Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Phe thân Thanh Triều thắng thế gây mất nước



Luật sư Nguyễn Xuân Phước từ Texas viết về bài học Triều Nguyễn và xu hướng thân Trung Hoa đưa tới chỗ mất nước và so sánh với tình trạng lệ thuộc tư tưởng ngày nay:



Quan lại phong kiến Việt Nam
Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội. Nhưng quá trình thống nhất và sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở các triều đại nhà Nguyễn đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn đánh mất nền độc lập.

Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa.

Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Ða Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Ða Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết. Ðể vận động sự trợ giúp của Pháp quốc, Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh lúc mới lên bốn cho giám mục Bá Ða Lộc. Đồng thời giám mục có toàn quyền ký hiệp định với hoàng đế Pháp để giúp cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Sau đó ông trở về Pháp để vận động viện trợ cho Nguyễn Ánh. Ngài đã thay mặt Nguyễn Ánh ký hiệp ước 1787 dùng các đảo Côn Sơn và các đảo ngoài khơi Đà Nẳng (là Hoàng Sa) để đổi lấy viện trợ quân sự. Nhưng việc thi hành hiệp ước 1787 với Pháp thất bại.

Sau đó giám mục Bá Ða Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chánh riêng để mua khí giới và đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho quân Nguyễn Ánh. Những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh như Sạc Ne (Charner) và Sai Nhô (Chaigneau) đều được tham dự triều chính của vua Gia Long khi ngài lên ngôi.

Chúng ta có thể khẳng định rằng vua Gia Long là vị vua Á Châu đầu tiên biết xử dụng nhân tài Tây Phương để phục vụ cho đất nước.

Hai phe đấu đá
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Tây phương trong triều đình Gia Long là hoàng tử Cảnh. Hoàng tử Cảnh được vua cha Gia Long cho theo đức giám mục Bá Ða Lộc từ lúc ông mới 4 tuổi. Ở tuổi thơ ấu này, hoàng tử Cảnh rất dễ tiếp thu văn hoá và ngôn ngữ Tây phương. Có lẽ hoàng tử Cảnh là vị hoàng tử Á Châu đầu tiên được theo Tây học ở cuối thế kỷ thứ 18. Tuy lịch sử không nói nhiều đến cuộc đời của hoàng tử Cảnh, ngày nay chúng ta có thể suy luận được rằng hoàng tử Cảnh là người tiếp cận văn hoá tây phương rất sớm, thông thạo Pháp ngữ, Latin và có quan hệ rất tốt với Tây phương.

Ngoài ra, cánh quân sự trong triều đình Gia Long là thành phần chịu ảnh hưởng của Tây phương. Họ là những người trực tiếp xử dụng vũ khí của Tây phương. Đứng đầu cánh thân Tây phương này là tả quân Lê Văn Duyệt cùng các tướng lãnh như tiền quân Nguyễn Thành.

Phe thân Trung Hoa là những người Minh Hương đã gia nhập lực lượng của Nguyẽn Ánh để chống Tây Sơn. Người Minh Hương là những người Trung Hoa phục vụ cho nhà Minh xin tỵ nạn chính trị tại Đại Việt khi nhà Thanh diệt nhà Minh. Những người Minh Hương thoạt đầu là những người của tổ chức Thiên Địa Hội có ý chí phản Thanh phục Minh.

Tuy nhiên từ thời Khang Hy trở đi, nhà Thanh đã bắt đầu bị đồng hoá vào Trung Hoa và Khang Hy bắt đầu những chính sách kinh tế, chính trị làm cho Trung Hoa càng ngày càng phồn thịnh và phát huy văn hoá Trung Hoa lên cao độ. Do đó, ý chí phục Minh của những người Minh Hương không còn nữa. Sau hơn 100 năm sống ở Đại Việt, những người Hoa kiều nầy trở thành một bộ phận của dân tộc nhưng họ vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với mẫu quốc Trung Hoa. Tại Việt Nam lúc bấy giờ người Minh Hương trở thành một lực lượng có xu huớng thân Trung Hoa trong triều Gia Long.

Ðứng đầu lực lượng nầy là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh và Ngô Nhơn Tịnh. Ba ngưòi nầy là học trò xuất sắc của một nhà thâm nho gốc Minh Hương là Võ Trường Toản và cả ba được người đương thời gọi là Gia Định Tam Hùng. Cả ba đều tham gia hoạt động phò Nguyễn Ánh từ năm 1788.

Ấn Vàng của Hoàng đế Gia Long
Khi Gia Long lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức được bổ nhiệm làm thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được làm Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh Hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm. Hoàng tử Ðảm sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng.

Hai xu hướng thân Tây phương và thân Trung Hoa trong triều Gia Long xung đột gay gắt về vấn đề kế vị hoàng tử Cảnh sau khi hoàng tử qua đời. Khi Trịnh Hoài Đức thuyết phục được Gia Long phế dòng trưởng lập dòng thứ, vua Gia Long đã chọn Minh Mạng làm người kế vị. Khi Minh Mạng lên ngôi, dưới ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh, Việt Nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho giáo của Thanh triều (Thanh Nho) để phát triển đất nước.

Sau khi phe thân Trung Hoa tạo được ưu thế trong triều đình thì thanh trừng bắt đầu xuất hiện. Tiền quân Nguyễn Thành, tổng trấn Bắc Thành, đã bị gièm pha đến phải uống thuốc độc tự vẫn thời Gia Long. Sau khi lên ngôi, Minh Mạng (1820-1840) triệt hạ dòng dõi của hoàng tử Cảnh bằng cách xử tử vợ và người con trưởng của hoàng tử Cảnh, giáng ngưòi con thứ làm thường dân.

Đối với Lê Văn Duyệt, Minh Mạng chưa dám làm gì và vẫn cho làm tổng trấn Gia Định Thành. Khi Minh Mạng ban hành lệnh cấm đạo thì Lê Văn Duyệt tại Gia Định vẫn chủ trương thân Tây phương và không thực hiện lệnh cấm đạo. Khi Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình với sự giúp đỡ của một số người Tây phương trong đó có một linh mục Công giáo. Khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi bị dẹp tan thì Ming Mạng mới kết án Lê Văn Duyệt, tước hết các chức vụ và cho xiềng lăng của ông bằng xích sắt.

Về phương diện ngoại giao, Minh Mạng cho giảm dần quan hệ với Tây phương. Những ngườì Pháp làm việc với Gia Long chán nản bỏ về nước. Với những người Minh Hương thân Trung Hoa cầm nắm vận mạng của triều đình, Minh Mạng đã thi hành một loạt các chính sách ngoại giao đi ngược với đưòng lối của Gia Long. Từ một nền chính trị ngoại giao khai phóng của Gia Long với những quan hệ rộng rãi với các quốc gia trên thế giới, Minh Mạng và các vua kế vị Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883) cùng triều đình thân Trung Hoa đã bắt đầu một nền chính trị cục bộ, thiển cận với chính sách bế môn toả cảng, đoạn tuyệt với Tây phương, ban hành lệnh cấm đạo.

Mê văn chương xao nhãng quân sự
Do ảnh hưởng của Thanh Nho, triều đình nhà Nguyễn từ Minh Mạng trở đi chỉ chú trọng đến văn chương thi phú biền ngẫu, đi theo con đường trọng văn và xao lãng vấn đề quân sự và quốc phòng. Ðây là lý do, sau khi Gia Long băng hà, sức mạnh quân sự của triều Nguyễn suy giảm hẳn. Khi các tướng lãnh thuộc thế hệ Gia Long qua đời, các tướng lãnh thế hệ kế thừa không đủ tài thao lược để thực hiện chính sách quốc phòng hữu hiệu.

Lực lượng quân sự của Trương Minh Giảng không đủ khả năng duy trì guồng máy cai trị ở Nam Vang. Và Trương Minh Giảng đã bị người Miên đánh đuổi về nước dưới triều Thiệu Trị.

Đến thời kỳ Tự Đức, xu hướng thân Trung Hoa hoàn toàn nắm trọn quyền trong triều đình. Sự kiện này được xác định khi triều đình họp nhau bác bỏ bản điều trần canh tân đất nước của Nguyẽn Trường Tộ. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là một nho sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông nổi tiếng thông minh và hay chữ, được người đời gọi là Trạng Tộ. Ông cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ Tây phương.

CốCung ở Bắc Kinh
Ông làm thông ngôn cho các giáo sĩ Thiên Chuá trong việc truyền đạo tại Việt Nam. Sau một thời gian đi chu du thế giới, đặc biệt là Pháp và Ý, ông trở về Việt Nam dành mấy năm trời đem tâm huyết của một người yêu nước viết nhiều bản điều trần cải cách và canh tân đất nước dâng lên Tự Đức. Nhưng triều đình Tự Đức với đầu óc cổ hủ của Thanh Nho không đủ tầm nhìn để hiểu được những thế lớn đang bùng ra trong thiên hạ thời bấy giờ. Sau hoàng tử Cảnh năm mươi năm, Việt Nam đã mất đi cơ hội phát triển một lần nữa khi triều đình nhà Nguyễn quay mặt trưóc những yêu cầu canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Điều bất hạnh hơn cho dân tộc là lúc ấy giáo điều Thanh Nho đã bắt đầu rã mục. Triều đình nhà Thanh đang trên đà phá sản. Năm 1839 chiến tranh nha phiến bùng nổ, nhà Thanh phải ký các hiệp ước biên giới nhượng đất cho Anh và Pháp. Với hiệp ước Nam Kinh, Anh chính thức chiếm đóng Hương Cảng năm 1842. Với hiệp ước Hoàng Phố 1844, Pháp chính thức đặt chân lên lãnh địa Trung Hoa. Ở mạn bắc, năm 1850 quân đội của Nga Hoàng tràn xuống Hắc Long Giang chiếm đóng Mãn Châu, quê hương của nhà Thanh. Từ 1854 đến 1860, Hồng Tú Toàn và phong trào Thái Bình Thiên Quốc đã chiếm gần một nửa Trung Hoa. Cuối cùng, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của phong trào cách mạng Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Văn đã lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh để xây dựng chế độ Cộng Hoà.

Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn như mơ ngủ. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ năm 1860, tức là 20 năm sau khi nhà Thanh bị liệt cường xâu xé và đang dãy chết, triều đình Tự Đức vẫn còn cho người sang Trung Hoa cầu viện. Những tiếng nói đòi cải cách của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch trở thành nổi trăn trở kéo dài hàng thế kỷ của nhiều thế hệ. Ý hệ Thanh Nho làm triều đình nhà Nguyễn u mê đến nổi không thấy được một thế giới mới đang ra đời với cuộc cách mạng kỹ nghệ đang đẩy xã hội Tây phương lên đỉnh cao của sự phát triển. Và cuộc cách mạng kỹ nghệ đó làm thay đổi cục diện thế giới, cùng lúc làm thay đổi lịch sử nước Việt.

Khi Pháp tấn công Nam Kỳ thì triều đình hoàn toàn không có đủ năng lực quân sự và chiến lược quốc phòng để đối phó. Những võ tướng uy tín trong triều như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản (cũng gốc người Minh Hương) dù thừa khí phách của nho gia nhưng không đủ tài thao lược quân sự để lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược. Khi Pháp chiếm Sài Gòn thì súng ống và đạn dược của quan quân Triều đình có rất nhiều nhưng quân đội ô hợp không có khả năng chống trả quân xâm lăng. Hậu quả tất nhiên là đất nước đã mất vào tay thực dân.

Với Hoà Ước Nhâm Tuất 1862 và hoà ước Patenôtre 1884, công cuộc thống nhất đất nước của Gia Long được coi như cáo chung. Việt Nam bước qua trang sử mới, đó là trang sử nô lệ. Và sau 1000 năm giành được độc lập từ Trung Hoa thời Ngô Quyền, nước Đại Việt lại một lần nữa mất quyền tự chủ.

Cái nhục mất nước, tụt hậu của dân tộc Đại Việt ở thế kỷ 19 phát xuất từ nhiều yếu tố lịch sử khác nhau.

Thế nhưng sự chọn lựa mô hình phát triển đất nước, sự ỷ dốc vào Thanh triều trên mặt trận ngoại giao và văn hoá thời kỳ hậu Gia Long, chính sách giao thương phụ thuộc kinh tế Trung Hoa và sự tin tưởng mù quáng vào giáo điều Thanh Nho bất chấp các bản điều trần yêu cầu canh tân của các sĩ phu tiến bộ, là những yếu tố quyết định đưa đất nước vào giai đoạn nô lệ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Việt Nam cách thiên đường quá xa, lại ở quá gần Trung Quốc"



(GDVN) - Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu muốn nói rằng ở quá gần, hay là láng giềng của Trung Quốc là đại họa, là địa ngục hay tất cả những gì đối lập với thiên đường...
Thời báo Hoàn Cầu chống phá kịch liệt quan hệ Việt - Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm chính thức Việt Nam trở thành đề tài bôi nhọ của Thời báo Hoàn Cầu. Ảnh: Reuters.
Tiếp tục chiến dịch bôi nhọ, chống phá kịch liệt Việt Nam, Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 10/6 tiếp tục có bài xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam trước thông tin Việt Nam mua vũ khí phòng không của phương Tây để tăng cường năng lực phòng thủ.
Với tít bài sặc mùi khiêu khích và miệt thị người Việt, Hoàn Cầu viết: "Việt Nam muốn ôm chân phương Tây mua chiến đấu cơ chống Trung Quốc? Cư dân mạng: Tiểu quốc hạ đẳng!" Một tờ báo sống bằng ngân sách của chính phủ Trung Quốc chuyên làm cái việc tuyên truyền kích động chống Việt Nam thì không thể nói đây là "quan điểm riêng" của Thời báo Hoàn Cầu và Trung Nam Hải vô can được - PV.
Thời báo Hoàn Cầu đã làm một cuộc "thăm dò dư luận" về quan hệ Việt - Mỹ đối với các độc giả của tờ báo này lâu nay bị tuyên truyền nhồi sọ những luận điệu kích bác, chống phá Việt Nam quyết liệt. Tờ báo đảng Trung Quốc đã đưa ra 3 phương án đều là những lời rác rưởi miệt thị Việt Nam để cho những tín đồ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan lựa chọn.
Phương án nhục mạ Việt Nam thứ nhất Thời báo Hoàn Cầu đưa ra: "Việt Nam cam tâm làm con tốt để Mỹ dùng chống Trung Quốc ở Biển Đông, vì mưu lợi mà không ngại dựa vào Mỹ", có 31,1% độc giả của Thời báo Hoàn Cầu lựa chọn. Phương án thứ 2 khích bác, chia rẽ bôi nhọ quan hệ Việt - Mỹ: "Việt Nam và Hoa Kỳ bề ngoài giữ khoảng cách, bên trong lại hòa hợp cùng mang thai quỷ tìm kiếm lợi riêng", 67,9% độc giả của tờ Hoàn Cầu lựa chọn.
Phương án thứ 3 là "không nắm rõ" có 1,1% độc giả báo này lựa chọn. Điều đó cho thấy đã có một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ đã bị Thời báo Hoàn Cầu đầu độc, tiêm nhiễm các tư tưởng cực đoan bài Việt, bài Nhật, bài Philippines, chống đối phương Tây kịch liệt. Phải chăng Trung Nam Hải muốn thông qua Thời báo Hoàn Cầu để "chuẩn bị dư luận" cho một hành động leo thang nào đó? PV.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"LỢI ÍCH NHÓM" VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU


 
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lời dẫn của Nguyễn Chí Tuyến: 
Các bạn nghĩ gì về bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương về "Lợi ích nhóm và Chủ nghĩa tư bản thân hữu" được đăng công khai trên Tạp chí Cộng sản và được các báo mạng đưa lại?

Liệu đó là quan điểm riêng của ông ấy hay của một nhóm người trong Đảng Cộng sản?

Bạn nào chưa đọc thì mời đọc các link dưới, khá dài đấy nhưng hãy đọc hết và nên để ý đến các ý chính.
- cảnh báo nguy cơ
 
Bài: Vũ Ngọc Hoàng
Báo Dân trí
Thứ Ba, 02/06/2015 - 12:45  

Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích.

Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội không thể thành công, trước sau cũng nhất định thất bại.

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuyengiao.vn)

Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”. Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong Đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáo những người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích. “Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực cùng với tham vọng tiền bạc.

Ở nước ta, trong lãnh đạo, người đầu tiên công khai hóa và nêu lên sự cần thiết phải đấu tranh với “lợi ích nhóm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí đã phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI), và sau đồng chí, một vài đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới thoáng qua và nhìn chung, chưa có chỉ đạo gì quyết liệt trong việc ngăn ngừa, phòng chống “lợi ích nhóm”. Trong giới khoa học của Việt Nam đã có một số nghiên cứu, nhưng chưa nhiều, và mới ở dạng lý thuyết chung, chưa gắn với thực tế tình hình nước ta. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tài liệu nghiên cứu vấn đề này, gắn với quá trình phát triển của một số quốc gia. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.

Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Đó là trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng – tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý các loại cấp giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham mưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành. Đi sâu vào nghiên cứu các vụ tiêu cực, tham nhũng có tổ chức, các vụ việc mà dư luận có nhiều ý kiến thì sẽ có nhiều thông tin cụ thể về tình hình “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Tức là tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo động.

“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất là nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Hầu hết các nước bị “bẫy” thu nhập trung bình kéo dài nhiều thập kỷ, thậm chí kéo dài hàng thế kỷ, loay hoay mãi, lùng nhùng mãi, không làm sao thoát ra được để trở thành một quốc gia phát triển, là do “lợi ích nhóm” – nguyên nhân trực tiếp và hàng đầu. Với sự chi phối của các “nhóm lợi ích”, nguồn lực quốc gia bị phân bổ và sử dụng không vì lợi ích chung của quốc gia, mà nhằm hướng phục vụ cho “lợi ích nhóm”; việc bố trí đầu tư, sắp xếp dự án và kể cả ban hành chính sách, điều hành xử lý công việc cũng vậy.

Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn quá thấp, vào loại thấp nhất khu vực Đông Á, hiệu quả đầu tư rất kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vay ấy) quá kém; thu nhập rất thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình thấp. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy” thu nhập trung bình và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì đáng lo ngại.

Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang CNTB thân hữu, đó là con đường không có tiền đồ và nguy hiểm, không có tự do và dân chủ (vì bị nhóm lợi ích độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu. Chúng ta mong muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng với quyền lực chiếm địa vị thống trị. Thực chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyền lực không còn là của nhân dân, cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu XHCN (chân chính). “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có từ rất sớm, ít nhất là từ buổi đầu của thời kỳ phong kiến; nhưng sang thời kỳ TBCN thì nó phát triển và diễn biến phức tạp hơn, kể cả trình độ, quy mô và tính chất. Trong Chủ nghĩa tư bản “hoang dã”, “mông muội”, các “nhóm lợi ích” hoạt động phổ biến, công khai, tích lũy và tập trung tư bản bằng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực và giết người.

Nhân đây, trước khi nói đến hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra, xin nói rõ hơn về CNTB thân hữu. Suốt mấy trăm năm nay, qua quá trình cạnh tranh, qua đấu tranh xã hội, chịu sự tác động của các quy luật khách quan về kinh tế và xã hội, CNTB buộc phải liên tục điều chỉnh, nhờ vậy mà tiến bộ dần. Ngày nay CNTB hiện đại đã có những tiến bộ đáng ghi nhận; họ đã tạo ra nhiều thành tựu và một số nước phát triển cao, tính chất xã hội hóa cao hơn, đang dần dần từng bước tạo ra các nhân tố mới của xã hội tương lai (XHCN). Đồng thời với quá trình tiến hóa tự nhiên ấy, trong thực tiễn thế giới tư bản còn xuất hiện một khuynh hướng khác, một khuynh hướng không lành mạnh, không bình thường, một khuynh hướng tha hóa, đó là CNTB thân hữu, một loại hình nguy hại cho sự phát triển của các quốc gia. Nước nào rơi vào “CNTB thân hữu” thì không ngóc đầu lên được. CNTB thân hữu thực chất là sự bành trướng, biến dạng, biến tướng, sự thoái hóa cao độ của “nhóm lợi ích” gây ra. Đây là một loại hình rất lạc hậu, khác xa so với CNTB hiện đại (CNTB hiện đại cũng có nhiều mặt tiến bộ, mà chúng ta cần nghiên cứu để học tập kinh nghiệm của họ) và tất nhiên là càng xa lạ với CNXH văn minh.

CNTB thân hữu còn có các cách gọi khác nhau, là “CNTB lợi ích”, “CNTB bè phái”, “CNTB bè cánh”, “CNTB lũng đoạn”… CNTB thân hữu không phải là một giai đoạn của CNTB, mà là một hiện tượng, một khuyết tật, một sự tha hóa của CNTB. Đây là loại hình “phát triển” mà trong đó các doanh nghiệp dựa vào ưu thế về mối quan hệ với những người có quyền lực để tạo ra nguồn thu tài chính cho cá nhân và đơn vị mình. Các doanh nghiệp này tập trung đầu tư vào “quan hệ”, vào “quan chức” để từ đó mà dùng quyền lực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Đặc trưng của “CNTB thân hữu” là có sự cấu kết, xâm nhập lẫn nhau giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực cũng tham gia “kinh doanh”, làm quan chức để làm giàu, họ cùng nhau bóc lột “mềm” toàn xã hội, bóc lột cả dân tộc, họ thâu tóm các nguồn tài chính, của cải và thâu tóm quyền lực chính trị, biến bộ máy nhà nước thành công cụ của một nhóm người (nhân danh nhà nước và đảng cầm quyền) thực hiện độc quyền kinh tế kết hợp với độc quyền chính trị. Nói họ thực hiện bóc lột “mềm” là vì không có hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh cụ thể để trực tiếp bóc lột giá trị thặng dư của lao động, sự bóc lột của họ tinh vi hơn, nhưng tai hại hơn, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Sự bóc lột ấy thực hiện thông qua các dự án, các chương trình đầu tư; thông qua các cơ chế, chính sách (không phục vụ cho toàn xã hội mà phục vụ cho một nhóm người) và thông qua cách điều hành, cách quản lý mập mờ, không minh bạch, gây tiêu cực, tham nhũng… Họ thu lợi thông qua các công ty “sân sau”, công ty con, công ty cháu, công ty nhánh của gia đình, của “cánh hữu”. Nó ra đời trong (và gắn với) CNTB “man rợ”, CNTB “dã man”, chứ không phải CNTB văn minh.

Rất đáng lưu ý là, “CNTB thân hữu” không chỉ có trong xã hội tư bản (yếu kém và tha hóa) mà còn có trong các xã hội khác, ở các nước mới bắt đầu vận hành nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, khi mà ở đó “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, “lợi ích bè phái”, “tính thân hữu vì lợi ích” đang nổi lên và hoành hành; khi mà đảng cầm quyền cùng nhà nước do nó lãnh đạo bị suy thoái về đạo đức, tham nhũng trở nên phổ biến và pháp luật không được tuân thủ trong sự quản lý đất nước, quản lý xã hội (tức là trình độ quản trị quốc gia yếu kém). Thực tiễn thế giới cho thấy, CNTB thân hữu kìm hãm sự phát triển của quốc gia, làm cho đất nước rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình hàng thế kỷ không ra được, làm băng hoại đạo đức xã hội (do lệch chuẩn giá trị); làm méo mó, biến dạng các chủ trương đường lối; gây nên các khuyết tật của nền kinh tế và của xã hội, để hậu quả lâu dài. CNTB thân hữu xuất phát từ các nguyên nhân, nguồn gốc: “Lợi ích nhóm” tiêu cực, các dạng Maphia, tham nhũng có tổ chức, sự suy thoái đạo đức của cán bộ có chức quyền, không có cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực tha hóa và không có cơ chế tốt để dân làm chủ, để nhân dân có quyền lực thật sự, trình độ và năng lực quản trị quốc gia yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở và việc chấp hành pháp luật không nghiêm, bảo kê, bao che và dung túng cho các sai phạm. Ở đâu và khi nào mà “nhóm lợi ích” không bị ngăn chặn có hiệu lực, hiệu quả, mà để nó phát triển mạnh, lan tràn, hoành hành, vai trò của nhà nước lành mạnh bị vô hiệu hóa, thì ở đó, tất yếu sẽ kéo theo, CNTB thân hữu xuất hiện và tồn tại, không thể tránh được, không thể khác được, dù có muốn hay không.

Lâu nay Đảng ta đã nhiều lần lưu ý nguy cơ chệch hướng. Nếu chệch hướng thì sẽ chệch đi đâu? Chắc không thể trở lại chế độ phong kiến, vì trình độ phát triển đã vượt qua. Cũng không thể chệch sang CNTB phát triển văn minh, vì trình độ phát triển của nước ta chưa đạt đến, và nếu vậy thì có ý kiến cho rằng cũng không đáng sợ, bởi chúng ta sẽ gần hơn với CNXH. Khả năng lớn nhất, hiện hữu, và cũng đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất, là chệch hướng sang CNTB thân hữu, con đường nguy hại cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng nguy hại cho chế độ chính trị xã hội.

Trở lại hậu quả của “nhóm lợi ích”. Hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội, do hệ giá trị bị đảo lộn (đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và cao nhất, trong khi nhân cách bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do tha hóa quyền lực (tác nhân mạnh nhất). Việc phân hóa giàu – nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội. Hỏng văn hóa và gây ra mâu thuẫn xã hội thì hậu quả khôn lường, thâm sâu và lan tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nền tảng xã hội và sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Hậu quả thứ tư do “nhóm lợi ích” gây ra là làm lẫn lộn thật - giả, đúng - sai, khác nhau giữa lời nói và việc làm, đường lối đúng không vào được cuộc sống…; làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng cầm quyền và đối với nhà nước, tức là làm hỏng nền tảng chính trị, dẫn đến mất ổn định chính trị, mất sức mạnh của một quốc gia, và từ đó các thế lực xâm lăng từ bên ngoài có thể lợi dụng thời cơ để xâm lấn, chèn ép, dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm chí là mất nước.

Hậu quả thứ năm do “nhóm lợi ích” gây ra là chính sách sử dụng cán bộ méo mó, phát triển nạn chạy chức chạy quyền, “buôn quan”, “buôn vua”, sắp xếp cán bộ trên cơ sở “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ”, chứ không phải sử dụng người có tài đức, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ; là sự phát triển, sự gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền, từ đó dẫn đến Đảng cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, tan rã hoặc bị “nhóm lợi ích” thâu tóm làm thay đổi hoàn toàn về bản chất, không còn là Đảng phục vụ nhân dân, và nhà nước cũng hư hỏng, biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà thành bộ máy cai trị, tham nhũng và bóc lột nhân dân, từ đó, nòng cốt chính trị đổ vỡ, bất ổn định chính trị từ bên trong.

Tình hình “nhóm lợi ích” ở Việt Nam đã đến mức độ nào? đang và sẽ đi về đâu? Như chúng ta đã biết, trước đây, trong lịch sử nhiều lần các triều đại phong kiến Việt Nam phải sụp đổ, kể cả có lúc phải chia cắt đất nước là do “nhóm lợi ích” gây nên. Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thật đầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, tuy nhiên, qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì bệnh nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho rằng đó là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch. “Lợi ích nhóm” cũng chính là một kiểu tham nhũng nghiêm trọng nhất, tham nhũng có tổ chức. Mặc dù Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng thực tế xã hội vẫn diễn ra một tình hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có nguy cơ chuyển biến dần dần sang “CNTB thân hữu”, do hoạt động của “nhóm lợi ích” gây nên. Thậm chí có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào trong CNTB thân hữu rồi(?). Ở các nước, việc quản lý nhà nước và việc điều hành kinh tế tách biệt rành mạch, và ở họ doanh nghiệp nhà nước cũng ít hơn ta. Còn ở ta, với đặc điểm cơ quan nhà nước vừa quản lý về mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hành kinh tế, doanh nghiệp nhà nước nhiều, lại yếu kém trong quản lý, không ít trường hợp đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề phòng “lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức tạp hơn các nước, nếu không đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ theo định hướng XHCN (lành mạnh). Nguy cơ này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, tác động chi phối chính, làm trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác phát triển và gây tác hại. Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộc đấu tranh về quan điểm lập trường; là trọng tâm trong chống “tự diễn biến”. Nếu Đảng và Nhà nước ta không ngăn chặn được hoạt động của “nhóm lợi ích”, để nó tiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo chiều hướng xấu, chắc chắn không còn là con đường XHCN chân chính nữa, mà sẽ là nơi phát triển CNTB thân hữu, mong muốn của hàng triệu đảng viên cộng sản và nhân dân đã chiến đấu và hy sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vô vọng, mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng. Lúc này, hơn lúc nào hết, các cấp ủy và toàn Đảng phải nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng và bảo vệ chính Đảng ta, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và CNTB thân hữu thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ.

Chống “lợi ích nhóm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, vì không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái lẫn lộn trắng đen, trong nó có ta và trong ta có nó, vừa là ta lại vừa là nó. Ngoài việc cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc tình hình và nguy cơ, cần thảo luận rộng rãi trong Đảng và trên công luận; Đảng và cả hệ thống chính trị phải kiên quyết đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức hệ trọng và cấp bách; tập thể lãnh đạo từ cấp cao nhất cần có quyết tâm chính trị và thật sự gương mẫu trong việc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, sử dụng tất cả các biện pháp có thể; khẩn trương nghiên cứu ban hành bổ sung, điều chỉnh các cơ chế kiểm soát quyền lực (bằng quyền lực nhà nước, bằng quyền lực của nhân dân và bằng công luận); cơ chế thực thi dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và qui định rõ trách nhiệm giải trình, điều trần; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí vào cuộc, cho nhân dân thực hiện quyền tham chính; đổi mới căn bản công tác cán bộ, thực hiện tranh cử trước nhân dân đối với các chức danh bầu cử và thi tuyển công khai đối với các chức vụ quản lý, đồng thời thực hiện cơ chế giám sát hoạt động, kết quả công việc, thi hành việc bãi miễn và thay đổi vị trí công tác của cán bộ khi xét thấy không có lợi cho cuộc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”./. 

Theo TS. Vũ Ngọc Hoàng 
Ủy viên Trung ương Đảng, 
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẮC KINH DÙNG BÀ SUU KYI ĐỂ DẰN MẶT ÔNG THEIN SEIN


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi chụp hình chung trong buổi gặp mặt tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 11/06/ 2015.REUTERS/China Daily

Quan hệ Trung-Miến: 
Bắc Kinh dùng Suu Kyi để dằn mặt Thein Sein
 
Trọng Nghĩa
RFI (11.06.2015)

Một điều khó tin nhưng có thực đang diễn ra tại Trung Quốc : lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đang được Trung Quốc trải thảm đỏ nghênh tiếp. Đây quả là một nghịch lý vì Đảng Cộng sản Trung Quốc chào đón một biểu tượng của phong trào đấu tranh dân chủ, trong lúc mà họ đang ra sức dập tắt bất kỳ nguyện vọng tương tự bên trong lãnh thổ của mình. Đối với giới phân tích, đằng sau sự kiện này, chính là ý đồ của Bắc Kinh, muốn dùng bà Aung San Suu Kyi để « dằn mặt » chính quyền Miến Điện hiện tại đang có dấu hiệu thoát ly khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trong một bài phân tích công bố hôm qua, 10/06/2015, nhân ngày công du Trung Quốc đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi, một chuyến thăm kéo dài 5 ngày, hãng tin Mỹ AP đã cho rằng việc Bắc Kinh nghênh tiếp lãnh tụ đối lập phản ánh quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc với chính quyền dân sự đang cầm quyền tại Miến Điện. Sự kiện này đồng thời là một bước mới trong chiến lược của Bắc Kinh muốn ngăn chặn không cho Washington mở rộng ảnh hưởng tại vùng Đông Nam Á.

Phải nói là dưới thời tập đoàn quân sự trước đây, Miến Điện hầu như chỉ có Trung Quốc là chỗ dựa về mặt ngoại giao cho nên đã giành cho Bắc Kinh mọi ưu đãi về mặt kinh tế, thương mại.

Miến Điện dần dần trở thành một láng giềng có một tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho nền kinh tế Trung Quốc, từ khoáng sản cho đến gỗ hay dầu mỏ, vừa là cửa ngõ giúp Trung Quốc mở đường ra Ấn Độ Dương. Đề án mang tính chiến lược chẳng hạn, chính là đường ống dẫn dầu khí xuyên ngang Miến Điện để cung cấp cho miền Vân Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ khi tập đoàn quân sự nhường chỗ cho một chính quyền dân sự tại Miến Điện, tình hình đã có thay đổi, với những cải cách dân chủ được Tổng thống Thein Sein thận trọng tiến hành. Trong quan hệ đối ngoại, tân chính quyền Miến Điện không che giấu ý định giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Chính quyền của ông Thein Sein đã không ngần ngại đình chỉ hai dự án của Trung Quốc bị dân Miến Điện phản đối. Đó là công trình xây đập thủy điện Myitsone và một công trình khai thác mỏ đồng.

Ngoài các hồ sơ kinh tế, mới nổi cộm gần đây là vấn đề biên giới, với việc quân đội Miến Điện tấn công vào lực lượng nổi dậy Kokang ở vùng giáp giới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là một hồ sơ phức tạp vì lẽ phiến quân Kokang có gốc tích là dân tộc Hán, và trước năm 1897, vùng của người Kokang thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Sự cố đã nẩy sinh với việc 5 người Trung Quốc thiệt mạng vì trúng bom của quân đội Miến Điện. Để phản ứng, Bắc Kinh đã cho tập trận bắn đạn thật gần vùng biên giới.

Chính trong bối cảnh như kể trên mà Trung Quốc quyết định dùng đến « lá bài » Aung San Suu Kyi. Theo hãng AP, đánh giá của Bắc Kinh là đảng đối lập hiện nay của bà có thể thắng nhân cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây, và cho dù không được làm Tổng thống, bà vẫn có một vai trò quan trọng trên chính trường Miến Điện.

Một chuyên gia Trung Quốc tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đã xác định với hãng AP rằng : « Tôi nghĩ rằng khi mời bà Suu Kyi, Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới chính phủ Miến Điện », để nhắc nhở rằng họ muốn có quan hệ thân thiện hơn và một giải pháp cho vấn đề biên giới.

Đối với chuyên gia này, Trung Quốc hy vọng là bà Aung San Suu Kyi có thể góp phần vào việc cải thiện trở lại bang giao Miến Trung. Trong thời gian gần đây, bà Aung San Suu Kyi đã có những đánh giá rất thân thiện về Trung Quốc, xem Bắc Kinh là một láng giềng quan trọng và một nguồn đầu tư to lớn giúp Miến Điện.

Bên cạnh đó, khi nghênh tiếp lãnh đạo của phe đối lập, rõ ràng là chính quyền Trung Quốc muốn biểu lộ thái độ bực bội, mất kiên nhẫn của mình đối với chính quyền Miến Điện.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Ông là nhà thơ thì đúng hơn, liệu bài này ông có nói quá không? Lưu lại đây để si nghĩ!


Nhà văn BÙI MINH QUỐC

  CHỌN CHỖ ĐỨNG CỦA LƯƠNG TRI HAY CHỖ NGỒI CỦA TRÍ NGỦ ?

QTXM- Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. QTXM in để bạn đọc tham khảo và cùng trao đổi.

  Đăm San, người dám nghĩ điều không ai dám nghĩ. Đăm San, người dám làm điều không thể làm! (TRƯỜNG CA ĐĂM SAN )
 Tôi đứng về phía những người chưa bao giờ khuất phụcVề phía những người đàn ông và đàn bà mà tính khí không bao giờ khuất phục (WALT WHITMAN)
  Đại hội 4 Hội nhà văn Việt Nam (mà tôi có tham dự, họp tháng 10 năm 1989 tại Ba Đình) hội trường nóng lên từng giờ.Ngay phút đầu, khi nghe giới thiệu xong danh sách đoàn chủ tịch, tiến sĩ Phan Hồng Giang liền đứng dậy chất vấn : “Ông Tô Hoài ngày mai bay đi Cai-rô họp hội nghị nhà văn Á – Phi, tại sao lại để ngồi ở đoàn chủ tịch ? Cần dành vị trí ấy cho người khác thực sự làm việc”.Đại hội dấy lên làn sóng phản đối.Thế là ông Tô Hoài phải tuyên bố rút khỏi đoàn chủ tịch.Theo đề cử và biểu quyết tức thì của đại hội, nhà thơ nữ Ý Nhi được bổ sung vào đoàn chủ tịch .Sự kiện này là cú đột phá chưa từng có, bứt ra khỏi một cái nếp cố hữu bấy lâu - mọi việc từ nội dung đến nhân sự đều được sắp đặt trước dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban bí thư trung ương Đảng, còn những người dự đại hội chỉ là những con rối bỏ phiếu hoặc giơ tay để hợp thức hoá cho sự sắp đặt ấy (Vào giờ giải lao, đã diễn ra một cuộc đối thoại bình đẳng cởi mở thẳng thắn giữa nhà thơ Ý Nhi với cố vấn Lê Đức Thọ  - một nhân vật đầy quyền uy chi phối chính trường Việt Nam nhiều thập niên - về vấn đề đại hội nên hay không nên bầu trực tiếp Tổng thư ký Hội).Không khí đại hội càng nóng dữ bởi lời lẽ không chút kiêng dè của nhà văn nữ Dương Thu Hương nhằm thẳng vào điều cấm kỵ số 1  : “Cần nhấn mạnh rằng Đảng phải biết ơn Nhân Dân chứ không nên chỉ nói Nhân Dân biết ơn Đảng!” (Ít năm sau, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có nhắc lại, rằng công ơn của Nhân Dân đối với Đảng là công ơn sinh thành, nhưng có lẽ ông nói chỉ để mị dân chứ chưa bao giờ tiến hành sinh hoạt đảng thật rốt ráo cho đảng viên, trước hết là đảng viên thuộc bộ phận mà cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An gọi là  “Vua tập thể ” thấm nhuần tư tưởng cực kỳ quan trọng này(…).
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo lên diễn đàn chất vấn : nhà văn đâu phải con gà con vịt mà Đảng khi thì trói, khi thì cởi trói, rồi lại trói trở lại, bằng chứng nóng hổi là vụ khai trừ cách chức cắt lương hai cán bộ chủ chốt của Hội Văn Nghệ Lâm Đồng -.nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự  - chỉ vì đi lấy chữ ký đòi đổi mới triệt để,không đổi mới nửa vời, đòi chấm dứt tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm. Nhà văn Trần Thùy Mai lên diễn đàn tập trung nói (trong nước mắt uất ức) về vụ kỷ luật phi lý nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và yêu cầu Đảng phải tôn trọng tính độc lập về tổ chức của các hội đoàn (như chính nghị quyết trung ương 6 khoá 6 đã đề ra; đến đại hôi 5 họp tháng 3 năm 1995, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng các nhà văn Hoàng Minh Tường, Hoàng Bình Trọng vẫn kiên trì tiếp tục nhắc lại vụ này).Liên tiếp dậy lên những tràng vỗ tay rầm rộ dành cho những tiếng nói mạnh mẽ của lương tri lần đầu tiên cất lên tại một đại hội của Hội nhà văn Việt Nam. Rồi nhà văn Bửu Tiến lên diễn đàn xin lỗi anh em nhóm Nhân văn – Giai phẩm vì ông đã tham gia viết bài “đánh” Nhân văn.Ồng thành tâm bộc bạch: Tôi đã cao tuổi, tôi phải nói lên được những lời này trên chính diễn đàn này cho được nhẹ lòng khi nhắm mắt xuôi tay…Rồi một sự kiện đặc biêt: Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, phó trưởng Ban Văn hoá Văn nghệ trung ương lên diễn đàn với bài phát biểu của Trưởng ban Trần Độ vì vắng mặt nên ủy nhiệm cho ông đọc.Hơn một lần bài phát biểu của Trưởng ban Trần Độ bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt và kết thúc với một tràng vỗ tay dài nhất, vang động nhất.Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh nói lớn : “Tôi thấy tại đại hội này hiện ra sự thức tỉnh lương tri của một bộ phận dân tộc ta, bộ phận tinh hoa của dân tộc, là các nhà văn chúng ta !”.
Sự thức tỉnh của lương tri dân tộc biểu thị qua các nhà văn, tại đại hội của Hội nhà văn vốn bao lâu đã trở thành chốn ngủ lịm của lương tri! Thật là một tín hiệu đáng mừng, lại càng đặc biệt đáng chú ý là xuất hiện không lâu sau khi chính thể đàn áp lực lượng đổi mới bằng biện pháp buộc nhà văn Nguyên Ngọc thôi giữ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ tờ báo đi đầu trong đổi mới, đồng thời khéo léo vô hiệu hoá Trưởng ban Trần Độ bằng thủ đoạn sáp nhập Ban Văn hoá Văn nghệ vào Ban Tuyên huấn trung ương.
Sự thức tỉnh của lương tri tại đại hội 4 đã đạt được một kết quả quan trọng : xác định Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp chứ không phải tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, đồng thời (lẳng lặng) bãi bỏ nguyên tắc “văn nghệ phục vụ chính trị”.
Nhưng từ sau đại hội 4, sự thức tỉnh của lương tri trong Hội nhà văn Việt Nam mạnh lên hay lịm dần đi ?
Đại hội 5 trở lại xác định Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và đến nay vẫn thế.Đáp lại các ý kiến đề nghị Hội trở lại là tổ chức xã hội nghề nghiệp như đại hội 4 đã xác định, chủ tịch Hội Hữu Thỉnh cho biết : phải khó khăn lắm ông mới xin cho Hội được là tổ chức chính trị vì tổ chức chính trị được cấp kinh phí cao hơn nhiều các tổ chức xã hội nghề nghiệp.Nhiều nhà văn hội viên gạo cội tỏ ra phấn hứng về việc đó và bảo nhau : Hữu Thỉnh xin tiền giỏi, nên ủng hộ Hữu Thỉnh làm khoá nữa.Quả nhiên, sau hai khoá 6 và 7, đến đại hội 8 (họp tháng 8.2010) Hữu Thỉnh tiếp tục ngồi ghế chủ tịch thêm khoá thứ ba.Mới đây, tại đại hội của Hội nhà văn Việt Nam khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long họp ở Mỹ Thơ hôm 04.05.2015, khi phát biểu về chuẩn bị nhân sự lãnh đạo Hội cho khoá 9, chủ tịch Hữu Thỉnh nêu tấm gương bên Hội Văn Nghệ dân gian: giáo sư Tô Ngọc Thanh đã làm Tổng thư ký,  Chủ tịch 4 khoá nay ngoài 80 tuổi vẫn đang làm tốt chức trách chủ tịch khoá thứ năm và có thể làm tiếp khoá thứ sáu( …)
Vậy đó, chính trị của Hội nhà văn Việt Nam hiện nay là như thế.
Chưa cần phải là những tinh hoa của dân tộc, chỉ với một lương tri bình thường, cũng đủ thấy rõ rằng nơi đây không còn chút gì của truyền thống VĂN HOÁ CỨU QUỐC – tổ chức tiền thân của Hội nhà văn Việt Nam, không còn chút gì của chính trị yêu nước vì dân, nơi đây không một ai dám khẳng định lập trường chính trị TỔ QUỐC TRÊN HẾT QUYỀN DÂN TRÊN HẾT nữa.
Với một lương tri bình thường cũng đủ thấy rõ rằng: cái tổ chức chính trị này - Hội nhà văn Việt Nam –lấy tiền thuế của dân để sống, để hoạt động là trái đạo (…)
Với một lương tri bình thường, tha thiết muốn bớt đi một gánh nặng chi phí lớn cho nhà nước (lấy từ tiền dân đóng thuế),  tại đại hội 8 (tháng 8 năm 2010) có 28 nhà văn đứng đầu là giáo sư Nguyễn Huệ Chi ( tiếp theo là các nhà văn Lại Nguyên Ân, Trần Nhương, Trần Thùy Mai, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Bùi Minh Quốc, Ngô Minh, Đoàn Tử Huyến, Võ Văn Trực, Võ Thị Hảo, Trần Kỳ Trung, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Nguyễn Khắc Thạch, Nguyễn Đắc Xuân, Cao Duy Thảo, Trần Công Tấn, Nguyễn Võ Lệ Hà, Hoàng Tiến, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Lập, Trần Ninh Hồ, Thái Thăng Long) đã cùng nhau ký kiến nghị yêu cầu đại hội quyết định dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền nhà nước thành hội tự nuôi tự quản. Báo Văn Nghệ khăng khăng nhất định không chịu đưa thông tin cực kỳ quan trọng này mặc dù hai nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Bùi Minh Quốc nhiều lần gặp trực tiếp tổng biên tập Nguyễn Trí Huân yêu cầu đăng.
Chỉ với một lương tri bình thường, các đảng viên hội viên HNVVN Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế., Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế., Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế., Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội đã tham gia ký thư ngỏ của 61 đảng viên phản đối đường lối cách mạng XHCN, khẳng định lập trường cách mạng dân tộc dân chủ của mình.
(…)
  Chỉ với một lương tri bình thường, giờ đây các hội viên HNVVN hẳn phải thấy rõ rằng mình đang lâm vào cảnh nếu giữ tư cách hội viên thì mất tư cách của người cầm bút có lương tri.
Đã đến lúc các hội viên HNVVN phải dứt khoát chọn chỗ đứng của lương tri hay chỗ ngồi của trí ngủ (thực ra phần lớn là giả vờ ngủ) !
  Đà Lạt 07.06.2015
 ( Nguồn:VV)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi nghĩ bạn nên biết điều này!

BÙA YÊU CỦA BỌ BAN MIÊU XANH NGỌC

Thứ Năm, ngày 28 tháng 5 năm 2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tội của CVK là tội chết. Có lẽ TQ đã văn minh đến độ bỏ án tử hình, chỉ còn chung thân?

Ông Chu Vĩnh Khang lĩnh án chung thân (nhận hối lộ khoảng 500 tỉ VND)

Con số là tính nhẩm của tôi, từ số liệu do báo chí Trung Quốc và Nhật Bản vừa loan. Phiên tòa xử ông Chu Vĩnh Khang đã mở ra và kết thúc vào ngày 11/6. Ông Chu không kháng cáo.

Chu Vĩnh Khang là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an của Trung Quốc, cựu trùm dầu khí quốc gia. 

Ông bị nhiều tội khác nhau. Riêng khoản tham nhũng thì khoảng 130 triệu tệ (tức khoảng 2,6 tỉ Yên, và khoảng 500 tỉ tiền Việt). Lần trước thì báo chí nói là 90 tỉ tệ !




Câu nói của ông Chu Vĩnh Khang (nguyên bản, nghe trong video): "认识到自己违法犯罪的事实给党的事业造成的损失,给社会造成了严重影响,再次表示认罪悔罪。". 

Tôi tạm dịch: "Tôi - Chu Vĩnh Khang - nhận thức được rằng việc tôi đã thực sự phạm pháp phạm tội sẽ gây tổn thất cho sự nghiệp của Đảng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội. Tôi thành thực nhận tôi và hối hận".
Phần nhận xét hiển thị trên trang