Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Khoảng giữa điên và thiên tài..

Thượng đế vẫn còn... sống!

LTS: Rất khó để đặt tên cho bài viết này, nên tôi tạm đặt tên như vậy (tôi nghịch lắm). Ngoài ra, trong bài viết, tôi dùng từ phật/chúa/thượng đế (không viết hoa, vì chúng chỉ là các khái niệm chung), và quan điểm của bài viết có vẻ duy tâm, nhưng nó lại rất... duy vật, và rồi, duy tâm hay duy vật không quan trọng.
Sóng biển vào ra chốn phù vân
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Tôi là gió hay tôi là mây
Tôi chính là bọt sóng đây này
Hôm nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai mốt sông còn, tôi ở đâu?

Dạo này, tôi hay ngắm dòng sông, và còn ngắm từng sự vật như: những cảnh đời, những người qua lại, các loại cây lớn nhỏ, hoa lục bình, hoa lan, con mèo, con chó, con cá, con kiến, thậm chí là hạt bụi…, và tôi thấy là CHUNG QUANH TA CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ RẤT LÀ BÍ ẨN.
Tôi không có tham vọng thành Phật, bởi vì tôi không thể thoát khỏi thất tình lục dục, tôi cũng không có thể như Chúa, bởi vì tôi không thể có đủ đức hy sinh và tâm hồn bác ái, và tôi cũng không thể ngồi bên… thượng đế bởi vì ngài không trực tiếp cho tôi biết bất cứ cái gì về ngài cả, mặc dù chắc chắn là ngài có thật, nên tôi chỉ cố tìm ra cái bí ẩn của cuộc sống.
Trong bài viết này, trên cơ sở suy nghiệm được, tôi sẽ… trả lời một số vấn đề sau đây:
  1. Ta có thật không?
  2. Thế giới/vũ trụ  này có thật không?
  3. Tại sao đức Phật phải từ bỏ tất cả để ngồi dưới gốc cây bồ đề?
  4. Tại sao đức Chúa sẵn sàng chết?
  5. Tại sao Nietzsche tuyên bố ‘Thượng đế đã chết’?
  6. Tại sao quan điểm của Karl Marx lại phải là duy vật?
  7. Tại sao nhiều nhà văn/nhà thơ, nhà trí thức lớn… phải tự tử?
  8. Tại sao nhân loại vĩnh viễn có chiến tranh?, v..v…
1. Ta là những con robot

Tôi có biết loài người đã chế tạo ra những con robot như: robot công nghiệp, robot vũ trụ, robot lái máy bay, robot y tế, robot thông tin, robot dịch thuật, robot cảnh sát giao thông, robot nội trợ, robot bảo vệ, robot làm vườn…, mà chúng có nhiều tính năng vượt xa con người, và tôi cũng thừa biết là một ngày nào đó, chúng sẽ như con người với đầy đủ đau khổ và hạnh phúc như: tình yêu, tình dục, sinh con đẻ cái, thế giới tâm linh/tôn giáo, khát vọng, tham vọng…
Tôi nghe con tôi kể là có ‘kẻ’ nào đó đã chế tạo ra 6,5 tỉ con robot với đầy đủ tính năng của con người, và cho chúng sống trong thế giới ảo, và chúng hoàn toàn tưởng là ‘thật’, mà trong số chúng, có vài con robot 'bị lỗi' và biết là mình đang sống trong thế giới ảo, nên đã tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo này, nhiều kẻ đi tu, 'nổi loạn', thậm chí... tự tử, và một số trở thành phật hay chúa (trong phim ‘Ma trận’ gọi là NEO = đấng cứu thế).

…Xem sơ qua phim này và vài bài viết trên mạng, tôi có hỏi con tôi:
-Con là một con robot, và chúng ta đang sống trong một thế giới ảo, đúng không?
Con tôi im lặng một tí, rồi trả lời:
-ĐÚNG.

Tôi còn nói tiếp là điều này do trước đây ba đứng bên dòng sông mà nghĩ ra, chứ không phải là bị sự tác động của phim này (xem bài 'Xin trả thế nhân này cho thế nhân', đường dẫn bên dưới).

2. Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo

Ngày xưa Romeo và Juliet, Dương Quá và Tiểu Long Nữ, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như… đã tự nguyện rời bỏ thế giới ảo này để tìm về ‘thế giới thật’. Ngày xưa có Đại luân minh vương Cưu Ma Trí, tu hành mấy chục năm, được nhân dân nước Thổ Phồn (thuộc Tây Tạng ngày nay) tôn xưng là Phật sống, nhưng đế cuối đời, ông mới nhận ra mình là ‘ác tăng’ (truyện Kim Dung)…
Có những người suốt đời theo chế độ này, chế độ nọ, lãnh tụ này lãnh tụ nọ, rồi đến cuối đời mới ‘vỡ mộng’: cuộc đời này vốn không phải là ảo mộng hay sao?
Gần đây, tôi có đọc các bài viết nói về ‘đại gia’ Lê Ân, ca sĩ Bảo Yến…, nếu họ không nói đời là phù du thì cũng nói là hư ảo (vô thường)…
Sở dĩ nhạc Trịnh là hay, vì ông ‘chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo’, còn tôi cũng tâm sự: 

Lá đâu rơi xuống bên thềm
Cô đơn rơi xuống chạm nền hư vô
Mắt nhòa tưởng bóng em vào
Tưởng trăng mềm mại, tưởng sao... rụng rời

Tôi thường suy nghĩ về vụ ‘máy bay MH 17’ (Malaysia, bị bắn rơi ngày 17/7/2014, với 298 hành khách đều bị chết), tôi đặt vấn đề là giả sử trên có có 1 nhà sư, 1 cha nhà thờ, 1 tín đồ Hồi giáo, 1 chính trị gia, 1 Bin Laden…, thế thì có ai thoát khỏi đại nạn đó không?, ‘ở hiền có gặp lành' không?, ‘ác giả có ác báo’ không?,  hay ở đây hoàn toàn không có vấn đề thiện ác???.

Bức tranh cho toàn thế giới/vũ trụ cũng vậy thôi, ‘ngài’ không quan tâm, lý do: chúng ta đang sống trong một thế giới ảo.
Và ai đã sản sinh ra ta (các robot) và cái thế giới ảo kia? CHÍNH LÀ NGÀI.


3. Đi tu phải cạo trọc đầu?

Trong một phim của Hollywood! (tôi quên tên rồi, để nhớ sau), có một tay da đen (người Pháp!) bị chìm tàu, được cứu sống, và được một nhà sư Thiếu Lâm điểm ngộ, vì y có thiên tính để trở thành một cao thủ bậc nhất về võ học. Hôm đó, trước khi cạo trọc đầu y để nhận làm đệ tử, nhà sư nói rằng: ‘mọi thứ mà con nhận thức được trên thế gian này xuất phát từ 5 giác quan (five senses) - thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác (mắt, tai, mũi, lưỡi và da), nên chúng đều là hư ảo’, ‘khi con xuống tóc đi tu, tức là con đã chấp nhận bỏ cái trần thế này lại sau lưng’… (tôi không nhớ hết, nhưng bên Tây nói như vậy là đủ khái quát về triết lý của nhà Phật rồi, tại sao phải nói nhiều!)... Sau này, nhờ được đào tạo về ‘tính khắc chế’ trong các sự vật, mà biết được các tử huyệt trong cơ thể người, nên y đã đánh thắng được một tay ‘mình đồng da sắt’ (còn được gọi là 'Thiết bố sam' hay 'Thần công kim cương bất hoại thủ')…
Tôi cũng được nghe nói một số về lý thuyết Phật học, như: ‘Lục căn (hay lục thức): nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư tưởng; Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó; Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt’, vân vân và vân vân. Tuy nhiên, tôi không… tôn trọng những ai nói thiền hay phật mà cái gì cũng bảo là 1,2,3,4,5,6…, vì bản chất của sự vật là ở định tính chứ không phải định lượng, và vì những kẻ đó chỉ ‘giác’ chứ không ‘ngộ’.

Tôi cơ bản… đồng ý với tư tưởng của Phật học, nhưng trên ông Phật là cái gì? (ai sáng tạo ra vũ trụ, loài người… chẳng hạn). Với suy nghĩ của tôi ở trên, tôi đã giả định rằng Phật là một… con robot ‘bị lỗi’, ngài thấy được tận gốc là mình đang sống và bị 'không chế' trong thế giới ảo, nên tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo đó (rời nhân thế), thông qua một ngộ thức siêu việt: NGỘ KHÔNG.

4. Cái ‘link’ của đấng tạo hóa

Hôm trước, tôi có đi dự đám cưới tại một nhà thờ (ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), ở đó, ai cũng nghe câu ‘sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể phân chia’, nó vừa có tính thực tiễn, cụ thể và… tương đối, nhưng nếu nhìn về xuất phát điểm của loài người và tầm xa của nó, thì nó… tuyệt đối đúng, lý do: đó là tình khúc âm dương, hay nói một cách... bác học thì đó là cái ‘link’ để vạn vật hiện hữu. Nhưng khi tổ chức đám cưới tại nhà, vào thời điểm G - khi mà người cha bàn giao đứa con gái cho nhà trai, thì ông ta - mặc dù có tính rất thoáng và… nghịch - bỗng ràn rụa nước mắt và không phát biểu nên lời (mà làm nhiều người cùng cảm động), vì khi đó bỗng một cái gì đó vô cùng thiêng liêng xuất hiện trong tiềm thức của con người, vâng, cái ‘link’ của đấng tạo hóa đã xuất hiện, đó là tình mẫu tử/tình phụ tử, hay rộng hơn, là tình yêu.
Tại sao vậy?

Vì con người hay nói đến bất tử, chưa nói gì đến thiên đường hay niết bàn xa xôi hư ảo, bất tử chính là sự truyền tính của con người, mà dưới một giác độ nào đó, con người không chết đi, mà bất tử trong đứa con của mình, rộng hơn là bất tử trong người khác. Vậy đức Chúa, theo lý thuyết, đã lấy máu của mình (hy sinh) để rửa tội cho những đứa con của mình mình (loài người) và hoài mong chúng được sự sống đời đời (!), nhưng trên hết, sở dĩ ngài được đa số nhân loại tâm phục khẩu phục là bởi vì, hoàn toàn không khác với 'phật tính', ngài đã thấy đời là hư ảo: ‘ngươi là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi’.

5. Chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s

Còn ông Nietzche? Đối với ông, tôi nghĩ rằng mình nên nói cái cảm-nhận-thực-tại của mình là… tốt hơn, vì nếu nói kiểu sách vở thì người ta đã nói rồi (nghe hoài, khổ quá, nói mãi!), còn nếu nói theo kiểu VN - như Phạm Công Thiện và các fan của Niezsche, với các từ như ‘ngu xuẩn, súc vật, hạ đẳng’, thì nghe không lọt lỗ tai, vì cách nói của người Việt với đầy tính hoang dã và tràn ngập tính ‘nhất’, thì khác hẳn với xuất phát điểm của ý niệm của Nietzsche, và vì vậy, có không ít kẻ đã nói ‘tôi không cần Nietzsche’, ‘tôi không biết Nietzsche thì tôi cũng chả chết’…, và thực ra, đối với đa số người, cụ thể là các blogger, thì vai trò của Nietzsche trong tâm tưởng họ nhiều khi kém hơn (!) Lão-Trang, Hemingway, Kim Dung, Osho, Einstein, Đỗ Long Vân, Bùi/Trịnh… Trong một đám cưới mới đây, tôi thấy khuôn mặt và hành động của những người khác có vẻ rất ‘phàm tục’, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi là ‘thánh’ mà là ‘kẻ kỳ lạ’ (stranger), thậm chí… kỳ cục, và lúc đó tôi nghĩ rằng Nietzsche và các hậu bối của ông chưa chắc gì đã là ‘thượng đẳng’!
Người ‘thuận’ ông trời thì ta đã biết nhiều rồi, còn người ‘nghịch’ ông trời thì cũng không ít, 50/50, hên xui. Kim mao sư vương Tạ Tốn trí tuệ đầy mình, vì nghịch cảnh vô cùng khốn nạn của gia đình mà đã ‘hạ bệ’ ông trời, bằng cách ném đá ông trời và kêu ổng là ‘lão tặc thiên’ (truyện của Kim Dung)…
Cách đây mấy năm, có một ông 'Tiến sĩ kỳ lạ' ghé nhà tôi, ổng tâm sự rằng thời nhỏ, ổng mãi quỳ trước tượng Chúa, thấy rất khó chịu, nên lớn lên, ổng không muốn phục tùng ‘ngài’ nữa, mà muốn sống bằng (các) hành động: ăn nói, chém gió/ném đá, ’cà khịa’, say xỉn (kiểu Dionysus), hoặc đảo lộn mọi giá trị (hay khinh thường mọi giá trị 'ảo' của thế nhân kiểu 'Lão đông tà Hoàng Dược Sư', và mình cũng loanh quanh đâu đó!)... một cách hoàn toàn thoải mái để tỏ ra ‘ngang cơ với thượng đế’, mà lý do chính có lẽ là ‘vì ngài chỉ là một bản photocopy của con người từ thế giới tự nhiên mà không có ‘công chứng’ (NGLB), thiết nghĩ cái ý tưởng này không khác gì mấy so với ông Nietzsche, với điều kiện là chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s...

6. Tinh túy của chủ nghĩa duy vật…

Con người thì có nhiều loại, loại thì chuẩn mực, mô phạm, làm việc có khoa học, loại thì tính toán lợi hại, cẩn thận, chỉn chu đâu ra đó, loại thì lãng mạn, bay bỗng, có thể ‘hư vô’, loại thì hoang dã, chơi tới bến, thường không biết trời đất là gì, thường kèm theo tính ‘đồng bóng’, hứng đâu làm đó, khó lòng mà biết trước người đó sẽ làm cái gì, loại thì cam chịu, và có thể, ‘dựa lưng’ thần thánh… Tất nhiên không có một con người nào chỉ thuộc về một loại, mà có thể có tính cách của nhiều loại nói trên, nên mỗi loại đều có thể là bác học, triết gia, nhà tu hành, nhà giáo, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà kinh doanh, nhà văn/thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà ‘chém gió’, nhà ‘đau khổ’, nhà ‘cô đơn’, thậm chí là nhà ‘nghèo’… Và loại người nào cũng có thể đau khổ hay hạnh phúc. Lưu ý rằng tính thiện hay tính ác đều có trong và không phụ thuộc vào mỗi loại người.

Có thể, với những người theo Marx, loại ‘hoang dã’ và ‘tùy hứng’ (hay ta thường gọi là ‘tự phát’) rất được chú tâm, vì tính cách của họ, chưa chắc đã đau, nhưng phần nhiều là khổ. Loại người này chiếm khoảng 3/4 thế giới, đặc biệt là ở những nước chưa có nền dân chủ pháp trị (‘thường’ là vô pháp vô cương), đa phần là ở khu vực Trung Đông, châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam…).

Có thể, những người theo Marx cho rằng loại người ‘tự phát’ và ‘khổ’ này, là có thể cải tạo được, ở (những) thể chế với những điều kiện:

-không có sùng bái cá nhân
-không độc tài
-có một nền dân chủ pháp trị tuyệt vời
-có một nền công nghiệp phổ biến, và đặc biệt là
-tôn trọng những giá trị tinh thần (chứ không phải tiền bạc)…

Và có thể, những điều kiện này, theo tôi, là tinh túy của (chủ nghĩa) duy vật, vì nó không bộc lộ tính ‘thần thánh’ trong đó!, và vì ngược lại là duy tâm, ví dụ: độc tài là ‘duy tâm’, các bạn không tin ư?, vì độc tài là bắt mọi người phải thực hiện theo ý muốn của cá nhân (hay của nhóm lợi ích), mà theo 'triết học’, đó là duy tâm (chủ quan)...

7. Nếu cái chết không phải là hạnh phúc, thì là cái gì?

Ai mà chả có lần muốn tự tử! Ai mà chả có lần muốn được chết trong một đại dương êm đềm hay được chết trong tình yêu?...
Lại có không ít người tự tử rồi nhưng không… chết!
Lại có vô số kẻ không dám chết vì tiếc của, tiếc sự nghiệp, tiếc quyền lực/địa vị/danh vọng, tiếc người yêu, tiếc vợ/chồng con cái, và vì sợ chết (bản năng động vật)…
Lại có những người sống lạc quan, vì: 1) họ vốn sẵn có chất lạc quan, 2) họ nhập cuộc vào cái ảo như nó là hoàn toàn thực hay không cần biết nó là cái ảo, 3) những kẻ sống trong hư ảo của cái mà được họ cho là có ý nghĩa, 4) những kẻ tự huyễn hoặc/lạc quan ảo (lạc quan tếu), hay những kẻ tin vào thiên đàng/niết bàn, và 5) một số kẻ được gọi là thánh nhân…
Nhưng nhìn chung mà nói, cả 3 loại người trên đều phải chết, chỉ có điều là chết sớm hay chết muộn, tự mình chết (tự tử) hay ‘ông trời’ bắt phải chết mà thôi, và chết kiểu nào cũng là chết: sống đã là hư ảo thì chết có khác gì…

Các nhà văn, nhà thơ (hay các nhà tương đương khác) thường sống trong một thế giới lãng mạn/tưởng tượng nhiều hơn, nhưng cuộc sống vốn không phải là đầy chất thơ (văn), lại càng không giống như những tác phẩm (kể cả thiên đàng hay niết bàn) tạo ra từ những cá thể, nên, mặc dù nó dường như là thực nhưng không phải thực, vì thế, giữa cuộc sống (được gọi là) thực và cuộc sống của họ có một khoảng cách rất lớn, mà dẫn họ đến cô đơn, rồi tồn tại trong họ và trước họ - một cái bóng hư vô… khủng khiếp.
Vậy, tốt hơn hết là ta lao vào cái hư vô (tự tử) để cho nó hư vô luôn: không ưu tư, cô đơn, sầu não nữa, không bị thế nhân hiểu lầm, hành hạ, bỏ rơi nữa, không phải sống chung với bọn người phàm tục ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật!’ nữa, không bị người tình/vợ con phản bội nữa…

‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs), đúng vậy, nhưng mấy ai hiểu, hơn nữa ý ông có phải như (tôi nói) sau không: thử hình dung xem, nếu ta bị ung thư vô cùng đau đớn mà cứ kéo dài sự đau đớn này cả… 1000 năm!, vậy có phải cái chết sẽ vô hiệu hóa sự đau khổ này không?, vì thế, suy cho cùng, nếu cái chết không phải là hạnh phúc, thì là cái gì?...

8. Ai đã sinh ra cái lòng tham đó...

Khi nào thì con người, nhân loại hết lòng tham? Mấy ngàn năm, hay mấy… triệu năm nữa? Nhưng chữ ‘triệu’ ở đây không có đâu, bởi vì chúng ta sẽ bị tự hủy diệt bởi lòng tham của chúng ta, rất sớm!
Con người khi lọt lòng mẹ thì ‘cái tôi’ đã đòi hỏi, và những nét đấu tranh sinh tồn đã bộc lộ rất rõ. Khi con người có ý thức, việc xưng ‘tôi’ ngày càng xuất hiện, mà việc được xưng ‘tôi là nhất’ lại là một động lực tuyệt luân. Một phần trong cái đó, hết Alexandre Đại đế, đến Augustus, rồi Tần Thủy Hoàng (Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, xem dưới), Thành Cát Tư Hãn, rồi Napoleon, Hitler, Stalin, Mao, Đặng, Tập… lần lượt rủ nhau mưu đồ thống trị thế giới (lưu ý rằng tôi không hàm ý nói về một cá nhân nào đó, mà ai đó chỉ là một biểu trưng lớn trong lịch sử). Rồi sau đó còn ai nữa, đoạn trên đã chỉ ra rằng hết ‘bá chủ thế giới’ này sẽ đến ‘bá chủ thế giới’ khác, vĩnh viễn và vĩnh viễn, vì đó là quy luật của loài người. Đó là chưa kể đến lòng tham có quy mô nhỏ hơn, trong các tôn giáo cũng không ngoại lệ (vì thánh nào của ‘tôi’ cũng là nhất), trùng trùng điệp chảy xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của nhân loại.

Nhưng vấn đề là ai đã sinh ra cái lòng tham đó, con người không thể tự sinh ra nó được? Chính là NGÀI.
Và ai cũng thừa biết, đối với giới bình dân hay giới khoa học (tạm gọi là như vậy), Ngài là Đấng tạo hóa; còn đối với giới thần học, Ngài là Đấng ‘bất khả tri’ (không chứng minh được) - không phải ‘có mới tin’, mà ‘tin mới có’! Mà đã là Ngài, thì cái gì mà Ngài làm thì hiển nhiên là đúng, tuyệt đối đúng, vì Ngài là Đấng sáng tạo (kể cả cái chết), theo mọi nghĩa.

Bởi vậy mà chúng ta chỉ biết đúng-sai trong phạm vi vô cùng hẹp, nhưng tựu trung là cũng không biết, bởi vì ai cũng nhao nhao giành nhau bảo là ‘tôi nói đúng’, bởi vì chúng ta là những kẻ bị ‘bất khả tri’, và đơn giản, bởi vì chúng ta là những con robot…

(HẾT)
--------- 
Chú thích:
-Chúa, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/96-em-noel-khong-nao-quen.html
-Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: GS Trần Đình Hượu nhận định: "Pháp gia và Nho gia đều ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Cả hai học thuyết bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và tạo cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc - chủ ngĩa bành trướng thiên triều - những đặc trung mang dấu ấn của chế độ chuyên chế đó". Ông viết: "Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối... Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế". Rõ ràng, kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số... lập tức nhà cầm quyền tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước láng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước Asean. Cũng trong bài viết trên, "Ông đồ Nghệ" Trần Đình Hượu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: Hiếu chiến, hống hách và ảo tưởng. Đó là vừa tưởng mình lớn mạnh, có lẽ phải, lại được Trời phù hộ làm cha anh người khác nên xử sự hống hách, ít có tính toán lợi hại thực tế, dễ hành động một cách phiêu lưu cầu may. Đặc điểm thứ 2 là ngụy thiện, sự tàn bạo của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao giờ cũng được ngụy trang bằng những lời lẽ nhân nghĩa, đạo lý. Chế độ chuyên chế vốn yếu, sự tồn tại của nó về bản chất là dựa vào sự lừa dối với những thủ đoạn tinh vi. Đặc điểm thứ 3 của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là trọng danh hơn trọng thực. Theo ông, chế độ chuyên chế Trung Quốc sống bằng uy tín chính trị. Nó xâm lược để bảo vệ danh hơn là giành lợi thực. Thói quen muốn làm bề trên cũng dẫn đến sự quan tâm, suy tính về danh nghĩa hơn là tính toán về thực tế. Điều này cũng thường thành nguyên nhân gây ra hành động phiêu lưu. Xem: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/207766/nguoi-vach-ro-nguon-goc-chu-nghia-dai-han.html
-Nietzsche, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/477-nietzsche-ke-tu-hieu-lam-toi-nghiep.html
-Phật, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/95-han-gap-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html
-Tần Thủy Hoàng (Qin Shi Huang, 260 - 210 TCN): …Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quố, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á... (Wikipedia)
-Xin trả thế nhân này cho thế nhân, xem:
http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/19/xin_tr_th_nhận_này_cho_th_nhà 
Nhà Gom Lá Bàng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SAU 20 NĂM BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM, NGƯỜI MỸ NÓI GÌ?

152
Tuần vừa qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 06 – 10/7). Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là một chuyến thăm rất quan trọng, là dấu mốc khẳng định sự phát triển một cách sâu rộng quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhận định này có cơ sở khách quan: Kể từ khi bình thường hóa, mặc dù trải qua một số khó khăn, nhưng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nhìn chung đã tiến triển tích cực. Quan hệ giao lưu, hợp tác ngày càng được mở rộng trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội đến an ninh, quốc phòng. Đáng chú ý, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều năm 2014 đạt gần 37 tỉ USD; Hoa Kỳ là một trong số thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và đứng thứ 7 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam (11 tỉ USD với khoảng 700 dự án); hiện có khoảng 16.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngày càng coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam trong chiến lược khu vực. Với việc xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam (tháng 7/2013), quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được những tiến triển mới: Việc trao đổi đoàn các cấp và hợp tác về kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học – công nghệ được đẩy mạnh; hợp tác quốc phòng – an ninh, hợp tác trong một số vấn đề nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh được thúc đẩy; đàm phán TPP đã đạt một số kết quả tích cực…
185
Chuyến thăm TBT Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ ngày 6.07.2015
Có thể nói, mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn tồn tại một số trở ngại (vấn đề dân chủ, nhân quyền, các rào cản về thương mại…) nhưng nhìn chung, tương lai của mối quan hệ “quan trọng” đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Và quan hệ này càng có nhiều yếu tố thúc đẩy khi tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng. Đó cũng là ý kiến chung của nhiều chính khách Mỹ từ đầu năm 2015 đến nay trong đó có ông Pete Peterson – Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, ông Ted Osius – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay và ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Mỹ.
Tháng 01/2015, ông Pete Peterson chia sẻ với báo chí quốc tế rằng ông rất từ hào vì đã đóng góp cải thiện quan hệ giữa hai nước trong quá trình bình thường hóa suốt 20 năm qua. Những gì Việt Nam – Hoa Kỳ đạt được là nhờ sự tận tụy của nhiều cá nhân từ hai nước trong những hoàn cảnh rất khó khăn và mối quan hệ hiện nay có thể khiến các đối tác khác thán phục. Ông Peterson cho biết, vào thời điểm Việt Nam và Mỹ bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, hai nước vẫn còn có quan điểm đối lập về nhiều vấn đề, hai bên đều thấy khó khăn trong việc tìm ra nền tảng chung cho hợp tác, thiếu những cơ sở cần thiết từ ban lãnh đạo. Tuy nhiên vào thời điểm này, cựu Đại sứ Mỹ đánh giá “Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.
1089
Tàu tuần tra Mỹ giúp Việt Nam
Ngày 21/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trước giới truyền thông phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius cho biết, thời gian tới hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm cấp cao trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có vấn đề Biển Đông. “Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn so với trước kia”, ông Osius phát biểu thêm “Việc hai nước có mối quan hệ đối tác chặt chẽ hợp sẽ đem lại lợi ích cho mỗi nước. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác này trong đó các đối tác của chúng tôi (như phía Việt Nam) ngày càng có năng lực lớn hơn”. Cũng theo ông Osius, Việt Nam và Mỹ hiện nay có tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định cũng như phát triển trong khu vực và hai bên đang cùng nỗ lực thực hiện cho được những mục tiêu này.
Ngày 01/6, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đánh giá rất cáo việc bình thường hóa quan hệ hai nước, coi đó là nền tảng để Việt Nam và Hoa Kỳ hiểu nhau hơn, hợp tác toàn diện và thực chất hợp trong đó có các hoạt động quốc phòng. Ông Ashton Carter cho biết “Mỹ và Việt Nam đang hợp tác cùng nhau đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và xa hơn thế nữa”.
1040
Mỹ phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên Biển Đông
Tại lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ (02/7), cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chia sẻ “Việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đối với tôi vừa có lý do cá nhân, vừa mang ý nghĩa địa chính trị chiến lược, là một trong những việc quan trọng nhất tôi làm trong nhiệm kỳ của mình”.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng đề cập đến sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình “Mỗi quốc gia trong khu vực đều phải được đối xử công bằng, được đảm bảo các quyền và cám ơn Việt Nam đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận này”.
Ông Clinton cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp và người Mỹ sẽ hiểu nhiều hợp về đất nước, con người Việt Nam.
Có thể kết luận về tương lại của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng lời phát biểu của ông Ted Osius: “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở mức song phương mà sẽ tiến theo hướng khu vực và toàn cầu, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, cũng như khu vực và thế giới”.
Lam Son
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ác quá đi ông Thiện ơi!

nhà văn và sự im lặng


Nguyễn Văn Thiện

Hắn băn khoăn, bóp đầu bóp trán trước câu hỏi hóc búa tình cờ ập đến. Hắn ghét sự im lặng. Im lặng là dấu hiệu của cái chết. Nhưng nếu như bọn trâu bò ngày nào cũng hét nhặng lên, đọc bài vanh vách và hát quốc ca hùng tráng, thì sẽ ra sao nhỉ? Hắn không biết lý giải sao cho phải trước cái hiện tượng lạ lùng này của cuộc sống.

Những ngày này, trên truyền hình, trên các mạng xã hội, người ta đang cãi nhau văng miểng về việc có nên cho quyền im lặng được ghi vào luật. Cả một rừng luật rồi, thêm một tí ti luật nữa, có thấm gì đâu mà cãi nhau! Hắn đang nghĩ về một điều luật nàp đó có thể điều chỉnh hành vi của cả trâu bò lẫn nhà văn...

Triết lý vô ngôn của nhà Phật cho rằng trong sự im lặng đã có lời nói, đã có sự biện luận, sự biện luận của lặng im. Nếu thế thì hắn và hầu hết những người hành nghề chữ nghĩa ở xứ này đều là những phật tử sắp sửa thành chánh quả. Thế nhưng, khi những con bò im lặng, chúng có tư cách của một phật tử không?

Trời nắng cực, hắn ra sườn đồi hóng mát, bỏ luôn chương trình cãi nhau dang dở trên truyền hình về quyền im lặng. Đàn bò vẫn đủng đỉnh gặm cỏ, như không hề có thêm một điều luật văn minh sắp sửa ra đời...

Hắn cố gắng quan sát thật kỹ những con bò, theo đúng phương pháp thâm nhập cuộc sống của giới văn nghệ nước nhà khi đi thực tế sáng tác. Nghĩa là xem những con bò khi nhai cỏ có phát ra âm thanh nào như là tín hiệu giao tiếp của loài bò không. Hoàn toàn không! Lũ bò đứng dưới bóng cây tránh nắng, miệng đều đặn nhai, bằng một hàm răng đều đặn, sáng bóng. Hắn muốn so sánh hàm răng của những con bò với những hàm răng chắc chắn trắng tinh của các chính trị gia kỳ cựu, nhưng lại thôi, vì có lẽ đó là sự so sánh quá khập khiễng chăng!

Có một chi tiết khá thú vị: Mắt bò hơi ươn ướt! Điều này thì, các nhà thơ tiên phong nước nhà đã hơn một lần miêu tả! Ôi chao, những cặp mắt bò, mắt bò đực, mắt bò cái, khát vọng đực, khát vọng cái, nỗi niềm đực, nỗi niềm cái... rưng rưng hoang hoải tận cùng! Đến nỗi, có lúc, hắn đã từng nghĩ rằng, ai làm thơ mà chưa đề cập đến hình ảnh mắt bò hoặc mắt ngựa thì chắc chắn chưa phải là nhà thơ năng nổ!

Nhận xét tổng quát: Những con bò im lặng ấy rất béo, săn chắc, lông óng mượt. Có lẽ đây là cái giá để đổi lại sự im lặng mang màu sắc triết học của chúng. Chúng chỉ cần ăn no, không cần đọc bài vanh vách, bàn chuyện luật nọ luật kia và hát thuộc lòng bài quốc ca hùng tráng...

Bây giờ thì hắn đã bắt đầu mường tượng ra điểm tương đồng giữa các nhà văn im lặng và những con bò im lặng...

Cuối cùng, chúng sẽ vào lò mổ hết. Đó là điểm tương đồng giữa nhà văn với bò. Còn điểm khác biệt là nhà văn, dù suốt đời im lặng thì cũng sẽ mất chi phí mai táng, còn bò thì không cần. Vì thịt, xương, gân, đuôi, lòng, da, thậm chí sừng bò đều có thể trở thành những món ăn, món nhậu khoái khẩu, những đồ dùng được bán với giá cao.

Thành thử, sự im lặng của bò là sự im lặng tích luỹ giá trị vật chất, còn sự im lặng của nhà văn là sự đầu hàng số phận, lặng lẽ chấp nhận cái chết. Triết lý có vẻ cao siêu này, đương nhiên là trâu bò không thể hiểu được, còn các nhà văn có hiểu được không, chính hắn cũng không dám chắc!

Hắn là một con bò cộng thêm chi phí mai táng!

Người ta nuôi hắn để làm gì nhỉ?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thích: Hoang đường, hoang mang, hoang phí hay sao mà thách nhau như thách chọi gà thế này? Các bác "nhà" nhớn cả, không có việc chi làm hay sao mà nổ dữ zậy?

Tin Sốc-Phạm Ngọc Thái thách đấu Hội nhà văn đương đại


Bài viết đây xem như một món quà - Phạm Ngọc Thái "Nhà thơ của tự do" gửi biếu Đại hội IX - HNVVN - Về chân dung văn học nói chung và... tầm vóc chân dung nhà thơ của nền văn hiến Thăng Long, nói riêng. Cuộc thách đấu của Phạm Ngọc Thái lấy ý nghĩa và giá trị đối với cả nền thi ca của nước nhà... trường cửu tới mai sau.

Nội dung thách đấu gồm hai phần:
1. Phạm Ngọc Thái thách 50 nhà thơ đương đại của HNVVN 
2. Thách phản biện tập sách "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại", Nxb Văn hoá Thông tin 2014
Trước khi nói cụ thể về hai mục thách đấu trên - Xin bàn đến:

MỘT NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH THƠ HAY
Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thi ca, phải thông qua việc đánh giá số bài thơ hay, khá hay, hoặc sâu sắc có được trong tác phẩm thi ca đó. Nhưng muốn đánh giá được thế nào mới là một bài "thơ hay" thực sự của thi đàn trong nền văn học nước nhà? - Nguyên tắc trước hết phải nhận định bài thơ đó có khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm, sống lâu dài với nghìn năm văn hiến Thăng Long hay không? Nếu bài thơ hoặc tác phẩm thi ca mà không có khả năng sống trường cửu với đời, chỉ để làm văn nghệ cổ động phong trào nhất thời, hoặc phục vụ mục đích chính trị - Thì đó là loại thơ rồi sẽ ra... "rác". 

Cũng như muốn xác định tầm vóc chân dung một thi nhân, trước hết phải xác định thi phẩm của anh ta có khả năng tồn tại hay không? Bởi vì, thơ đã không thể tồn tại, dù có vì ý nghĩa gì?... trước sau cũng vứt đi. Đã là thơ vứt đi, thử hỏi lấy cớ gì để xác định chân dung nhà thơ đó trong nền văn hiến Thăng Long? cho nên một bài thơ, một tác phẩm thi ca dù thể loại nào, trường phái nào, cách tân đến mấy mà không có khả năng sống lâu dài với tháng năm, thì không thể coi thi phẩm ấy có một giá trị đích thực được. Tức là không thể đánh giá hay xếp hạng chân dung thi nhân đó, khi thơ của anh ta không có khả năng tồn tại.

MINH HOẠ ĐÔI NÉT VỀ HÀN MẶC TỬ:

Về thi pháp để tạo nên những bài thơ hay của Hàn Mặc Tử không giống như Xuân Diệu, Huy Cận và các nhà thơ khác trong phong trào "thơ mới" thời tiền chiến? Hầu hết đều theo khuynh hướng thơ lãng mạn thuần túy. Với Hàn Mặc Tử, nếu kể các bài thơ hay của ông như: Mùa xuân chín, Bẽn lẽn và Đây thôn Vỹ Dạ... là bài thơ điển hình, thi nhân đã sử dụng hài hoà thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp. Theo thuyết "tương ứng cảm quan" do Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu lúc đó chủ xướng. Nghĩa là: những hình ảnh, biểu tượng để tượng trưng đều dựa vào cảm thụ của các giác quan, hay từ trong tâm linh - gọi là cảm quan. Cho nên thỉnh thoảng vẫn xen những ngôn ngữ mơ hồ và... ảo. Như Chế Lan Viên đã viết: 
Anh phải đi từ bờ bên này sang bờ bên kia đấy
Bờ bên kia hư ảo - bờ thơ 

(trích Di cảo)

Tuy nhiên, trong thơ ca không phải bài thơ hay nào ngày một, ngày hai cũng đánh giá ngay được. Như bài "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử, thuộc trong ít bài thơ hay nhất thế kỷ XX, thế mà phải gần năm mươi năm sau kể từ khi nó ra đời, mới được thi đàn ngợi ca để trở thành bài thơ nổi tiếng. Thậm chí cả trong Thi Nhân Việt Nam của nhà nghiên cứu bình luận thi ca danh giá Hoài Thanh, khi trích đăng một số bài thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, ông lại chưa phát hiện ra được... nên để sót không đăng bài thơ tình hay nhất đó của thi nhân.

Theo tôi, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến với ba bài thơ hay nổi tiếng như đã nói trên. Nhưng với tuyển thơ trên trăm bài thi nhân đã để lại cho nền văn học nước nhà, nhất là những tập "Mật đắng - Máu cuồng và hồn điên" - Thiên tài Hàn Mặc Tử thăng hoa để sáng tác ra những vần thơ, trang thơ kiệt xuất. Hoài Thanh từng có nhận định trong Thi Nhân Việt Nam, rằng:

"Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra và rú lên những tiếng ghê người... Một tác phẩm như thế, ta không có thể nói hay hay dở; nó đã ra ngoài vòng nhân gian; nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn".

Lại nói về giai đoạn phong trào "thơ mới" thời tiền chiến - Đã được văn đàn nhận định như là thời kỳ phục hưng của thi ca Việt. Xuất hiện hàng loạt các nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính... cùng nhiều bậc thi nhân xuất sắc khác như Bích Khê, Yến Lan, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Nguyễn Nhược Pháp v.v... Những thi nhân ấy đã để lại cho nền văn hiến Thăng Long cả một kho tàng thi ca viết vào giai đoạn trước cách mạng, muôn màu và đầy hương sắc.

LỜI VỀ XUÂN DIỆU:

Tuyển tập thơ Xuân Diệu cũng tới vài ba trăm bài, gồm hai mảng thơ: Mảng thơ tình trước cách mạng, như tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió, khoảng trên dưới 70 bài. Tất cả còn lại là mảng thơ thi nhân đã sáng tác vào thời kỳ sau cách mạng. Nhưng sở dĩ Xuân Diệu được xác định là một thi nhân lớn, chủ yếu lại chính nhờ vào mấy chục bài thơ tình mà ông đã sáng tác từ trước cách mạng ấy. Chỉ với hai tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió... viết trước cách mạng đó thôi, đã có thể nói rằng: Chúng ta đã có một nhà thơ chiếm một vị trí đặc biệt trong thơ tình của Việt Nam. Như Thế Lữ trước kia đã từng nói về ông rằng: Chúng ta đã có một Xuân Diệu!

Mấy trăm bài thơ Xuân Diệu viết sau cách mạng, có bài thơ "biển" là đứng được với thời gian. Hầu hết thơ viết sau cách mạng của ông thuộc loại thơ của một thời. Có lẽ vào giây phút chót cuộc đời, Xuân Diệu cũng đã nhận ra điều đó, cho nên trong bài "Giã từ" cuối cùng ông đã viết để lại rằng:

Nếu để cho tôi được giã từ
Kính chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Xuống đến suối vàng vẫn ngất ngư.


Hai tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió ấy, là thơ tồn tại!

HUY CẬN:

Cũng như Xuân Diệu - Huy Cận được xác định vào hàng các nhà thơ lớn của nền văn học, chủ yếu nhờ tập "Lửa thiêng" mà thi nhân đã sáng tác trước cách mạng. Ông nổi tiếng với Tràng Giang, một bài thơ tuyệt hay!... và bài Ngậm ngùi được xem là mẫu mực của thể thơ lục bát. Mặc dù sau cách mạng Huy Cận cũng đã viết hàng trăm các bài thơ khác... cũng chỉ là thơ của một thời. Bài thơ đáng nói nhất của Huy Cận viết vào giai đoạn sau cách mạng, là bài "các vị La hán chùa Tây Phương". Bài thơ khá dài, 15 đoạn 60 câu. Nó nói về kiếp khổ hạnh thời xưa cũ, thông qua gương mặt các vị La Hán ấy. Hình tượng thơ sinh động, sâu sắc và tương đối khúc triết. Giọng thơ nhuần nhụy, dễ nghe. Có sức thuyết phục bởi ý tưởng thơ thấm đẫm được nỗi đau đời. Cái đoạn kiếp luân hồi chốn trần gian. Bài thơ có khả năng đứng được với thời gian. Chỉ tiếc là... tuy thơ nói về nỗi khổ hạnh nơi trần thế, nhưng đến cuối bài, tác giả có phần nắn theo khuynh hướng chính trị. Nó mang tính khẩu hiệu: cái mới tất cả là "hảo hảo", tốt tốt hết? Chủ nghĩa nhân văn của tình thơ vì thế giảm đi phần nào. Sự sung mãn của bài thơ cũng yếu đi. Như hai đoạn thơ kết này chẳng hạn:

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây tươi lại dặm đường xuân.


Theo tôi, giá như thi nhân không dùng hai đoạn kết ấy, bài thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương vẫn đủ sự viên mãn mà lại còn hay hơn.

Tóm lại, Thơ viết trước cách mạng của Huy Cận với tập Lửa thiêng thuộc loại thơ tồn tại!

Nếu tôi có dẫn giải thêm về Chế Lan Viên và Nguyễn Bính thì cũng tương tự như vậy.

CHẾ LAN VIÊN:

Nói tới Chế Lan Viên người ta nghĩ ngay đến Điêu tàn, thơ viết trước cách mạng. Là tập thơ đầu tay được sáng tác khi thi nhân mới chỉ ở vào tuổi thiếu niên. Hoài Thanh đã từng nhận xét trong Thi Nhân Việt Nam:

"Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị... Nó dựng lên một thế giới... cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy, ai có ngờ ở trong tâm trí một cậu bé mười lăm mười sáu tuổi. Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật".

Đồng thời - tầm vóc Chế Lan Viên cao lên còn nhờ vào cả một khối Di cảo thơ đồ sộ tới năm sáu trăm bài viết tự do. không theo một yêu cầu nào về mặt chính trị, cũng không để cổ động cho một phong trào văn hoá, văn nghệ nào. Nghĩa là, những bài trong Di cảo đó thi nhân sáng tác theo nhu cầu cảm xúc tự thân. Không ít bài còn ở dạng dang dở trong bản thảo, được xuất bản sau khi thi nhân đã qua đời.

Như đã nói, thơ Chế Lan Viên là loại thơ triết lý. Những trang Di cảo thơ đó Người hoàn toàn sáng tác tự do, tự do tung phá... sâu sắc tính nhân văn. Thậm chí kể cả những bài mang tính phản biện về mặt chính trị cũng rất quí. Nhiều bài đặc sắc. Nhờ có khối Di cảo thơ đồ sộ này, tầm vóc chân dung thi nhân lớn của Chế Lan Viên cao lên nhiều.

Như thế có thể nói: Trong tuyển thơ Chế Lan Viên có hai mảng viết hoàn toàn tự do - Hai mảng tự do đó đã được thăng hoa, phát tiết... tạo nên một tầm vóc thi nhân lớn, sừng sững - Chính là Điêu tàn và Di cảo thơ! Hai loại tác phẩm thi ca ấy sẽ còn sống mãi với non sông và nền văn học nước nhà. Đó là "thơ tồn tại"!

Tuy nhiên, riêng về Chế Lan Viên - Vì thơ có tính triết lý cao, nên trong mảng thơ sáng tác sau cách mạng, với những áng thi ca thấm đẫm màu sắc triết học, nhất là những bài về chủ đề Tổ quốc - Nhân dân... vẫn được đời ngưỡng mộ.

NGUYỄN BÍNH:
Nói đến Nguyễn Bính người ta nhớ nhiều những bài thơ trong tập: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942)... với các bài như: Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Cô hái mơ, cô lái đò, Viếng hồn trinh nữ, Chân quê, Những bóng người trên sân ga, v.v... Và một số bài thơ lẻ, thi nhân đã viết trước cách mạng - Thí dụ bài Một trời quan tái:
Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa
Lá rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà.

........

Chiều nay thương nhớ nhất chiều nay
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy
Tôi uống cả em và uống cả
Một trời quan tái, mấy cho say!

Hay là Đường rừng chiều:

... Chim nào kêu mỏi ngàn cây
Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe
Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai...


Những bài thơ ấy, những trang thơ ấy đời sẽ còn nhớ mãi. Thơ sau cách mạng Nguyễn Bính viết cũng nhiều, nhưng người ta cũng đã quên nhiều.

BÍCH KHÊ:

Tuy chưa phải là nhà thơ lớn nhưng Bích Khê đã thuộc vào bậc tài danh thời tiền chiến. Cùng với tập "Tinh hoa" - "Tinh huyết" của thi nhân được nhiều người biết đến. Hoài Thanh đã từng khen trong Thi Nhân Việt Nam:
"Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông".

Đặc biệt với bài “Tranh lõa thể” nổi tiếng, Hàn Mặc Tử ca ngợi hết lời: "Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo. Nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu... ".

Cũng giống Hàn Mặc Tử, thơ Bích Khê đậm màu sắc của dòng thơ tượng trưng Pháp như Baudelaire, Verlaine. Thi ca của ông huyền ảo đến mức mà chính Hoài Thanh đã nói: "Thơ Bích Khê mới đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc". Người các thời gọi ông là "Thi sĩ của thần linh".

Mỗi khi nhắc về thời tiền chiến, các nhà lý luận phê bình văn học vẫn tìm tòi, nghiên cứu thế giới tâm linh cũng như ngôn ngữ nghệ thuật thơ ông.

SƠ QUA VỀ CÁC NHÀ THƠ HNVVN ĐƯƠNG ĐẠI
Tôi từng nói với nhà viết "Chân dung và đối thoại" Trần đăng Khoa rằng: “Các nhà thơ đương đại của HNVVN có chân dung thấp nhất trong lịch sử thơ ca!”

Nếu thời tiền chiến được coi là giai đoạn phục hưng của thơ ca Việt Nam, đã ra đời hàng loạt các nhà thơ lớn và nhiều bậc thi nhân tài danh, như đã nói - Thì, chân dung các nhà thơ đương đại của HNVVN ngày nay, có lẽ thuộc vào loại thấp kém nhất so với các thời kỳ của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long?


Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây không có được một nhà thơ lớn nào, đã đành. Cả một Hội nhà văn Việt Nam đương đại có đến mấy trăm nhà thơ, mà nhìn đi nhìn lại vẫn không thấy một chân dung nào khả dĩ, có thể chọn được một tập thơ lưu lại cho đời? Phần lớn thơ của họ, như người ta thường nói là "thơ mậu dịch quốc doanh". Thơ làm phong trào, hay phục vụ chủ trương chính sách, rồi thì... sẽ ra "rác". Thảng cũng có được nhà thơ có một đôi bài kha khá - chứ thơ hay thực sự của thi đàn như các thi nhân mà tôi đã dẫn giải trên, thì... không có. Hầu như chân dung các nhà thơ có tên tuổi của đương đại, kể cả ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh, chủ yếu do được thổi lên, sơn son thếp vàng.

Phần này tôi sẽ dẫn giải chi tiết sau - Giờ xin trở lại với hai nội dung thách đấu đã nói trên.

I- PHẠM NGỌC THÁI THÁCH 50 NHÀ THƠ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA HNVVN

Tùy ý do Hữu Thỉnh Chủ tịch Hôị nhà văn tuyển lựa. Mỗi người chọn lấy một bài thơ hay nhất của mình.
Thí dụ - Hữu Thỉnh có thể chọn “Thơ viết ở biển”, ” Sang thu”, hay “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”...
(Mở ngoặc nói thêm về các trường ca của Hữu Thỉnh, như "Đường tới thành phố" hay "Trường ca biển"... viết còn dông dài, dặm lời nghĩa ít, tầm vóc làng nhàng. Viết để phô trong phong trào thơ ca văn nghệ, chính trị. Các loại trường ca này không thể tồn tại được với thời gian. Không lưu được vào nền văn học nước nhà. Cho nên với ý nghĩa của văn hiến Thăng Long, nó không có giá trị).

- Vũ Quần Phương có thể chọn bài "Đợi" hay nhất của ông ta - Bằng Việt, Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN đương thời, chọn với “Bếp lửa” hoặc “Nghĩ lại về Pautôpxky”... là bài thơ tình hay nhất của Bằng Việt - Thanh Nhàn thì chọn “Hương thầm” v.v...

Nghĩa là, 50 nhà thơ với 50 bài thơ hay nhất, cao nhất của HNVVN đương đại - Một mình Phạm Ngọc Thái, tôi cũng sẽ chọn đủ 50 bài thơ hay nhất của tôi đã xuất bản.
Tất cả tổng cộng 100 bài.

a/. BAN GIÁM KHẢO ĐỂ BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ:

Tôi giành cho Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội nhà văn tuỳ chọn ban giám khảo, phán xét đối với cuộc thách đấu này. Thí dụ: Vũ Quần Phương, được Hội nhà văn coi là nhà bình thơ số 1 ở đương thời; hay nhà viết Chân dung và đối thoại Trần đăng Khoa... muốn chọn ai cũng được - Một mình Phạm Ngọc Thái chơi tay vo, không cần ai giúp.

Với những người viết bài phân tích, bình luận, thẩm định thơ hoặc phản biện tác phẩm - phải ghi rõ "chính danh". Chủ tịch Hữu Thỉnh cũng phải chịu trách nhiệm về cái danh đó. Không được bịa ra một cái tên tào lao, rồi phân tích lý luận vớ vẩn, xiên xẹo, thậm chí là nhận thức thi ca còn dốt nát mà vẫn bình láo... cũng chẳng ai biết là "ai"?

b/. ĐĂNG THƠ:

100 bài thơ đó (Phạm Ngọc Thái 50 bài - 50 nhà thơ của Hội nhà văn 50 bài), có thể đăng trên Tuần báo Văn nghệ hiện do nhà văn Khuất Quang Thụy làm tổng biên tập. Tạp chí thơ, Tạp chí Văn, hay trên vanvn.net của Hội. Còn bài viết của các tác giả đánh giá hay phản biện... có thể đăng trên mọi phương tiện truyền thông. Từ báo chí đến các trang mạng Việt trong nước và hải ngoại khắp toàn cầu.

c/. ĐẶT GIẢI THÁCH ĐẤU:

- Nếu 50 bài thơ của 50 nhà thơ HNVVN thắng được 50 bài thơ của Phạm Ngọc Thái - Nghĩa là tầm vóc, chân dung thơ của Hội nhà văn cao hơn thơ tôi:
Phạm Ngọc Thái sẽ mất cho HNVVN hai mươi triệu đồng (20.000.000đ)
- Nhưng nếu thơ của 50 nhà thơ Hội nhà văn lại thấp kém hơn thơ Phạm Ngọc Thái, thì: Hữu Thỉnh với cương vị Chủ tịch Hội sẽ phải chi cho tôi năm mươi triệu đồng (50.000.000đ) - Vì một mình Phạm Ngọc Thái chấp cả 50 nhà thơ của Hội nhà văn cơ mà.

* Tôi xin lưu ý những người trong ban giám khảo là phải bình cụ thể vào bài thơ hay, chỉ ra số bài thơ hay, thơ sâu sắc... có trong tập, trong các tác phẩm của tác giả. Không được lý thuyết suông, triết lý kiểu sách vở tràn lan, vô tội vạ... mà đánh giá chẳng ra cái trò gì ??? Giá trị của một bài thơ thực sự hay lưu lại được cho nền văn hiến Thăng Long là vô giá trong cuộc đời của một nhà thơ. Huống hồ cả một tập thơ hay và... một đời thơ lớn. Không biết thì dựa cột mà nghe, còn muốn bình thì phải bình cho xác đáng - Bài nào hay? Hay như thế nầo? Vì sao bài thơ đó có khả năng tồn tại trường cửu?... Vị nào không biết bình mà vẫn cố tình - khi đó tôi có quyền phản biện, chỉ ra sự sai sót, yếu kém. Bài viết chẳng những không có giá trị, hoặc cố tình bình bậy - Không phải chỉ người viết, cả ông Chủ tịch Hữu Thỉnh cũng phải chịu trách nhiệm.

Tôi từng viết bài luận bàn về chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, nhiều lần đem thơ dở, bình thường, để lấy đủ các thứ giải thưởng quốc gia, quốc tế. Nay xin tóm lược lại cho ngắn gọn, làm dẫn chứng về việc bình phẩm thơ ca như đã nói trên - Tít đề như sau:

"THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN" MỘT TẬP THƠ DỞ. NHIỀU BÀI VIẾT HỎNG.

Ông Chủ tịch Hội nhà văn đem ra để lấy giải thưởng lớn

Hữu Thỉnh làm nhiều bài thơ còn ẩu. Tư duy bừa rồi tìm những từ hay, hình ảnh hoa hoét... ghép lại. Có bài mới đọc lên cứ tưởng?... Cũng thấy là lạ, nhưng gấp sách lại nghĩ, nghĩa thơ chỉ màng màng như một lớp sương khói, hoặc một ý tưởng không rõ ràng. Tôi có thể nêu các kiểu làm thơ tạp-pí-lù ra đây, đến vài chục bài trong tập thơ trên năm mươi bài của ông. 

Thí dụ bài "Bóng mát":

Tôi như cây biết giấu lá vào đâu
Giữa gió bụi cõi người
Nếu giấu lá thì còn đâu bóng mát
Bóng mát mà không che nổi chính tôi.

Mới đọc thì có vẻ nỗi đời, nỗi người, nỗi trần ai đây? nhưng ngẫm kỹ thì bài thơ rất lung bung. "gió bụi cõi người" nghe cũng đoạn trường đấy chứ? nhưng gắn với hình ảnh "lá" ở câu trên - "lá" kia biểu tượng cho cái gì của anh ta? Cũng chẳng rõ. Nếu nó đã làm thành bóng mát thì tại sao lại phải dấu? Ta lại xem câu kết:

Bóng mát mà không che nổi chính tôi

Tại sao có bóng mát rồi mà lại không che nổi chính anh ta? - Thế là, tất cả vẫn mới chỉ là một mớ ý nghĩ còn mơ hồ, lộn xộn, thậm chí hình ảnh đá nhau, chưa định hình để lập được thành tứ và nghĩa. Hữu Thỉnh vơ hết vào làm thành một bài cho xuất bản. Chẳng cần biết để nó diễn đạt cái gì? Bài thơ trở thành vô... nghĩa. 


Thơ Hữu Thỉnh nhiều bài bất cần tính lô-gich trong tư duy triết lý, dù chỉ là một bài thơ ngắn vài câu. Thí dụ một bài thơ khác:

Đôi luống thời gian/ Ai ải mùi đời/
Hì hục câu thơ/ Gieo chỗ không người/
Tấm chăn ngôn từ/ Dầy sao không ấm/
Thi nhân dậy chưa/ Gà đang chuyển sớm. 

( Mồ hôi đón ngõ )

Đọc lên cũng đã thấy cái thời gian ai ải mùi đời kia... chắc là thời gian như cuộc đời thum thủm toàn phân tro chăng? Mấy từ "ai ải mùi..." mà tác giả sử dụng cốt chỉ để thơ cho có vẻ hình tượng "kêu" đấy thôi. Nhưng đó là cách sử dụng bất kể ý nghĩa. Sau đó tự nhiên chuyển sang ý thi nhân làm thơ gieo vào chỗ không người... rồi đến gà qué báo sáng, thế là hết thơ! Cũng chẳng biết "cái thời gian ai ải mùi đời" kia với người thi nhân làm thơ nó có quan hệ với nhau thế nào? Nó được đưa vào trong bài thơ để nói lên ý nghĩa gì? cũng đã được thêm một bài. Hữu Thỉnh làm thơ rất nhiều bài đại loại nham nhúa như thế!

Cũng có khi chỉ do một ý tưởng nào đó chợt vụt đến, thoáng qua mà tác giả vội ghi lại. Đáng lý nó mới chỉ là tư liệu trong một bản nháp. Nhưng Hữu Thỉnh đã sử dụng ngón nghề của một tay thơ chuyên nghiệp, thêm dăm ba chữ mắm muối vào đó hoặc tìm đại vài hình ảnh cho có vẻ kêu kêu. Bất cần hình ảnh đó ý nghĩa có hợp với bài thơ không, xào xáo nó lên... lại được thêm một bài thơ nữa. Gộp nó lại thành tập lấy giải thưởng văn chương.

Ví dụ bài "Những người đi lại phía tôi":

Những người đi lại phía tôi
Bao nhiêu bóng mát một lời lá bay
Mặc ai xô dạt mỗi ngày
Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm.

Hình ảnh thì cũng có vẻ hoa mỹ, nỗi mình, nỗi đời. Nhưng bài thơ nói gì nhỉ? Nếu kết lại thì hình như là... vô nghĩa. Nó "vô nghĩa" bởi vì nó tư duy theo kiểu vơ váo và lắp ghép nhằng. Tôi xin phân tích hình ảnh "bao nhiêu bóng mát" kia là gì? Có phải bao nhiêu người đang đi lại phía nhà thơ đã đem cho ông ta bóng mát chăng? Nếu thế thì cũng có tính nhân văn đấy chứ? nhưng liền ngay sau đó lại là hình ảnh:

... một lời lá bay

Chả lẽ để đáp lại "những bóng mát" mà người đời đã đem lại cho ông, tức là những danh lợi mà ông đã được hưởng, ông chỉ đáp lại cho họ, cho cộng đồng "một lời lá bay" ư? Nghĩa là, tao cũng chả cần phải trả cho chúng mày nhiều. Một đôi lời ve vuốt suông hay chút bổng lộc gì đó cỏn con thôi, sau đó ông thoảng qua như... lá bay! Và ông cứ ung dung hưởng "những bóng mát" mà người đời mang lại cho ông. Bởi vì ngay câu thơ thứ ba viết:

Mặc ai xô dạt mỗi ngày...

Thể theo sự liên kết trong tư duy bài thơ: Ông cứ mặc cho cuộc sống những kẻ đã mang lại bóng mát cho ông bị xô dạt, chìm nổi. Ông mặc xác tất cả. Rồi bài thơ kết:

Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm

Hình ảnh "múc đau lòng giếng" có vẻ ghê, nhưng để nói cái gì? Ta giả sử nếu cái giếng kia biểu thị cho đời. Ông cứ việc múc đau lòng đời. Tức là ông cứ việc vơ vét, hưởng thụ những lợi lộc của đời mang lại... cho đến cuối đời ông. Bởi vì hình ảnh "sao hôm" sẽ biểu thị cái nửa đời chiều của ông mà: "vẫn đầy sao hôm" là vậy.
Còn nếu ta giả sử, hình ảnh "cái giếng" kia để chỉ bản thân nhà thơ! Ông múc đau ông. Nghĩa là ông sẵn sàng hy sinh bản thân cho hạnh phúc của mọi người - Thì sao câu thơ trên ông lại viết: "Mặc ai xô dạt mỗi ngày"??? Thế là bài thơ trở thành khập khiễng, ý thơ phi lý. Hình ảnh như những cánh hoa giấy đẹp nhưng lung tung. Bài thơ này cũng chỉ là một bài... thơ rác.


Có lẽ không phải là Hữu Thỉnh không biết cái hạn chế trong sáng tác thơ của mình?... và cũng không phải là không biết sự thấp kém của tập thơ "Thương lượng với thời gian"? Cho nên cũng đã có lúc ông tự thú.Ta hãy đọc bài "Người làm mùa" thì rõ:

Những gié vàng lại tụ hội vàng tươi
Mùa hoàn hảo? Thiên nhiên bầy kiệt tác
Sao với ta vẫn chỉ vài nét phác
Tẩy xoá hoài người vẽ mãi chưa xong?


Ý muốn liên hệ với "mùa thi ca" của ông ta đây! Đã biết thơ mình mới chỉ là những nét phác, nhạt nhẽo, nông cạn. Còn với mình thì "tẩy xoá" mãi vẫn không viết nổi một bài thơ hay - Thế mà vì lòng tham, ông Chủ tịch đã 05 lần lấy giải thưởng quốc gia. Lần này vẫn mang ra lấy tiếp cái giải thưởng Hồ Chí Minh kèm với mấy trăm triệu đồng cơ đấy!

Tôi lại ví dụ thêm bài nữa. Bài "Vô thanh":

Tôi ngồi nhặt sỏi đếm buồn
Gió đi tìm khói chon von mấy đồi
Mây kia ham sự nhất thời
Bao nhiêu oan nghiệt mắt người ngước lên.

Thực ra bài thơ mới chỉ là mấy sự lắp ghép ý chợt đến ở dạng bản thảo. Tư duy nửa chừng chưa ra đâu vào đâu, nên chưa nói được cái gì? Đây cũng đích thị là một bài thơ để... loè đời! Cái ngón nghề mà Hữu Thỉnh tìm ra trong quá trình sáng tác thơ của mình chính là thủ thuật rất xảo ấy. Đã thành sở trường trong quá trình làm thơ của ông. 

Đấy là tôi mới ví dụ một số bài thơ ngắn cho dễ đọc. Để bạn đọc khỏi nhàm chán, chỉ xin ví dụ thêm một bài thơ dài hơn, nhưng cũng viết ẩu làm nhàm như thế. Đó là bài "Lời mẹ" - Nói về mẹ thường là những bài thơ rất máu thịt, da diết. Nhưng “Lời mẹ” của Hữu Thỉnh, phải nói thơ viết hồ đồ đến mức độ... hơi nhăng nhít. Bài thơ chia làm ba khúc. Mỗi khúc 8 câu. Tổng cộng toàn bài 24 câu.

Khúc I- Khúc đầu tiên này thì nó còn kể lể có chuyện một tý. Tuy cũng chỉ viết nôm na tung hứng bừa đi thôi, chẳng có gì gọi là chắt lọc hay nghệ thuật tinh tuý. Nhưng thôi, ta chấp nhận như thế, tạm gọi là cũng được:

Mẹ đã sinh ra tôi/ Đặt tên cho tôi nữa/
Một cái tên nõn nà/ Hồn nhiên như sói nhỏ/
Cái cối và cái chày/ Con mèo và con cún/
Yêu mấy vẫn chưa vừa/ Thoắt trở thành người lớn.


Mấy câu sau là tác giả đã nhặt nhạnh bừa đi rồi đấy, ghép lại thành một khúc. Chưa thể gọi là ăn nhập với nghĩa trong cả bài. Ta cứ đọc tiếp sẽ thấy. Đến khúc thứ hai, thứ ba mới thật là thứ thơ... hô khẩu hiệu. Mà đây là khẩu hiệu rất sáo rỗng, nhạt nhẽo. Nhưng tác giả không phải chỉ hô khẩu hiệu một lần đâu? Hai khúc thơ, mỗi khúc 8 câu, chỉ có hai câu đầu là khác, còn sáu câu sau lặp lại y hệt nhau. Ý tứ vơ váo. Chợt nghĩ được cái gì là đưa luôn vào. Cứ như là viết đại cho xong. Đọc chối không chịu nổi. Để bạn đọc thấy rõ xin chép lại cả hai khúc sau ra đây:

Khúc II - 
Tôi bước ra ngoài ngõ/ Gió thổi. Nước triều lên.../
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!


Khúc III- 
Tôi lại bước dưới trời/ Không tiếc mòn tuổi trẻ/...
(6 câu sau giống hệt ở khúc hai)
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!


Xin phân tích một chút ở câu thơ cuối khúc - Sao lại kết "Xong rồi chơi với cây"? Nếu là những người chán sự thế, chán chốn quan trường đi ở ẩn như Nguyễn Khuyến chẳng hạn? hay như thi sĩ Tản Đà chán chốn hồng trần tìm đường lên núi "tu tiên" đã đành?... Đằng này Hữu Thỉnh còm ham danh lợi thế cơ mà? Đọc thơ ta có thể hiểu:

- Mẹ từng dặn anh ta rằng: con người nó hay lừa lọc, gian xảo lắm. Tốt thì ít mà xấu thì nhiều. Đừng nên "chơi" với con người mà chỉ nên chơi... với cây thôi!

Nhưng mẹ lại cũng dặn anh ta: 

- Phải làm một con người cao thượng. Con người tuy xấu thế đấy, nhưng lúc họ gặp nạn... thì phải đến cứu vớt họ (như ở câu thơ trên đó đã viết "Đến với ai gặp nạn") - Xong rồi lại về..."chơi với cây"!

Đây là một bài thơ viết cẩu thả. Cái đoạn lặp đi lặp lại dài đến 6 câu, nào có hay gì? có nghệ thuật thi ca gì cho cam? chỉ là cách nói đạo lý sáo rỗng.

Câu thơ: Đi hoài không gặp tiên/ - Hình ảnh ấy chắc Hữu Thỉnh chợt nhớ về chuyện cổ tích: Có cô bé hoặc cậu bé nghèo khổ đã mơ thấy ông tiên hay bà tiên hiện về. Thế là bê luôn vào thơ. Mà lại là bài thơ nói về nỗi đời, đoạn trường người lớn hẳn hoi. Một bài viết về mẹ thuộc dạng nhàm chán nhất, nhì... đối với một nhà thơ chuyên nghiệp mà tôi từng được đọc.

Thế đấy! Thơ ông Chủ tịch đã lãnh đạo Hội nhà văn đến ba khoá của chúng ta hôm nay là thế đấy?

Nói dài, bình thêm làm gì nữa cho bạn đọc càng nhàm chán. Quá đủ để nhìn nhận về tập thơ "Thương lượng với thời gian" còn rất thấp.
- Không phải là không có lý - Trong lần ông được giải quốc gia đầu tiên với tập trường ca "Đường vào thành phố", đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán ngay trên báo Văn nghệ là dở vô cùng. Là không biết làm thơ. Là tào lao chi khươn...
- Cũng không phải là không có lý - Trong lần thứ hai ông ăn giải Hội nhà văn với tập thơ "Thư mùa đông", đã bị nhà văn Tô Hoài viết bài chê bai rằng: “Thơ Hữu Thỉnh chỉ là một gánh chè chai đồng nát”.

MẤY BÀI THƠ CHƯA HAY CỦA ÔNG CHỦ TỊCH ĐƯỢC HỘI NHÀ VĂN THỔI PHỒNG THÀNH THƠ HAY

Có người sẽ bảo: Cứ cho rằng cả đời thơ Hữu Thỉnh quá nhiều là những thơ tạp, câu cú lắp ghép nhiều khi còn bừa. Nhưng ông ta cũng có mấy bài thơ được gọi là hay đấy chứ? như các bài "Thơ viết ở biển" hoặc "Sang thu" chẳng hạn.
Xin thưa: Hữu Thỉnh không có một bài thơ nào thực sự là thơ hay của thi đàn.
Rất nhiều các bài thơ Hữu Thỉnh đều không hoàn tứ, hoàn nghĩa. Không đứng được với thời gian. Song cũng có đôi bài thơ được đánh giá là khá. Đó chính là hai bài thơ vừa nói trên. Nhưng kể cả hai bài thơ đó, vẫn không có bài thơ nào đủ sự viên mãn, hoàn bích để đậu thành thơ hay - Chưa muốn nói rằng: thực ra bài "Thơ viết ở biển" mà nhiều người khen là bài thơ hay nhất của Hữu Thỉnh, lại chính là bài thơ viết... hỏng. Nếu đem phân tích nó sẽ lộ ra những yếu điểm rất non yếu của một quá trình tư duy sáng tác.

1/. "THƠ VIẾT Ở BIỂN" -
Bài thơ chứa rất nhiều khuyết tật? Trước hết nói về hình ảnh hai câu thơ hay nhất bài:

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

Người ta nói "nước chảy đá mòn" chứ không ai nói "gió thổi núi mòn"? Hình ảnh thơ dùng không đúng nghĩa nên tính lô-gích của ý thơ bị kém đi.

Còn đối với câu thơ dưới: ví "em" là "chiều" đã nhuộm tím cả anh? Nghe chừng hình tượng ví von này còn gượng gạo. Tại sao em lại là "chiều"? "chiều" - không có ý nghĩa gì đối với người phụ nữ. Sự liên kết hình ảnh thơ với đời sống chưa chính xác, cũng không ổn. Mặc dù hai câu đó đọc lên người ta vẫn hiểu... nhưng về phương diện sáng tác thi ca, nhất là đối với một nhà thơ chuyên nghiệp, sử dụng hình tượng như thế là... dùng bừa.

Mấy hình ảnh thơ đầu thì hay:

Anh xa em / Trăng cũng lẻ / Mặt trời cũng lẻ 

Nhưng đến hai câu sau:

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Nếu chỉ thuần tuý tả về biển để nói về nỗi cô đơn, thì hai câu thơ này khá. Bởi vì, biển mênh mông như thế mà chỉ thiếu một cánh buồm bé nhỏ đã trở nên quạnh vắng, hiu hắt. Nhưng "biển" và "cánh buồm" trong bài thơ Hữu Thỉnh còn để làm biểu tượng về người con trai và người con gái. Trong văn học người ta thường ví: "em là biển cả mênh mông", "tình em biển cả", hay "trên biển cả tình em... anh như cánh buồm gặp gió bay ra xa khơi" v. v... Ít khi người ta dùng hình ảnh biển để biểu tượng cho người con trai như trong bài thơ Hữu Thỉnh? Mà khi hình ảnh "biển dài rộng" đã là "anh" - thì hiển nhiên "cánh buồm" phải là em!

Nghĩa là, Hữu Thỉnh ví: "anh như biển cả - còn em như... cánh buồm ???” Sự ví von lộn ngược thơ như thế hơi buồn cười, khập khiễng.
Giờ ta suy xét về đoạn thơ kết:

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh / Nghiêng ngả / Vì em...

Cảm xúc viết thơ đến đây của Hữu Thỉnh bị bí, thơ hơi quẩn. Vì là một bài thơ viết ở biển, nên tác giả mới lấy hình tượng "sóng" để gắn vào đó một cái nỗi tình? nhưng hình ảnh:

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến...

Như phân tích ở đoạn trên - "biển", tác giả đã sử dụng làm biểu tượng về người con trai, mà sóng cũng chính là biển - tức là "anh" rồi! Thành ra nghĩa ở câu này sẽ là:

Anh đã làm anh nghiêng ngả vì em???...

Hữu Thỉnh hay mắc một thứ bệnh tư duy trong thơ nhiều khi suy xét không kỹ, sử dụng tùy tiện, thấy nó cứ có vẻ đẹp là dùng. Hơn nữa hình tượng "... đã làm anh nghiêng ngả vì em" - Nỗi thơ chưa được đẩy tới tột cùng, cho nên không viên mãn. Bài thơ kết bị đuối.
Tóm lại: về phương diện tư duy nghệ thuật thi ca - "Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh là bài thơ viết... hỏng.

2/. ĐÔI NÉT VỀ "SANG THU" -

"Sang thu" cũng là một trong đôi bài thơ được đánh giá là xuất sắc nhất của Hữu Thỉnh. Tác giả tả về cảnh một buổi vào thu ở làng quê, hình như đó là vào lúc trời gần tối sau một cơn mưa, mặc dù:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Nhưng:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở dạng một bài thơ miêu tả thuần tuý cảnh vật thiên nhiên, dù sự tả đó khéo và có hương sắc. Nào là: 

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se 

Rồi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Cả đến khi kết, bài thơ vẫn chỉ lẩn quẩn ở những câu tả cảnh đó:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

Tức là tác giả mới cam cảm về một khung cảnh thiên nhiên, rồi lấy những sự vật xung quanh mà vẽ nó ra. Tuy sự tả có gợi... nhưng cảm xúc thơ vẫn còn nông ở bên ngoài, chưa có tư duy trong. Chẳng qua nó được lấy vào sách giáo khoa cho trẻ con học, rồi thi cử... học sinh phải tán cho hay lên - Rất có hại cho việc nhận thức thơ ca bị lệch lạc của học trò.

Trong nền văn hiến của nghìn năm Thăng Long, xưa nay chưa từng có bài thơ nào chỉ tả cảnh suông, nỗi đời và tình người chứa trong cảnh không có hoặc nhạt nhẽo... mà lại được gọi là thơ hay? Xin ví dụ vài bài thơ tả cảnh đặc sắc của các thi nhân xưa:

* "MÙA XUÂN CHÍN" CỦA HÀN MẶC TỬ - Cũng chỉ là tả cảnh mùa xuân, nhưng nỗi lòng cô quạnh về tình duyên... vì bệnh tật mà thi nhân không được hưởng. Đứng trước cảnh đời chứa chan hạnh phúc của bao thôn nữ... quấn quít với nỗi nhớ làng quê da diết trong hồi ức của Người:

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Nỗi tình trong cảnh thơ chứa chất... đã đẩy nghĩa thơ đi đến sự viên mãn tột cùng, mới tạo thành một áng thi ca hoàn bích để lại cho thế gian.

* "THU ĐIẾU" CỦA NGUYỄN KHUYẾN - Viết về một đêm thu ngồi thuyền câu cá. Cảnh tình hiu hắt với lòng người ẩn sĩ cô liêu, khi ông chán nơi quan trường trở về nương náu chốn thôn hương. Ta thấy hình ảnh thơ ôm bọc đời sống bên trong rung động. Nhất là trong hai câu kết:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo...

Một tâm trạng khắc khoải, chênh vênh trong đêm thu. Thơ như có thần. Sâu sắc vậy nên Thu điếu mới trở thành bài thơ hay.

* "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN - Tức là một bài thơ tả cảnh Đèo Ngang, nhưng chứa đầy nỗi lòng của người nữ sỹ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Cũng là mượn cảnh vật để mô tả... nhưng đã trở thành biểu tượng về nỗi nước, tình nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Cuối cùng tác giả lại trở về với cõi lòng da diết giữa chốn đèo Ngang hoang vu, hạ một câu kết tuyệt bút:

Một mảnh tình riêng ta với ta

Ý tình trong thơ đã bộc lộ tâm can, cõi lòng sâu xa nhất của người đi xa. Giọng điệu, hình ảnh thơ sống động, điển hình đến mức hoàn bích. Cho nên nó mới sống mãi với nền văn học nước nhà.

Trở lại với bài thơ Hữu Thỉnh: Đọc “Sang thu” muốn cảm nhận ra một nỗi đời, hoặc một ý tình trắc ẩn nào đó... dù của nhà thơ hay nhân tình thế thái, là không có? Bài thơ không đủ sự viên mãn cần thiết để được coi là một bài thơ hay?

3/. "NĂM ANH EM TRÊN MỘT CHIẾC XE TĂNG"

- Một bài thơ viết theo kiểu hùng tráng của một thời. Giọng điệu từa tựa như đồng ca, hò vè. Nghệ thuật ngôn ngữ thi ca bình thường. Qua thời gian thì nó cũng sẽ nằm yên trong đống bụi phủ mà thôi.
Tôi không muốn nhắc lại bài thơ "Hỏi" ở đây - Những năm qua Hữu Thỉnh bị văn đàn đàm tiếu rất nhiều, tố cáo đã đạo bài thơ Hỏi đó từ bản dịch bài "Thượng đế tạo ra mặt trời" của nữ văn sĩ người Đức Christa Reinig?

Kết luận: Mai sau hầu hết thơ Hữu Thỉnh, kể cả những tập thơ được giải thưởng quốc gia hay quốc tế... sẽ theo Hữu Thỉnh xuống mồ. May ra có vài ba tình thơ đứng lại được trong những năm tháng nào đó, nhưng cũng nhạt nhòa. Nếu đã không có nổi một tập thơ tồn tại đối với nền văn học, thì khi ấy không biết nên xếp chân dung ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh thuộc loại nhà thơ nào?

II- THÁCH PHẢN BIỆN LẠI TẬP SÁCH "PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI" 


Trong tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" dày 372 trang sách, gồm hai phần:

a/. PHẦN 1: Thơ - Với tên đề "Bầu trời thơ tình hay và lạ". Cả thảy có 120 bài thuộc những bài thơ tình hay, khá hay hoặc đặc sắc nhất, được chọn ra từ trong các tập thơ đã xuất bản của đời tác giả.

b/. PHẦN 2: Bình luận "Thế giới thi ca Phạm Ngọc Thái" với những bài viết của nhiều tác giả là các văn nghệ sĩ, nhà giáo, hay những độc giả hâm mộ. Phần này hơn 200 trang, gồm 35 bài... vừa là các bài bình thơ hay, khá hay, hoặc sâu sắc điển hình - Cùng với tiểu luận chân dung. Như bài "Phạm Ngọc Thái một nhà thơ tình lớn của dân tộc", do nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc viết. Bài Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sĩ; Phạm Ngọc Thái với chùm thơ hay về tình yêu và đàn bà; những tình thơ áo trắng; Mấy nét tình sử về bài thơ Người đàn bà trắng; Phạm Ngọc Thái và một kỳ tác thi ca v.v...

Quí vị có thể tham khảo bài tổng hợp và đánh giá thơ hay của anh Trần Tứ Đức - nguyên Cán bộ Viện ngôn ngữ và văn hoá dân gian, nhan đề:
"Phạm Ngọc Thái với 3 tuyệt tác - 20 tình thơ hay hoặc khá hay"
Đã đăng trên nhiều trang mạng trong nước và thế giới. Mở đọc qua đôi link sau:
Trong nước:
http://www.nhuygialai.com/2014/03/pham-ngoc-thai-voi-3-tuyet-tac-20-tinh.html
Hải ngoại:
http://www.chinhluanvn.com/2014/03/pham-ngoc-thai-voi-3-tuyet-tac-20-tinh.html

Trong lời giới thiệu tập sách "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" ấy, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Giảng viên trường Đại học Sư phạm đã viết:

" Theo đánh giá với một bình diện rất rộng trên văn đàn mạng: Phạm Ngọc Thái là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà.... Phạm Ngọc Thái không chỉ sáng tác được nhiều thơ tình hay. Thơ về nỗi đời nhân gian, kiếp người của ông, không ít bài cũng đạt sự viên mãn để tạo thành những thi phẩm súc tích. Có bài đến hoàn bích như " Làm ma em vợ "; mang tính hiện thực điển hình như "Nỗi trăn trở người đi tìm vàng"; hoặc những bài thơ đời sâu sắc khác không kém phần hay:
Cô quét lá đêm hồ, Em bán xoài, Khóc Hàn Mặc Tử, Em bé cầu bơ, Chiều hoàng hôn, Cỏ hoang...
Đúng như sự đánh giá trên văn đàn: Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng nhân văn cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác nhau, song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta. Chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế ! Rồi mai sau ông sẽ có cả trăm bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn hiến Thăng Long ".

TRỞ LẠI VỚI PHẦN THÁCH ĐẤU:

Người nào phản biện trên cơ sở những bài bình thơ, hoặc hoàn bích đến độ tuyệt tác, hoặc thơ hay, khá hay, thơ sâu sắc - cùng các tiểu luận về chân dung tác giả... đã đăng trong tác phẩm - Nghĩa là phủ định tập sách và... phủ định tầm vóc nhà thơ lớn.
Nhân đây cũng xin khẳng định: Theo nhận định của tôi - Hội nhà văn Việt nam đương đại, kể từ Hữu Thỉnh đến các nhà thơ khác... hiện không có nhà thơ lớn!

- Nếu bài viết phản biện của vị nào đó của Hội nhà văn đánh giá xác đáng - Phạm Ngọc Thái chấp nhận mất cho người đó và Hội nhà văn hai mươi triệu đồng (20.000.000đ).

- Nhưng nếu bài viết sai... do kiến thức thẩm định thi ca còn non kém, hoặc không biết nhìn thơ mà cứ cố tình bình bừa, bình láo - Tôi sẽ phản biện lại: sai ở đâu? Thấp kém thế nào? nghĩa là sẽ vạch rõ cho vị đó thấy sự ngu muội về thơ, không đủ khả năng thẩm định tác phẩm thi ca - Khi ấy, không phải chỉ vị đó... mà chính Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội nhà văn cũng phải chịu trách nhiệm chi trả cho Phạm Ngọc Thái hai mươi triệu đồng (20.000.000đ).

Đã gọi là cuộc thách đấu thì tất cả hai bên ai tham gia, giữa Phạm Ngọc Thái và Hội nhà văn đều phải có luật! Ai thấy đủ gan thì trao đổi, bàn luận với Hữu Thỉnh để vào... "cuộc chơi"?

Phạm Ngọc Thái thách đấu cả Hội nhà văn Việt Nam đương đại.

Viết tại đất nghìn năm văn hiến Thăng Long
Tháng 7-2015
PHẠM NGỌC THÁI

Phần nhận xét hiển thị trên trang