Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Ai bôi nhọ Hội nhà văn?


Nhà thơ Dương Trọng Dật băn khoăn: Báo Văn Nghệ có một tòa nhà không nhỏ ở Đồng Khởi, vốn là tài sản của báo Văn Nghệ Giải Phóng chúng tôi- một tờ báo đã để lại dấu ấn không thể quên trong nền văn học giải phóng. Người ta làm gì trong tòa nhà đó nhỉ? Liệu trong đó có một văn phòng đại diện hay không? Và nếu có thì văn phòng đại diện này đại diện như thế nào cho quyền lợi của các hội viên phía Nam?  Hay văn phòng đại diện lập ra cho có, và  chỉ  cần thiết cho một vài cá nhân? Nếu đúng vậy, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi, câu hỏi xưa như trái đất của chàng Hamlet nhưng lại rất thời sự với tất cả chúng ta: cái văn phòng đại diện ấy nên“ tồn tại hay không tồn tại”?    
     

AI BÔI NHỌ HỘI NHÀ VĂN?

DƯƠNG TRỌNG DẬT

1.
Tôi không có ý định viết bài này sau bài “ Cái chết của con thiên nga”. Nhưng ý định ấy buộc phải thay đổi vì một sự kiện bất ngờ. Sau khi bài viết ra mắt được hơn một ngày, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn gọi điện cho tôi cho biết, anh nhận được điện thoại của một nhân vật có tiếng tăm  đề nghị gỡ bài xuống. Lý do? Bài viết bôi nhọ Hội nhà văn TPHCM!

Bôi nhọ? Lại một chuyện “ xưa rồi Diễm”, câu chuyện cũ rích của cái thưở mà chụp mũ chính trị là chiêu bài triệt hạ đối thủ của một vài phần tử cơ hội cực đoan, chiêu độc của “ xưởng chế tạo mũ Giang Thanh và bè lũ 4 tên”, của các tiểu tướng hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa? Các anh định” soạn lại bổn cũ” chăng? Nhưng bây giờ là thời đại nào? Và chẳng phải ai các anh cũng có  thể chụp cho cái mũ bôi nhọ một cách tùy tiện. Hội nhà văn TPHCM là của chung hơn 400 hội viên,chẳng phải của riêng ai. Chúng tôi không ngu đến nỗi tự vấy bẩn lên mặt mình. Cái nhọ ấy, nếu có, chỉ là cái nhọ của mỗi cá nhân. Và, đã là cái nhọ của mỗi cá nhân, dù là cá nhân BCH, không thể là cái nhọ chung của hội nhà văn. Vả chăng, ai có thể bôi nhọ nếu mặt anh không…tự  nhọ.

Về phần tôi, đơn giản chỉ là công bố những sự thật (vẫn còn nhiều sự thật chưa công bố) cho dù đó là  sự thật rất đau lòng về một cơn gió lạ đã tràn vào thánh đường của văn chương, làm mất giá cái danh hiệu cao quý của những kỹ sư tâm hồn, của  nhà văn trước bàn dân thiên hạ.
Một chi tiết nhỏ cũng cần được nói thêm: chuyện thao túng mà có người gọi là…bôi nhọ có vẻ đã hiện hình thành sự thật với việc phân công ban chấp hành tại kỳ họp thứ 2. Một sự phân công gây quá nhiều sự hồ nghi của đông đảo hội viên nhưng xin được bàn vào một dịp khác.

2.
Sau đại hội Hội nhà văn TPHCM một tuần, một nhà thơ gọi điện cho tôi: người ta đang vận hành một cuộc chạy nước rút, một cuộc đua siêu tốc. Chạy đi đâu? Dĩ nhiên là vào BCH Hội nhà văn Việt Nam. Nhưng chạy gì nhỉ? Người đứng đầu Hội nhà văn TPHCM, theo lẽ, đương nhiên sẽ là… Phó Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, nếu được Đại hội bầu, như thông lệ của những khóa trước, việc gì phải chạy? Nhưng tôi chợt nghĩ ra. Hôm trước, tại đại hội Chi hội nhà văn Việt Nam khu vực TPHCM,chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam để ngỏ một khả năng: có thể TPHCM cũng nên thêm một Phó Chủ tịch. Một người bạn còn khẳng định với tôi: một gương mặt trẻ đầy tham vọng đang nhắm đến vị trí này. Một người từng mơ ghế…chủ tịch trước đại hội nhà văn TPHCM, người đã thú nhận “thành tích” suốt 5 năm trong BCH cũ là…không làm gì cả. Nhưng chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN đâu dễ thế và phụ thuộc vào ý chí của đại hội. Bạn tôi cười nhìn tôi như thể nhìn một vật thể lạ vừa rơi xuống từ sao Kim: ông đúng là thằng làm chính trị nửa mùa. Không dễ mới phải chạy. Nhưng ông bạn ngây thơ của tôi ơi! Sao ông dễ quên thế? Nếu ý chí đại hội lại thuộc về đa số của cái đa số tối thiểu, kiểu như tại đại hội Hội nhà văn TPHCM thì sao? Ừ nhỉ ! Nếu ý chí lặp lại kiểu đó thì sao nhỉ? Dĩ nhiên chiếc áo, dù là chiếc áo đắt tiền cũng chẳng làm lên thầy tu. Nhưng biết đâu, đại hội chẳng có những những lá phiếu tầm phào? Và nếu vậy, sẽ có chiếc áo thánh nhân được khoác lên mình một kẻ tầm thường. Đại hội không chọn được mặt để gửi vàng, đã đành. Sẽ chẳng có thêm một gương mặt danh nhân nhưng chắc chắn sẽ có thêm một kẻ nhân danh. Một kẻ nhân danh chẳng cần cho hội hay bất cứ ai… nhưng có khi lại rất cần cho …một người!

3.
Nhân bàn về những vấn đề trong đại hội sắp tới, một nhà văn nhắn nhủ với tôi: đi đại hội anh nhớ nhắc lại chuyện đã phát biểu tại đại hội cơ sở về báo Văn Nghệ. Phát biểu ư? Cho tôi xin. Tôi quá sợ hãi về những lần phát biểu tại đại hội Hội nhà văn TPHCM mà hậu quả đã nhãn tiền. Mà ai nghe? Tôi cũng xin không lạm bàn về báo Văn Nghệ, nơi nhiều người bạn đáng kính của tôi đang làm việc. Tôi cảm ơn vì được ưu ái gửi biếu thường xuyên tờ báo danh giá của hội mình. Một tờ báo mà, có thời, chỉ cần  được nhìn thấy tên mình trong danh sách bài lai khảo đã là một niềm vinh dự.
Nhưng càng đọc, tôi càng thấy chạnh lòng. Tôi là một nhà văn và cũng là một hội viên. Nếu tôi nhớ không lầm, suốt 5 năm, nghĩa là một nhiệm kỳ đại hội, tôi được in duy nhất một chùm  thơ 3 bài, trên tờ báo của hội mình nhờ gửi bài trực tiếp cho người bạn tổng biên tập. Sở dĩ tôi nhớ việc này vì trong chùm thơ có bài thơ khóc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lấy tên là “Từ trong mạch máu phun ra đều là máu”- câu nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn. Sau này được biên tập  sửa thành “Đại lộ nhân dân” không hiểu vì lý do gì
5 năm in 3 bài thơ? Câu chuyện “không phải như đùa” của tôi có phải là câu chuyện của mấy trăm hội viên khác? Không biết. Có điều, đọc trên báo, tìm mỏi mắt, không thấy dấu hiệu gì của những vấn đề văn học phía Nam. Không thấy cuộc sống sôi động trong xây dựng, phát triển vùng đất phía Nam, vùng đất năng động, nhạy bén, là trung tâm kinh tế xã hội cả nước. Không thấy bóng dáng con người Bến Nghé- Đồng Nai thời hiện đại và cả những sắc thái độc đáo của một vùng đất mà thiếu nó, nền văn học Việt Nam sẽ để lại một khoảng trống đáng tiếc.

Vì sao như vậy, tôi không hiểu. Báo Văn Nghệ có một tòa nhà không nhỏ ở Đồng Khởi, vốn là tài sản của báo Văn Nghệ Giải Phóng chúng tôi- một tờ báo đã để lại dấu ấn không thể quên trong nền văn học giải phóng. Người ta làm gì trong tòa nhà đó nhỉ? Liệu trong đó có một văn phòng đại diện hay không? Và nếu có thì văn phòng đại diện này đại diện như thế nào cho quyền lợi của các hội viên phía Nam?  Hay văn phòng đại diện lập ra cho có, và  chỉ  cần thiết cho một vài cá nhân? Nếu đúng vậy, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi, câu hỏi xưa như trái đất của chàng Hamlet nhưng lại rất thời sự với tất cả chúng ta: cái văn phòng đại diện ấy nên“ tồn tại hay không tồn tại”?

4.
Đã định khép lại bài viết này, tôi bất ngờ nhận thông tin động trời: có một đề án khủng lắm anh ơi? Trang Web của hội…Một nhà văn lên tiếng báo động. Lại trang web? Nhưng đến giờ không ai biết trang web thực ra là của hội hay của cá nhân. Một đại biểu đã đặt ra câu hỏi này tại đại hội Hội nhà văn TPHCM nhưng nó vẫn được treo đó vì không ai trả lời. Có thể là của hội, vì người đứng tên chịu trách nhiệm chính thức là Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM. Nhưng nội tình từ BCH cũ lại có vẻ không phải vậy. Có người bảo, tại một cuộc họp BCH cũ,  người phụ trách trang web, phát biểu rất gay gắt về vấn đề này , “ghi nợ” BCH… 10 triệu đồng và tuyên bố có thể sẽ đóng cửa trang. Tôi không tin điều này vì 10 triệu có là cái đinh gì với một người đầy tâm huyết như anh? Vả lại bây giờ trang vẫn tiếp tục. Có điều, nó thực sự chỉ là một trang cá nhân. Đơn giản vì nó còn thua nhiều trang cá nhân khác và không có gì chứng tỏ nó đủ tầm cỡ trang web  của một tổ chức hội

Nhưng có lẽ không nên làm mất tời gian của bạn đọc về nội dung trang web. Sẽ có nhiều dịp để bàn. Chỉ xin nói đến cái dự án khủng theo cách nói của nhà văn bạn tôi. 500 triệu không phải là lớn nhưng nó lại không nhỏ với dự án một trang web. Tôi thật sự thán phục tài vẽ của người viết dự án kia và không biết anh đã vẽ ra những hạng mục gì cho con số 500 triệu. Tôi đang điều khiển hai trang thông tin điện tử của 2 hội chuyên ngành và nuôi nó cả năm nay. Khoảng 10 triệu cho thiết kế giao diện. Cỡ đó, hoặc cao nhất gấp đôi số đó, cho chi phí nuôi trang trong 1 năm. Vậy với 500 triệu, các anh định nuôi trang web trong 20 năm? Hay, ngoài nuôi trang web người ta còn tính nuôi thêm một cái gì …ngoài trang web? Mà lại là tiền ngân sách, tức là tiền thuế, tiền mồ hôi nước mắt của dân. Và tôi lẩn thẩn tự nghĩ: điều ấy có mâu thuẫn gì không với những câu thơ yêu  nước yêu dân của các anh? Đó là trăn trở thật hay trăn trở giả? Tôi cũng nghĩ mãi về vấn đề xã hội hóa, mà, trong cuộc họp mới nhất  các anh phải phân công đến 3 người: một phó chủ tịch và 2 ủy viên phụ trách.  Nghĩa là BCH rất quan tâm đến vấn đề này? Nếu đúng vậy, hãy chứng minh tâm huyết của  BCH bằng cách nổ phát súng đầu tiên vào việc  “xã hội hóa” dự án trang web của hội, kiên quyết không lấy ngân sách chi cho dự án. Một dự án mà chưa làm đã có thể biết là nó vô lý, và chắc chắn chẳng  có lợi gì cho nước cho dân.

Khi tôi viết những dòng cuối cùng của bài viết này, một người bạn gọi điện thoại khuyên: nghe nói ông định viết bài, thôi bỏ đi.Tiền nhà nước là tiền chùa. 500 triệu là chuyện nhỏ, đâu là cái đinh gì so với thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do tham nhũng gây ra. Bỏ đi? Tôi kinh ngạc. Tiền nhà nước là tiền thuế của dân, sao lại là tiền chùa? Và 500 triệu cũng không hề nhỏ. Nhưng giả sử nó là nhỏ thật thì chính những số tiền nhỏ đó đang góp thành cơn cuồng phong  tiêu xài vô tội vạ theo kiểu “của chùa cứ phá”, góp phần làm nghèo đất nước và tiêu táng bao nhiêu tài sản của nhân dân.? Nó sẽ là những tổ mối nhỏ có thể xé toang con đê. Tự nhiên, tôi nghĩ đến sự  lên ngôi của thói vô cảm. Tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của một danh nhân nhưng không nhớ của ai: Đừng sợ kẻ thù của ta. Trong trường hợp xấu nhất kẻ thù sẽ giết chết ta . Đừng sợ bạn bè của ta. Trong trường hợp xấu nhất bạn bè có thể phản bội ta. Hãy sợ những kẻ vô trách nhiệm. Họ không giết chóc không phản bội. Nhưng  vì thói bàng quan vô trách nhiệm của họ mà những điều xấu xa đã xảy ra trên trái đất này.
Hay, thói vô cảm ấy đã tràn vào ngôi nhà của hội chúng ta?




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao THI NẠI AM phải viết Hậu Thủy Hử ?


“Thủy Hử truyện” ra đời và nhanh chóng phổ biến ra ngoài. Chu Nguyên Chương đọc tác phẩm và vô cùng tức giận. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, vì vậy ông rất chú ý đến việc cầu nho sĩ tìm người hiền tài. Tuy nhiên, các sĩ đại phu do nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự hoài nghi tương lai, số phận của vương triều mới cùng với việc hoảng sợ về pháp chế nghiêm khắc nên phần nhiều không chịu ra làm quan, trưng tập kẻ sĩ lúc ấy giống như đi bắt dịch. Phần vì sốt ruột, một phần do tự ti mặc cảm về nguồn gốc xuất thân của mình, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương tỏ ra không có một sự khách sáo nào cả. Nho sĩ, người hiền tài nếu được nhiều lần vời ra mà không ra phải chịu hình phạt nặng kể cả chặt đầu, tịch biên gia sản. Minh Thái Tổ đã từng hai lần sai Lưu Cơ (là bạn thân và đỗ tiến sĩ cùng khoa với Thi Nại Am), mưu thần bậc nhất của mình đi chiêu thỉnh Thi Nại Am mà không được. Vốn đã tức giận về thái độ bất hợp tác của Thi Nại Am, nay lại thấy ông viết sách ca ngợi phường “thảo khấu”, Minh Thái Tổ đã sai người bắt Thi Nại Am giam vào ngục, đồng thời phê rằng: “Đây là cuốn sách xúi giục dấy loạn của người có mưu đồ tạo phản, không trừ đi tất gây họa về sau”.


VÌ SAO THI NẠI AM PHẢI VIẾT HẬU THỦY HỬ?

Thi Nại Am là tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Thủy Hử”. Ai cũng nhất trí như thế bởi tất cả các bản in (loại 70 hồi) đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am. Nhưng còn bộ “Hậu Thủy Hử” (loại trên 70 hồi) có phải cũng do Thi Nại Am viết, La Quán Trung chỉnh lý?

Đây là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi, chẳng hạn chuyện Tống Giang nhận lời chiêu an, cuốn cờ, bỏ giáo về với triều đình nhà Tống, nhiều người cho rằng, đây là do người cuối Tống đầu Nguyên viết ra, bởi vì lúc này xã hội rất hỗn loạn, triều đình nhà Tống bạc nhược khiếp sợ nhượng bộ nhà Nguyên; nhân dân vốn căm ghét ngoại tộc xâm lược liền nghĩ đến chuyện dùng bọn giặc cướp chiến thắng quân lính để chống xâm lược; vì vậy mới có chuyện Tống Giang nhận chiêu an rồi thay triều đình đi dẹp loạn.
Còn chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát thì do người đầu đời Minh thêm vào. Lúc đó Minh Thái Tổ sau khi đã bình định được thiên hạ lên ngôi hoàng đế đã nghi kị và ra tay trừ khử công thần. Vì vậy, nhân dân đã nghĩ ra chuyện Tống Giang bị đầu độc để tỏ lòng đồng tình với những với những công thần bị sát hại v.v… Tuy nhiên, còn có ý kiến khác khẳng định Thi Nại Am cũng chính là tác giả của bộ “Hậu Thủy Hử”, La Quán Trung (tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng “Tam Quốc diễn nghĩa” chỉnh lý, sửa chữa).

                                         


Trước hết cần phải nói về toàn cảnh ra đời của Thủy Hử cũng như thân thế, sự nghiệp của tác giả Thi Nại Am.
Thi Nại Am (khoảng năm 1296-1370) vốn thông minh từ thuở nhỏ (ông quê ở Xương Môn, Tô Châu). Lúc lên 7 tuổi, gặp lúc gia đình khánh kiệt, ông đã không thể đến trường học. Tuy nhiên, bằng con đường tự học, chủ yếu là mượn sách đọc rồi đi nghe giảng bài trộm; nhờ người chỉ dẫn, cậu bé đã đọc xong được các sách: Đại học, Luận ngữ, Kinh thi, Kinh lễ và nhiều sách khác. Thấy cậu thông minh, có ông thầy đồ đã nhận cậu làm học trò không phải trả tiền.

Năm Chí Thuận thứ 2 đời Nguyên Văn Tông (1331), Thi Nại Am lên kinh đô ứng thi và đỗ tiến sĩ. Năm ấy ông 36 tuổi và ông được triều đình bổ làm Huyện doãn Tiền Đường. Làm quan được 2 năm, Thi Nại Am từ quan về quê mở trường dạy học. Thời gian dạy học và khoảng thời gian sau đó ông dồn sức vào thu thập tài liệu để viết nên bộ “Giang hồ hảo khách truyện” (tức bộ “Thủy Hử” nổi tiếng). Đấy là ước mơ, ý nguyện của cả đời ông. Cũng vì để thực hiện ý nguyện viết sách ấy mà ông đành từ bỏ con đường quan lộ hay nói chính xác hơn đấy là một trong những lý do để ông từ bỏ công danh chăng? Tương truyền rằng, trong một lần bạn ông là Lưu Cơ vâng lệnh của Chu Nguyên Chương đến mời ông ra làm quan, Thi Nại Am kêu gia nhân bày tiệc rượu, ân cần mời bạn cạn chén. Thi Nại Am uống liền mấy hơi rồi gục lên bàn ngủ mê đi. Lưu Cơ đến bên thấy bản thảo chương “Núi Cảnh Dương Võ Tòng đả hổ” còn đang dở… hiểu ý bạn mình, Lưu Cơ lặng lẽ ra về.

“Thủy Hử truyện” ra đời và nhanh chóng phổ biến ra ngoài. Chu Nguyên Chương đọc tác phẩm và vô cùng tức giận. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, vì vậy ông rất chú ý đến việc cầu nho sĩ tìm người hiền tài. Tuy nhiên, các sĩ đại phu do nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự hoài nghi tương lai, số phận của vương triều mới cùng với việc hoảng sợ về pháp chế nghiêm khắc nên phần nhiều không chịu ra làm quan, trưng tập kẻ sĩ lúc ấy giống như đi bắt dịch. Phần vì sốt ruột, một phần do tự ti mặc cảm về nguồn gốc xuất thân của mình, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương tỏ ra không có một sự khách sáo nào cả. Nho sĩ, người hiền tài nếu được nhiều lần vời ra mà không ra phải chịu hình phạt nặng kể cả chặt đầu, tịch biên gia sản. Minh Thái Tổ đã từng hai lần sai Lưu Cơ (là bạn thân và đỗ tiến sĩ cùng khoa với Thi Nại Am), mưu thần bậc nhất của mình đi chiêu thỉnh Thi Nại Am mà không được. Vốn đã tức giận về thái độ bất hợp tác của Thi Nại Am, nay lại thấy ông viết sách ca ngợi phường “thảo khấu”, Minh Thái Tổ đã sai người bắt Thi Nại Am giam vào ngục, đồng thời phê rằng: “Đây là cuốn sách xúi giục dấy loạn của người có mưu đồ tạo phản, không trừ đi tất gây họa về sau”.

Sự việc xảy ra phải ít lâu sau Lưu Cơ mới biết. Lấy tư cách là bạn, Lưu Cơ vào thăm Thi Nại Am, và đã bóng gió nói rằng: “Vì sao anh phải vào đây thì cũng bằng cách đó anh sẽ được tự do”. Thi Nại Am suy nghĩ mãi và cuối cùng đã nghĩ ra: “Ta vì viết Thủy Hử ca ngợi Tống Giang, ca ngợi phường “thảo khấu”, điều đó xúc phạm đến điều kiêng kị của vua chúa. Vậy phải để cho Tống Giang về với triều đình”. Thế là Thi Nại Am đã mượn bối cảnh thực Trương Sĩ Thành hàng Nguyên để viết tiếp truyện “Thủy Hử”. Vì vậy mới có 50 hồi sau nói về chuyện Tống Giang bị triều đình thu phục rồi cầm quân đi dẹp Điền Hồ, đánh Liêu, đánh Phương Hạp, Vương Khánh v.v… Thi Nại Am đã phải mất thời gian gần 1 năm để viết 50 hồi sau của “Thủy Hử truyện” rồi trình lên Chu Nguyên Chương. Bên trong triều đình lại có Lưu Cơ nói giúp. Cuối cùng, lấy lý do Thi Nại Am có bệnh, Chu Nguyên Chương đã phóng thích tác giả truyện “Thủy Hử”. Điều này đã giải thích vì sao “Hậu Thủy Hử” không hay, không có cái thần như “Thủy Hử”.

Vì tuổi cũng đã cao nên tinh thần và thể lực của Thi Nại Am bị suy kiệt, ra tù chỉ được hơn 1 năm thì ông lâm trọng bệnh rồi mất (1370). Sau khi ông qua đời, học trò của ông là La Quán Trung đã thu thập bản thảo, chỉnh lý sửa chữa và chuẩn bị cho in “Thủy Hử truyện” nhưng không một nhà in nào dám nhận. Phải đến 150 năm sau, chính con cháu của La Quán Trung mới xin được phép in bộ “Thủy Hử”. Đấy cũng chính là bản in đầu tiên của bộ “Thủy Hử” và bộ “Hậu Thủy Hử” có đồng tác giả là Thi Nại Am - La Quán Trung. Bản dịch ra tiếng Việt bộ “Hậu Thủy Hử” cũng ghi La Quán Trung là người có công lớn trong việc chỉnh lý (đồng sáng tác).

Tuy nhiên, cuộc tranh luận: Ai là tác giả “Hậu Thủy Hử” Thi Nại Am - La Quán Trung hay của ai khác? Mối quan hệ giữa hai văn sĩ nổi tiếng này có phải là quan hệ thầy trò hay không? Tất cả vẫn còn trong vòng tranh luận.
                                          V.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Trung Quốc tặng vũ khí hạng nặng cho quân đội Campuchia?

Trung Quốc tặng vũ khí hạng nặng cho quân đội Campuchia

(GDVN) - Các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về mục đích của Bắc Kinh cũng như cái giá Campuchia phải trả trong việc gia tăng quan hệ quân sự với Trung Quốc..

.
6 hệ thống súng máy phòng không di động Trung Quốc "tặng" Campuchia. Ảnh: The Cambodia Daily.
The Cambodia Daily ngày 25/5 đưa tin, Trung Quốc đã bàn giao một loạt vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Campuchia ngày hôm qua. Các quan chức nước này cho biết, họ sẽ sử dụng vũ khí khí tài Trung Quốc "tặng" vào mục đích huấn luyện, bao gồm cả hệ thống phụ tùng và xe tải gắn bệ phóng tên lửa.
Động thái này cho thấy sự "hào phóng" của Trung Nam Hải trong viện trợ quân sự cho Campuchia trong khi Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á này. Buổi lễ bàn giao được diễn ra tại Học viện Quân sự Campuchia tại tỉnh Kompong Speu. Tham dự lễ bàn giao có Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Đại sứ Trung Quốc Bố Kiến Quốc.
"Việc tiếp quản các vũ khí khí tài quân sự đặc biệt ngày hôm nay từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc là một thành tựu lịch sử trong sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc đã dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia", Trung tướng Chao Phirun, Cục trưởng Cục Trang bị - kỹ thuật Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết.
"Đối với các hiện vật viện trợ nhận được trong đợt này, các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia sẽ sử dụng nó cho việc huấn luyện tăng cường năng lực phòng thủ", ông nói. Gói viện trợ lần này bao gồm 44 xe gồm có xe jeep, xe tải gắn bệ phóng tên lửa và ít nhất 6 hệ thống súng máy phòng không di động.
Ngoài ra Trung Quốc cũng cung cấp cho Campuchia 20 xe bốc dỡ, 4 xe bếp di động, 2 tấn hóa chất không xác định và khoảng 10 tấn phụ tùng. Một trung tâm đào tạo rộng 500 mét vuông cũng nằm trong danh sách viện trợ. Tướng Phirun cho biết, sẽ có 3 đơn vị đặc biệt được nhận các vũ khí, khí tài trang thiết bị quân sự Trung Quốc tặng lần này, nhưng ông không nói rõ đơn vị nào.
Xe tải quân sự Trung Quốc "tặng" Campuchia, ảnh: The Phnom Penh Post.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia hôm Chủ Nhật từ chối giải thích về gói viện trợ của Trung Quốc. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc nói rằng việc này hãy hỏi Tùy viên Quân sự Trung Quốc, nhưng người này nói ông không được phép nói chuyện với truyền thông. Năm ngoái Trung Quốc viện trợ cho Campuchia ít nhất 20 xe tải quân sự và 300 ngàn USD cho Bộ Nội vụ Campuchia để mua trang bị từ Trung Quốc cho cảnh sát nước này.
Các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về mục đích của Bắc Kinh cũng như cái giá Campuchia phải trả trong việc gia tăng quan hệ quân sự với Trung Quốc, bao gồm việc phải hỗ trợ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, The Cambodia Daily lưu ý.
Còn theo phản ánh của tờ The Phnom Penh Post ngày 25/5, bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc nói rằng viện trợ quân sự của Bắc Kinh lần này là để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực ở Campuchia. "Tôi tự tin rằng hai nước sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau trong các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu khu vực", bà Quốc nói.
Yim Sovvan, người phát ngôn đảng Cứu quốc Campuchia đối lập (CNRP) nói rằng đảng này ủng hộ viện trợ quân sự của Trung Quốc, miễn là nó không biến Campuchia thành con nợ của Bắc Kinh. Trong khi đó hãng tin nhà nước Agence Kampuchea Presse hôm Thứ Sáu tuần trước nói rằng, Úc và Campuchia đã nhất trí về một kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự 5 năm tới.
Hồng Thủy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất?


Cách mặt đất 644Km có một đại dương rất rộng lớn? 
700_4521aee2fff7f516a26104a504431a76. ​
Sau nhiều thập kỷ tiên đoán và nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học vừa công bố là họ đã tìm ra một đại dương rộng lớn ở lớp mantle của ruột trái đất. Họ nói là đại dương trong lòng đất này chứa lượng nước gấp 3 lần lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất. Phát hiện này đồng thời cũng làm vững chắc hơn giả thuyết là nước trên mặt đất (bao gồm biển, đại dương, sông hồ) là nước bị ép từ lòng đất ra, chứ không phải đến từ ngoài hành tinh hoặc do các thiên thạch băng va vào trái đất.


Nghiên cứu này do các nhà khoa học Mỹ và Canada thực hiện bằng cách phân tích số liệu cung cấp bởi USArray, đây là một hệ thống hàng trăm máy phân tích địa chấn đặt khắp nước Mỹ, các máy này có nhiệm vụ "lắng nghe" các hoạt động địa chấn của những lớp ruột Trái đất, cũng như lõi Trái đất.


2000px-Earth-crust-cutaway-english.svg.
Nghiên cứu đăng ở tạp chí Nature nói rằng, các nhà khoa học tìm thấy một lượng kim cương nhỏ, và từ kim cương này, họ kết luận là có tồn tại một siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất khoảng 600Km. Giáo sư Graham Pearson, đại học University of Alberta, Canada, phát biểu: " Nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại một siêu trữ lượng nước sâu trong lòng đất là rất cao, dữ liệu chỉ ra là lượng nước này có thể bằng tổng lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất"

terraoceanosubterraneoringwoodite. ​

Cụ thể thì lớp nước này nằm ở phần chuyển tiếp giữa lớp mantle trên và lớp mantle dưới, tức là cách mặt đất khoảng 400 đến 660Km. Mình đọc ở nhiều trang, thì hầu hết đều nói là cái này là ở mức "giả thuyết chắc chắn đúng, hoặc gần như rất đúng" tức là các nhà khoa học kết luận dựa trên dữ liệu thu thập, chứ chưa có bằng chứng cụ thể, vì hiện tại ta vẫn chưa đào sâu được như vậy vào lòng đất.

Phát hiện này mở ra nhiều khả năng cũng như giả thuyết, là liệu Trái đất có rỗng ruột hay không, hoặc thậm chí có khả năng có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất hay không?

aghatamap.
Truyền thuyết cổ cũng như văn học hiện đại đều cho là, sâu trong lòng đất có tồn tại những nền văn minh tiên tiến

Mời các bạn đọc kỹ hơn ở bài viết gốc trên Discolse.TV và New Scientist và Hufflingtonpost
Nguồn: Tinhte

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn?

Trương Cao Lệ sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn?

"Những năm 1950 – 1960, Việt Nam và Trung Quốc bắt tay chống Mỹ. Trong những năm 1970 - 1980 Trung Quốc đứng về phía Hoa Kỳ chống Việt Nam. Bây giờ “thủy triều thời cuộc” đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau khi cả hai cùng đôi mặt với một Trung Quốc (bành trướng) đang lên". Đúng là bạn, thù không bao giờ là vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu. Bao giờ sẽ đến thế giới đại đồng như các bậc vô sản thái hoàng đã phán ?

Liêu Vọng, một tạp chí của Tân Hoa Xã dẫn nguồn tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 16/7 cho hay, chuyến thăm Việt Nam 3 ngày bắt đầu từ Thứ Năm 16/7 của ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc có thể là hoạt động dọn đường cho ông Tập Cận Bình công du Việt Nam trong năm nay. “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận.
Ông Trương Cao Lệ, ảnh: CNN.
Ông Tập Cận Bình và Obama có thể cùng thăm Việt Nam năm nay
Có nguồn tin nói rằng chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Thông thường người đi tiền trạm cho ông Bình mỗi lần xuất ngoại sẽ là Ngoại trưởng Vương Nghị hoặc Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì.

Cả hai ông Vương Nghị và Dương Khiết Trì đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Việc một trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc được cử đi tiền trạm cho thấy Bắc Kinh coi trọng chuyến đi này, Liêu Vọng lưu ý.

Nguồn tin từ giới ngoại giao Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng, ông Trương Cao Lệ đi Việt Nam là để nhằm “dọn đường cho chuyến thăm cấp cao”, củng cố quan hệ truyền thống hữu nghị, tăng cường trao đổi liên lạc giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giao lưu thiết thực. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ông Bình đã nhận lời.

Nguồn tin nói rằng lựa chọn ông Trương Cao Lệ đi tiền trạm là do “đặc thù của quan hệ Việt – Trung”, hai nước không chỉ là láng giềng mà còn là “anh em đồng chí chung lý tưởng, chế độ”, mặc dù lịch sử cũng có những giai đoạn xung đột kịch liệt. Vài năm trở lại đây vì vấn đề Biển Đông, hai bên đã có “một số khác biệt”.

Hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khiến tâm lý phản đối Trung Quốc (bành trướng) gia tăng trong người dân Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại vừa thực hiện chuyến thăm lịch sử sang Hoa Kỳ, Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề chính của hợp tác Việt – Mỹ, Liêu Vọng nói.

Về quan hệ Mỹ - Việt và khả năng ông Obama thăm Việt Nam, học giả Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Ngoại giao – quốc phòng Nga ngày 16/7 bình luận trên tờ Ria Novosti, Tổng thống Mỹ Barack Obama rất cần một “chiến thắng đối ngoại trước khi đi vào lịch sử”, khép lại 2 nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng.

Trong khi các vấn đề quốc tế hiện nay như Syria, Trung Đông, khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết được trong ngắn hạn, những thành tựu đối ngoại đạt được trong quan hệ với Cuba, Việt Nam và giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đã trở thành “tư lương” cho ông Obama rời Nhà Trắng, tạo tiền đề cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tới. Trước đó đã có những nguồn tin, bình luận cho biết, ông Obama có thể thăm Việt Nam cuối năm nay.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng Tư vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã.

Ông Trương Cao Lệ sẽ trình bày lập trường về trục Mỹ - Việt – Trung khi thăm Việt Nam?

Liêu Vọng cho hay, Khang Lâm, một thành viên Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập cho rằng, việc Trung Quốc phái ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam thời điểm này cho thấy Bắc Kinh “coi trọng” quan hệ với Việt Nam và muốn “củng cố hữu nghị”. Chuyến đi này, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông.

Cuối năm nay ông Tập Cận Bình cũng lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ, Khang Lâm cho rằng ông Lệ sẽ trình bày với phía Việt Nam về lập trường của Bắc Kinh trong trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung cũng như những phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ gần đây. “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận.

Tờ Channel News Asia của Singapore ngày 16/7 cũng lưu ý rằng, việc ông Trương Cao Lệ đi thăm Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ là “có hàm ý”.

Quan hệ Việt – Mỹ phát triển hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai nước

Bình luận về tam giác Mỹ - Việt – Trung, ngày 10/7 học giả Alexei Maslov từ khoa Nghiên cứu Phương Đông đại học Kinh tế nói với Ria Novosti, việc tái lập quan hệ với Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chính sách mới của Hoa Kỳ. Đặc biệt hai nước đã nhất trí tăng cường số lượng các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau, mở rộng tham vấn song phương, thúc đẩy hợp tác trong đàm phán ký kết TPP.

“Điều này cũng có lợi đối với Việt Nam hiện nay bởi sức ép quá mạnh từ Trung Quốc cả về tài chính lẫn quân sự, cũng như vấn đề Biển Đông. Việt Nam đang tìm kiếm các đối tác mới. Một sự xích lại gần với Hoa Kỳ lúc này gần như không có rủi ro. Khối lượng thương mại Mỹ - Việt đã đạt gần 38 tỉ USD (năm 2014), lớn hơn rất nhiều lần kim ngạch thương mại Nga – Việt”, ông Alexei Maslov bình luận.

Ông cũng nhận định rằng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang quan tâm tìm cách cân bằng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam cũng rất quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới và xử lý khá tốt những mâu thuẫn trong quan hệ với 2 cường quốc Đông – Tây này để ổn định tình hình.


Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Ảnh: Zimbio.

Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào hoạt động hỗ trợ đào tạo cho các chuyên gia lĩnh vực công nghệ mới đang phát triển ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sản xuất ở Việt Nam sẽ rẻ hơn ở Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc.

Về mặt quốc phòng, hai bên đã ký kết một số văn bản bao gồm tầm nhìn hợp tác quân sự song phương có thể bao gồm việc Việt Nam mua các thiết bị, công nghệ quân sự Mỹ cho quân đội. Đó là nội dung rất đáng chú ý ngoài hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, ông Alexei Maslov bình luận.

Trục Mỹ-Việt-Trung bước vào giai đoạn 3 của một chu kỳ

Đó là bình luận của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore trên trang Diễn đàn Đông Á ngày 8/7 vừa qua xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung với chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Tiến sĩ Hiệp, các động lực bên trong tam giác chiến lược Mỹ - Việt – Trung đang bước vào giai đoạn thứ 3 của một chu kỳ. Những năm 1950 – 1960 Việt Nam và Trung Quốc bắt tay chống Mỹ. Trong những năm 1970 - 1980 Trung Quốc đứng về phía Hoa Kỳ chống Việt Nam. Bây giờ “thủy triều thời cuộc” đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau khi cả hai cùng đôi mặt với một Trung Quốc (bành trướng) đang lên.

Trung Quốc không nên đổ lỗi cho các nước khác mà họ gọi là “các thế lực thù địch” trong khu vực. Hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) chính là chất xúc tác cho tất cả những biến đổi chiến lược. Chính Trung Quốc phải là người khắc phục những căng thẳng gia tang do chính họ gây ra.

Trong lúc chờ đợi, sự leo thang hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm xuống trong tương lai gần, những hoạt động xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, dù Bắc Kinh phật ý.

Hồng Thủy
(Giáo Dục)
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Ong-Truong-Cao-Le-tham-Viet-Nam-se-noi-ve-truc-MyVietTrung-va-gioi-han-post160168.gd
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ 21

Tác giả: Nguyên Tuyền chỉnh lý


 “Nhà tiên tri ngủ gật” Edgar Cayce (1877-1945) rất nổi tiếng ở phương Tây, lời tiên tri của ông bao hàm nhiều lĩnh vực, độ chuẩn xác cực cao, đề cập đến các cá nhân, đoàn thể, quốc gia, tình thế thế giới, và cả hướng đi trong tương lai của nhân loại. Giống như ông có thể “thấy tận mắt” trọn đường đời của một người nào đó kể cả các chi tiết tỉ mỉ, có thể nói ra công việc trong tương lai của đứa bé còn trong tã lót. Ông còn tiên đoán chính xác về hai lần thế chiến, khủng hoảng kinh tế năm 1929, việc giành độc lập của Ấn Độ, Israel lập quốc, cùng các vấn đề hỗn loạn do chủng tộc ở nước Mỹ, Tổng thống nước Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ, cùng với sự kiện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và thành lập thể chế xã hội mới của Nga trong vài thập niên sau, những lời tiên đoán này của ông hết thảy đều đã được nghiệm chứng. Người ta còn thành lập “Quỹ Cayce” (Edgar Cayce Foundation) để tiến hành tổng hợp và kiểm tra tất cả những lời tiên đoán của ông, kết quả thống kê đưa ra xác suất chuẩn xác khiến mọi người sợ hãi thán phục.

Cayce có niềm yêu thích đặc biệt đối với nền văn minh tiền sử Atlantis đã chìm trong Đại Tây Dương, cả đời ông đã từng đề cập vấn đề này mấy trăm lần, không chỉ tường thuật lại chi tiết, tỉ mỉ đặc trưng, mà còn tiên đoán Atlantis vào năm 1968 mới được con người phát hiện. Năm 1968, người ta quả nhiên phát hiện dưới đáy biển Bimini ở Đại Tây Dương có một con đường hình vuông bằng đá lớn, đây chính là vùng biển Atlantis mà Cayce đã miêu tả.

Nhưng Cayce lại không cho mình là có siêu năng lực, ông nói rằng những năng lực này là bản năng bẩm sinh của bất kỳ ai; chỉ có người đã loại bỏ đi chấp trước vào lợi ích cá nhân đến mức nhất định (detachment from self-interest) mới có thể có được năng lực này, và rằng khả năng của con người là vượt quá trí tưởng tượng của con người hiện đại.

Cả đời ông để lại gần 15.000 lời tiên tri, trong đó tiên tri về hướng đi tương lai của nền văn minh chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều hứng thú đối với rất nhiều người, dẫu cho có một ít nội dung cho đến nay vẫn không thể hoàn toàn giải mã.

Thế chiến lần thứ II chính là đại nạn trong lịch sử của nhân loại, bởi vậy đối mặt với tương lai của thế giới đang đi về hướng mờ mịt, rất nhiều người đã đến xin sự chỉ dẫn của Cayce. Trước khi thế chiến thứ II bắt đầu, Cayce đã tiên đoán rằng có sự trỗi dậy của Hitler, Nhật Bản, thời gian chiến tranh kết thúc, và sau chiến tranh Nga cuối cùng sẽ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hướng về dân chủ. Nhưng giống như ông đã nói rất nhiều lời tiên tri xuất phát từ sự gợi ý từ các sinh mệnh ở không gian cao tầng hơn, tầm mắt quan sát của Cayce cũng không bị giới hạn ở bề mặt vật chất, rất nhiều giống như “tường thuật trực quan” lại vô cùng chính xác một cách tinh diệu, ý vị sâu xa mà lại khiến người ta say mê.

Khi giảng đến chiến tranh thế giới và cục diện thế giới thật ra đều liên quan đến ý thức và tội nghiệp của mọi người, Cayce đánh giá một cách sinh động tình huống của các quốc gia như sau: Như trùm tài chính, một hội kín cùng nước Đức—nơi phát nguyên chủ nghĩa cộng sản—được xưng là “khoác lên mình tấm áo của Hội huynh đệ, trở thành quỷ hút máu của thế giới”, Italia là “vì một bát súp thịt mà bán rẻ chính mình”; Nhật Bản năm 1931 xâm nhập vào Trung Quốc là muốn “trở thành lực lượng chi phối”; đế quốc Anh già nua “mặt trời không bao giờ lặn” lại “một mực tự cho là có cách nghĩ cao minh hơn các quốc gia khác”, tội của nước Pháp là “phóng đại dục vọng thân thể”; tội của Ấn Độ là “ngoại trừ tìm kiếm trong nội tâm ra, có văn minh xán lạn nhưng lại khước từ thực hiện”; tội của nước Mỹ là “đã quên mất nguyên tắc Thượng Đế là đồng tại với chúng ta”. Những bình luận trực quan này khiến người ta cảm thấy thú vị, cũng rất sâu sắc.

Tuy nhiên, những lời tiên đoán và đánh giá của Cayce đối với Trung Quốc mới là tường tận nhất.

Ngày 24 tháng 1 năm 1925, trong trạng thái tiên tri Cayce đã chủ động kể ra sự tình sẽ phát sinh ở Trung Quốc: “Giữa năm 1931, Trung Quốc sẽ ở vào một giai đoạn đặc biệt, tại Mãn Châu sẽ xuất hiện tai hoạ đổ máu…”, đây chính là nói về sự kiện Nhật Bản xâm Hoa vào 6 năm sau. Ngày 30 tháng 7 năm 1927, ông tiếp tục đọc lên tình hình mà bản thân thấy được: “Một vài sự kiện đặc biệt phát sinh ở trên thân thể người Trung Quốc, ở trên thân thể người Nhật, một số lực lượng người ngoài hành tinh xâm lấn từ bên ngoài đã có được thế lực rồi…”, điều này có chút khiến người ta khó hiểu, bởi vì lúc đó mọi người không có bao nhiêu khái niệm về người ngoài hành tinh và sự can thiệp vào nền văn minh, nhưng Cayce cũng đã nói ra.

Nhưng khiến người phương Tây kinh ngạc nhất chính là ông đã đưa ra lời tiên đoán cho một giai đoạn của Trung Quốc:

“Trung Quốc thông qua sự phát triển chậm chạp mà bảo tồn nền văn minh của mình… Nàng có một ngày sẽ thức tỉnh, cắt đứt bím tóc! Bắt đầu suy nghĩ thực tế!” Cayce tuyên bố: “Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra Christianity (theo ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại, nghĩa bề mặt là chỉ Cơ Đốc giáo), cũng áp dụng trong sinh hoạt của mọi người. Đúng vậy, sự kiện này đối với mọi người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần thì rất nhanh—rất nhanh, Trung Quốc sẽ tỉnh lại!”

Đoạn câu sau khiến người ta khó lý giải, bởi vì Cơ Đốc giáo đã ra đời từ sớm, nhưng người ta vẫn trung thực ghi lại nguyên văn lời của ông: “Yea, there in China one day will be the cradle of Christianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man counts tune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake.”

Đối với điều này, các học giả phương Tây đã đưa ra một cách giải thích, tức là lời tiên đoán có thể chỉ về việc Trung Quốc sẽ xuất hiện một tín ngưỡng tương tự như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, một tín ngưỡng và văn minh mới sẽ được sinh ra đời, đối với tương lai rất có ảnh hưởng, đây là lý giải không ở trên chữ nghĩa bề mặt đối với từ Christianity [1].

Cayce đối với biến hoá của tương lai cũng đề cập rất cụ thể: Ở thế kỷ 21, mọi người sẽ nhận ra trục trái đất đang di động; khí hậu biến đổi, toàn cầu sẽ ấm lên, vùng băng giá sẽ ấm áp; động đất phát sinh nhiều lần, nước biển dâng lên, một phần nước Mỹ sẽ bị ngập, phần lớn nước Nhật sẽ bị chìm; thế giới thiếu lương thực, miền Trung nước Mỹ, Argentina và Châu Phi sẽ trở thành vựa lúa của thế giới; Washington vẫn là trung tâm quyền lực của thế giới…

Mark Thueston là chuyên gia nghiên cứu các lời tiên tri của Cayce. Khi phát hiện ra tính chuẩn xác khiến người ta thán phục trong những lời tiên tri của Cayce, ông bắt đầu tiến hành biên soạn lại một cách chu đáo hơn 10.000 lời tiên đoán, đặt tên là “Lời tiên tri của Cayce về thế kỷ 21” (Cayce’s Prediction for the 21th Century), sau còn chỉnh lý thêm “Những lời tiên tri chưa trở thành hiện thực của Cayce trong thế kỷ 20″, cung cấp nghiệm chứng và tham khảo cho người đời sau, và dưới đây là chín lời tiên đoán quan trọng trong số đó:

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện—căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;
3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

Thời điểm Cayce giảng thuật những lời tiên tri này, nhân loại vẫn chưa tiến vào thời đại điện tử, và thế chiến thứ II cũng chưa kết thúc; rất rõ ràng, Cayce có năng lực và trí tuệ vượt xa phạm vi hiểu biết của thời đại ông.

“Các chòm sao và thiên tượng đang biến hoá, đến lúc đó, bản thân nhân loại sẽ bắt đầu thức tỉnh và thay đổi. Rất nhiều linh hồn vĩ đại trong lịch sử đã qua đời sẽ trở về, sinh ra ảnh hưởng cực lớn đến thế giới.” Cayce nói, đợi “khi thời gian Điều Chỉnh kết thúc”, “chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh viễn trên trái đất”.

Hôm nay, Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) bắt nguồn từ Trung Quốc truyền ra khắp nơi trên thế giới, đem đến cho nhân loại nhiều ngạc nhiên, đưa tới sự chấn động cho giới khoa học kỹ thuật, giới văn hoá, và giới tu luyện khắp toàn cầu. Sự đặc biệt của Pháp Luân Công và con đường đã qua hơn 20 năm là ăn khớp với rất nhiều lời tiên đoán trong lịch sử; trong thời đại tìm kiếm sự thật và hy vọng này, nó dẫn khởi sự chú ý của ngày càng nhiều người, mở ra hiểu biết mới về vũ trụ, thời-không, và văn minh nhân loại.

Chú thích:

[1] Christianity: trong tiếng Anh hiện đại thông thường là chỉ về Cơ Đốc giáo; thật ra trong tiếng Anh nó có rất nhiều hàm nghĩa, tiếng Anh cổ điển của từ này ngụ ý chỉ về thánh tính và niềm tin thần thánh. Trong lời tiên tri, có thể Cayce đã dùng từ này như một ẩn dụ về một loại tín ngưỡng tinh thần tương tự Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, tra từ nguyên, Christianity có từ căn là Christ (Cơ Đốc, Chúa Cứu Thế), xuất phát từ văn bản Do Thái là Masiah (Di Trại Á), ý tức là Chúa Cứu Thế; rất nhiều học giả cận đại đã khảo chứng và phát hiện Đấng Cứu Thế (Masiah) của tôn giáo phương Tây và Phật Di Lặc (Maitreya) trong chữ Phạn có sự liên hệ, ông Tiền Văn Trung (Qian Wenzhong) gần đây đã công khai đưa ra quan điểm học thuật “Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

[2] Thái Nhất: là khái niệm mà các nhà triết học phương Tây đưa ra, thường chỉ về bản nguyên và cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị chuyển đ/c Khoa sang bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn!

TRẦN ĐĂNG KHOA bàn về quy hoạch nông thôn

Anh trọc phú nào cũng mong có miếng đất ở quê, để xây biệt thự hay nhà nghỉ cuối tuần, để hưởng những món ăn sạch và bầu khí quyển trong lành. Đất quê vừa rẻ, vừa thoáng đãng. Người quê thì quá nghèo, để đổi đời, chỉ còn cách bán đất đai hương hỏa của ông cha rồi nhao lên thành phố để kiếm sống. Còn người phố lại đổ về quê để được sống. Người quê mang cái nhếch nhác luộm thuộm của làng quê đi “khai hóa” thành phố. Người phố lại khuân sắt thép về bê tông hóa làng quê. Rốt cuộc là hỏng ráo cả! Tôi vẫn khát khao làng quê của chúng ta trong công cuộc xây dựng nông thôn mới này, vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống mà ông cha đã dày công xây dựng, gìn giữ và trao lại cho chúng ta, lại vừa rất hiện đại, giữ được bản sắc của mình, nhưng vẫn hòa nhập được với thế giới, biến mình thành một bộ phận không thể thiếu được của thế giới. Có thế, chúng ta mới có được sự phát triển bền vững


Lộn xộn quy hoạch nông thôn: Phải có tầm nhìn trăm năm...

Việc cải tạo nông thôn, xây dựng nông thôn làm sao quy củ, hiện đại nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa của một làng quê. Nhưng thế nào là bản sắc văn hóa làng quê?...  Không thể trông vào các cán bộ địa phương mà phải có tầm nhìn quốc gia để quy hoạch từng vùng nông thôn một. Việc quy hoạch nông thôn của chúng ta rất yếu kém. Anh trọc phú nào cũng mong có miếng đất ở quê, để xây biệt thự hay nhà nghỉ cuối tuần, để hưởng những món ăn sạch và bầu khí quyển trong lành. Đất quê vừa rẻ, vừa thoáng đãng. Người quê thì quá nghèo, để đổi đời, chỉ còn cách bán đất đai hương hỏa của ông cha rồi nhao lên thành phố để kiếm sống. Còn người phố lại đổ về quê để được sống. Người quê mang cái nhếch nhác luộm thuộm của làng quê đi “khai hóa” thành phố. Người phố lại khuân sắt thép về bê tông hóa làng quê. Rốt cuộc là hỏng ráo cả! Ở Nhật, Đức, Pháp tôi đi vùng nông thôn màu sắc rất rõ, đời sống của họ cao lắm, khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị không khác nhau mấy nhưng ở ta phải nói là rất lộn xộn. Tôi cảm giác không hề có bàn tay chỉ huy ở các làng quê, nên cứ mạnh ai nấy làm. Cái mà tôi lo lắng nhất, cũng đã từng bàn trên Báo NNVN cách đây hơn chục năm thì giờ đã thành hiện thực. Làng quê đang bị ô nhiễm cả về cảnh quan và văn hóa.

Theo nhà văn hóa lớn Hữu Ngọc thì ở các làng quê Việt Nam hiện nay, chỉ còn có mỗi Đường Lâm (Hà Nội) là còn giữ được bản sắc. Đường Lâm ít ô nhiễm vì vùng quê đó nghèo lắm, chẳng có nghề gì ngoài nghề làm tương hay bỏng bẹ. Người dân có muốn xây dựng cũng không có điều kiện để xây. Rồi ông đau đớn kết luận: “May mà chính cái nghèo đã cứu được cả một di sản văn hóa đang bị tan rã”. Việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương rất đẹp, rất kịp thời của Đảng và Chính phủ. Tất nhiên, xây dựng thế nào cũng là cả một vấn đề. Chúng ta cũng phải thay đổi tư duy. Không thể lấy vẻ đẹp cũ làm “khuôn vàng, thước ngọc” để đo vẻ đẹp mới. Bây giờ chúng ta ngồi ở phòng lạnh điều hòa nhiệt độ, lại đòi hỏi ở làng quê bà con nông dân cứ phải đập lúa dưới trăng để giữ cho làng quê có vẻ đẹp huyền ảo. Hay “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” là câu thơ rất đẹp về làng quê của Nguyễn Khuyến. Nhưng tôi ước mong câu thơ ấy cứ lung linh trong thời đại của cụ Nguyễn Khuyến thôi. Bây giờ ao thu mà nước cứ “lạnh lẽo trong veo” thì cá không sống được. Tôi mong cái ao của bà con bây giờ cứ đục ngầu lên và cá nhảy như mưa. Ta cũng phải ghi nhận sự thay đổi rất nhiều của bộ mặt nông thôn bây giờ, đời sống của bà con nông dân cũng nâng lên được một bước. Nhiều vẻ đẹp bây giờ đến cả những người giàu tưởng tượng nhất ngày xưa cũng chẳng dám ước mơ.

Tuy nhiên, bên cạnh cái được, cũng ẩn chứa nhiều hệ lụy không thể không lưu ý. Đó là mối quan hệ giữa con người với con người đang bị rạn nứt. Bệnh vô cảm đang băng hoại cái tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn”. Việc cải tạo nông thôn, xây dựng nông thôn làm sao quy củ, hiện đại nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa của một làng quê. Nhưng thế nào là bản sắc văn hóa làng quê? Đây là điều người nông dân cần đến sự chỉ đạo của các nhà quản lý và sự tham mưu của giới khoa học chuyên môn. Làm sao để Hà Tây (cũ) phải khác Hải Dương, Hải Dương phải khác với Bắc Ninh, Bắc Ninh phải khác với Lạng Sơn. Bây giờ tất cả cứ na ná nhau, không thể phân biệt được, bởi thế không còn bản sắc nữa. Mà điều đáng ngại là không phải chỉ làng quê mà các thành phố cũng thế. Như Điện Biên chẳng hạn. Tại sao chúng ta không biến Điện Biên thành một bảo tàng ngoài trời. Đến Điện Biên là ta trở về một vùng đất lịch sử, một vùng chiến trường xưa với một vẻ đẹp nguyên trạng. Như thế, thành phố sẽ thành một địa điểm du lịch, thu hút sự chú ý của nhân dân cả nước và du khách khắp nơi trên thế giới. Bây giờ Điện Biên chẳng khác gì Hà Nội, cũng nhà ống, cũng những tuyến đường thẳng băng. Tại sao không xây những căn nhà sàn kiểu nhà của các bà con dân tộc, những con đường uốn lượn theo triền đồi cao thấp như thế đẹp biết bao nhiêu.

Ở Trung Quốc người ta rất giỏi trong những việc làm này. Ngay cả những thành phố cổ bị động đất san phẳng họ vẫn khôi phục được nguyên trạng, mỗi vùng quê, mối thành phố đều có bản sắc riêng. Còn chúng ta thì ô hợp và hoàn toàn không nhìn thấy dấu ấn của sự chỉ đạo, hướng dẫn nào cả của cấp trên và của cán bộ sở tại, mà hoàn toàn chỉ là sự tự phát, mạnh ai nấy làm, làm tùy theo túi tiền và khả năng thẩm mỹ cá nhân. Vì thế mà chẳng ra làm sao. Mà bây giờ có muốn làm lại cũng không làm được nữa. Từ kinh tế sẽ phá vỡ đến văn hóa. Mà mất văn hóa là mất hết. Làm sao có được sự quy củ để nông thôn ra nông thôn. Thành phố ra thành phố. Ngay làng quê thôi cũng phải khác. Mỗi làng có đặc tính riêng, phong tục tập quán riêng, rồi cảnh quan riêng. Làm sao chỉ nhìn qua dáng vẻ bề ngoài, ta cũng đã nhận ra được. Giờ làng nào cũng như làng nào là thất bại rồi....

Hiện, như tôi đã nói, các làng quê đang bị ô nhiễm, không thể trông vào các cán bộ địa phương mà phải có tầm nhìn quốc gia để quy hoạch từng vùng nông thôn một. Hiện rất hay là Chính phủ đang có chủ trương xây dựng nông thôn mới, nhân cớ này nên quy hoạch lại nông thôn như thế nào. Xây dựng nhà cửa cũng phải hài hòa, nằm trong một tổng thể, nhưng vẫn giữ được cảnh quan môi trường và thiên nhiên. Những nhà lãnh đạo cấp cao rất nên tham khảo các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc để xem họ làm như thế nào. Mỗi vùng đều có đặc thù riêng, vùng văn hóa tập quán riêng, với đặc sản riêng nhưng lại hài hòa với bối cảnh chung của cả nước và trong khu vực. Tránh sự lòa nhòa…

Làm sao mỗi làng quê đều trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa. Điều này, lác đác trong từng địa phương, nhiều nơi đã làm được, như ở Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội chẳng hạn. Có người bảo tôi, ở Thanh Văn, cán bộ họ làm sai chính sách. Làm sai mà đời sống nhân dân lại ổn định. Người nông dân còn có cả lương hưu, có đời sống tinh thần vật chất tốt, rất tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Thế thì sao lại sai? Chúng ta vẫn nói phải lấy dân làm gốc. Nơi nào đời sống của dân được nâng cao, ổn định cả kinh tế và chính trị thì là đúng. Còn nếu cứ rập khuôn cứng nhắc theo một khuôn mẫu nào đó, mà đời sống người dân lại kiệt quệ, mất ổn định thì đó là sai rồi. Ngay cả khuôn mẫu, chính sách cũng cần điều chỉnh, thay đổi, nếu cọ xát với thực tiễn mà không có được hiệu quả đích thực. Chúng ta cần phải quen dần với tư duy khoa học. Không thể duy ý chí....


DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG ghi

Phần nhận xét hiển thị trên trang