Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

KẺ BÁN NƯỚC VỌNG TÀU


Cuteo@

Mấy ngày này, cư dân mạng đang gạch đá cho gã bác sĩ Huỳnh Phước Sang mồm lông vì công khai kêu gọi dâng hiến Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu khựa. Bên cạnh Huỳnh Phước Sang cũng có vài thằng thích chém gió ngược, cổ vũ cho thằng mất dạy mồm lông, nhưng rốt cuộc chúng cũng chỉ là những kẻ ảo tưởng sức mạnh.


Nói như lão Thợ Cạo, chúng là loại đầu tôm, lão bức xúc: "Đcm, chúng học rộng biết nhiều mà sao đầu như đậu hủ thúi thế không biết! Ân nghĩa gì ở canh bạc cuộc chơi, có ai cho ai không cái gì. Cắt lãnh thổ của mình cho nước khác mà bảo lấy chữ tín với thế giới? hay thế giới bảo vịt mày ngu cỡ đó thì chết đi là vừa. Chúng tưởng mình thông thái lắm, thích chém gió ngược, chơi sốc hàng nhưng lập luận ngu như con nít, ẻ vào...".

Xem lại bài: Đốc tờ Sang: Con đường đến Tinh Hoa của dân tộc này còn xa lắm!


Không biết chúng ăn gì, học gì mà không hiểu từng tấc đất tổ tiên để lại là thiêng liêng và bất khả xâm phạm?



Đọc stt của Huỳnh Phước Sang mồm lông mới thấy, cái mất dạy và ngu ngốc của hắn và đồng bọn không chỉ là tinh tướng, lên mặt dạy đời, mà còn là giọng điệu của những kẻ vọng Tàu.

Có lẽ chúng cần một cái rọ mõm! 

Huỳnh Phước Sang mồm lông sủa: "Không xét lại lịch sử đúng hay sai, chỉ biết rằng cả TG đều biết sự thật là TQ giúp Việt Nam trong chiến tranh và giành chiến thắng. Chưa kể đến những công hàm xác nhận, thì việc VN phải đền đáp TQ cho việc mình nhờ cậy là Bình thường và phải phép". 

Lũ khốn chúng mày không hiểu, là người Việt chưa bao giờ quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trong chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng không vì điều đó mà chúng ta phải cắt đất cho họ thỏa mãn thú tính xâm lược.

Chính lũ mồm lông cũng không thể hiểu nổi, chính Trung Quốc cũng đã từng nhận sự giúp đỡ tận tình của quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng của họ. Cách đây 60 năm, bộ đội Việt Nam sang giúp Trung Quốc giải phóng khu vực Ung châu, Long châu và Khâm châu (thuộc Quảng Tây và Quảng Đông), đó là chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn. Lũ đầu trọc mồm lông thì đọc ở đây và ở đây nữa. Vậy Trung Quốc có cần phải "biết điều" bằng cách cắt một phần đất cho Việt Nam quản lý cho phải phép hay không?

Còn vì sao lúc đó cả ta và Trung Quốc có sự giúp đỡ lẫn nhau thì tìm mà đọc để biết cách làm người.

Riêng với Trung Quốc, sự giúp đỡ của họ không chỉ vì tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản như họ nói đâu, những con lừa ạ!

Vì có sự "giúp đỡ Việt Nam", mà hầu hết các nguồn tiếp tế, viện trợ, đặc biệt là vũ khí của các nước XHCN như Liên Xô, Cu Ba, các nước XHCN Đông Âu "đều phải quá cảnh qua lãnh thổ Trung Quốc" và nhờ con đường này mà người Trung Quốc mới ăn cắp được công nghệ vũ khí của Liên Xô. Chúng mày cũng nên biết thêm một điều nữa là, Trung Quốc nhân danh việc giúp đỡ Việt Nam để âm mưu đưa quân đội vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng ông cha ta đã rất tỉnh táo và khéo léo tiếp nhận ở con số có thể kiểm soát.

Chắc lũ tinh tướng nhưng xuẩn ngốc, vọng Tàu chúng mày chưa quên, chính Trung Quốc chứ không phải ai khác đã phá thối hiệp định Geneve ...Chủ trương của họ trong Hội nghị Geneve 1954 về Đông Dương là giữ Pháp ở lại Đông Dương, tạo ra khu vực an toàn cho Trung Quốc ở phía nam, tránh đụng đầu trực tiếp với Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước Đông Dương, chuẩn bị cho việc thực hiện âm mưu bành trướng ở Đông-nam Á. Như vậy do sự phản bội của những người lãnh đạo Trung Quốc, giải pháp Geneve đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cumpuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chưa hết, chính Trung Quốc cũng là một trong những kẻ đứng đằng sau xúi giục các phần tử Pôn Pôt gây chiến ở biên giới Tây Nam, và lợi dụng chúng ta đang tập trung giúp bạn để tấn công xâm lược nước ta năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Và cũng chỉ sau vài năm, bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc lại tiếp tục xâm lược biển đảo của ta, trong đó có vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988.

Thử hỏi, liệt kê bấy nhiêu điều đã đủ cho lũ đầu trọc mồm lông mở mắt chưa?

Huỳnh Phước Sang mồm lông viết: "Vậy tại sao chúng ta không hy sinh đi một tài sản trước mắt để bù lại có được sự nể trọng của toàn thế giới này, có được hình ảnh một dân tộc trọng chữ Tín, điều đó tôi cho là lợi ích to lớn nghìn năm, lớn hơn nhiều so với mấy cái bãi san hô lìu tìu đó".

Không còn nghi ngờ gì nữa, cái đầu lâu trên cổ của Phước Sang mồm lông có lẽ chỉ để múc nước tiểu tưới rau, bởi hắn mang danh bác sĩ nhưng không thể hiểu nổi, biển đảo Việt Nam chính là không gian sinh tồn của người Việt, và cho dù nó có là bãi chim ỉa hay rạn san hô lìu tìu thì đó cũng là một phần máu thịt của Tổ quốc, không thể tách rời hay đánh đổi. 

Nói về sự nể trọng, không cần dẫn chứng mà chúng mày đều biết, cả thế giới đã phải ngã mũ thán phục vì một Việt Nam nhỏ bé nhưng lại có thể chiến thắng những gã xâm lược khổng lồ.

Nhưng điều làm thế giới ngạc nhiên hơn, chính là một Việt Nam nằm gọn trong âm mưu bành trướng của Bắc Kinh, đã từng có một ngàn năm Bắc thuộc lại vẫn có thể đứng vững trước miệng sói của Trung Quốc.

Nói như thế này, hẳn lũ đầu trọc mồm lông đã rõ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ VĂN HÀ CẬN VÀ THẰNG… CÙ RỜ


Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh chiến tranh chống Pôn Phốt ở Camphuchia


LƯU TRỌNG VĂN


Cùng theo tiếng gọi non sông với Phùng Quán,Tuân Nguyễn, Lê Khắc Thành còn có một chàng trai con nhà trí thức nổi tiếng ở Huế nhưng lại có dáng vẻ bụi bặm là Hà Cận.

Lính chiến, bị dính đạn của Pháp, Hà Cận có lần bới mấy cọng tóc xoăn xoăn lưa thưa trên cái đầu thuộc dạng “rửa mặt thì lâu, gội đầu thì chóng” khoe với gã:

Còn mảnh đạn Tây trong ấy đó, thằng cù rờ ạ.

Gã chả hiểu cù rờ là gì, nhưng Hà Cận thường gọi gã là thằng cù rờ. Gã không hỏi vì thích cái biệt danh mà chính mình không hiểu rõ như thế.

Hơn 50 tuổi Hà Cận vẫn độc thân nhưng như Đồng đen, bạn chiến trường chống Mỹ với Hà Cận thì Hà Cận ta không hề là trai tân chút nào hết mà có thể nói trên trường tình là một chiến binh…vô địch.

Gã không biết cái thành tích… vô địch thế nào, nhưng có lần một đồng chí nhà thơ rất tên tuổi, đa tình cua đâu được một em sinh viên văn khoa ở tỉnh Bình Dương đem gửi nhờ ở nhà Hà Cận gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Bác Cận bảo: Cho tao ké với nhé!

Đồng chí nhà thơ kia thấy bộ dạng bác Cận vừa già khằng, vừa đen đủi, mũi thì quá to, đầu thì gần như trọc lóc, khó mà tán tỉnh được cô em sinh viên xinh như mộng. Hứ, chấp: Tôi thách ông đấy!

Một tháng sau, gặp gã ở Đài Phát thanh: Thằng cù rờ, lại đây tao thông báo tin quan trọng.

Gã ton ton đến, bác Cận véo vào vế gã một cái rõ đau, hê hê tao lấy vợ.
Lấy ai?
Còn ai nữa, em sinh viên.

Và em sinh viên ấy ở hẳn nhà bác Cận, chu đáo cơm nước cho bác, và vô cùng xoắn xuýt bên bác. Một hôm gã tới chơi, nghe tiếng chuông, em sinh viên bảo với bác Cận, ba em đến gặp anh đó.
Ba em bao nhiêu tuổi?
Thua anh 5 tuổi.

Đù mạ, chết tao rồi thằng cù rờ ơi! Nói rồi bác Cận chiến binh anh dũng ấy chui tót vào toilet trốn.

Gã phải bảo với phụ huynh của nàng là cậu Hà Cận đi đá bóng rồi. Gã nói vậy để phụ huynh của nàng nghĩ chàng rể tương lai rất trẻ và sung sức.

Khi ông bố vợ tương lai về, tót khỏi chuồng xí, bác Cận bảo, tao phải trốn vì nhỡ ông ấy thấy tao già quá, chống lại thì mệt lắm.
Và rồi với thời gian dài khắng khít, các bác bên nhà gái cũng phải công nhận chàng rể quái kiệt ấy.
Thương vợ.Thương lắm.

Gã hỏi, thực ra ông anh có bí quyết gì để lôi cuốn nàng?

Tao chỉ là một con đực thôi. Bảo bối của tao, thằng cù rờ, mày có muốn xem không? Hê, hê, bác Cận thương binh đủ các loại huân chương chống Pháp, chống Mỹ, bác Cận - nhà văn, bác Cận - nhà lý luận phê bình điện ảnh xuất sắc tụt quần của bác xuống. Ối giời ơi, lù lù một… đống.
***
Chiến tranh Biên giới Tây Nam nổ ra.

Gã cùng bác Cận, nhà thơ Vũ Ân Thi, nhạc sĩ Vũ Lê Phú rủ nhau đi về phía tiếng súng. Trung đoàn trưởng trung đoàn trực tiếp dẫn bọn gã ra biên giới Tây Ninh. Ông trung đoàn trưởng đi trước bảo, các anh cứ dẫm theo bàn chân của tôi kẻo bị mìn tụi Pôn Pốt gài. Khi lội sình thì ông trung đoàn trưởng lại bảo, các anh chú ý mìn tụi nó gài trên cây.

Gã run, nhưng thấy nét mặt lúc nào cũng bình thản như đi chơi của bác Cận luôn cặp kè bên gã làm gã yên tâm hơn. Đến bên sông Vàm Cỏ Đông, một chiếc thuyền từ bờ bên kia lại, trên thuyền là một anh lính bị cụt chân máu me đầm đìa, anh ấy luôn miệng kêu…mẹ ơi.

Người lính được các y tá cáng lên bờ, thuyền đưa nhóm của gã qua lại sông. Vừa lên bờ một thằng lính đen nhẻm gầy đét tay cầm khẩu B40 quát vào mặt ông trung đoàn trưởng:

Địt mẹ, chỉ huy đéo gì mà chỉ huy sở ở bên kia sông để tụi lính này chết dí bên này sông thế? Cút mẹ mày đi! Các bố đéo cần chúng mày.

Ông trung đoàn trưởng bị lính lác chửi thì tức sôi lên định rút súng lục bên hông ra, bác Cận lập tức cười cười giảng hòa: Đù mạ, anh trên đầu còn đạn tụi Pháp khi chú em chưa đẻ đây này. Đi, anh mày có điếu thuốc thơm nức mũi đây.

Thuốc lá, Vàm Cỏ, hạng bét, thơm thiếc gì, nhưng khi bác Cận rút điếu thuốc ra, thì cậu lính quên hết mọi chuyện, vồ lấy điếu thuốc hít hít hà hà, vừa lúc trên đỉnh đầu nghe tiếng rít hãi hùng của đạn pháo bọn Pôn Pốt. Gã phát hoảng, bác Cận lại cười cười: Thằng cù rờ, mi việc đéo gì phải sợ, nghe tiếng pháo trên đầu là nó bay qua rồi.

Gã cùng bác Cận và thằng lính cầm khẩu B40 ra sát chiến hào. Nghe rõ tiếng bên kia biên giới tụi Khmer đỏ gõ thùng lương khô chọc tức lính ta.

Bác Cận hỏi:
Mày ở trung đội nào?
Làm đéo gì còn trung đội. Hơn 20 thằng chết với bị thương gần hết.


Có thằng nào đảo ngũ không?
Toàn lính Bắc cả, nhà quá xa, làm đéo gì trốn về được.

Gã hỏi, thế có thằng nào đảng viên không?
Có ba thằng chết mẹ nó rồi.Thằng bị cụt chân vừa rồi được hứa sẽ kết nạp, hê hê, làm đéo gì còn chi bộ mà kết nạp.

Mẹ ơi!
Người lính ấy khi đau đớn quá nào có thể gọi ai để xoa dịu cơn đau của mình ngoài …mẹ.

Mẹ ơi!
Giờ này Sài Gòn, Hà Nội vẫn có biết bao kẻ rượu bia bù khú làm sao có thể nghe được tiếng người lính đau đớn gọi, mẹ ơi!

Bây giờ thì gã mới có thể chia sẻ được cơn phẫn nộ của thằng lính trẻ chắc chỉ thua gã vài tuổi thôi, khi người ta đặt chỉ huy sở không cùng một bờ với nó.
*** 
Sau khi ăn một bữa cơm đầy sạn với mốc cùng nhúm rau rừng với mấy người lính còn lại không chịu rời biên cương của Tổ quốc, nhóm của gã trở lại thị xã Tây Ninh êm đềm.

Tại tỉnh đội, mấy viên sĩ quan đang khoe nhau chiếc xe máy mới tậu. Cơm không hạt sạn, hạt lép, hạt mốc.

Bác Cận bảo, thằng cù rờ buồn mà làm gì, đời là rứa.

Hôm sau, nhóm của gã quyết định vượt biên giới theo ngả Bến Sỏi. Chiếc com-măng-ca đít vuông do Rumani sản xuất đang tiến về biên giới hoang tàn thì một quả pháo nổ cái đùng trước mặt, hơi quả pháo làm chiếc xe quay đầu ngược lại.

Thế là cả đoàn không ai bảo ai cứ thế để chiếc xe phóng về hướng thị trấn Gò Dầu, Trảng Bàng. Đột nhiên Bác Cận vỗ tay vào vai ông lái xe người Sài Gòn: Dừng lại!

Bác Cận nhẩy xuống xe.

Gã nhẩy xuống theo.

Thằng cù rờ không sợ à?

Và thế là hai anh em khoác ba lô đi bộ về phía phát xuất của những đạn pháo 130 li mang nhãn hiệu China kia.

17.7.2015.
Gã viết đến đây thì có hẹn phải biến.Thôi ngày mai gã viết tiếp vậy, vì chuyện còn… dài.

Nhà văn Hà Cận và thằng cù rờ ...(tiếp theo)

Gã và bác nhà văn Hà Cận đang đi trên con đường ra trận  rờn rợn vắng ngắt  chứ không hề "mùa này đẹp lắm" như trong thơ chàng thi sĩ lãng mạn  Phạm Tiến Duật, thì có một chiếc cam nhông nhà binh lao tới. Bác Cận giơ tay vẫy.Xe dừng.Những bàn tay lính chìa ra kéo gã và bác Cận lên xe.
Bố già không ở nhà với mẹ đĩ mà lớ ngớ đi đâu thế?
Chúng bay đi tới đâu cho tao với thằng cù rờ này đến tới đấy.
Thì đi.Chả có tiếng cười nào sất.Chả có khuôn mặt roi rói nào sất.Đương nhiên cũng chả có tiếng hát át tiếng đạn pháo nào sất.Tới ngã tư Nhà Thương, xe dừng.
Bố xuống đi, tụi con đi tiếp, bố không đi được đâu, tay chỉ huy ngồi trong ca bin thò đầu ra nói.Gã phóc xuống trước.Bác Cận được cánh lính nắm tay thả xuống sau.Khi tay buông bác Cận lảo đảo xuýt ngã. Cười. Cười đéo gì chúng mày. Bố ơi cứ đi về phía phải có tụi Trung đoàn Gia Định ở đấy.Bố ơi, có con gái thì gả cho con nhá !Bố ơi, đi nhá, cẩn thận dính mìn.
Xe lao đi, để lại cho gã và bác Cận một đống bụi mù mịt.

Trưa gắt.Đồng không mông quạnh.
Ối giời ơi là giời, biết đi đâu bây giờ? Thôi thì cứ đi về phía phải như đám lính bày. Gã và bác Cận đi theo con đường đất hai bên lúp xúp những bụi cỏ dại, những lùm cây. Mày đi sau tao hai mét cứ giữa đường mà đi thằng cù rờ à.Gã hiểu bác Cận buộc gã đi sau cách những hai mét là bảo vệ cho gã, coi như bác lấy cái thân của bác dò mìn cho gã.
Gã thấy thương con người lúc nào cũng băm bổ, lỗ mãng kia quá. Và gã chợt nẩy cái ý nghĩ tại sao mình lại không làm ngược lại? Cả cuộc đời của bác cơ cực, giờ có được chút tình yêu… Thế rồi trong gã bỗng vụt lên cơn bốc đồng, gã nhoi lên trước. Anh cứ theo em!
Thằng cù rờ, cút.Từ giờ phút này tao là chỉ huy. Mày phải chấp hành lệnh của tao!

Bác Hà Cận ơi, xưa nay, làm quái gì bác thích là chỉ huy cơ chứ? Nếu thích thì bây giờ bác đã lên tướng rồi chứ đâu phải một anh nhà văn quèn nữa. Em hiểu rồi, bác nói vậy để cho em khỏi áy náy.Là thằng lính dày dạn bom đạn, bao chiến trường vào ra sống chết, bác chỉ cần nhìn vào mắt thằng em mà bác gọi là thằng cù rờ này là thừa biết nó chả gan góc gì, nó đang sợ hãi, nhưng khốn khổ cho nó là nó không đến nỗi là thằng chỉ nghĩ đến mình.Khốn khổ cho nó, nó sinh ra trong một gia đình tử tế, luôn được giáo dục phải là người tử tế.

Gã biết bác Cận không khó để đọc vị con người gã. Và gã hơn ai hết biết rằng mình đang phập phồng lo lắng.Phía trước chả biết là đâu.Không một bóng người, chỉ cần bất thình lình mấy thằng Khmer đỏ xuất hiện, thế là kết thúc. Bỗng xuất hiện phía trước một cái hố đại bác to như hố bom mà gã thấy nhan nhản ở Trường Sơn, lềnh bềnh nước mưa ngầu đục.
Gã nghe một tiếng rít. Chổng đít lên thằng cù rờ! Bác Cận thét lên. Một tiếng nổ kinh hoàng. Gã và bác Cận bị quật xuống đất, nước ập khắp người.Chuyện gì thế này? Sau phút  gã hoảng hốt, bác Cận nhe mặt đầy bùn toét cười.
Đù mạ, chưa từng thấy.
Gã nhận ra quả đạn pháo 130 li của tụi Khmer đỏ rớt trúng hố nước do cũng một quả đạn pháo 130 li tạo nên.
Chỉ cần thằng Pôn Pốt ấy lúc bắn đánh cái rắm, khẩu pháo lệch một li là rớt xuống đường tao với mày chết toi rồi.Hơ, hơ, hơ… đời tao chưa từng thấy quả pháo nầy rơi trúng chỗ rơi quả đạn pháo khác.Đù mạ, thằng cù rờ ơi, tao chưa từng thấy.

Thế rồi bác Cận vòng tay ôm gã rồi bế thốc gã lên.Khi thả gã xuống mặt đường sũng nước tay của bác mò bóp vào… vùng cấm địa của gã một cái rồi nói:Chuyến này về Sài Gòn tao sẽ giới thiệu cho mày một em, nước nôi nhiều hơn cái hố pháo nầy, con đó sẽ đè mày ra mà hiếp…hơ, hơ, hơ…

Nắng vẫn gắt. Áo quần nhơ nhớp đã phập phù ráo.Im ắng quá.Gã nhớ chuyện bác Cận nói,lúc nẫy nếu chỉ một cái đánh rắm thôi…còn bây giờ làm sao có thể biết cũng có thể vì một cái đánh rắm hoặc một con ruồi ngứa ngáy mà bất ngờ một viên đạn từ những lúm cây hai bên đường kia lao phập chính xác trúng gã. Giời ạ, cái chết sao mà dễ dàng đến thế. Gã thấy mình thật là ngu ngốc cứ theo xe mà về Sài Gòn, giờ này có khi ra hồ Con Rùa uống nước dừa với một cô em xinh đẹp rồi đọc thơ tình của gã cho cô em ấy nghe, rồi hẹn hò…Thế mà đang không lại nhẩy tót xuống xe theo ông anh dở hơi này…

Nói vậy thôi, gã biết tỏng cái tính đồng bóng kinh niên của mình, sợ thì sợ nhưng bảo lui thì không bao giờ chịu lui.
Đi tiếp, bỗng nghe từ một lùm cây bên đường có tiếng chửi, địt mẹ mày, ngu vừa thôi chứ!
Gã mừng rơn rơn vì lính ta rồi.Gã và bác Cận đi về phía lùm cây ấy thì thấy hai thằng lính thông tin áo quần xộc xệch đang ngồi nối dây điện thoại.Thấy có khách hai thằng lính nhố miệng cười rõ thân thiện.

Tụi mày cãi nhau gì đấy?
Bố ạ, thắng này nó ngu quá, con bảo tiểu thuyết với truyện dài khác nhau, nó lại bảo là một.
Gã sực nhớ hồi mới thống nhất đất nước tại nhà 190 Công Lý gã đã chứng kiến hai thằng lính là Trần Mạnh Hảo và Văn Lê mới từ rừng về cũng cãi nhau như mổ bò, Napoleon với Bonapac là hai hay là một.Đứa nào thua thì bị sát ớt vào…chim.
Mày ngu thì có! Bác Cận xạc cho thằng kia một trận ?

Thế là một hả bố? Đéo mẹ, lên đây! Thằng lính thua cúi xuống cho thằng thắng phóc lên lưng.Cõng.Nhoong, nhoong ngựa ông mới về. Thế là cười.Tất nhiên chỉ có thằng được cõng là cười thôi.
Chia tay,thằng được cõng bảo, bố ơi bố có báo Nhân dân không hả bố? Chúng mày thèm đọc báo à? Dạ không tụi con cần giấy để vấn thuốc.
Chả có báo, gã xé những tờ giấy trắng chưa viết trong cuốn sổ tay cho hai thằng lính.
Bố cứ đi dấn thêm tẹo nữa là gặp bộ đội mình đấy. Trung đoàn Gia Định.

Và vài cái dấn nữa thì gã nghe thấy tiếng súng Ak vèo vèo trên đầu. Bác Cận bảo, thằng cù rờ, đứng yên!
Một lúc sau có một chiếc xe tải lao tới, trên xe có năm lính lăm lăm súng. Quân ta hả? Ối giời ơi, bố này trông xa cứ tưởng là lính Pôn Pốt.Lên xe đi! Nhà báo à? Thôi thôi, khỏi phải trình thẻ.May mà bố tóc xoăn đen nhẻm này cứ đứng yên, không chạy đấy, nếu chạy tụi con đòm chết rồi.Bây giờ thì gã mới hiểu kinh nghiệm chiến trường có giá trị như thế nào.Nhiều khi quân ta chết vì quân ta như chơi.

Thế là gã và bác Cận có những ngày là thượng khách tưng bừng của Trung đoàn Gia Định.Sau này Trung đoàn đã được tuyên dương anh hùng vì thành tích tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt được quan thầy Trung Quốc nuôi dưỡng, một lũ quỷ khát máu nhất hành tinh.
Và kỉ niệm cuối cùng ở Trung đoàn này mà gã không thể quên, nhưng rất tiếc lại không có mặt của bác Cận.
Trưa ấy,một cán bộ tuyên huấn Trung đoàn rủ gã và bác Cận đi cắt tóc.Bác Cận bảo tóc tao mấy cọng, cắt cái gì, thế rồi bác lăn võng khò khò. Gã theo chiến hào đến một mô đất.Leo lên mô đất thấy một hồ sen, sen đang mùa, nở, hồng lợt.Gã được ngồi trên chiếc ghế gỗ bên cây thốt nốt già.Đang cúi đầu xuống cho anh cấp dưỡng xoẹt xoẹt kéo thì gã thấy đột nhiên cây thốt nốt rung lên, gã ngước đầu lên, giời ơi, cách cái đầu của gã hơn một mét chình ình một quả đạn B40 trông như cái bắp hoa chuối.. và xịt.
Đương nhiên là xịt. Vì nếu nổ thì thì gã cùng anh cấp dưỡng kiêm cây kéo vàng kia tan thây rồi.

Thôi phải biến sớm thôi.Không thể có lần thứ ba may mắn đâu Văn cù rờ ơi.
Và ngày hôm sau, gã cùng bác Cận theo xe của Trung đoàn về Sài Gòn lĩnh lính mới.
Gã tự nhủ, thôi lần sau đếch dại nữa.Nhưng rồi gã chua xót nghĩ, mình có quyền lựa chọn, còn hàng triệu những người lính của đất nước này làm gì có cái quyền ấy? Làm gì có? Và thế là… trong số họ biết bao người vĩnh viễn không thể trở về mái nhà xưa để được gọi tiếng gọi mẹ ơi, để được hẹn hò bờ đê, đống rơm với cô gái làng, để được cùng em trên con đường hoa sữa hay lá me bay…

Nhà văn Hà Cận chậc chậc cái miệng nồng mùi thuốc lá Vàm Cỏ , thằng cù rờ à, mày có thấy, làm sao không có đánh nhau vẫn hay hơn có đánh nhau không?

18.7.2015.Sài Gòn ào ào mưa.

Nói vậy thôi, chỉ một thời gian sau, gã đã lại qua Campuchia và lần này thì vào tận hang ổ của tụi diệt chủng Pôn Pốt. Ngày mai có thể gã sẽ kể nếu có ...hứng.


Nguồn Fb LTV.
VANDANBNN giời thiệu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện mới về Nhượng Tống, một văn tài bị quên lãng


Toàn bộ phát hiện này là của Cao Việt Dũng.

Lấy nguyên về từ blog NL.

---

Jul 18, 2015

Vài dật sự về Nhượng Tống




Nếu trước 1945 ở Việt Nam có một thiên tài văn chương đích thực, đúng nghĩa và trọn vẹn nhất, thì thiên tài ấy là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân.


Không có đâu như ở Việt Nam, một thiên tài văn chương đã hoàn toàn vắng bóng khỏi văn học sử chính thống. Sau rất nhiều thập kỷ, Nhượng Tống đã gần như bị quên hẳn, một số người có nhắc đến thì hầu như xuất phát từ một sở thích đối với những thứ mờ ảo mà bản thân họ cũng chỉ biết lờ mờ, để tỏ vẻ lập dị, đặc biệt. Phê bình (critique) văn học của Việt Nam vô cùng gần với tội ác (crime) chính ở những trường hợp như thế này. Thật ra suốt gần một thế kỷ qua, các nhà phê bình đã làm gì?

Và văn học sử ấy, phê bình văn học ấy, lẽ dĩ nhiên, đặt vào vị trí trang trọng những nhân vật văn chương được xưng tụng nồng nhiệt nhưng lại mang giá trị văn chương rất vừa phải. Tôi đã nói nhiều đến bộ ba nhà văn chết trẻ, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao, nhưng đâu chỉ có vậy: điện thờ của lịch sử văn chương Việt Nam còn dành chỗ cho những vĩ nhân rất không có gì nổi trội, ví dụ như Nguyễn Công Hoan. Hậu quả thấy tức thì ở các thế hệ sau: yên tâm là những văn chương như kiểu Nguyễn Công Hoan là rất giá trị, vài thế hệ sau sản sinh ra vô số nhà văn rất bình thường nhưng lại rất yên tâm về văn tài của mình, lại được tung hô không ít; danh sách này dài dằng dặc, mà tôi chỉ muốn kể tên một trường hợp rất điển hình: Ma Văn Kháng.

Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh có phân nửa là thơ ca tầm thường: đến bao giờ thì người ta mới chịu nghiêm túc nhìn nhận điều này? Và có những thiếu vắng rất lớn; Đinh Hùng là một, đó là thơ của thế hệ về sau, nhưng bản thân thơ của Nhượng Tống nữa: từng có hơn một người phàn nàn về việc Hoài Thanh đã không biết đường mà đưa thơ Nhượng Tống vào Thi nhân Việt Nam. Nhượng Tống là một thần tượng của "lớp trước", người mà Trúc Khê Ngô Văn Triện hay Văn Hạc Lê Văn Hòe từng dùng những dòng đẹp nhất để ca ngợi.

Những năm theo đuổi một ông Nhượng Tống khuất nẻo, nhiều lần tôi rùng mình trước sự quạnh quẽ, hoang vắng. Nhượng Tống không cần đến bất kỳ một sự vinh danh nào, vì đó lại còn là người Việt Nam thấu hiểu đạo của Trang Tử hơn bất kỳ ai khác. Nhưng cảm giác bất nhẫn của tôi cũng lớn như niềm ngưỡng mộ mà tôi dành cho văn nghiệp của Nhượng Tống. Mà lại cũng không chỉ là văn nghiệp: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp oanh liệt và chết đúng thời điểm, trở thành anh hùng dân tộc, nhưng người đồng đội thân thiết của họ là Nhượng Tống, bộ não của họ, tài năng của họ, thì cho tới giờ vẫn vất vưởng ở một bên lề mịt mùng bí mật. Trường hợp Khái Hưng rất tương tự, nhưng Khái Hưng ít nhất còn có bằng hữu sau này không nhiều thì ít, trong một giai đoạn, trả lại cho một phần tầm vóc đích thực.

Tôi thu lượm được không ít câu chuyện về Nhượng Tống, ở đây tôi sẽ chỉ kể những "dật sự" đã có thể kiểm chứng bằng văn bản. Tôi cũng chỉ muốn nói đến những mối quan hệ trong văn giới của Nhượng Tống. Văn chương Việt Nam nhìn chung là tệ hại, nhưng văn giới Việt Nam mới gọi là thê thảm, nhìn chung là thế; những câu chuyện đẹp trong văn giới liên quan đến Nhượng Tống chắc sẽ gỡ gạc được chút ít cho tiếng xấu chung, để ít nhất ta thấy có những tình bạn văn nhân đẹp đẽ. Những câu chuyện dưới đây sẽ liên quan đến ba con người.

Thứ nhất là Lê Văn Văng, "ông Tân Việt". Đầu thập niên 40, Nhượng Tống bắt đầu trở lại với sự nghiệp văn chương. Cả thập niên trước đó là hoạt động cách mạng, tù đày và quản thúc. Đây là thời kỳ thứ hai của văn nghiệp Nhượng Tống, thời kỳ thứ nhất là quãng giữa thập niên 20, giai đoạn của những "thư quán", "thư cục" và "ấn quán" như Long Quang, Chân Phương, Trúc Khê v.v... Đầu thập niên 40, Lê Văn Văng cũng hoạt động mạnh ở Hà Nội - giai đoạn Hà Nội này lọt vào giữa hai giai đoạn miền Nam của Lê Văn Văng. Phần lớn sách của Nhượng Tống giai đoạn này được in ở Tân Việt (mặc dù, Tân Việt hướng mạnh hơn sang các tác giả mới, lứa Đinh Hùng, Phiêu Linh Nguyễn Đức Chính và cả Tô Hoài nữa). Giữa Lê Văn Văng và Nhượng Tống có một tình cảm lớn hơn nhiều so với tình cảm giữa nhà xuất bản và tác giả thông thường.

Lê Văn Văng trở ngược vào Nam rất sớm, sau quãng 45-46. Người mà Lê Văn Văng rất muốn đưa theo là Nhượng Tống. Nhưng Nhượng Tống đã không đi. Khi Nhượng Tống qua đời năm 1949, Lê Văn Văng là người đã trợ giúp gia đình Nhượng Tống không ít, và sau này, chính nhờ nhà Tân Việt mà trước tác của Nhượng Tống còn sống thêm một quãng thời gian nữa; ta sẽ chủ yếu biết được về Nhượng Tống thông qua bước trung gian là Tân Việt của thời kỳ miền Nam.

Nhượng Tống ít tuổi hơn Khái Hưng và thuộc thế hệ Nhất Linh, nhưng lại ngả về hướng nho nhiều hơn là Pháp. Những người thân cận với Nhượng Tống chủ yếu là các nhà cách mạng và các nhà nho, nhưng Nhượng Tống lại có mối quan hệ bạn bè thân thiết với Lưu Trọng Lư, một nhà thơ lớp mới. Lưu Trọng Lư từng có bài viết kể mình về nhà Nhượng Tống (lúc này vẫn bị quản thúc ở quê) chơi như thế nào (Lưu Trọng Lư cũng suýt dính rắc rối với mật thám vì chuyện này). Gần đây, tôi xác định được thêm một điều nữa: Lưu Trọng Lư quen Nhượng Tống là thông qua sự giới thiệu của Phan Khôi (nhưng có vẻ Nhượng Tống và Phan Khôi cũng không quen biết nhau trực tiếp, mà chỉ là Phan Khôi ngưỡng mộ tài năng của Nhượng Tống mà thôi).

Mối giao tình này dẫn đến lời tựa mà Lưu Trọng Lư viết cho cuốn tiểu thuyết Lan Hữu của Nhượng Tống:


Cuốn tiểu thuyết này, khác hầu hết tác phẩm của Nhượng Tống, không in ở Tân Việt mà in ở Lê Cường.



Tôi từng nói, trước 1945 chỉ có ba tiểu thuyết thực sự lớn, là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Lan Hữu của Nhượng Tống và Băn khoăn của Khái Hưng, và tôi sẽ không ngại nhắc lại điều này nhiều lần nữa.

Lời tựa của Lưu Trọng Lư bị kiểm duyệt một đoạn, chắc hẳn là vì Lưu Trọng Lư nhắc tới thân thế Nhượng Tống:




Chuyển qua nhân vật thứ ba, cũng là câu chuyện hay nhất.


Đó là Phan Văn Hùm.



Nhượng Tống dịch Thơ Đỗ Phủ, cuốn sách ấy, rất bất ngờ, có lời đề tặng như sau:


Cái sự tặng "một người bạn không quen" này thể hiện một niềm ngưỡng mộ rất lớn. Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Sau đó đã có một mối giao tình rất đặc biệt.


Khi biết được điều này, Phan Văn Hùm đã viết một bức thư gửi cho Nhượng Tống, một bức thư vô cùng cảm động từ Tân Uyên:



Những láo nháo của cuộc đời có là gì đâu, khi mà ta nhận được những điều như thế này.


Bức thư này của Phan Văn Hùm, Nhượng Tống rất quý, là một thứ được Nhượng Tống lưu giữ rất cẩn thận; chính vì thế mà nó còn tồn tại đến ngày nay, minh chứng cho một tình bạn đẹp giữa hai tài năng lớn.



Nhưng còn chưa hết: Nhượng Tống cũng xuất hiện trong một tác phẩm của Phan Văn Hùm (in ở nhà Tân Việt, tất nhiên):



Ta xem thêm một tác phẩm khác của Nhượng Tống, cụ thể hơn là xem quyển sách:


Ở quyển này, Nhượng Tống tự viết lời tựa:


Và đây là trang ghi rất rõ: quyển Ly tao này ngoài một bản đặc biệt cho nhà xuất bản, còn có hai bản đặc biệt khác, một ghi L. V. V., chính là Lê Văn Văng, còn ở đây là bản ghi N. T., tức là Nhượng Tống:



Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính
Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã


http://nhilinhblog.blogspot.com/2015/07/vai-dat-su-ve-nhuong-tong.html
Giao Bloger
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội Nhà văn Việt Nam, cái nhìn từ bên trong


dai-hoi-nv4-622.jpg

Đại hội của Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IX diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 7 tại Hà Nội.
Courtesy photo

Dân chủ thiếu khoa học

Mặc Lâm: Đại hội nhà văn lần thứ IX được nhiều nhà văn cho là cũng như tám lần trước, tức là chỉ phân chia ghế ngồi còn thực chất thì không có một chút gì lo toan cho bản thân người cầm bút trong hội. Anh thấy sao về những bàn tán này?
Inra Sara: Công bằng mà nói thì không có sự chia chác ở đây mà ngược lại khá dân chủ nữa là khác. Dân chủ nhưng dân chủ ở Hội nhà văn Việt Nam là dân chủ rất thiếu khoa học. Ví dụ như bầu Ban chấp hành khóa IX này thì Ban chấp hành khóa trước muốn cơ cấu vùng miền và số tuổi của ban chấp hành có hình quả trám, rất là lý tưởng. Tuy nhiên qua sự dân chủ một cách thiếu khoa học này nên đã xảy ra các vấn đề như đại biểu của lớp trẻ không có. Đại biểu nữ không có. Đại biểu dân tộc thiểu số cũng không, và quan trọng hơn là tính vùng miền, ngay cả miền Trung và Tây nguyên rộng lớn như vậy không có một đại biểu nào. Miền Đông và miền Tây nam bộ cũng thế. Nói chi các vùng miền mà ngay cả thành phố Sài gòn, một thành phố mênh mông, một trung tâm lớn như vậy mà cũng không có một đại biểu nào để đại diện cho mình trong ban chấp hành khóa này! Đấy, chúng ta làm việc như thế!
Công bằng mà nói thì không có sự chia chác ở đây mà ngược lại khá dân chủ nữa là khác. Dân chủ nhưng dân chủ ở Hội nhà văn Việt Nam là dân chủ rất thiếu khoa học.
-Inra Sara
Nếu so sánh với khóa trước, khóa VIII chẳng hạn có 15 người thì khóa này còn có 6, đó là điều mà Ban chấp hành hoàn toàn không muốn, còn nói họ có lo không thì tôi thấy họ có lo chứ. Lo rất nhiều nữa là khác nhưng nhiều lúc lo sai bởi cái lo đó nặng tính hình thức là chính.
Mặc Lâm: Vâng, anh có thể nói thêm “nặng tính hình thức” nó cụ thể như thế nào thưa anh?
Inra Sara: Nó như thế này. Nói là quan tâm rất nhiều chẳng hạn như mình mở các hội thảo về văn học, hội thảo đủ loại. Mở các trại viết văn trẻ, trại sáng tác…tất cả những cái này đều mang tính hình thức. Tôi đơn cử như “trại sáng tác” chẳng hạn, những người dự trại sáng tác đa phần đi chơi là chính. Đi gặp gỡ giao lưu mang tính cá nhân là chính. Tại sao mình không tổ chức hội thảo bỏ túi ở đó, một hội thảo không tốn tiền nhưng rất lợi ích cho nền văn học, ví dụ như “Bàn tròn văn chương” mà tôi chủ trì ở các tỉnh miền Nam và thành phố HCM cũng như ở ngoài Bắc. Đây là một tổ chức ngoại vi của Hội nhà văn Việt Nam mà mỗi kỳ như vậy thì Hội Nhà văn chỉ chi 300 ngàn đồng, mỗi người một ly trà đá nhưng chúng tôi đã làm được rất nhiều.
Tám kỳ ở miền Nam và ba kỳ ở miền Bắc chúng tôi có 3 cái gọi là tự do. Thứ nhất, là người tham dự tự do, thứ hai là đề tài tự do và thứ ba là thảo luận rất tự do. Chúng tôi chi tiền của mình có 300 ngàn mỗi kỳ mà thôi.
Tôi đã gợi ý rất nhiều lần cho các trại sáng tác nhưng chúng ta vẫn mang tính hình thức. Hình thức như Festival Thơ Châu á Thái bình dương vừa rồi thì cũng vậy thôi, tức là hoàn toàn không có đại biểu của thế hệ đổi mới càng không có đại biểu của tuổi trẻ như vậy làm sao chúng ta có thể nói là đại biểu đủ thành phần, đại biểu của thế hệ có thể quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, quảng bá thơ Việt Nam ra nước ngoài để người ngoài biết được tiến trình của thơ Việt hoặc là văn học Việt đương đại. Tôi nói mang tính hình thức là như vậy.
0009-400.jpg
Đại hội của Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IX diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 7 tại Hà Nội. Courtesy photo.
Mặc Lâm: Nhà văn thì cần tác phẩm còn Hội nhà văn thì chức năng lớn nhất của của nó là vun quén, bồi đắp hay tìm kiếm những tác phẩm lớn nhưng trong suốt thời gian khoảng hai mươi năm trở lại thì tác phẩm lớn như “Nỗi buốn chiến tranh” hay “Chuyện kể năm 2000” không thấy xuất hiện nữa, trong khi các vấn đề xã hội nóng lên hàng ngày? Có điều gì bất ổn ở đây?
Inra Sara: Tôi không tin là văn học Việt Nam đương đại không có tác phẩm lớn. Có, nhưng mà họ lớn kiểu khác và lớn ở nơi khác chứ không phải lớn ở Hội nhà văn Việt Nam, ví dụ như tiểu thuyết của Nguyễn Viện xuất hiện trên trang Web Tiền Vệ đó là một tác phẩm lớn. Tiểu thuyết đó in photocopy ở miền Nam. Hay là “Xe lên xe xuống” của Nguyễn Bình Phương chẳng hạn được in ở Diễn đàn thế kỷ cách đây hai năm vì không in được ở Việt Nam. Hai năm sau Nhà xuất bản Trẻ mới in lại. Tôi cho đó là một tác phẩm lớn. Ngay cả lãnh vực thơ cũng vậy. Thơ Lê Vĩnh Tài trên Facebook cá nhân thôi nhưng anh ấy sáng tác liên tục, sáng tác dữ dội, sáng tác mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Tôi cho đó là các tác phẩm lớn.
Như vậy chứng tỏ nhà văn Việt Nam vẫn viết, vẫn nỗ lực. Nhưng bên cạnh đó cái ngạc nhiên nhất của tôi là mảng phê bình lý luận ví dụ như thơ Việt Nam thời Thơ mới. Khi thời Thơ mới vừa kết thúc thì Hoài Thanh đã ra cuốn Thi nhân Việt Nam mà chúng ta đánh giá rất cao mà lúc đó chưa có Hội nhà văn Việt Nam, lúc đó Hội nhà văn Việt Nam chưa ra đời, chưa có Hội đồng lý luận phê bình của Hội nhà văn Việt Nam.
Trong khi Thơ đổi mới đã diễn ra, đã xong rồi 10 năm sau nhưng có ai cầm lên trên tay được một cuốn phê bình để có thể nhận diện được thơ đổi mới của Việt Nam không? Đó là điều tắc trách của Hội nhà văn Việt Nam vì đáng lẽ Hội phải tổ chức làm chuyện đó nhưng chúng ta chưa làm hay làm chưa được.

Cơ chế lỗi thời và lạc hậu

Mặc Lâm: Là người nghiên cứu văn hóa Chăm anh có được Hội khuyến khích một cách đặc biệt hay không?
Inra Sara: Không có gì đặc biệt cả! Cá nhân tôi Inra Sara cũng như mọi người khác, cũng như mọi nhà văn khác. Trước đây tôi giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học dân tộc nhưng ở đó cũng không làm gì. Sau khi Hội đồng Văn học dân tộc tan rã thì tôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam nhưng trách nhiệm này thì tôi làm cũng giống như một nhà thơ Việt Nam và tôi không đòi hỏi gì thêm. Có đòi hỏi chăng là đòi hỏi ở Hội Văn học dân tộc Việt Nam nhưng ở đây có đến 54 dân tộc cho nên tôi cũng không đòi hỏi nữa!
Nhà văn Nguyễn Việt Chiến đã phát biểu rất mạnh bạo là Hội nhà văn có bảo vệ được nhà văn hội viên bị nạn của mình hay không? Anh dẫn ra trường hợp của anh bị nạn bị tù trong khi tác phẩm của anh thể hiện lòng yêu nước rất nồng nàn.
-Inra Sara
Hội nhà văn Việt Nam có phụ bản của báo Văn Nghệ là Dân tộc miền núi cũng đã đình bản 10 năm nay rồi nên gọi là quan tâm đặc biệt không có. Nghiên cứu văn học Chăm cũng vậy tôi tự thân vận động ngay cả đặc san “Bằng lăng” cũng do tôi tự thân vận động chứ Hội nhà văn không khuyến khích không quan tâm chứ nói gì tới việc “quan tâm đặc biệt”!
Mặc Lâm: Theo như những gì mà anh vừa trình bày thì cơ chế và tư duy của Hội nhà văn có vẻ hơi lỗi thời hay chính xác hơn là lạc hậu nữa! Như vậy cái nhìn của anh về tương lai của Hội nhà văn trong giai đoạn tới thì điều gì có thể làm cho nó khởi sắc lên một chút bên cạnh những khuyết điểm liệu có một ưu điểm nào khiến anh hy vọng hay không?
Inra Sara: Thực ra thì tương lai Hội nhà văn Việt Nam hoàn toàn thuộc vào cơ chế. Còn hội nhà văn bây giờ có quan tâm với nhà văn hay không tôi thấy không còn là vấn đề vì bây giờ là thế giới mở và qua không gian văn hóa Internet người ta đã nghĩ khác và làm khác. Người ta đã viết khác và in khác.
Hội nhà văn hầu như không còn sức mạnh như xưa. Ngay trong kỳ đại hội này nhà văn Nguyễn Việt Chiến đã phát biểu rất mạnh bạo là Hội nhà văn có bảo vệ được nhà văn hội viên bị nạn của mình hay không? Anh dẫn ra trường hợp của anh bị nạn bị tù trong khi tác phẩm của anh thể hiện lòng yêu nước rất nồng nàn. Hoặc là anh dẫn chứng trường hợp nhà văn Nguyễn Quag Lập là vụ mới nhất Hội nhà văn cũng không lên tiếng để bảo vệ hội viên của mình. Nguyễn Việt Chiến cũng tuyên bố rằng chúng ta, Hội nhà văn Việt Nam đừng đẩy họ về phía đối lập. Nếu chúng ta không bảo vệ được hội viên của mình thì rất dễ đẩy các nhà văn kia về phía đối lập.
Ngay cả giải thưởng cũng vậy. Mấy năm gần đây Hội nhà văn cũng có những ủng hộ phía cách tân nhưng khi các tác phẩm cách tân bị công kích thì hội cũng không đứng ra bảo vệ được mà phó mặt cho tác giả của tác phẩm đó bơi với dư luận quần chúng.
Còn thay đổi thì tôi nghĩ rất là khó thay đổi. Kể cả diễn đàn tranh luận thì quy chế nói rất rõ ràng phải tôn trọng diễn đàn tranh luận nhưng lại không có diễn đàn tranh luận. Tôi lấy ví dụ trong vụ Nhã Thuyên khi nhà phê bình Phan Trọng Thưởng viết một bài rất dài trên báo Văn Nghệ như là tổng kết vụ đó tôi mới viết một bài lại cũng dài không kém, tôi gửi cho báo Văn Nghệ thì báo Văn Nghệ không đăng! Gửi cho tạp chí Nhà Văn của Hội nhà văn Việt nam cũng không đăng luôn cho nên tôi mới gửi cho Tiền Vệ.
Chúng ta vẫn chưa có thay đổi và chúng ta cũng chưa chuẩn bị cho tư tưởng thay đổi. Đó là nhận xét của tôi vể đại hội kỳ này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c Hải Trắng cải chính trên bloger Dân Lầm Than như sau:

XUYÊN TẠC NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT Ở HỒNG KÔNG 1932 LÀ CÁI NGU LỚN NHẤT



Hải Trang
Vừa qua, có một số trang mạng phản động đã dựa vào văn kiện Đảng tập 4 (1932 - 1934) (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx…) có một câu "đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công'' để xuyên tạc lịch sử khi cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta thực sự đã chết tại Hồng Kông. Nhằm tránh những hiểu lầm đáng tiếc và chống lại các hoạt động xuyên tạc của đám phản động bán nước, MT xin đưa lại một số các thông tin giải thích vì sao Văn kiện Đảng giai đoạn 1932 - 1934 lại ghi như vậy. Nguyên nhân chủ yếu là để đảm bảo việc Bác được an toàn trong quá trình trốn thoát khỏi nhà tù Đế Quốc và hoạt động an toàn.
C:\Users\windows\Desktop\Nguyễn Ai quốc đã chết năm 1932.png Bắt đầu từ nguồn tin của trang “Nhật ký yêu nước” tung ra, ngay lập tức trên mạng Internet, phe zân chủ hào hứng lan tỏa thông tin “giật gân” “Báo Đảng thừa nhận Nguyễn Ái Quốc bị ám sát tại Hong Kong năm 1932” cùng với phụ họa bài bản. Ảnh: cắt từ bài viết
Cụ thể như sau:
Ngày 06/06/1931, Cảnh sát Anh sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết "Một người mang tên Tống Văn Sơ - chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng ngày 6/6".
Khi bắt họ không có lệnh bắt nào nên họ gấp rút hợp pháp hóa việc bắt ông Tống bằng cách ký lệnh bắt Tống Văn Sơ vào ngày 11/6 (năm ngày sau khi bị tống vào tù) và ngày 12/6 coi như bắt chính thức Tống Văn Sơ.
Theo luật sư Stafford Cripps, vụ án này là một biểu hiện rất xấu cho chính quyền HongKong và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữa luật sư đại diện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ. Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Singapore, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam.
Sau nhiều lần bị các âm mưu hãm hại không thành, được sự giúp đỡ tận tình của gia đình luật sư Loseby, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25/1/1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch. Sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù bằng một cuộc vượt biển thần kỳ. Ở Hạ Môn một thời gian, Người lên Thượng Hải, và sau khi nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó.
Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ tin của luật sư Loseby, các tổ chức đều nghĩ rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết tại HongKong cho đến khi người đến được Liên Xô an toàn vào tháng 6-1934.
Vậy nên, trong các văn kiện của Đảng trong giai đoạn 1932 - 1934 ghi "đồng chí Nguyễn Ai Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Kông".
Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, nhằm giữ lại danh dự của đám mật thám Đông Dương, ở trang cuối cùng họ đã ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.
Từ những tư liệu này các bạn có thể thấy rằng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã gặp bao hiểm nguy để vượt qua được sự hãm hại của các thế lực Thực dân, Đế quốc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến con đường thắng lợi. Kể cả sau này, mùa xuân năm 1960, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai vợ chồng luật sư cùng người con gái đã sang ăn Tết cổ truyền với nhân dân Việt Nam (26-1 đến 3-2-1960), thăm đất nước mà họ đã từng được nghe qua lời kể của người tù từ năm 1931. Và chính vị luật sư đáng kính Loseby đã kể lại toàn bộ câu chuyện cứu Bác Hồ khỏi tay đám Mật Thám cho hàng loạt báo chí trong nước thời điểm đó.
Trở về Hồng Kông, luật sư đã viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-2-1960), ông viết: “Chúng tôi không thể quên đất nước Việt Nam tươi đẹp, những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười của con người Việt Nam, và con đường mà tất cả các bạn đã trải qua để dẹp bỏ mọi dấu vết đau thương của quá khứ… và Ngài nói rằng tôi “đã cứu sống ngài”, điều đó có thể đúng, nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm, và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt; về phần tôi thì tôi thấy mình đã được đền đáp hơn nhiều với những ký ức về những ngày ở Việt Nam, và những món quà mà tôi được tặng sẽ luôn là vật kỷ niệm về những ngày tuyệt vời đó”.
Lợi dụng mốc giai đoạn Bác Hồ bị bắt để ngụy tạo tài liệu cho rằng Hồ Chí Minh đã chết và bị thay thế bởi một người khác là một chiêu bài để đánh lừa nhân dân Việt Nam nhằm hạ bệ hình tượng Người. Nhưng chúng quên mất rằng, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ, trong khi cả thế giới, cả kẻ thù đều kính trọng và ca ngợi.
Tham khảo thêm:

Phần nhận xét hiển thị trên trang