Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Ăn nay lo mai, sao tính được chuyện 20 năm sau


Tây Giang
VNN - Chỉ khi nào BHXH trở thành “chỗ dựa” thực sự của người lao động như chính khẩu hiệu của ngành này thì khi đó chính sách mới thành công.

Chính phủ đã đồng ý để người lao động đã được chọn hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần như trước đây hoặc bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu khi về già.

Như vậy, người lao động được rút khoản tiền tích lũy cho tương lai để chi tiêu, nhưng về dài hạn, điều đó sẽ tạo nên một tương lai bất ổn cả cho chính người lao động và cho hệ thống an sinh xã hội.

"Nếu được chọn lại..."

Bà Trần Thị Huệ (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) đang cặm cụi bán trà đá vỉa hè, ông bà đã ngoài 70 tuổi. Trước đây bà từng làm ở công ty dệt 8/3. Khi gia đình gặp khó khăn bà xin “về một cục” nhằm lĩnh số tiền trợ cấp một lần để giải quyết công việc của gia đình lúc đó. “Tôi nghỉ việc nhà nước, ra bám vỉa hè để kiếm sống, khi được khi mất, cuộc sống cũng bấp bênh lắm”, bà Huệ kể.

Ông bà có ba người con nhưng cuộc sống của họ cũng chật vật, nên ông bà xác định tự kiếm sống được ngày nào tốt ngày đó. Ngày khá ông bà kiếm được trăm ngàn, ngày mưa gió thì ngồi nhà sống bằng tiền tiết kiệm. Cả hai sợ nhất khi có bệnh phải đi viện. Vì, “chắc nằm chờ chết thôi chứ chẳng lấy đâu ra tiền”. Bởi thế, bà ước, nếu chọn lại sẽ không xin lĩnh BHXH một lần để có lương hưu và bảo hiểm y tế.

Bà Huệ còn may mắn hơn hiều người về hưu khác vì cuộc sống nơi đô thị vẫn cho ông bà cơ hội mưu sinh. Tuổi già không thu nhập, phải đối mặt với bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế, không có tiền để khám chữa bệnh là nỗi ám ảnh của khoảng 80% người già ở Việt Nam (theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Hoài nghi, bực dọc là có thật

Trước áp lực phải giải quyết vấn đề thu nhập cho 80% lực lượng lao động tới tuổi nghỉ hưu, điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) đã không cho phép người lao động được rút khoản tiền này ra khỏi quỹ BHXH mà phải dành dụm lại, đóng tiếp để sau này có lương hưu. Câu hỏi đặt ra là vì sao một chính sách rất nhân văn lại gặp phải phản ứng mạnh mẽ như vậy?

Ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ LĐTB&XH khi trả lời báo chí về việc mở rộng người tham gia BHXH bắt buộc cũng thừa nhận, đời sống người lao động đang rất khó khăn, họ ăn bữa nay còn lo bữa mai, sao có thể tính đến chuyện hai mươi năm sau? Do vậy, mở rộng người tham gia BHXH là thực tế khó khăn và giữ chân người tham gia BHXH tới khi họ nhận được lương hưu là khó khăn không kém.

Những năm qua số người rút không tham gia BHXH có xu hướng tăng nhanh. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu năm 2009 khoảng 426.000 người xin hưởng BHXH một lần thì tới năm 2010 là hơn 612.000 người và đến năm 2011 là gần 735.000 người. Vì sao, số người rút không tham gia BHXH lại tăng nhanh như vậy?

Đã có những hoài nghi từ người lao động về việc tiền BHXH của họ sẽ mất giá sau mấy chục năm nữa cho thấy việc tuyên truyền về những ưu thế của quỹ BHXH chưa đến được với chính người lao động. Đã có những bực dọc khi người lao động thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này nhưng gặp phải những khó khăn gây ra từ chính các thủ tục phức tạp hoặc từ người cán bộ thực hiện các thủ tục ấy khiến họ “thà bỏ còn hơn”.

Đã có những thông tin cụ thể về việc Quỹ BHXH của người lao động với hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng lại “tăng trưởng âm”- tăng trưởng không đủ bù trượt giá. Và chính nguy cơ vỡ quỹ BHXH được các chuyên gia tài chính cảnh báo vào năm 2021 đã khiến người lao động lo ngại về số phận của khoản tiền tích lũy của họ. Những hoài nghi, bực dọc và lo lắng này là có thật.

Trong khi các chính sách bắt buộc tham gia BHXH tăng thêm, những người có hợp đồng lao động từ 1/3 tháng cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia theo Luật BHXH mới, nhiều chuyên gia dự đoán rằng, có thể số lượng người tham gia BHXH sẽ tăng trong ngắn hạn. Cùng với số người tham gia mới, số lượng người rút khỏi BHXH có thể cũng gia tăng theo khi những lao động có công việc bấp bênh (hợp đồng ngắn hạn) trở thành các đối tượng bắt buộc nhưng họ cũng có quyền rút-quyền mà họ đã có được sau khi Chính phủ đồng ý kiến nghị sửa đổi điều 60 của Luật BHXH. Như vậy, câu chuyện tăng số người lao động tham gia BHXH để giải quyết thu nhập cho họ hai mươi năm sau vẫn là một bài toán khó.

Vẫn còn đó khoảng trống 80% người già hết tuổi lao động phải sống cuộc sống bấp bênh vì không có thu nhập và không có bảo hiểm y tế. Biện pháp mạnh đã phải sửa đổi nhưng qua câu chuyện này, cơ quan thực hiện chính sách BHXH cũng cần đổi mới chính mình để có được cái nhìn thân thiện hơn của người lao động, để họ tìm đến và tham gia tự nguyện thay vì ép buộc. Chỉ khi nào BHXH trở thành “chỗ dựa” thực sự của người lao động như chính khẩu hiệu của ngành này thì khi đó chính sách mới thành công.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện về Azit Nê -xin


Tôi gặp Azit Nê- xin
doduc
Cách đây mấy năm một nghệ sĩ nhiếp ảnh đứng tuổi khoe với tôi: “mình có chữ kí của Azit Nêxin”. Miệng nói tay lục túi ông phập phồng mở cuốn sổ cho tôi nhìn ghé chừng mươi giây rồi từ gập lại như sợ tôi sờ vào thì cuốn sổ sẽ mòn đi í! Sau đấy ông nhìn xéo tôi : “Vất vả lắm mới có được chữ kí của Nêxin vì phải dựa vào cái máy ảnh mới có cớ tiếp cận. Phóng viên mà”.
Tên tuổi Nêxin ầm vang thế giới lâu rồi nhưng vào Việt Nam muộn, chẳng biết do ai dám rinh về …Khi nhà nhiếp ảnh kia khoe tôi chữ kí nhà văn thì tôi mới chỉ đọc trước đó vài truyện đăng trên tờ Văn Nghệ, chắc là đợt ông sang thăm Việt Nam cách đây trên chục năm. Ông viết hay thật, cứ nhẹ xơi xơi, các nhân vật cứ như lũ nghếch cả lượt, cứ dối trá chân thành và cả tin về những lời dối trá đó. Đọc truyện nào cũng phải mỉm cười Tôi nghiệm ra cứ cái gì đọc ra mà công chúng hể hả là có chuyện dính líu đến cái xấu cái kém của xã hội hoặc cánh quan chức mà họ không bao giờ dám nói ra. May có ông nhà văn thổ Nhĩ Kì này nói hộ, sướng! Được thoát cái bí bách, được cười hể hả là được giải tỏa.
Tôi đang có ý ganh tị với nhà nhiếp ảnh về vận may ông được diện kiến Nêxin thì bất chợt Nêxin xuất hiện ngay trước mặt tôi như thần đèn, thật hơn cả chữ kí của ông ở cuốn sổ nhà nhiếp ảnh. Ông xoa xoa bộ ria mỉm cười với tôi: “Biết cậu em nghĩ gì rồi, ông nhiếp ảnh nói thế cho ra vẻ bí hiểm chứ thực ra tôi luôn ở cạnh các bạn. Lúc nào chẳng ở cạnh các bạn như những câu chuyện xung quanh các bạn ấy. Nói rồi ông kéo tay tôi đi, bỏ lại nhà nhiếp ảnh ngơ ngác với cuốn sổ có chữ kí trang trọng của ông.
Hóa ra ông khá thạo đường đất và con người xứ sở mình. Ông kéo tôi vào ngay trường phổ thông trung học cạnh nhà. Hôm nay là ngày tổng kết cuối năm, thày hiệu trưởng oang oang đọc bản thành tích bất hủ, quên luôn 2/3 số học sinh yếu kém và già nửa giáo sinh đè học sinh dạy thêm kiếm tiền mà trò vẫn dốt. Bản báo cáo đọc xong toàn những kết quả hay ho. Cả đám trò dốt, thày bất hảo đồng thanh vỗ tay bồm bộp y như họ đang có thành tích thật. Ai cũng hể hả trường mình nhất Quận vì được nhận cờ thi đua xuất sắc. Ông lẩm bẩm “ Xem ra còn hơn cả ở Thổ Nhĩ Kì”. Tôi há hốc mồm suýt ngất: nơi đây tôi hiểu đến từng trò từng thày. Chẳng là từ ngày về hưu không có việc gì làm, tôi mở quán nước ở ngay trước cổng trường, nên mọi chuyện trong trường từ thày chưa ra thày, trò không ra trò tôi đều thuộc từng người như một cán bộ tổ chức giữ hồ sơ của trường.
Sau sự việc đó ông kéo tôi ra quán nước kể chuyện mới đây ông vào một nhà ở thủ đô ta. Ông chồng nhà ấy toàn đi với gái non, khi vợ biết chuyện khóc lóc kể tội thì ông í bảo “ Không, anh quí em mà, anh coi bọn nó như khoai sắn nên mới ăn hàng ngày. Em như củ sâm lạng cao hổ cốt, chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt, còn thường thì phải cất giữ. Cô vợ được an ủi thì hởi lòng hởi dạ, mặt tươi như hoa cất tiếng cười giải tỏa cơn giận, thẽ thọt bảo anh chồng “Anh iu ưi, có thế chứ! vắng anh, mấy thằng choai đến tán tỉnh, em phá đời chúng rồi, em cho chúng bại hoại để trả thù cho anh vì tội dám nhòm ngó củ sâm, lạng cao của anh đấy”. Anh chồng nghe ra sững người, nhưng chợt hiểu chuyện , bảo: “ Được được. Nhưng thế thì vất vả quá, sau này anh sẽ để mắt đến củ sâm của anh luôn, không cho chúng mạo phạm để em phải vất vả”. Vợ bảo: “Thế cũng được anh nhé, ở nhà ăn sâm đi, ăn khoai sắn dễ đau bụng lắm”. Kể đến đây Nêxin mủm mỉm: “ Xem ra còn hay hơn cả chuyện ở nước Thổ !
Tôi nghĩ bụng Nêxin giỏi thật, ông luôn mang theo trong mỗi câu chuyện của mình những nụ cười mủm mỉm. Chỉ mủm mỉm thôi, nhưng luôn là nụ cười bất tận liên quốc gia, rải ngập mặt quả đất, xuyên thời đại để bóc mẽ tất cả những thói hư tật xấu của người đời bằng câu chuyện của một kẻ thật thà nhất trần gian như người phụ nữ xã hội, con cái chúng ta giỏi thật v.v….. Một trong điểm mấu chốt trong chuyện của Azit Nêxin là các nhân vật của ông chấp nhận cái thật thà của sự nói dối nhiệt thành và sự nhiệt thành nói dối đã trở thành một lối sống trần gian. Đọc xong thì hóa chẳng phải chuyện ở Thổ Nhĩ Kì, mà ở ta cũng y chang vậy, chấp nhận dối trá để yên thân,và cuối cùng lại cả tin luôn vào sự dối trá là thật.
Như biết suy nghĩ của tôi, ông kéo sụp chiếc mũ cátkest ói với tôi: “Còn khối chuyện tày đình ở đủ tầm xã hội tại các cuộc họp hành vận động. Ai cũng giơ tay biểu quyết nhưng hỏi biểu quyết gì đều không biết. Ở nước anh có thế không? Ở nước Thổ tôi thì đầy.
Ông vén tay xem đồng hồ: “ Thôi thế đã nhé, tôi phải ra sân bay, ngày mai là ngày nói dối của tôi rồi, tôi phải về để trò chuyện với dân tộc tôi”. Nói rồi ông biến mất vào dòng người tấp nập trên phố Hàng Đào.
Tôi ngẩn ngơ một mình và chợt nhớ ra: Mai đúng là ngày mồng một tháng tư.
09

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn cặn!

Nhật ký Cave 2: Nhà thơ, nhà báo đi đánh đĩ

Xuân Thành ngày…tháng…
Sáng tới giờ được mỗi 2 cuốc. Một thằng già, một thằng trộm chó
Thằng già khoe với mình anh công tác ở Hội văn nghệ tỉnh, thi thoảng xuống đây đá phò lấy thi hứng mần thơ. Xong bo mình 10k. Mình ném trả lại bảo anh mang về mua Kotex cho con ngan già nhà anh í, đ. mẹ thơ đéo gì mà “Sáng ra nước đái vàng khè. Ô hay trời đã chuyển hè sang thu”. Bọn già toàn lũ mất nết.
Ngày…
Tối nay có thằng đi mình, vào phòng ôm rịt lấy mình khóc lóc. Mình hỏi vừa tạch lô hả? Nó bảo không, anh bị người yêu đá. Mình vuốt tóc an ủi, nó lại càng khóc tợn hơn. Xong bảo em ơi con khốn nạn yêu anh nhưng đi nhà nghỉ đóng gạch với thằng khác, nhân cách nó đéo bằng em. Mình nói, rứa thì anh yêu em đi. Nó câm mõm đéo nói gì nữa. Nẫu.
Ngày…
Trưa nay có thằng lôi cái cặc vì zít ra khoe anh làm nhà báo, đi xâm nhập thực tế tranh thủ làm nháy luôn. Mình hỏi, trên báo các anh cứ viết đến đoạn vào phòng đóng cửa xong thì “tôi nói hôm nay anh mệt rồi rút lui” là sao? Nó cười hềnh hệch bảo đt mẹ phải viết rứa chơ, nhưng đóng gạch thì vẫn cứ đóng như thường. Tổ sư lũ đạo đức giả!
Ngày…
Cả ngày vẫn chỉ có 2 khách. Đt mẹ đầu tháng thắp hương đốt vía rồi mà vẫn đen vãi. Nộp cái thẻ điện thoại 100k, mua thỏi son Concept Eyes 85k tổng cộng đi toi 185k, tiền ăn và tiền bcs chưa tính. Đúng là một năm kinh tế buồn, đến thị trường chứng khoán phố Wall chỉ số Dow Jones và Nasdaq còn sắp chạm đáy bảo sao nghề cave ráo mồ hôi là hết tiền. À mà dm con lô 89 nuôi 7 ngày rồi éo về buồn ghê. Sắp sinh nhật rồi, éo có tiền đi siêu thị mua đồ thì mượn váy con Hoa, mượn Galaxy s3 con Huệ chụp cái ảnh tự sướng tung lên phây xong viết “Bao giờ mới lấy được ck đây?”. Dự là 287 like và cơ số thằng đòi cưới ngay và nuôn. Đt mẹ nghĩ đến đây tự dưng phì cười cmnr!
Ngày…
18 ngày nữa ăn hỏi mình rồi. Hôm qua thằng chồng sắp cưới nhắn tin nhớ vk quá, muốn ôm vk ngủ. Nhắc đến vụ này mà lo lo là. Mình với nó yêu nhau chính thức được 9 tuần 6 ngày, cả lò nhà nó hỏi cháu công tác ở mô? Mình ỏn ẻn trả lời công nhân nhà máy may mặc Bến Thủy. Quen được 4 ngày nó hỏi em còn cái ngàn vàng nữa không? Mình khóc, nói hồi nhỏ em bị ngã xe mất con mẹ nó rồi anh ơi. Nó đòi làm nháy, mình ứ ừ bảo đợi đến đêm tân hôn đi anh. Nó đéo chịu định vật mình ra bờ đê, may mình khỏe, với lại làm nháy xong nó đổi ý đá đít mình thì bỏ mẹ, lại phải đi lừa thằng khác à?
Đêm tân hôn có lẽ mình sẽ phải khóc nhiều lắm đây.
Ngày…
Thôi éo viết nữa, mai về quê làm đám hỏi rồi. Phải đốt ngay cuốn sổ chết tiệt này mới được. Bọn đạo đức giả đọc được lại rú lên “cái đồ cave”, nhẽ chửi nhau với bọn nó? Mình thì nói năng mô phạm, chửi nhau với bọn mặt lol mất hay. Cái miệng mình xinh thế, chỉ lói điều hay thôi. Hí hí…
Theo Boygià

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thưa các đồng chí chưa bị lộ!


Thưa các đồng chí chưa bị lộ!

  Tiểu phẩm của Nguyễn Hoàng Linh
  Thưa các đồng chí, những người đã trót nhúng tay vào chàm như tôi! Kể từ khi tôi phải đứng trước vành móng ngựa, không ngày nào là tôi không nghĩ đến các đồng chí. Tôi cứ ngẫm mãi tại sao mình phải dấn thân vào chốn lao tù như thế này mà các đồng chí lại không? Tại sao nhiều đồng chí “ăn” đậm hơn tôi rất nhiều lần, không những không dính đòn  mà còn có cơ hội ăn đậm hơn nữa? Tại sao cùng là những kẻ ngày ngày đua nhau cấu véo tài sản của dân chúng mà lại  có  cảnh “người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”? Đau lắm!
  Tôi năm nay tuổi chưa đến 60, tức là không được từng trải qua cuộc kháng chiến 9 năm nhưng cũng đã từng lăn lộn trong công cuộc “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Trên tay tôi đã từng có những đồng đội trước khi trút hơi thở cuối cùng, miệng vẫn mỉm cười mãn nguyện vì mình đã hiến dâng cho một tương lai sạch sẽ, thơm tho. Lúc đấy, tôi đã khóc, không những khóc mà còn gào thét, thề với lòng mình rằng sẽ xé tan trời đất để thực hiện cho bằng được những lời trăng trối ấy.Nhưng rồi trời đất đổi thay. Từ chỗ phải vào bản làng đổi từng chiếc gương con cho các cô gái người dân tộc để lấy rổ bắp, con gà… thì bây giờ, quanh tôi là cả một kho tiền, mà cửa giả chỉ là tranh tre nứa lá. Nói cho nó hình tượng thế thôi chứ kho tiền ở đây là tiền dự án của Nhà nước, được bảo vệ bằng các cửa giả là hệ thống quản lý của Nhà nước. Thông thường thì việc quản lý tiền công bao giờ cũng khó hơn tiền tư bởi lòng tham luôn luôn thường trực trong đâu đó ở mỗi con người. Thế là tôi dính, các đồng chí cũng dính. Cũng như các cô gái bán thân, khó khăn nhất là lần “đi khách” đầu tiên, sau nữa thì còn gì để mà mất? Tôi cứ trượt theo mãi, quên cả lời thề với đồng đội năm xưa.
  Nhưng cái đau của tôi là ở chỗ, cùng là những kẻ quên lời thề, tại sao các đồng chí lại nhìn tôi như cái nhìn của những kẻ ngoài cuộc? Có phải tôi tham lam hơn các đồng chí không? Có phải tôi không chịu lo lót, tạo dựng ô dù được như các đồng chí không? Có phải tôi không kiên quyết thanh trừng những kẻ “ăn cháo đá bát” quanh mình không?... Tất cả những câu hỏi đó lúc nào cũng quay cuồng trong đầu tôi để tìm lời lý giải. Để làm gì ư? Để trả thù, để tố cáo, các đồng chí biết không? Để các đồng chí phải vào đây cùng với tôi. Để lấy lại sự công bằng…Nhưng than ôi! Đấy chỉ là những ước mơ vô vọng. Vì tôi biết rằng, các đồng chí phải giỏi giang hơn tôi, phải khôn ngoan hơn tôi, phải từng trải hơn tôi thì mới được như thế.
  Tôi đã nhận ra sai lầm của tôi rồi, các đồng chí ạ! Tôi sẽ phấn đấu ra tù sớm. Điều này không khó bởi trong bộ máy quản giáo này cũng có nhiều đồng chí chưa bị lộ, tôi lại có tiền để lo lót, để bơm vá. Sẽ có rất nhiều lý do tạo dựng để tôi được ra sớm. Lúc đó, tôi sẽ liên kết với các đồng chí để tiếp tục tìm kiếm vinh quang trong sự giàu có. Ở đất nước này, chúng ta còn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ đống tài sản công hữu khổng lồ trong khi hệ thống quản lý lại là “tranh tre nứa lá”. Chúng ta sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Các đồng chí dạy tôi cách không phải bước chân vào nhà tù, còn tôi sẽ dạy các đồng chí nếu chẳng may phải vào tù thì thoát nhanh bằng cách nào…
  Ôi, tuyệt vời quá! Không ngờ rằng cuối đường hầm của cuộc đời lại mở ra một ánh  hào quang chói loà. Bởi tại sao? Bởi vì chúng ta luôn luôn là “đồng chí” của nhau.
( Tác giả gửi cho QTXM)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về một lốc gơ đã ra đi:

Ôi thương quá cuộc đời bạc mệnh một tài hoa!

(Viết tặng ba mẹ và vợ con của Bói Già Đinh Vũ Hoàng Nguyên)

Biết nói gì Nguyên ơi
Khi Nguyên không phải là người đời
Mà là Thiên Sứ từ Trời cao lai vãng
Chỉ ghé qua trái đất này tròn 444 tháng
Rồi nhếch mép tủm tỉm cười
Nhằm ngày sinh nhật ra đi!

Thông điệp mang đến cho quê hương
Thiên Sứ định nói gì?

Tình Yêu ư?
Khi xúc cảm khẽ chạm vào con tim mách bảo
Phải yêu đến tận cùng ruột gan
Yêu bầm tim, tím máu
Yêu không những chỉ thốt nên lời
Mà vang vọng tiếng kêu van
Của em thơ
Của mẹ già
Quằn quại giữa trái ngang!
Yêu cả lời hiệu triệu
Của lương tri đang kêu cứu
Đòi quyền tự do để được sống cho nhau
Quyền mưu cầu hạnh phúc
Của người lao động cần lao
Quyền được chọn lựa của toàn dân
Ai sẽ là người lãnh đạo
Không thể chịu mãi lũ lưu manh bát nháo
Vừa khoác áo nhân dân vừa dày xéo đồng bào!

Tuổi trẻ hôm nay
Lẽ ra phải được sống sang giàu
Người tài năng như Nguyên sống trong đời
Sao lại phải lo lắng cả những điều nhỏ nhặt?
Chưa từng được dạy ở trong các trường đại học:
Mồn tụng niệm “Nam Mô” bụng khát vọng đồng tiền
Vi phạm lệ, luật giao thông
Kẹp cụ Hồ dưới bằng lái hồn nhiên
Bệnh viện “không nhận phong bì”  
Mà chỉ thích cầm tiền mặt
Xin vào cơ quan công quyền
Phải tiền tươi, thóc thật
Phong tặng các danh hiệu thi đua
Không có “bác” dẫn đường thì hãy kiếm “ô” che
Các danh hiệu ưu tú, nhân dân
Không nhiều tiền thì nghỉ khỏe con nghe
Đảng kêu gọi góp ý kiến Hiến Pháp 92
Để tỏ ra đảng ta rất “dân chủ”!
Làm trí thức khát tự do bỗng hóa thành “trí ngủ”
Giữa một vương quốc thừa lãnh tụ, thiếu vua hiền!

Cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời
Chỉ mong sao thế hệ trẻ được bình yên
Cố chịu khổ, chịu thương để cháu con 
Được sống cho ra sống
Được nói lên tâm nguyện của mình
Được ước ao hi vọng
Được yêu đất nước của Vua Hùng
Đã trải bốn ngàn năm
Được xuống đường hét thật to
“Đã đảo quân Trung Cộng xâm lăng!”
Mà không bị công an bắt lên xe
Đưa về trại Lộc Hà lần nữa
Khi kẻ tôn thờ Trung Nam Hải là quan tòa
Còn người yêu nước VN đứng trước vành móng ngựa
Xin Mẹ Âu Cơ hãy cho chúng con hay
Tổ Quốc liệu còn chăng?

Nay chợt nhận ra tôi đã gặp Nguyên
Nơi xóm bụi Thành Công(*)
Nguyên đam mê vẽ tranh còn tôi  
Thích được ngồi thiền định  
Thế giới muôn màu kia
Là chốn Bồng Lai
Hay làng quê yên tĩnh?
Hay phố sấu, đường me
Chen mái ngói thẫm mầu?
Là hồn gặp hồn
Tỉnh thức gặp tỉnh thức
Đang thiền định bên nhau
Chẳng hề biết tên mà tưởng từng quen
Đâu đó từ kiếp trước
Bởi tranh của Nguyên là thế giới tâm linh
Về sống giữa cõi người hòa hợp
Nay cố nhân đã đi xa mà ngỡ như  
Đang ngồi say sưa chém gió ở bờ sông
Ngay quán nước nhỏ bên cầu
Đầu xóm bụi Thành Công

Nguyên đã đi qua cuộc đời này
Vội vã dạo chơi, hay để nói:
“Mọi người hãy dẹp đi
“Thói hư danh trong thời đại chúng ta
“Thói tham lam tiền, quyền làm người dân
“Chịu thống khổ xót xa!”
Qua những Bài Thơ, những Trang Văn
Và những dòng Viết Ngắn
Những Bức Tranh ẩn hiện tâm linh
Thấp thoáng đời cay đắng
Phiêu lãng yêu vì thơ, cười ra nước mắt vì văn                                  
Viết ngắn quặn lòng ta
Tôi đã gặp một Đinh Vũ Hoàng Nguyên 
Chân thực đến thiết tha!

Nhân một năm ngày biệt ly Bói ơi, tôi đã khóc
Ôi thương quá cuộc đời bạc mệnh một tài hoa!

Tây Thiên Thiền Tự, 23/3/2013
Ts. Đặng Huy Văn

(*) Xóm bụi Thành Công, nơi Nguyên đã từng thuê một xưởng vẽ ở đây, thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa gồm khoảng gần một ngàn hộ dân đã sống tại đây từ năm 1992, và là một cụm dân cư đặc biệt nhất của Thủ Đô Hà Nội vì cho đến nay, họ chưa hề có tổ dân phố, chưa được đăng kí hộ khẩu và vì thế đã 20 năm nay, gần một ngàn hộ dân tại xóm bụi này đã không có quyền công dân. Còn nhớ vào Tết Kỷ Dậu, năm 1789, nơi đây đã chôn vùi xác của gần một vạn quân Thanh đo Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá tại Gò Đống Đa và có thể vì thế mà mảnh đất này thiêng lắm. Thực vậy, đã một số lần khác nhau của các đời lãnh đạo thành phố Hà Nội, kể cả một thời của TBT Nguyễn Phú Trọng, đã lập Dự Án Ma để giải tỏa gần một ngàn hộ dân ở đây nhằm lấy đất chia nhau mà đều thất bại. Lần cuối cùng là năm 2002-2003, một chủ Dự Án Ma ở đây tên là Lã Thị Kim Oanh, người được thủ tướng Phan Văn Khải lúc bấy giờ hậu thuẩn cũng đã phải ngậm ngùi nhận bản án tử hình khi ông Khải còn tại vị. Có lẽ do Phật Độ Người Có Duyên nên nhóm đồng tu thiền và ăn chay của chúng tôi đã tồn tại ở đây được 5 năm trời và đã có một vài người nhập định được (không phải tôi vì mới tu được 3 năm thì đã bỏ giữa chừng).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tốn rất nhiều tiền để xây tượng đài rồi..Lẽ nào để nơi này tan hoang mãi như thế này?

Lăng Ba Vành - Người ta không moi ra tiền từ đó nên bỏ phế di tích lịch sử?

Nỗi đau Lăng Ba Vành 
10/10/2012 
Đến Huế, đến xứ thơ mộng, du khách gần xa thường thì thăm viếng hoàng cung, vãn cảnh chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén và hẳn nhiên, không quên đến nơi an nghỉ của những ông vua triều Nguyễn như Lăng vua Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức… Được đánh giá là những công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo trên mọi phương diện văn hóa, kiến trúc, lịch sử…, những lăng vua kể trên gần trung tâm Huế, còn tương đối nguyên vẹn, tiêu biểu cho hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, bí ẩn, độc đáo đến lạ kỳ nên được nhiều người lui tới...

Vạt lối vào cổ mộ, lại xao lòng khi thấy nấm mồ hình mai rùa gần như muốn sụp đổ, một vòng hang sâu hun hút ăn sâu xuống đáy mộ, vết tích của cuộc thanh trừng hàng trăm năm trước và cũng có thể là vết tích của những kẻ đào bới cổ mộ kiếm tìm báu vật. Cách ngôi mộ bị quật xới là tấm bia đá bị đục chữ ngã sóng soài. Hỏi chuyện ông Nguyễn Mão, một người dân thuộc dòng vương thất sinh sống ở khu vực này, chúng tôi được ông cho biết theo thời gian, đã có quá nhiều kẻ tìm đến nơi này những mong kiếm tìm báu vật. Chẳng biết họ kiếm được gì nhưng cổ mộ bị đào bới với miệng rộng hoang hoác. "Trước đây còn có một tấm bia đá cũng bị đục chữ nằm phía sau mộ nhưng nay cũng mất rồi" - ông Mão trầm giọng.
Những gì mà chúng tôi ghi nhận ở Lăng Ba Vành là như thế. Thật buồn và đau lòng trước cảnh ngôi cổ mộ đến nay vẫn là bí ẩn của lịch sử, phảng phất nét xưa bi hùng với những dấu ấn bị quật mồ, bị trảm bia đá - một chứng tích lịch sử như vậy mà nay tan hoang, chẳng ai đoái hoài, chẳng ai đến thăm, chẳng ai hương khói. Cứ cho lăng mộ này chẳng phải là của Vua Quang Trung nhưng lẽ nào, với 3 vành đai hoành tráng tương ứng với nấm mồ thường thấy của bậc quân vương, và với "bản lý lịch" mộ bị quật bới, bia bị đục chữ chém đầu..., những điều đó lẽ nào không ấn tượng, hấp  dẫn với hậu nhân?!
....
(trích từ: Antg.cand)

Quy mô to lớn khác thường, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc và lãng quên trong suốt triều Nguyễn khiến nhiều người tin rằng lăng Ba Vành chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế Quang Trung. 
Nơi an táng Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những ẩn số lớn của lịch sử Việt Nam . Nhiều giả thiết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó ý kiến cho rằng lăng Ba Vành ở Huế là lăng mộ vị hoàng đế vĩ đại triều Tây Sơn nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Đây là một khu lăng mộ có quy mô lớn, với chiều dài khoảng 60m, rộng 40m, nằm trong khu rừng thông thuộc địa phần làng Cư Chánh, ngoại thành của Huế. Lăng gồm 3 vòng thành tròn ghép lại. Vòng ngoài cùng có tường đá cao và rất dày, hai đầu là hai trụ cửa lớn.
Vòng thành thứ hai có hai đầu cong ngược ra ngoài với phù điêu đắp nổi. Mô típ trang trí trên phù điêu không giống với bất cứ lăng mộ nào của nhà Nguyễn.
Vòng thành trong cùng ôm nấm mộ có hình mai rùa - loại mộ dành cho bậc công thần, đế vương theo quan niệm thời xưa.
Nấm mộ có vách rất dày, bị bạt góc trái theo kiểu chém “tả đao” dành cho tử tù thời phong kiến, để kéo quan tài ra khỏi mộ.
Bia đá trước mộ bị chặt gãy và vứt chỏng chơ dưới đất, những năm gần đây mới được dựng lại một cách tạm bợ.
Các dòng chữ trên bia đã bị đục phá một cách tàn bạo và không thể đọc được.
Phía trước khu lăng mộ có một hố lõm lớn, là dấu vết của hồ tân nguyệt, một yếu tố phong thủy của mộ vua chúa, hoàng thân xưa kia.
Ngoài ra, giới nghiên cứu còn khẳng định khu lăng mộ tồn tại những dấu tích của một nơi an táng bậc đế vương như nhà bia, cổng tam quan, vườn lăng...
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Trần Viết Điền khẳng định gạch dùng để xây mộ là loại gạch Tây Sơn, sau khi đối chiếu với loại gạch ở gò Viên Khâu, đàn Phương Trạch, Học cung Long Hồ... các công trình xây cất dưới triều đại Tây Sơn.
Quy mô to lớn khác thường, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc và lãng quên trong suốt triều Nguyễn khiến nhiều người tin rằng lăng Ba Vành chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế Quang Trung.
Theo sử sách, Hoàng đế Quang Trung băng hà ở thành Phú Xuân (Huế) năm 1792. Triều đại Tây Sơn sụp đổ 10 năm sau đó. Sau khi làm chủ Phú Xuân, vua Gia Long đã quật phá mồ mả của kẻ tử thù năm xưa trong cuộc trả thù tàn nhẫn nhằm vào triều Tây Sơn...
Reds/ Theo KIẾN THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu trả lời thiết nghĩ không cần nhắc lại vì người ta nghe quá nhiều rồi!

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?
Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.



Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.



Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của

Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.



Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

http://kygia.net/tai-sao-han-quoc-phat-trien-ruc-ro-con-viet-nam-thi-khong/


Phần nhận xét hiển thị trên trang