Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Trung Hoa nhật báo lại viết gì về Biển Đông?

Cả ngày nay - nói đúng hơn là cả hơn tháng nay - tôi chẳng làm gì được ngoài việc mò mẫm thông tin trên mạng về Biển Đông. Chẳng biết là may hay là rủi, mới sáng ra tôi đã vớ được bài viết mới của một "học giả" Trung Quốc đăng trên China Daily với nhiều lập luận mà đọc lên thì biết ngay là ngụy biện nhưng cũng khá nguy hiểm đối với những người vẫn còn mơ hồ và vẫn giữ cách tư duy như cũ. Tất nhiên là tôi rất bực, và vì thế cứ quanh đi quẩn lại với bài viết ấy, mất hết cả ngày. 


Bài viết ấy ở đây: http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm

Xin trích dịch vài đoạn để các bạn có thể hiểu được tại sao tôi lại khó chịu đến thế:

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ "quần đảo Hoàng Sa" vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
[...]
Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?
 [...]
Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH  là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

Còn đây là đoạn kết, giọng điêu đầy thách thức:

Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.

Các bạn thấy sao? Ban đầu khi đọc bài này, tôi vừa tức giận vừa cảm thấy lo sợ. Có vẻ như chúng ta yếu thế quá, còn họ thì mạnh quá. Thì họ đã lấy ngay chính chúng ta để chống chúng ta rồi đó: nào là công hàm PVĐ, nào là bản đồ và SGK, rồi tuyên bố năm 1965 gì đấy. Kiểu này thì VN chỉ có nước thua mất thôi.

Nhưng rồi tôi bình tĩnh đọc lại, và thấy buồn cười. Ừ thì TQ có mấy thứ "bảo bối" mà bài viết đã nêu ra, trong đó nặng ký nhất là công hàm PVĐ, còn những thứ kia chỉ phụ thêm. Đúng là VN có chút ít khó khăn với công hàm PVĐ thật, nhưng chẳng lẽ chỉ với công hàm đó thôi rồi đưa ra tòa thì quốc tế sẽ công nhận chủ quyền cho TQ dược ư? Vậy những bằng chứng hùng hồn và có tính pháp lý của VN về chủ quyền trên Hoàng Sa thì họ định bỏ đi đâu?

Nếu chủ quyền lãnh thổ mà quốc tế lại công nhận dễ dàng đến thế, thì sau vụ này các nước sẽ ra sức nhắm vùng lãnh thổ nào đó thuộc chủ quyền của nước khác nhưng vẫn còn hoang vắng ít người, sau đó xúi một nước thứ ba viết giấy công nhận chủ quyền cho mình, rồi sau đó sẽ được quốc tế công nhận hết chăng? Vớ vẩn quá.

Tôi không phải là luật gia, cũng chẳng phải là chuyên gia về quan hệ quốc tế, nên không thể và cũng không nên lạm bàn thêm. Chỉ xin có vài lời phản biện dựa trên chính logic của bài viết thôi.

1. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.

Đây là điều hoàn toàn ngụy biện. Khi anh kêu gọi mà người khác không giúp đỡ, thì có thể có rất nhiều lý do, mà đơn giản nhất là do họ cảm thấy không có lợi gì khi giúp anh, thế thôi. Một lý do khác là họ muốn nhưng không đủ điều kiện để giúp. Không thể dùng việc họ không giúp để làm "chứng cớ" rằng Hoàng Sa không thuộc về VNCH được.

2. Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? 

Tại sao đánh bại nước Mỹ rồi thì không sử dụng yêu sách của VNCH để đòi lại một phần lãnh thổ của VN được nhỉ? "Logic" này khó hiểu quá. Việc nào ra việc đó chứ? Nói thẳng ra, thưa ông "học giả", đây là một chiêu nhằm chia rẽ dân tộc VN, nhưng trò này vừa cũ vừa thô thiển quá, chúng tôi không mắc bẫy đâu ạ. VN với Mỹ, Pháp, Nhật đều là cựu thù đấy thôi, mà giờ còn trở thành bạn tốt của nhau được, thì dân VN hai miền sao lại không thể quên đi quá khứ nhỉ? Còn riêng TQ thì không những từ thù thành bạn, mà còn là bạn vàng bạn tốt nữa kia, ông quên rồi sao?

3. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH  là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

Ở đây, chỉ xin hỏi ông "học giả" một câu: ông có thể kể ra thêm một vài quốc gia khác ngoài VNDCCH (hoặc các nước trong khối "XHCN anh em") đã "công nhận chủ quyền" của TQ trên hai quần đảo HS-TS không? Nếu ông không kể được, thì chính ông mới là người nói dối trắng trợn đó ạ.

Buồn cười thật, phải không các bạn?

Nói thêm: Buồn cười thì buồn cười, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem thường những bài viết như thế này. Nước chảy đá mòn, họ nói mãi thì thế giới sẽ nghe. Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ kiện TQ ra tòa án quốc tế đi ạ (tất nhiên là phải cẩn thận và chuyên nghiệp), vì làm như thế chẳng mất gì, chỉ được thêm sự ủng hộ của người dân mà thôi.  
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ thù ta đâu có phải là người ...

Đó là câu đầu tiên, cũng là câu được nhắc lại nhiều lần, trong bài hát có tựa là "Kẻ thù ta" của Phạm Duy sáng tác năm 1965. Vào thời điểm mà chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang trên toàn quốc, kéo theo cả một thập niên máu lửa tơi bời, khi người Việt hai miền lao vào bắn giết lẫn nhau trong cuộc chiến mà lúc ấy ở miền Nam vẫn được gọi là chiến tranh ý thức hệ, còn miền Bắc thì gọi là chiến tranh giải phóng dân tộc, một cuộc máu chảy đầu rơi khốc liệt chưa từng có trong lịch sử của đất nước.


Bài hát này hồi ấy tôi không thấy hay, một phần có thể là vì tôi còn nhỏ quá chưa hiểu hết ý nghĩa của nó (năm 1965 tôi mới 5 tuổi, theo gia đình từ Phan Thiết vào SG, mặt bầu bĩnh mắt tròn ngơ ngác như trong mấy tấm hình mà đến giờ tôi vẫn còn giữ sau gần nửa thế kỷ). Nhưng rõ ràng bài hát ấy không mấy nổi tiếng vì không thấy phổ biến lắm, trừ hai câu đầu tiên rất có ý nghĩa mà tôi nghĩ ai đã sống qua thời VNCH ở miền Nam đều biết. Nhưng hôm nay nghe lại bài hát này trong bối cảnh Việt Nam đang bị người "bạn vàng, đồng chí tốt" xâm lấn, và nhiều vấn đề của cuộc chiến tranh 54-75 đang được chính thức hoặc không chính thức đặt lại và nhận thức lại, tôi thấy bài hát quá thâm thúy. 

Không chỉ sâu sắc về lời, mà giai điệu cũng rất phù hợp với hoàn cảnh của thời ấy. Nó gợi nhớ phong trào phản chiến thời thập niên 1960s ấy (thập niên mà tôi sinh ra và lớn lên cùng, một thế hệ lầm lạc - lost generation), và làm cho lòng ta nặng trĩu khi nhớ lại một thời đã xa và những cơ hội đã bị bỏ lỡ.

Vâng, kẻ thù ta .... Kẻ thù ta đâu có phải là người? Nó nằm đây nằm đây ở mỗi ai, người Việt ơi!

Xin chép lại để lưu và để mọi người VN cùng suy ngẫm.

-----------------
Kẻ Thù Ta (Tâm ca số 7) 
Phạm Duy (1965)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta mang áo mầu chủ nghĩa
Kẻ thù ta mang lá bài tự do
Mang cái vỏ thật to
Mang cái rổ danh từ
Mang cái mầm chia rẽ chúng ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Người người ơi thương xót người nhỏ bé
Người người ơi thương xót người ngây thơ
Thương xót người bị mua
Thương xót người bị lừa
Thương xót người thương xót ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai  
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai  
Kẻ thù ta trong mắt thèm lơ láo
Kẻ thù ta trong góc đầu tự kiêu
Trong cõi lòng quạnh hiu
Trong óc hẹp tiêu điều
Trong giấc mộng xâm chiếm nhau (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nẵm đây nẵm ngay ở mỗi ai  
Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai.


https://www.youtube.com/watch?v=79MzqJaG4AQ

BlogAnhVu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xứ sở anh hùng


Tôi đã từng sống ở một xứ sở rất có truyền thống văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, người người đều văn hóa, đi đâu cũng thấy gia đình văn hóa, nhìn đâu cũng thấy làng xóm xã phường văn hóa. Làng nào cũng là làng văn hoá, nhà nào cũng là nhà văn hoá. 
Xứ sở ấy cũng rất anh hùng, người người anh hùng, ra ngõ là gặp anh hùng. Nhiều anh hùng đến nỗi không biết dùng vào việc gì, phải đem ra đặt tên cho đường phố ngõ ngách, thậm chí thay cho số nhà cho đỡ phí.
Tôi có một anh bạn. Anh bạn tôi sống ở một chung cư được mang tên anh hùng Mugalalang, đường Nagozabong, quận Hosimini.
Như mọi chung cư khác ở xứ sở này, người ta không xác định địa chỉ bằng cách đánh số, như số tầng, số phòng kiểu theo thứ tự thông thường vẫn dùng ở mọi nơi khác trên thế giới. Người ta đặt tên các tầng, các phòng theo tên các anh hùng hay các chiến công. Nghe thì đơn giản, nhưng để đặt được tên mà không gặp phải những rắc rối, kiểu như tại sao chiến công này lại ở dưới chiến công kia, hay anh hùng này dựa vào tiêu chuẩn nào mà đòi ngang hàng với anh hùng nọ, đó là cả một loạt vấn đề mà chỉ có những đỉnh cao trí tuệ mới giải quyết nổi.
Anh bạn tôi ở tầng Chiến thắng Balabolo, phòng Anh hùng Sicalabang. Chúng tôi rất thân nhau, thỉnh thoảng tôi lại đến nhà anh chơi.
Một hôm anh mời tôi đến nhà anh chơi, nhân kỷ niệm ngày sinh của anh hùng Sicalabang, hay ngày lập chiến công đầu của anh hùng, hay ngày mất của anh hùng, hay ngày gì đó của anh hùng, đại khái là một ngày có liên quan tới anh hùng Sicalabang. Khi tôi đang trên đường đi thì anh gọi điện báo tin là anh sắp sửa đánh nhau với ông hàng xóm sau cuộc tranh luận xem người anh hùng mà phòng anh ấy mang tên có xịn hơn người anh hùng của ông hàng xóm hay không, và giục tôi đến thật nhanh để ứng cứu. Tôi vội vàng gọi điện thoại báo tin cho cảnh sát là sắp có vụ đánh lộn ở phòng Anh hùng Sicalabang, tầng Chiến thắng Balabolo, chung cư Mugalalang.
Khi tôi đến được chỗ anh thì tôi được nghe mọi người kể lại là cảnh sát có tới nơi nhưng không tìm được tầng Chiến thắng Balabolo, cũng như phòng Anh hùng Sicalabang vì người giữ sơ đồ chung cư đã đi dự lễ khánh thành vòi nước mới ở chung cư bên cạnh. Họ phải đứng chờ bên ngoài chung cư cho tới khi khói từ đám cháy ở phòng anh bạn tôi bốc ra mù mịt ngoài cửa sổ thì mới biết được là đám đánh lộn diễn ra ở phòng nào.
Anh bạn tôi đã chết trước khi được cảnh sát tìm thấy. Không rõ anh chết vì bị ngạt khói, hay vì bị bỏng, hay vì bị đánh, hay vì tất cả. Nhưng hiển nhiên là chết ở một nơi anh hùng thì chắc chắn không thể là một cái chết rất khùng.
Rip anh.
Cua Đồng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

THU BỒN KHÚC ĐỜI THƯỜNG CAY MẮT

Phùng Văn Khai


Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, một địa chỉ văn học quen thuộc đã mấy chục năm. Các nhà văn lớp này lớp khác đến rồi đi. Có khi đi thẳng vào chiến trường không trở lại, hy sinh như nhà văn Nguyễn Thi. Căn buồng ông ở gần như vẫn nguyên vẹn. Vẫn lò sưởi tăm tắp từng viên gạch ám lửa nhìn chếch ra vòm cửa sổ phía trước nơi hai cây đại già không quản xuân hạ thu đông đều đặn buông hoa trắng xuống thềm gạch cũ. Cũng khá lâu không ai củi lửa gì nơi lò sưởi nhưng thường chúng tôi vẫn để đó, tuyệt nhiên không che chắn bàn ghế vật dụng gì. Chiếc lò sưởi ống khói thông vượt khuôn mái vòm cong cổ kính hẳn nhiên là một nét đặc thù của nhà số 4. Thời cuộc đổi thay nhưng ngôi nhà dường như không thay đổi. Có lẽ chuyển động dễ nhận ra nhất là những chuyển động từ bên trong, từ những thế hệ văn nghệ sĩ đến rồi đi. Đến rồi đi nhưng ai cũng để lại dấu vết mà thời gian chỉ càng thêm hằn rõ.
Một trong những người tôi hay nghĩ đến là thi sĩ Thu Bồn.
Từ khi chuyển nhà tới Long Biên, thường sáng sáng tôi đi qua cây cầu lịch sử. Đi nhiều mới thấy rất rõ một liên tưởng, luôn cồn cào. Cầu Long Biên cũng như nhà số 4, là những địa điểm lịch sử một cách tự nhiên. Lịch sử rất công bằng. Những gì cố thành lịch sử thời gian sẽ dễ dàng xóa đi. Thi sĩ cũng vậy. Mong đừng có ai cố công làm thi sĩ. Thi sĩ phải là bẩm sinh. Thu Bồn là một ví dụ điển hình.
Cũng đừng nghĩ hễ thi sĩ phải sống toàn bộ cuộc đời mình một cách mây gió, dị biệt, chẳng giống ai. Thi sĩ cũng có những phút giây, những hành động hết sức đời thường, thậm chí sâu sắc mà những người bình thường trong hoàn cảnh ấy có khi không làm được.
Người ta đã nói nhiều, viết nhiều về chất thi sĩ của Thu Bồn. Ở bài viết này, tôi xin chỉ viết về một số tình tiết, cá tính trong đời thường của anh.
Năm 1980, một điều rất ít ai nghĩ tới, thậm chí như không phải sự thật, những nhà văn nhà thơ Văn nghệ Quân đội được điều lên nông trường Mỏ Chén để tăng gia sản xuất. Những năm ấy cả nước đói. Văn nghệ sĩ lại càng đói. Khi đói thường cũng không nghĩ được xa xôi, chỉ nghĩ đơn giản là tăng gia chăn nuôi để chống đói. Thơ văn để đấy tính sau. Các nhà văn quân đội hành quân lên đường. Không hiểu thế nào cấp trên cắt cử Thu Bồn làm tổ trưởng tổ sản xuất, dẫn các nhà văn nhà thơ trong đó không ít người trói gà không chặt lên nông trường. Thu Bồn phấn khởi lắm. Dù gì cũng là chức tổ trưởng hẳn hoi. Nhiệm vụ được giao là: Làm cỏ lúa nước, giã gạo bằng chày theo kiểu Sóc Bom Bo, chăn bò, dọn chuồng heo, đắp đập ngăn mương lấy nước. Anh cán bộ nông trường mặt lúc nào cũng nghiêm trọng dặn đi dặn lại Thu Bồn: “Các anh các chị phải hoàn thành bằng được chỉ tiêu đã ký kết. Đói mấy cũng phải bấm bụng. Không được nhổ trộm sắn của nông trường. Anh nào nhổ trộm ban đêm cảnh vệ bắn, chết chịu”.
Thu Bồn gãi đầu gãi tai trước mớ nhiệm vụ và những lời căn dặn. Thi sĩ ậm ừ cho xong rồi hùng dũng dẫn anh em tiến ra nông trường. Ai cũng tưởng bở nhưng động chân động tay vào công việc mới thấy không phải chuyện đùa. Những Phạm Ngọc Cảnh, Lê Lựu, Ngô Thảo, Duy Khán, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Thị Như Trang… có tài giời cũng không thể biến thành công nhân nông trường ngày một ngày hai được. Nữ sĩ Như Trang nhìn thấy đỉa từ xa đã la hét ầm ĩ. Thi sĩ Duy Khán cầm cây cỏ lắc bên này nghiêng bên kia xem xem ngó ngó như người trên giời. Đến như Lê Lựu, nguyên nông dân phủ Khoái loại một mà khi giao cho dượt đàn bò thả hoang mặt mũi cũng tái nhợt, chân bước không vững. Chỉ tiêu được giao ngày càng xa vời. Hãi nhất là đàn bò thỉnh thoảng chạy rông vượt qua đỉnh núi Ba Vành. Mọi người lo phát sốt bởi anh cán bộ nông trường đã đe mất phải đền. Lần đầu tiên trong đời chỉ huy, Thu Bồn ngồi đứng không yên.
Thu Bồn vốn người sức vóc, ăn nhiều uống lắm. Lại thêm mấy ông thần trùng lao động thì kém nhưng không hiểu sao chưa tối bụng dạ đã réo ầm ầm. Một tối đói quá, Ngô Thảo kều Thu Bồn rủ đi nhổ trộm sắn của nông trường. Hai người thì thào như đi buôn bạc giả. Mấy tổ viên còn lại biết tỏng cứ giả vờ nằm im. Đến gần nửa đêm, khi mùi sẵn chín bốc lên, ai nấy bò ra đống lửa lặng lẽ ngồi ăn. Trong đêm tối, than tro đem nhẻm mặt mũi. Bỗng một ai đó nhắc: “Sịt soạt khẽ thôi, không cảnh vệ biết mất mặt lắm, chúng mình là nhà văn”. Thu Bồn không nhịn được, buột miệng: “Đen thủi đen thui hết cả mặt làm gì còn mà mất”. Cả tổ phá lên cười. Ngoài trời sương núi Ba Vành rơi rét căm căm.
Rồi bằng tài năng của Thu Bồn, mọi chỉ tiêu của đoàn quân số 4 Lý Nam Đế không những hoàn thành mà còn vượt. Điều này đến bây giờ cũng đang còn là bí mật. Không biết Thu Bồn đã làm gì để vượt chỉ tiêu? Có lẽ chỉ các cô gái nông trường ngày ấy mới có câu trả lời chính xác?
Hôm tổ lao động chuẩn bị lên đường trở về nhà số 4, Thiếu tướng Lê Hai đến khen ngợi các nhà văn nhà thơ đã lao động và chấp hành kỷ luật tốt, nhất là tổ trưởng Thu Bồn. Vị Thiếu tướng vốn rất yêu anh em văn nghệ sĩ, ông tặng cho các thành viên trong tổ mỗi người một cây bút bi và một chiếc khăn bông của nhà máy dệt mùng 8 tháng 3, một món quà rất có giá trị lúc bấy giờ.
Phản ứng rất nhanh, Thu Bồn thay mặt anh em phát biểu cảm tưởng đâu ra đấy. Thi sĩ kết thúc bằng một đoạn thơ như sau:
Các cô nông trường cười chế giễu
Nhà thơ cũng biết chăn bò
Tôi cười đáp lại
Tôi không chăn bò đâu
Tôi chăn đôi sừng nhọn của tôi
Những tiềm lực của đất đai và sữa…
Mọi người lúc ấy ai nấy cười sảng khoái. Mấy cô gái nông trường đấm nhau thình thịch chỉ trỏ Thu Bồn. Thu Bồn thì dường như có vẻ luyến tiếc vùng đất nhiều sỏi đá và đỉa muỗi.
Thu Bồn là người rất nhạy cảm, nhưng cũng ít ai biết giấu nỗi đau một cách phi thường như anh. Anh từng cõng đứa con trai từ chiến trường ra bằng chiếc ba lô đục thủng hai lỗ để cậu con thò hai chân ra cho đỡ mỏi. Những năm tháng ấy, từng đoàn thanh niên xung phong, bộ đội cõng súng ống, đạn dược, thóc gạo, nhu yếu phẩm kìn kìn vượt dãy Trường Sơn cũng là lúc Thu Bồn cõng con từ mặt trận Tây Nguyên ra Bắc. Cậu bé Hà Thảo Nguyên con của Thu Bồn bị nhiễm độc ốm yếu là vậy đã sớm trên lưng bố vượt bao đèo dốc hai ngả Đông - Tây Trường Sơn ra Hà Nội chữa bệnh. Nhà thơ đi bất kể ngày đêm, vượt U Bò, Ba Rền, Long Đại, Sông Gianh, Linh Cảm, Thanh Hóa… Hẳn trong thời khắc ấy, anh đã có những tâm tư không dễ dãi bày.
Ra tới Hà Nội, Thu Bồn đưa con về ở một căn phòng nhỏ trong nhà số 4. Bệnh của Hà Thảo Nguyên ngày một nặng nên Thu Bồn thường xuyên phải đưa đến bệnh viện. Có những đêm, Thu Bồn lặng lẽ ngồi bên con đến khi trời sáng không nói một câu nào. Cơ quan ai cũng thương cảm, san sẻ với cha con Thu Bồn. Một đêm tháng Chạp giá buốt, Hà Thảo Nguyên đã trút hơi thở cuối cùng.
Trong một đoạn hồi ức về chuyện này, Thu Bồn viết: “… Nhiều năm hai cha con tôi ở một căn phòng nhỏ cạnh phòng Nguyễn Đức Mậu, Lê Lựu. Cháu bị nhiễm chất độc màu da cam nên phải đi bệnh viện. Một đêm tháng 12 rét như dao cắt, cháu đã trút hơi thở cuối cùng tại giường bệnh 108.
Anh Hồ tìm chìa khóa mở cổng lớn, không có, hai chúng tôi tìm cách mở được cổng nhỏ đưa xe hon đa ra. Hai đứa phóng ra Ô Quan Chưởng để ra bờ sông đi cho nhanh. Đến bờ đê, xe chết máy, hai anh em đạp đẩy kiểu gì xe cũng không nhúc nhích, đành đẩy xe bộ đến 108. Hai chiếc áo bông của tôi và anh Hồ ướt đẫm mồ hôi.
Tôi vuốt mắt con, ôm cái thân xác lạnh ngắt đau đớn đi từng bước một xuống cầu thang nhà xác. Tôi mượn một cái lồng bàn úp lên thi thể của con.
Sáng hôm sau tôi và Ngô Thảo đi Quán Thánh mua quan tài và cắt hộ khẩu cho con (cắt hộ khẩu báo tử mới mua được quan tài), Duy Khán đi tìm hai khúc chuối để thắp nhang, chị Định cho những đồng tiền để bỏ vào mồm cháu… cả cơ quan đưa tiễn cháu…”.
Những phút giây như thế quả không dễ dàng gì vượt qua với bất kỳ người đàn ông nào.
Trong những khoảnh khắc đời thường, Thu Bồn luôn sống rất thật. Rất thật với mình. Rất thật với anh em để rồi rất thật với thơ. Xưa nay, người đời viết về anh thường ưa thích khai thác những mảng như là giăng gió, cá tính hoang sơ thiên bẩm của thi sĩ mà ít nhắc đến những khoảnh khắc đời thường. Vẫn có một Thu Bồn khác chứ. Một Thu Bồn đục thủng ba lô vác con dọc dãy Trường Sơn ra Bắc. Một Thu Bồn nhổ trộm sắn sì sụp nướng cùng anh em ở nông trường giữa đêm đông. Một Thu Bồn còng lưng vác đất đào đắp sông Tô Lịch cùng các đàn anh Thanh Tịnh, Vũ Cao, Từ Bích Hoàng… Một Thu Bồn mười mấy năm giáp tết ở nhà số 4 ra đê sông Hồng đoạn gần cầu Long Biên mua mấy chú nai đồng quê về thui rơm nức mùi riềng sả. Đặc biệt nữa, Thu Bồn, một hôm cứ tưởng chiến tranh đã kết thúc ai ngờ phía Bắc rộ lên tiếng súng. Nhà số 4 lại mỗi người một ba lô, sổ sách, tài liệu chuẩn bị hành quân. Những đêm báo động ấy, Thu Bồn nai nịt gọn gàng, ba lô túi rết rầm rập chạy hướng cửa Đông, cửa Bắc. Khi dừng lại điểm danh kiểm tra trang bị phải dậm chân tại chỗ, mọi người không nhịn được cười khi ở chiếc ba lô của Thanh Tịnh bát đũa cứ loảng xoảng va nhau. Thu Bồn hăng hái viết quyết tâm thư, sẵn sàng ở lại quyết tử bảo vệ Thủ đô. Anh còn đánh tiếng nếu ngã xuống cũng là trở về với đất cát sông Hồng.
Thu Bồn là thế. Cuộc sống đời thường của anh cũng như bao nhà văn nhà thơ nhà số 4 khác, đầy cay đắng, ngọt bùi, có lúc chỉ biết bầu bạn cùng sự im lặng. Năm tháng thời gian đi qua, từng khúc đời thường của các bác các chú, các chị các anh, như là Thu Bồn, cứ ứa lên cay mắt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng là xanh đỏ tò he...ấy mà…

ĐẠI HỘI 9 HỘI NHÀ VĂN NGÂM KHÚC - KHÚC XỔ SỐ


ĐẠI HỘI 9 NHÀ VĂN NGÂM KHÚC ( 5 )
Trương Vĩnh Tuấn
Thứ ba ngày 30 tháng 6 năm 2015 

5. KHÚC XỔ SỐ

Thế là đại hội săp khai .
Nào ai đoán giỏi mò tài lại đây .

Bắt chước kiểu rủi may xổ số .
Xem kì này chẳn lẻ mấy phương
Cứ như lời bác Trần Nhương .
Thì đại hội 8 ẩm ương nực cười .

Này này nhé có người gặp vận .
Một phát chơi trúng mấy quả liền
Có người lụ khụ nửa thiền .
Nửa không nên vẫn cứ nguyên ghế ngồi .

Tót một cái có người chễm trệ .
Có người vồ rất nhẹ thành công .
Có ông rượu uống nửa thùng .
Tự ra ứng cử ung dung trúng liền .

Lại có bác già nom lụ khụ .
Cứ trường kì ấp ủ giấc mơ .
Thì ra ỡm ỡm ờ ờ .
Còn hơn năng lực sớm trưa trau dồi.

Ớt chỉ thiên giữa đồi tí xíu .
Tưởng bỏ quên líu ríu vào luôn .
Dòng sông Mía chảy bên cồn
Thế mà số đẹp công... đồn thắng ngay

Có cái lão lặng im xa tít .
Cứ vi vu sóng biếc mây trời .
Cần người đại diện xa xôi .
Thế là vận đỏ quả rơi trúng thầu .

Bác viện trưởng chức cao đáo để .
Sắp an bài lặng lẽ về hưu .
Làm sao qua vận hẩm hiu
Bỗng dưng trúng thưởng tên nêu sáng ngời

Có người ấy lắm sông nhiều bến
Số gặp may nên vận cứ hồng
Trời cho đẳng cấp lên thưng
Bao nhiêu cái tửng từng tưng đùng đùng

Tư liệu này bác Trần công bố .
Ai không tin mạng mở mà coi .
Hoá ra bác ấy hay soi
Cái gì cũng hóa chuyện cười vui ghê

Lão nhà quê bỗng nhiên nổi hứng .
Thử chơi trò đoán trúng nghĩ sai .
Hội trường sôi động nay mai .
Liệu bao nhiêu vị hiền tài lai kinh .

Bao nhiêu vị lình sình ở lại .
Bao nhiêu ông trẻ mãi không già .
Bao người bánh đúc bánh đa .
Và hình quả trám méo ra thế nào .

Hay tam giác lộn nhào ngõ cụt .
Xổ số quay mù mịt khó lường .
Vốn không quen chốn nghị trường .
Nhà văn nửa chín nửa ương việc đời .

Rồi ngã ngửa trời ơi khó hiểu .
Lại cho qua bé xíu đáng gì .
Cái chi cũng chẳng ra chi .
Một ly rượu tiếng cười khì là vui .

Ừ thì thế mỗi người mỗi việc .
To bằng trời mặc xác trời to .
Trắng răng là chuyện con bò .
Đỏ đen nhốn nháo cái lò đỏ đen .

Thảo mấy đoạn nhà văn ngâm khúc .
Để xua tan nóng nực ngày hè .
Cái vè ve vẻ vè ve
Cũng là xanh đỏ tò he...ấy mà…

Nguồn: TranNhuong.net


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bãi biển Nha Trang bị cắt nát: Luật di sản vô hiệu lực?


Tác giả: Bảo Hân KD: Đúng rùi. Trước Tiền, mọi Luật phải.. cúi đầu !
—————

Ảnh Hòn Chồng (Nha Trang). Nguồn: trên mạng

Hòn Chồng là một di sản nguyên trạng, hình thức thiên nhiên đá chồng lên rất đẹp, cho nên nếu xây dựng thì cứ căn cứ Luật di sản để làm.

Thiết kế công trình ngầm nhưng thực chất lại xây cao tầng?
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa cho Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods (F17) thuê hơn 10.000m2 đất bãi biển khu vực Hòn Chồng Nha Trang.

Trước việc này, trao đổi với Đất Việt, ngày 29/6, KTS Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch Hội KTS Khánh Hòa cho biết: “Cùng với Tháp Bà Ponaga, Hòn Chồng được coi là biểu tượng lâu đời nhất của TP Nha Trang. Năm 1998, Hòn Chồng được công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Đây là một phần của di sản thiên nhiên cấp quốc gia vịnh Nha Trang, là điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách”.
Bên cạnh đó, ông Lộc cho hay: “Hiện nay, diện tích của Hòn Chồng đã không còn đất dành cho khai thác, bởi nơi đây diện tịch không lớn. Hơn nữa, bởi vì nó nằm trong vùng di sản, nên chúng tôi mong muốn tỉnh phải chấp hành đúng Luật di sản bảo tồn vịnh Nha Trang, không xây dựng công trình nào lớn, khai thác du lịch bằng những công trình vừa phải, không choán tầm nhìn, không làm bê tông hóa, đảm bảo cảnh quan tự nhiên.
Theo quy hoạch thì khu phía đông đường Phạm Văn Đồng mật độ xây dựng phải đảm bảo quy định dưới 10%, ở đây 10.000m2 trong gần 27.000m2, chắc chắn sẽ quá % quy định về mật độ xây dựng”.
Điều đáng nói là dự án này vẫn chưa có hồ sơ, mới chỉ là quyết định cấp khoảng 10.000m2 để làm dự án. Theo chủ đầu tư thì sẽ xây dựng công viên Bạch Dương với hệ thống công trình ngầm, bề nổi sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, từ trước đến nay đã có quá nhiều dự án cũng xin cấp phép xây dựng thiết kế ngầm nhưng sau đó lại xây dựng quá cao so với quy định mà không thể xử lý được.
Cụ thể, như dự án Eland – Four Seasons kiến trúc nặng nề che khuất tầm nhìn ra biển, cứ nói là chỉ làm tầng hầm thế nhưng chiều cao bên trên cứ mọc cao dần lên, cuối cùng phải đập bỏ vì bị phản đối.
Sau đó, tỉnh tiếp tục cấp phép xây dựng dự án Công viên Phù Đổng chủ đầu tư là Công ty Invest Park Nha Trang của nước ngoài trên công viên Phù Đổng cũ (đang xây dựng) cũng chẳng khác gì dự án Eland – Four Seasons, qui mô còn lớn hơn công trình ngầm cũng rộng hơn, các dự án trong thiết kế chỉ có 1-2 tầng trên mặt đất, nhưng lại xây dựng lên đến 7-8 tầng.
Bai bien Nha Trang bi cat nat:Luat di san vo hieu luc?
Bãi biển Hòn Chồng – Nha Trang
Ông Lộc khẳng định: “Nếu thực hiện đúng quy trình thì dự án này phải thông qua xin ý kiến của Hội KTS Khánh Hòa, thi tuyển các phương án kiến trúc cho dân tham gia, lấy ý kiến cộng đồng.
Bởi vì, khu vực tỉnh cấp đất là khu vực có bãi tắm, hiện nay dân tắm rất đông, mà dân thì chỉ còn khu bãi tắm này, bởi vì, trước đấy thì bãi tắm ở đây khá dài khoảng hơn 2km, nhưng sau khi làm đường thì mất đi 1 bãi tắm, chỉ còn 1 đoạn gần 1km, chính vì thế, nếu bãi cát này muốn đầu tư thì phải xin ý kiến”.
Theo ông Lộc, Hòn Chồng là một di sản nguyên trạng, hình thức thiên nhiên đá chồng lên rất đẹp, danh hiệu này có từ xa xưa, cho nên nếu xây dựng thì phải căn cứ vào Luật di sản để làm.
Mặt khác, nếu gạt đi ý kiến của người dân thì vịnh Nha Trang sẽ mất đi, bờ biển êm đềm, xinh đẹp sẽ mất đi, cây xanh sẽ không còn, ô nhiễm môi trường, mất môi xinh của cây cối. Bê tông hóa, mất đi khoảng trống trồng cây, làm tầng hầm thì không còn đất cho cây sinh trưởng.
Vỏ bọc xin cấp phép?
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, KTS Nguyễn Hoàng- Phó Chủ tịch Hội KTS Khánh Hòa cho hay: “Từ trước đến nay, TP Nha Trang chưa có quy hoạch nào chính xác, mặc dù theo Nghị định 38 thì đối với thành phố loại 1 như Khánh Hòa thì tất cả các dự án xây dựng đều phải có sự đồng ý của Bộ Xây dựng. Thế nhưng, Khánh Hòa tự động cấp, tự động duyệt, không có quy hoạch”.
Hơn nữa, từ khi có chỉ đạo thành lập Hội đồng kiến trúc quy hoạch của từng tỉnh, nhưng Khánh Hòa vẫn chưa thành lập. Chính vì thế, các quy hoạch được phê duyệt xây dựng vô tội vạ, không có quy chế, không xin ý kiến và chịu sự giám sát của cộng đồng.
Nói về dự án vừa cấp đất của Khánh Hòa, ông Hoàng nhận định: “Khu vực Hòn Chồng cũng thuộc về di sản vịnh Nha Trang, thuộc vùng 1 (vùng lõi bảo vệ tuyệt đối), nên nếu muốn xây dựng phải xin ý kiến của Bộ VHTT&DL.
Các dự án khi lập hồ sơ xây dựng thì đều trình bày sẽ tận dụng làm tầng hầm, nhưng sự thật thì lại làm công trình kiến trúc mọc dần lên. Họ không giữ lại cảnh quan thiên nhiên. Xin thiết kế chồi lên 1 – 2 tầng nhưng thực chất lại chồi lên 5-6 tầng, vượt quá quy định là chuyện bình thường.
Cho thuê xây dựng thì nếu làm tầng hầm thì không ai nói, nhưng thực chất chiếm bờ biển để kinh doanh, dần dần phá vỡ hết cảnh quan, tất cả chỉ là vỏ bọc để được cấp phép xây dựng”.
Trước đó, tháng 10/2009, UBND tỉnh Khánh Hòa đã từng phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích Danh lam thắng cảnh Hòn Chồng – Hòn Đỏ, trong đó có Công viên đá (CVĐ).
Theo Quy hoạch, để hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, trong CVĐ chỉ làm đường dạo, thảm cỏ và đá cảnh, không xây dựng công trình kiến trúc. Ngày 1/3/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Cty TNHH Xây dựng và Đầu tư (Cty XDĐT) lập dự án CVĐ kết hợp khu giải trí Coffee Terrace. Trên tổng diện tích 1.200 m2 của CVĐ, Cty XDĐT đề xuất xây dựng một khối nhà hàng có tầng hầm để bán cà phê, đồ lưu niệm với diện tích hơn 600 m2.
Theo Sở VHTT&DL Khánh Hòa, khối nhà như vậy sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không phù hợp quy hoạch, đồng thời chiếm mất diện tích để tổ chức lễ hội, trại điêu khắc đá và trưng bày các tác phẩm đá.
Cty XDĐT đã điều chỉnh, đổi tên dự án thành Hội quán Công viên Đá, thu hẹp diện tích quán cà phê còn khoảng 200m2. Tuy nhiên, diện tích dự án lại tăng từ 1.200m2 lên 2.500m2.
Năm 2005, Hội quán vịnh Nha Trang được xây dựng ngay trên Hòn Chồng, cảnh quan danh thắng đã bị mai một phần nào. Để có thể ngắm Hòn Chồng ở vị trí đẹp nhất, du khách phải bỏ tiền mua vé vào Hội quán vịnh Nha Trang.
————-
baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bai-bien-nha-trang-bi-cat-natluat-di-san-vo-hieu-luc-3274731/
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bai-bien-nha-trang-bi-cat-natluat-di-san-vo-hieu-luc-3274731/?paged=2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?



 
Tác giả: Nick Adams, Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
Xin chào,
Là một người nước ngoài, tôi có một quan niệm đặc trưng khi nhìn nước Mỹ. Như một người bạn Mỹ đã nói với tôi: ”Đôi khi, phải có một người ở nước ngoài để nhắc cho chúng tôi nhớ chúng tôi như thế nào ở bên trong.”
Tôi là một người Úc – có thể bạn đã đoán được (qua giọng nói) – và tôi yêu quê hương của tôi. Và tôi tự hào khi đất nước tôi là một đồng minh lâu năm của Mỹ. Nhưng tôi biết rằng Úc không phải là Mỹ, và đất nước tôi sẽ không bao giờ đạt được những gì nước Mỹ đã đạt được. Không có có quốc gia nào trong lịch sử nhân loại đã làm được như vậy.
Mỹ khác nhất chỗ nào?
Điều gì làm cho nước Mỹ khác biệt? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với một thứ bạn có thể sẽ không nghĩ đến.
Đa số người nghĩ rằng nước Mỹ chỉ chuyên về sự thành công. Tôi thì có một cái nhìn khác. Tôi nghĩ nước Mỹ chuyên về sự thất bại. Đa số người trong thế giới không có cơ hội để thất bại. Nhưng người Mỹ thì coi đó là một cái gì đó bình thường.
Chỉ có người Mỹ mới nói, ”Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa.”
Thậm chí, đã có một nghiên cứu hàn lâm để chứng minh điều này. Dựa theo một nghiên cứu bởi Trường Kinh Doanh Harvard của giáo sư Steven Rogers, đa số các nhà khởi nghiệp đã thất bại bốn lần trước khi họ thành công.
Thành công tốn rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công bạn phải có cơ hội để thất bại – và bạn phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra. Tôi rất yêu điều đó về người Mỹ. Điều đáng học nhất là họ không đổ lỗi cho người khác, họ lấy những sai lầm đó làm bài học và làm tốt hơn trong lần sau. Và ở Mỹ luôn luôn, gần như có lần sau.
Không ở một nơi nào khác bạn có sự tự do để chấp nhập những rủi ro trong khởi nghiệp. Hãy nói chuyện với một người kinh doanh nhỏ ở Đức hoặc Brazil và bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Từ góc nhìn của một người nước ngoài, tôi chỉ có thể ngưỡng mộ điều này. Và tôi không phải là người duy nhất.
Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của một công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon. Bạn sẽ thấy tên của những nhà khởi nghiệp từ khắp nơi trên thế giới — Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel – bất cứ quốc gia nào bạn có thể nêu ra.
Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì ở đây có nhiều tiền? Đúng, đương nhiên, nhưng chỉ đúng một phần. Cũng có nhiều nơi khác có nhiều tiền như thành phố London, Berlin và Tokyo nữa. Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại……và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.
Và cả thế giới có thể cảm ơn sự may mắn cho sự thành công của nước Mỹ. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Và nền kinh tế toàn cầu dựa vào khả năng để được bán trong thị trường Mỹ.
Sự cao thượng của nước Mỹ
Cũng là lẽ tự nhiên nếu người Mỹ muốn giữ riêng sự thịnh vượng này cho riêng họ. Nhưng họ đã không làm vậy. Thậm chí, họ đã làm điều ngược lại.
Nước Mỹ đã là một trong những nước hy sinh nhiều nhất trong lịch sử — đó cũng là một điều khiến nước Mỹ khác biệt. Có một quốc gia nào đấu tranh cho tự do cho những nước khác chưa? Ở Châu Âu trong hai thế chiến, ở bán đảo Hàn Quốc, ở Việt Nam và ở Iraq. Trong tất cả các cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc không được lợi gì.
Bất cứ lúc nào có một thảm họa nhân đạo ở bất cứ nơi nào trên thế giới — ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – ai là người đầu tiên chạy đến để cứu trợ? Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và sẽ không bao giờ gặp. Có dân tộc nào trên thế giới làm như vậy không?
Lo lắng về nước Mỹ
Tôi yêu nước Mỹ vì sự khác biệt của cô ấy. Điều khiến cho tôi lo nhất về nước Mỹ là việc cô ấy đang cố gắng để giống như những quốc gia khác.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ bị thu hút bởi những lý tưởng của Châu Âu. Đó là thế giới cũ kỹ. Thế giới đó đã cũ dù ở năm 1776, khi nước Mỹ đã rách ra từ nó (giành độc lập từ Đế Chế Anh). Tại sao nước Mỹ lại muốn đi ngược lại với Cách Mạng Mỹ của cô ấy chứ? Tại sao người Mỹ lại muốn đi theo mô hình kinh tế và xã hội của một châu lục mà họ có thể thấy rằng đang thất bại trên mặt kinh tế và xã hội? Người Mỹ rất muốn bắt chước nước Pháp lắm sao? Hay là Hy Lạp?
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ đổi lỗi cho những yếu tố ngoài cho sự khó khăn của họ thay vì chấp nhận trách nhiệm và tìm cách phát triển bản thân mình.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy các trường học Mỹ đang hạ thấp lịch sử oai hùng của nước Mỹ.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy sự tăng trưởng của mức nợ công của Mỹ và việc chính phủ ngày càng bành trướng trong khi Quân Lực Mỹ và tự do bị thu hẹp.
Tôi rất lo lắng vì một nước Mỹ yếu đuối, tự hoài nghi là một điều tồi tệ cho tất cả mọi người ở mọi nơi yêu quý tự do.
Nhưng những sự lo lắng này sẽ không tồn tại dài lâu. Bởi vì mỗi lần tôi đến nước Mỹ tôi gặp một dân tộc tự tin, thích cạnh tranh, dũng cảm, chung thủy, lý tưởng, sáng tạo, truyền cảm, độ lượng và lạc quan.
Nước Mỹ là một nước không giống bất cứ một nơi nào trên thế giới. Tôi cầu nguyện rằng nó sẽ mãi như vậy.
Tôi là Nick Adams cho Đại Học Prager.


Phần nhận xét hiển thị trên trang