Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Cambodia, lá bài cũ và câu chuyện mới của người Trung Quốc

Những ngày gần đây, báo chí thế giới và Việt Nam lác đác có những thông tin nhắc đến những mâu thuẫn lẻ tẻ nổ ra tại biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây không phải là một câu chuyện mới mà đã bắt nguồn từ lâu trong quá khứ.
Thủ tướng Samdech Hunsen (Campuchia) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khánh thành cột mốc 314 ngày 24/06/2012

Những tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia về phần lãnh thổ ngày nay được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (Lãnh thổ chính thức thuộc Việt Nam hiện đại) và Campuchia khmer krom (theo cách diễn giải của người Campuchia) từng kéo dài trong nhiều thế kỷ. Về mặt lịch sử, đây là vùng đất hoang vu gần như không người ở cho đến khi những đoàn khai hoang đầu tiên của người Việt và người Minh hương (người Trung Quốc thuộc Minh triều bại trận chạy sang Việt Nam lánh nạn và xin thần phục triều đình nhà Nguyễn) khai phá. Bằng nỗ lực trong nhiều thế kỷ, họ biến một vùng đất hoang vu, sình lầy thành một khu vực đông đúc và giàu có. Vùng đất này, được gọi là Nam Kỳ theo cách định danh chính thức của vua Minh Mạng vào năm 1832. Với sự kiểm soát trên thực tế trong nhiều thế kỷ, đây là vùng lãnh thổ được công nhận thuộc về Việt Nam theo mọi hiệp ước và bản đồ quốc tế hiện đại.

Năm 1859, Pháp bắt đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Do lợi thế vượt trội về nền văn minh, đến năm 1867, Pháp chính thức chiếm trọn toàn bộ lãnh thổ Nam Kỳ gồm 6 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (Tên gọi cũ chính thức của Nam kỳ lục tỉnh). Biên giới chính thức giữa Nam kỳ và Campuchia được xác lập lần đầu tiên theo thỏa ước ký kết giữa Thống đốc Nam kỳ và Vua Norodom I vào ngày 09/07/1870. Sau đó ba nặm một hiệp ước khác được ký bổ sung vào ngày 15/08/1873. Nếu đối chiếu với bản đồ Đại Nam năm 1829, một số vùng đất thuộc Tây Ninh, Châu Đốc và Hà tiên của Việt Nam đã bị cắt về Cao Miên. Tuy nhiên, những hiệp ước này là những hiệp ước chính thức đầu tiên phân định ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia. Biên giới hiện đại giữa hai nước ngày nay về cơ bản cũng được xác lập trên cơ sở của các hiệp ước này.

Tham vọng của Campuchia với vùng đất mà họ gọi là Khmer Krom chưa bao giờ tắt trong nhiều thế kỷ, bất chấp các hiệp ước quốc tế và hiện đại được các vương triều và chính quyền Campuchia nối nhau ký kết. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu quốc tế, xét cả về mặt lịch sử và thực tế, Campuchia chưa bao giờ kiểm soát Nam kỳ, dù là dưới vương triều cực thịnh nhất của họ vào thời đế quốc Angkor từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12. Tuy nhiên, vấn đề Campuchia Krom luôn được nêu ra mỗi khi có một thế lực chính trị muốn tranh thủ tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia. Thế lực gần nhất và khét tiếng nhất đối với yêu sách này, chính là Pon pot.

Không dựa trên bất cứ một bằng chứng lịch sử hoặc thỏa ước quốc tế nào, Pon pot chỉ đơn giản tuyên bố: "Bất cứ nơi nào có cây thốt nốt mọc, đó là đất của Campuchia". Cây thốt nốt mọc nhiều ở Cam, ở Thái cũng như ở Việt Nam. Yêu sách của Pon pot, tuy nhiên chỉ hướng tới Việt Nam. Bởi đơn giản, đó là một lá bài trong canh bạc được chơi bởi người Trung Quốc.

Chế độ Pon Pot là một trong những chế độ cai trị cực đoan nhất trong lịch sử hiện đại. Độ tàn ác của nó vượt gấp nhiều lần công cuộc kỳ thị do thái của Hitler. Nhà nước hồi giáo khét tiếng tàn bạo IS hiện nay nếu so với Pon Pot thì vẫn phải gọi Pon Pot là đại sư phụ. Hitler giết dân do thái, IS khủng bố những người Hồi Giáo tại Iraq hay Syris. Riêng Pon pot, diệt chủng chính dân tộc mình bằng những biện pháp cực kỳ tàn bạo.

Pon pot luôn tự nhận là người đại diện cho quyền lợi của Campuchia, tuy nhiên trên thực tế, ông ta là một người Campuchia gốc Hoa. Sau khi thâu tóm được quyền lực do làn sóng chiến tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương do Việt Nam làm nòng cốt và sự thoái lui của Mỹ, Pon pot thiết lập sự kiểm soát trên toàn lãnh thổ Campuchia từ ngày 17/04/1975. Trong vòng 4 năm, từ 1975 - 1978, theo mọi nghiên cứu quốc tế, Pon pot tàn sát từ 1,5 đến 2,3 triệu người Campuchia trên tổng dân số 8 triệu người. Nhiều nghiên cứu mới nhất thống nhất ở con số 1,7 triệu người Campuchia bị giết hại dưới thời Pon pot, tương ứng với 26% tổng dân số Campuchia. Nếu chế độ này tồn tại được thêm ít năm, với tốc độ giết hại như vậy, dân tộc Campuchia có lẽ chỉ còn tồn tại trong sách vở.

Như một cách để tập hợp dân chúng, Pon pot tìm cách gây chiến với Việt Nam. Về mặt đối nội, là để khơi gợi tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia, để xao lãng và xoa dịu người Campuchia trước chính sách cai trị tàn bạo diệt chủng của chế độ Pon pot. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách hung hăng của Pon pot với Việt Nam nằm dưới sự thúc đẩy trực tiếp của Trung Quốc, nước duy nhất hậu thuẫn cho chế độ Pon Pot, viện trợ hầu hết vũ khí và trang bị cho thế lực này, cùng với sự hiện diện của hàng chục nghìn cố vấn trên khắp lãnh thổ Campuchia.

Bắt nguồn sâu xa của sự kiện, là chính sách bành trướng nhất quán của Trung Quốc trải dài suốt quá trình lịch sử. Là một đất nước có truyền thống hung hăng và máu xâm lược thâm căn cố đế, chính sách xuyên suốt của mọi triều đại Trung Hoa, là luôn muốn làm suy yếu, kiểm soát và nếu được thì thôn tính các quốc gia láng giềng với nó. Công cuộc thôn tính của các triều đại Trung Quốc khá thành công. Nó thành công sát nhập Mãn Thanh, Nội Mông, Tây Tạng, Đại lý, nhiều vùng đất thuộc Bách Việt và Nam Việt cũ trong suốt quá trình xâm lược nối tiếp nhau trong nhiều thế kỷ. Duy nhất có một vùng đất, cuộc xâm lược của Trung Quốc bị chặn lại, là miền Giao Chỉ vốn là nơi phát tích của nước Việt Nam hiện đại. Nhiều thế hệ nối tiếp người Việt nỗ lực đánh trả các cuộc xâm lăng của các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Nguyên, Thanh và nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa hiện đại. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, được xác lập về cơ bản dưới triều đại nhà Lý và giữ được tính ổn định gần như bất biến trong suốt 11 thế kỷ. Ngày nay, đường biên này đã được xác lập chính thức theo hiệp định phân giới Việt Nam - Trung Hoa. Với hơn 1065 km biên giới đất liền và 383 km biên giới mặt nước. Biên giới Việt Trung được xác lập bởi một hệ thống cột mốc dày đặc, tới 1378 cột mốc biên giới, một minh chứng hùng hồn cho thấy sự "hữu hảo" và "tin cậy" giữa hai quốc gia. Đây là đường biên có mật độ cột mốc dày đặc nhất so với mọi đường biên giới quốc gia trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên vì người Việt từng gánh chịu ít nhất 13 cuộc chiến xâm lược nối tiếp từ các triều đại cai kỵ Trung Quốc, trải dài từ thời phong kiến đến thời hiện đại.

Chính sách của chính quyền Trung Quốc hiện nay với Việt Nam không khác gì chính sách của họ với Triều Tiên. Trung Quốc luôn tìm cách phân rẽ các nước cứng đầu giáp giới với họ, nhằm làm suy yếu các quốc gia này, để phụ thuộc hoàn toàn và nếu có điều kiện thì thôn tính sát nhập. Trung Quốc thành công ở Triều Tiên, khiến đất nước này bị cắt làm đôi kể từ năm 1952. Ngày nay, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là một đất nước giàu mạnh hàng đầu thế giới, sánh vai với thế giới văn minh, riêng phần Bắc Triều Tiên chịu sự kiểm soát và thao túng trực tiếp của Trung Quốc, là một quốc gia nằm ở đáy của đói nghèo, luôn phải chìa tay xin viện trợ lương thực hàng năm, nhưng thường xuyên hung hăng hô hào chiến tranh với Nhật Bản, Hàn Quốc và với Mỹ. Trung Quốc cũng tìm cách áp đặt thực tế này với Việt Nam. Năm 1954, Trung Quốc thỏa thuận với các nước lớn tách đôi Việt Nam làm hai phần với ranh giới là vỹ tuyến 17. Trong nhiều năm sau đó, Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Bắc Việt Nam để chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, nhằm hai mục đích: Ngăn ngừa Việt Nam độc lập thống nhất và tránh việc để một chế độ thân thiện với Hoa Kỳ tiến tới sát lãnh thổ Trung Hoa. Cũng trong thời kỳ này, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc tìm cách gặp nhấm dần từng vùng lãnh thổ của nước láng giềng, dù họ luôn hô hào mị dân là đồng minh của chính phủ do ông Hồ Chí Minh lập lên ở miền Bắc. Năm 1958, Trung Quốc chiếm đóng một nửa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam đang ở thời kỳ cao điểm và Mỹ đã triệt thoái về nước sau hiệp định Paris năm 1972, Trung Quốc xua quân chiếm đóng nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia kiểm soát Hoàng Sa trên thực tế ở thời điểm đó đã có một nỗ lực kháng cự ngắn ngủi nhưng bất thành. Tuy nhiên, người Việt trên toàn thế giới lúc bấy giờ đã xuống đường biểu tình dữ dội để phản đối sự xâm lược của Trung Quốc.

Bằng những nỗ lực khôn ngoan và năng lực tác chiến cao, Bắc Việt Nam thành công thống nhất Nam Việt Nam, xác lập một nước Việt Nam thống nhất kể từ ngày 30/04/1975. Kết cục này không nằm trong chờ mong của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc với chính phủ Cộng Sản Việt Nam, vốn được coi là đồng minh nhanh chóng thay đổi. Theo xu thế này, Pon pot được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm làm một con bài quan trọng để suy yếu Việt Nam, bắt Việt Nam phải nghe lời và khuất phục trước các yêu sách thôn tính của người Trung Quốc.

Tàn bạo nhưng khờ khạo trong suy xét tình hình, Pon pot ảo tưởng rằng có thể chiến thắng Việt nam với sự hậu thuẫn của người Trung Quốc. Từ năm 1975 đến 1978, lính Khmer đỏ của Trung Quốc nhiều lần đột kích sang lãnh thổ Việt Nam, gây ra những vụ thảm sát tàn bạo tại Tây Ninh và An Giang (Riêng cuộc đột kích của Ponpot vào Tây Ninh ngày 25/09/1977, lính Khmer đỏ đốt phá 471 ngôi nhà và giết hại hơn 800 người Việt bằng những hình thức hết sức man rợ, mang tính đặc trưng của cách thức diệt chủng mà Ponpot tiến hành ở Campuchia). Dù các cuộc tấn công của Ponpot bị đánh thiệt hại nặng bởi các lực lượng thiện chiến của Việt Nam, nhưng với sự hà hơi của Trung Quốc trong nỗ lực làm suy yếu Việt Nam, Ponpot không từ bỏ dã tâm chiến tranh. Ngày 23/12/1978, quân đội chính quy Việt Nam tràn sang biên giới Campuchia, mở đầu cho việc giải phóng quốc gia này khỏi một trong những chế độ tàn bạo nhất lịch sử. Trong vòng 2 tuần, lính Việt Nam đánh đến thủ đô Phnompenh, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pon pot. Cùng với cuộc tiến quân của Việt Nam, người Campuchia sống sót thoát khỏi quá trình diệt chủng. Thế giới kinh hoàng khi chứng kiến sự xuất hiện của những cánh đồng chết trên khắp lãnh thổ Campuchia với hơn 1,7 triệu người bỏ mạng chỉ trong vài năm Pon pot nắm quyền.

Nhằm cứu nguy cho đàn em Pon Pot, tháng 02/1979 Trung Quốc xua 600 nghìn quân ồ ạt tiến đánh Việt Nam. Đối mặt với một đất nước thiện chiến vừa trải qua 30 năm chiến tranh giành độc lập kéo dài, Trung Quốc bị chặn lại ở biên giới phía Bắc và chịu tổn thất nặng. Sau ít ngày tiến công, Trung Quốc buộc phải tuyên bố đơn phương rút quân, thất bại cả trong mục đích xâm lược Việt Nam lẫn mục tiêu giải cứu cho Pon Pot. Tuy nhiên, Việt Nam phải gánh chịu một cuộc chiến tiêu hao kéo dài trong nhiều năm sau đó, ở cả biên giới phía Bắc và cuộc chiến tại Campuchia, nhằm giữ cho đất nước này thoát khỏi sự tái chiếm của Khmer đỏ.

Bước sang năm 2015, khi chính sách xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông chịu sự phản đối quyết liệt của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, lá bài cũ Campuchia được Trung Quốc vận dụng lại trong một câu chuyện mới. Bằng các khoản viện trợ và đầu tư hậu hĩnh, Trung Quốc từng bước nắn được chính sách ngoại giao Campuchia theo hướng có lợi cho mình. Là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Campuchia nhiều lần có những tuyên bố nghiêng về đòi hỏi của Trung Quốc. Tháng 7/2015, gần như cùng thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp có tính lịch sử, có một vụ xung đột nhỏ nổ ra ở biên giới Việt Nam - Campuchia, một sự kiện rõ ràng không phải là tình cờ khi nhìn vào các bài học thực tiễn và lịch sử. Sau sự kiện đó ít ngày, 23 viên tướng Campuchia đồng loạt viếng thăm Trung Quốc, một sự kiện chưa có tiền lệ, gợi lên nhiều ký ức về câu chuyện năm 1978. Có thể nói, cùng với chính sách đối ngoại bảo vệ lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Việt Nam, cùng với xu thế nhích lại không thể đảo ngược của quan hệ Việt Mỹ, lá bài Campuchia đang được Trung Quốc vận dụng lại trong chính sách kiểm soát và thôn tính khu vực của mình.

Dĩ nhiên người Campuchia không lạ gì dã tâm bành trướng của Trung Hoa, nhưng do không có biên giới giáp ranh với Trung Hoa, Campuchia cảm thấy an toàn tương đối và tận dụng lợi thế để gặt hái càng nhiều lợi ích từ Trung Quốc càng tốt. Chính sách này phù hợp với lợi ích quốc gia Campuchia, nhưng cũng có thể đẩy đất nước này vào vòng xoáy nguy hiểm. Thủ tướng Campuchia hiện nay, Hunsen, người đàn ông đã nắm quyền qua 3 thập kỷ, là một người từng được hậu thuẫn bởi Việt Nam. Tận mắt thấy Khmer đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác chỉ trong vòng 2 tuần, Hunsen và Campuchia hiểu cái giá của sự mạo hiểm nếu lặp lại sai lầm ngu suẩn của Pon pot. Trên thực tế, bất chấp các luận điệu ủng hộ (dù không quá công khai) tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Campuchia luôn cố gắng duy trì quan hệ thân thiện với Việt Nam. Giữa Campuchia và Thái Lan từng có đụng độ chính thức tại biên giới khiến nhiều lính hai bên thiệt mạng, nhưng ở phần biên giới giáp ranh Việt Nam, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định phân giới chính thức vào các năm 1983, 1985 và 2005 dựa trên nền tảng đường biên giới được hoạch định theo bản đồ Bonne được xác lập giữa ranh giới Nam kỳ, Trung kỳ và Campuchia trong quá khứ. Trên thực tế hai nước đã hoàn tất phân định 78% tổng chiều dài biên giới. Phần mốc giới còn lại vẫn đang được xúc tiến trong sự nỗ lực của cả hai bên.

Lá bài Campuchia đang được Trung Quốc tìm cách vận dụng lại trong một câu chuyện mới, nhưng vấn đề là Campuchia ngày nay, sau các bài học quá khứ và lịch sử, vẫn còn chưa quên 4 năm cai trị của Ponpot và hàng chục nghìn cố vấn Trung Hoa với cái chết của 26% dân số. Dù tình cảm yêu ghét đan xen, nhưng người Campuchia không quên thực tế chính Việt Nam đã cứu dân tộc họ thoát khỏi sự diệt chủng, và càng không quên thực tế về bước chiến thần tốc của quân đội Việt Nam, khi giải phóng hầu hết lãnh thổ Campuchia chỉ trong có vài tuần. Do đó, có thể nói lá bài Campuchia trong tay Trung Quốc ngày nay không có sức nặng như thời Ponpot.

Là một quốc gia đã thoát khỏi nạn diệt chủng và hòa nhập thế giới văn minh, Campuchia có những chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Một trong những lợi ích mang tính chiến lược của họ, là quan hệ hòa bình hợp tác với Việt Nam. Lính campuchia có thể chạm súng với lính Thái Lan, nhưng điều tương tự chưa bao giờ diễn ra ở phần biên giới chưa phân định Việt Cam. Người Campuchia hiểu việc xung đột với Việt Nam có thể dẫn đến hậu quả gì. Tuy nhiên, rõ ràng Campuchia không nề hà gì khi nghiêng về Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ chẳng có mảy may lợi ích, nhưng đổi lại có thể là các khoản đầu tư và viện trợ hậu hĩ từ Trung Quốc. Đây là một chính sách phù hợp với lợi ích quốc gia của Campuchia, dù nó khiến Việt Nam, philipin, malaysia và các quốc gia đang có mâu thuẫn với Trung Quốc ở Biển Đông không mấy dễ chịu.

Nhận thức rõ vấn đề này, có thể giúp Việt Nam tỉnh táo đánh giá tình hình và đặt lên bàn cân một cách chính xác chính sách đối ngoại của Campuchia trong quan hệ tay ba Việt - Trung - Cam. Chúng ta cần chấp nhận thực tế Campuchia cũng đang chơi bài theo cách riêng của mình để phục vụ lợi ích quốc gia của họ, nhưng đồng thời cũng phải thừa khôn ngoan để nhận định rằng bất kể Trung Quốc xúi giục ở mức nào, Campuchia cũng sẽ không dại dột gây căng thẳng biên giới với Việt nam, bởi họ có đủ bài học quá khứ và lịch sử.

Lá bài Campuchia, do đó có thể khiến Việt nam khó chịu đôi chút ở Biển Đông, nhưng cũng không làm thay đổi được thực tế vấn đề, bởi mọi tiêu chí về luật pháp quốc tế đều rất rõ ràng. Ngược lại, chính Campuchia sẽ phải định hình chính sách của mình, bởi mọi sự dịch chuyển lại gần quỹ đạo Trung Quốc, sẽ khiến họ bị kéo xa ra khỏi Asean và phần còn lại của thế giới văn minh. Campuchia cũng nhiều lần bày tỏ nguyện vọng tham gia TPP, nhưng danh sách 12 quốc gia đang đàm phán hiệp ước không có họ, và chắc hẳn cũng sẽ không có trong tương lai gần. Dù bài học Ponpot cũng đã lùi xa, nhưng thực trạng bi bét của các quốc gia nằm trong quỹ đạo Trung Hoa cũng là một thực tế mà người Cam không mấy lạ lùng. Ngay cả Myanmar, sau nhiều chục năm lệ thuộc chặt chẽ Trung Hoa, cũng đã nỗ lực tìm mọi cách thoát ra và đất nước này chỉ khởi sắc kể từ chính sách thoát Trung của Thanswe. Đó là một tấm gương rất gần gũi cho mọi quốc gia trong khu vực.

Năm 2015, Việt Nam đang bước vào một quỹ đạo phát triển mới với nhiều hứa hẹn và cả về những triển vọng an ninh, với sự hợp tác của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Triển vọng của Việt Nam khi hòa nhập với thế giới văn minh, chắc chắn cũng là điều mà người Campuchia mong muốn. Trung Quốc do đó chắc chắn sẽ thất bại nếu muốn dùng Campuchia kiềm chế Việt Nam như cách họ đã từng làm với chế độ Ponpot.

Lãng
Theo FB Lãng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Bao giờ sẽ trở lại?

(Cuộc đối thoại giữa bà tiến sĩ Sahra Wagenknecht, liên minh cánh tả Die Linke của Đức trên đài truyền hình ZDF vớiRichard David Precht. Thời gian kéo dài 43 phút nên nội dung rất dài. Bạn nào biết tiếng Đức có thể giúp tôi cùng dịch, nguồn video ở cuối trang.)

Phóng viên: Thưa bà Wagenknecht, bao giờ chủ nghĩa cộng sản sẽ quay lại?
Wagenknecht: Tôi không thể trả lời anh được. Nếu như chúng ta cùng nhau hướng tới một xã hội mà trong đó một phần theo cách gọi của tôi đó là con đường xã hội chủ nghĩa thì cá nhân tôi đã cảm thấy hài lòng. Cộng sản hay không cộng sản, những gì diễn ra trong quá khứ, hiểu sao là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên mô hình từng tồn tại trong quá khứ sẽ không bao giờ lặp lại. 

Phóng viên: Nếu bà không muốn một mô hình cũ, vậy theo bà mô hình chủ nghĩa cộng sản mới như thế nào sẽ là tốt?

Wagenknecht: Tôi sẽ không gọi đó là chủ nghĩa cộng sản mà tôi sẽ gọi đó là chủ nghĩa xã hội hoặc là một mô hình xã hội nào đó. Với tôi cái tên của nó không quan trọng mà vấn đề chính ở chỗ con người trong xã hội không chạy theo lợi nhuận mà có một cuộc sống đáng sống và cũng là con người phải được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Có nghĩa rằng cuộc sống không cần thiết luôn luôn phải tính toán mà nên cần biết sống ra sao. Đó là điều mà tôi cảm thấy tiếc khi trong xã hội chúng ta ngày nay không còn tồn tại.

Phóng viên: Rất có thể những lý tưởng to lớn của cuộc sống không phải do các chính trị gia hay những nhà triết học tạo nên. Tất cả đều phụ thuộc vào công nghệ xuất phát từ thung lũng Sillicon. Nếu ai đó hỏi tôi, tương lai sẽ do ai tạo nên thì cá nhân tôi sẽ trả lời đó chính là thung lũng Sillicon. Với tôi, điều đáng ngạc nhiên nằm ở chỗ, tất cả các chính trị gia, các nhà triết học, chưa có bất kỳ ai đề cập tới hoặc nhìn nhận tương lai chúng ta muốn có một cuộc sống như thế nào. 

Wagenknecht: Vâng, một xã hội mà lý tưởng của nó được định đoạt bởi thung lũng Sillicon là một xã hội mà con người ta tự đánh mất chính mình. Lý tưởng từ đó là gì, là máy móc công nghệ chứ chưa có thứ gì để giúp cho con người ta có cuộc sống tốt hơn một cách đáng kể. Tất nhiên người ta có thể nói rằng, nhờ facebook mà con người giao lưu dễ dàng hơn. Nhưng thực tế có phải là một bước ngoặt cho nhân loại hay chăng, với tôi rất khó để mà đánh giá. 

Phóng viên: Tôi nghĩ rằng ông Erich Schmidt, sếp của google sẽ có phản ứng hoàn toàn khác. Ông ta sẽ cho rằng google đã giúp cho loài người được tự do, thoát khỏi các bàn tay độc tài. Sẽ có một lúc nào đó máy móc sẽ giỏi hơn tất cả chúng ta khi nói về cuộc sống, thế nào là đáng sống.

Wagenknecht: Vâng, vâng, Google đã giúp cho chúng ta được tự do.

Phóng viên: google đã giúp cho loài người tự do thoát khỏi độc tài, giúp cho chúng ta sự lựa chọn dễ dàng và không chỉ google mà còn nhiều công nghệ thông minh khác, ví dụ máy móc sẽ nắm được huyết áp hay hóc môn hay thói quen mua bán của mỗi người.

Wagenknecht: Thật là khủng khiếp! Đó chẳng lẽ là một lý tưởng hay sao? Với tôi là sự khủng khiếp! 

Phóng viên: Theo bà nên đối phó ra sao? 

Wagenknecht: Tôi nghĩ rằng cần phải có sách lược nào đó trên chính trường để đối phó với điều này. Không thể nào để cho những tổ chức hay tập đoàn như google đứng ra làm những việc đó. Nếu không đặt ra biên giới rõ ràng thì tương lai tất cả chúng ta sẽ bị máy móc kiểm soát từng hành động nhỏ

Phóng viên:
Wagenknecht:

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=2R0ECx7vCgg

Giới thiệu các bạn  xem phim : Trí Tuệ Siêu Việt



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì sai trái thế giới sẽ phải sửa chữa, đó là điều đương nhiên!

THÔNG BÁO: GOOGLE EARTH UPDATED, CÁI TÊN "ĐẬU HỦ THÚI" SANSHA ĐÃ BIẾN MẤT Ở HOÀNG SA. - THANK YOU GOOGLE!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu viên chức BNG Hoa Kỳ nói gì về quan hệ Việt Mỹ?

Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý khiêu vũ, nếu chưa muốn nhảy giật gân


Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh
14-07-2015
Trạng thái ngất ngây ở Hà Nội về chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Điều này có thể đã thay đổi suy nghĩ của ông Trọng
Điều này có thể đã thay đổi suy nghĩ của ông Trọng
Một làn sóng ngất ngây – không có từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn – đã tràn khắp Việt Nam vào tuần trước, được kích động bằng một nhận thức chung rằng, đúng thế, Hà Nội và Washington đã thực sự chôn vùi gươm giáo, khoảng 40 năm sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân lăn bánh vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn tùy tùng, gồm một số lãnh đạo đảng, đi thăm Washington. Ông đã được đón tiếp vào ngày 7 và 8 trong vinh dự và nồng ấm bởi Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài các quan chức cấp thấp hơn và các nhà lập pháp.
Không có nhiều kết quả thực chất của chuyến thăm. Có một bình luận nói rằng, bởi vì ông Trọng đã không mang về “những nhượng bộ quân sự quan trọng tại thời điểm của nhu cầu chiến lược cấp bách,” nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.
Lập luận này đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Các nhà quan sát Việt Nam đã bị mê hoặc. Không chỉ Hoa Kỳ đã có vẻ thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Điều không được giới truyền thông nhà nước do đảng chỉ đạo nói tới, là những biểu tượng mạnh mẽ trong hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung kiên khác về cái điều được gọi là – ít nhất là cho đến bây giờ – “phe thân Trung Quốc” của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đồng hành chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến tận Singapore.
Những tràng pháo tay không ngớt ở các cơ quan đảng. Ngày nay, người Việt Nam nhận được đa số tin tức từ những blog đưa lên mạng internet. Ở những nơi đó, ngay cả các nhà phê bình chế độ có tiếng cũng tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước độc đảng cuối cùng đã bày tỏ quyết tâm chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội. Hoàn toàn là những gì mà các nhà ngoại giao của cả hai bên mong muốn, và dịp trong này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều. Nhân vật chính là Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng. Ông thường bị gạt qua một bên như là một cầu thủ hạng nhẹ, “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ,” nhưng vào dịp này, ông Trọng đã hành xử đúng với địa vị danh nghĩa của mình như nhân vật số một của chế độ Hà Nội.
Người ta nói rằng, do bị sốc bởi quyết định của Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây, ông Trọng đã đánh tiếng với Đại sứ quán Hoa Kỳ về ý định muốn gặp ông Barack Obama ở Washington.
Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Nguyên Viện trưởng Viện Tư tưởng Trung ương từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu về mối liên hệ của Việt Nam với “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở, và như là người nghi ngờ chủ yếu rằng phải chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn tại góc cùng của châu Á này hoặc lợi ích thân thiện với chế độ ở Việt Nam.
Những chuyến viếng thăm cấp cao luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chuyến này đặc biệt cũng như thế. Đã mất nhiều tháng để hoạch định các chi tiết. Về phía Việt Nam, hình ảnh một cuộc gặp tại phòng Bầu dục là tối quan trọng. Với ý định mang những người bảo thủ của đảng tới sự đồng thuận mới nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẵn sàng chiều theo.
Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên các tờ báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam chỉ muốn phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và – theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8 tháng 7 – “suy đoán rằng Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào âm mưu phức tạp để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á, đối mặt với một Trung Quốc đang lên là trẻ con và sai lầm.” Kể từ lúc đó, thật khác thường, Bắc Kinh dường như đã lạc mất ngôn từ.
Ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng có thể trở nên ít hơn mọi người tưởng tượng; thường là như thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang lan tỏa khắp Việt Nam.
Viết cho độc giả Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn, Viên Trưởng Viên Nghiên cứu Chiến Lược và Ngoại Giao của Bộ Ngoại giao, nói, đây là “bước ngoặt lịch sử” trong quan hệ Việt-Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo 5 ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.
Sẽ có những hệ quả quan trọng, theo ông Tuấn: Sự chào hỏi ông Trọng của ông Obama tại Phòng Bầu dục đã chứng tỏ lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và xác nhận những thành tựu thực sự trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc đối thoại “cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề.” Đã có thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề cốt lõi như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của hai nước đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận thẳng thắn và cởi mở những sự khác biệt cho đến các vấn đề hiện nay được xem là “nhạy cảm” – ví dụ như tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Ông Tuấn lập luận rằng, sau 20 năm, mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành và không còn lo ngại việc đề cập đến khác biệt – những khác biệt tự nhiên do các cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo, tất cả đều khác. Ông nói, đối thoại sẽ mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến về phía trước bởi vì bây giờ có lòng tin chính trị giữa Hà Nội và Washington. Và điều chính yếu tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau là, theo ông Tuấn, Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Ông Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng trong chuyến đi của ông Trọng và có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của ông rằng Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một hành động hợp lòng dân, một hành động sẽ vang tiếng đến những người Việt Nam trung bình có nhận thức chính trị, cũng như với anh em tha hương ở Quan Cam, Hoa Kỳ hay ở Richmond, Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền trong khi ĐCSVN hướng tới đại hội, có thể là quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington bắt đầu dò dẫm lối đến mối quan hệ ngoại giao.
David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳông thường viết các bài bình luận về những vấn đề Việt Nam cho báo điện tử Asia Sentinel.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc càng cứu, thị trường chứng khoán càng khủng hoảng

@ 
Trung Quoc cang cuu, thi truong chung khoan cang khung hoang
Trung Quốc càng cứu, thị trường chứng khoán càng khủng hoảng, điều nghe có vẻ như là một nghịch lý đó lại đang là thực tế diễn ra vào thời điểm hiện tại ở Trung Quốc.
Bị ám ảnh bởi nguy cơ một sự sụp đổ của toàn bộ thị trường chứng khoán và đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh đang làm mọi cách có thể để cứu vãn tình hình.
Nhưng khi Trung Quốc càng cứu, thị trường chứng khoán càng khủng hoảng nặng thêm. Khi không còn giữ được sự tỉnh táo, Bắc Kinh đang tấn công vào chính những động lực căn bản đã tạo nên sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong những năm qua, đó là các nhà đầu tư và các quỹ tài chính.
Nếu như trong các cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán khác trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu, người ta thường chỉ thấy các nhà kinh tế được huy động để ổn định tình hình; thì ở Trung Quốc, cảnh sát điều tra cũng đang vào cuộc.
Mãnh Khánh Phong, thứ trưởng bộ công an Trung Quốc, tuyên bố lực lượng điều tra đặc biệt của bộ công an nước này đang được huy động để truy tìm bằng chứng về các giao dịch bất hợp pháp và có ý đồ thao túng thị trường chứng khoán.
Điều này được xem là bắt nguồn từ báo cáo của ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, trong đó giải thích một trong những lý do dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường trong hơn một tháng qua là do “một số tổ chức và cá nhân đã mở các tài khoản cho vay bất hợp pháp để khách hàng chơi chứng khoán”.
Đối tượng bị cảnh sát điều tra Trung Quốc nhắm đến, vì thế đang là các công ty chứng khoán và các công ty cho vay ký quỹ - một hình thức phổ biến ở Trung Quốc hiện nay, trong đó một lượng lớn khách hàng có thể vay tiền từ các công ty này để chơi chứng khoán.
Việc xuất hiện và tồn tại một lượng lớn các nhà đầu tư sử dụng tiền từ các khoản vay ký quỹ không phải là việc mới diễn ra ở Trung Quốc, nhưng số lượng và tần suất giao dịch dạng này tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến cú suy giảm hơn 32% của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong hơn một tháng qua.
Trong 2 năm qua, lượng nợ ký quỹ ở Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần, ở thời điểm hiện tại, tổng số nợ ký quỹ ở Trung Quốc đã lên tới 232 tỷ USD. Bằng cách triển khai lực lượng điều tra đến những tổ chức vay ký quỹ này, có vẻ như Bắc Kinh đang gửi đi một thông điệp rằng Trung Quốc sẽ giải quyết dứt điểm mọi nguyên nhân gây ra tình trạng tồi tệ hiện tại của thị trường chứng khoán nước này.
Nhưng, có vẻ như nỗ lực ấy đã phản tác dụng. Fraser Howie, tác giả cuốn sách “Red Capitalism” về kinh tế Trung Quốc, cho biết :
”Bắc Kinh đang cố gắng tìm một kẻ phản diện trong vấn đề này. Họ muốn có một bóng ma nào đó phải chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này, thay vì thừa nhận đó là do những sai lầm của chính họ”.
Trên thực tế, việc xuất hiện các quỹ cho vay, các công ty chứng khoán và các nhà đầu cơ là chuyện diễn ra ở bất cứ một thị trường chứng khoán nào trên khắp thế giới chứ không chỉ riêng Trung Quốc.
Những nhà đầu cơ và các khoản vay ký quỹ này có ảnh hưởng nhất định đối với một thị trường chứng khoán, nhưng hiếm khi nó đủ mạnh để đe dọa thao túng, nhất là đối với một thị trường chứng khoán đồ sộ như của Trung Quốc.
Theo ước tính, trong hơn một tháng qua, tổng số vốn hóa bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc lên tới 3.900 tỷ USD, trong khi tổng số nợ ký quỹ ở nước này chỉ là khoảng 232 tỷ USD, một con số thấp hơn rất nhiều và không đủ sức tạo nên một cơn chấn động lớn như những gì đã diễn ra.
Thậm chí, việc điều tra các quỹ ký nợ và các công ty chứng khoán còn đang tạo ra những phản ứng dội ngược. Fraser Howie cho biết, việc điều tra có thể bị xem như một nỗ lực đe dọa những nhà đầu tư và can thiệp vào quá trình giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Đó là lý do vì sao hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chọn cách đưa ra các giải pháp bình ổn thị trường bằng các công cụ tài chính, thay vì sử dụng cảnh sát điều tra các quỹ ký nợ và các công ty chứng khoán như Trung Quốc đang làm.
Cách sử dụng cảnh sát điều tra mà Bắc Kinh đang làm không giải quyết được tận gốc những vấn đề của thị trường chứng khoán nước này, mà chủ yếu là do sự bùng nổ và tan vỡ của những bong bóng kinh tế ảo.
Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm hơn 32% chỉ trong một tháng qua là kết quả đã được dự báo từ trước đó ít nhất là hơn một năm, khi Bắc Kinh không những không kiểm soát sự phát triển quá nóng của thị trường này mà lại khuyến khích như một đòn bẩy giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Điều tra các quỹ ký nợ và các công ty chứng khoán có thể làm tình hình bi đát thêm, khi nó thúc đẩy các nhà đầu tư bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ nhanh hơn.
Tình hình bi đát đến mức, giới truyền thông Trung Quốc bắt đầu quay sang công kích các nhà đầu tư nước ngoài như một đối tượng bị xem là có ý định thao túng thị trường chứng khoán nước này, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ.
Đến mức trợ lý bộ trưởng tài chính Mỹ Robert Dohner đã buộc phải tuyên bố trước báo giới “Việc cáo buộc về việc Mỹ thao túng thị trường tài chính Trung Quốc là không chính xác, nó chủ yếu là do sự bán tháo từ trong nội bộ thị trường chứ không liên quan đến Mỹ”.
 Những thống kê cũng đang ủng hộ tuyên bố của ông Dohner, khi chỉ có khoảng 1,5% cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc được nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài, do Trung Quốc vẫn đang hạn chế nghiêm ngặt điều này.
Tình trạng của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, tương tự những gì đã diễn ra với Nhật Bản cách đây gần 30 năm.
Nhật Bản cũng phải đối mặt và trải qua một cú sốc đến từ thị trường chứng khoán dẫn đến sự trì trệ kéo dài gần 20 năm qua của nền kinh tế nước này. Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng vậy.
Không ai dám chắc mức sụt giảm 32% của thị trường chứng khoán nước này trong hơn một tháng qua đã chạm đáy hay chưa, một sự sụt giảm mạnh hơn nữa nếu xảy ra có thể sẽ nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc vào một giai đoạn giảm phát nghiêm trọng kéo dài như đã diễn ra ở Nhật Bản.
Nhàn Đàm (theo FT)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

lúa nước hay khu công nghiệp


Nói ngay, dân cần khu công nghiệp, đéo ai cần lúa nước.

 Đéo tin tôi, mời gõ vào thàng Gúc : nông dân trả ruộng.
 Nếu hỏi nông dân rằng họ muốn con họ làm gì, họ sẽ nói ngày đéo phải làm nông dân.
  Vì nông dân với mấy sào ruộng khoán luôn đói méo mồm.
 Nông dân, cũng là thất nghiệp trá hình, 1 năm họ chỉ làm việc thực sự 1 tháng, còn đâu chống cuốc đứng ngắm đầu bờ, đi sờ cái lờ xem có cá hay ko? hoặc nằm chỏng dái lên ngủ dưới gốc gạo, bóng đa, hay sân đình ngồi bắt chấy cho nhau.
 Một khu trồng lúa nước như Cẩm điền quê tôi, đủ cho 1300 hộ dân làm nhúc nhắc và thở hắt ra nếu chỉ trông vào lúa. 
 Nhưng nếu thành 1 khu công nghiệp, nó có việc làm cho 2 vạn cần - lao ( nhắc lại : 20 nghìn ), và chừng đó ăn theo như cơm phở, cà phê ôm, karaoke, ghi lô đề, gái điếm.....

 Vậy, Cẩm Điền phải mừng khi anh quan tổng Hải Dương lôi đc anh Sinhgapo VSIP vào đầu tư với vốn ban đầu trên ngàn tỷ chứ ?? 
 Đương nhiên, người mừng nhất là nông dân vùng đó, họ không phải bám đít trâu, cầm 1 khoản tiền bằng cả nhà trồng lúa suốt đời, nhà đất vùng họ tăng giá từng ngày, và nếu vẫn thích cày, họ đc chọn ruộng ở nơi khác.

 Dân Cẩm điền không ngu, trên 1 nghìn hộ đã nhận tiền vui vẻ.
 Thì lòi ra 1 nhóm nhỏ, họ cũng ỉa mẹ vào lúa, nhưng họ muốn nhiều tiền hơn số đông kia, tôi trích báo : 

 " 2008 đã có trên 90% hộ đã nhận tiền đền bù. Hiện có 56 hộ chưa nhận tiền nhưng có những hộ nhận tiền rồi vẫn ra, đòi đền bù 250 triệu đồng/sào. Tỉnh Hải Dương khoanh lại 50 ha làm đường đầy đủ để dân canh tác, nhưng dân không đồng ý."

 Khôn nhờ hehe, họ đòi tiền, chứ không phải vấn để cấy lúa, vì họ đc trả đất khác có đường vào đàng hoàng, nhưng họ vẫn đéo hehe khôn lỏi thật.

 Như vậy, anh chị mạng lắc não 1 phát giúp tôi, xem cái gì có lợi hơn cho dân?? 

 1 khu công nghiệp đại bự giải quết công ăn việc làm cho 2 vạn cần lao, hay trì hoãn  để khóc thương cho 1 chị tham lam ngu học dòng họ nhà Tô vĩnh? 
 Và nếu dân ai cũng tham như chị ta và lũ đồng đội khốn khiếp của chị, thì những nhà đầu tư sẽ chạy hết. Xứ Lừa sẽ đéo xây được bất kì 1 thứ gì to to.

 Rồi lại cấy lúa với nhau và luôn mồm ngửa mặt nhìn trời kêu khổ.






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lịch sử là một thước đo chuẩn mực


XUÂN DƯƠNG







































(GDVN)- Và lịch sử chỉ ra rằng: "Vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.

The Time of India, tờ báo uy tín bậc nhất Ấn Độ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy “Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng”. Bài báo cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này”.

Vài năm trước, nhân chuyến thăm của Giám đốc Học viện quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc, trang bbc.co.uk/vietnamese/ bản tiếng Việt ngày 30/6/2011  đưa tin:

“Bản tin của Nhật báo Giải phóng quân (Trung Quốc) không nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhưng dường như Tướng Mã (Mã Hiểu Thiên) đã đề cập tình hình căng thẳng sau các diễn biến tại đây trong cuộc gặp khi nhấn mạnh rằng ông hy vọng "phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn".

Theo cách nói của viên tướng Trung Quốc, Việt Nam phải hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn. 

Có hai khả năng lựa chọn: hoặc là từ ngữ mà chúng ta nói, cấp độ người nói phải theo chuẩn mực của Trung Quốc, hoặc là chúng ta nói theo quyền lợi của dân tộc và công pháp quốc tế.

Phương án 1: Chúng ta nói “theo chuẩn mực của Trung Quốc"

Để hiểu chuẩn mực của Trung Quốc là gì chúng ta cần biết Trung Quốc gần đây nói năng ra sao. BBC đưa tin: “Nhật báo Hoàn Cầu, do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, hôm nay (11/6/2011) có bài xã luận cáo buộc Việt Nam áp dụng "chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước".

Cần giới thiệu rằng Hoàn Cầu nhật báo là tờ báo quốc tế có uy tín tại Trung Quốc, lượng phát hành mỗi số là 1,6 triệu bản. Báo có phóng viên tại 65 nước trên thế giới. Tờ này do Nhân Dân nhật báo - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ra số đầu tiên ngày 3/1/1993.

Trang mạng Hoàn Cầu, con đẻ của nhật báo Hoàn cầu đã có hàng trăm bài viết về Việt Nam, xin trích dẫn một số bài viết cách đây năm năm.

- “Vấn đề Biển Đông, vì sao Quân Giải phóng không chọn phương thức giải quyết trên bộ?” (30/6/2009)

- “Trung quốc phải sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (3/7/2009)

- “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (5/7/2009)

- “Quân Giải phóng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Biển Đông, nước Mỹ không có khả năng trực tiếp tham chiến” (16/7/2009)

- “Quan điểm của phái phản đối: vấn đề Biển Đông cần giải quyết nhanh, càng kéo dài càng chết” (5/8/2009)
- “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam lụn bại” (18/8/2009)

Điểm lại ngôn từ mà những người từ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã nói như “dạy cho Việt Nam một bài học” đến loại trung trung như các tướng lĩnh và loại “dân thường” như các bài nêu trên chúng ta đã thấy người Trung Quốc ăn nói ra sao. 

Theo lời khuyên của tướng Mã, nhà nước nên “hướng dẫn dư luận nói theo chuẩn mực của Trung Quốc”, không nhất thiết phải e dè. Người Việt hàng nghìn năm nay chưa bao giờ sợ chiến đấu vì chủ quyền quốc gia, chưa bao giờ sợ bọn xâm lược bất kể chúng là thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba trên thế giới.

Ngày xưa An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, lại còn cho ở rể trong kinh thành. Trọng Thủy ăn cắp bí mật quân sự rồi về nước cùng bố đem quân sang đánh chiếm nước Nam khiến cho An Dương Vương phải chém chết công chúa Mỵ Châu rồi tự vẫn.

Chúng ta không quên những sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực và một số đơn vị quân đội mà Trung Quốc đưa sang Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng chúng ta cũng không quên năm 1972 vì câu nói “Người không động đến ta thì ta không động đến người” của lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc mà Hà Nội bị bom B52 rải thảm. Các học giả phương tây khi đó đã nêu bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. 

Những người ngây thơ nhất cũng hiểu rằng sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, sự sa lầy của Mỹ tại Việt Nam đã dành cho Trung Quốc khoảng thời gian quý giá để xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng. 

Vũ khí, lương thực, quân trang có thể so sánh với máu và sinh mạng con người không?

Nói theo cách nói của Trung Quốc thì Trung Quốc không chỉ là vô ơn mà còn bạc tình, bạc nghĩa.

Phương án 2: Hướng dẫn dư luận “theo cách của Việt Nam"

So với hàng trăm bài báo của Trung Quốc, chúng ta có rất ít bài viết về các chủ đề nhạy cảm này, cũng chưa hề có bài nào dùng ngôn từ như họ. Đã đến lúc truyền thông nhà nước cần cho nhân dân biết sự thật. Chúng ta cố gắng để không mất đi tình hữu nghị giữa hai dân tộc nhưng tại sao trong khi  “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (Hoàn cầu 5/7/2009) thì chúng ta lại không thể nói lên ý kiến của mình?

Người lãnh đạo giỏi không phải là người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh mà là người tránh cho đất nước khỏi các cuộc chiến tranh. Quan điểm này là sáng suốt và đúng đắn. Nhưng người lãnh đạo giỏi cũng phải biết chuẩn bị cho đất nước đương đầu với các cuộc chiến không mong muốn nếu nó xảy ra. Lịch sử đã chỉ ra rằng rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra do ý muốn chủ quan của một phía. Cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm chỉ có thể thắng lợi nếu toàn dân một lòng hy sinh quyền lợi cá nhân vì độc lập tự do của dân tộc. Quyền lợi quốc gia, dân tộc phải đặt trên ý thức hệ. Xin nêu một vài ví dụ về hướng dẫn dư luận:

Nhật báo Hoàn cầu kết thúc bài báo ngày 11/6/2011 bằng câu đe dọa "Nếu Việt Nam cứ tiếp tục gây rối, tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi, chúng tôi thành thật xin nhắc các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử". 

Quả đúng như vậy, chúng ta cần làm theo “lời khuyên” đó. Không chỉ thế hệ hôm nay mà muôn đời con cháu mai sau cần nhớ đến những cái tên như Liễu Thăng, Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị… Cần phải nhớ rằng năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm đông Hoàng Sa, năm 1974 đánh chiếm tây Hoàng Sa, năm 1979 đánh biên giới phía bắc, năm 1988 đánh chiếm bãi Gạc Ma ở Trường Sa…

Lịch sử đã chỉ ra rằng: "Vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.  

Người Trung Quốc nêu danh Hàn Tín chịu chui qua háng người khác, Câu Tiễn chịu nếm phân kẻ thù để tìm cách khôi phục nền độc lập của quốc gia. Người Việt không hạ mình như vậy, người Việt không sợ bất kỳ kẻ thù nào. Nói theo cách nói của chị Út Tịch  giặc đến nhà đàn bà “còn cái lai quần cũng đánh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1945 đã viết: "Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân  Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”

Thực dân pháp muốn cướp nước ta lần thứ hai, nhưng các triều đại Trung hoa từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến nay họ muốn cướp nước ta không chỉ hai lần. Như lời dạy của bác Hồ, chúng ta đã “phải nhân nhượng” Trung Quốc trên biên giới phía bắc. Nếu chúng ta “phải nhân nhượng” lần nữa trên biển Đông thì sẽ không còn đường ra biển bởi đường lưỡi bò ôm sát toàn bộ ven biển nước ta. Lời kêu gọi của bác Hồ đến nay chỉ cần thay một vài từ lại mang tính thời sự.

Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, các phương tiện thông tin của Việt Nam chưa bao giờ dùng ngôn từ như Hoàn Cầu nhật báo đã dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng chưa bao giờ dùng các ngôn từ tương đương với lãnh đạo Trung Quốc. 

Các phương tiện truyền thông và quan chức Trung Quốc đã và đang cố tình bóp méo sự thật, cố tình làm cho dư luận thế giới hiểu lầm rằng Việt Nam chủ động tạo ra căng thẳng, rằng Việt Nam đã đưa tàu cản trở hoạt động của Trung Quốc. Mặc dù thế giới ngày nay vẫn còn cảnh cá lớn nuốt cá bé nhưng nên nhớ có những loài cá nhỏ nuốt vào là chết.

Thế giới có thể mắc lừa về lời nói của Trung Quốc nhưng nhất định không thể mắc lừa về hành động của Trung Quốc. Chúng ta hy vọng những những người bạn ở bên kia biên giới nhận thức được một điều rằng người Việt Nam “Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giữ cho được Tự do – Độc lập”, đó là chân lý đã được chứng minh hàng ngàn năm nay.
***

Một số ảnh của BBC:





Phần nhận xét hiển thị trên trang