Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Nhà văn Mark Lê Twain của Việt Nam

Tình cờ lạc vào trang của nhà văn. Ông có cái tên rất lạ là "Mark Lê Twain". Quả thực, mình cũng chưa từng đọc văn hay thơ của ông.

Le Van Tuan - VTV rubic online nhac sy Part 1
2012/02/12 にアップロード

視聴回数 222 回


Đêm nhạc Cror - Part01
視聴回数 100 回

2013/09/17 に公開
Đêm biểu diễn âm nhạc cror tại nhà hát thành phố


Toàn bộ nội dung ở dưới là chép về từ trang của ông.

---


GIỚI THIỆU VỀ TỔNG GIÁM ĐỐC - TS LÊ VĂN TUẤN



Sơ lược tiểu sử TGĐ-TS Lê Văn Tuấn:
Tên thật là Lê Văn Văn Tuấn (còn gọi là Lê Tuấn)
Nguyên quán: Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Năm sinh: 1952 (trong CMND, Tạo hóa cho trẻ hơn 1 tuổi - 1953) tại Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nơi sinh: Hà Nội.
Kỹ sư năng lượng (tốt nghiệp tại đại học Belarus-Liên xô cũ)
Hiện sống và làm việc tại TPHCM
Điện thoại & fax: (08) 3840 9689
Website: matmatruongsinh.com
E-mail: unescocror@gmail.com

Quá trình hoạt động & sáng tác:



Nhà thơ Lê Tuấn, nhà văn Mark Lê Twain, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, kỹ sư năng lượng, kỷ lục gia Việt Nam - kỷ lục gia Châu Á - kỷ lục gia Thế giới về sự sáng tạo âm nhạc CROR, người được WFUCA-UNESCO thế giới vinh danh là nhà Khoa học, Tổng giám đốc Trung Tâm UNESCOM - Tất cả chỉ là một. 

Nhà văn Mark Lê Twain:

Ông đã chinh phục được rất nhiều trái tim bạn đọc qua “Bài ca con Linh Dương”, “Cánh chim lạc mẹ”, “Vịt Mốc”, “Mảnh giấy của chim”, “Mr.Beo” v.v… Ngoài ra, ông còn được biết đến như một cây bút siêu thực với tác phẩm “Anh em rắn và chú bé Tan”; “Lời cầu hôn của Quỷ”; cùng với hàng loạt các tác phẩm đặc sắc khác như “Sự lố nhố trên bãi biển”, “Một bàn tay cuối cùng bám vào bờ vực thẳm” v.v… Trái tim ông luôn đập những nhịp đập đầy tràn tình yêu thương cho số phận con người, cuộc sống, và một tình yêu đặc biệt dành cho các em nhỏ.

Không chỉ là các con vật, các em nhỏ mà tất cả mọi người đều yêu thích câu nói:

            “Loài vật tuy không biết nói
              Nhưng loài người
                      Sẽ phải để tang cho chính mình
                                    Khi chúng bị diệt vong.”
                                                  
          Mark Lê Twain
Nhà thơ Lê Tuấn:Được mệnh danh là “người tìm ra cánh cửa”,

Tác giả của 8 tập thơ: Chảy trong mạch đất, Mùa hoa bưởi nở trên sa mạc, Giấu hoa mộc miên nở trong tim, Sương mai còn ướt trên mặt sóng, Bài ca chim cắt, Mật mã trường sinh, Hòa bình trên đỉnh văn minh, Ân tình non nước.

Chữ THƠ với ông là một từ rất thiêng liêng.

Ông là người được bạn bè tìm đến, khi họ cần một chỗ dựa về tâm linh bởi ông thông thạo về thần học, âm dương ngũ hành.

Thuyết Phản diện – Đối xứng – Cân bằng (PD – ĐX – CB) mà chúng ta biết đến chính là một trong những đúc kết của ông qua nhiều năm nghiên cứu (nhưng ông lại nói đó là do ông được Bề trên dạy dỗ về những quy luật của trời đất, vũ trụ, về uy vũ và ý chí của Đấng Tạo hóa vô biên).

Trái tim ông đựng đầy ý chí sắt thép, máu và nước mắt:

         “Ta đi sấm sét lòng không động
           Nhìn bông hoa nhỏ lệ bỗng tràn.
           Cứ tưởng nấm mồ ta trần trụi
           Nào ngờ hoa nở lúc Đông sang.”




Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn: Cha đẻ của nền âm nhạc CROR.


Một số tác phẩm của ông mà chúng ta đã biết đến: DVD CROR Concert 1 “Nơi chốn của linh hồn”, DVD CROR Concert 3 “Cất giấu qua những chặng đường mùa đông”, Vol.2 DVD Brother CROR Rock (BCR) “Sa mạc còn xanh” v.v… và đặc biệt là cuốn “Giọt nước mắt cho Đại dương và Âm nhạc CROR”.

Ông nổi tiếng là người thẳng thắn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật.

Nhà soạn nhạc có một cảm thụ đặc biệt trước những âm thanh của vạn vật trong thiên nhiên và cuộc sống. Nhưng mấy ai biết, ông cũng như Beethoven, đều cảm thụ âm nhạc và soạn nhạc bằng chính lỗi lầm của Tạo hóa.

Hơi thở của hạnh phúc, tiếng kêu rên của đớn đau
, tình yêu thương của nhân loại đã liên tục gào thét trong ông mà làm nên những bản nhạc thấm đẫm tình người, mênh mang bất tử ngay cả ở những cõi vô hình.
Ông viết:

         “Với một tình yêu thương
          Lớn lao như trời cao biển rộng
          … thì nỗi đau nào cũng làm máu chảy ở khắp nơi.”


 
Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam.

Người được WFUCA-UNESCO thế giới vinh danh là nhà Khoa học:

Ngày 19/08 - 21/08/2011, tại Đại hội UNESCO thế giới lần 8 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, nhà soạn nhạc - nhà văn - nhà thơ Lê Văn Tuấn đã được Liên Hiệp Các Hội UNESCO thế giới (WFUCA) trực thuộc Tổ chức về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhìn nhận và vinh danh là một nhà khoa học thế giới bởi sự đóng góp giá trị của ông cho WFUCA qua công trình về nền khoa học toàn phần với tựa đềGiọt nước mắt của Đấng tạo hóa và Học thuyết Vũ trụ (NXB Văn học vừa ấn hành).

Đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao của nhà thơ Lê Văn Tuấn mà còn là niềm tự hào của giới văn nghệ sĩ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

21 ngày sau, ngày 09/09/2011, toàn bộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật của ông được Bộ Nội Vụ đưa vào lưu trữ như một Di sản văn hóa dân tộc tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia 2 thành phố Hồ Chí Minh.


Kỷ lục gia Việt Nam - Châu Á - Thế Giới:

Là người khai sinh ra dòng nhạc CROR vô cùng độc đáo và sáng tạo được cả thế giới công nhận, Ông lần lượt chinh phục các kỷ lục Guiness Việt Nam - Châu Á - Thế giới.

- Ngày 27/01/2011, Ông xác lập kỷ lục Việt Nam khi cho ra mắt cuốn sách lý luận giới thiệu nền âm nhạc CROR: "Giọt nước mắt cho Đại dương và Âm nhạc CROR" do chính ông sáng tạo cùng DVD âm nhạc CROR Sa mạc còn xanh, và buổi biểu diễn nhạc CROR tại nhà hát lớn thành phố.

- 21 tháng sau, ngày 27/11/2012, tổ chức kỷ lục gia Châu Á xác nhận kỷ lục Châu Á của ông cũng với cuốn sách âm nhạc CROR: 
Giọt nước mắt cho Đại dương và Âm nhạc CROR.


- 21/09/2013, Ông xác lập kỷ lục thế giới và được công nhận là Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế Giới về nội dung và hình thức cuốn sách: "Giọt nước mắt cho Đại dương và Âm nhạc CROR" độc đáo và sáng tạo.



Một doanh nhân thành đạt:

Là một kỹ sư năng lượng tốt nghiệp tốt nghiệp tại đại học Belarus-Liên xô cũ, ông đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật. Đồng thời ông cũng là một doanh nhân thành đạt với cương vị là lãnh đạo một số nhà máy sửa chữa tàu biển giàn khoan biển, thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam.

Với tinh thần cần cù lao động sáng tạo, ông đã xây dựng đơn vị mình từ không thành có. Ông là người đầu tiên xây dựng thành công nhà máy dân sự sửa chữa tàu bằng ụ nổi tại miền Nam Việt Nam.

8 tập thơ, các DVD thơ và các chương trình phát thanh và truyền hình về thơ:

8 tập thơ:

* Chảy trong mạch đất (NXB Hội nhà văn 2007)

* Mùa hoa bưởi nở trên sa mạc (NXB Văn học 2007)

* Giấu hoa mộc niên nở trong tim (NXB Văn học 2007)

* Sương mai còn ướt trên mặt sóng (NXB Văn học 2007)

* Bài ca chim cắt (NXB Văn hoá Sài Gòn 2007)

* Mật mã trường sinh (NXB Văn nghệ 2007)

* Hoà bình trên đỉnh văn minh (NXB Thanh niên 2007)

* Ân tình non nước (NXB Văn học 2007)

DVD thơ và các chương trình phát thanh, truyền hình thơ:

* Mùa xuân mới trên đỉnh thi ca (HTV9 2009)

* Tình non nước (DVD 2009)

* Kingkong và nhà thơ (DVD 2009)

* Hồn trong thơ (DVD 2009) -1

* Hồn trong thơ (DVD 2009)- 2

* Hồn trong thơ (DVD 2009)- 3

* Bài ca chim cắt (Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam 58 Quán Sứ, Hà Nội)

 Các tác phẩm văn học:

* Bài ca con linh dương (NXB Văn học 2010)

* Mr.beo (NXB Văn học 2011)

* Quà tặng từ trái tim (Tập I) (NXB Văn học 2011)

* Quà tặng từ trái tim (Tập II) (NXB Văn học 2011)

* Quà tặng từ trái tim (Tập III)

* Quà tặng từ trái tim (Tập IV)

* Quà tặng từ trái tim (Tập V)

* Sao chổi bay về

* Hai anh em rắn và chú bé Tan (NXB Văn học 2011)

* Lời cầu hôn của Quỷ (NXB Dân Trí)

* Giọi nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ

* Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc CROR


CÁC BÁO VÀ TẠP CHÍ VIẾT VỀ LÊ VĂN TUẤN



1/ Tạp chí Kỷ lục (kyluc.vn):


1.1 Tự bạch của kỷ lục gia, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - Cuốn sách về Âm nhạc được ấn loát với kích thước lớn nhất “Âm nhạc CROR”( cuốn 4-tháng 11)


1.2 Chuyện lạ về một con người cuốn sách và âm nhạc “khủng” (cuốn 8/2013)


1.3 Nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà khoa học Lê Văn Tuấn (số đặc biệt 6&7-2012)


2/ Tạp chí doanh nghiệp và trang trại:


2.1 Nhà Soạn nhạc Lê Văn Tuấn “xác lập kỉ lục” (tháng 5/2011


2.2 Nhà khoa học thế giới kỷ lục gia Lê Văn Tuấn (số tháng 4&5/2012)


2.3 Chuẩn bị cho ra đời một tác phẩm mới – 1 tác phẩm của nhà Soạn nhạc Lê Văn Tuấn “Giọt nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ” (số đặc biệt kỉ niệm 86 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925-21/6/2011)


2.4 Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn được vinh danh tại Đại hội Liên hiệp UNESCO thế giới lần thứ 8 (tháng 9/2011)


3/ Tạp chí Nghệ thuật & điện ảnh: Lê Văn Tuấn cái tên làm rạng danh Việt Nam (số 11/2011)


4/ Tạp chí của Đài phát thanh Bình Dương:



4.1 Nhà thơ Lê Văn Tuấn Ân tình với non nước (3/2011)


4.2 Tác giả Lê Văn Tuấn với tác phẩm “Bài ca con Linh Dương”


5/ Báo Nghề báo (Hội nhà báo TP.HCM)


5.1 Lê Văn Tuấn Nơi chốn của linh hồn (số 90-91 tháng 4-5/2011)


6/ Tạp chí Thế giới và Việt Nam(báo của Bộ Ngoại giao)


6.1 “Giọt nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ” (số 277)


6.2 Nhà khoa học thế giới của Việt Nam (thứ ba, ngày 10/1/2012)


7/ Báo Bình Dương: Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn: Người xác lập kỷ lục châu Á (27/10/2012)


8/ Báo văn nghệ: Nhà khoa học thé giới – Lê Văn Tuấn với Học thuyết vũ trụ (số 42)


9/ Báo Kinh tế - Đô thị: Bài ca con Linh Dương được chuyển thể làm phim hoạt hình (4/11/2010)


10/ Báo Lao động và Công đoàn: Thơ Lê Văn Tuấn (Số 430)


11/ Báo giáo dục:


11.1 Chữ hiếu thời nay (thứ 6 -24/6/2011)


11.2 Nhà khoa học thế giới mang tên Lê Văn Tuấn


11.3 CROR - một dòng nhạc lạ (http://www.giaoduc.edu.vn)


12/ Báo Người Hà Nội:


12.1 Lê Văn Tuấn lập thuyết cứu rỗi con người (số 45- 4/11/20011)


12.2 Lê Văn Tuấn lập thuyết cứu rỗi con người (số 50-9/12/2011)


12.3 Lê Văn Tuấn lập thuyết cứu rỗi con người (số 7-12/7/2012)


13/ Tạp chí Nhà văn- Hội nhà văn Việt Nam: Lê Văn Tuấn ( số 9- 2010)


14/ Báo Việt Nam và Hội Nhập: Âm nhạc CROR: Giá trị đích thực chính là chiều sâu tâm hồn


15/ Tạp chí Đương Thời: Lê Văn Tuấn đa năng và nhân hậu (số 36)


16/ Báo Tuổi trẻ:


16.1 Lê Văn Tuấn với âm nhạc CROR ( thứ năm 27/1/2011)


16.2 Hậu trường đêm nhạc CROR Sa mạc còn xanh (số 2045)


17/ Báo Hà Nội Mới: Làm khoa học bằng thơ và âm nhạc


18/ Báo Văn Việt: Nhà khoa học thế giới Lê Văn Tuấn với học thuyết vũ trụ (số 32/2011)


19/ Tạp chí Sóng nhạc- Hội âm nhạc tp.HCM: Nơi chốn của linh hồn (số 28)


20/ Tạp chí Kiến thức Gia đình: Nhà khoa học tuổi Nhâm Thìn đón xuân cùng mẹ (Xuân Nhâm Thìn 2012-3/4/2012)


21/ Báo Áo trắng: Nhà thơ Lê Văn Tuấn: “ Tôi quan tâm hoà bình, tuổi già và các em nhỏ”


22/ Báo Ấp Bắc: Nhà kỷ lục của dòng nhạc CROR (số 200)


23/ Báo Hội nhạc sĩ Việt Nam:


23.1 Âm nhạc CROR (12/2010)


23.2 Âm nhạc CROR : Sáng tạo hay ngộ nhận (13/2012)


23.3 Nhặt bóng mây trời Lê Văn Tuấn (14/2012)


24/ Tạp chí Đàn ông: Nhà thơ Lê Văn Tuấn - Người tìm ra cánh cửa


25/ Tri thức & cuộc sống: Nhà khoa học Lê Văn Tuấn


26/ Tạp chí Thế giới điện ảnh:


26.1- Nhà văn Lê Văn Tuấn một trí tuệ đặc biệt


26.2- Lê Văn Tuấn - Hồn thơ lạ (01/02/2011)


27/ Tuổi trẻ Online:

27.1- Lễ tiếp nhận tác phẩm xác lập kỉ lục sách Việt Nam


27.2- Lê Văn Tuấn với âm nhạc CROR


28/ Báo Tiền Phong: Chuyện nhạc sĩ bán nhà làm nhạc


29/ Báo Công An TP.HCM:


29.1- Mừng quốc khánh bằng dòng nhạc mới (1/9/2011)


29.2- UNESCO vinh danh nhà khoa học thế giới Lê Văn Tuấn


30/ Báo Pháp luật TP.HCM:


30.1- Đêm nhạc CROR của Lê Văn Tuấn (19/1/2011)


31/ Báo Thanh Niên: Ông Lê Văn Tuấn được WFUCA công nhận “nhà khoa học thế giới” (25/9/2011)


32/ Báo Giai điệu xanh:


32.1- Mùa hoa nở trên đầu ngọn sóng


32.2- Lưu giữ Giọt nước mắt ngàn năm của Trời (22/09/2011)


33/ Báo mới online: Thế giới và dân tộc vinh danh nhà khoa học Lê Văn Tuấn (27/09/2011)



34/ Maskonline.vn: Lê Văn Tuấn- Người nhạc sĩ tuổi Rồng


35/ Báo Khăn quàng đỏ: Bài ca con linh dương (số 39)


36/ Báo phật giáo và doanh nghiệp: Nhà khoa học Lê Văn Tuấn “Giọt nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ”


37/ nhacvietplus.com: nhạc sĩ Lê Văn Tuấn “cha đẻ của dòng nhạc đỉnh cao thế giới”


38/ Cảnh sát toàn cầu: 20 năm nhỏ lệ vào đại dương (số 13- ngày 26/6/2011)


39/ Việt Nam Logistics:


39.1 Ngôn ngữ ngôn từ (số 51*52 ngày 1/2/2012)


39.2 Mùa xuân nở trên đầu ngọn sóng ( số 39*40)


40/ Báo đời sống & pháp luật:Chuyện ít ai biết về người Việt khai sinh dòng nhạc đỉnh cao của thế giới


41/ Hiệp hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế (http://vanhocnghethuat-tthue.org.vn)

Ra mắt trung tâm UNESCO văn hoá và cuốn sách âm nhạc kỷ lục (20/1/2011)


42/ http://www.vietathome Lê Văn Tuấn với âm nhạc CROR


43/ http://vietbao.vn Kỷ lục Việt Nam: Cuốn sách âm nhạc đặc biệt




44/ http://www.kyluc.vn Cuốn sách âm nhạc được ấn loát với kích thước lớn nhất (28/01/2011)


45/ Việt Nam News (http://vietnamnews) Artist boogies down to a different beat ( october, 04, 2010)


46/ http://wwwtienphong.vn Chuyện nhạc sĩ bán nhà làm nhạc (17/07/2010)


47/ http://tuvanonline.com Album “Nơi chốn của linh hồn” (31/1/2011)


48/ http://www.tuoitrenews.vn Unique hybrid music to daze HCMC tonight


49/ http://unescovietnam.vn Âm nhạc CROR, giá trị đích thực chính là chiều sâu tâm hồn


50/ Báo Phụ nữ (http://www.phunuonline.com.vn)

Kỷ lục quốc gia (VN Guiness) có kích cỡ lớn nhất thuộc về cuốn lý luận âm nhạc Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc CROR của tác giả Lê Văn Tuấn sẽ được công bố vào lúc 18g30 ngày 27/1/2010 tại nhà hát TP.HCM


51/ Báo Quảng Trị (http://www.baoquangtri.vn) Lê Văn Tuấn với âm nhạc CROR (27/1/2011)


52/ http://rock3mien.vn Đêm nhạc CROR của Lê Văn Tuấn (19/1/2011)


53/ Báo Sài Gòn giải phóng(http://wwwsggp.org.vn) Sa mạc còn xanh (24/1/2011)


54/ http://www.congan.com.vn Đêm nhạc CROR sa mạc còn xanh (20/01/2011)


55/ http://www.enghenhac.com Bay bổng - sâu lắng trong âm nhạc CROR của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn (31/01/2011)


56/ http://www.news.hnsv.com Lê Văn Tuấn với thể loại âm nhạc mới: CROR  


57/ http://vnmusic.com.vn Âm nhạc CROR – Lê Văn Tuấn (08/01/2011)


58/ Liên minh HTX Bến Tre (http://www.bentre.vn) Lần đầu tiên một cuốn sách đạt kỷ lục Việt Nam (thứ hai, 31/1/2011)


59/ http://hn.24h.com Kỷ lục Việt Nam: cuốn sách âm nhạc đặc biệt (01/02/2011)


60/ http://www.toquoc.gov.vn Lần đầu tiên một cuốn sách đạt kỷ lục Việt Nam (28/1/2011)




http://vietnamnhanvan.org/?unesco=chi-tiet&id=18&gioi-thieu-ve-tong-giam-doc-ts-le-van-tuan.html


---



Bổ sung 1 (14/4/2015): Một bài giới thiệu năm 2012.





Người sáng tạo âm nhạc Cror nhận kỷ lục Châu Á.


Thứ Sáu, 09 Tháng mười một 2012, 20:11 GMT+7 
Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn là tác giả của quyển sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror duy nhất tại Việt Nam từng đượcTrung tâm sách k lục Việt Nam xác lập k lục. Mới đây, trong chương trình Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 23 vừa diễn ra tại khách sạn Rex – TPHCM, Lê Văn Tuấn một lần nữa đã bước lên đài vinh dự nhận danh hiệu Kỷ lục gia Châu Á trong vai trò là người sáng tạo âm nhạc Cror  do tổ chức kỷ lục gia Châu Á tại Faridabad ( Ấn Độ) xác lập.
Âm nhạc Cror và “thương hiệu” Lê Văn Tuấn.
Lê Văn Tuấn bên quyển sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror
Ôm đồm và đạt được nhiều thành quả từ công việc sáng tác là kết quả của những năm tháng Lê Văn Tuấn âm thầm sống, trải nghiệm, tích lũy, làm việc ngày đêm và cả những va chạm khắc nghiệt với cuộc đời. Lê Văn Tuấn cho biết: “Khi tôi lao vào dự án âm nhạc Cror không ít người cho tôi là làm nhạc… không giống ai. Đầu tiên, tôi phối hợp với NXB Âm nhạc phát hành cuốn sách“Âm nhạc Cror gây nhiều nhiều tranh luận trong giới nghệ thuật. Bởi lẽ thanh nhạc xưa nay dùng hơi thở chuyển tải đến người nghe, và theo một ống đã định sẵn, cần tròn vành rõ chữ. Nhưng trong Cror, không nhất thiết phải gò âm thanh theo khuôn mẫu đinh sẵn, mà cần phải thể hiện “hồn” của tác phẩm chứ không phải hồn của ca sĩ. Sau nhiều năm kiên trì, vượt qua nhiều khó khăn, cuối cùng Cror cũng đã được nhiều người đón nhận với cuốn sách Giọt nước mắt cho đại dương cùng album đầu tiên mang tên Nơi chốn của linh hồnvới 8 tác phẩm âm nhạc của tôi ra mắt khán giả trong năm 2010. Cror được viết tắt của 4 chữ Classic - Cổ điển, Romantic -Lãng mạn, Opira và Rock (những dòng nhạc này ra đời cách nhau vài trăm năm). Tác phẩm Cror là tác phẩm viết về số phận con người, nên nó có nhân vật trong tác phẩm bao gồm cả những dòng nhạc trên. Cror tôn vinh một triết học âm nhạc vì một thế giới đại đồng trong hòa bình, hạnh phúc và sáng tạo. Bởi vậy Cror sẽ là đối tượng đả phá của những kẻ không yêu hòa bình, không tôn trọng hạnh phúc của người khác và không chịu lao động sáng tạo…Để thực hiện dự án này, tôi đã bán đi một căn nhà. Có người còn nói nhạc sĩ sao không đi sáng tác những ca khúc thời thượng, dễ ăn khách mà lại chọn thứ âm nhạc đầy tính triết học khó thấy tương lai này. Dù nhiều người ngăn cản nhưng tôi vẫn kiên trì đi theo con đường đã chọn. Sáng tác, thử nghiệm, hòa âm… Tôi hiểu cái gì mới cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi vẫn tin âm nhạc Cror sẽ có chỗ đứng bởi cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ được những trái tim khác đón nhận.Và việc được xác lập danh hiệu Kỷ lục gia Châu Á lần này đã chứng minh điều đó”.
Lê Văn Tuấn tại buổi vinh danh Kỷ lục gia Châu Á 2012
Bí ần về con số 21
Trước đây, khi Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công bố xác lập kỷ lục Việt Nam cho cuốn sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Crorvới có bề ngang 1,2m, chiều cao 1,6m, độ dày 0,28m và nặng 250 kg thì GS –TS Trần Văn Khê đã phát biểu: “Những cái quan trong không phải là hình thức bên ngoài mà nó nằm trong nội dung quyển sách”. Điều này quả thật đúng.Nói về danh hiệu Kỷ lục gia Châu Á, Lê Văn Tuấn rất xúc động: “Tôi thật sự bất ngờ và sửng sốt. Và tôi đã đón nhận danh hiệu này như một ân huệ của tổ tiên và trời đất dành cho những cống hiến nhỏ bé của mình. Tôi đã từng được vinh danh là nhà khoa học thế giới, nay đón nhận danh hiệu Kỷ lục gia Châu Á, như thế là đã có một sự nối liền giữa Việt Nam - Châu Á – Thế giới trong tôi”.
Chủ tịch tổ chức Kỷ lục gia Châu Á ( Ấn Độ) trao bằng kỷ lục cho Lê Văn Tuấn
Buổi Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 23 được tổ chức rất trang trọng. Đặc biệt là trong phầnvinh danh Lê Văn Tuấn có sự xuất hiện của nhóm nhạc Mặt trời đỏ biểu diễn ca khúc Lời ru con cá minh họa cho dòng nhạc Cror, nhất là đoạn solo violon dài 3 phút, cả hội trường im phăng phắc rồi sau đó vỡ òa ra những tràn pháo tay tán thưởng. Trong tất cả những lần đi nhận giải thưởng hoặc sự vinh danh nào, bao giờ bên cạnh Lê Văn Tuấn cũng đều có mẹ, người mẹ già của anh đã hơn 90 tuổi ngồi trên chiếc xe lăn nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trước những thành công của con trai. Đặc biệt, có một chiếc xe lăn khác , đó là của GS-TS Trần Văn Khê đến chúc mừng Lê Văn Tuấn với lời nhận định: “Với 40 năm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, Lê Văn Tuấn đã được ghi nhận không chỉ trong nước mà cả nhiều nước trên thế giới. Những công trình của Lê Văn Tuấn rất xứng đáng được phổ biến rộng rãi cho công chúng trên thế giới thưởng ngoạn, đặc biệt là âm nhạc Cror”.
Lê Văn Tuấn cùng mẹ và cháu
Một bí mật khá độc đáo về Lê Văn Tuấn bởi anh có “duyên nợ” với con số 21. Đêm 27- 1- 2011, tại Nhà hát TP.HCM, Lê Văn Tuấn đã giới thiệu buổi hòa nhạc Cror chủ đề Sa mạc còn xanh với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ – ca sĩ nổi tiếng trong nước cùng một số ca sĩ người nước ngoài. Cũng trong đêm nhạc, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã công bố xác lập kỉ lục Việt Nam cho cuốn sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror của anh. Cho đến 27 - 10 – 2012, Lê Văn Tuấn được vinh danh Kỷ lục gia Châu Á là người sáng tạo âm nhạc Cror là tròn 21 tháng. Ngoài ra, từ lúc Đại hội UNESCO thế giới lần 8 tổ chức tại Hà Nội vinh danh là Lê Văn Tuấn là nhà khoa học thế giới, đến khi Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ Quốc gia II tổ chức lễ tiếp nhận tất cả các công trình văn hóa nghệ thuật, thi ca, khoa học của ông vào kho tàng lưu trữ vĩnh vĩnh trong kho tàng di sản dân tộc cũng là 21 ngày. Và hiện tại đây cũng là thế kỷ 21 mà như trong quyển sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror, Lê Văn Tuấn đã viết: “Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên chứng kiến những thay đổi lớn lao của âm nhạc và cuộc sống”.
Và chính Lê Văn Tuấn đã góp phần vào sự thay đổi lớn lao ấy.
NGUYÊN NGUYÊN
http://www.giaoduc.edu.vn/news/van-hoa-661/nguoi-sang-tao-am-nhac-cror-nhan-ky-luc-chau-a-197553.aspx

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư duy kiểu con kiến

Blogger Mùa Thu Vàng có bình rằng:
-Lý luận của LB về A,B và C, D rất kín kẽ (xem dưới), nhưng MTV nhớ toán hồi cấp 3 vẫn dùng tập nguồn, tập đích và có tập giao - giao diện giữa A và B, nói là của A cũng đúng và của tập B cũng không sai? - thế nó mới là Đời, LB ạ, nói đúng cũng đúng, mà nói sai cũng sai..., vậy nên đúng sai thuộc về tay kẻ mạnh, LB có đồng ý với MTV vậy không ạ?
Tôi mới trả lời là:
-Uh, đúng hay sai nhiều khi thuộc về kẻ mạnh, nhưng đôi khi cũng thuộc về kẻ yếu (vd, giang san = mỹ nhân), cho nên 'đúng', 'sai' đã có vấn đề rồi, rồi mệnh đề hội 'đúng hay sai' cũng có vấn đề, nên ta phải tùy cơ ứng biến, vì đúng ở không-thời gian này, nhưng lại sai ở không-thời gian khác, cái này được gọi là 'tư tưởng tương đối' mà dường như là một sáng tạo của thế kỷ 20 - hơn xa so với kiểu luận lý ‘A-là-A’ thời nhà Tần (một cách nói xoáy-xoay của người miền Bắc, để chỉ sự quá lạc hậu, cũ kỹ, cổ xưa).
*
Nhưng, chắc ông 'A là A' - là triết gia vô đối!!!, kiêm luôn triết gia số 1 châu Á!!!, và đồng thời là triết gia thứ 3 thế giới!!! - không chịu đâu, vì ổng là 'vô đối', tức là 'vô đối thủ' (độc nhất vô nhị, hay là một lọai ‘Độc Cô Cầu Bại’ kiểu Kim Dung), mà theo ổng, ổng bao giờ cũng là đúng, là nhất cả, vì thế mà tư tưởng triết học của ổng (nếu có!) vừa mới hoài thai/chưa kịp hình thành thì đã bị chết ngay trong trứng nước - mà những người tinh ý sẽ phát hiện ra ngay điều đó trong vòng một sát-na (xem 'VN không có triết gia! - phần 3’), và hệ quả là ta chỉ có vô số các triết lý thôi, chứ không có nền triết học.
Vì sao vậy?
Hãy hình dung nôm na là: Có người nói rằng con kiến chỉ biết không gian 2 chiều, tức là chỉ biết chiều dài và chiều rộng chứ không biết chiều cao, nên thay vì ‘bay’ thẳng từ trên bàn xuống đất (vì nó rất nhẹ), thì nó phải bò ‘ngang’ vòng vòng rất lâu trên nhiều ‘không gian 2 chiều’ - cho đến khi đến tận mặt đất mới thôi, cái này được gọi là ‘tư duy kiểu con kiến’, hay cũng được gọi là ‘tư duy theo chiều ngang’.

*
Một ví dụ dễ hình dung là: Trước đây, tôi có vài thầy/cô đã bỏ dạy/bỏ làm khoa học để chuyển sang kinh doanh (cũng dễ dàng để thông cảm do hoàn cảnh), nhưng sau đó ‘lượng đã chuyển thành chất!’: họ đã biến thành những con ‘ma tiền’, mà có lúc tôi đã tức cảnh bình cho anh Hairachgia là:
Có ông bác sĩ lương bốn vé
Lo cho bốn người,
không đủ tiền gửi cho con học
Có ông tiến sĩ lương ba vé rưỡi
Lo cho cả nhà,
run tay khi uống cà phê cóc
Nên ông mở phòng mạch tư,
ông phải nhận phong bì
Mấy năm sau,
bác sĩ không còn là bác sĩ,
thầy thì mất... dạy
Hỏi: Tại sao ai cũng ca tụng ông?
Đáp: Vì có phú quý, tôi sinh ra lễ nghĩa!
*
Một ví dụ khác là: người ta xây dựng một ‘bức tượng bà mẹ M’ ở xứ N chẳng hạn. Ta dễ hiểu đó là một bà mẹ ‘anh hùng chống Mỹ’ - không phản đối, tuy nhiên, điều này lại gây ra nhiều nghịch lý:
  1. Bà mẹ chống các đế quốc khác (Tàu chẳng hạn) không phải là anh hùng?
  2. Bà mẹ miền Nam có những đứa con (lính) hy sinh trong cuộc chiến trước 75 không phải là… mẹ?
  3. Bà mẹ đã có những đứa con hy sinh trong ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’, trong ‘Hải chiến Trường Sa 1988’, hay trong ‘Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-1989’ không phải là anh hùng?
  4. Bà mẹ sản sinh ra những đứa con như Nguyễn Xuân Vinh, Trịnh Công Sơn, Đặng Thái Sơn, Lê Bá Khánh Trình, Ngô Bảo Châu… không phải là anh hùng? Phải chăng các bà mẹ trong tương lai không nên sản sinh ra những người con như vậy?
  5. Ta có nên khát vọng về một hình tượng ‘bà-mẹ-lý-tưởng-trong-tương-lai’ giống như những bà mẹ ‘anh hùng’ vào những năm 1960?
  6. Ta có nên khát vọng về những bà mẹ như Marie Curie, Margaret Mitchell, Kovalevskaya, Hoàng Xuân Sính, Aung San Suu Kyi, Serena Williams, Tôn Nữ Thùy Linh (xem vài chú thích bên dưới)...?
  7. Ta nên chọn việc xây dựng những hình tượng bà mẹ nào cho 'tương lai'?...
Và nếu không khát vọng vậy, thiết nghĩ,  là ta đã quay về với hào quang trong ‘quá khứ’ - mà không vì tương lai, tức là đã tư duy theo chiều ngang!

(Nhà văn Aitmatov - khi đi thăm nhiều nước trên thế giới - đã không hài lòng về các bức tượng 'anh hùng chiến tranh', mà ông cho là dấu hiệu của 'Chiến tranh thế giới lần thứ 3' và là biểu hiện của thời 'mạt vận' của nhân loại...) 
*
Tôi cũng có đọc được một thông tin khá thú vị từ trên mạng, rằng:
-VN đứng thứ 124/125 về 'tiêu chí cống hiến cho nhân loại' (!) (theo blogger Nguyễn Hoàng Đức)
Nếu có, thì điều này sẽ đặc biệt dành cho ai tự vỗ ngực xưng tên ‘ta là triết gia, thứ ba hoàn vũ’, vì nếu ta đã có một nền triết học, hay có (các) triết gia hơn cả con số năm trong cụm từ ‘sánh vai với các cường quốc năm châu’ thì không đến nỗi ‘độ cống hiến’ của ta là… áp chót thế giới!

Và do đó, ta hãy quay trở lại cụm từ ‘tư duy kiểu con kiến’.
Một trong những quan sát trực quan cho thấy rằng: nhiều ‘nhà học triết' hay ‘triết giả’ của ta cũng vậy, họ chỉ biết có tư tưởng cơi nới kiểu không gian 2 chiều của con kiến - nhưng có tổ chức thua xa loài kiến, nên ganh tị nhau vì tiếng gáy mà nhắm mắt nhắm mũi ném đá nhau/diệt nhau, mà không đi vào chiều sâu, và kết quả là cho đến cuối đời khi như 'con cua vào nồi mới lồi hai mắt ngó' - tức là trước khi chết vài phút thì họ mới chịu dùng cặp mắt mà nhìn lên ‘miệng giếng’, và lúc đó, họ đã trở thành những 'con cá giơ cặp mắt trắng dã mà nằm chết tức tưởi bên bờ hồ':

-Khát vọng của dân tộc Việt vẫn còn đó!

(HẾT)
---------
Ghi chú:
-Aung San Suu Kyi: đấu tranh đòi dân chủ ở Myanma, mà ‘năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo Forbes’
-Kovalevskaya (1850-1891): là nhà nữ toán học Nga, với nhiều đóng góp quan trọng cho các ngành thống kê, phương trình vi phân và cơ học, và là người phụ nữ đầu tiên được trao học hàm giáo sư toàn diện ở Bắc Âu. (wikipedia)
-Lý luận về A, B và C, D: ‘Tôi mới ‘tạm’ nghĩ là ‘A là A, B là B’, đúng - nhưng cuộc đời vốn không đơn giản như thế, vì có cái không thuộc về A, mà cũng không thuộc về B, nên người ta mới sáng tạo ra một đại lượng là C (= giao giới) mà không thuộc về bên nào, ví dụ: giữa thiện và ác, giữa dân chủ và độc tài, giữa ngày và đêm… chỉ cách nhau có một sát na, vì giữa chúng vốn không có một ranh giới rõ ràng, hơn nữa, trạng thái ‘thiện’ có thể lập tức bị chuyển thành ‘ác’ (hay ngược lại) do một tích tắc suy nghĩ của con người, ví dụ: định không nổ súng rồi quyết định nổ súng… Nhưng có cái không thể cho là, ví dụ, A - đúng, B - sai, C - giữa hai cái, mà người ta còn sáng tạo ra một đại lượng D nữa - đó là không có A, nên không có B, nên dĩ nhiên là sẽ không có C, ví dụ: 'ta từ đâu đến?', thì có vô số câu trả lời, mà không thể nào khẳng định hoàn toàn câu trả lời nào là đúng cả, vì thế mà nhân loại mới gọi D là trạng thái ‘vô ngôn’, ‘bất khả tri’ hay là ‘sắc sắc không không’. Xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/665-nha-triet-hoc-so-1-cua-chau-hahaha.html
-Margaret Mitchell: tác giả cuốn ‘Cuốn theo chiều gió’
-Serena Williams: tay vợt nữ người Mỹ, số 1 thế giới.
 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Miguel Ayuso - Bảy sai lầm dịch thuật làm thay đổi tiến trình của lịch sử


Phạm Nguyên Trường dịch


Trong suốt chiều dài lịch sử của loài người, một số lỗi dịch thuật đã tạo ra những cuộc xung đột ngoại giao và những hiểu lầm, kéo dài nhiều thế kỷ. Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận những sai lầm đáng chú ý nhất.


Khi đọc những bản dịch tiếng Anh thực đơn của các nhà hàng Tây Ban Nha, người ta không thể không cười, vô lý đến mức không thể nào chịu nổi. Trên Internet, bạn có thể đọc được rất nhiều trường hợp buồn cười và kỳ lạ về những việc có thể xảy ra khi người ta nghĩ rằng dịch là chuyện không khó và có thể nhờ Google Translator trợ giúp. Nhưng khi nói đến những vấn đề nghiêm túc thì không thể cười được nữa.


Khó có thể tin rằng trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, và cụ thể là trong Liên minh châu Âu, vẫn có những lỗi dịch thuật trong các vấn đề quan hệ quốc tế. Nhưng đúng là có. Tháng 11 năm 2013, tất cả báo chí Tây Ban Nha đều viết rằng người đại diện chính thức của Ủy ban châu Âu nói rằng tuyên bố của Bộ trưởng Wert là “rác rưởi”. Trên thực tế, đại diện của Liên minh châu Âu về vấn đề giáo dục, Dennis Abbott, sử dụng từ rubbish, có thể có nghĩa là “rác’, nhưng trong ngữ cảnh của câu chuyện, dịch đúng sẽ là “phi lý, vô lý”. Nhưng “rác” và “phi lý” không phải là một. Abbott đã cố gắng sửa chữa, nhưng thành công không cao.


Lỗi này chỉ nằm trong lĩnh vực báo chí, chỉ gây ra sự tò mò mà thôi, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như sai lầm xảy ra đúng vào lúc quan hệ đang căng thẳng? Điều gì xảy ra khi một bản dịch tồi được coi là bản dịch đúng? Sau đây là bảy lỗi dịch thuật nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

1. Những cái sừng của Moses

Trong giai đoạn cuối thời Gothic và cho đến tận nửa sau thời Phục hưng, các nghệ sĩ và nhà điêu khắc Công giáo vẫn mô tả và vẽ Moses với những chiếc sừng trên đầu. Kì lạ là, nguyên nhân là do sai lầm của ông tổ của những người làm nghề dịch thuật, thánh St. Jerome.

Bản dịch sang tiếng Latin gọi là Vulgate (Kinh Thánh) là văn bản chính thức của Giáo Hội Công Giáo và trong suốt một ngàn rưởi năm (382-1979) văn bản này có một sai lầm kì quặc. Từ keren, trong tiếng Do Thái có nghĩa là khuôn mặt của Moses tỏa hào quang bị dịch nhầm thành “sừng”. Thật là vô nghĩa, nhưng ai dám nghi ngờ Kinh Thánh?




2. Lời đe dọa của Khrushchev


Năm 1956, khi Chiến tranh Lạnh là trong giai đoạn nóng bỏng nhất, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có bài phát biểu tại một bữa tiệc trong đại sứ quán Ba Lan, nơi có nhiều đại sứ các nước phương Tây tham dự. Khách khứa chết lặng, theo đúng nghĩa đen của từ này, khi họ nghe thấy Khrushchev bảo: “Cho dù các người thích hay không thích, lịch sử đang đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các người!”.


Trong khi cuộc chạy đua vũ đang diễn ra khốc liệt, báo chí phương Tây lập tức coi đấy là lời đe dọa trực tiếp, nhưng phía Liên Xô vội vã tuyên bố rằng người ta đã hiểu lầm Khrushchev và lời nói của ông đã bị tách ra khỏi ngữ cảnh.



Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Liên Xô nghĩ đến câu của Marx trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, rằng giai cấp tư sản tự tạo ra những người đào mồ chôn mình. Dịch đúng của bài phát biểu của Khrushchev – không hoàn toàn theo lối dịch từng từ - sẽ gần như thế này: “Cho dù các vị có thích hay không, nhưng lịch sử đang đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ sống để nhìn thấy các vị bị chôn vùi như thế nào”. Không thể nói rằng đây là một câu nói hữu hảo, nhưng dù sao nó cũng chỉ là một khẩu hiệu chứ không phải là một lời đe dọa.

3. Giấc mơ ướt át của Jimmy Carter


Khi Tổng thống Hoa Kỳ lên đường sang Ba Lan vào năm 1977, Bộ Ngoại giao đã ký kết một hợp đồng với một người phiên dịch nói tiếng Nga và biết cả tiếng Ba Lan, nhưng chưa bao giờ làm việc theo lối chuyên nghiệp với ngôn ngữ này.

Lúc đó Ba Lan đang nằm trong khối xã hội chủ nghĩa và Carter đã cố gắng lấy lòng người dân bằng cách đọc một bài diễn văn đầy tình hữu nghị. Nhưng người dịch bị kẹt. Carter bắt đầu bài phát biểu của mình bằng câu: “Tôi đã bay từ Mỹ sáng nay”, nhưng người phiên dịch dịch thành: “Tôi bay từ Mỹ để không bao giờ còn trở lại đó nữa”. Còn khi Tổng thống nói: “Tôi đã đến để biết ý kiến ​​và ước mong về tương lai của các bạn”, thì người dịch nói rõ rằng Carter có khoái cảm tình dục với người Ba Lan. Ngay cả một câu rất bình thường nói rằng Carter cảm thấy rất thích khi thăm Ba Lan cũng bị dịch thành “ông cảm thấy hạnh phúc vì đã nhìn thấy những chỗ kín của Ba Lan”. Thật là khủng khiếp.



Phải lập tức mời ngay một người phiên dịch mới. Người này giỏi tiếng Ba Lan, nhưng không biết tiếng Anh. Lại vẫn tồi tệ như cũ, thậm chí là không thể cười được. Người này không biết dịch.


4. Kênh đào trên sao Hỏa


Năm 1877, nhà thiên văn học người Ý Giovanni Schiaparelli đưa ra một trong những mô tả đầu tiên bề mặt sao Hỏa. Giám đốc đài thiên văn Brera ở Milan tưởng rằng đã nhìn thấy biển, các lục địa và kênh đào trên bề mặt sao Hỏa.


Năm 1908 nhà thiên văn học người Mỹ, Percival Lowell,  xem xét lại các kết quả của Schiaparelli và kết luận rằng những con kênh này được những sinh vật thông minh xây dựng để dẫn nước (trên bề mặt sao Hỏa không có đủ nước) từ các vùng cực đến vùng sa mạc. Lời khẳng định này đã dẫn đến nhiều huyền thoại và truyền thuyết về người sao Hỏa, mặc dù đấy là do dịch sai.


Schiaparelli không bao giờ coi những con kênh trên sao Hỏa là do con người làm ra. Trên thực tế, ông đã sử dụng từ canali trong tiếng Ý, có nghĩa là đèo hoặc hẻm núi, nghĩa là đối tượng hoàn toàn tự nhiên


5. Một từ dẫn đến vụ đánh bom nguyên tử

Ngày 26 tháng 7 năm 1945, các nước đồng Minh công bố Tuyên ngôn Potsdam, ghi rõ những điều kiện đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản, nhấn mạnh rằng nếu từ chối đầu hàng, nước này sẽ bị “hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn”.



Tuyên ngôn là tối hậu thư thường thấy. Thủ tướng Nhật Bản Suzuki Kantaro tổ chức họp báo và nói: “Không bình luận. Chúng tôi đang tiếp tục suy nghĩ”. Vấn đề là đại diện của các nước Đồng minh đã hiểu lời nói ông theo cách khác. Suzuki đã mắc sai lầm khi sử dụng từ mokusatsu, có thể có nghĩa là “không bình luận” mà cũng có nghĩa “chúng tôi bác bỏ”. Chỉ 10 ngày sau buổi họp báo, Tổng thống Truman giải thích với thế giới “hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn” có nghĩa là gì. Chúng ta sẽ không bao giờ biết nếu dịch đúng thì tiến trình lịch sử có thay đổi hay không.


6. Hiệp ước Waitangi

Đôi khi lỗi dịch thuật là vô tình, nhưng đôi khi người ta cố tình làm thay đổi ý nghĩa thực sự của một vấn đề nào đó. Rõ nhất là Hiệp ước Waitangi, do người Maori ở New Zealand kí năm 1840. Trên thực tế, tài liệu này có nghĩa là chuyển hòn đảo thành thuộc địa của Anh.



Người Anh và Maori  ký hai văn bản hợp đồng, một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng Maori. Hai văn bản khá giống nhau, trừ phần quan trọng nhất. Văn bản bằng tiếng Maori nói rằng người dân địa phương đồng ý cho người Anh lên đảo để đổi lấy sự bảo vệ thường trực của Đế quốc Anh. Phiên bản tiếng Anh lại nói rằng người Maori chuyển thành thần dân của Hoàng gia Anh để đổi lấy sự bảo vệ của Đế quốc Anh. Vậy, đây là bịp bợm hay hợp đồng?


7. Một từ giá trị 71 triệu USD (và một mạng người)

Năm 1978, Willie Ramirez được đưa vào một bệnh viện ở Florida. Bệnh nhân đang ốm rất nặng và người nhà không thể giải thích được anh ta mắc bệnh gì, vì họ không biết tiếng Anh. Họ nói với bác sĩ rằng họ ngờ là Ramirez bị ngộ độc thực phẩm. Nhân viên y tế cho rằng mình hiểu tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh đã dịch từ “bị ngộ độc” thành intoxicated, mà trong tiếng Anh từ này chỉ dùng cho những người đã sử dụng quá nhiều ma túy hay rượu. Mặc dù người nhà Ramirez tin rằng ông bị viêm dạ dày ruột (gastroenteritis), nhưng thực ra ông ta bị xuất huyết não. Nhưng các bác sĩ, tin rằng bệnh nhân bị ngộ độc, đã đưa ra phác đồ điều trị hoàn toàn sai. Do sơ suất như thế mà Ramirez bị liệt cả tứ chi và bệnh viện đã phải bồi thường cho ông ta 71 triệu đô la.

Nguồn: (El Confidencial, Tây Ban Nha) Los siete errores de traducción que cambiaron la historia
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ:http://inosmi.ru/world/20150314/226841484.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng Bao Giờ Nhàm Chán


Sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa án VN
Sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa án VN
(“Biết rồi..khổ lắm..nói mãi” – câu nói thông dụng nhất của dân Việt 40 năm qua…)
Một bài học tôi tiếp thu từ khi mới lớn là …”đừng bao giờ nhàm chán”. Tôi rất chú tâm đến lời khuyên này vì nó đến từ một đàn anh tôi ngưỡng mộ…nổi danh là “dê cụ” của trường. Khi vừa lớn, có lẽ đầu óc của bất cứ anh học sinh nào 24/7 đều là chuyện..gái. Mọi thứ khác trên đời không tồn tại trong vũ trụ của chúng tôi. Và bài học về cách “cưa” gái chắc chắn là có giá trị và khiến tôi nhớ đời so với các phương trình toán học, sự kiện lịch sử hay tài liệu khoa học.
Dĩ nhiên, sau khi phải tự lực cánh sinh và sống qua những tủi nhục nghèo hèn của trò cơm áo gạo tiền từ xã hội, tôi phải đánh giá lại rất nhiều thứ. Trong các bài học, chắc chuyện “đừng bao giờ nhàm chán” có một ứng dụng cao nhất. Lý do là lúc nào, nơi nào…nếu muốn đạt mục tiêu, chúng ta phải là một salesman (người bán hàng).
Đi kiếm việc, chúng ta bắt buộc “bán” mình thành người thích hợp với nhu cầu công ty theo kỹ năng và kinh nghiệm. Khi đi làm việc, chúng ta “bán” mình thành người xứng đáng để công ty lưu giữ và thăng thưởng. Khi tự kinh doanh, thì phải “bán” đủ thứ cho mọi người: sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, lợi nhuận cho nhà đầu tư, viễn cảnh tươi đẹp cho nhân viên…… Khi về nhà, chúng ta “bán” mình thành người chồng, người cha, người con tốt nhất, lý tưởng nhất. Khi ra đường, chúng ta lại “bán” mình thành con người lịch lãm, sang giàu…nguồn ngưỡng mộ của bè bạn và cả người xa lạ. Ngay cả khi đi tu, chúng ta cũng phải “bán” cho tín đồ cũng như thượng cấp (kể cả Chúa, Phật, Thần Thánh…) về tâm linh trong sáng của mình. Làm chính trị, chúng ta phải biết “bán” bánh vẽ và các “bữa ăn miễn phí”.
Do đó, ngay cả khi nói dối hay lừa bịp, khả năng “bán” cũng là một yếu tố quan trọng, dù phải thể hiện dưới nhiều hình thức…khó ngửi với một số người.
Và nguyên lý quan trọng nhất trong việc hấp dẫn “khách hàng” là “đừng bao giờ nhàm chán”.
Với một doanh nghiệp, muốn thành công lâu dài, người quản lý phải luôn sáng tạo, đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, thương hiệu…để tiếp tục lôi cuốn khách hàng. Apple là một biểu tượng của phương cách “hấp dẫn” trong khi Microsoft, với nhiều phương tiện nguồn lực hơn, đã bắt đầu làm người tiêu dùng “nhàm chán” với sự quen thuộc, già cỗi…Nhìn lại các công ty lớn nhỏ trong 50 năm qua, chúng ta rất dễ nhận ra những thành viên của câu lạc bộ nhàm chán và phần lớn đã và sắp lên đường thăm bác Chavez của Venezuela.
Trong lĩnh vưc chính trị, một ví dụ đương đại là ông Obama. Sau cuộc thắng cứ hào quang về “yes, we can …change” năm 2009; ông Obama bây giờ chỉ còn là anh chính trị gia bình thường, đợi ngày về hưu để viết hồi ký. Trong khi đó, chúng ta phải thực sự kính nể ông Putin. Sau 15 năm, ông thay đổi chính sách và xã hội Nga khá sâu rộng, dù có thể đem quốc gia xuống hố bất kỳ lúc nào, không ai có thể nói là cá nhân ông nhàm chán. Đó cũng là lý do “khách hàng” của ông (dân Nga) vẫn yêu thích ông, trong khi sự ủng hộ của cử tri Mỹ với ông Obama có tỷ lệ gần như thấp nhất so với các Tổng Thống tiền nhiệm.
Trong liên hệ gia đình và bè bạn, yếu tố nhàm chán cũng quan trọng vô cùng. Khi vợ chồng đã bắt đầu không muốn nhìn mặt nhau hay nghe những lời lảm nhảm, là hôn nhân đi vào một chu kỳ mới, gây nhiều stress cho cả hai bên, đôi khi hơn cả chuyện tiền bạc. Còn chỉ mới là bồ bịch, thì đào hay kép của bạn sẽ biến mất nhanh chóng khi họ ngáp dài mỗi lần hẹn hò.
Quan trọng hơn cả, là khi mình lại ngáp dài với chính mình vì những chuỗi ngày vô tích sự, không đam mê, không chờ đợi điều gì mới lạ…Đây là lúc chúng ta cần đặt lại câu hỏi về ý nghĩa và mục tiêu của đời sống. Thà là nhào đầu vào một phiêu lưu, thay đổi định mệnh, nuốt lấy đắng cay buồn khổ khi thất bại…hơn là đợi đến khi sắp xuống lỗ, đêm đêm ngồi tiếc nuối cho những cơ hội đã lỡ, những “what-if” đã nhoà nhạt và những khinh bỉ với chính mình về thói yếu hèn. You only live once.
Mỗi lần nhìn một công chức sáng vác ô đi tối vác về, tôi rùng mình nhớ lại cuốn phim The Man In The Gray Flannel Suit, hay cuốn truyện L’etranger của Albert Camus. Tôi đã quên chi tiết kịch bản, nhưng vẫn còn nhớ là tự nhủ mình “đừng bao giờ sống như chiếc bóng” bên cạnh cuộc đời đích thực.
Cách thử nghiệm chính xác nhất về nồng độ “nhàm chán” là khi bất cứ ai mở miệng định nói điều gì, người đối diện đã tiên đoán được những “viên ngọc” sắp được phun ra.
Gần đây tôi nhận vài comments trên GNA là ông già Alan chỉ biết chê bai tiêu cực một chiều. Dù chỉ từ nhóm dư luận viên viết để kiếm cơm, tôi cũng phải suy nghĩ về nồng độ nhàm chán của mình và GNA. Nếu số đông BCA nghĩ vậy, có lẽ đến lúc tôi phải gác bút, đi chọc phá thiên hạ bằng những trò chơi khác? Tôi không biết, nhưng chắc chắn là không để “nhàm chán” đào thải một tài năng “đang lên”?
Tôi hay đọc những tin tức bình luận về Việt Nam từ nhiều góc cạnh: trái, phải, nội, ngoại, bạn, thù….Thực ra, so với nhiều quốc gia khác, Việt Nam khá phong phú đa dạng về những cái “không giống ai” (một lý do hấp dẫn khách hàng như tôi). Tuy nhiên, tôi ước ao là những người có quyền nên hành xử phóng khoáng và giang hồ hơn một chút để thay đổi nồng độ nhàm chán.
Như tại sao du lịch Việt tuột hạng với khách ngoại? Nhàm chán. Rác, xe cộ, ô nhiễm, chặt chém, nhậu nhẹt, sex, bịp bợm…đã che khuất hết vẻ đẹp tiềm ẩn của con người và truyền thống. Mà những thứ đó thì có thể tìm ra ở bất cứ khu ổ chuột của bất cứ xứ nào. Trừ khi ổ chuột Việt có gì hơn người? Phóng xạ chẳng hạn?
Gần đây,  một slogan đã dùng từ 1990, và thực hành từ 70 năm qua. 
Doanh nghiệp sáng tạo như Nike, Pepsi… thay đổi slogan mỗi vài năm để “tạo bình mới dù rượu thì vẫn cũ” như trái đất. Chính quyền cần sáng tạo hơn. Đề nghị slogan Trung- Việt gì đó nên đơn giản trực tiếp hơn, không ẩn dụ nữa…như 6 chữ vàng  “ơn cha như núi Thái Sơn” và 1 cái tốt “làm con phải hiếu”…..hay bình đẳng hơn thì,  4 chữ tóm lược”chồng chúa vợ tôi”…và chỉ cần 1 cái tốt “đừng ngoại tình”. Mọi người nhớ dễ hơn.
Đặc thù khác của Việt Nam là những loa phường khắp xứ chỉ  suốt ngày các trang báo “Nhân Dân” hay “Công An” (có bài 70 năm vẫn xào đi nấu lại). Tại sao không bỏ vài ngày ra đọc những bài khac cho dân quê nghe? Chẳng thiệt hại gì mà còn được dân khen…các quan bây giờ theo kịp Âu Mỹ rồi, trí thức lắm?
Alan Phan
(GNA xin mách riêng, phí tư vấn PR của ông già Alan hơi ngược đời: ông sẵn sàng làm free và nếu không hiệu quả, còn móc túi trả tiền thiệt hại cho khách hàng…)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

khai chiến với Việt Namđầu tiên chỉ mang lại sự thất bại ê chề cho chính họ.

Ngày 15/5/2012, mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc đăng bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?”. Chính các tác giả người Trung Quốc sau khi phân tích, cân nhắc đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan của nước này đã phải đưa ra nhận định: “Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là một sự lựa chọn không sáng suốt”. Mặc dù cũng theo các tác giả này, nếu phải làm một cuộc điều tra dân ý về chuyện “đánh ai trước” thì chắc chắn 80% dân số Trung Quốc sẽ đồng thanh hô to: “Việt Nam”.

Những động thái diễu võ giương oai mới đây của lực lượng hải quân Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông và kế hoạch đưa hàng chục ngàn quân ra đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc càng khiến cho người ta thấy sự hung hăng của một kẻ không chỉ đang chuẩn bị cho chiến tranh…mà còn tự cho mình cái quyền làm "cá lớn nuốt cá bé" ngay trong thời đại văn minh này. "Cá lớn" đang cân nhắc xem liệu hắn sẽ phải "nuốt con cá bé" nào trên Biển Đông trước đây?

Tuy vậy, bản thân người Trung Quốc dù tự cho mình là "cá lớn" cũng nhìn thấy rõ, khai chiến với Việt Namđầu tiên chỉ mang lại sự thất bại ê chề cho chính họ.

Xin trích dẫn một phần bài báo nói trên của Trung Quốc để tham khảo:


Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không  mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.



Phần nhận xét hiển thị trên trang