Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

báo chí văn nghệ giờ nó như cái cúc áo ấy, không có cúc người ta vẫn... mặc áo, nhưng nó không ra người tử tế


Báo chí văn nghệ thời hiện tại là một thực thể vô cùng khó khăn đối với người làm báo, và cả người đọc.
Ngay các tạp chí văn nghệ, tiếng là báo văn nghệ chuyên nghiệp, nhưng cũng không phải tờ nào cũng là báo, cũng là chí. Nó phụ thuộc rất lớn vào người làm. Không phải ai đang làm các tạp chí văn nghệ cũng là những nhà báo, nhà văn biết làm báo.
Và các tờ báo có trang văn nghệ nữa, trừ các tờ báo lớn có các ban văn nghệ riêng, các tờ báo Đảng địa phương và một số báo khác, in văn nghệ (tác phẩm và các vấn đề) rất... Lơ tơ mơ. In cho đầy trang, cho có. Vì họ không có btv chuyên nghiệp, không có sự am hiểu thấu đáo...
Ngay 2 tờ báo văn nghệ hàng đầu Việt Nam là Văn Nghệ và Văn nghệ Quân Đội cũng đang rất... Nguy nan. Tối qua và sáng nay ngồi chia sẻ và "thương vay" với bác Khuất Quang Thuỵ, tbt báo Văn Nghệ, mà cám cảnh cho báo chí văn nghệ nước nhà.
Nhưng ở hội nghị này, ai cũng bảo là, văn nghệ rất quan trọng. Các báo Đảng, các báo nd, qđnd, vtv, vov... Cũng bảo rất chú ý, rất quan tâm đến văn nghệ...
Từ quan trọng đến... quan trọng, nó như thế nào nhỉ?
Ông Khuất Quang Thuỵ bảo, báo chí văn nghệ giờ nó như cái cúc áo ấy, không có cúc người ta vẫn... mặc áo, nhưng nó không ra người tử tế. Mình thấy nhận xét này rất thú vị...
Ảnh ngồi "tâm tư" với nhà văn Khuất Quang Thuỵ và tạp chí Văn nghệ Gia Lai số 200 tại hội nghị Vũng Tàu...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Người Nhật đã được phép tấn công Trung Quốc”

Báo Nga:

(Bình luận quân sự) - Ngày 18/7, Tờ “Svobodnaia Pressa” (SV-Nga) đã cho đăng bài với tiêu đề trên, xin dịch lại để giới thiệu cùng bạn đọc (có sắp xếp lại để tiện theo dõi).

Mục đích là để cung cấp thêm một cách nhìn từ một hướng khác về cùng một vấn đề.
Phần một: Lời dẫn của Ban biên tập
“Nhật Bản vừa tiến hành một bước đi tối quan trọng trong việc mở rộng thẩm quyền của Lực lượng phòng vệ nước này. Ngày thứ năm 16/7/2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một gói các điều chỉnh trong lĩnh vực quốc phòng cho phép Lực lượng quân sự nước này quyền sử dụng sức mạnh của mình ở nước ngoài.
Lần đầu tiên kể từ sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền sử dụng vũ khí trong trường hợp đối mặt với khiêu khích quân sự, để bảo vệ các nước bạn bè kể cả trong trường hợp Nhật Bản không bị tấn công. Thêm nữa, điều khoản cấm các quân nhân Nhật Bản mang vũ khí trong các chiến dịch của Liên Hợp Quốc cũng bị hủy bỏ.     
Bao Nga: “Nguoi Nhat da duoc phep tan cong Trung Quoc”
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong phiên thảo luận Dự luật an ninh tại Hạ viện.
Người đưa ra sáng kiến trên (các điều chỉnh) là Thủ tướng S.Abe tuyên bố: “Tình hình an ninh quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên phức tạp. Những điều chỉnh này (trong luật) có tầm quan trọng mang tính chất sống còn để bảo vệ cuộc sống của người dân Nhật Bản và ngăn ngừa chiến tranh”.
Những mối đe dọa đối với an ninh Nhật Bản, theo quan điểm của giới lãnh đạo nước này, xuất phát từ ba cường quốc hạt nhân – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga. Đồng thời, cũng theo các nhà lãnh đạo Nhật Bản thì nước này sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố mối quan hệ với đồng minh chủ chốt của mình - Mỹ.
Bắc Kinh đã có ngay những phản ứng hết sức căng thẳng trước bước đi trên của Tokyo. “Việc Nghị viện Nhật Bản thông qua đạo luật mới về an ninh là chưa từng có tiền lệ” -  nguyên văn một trích đoạn trong Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Cũng trong thông cáo này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm với Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản Siotaro Iati đang có chuyến thăm chính thức tại Trung Quốc  đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và  “nhận thức cứng rắn” của Trung Quốc trước sự kiện này.        
Tại cuộc hội đàm này, ông Dương cũng nhấn mạnh: “Nhật Bản đang tăng cường sức mạnh quân sự và đã có những thay đổi đáng kể trong chính sách của mình trong lĩnh vực phòng vệ và an ninh. Không nhẽ Tokyo có ý định từ bỏ đường lối chính trị phòng thủ? Chúng tôi kiên quyết kêu gọi Nhật Bản rút ra những bài học kinh nghiệm từ lịch sử bằng một cách thức thích hợp và theo đuổi con đường phát triển hòa bình”.   
Nhưng giờ thì ngay cả “nhận thức cứng rắn” (của Trung Quốc) cũng đã rất khó có thể làm cho Thủ tướng S.Abe thay đổi quan điểm. Vấn đề tăng cường quyền hạn cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, có thể nói là mũi tên đã được đặt trên dây cung. Hiện nay gói dự luật sẽ được chuyển cho Thượng viện xem xét.
Và kể cả trong trường hợp các dự án luật này không được (Thượng viện) thông qua (liên minh của S.Abe chiếm đa số trong Thượng viện – nhưng không phải là đa số áp đảo), thì về mặt nguyên tắc cũng không có gì có thể thay đổi được tình hình.
Trong trường hợp dự thảo luật được đưa quay lại Hạ viện (theo Hiến pháp Nhật thì Hạ viện có quyền ưu tiên trong quá trình thông qua các dự án luật) thì luật mới này sẽ mặc nhiên được coi là đã được thông qua sau 60 ngày kể từ ngày bỏ phiếu thông qua lần đầu tại Hạ viện. Tức là sẽ có hiệu lực vào ngày 14/9/2015 tới.      
Phần hai : Các chuyên gia Nga am hiểu về Nhật Bản trả lời các câu hỏi của “SV”.
Nhật Bản dự định đánh nhau với ai và tại sao?
1.Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn đông Viện Hàn lâm khoa học Nga Valeri Kistanov cho biết ý kiến của mình về câu hỏi này như sau:
Nhật Bản chuẩn bị đánh nhau với ai thì chắc chắn là các nhà chiến lược Nhật Bản biết, nhưng để tuyên bố công khai thì nước này, như người ta thường nói, chỉ củng cố khả năng quốc phòng của mình.
Trong tốp đầu các mối đe dọa đối với Nhật Bản có:  thứ nhất là Bắc Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân, vị trí thứ hai – mối đe dọa Trung Quốc.
Một hiện tượng rất phổ biến ở Nhật Bản là thuật ngữ “mối đe dọa Trung Quốc” đã ăn sâu vào trong tiềm thức và phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp của các chính khách, chuyên gia, quân nhân và các nhà hoạt động xã hội nước này.
Tôi nghĩ rằng, tất cả mọi người đều hiểu: Nhật Bản tăng cường tiềm lực quân sự và mở rộng khuôn khổ hoạt động của Lực lượng phòng vệ chính là nhằm vào hướng Trung Quốc.     
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ lang y xinh đẹp 30 năm vào rừng tìm thảo dược Viagra

Lương y xinh đẹp và khu rừng dị thảo cường dương



(VTC News) - Tò mò với câu chuyện của vị đại gia nọ, tôi đã tìm lên Sơn La, để diện kiến nữ lang y xinh đẹp, với bài thuốc kỳ lạ, độc đáo, khiến cánh mày râu mê mẩn
Lương y Hoàng Tuyết Minh và một loài thảo dược kỳ quái 
Kỳ 1: Truyền nhân của thầy mo

Theo chị Minh, nếu chỉ sử dụng những cây thuốc chủ lực bổ dương, thì không tốt cho sức khỏe. Vì thế, trong bài thuốc mà tổ tiên chị truyền lại, có thêm cả chục vị có tác dụng bổ khí huyết, bổ gan, bổ thận, đặc biệt là giúp sản sinh hoóc môn nam… tức là giúp tăng cường thể lực một cách toàn diện. 


Vì thế, nhiều đấng nam nhi không những không cương cứng được, mà còn không có tinh trùng trong tinh dịch, sau khi sắc thuốc uống vài tháng, thì đã trở thành đàn ông đích thực, sinh con liên tiếp. Chỉ tính riêng ở đất Sơn La, nữ lang xinh đẹp Hoàng Tuyết Minh đã giúp cho cả trăm gia đình tìm được niềm vui con cái.

Trong một lần đến nhà một đại gia ở Hà Nội, anh đã mở căn hầm chứa hàng trăm bình rượu ngâm đủ các loại kỳ hoa dị thảo, trong đó, có những bình rượu sâm Ngọc Linh trị giá hàng trăm triệu đồng, rồi những chai rượu ngoại trị giá cả ngàn USD, để khách tham quan. 

Thế nhưng, thứ rượu mà anh nâng niu, trân trọng, chỉ mời khách quý, không phải là những bình rượu đắt tiền, mà lại là chum rượu ngâm những rễ cây kỳ quái. Anh bảo rằng, từ ngày uống thứ rượu này, gần như anh không động đến những loại rượu khác. 

Điều lạ nữa, là thứ rượu này được ngâm từ bài thuốc của một nữ lang y người Thái, ở tận Tây Bắc Tổ quốc, mà theo anh là rất xinh đẹp. 

Lương y Hoàng Tuyết Minh đang bốc thuốc tại nhà 
Tò mò với câu chuyện của vị đại gia nọ, tôi đã tìm lên Sơn La, để diện kiến nữ lang y xinh đẹp, với bài thuốc kỳ lạ, độc đáo, khiến cánh mày râu mê mẩn.

Từ thị trấn Hát Lót của huyện Mai Sơn, phải vượt qua rất nhiều đèo dốc, với các đường cua tay áo của núi cao vực thẳm, quãng đường hơn 30km, mới đến trường mầm non chìm nghỉm giữa rừng già, nơi cô giáo Hoàng Tuyết Minh đang công tác. 

Cô giáo, kiêm nữ lang y quả thực xinh đẹp, dịu dàng trong bộ trang phục của người Thái. Ánh mắt như biết nói và nụ cười tươi có thể làm tan biến bao mệt nhọc của những bệnh nhân vượt quãng đường xa xôi để được chị bốc thuốc. 

Hỏi chuyện về bài thuốc khiến "ông uống bà khen", nữ lang y xinh đẹp của núi rừng Tây Bắc cười bẽn lẽn bảo: "Thực ra, chị có nhiều bài thuốc độc đáo chữa bệnh lắm. Chị học được ở bố chị, thầy lang nổi tiếng của người Thái hầu hết các bài thuốc chữa bệnh. 

Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, mọi người chỉ biết đến chị qua bài thuốc bổ dương. Chị không có ý định đi sâu vào bài thuốc này đâu, nhưng bố truyền cho, thì chị phải bảo tồn nó. 

Trước đây, chị thường bốc thuốc cho những cặp vợ chồng khó có con, với mong muốn họ có con cái, chứ đâu phải mục đích để tăng cường sinh lý cho họ. Nhưng, bài thuốc của bố chị giúp họ tăng cường sinh lý mạnh quá, nên cứ người nọ mách người kia, thành ra chị cứ phải đi thu hái những cây thuốc ấy. 

Ngày nay, áp lực công việc nhiều, rồi ăn uống bừa bãi ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nên nhiều ông bị yếu lắm. Đến là mệt cho chị. Thay vì đi lấy thuốc chữa bệnh cứu người, thì cứ phải đi bốc thuốc bổ dương. Cứ người nọ mách người kia, toàn là người quen, nên chị cũng không biết tìm cách nào để chối".
Lương y Minh bên một cây thuốc 

Theo lời chị Hoàng Tuyết Minh, tổ tiên chị, rồi đến đời ông, đời bố, đều là thầy cúng nổi tiếng đất Sơn La. Những thầy cúng đều giỏi về bốc thuốc và đều là những thầy thuốc dân gian. Mỗi vùng thường có một vài thầy lang và giỏi một vài bài thuốc. 

Tuy nhiên, tổ tiên chị làm nghề thầy cúng và nghề thuốc nhiều đời, nên tích tụ được nhiều bài thuốc quý. Tuổi thơ chị Minh quanh năm suốt tháng theo bố lên rừng đào thuốc, chặt thuốc. Trong nhà chị lúc nào cũng có cả chục bệnh nhân chầu chực, cầu cạnh để có được thuốc dùng. 

6 tuổi, bố chị đã sai con gái ra sau vườn, sau đồi hái những cây thuốc quen thuộc để ông chế vào bài thuốc chữa bệnh. 10 tuổi, chị đã đeo gùi, thuổng, dao vào rừng lấy thuốc. Mấy anh chị em mỗi người đi một hướng, tìm một vài loại cây thuốc khác nhau, rồi hẹn đúng lúc mặt trời xuống núi ra khỏi rừng đem thuốc về nhà.

Chị Minh lấy rễ một loài cây quý làm thuốc 

Năm 2005, bố chị Minh qua đời, người học được nhiều nghề nhất lại là chị. Chị Minh tiết lộ: "Người Thái không quan niệm truyền cho con trai hay con gái, mà hễ con nào có đam mê, học được nghề, thì sẽ theo nghề của bố. Chị mê cây thuốc từ bé, nên bố nói gì là chị nhớ ngay và ngấm lâu. 

Mặc dù theo nghề giáo, nhưng ngoài giờ dạy chị vẫn bốc thuốc quanh năm suốt tháng cho mọi người. Hầu hết các thảo dược chị phải đi thu hái, chỉ có một số loại phổ biến thì mới thuê người. 

Điều mà chị giấu mọi người lâu nay, là máu thầy cúng, thầy mo vẫn chảy trong huyết quản của chị. Chị đang lo ngại một ngày nào đó, tổ tiên sẽ bắt chị tiếp nối công việc thầy cúng. Em biết đấy, chị đang làm giáo viên, đang bốc thuốc, thân nữ giới lại đi cúng bái nữa thì buồn cười lắm. Những nếu được tổ tiên chọn, thì không có cách nào khác, khi đến 50 tuổi, chị sẽ trở thành thầy mo".

Tôi thắc mắc, không hiểu vì sao tổ tiên chị Minh lại có thể "bắt" chị làm thầy cúng, trong khi họ đã qua đời từ bao năm nay rồi, thì chị giải thích: "Gần đây, chị cảm nhận thấy trong người mình có nhiều thay đổi, đầu óc nhạy cảm với những chuyện tâm linh. Mấy năm nay chị không dám đi đám ma, vì lần nào đến đám ma cũng nhìn thấy… ma. 

Chuyện ma quỷ, linh hồn, thì chỉ các thầy cúng nhìn thấy và nói được mà thôi. Trước khi qua đời, bố chị có nắm tay chị dặn rằng: "Con không được nguyền rủa, nói điều ác cho ai. Lời thầy cúng nói ra là sẽ thành sự thật đấy!". 


Theo lời chị Minh, không hiểu do trùng hợp thế nào, mà những lời "nguyền rủa" của chị dù là vô thức đều thành sự thật, khiến chị dựng cả tóc gáy. 

Đã có 3 lần, trong vô thức của chị buông lời "nguyền rủa" và cả 3 lần đối tượng bị chị "rủa" một cách vô thức đều gặp tai họa, thậm chí chết chóc thảm khốc. 

Lần kinh dị nhất, khi chị và mấy đồng nghiệp mượn được chiếc U-oát chở củi khô về làm chất đốt, thì bị ông K. là kiểm lâm huyện giữ xe lại. Ông này đã phạt mất một phần ba tháng lương giáo viên của chị, nhưng không ghi biên lai, mà bỏ tiền vào túi mình. 

Lúc lên xe, chị nói với anh lái xe một cách vô thức: "Anh Vinh ơi, ông này tham lam, độc ác. Em nói thật với anh, 3 tháng sau ông ấy chết". 

Không ngờ, đúng 3 tháng sau, ông K. bị xe ben kẹp tan xương nát thịt. Kiểm nghiệm những điều cha dặn, chị Minh rất sợ hãi. Mặc dù, chị biết rằng, lời chỉ nói chỉ là vô thức, là cảm nhận và tiên đoán, nhưng chị cứ có cảm giác nó như "ác khẩu". 

Từ bấy đến nay, không bao giờ chị dám rủa ai, dù là kẻ thù, hay dù ai đó làm điều xấu với chị. Trên gương mặt nữ lương y này, lúc nào cũng chỉ có nụ cười rạng rỡ, ánh mắt gần gũi mọi người.
Bài thuốc tráng dương của nữ lương y Hoàng Tuyết Minh có 13 vị gồm: Lon tu, đín hành, lan co sai, sâng tả, lẽ mã, hạt chuối cô đơn, kim cang, khúc khắc, chanh bạ, cong kỳ, y tu lán, mã là, hết pì lìn. Hết pì lìn chính là nấm ngọc cẩu, tức nấm tỏa dương.

Lương y Hoàng Tuyết Minh đã có 30 năm đi hái nấm ngọc cẩu và các loại cây thuốc bổ dương trong rừng thẳm để bố bốc thuốc cho bệnh nhân. Theo chị, nấm hết pì lìn là vị thuốc quý, có tác dụng hồi xuân cho phụ nữ, vì kích thích sản xuất nội tiết tố, tuy nhiên, chỉ nên dùng phối hợp một lượng nhỏ.

Với thang thuốc bổ dương, nấm hết pì lìn có tác dụng dẫn thuốc đi vào cơ thể nhanh hơn. Phần thân nấm dùng cho phụ nữ, còn phần mũ nấm dành cho nam giới.

Chị Minh đã nghiên cứu các sách và từ các ông lang, nhưng chưa thấy tài liệu nào nói đến việc mũ nấm hết pì lìn dành cho nam và thân nấm dành cho nữ, nhưng có một điều chị nhận thấy, là khi dùng như thế, tác dụng của bài thuốc thể hiện rất rõ rệt. Nhiều nhà nghiên cứu không tin có thứ thảo dược nào vừa bổ nam, lại bổ nữ, nhưng hết pì lìn quả thực là có tác dụng với cả nam lẫn nữ, khi dùng đúng cách.

Độc giả có thể liên hệ qua số điện thoại sau đây để nghe tư vấn về bài thuốc của lương y Minh: 0947070555.  Lấy thuốc tại số 8, ngõ 469, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bài sau: Hành trình theo chân lương y xinh đẹp vào rừng tìm cây thuốc bổ dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện đời tự kể của những nữ sinh làm nghề nhậu thuê ở Sài Gòn

Trong một buổi tiệc rượu, các nữ PG thường phải ngồi cho đến khi tàn cuộc, không được bỏ về giữa chừng. Trong một bàn tiệc có nhiều đối tác, họ sẽ phải đi mời rượu tất cả mọi người. Vì vậy, mỗi người đều phải có mánh uống rượu riêng của mình. Có nhiều buổi tiệc, các PG được khách hàng nhắn nhủ phải chuốc cho đối tác thật say
Từ việc cùng uống rượu, ăn cơm, trò chuyện trong vai trò đối tác cho đến giả làm người yêu, đi du lịch vài ngày với khách hàng… tất cả đều là những “phạm trù” của nghề này. Các cô gái làm nghề này thường phải xinh xắn, chân dài, biết cách nói chuyện để hài lòng khách và nhất định tửu lượng phải tốt.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Tối cuối tuần, cùng người bạn, chúng tôi đến một quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng. Quán có qui mô vừa, nhưng được ở chỗ ông chủ là người “chơi sộp”, nên thuê hẳn 4 nữ PG. Vào quán, ngồi chưa ấm chỗ, một nữ PG đã “thay mặt ông chủ mời hai anh cụng ly với em một cái”.
Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, nữ PG Trần Thị Ngọc Phượng (21 tuổi, sinh viên Đại học mở TP.HCM) - một nữ PG có hơn 1 năm tuổi nghề, đã trải lòng với chúng tôi về câu chuyện nghề của mình. Đến từ một vùng quê nghèo, gia đình khó khăn, mẹ lại thường hay đau yếu. Phượng lên đất Sài Gòn học chỉ với khoản tiền ít ỏi mà người thân phải chạy khắp nơi mượn để cô ăn học.
Ý thức được hoàn cảnh gia đình, từ năm nhất, Phượng đã đi làm thêm đủ nghề từ phục vụ chạy bàn, rửa chén thuê, phát tờ rơi,…Nhưng khoản tiền ít ỏi từ việc làm thêm cũng không có dư để gửi về thang thuốc cho mẹ. Rồi một ngày, qua lời giới thiệu của một người bạn, Phượng đã đưa ra quyết định chọn làm PG cho một quán nhậu. Kể từ đó, cuộc sống của Phượng chuyển sang một hướng khác…
Theo Phượng, nghề nhậu thuê không chỉ cần có vẻ ngoài là đủ, muốn nhậu thuê được phải có tửu lượng khá và nhanh nhẹn trong ứng xử, mọi người thường gọi đó là kiến thức “chuyên môn”, đó mới là điểm thu hút khách hàng.  “Chẳng có ông chủ nào lại đi mướn một “chuyên gia” nhậu thuê, trình độ kém “hầu rượu” với đối tác của mình đâu anh à..! Vì theo suy nghĩ của các ông chủ, “chuyên gia” nhậu thuê chính là “bộ mặt” của họ. Có người còn “sát hạch” đủ thứ chuyện trên đời để kiểm tra kiến thức mới chịu ký hợp đồng.” – Phượng tâm sự.
Theo một quản lý PG tại TP.HCM, khâu tuyển chọn PG tùy nhu cầu khách hàng mà có độ khắt khe nhất định. Số lượng tuyển cho mỗi chương trình cũng chỉ từ 3-5 người. Thông thường, yêu cầu các nữ PG có độ tuổi từ 18 – 26, chiều cao từ 1m59 trở lên, có ngoại hình cân đối, ưa nhìn; tính tình hoạt bát, tự tin, chăm chỉ, hòa đồng và có khả năng giao tiếp tốt. Để được tuyển, PG không những phải gửi ảnh toàn thân, (tên, địa chỉ, trường học, chiều cao, cân nặng) để qua vòng loại, mà còn đến tận nơi phỏng vấn thử đồ, thử cách đi lại giao tiếp rồi mới chính thức được nhận vào làm.
Nữ PG Hồng Nhung (sinh năm 1991, quê Long An) cho biết: “Khách hàng lựa chọn dịch vụ này thường là những người có địa vị, thu nhập cao trong xã hội; những người đi du lịch, công tác xa nhà và thường là trung tuổi… đang buồn chán. Nhiều khi khách hàng chỉ đơn thuần muốn có một “chân dài” đi theo trong buổi tiệc với đối tác để thêm phần vui vẻ, thoải mái…”. Theo Hồng Nhung, lẽ dĩ nhiên, sau những cuộc chuyện trò hoặc hầu rượu cùng các ông chủ, những nữ PG sẽ được một khoản thù lao hậu hĩnh.
Còn theo Hồng Loan (sinh năm 1993) thì cho rằng: “Tuy cũng khá mệt nhọc, môi trường làm việc cũng hơi phức tạp nhưng chỉ cần thân thiện, biết cách nói chuyện trong một hai tiếng đồng hồ thì công việc này không khác gì làm quen thêm một người bạn mới. Những buổi gặp gỡ đối tác của khách hàng thường cũng rất lịch sự, mình đến chỉ mang tính chất làm đẹp đội hình thôi”. Loan cũng cho biết, PG tiệc có những giới hạn của nó và trong giờ làm việc, PG nữ được quản lý rất chặt. Kể cả có đi đóng giả làm người yêu hay thư ký của khách hàng thì việc tôn trọng, lịch sự cũng được đặt lên hàng đầu. “Tuy nhiên, điều quan trọng phải biết mình đang ở đâu? Đừng nên sa đà để rồi rút chân không kịp” – Hồng Loan tâm sự.
Trong khi đó, Thanh Nhạn (sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM), một nữ PG tiệc rượu mới vào nghề chia sẻ: “Trước em làm PG cho thuốc lá, 3 tiếng một ca, lương 5 triệu, nhưng phải nói nhiều và bị áp đặt doanh số, sau em chuyển sang làm PG tiệc, công việc rất đơn giản lại còn được ăn, uống, hát hò thỏa sức mà tiền công cao, khoảng 500-700.000 nghìn/ca, chưa kể tiền bo thêm. Em đã tự mua được xe máy, máy tính, điện thoại đắt tiền”.
Theo Nhạn, với nghề này làm là phải khôn ra, mức lương cao nghĩa là ngoài uống giỏi, nói giỏi còn phải “biết điều” đôi chút. Không được từ chối khi khách mời… Khi khách ngà ngà say, họ sẽ có những hành động khiếm nhã, động chạm đến cơ thể mình, hoặc là ép mình uống rượu thì lúc đó phải thật khéo léo từ chối để khách không phật ý và mình cũng không bị quấy rối. “Làm nhiều rồi có kinh nghiệm hết thôi.!” – Nhạn bật mí.
Cuộc đời với rượu cay và bia đắng
Chính vì tính phức tạp của nghề nghiệp này nên những cám dỗ, sa ngã đương nhiên không thể không có. Trở lại câu chuyện nghề của mình, Ngọc Phượng chia sẻ: “Mặc dù cũng có đôi chút kinh nghiệm; song mỗi lần đi làm, bọn em vẫn phải chuẩn bị trước tâm lý và nghĩ ra nhiều cách ứng phó sao cho vừa không làm mất lòng khách vừa có lợi cho mình. Tuy nhiên, nhiều khi vẫn khó kiểm soát”.
Biết là vậy song các cô gái trẻ vẫn không cưỡng lại được mức lương vô cùng hấp dẫn mà công việc này đem lại. Tham gia dự tiệc thông thường, trung bình ít nhất PG nữ được hưởng gần 1 triệu đồng/lần cho hai tiếng đồng hồ. Nhiều khi một buổi tối còn kiếm được cả 3 - 4 triệu đồng/người, cao hơn rất nhiều so với làm PG sự kiện hay PG bán hàng.
Ngọc Phượng cho biết, không ít lần cô được khách ngỏ lời muốn gặp gỡ lâu dài và hứa trả lương đến chục triệu/tháng nhưng Phượng quyết định lắc đầu không đồng ý. Theo quan điểm của Phượng: “Cám dỗ về vật chất quá lớn, song có sa ngã hay không là do mình. Nếu chỉ muốn làm PG tiệc đơn thuần thì phải tránh hẹn khách ở những nơi tối tăm, chỉ đến những chỗ đông người rồi trò chuyện vui vẻ, hết việc thì ra về không lằng nhằng gì thêm. Uống cũng nên có chừng mực, vì quản lý nhiều khi không thể can thiệp quá sâu, việc đi tăng 2, 3 là hoàn toàn do nữ PG lựa chọn”.
Nhiều tiệc rượu không thể thiếu vắng sự có mặt của những nữ PG rượu.
Phượng chia sẻ thêm, nhiều hôm gặp khách bắt uống, nhiều ông khách khi say đã quờ quạng lung tung. Có khi, cô cũng từng nhiều lần nhận được các tin nhắn “trá hình” mời làm PG tiệc với mức lương hậu hĩnh, đi kèm là yêu cầu “chiều”  khách; những lúc như vậy, cô cho biết thường làm lơ vì biết hậu quả sau nó rất khó lường. Mặt khác, nhiều đồng nghiệp của cô cũng vì sức hấp dẫn của kim tiền nên đã trở thành người tình hờ của các ông già theo kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng”.
Thanh Đào (22 tuổi, nữ PG tại Phan Xích Long, quận Phú Nhuận) lại là một trường hợp khác. Từ quê lên phố không có bằng cấp, chỉ có dáng cao thon thả và khuôn mặt xinh đẹp, Đào chỉ biết “đệ đơn” làm nữ PG. Nhưng cuộc đời không bằng phẳng như cô nghĩ. Có nhiều cuộc nhậu, khách còn “cử” cô “đọ tửu” với đối tác. Cứ chén tạc chén thù, nhiều đêm khi về đến nhà trọ, cô lại nôn thốc nôn tháo. Đến hôm sau, cô bỏ cơm vì mệt mỏi. “Nhiều lần như vậy cũng ớn lắm ! Em cứ muốn chuyển một nghề nào khác. Nhưng vì nhà nghèo, công việc lại kiếm được nhiều tiền. Giờ bỏ việc này thì em cũng không biết làm gì nữa” – Đào tâm tình.
Còn Ngọc Oanh, một “chuyên gia” nhậu thuê có tiếng “lành nghề” nay đã “gác kiếm” vì sức khỏe kém kể rằng, cái thời của cô, dân nhậu thuê ít lắm, nên rất được khách hàng tôn trọng. Mỗi khi đi nhậu “theo đơn đặt hàng” là có xế hộp đưa đón hẳn hoi. Nhưng rồi vì quá lạm dụng món bia rượu, sức khỏe cô dần sút kém, đến khi cơ thể không cho phép dung nạp nữa, cô đành lắc đầu ngậm ngùi bỏ nghề.
Qua trao đổi với chúng tôi, Nhật Lệ (25 tuổi), có 3 năm kinh nghiệm làm PG chia sẻ: “Học năm nhất, em đã đi làm PG cho hãng bia Sài Gòn rồi. Tuy không nổi trội nhưng da trắng, dáng cao, biết cách ăn mặc, nói chuyện khéo nên sau mấy lần nói chuyện, quản lí đã chủ động xin số điện thoại của em. Lúc đó, quản lý bảo rằng nếu có sự kiện với mức lương cao hơn, hay đi “tỉnh” ngắn ngày sẽ giới thiệu”.
Y như lời hẹn, 2 ngày sau, Lệ được quản lý nhắn tin bảo qua nhà hàng trên phố Tây Bùi Viện gặp mặt khách, nếu ưng thì ký hợp đồng đi tỉnh 2 ngày. Đến quán, Lệ ngồi rót bia, nói chuyện vui vẻ với mấy sếp để người ta nhìn mặt và quyết định có “ký kết hợp đồng” hay không. Chỉ hơn một tiếng mà Lệ được nhận 700.000 đồng, bằng tiền công 3 ngày cật lực đi tiếp thị bia, và được ký hợp đồng luôn.
Khi chúng tôi hỏi làm thế nào để quản lí gọi khi có chương trình lương cao, công việc nhàn, Lệ cười ngặt nghẽo, rỉ tai nói nhỏ và thú thật: “Thời buổi cạnh tranh, làm gì cũng phải có người đỡ đầu, nên thỉnh thoảng nếu quản lý có nhu cầu, mình phải biết ý mà “chiều”, kể cả việc vào nhà nghỉ, phải làm tình hờ để còn giữ mối...”.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
Vĩnh Lộc
@CAND
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buông tay sớm hơn lệ thường!

Hàng loạt lãnh đạo quận, huyện Hà Nội xin nghỉ chờ về hưu

Với lý do không đủ tuổi để tái nhiệm cấp ủy cũng như đảm nhiệm công việc tại UBND và HĐND, nhiều lãnh đạo các quận, huyện đã có đơn xin nghỉ công tác chờ đến tuổi nghỉ hưu.
Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành một loạt văn bản thông báo về công tác tổ chức. Theo đó, căn cứ kết luận hội nghị Ban thường vụ Thành ủy ngày 3/6 về việc sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý không đủ tuổi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 và HĐND, UBND nhiệm kỳ 2016 – 2021, trên cơ sở nguyện vọng của cán bộ, Ban thường vụ nhất trí để một loạt lãnh đạo các quận, huyện, thị xã nghỉ công tác sau Đại hội Đảng bộ cấp tương đương, chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
Trong số các cán bộ sẽ nghỉ công tác chờ nghỉ hưu có: Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín, ông Tô Văn Cường; Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Văn Nguyệt; Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên, ông Phạm Hùng Vỹ.
Ngoài ra, các Phó chủ tịch HĐND các quận, huyện: Phúc Thọ, Đông Anh, Mê Linh, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Võ Hải

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người TQ viết gì về đất nước mình?


Vì sao cách mạng ở Trung Quốc đã thực sự bắt đầu?

He Qinglian

DK Lam dịch
Khách du lịch mặc đồng phục Hồng quân khi thăm căn cứ du kích Mao Trạch Đông từng hoạt động tại Tỉnh Cương Sơn, miền trung  Trung Quốc, vào ngày 21 tháng 9, 2012. (Peter Parks / AFP / Getty Images)
Là một tổ chức được thành lập để không ngừng làm cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc mỉa mai thay lại sợ điều đó. Nhưng cách mạng lại đang được tiến hành ở Trung Quốc, và đây là xu thế không thể đảo ngược.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng nền tảng và thực tế xã hội. Học sinh Trung Quốc phải tham gia vào những bài học chính trị về tư tưởng Mác xít (hoặc ít nhất là sự vận dụng tư tưởng Mác xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết của Đặng Tiểu Bình và của những lãnh đạo khác của Đảng.
Thực tế, tầng lớp giàu có và nắm quyền ở Trung Quốc được đảm bảo đặc quyền khi duy trì hệ tư tưởng của Mác và Mao Trạch Đông. Đó là một dạng bảo hiểm chính trị cùng với Đảng Cộng sản, và là điểm tựa cho tính chính thống của chế độ.
Nhưng với người nghèo – chiếm khoảng 60% trong 1,4 tỉ dân của Trung Quốc – học thuyết của Đảng mang lại những lợi ích hết sức hạn chế. Và khoảng cách giàu nghèo sẽ luôn tăng khi những tỉ phủ tiếp tục tước đoạt vô độ của cải của xã hội, trong khi người nghèo bị ngăn cản tiến lên những bậc thang xã hội – và đây là một cấu trúc bất biến trong gần 20 năm qua.
Theo học thuyết Mác xít chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã biến chất thành giai cấp tư sản bóc lột, vốn là mục tiêu chính của cách mạng vô sản. Người dân ở dưới đáy xã hội giờ đây có quyền lật đổ Đảng Cộng sản, tổ chức chuyên chế tệ hại nhất trong lịch sử.
Trong khi học thuyết tư tưởng của Đảng hiện có tác dụng như một con dao hai lưỡi, Trung ương Đảng sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Cựu lãnh đảo Đảng Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách khác nhưng ông ta chưa bao giờ chối bỏ chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông.
Mong muốn có một lãnh đạo cách mạng
Người dân Trung Quốc muốn một cuộc cách mạng nhưng không phải kiểu cách mạng của chủ nghĩa Mác. Họ đã từ bỏ vũ khí lý luận của chủ nghĩa Mác, và thay thế bằng những giá trị dân chủ phổ quát.
Một số tìm kiếm cách mạng dân chủ toàn diện: tự do ngôn luận, tự do hội họp phải được công nhận ngay lập tức. Những người khác hi vọng lật đổ Đảng Cộng sản, cho phép mọi người tiếp cận bình đẳng với của cải, và muốn giữ hiến pháp của đảng dưới danh nghĩa duy trì  “sự ổn định xã hội”. Nhóm sau thể hiện nguyện vọng với khẩu hiệu “ cách mạng dân chủ”, nhưng gần như chắc chắn họ là những người có liên hệ với chế độ.
Mặc dù ngày càng có nhiều học thuyết cách mạng và nhiều nhóm quần chúng có tiềm năng tham gia – chỉ cần lướt qua Twitter và Weibo là đã có thể tìm thấy nhiều bài viết bày tỏ mong muốn cách mạng – vấn đề còn lại là chưa có một tổ chức hay một lãnh tụ nào có thể lãnh đạo cuộc cách mạng này. Vì nếu tra cứu lịch sử thành lập  của Đảng Cộng sản thì có thể thấy rằng Đảng có sự nhạy cảm một cách cực đoan với các tổ chức.
“Theo dõi, giải tán, bắt giữ” – đó là chính sách mà Đảng Cộng sản kiềm chế bất kỳ tổ chức nào ở Trung Quốc.  Để đạt được mục đích này, những kẻ báo tin được cài vào những câu lạc bộ sách, các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học; các tổ chức dân sự và tổ chức hỗ trợ phi chính phủ của nước ngoài, ví dụ  tổ chức Sáng kiến Mở rộng Hiến pháp và Thư viện Nông thôn Trung Quốc, đã bị đóng cửa; và các nhà hoạt động – thậm chí còn ít được biết đến như Hứa Chí Vĩnh, Ngô Cam, và những người khác – bị bắt giữ, và bị hạn chế tự do sau khi được phóng thích.
Không thể ngăn cản
Bất chấp mọi kiểm duyệt nghiêm ngặt, Đảng Cộng sản vẫn thất bại trong việc ngăn chặn một nhà lãnh đạo chính trị khởi xướng một cuộc cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Cựu quan chức Bạc Hi Lai từng là một nhân vật nổi tiếng của đại chúng khi ông ta điều hành Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012. Ông Bạc tuyên truyền tư tưởng cánh tả của Mao Trạch Đông và khởi xướng những chiến dịch theo phong cách của Cách mạng Văn hóa như “hát những ca khúc đỏ và đập tan các băng đảng đen”, nhất thời chấn hưng tinh thần cộng sản bị trì trệ trong quần chúng nhân dân ở Trùng Khánh. Nhiều Đảng viên và người dân bị thuyết phục bởi tài hùng biện của ông Bạc và tin rằng ông ta là vị lãnh đạo sẽ bảo vệ lợi ích của họ.
Bởi vì Đảng Cộng sản không chấp nhận đấu tranh nội bộ, nên khi danh tiếng của ông Bạc đang đi lên lãnh đạo Tập Cận Bình đã thanh trừng ông Bạc vì có “ hành vi vô tổ chức” và tham nhũng.
Nhưng ông Tập không thể dập tắt hi vọng này một cách triệt để. Quần chúng nhân dân đã trải qua cảm giác đi theo một nhà lãnh đạo nổi tiếng và có sức hút, và phong trào cách mạng này đã sẵn sàng xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào.
Cuối triều Thanh
Kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) năm 2010, Đảng Cộng sản khước từ triệt để mọi cải cách, và Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với bất cứ ám chỉ nào liên quan đến “cách mạng”.
Ấn phẩm ngày 14 tháng 6 năm nay của Nhân dân Nhật báo có 5 bài viết nhấn mạnh mối nguy hại sâu sắc của “những cuộc cách mạng màu” – là những phong trào dẫn đến sự lật đổ những chính phủ áp bức nhân dân – và cho rằng hệ thống dân chủ không thể cưỡng bức áp dụng vào Trung Quốc. Các bài viết nói rằng Trung Quốc phải cảnh giác với sự xâm nhập và lan rộng của “cách mạng màu”, của các lực lượng phương Tây “thù địch”  chưa bao giờ từ bỏ ý định phá hoại và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Trung Quốc phải xóa bỏ niềm tin “mê tín” vào chế độ phương Tây và Tây phương hóa.
Chính quyền Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược sử dụng tiền để mua và tăng cường “ổn định xã hội” nhưng nó sẽ không hiệu quả khi kinh tế Trung Quốc bị trì trệ và thất nghiệp đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Thực tế, cụm từ “ cách mạng” bắt đầu xuất hiện trên mạng Internet của Trung Quốc với tần suất tăng dần.
Một xu hướng cách mạng đã bắt đầu. Tình hình vẫn chưa tiến xa vì sự cảnh giác cao độ của Đảng trong việc theo dõi và đàn áp những ý kiến bất đồng
Đảng Cộng sản Trung Quốc nên nhún nhường để bảo đảm sự an toàn và nếu họ suy nghĩ cho lợi ích tương lai của đất nước. Nếu không, Đảng sẽ đối mặt với hai cuộc cách mạng có khả năng xảy ra: một cuộc cách mạng màu được lãnh đạo bởi tầng lớp trung lưu và trí thức lãnh đạo, hoặc một cuộc cách mạng bạo lực, bạo động vô sản với nòng cốt là tầng lớp nhân dân nghèo.
Liệu Trung Quốc có còn cơ hội để cải thiện? Có lẽ là không. Tình hình hiện tại sẽ phát triển nhanh chóng và diễn biến tương tự như những năm cuối của triều Thanh khi cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến cai trị.
Trước những diễn biến tiếp theo
Chế độ sụp đổ khi có đảo chính, khủng hoảng tài chính, một xung đột nghiêm trọng giữa quan chức và người dân, bạo lực thường xuyên, phản kháng gây chết người hoặc một cuộc xâm lăng. Đôi khi những nhân tố này xảy ra cùng một lúc.
Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Trong khi đó, xu thế cách mạng vẫn tiếp tục – chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.
Ai là người chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Tất nhiên là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trật tự xã hội bình thường bị đảo lộn khi Đảng Cộng sản xóa bỏ sự tư hữu, chuyển từ tư hữu sang công hữu. Sử dụng tài nguyên quốc gia để thúc đẩy công hữu, những gia đình “đỏ” và các quan chức nhanh chóng trở thành những triệu phú và tỉ phú, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nhiều người sống trong nghèo khổ nhất và cũng là quốc gia có nhiều người giàu có dựa trên bóc lột người nghèo nhất.
Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những năm tháng nô dịch và lừa dối nhân dân, cũng như đàn áp và tiêu diệt những ý kiến bất đồng. Đảng không muốn bất cứ ai dùng bạo lực cách mạng để lật đổ nó, cho dù học thuyết của Đảng Cộng sản là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng bạo lực cách mạng. Và bất chấp Đảng mong muốn như thế nào, cách mạng ở Trung Quốc đã bắt đầu.
H. Q.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đất nước tụt hậu, trí thức thì thất nghiệp - Có thể gọi đây là mâu thuẫn không? Và bao giờ giải xong bài nghịch lý này?

Gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Theo thống kê, số người thất nghiệp theo trình độ chuyên môn đại học và sau đại học tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014.
Ngày 20/7, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
a3-1407986337-660x0-3631-1437394002.jpg
Thí sinh xếp hàng chật kín vỉa hè thi vào Chi cục thuế Hà Nội. Ảnh: Phương Sơn.
Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm 2014.
Điều tra trên cả nước cho thấy, tỷ lệ người thiếu việc làm cũng tăng nhẹ. Số người làm việc dưới 35 giờ mỗi tuần và có mong muốn làm thêm giờ là 1,13 triệu người, tăng so với cuối năm 2014, trong đó số lao động thiếu việc làm ở nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội, số lao động thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp, gia nhập thị trường lao động một cách khó khăn. Tỷ lệ này chưa phải là chỉ số phản ánh hết được tình trạng lao động của đất nước.
"Chúng ta quan tâm đến chỉ tiêu 98% lao động có việc làm nhưng nếu không khai thác được hết thời gian lao động của con số trên thì bức tranh về nguồn lực lao động cũng không có gì khởi sắc. Nhưng nếu 98% lao động có việc làm chỉ cần sử dụng được một nửa thời gian lao động thì nguồn lực của đất nước vẫn được khai thác ở mức cao. Nhìn nhận tình trạng nguồn lao động cần phải xem nhiều chỉ số khác nhau", ông Diệp nói.
Bên cạnh đó, bức tranh thị trường lao động thời điểm đầu năm cũng có những điểm sáng, đó là số lao động ở khu vực nhà nước giảm, lao động làm công ăn lương gia tăng. Đặc biệt, thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương tăng 12,3%, từ 4,4 triệu đồng cuối năm 2014 lên 4,9 triệu đồng trong đầu năm nay. Mức tăng này là do người lao động có các khoản thưởng, bổ sung dịp Tết và tác động của chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng.
Dự báo thời gian cuối năm, nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng. Luật việc làm có hiệu lực sẽ tạo khung pháp lý để thị trường lao động hội nhập sâu rộng vào các nước trong khu vực và quốc tế. Cuối năm nay, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội việc làm sẽ đến nhiều hơn với lao động. Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch.
Thanh Hòa

Phần nhận xét hiển thị trên trang