Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

GÁI BIA ÔM Ở HUẾ


Nguyễn Duy- NgôMinh (Foto Mai Văn Hoan)

GÁI BIA ÔM Ở HUẾ

Mai Văn Hoan
Sáng nay (5-6-2015), nhân nhà thơ Nguyễn Duy từ Sài Gòn ra Huế dự Đêm nhạc Trịnh Công Sơn, mấy anh em ngồi uống cà phê ở quán Thiên Đường cùng Ngô Minh, Tô Nhuận Vỹ, Mai Văn Hoan, Đông Hà, Vĩnh Nguyên, nói chuyện tào lao. Nhà thơ Nguyễn Duy kể lại một câu chuyện khá thú vị về cô gái bia ôm ở Huế.
Thời mới giải phóng (1975), nhà thơ có ghé Huế, thấy trên đường phấp phới nhiều tà áo dài trắng của nữ sinh. Mấy năm sau trở lại, không hiểu sao những tà áo trắng không còn thấy xuất hiện. Bởi vậy, trong bài thơ Nhớ bạn, Nguyễn Duy có câu: Tôi về xứ Huế chiều mưa/ Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?
Trong một lần nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Nguyễn Duy ra Huế, bạn bè kéo đi uống bia ôm. Hồi đó bia ôm là "mốt thời thượng". Một em bia ôm ngồi cạnh Nguyễn Duy, ghé tai nhà thơ, chỉ tay về phía cô gái khá xinh đẹp, bận áo dài trắng ngồi cạnh Trịnh Công Sơn, thì thầm: Anh ơi, áo trắng bây giờ là kia! Nguyễn Duy hết sức bất ngờ. Hóa ra cô gái bia ôm ấy rất thích bài thơ Nhớ bạn.
Cuộc đời đưa đẩy, cô gái bia ôm thích thơ Nguyễn Duy trôi dạt vào Sài Gòn. Tình cờ nhà thơ và người đẹp gặp lại nhau. Hôm mẹ Trịnh Công Sơn mất, Nguyễn Duy rủ người đẹp cùng đi viếng, nhưng người đẹp từ chối vì mặc cảm thân phận từng là gái bia ôm. Nguyễn Duy đem chuyện đó nói với Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ vô cùng xúc động, nhờ Nguyễn Duy chuyển lời trân trọng mời người đẹp đến dự lễ di quan.
Hôm lễ di quan mẹ nhạc sĩ, chỉ có Nguyễn Duy và Trịnh Công Sơn biết sự có mặt của cô gái từng làm bia ôm ở Huế.

 Nhớ bạn

Nguyễn Duy

 

Tôi về xứ Huế mưa sa
em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa
tôi về xứ Huế chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu

Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu
em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi
lối mòn đá cuội rong chơi
lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ

Lan báo hỉ nở tình cờ
bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang
chợ chiều Bến Ngự chưa tan
ai đi ngược dốc Phú Cam một mình


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Nguyễn Thanh Chấn đồng ý mức bồi thường 7,2 tỉ đồng


(PLO)-Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình vừa báo cáo QH kết quả bồi thường vụ án oan ông Chấn. Qua thương lượng, ông Chấn đã đồng ý mức bồi thường là 7,2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Chấn

Theo đó, tại buổi họp Quốc Hội chiều nay (ngày 5-6), Chánh án Trương Hòa Bình cho biết ông Nguyễn Thanh Chấn (56 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang) đã đồng ý mức bồi thường 7,2 tỷ đồng sau nhiều lần thương lượng.

Như vậy, công cuộc đòi công lý của ông Chấn đã chính thức kết thúc. Trước đó, ngày 17-3, ông Chấn đã gửi đơn yêu cầu bồi thường, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường cho 10 năm tù oan sai của ông là khoảng 9,3 tỉ đồng. Số tiền này bao gồm các chi phí tổn thất về tinh thần, tổn thất về sức khỏe bị giảm sút, rồi thu nhập bị mất... Bên cạnh đó, những người thân của ông Chấn cũng chịu tổn thất về vật chất và tinh thần khi ông nhận án oan.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 17-4, TAND Tối cao đã tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Nguyễn Thanh Chấn trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, diễn ra tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung.

Ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng hiếp dâm, giết người xảy ra tại thôn Me vào năm 2003. Tuy vậy 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Lúc này ông Chấn mới được minh oan sau 10 năm ngồi tù oan. Vụ án của ông cũng gây chấn động dư luận vì sự bức cung nhục hình của cơ quan điều tra đồi với ông trong suốt thời gian điều tra, xét hỏi.

PV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

26 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn: Những hồi ức bị cấm đoán


Báo Nghệ An 08:05, 04/06/2015 (GMT+7) (Baonghean.vn) - 

Ngày 4/6/2015 đánh dấu 26 năm kể từ vụ trấn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Thiên An Môn nhưng các du khách tới thăm quảng trường này sẽ khó có thể tìm thấy các biển chỉ dẫn hay đài tưởng niệm ghi dấu một cuộc nổi loạn với đông đảo sự tham gia của dân chúng từng diễn ra tại nơi đây. 

Theo giới chuyên gia và nhiều phương tiện truyền thông, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực trong suốt hơn ¼ thế kỷ qua nhằm cấm đoán các hoạt động tưởng niệm và tuần hành của dân chúng để tưởng nhớ hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong sự kiện lịch sử này. Vào ngày này, Quảng trường Thiên An Môn dường như vẫn chỉ là một địa điểm du lịch hay gặp gỡ hết sức bình thường. 

Thế nhưng, các cuộc tuần hành đông đảo đòi cải cách dân chủ đã được sinh viên Trung Quốc khởi xướng tại quảng trường này từ tháng 4/1989, sau cái chết của một thành viên theo chủ nghĩa tự do trong Đảng Cộng sản, ông Hồ Diệu Bang, vốn ủng hộ mạnh mẽ các cải cách. Các sinh viên này đã tụ tập tại quảng trường và ở đó trong 3 ngày sau khi Hồ Diệu Bang qua đời. Đám đông lớn dần và lên đến 100.000 người tham gia đám tang cấp nhà nước của nhà lãnh đạo này.

Trong tháng kế tiếp, đám đông tại Quảng trường Thiên An Môn đã đạt tới 1,2 triệu người. Không thể buộc những người phản kháng tuân theo các mệnh lệnh yêu cầu giải tán, chính phủ Trung Quốc, đứng đầu là Thủ tướng Lý Bằng, đã thiết lập tình trạng thiết quân luật vào ngày 19/5/1989. Lý Bằng cũng ngăn cản các cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin về các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 1/6 năm đó.

Vụ thảm sát hàng trăm đến hàng nghìn người phản kháng bằng binh lính quân đội và xe tăng đã diễn ra vào ngày 3 và 4/6, do đó người ta thường gọi đây là sự kiện 4/6. Chưa từng có bất cứ báo cáo đáng tin cậy nào về con số thương vong được đưa ra. Đến bây giờ, chính phủ Trung Quốc vẫn chỉ thừa nhận vụ trấn áp là một nỗ lực nhằm đàn áp “lực lượng nổi loạn chống cách mạng”. 


Một người dân Bắc Kinh đứng chặn trước đoàn xe tăng trên Đại lộ Trường An ngày 5/6/1989. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng cho cuộc biểu tình tại Thiên An Môn. Ảnh Reuters.

Một ngày sau khi diễn ra vụ thảm sát, vào ngày 5/6/1989, một người phản kháng đã hiên ngang cản đường một đoàn xe tăng của Trung Quốc. Bức ảnh ghi lại khoảng khắc này đã trở thành hình ảnh đại diện cho cuộc nổi dậy tại Quảng trường Thiên An Môn.

Giờ đây, dấu hiệu duy nhất của những dư âm sót lại từ sự kiện 4/6 là các nhóm sỹ quan cảnh sát tuần tra khắp quảng trường tại trung tâm Bắc Kinh, tờ Washington Post đưa tin. Năm ngoái, các chiến thuật đối phó của chính phủ nước này trước thềm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn thậm chí còn rộng và bao quát hơn - bằng chứng cho thấy sự kiện này vẫn chưa hề cũ trong hồi ức của người Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh.

Thu Giang
(Theo International Business Times)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn”: Quần đảo Nam Sa

Đây là bài cũ (2012), Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo nguyên bản tiếng Tàu trên điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn”

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
 
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”.

Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được.

Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa :

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui.

Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược.
Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải.

Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết.

Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng.

Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc.

Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta.

Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”.

Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”.

Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipines, Malaysia, Bruney… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc.

Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt.

Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối.

Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ.

Nếu Việt Nam nguyện làm đầu tiên thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo nguyên bản tiếng Tàu trên điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn”

(Blog Huỳnh Ngọc Chênh) 

WEDNESDAY, JULY 25, 2012


http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/07/trung-cong-hung-hang-lanh-ao-ta-rum-ro.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu cứu nạn Việt Nam liên tục bị máy bay, tàu chiến Trung Quốc uy hiếp


Bửu Lân
VTC - Đại diện Trung tâm phối hợp tìm kiếm hàng hải khu vực 2 tại Đà Nẵng (Danang MRCC) kể về những lần tàu cứu nạn của Trung tâm bị máy bay săn ngầm, tàu chiến Trung Quốc uy hiếp khi thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trên biển.

Chiều 4/6, Thuyền phó tàu cứu nạn SAR 412 Trần Quang Thanh, của Trung tâm phối hợp tìm kiếm hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đã cung cấp cho VTC News một loạt các đoạn video liên quan đến việc tàu quân sự Trung Quốc uy hiếp tàu SAR 412 khi tàu này làm nhiệm vụ nhân đạo trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong thời gian qua.

Trong đó đỉnh điểm là 2 sự việc phía Trung Quốc điều tàu quân sự, hải cảnh (tàu tuần duyên) và cả máy bay uy hiếp tàu khi tàu đang làm nghĩa vụ nhân đạo trên biển.

“Không phải lần đầu tàu cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 ra quần đảo Hoàng Sa đưa ngư dân bị nạn về bờ gặp phải sự đe dọa từ tàu quân sự Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cương quyết giữ lập trường”, Thuyền phó tàu cứu nạn SAR 412 Trần Quang Thanh nói.

Sự việc mới nhất diễn ra vào rạng sáng 1/6, khi tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC), làm nhiệm vụ cứu nạn đối với ngư dân bị nguy kịch trên tàu cá QNa 90927 khi tàu này đang hành nghề câu mực tại tọa độ 15,05 vĩ bắc, 115,12 kinh đông phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).

"Vào khoảng 0h30 ngày 1/6, khi tàu SAR 412 di chuyển đến vị trí cách tàu cá QNa 90927 bị nạn khoảng 100 hải lý (cách đảo Tri Tôn khoảng 8 hải lý) thì bị một tàu quân sự của Trung Quốc loa báo, yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng khác. Tuy nhiên, toàn bộ chỉ huy, thủy thủ trên tàu vẫn đồng tâm tiếp tục giữ hướng, di chuyển đến vị trí tàu cá QNa 90927 để cứu người. Tàu này tiếp tục theo tàu đến hơn 10 hải lý mới dừng lại," - thuyền phó tàu cứu nạn SAR 412 Trần Quang Thanh kể.

"Đến 10h30 cùng ngày, khi tàu SAR 412 cứu ngư dân trên tàu quay về thì xuất hiện tàu quân sự của Trung Quốc mang số hiệu 841 có trang bị pháo quân sự truy đuổi. Thái độ của tàu này rất hung hăng bởi ban đầu họ chỉ di chuyển với tốc độ 4-5 hải lý."

"Khi phát hiện tàu mình, họ đã đột ngột tăng tốc độ lên đến 19-20 hải lý/h và lao thẳng vào mạn phải tàu SAR 412. Khi cách tàu SAR 412 chừng 100m, tàu 841 của Trung Quốc chuyển hướng đi kèm song song, vừa đi vừa loa báo yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng sang hướng khác," ông Trần Quang Thanh cho hay.

Đáp trả lại hành vi ngang ngược của tàu quân sự Trung Quốc, thuyền trưởng tàu SAR 412 Phan Xuân Sơn thông báo rõ "Đây là tàu cứu nạn của Việt Nam, chúng tôi đang trên đường đi cứu nạn, không thể chuyển hướng. Yêu cầu các anh không được cản trở!" Và tiếp tục điều khiển tàu theo hướng đã định. Tàu 841 của Trung Quốc bám theo chừng 10 hải lý thì dừng lại không theo SAR 412 nữa."

"Khi thấy tàu quân sự Trung Quốc lao đến, tinh thần anh em trên tàu rất vững, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất mà tàu 841 của Trung Quốc có thể gây ra.  Và đây không phải làn lần đầu tiên tàu quân sự Trung Quốc gây hấn, uy hiếp tàu cứu nạn của chúng tôi khi chúng tôi làm nhiệm vụ cứu nạn trên biển của Việt Nam mình", Thuyền phó tàu cứu nạn SAR 412 Trần Quang Thanh chia sẻ.

Cũng theo Thuyền phó Trần Quang Thanh, vào tháng 2/2015, tàu SAR 412 cũng bị 2 tàu quân sự, hải cảnh và máy bay quân sự của Trung Quốc uy hiếp, đe dọa khi cứu 6 ngư dân Bình Định đắm tàu tại khu vực bãi đá ngầm Chim Én, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

"Tôi còn nhớ lần ấy, các tàu quân sự của Trung Quốc từ các đảo lao ra, cách tàu SAR 412 chỉ chừng 10-15m. Người của họ đã vào các ụ pháo uy hiếp tàu SAR 412 của chúng tôi. 

Trên biển thì 2 tàu uy hiếp, trên không thì máy bay săn ngầm của họ quần đảo. Nhưng anh em vẫn quyết tâm, bám trụ cứu ngư dân rồi mới quay về", thuyền phó tàu SAR 412 Trần Quang Thanh chia sẻ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không nằm trong top phần mềm diệt virus tốt nhất, sao Bkav vẫn phát triển?


Vài ví dụ bình chọn bỡi các trang mạng tiếng Việt chuyên về diệt virus - bảo mật năm 2015:
tinh nang diet virus ban quyen




Các năm trước cũng vậy. Phần mềm miễn phí Bkav home cũng ít được lựa chọn.


Bkav sống nhờ gì? - nó đây:
Phần mềm diệt virus BKAV
(người dùng chủ yếu là công chức và những người không rành về tin học)
Phần mềm Văn phòng điện tử eOffice 
Phần mềm Một cửa điện tử Bkav eGate
(người dùng chủ yếu là cơ quan công quyền)
Mới đây thêm sản suất, kinh doanh Bphone
______________

Hỗ trợ chuyên môn cho các cơ quan chức năng của Chính phủ trong công tác phòng chống, truy tìm tội phạm tin học tham gia, xây dựng luật pháp về tội phạm tin học. Tham gia các hoạt động phòng chống tấn công phá hoại bằng CNTT.
Hợp tác với các tổ chức An ninh mạng và Cứu hộ các sự cố máy tính của các nước trên thế giới và trong khu vực trong việc khắc phục sự cố máy tính, chia sẻ thông tin về an ninh thông tin.
Tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về An ninh mạng và Công nghệ Thông tin nói chung
(theo vi.wiki)
____________

Thợ Cạo tổng hợp
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân trí có hạn hay quan trí có vấn đề?

GS Nguyễn Văn Tuấn

Cứ mỗi Quốc hội nhóm họp là người dân có dịp nghe những lời hay ý đẹp của các đại biểu, và năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn như trong cuộc thảo luận về trưng cầu dân ý một ông dân biểu Hà Nội nói rằng cần phải xem “lòng đảng” ra sao. Tôi đọc đi đọc lại mà không hiểu cái “lòng đảng” là cái gì mà cần phải xem xét. Mượn ý cụ Nguyễn Du, có ai lấy thước mà đo … lòng đảng được? Một ông khác thì nói "dân trí thấp, không thể tuỳ tiện trưng cầu" (1). Hi vọng là báo chí tường thuật đúng những gì ông nói. Ông là một quan chức trong Hội nhà báo, tức là thuộc nhóm có học, mà nói như thế thì quả là đáng ngạc nhiên. 

Vì ngạc nhiên, nên tôi tò mò kiểm tra xem tình hình dân trí của ta như thế nào, và kết quả có lẽ sẽ làm bạn ngạc nhiên. Sau đây là vài số liệu chính dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đã khá hơn) (2):
1. Gần 94% người dân biết đọc, biết viết; 

2. Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn; 

3. Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau đại học;
Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư (3). Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng Việt Nam có nhiều tướng lãnh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.
Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường đại học, với 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên đại học.
Nói chung, nhìn qua những con số trên, rất khó nói rằng dân trí Việt Nam còn thấp. Nếu nhìn vào con số giáo sư và tiến sĩ, Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).
Ở VN có một nghịch lí rất đáng chú ý. Khi nói về thành tựu giáo dục thì các quan chức thích nói rằng nền giáo dục ưu việt đã thành công xoá mù chữ, rằng dân ta thông minh và sáng tạo. Nhưng khi có ai đề nghị cải cách thể chế, phục hồi các quyền căn bản của công dân (như tự do báo chí, tự do ngôn luận, trưng cầu dân ý) thì chính những cán bộ này lại nói rằng trình độ dân trí còn thấp, chưa thể cải cách được. Hiếm thấy các quan chức Việt Nam khinh thường dân như thế. Ấy thế mà họ lúc nào cũng oang oang nói là đầy tớ của nhân dân!
Nhưng những dữ liệu tôi vừa trình bày trên đây cho thấy dân trí Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, hãy giả dụ rằng người dân thiếu thông tin, thì nhiệm vụ của Nhà nước là phải cung cấp cho họ thông tin đa chiều để nâng cao nhận thức và "dân trí". Nhưng rất tiếc là các cán bộ trong chính quyền chưa làm (hay chưa dám làm) việc nâng cao dân trí bằng cách cung cấp thông tin cho người dân.
Thật ra, những người mở miệng nói dân trí thấp chính là "suy bụng ta ra bụng người" -- chính cái quan trí của họ mới thật sự thấp.
====
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241118/trung-cau-y-dan-phai-xem-long-dang.html
(2) http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/FINAL_Factsheet_Education_ENG.pdf
(3) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/ve-nhung-con-so-giao-su-pho-giao-su-vn.html
(4) http://vtc.vn/noi-trinh-do-dan-tri-thap-bi-phan-ung-dai-bieu-ha-minh-hue-len-tieng.2.556547.htm
Ghi thêm: Hôm nay, ông dân biểu này đính chính rằng ông ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng chỉ hạn chế trong một số vấn đề (4). Ông không nói những vấn đề nào không nên trưng cầu dân ý, có lẽ chính ông cũng không biết.
Ông “đá banh” sang một ông giáo sư luật tên là Nguyễn Đăng Dung, nói rằng ông Dung là người nói trình độ dân trí VN còn thấp và trưng cầu ý kiến chỉ gây hại. Chưa biết có thật sự Gs Dung nói câu đó. Thật ra, bất cứ ai, kể cả những người có chức danh giáo sư, mà nói thế thì tôi nghĩ cái trí của người đó cũng thấp thế thôi, đâu có đáng để tham khảo. Vấn đề là chứng cứ, chứ ý kiến cá nhân của ông ấy chẳng có giá trị gì. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang