Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Sử Việt bốn lần nội chiến: Chính nghĩa, phi nghĩa


Hình minh họa Trịnh Tùng giết Mạc Mậu Hợp- vietlist.us
Hình minh họa Trịnh Tùng giết Mạc Mậu Hợp- vietlist.us
Nguyễn Ngọc Lanh
Ngàn năm thân phận  
– Thân phận dân ta thời “ngàn năm Bắc Thuộc” được mô tả là “thê thảm”. Không sai, nhưng điều “hú vía” lớn nhất – nay nghĩ lại – là… suýt bị đồng hóa. Nếu giao thông thuận lợi như thời nay, liệu dân này có còn biết Hùng Vương là ai?. Thời xưa, việc đi lại muôn trùng cách trở khiến bộ máy cai trị do “thiên triều” cử sang chỉ đủ phủ tới cấp châu, huyện, mà rồi vẫn phải dùng cả người bản xứ mới đủ.
Thế là, nước tuy đã mất nhưng làng vẫn còn; tiếng nói và văn hóa vẫn không mất. Lại nữa, vì không dễ thay mới nhân sự, lệ “cha chết, con thay chức” sẽ dẫn tới hệ quả là, chỉ sau ít thế hệ, chính người Hán lại bị đồng hóa và tự gắn số phận mình với xứ sở này. Nhiều người còn trở thành lãnh tụ khởi nghĩa chống ách đô hộ. Nhiều trường hợp chỉ sau một đời đã tự ý Việt-hóa.
– Đến thế kỷ X, bên Tàu đại loạn, nhà Đường mất ngôi, Tĩnh Hải Quân (tên nước ta thuở ấy) trở thành vô chủ. Đây là cơ hội để họ Khúc liên tiếp 3 đời (905-930) nắm được chức Tiết Độ Sứ – chức cao nhất trong bộ máy cai trị, xưa nay chỉ dành cho người Hán.
Từ đây, mở ra thời kỳ tự chủ: báo hiệu việc lấy lại giang sơn không còn xa nữa.
Kỷ nguyên độc lập: Vẫn phải đổ máu để giữ gìn lãnh thổ
– Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) là kỷ nguyên độc lập. Dẫu vậy, dân ta vẫn nhiều lần tốn máu xương trước họa xâm lăng. Nền độc lập vẫn có lần “ngàn cân treo sợi tóc”. Ví dụ, cuộc chống Nguyên ở thế kỷ XIII. Khi ấy, cương vực nước ta chỉ từ Hoan, Ái (Thanh-Nghệ) trở ra, số dân chỉ 5 triệu, mà 3 lần phải đương đầu với quân Nguyên, có lần tới 30 vạn hùng binh thiện chiến (từng chinh phục châu Âu). Thật khó hình dung tình cảnh khốn nguy của tổ tiên (1285) khi 2 đạo quân phía bắc tiến xuống như “chẻ tre” (sau 20 ngày đã chiếm Thăng Long); còn đạo quân từ Chiêm Thành như ngọn lao thọc vào sau lưng (chỉ 1 tháng đã phá vỡ mặt trận Thanh-Nghệ, chiếm Ninh Bình).
Nhưng nội chiến mới thật là “núi xương, sông máu”
– Ba lần chống giặc Nguyên tuy ác liệt, nhưng chưa lần nào lâu tới 4-5 tháng. Chiến tranh vệ quốc không có mục tiêu tận diệt quân thù, mà chỉ cần đuổi chúng ra khỏi cõi. Do vậy, ngoại xâm chưa gây thảm cảnh bằng nội chiến, khi hai phe đẩy muôn triệu dân vào nạn “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tương tàn”, kéo dài hàng chục năm. Thế là, những con người vốn không thù oán nhau, lại cùng “máu đỏ, da vàng”, cùng ngôn ngữ, phong tục… đã tàn sát nhau “một mất, một còn”. Tàn cuộc, phe thắng lên ngôi, dù đã giành được quyền viết Sử (gọi phe thua là “giặc”, ‘ngụy”) nhưng vẫn tiếp tục truy lùng phe thua, để tận diệt – đưa tới những lần đổi họ lớn mà lịch sử còn ghi lại.
– Sinh lực và của cải phung phí do nội chiến khó ai tính xuể. Cuộc nội chiến Mạc và Lê-Trịnh liên miên 60 năm, tàn phá, chết chóc vượt cả họa ngoại xâm. Có lần, chỉ một trận, phe này đã giết phe kia cả vạn người. Do vậy, gây nội chiến quả là tội to. Tội càng to nếu phe nào cầu cứu ngoại bang, để chúng nhân tiện cướp nước ta.
Một ví dụ về phung phí sinh mạng.
Sách Chính Biên, quyển XXIX viết về trận tấn công của phe Lê-Trịnh ra Thăng Long (1591):
Giặc Mạc đóng quân ở yên một chỗ không nhúc nhích. Tùng bèn chính mình đốc chiến, tướng sĩ phấn khởi đều thề quyết tâm diệt giặc để báo thù; ai nấy hăng hái đánh giặc, cả phá được địch. Quan quân thừa thắng ruổi dài, đuổi giặc đến Giang Cao chém được hơn vạn quắc….

Nhận xét: 1) Trong nội chiến, các bên gọi nhau là “giặc”, cần “diệt” để “báo thù”. Hết nội chiến, phe thua còn bị trả thù nhiều thế hệ. Ví dụ, họ Mạc phải đổi thành các họ khác để khỏi bị tận diệt.
2) “Quắc”: là cái tai bên trái của “giặc Mạc” bị giết, được quân của “vua Lê” cắt ra, nộp, để “báo công”. Thời ấy, dân số khoảng 10 triệu; chỉ một trận đã thu được vạn “quắc”, tính ra tương đương với giết 90.000 thanh niên thời nay. Chưa kể số quân phe Lê-Trịnh chết trận (hẳn cũng không ít). Chưa tính số dân tử nạn. Số thương tích, tàn phế còn nhiều gấp bội. Không ai thèm biết số phận biết bao phụ nữ góa bụa và biết bao con gái không còn cơ hội lấy chồng. 
Không chỉ 4 lần nội chiến. Mà hơn thế
– Nhỏ như nước ta, mà trải tới 4 cuộc nội chiến, quả là bất hạnh. Nhưng đó mới là những lần nội chiến lớn, hàng triệu người dân bị lôi cuốn vào cuộc tàn sát nhau, kéo dài hàng chục năm. Còn phải kể vài chục cuộc nội chiến nhỏ, hoặc “không nhỏ” nữa. Có cuộc chỉ vài tháng, có cuộc tới 5 năm. Ví dụ, cuộc “làm loạn” của Trần Cảo. Trong 5 năm, nhiều đại tướng của triều đình bị thua, bị giết. Nhiều lần kinh thành bị uy hiếp, có lần đành chịu mất Thăng Long. Trần Cảo lập triều đình, xưng vua… cuối đời còn “truyền ngôi”… Như vậy, đây là cuộc nội chiến “không nhỏ”. Sự kiện xảy ra đã 500 năm, trong đó suốt 450 năm (tức 9/10 thời gian), sách thời xưa viết Trần Cảo là “giặc”; còn 1/10 thời gian (gần đây), sách thời nay lại viết: Ông là tướng “khởi nghĩa”. Chính nghĩa-phi nghĩa đã hoán đổi theo thời gian?
 Chính nghĩa và phi nghĩa trong nội chiến
– Trong chiến tranh giữ nước, dễ thấy đâu là cướp nước, bán nước, yêu nước; đâu là chính nghĩa, phi nghĩa. Còn trong nội chiến, sự phân định không dễ – không những do quan điểm thay đổi (ví dụ, trường hợp Trần Cảo khời nghĩa), mà ngay cả khi nhìn sự kiện dưới cùng một quan điểm. Ví dụ, cuộc nổi dậy của các vị Đinh ĐiềnNguyễn Bặc và Phạm Hạp chống sự tư thông và lộng quyền của quan Thập đạo Lê Hoàn lăm le cướp ngôi ấu chúa. Hậu thế còn thảo luận Lê Hoàn có “cướp ngôi” hay không, chứ 3 vị trên có lẽ đã nhìn quá rõ, với con mắt của người trực tiếp quan sát.
– Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, mỗi phe trong nội chiến chỉ vì quyền lợi riêng. Nhưng để lôi kéo giới tinh hoa và đông đảo quần chúng – nhất là để thanh minh với Lịch Sử – phe nào cũng tự nhận mình chính nghĩa và gọi phe kia là “giặc” và “ngụy”, nhất là sau khi giành chiến thắng (và giành cả quyền viết Sử). Không lạ, sử sách triều Lê gọi triều Mạc là “ngụy”, triều Nguyễn cũng gọi Tây Sơn như vậy. Nếu Tây Sơn thắng (và giành quyền viết Sử). Triều Nguyễn chẳng muốn ai cướp ngôi, nên cũng tán thành với quan điểm sử thời Lê (coi Mạc là giặc).
Khái niệm “yêu nước” trong nội chiến
Gây nội chiến, khiến “huynh đệ tương tàn” là tội lớn với dân tộc. Bởi vậy, cả 2 phe đều tìm mọi cách chứng minh phe kia gây chiến, phe mình tự vệ. Nếu không chối được (ví dụ họ Trịnh từ Đàng Ngoài chủ động đem đại quân vượt ngàn dặm đánh Đàng Trong), thì phải chống chế là làm theo “lệnh vua”. Có lần, chúa Trịnh đích thân cầm quân, nhưng đem cả vua Lê (bù nhìn) theo, để có chiêu bài chính nghĩa. Khi Đàng Trong đủ mạnh, có lần tấn công lớn ra Nghệ An, thì danh nghĩa là “cứu vua” khỏi sự áp chế của họ Trịnh. Điều lạ, là mỗi bên đều nói đúng sự thật; nhưng phe nào “yêu nước” thì thật khó nói. Nho giáo coi “trung với vua” đồng nghĩa với “yêu nước” (trung quân = yêu nước”. Nhưng “trung” với vua bù nhìn, thậm chí “vua bán nước” (Lê Chiêu Thống) có là yêu nước?
 Phải dựng vua để được tiếng “chính thống”
Nho giáo vào nước ta từ thời Lý, cực thịnh ở thời Lê. Đạo Nho coi vua và Trời cùng huyết thống (vua là con Trời, thay Trời trị dân). Do vậy, chỉ con vua, họ vua mới đủ tư cách nối ngôi (cha truyền, con nối). Vua cũng là biểu tượng của Nước. Do vậy, trung với vua chính là yêu nước (!). Khi giặc vào cõi, việc đầu tiên là không để giặc bắt mất vua. Cướp ngôi là chống Trời, cũng chính là phản quốc.
– Khi nhà Trần đã “thối nát” cùng cực, nhà Hồ thay thế (1400), tưởng là phù hợp quy luật – như sử sách thời nay nhận định. Nhưng quan niệm nay chỉ xuất hiện rất muộn, đem áp đặt cho thời xưa. Cách nay 600 năm mọi người không nghĩ thế. Hồ Quý Ly vẫn bị coi là cướp ngôi. Do vậy, nhà Minh chỉ cần nêu chiêu bài “phục Trần, diệt Hồ”, là đủ để Hồ Quý Ly bị cô lập. Giặc Minh chiếm nước ta dễ dàng.
– Lê Lợi khởi nghĩa chống Minh, dù rất chính nghĩa; nhưng khi cần vẫn phải kiếm một vị tôn thất nhà Trần, dựng thành “vua”, để có nhãn hiệu chính thống. Quả nhiên, khi “vua” hết vai trò thì lập tức bị “phế” – kể cả giết bỏ.
– Mạc Đăng Dung muốn chiếm ngôi nhà Lê, trước hết cũng dựng vua (bù nhìn); rồi ép vị vua này viết “chiếu nhường ngôi” – để bố cáo khắp thiên hạ (1527), sau đó giết vua. Phe đối lập (chống Mạc) cũng làm y hệt; kể cả đoạn kết (giết bỏ vua).
Tóm lại, trong nội chiến “chính thống” là chiêu bài; mục đích riêng mới là số một. 
 Ý thức hệ trong nội chiến
– Phong kiến châu Á lấy Nho Giáo (đạo Nho) làm ý thức hệ. Dù cùng ý thức hệ, hai phe trong nội chiến vẫn tận diệt nhau. Bên ngoài, hai phe đều vận dụng lý thuyết đạo này để tự bênh vực hoặc lên án phe kia. Bên trong, mỗi phe đều coi lợi ích riêng là tối thượng. Đó là trong phạm vi một nước. Nhưng giữa vua ta với vua Tàu cũng không khác..
 – Hoàng đế Trung Hoa dựa vào sức mạnh coi thiên hạ (gồm An Nam) là riêng của “trẫm”. Như vậy, An Nam quốc vương – cùng ý thức hệ – phải tự coi là bề tôi của Hoàng Đế, được Hoàng Đế cho làm An Nam Quốc Vương bằng một đạo sắc phong. Tất nhiên, vua ta phải thể hiện lòng trung thành (ví dụ, nạp cống đúng kỳ). Nếu vua An Nam giữ đúng thân phận, sẽ có hai cái lợi: 1) Yên ổn làm vua nước nhỏ; không bị thiên triều can thiệp; 2) Được coi là chính danh, chính thống, vì có sắc phong. Nếu có ai cướp ngôi, hoàng đế sẽ cứu… Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy: Vua Lê Chiêu Thống dù quá đủ phận sự bề tôi, nhưng khi hoàng đế nhà Thanh đã công nhận vua mới (Quang Trung) thì vua cũ sẽ thành cỏ rác, lại còn mang tiếng xấu muôn đời. Bài học ngàn xưa: Chớ đặt ý thức hệ trên quyền lợi dân tộc.
– Tấm gương Mạc Ngọc Liễn. Sau 45 năm phục vụ triều Mạc, ông làm đến đại tướng, quận công – nghĩa là tuyệt đỉnh. Năm 1594, khi ông sắp mất, cũng là lúc nhà Mạc phải bỏ Thăng Long, lên Cao Bằng cố thủ (nhưng vẫn được nhà Minh ngầm ủng hộ); ông trối trăng lại, trong đó có một ý: “chớ nên mời người Minh vào nước ta… đó là tội không gì nặng bằng. Con cháu ông đã làm đúng như vậy. Té ra, phe “ngụy” cũng có những con người trung nghĩa. Điều này sẽ được bàn khi nói về nội chiến Lê-Mạc.

Cướp ngôi khéo léo, tránh được nội chiến, còn được đời sau khen
– Có những cơ sở để nhận định rằng Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn đã cướp ngôi nhà Đinh với sự thông đồng của vợ vua (980). Lực lượng trung thành đã chống lại ông, nhưng nhanh chóng bị đàn áp tàn khốc. Ngay năm sau, giặc Tống xâm lược (981) bị ông đánh tan. Nhờ chiến công này, hậu thế vẫn ca ngợi ông.
Dẫu sao, vẫn có ý kiến: a) Sử sách đã nói rõ: giặc Tống xâm lược nhân cơ hội vua Đinh bị giết hại.; b) Nếu vua Đinh vẫn ở ngôi, gặp giặc Tống sang, vua vẫn thắng giặc bằng tài thao lược và sự lão luyện của các tướng (từng dẹp loạn 12 sứ quân), trong đó gồm cả Lê Hoàn, Đinh Liễn…
– Có cơ sở nghi ngờ Lý Công Uẩn đã cướp ngôi nhà Hậu Lê. Chiếu Dời Đô ra đời vì họ Lý tự thấy không thể yên ổn ở Hoa Lư – nơi hậu duệ Lê còn nhiều, còn mạnh.
Tuy nhiên, lịch sử vẫn công nhận sự nghiệp triều Lý lớn hơn cái tội cướp ngôi (nếu có).

Nội chiến do khác nhau ý thức hệ
Chỉ xảy ra ở thời hiện đại, khi có nhiều chủ thuyết (kể cả chống nhau) cùng xuất hiện, mà hai phe trong một nước lại theo đuổi những chủ thuyết đối kháng nhau. Điều này thấy rõ trongnội chiến Nga (1917-1922) hoặc nội chiến Trung Quốc (1946-1949). Nội chiến do khác biệt ý thức hệ bao giờ cũng có sự dính dáng của ngoại bang (tìm kiếm sự giúp đỡ của các cường quốc); bởi vì, thực chất ý thức hệ đối kháng ở nước nông nghiệp (Nga, Trung, Triều) đều được du nhập từ bên ngoài. Nội chiến Triều Tiên lại càng rõ vai trò ngoại bang. Quân ngoại bang (Mỹ, Trung) “xía vào” cuộc chiến này còn đông đúc hơn cả quân bản xứ. Có người bảo chiến tranh ý thức hệ mới thật là tàn bạo. Nhưng đó không phải nội dung của bài này.

Chung và riêng
Ở trên, trình bày một số tính chất chung của các cuộc nội chiến ở nước ta. Tuy nhiên, mỗi cuộc lại có những tính chất riêng. Bài học lịch sử sẽ càng cụ thể, thiết thực, nếu làm rõ những khác biệt của chúng:
– Nội chiến thời 12 sứ quân – 20 năm;
– Nội chiến Nam-Bắc triều – 59 năm
– Nội chiến Trịnh-Nguyễn – 160 năm
– Nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn – 15 năm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người làm thơ chấn động một thời ở phủ Thủ tướng


Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông: “Nhưng tôi không chịu” – Ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể .

Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi, trong đó có tập “Cửa mở” cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009. Tập thơ “Cửa mở” tái bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Hai tập thơ còn lại đều là những bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây. Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (Lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.

Chuyện ít biết về tác giả ‘Cửa mở’ gây chấn động một thời

DƯƠNG KỲ ANH

Hôm kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, tan buổi, tôi đứng chờ xe taxi để về nhà thì gặp nhà thơ Việt Phương. Ông bảo: “Dương Kỳ Anh ơi, lên đây cùng về với mình”. Buổi đầu, tôi cứ tưởng xe cơ quan đón ông, nhưng khi tôi lên xe ôtô mới biết đó là xe riêng của con trai ông. Thấy phong thái con trai ông lễ phép, thân tình và cởi mở, tự nhiên tôi muốn đến thăm gia đình ông, gia đình của một nhà thơ từng gây chấn động dư luận với tập thơ “Cửa mở”.

Nhà thơ Việt Phương họ Trần, Trần Việt Phương, tên thực của ông là Trần Quang Huy. Năm ông 17 tuổi, tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, bị bắt, bị giam với một người bạn tù cũng xấp xỉ tuổi ông. Hai người ở hai xà lim nhưng cũng thường trao đổi với nhau. Lúc đó ông có bí danh là Việt Phương và người bạn tù lại lấy tên ông là Trần Quang Huy làm bí danh. Sau này, người bạn tù đó trở thành Bộ trưởng Trần Quang Huy (tên thực là Vũ Đắc Huề).

Việt Phương có hai người con trai là Trần Trung Thực sinh năm 1956 và Trần Quang Huy sinh năm 1960. Là ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con. Ông kể rằng, trong hộ khẩu của ông có hai tên Trần Quang Huy nên dạo còn bao cấp, mỗi lần đi mua gạo mua dầu… người ta vặn hỏi ông, ông nói vui rằng nhà tôi có Trần Quang Huy 3 lít dầu và Trần Quang Huy 1/5 lít dầu (người lớn được mua 3 lít, trẻ con 1/5 lít).

Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Ông là trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm. Đã ở tuổi 87 mà trông ông như mới ngoài 70. Ông kể nhiều chuyện vui và hài hước. Những chuyện về văn chương, gia đình, những chuyện ít ai biết về số phận những tập thơ của ông.

Vợ ông, bà Trần Tú Lan năm nay 81 tuổi, từng là cô giáo với nhiều học trò nổi tiếng như Dương Trung Quốc, Chu Hảo… Bà kể chuyện con trai đầu của ông bà là Trần Trung Thực nhiều lần được ăn cơm cùng Bác Hồ: “Có lần, Bác gắp cho cháu Thực một miếng táo, nó cứ nhìn miếng táo để trong bát… Chắc thấy lạ vì Bác Hồ thường ăn táo sau khi đã hấp chín… Bác cũng hay cho cháu Thực sách để đọc. Một lần cháu Thực cầm cuốn sách lên thưa với Bác là cuốn này cháu đã đọc rồi ạ. Bác bảo: Cháu thật thà thế là tốt. Rồi Bác đi tìm cuốn sách khác đưa cho Thực…”. Về sau Thực học chuyên toán, được giải nhì kỳ thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội. Bây giờ Trần Trung Thực là Vụ trưởng, làm việc ở Bộ Công Thương sau nhiều năm làm tham tán công sứ ở cộng đồng châu Âu (tại Bỉ). Nhà thơ Việt Phương đã có ba cháu nội, cháu đích tôn của ông mang tên ông là Trần Việt Phương, năm nay 31 tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ tại Anh quốc.

“Mở đài địch như mở toang cánh cửa”, “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ/ Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào/ Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ/ Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”, “Ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao/ Những vệt bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”… Những câu thơ từng gây chấn động dư luận một thời mà bây giờ tôi mới biết nó được trích từ bài thơ “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”, một trong những bài trong tập thơ “Cửa mở” của nhà thơ Việt Phương do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1970. Vào những năm 70 mà viết những câu thơ như thế, tôi khâm phục ông vô cùng. Thời đó tôi còn là sinh viên khoa văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng tôi chỉ đọc thầm cho nhau nghe, người này truyền qua người khác chứ thực tình tôi chưa nhìn thấy tập thơ “Cửa mở” bao giờ.

Tôi hỏi ông rằng, dạo đó người ta đồn thổi nhiều chuyện như ông bị cách chức, các con ông cũng bị “vạ lây”… có đúng không? Ông cười, lắc đầu “Không có chuyện đó đâu”. Ông nói, tập “Cửa mở” năm đó in 5.200 bản, chỉ trong vài tuần là hết: “Anh Huy Cận bảo tôi chỉ còn vài chục cuốn người ta giữ lại thôi”. Rất nhiều người khen, cũng nhiều người phê phán, có một nhà thơ là cán bộ cao cấp nói trong một cuộc họp: “Phủ Thủ tướng có một kẻ điên làm thơ”. Vợ ông, bà Trần tú Lan khẳng định “Các con chúng tôi không làm sao cả”. Rồi bà kể: “Tôi có đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng tưởng tôi đến có chuyện gì đó liên quan tới các con vì ông biết tôi rất chăm con. Tôi nói: Thưa chú, cháu đến vì tập thơ “Cửa mở”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Phương có đem cho mình xem đâu”. Tôi bảo: Tập thơ “Cửa mở” hay đấy chứ ạ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo tôi: “Thơ Phương thì Tú Lan khen hay là phải rồi”.

Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông: “Nhưng tôi không chịu” – Ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể .

Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi, trong đó có tập “Cửa mở” cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009. Tập thơ “Cửa mở” tái bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Hai tập thơ còn lại đều là những bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây. Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (Lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.

“Đời đang đón đợi để đong đầy”, tôi đang đọc câu thơ của ông in ngoài bìa tập thơ “Nắng” thì có tiếng chuông điện thoại. Cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy hiện đang là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng (MHB), người đã lái xe đón ông hôm tôi đi nhờ, gọi điện về nói sẽ đưa xe ôtô đến đón bố mẹ đi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phòng khách ở tầng một căn biệt thự bốn tầng trên đường Trần Quang Diệu bày nhiều thứ có vẻ như là đồ cổ mà theo nhà thơ Việt Phương là do cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy mang về. Ông không dùng điện thoại di động, nên vừa tiếp khách, ông vừa xin lỗi để đi nghe điện thoại, chiếc điện thoại cố định đặt ở góc phòng.

Vợ ông, bà Trần Tú Lan kể rằng, chính bà đã bắt thăm và thật may mắn chọn được mảnh đất để xây nhà ở vị trí này, một vị trí có thể nói là đắc địa vì có hai mặt đường lớn: “Hôm ấy, cơ quan tổ chức bắt thăm, có mấy chục người, mấy chục mẩu giấy gấp làm tư, tôi nhìn thấy một mẩu giấy như đang vẫy vẫy tôi, có lẽ do luồng gió từ quạt trần làm mẩu giấy lất phất như vậy. Tôi thấy lạ và hay hay nên nhặt lên, ai ngờ lại chọn được vị trí đẹp nhất”. Nhà thơ Việt Phương gật đầu xác nhận: “Đúng thế đấy… xây ngôi nhà này do một tay nhà tôi lo liệu”.

Ông cầm một tệp đĩa nhạc đưa cho tôi và nói: Lúc cháu Thực chưa đầy năm, ông thường để cháu nằm trên giường, bên cạnh là chiếc máy hát (máy quay đĩa) do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng. Ông bật máy quay, cho con nằm nghe nhạc. Những bản nhạc du dương, êm dịu của Beethoven. Ông nói, ông rất thích nhạc sĩ thiên tài này. “Mỗi lần tôi bật máy nghe nhạc là cháu Thực và sau này là cháu Huy nằm yên trên giường nghe rất chăm chú. Có lẽ vì thế mà sau này, khi các con tôi trưởng thành, chúng cũng yêu thích âm nhạc như tôi. Tôi nghĩ, nghệ thuật giúp cho con người sống nhân văn hơn” – Ông bảo vậy.

Trò chuyện với ông, tôi không những biết nhiều cái lạ trong thơ mà còn thấy ông có nhiều cái lạ trong cuộc sống hằng ngày. Ông kể, lúc con ông bắt đầu tập nói, những buổi chiều tối, ông để con ngồi trên chiếc ghế mây buộc sau xe, lọc cọc đạp xe lên bờ đê sông Hồng. Để xe xuống vệ cỏ bờ đê, ông bế con trên tay nhìn Sông Hồng cuộn chảy rồi bắt đầu dậy con tập nói.

Ông chỉ đám mây bay là là trên mặt sông và nói “mây”, con ông cũng bập bẹ “mây”. Ông chỉ tay xuống mặt nước Sông Hồng nói “nước”, thằng bé cũng bập bẹ “nước”. Cứ như vậy, ông chỉ lên bầu trời, chỉ dãy núi phía xa xa, chỉ đàn chim đang bay, chỉ con sóng đang lượn, bông hoa đang nở, cây lúa đang ngậm đòng… “Vợ chồng tôi muốn các con sau này lớn lên hiểu được mọi thứ trên đời cụ thể nhất, chân thật nhất” – Ông nói.

Làm trợ lý cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm, nhà thơ Việt Phương đã đi nhiều nơi trên thế giới. Ấy vậy mà vợ ông bà Trần Tú Lan lại chưa bao giờ đi nước ngoài. Tôi ngạc nhiên thực sự, mới hỏi bà vì sao? Có phải vì bà sợ đi máy bay? Hay có lý do nào khác? Bà nói đã từng được cử đi học ở Nga, bà cũng rất thích đi nhưng lúc đó các con bà còn nhỏ, nên bà đã nhường suất đi học nước ngoài cho người khác. Ở đời, được cái này phải biết hy sinh cái khác… Ngay cả sau này, khi cháu Thực làm tham tán công sứ ở nhiều nước châu Âu, cháu cũng rất muốn mẹ đi một vài chuyến du lịch nước ngoài… Mình nuôi con, rồi nuôi cháu, phải hiểu được quy luật bù trừ.

Nếu mình cái gì cũng được hưởng thì sau này phần đâu cho con cháu?! Bây giờ, các con tôi, rồi các cháu được đi học nước ngoài, công tác ở nhiều nước, được đi đây đi đó là tôi mãn nguyện, là như tôi đã được đi nước ngoài rồi”. Tôi thấy bà rất vui khi nói điều này. Tôi bỗng nhớ hai câu thơ của nhà thơ Việt Phương mà tôi vừa đọc trong tập “Lan”: “Một thời cửa mở cho tất cả; Từ trong đại họa hóa bình yên”. Thế đấy!

http://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/03/nguoi-lam-tho-chan-ong-mot-thoi-o-phu.html


Kim Dung: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Bài viết về nhà thơ Việt Phương.
Trong bài có chi tiết nhắc tới cuốn Cửa mở của ông. Chợt nhớ một chuyện này: Ông từng kể cho mình nghe, khi cuốn Cửa mở “ầm ĩ” dư luận, TT Phạm Văn Đồng (khi đó), có trách ông: Sao anh không cho tôi đọc cuốn đó trước khi đem in? Ông trả lời: Tôi nghĩ đó là chuyện riêng của mình.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng im lặng. Có lẽ ông cũng quá hiểu tâm trạng của người Thư ký tận tụy, nhưng cũng là một nhà thơ nổi tiếng, luôn gắn bó với ông trong mọi thăng trầm, khổ đau, biến cố của đất nước.

Và ông có nói một câu- có lẽ đó là tâm sự rất thật của ông với mình: Mình làm việc cho Thủ tướng, nhưng thơ vẫn là nỗi lòng riêng. Mình muốn cái riêng đó vẫn là cái riêng của chính mình, không bị “kiểm soát”. Rồi ông mỉm cười, hiền hậu, đôi mắt hóm hỉnh…

Nhưng hiện ông đang bị đau bệnh- nằm chữa trị ở BV Việt- Xô, sau khi ra cuốn thơ thứ 10- mang tên Gió. Một sức làm việc, sáng tạo, bền bỉ và đầy cảm hứng.

Cầu mong ông vượt qua được thử thách của sức khỏe, an lành may mắn, để trở về với cuộc đời ông luôn thiết tha, cảm nhận hạnh phúc cùng không ít vị cay đắng, vui buồn…

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/04/13/nguoi-lam-tho-chan-dong-mot-thoi-o-phu-thu-tuong/#more-18847
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đã trở nhà sản xuất, xuất khẩu đồ chơi tình dục lớn nhất thế giới, với 70% đồ chơi tình dục trên toàn cầu được sản xuất từ đất nước đông dân nhất thế giới này.

(TNO) Giống như hàng triệu người Trung Quốc phải làm việc xa nhà, xa vợ con, anh Liu (29 tuổi) tiết lộ anh đã mua một con búp bê tình dục để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tránh xa gái mại dâm, giữ lòng thủy chung với vợ. “Thật tình mà nói chỉ cần bỏ ra ít tiền là có thể quan hệ tình dục với một người phụ nữ nào đó, nhưng tôi cảm thấy mình không thể lừa dối vợ, nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua dâm”, Liu cho AFP biết.

Búp bê tình dục chất lượng cao “156”, giá 2.500 USD đặt trên giường trong cửa hàng Micdolls ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc - Ảnh: AFP

Thà ‘quan hệ’ với búp bê tình dục hơn là gái mại dâm


Liu, một nhân viên thiết kế ô tô, đã chi 2.500 USD để sắm búp bê tình dục “156” với chất liệu nhựa đặc biệt nhẹ hơn silicone trông như một người phụ nữ thật sự với đầy đủ những cơ quan cần thiết, theo AFP ngày 14.4.

“Thật tình mà nói chỉ cần bỏ ra ít tiền là có thể quan hệ tình dục với một người phụ nữ nào đó, nhưng tôi cảm thấy mình không thể lừa dối vợ, nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua dâm”, Liu cho AFP biết.

Kết hôn hơn mười năm và đã có con, Liu cho biết anh không muốn lừa dối vợ mình, nhưng thừa nhận anh cũng cần phải thỏa mãn nhu cầu sinh lý rất bản năng của người đàn ông. Liu đã phải chịu đựng cuộc sống “độc thân” xa vợ con khi làm việc ở thủ đô Bắc Kinh.

Liu thừa nhận búp bê tình dục “156” không thể thay thế “một người phụ nữ thật sự” và nó chỉ là một vật “vô hồn” giúp anh thỏa mãn nhu cầu sinh lý, lắp đầy sự trống trải trên giường ngủ trong căn hộ chung cư nhỏ hẹp ở Bắc Kinh.

Búp bê tình dục quyến rũ hơn cả phụ nữ thật?


Búp bê tình dục chất lượng cao “156” trong căn hộ chung cư của Liu ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Liu mua búp bê tình dục “156” do Trung Quốc sản xuất tại cửa hàng Micdolls ở thủ đô Bắc Kinh. Người bán hàng Yi Jiange tiết lộ: “Đa số người đến mua hàng cho rằng búp bê tình dục còn quyến rũ hơn phụ nữ thật”.

Búp bê tình dục “156” đang sốt ở Trung Quốc vì nó như người thật, nhưng không có tóc nên khách hàng phải sắm thêm tóc giả và quần áo, đồ lót theo ý thích của họ và thậm chí đặt tên cho “cô ấy”, theo ông Yi. Khách hàng của ông Yi rất đa dạng từ giới trí thức đến chủ doanh nghiệp trong độ tuổi 30 và 40.

“Nếu một người đàn ông có vợ không muốn quan hệ với gái mại dâm mà thay vào đó là dùng búp bê tình dục, điều này không phải đáng khâm phục hay sao?”, ông Yi nói với AFP. Ông Yi nói thậm chí một số bà vợ còn đến cửa hàng mua búp bê tình dục về cho chồng.

Theo trang tin về thị trường Trung Quốc marketingtochina.com, thị trường đồ chơi tình dục toàn cầu có doanh thu ước tính ở mức 15 tỉ USD mỗi năm. Còn theo tờ China Daily, Trung Quốc đã trở nhà sản xuất, xuất khẩu đồ chơi tình dục lớn nhất thế giới, với 70% đồ chơi tình dục trên toàn cầu được sản xuất từ đất nước đông dân nhất thế giới này.

Chủ cửa hàng Micdolls, ông Zhang Han nhận định thị trường đồ chơi tình dục ở Trung Quốc sẽ tiếp tục bùng nổ và thu nhiều lợi nhuận do hậu quả của chính sách một con, truyền thống trọng nam khinh nữ dẫn đến dân số Trung Quốc mất cân bằng giới tính.

“Nhiều chàng trai trẻ ở Trung Quốc rất khó tìm được bạn gái hoặc khó giao du với phụ nữ. Đó là lý do vì sao họ có thể chuyển sang búp bê tình dục”, ông Zhang cho hay.

Ông Zhang cho biết ông còn lên kế hoạch đặt hàng búp bê tình dục “nam” để phục vụ cho khách hàng nữ.

Phúc Duy

>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 8: Sex toy khiến con người và xã hội hỏng đi?
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 7: Đi đúng đường, chứ đừng… leo tường
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 6: Việt Nam giữa tù mù cấm hay công khai
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 5: Sex shop tại thủ đô Brussels
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 4: Giải mã 'góc tối' của người Nhật
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 3: Trong nhà xưởng Trung Quốc
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 2: Xả stress nhưng coi chừng ung thư
>> Đồ chơi tình dục trong cuộc trốn chạy - Kỳ 1: Khởi thủy và những tranh cãi triền miên

http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/bup-be-tinh-duc-giup-dan-ong-xa-nha-chung-thuy-voi-vo-551651.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mẹo phát hiện trò 'tẩy não'


 

Chúng ta có đang hoàn toàn kiểm soát suy nghĩ của mình? David Robson phát hiện ra việc nhồi nhét suy nghĩ vào đầu người khác mà họ không hề hay biết là điều rất dễ thực hiện.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mình là những cá thể tự do, rằng chúng ta có thể kiểm soát định mệnh của mình.
Sự thật không phải vậy.
Chúng ta thường xuyên là những con rối bị người khác sai khiến mà không hề hay biết. Chúng ta thường không cảm nhận được sợi dây vô hình đang điều khiển mình và luôn nghĩ rằng việc mình làm bắt nguồn từ suy nghĩ của chính bản thân.
"Nhiều nghiên cứu về tâm lý học cho thấy các quyết định của con người đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi những điều mà chính chúng ta cũng không để ý đến", ông Jay Olson, từ Đại học McGill ở Quebec, Canada, nói.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng ta có thể phát hiện ra điều gì đang sai khiến mình hay không, và làm sao để biến nó trở thành điều có lợi cho bản thân.
Olson đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cách lừa phỉnh nhận thức của con người. Tất cả bắt đầu từ ảo thuật.
"Tôi bắt đầu học ảo thuật từ lúc 5 tuổi và bắt đầu trình diễn khi lên bảy," ông nói.
Khi còn theo khoa tâm lý học tại đại học, ông đã khám phá ra nhiều khía cạnh mới về cách suy nghĩ của con người, dựa trên kỹ năng ảo thuật của mình.
Trong một trò ảo thuật, Olson yêu cầu một khán giả chọn một lá bài bất kỳ.
Tuy nhiên điều mà khán giả không biết, đó là ông đã biết trước họ sẽ chọn lá bài nào.
Olson sau đó phô ra lá bài ra trước mặt đám đông trước sự sửng sốt của họ.
Bí mật ở đây là giữ yên lá bài đã chọn ở một vị trí cố định trong lúc xáo bài. Người tình nguyện sau đó bị áp lực phải chọn đúng lá bài đó dưới sự hối thúc của ảo thuật gia.
Sau khi trở thành một nhà khoa học, nhiệm vụ đầu tiên của Olson là thử nghiệm mức độ thành công của mình, và kết quả ông có được là 103/105 trường hợp.
Thế nhưng những thử nghiệm sau đó của Olson mới thực sự cho chúng ta thấy suy nghĩ của mình dễ bị tác động đến thế nào.
Ví dụ, Olson đã hỏi những người tình nguyện sau đó, và 92% trong số họ không nghĩ rằng mình đã bị phỉnh và họ tin rằng mình hoàn toàn kiểm soát được quyết định của mình.
"Một người nói tôi đã chọn lá 10 đầm vì số 10 là số tròn chẵn và tôi đã nghĩ tới hình trái tim trước khi thử nghiệm", một người nói, không hay biết rằng chính Olson mới là người đã chọn ra lá bài.
Cũng theo Olson, cá tính của từng người không thực sự tác động đến việc họ có dễ bị lừa phỉnh hay không.
Điều này cho thấy một vấn đề lớn hơn trong thực tế: 'Khả năng chủ động quyết định của chúng ta thường chỉ là ảo giác".

NHỮNG TÁC ĐỘNG NGẦM

Bạn không tin ư? Hay thử đến nhà hàng và gọi món.
Olson nói bạn sẽ có nhiều khả năng gọi những món ở đầu trang hoặc cuối trang, chỉ vì chúng đập vào mắt mình trước tiên.
"Nhưng nếu có ai đó hỏi rằng vì sao bạn chọn cá hồi, bạn sẽ đáp lại là vì bạn muốn ăn cá hồi," Olson nói.
Nói theo cách khác, chúng ta luôn tìm cách giải thích cho sự lựa chọn của mình, ngay cả khi sự lựa chọn đó nằm dưới sự tác động của nhà hàng.
Một ví dụ khác là tại cửa hàng rượu. Nhóm nghiên cứu của Jennifer McKendrick từ Đại học Leicester cho thấy việc phát nhạc Pháp hoặc Đức trong cửa hàng sẽ khuyến khích khách hàng mua rượu từ những nước này nhiều hơn.
Tuy nhiên khi được hỏi, những khách hàng này đều phủ nhận đã bị âm nhạc tác động.

LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN?

Rõ ràng là những kỹ năng thuyết phục này có thể sẽ bị sử dụng nhằm vào mục đích xấu. Và vì vậy, chúng ta cần biết cách phát hiện ra chúng.
1/ Một cú chạm vai hoặc một cái nhìn vào mắt ai đó có thể khiến họ dễ bị tiếp cận hơn
Đây là một trong các kỹ năng mà Olson đã sử dụng, nhưng nó cũng được dùng trong ngữ cảnh hàng ngày, ví dụ như khi thuyết phục ai đó cho mượn tiền.
2/ Bị hối thúc: Olson cho biết các nhà ảo thuật thường hối thúc người tình nguyện để họ chọn lá bài đầu tiên mà mình nghĩ đến. Sau khi đã chọn, họ trông thư giãn hơn.
Tuy nhiên, những người tình nguyện sẽ luôn nhìn lại và nghĩ rằng họ đã chọn lựa một cách chủ động.
3/ Tầm nhìn: Bằng cách đưa lá bài vào trọng tâm tầm quan sát của ai đó, Olson có thể khiến người tình nguyện chọn lá bài mà họ không hề hay biết.
4/ Dạng câu hỏi gợi suy nghĩ: Những câu hỏi như: 'Vì sao bạn cho rằng đây là một ý hay', hay 'bạn nghĩ điều này sẽ mang lợi gì'.
Những câu này nghe thì bình thường, nhưng khi tạo cho người khác cơ hội để thuyết phục chính họ, họ sẽ trở nên tự tin hơn về sự lựa chọn của mình về dài hạn, như thể đó là sự lựa chọn của chính họ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính quyền mới đã làm gì với 16 tấn vàng VNCH để lại?


Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .
 

Xem thêm:

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.
Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...
Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VNCH, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".
"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VNCH, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
 

Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, Việt Nam đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.


Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
Nguồn: Reds Theo TUỔI TRẺ ONLINE 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Nga: Trung Quốc vẫn là nỗi sợ Putin không dám nói ra


(GDVN) - Bắc Kinh đang tỏ ra rất "rắn" trong đàm phán, tìm mọi cách khai thác, tận dụng các điểm yếu có thể của Nga

 
Trung Quốc vẫn là mối uy hiếp khiến Putin lo sợ nhưng không dám nói ra?
Tờ The Moscow Times ngày 17/12 bình luận, do mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây tiếp tục xấu đi, Nga đã phải tham gia vào chiến lược công khai chuyển trục sang châu Á, trọng tâm là làm sâu sắc mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên ngoài những lời nói xuông, liệu lợi ích chung của 2 nước có đủ khiến Moscow và Bắc Kinh trở thành một liên minh?
Nga và Trung Quốc chia sẻ một số lợi ích quan trọng, bắt đầu từ lĩnh vực năng lượng. Sau gần một thập kỷ đàm phán, trong chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng 5, Tổng thống Vladimir Putin đã ký hiệp định cung cấp 38 tỉ mét khối khí cho Trung Quốc mỗi năm trong thời gian 30 năm, tổng trị giá 400 tỉ USD. Lượng khí đốt này sẽ được vận chuyển từ miền Đông Siberia xa xôi thông qua một đường ống 4000 km còn đang nằm trên kế hoạch.
Ngoài các tuyến đường ống phía Đông này, Putin gần đây còn khẳng định rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành cho một tuyến đường ống khác ở phía Tây có thể vận chuyển khí đốt từ Altai đến miền Tây Bắc Trung Quốc.
Ngoài ra, hợp tác quân sự cũng là lĩnh vực phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga - Trung. Đầu năm nay, Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận chung trên biển Hoa Đông. Theo hãng tin Nga TASS, hai bên sẽ tổ chức thêm 2 cuộc tập trận chung trong năm tới, một ở Thái Bình Dương, một ở Địa Trung Hải.
Từ lâu Nga đã bán nhiều vũ khí tiên tiến của mình cho Trung Quốc. Kể từ những năm 1990 và đầu những năm 2000, Trung Quốc trở thành một khách hàng chính của công nghiệp vũ khí Nga. Sau một khoảng thời gian gián đoạn, 2 nước đang thảo luận về các dự án mua bán vũ khí mới, lần này là các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Cuối cùng, Nga và Trung Quốc chia sẻ quan điểm tương tự nhau trên hầu hết các vấn đề quốc tế. Cả hai chia sẻ một mục tiêu địa chính trị về một thế giới đa cực, trái ngược với sự thống trị của Hoa Kỳ. Nhìn từ Moscow, việc mở rộng của NATO và sự can thiệp của phương Tây vào Ukraine đại diện cho chiến lược Mỹ bao vây Nga.
Tương tự như vậy, chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Obama bị Bắc Kinh than vãn là cái cớ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành sức mạnh hàng đầu châu Á.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quan sát trục quan hệ Nga - Trung, một số nhà phân tích phương Tây đã đi quá đà khi suy đoán rằng Moscow và bắc Kinh có khả năng hình thành một khối "NATO Âu - Á" thống trị các vùng đất rộng lớn và đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên khi xem xét trên thực tế, Nga và Trung Quốc vừa có nhu cầu kết hợp các lợi ích khu vực, nhưng cũng vừa nghi ngờ lẫn nhau.
Nga có một mối lo ngại không dám nói ra chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề quan trọng hạn chế hình thành một liên minh thực sự giữa Nga và Trung Quốc là sự mất cân bằng quyền lực giữa 2 nước. Trong khi xuất phát điểm kinh tế của 2 nước thời điểm Liên Xô tan rã khá giống nhau, thì ngày nay kích thước nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 5 lần Nga và đang phát triển nhanh chóng.
Những năm 1950 Liên Xô chiếm ưu thế hơn hẳn trong quan hệ với Trung Quốc, ngày nay rõ ràng ngược lại. Stephen Blank, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ bình luận: Mỗi liên minh có một con ngựa và một người lái. Trong trường hợp Nga - Trung thì Moscow là con ngựa.
Ngay cả với hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD được xem là thành công của Putin, trong khi người Nga giải thích rằng 25 tỉ USD là số tiền Trung Quốc phải thanh toán trước khi khí đốt được chuyển giao, cho đến nay người Trung Quốc vẫn cố hiểu rằng nó là một khoản vay có lãi suất. Điều này có nghĩa còn rất lâu Nga mới lấy được tiền của Trung Quốc.
Còn cái gọi là đường ống phía Tây cho tới thời điểm này vẫn chì là "sương khói" trên bàn đàm phán của một nhóm chuyên viên Gazprom và CNPC của Trung Quốc. Blank lưu ý, mặc dù là đối tác kinh tế chiến lược, tiền Trung Quốc không rót cho Nga vào thời điểm này. Bắc Kinh đang tỏ ra rất "rắn" trong đàm phán, tìm mọi cách khai thác, tận dụng các điểm yếu có thể của Nga.
Hơn nữa nhiều người Nga lo ngại rằng Trung Quốc thực sự xem họ không khác gì một nhà cung cấp nhiên liệu, trong khi mối uy hiếp quân sự từ Trung Quốc đối với vùng Viễn Đông của Nga vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai. Nhà phân tích Dmitry Trenin từ Viện Carnegie Moscow cho biết, các nhà hoạch định chiến lược Nga tin rằng Trung Quốc đang tích tụ quân sự về hướng Hoa Đông và Biển Đông, nhưng Nga không nên quên tham vọng của Trung Quốc có thể chuyển hướng về phía Bắc bất cứ lúc nào.
Putin tìm kiếm hợp tác với các quốc gia châu Á khác để tự bảo hiểm rủi ro cho mình khi chơi với Trung Quốc.
Các cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Nga cho đến nay với khoảng 160 ngàn quân, 5 ngàn xe tăng và một số tàu chiến, máy bay hầu hết diễn ra ở Viễn Đông, gần biên giới với Trung Quốc. Động thái này cho thấy Moscow muốn ngăn chặn mối hiểm họa tiềm ẩn từ Trung Quốc.
The Moscow Times cho rằng, nhận thức được "mối uy hiếp từ Trung Quốc", Nga đã tự bảo hiểm rủi ro bằng cách tăng cường quan hệ với các nước châu Á khác, nhiều nước trong đó có tranh chấp với bắc Kinh. Chuyến thăm Ấn Độ của Putin vần đây là một dấu hiệu cho thấy điều đó. Hai nước đã ký hợp đồng phát triển các loại vũ khí mới, Nga sẽ giúp Ấn Độ xây dựng 10 nhà máy điện hạt nhân.
Nga cũng muốn phát triển mối quan hệ với Việt Nam, quốc gia đã bị Trung Quốc cầm quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu. Putin đã khẳng định cam kết lâu đời của Nga với Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 11.
Tóm lại, mặc dù Putin hoan nghênh Trung Quốc thể hiện sức mạnh thách thức Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc vẫn là nỗi sợ tiềm ẩn của Putin, mối đe dọa mà Moscow không dám nói ra. Kremlin không sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ với Trung Quốc mà trong đó Trung Nam Hải sẽ chi phối mình, việc hình thành liên minh Nga -Trung là vô cùng khó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nga xác nhận đã đồng ý bán S-400 cho Trung Quốc



(GDVN) - Trung Quốc đã ký được hợp đồng mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400 với công ty Rosoboronexport của Nga
Tờ Kommersant ngày 13/4 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký được hợp đồng mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400 với công ty Rosoboronexport của Nga.
Giám đốc điều hành Rosoboronexport, Anatoly Isaykin. Ảnh Kommersant. 
"Thông tin chi tiết về hợp đồng sẽ không được tiết lộ, nhưng Trung Quốc đã thực sự trở thành quốc gia đầu tiên mua được hệ thống phòng không tiên tiến này của Nga. Điều này đã nhấn mạnh tầm chiến lược trong mối quan hệ giữa hai nước", Kommersant dẫn lời Giám đốc điều hành Rosoboronexport, Anatoly Isaykin cho biết.
Theo lời ông Isaykin, có nhiều quốc gia thèm muốn sở hữu hệ thống S-400 của Nga, nhưng do còn có những khó khăn trong việc mở rộng cơ sở sản xuất và Moscow muốn trang bị cho quân đội của mình trước nên nước này chưa chính thức xuất khẩu S-400.

Khi được hỏi liệu các công ty Nga có cảm thấy "lo lắng" khi hợp tác với các công ty quốc phòng của Trung Quốc hay không, ông Isaykin cho rằng các chương trình hợp tác giữa hai nước đều phục vụ lợi ích chung của cả hai bên.

Theo Kommersant, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 4 hệ thống S-400 của Nga trong tháng 9/2014. Đây là hệ thống tên lửa chống máy bay tiên tiến nhất thế giới. S-400 được biên chế trong quân đội Nga từ tháng 4/2007. Hiện 9 trung đoàn tên lửa phòng không của Nga đã được trang bị hệ thống này. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang