Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

NGUYÊN NGỌC


(Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
Trong một bài chân dung viết về Nguyên Ngọc, tôi gọi anh là con người lãng mạn. (Nguyên Ngọc, con người lãng mạn).
Cũng có thể nói, Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối. Anh không chấp nhận sự nửa vời, trạng thái lừng chừng. Phải tuyệt đối anh hùng, phải tuyệt đối trong sáng. Không phải anh chỉ nghĩ thế, mà còn sống như thế. Rất dũng cảm, thích mạo hiểm. Anh từng đi đánh thổ phỉ ở Tây Bắc. Từng đi ngựa theo một đoàn buôn thuốc phiện lậu từ Cao Bằng đi Lai Châu. Đi B dài cùng Nguyễn Thi. Nguyên Ngọc ở lại khu Năm, còn Nguyễn Thi thì vào tuốt Nam Bộ. Họ chia tay nhau bên một khu rừng xà nu bạt ngàn, hẹn trở về phải đi đường số một. Ở khu Năm, Nguyên Ngọc sống và chiến đấu như một anh hùng. Một nhà văn như thế thì tìm đâu ra nhân vật trong đời sống thực tế quanh mình. Mà nhất thiết anh phải viết về chủ nghĩa anh hùng. Đó là quan niệm thẩm mĩ của anh. Viết Đất Quảng, anh tìm được một nguyên mẫu mà anh cho là lý tưởng. Viết đến tập II, thì được tin cái anh nguyên mẫu nọ té ra cũng dao động, lập tức đốt ngay bản thảo.
Tìm đâu ra những con người tuyệt đối như thế? Phải bịa ra sao? Không, Nguyên Ngọc tìm lên núi cao và ra tận biển khơi. Anh tìm đến những con người như thuộc thời hồng hoang nguyên thuỷ, cái thời chưa có kinh tế thị trường, chưa có chuyện danh và lợi làm vẩn đục lòng người…Sống như tự nhiên, như tảng đá, gốc cây, con thú rừng. Ấy là Đinh Núp, Thnú ở Tây Nguyên, là Thào Mỵ ở Hà Giang, Mèo Vạc, là những chiến sỹ anh hùng trong Đường mòn trên biển…
Nguyễn Khải thường nhắc lại lời Nguyễn Minh Châu nói với Nguyên Ngọc khi Ngọc vừa trở ra Bắc sau 1975: “Bọn mình cố phấn đấu để trở thành anh hùng, còn ông thì cố phấn đấu để trở thành người bình thường”. Đầu óc Nguyên Ngọc chỉ có cái tuyệt đối, cái phi thường mới lọt vào được. Cho nên nói chuyện với anh, thấy anh toàn say sưa kể những chuyện như sử thi, như thần thoại vậy.
Anh cho bài viết của tôi về anh, đã nói đúng cái môi trường có tác động tới anh từ nhỏ: phố cổ Hội An và bãi biển Cửa Đại, nơi còn giữ được trong thời hiện đại không khí hoang sơ, hoang dã, với những con người rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Từ đó, năm 17 tuổi, cuộc kháng chiến đã đưa anh lên tuốt Tây Nguyên, lên tận đỉnh Ngọc Linh. Hồi ấy, tâm hồn lãng mạn của anh đã từng mơ ước gặp được một mối tình sơn nữ.
Nguyên Ngọc trên đường đời đã vớ được cây xà nu. Anh liền lấy nó làm nhân vật tư tưởng của anh. Anh đích thực là một cây xà nu, thẳng băng, nhọn hoắt, chọc thẳng lên trời. Con người như thế, tuy người ta rất phục, nhưng không ai chịu nổi, không ai theo được. Sống thế mệt quá, căng thẳng quá! Anh mà làm lãnh đạo thì kể cũng khó đoàn kết được quần chúng. Hôm tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Thi trên đường đi Tam Kỳ (năm 2000), Nguyễn Đình Thi cho biết, hồi bọn Tàu đánh ta ở biên giới, Nguyên Ngọc lúc ấy làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, định đưa anh em lên mặt trận biên giới đấy.
Một con người không biết mềm mỏng trong giao tiếp, rất cứng. Anh rất ghét Nguyễn Đình Thi, cho là thằng giả dối. Trong hội nghị, hễ Thi phát biểu, anh bỏ ra ngoài. Anh rất khinh Huy Cận. Anh cho con người nhân cách bẩn như thế viết hay sao được. Người ta nói, thơ Huy Cận trước cách mạng hay đấy chứ! Anh nói dứt khoát: “không hay!”. Anh rất ghét bọn chấp hành Hội nhà văn từ khoá năm, khoá sáu và tờ Văn nghệ của Hữu Thỉnh. Văn nghệ đưa đến, anh vất ngay vào sọt rác. Hội cấp tiền bồi dưỡng sáng tác cho anh, anh từ chối. Nhà anh ở khu tập thể quân đội số 8 – Lý Nam Đế. Từ cổng đi vào gặp rất nhiều nhà văn quen thuộc. Anh đi một mạch thẳng, chẳng trò chuyện với ai, khinh tuốt.
Nguyễn Văn Hạnh nói, Nguyên Ngọc không có tâm lý làm nhân vật số hai. Anh chỉ có thể làm nhân vật số một. Tất nhiên Tố Hữu rất ghét Nguyên Ngọc. Tố Hữu từng nói với Tô Hoài: “Nguyên Ngọc, cứ để nó làm bí thư đảng đoàn thì nó sẽ làm vua”. Nguyên Ngọc thì bướng. Tố Hữu thì hách, tất nhiên rất ghét nhau.
Hồi Nguyên Ngọc làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, anh tổ chức một cuộc hội nghị nhà văn đảng viên. Anh đưa ra một bản đề cương chống giáo điều, đổi mới văn học. Tố Hữu đến, lên phát biểu đã phê phán quyết liệt bản đề cương, coi là hiện tượng ngược dòng. Vậy mà khi kết luận hội nghị, Nguyên Ngọc vẫn khẳng định bản đề cương đã được hội nghị nhất trí tán thành. Rõ ràng là bất chấp thái độ Tố Hữu… Tối hôm đó ở 4 Lý Nam Đế (Trụ sở Văn nghệ quân đội), Nguyên Ngọc đang ngồi với Nguyễn Khải, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Trọng Oánh, Giang Nam, thì Chế Lan Viên đi bộ từ 51 Trần Hưng Đạo đến: “Tôi khuyên các anh đến xin lỗi anh Tố Hữu, tôi đưa các anh đến”. Không ai nói gì. Nguyên Ngọc trả lời: “Cám ơn anh, tôi tự thấy chả có gì phải xin lỗi cả. Còn nếu cần đến anh Tố Hữu thì tự tôi đến cũng được, không cần anh phải dẫn đi. (Chế Lan Viên ghét Nguyễn Đình Thi, muốn đưa Nguyên Ngọc lên để hạ Nguyễn Đình Thi. Vì thế không muốn Nguyên Ngọc đổ).
Nguyên Ngọc yêu ghét rất phân minh. Người anh ghét chủ yếu là những nhân cách xấu: Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Đào Vũ, Hà Xuân Trường, Phan Cự Đệ… Anh rất quý Trần Độ, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hoàng Ngọc Hiến…
Nhưng Nguyên Ngọc hoàn toàn không phải là con người khắc khổ. Tôi bia bọt với anh nhiều lần. Anh sống rất thoải mái. Có chất nghệ sĩ. Tô Hoài từng đi một chuyến công tác với Nguyên Ngọc lên Tây Bắc. Ông nhận xét, Nguyên Ngọc về tình cảm thì mềm, chỉ lý luận và cách ứng xử thì cứng. Nguyên Ngọc là đối tượng hấp dẫn của một cô gái Mèo xinh đẹp tên là Vàng Thị Mỹ ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang. Cô làm phiên dịch cho bộ đội. Tô Hoài nói, ba mươi năm gặp lại Vàng Thị Mỹ, thấy vẫn đẹp. Cô ghi vào cuốn sổ tay của mình: “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng ơi! (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng là tên một tác phẩm của Nguyên Ngọc). Chắc nhớ và yêu Nguyên Ngọc lắm mới viết như thế. Và Nguyên Ngọc chắc cũng yêu cô. Vì anh tả Thào Mỵ đẹp tuyệt vời, đẹp như tiên “Khi im lặng trầm uất như một ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông hoa thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió ào ạt trên đỉnh Săm Pun…” Văn như thế thì cũng đa tình đáo để. Cho nên, Nguyên Ngọc tư tưởng rất cấp tiến, thích những lý thuyết mới mẻ, cởi mở. Rất ghét giáo điều. Yêu cầu dân chủ và đổi mới thật sự. Cho nên Nguyên Ngọc tán thưởng Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Chiều chiều, Ba người khác của Tô Hoài…
Nguyên Ngọc và Nguyễn Khải là hai tính cách đối lập. Một đằng rất lý tưởng, rất lãng mạn. Một đằng thiết thực và tỉnh táo. Một đằng dũng cảm, một đằng thì nhát. Nhưng Nguyên Ngọc thích Nguyễn Khải vì Nguyễn Khải chân thật.
Nguyên Ngọc và Tô Hoài cũng là hai cực đối nghịch. Một đằng quan niệm con người là con người, tầm thường vậy thôi. Một đằng quan niệm con người là thiên thần, là thơ, là lý tưởng. Nhưng họ gặp nhau ở tư tưởng cấp tiến. Nguyên Ngọc nói với tôi nhiều lần: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào”.
Hiện nay Nguyên Ngọc đang giúp Quảng Nam xây dựng một trường Đại học dân lập ở Hội An. Tôi hỏi anh, xây dựng trường theo kiểu gì? Anh nói vắn tắt: “Theo kiểu Mỹ”. Nguyễn Khải cho là ảo tưởng, là phiêu lưu. Nguyễn Văn Hạnh thì nói: “Nguyên Ngọc có thể gọi là một nhà tư tưởng, có thể đặt tên phố như một danh nhân. Nhưng quản lý một trường học thì không được.” Nguyên Ngọc mời anh làm hiệu trưởng. Anh từ chối. Nguyên Ngọc trước sau vẫn là một con người lãng mạn.
Láng Hạ, 9.1.2008.
Nguyễn Đăng Mạnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÂN "CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI" hay "SỰ TÍCH CHIM BẮT CON TÉP KHO CÀ"



         Thời nhà Thương đời Vua Trụ của Trung Quốc cổ, có hai anh em ông Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc - nước chư hầu của Trụ - nổi tiếng là người hiền. (Người có đạo đức tốt, có kiến thức sâu rộng, nói như thời nay... xưa là "Vừa Hồng vừa Chuyên". 
      Hai ông này thấy Cơ Phát mang đại quân cùng các chư hầu đi đánh vua Trụ thì đứng ra can ngăn. Cơ Phát không nghe, cứ tiến quân đánh Trụ. Trụ vương bị đại bại, tự thiêu mà chết. Cơ Phát lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu/Châu, sử gọi là Châu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Châu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Châu diệt Trụ bạo chúa, bèn đi bụi, ăn ở lang thang bệ rạc trên đường phố. Châu Vũ Vương thấy thương tình, cho dựng nhà công quán như nhà khách chính phủ bây giờ, cắt cử người chăm sóc rất tử tế: Ba ngày một bữa tiệc nhỏ, nửa tháng một bữa tiệc to, ở nhà máy lạnh, đi xế hộp nhãn Roll Royce Ghost trị giá hơn 10 tỷ VN đồng, sang trọng ngang Cường Đô la nước Cà Lồ nhưng vẫn không cám ơn nhà Châu. 
     Có Hai tiểu bảo phục vụ nhà khách, trực tiếp chăm sóc Bá Di và Thúc Tề, một người bồi bàn, một người bồi phòng bực lắm, than thở cùng nhau. Gã họ Vi (gọi là Vi tiểu bảo), làm chân chạy bàn nói:
     - Hai ông già này thật quá thể đáng. Chúa thượng ưu ái đủ điều, đã không cám ơn được lời nào thì chớ; như ta với chú em đây hết lòng hầu hạ, hai lão cũng chẳng cám ơn được lời nào. Thật xấu hổ khi xem VTV1 của nước Cà Lồ, mỗi khi biên tập viên mời phát thanh viên thời tiết lên hình, đều được lời "cám ơn chị Thu Hà", "cám ơn chị Tuyết Mai"... rất lịch sự.
      - Vi đại ca chấp làm gì mấy lão "Văn hóa lầun*" ấy làm gì! 
      Chuyện vớ vẩn thế chẳng mấy lúc đến tai hai ông. Bá Di và Thúc Tề thấy hai đứa Tiểu bảo chê mình "Văn hóa lầun" tức lắm, bàn nhau bỏ nhà khách vào rừng tìm rau vi để ăn, quyết không ăn thóc nhà Châu nữa (sử Tàu gọi là "bất ngật cốc Châu gia" 不 吃穀周家). 
     Ăn mãi rau vi, người ốm yếu gày gò, Thúc Tề bàn với anh cả Bá Di:
     - Đại ca ơi! Hay là chúng ta lại về nhà khách chính phủ ăn ở cho đình huỳnh, chịu khó hàng ngày "Thank chúng nó vài phát" cho nó khỏi nói ra nói vào mà mình có cái ăn đỡ đói. Mình bi chừ là "dân" rồi, mà dân thì "dĩ thực vi thiên" - dân lấy cái ăn làm trời mà, xá gì chuyện Thank hay Thankn't.
      Bá Di không chịu:
      - Dẹp ba cái chuyện về lại công quán đi. Đã bảo Thankn't là rứt khoát không Thank! Chú em suốt ngày bận rộn tìm kiếm rau vi, không vào Facebook mà xem, những người văn hóa đầy mình ở đấy cũng có thank đâu. Ta thấy có gã "Haha hôhô" gì đó mở trang Group blog cho các bạn học lớp 8,9,10,11,12 abcdeg gì đó, tuần tuần viết bài, ngày lễ ngày tết, sinh nhật, (tử nhật) gì gì đều làm Vimeo chúc mừng (chia buồn) bạn bè nhiệt liệt, thế mà mấy ông bạn vàng của gã vào xem, nhận chúc mừng xong rồi cắp đít ra về, chẳng có lời thank nào, like nào hết mà có ai bảo họ là "Văn hóa lầun" đâu. Mấy thằng tiểu bảo lại dám bảo hai huynh đệ ta là "Văn hóa lầun" thì tức chết đi được. Không về, không ăn thóc nhà Châu, không thank tiểu bảo là rứt khoát không về, không thank gì sất.
      Ở trong rừng, ăn toàn rau vi, thiều đủ loại vi ta min, hai lão mắc ung thư ... miệng, được mấy tháng thì chết. Hồn hai lão nhập vào con chim đa đa, suốt ngày kêu "Bất ngật cốc Châu gia 不 吃穀周家, Thank not, thank not a". Con chim này người Việt gọi là chim "Bắt cái tép kho cà**" .
Chim Bắt cái tép kho cà "不 吃穀周家"    Chuyện này đã được Đại văn hào Trung Quốc Luxin viết thành truyện hẳn hòi chứ không phải haha hôhô bịa toàn tập đâu nha, không tin thì mở "Chuyện cũ viết lại" của nhà văn này mà xem"! Haha hôhô có bịa thêm tý nào thì cũng là bịa thôi.
      GHI CHÚ:
-------------------------------------------
1) Thời nhà Châu, người tàu không nói được âm tròn môi "u", cứ âm "u" thì đọc là "âu" hoặc "o" hoặc "ô" .. Mãi đến cuối đời Tần, dân chúng thấy vợ Hạng Võ là Ngâu Cơ đẹp quá, cứ tròn miệng ra mà khen "u" cha! "u" cha là đẹp. Kêu mãi thành quen, mới goi Ngâu Cơ là nàng Ngu Cơ, từ đấy người Hán mới nói được âm "u" Người Việt thì vẫn gọi mẹ là "u" từ thuở vua Hùng dựng nước nên không bị nhịu âm này. Xem tài liệu về ngữ âm học cổ đại của Bernhard Karlgren (tập ngữ vựng Grammata Serica Recensa) cũng có nói đến sự biến âm của từ Hán cổ đại.
Chim bắt cô trói cột
2) Chim "不 吃穀周家 / Bắt con tép kho cà" theo một số nhà điểu học VN thì có tên khoa học là Francolinus pintadeanus thuộc bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae), nó khác với chim "bắt cô trói cột" tên khoa học: Cuculus micropterus là loài chim thuộc họ Cu cu mà người tàu gọi là "họ chim đỗ quyên".,

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trương Trác: MỘT TÂM TRẠNG NGUY HIỂM, CÓ THẬT VÀ ĐANG LAN RỘNG

Trương Trác: MỘT TÂM TRẠNG NGUY HIỂM, CÓ THẬT VÀ ĐANG LAN RỘNG:     Phải nói là thời gian vừa qua tôi đã giành rất nhiều thời gian theo dõi vấn đề Biển Đông để biết diễn biến các hành động leo thang c... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn đại gia bỏ 300 tỷ xây 'cố đô Huế' giữa Tây Nam bộ

Sau "Đại Nam Lạc Cảnh", là "Nam Phương Linh Từ"

Nam Phương Linh Từ có nghĩa là "đền thiêng Nam Phương", vừa được khánh thành ở Tây Nam Bộ.

Người xây dựng Nam Phương Linh Từ là ông Đặng Phước Thành - chủ của hãng tắc-xi Vinasun, một hãng thông dụng ở khu vực Sài Gòn.

Ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh là Huỳnh Uy Dũng, thì đã chứng tỏ mình như một "sử thi gia" cự phách với những pho sử đồ sộ (xem lại ở đâyở đây, và ở đây). Không rõ ông chủ của Nam Phương Linh Từ thì sẽ như thế nào về mặt văn chương.


---



Đạ gia phát tâm 300 tỷ xây quần thể công trình Nam Phương Linh Từ hay còn được nhiều người gọi là "cố đô Huế" giữa Tây Nam Bộ, chính là ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp.


Cố đô Huế giữa lòng Tây Nam Bộ
Ngày 26/4, tại ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, quần thể công trình Nam Phương Linh Từ được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây là công trình có giá trị 300 tỷ đồng.
Quần thể Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, do doanh nhân Đặng Phước Thành (Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp) phát tâm xây dựng
Là một người con của vùng sông nước Cửu Long, gần 40 năm trước, khi phải rời xa quê hương lên TP.HCM lập nghiệp, ông Đặng Phước Thành luôn tâm niệm một điều: Khi có điều kiện sẽ trở về quê nhà, cố gắng làm một việc gì đó vừa có ích cho hiện tại mà cũng có thể để lại cho mai sau.
Trên báo Thanh niên, ông Thành tâm sự: “Chúng tôi xây dựng quần thể kiến trúc này không phải để đánh bóng tên tuổi, cũng không để làm du lịch - kinh doanh (bán vé cho khách tham quan), mà chỉ đơn thuần là để tri ân, thờ cúng và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và phát triển vùng đất phương Nam. Tất cả chúng ta đều là con cháu của các vị ấy, cho nên tôi hoan nghênh và xin chào đón tất cả mọi người đến đấy thắp hương bái vọng các bậc tiền nhân”.
đại gia, cố đô Huế, Vinasuntaxi, vinasun, lập-nghiệp, tây-nam-bộ, Nam-Phương-Linh-Từ
Toàn cảnh quần thể Nam Phương Linh Từ.
Nam Phương Linh Từ được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ - gỗ với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn. Đền có 7 gian, 2 chái, 3 lòng với mái hạ và hàng hiên bao quanh diện tích 509 m2 với 60 cây cột (đường kính từ 0,45 m trở lên). Các hệ thống cửa, bao lam, phù điêu, hoành phi, câu đối đều sử dụng loại gỗ danh mộc, được chạm khắc rất nghệ thuật và công phu. Đây là một kiến trúc độc lập nằm trong quần thể các công trình khác (tổng diện tích lên đến 5 ha, trong đó diện tích sân đỗ máy bay trực thăng, 2 bãi xe ô tô và sân hành lễ lên đến 3 ha). Có những dãy trường lang (hành lang có mái che) bao bọc chung quanh công trình với tổng chiều dài 675 m và 240 cây cột gỗ (toàn công trình có 540 cột).
Ngoài Nam Phương Linh Từ, nằm trong quần thể công trình này còn có Đền thờ Đặng tộc, Bảo tàng Đặng tộc, Bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang (làm thành 5 châu), có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (4 bể), có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh thành VN) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc VN).
Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.
Ngoài ra, Nam Phương Linh Từ còn có Nhà bảo tàng Nam bộ, trường lang, sân hành lễ, bãi đỗ trực thăng, ôtô,...
Công trình Nam Phương Linh Từ vừa khánh thành được người dân ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc của nó.
Tại buổi lễ khánh thành, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 2 kỷ lục cho quần thể công trình Nam Phương Linh Từ gồm: Đền thờ đầu tiên các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công khai mở đất phương Nam.
Đại gia Vinasun giàu cỡ nào?
12 tuổi đã phải giúp mẹ làm kinh tế. Phải chăng chính cuộc sống nghèo khó ấy đã hun đúc ước mơ và đam mê kinh doanh của ông Đặng Phước Thành - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Ánh Dương VN - Vinasun Corp.
Tốt nghiệp cử nhân sinh hóa, nhưng ông Đặng Phước Thành lại rẽ sang con đường kinh doanh.
Đại gia Thành tâm sự về con đường lập nghiệp của mình: "Những ngày đầu khởi nghiệp của tôi chính là gây dựng hai nhà hàng Trầu Cau và Hai Lúa. Vốn là cử nhân sinh hóa (chuyên ngành chế biến thực phẩm) của Trường ĐH Tổng hợp TpP.HCM nên khi bước chân vào thương trường (tháng 6/1995) tôi đã chọn lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Là dân miền Tây chính gốc (Đồng Tháp) nên tôi muốn tạo cho nhà hàng của mình một nét đặc thù riêng, đậm đà văn hóa Nam bộ. Từ cách đặt tên nhà hàng, tên món ăn đến cách chế biến, phục vụ đều được tôi nghiên cứu rất kỹ. Suốt một thời gian dài, tôi đích thân vào bếp, mày mò, "sáng tác" ra một số món ăn đồng quê như: chuột đồng quay lu, cá lóc nướng ống tre, bò nướng ống tre,... có lẽ nhờ chịu khó vậy mà được khách hàng thương, ủng hộ nhiều. Như đã nói ở trên, tôi mê kinh doanh từ thuở... 13!"
đại gia, cố đô Huế, Vinasuntaxi, vinasun, lập-nghiệp, tây-nam-bộ, Nam-Phương-Linh-Từ
Đại gia Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp
Cùng với sự phát triển ngành du lịch Việt Nam thời kỳ mở cửa, năm 2002 Trầu Cau đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch & Tư vấn đầu tư Ánh Dương Việt Nam và mở rộng kinh doanh sang hoạt động tổ chức tour du lịch trong ngoài nước, tư vấn du học và bán vé máy bay.
Năm 2003, để đáp ứng việc mở rộng thị trường kinh doanh, Cty TNHH TM DV Lữ hành Tư vấn Đầu tư Ánh Dương VN chính thức chuyển thành Cty CP Ánh Dương VN - Vinasun Corp.
Để chiến thắng các đối thủ lớn, Vinasun đã chọn chiến lược phát triển tập trung khai thác tối đa những đô thị lớn phía Nam có nhu cầu sử dụng taxi cao như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Với chiến lược hiệu quả này, sau hơn 10 năm hoạt động, Vinasun chiếm hơn 45% thị phần tại Tp.HCM, 60% tại Bình Dương và trên 60% tại Đồng Nai.
Theo Vinasun Corp, năm 2013, công ty có tổng doanh thu 3.158 tỉ đồng, vượt 9,62% so với kế hoạch và tăng 16,4% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 224,45 tỉ đồng, vượt 25% so với kế hoạch và tăng 48,17% so với năm 2012. Đây là kết quả đáng mừng trước sự khó khăn chung của kinh tế trong nước và thế giới.
Còn nhớ năm 2010, Vinasun chọn Airport Taxi là đối tượng thâu tóm hấp dẫn khi có khoảng 600 xe và sở hữu địa điểm kinh doanh là sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên vì đây là hãng xe của Nhà nước với thủ tục quá phức tạp nên ông Thành quyết định chuyển sang hướng đầu tư thêm 1.200 chiếc xe mới. Cùng năm này Vinasun tiến hành mua lại thương quyền taxi của hãng Green và đổi tên thành Vinasun Green, hoạt động ở thị trường Đà Nẵng. Ông Thành cũng đã từng chia sẻ khi được hỏi về chiến lược mua lại Taxi Mai Linh: “Nếu Mai Linh bán 1.000 thương quyền với giá rẻ thì Vinasun sẽ mua.”
Tuy nhiên ông Thành cho biết mặc dù mong muốn thâu tóm các doanh nghiệp khác để mở rộng thị phần nhưng không có nghĩa bằng mọi giá. Ông luôn cân nhắc để việc thâu tóm không làm ông cùng gia đình mất quyền kiểm soát Vinasun như lời tâm sự: “Mình đi thâu tóm người ta, nhưng nước ngoài lại thâu tóm mình thì cũng như không. Tôi thà chọn thị phần to trong chiếc bánh nhỏ”.
(Theo ĐS&PL)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/234734/bi-an-dai-gia-bo-300-ty-xay--co-do-hue--giua-tay-nam-bo.html


Đại gia chi 300 tỷ xây 'cố đô Huế' giữa Tây Nam bộ

Thanh Trúc | 27/04/2015 14:16

Công trình Nam Phương Linh Từ vừa khánh thành được người dân ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc của nó.

    Theo tin tức mới nhất, ngày 26/4, tại ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, quần thể công trình Nam Phương Linh Từ được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động.
    Quần thể Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng.
    Trong đó gồm những công trình như Nam Phương Linh Từ, Đặng tộc Nam Phương Linh Từ, Nhà bảo tàng Nam bộ, trường lang, sân hành lễ, bãi đỗ trực thăng, ôtô…
    Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.
    Nơi này được xây dựng trên diện tích 509 m2 với 60 cột chính, 7 gian, 2 chái 3 lòng, có mái hạ và hành lang bao quanh.
     - Ảnh 1
    Toàn cảnh quần thể Nam Phương Linh Từ.
    Được biết, đây là quần thể công trình do doanh nhân Đặng Phước Thành (chủ tịch HĐQT Vinasun Corp) phát tâm xây dựng.
    Tin nhanh từ ông Thành cho biết, việc xây công trình này vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn vừa đề cao ý thức về tính lịch sử, tính phong phú, đa dạng.
    Quần thể công trình Nam Phương Linh Từ tại ấp được người dân địa phương ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc độc đáo.
    Tại buổi lễ khánh thành, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 2 kỷ lục cho quần thể công trình Nam Phương Linh Từ gồm: Đền thờ đầu tiên các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công khai mở đất phương Nam.
    theo Người đưa tin

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Chân vung tay quăng


    Posted on 5xublog 
    Tôi nghĩ việc hòa giải về cơ bản là việc của chính quyền, không phải việc của người dân.
    Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù.
    Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải.
    Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.
    Nhưng ở Việt Nam, chuyện cá nhân cũng phải được nhà nước cho phép. Nhiều năm trước đây, anh em ruột trong nhà lỡ ở hai chiến tuyến khác nhau, đã hòa giải trong yên lặng để nhà nước không biết. Nay nhà nước đã có chủ trương, ít nhất là ở đằng mồm.
    Lễ 30/4 năm nay tôi (và có lẽ là nhiều người nữa) hơi chờ đợi một động tác có tính biểu tượng của chính quyền. Ví dụ như một phút tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
    Hôm nay nhà nước kỷ niệm chiến thắng của họ, chứ không phải kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc kết thúc trên đất nước này.
    ***
    Một chị ở nông thôn, nghèo và thất học, không biết làm gì ngoài việc suốt ngày cạnh khóe hằn học những kẻ hơn mình ở trong làng. Thế rồi chị đi xuất khẩu lao động, qua Đài làm giúp việc, sau vài năm có chút tiền kha khá bèn trở về làng. Về nhà, có tiền, chị tự mãn, đi lại khắp làng, điệu bộ chân vung tay quăng rất hớn.
    Những người ngô nghê, ấu trĩ, thô lậu chẳng may có được chiến công thế nào cũng huyênh hoang, đấm ngực tự khen mình giỏi hơn thiên hạ, coi bọn khác như cỏ rác, thái độ hung hăng với những ai khác mình.
    Không phải ai sinh ra cũng là quý tộc. Cũng khó học đòi phong cách quý phái. Nhưng có những phẩm chất quý tộc có thể học được: điềm đạm và tôn trọng những người khác mình, nhất là những người thua mình trong một cuộc đấu.
    Cùng là dân một nước với nhau mà vẫn sỉ nhục nhau kiểu kẻ trên ngựa người ngã ngựa, sao mà mong thế giới họ tôn trọng nước mình.
    Sau bốn mươi năm, người ta vẫn huênh hoang đấm ngực với chiến thắng, vẫn vô tình hoặc cố ý hung hăng hạ nhục những người cùng dòng máu Lạc Hồng mà số phận đẩy vào bên thua thiệt.
    Thế mới biết, có no cơm, có ấm cật, có tiền có bạc thì dễ, có sự điềm đạm và biết tôn trọng mình và những người khác mình thì khó khăn thế nào.
    ***
    Bốn mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để  chị nông dân đi bộ tới Sài Gòn.
    Hôm nay trên đất Sài Gòn, chị đã chân vung tay quăng như trên đường làng mình vậy.

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Tôi cũng đánh tư sản


    Nói thêm nhát nữa về chủ đề 30.4 rồi thôi, đơn giản bởi ngày mai tháng 5 rồi:

    Thực ra, tôi cũng tham gia vào việc kìm hãm xã hội này, góp phần để nó vất vưởng đến tận bây giờ. Chả là hồi từ năm 1977 về sau, các giáo viên chúng tôi từ miền Bắc vào đã được huy động cho công cuộc long trời lở đất (xứ mình làm gì cũng long trời lở đất) đánh tư sản. Cứ theo miệng cán bộ, chúng tôi cũng hăng hái lên án kịch liệt bọn "tư sản mại bản ôm chân đế quốc Mỹ" Lý Long Thân, Mã Hỷ, Hoàng Kim Quy, Trương Dĩ Nhiên, Mã Tuyên..., tham gia phong trào đấu tố "bọn bóc lột, đầu cơ tích trữ, phá hoại kinh tế". Chúng tôi cả tin rằng lưới thép do nhà máy của Hoàng Kim Quy sản xuất chủ yếu để bọn đế quốc Mỹ sử dụng ngăn đạn B40, gạo xuất khẩu của Mã Hỷ là chiếm đoạt mồ hôi công sức nông dân đồng bằng sông Cửu Long, sắt thép do Lý Long Thân nhập về chủ yếu đúc súng đạn... Kết quả từ một nền kinh tế đang phát triển, hàng hóa phong phú, sự nghiệp cách mạng kinh tế đã thành công khi nhanh chóng đưa xã hội trở lại mức "mua cái đinh cũng phải giấy", miền Nam mau mắn hòa đồng với kinh tế nghèo nản, thủ công, bao cấp ở miền Bắc.
    Gieo gì gặt nấy, chính chúng tôi cũng phải trệu trạo nhai hạt bo bo, củ sắn (mì) thay gạo suốt hơn chục năm trời.

    Để một nền kinh tế xuống dốc thảm hại, trì trệ như vậy suốt mấy chục năm, lúc nào đó, các nhà cai trị phải công khai xin lỗi dân chúng về điều này, chứ không thể ù xọe đánh tráo khái niệm biến thành ca ngợi công cuộc đổi mới, đổ hết lỗi cho dân.
    Nguyễn Thông
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Văn chương vô dụng


    Lê Văn Như Ý
    "Tôi yêu thơ bởi vì thơ vô dụng"
    Nhưng sự vô dụng của thơ là cái hữu ích cho đời, cho những ai còn giữ một tâm hồn nguyên sơ.
    Và phải chăng, tự thân nó, văn chương dưới mắt người đời chỉ là thứ tiểu nhược, mệnh mỏng. "Văn chương vô dụng" (Bashô).

    Thực tế bản thân một bài thơ, một thiên truyện ngắn, hay một cuốn tiểu thuyết không đem lại cho người đọc một thứ lợi lộc vật chất trước mắt nào. Thậm chí nó còn giết chết thời gian vô ích.
    Văn chương là tiếng nói yếu ớt. Và Nguyễn Du đã làm chúng ta kinh khiếp như những gì đã kinh khiếp trước ông:

    "Văn chương tàn tích nhược như ti"

    Và người làm chúng ta phải giựt mình là Trung niên thi sĩ Bùi Giáng khi phóng chiếu lại câu thơ thượng thừa của Nguyễn Du:

    "Văn chương tiếng thở như lời tơ than"
    Nói như Nguyễn Huy Thiệp "trong chữ có ma"!

    Văn chương là tiếng nói yếu ớt. Văn chương mỏng manh như "tiếng thở", (nhược như ti - yếu mềm như tơ). Tiếng thở ngắn ngủi, nhẹ nhàng, nhưng nồng ấm và gần gũi làm sao. Tuy vô thường, nhưng có thở chúng ta mới sống được, làm sao có ai sống mà không thở. Sống là thở, như cuộc đời phải có văn chương. Thơ vô dụng, văn chương vô dụng. Nhưng đối với ai yêu nó thì đó là nguồn sống, là hơi thở uyên nguyên.

    Có hay không có mối bận tâm của con người hôm nay đối với văn chương?
    Y nhảy hoài nhưng chẳng bao giờ vượt qua được cái bóng của y!
    Khi là tiếng vọng của Bashô ở xứ Phù Tang. Khi là tiếng vọng của Tuệ Trung đời Trần:

    "Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu
    Thùy thính cô viên đề xứ thâm"
    (Nhân gian nhìn thấy ngàn non sáng
    Ai lắng nghe ra tiếng vượn trầm)

    Và cũng chỉ có Bùi Giáng mới phóng chiếu tài hoa như vậy thôi!
    Văn chương là cái vớ vẩn, vô dụng giữa hội chợ phù hoa này. Vâng! Có rất nhiều người muốn thấy "ngàn non sáng" giữa cõi nhân gian. Nhưng ít có ai để tâm lắng nghe ra tiếng vượn trầm nơi núi thẳm thâm sâu.

    Văn chương vô dụng, văn chương tàn tích nhược như ti. Hay cũng có thể nói, văn chương là tiếng vượn trầm giữa ngàn non sáng. Nào ai có hay?

    Văn chương là thế giới của cái đẹp. Nó đầy ảo diệu. Mà cái đẹp thì vĩnh cữu. Suy cho cùng cuộc sống con người là vì cái đẹp. Đẹp là nguyên lý của sự sống." Cái đẹp cứu rỗi nhân loại" (Dostoievski).

    Cái đẹp phát tiết từ vạn vật, văn chương phát tiết từ vạn vật.
    Và văn chương mọc lên từ trái tim người. Đó là cõi người ta, đó là cái thế - giới - người nhất. Rong chơi trong thế giới đó, con người tìm lại được chính mình. "Văn học là nhân học", hẳn đó không chỉ là lời Gorki.

    Quẳng gánh đi rồi hãy đến với văn chương. Nó sẽ chắp đôi cánh phượng hoàng vút cao chín tầng trời cho những ai đến với nó bằng tấm lòng và trái tim thuần khiết. "Đọc một tác phẩm hay như cưới thêm một người vợ", có người nói với tôi như vậy.

    Con đường văn chương là con đường dấn thân (chữ của Sartre) - chứ không phải tiến thân. Nếu lợi dụng văn chương, thì văn chương đích thực nào đến và nở hoa trên trái tim người.
    Đó cũng là sự dấn thân và đó là trái tim thuần khiết. Nơi để văn chương mọc lên.
    Và đến với văn chương như đến với mối tình đầu, với nàng thơ còn trinh nguyên diễm tuyệt.

    Một tác phẩm văn chương hay như cốc rượu mạnh đầy mê hoặc. Đọc và khám phá tác phẩm như ta thưởng thức cái cay nồng đầy dư vị của nó chứ không như dăm ba cốc nước lã kia, ai uống cũng được. Mà uống rượu thì phải tập, cũng như phải tập thưởng ngọan những trang tuyệt tác.

    Và đối diện với tác phẩm như ta đối diện với hệ thống các biểu tượng mà ta cần phải khai mở và giải mã. Cũng như cuộc sống chúng ta tràn đầy các biểu tượng (Symbolique). Nhìn vào đó ta biết nó muốn nói điều gì, tượng trưng ý nghĩa gì.

    Biểu tượng trong tác phẩm văn chương cũng vậy. Có thể đó là Lâu đài; Vụ án; Sấm; Linh Sơn hay chỉ có thể là dụ ngôn của Dos...

    Và ta phải phơi bày, đem ra ánh sáng những gì tác giải còn để trong bóng tối. Điều này không có nghĩa là chúng ta vượt qua tác giả, mà chỉ đem ánh sáng những gì tác giả, đặc biệt là tác phẩm còn để trong bóng tối; người ta hẳn thường nói tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giải.
    Đó là trường hợp của thiên tài và tác phẩm của họ.

    Họ là các bi kịch gia vĩ đại Hy Lạp, là Goethe, Kafka, Dostoievski, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...Và tác phẩm của họ là những giọt mật, giọt rượu cay nồng đầy dư vị. Thưởng ngọan văn chương nghĩa là sống cùng những trang tuyệt tác.

    Văn chương thì trước hết phải là văn chương. Nghĩa là phải hay, độc đáo, có tư tưởng. Tư tưởng như linh hồn thổi vào tác phẩm, tạo sức sống cho tác phẩm.
    Con người hôm nay quá bận rộn với hội chợ phù hoa của mình. Có kẻ thì thấy được tầm quan trọng của văn chương nhưng không biết cái vớ vẩn của văn chương, cái vô dụng của văn chương.
    Và, có mấy ai còn giữ được một tâm hồn và trái tim thuần khiết để văn chương mọc lên?

    "Ấy chăng là cõi gọi nguồn
    Tro tàn Hy Lạp mang buồn hôm nay".
    (B.G)

    Và văn chương: "ấy chăng là cõi gọi nguồn"!
    Lê Văn Như Ý

    Phần nhận xét hiển thị trên trang