Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô- Đã đến lúc cần xóa bỏ.


Được biết các bộ chức năng đang lấy ý kiến về thuết tiêu thụ đặc biệt với ô tô. Xin góp vài ý kiến này.
Ô tô giá rẻ chắc chắn sẽ giúp giảm các vụ tai nạn giao thông chết người và quy hoạch đô thị sẽ dễ mở rộng theo hướng hiện đại hơn.

Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm đánh vào các mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá, rượu, bia, điều hoà nhiệt độ, bài lá, hàng vàng mã, kinh doanh vũ trường, xổ số, đánh bài.v.v... và trong đó có ô tô. Có nghĩa là, với chính sách thuế này thì ô tô là mặt hàng hạn chế tiêu dùng còn cao hơn cả rượu bia, thuốc lá và vàng mã, kinh doanh karaoke, casino... Lý do đưa ra, theo quan điểm của Bộ Công Thương, và cũng là quan điểm chính thức của nước ta ngay từ khởi thủy cho đến hiện nay,  thì: “Đây không chỉ đơn thuần là hàng tiêu dùng, mà còn là mặt hàng thuộc dạng xa xỉ và phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nghĩa là không được khuyến khích tiêu thụ do cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm để tạo ra sự thông thoáng của giao thông”. (Theo phát biểu của nguyên thứ trưởng Đỗ Hữu Hào năm 2006).

Nhằm thu ngân sách hay do hạ tầng chưa đủ?
Chưa thấy công trình nghiên cứu nào xác định hạ tầng giao thông như thế nào thì đáp ứng được số lượng ô tô như thế nào. Tất cả chỉ mới dừng ở mức cảm tính là xe máy đã thế thì ô tô chắc hẳn là sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều!
Hình dung tỉ lệ ô tô và xe máy

Theo các thông báo của Bộ Giao thông thì tỉ lệ diện tích dành cho giao thông ở ta mới chỉ đạt 10%, trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai là 20%, vì thế mà hạn chế số lượng ô tô. Thoạt nghe thì có lý, nhưng thực tế thì số lượng ô tô ở ta không phải bằng ½ các nước đó mà ít hơn rất nhiều lần. Theo tính toán trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam” thì so với Indonesia, số lượng xe ô tô ở ta hiện ít hơn 7 lần, nhưng hệ thống giao thông của Indonesia cũng chỉ ở mức cao hơn ta một chút.
Có nghĩa là đường sá ở ta vẫn đủ chỗ cho số lượng ô tô nhiều hơn cỡ 5-7 lần số hiện có.
Vậy tại sao, chỉ với xe máy thôi, ở các thành phố lớn ta đã có cảm giác là không thể nào chịu nổi ?
Tất cả đều nằm ở quan niệm và phương pháp tổ chức giao thông.

Chính bởi vì đi xe máy, tiện đâu ghé đó, tiện đâu quẹo đó nên người ta chẳng bao giờ chịu gởi xe mà đi bộ, đó là chưa nói cứ mỗi lần quẹo như vậy là ẩn chứa bao nhiêu hiểm họa. Cả nhà 3 người, có khi 4 người trên một chiếc xe máy, ai cũng biết là nguy hiểm nhưng không còn lựa chọn nào khác. Hồi chiến tranh trẻ mồ côi nhiều vì cha mẹ bị súng đạn bom mìn, còn hôm nay thì bao trẻ bị mồ côi vì cha mẹ chúng sáng đi rồi chiều không trở về nữa ? Mà chiếc ô tô có đắt đỏ gì lắm cho cam. Nghe nói ở Mã Lai chỉ 3 ngàn đô la Mỹ một chiếc xe Proton, rẻ hơn nhiều chiếc Spacy hồi mới ra 5.000, hoặc @ đến 7.000 đô la Mỹ, và hiện nay chiếc SH đã hơn 10.000 USD. Nếu chính sách về ô tô đúng đắn hơn một chút, tức có giá ô tô rẻ ngang xe máy hiện nay, thì bây giờ Việt Nam ta số lượng ô tô chắc cũng xấp xỉ Indonesia mà đường sá cứ cho là ngang họ thì cũng chưa có gì gọi là “cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm”.

Và nữa, nếu như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh không đủ đường cho ô tô chạy mà đánh thuế TTĐB thì hà cớ gì không để cho người dân các tỉnh khác, như miền Trung hoặc Tây Nguyên được mua xe chạy ?
Rõ ràng lập luận “cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm” là một ngụy biện nhằm che dấu cho một mục tiêu khác nào đó trong việc đánh thuế TTĐB với ô tô. Vậy đó là mục tiêu gì? Chưa một người có trách nhiệm nào thực lòng nói lên sự thật nào nhưng chúng ta đều có thể dễ dàng đoán ra mục tiêu nguồn thu ngân sách là mục tiêu chính của loại thuế này.

Thế nhưng, cần nói ngay rằng thuế TTĐB khiến phần lớn, tuyệt đại đa số người dân không thể tiếp cận được thành quả công nghệ của loài người này, và nhà nước trở thành khách hàng chính của các hãng ô tô khi lượng mua xe công bao giờ cũng chiếm tỉ phần lớn. Nếu vậy thì đây quả thực là lấy tiền từ túi phải bỏ qua túi trái chứ nguồn thu ngân sách thực sự vẫn không bao nhiêu, cho dù con số có lớn đến thế nào chăng nữa.

Những thiệt đơn thiệt kép nếu duy trì thuế TTĐB
Sự mâu thuẫn trong chính sách của chính phủ thời gian qua lẽ ra đã phải có người đứng ra chịu trách nhiệm: Muốn phát triển công nghiệp ô tô nhưng lại giới hạn tiêu dùng. Một mâu thuẫn ngô nghê nhưng không hiểu sao lại được áp dụng một cách bất chấp mọi ý kiến đóng góp của các chuyên gia thế giới. Với ngay cả Mỹ hoặc Nhật thì công nghiệp ô tô luôn là ngành công nghiệp mẹ, nó kéo theo hàng loạt ngành công nghiệp khác phát triển từ luyện kim, sắt thép đến, cao su, nhựa, trong đó quan trọng nhất là ngành công nghiệp phụ trợ. Thế nhưng sau bao nhiêu “hoạch định” thì đây vẫn là con số không, tất cả có thể quy về chỗ thuế TTĐB nhằm giới hạn người dùng.

Không sử dụng ô tô người dân dùng xe máy và kèm theo đó là lối sống, tư duy xe máy khiến đô thì trở nên nhếch nhác, nỗ lực thế nào cũng không thay đổi được. Hãy thử hình dung, với người đi xe máy thì bán kính sinh hoạt sẽ giới hạn trong vòng 10km và tư duy đi ngang về tắt, luồn lách, tiện dụng sẽ kéo theo mô hình thương mại sát vỉa hè để phục vụ người đi xe máy. Trong khi đó thì không gian tư duy của người đi ô tô sẽ là 30km, họ sẵn sàng ở xa chỗ làm hơn 30km mà không hề bận tâm, đô thị vì thế mà sẽ dễ dàng mở rộng, kèm theo đó là tác phong ô tô, không đi ngang về tắt, không luồn lách, chịu gửi xe để đi bộ một quãng xa. Rõ ràng với chiếc ô tô việc tổ chức đô thị sẽ dễ dàng theo chuẩn hiện đại hơn nhiều so với xe máy.
Về xây dựng đường sá, chính số lượng ô tô sẽ khiến đầu tư dạng BOT vào cơ sở hạ tầng giao thông trở nên hấp dẫn hơn. Nhà nước sẽ nhẹ gánh hơn nhiều trong việc xây dựng thêm đường giao thông.
Tóm lại, mọi chuyện đều thuộc về chính sách của nhà nước. Một khi thấy ô tô là chưa cần thiết thì nó là chưa cần thiết. Còn khi thấy rằng sau khi áp dụng mọi biện pháp mà con số người chết vì tai nạn giao thông trên dưới 13.000 người mỗi năm vẫn không giảm thì chính sách ô tô cho mỗi người chắc chắn sẽ là lời giải hiệu quả.
Sử dụng ô tô người đi sẽ dẽ chấp hành đi theo luồng và luật giao thông hơn là xe máy


Và trên hết, có lẽ hãy vì chút sĩ diện, đừng để thế giới nhìn ta như một ốc đảo lạc hậu. Tôi không biết Cuba lập luận gì để đánh thuế xe ô tô lên đến 400-500%  khiến người dân phải cố sửa để dùng những chiếc ô tô từ thời 1960. Tôi cũng không biết động cơ sâu xa bên trong chúng ta có giống Cuba hay không nhưng rõ ràng sự giống nhau này khiến chúng ta xấu hổ. Mà đâu phải bỏ thuế TTĐB thì xã hội tê liệt đâu ? Cứ xem như Lào hoặc Campuchia, biết không mơ được chuyện sản xuất xe ô tô nên chính phủ chẳng đánh đồng thuế nào giúp người dân có xe vô cùng rẻ để đi. Có chết ai đâu ?
Hồ Trung Tú

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ỐI Giời:: 5 xu!

Tuyên huấn Vịt

Ai ở ngoài bắc thời kỳ đóng cửa, sẽ không quên được loa truyền-thanh.
Nó là hệ thống truyền thanh kéo đến từng khu tập thể, vào tận hộ gia đình. Loa không cần pin hay điện, tự nó kêu. Cũng không có nhiều “kênh” để lựa chọn, chỉ có một nút để chỉnh to nhỏ.
Hồi đấy tất nhiên không có internet. Không cả truyền-hình.
Chỉ có “Đài tiếng nói Việt Nam – phát đi từ Hà Nội”. Mãi sau này có thêm các đài địa phương và sau nữa là FM.
Ngoài dùng mắt để đọc báo Nhân Dân, toàn dân chỉ có một kênh thông tin duy nhất để nhập liệu bằng tai. Mọi người phải nghe một thứ giống nhau.
Ngây ngô thế mà lại hay phát nhạc …cổ điển. Có giới thiệu đàng hoàng. Tên nhạc sĩ toàn nghe bằng tai, không biết mặt chữ thế nào. Văn hóa này kéo dài mãi về sau, ngay cả khi đã có truyền hình và sóng ngắn FM để nghe qua radio nhập khẩu của Nhật.
Có một bài hát rất oách, các bác thử đoán xem là bài gì. Là bài “Khúc hát Nàng Son Vếch” trong vở “Piếc Guyn” của nhạc sĩ “Gờ-Rích” do Lê Dung trình bày. Hay vãi chưởng. Sau này có youtube, lên nghe tây hát “Solveig’s song” trong “Peer Gynt”, so với họ mới biết trình Lê Dung chưa bằng lỗ đít con vi trùng. Nhưng mà nhớ lại vẫn thấy hay.
Sau có mạng, mới dò từ Grieg ra Ibsen, rồi từ Ibsen ra Kierkegaard (bác Ibsen hăng hái lăng xê bác Kierkegaard). Bác Kierkegaard này chết rất lâu rồi mới nổi. Chết năm 1855 mà hình như đến 1910 mới được dịch ra tiếng Đức. Nghe đồn Kafka đọc xong phát mê tít. Bác Kier nay được coi là tổ sư hiện sinh. Bạn nào đọc Huyền thoại Sisyphus (NXB Trẻ dịch là Thần thoại Sisyphus) sẽ thấy bác Kier đứng cùng lố nhố một lô các bác sư tổ hiện sinh. Cuốn này, phần kết thúc, Camus viết một đoạn dài về Kafka, hay vãi đạn.
Tinh thần hiện sinh ở khía cạnh đề cao cá nhân và tự do của bác Kier xuất hiện ở khá nhiều nơi, mà có khi ta không để ý. Ví dụ câu nói “bám lề là việc của bầy cừu không phải việc của con người tự do”  rất gần gũi với tư tưởng của bác Kier. Bác Kier nếu còn sống và biết đi xe máy, hẳn sẽ đánh võng như điên.
Bác Kier kính Chúa mà ghét nhà thờ (giáo hội). Giáo hội đã quá xa rời quần chúng, biến báo thông điệp của Chúa để ru ngủ giáo dân và bảo vệ quyền lực độc tôn của mình.
Để đả phá nhà thờ bác ấy viết truyện “Tuyên Huấn Vịt”. Bản tiếng Anh gúc chữ “Duck Church” là ra. Có hai từ khóa của câu chuyện rất vắn này:một là wings (đôi cánh), hai là waddle (đi lạch bạch).
Bản tiếng Việt như sau.
Có một xứ sở anh hùng, dân toàn là Vịt. Chi bộ cũng toàn Vịt, tất nhiên. Bí thư, tuyên huấn cũng là Vịt, và được trả lương để quạc quạc.
Một ngày đẹp trời, lũ vịt lạch bạch kéo nhau đi họp.
Bí thư mở nghị quyết ra đọc. Nghị quyết nói về món quà quý giá mà Người đã ban cho loài Vịt: Đôi cánh.
Với đôi cánh, Vịt bí thư đọc, dân Vịt chúng ta có thể vỗ cánh bay cùng cường quốc năm châu, quạc vang bảy tầng trời. Chúng ta thoát khỏi gông cùm nô lệ để sống đời hạnh phúc tự do. Chúng ta phải biết ơn Người, đã cho ta đôi cánh vịt.
Dân Vịt cảm xúc trào dâng, đứng thẳng trên đôi chân, hô to “Muôn Năm”.
Rồi tất cả dân Vịt quay lưng lạch bạch bước về nhà, không nhớ mình đã được ban cho đôi cánh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một lần cà phê với đa cấp

Boy Gia's

ca-phe-le-duong1
Ra Hà Nội buổi sáng, trưa ông anh họ gọi ra Tạ Quang Bửu làm tí cà phê ôn nghèo kể khổ, tiện thể bàn dự án mần ăn luôn. Đang đói sẵn, hỏi dự án chi đó anh, ngon không cho thằng em theo với? Ông anh gật đầu bí hiểm: “Nói chung là hay đấy, để anh gọi thằng em này đến ta bàn thảo cho cụ thể”.
Móa, bấy lâu làm ăn nhì nhằng ở quê, nói như các em cave yêu nghề ở biển Xuân Thành “ráo mồ hôi là hết tiền”, nên nghe hai từ “dự án” mình ưng lắm, nghĩ phen này thoát nghèo đến nơi, bèn ôm ông anh họ hôn liền 3 cái. Mới được cái thứ 2, chợt nghe mùi hôi nách toát ra đượm quá nên phanh lại kịp.
Đợi chừng 15p chợt ông anh chỉ ra đường reo lên “Đây rồi!”, đoạn nhún vai “Giỏi lắm đó, doanh nhân trẻ năng động và thành đạt”. Mình ngó theo thì thấy một chú mặc véc đen, cà vạt hồng, giày đen bóng lưỡng, đang hì hục đẩy con Wave RS lên vỉa hè, theo sau là một em gái khá ngọt.
Kéo ghế ngồi, ông anh chỉ vào véc đen giới thiệu “Đây là bạn Trần Hãnh Tiến, hiện hoạt động trong một công ty danh tiếng thế giới”, quay sang mình “Còn đây là anh H, em họ anh,  công tác trong ngành VAC. Ừm, giờ thì hai người trao đổi với nhau nhé!”.
Véc đen bắt tay mình rồi hỏi “Anh công tác trong ngành VAC ạ? Vê a xê thuộc lĩnh vực gì anh?”. Mình bảo là vườn ao chuồng. Véc đen xuýt xoa “Vâng, thế thì tốt quá!”. Ông anh họ hỏi 2 bạn uống gì để gọi, véc đen thành đạt bảo kêu cho em ấm trà, váy đen ngồi cạnh mặt trang trọng như dự hội nghị tổng kết tiêm chủng gia cầm mở rộng.
“Thế này anh H ạ!”, véc đen đằng hắng 2 cái, “Em đã nghe giới thiệu qua về anh, cho em hỏi chút là công việc hiện tại có mức thu nhập như nào ạ? Dạ, nếu có một cơ hội để anh phát triển hơn nữa, anh có sẵn sàng nắm bắt không ạ?”. Mình bảo anh ở quê chăn vịt mỗi tháng bán trứng chắc được 4 củ, nói chung dưa cà mắm muối thì cũng đủ sống. Véc đen bật thẳng lưng, chém tay vào không khí rất chí khí rồi nói “Vầng, thế thì tốt quá! Nhưng ước mơ là không giới hạn phải không ạ, chúng ta ai cũng có một ước mơ, một khát khao, đó là phát triển. Nhà triết học người Cam Pu Chia  Xổm Cặc Cụ Ra Nôn có câu rất hay đó là không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Xin hỏi anh H, anh có hiểu câu đó nghĩa là gì không ạ?”
Khoản triết học này hồi học bổ túc mình rất ngu, nên chém bừa “Tức là thằng đó tắm được một lần thì chết đuối luôn, không có dịp tắm lần hai”. Váy ngắn bật cười rất duyên, tay thi thoảng kéo bớt vạt váy che che bớt vùng nhạy cảm vì quạt thổi trực diện. Véc đen lắc đầu “Không ạ, hàm ý ở đây mà ông Cụ Ra Nôn muốn nói là cơ hội chỉ đến 1 lần trong đời, không nắm lấy thì không có lần 2. Anh H đã hiểu chưa ạ? Vậy hôm nay em sẽ mang đến cho anh một cơ hội, anh sẵn sàng nắm lấy không anh H?”.
Đang mải nhìn vào vùng cấm địa váy đen (tại cái quạt mất dạy quá, cứ nhè vào chỗ đó mà thổi phấp phới), mình ớ người ra: “Nắm chứ, anh nắm luôn cho nóng! À nhưng nãy giờ chú nói cái éo gì thế?” Ông anh họ lườm “Chú tập trung tí đê”. Mình bảo em đang rất tập trung, nhưng tập trung vào vấn đề khác. Véc đen ngồi chém một lúc, nóng quá mồ hôi bắt đầu rịn ra ướt đầm mặt mũi. Trời oi bức như này đóng nguyên một hộp như thế ở quê mình hay gọi là thằng thần kinh, nhưng doanh nhân thành đạt ở thành phố chắc khác.
Lòng vòng mãi sốt hết cả ruột mà vẫn éo hiểu thằng này đang nói cái gì, mình bắt đầu buồn đái. Nắm bắt được tâm tư của mình, véc đen từ từ mở ba lô ra. Trong ba lô còn một cái cặp da. Trong cặp da có cái cặp nhựa trong suốt. Trong cặp nhựa trong suốt là mớ sổ sách, tài liệu, in ấn lòe loẹt rất đẹp. “Anh H ạ, giới thiệu anh đây là bản giới thiệu qua về tập đoàn hùng mạnh nhất nhì thế giới, đó là Em Mây, có trụ sở chính đóng tại bang Mi Chi Gân, Hoa Kỳ, Mỹ”.
Nghe đến Em Mây, mình bật ngửa ra. Mịa, thế mà lòng vòng mãi, tưởng dư lào, Em Mây thì danh bất hư truyền rồi, làm bố mày nãy giờ buồn đái éo dám đi vì ngồi đợi dự án mần ăn. Nóng mắt quá, mình lườm lại ông anh họ phát, ý tại ngôn ngoại là “Dự án dự án cái lol, đa cấp thì nói mẹ từ đầu đỡ phải nghe lải nhải nãy giờ, mất thời gian”. Ông anh nháy mắt ý bảo chú cứ bình tĩnh mà tiếp thu, cơ hội ngon đấy!
Véc đen chợt lôi con Nokia 1200 ra liên lạc với đối tác, giọng như phát biểu trước nghị trường, mình nghe lỏm thấy toàn mấy tỷ, mấy tỷ ong hết cả đầu. Điện đàm xong, véc đen quay sang tiếp tục “Chúng ta ai cũng có một cơ hội, nhưng vấn đề là chúng ta có sẵn sàng nắm…”, mình tranh thủ đứng lên bảo “Chú nắm gì cứ nắm, anh đi đái phát đã”.
Lúc quay ra, đã thấy véc đen bày lên bàn mấy hộp sản phẩm. Đó là kem đánh răng, nước rửa chén, kem dưỡng ẩm và vài lọ éo gì trông như viên C trẻ con hay ngậm. Mình thò tay định nhón mấy viên nhai xem ngọt không thì véc đen kéo giật trở lại, bảo “Vậy tại sao chúng ta không nắm lấy cơ hội khi chúng ta có được nó? Đó là vì chúng ta nghĩ không có ước mơ và niềm tin rằng chúng ta sẽ thành công…”.

Mình thấy hớ quá bèn gãi tai “Anh biết rồi, ước mơ là thành công, nhưng địt mẹ mày đưa anh ăn thử viên C này coi nó ra răng”. Váy ngắn bảo “Ôi anh ơi, không phải C đâu, nó là thực phẩm vi lượng, sản xuất bằng công nghệ nguyên tử tiên tiến thế giới…” Ông anh họ bồi thêm “Cái này có ích cho cơ thể lắm đó”. Mình bảo anh biết đéo đâu được, nhưng anh nói thẳng thế này, công việc chăn vịt ở quê của anh đang phát triển tốt, anh đéo có nhu cầu nắm lấy cơ hội của cô chú!
Ông anh họ thấy mình hơi nóng mặt bèn dìm xuống ghế, nói chú cứ từ từ tìm hiểu, thế giới người ta đánh giá cao mô hình kinh doanh văn minh này, mình phải tìm hiểu kỹ mà hội nhập chứ. Véc đen có vẻ vẫn đầy quyết tâm chinh phục, quay vào gọi thêm phích nước sôi. Con nhân viên mặt đầy mụn lầm bầm “Ngồi cả buổi gọi được ấm chè lại còn xin nước sôi…”. “Anh H ạ, công việc không đòi hỏi bận rộn, anh có thể vừa chăn vịt vừa tham gia bình thường mà. Chỗ em có những ông kỹ sư vũ trụ, tiến sỹ hóa học…. sẵn sàng bỏ việc để tham gia Em Mây. Có bà nội trợ anh biết không, tham gia được 2 năm, bây giờ anh biết không, thu nhập 3 tỷ 1 tháng, khiếp chưa? Còn mấy người nữa trước làm xe ôm, bây giờ đất cát 4 – 5 chỗ ở HN, ô tô vài cái, ăn rồi vi vu du lịch, sướng chưa?”
Mình bảo sướng rồi, công nhận tập đoàn chú toàn người thành đạt. Bây giờ trưa rồi, anh về đây, chú trả hộ anh ly cà phê nhé. Véc đen lúng túng bẻ ngón tay răng rắc, nói với theo “Hay anh H ạ, anh không muốn thực hiện ước mơ thì anh …mua hộ bọn em vài tuýp kem đánh răng với?” Chắc định gỡ lại tiền cà phê.
Nhưng mình vờ như không nghe thấy, lên xe nổ máy phóng cái vù. Nghe loáng thoáng sau lưng ông anh họ bảo với 2 doanh nhân “Để phần anh H anh trả cho”…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

sức mạnh của thông tin



3 tuổi lái xe hơi, 9 tuổi đua thuyền buồm, bắn súng hơn cao bồi Viễn Tây, soạn nhạc như Mozart, vẽ tranh như Van Gogh... Đó là hình ảnh của Kim Jong un, mà người Việt giễu nhại là Kim Ủn Ỉn, được đưa vào sách giáo khoa, đang phổ biến đến các giáo viên tại Triều Tiên từ cuối năm ngoái và đã đưa vào giảng dạy từ năm 2015.
Nếu không sống tại Triều Tiên chúng ta sẽ nhìn dân tộc này như một hình ảnh méo mó đến quái dị, cái kiểu họ đón lãnh đạo, họ khóc khi ông ta chết, phụ nữ xem việc quan hệ tình dục với cha con nhà này như một "ân sủng". Nhưng Triều Tiên còn là một dân tộc đưa một nửa đất nước là Đại Hàn phát triển vượt bậc làm thế giới kính phục. Một Triều Tiên khác, văn minh, hiện đại, dân chủ, tài ba...
Cái nguy hiểm của một nửa đất nước kia là bị cha con nhà họ Kim kìm nén trong vòng cương tỏa của súng ống và mật vụ, một đất nước chủ ý tách rời khỏi thế giới văn minh, tuyệt giao với thông tin toàn cầu, xem internet, báo chí, truyền hình là kẻ thù ngoài những kênh tuyên truyền.
Sống trong đói khổ, lầm than, sợ hãi và bị tẩy não và nhồi sọ nên người Triều Tiên hoàn toàn không biết thế giới vận hành thực sự ra sao. Và rất nhiều trong số họ, những giọt nước mắt giành cho lãnh tụ thần thánh là thật. Gia đình nhà Kim biết rõ điều này nên dù ở thế kỷ 21, họ vẫn chủ trương đóng cửa đất nước, cứ để dân đói nghèo triền miên, ngu dốt triền miên làm điểm tựa cho sự xa hoa cha truyền con nối của mình. Đó cũng là đất nước của họng súng và mật vụ khi tất cả những ưu tiên về lương thực và hàng xa xỉ phẩm là giành cho giới lãnh đạo và quân đội, công an. Và gia đình họ Kim sẵn sàng ra tay tàn nhẫn, giết sạch không dấu vết với bất kỳ ai có ý đồ chống lại, dù đó là cán bộ cao cấp hay văn nghệ sĩ, và cả giới chơi thể thao...
Học ở Châu Âu, Kim Jong un thừa biết sức mạnh của thông tin, và cái mặt còn búng ra sữa này cũng học rất nhanh sự tàn nhẫn và thói hưởng thụ đế vương của ông và cha mình. Và vì vậy, một nửa dân tộc này chỉ thức tỉnh khi chế độ nhà Kim sụp đổ hoặc nguồn thông tin đa chiều được thiết lập.
Việt Nam từng rơi vào hoàn cảnh đó, dù ít cực đoan hơn. Và ngày nay internet đã làm thay đổi rất nhiều, tuy chưa rốt ráo. Xa lộ thông tin toàn cầu một khi đã được thiết lập thì sẽ khó có nguy cơ đảo ngược. Là người tin ở sức mạnh thông tin, tôi nghĩ rằng con đường đi đến một xã hội dân chủ cho Việt Nam thực sự đã bắt đầu, vấn đề là thời gian để đạt đến một thể chế phù hợp còn bao lâu, và bằng cách nào!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giàn khoan Hải Dương 981 lại đi vào Biển Đông



(Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành tác nghiệp ở Vịnh Bengal và trên đường vào Biển Đông.

Theo thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 14/4, giàn khoan Hải Dương 981(Haiyang Shiyou 981) đã rời Tam Á ngày 1/1/2015 và vượt qua  gần 4.600 hải lý trong thời gian 31 ngày để tới khu vực tác nghiệp ở Vịnh Bengal. Giàn khoan này bắt đầu tác nghiệp từ ngày 7/2 và hoàn thành  99,09%  chỉ tiêu đề ra.
Gian khoan Hai Duong 981 lai di vao Bien Dong
 
Vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 tác nghiệp có độ sâu 1.732,7 mét và giàn khoan này đã khoan tới độ sâu 5.030 mét, lập kỷ lục tác nghiệp mới đối với các giàn khoan nổi.
CNOOC cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu lên đường về nước vào ngày 6/4 và đi theo hành trình ban đầu vào Biển Đông.
Trịnh Hải Nam (Theo Global Times)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Tôi nói những điều tâm huyết vì hết khoá này sẽ nghỉ”

Đây là chia sẻ của ông Trần Du Lịch khi nêu quan điểm “can gián” trong phiên thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật trong khuôn khổ chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (từ 15 -17/4).

Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy một số góp ý của các vị đại biểu tại kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2014) đã được tiếp thu.

Cụ thể, dự thảo luật đã bổ sung quy định tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội trong quá trình lập hồ sơ kiến nghị về luật, pháp lệnh. Theo đó, đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

Các vị có sáng kiến lập pháp cũng có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập hồ sơ kiến nghị về luật, pháp lệnh. Cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo luật nêu rõ.

Theo quy định của dự thảo luật thì kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được thể hiện bằng văn bản. Trong đó, nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, mục đích, yêu cầu của văn bản. Kiến nghị về luật, pháp lệnh được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, quyết định.

Chưa đi vào nội dung cụ thể của dự luật, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) đặt vấn đề, tại sao một luật như một công cụ để làm các luật khác mà 5 kỳ họp Quốc hội từ khoá IX đến giờ (khoá XIII) đã 4 lần phải sửa. Đây là vấn đề ông Lịch khẳng định cá nhân ông đã nêu ra 5-7 năm trước, đến nay các tồn tại, vướng mắc vẫn hiển hiện.

Đại biểu Trần Du Lịch nêu nhiều băn khoăn về Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật.
Theo ông Lịch, hướng tiếp cận khi xây dựng luật này đã không chuẩn, điều đó dẫn đến “lỗi hệ thống” trong việc làm luật, quy phạm pháp luật nói chung.

Đại biểu chỉ rõ, nguyên tắc xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản lập pháp với văn bản lập quy. Cụ thể, thẩm quyền lập quy thuộc cơ quan nào dưới Quốc hội phải được quy định chi tiết trong chính luật Ban hành văn phản quy phạm pháp luật.

Dự thảo luật sửa đổi lần này, theo nhận xét của đại biểu Lịch, vẫn chưa giải quyết được những mâu thuẫn, bất cập đặt ra về thẩm quyền và quá trình lập quy của các cơ quan dưới Quốc hội mà mới chỉ đi vào những phần thủ tục “râu ria” chi tiết. Nguyên tắc cơ bản cần xác định thì lại vẫn… mù mờ.

“Không cần vội gì với luật này, chưa chuẩn bị kỹ thì cứ dùng luật hiện hành, nếu không việc ban hành văn bản pháp luật vẫn còn rối loạn. Tôi nói điều này với đầy tâm huyết vì hết nhiệm kỳ này tôi nghỉ rồi” – ông Lịch day dứt.

Đáp lại tâm tư này của đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định UB Thường vụ bàn vấn đề này một cách chân thành và mong các đại biểu thảo luận thật thẳng thắn.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay, cũng có một số vị đại biểu có kiến nghị về luật với hướng phân tích, ngoài nguyên nhân chưa đủ sức thuyết phục về sự cần thiết còn có cả khó khăn về điều kiện thực hiện.

Về một số vấn đề cụ thể trong luật, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, không nên giao cho Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao ban hành thông tư. Nhưng việc giao thẩm quyền cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành thông tư lại là cần thiết.

UB Thường vụ cũng đề nghị không quy định về thông tư liên tịch của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Còn hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục duy trì.

Theo Dân Trí

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DIVERGENT VÀ INSURGENT, THÔNG ĐIỆP CHO CON NGƯỜI TRONG TƯƠNG LAI ?

Nhân loại ngày hôm nay đang sống trong những giới tuyến của não trạng phân chia biên giới quốc gia. Những hào quang giả tạo về sự dị biệt giữa màu da, giới tính, bản sắc văn hóa dân tộc đang là những liều ma túy tinh thần xô đẩy con người lao vào những cuộc tương tranh mạn rợ

Loài người ở những xã hội bán khai trong quá khứ và xã hội ‘’ văn minh’’ ngày hôm nay vẫn không ngần ngại cầm vũ khí giết nhau với mục đích là để bảo vệ một chân lý : Chúa tao cao đẹp và màu nhiệm hơn Chúa mày, dân tộc tao hội tụ đủ tinh hoa, ưu việt hơn dân tộc mày, bản sắc văn hóa của dân tộc tao nhân bản và đầy tình người hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mày vv… tuy rằng đã có những cá nhân có nhận thức và tầm nhìn vượt thời đại đã ý thức được rằng đó chỉ là chiêu bài gây phân tranh chia rẽ con người của bọn Nhà nước quyền chính với mục đích củng cố quyền lực cai trị của chúng và nô lệ hóa người dân.

Còn trong tương lai ? 




Loạt phim giả tưởng Divergent và Insurgent của đạo diễn người Mỹ Neil Burger đưa chúng ta đến xã hội loài người trong tương lai. Khi các hình thái tổ chức nhà nước xã hội đã có nhiều thay đổi, và có nhiều khác biệt so với hiện tại, nhưng vẫn không thoát khỏi một nguyên lý : kẻ có sức mạnh quyền lực trong tay luôn tìm cách đàn áp, chà đạp kẻ yếu, và người khôn luôn tìm cách lửa phình kẻ kém trí tối dạ.

Chung quy lại vẫn là những kẻ có quyền tìm đủ mọi cách để bảo vệ quyền lực, và sự thống trị của chúng.
Và vũ khí cai trị của bọn cầm quyền không còn là niềm tin tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia dân tộc hay bản sắc văn hóa, tinh hoa giống nòi, như chúng đã và đang thực hiện, mà là cái gọi là chủ nghĩa sinh học.

Trong loạt phim này loài người sẽ bị phân chia theo nhóm máu, và mỗi đặc tính của nhóm máu này đều mang những phẩm chất ưu việt của con người như uyên bác, bộc trực, thân thiện, can đảm vv….
Tuy nhiên vẫn có kẻ được gọi là dị biệt vì không nằm trong những nhóm máu trên. Những con người này luôn có những phản kháng thường trực, bày tỏ thái độ bất hợp tác với bọn cầm quyền nhắm thoát khỏi sự phân chia rẽ sinh học của những thế lực cầm quyền có lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí tối tân.




Tại sao họ lại phảng kháng và không hợp tác với bọn cầm quyền, cho dù họ có bị đe dọa tính mạng hay lực lượng an ninh săn đuôi ?
Theo tôi, vì họ là nhóm dị biệt, không nằm trong nhóm máu nào, hay mang những đặc tính nào. Thế nên ý thức và lòng tự hào về tính ưu việt của nhóm máu họ là những thứ họ đã vượt qua và sẵn sàng đứng trên tất cả những thứ đó với mục đích là chính nghĩa, tự do và lý tưởng nhân đạo.

Giống như ngày hôm nay, những cá nhân hiểu được bản chất  của lòng yêu nước, bản sắc dân tộc hay niềm tin tôn giáo đã không ngần ngại kêu gọi vận động dân trí để trả về những thứ đang đẩy con người vào những thảm cảnh về đúng giá trị đích thực của nó trên tinh thần nhân chủ.

Trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, con người phải là chủ thể. Tôn giáo cho dù có là chỗ dựa tinh thần cho con người những lúc khốn khó, cũng quẫn thì nó nên chỉ là công cụ, phương tiện cho con người, chứ con người không phải là công cụ cho nó.

Quốc gia dân tộc hay bản sắc văn hóa cũng không nằm ngoại lệ.
Vậy thông điệp của bộ phim này là gì ? Người viết thiết nghĩ khán giả tự tìm câu trả lời cho riêng mình.
Một loạt phim khá hay, đáng để xem và suy ngẫm. Phần 1 : Divergent, phần 2 : Insurgent. Phim đã được công chiếu tại Việt Nam với tựa đề Dị Biệt và Những Kẻ Nổi Loạn.

Nguyễn Mạnh Chung
Phần nhận xét hiển thị trên trang