Danh Đức | ||
Thứ Sáu, 19/6/2015, 08:09 (GMT+7) | ||
|
|
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015
Hãy viết theo ý mình
Dự án "Công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" (Dự án) được Nhà nước đầu tư 240 tỉ đồng. Sách mới phát hành đã đến ngay hàng đồng nát.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/sach-tien-ti-gia-dong-nat-post141801.html | NongNghiep.vn
Mua cân, bán mớ Cả GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Trưởng ban chỉ đạo Dự án, lẫn ông Đoàn Thanh Nô, Giám đốc Văn phòng Dự án, đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Nếu bạn đọc quan tâm đến nội dung, chỉ còn một cách là đến thư viện. Nhưng, PV Báo NNVN đã rất bất ngờ khi thấy hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án “có mặt” tại nhiều cửa hàng đồng nát ở Hà Nội, với giá mua vào là 2.000 đồng/kg. Bộ “Sử thi Ê Đê” bán cân (cửa hàng trên đường Láng) Ban đầu, PV nghĩ rằng đây là những cuốn sách thuộc giai đoạn 1 của Dự án được một nơi nào đó thanh lý. Song lật trang xi-nhê ra, tất cả là sách thuộc giai đoạn 2 của dự án (2013-2017). Đa số những cuốn sách này đều được in và phát hành vào quý 3/2014, nghĩa là hãy còn nóng hôi hổi. Đơn cử một ví dụ, bộ “Sử thi Ê Đê” do Đỗ Hồng Kỳ (chủ biên), Đỗ Hồng Kỳ - Y’Kô Niê (biên soạn), gồm 6 tập: quyển 1: 544 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 2: 542 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 3: 374 trang - sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 4: 404 trang sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 5: 702 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Ê Đê; quyển 6: 688 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Việt, tổng số 3.000 trang, cân nặng 4,5kg, được mua vào với giá 9.000 đồng. Trước đó, tại “Đại hội sách cũ Hà thành” lần thứ nhất (tháng 11/2014), nhiều cuốn sách thuộc Dự án này được bày bán. Đó là bộ “Văn hóa dân gian xứ Nghệ” (gồm nhiều tập) của Ninh Viết Giao; cuốn “Chương Han” của Vương Trung, “Hải Phòng - thành hoàng và lễ phẩm” của Ngô Đăng Lợi, “Mo trong đám tang dân tộc Giáy Lào Cai” của Sần Cháng, “Văn học dân gian Châu Đốc” của Nguyễn Ngọc Quang, “Văn hóa sông nước Phú Yên” của Trần Sĩ Huệ... Giá bìa tùy từng cuốn, dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng. Khó... nhưng vẫn xảy ra Trả lời câu hỏi của PV, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh và ông Đoàn Thanh Nô đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Về thông tin các cuốn sách trong Dự án này ra hàng đồng nát, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cũng thừa nhận, ông từng biết thông tin tại Đăk Nông, có một số độc giả “thuổng” một vài cuốn bán ra ngoài. Bản thân ông Thanh đã gọi điện vào Đăk Nông đề nghị có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, việc hàng trăm cuốn sách được bán ra, thì theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là điều khó xảy ra. Vậy mà nó đã xảy ra thật. Hiện nay, tại Hà Nội, thật dễ dàng bắt gặp hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án tiền tỉ này đang được bày bán đúng với giá... đồng nát. Đắt chỗ buôn, buồn chỗ bán Trao đổi với PV về hàng trăm đầu sách mới in cuối năm 2014 đã ra hàng đồng nát, một chủ cửa hàng trên phố Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Có thư viện người ta không còn chỗ chứa, thì họ gọi tôi đến mua”. PV hỏi mua một số sách này, chủ cửa hàng nói: “Mua cân thì 25.000 đồng/kg, mua mớ thì cứ 15.000 đồng/cuốn dày, 5.000 đồng/cuốn mỏng, cứ thế mà nhặt”. Theo đó, các cuốn sách của Nguyễn Xuân Kính: “Một nhận thức về Văn học Dân gian Việt Nam”, NXB ĐHQG Hà Nội - quý 4/2012, dày hơn 800 trang, có giá 15.000 đồng; “Truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 6 tập, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, giá 90.000 đồng; “Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014 và “Truyện cười các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, đồng giá 10.000 đồng. Ngoài ra, có thể kể thêm bộ “Luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 3 tập, Phan Đăng Nhật chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, giá 20.000 đồng... Còn một chủ cửa hàng khác trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) phàn nàn rằng sách này rất ế: “Trước đây tôi còn mua vào nhưng nay thì có chào mời đến mấy tôi cũng không nhập”. Như vậy, một Dự án được Nhà nước đầu tư tiền tỉ để làm sách đã được sử dụng một cách lãng phí. Chợt nhớ rằng, dịch giả Đoàn Tử Huyến, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây từng mong muốn: “Hãy cho tôi 1km đường để làm sách”. Trong đó, ông thẳng thắn nói, hậu duệ của cụ Cao Xuân Dục phải chạy vạy, hợp tác nhiều nơi mới in được vài đầu sách của cụ thì... cạn vốn. Lại soi vào các nhà nghiên cứu trẻ hiện nay, nhiều công trình của họ có giá trị sẽ không thể xuất bản nổi nếu như không tự bỏ tiền túi ra in sách. May có Chủ tịch Hội đưa sách về nhà riêng Theo lời hội viên Hội Văn nghệ Dân gian tại một tỉnh Tây Nguyên, sách của Dự án được đóng bao tải vứt chỏng chơ ở trụ sở Hội một thời gian dài. May mắn là mới đây, Chủ tịch Hội của tỉnh mới xây dựng xong thư viện cá nhân nên đã đưa các bao tải sách này về nhà. ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/sach-tien-ti-gia-dong-nat-post141801.html | NongNghiep.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ông về nước ông, tôi ở nước tôi!
Xin mời Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử về nước…
Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng
Thời gian trôi qua quá nhanh, nên tôi không thể ngừng viết…
Không biết ngày mai, tôi có còn sống không, nên tôi phải viết vội…
Tôi không thể viết dài, vì viết dài là… vô ích.
Tôi chỉ viết ngắn thôi, mà rất may là đã có… tư liệu, nên thiết nghĩ rằng, nó khá đủ ý nghĩa.
*
Dũng cảm là gì?
Theo tôi:
Dũng cảm không hẳn có nghĩa là ai đó không sợ chết, vì chết là chuyện bình thường, và nếu không nhầm, chết là… hạnh phúc (vì được giải thoát!), nói chung là, vì sớm hay muộn gì, ta cũng phải chết.
Dũng cảm không có nghĩa là ‘ngu trung’, vì chắc chắn ngu trung không phải là dũng cảm.
Dũng cảm không phải là ‘nam mô’ các vĩ nhân, vì đó, nếu không nhầm, chỉ là sự nô lệ về tư tưởng (của người khác)…
Mà dũng cảm là, có thể, một phần căn cứ vào trải nghiệm của các ‘người khổng lồ’ đi trước, mà ta tự sáng tạo ra tư tưởng, cụ thể là kẻ không bao giờ nói là ‘Đấng X nói rằng’, rồi mới nói.
Nói tóm lại, kẻ dũng cảm là kẻ không phải vị nể tư tưởng của ai hết.
*
1. Tôi có biết đâu đó, từ một người bạn tôi:
Khổng Tử nói là ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, tạm hiểu là: cái gì mà ta không muốn người khác làm cho ta, thì ta đừng làm điều đó cho người khác. Tôi thấy nó quá bình thường, chả lẽ tôi không muốn người khác ép tôi uống rượu, mà tôi lại đi ép người khác phải uống rượu!
Khổng Tử nói là 'Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai', tạm hiểu là: ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu (xem entry ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, đường dẫn bên dưới). Tôi thấy nó quá bình thường, thì cây hoa bằng lăng tím vẫn nở trước mắt tôi, cho dù chúng tôi có ngồi chém gió cả buổi, thì vũ trụ đại ngàn vẫn lặng lẽ trôi qua trước mắt tôi, ôi, nó cần quái gì chúng tôi có nói gì, nên chúng tôi có nói gì cũng là không nói!
Còn cái chuyện ‘tôi phải tuân vua’, ‘trò phải tuân thầy’, ‘vợ phải tuân chồng’, ‘con cái phải tuân cha mẹ’… Tôi thấy nó quá tầm thường, và là xưa lắm rồi, vì nay bên Tây, vua và tôi đều gọi với nhau là ‘you’, có nghĩa là tôi (người dân Mỹ) biết thế nào là đúng/sai, mà chả có cái gì mà tôi phải tuân theo ông Obama cả!
2. Tôi có biết từ sách vở:
Lão Tử nói là ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’, tạm hiểu là: đạo không thể diễn đạt được bằng lời nói. Tôi thấy nó quá bình thường, vì cái gì đã là đạo, hay nói nôm na là chân lý, lại há có thể diễn đạt được bằng lời sao?, ai có thể định nghĩa được ‘thiền là gì’, ‘tình yêu là gì’, ‘hạnh phúc là gì’, ‘phật là gì’, ‘thượng đế là gì’, hay ‘ta là ai, từ đâu đến, và sẽ đi về đâu’…, vì chắc gì Thiền sư hay Phật đã hạnh phúc!, và chắc chắn là vì ta đâu có phải là Thiền sư, là Phật, hay là Chúa… đâu mà biết được! Các bạn hãy xem chút tư liệu:
* Một ông nọ đi chung với một con quỷ trên một con đường, họ nhìn thấy một người nông dân cúi xuống nhặt được một cái gì đó và bỏ vào túi, ông ta bèn hỏi:
-Anh ấy nhặt được cái gì vậy?
Con quỷ đáp:
-Đó là một mảnh của chân lý.
-Ấy chết, thế sao ngươi không cản lại, nếu loài người mà tìm được chân lý thì ngươi chỉ có con đường chết!
-Ngươi yên tâm đi, con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó, vì thế mà ta suốt đời ngự trị loài người, ha..ha..ha… (tự kể theo một ý của Krishnamurti, xem chú dẫn bên dưới)
* Truyền thuyết rằng, trước khi trở thành bậc chánh giác, có 3 con yêu nữ (bao nhiêu con không quan trọng) đến quấy phá Đức Phật, nhưng có một đệ tử nói rằng 'ngài đã trở thành đấng giác ngộ, các ngươi không được quấy phá ngài nữa', đám yêu nữ bèn bỏ đi nhưng còn ngoái cổ lại và nói:
-Chơi như chúng tôi đây mới là hạnh phúc, còn ngồi xếp bằng như ngài thì chưa chắc đã là hạnh phúc. (Tự kể lại chuyện của Krishmamurti, xem đường dẫn bên dưới)
3. Tôi cũng có biết từ sách vở:
Trang Tử nói là ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?' (‘Thiên hạ’, Trang Tử), hay đại khái có câu là ‘'nếu làm con gà thì gáy, làm con chim thì hót, làm con người thì vui chơi'. Tôi thấy nó quá bình thường, vì mọi sự ở đời là vô thường, sẽ chuyển đổi nhanh chóng, nay sống, mai chết, nhưng dòng sông cứ chảy, ai mà không biết! Hơn nữa, đàn chim sẻ trước mắt tôi đang vui đùa trước nắng, còn mèo đang nằm ngủ thanh bình trên cái gác-mân-rê, có chó đang nằm ngủ ngon lành dưới chân tôi, chả lẽ con chim sẻ muốn làm con mèo, con mèo muốn làm con chó, hay ai đó muốn làm ông Obama!
*
Đánh giá về Khổng Tử, may thay, tối nay, tôi có đọc được một bài viết, xin trích đoạn:
Hiện nay Trung Quốc khởi xướng cơn sốt đọc lại Luận ngữ và mở hàng loạt Viện Khổng Tử nhằm lan tỏa quyền lực mềm, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, ngay tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến phản đối.
Giáo sư Lý Linh, Đại học Bắc Kinh, xuất bản cuốn sách có tên “Chó nhà tang - Tôi đọc Luận ngữ”, NXB Nhân dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007, trong đó kết luận: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
Ông viết: “Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” gì cả… Khổng Tử chỉ là người không có chức, cũng không có quyền - chỉ có học vấn về đạo đức - nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về.”
Ví Khổng Tử như con chó vô chủ là câu chuyện ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên viết rằng, vào năm 40 tuổi, khi không đạt được gì, Khổng Tử đã than rằng “Ta cùng đường rồi!” và rằng “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!” Cũng theo Sử ký, dân chúng thời Khổng Tử đã tả rằng nhìn ông “băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang”. Khi đệ tử kể lại cho Khổng Tử nghe lời nhận xét này về mình, ông đã bảo rằng “nói như thế là đúng làm sao, đúng làm sao!”
Chính người Trung Quốc cũng nhận xét “Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường, chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn… Những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lí thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức”.
Lúc sống không được trọng dụng nhưng các triều đại sau lại ra sức lợi dụng Khổng Tử để củng cố quyền lực của họ, khiến cho hình ảnh thật sự của người trí thức cổ đại Khổng Khâu khác hẳn với “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” sau này.
Vì thế, chính người Trung Quốc nhận xét, đại bi kịch của lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải là việc Tần Thủy Hoàng (259-210 trước CN) “đốt sách chôn nho”, mà chính là việc Hán Vũ Đế “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”. Từ chủ trương này, Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của triều đại, rằng sự trường tồn của các triều đại phong kiến là việc đã được vũ trụ an bài. (nguồn: congly.com.vn, xem đường dẫn bên dưới)
Giáo sư Lý Linh, Đại học Bắc Kinh, xuất bản cuốn sách có tên “Chó nhà tang - Tôi đọc Luận ngữ”, NXB Nhân dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007, trong đó kết luận: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
Ông viết: “Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” gì cả… Khổng Tử chỉ là người không có chức, cũng không có quyền - chỉ có học vấn về đạo đức - nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về.”
Ví Khổng Tử như con chó vô chủ là câu chuyện ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên viết rằng, vào năm 40 tuổi, khi không đạt được gì, Khổng Tử đã than rằng “Ta cùng đường rồi!” và rằng “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!” Cũng theo Sử ký, dân chúng thời Khổng Tử đã tả rằng nhìn ông “băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang”. Khi đệ tử kể lại cho Khổng Tử nghe lời nhận xét này về mình, ông đã bảo rằng “nói như thế là đúng làm sao, đúng làm sao!”
Chính người Trung Quốc cũng nhận xét “Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường, chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn… Những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lí thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức”.
Lúc sống không được trọng dụng nhưng các triều đại sau lại ra sức lợi dụng Khổng Tử để củng cố quyền lực của họ, khiến cho hình ảnh thật sự của người trí thức cổ đại Khổng Khâu khác hẳn với “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” sau này.
Vì thế, chính người Trung Quốc nhận xét, đại bi kịch của lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải là việc Tần Thủy Hoàng (259-210 trước CN) “đốt sách chôn nho”, mà chính là việc Hán Vũ Đế “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”. Từ chủ trương này, Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của triều đại, rằng sự trường tồn của các triều đại phong kiến là việc đã được vũ trụ an bài. (nguồn: congly.com.vn, xem đường dẫn bên dưới)
*
Nói chung là khi nghe tin ‘Xây dựng Văn Miếu’ thờ Khổng Tử!!! (đang bàn cãi) ở tỉnh Vĩnh Phúc, tôi cảm thấy rất… khó chịu. Người ta đã bỏ ra 300 tỉ đồng để làm cái việc viễn vông ‘ngàn năm gương cũ soi kim cổ’ của Tàu này, tại sao không cho mỗi em học sinh/sinh viên học xuất sắc/sáng tạo về toán, lý, hóa, tiếng Anh, công nghệ thông tin… vài chục triệu đồng, như vậy ta sẽ có cả trăm em được khuyến khích học giỏi + sáng tạo, để đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà!, đó là chưa kể đến những em nhà nghèo, ở vùng sâu vùng xa mà vẫn lo chuyên cần học tập để sau này đóng góp phần nào cho sự tiến bộ của xã hội! Lại nghe nói, cán bộ tỉnh có qua TQ học tập (!) rồi mới về mà làm nên cái công trình… sáng tạo (!) để khuyến khích các thế hệ tương lai nên học tập cái hình tượng cổ lỗ sĩ cách đây trên 2500 năm này! Phải chăng thời nay không có hình tượng nào để các cháu học hỏi!
Và ai đó không tự hỏi là:
-Tại sao mà trên 2500 năm nay, đất nước ta lại không sản sinh ra nỗi một ông Khổng Tử?
Và tôi tự hỏi là:
-Phải chăng vì ai đó đã quỳ xuống để cho người ta cao lên?
*
Tóm lại, tôi thấy rằng tôi không… cần Khổng Tử, Lão Tử hay Trang Tử nữa, xin mấy ông biến về nước cho tôi nhờ.
Mà tôi chỉ tạc tượng này:
Tạc chữ tình đêm lặng
Tưởng đã biến hư không
Nào ngờ em biển động
Tim ta bỗng cuộn vòng
Tưởng đã biến hư không
Nào ngờ em biển động
Tim ta bỗng cuộn vòng
Và anh Hai Rạch Giá có viết rằng (xem chú dẫn bên dưới):
-Lại tiếp tục xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc hàng mấy trăm tỷ đồng để thờ thằng Chệt Khổng Tử.
http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/06/11/nong_qua_3
http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/06/11/nong_qua_3
Anh Hai nói Khổng Tử là ‘thằng Chệt’, thằng Chệt là thằng gì? Tôi đang… tìm hiểu, các bạn hãy tìm hiểu cùng với tôi nhé.
(HẾT)
---------
Chú giải:
- Chuyện kể của Krishnamurti, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/694-khong-tu-co-phai-la-triet-gia-cai.html
- Đức Phật và 3 con yêu nữ, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/10/cai-chet-la-su-song.html
- Khổng Tử: 551-479TCN, Lão Tử: 571-531TCN (theo một tài liệu nước ngoài, wikipedia, nhưng đa số các học giả cho là ông sống vào thế kỷ thứ 4TCN - cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc), Trang Tử: 365-290TCN.
- Ngu trung: tạm hiểu là trung thành một cách mù quáng, ngu muội.
- Vấn đề thờ Khổng Tử, xem thêm: http://congly.com.vn/van-hoa/du-lich/cong-trinh-van-mieu-tinh-vinh-phuc-nen-doi-thanh-van-hien-tu-tho-danh-nhan-dat-viet-102090.html
- ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html
Được đăng bởi Nha Gom La Bang
DN Việt mất hợp đồng 2 tỷ USD quân trang cho quân đội Mỹ
Năm 2014, một số doanh nghiệp (DN) dệt may được chào một đơn hàng 2 tỷ USD gồm quần áo, cờ, giày dép, quân trang cho quân đội Mỹ… Hai bên thỏa thuận xong, nhưng khi gửi mẫu về Việt Nam thì hàng mẫu bị ách lại ở hải quan vì đó là hàng cấm nhập theo quy định của Bộ Quốc phòng. Sau hơn một tháng với rất nhiều thủ tục phức tạp, DN cũng nhận được hàng mẫu, nhưng khi ấy đã muộn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bỏ lỡ cơ hội và hợp đồng giá trị lớn
Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam có nhận được phản ánh từ Công ty CP May Hòa Bình - đơn vị có nhận sản xuất đồng phục Công an "Tasmania Police" của Australia- đề nghị gỡ khó trong việc sản xuất quân trang, quân phục cho quân đội nước ngoài. Phía khách hàng có trình văn bản cho phép ADA (Australian Defence Apparel Inc.) được đặt hàng sản xuất, gắn nhãn Tasmania Police trên sản phẩm đồng phục cảnh sát tại một số DN trong đó có Công ty CP May Hòa Bình.
Trường hợp Công ty CP May Hòa Bình không phải là duy nhất. Điều đáng nói là DN Việt Nam nhận được khá nhiều đơn hàng tương tự từ Australia, Italia, Romania… Mỗi đơn hàng như vậy, DN lại phải gửi công văn tới Bộ Công Thương, xin được sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đó. Nhưng Bộ Công Thương cũng không có quyền quyết định mà chỉ ghi nhận ý kiến, sau đó phối hợp với Bộ Quốc phòng trả lời DN.
Cần quy định phù hợp
Được biết, theo Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9/5/2006 của Bộ Quốc phòng, mặt hàng quân trang, quân dụng (đang được sử dụng cho lực lượng vũ trang) bị cấm xuất nhập khẩu . Theo các DN, quy định này không hợp lý, bởi dệt may cũng như nhiều ngành khác, việc sản xuất gia công theo đơn đặt hàng rất phổ biến. Khi quân đội các nước có nhu câu, ai thắng thầu sẽ được quyền sản xuất và cung ứng mặt hàng đó, cũng như quyền đặt các đối tác trên thế giới để sản xuất. “Không hiểu tại sao chúng ta lại phải bảo vệ cho nước ngoài trong vấn đề này, trong khi chính họ không lo ngại vì khi đặt sản xuất, họ đều có các cam kết về quyền được quân đội nước nhập khẩu cho phép, mỗi lần gia công lại xin phép như thế này thì DN mất rất nhiều thời gian, thậm chí sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh” - bà Phương Dung trăn trở.
Đến nay, Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng được ban hành để hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định số 12 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 187.
Trên thực tế, ngay cả cơ quan hải quan cũng đang lúng túng trong quá trình thực hiện quy định này. Trước đó, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho lô hàng gồm trên 2.000 quần, áo, ba lô, túi, nón…, được DN làm thủ tục xuất khẩu đi Australia. Qua kiểm tra hàng hóa, có nhiều mặt hàng may bằng vải có màu loang lổ, rằn ri như trang phục của lực lượng vũ trang nên đã tạm dừng thông quan. DN xuất khẩu giải trình hàng hóa xuất khẩu cho đối tác nước ngoài với mục đích sử dụng kinh doanh buôn bán cho dân thường, cảnh sát, quân đội (ngoại trừ lực lượng phản động). Do vậy, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị Cục Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Quốc phòng) có ý kiến tham gia về chính sách xuất khẩu đối với mặt hàng có kiểu dáng quân trang như trường hợp vướng mắc của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Để xác định hàng hóa có phải là quân trang, quân phục đang sử dụng cho các lực lượng vũ trang hay không, cơ quan quản lý cần gửi trưng cầu giám định tại cơ quan, tổ chức nào?
Vietnamnet (Theo Báo Công Thương)
Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam có nhận được phản ánh từ Công ty CP May Hòa Bình - đơn vị có nhận sản xuất đồng phục Công an "Tasmania Police" của Australia- đề nghị gỡ khó trong việc sản xuất quân trang, quân phục cho quân đội nước ngoài. Phía khách hàng có trình văn bản cho phép ADA (Australian Defence Apparel Inc.) được đặt hàng sản xuất, gắn nhãn Tasmania Police trên sản phẩm đồng phục cảnh sát tại một số DN trong đó có Công ty CP May Hòa Bình.
Trường hợp Công ty CP May Hòa Bình không phải là duy nhất. Điều đáng nói là DN Việt Nam nhận được khá nhiều đơn hàng tương tự từ Australia, Italia, Romania… Mỗi đơn hàng như vậy, DN lại phải gửi công văn tới Bộ Công Thương, xin được sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đó. Nhưng Bộ Công Thương cũng không có quyền quyết định mà chỉ ghi nhận ý kiến, sau đó phối hợp với Bộ Quốc phòng trả lời DN.
Chính sách không phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh |
Được biết, theo Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9/5/2006 của Bộ Quốc phòng, mặt hàng quân trang, quân dụng (đang được sử dụng cho lực lượng vũ trang) bị cấm xuất nhập khẩu . Theo các DN, quy định này không hợp lý, bởi dệt may cũng như nhiều ngành khác, việc sản xuất gia công theo đơn đặt hàng rất phổ biến. Khi quân đội các nước có nhu câu, ai thắng thầu sẽ được quyền sản xuất và cung ứng mặt hàng đó, cũng như quyền đặt các đối tác trên thế giới để sản xuất. “Không hiểu tại sao chúng ta lại phải bảo vệ cho nước ngoài trong vấn đề này, trong khi chính họ không lo ngại vì khi đặt sản xuất, họ đều có các cam kết về quyền được quân đội nước nhập khẩu cho phép, mỗi lần gia công lại xin phép như thế này thì DN mất rất nhiều thời gian, thậm chí sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh” - bà Phương Dung trăn trở.
Đến nay, Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng được ban hành để hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định số 12 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 187.
Trên thực tế, ngay cả cơ quan hải quan cũng đang lúng túng trong quá trình thực hiện quy định này. Trước đó, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho lô hàng gồm trên 2.000 quần, áo, ba lô, túi, nón…, được DN làm thủ tục xuất khẩu đi Australia. Qua kiểm tra hàng hóa, có nhiều mặt hàng may bằng vải có màu loang lổ, rằn ri như trang phục của lực lượng vũ trang nên đã tạm dừng thông quan. DN xuất khẩu giải trình hàng hóa xuất khẩu cho đối tác nước ngoài với mục đích sử dụng kinh doanh buôn bán cho dân thường, cảnh sát, quân đội (ngoại trừ lực lượng phản động). Do vậy, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị Cục Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Quốc phòng) có ý kiến tham gia về chính sách xuất khẩu đối với mặt hàng có kiểu dáng quân trang như trường hợp vướng mắc của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Để xác định hàng hóa có phải là quân trang, quân phục đang sử dụng cho các lực lượng vũ trang hay không, cơ quan quản lý cần gửi trưng cầu giám định tại cơ quan, tổ chức nào?
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Quốc phòng trong việc quy định các trường hợp DN Việt Nam nhận sản xuất đồng phục, quân trang cho quân đội nước ngoài, có giấy phép của nước đó thì được phép làm thủ tục hải quan bình thường như các đơn hàng sản xuất-gia công quần áo thông thường khác. |
Vietnamnet (Theo Báo Công Thương)
Cập nhật học thuyết chiến tranh của quân đội trở nên cấp thiết.
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển? |
Trần Vũ Tác giả hiện sống tại Texas, Hoa Kỳ
Bước sang thế kỷ 21, học thuyết Chiến tranh Nhân dân xây dựng trên lý thuyết của Mao Trạch Đông và nguyên soái Chu Đức vẫn tiếp tục được đề cao trên báo Quân đội Nhân dân ở Việt Nam, tuy rất ít phân tích và trống vắng kiểm định.
Trong bản đăng ngày 23/12/2012, sau khi đánh giá "chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh", Đại tướng Phó Quân ủy Trung ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh viết:
“Lực lượng và thế trận của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trên hết và hơn hết biểu hiện cho ý chí ngoan cường, dũng cảm, trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam, của nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, thể hiện trong phương châm chiến lược lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn và thắng địch bằng Mưu, Kế, Thế, Thời.”
Đại tướng Thanh không giải thích thế nào là Mưu, Kế, Thế, Thời và chừng như phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn” chỉ là khẩu ngữ viết cho tranh cổ động.
Trên thực tế chiến trường, Quân đội Nhân dân thường xuyên có khả năng mở đồng loạt nhiều mặt trận từ Quảng Trị lên Pleiku, xuống An Lộc vào Tây Ninh cùng một lúc, tức đông quân và lấy lớn đánh lớn.
Ngay trong chiến tranh Việt-Pháp, Quân đội Nhân dân luôn dụng nhiều đánh ít.
Trận Đông Khê tháng 9 năm 1950, Tổng bộ Việt Minh dùng hai trung đoàn chủ lực 174 và 209 đánh hai đại đội Lê dương của tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 Lê dương [II/3e REI] dưới quyền đại úy Allioux có cấp số 250 binh sĩ.
Chưa tính đến trung đoàn Sông Lô 209 của Lê Trọng Tấn, chỉ riêng trung đoàn 174 Cao-Bắc-Lạng đã đông gấp 20 lần quân Pháp.
Trong hồi ký Người lính già Đặng Văn Việt, Chiến sĩ Đường số 4 Anh hùng, Nxb Trẻ 2003, cựu trung tá Đặng Văn Việt “hùm xám đường biên giới”, là trung đoàn trưởng trung đoàn 174 trong trận này, ở trang 149 ghi rõ:
“Thế và lực giữa ta và địch đã thay đổi. Để đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Bộ Tổng Tư lệnh và Trung ương Đảng cho thành lập hai trung đoàn mạnh – hai đơn vị chủ lực mạnh đầu tiên của của quân đội ta: E174 – E209. E174: Lập nên bởi các lực lượng tinh nhuệ của ba trung đoàn địa phương ba tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Quân số lên đến 5.500 (gần một lữ) gồm 6 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh (6 khẩu pháo 75 ly), 1 tiểu đoàn cao xạ (12 khẩu 12,7 ly), 1 đại đội trợ chiến (6 cối 81 ly, 6 súng không giật 75 ly), 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin liên lạc, 1 đại đội cảnh vệ. Chỉ huy: Đặng Văn Việt – trung đoàn trưởng, Chu Huy Mân – chính ủy.”
Trận đồi Him Lam (đồi Béatrice) chiều 13 tháng 3-1954, hai trung đoàn 209 và 141 tràn ngập tiểu đoàn 3 của Bán Lữ đoàn 13 Lê dương [III/13e DBLE] dưới quyền thiếu tá Paul Pégot có quân số 450 binh sĩ. Không ngẫu nhiên phương Tây luôn nhìn huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp song hành với chiến thuật biển người.
Đại tá Pierre Rocolle trong luận án Vì sao Điện Biên Phủ [Pourquoi Dien Bien Phu, Nxb Flammarion,1968] mô tả chiến thuật này:
“Theo những tiêu chuẩn của chiến thuật Việt Minh, tấn công một cứ điểm, cần tập trung nỗ lực trên một trận địa thật thâu hẹp (vào chừng vài trăm thước) hầu đánh thủng hệ thống phòng thủ tại một điểm.
Tất nhiên cần lượng lớn súng cối và đại bác bộ binh đối diện khu vực tấn công, đồng thời tập trung các đơn vị được chỉ định xung phong đông từ 10 đến 20 lần quân trú phòng trong một hành lang hẹp trên địa thế chọn lựa.
Thực hiện đầu tiên một xé rào rồi nới rộng dần bằng cách tung những làn sóng tiến công tiếp theo cho đến khi trọn chu vi phòng thủ đối phương bị tràn ngập.” (trang 348)
Như thế, phương châm chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn” của “nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo” mà đại tướng Phùng Quang Thanh ca ngợi, ít tính khả tín.
Càng thêm khó hiểu khi đại tướng nhấn mạnh: tạo thế trận liên hoàn của “chiến tranh nhân dân đất đối không, đất đối biển”.
Hôm nay trước uy hiếp của Hải quân Trung Quốc, dân Việt không khỏi băn khoăn làm cách nào dân miền Trung cách Trường Sa 248 hải lý có thể lấy đất ruộng đương đầu với hạm đội thủy chiến Trung Hoa, đặc biệt đương đầu với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mà chắc chắn Trường Sa sẽ là mục tiêu oanh kích?
Ngay cả trong quá khứ, học thuyết này mang những giới hạn, vì ẩn vào dân khi yếu, dùng tai mắt dân quan sát, lấy thóc dân nuôi binh và dùng sức dân vận chuyển… không giúp ích cho một đạo quân tác chiến độc lập tách rời dân chúng.
Như khi hành quân ngoại biên, Quân đội Nhân dân không bình định được Campuchia trong 10 năm chiếm đóng, chính vì dân xứ Khmer không theo. Trên mặt biển, các hải đoàn Việt Nam hoàn toàn cô độc trước hải lực hùng hậu của Trung Hoa.
Cập nhật học thuyết chiến tranh của quân đội trở nên cấp thiết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
.“Nó sẽ có nghĩa là trong khoảng 10.000 năm tới, con người sẽ ăn điểm tâm vào lúc 2 giờ sáng.”
Vào lúc 23 giờ 59 phút giờ GMT ngày 30-6, thế giới sẽ có 1 phút dài 61 giây.
Nguyên do của sự việc kỳ lạ này là “giây nhảy cách” – Đó là khi những người coi giờ điều chỉnh những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao của mình đồng bộ với vòng quay của trái đất thay đổi bởi ảnh hưởng sức hút trọng lực của mặt trời và mặt trăng.
Sẽ có rất ít người trong 7,2 tỉ dân số trái đất nhận thức được sự thay đổi này, và thậm chí còn ít người hơn phải sắp xếp việc phải làm trong giây ngoại lệ ấy. Nhưng với những người chuyên môn đo thời khắc, giây thêm vào này là một vấn đề lớn, và đã có những tranh chấp xem có nên chấp nhận hay loại bỏ nó.
Daniel Gambis, giám đốc của Dịch vụ Vòng quay Trái đất và các Hệ thống liên quan (IERS) nhận xét về việc có nên thêm vào giây dôi ra này hay không.Thật sự, giây nhảy cách này không cần thiết được thêm vào hệ thống đồng hồ bình thường của chúng ta. Nhưng nó rất quan trọng cho những chiếc đồng hồ siêu chính xác, ví dụ như đồng hồ thường dùng tần số nguyên tử làm cơ chế hoạt động.
Những chiếc máy tính chứa dữ liệu lớn có thể ít ngặt nghèo hơn đồng hồ nguyên tử, nhưng vẫn cần sự chính xác cực kỳ cao về thời gian nội bộ. Ví dụ như mạng Internet gửi dữ liệu khắp thế giới trong những gói nhỏ được liên kết lại với nhau trong từng phần triệu giây. Một số thuật toán trong giao dịch tài chính được tính dựa trên một phần vài giây nhanh hơn đối thủ để thu được lợi nhuận.
Từ năm 1971, “giây nhảy cách” đã được thêm vào trong 25 dịp, trong một nỗ lực làm đơn giản hóa Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), tên gọi khác chính thức của GMT.Nhưng trong 15 năm gần đây đã có một cuộc tranh luận căng thẳng về việc có nên tạo ra sự thay đổi này hay không và những rắc rối của nó.
Chỉnh sửa gần đây nhất là vào ngày 30-6-2012 đã gây rối loạn đến rất nhiều máy chủ internet, và hệ thống đặt chỗ trực tuyến của hãng hàng không Qantas của Úc “bị sập trong vài giờ”, theo Gambis cho biết.“Bây giờ là lúc để bỏ ‘giây nhảy cách’. Nó tạo ra rắc rối và gây lỗi,” Sebastien Bize, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử ở phòng thí nghiệm SYRTE tại Đài Thiên văn Paris nói.
Nếu thế giới loại bỏ “giây nhảy cách”, thời gian được con người tính toán có thể không còn chính xác với vòng quay của trái đất.“Nó sẽ có nghĩa là trong khoảng 10.000 năm tới, con người sẽ ăn điểm tâm vào lúc 2 giờ sáng.”
Nguồn:
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cũ rồi nha!
Trung Quốc định bẫy Việt Nam ở Biển Đông bằng thủ đoạn Đặng Tiểu Bình 1979
Bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam.
Đa Chiều ngày 19/6 bình luận, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc từ 17 đến 19/6 cùng ông Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung lần thứ 8. Về nguyên tắc, hội nghị này tổ chức luân lưu mỗi năm một lần ở 2 nước, từ năm 2006 đến nay đã được 8 kỳ và chỉ 2 năm không tổ chức là 2007, 2012.
Đáng chú ý là thời gian diễn ra hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung không cố định. Kỳ họp lần thứ 8 năm nay diễn ra ngay sau khi Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Biển Đông chắc chắn là nội dung đàm phán chủ yếu của 2 nước Trung Mỹ, nhưng kết quả ra sao nay vẫn kín như bưng. Bắc Kinh chọn thời điểm này để hội đàm với Việt Nam khiến người ta phải suy nghĩ, Đa Chiều nhấn mạnh.
Trước đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho khu vực ngày càng căng thẳng. Tổng thống Philippines hôm 3/6 còn so sánh hành động này của Bắc Kinh ở Biển Đông không khác gì phát xít Đức Hitler, nhưng Việt Nam lại khá “bình tĩnh”. Người Việt bày tỏ thái độ thông qua việc phát triển sức mạnh quân sự.
Ngoài các vũ khí hiện đại Nga cung cấp cho Việt Nam để nâng cao khả năng phòng thủ ở Biển Đông như chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636MV, tàu hộ vệ mang tên lửa thì Việt Nam còn không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Trung Quốc lo rằng vì chuyện Biển Đông, Việt Nam rất có thể “hoàn toàn ngả theo Mỹ”. Trong khi đó Hoa Kỳ cũng đang ủng hộ nhất định đối với Việt Nam ở Biển Đông, về lâu dài mong muốn Việt Nam trở thành “mắt xích quan trọng” trong chiến lược tái cân bằng châu Á, Đa Chiều bình luận.
Hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ vốn dĩ hết sức bình thường, nhưng trong thời điểm Biển Đông căng thẳng (vì chính hành vi leo thang, bất chấp luật pháp của Bắc Kinh) hai nước Việt – Mỹ xích lại gần nhau khiến Trung Nam Hải lo lắng. “Ổn định quan hệ Việt – Trung” là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh, cũng là nhiệm vụ bức thiết của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, tư duy thông thường của Trung Quốc không thể “phá giải được chính sách cứng rắn của Việt Nam”, Đa Chiều bình luận.
Một Việt Nam như thế nào thì phù hợp với lợi ích của Trung Quốc? Đa Chiều đặt câu hỏi và trả lời, đương nhiên đó là một Việt Nam không hoàn toàn ngả theo Mỹ, chí ít thì cũng trung lập trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đặng Tiểu Bình, kẻ đã từng tuyên bố xấc xược “dạy cho Việt Nam một bài học” khi đi thăm Hoa Kỳ, sau đó xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, đẫm máu. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc cũng mong làm sao để Việt Nam “không lên tiếng” trước các hành động (phạm pháp) của họ ở Biển Đông để cô lập Philippines. Do đó Bắc Kinh thường truyền đạt thông điệp, chủ trương của họ về Biển Đông thông qua các kỳ họp của Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc.
Hội nghị lần thứ 8 tổ chức ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ đặt ra dấu hỏi lớn. Chắc chắn Biển Đông là nội dung chủ yếu trên bàn đàm phán Trung – Mỹ, nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn “giấu nhẹm” kết quả đã bàn những gì, thậm chí khiến dư luận phải đặt câu hỏi Bắc Kinh đã đổi chác những gì với người Mỹ trong chuyện Biển Đông?
Nếu như không có sự ủng hộ của Mỹ, Việt Nam “có gan” đến đâu trong bảo vệ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông? Đa Chiều đặt câu hỏi. Do đó, trong bối cảnh nghi vấn bao trùm này Bắc Kinh tổ chức hội đàm với Việt Nam dễ “nắm chắc phần thắng”?!
Theo tờ báo của người Hoa hải ngoại này, thủ đoạn ngoại giao tương tự đã được Bắc Kinh sử dụng rất thành công không chỉ 1 lần trong lịch sử. Năm 1958, Mao Trạch Đông đã hạ lệnh pháo kích Kim Môn, Mã Tổ do chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan kiểm soát chỉ 3 tuần sau khi Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev thăm Bắc Kinh.
Động thái này khiến dư luận quốc tế, đặc biệt là “bên thứ 3″ tức Hoa Kỳ phải nghĩ rằng hành động phiêu lưu trên của Mao đã được Moscow đồng tình ủng hộ nên “không dám manh động”. Trong khi thực tế Khrushchev chẳng biết gì về kế hoạch này của Mao.
Đặng Tiểu Bình cũng lặp lại thủ đoạn này trong cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Trước khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng thăm Mỹ và thông báo cho Washington về cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng người Mỹ đã không thể hiện sự ủng hộ một cách rõ ràng.
Tác dụng của Hoa Kỳ trong quyết định này chỉ là chia sẻ tình báo và hợp tác ngoại giao nhưng lại làm cho Liên Xô phải do dự, không biết Đặng có thỏa thuận gì với Mỹ làm tổn hại lợi ích của Liên Xô hay không.
Cả 2 lần Mao và Đặng đều không yêu cầu đối tác giúp mình tiến hành hoạt động quân sự (xâm lược), nhưng đã rất thành công trong việc “lèo lái” dư luận hiểu rằng Bắc Kinh được 1 siêu cường hậu thuẫn, dọa “siêu cường kia” không dám can thiệp, dù là đồng minh của mình đang bị Bắc Kinh đe dọa, bắt nạt. Do đó theo Đa Chiều, việc bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)