ông nào ông nấy cái tôi to bằng cái bồ, văn mình vợ người xưa nay đều thế cả, chẳng làm sao thay đổi được. Vả, tự do sáng tác là thứ nhà văn cần chứ không phải người ta cần. Hội bắt tay chỉ ngón cho người ta viết, nếu bị bắt tay chỉ ngón thì đố ai còn viết văn được đấy.
Có ai đó ví von chuyện con rết rất hay. Con rết có hai dãy chân đến cả trăm chân, mỗi lần nó chạy hai dãy chân chuyển động nhịp nhàng. Con chuột hỏi con rết ông làm sao điều khiển được hai dãy chân nhịp nhàng đến thế. Con rết nói có gì đâu, đầu tiên giơ chân này nhé, rồi giơ chân này nhé… Đến khi nó làm như nó nói thì nó không đi được nữa.
Hôm qua Vi Thùy Linh gọi điện phỏng vấn mình, nó nói theo chú BCH có cần những người thực tài không. Mình nói có chứ sao không. Nhưng đó là các nhà văn có tài quản lý, tài điều hành, tài tổ chức sự kiện hội nghị hội thảo… chứ không phải tài viết văn. Bầu mấy ông có tài viết văn vào BCH để làm gì, để họ viết văn mẫu cho mọi người viết theo hay sao?
Nói chuyện BCH cũng buồn cười. Không rõ các kỳ đại hội I, II, III thì thế nào, từ đại hội IV trở đi trên cho bầu bán tự do thoải mái, thì danh sách đề cử cả đến mấy trăm người, nhiều người xin rút rồi vẫn còn hơn hai trăm người, thất kinh. Lâu nay cứ nghĩ nhà văn thì chẳng ai mê quyền lực, thậm chí ghét bỏ khinh miệt nữa, té ra không phải. Quá nhiều người mê dù đó chỉ là cái quyền hão, danh hão và cũng quá nhiều người ảo tưởng về bản thân.
Về cái sự ảo tưởng bản thân thì ai cũng mắc, mình cũng không thoát được. Đại hội V mình có tên trong danh sách đề cử, kỳ thực thì 500 đại biểu có đến 250 ông được đề cử rồi chứ chẳng vinh dự gì. Khi đó bao nhiêu người rủ rê tán tỉnh mình. Kẻ kéo áo, nói ông không được rút nhé; người rỉ tai, nói đợt này ông phải vào đấy, cấm có chạy làng. Ngoài mặt ra vẻ không quan tâm nhưng trong bụng sướng củ tỉ, bèn tắc lưỡi nói ừ thì không rút, vào được BCH cũng tốt, nếu chẳng vào được cũng biết thực có bao nhiêu người yêu mình. Đến khi bầu mình chỉ có 156 phiếu, còn gần trăm phiếu nữa mới trúng, xấu hổ chết được. Buồn đúng một tháng, không phải buồn vì trật BCH mà buồn vì nhận ra quá ít người yêu quý mình thật sự.
Sau nghĩ lại thấy chẳng việc gì mà buồn, người ta bầu BCH là bầu những người có năng lực điều hành chứ đâu bầu kẻ mình yêu, người mình phục văn tài. Ông Thiệp (Nguyễn Huy Thiệp) hồi đó tên tuổi nổi như cồn, nhiều người nói nếu gọi Hội Nhà văn là một gánh thì đầu này là cả Hội Nhà văn, đầu kia là Nguyễn Huy Thiệp. Chắc ông Thiệp cũng nghĩ thế nên ông chẳng rút, kết quả ông chỉ có hơn trăm phiếu bầu cho ông thôi.
Mình nhớ đại hội IV mình ở trong ban kiểm phiểu, ông nào ông nấy hằm hè nhau, ông này nghi ông kia lậu phiếu, rất căng thẳng. Bầu lần đầu được 5 người, lại bầu lần nữa được 6 người. Kiểm phiếu đến nửa đêm mới xong, mệt bã người. Điều lạ là giờ đó vẫn còn rất nhiều nhà văn ngồi phủ phục chờ kết quả bầu cử, khi tụi mình ra khỏi phòng kiểm phiếu xuống hội trường thì mọi người chạy rật rật đến, nói sao rồi sao rồi. Hi hi, bầu BCH Hội Nhà văn mà hồi hộp căng thẳng không khác gì bầu tổng thống.
Hồi đó mình chỉ 33 tuổi, cái tuổi ưa nổi danh thích được chứng tỏ, nhảy lên diễn đàn phát biểu ba bốn lần, được vỗ tay hoan hô càng ăn to nói lớn. Đại hội văn chương chẳng thấy bàn văn chương, chỉ toàn tranh cãi nhau ông này tham ông kia hèn, ông này bất tài ông kia cơ hội. Anh Trần Dần ra khỏi hội trường, dập dập cái gậy chống, mắt trợn miệng nói tợn, đại hội tợn quá.
Mấy bác Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt… ba chục năm trở lại văn đàn, tưởng các bác sẽ đăng đàn nói những điều hệ trọng, té ra không. Các bác toàn rủ nhau ra căng-tin phía sau hội trường uống bia, uống say thì về. Anh Phùng Quán cứ đến chiều là chân nam đá chân chiêu trở về nhà. Chị Trâm vợ anh hỏi đại hội có chuyện gì vui, anh chỉ nhăn răng cười, nói ua chầu, cãi nhau như mổ bò.
Cụ Hoàng Trung Thông khi đó đã già rồi, chẳng hiểu sao không thấy cụ vào ghế ngồi, chỉ đứng ở cửa trông vào. Tính mình ngồi không nóng chỗ, lúc lúc lại nhảy ra ngoài hút thuốc. Mỗi lần qua cửa cụ lại túm tay giật lại, nói sao rồi sao rồi. Mình cười, nói thì vẫn đang cãi nhau đó mà anh. Cụ cười cái hậc, nói đại hội với đại heo, Hội Nhà văn cãi nhau mấy chuyện này à. Mình chỉ cười hì hì chẳng biết nói sao.
Khi đó mình nghĩ các cụ hết hơi rồi, viết lách không màng, hội hè cũng đã chán. Đến đại hội để tìm bạn uống ba chén rượu thôi. Bây giờ mới thấy các cụ có lý, nhà văn lại đi cãi nhau ỏm tỏi ba chuyện phi văn chương thật quá phí thời giờ. Đa phần các cụ đều dạt ra hết cho mấy anh trẻ tranh hùng, tóm lại cũng chỉ để tranh cái chân BCH. Các cụ đến đây chỉ để vui, vui bạn vui bè, vui nghề vui nghiệp, và đó mới đúng là đại hội nhà văn. Mấy thứ phi văn các cụ ớn lắm, sợ lắm.
Nguyễn Quang Lập
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung quốc có sụp đổ hay không?


K H.

Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.
Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.  FRA files

Sự tuột dốc của thị trường chứng khoáng Trung quốc đã được dừng lại bởi nhiều biện pháp can thiệp của chính phủ Bắc Kinh. Sự ổn định, phát triển, hay suy sụp của nền kinh tế Trung quốc là đầu đề của những bàn luận kinh tế chính trị trong thời gian gần đây. Sau đây là ghi nhận  ý kiến của một số nhà quan sát người Việt trong và ngoài nước về vấn đề này.
Chưa hay không sụp đổ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà nội đánh giá về kinh tế Trung quốc:
Việc nền kinh tế Trung quốc gặp khó khăn thì cái đó chúng ta đã biết rồi.  Còn Trung quốc thì tôi nghĩ là họ sẽ tìm cách họ chèo chống. Tôi không nghĩ là nền kinh tế Trung quốc sẽ sụp đổ như một số dự đoán. Họ có thể sẽ gặp khó khăn, và trong lịch sử Trung quốc thì có những thời kỳ họ gặp khó khăn hết sức gay gắt nhưng họ vẫn vượt qua được.”
Nhà báo Ngô Nhân Dụng hiện sống tại Mỹ thì cho rằng nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung quốc thì chưa phải là lúc này, lúc mà mọi người chứng kiến sự chao đảo của thị trường chứng khoáng Trung quốc. Ông nói:
Bên Trung quốc, thị trường chứng khoáng có hoạt động nhưng mà chỉ có 10% hay nhiều nhất là 15% người Trung Hoa có dính dáng đến chuyện mua cổ phần. Thành ra những người đó mất tiền chỉ là một phần nhỏ của xã hội Trung hoa.”
Việc nền kinh tế Trung quốc bị giảm tốc độ tăng trưởng đã được nhiều người nói đến trong hai năm qua. Theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, thì có thể là Trung quốc đang đi đến giai đoạn phát triển chậm lại, như những quốc gia phát triển trước Trung quốc ở Đông Á là Nhật bản và Hàn quốc. Tuy nhiên ông Lâm cho biết thêm là điều khác biệt lớn giữa Trung quốc với hai quốc gia kia là sự cấu kết giữa giới làm ăn với nhà cầm quyền ở Nhật và Hàn quốc không nhiều như bên Trung quốc.
Tôi không nghĩ là nền kinh tế Trung quốc sẽ sụp đổ như một số dự đoán. Họ có thể sẽ gặp khó khăn, và trong lịch sử Trung quốc thì có những thời kỳ họ gặp khó khăn hết sức gay gắt nhưng họ vẫn vượt qua được
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Ông Vũ Hồng Lâm nói về mô hình chính trị kinh tế của Trung quốc:
Đó là một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Nhưng có một nền kinh tế tư bản, cho nên cuối cùng là đảng cộng sản làm kinh tế, đảng cộng sản làm tư bản, và nó kiểm soát tất cả các nguồn lực kinh tế, lấy ví dụ như các nhà băng. Đều là ngân hàng quốc doanh cả, và họ có rất nhiều tiền. Người dân Trung quốc tiết kiệm để trong nhà băng, nhà băng có tiền rồi thì vung ra, cho các giới, cho mọi người đi vay. Thì cũng giống như Việt nam là anh nào chạy được thì được vay. Vay vào có vốn rồi thì vung ra đầu tư, bất cần có hiệu quả hay không. Vấn đề ở Trung quốc là sự đầu tư quá mức nhưng không để ý nhiều đến vấn đề hiệu quả.”
Vấn đề tiền của nhà nước, hay đúng hơn là tiền thuế của toàn dân chỉ được các ngân hàng nhà nước sử dụng cho vay làm kinh tế cũng được nhà báo Ngô Nhân Dụng đề cập đến. Theo ông thì những người lãnh đạo Trung quốc cũng có một kế hoạch lớn để cải tổ nền kinh tế của mình theo hướng thị trường hoàn toàn, loại bỏ đi sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên qua cuộc khủng hoảng chứng khoáng trong các tuần lễ cuối tháng sáu cho thấy là dự án đó có khả năng thất bại. Ông Ngô Nhân Dụng nói:
Khi mà người ta nhìn vào các phản ứng của chính quyền Trung quốc ngăn không cho thị trường sụp thì người ta thấy có hai mối nguy. Mối nguy thứ nhất là tất cả các biện pháp đó đều trái với qui tắc sinh hoạt của thị trường. Tức là chính quyền đã làm những việc mà ở các nước có thị trường chứng khoáng và kinh tế thị trường không ai làm cả. Cái đó đưa đến hậu quả thứ hai là với những biện pháp như vậy chính quyền Trung quốc đang thụt lùi, đang lùi bước trong việc thực hiện cái kế hoạch gọi là cải tổ của họ.”
Chính quyền đã làm những việc mà ở các nước có thị trường chứng khoáng và kinh tế thị trường không ai làm cả. Cái đó đưa đến hậu quả thứ hai là với những biện pháp như vậy chính quyền Trung quốc đang thụt lùi, đang lùi bước trong việc thực hiện cái kế hoạch gọi là cải tổ của họ
Ông Ngô Nhân Dụng
Ông có kể ra những biện pháp phi thị trường mà chính quyền Trung quốc đã sử dụng khi chứng khoáng bị tuột giá, như là bơm tiền của nhà nước, hay là cấm không giao dịch cổ phiếu. Như vậy người ta không thấy cổ phiếu bị tuột giá nữa nhưng thực chất là không còn tồn tại thị trường vì không có mua bán.
Một nhà quan sát nước ngoài là ông Ian Bremmer của tổ chức tư vấn Á Âu cũng nói là dường như dự án cải cách nền kinh tế Trung quốc được các nhà lãnh đạo nước này dày công xây dựng trong ba năm qua đã đổ vỡ.
Từ đó nhiều người cũng dự đoán là để giữ vững ổn định chính trị thì có thể là Trung quốc sẽ vẫn tiếp tục là quốc gia sản xuất hàng giá rẻ và nhắm vào xuất khẩu với sự chi phối lớn của nhà nước như trong mấy chục năm qua.
Nhưng theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm thì sự phát triển của Trung quốc trong mấy chục năm qua có tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Theo tính toán của tôi thì độ năm năm nữa thôi thì Trung quốc sẽ chấm dứt thời kỳ tăng trưởng cao chuyển qua tăng trưởng trung bình và thấp. Tức là độ khoảng 4% một năm thôi, thay vì 8% như hiện nay. Trung quốc đang ở trong thời kỳ giảm tốc, và khi giảm tốc như vậy thì không tạo ra nhiều cơ hội cho kinh doanh như trước đây nữa. Tất cả những vấn đề ứ đọng từ bao nhiêu năm nay sẽ bung ra, và không loại trừ khả năng là trong vòng năm năm, 10 năm tới Trung quốc sẽ rơi vào một cuộc đại khủng hoảng kinh tế rất to lớn.”
Việt nam sẽ ra sao nếu Trung quốc suy sụp?
Điều mà nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau khi trả lời câu hỏi này là Việt nam sẽ hứng chịu sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa mà Trung quốc bán tống bán tháo. Một số người thì nhìn thấy là trong đống hàng hóa giá rẻ đó có thể có những nguyên liệu mà Việt nam cần cho việc sản xuất, vì thế có thể chuyển những ảnh hưởng tiêu cực thành điều có lợi. Tuy nhiên trong viễn cảnh gia nhập tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt nam có thể sẽ phải bị bắt buộc sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các quốc gia thành viên trong một số lãnh vực, trong khi Trung quốc không phải là thành viên của TPP.
Trả lời câu hỏi này ông Ngô Nhân Dụng nói nếu điều đó xảy ra thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, còn Việt nam chỉ là một phần nhỏ trong sự ảnh hưởng ấy. Nhưng ông cũng e ngại là khi bị khủng hoảng thì người Trung quốc sẽ dùng nhiều biện pháp bất chính để xâm nhập Việt nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang