Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Bạn có vui không nào?

Saigon bây giờ…
Đỗ Hồng Ngọc - Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !
Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. 

Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!

Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm.

http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/lai-dinh-chinh-saigon-bay-gio/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhận định về sự sụp đổ của Triều Tiên


Tin thời sự, My nhan đinh ve su sup đo cua Trieu Tien | Tin tức 24h Vntimes

Hãng tin Yonhap ngày 4/3 dẫn phát biểu của cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill cho rằng Triều Tiên cuối cùng sẽ sụp đổ vì chương trình hạt nhân mà nước này theo đuổi đang khiến họ ngày càng bị cô lập với cộng đồng quốc tế.



Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhận định về sự sụp đổ của Triều Tiên
Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill. (Nguồn: Getty)

Phát biểu tại một diễn đàn diễn ra cùng ngày ở thủ đô Seoul, cựu Trợ lý Ngoại trưởng kiêm Trưởng đoàn đàm phán 6 bên của Mỹ giai đoạn 2005-2009, ông Hill cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un dường như sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân và các bên liên quan sẽ rất khó khăn trong việc đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề này.
Ông Hill nói: “Hiện Triều Tiên đang ngày càng bị cô lập... Triều Tiên là một quốc gia ngày càng có ít bạn bè." Vì vậy theo ông, Triều Tiên chắc chắn sẽ sụp đổ vào một ngày nào đó mặc dù không thể dự đoán chính xác khi nào thì điều đó sẽ diễn ra.

Ông Hill nói thêm rằng chương trình tên lửa của Triều Tiên đang đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với khu vực Đông Bắc Á mà còn vượt ra khỏi phạm vi khu vực này.

Theo Vietnam+

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Cụ Quy ơi, nghỉ cho khỏe, kêu làm giề chớ?

Cụ Đại tá Phạm Quy kiến nghị xung quanh vụ việc đối với Báo NCT

Cụ Đại tá Phạm Quy, 77 tuổi, 49 năm tuổi Đảng, cựu cán bộ An ninh gửi thư đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiến nghị xung quanh vụ việc đối với Báo NCT. Chủ thớt post lên đây cho bà con tham khảo (có cả bài thơ của cụ nữa):


Thưa các đồng chí!

Tôi tên là Phạm Quy (nhưng đến nay chưa phạm quy bao giờ), 77 tuổi, Đại tá an ninh nghỉ hưu, 49 năm tuổi Đảng, hiện có hộ khẩu thường trú tại số nhà 36, ngõ 9 phố Đào Tấn, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội, điện thoại 0903448667, hội viên Hội NCT Việt Nam xin được báo cáo với các đồng chí về tâm trạng của mình và dư luận xã hội, đặc biệt trong giới người cao tuổi qua việc Bộ Thông tin và Truyền thông xử lí cái gọi là “sai phạm” của Báo NCT và cá nhân ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa.

Thưa các đồng chí!

Nếu tôi không chủ quan thì có thế nói rằng, cho đến nay Báo NCT là một trong số rất ít các tờ báo có số người đọc nhiều nhất. Số người tìm mua để đọc Báo NCT không phải vì báo có tin bài giật gân, những vụ án li kì, rung rợn, những bí mật đời tư của diễn viên này, ca sĩ nọ mà đề cập tới nhiều vấn đề của cuộc sống người dân nói chung, người cao tuổi nói riêng và nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã và đang gây bao bức xúc trong toàn xã hội. Tôi và đông đảo người cao tuổi, những sĩ quan cao cấp trong công an và quân đội nghỉ hưu hết sức chăm chú đón đọc Báo NCT khi báo phát hành và không ít cụ giờ đây coi Báo NCT là bạn đồng hành của mình không thể thiếu được. Riêng chuyên mục “Đời sống – Pháp luật”, chúng tôi càng chú ý bởi những bài phóng sự đã nói đúng tên và chỉ đúng tội của kẻ “sâu dân, mọt nước”, những oan trái mà người dân đang bị hành với những chứng cứ và căn cứ pháp lí rõ ràng, chính xác. Thử hỏi đã có ai, đã có tờ báo nào dám chỉ tên, vạch mặt kẻ tham nhũng kể cả kẻ đó còn đương chức, đầy quyền uy như Báo NCT “Tiếng nói của NCT cả nước” đã làm? Tôi và đông đảo người cao tuổi kể cả lớp trẻ đều tỏ ra hài lòng và khâm phục bản lĩnh và ý chí chiến đấu ngoan cường của lãnh đạo và tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo NCT trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đầy cam go này. Những người cao tuổi chúng tôi đã từng trao đổi và có thư kiến nghị Đảng, Nhà nước sớm xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới cho Báo NCT và cá nhân ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa để vinh danh họ về những gì họ đã làm được cho Dân, cho Nước, cho 9 triệu người cao tuổi Việt Nam.

Ấy vậy mà bỗng dưng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thanh tra đột xuất Báo NCT. Rồi ngày 9 tháng 2 vừa qua, Bộ này vội vàng tổ chức họp báo công bố kết luận thanh tra khá rùm beng, ầm ĩ. Ngay lập tức Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam đưa tin rộng rãi theo lệnh của họ. Rồi ông Cục trưởng quản lí báo chí trả lời phỏng vấn trên truyền hình v.v…

Theo dõi những thông tin mà cái gọi là “Đoàn thanh tra” đưa ra, tôi và đông đảo sĩ quan cao cấp công an, quân đội nghỉ hưu và người cao tuổi cảm thấy không thuyết phục chút nào. Họ nói rằng báo xúc phạm, vu cáo, làm lộ bí mật Nhà nước, thì xúc phạm, vu cáo ai, cơ quan, tổ chức nào và lộ bí mật Nhà nước về cái gì? Và những cá nhân, cơ quan, tổ chức ấy đã có đơn từ khiếu nại gì chưa? Thì chẳng thấy ai đề cập. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo mà không khiếu nại hoặc yêu cầu Tòa án can thiệp thì tại sao đoàn thanh tra lại dám kết luận là vu cáo, bịa đặt, xúc phạm, suy diễn v.v…? Họ còn thống kê một số bài viết từ năm 2013 đến khi thanh tra là sai phạm, thì tại sao Cục quản lí báo chí và Bộ Thông tin và Truyền thông lại không nhắc nhở chấn chỉnh ngay, trách nhiệm của họ để ở đâu?

Tôi và nhiều sĩ quan cao cấp công an, quân đội nghỉ hưu và đông đảo người cao tuổi cho rằng, trong quá trình làm việc chẳng cơ quan, cá nhân nào lại không có sai lầm, khuyết điểm. Ngay cả Đảng ta cũng từng có sai lầm khuyết điểm mà Bác Hồ đã nhận và xin lỗi nhân dân đó sao? Vậy Báo NCT thật sự mà có sai phạm, khuyết điểm thì cũng là lẽ bình thường đâu tới mức phải đao to búa lớn? Cho nên càng trân trọng, càng khâm phục việc làm và bản lĩnh của Báo NCT, của cá nhân ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa bao nhiêu thì tôi và người cao tuổi cảm thấy bất bình bấy nhiêu đối với việc làm vội vàng, độc đoán, có tính áp đặt, quy chụp và nâng quan điểm của Bộ thông tị và Truyền thông đối với Báo NCT và cá nhân ông Kim Quốc Hoa, chẳng phân biệt đâu là lỗi, đâu là tội mà đã yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ án ngay thì thật lạ lùng. Tôi thật sự đau lòng khi nghe một luật sư nói rằng thế là phe ông này thắng và phe ông kia thua bởi việc làm này của Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì thế tôi và người cao tuổi đặt câu hỏi Bộ Thông tin và Truyền thông nhân danh ai, đại diện cho ai để “đánh” Báo NCT và ông Kim Quốc Hoa khi mà Đảng ta đang kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, khi mà “đụng đâu cũng thấy tiêu cực”, “không chỉ một con sâu mà là cả một bầy sâu” và “họ ăn không từ một thứ gì” và Báo NCT, ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa đang là những chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh này? Chúng tôi cũng từng nói với nhau, nếu không có Báo NCT thì làm sao mà biết được việc làm sai trái của ông Chủ tịch Hà Giang trước đây, việc che giấu lí lịch của bà Đặng Thị Hoàng Yến, khối tài sản khổng lồ của ông Trần Văn Truyền và nhiều quan chức khác. Tôi cũng từng nghe nhiều người cao tuổi nói rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông không phải “đánh” báo NCT mà là “đánh” người cao tuổi, “đánh” cuộc chống tham nhũng. Quá xót xa. Với việc làm này của Bộ Thông tin và Truyền thông có lẽ bọn tham nhũng và kẻ thù sẽ vui mừng vì họ đã dằn mặt người chống tham nhũng. Nhưng theo tôi, cái mất lớn hơn cả là lòng tin của cán bộ, đảng viên, của Nhân dân và nhất là của lớp người cao tuổi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công lí và lẽ phải đang bị giảm sút.

Từ những suy nghĩ trên đây, kết hợp với dư luận của những người cao tuổi, với tấm lòng của một người Cộng sản đã có 49 năm tuổi Đảng, tôi kiến nghị các đồng chí:

1. Giao Ủy ban kiểm tra và Ban Nội chính Trung ương làm rõ động cơ và mục đích thanh tra, xử lí Báo NCT và cá nhân ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa là gì?

2. Ủy ban kiểm tra và Ban Nội chính Trung ương kiểm tra lại những bài báo mà Bộ Thông tin và Truyền thông kết luận Báo NCT vi phạm có đúng không, mức độ vi phạm đến đâu và nếu đúng thì xử lí thế nào?

3. Ủy ban kiểm tra và Ban Nội chính Trung ương xem xét trách nhiệm của những cơ quan và cá nhân của Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là lãnh đạo Cục quản lí báo chí có liên quan đến cái gọi là vi phạm trong 2 năm qua của Báo NCT do họ không phát hiện, không nhắc nhở xử lí khi mà tuần nào, tháng nào, quý nào cũng giao ban báo chí và xử lí nghiêm sai phạm nếu có.

4. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông xử lí Báo NCT và ông Tổng biên tập Kim Quốc Hoa không còn là việc riêng của ngành báo chí và truyền thông mà trở thành việc chung, việc lớn động chạm tới cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, động chạm tới tâm tư, tình cảm của hàng triệu người cao tuổi cả nước. Do đó kiến nghị các đồng chí sớm làm rõ để định hướng cho dư luận, cho tư tưởng người Dân, người cao tuổi để trả lại danh dự cho Báo NCT và ông Kim Quốc Hoa.

5. Kiến nghị đồng chí Chủ tịch Hội NCT Việt Nam tiếp tục lãnh đạo, động viên cổ vũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo NCT bình tĩnh, giữ vững bản lĩnh và ý chí vượt qua giai đoạn khó khăn này, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức Báo NCT, có thêm nhiều bài viết đạt trình độ cao, những bài điều tra phóng sự tố cáo hành vi tham nhũng tiêu cực lãng phí chính xác, sắc sảo hơn nữa, xứng đáng với lòng tin của Nhân dân, của người cao tuổi cả nước.

Kiến nghị đồng chí Chủ tịch Hội NCT Việt Nam chỉ đạo Tổng biên tập báo với tinh thần thật sự cầu thị xem xét đánh giá một cách khách quan về việc viết bài, đưa tin nói chung và những bài mà Bộ Thông tin và truyền thông kết luận nói riêng có gì được, có gì chưa được, có gì sai sót để kiểm điểm rút kinh nghiệm ngay, tổ chức đính chính, xin lỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân mà báo có lỗi nếu báo thật sự sai nhằm làm cho Báo NCT mãi mãi là tiếng nói của người cao tuổi, là người lính xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Thưa các đồng chí!

Cho đến hôm nay, khi ngồi viết lá thư này, tôi và những người cao tuổi chưa thấy Báo NCT có đúng là sai không và sai thế nào. Nhưng trong lòng mình, chúng tôi luôn tin là báo đúng, nhất là khi đọc kiến nghị của Chủ tịch Hội NCT Việt Nam gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và bài viết về những sai phạm nghiêm trọng của đoàn thanh tra.

Báo NCT là một tờ báo của Nhà nước chứ không phải là báo tư nhân. Do đó, cơ quan quản lí Nhà nước cần phải trân trọng và xử lí sao cho thấu tình, đạt lí và hết sức nghiêm túc, công bằng. Cần thiết tổ chức tranh luận công khai, dân chủ để làm rõ đúng, sai, hết sức tránh để kẻ địch, bọn cơ hội chính trị lợi dụng và đẩy người tốt sang phía đối lập nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Dù Bộ Thông tin và Truyền thông không chấp nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho ông Kim Quốc Hoa thì trong lòng Nhân dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, ông và tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo NCT đã là Anh hùng rồi.

Xin trân trọng và cảm ơn các đồng chí

Người kiến nghị

Phạm Quy


 theo Facebooker  Báo Người Cao tuổi
Nguồn: Longnguyen48 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có nên vậy không?

Chuyện ngông cuồng chỉ có ở Việt Nam!


Giữa một nền kinh tế khập khễnh, xã hội tràn ngập tham nhũng, văn hóa ngày một suy đồi thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn không từ bỏ thói chơi ngông. Suy cho cùng thì họ cũng chỉ phục vụ cho bản chất cuồng của đại bộ phận người giàu Việt Nam, bằng chứng là Công ty TNHH MTV Đầu tư Bất động sản Phúc Sơn vừa quyết định đầu tư 1,492.7 tỷ đồng vào 118ha tại tỉnh Vĩnh Phúc để xây một nghĩa trang mà theo họ là "hiện đại bậc nhất Đông Nam Á". Tôi cũng chả hiểu chỉ với 1,265,000đ/m2 thì bằng cách nào người ta dám mạnh miệng nói cái nghĩa trang này hiện đại nhất Đông Nam Á, cái này không khác gì dối người sống lừa người chết.

Sống thì thua kém thiên hạ mọi mặt, nhưng chết thì lại nhất quyết "hơn chị, hơn em". Ngẫm lại, nó rất hợp với tư duy đốt vàng mã trong dân chúng, nhất là khi lòng tin vào xã hội ngày càng suy giảm, thậm chí chả tin cả bản thân mình, thì việc đặt tất cả vào mê tín cũng là dễ hiểu. Tết vừa rồi, người ta còn nấu một tô "hủ tiếu Sa Đéc" to nhất để được có tên trong "Kỷ lục Việt Nam", sau đó đổ đi mà đến độ chó cũng chê không thèm ăn.

Doanh nghiệp có thể vì giới ngông mà ngông theo để trục lợi, chỉ có điều nhà nước cũng không kém cạnh khi hạ quyết tâm phá kỷ lục thế giới bằng cách kêu gọi xây một tháp truyền hình cao nhất thế giới. Cần lưu ý rằng, tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Skytree Tower ở Nhật - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Skytree Tower khánh thành năm 2012 với tổng giá trị đầu tư hơn 800 triệu USD, nghĩa là Việt Nam cũng phải bỏ ra tầm tầm ấy để thỏa mãn sự ngông cuồng của mình, trong khi bệnh viện và trường học vẫn là nỗi đau của toàn dân hàng chục năm qua do xuống cấp và thiếu thốn. Tháp truyền hình là một thuật ngữ mang tính biểu tượng từ thế kỷ trước do sử dụng công nghệ phát sóng analogue, hiện nay với công nghệ kỹ thuật số thì người ta không cần sử dụng tháp cao để truyền sóng nữa, vậy nên chắc chắn cái tháp mà chính phủ Việt Nam đang hướng đến sẽ không hề phục vụ cho nhu cầu phát sóng.

Có một câu nói: "Chỉ mất 3 năm để làm giàu, nhưng phải mất 3 đời để học cách tiêu tiền đúng cách."

Thiết nghĩ, một nước nghèo trong nhóm nghèo nhất thế giới như Việt Nam thì cả quan chức chính phủ lẫn người dân nên thận trọng dành 3 thế hệ mà học cách tiêu tiền, dù rằng 30 năm nữa chúng ta cũng không thể gọi là giàu. "Cơm có thịt" - là một hoạt động thiện nguyện không mệt mỏi của những con người Việt Nam có lương tri dành cho trẻ em nghèo vẫn hun hút ngày kết thúc, cái hình ảnh đối lập "Tháp truyền hình cao nhất thế giới" hay "Nghĩa trang hiện đại nhất Đông Nam Á" chỉ khoét sâu thêm vào những nỗi đau nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay, cũng như biến hình ảnh đất nước chúng ta thành hài hước và thậm chí là ngu ngốc trước cộng đồng thế giới.

Kẻ nghèo nhất thế giới sẵn sàng dốc túi xây nhà cao hơn nhà của người giàu thứ nhì thế giới chỉ vì một kỷ lục - chuyện ngông cuồng này chỉ có ở Việt Nam mà thôi!


Theo Ô Ăn Quan
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cụ ấy già quá rùi, bút mực đâu mà các pác than lắm thế? Sợ mai ngày tuổi cụ ấy sợ các pác đi ỉa không nhớ đường về. Hy vọng bài này của các pác chấm dứt ở đây nhuế!

Chân dung Giáo sư Hoa Kiều Vũ Khiêu trong mắt Tễu
TS. Nguyễn Xuân Diện
Nam Định, Hà Nội và một số nơi vừa tưng bừng tổ chức lễ Mừng thọ Cụ Vũ Khiêu tròn 100 tuổi. Cụ là Giáo sư, là Anh hùng Lao động thời Đổi Mới (phong đến 2 lần), được vua biết mặt, chúa biết tên.
Tuy nhiên, lễ mừng thọ cụ Vũ Khiêu lại đã gây xôn xao dư luận, trước hết là vì cụ chưa đến tuổi 100, và vì sao cụ lại cho tổ chức sinh nhật mừng thọ sớm đến 2 năm như vậy? Cụ biết thời thế chăng?
Rồi người ta vô cùng ngỡ ngàng khi cụ ăn mặc bộ đồ giặc Tàu đời Mãn Thanh (đi với quần Tây) trong buổi lễ mừng thọ trang trọng, hoành tráng, do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định quê cụ tổ chức:
Ta phát hiện ra là cụ đội Mũ Tàu, mặc Áo Tàu, nhưng mặc quần Tây trong bức ảnh dưới đây:
Về sau, qua một người con cháu của cụ, ta biết rằng, cái mũ Mãn Thanh là nằm trong bộ đồ ngủ của cụ. Khi đi dự lễ Mừng thọ, cụ chỉ đội cái mũ thôi, chứ không vận cả bộ đồ ngủ vương giả như thế này:
Nói thật, tuy nó chỉ là cái mũ thôi, nhưng nó nằm trong bộ đồ ngủ, và như thế thì cụ bỉ mặt người ta quá!
Cụ Vũ Khiêu có những bộ đồ hoành tráng, và đã từng làm mẫu theo kiểu vua chúa có thị nữ đứng hầu như thế này:
Cụ Vũ Khiêu phúc lộc đề huề, con cháu đều được cho ăn học đầy đủ, có người là Phó giáo sư, là Tiến sĩ, và hiện tại cụ luôn có 6 thạc sĩ giúp việc. Thế mà chẳng đứa con, đứa cháu, đứa học trò nào nó hiểu ra là không nên mặc bộ đồ như thế đến một lễ trọng như vậy.
Mùa đông năm xưa, có Ông Nguyễn Minh Tường, là Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học (Viện Sử học) đến chơi với tôi ở văn phòng. Ông Tường khoe là anh em kết nghĩa của Cụ Vũ Khiêu vẻ đắc ý lắm. Ông Tường khen Cụ Khiêu là bậc học giả minh mẫn, tinh tường, bốc cụ lên tận mây xanh. Tôi đã nói với ông Tường rằng: Tôi đồng ý với anh rằng cụ Vũ Khiêu là một người hiếm có trên đời, cụ có đủ NGŨ PHÚC: Phú (giàu, có đến mấy cái nhà), Quý(sang, Sinh nhật mà có nguyên thủ đến chúc tụng), Thọ (sống lâu), Khang (Khỏe mạnh), Ninh (yên ổn). Nhưng mà cụ trước sau KHÔNG PHẢI LÀ HỌC GIẢ. Cụ Vũ Khiêu trước sau chỉ là một nhà tuyên huấn, và là nhà tuyên huấn có vẻ có học nhất trong đám tuyên huấn.
Nhớ hồi còn làm ở thư viện, Nxb Khoa học Xã hội gọi ra lĩnh 22 cuốn sách của 18 vị thuộc Viện KHXH VN được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, thì tôi bảo với nhân viên cấp sách là "tôi không lấy cuốn của Vũ Khiêu, vì đó không phải là khọa học, để chật kho". Nhưng mà cái cô ở bên ấy cũng đáo để lắm, ứng khẩu ngay: "Vâng, vâng. Anh không lấy cũng được, nhưng mà xin anh 1 chữ ký vào đây, vì tôi được giao nhiệm vụ phải phát hết, phát đủ cho các thư viện". Tặc lưỡi, đành lấy về nhập kho thư viện.
Còn Vũ Khiêu có đánh Nhân văn Giai phẩm, đánh Xét lại, đánh CCRĐ không, thì chắc là phải đợi các nhà sưu tầm và biên khảo.(Nghe nói cụ có cả loạt bài đánh Nhân văn Giai phẩm kinh hoàng lắm! Ta chờ đọc vậy).
Nhân dịp sinh nhật mừng thọ cụ Vũ Khiêu, nhớ lại mấy "thành tích" của cụ:
1- Sửa gia phả, thừa nhận gốc Tàu
2- Bỏ họ Đặng lấy họ Vũ
3- Đề xuất hoa Mào gà làm Quốc hoa
4- Giáng bút đình Bình Đà
5- Viết văn bia Ngã Ba Đồng Lộc và các bia khác
6- Cổ súy cho việc phá nát Truyện Kiều
7- Mặc đồ Tàu, dùng đồ Tàu quá đáng
8 - Cụ không biết cữ Hán mà lại dám dịch lăng nhăng cái ấn đền Trần ở Hưng Hà Thái Bình.
Ngày cuối tuần trời cứ chập chờn mưa gió, xin đăng lại bài Tễu cãi Cụ Vũ Khiêu về việc Cụ đề cử hoa Mào gà là Quốc hoa:
"Vụ chọn Quốc hoa, cụ Vũ Khiêu - một nhà tuyên huấn lão thành tuổi ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa. Thì đây, ý cụ thế này:
Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?
Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.
Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn. (Nguồn:Khampha.vn).
Cũng xem thêm ở đây: Quốc hoa: Mào gà hay hoa sen xứng đáng? (KP). - Xem lại: Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa (ĐV).
Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:
1- Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.
2- Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!
Cháu chỉ thường nghe câu này:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền
Đến chết cũng sướng như tiên
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ.
3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!
Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ.
4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng.
Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.
Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii
Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!
Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!
Cháu Tễu
Bạn Ha Hai viết:
Trích đăng một độc giả viết về cụ Vũ Khiêu nghe mà thấy buồn cho văn hóa nước nhà!
Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:
Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Dạt dào Đông Hải khí anh linh
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.
Bài thơ hỏng vì nhiều lẽ nhưng trước hết cả ba câu trước là hỏng hẳn, chỉ mỗi câu cuối chấp nhận được. Tai sao vậy.
Câu 1. Trong thơ văn, hai chữ "bát ngát" thường mang ý nghĩa tích cực, sảng khoái trước một phong cảnh rộng rãi,trùng trùng nhưng khá bằng phẳng. Đứng trước nghĩa trang Trường Sơn, tâm hồn thi nhân muôn trùng xót xa, lỡ lòng nào dùng 2 chữ ấy: Bất nghĩa, vô tình.
Câu 2: Hai chữ "dạt dào" phụ họa cho "bát ngát", nó cũng dương tính. Đứng trước nghĩa trang mà những dạt dào cùng bát ngát thì nó còn ra cái gì nữa. Vui một cách vô duyên trước chốn thiêng liêng và trước sự hi sinh lớn lao. Té ra là "nhất đứng anh hùng" chả có tí tâm nào với "vạn cốt khô".
Cũng ở câu này, cụ dùng "khí anh linh" phụ họa cho Đông hải là rất sái. Khí từ biển thường là giông bão làm cho lật thuyền đổ nhà, là khí có hại khi nó dạt dào. Hoặc nữa, bốc lên thì người ta gọi đó là "thẫn lâu", báo chuyện tai ương. Ấy vậy mà cụ dùng như không. Tại sao cụ lại viết như vậy? Đây chỉ có thể là vì nội lực mỏng manh, tình cảm đãi bôi, trong đầu lóe ra vài nhúm từ vựng là phang bừa ra cốt cho có hoặc khoe mẽ, thị tài (dởm) mà thôi.
Câu 3: Đến câu này thì ôi thôi. Đọc mà rùng mình. "Ba hồi chiêu mộ" xuất tự cổ thi. Bài này có tên gọi là Chiều Xuân hoặc Chơi đền Trấn Võ. Vì nó có thể đọc cả nghĩa "thanh" và nghĩa "tục", có dị bản này khác nên giới nghiên cứu chưa nhất trí là của Hồ Xuân Hương hay của Bà Huyện Thanh Quan:
Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng không bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn giời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào đâu cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".
Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.
Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.
Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.
Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.
Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.
________________
Bác nào vẫn còn muốn tìm hiểu về Cụ Vũ Khiêu, xin xem thêm loạt bài này:
Xuân Ba: CHỜN CHỢN VĂN BIA THỜI ....@
NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG THÂN LÊN TIẾNG VỀ VỤ SỬA TRUYỆN KIỀU
Chu Giang Phong: THƯ GỬI ÔNG VŨ KHIÊU
Thư giãn cuối tuần: VĂN ĐÀN ĐỊA PHỦ BÀN VIỆC TRẦN GIAN, MẮNG VŨ KHIÊU
Tạp luận - VIỆC TRÁI ĐẠO LÝ KIỂU GÌ CŨNG CÓ THỂ
Thế Anh: SAO ÔNG VŨ KHIÊU LẠI NỐI GIÁO CHO VIỆC SỬA TRUYỆN KIỀU VÔ LỐI
Ô HÔ! GIÁO SƯ AHLĐ VŨ KHIÊU TỪ CÕI TIÊN VỀ GIÁNG BÚT Ở BÌNH ĐÀ
Thư giãn cuối tuần: THƯA CỤ, CỤ CÒN LÀ MỘT BẬC THẦY VỀ P.R
Nguồn: Xuandienhannom
Thích ·  · 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe mắc xèm về cây mắc ca?

Tây Nguyên: Tại sao phải là cây Mắc ca?

(Thời sự) - Tây Nguyên hiện có cây cà phê là cây công nghiệp quan trọng chủ lực số một, nhưng phần lớn đã già cỗi, đang đứng trước yêu cầu phải tái canh. Để nâng cao đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo An ninh – Quốc phòng bền vững cho vùng đất chiến lược quan trọng này khi và chỉ khi phải thay đổi chiến lược kinh tế để đưa vùng đất này vươn lên thoát nghèo tiến tới phát triển kinh tế.

Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên quyết định: Thống nhất về định hướng đưa mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, nhằm phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên.
Bao đời nay vùng đất Tây Nguyên là khu vực khó khăn về kinh tế, đời sống vật chất khó khăn thiếu thốn và là một trong những điểm nóng an ninh của cả nước. Lợi dụng trình độ dân trí thấp, nghèo khó và sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào, dân tộc thiểu số ít người, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, gây bất ổn an ninh trong khu vực, tạo bàn đạp phá hoại toàn bộ nền kinh tế – chính trị Việt Nam.
Phải nâng cao chất lượng đời sống kinh tế xã hội của người dân khu vực Tây Nguyên, đó cũng là mục tiêu và nổi trăn trở lớn nhất của biết bao nhiêu cấp lãnh đạo từ trước đến nay. Từ những vấn đề trăn trở trên, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã nghiên cứu tình hình thực tế, nắm bắt địa thế, tính toán lợi ích kinh tế cây mắc ca mang lại và quyết định mạnh mẽ: “Đưa cây mắc ca thành cây chiến lược tại khu vực Tây Nguyên”. Quyết sách phải làm một cuộc cách mạng kinh tế cho vùng đất này, để mỗi hộ dân đều tiếp cận vốn để trồng cây mắc ca thì cả Tây Nguyên sẽ được xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Hạt mắc ca là loại quả khô ngon nhất thế giới. Nó ngon hơn cả hạt điều, hạt hạnh nhân và hạt hồ đào. Mang giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn hay mỹ phẩm. Dầu và hạt mắc ca còn được sử dụng làm thực phẩm rất bổ dưỡng và được ưa chuộng. Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là một trong những hàng nông sản đắt giá nhất hiện nay.
Qua thời gian khảo nghiệm cho thấy, vùng Tây Nguyên hoàn toàn có khả năng phát triển cây mắc ca vì đây là những vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây trồng mới được xem là “cây tỷ đô” này.
Ngay từ đầu năm 2002, đã có nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây mắc ca (Macadamia) trên diện hẹp. Kết quả tại vùng đất Tây Nguyên khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp với cây sinh trưởng. Sau 2 năm, Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng.
Mặc dù cây mắc ca mới được trồng chưa lâu nhưng theo các báo cáo khoa học từ kết quả sau 10 năm thử nghiệm ở Tây nguyên thì cây mắc ca là kỳ vọng lớn nhất giúp nông dân Tây nguyên thoát nghèo.
Cây mắc ca trồng một lần cho thu hoạch từ 50 đến 60 năm, gấp đôi tuổi đời cây cafe. Một ha cây mắc ca vào thời điểm thu hoạch chính có thể cho năng suất khoảng 3 – 5 tấn hạt/ha/năm, với giá trung bình 50.000 đồng/kg thì giá trị thu được từ 150 – 250 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận khi trừ tất cả các chi phí ước tính vào khoảng 100 – 200 triệu đồng/ha/năm.
Nếu trồng xen cây mắc ca với cà phê thì năng suất thu được vào thời kỳ kinh doanh sẽ từ 1,2 – 1,5 tấn hạt/ha, giá trị thu được sẽ tăng thêm từ 60 – 80 triệu đồng, đồng thời còn tăng tính bền vững hơn cho vườn cà phê.
Có thể khẳng định lợi thế của cây mắc ca tại Tây Nguyên là rất lớn, khi vừa có thể trồng xen lẫn với cà phê, cao su, chè, vừa có thể trồng tập trung thành rừng công nghiệp.
Hiện nay, Tây Nguyên với tổng diện tích cà phê là hơn 290 nghìn ha, nếu có thể sử dụng hết diện tích đất để trồng thành cụm rừng công nghiệp cây mắc ca xen kẽ cây cà phê thì chắc chắn lợi nhuận mang về cho người dân là rất lớn.
Theo tính toán của Vụ nông nghiệp – nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương), do nhu cầu hạt mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng và nguồn cung hạt mắc ca còn được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu khi cầu ngày càng mở rộng. Còn theo các nhà khoa học, trồng cây mắc ca đem lại lợi nhuận cao gấp 2 lần so với trồng chè, gấp 3 lần so với cây cà phê. Ông Martin Novak – chuyên gia trong ngành mắc ca Australia khẳng định, cây mắc ca có giá trị kinh tế cao, rất nhiều nước không thể trồng được loại cây này như vùng Tây Nguyên.
Không chỉ bảo đảm ổn định an ninh quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên còn quan tâm ổn định đời sống dân sinh đồng bào Tây Nguyên.
Có thể khẳng định lợi thế của cây mắc ca tại Tây Nguyên là rất lớn, khi vừa có thể trồng xen lẫn với cà phê, cao su, chè, vừa có thể trồng tập trung thành rừng công nghiệp. Thực tế, nhiều người dân đã trồng thuần hoặc trồng cây mắc ca xen cà phê được người dân đánh giá là thành công, cho thu nhập cao hơn và ổn định hơn nhiều lần so với cây cà phê thuần, do giống mắc ca chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Vậy nên phát triển cây mắc ca không chỉ là đòn bẩy giúp xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng Tây Nguyên, đó cũng chính là nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo ổn định an ninh – chính trị trong khu vực cũng như cả nước.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có lẽ nào cái ác đang lộng hành và lãnh đạo thế giới?

Ông Nemtsov có thể nào là mối đe dọa đối với TT Putin dù sống hay chết?

Ông Boris Nemtsov nói chuyện với các ủng hộ viên trong một cuộc biểu tình phản đối ở Moscow, 6/5/13
Ông Boris Nemtsov nói chuyện với các ủng hộ viên trong một cuộc biểu tình phản đối ở Moscow, 6/5/13
Việc nhà lãnh đạo đối lập Nga Boris Nemtsov bị bắn chết trên đường phố trong thủ đô Moscow có nghĩa là một nhân vật chỉ trích Tổng thống Vladimir gay gắt nhất đã bị loại ra khỏi sân khấu chính trị nước Nga. Tuy nhiên vẫn còn chờ xem liệu, dù sống hay chết, ông Nemtsov có vẫn là mối đe dọa đối với quyền cai trị của ông Putin hay không.
Hôm Chủ nhật, chính quyền thủ đô Nga đã chấp thuận cho mở cuộc tuần hành với số người tham gia lên đến 50.000 người trong trung tâm Moscow. Cuộc tuần hành, để thay cho cuộc biểu tình phản đối đã được hoạch định từ trước, dự kiến đông hơn nhiều, sẽ cung cấp một diễn đàn lớn cho các nhà phê bình Điện Kremlin, những người đang nghi ngờ có bàn tay chính phủ trong cái chết của ông Nemtsov.
Dân chúng tuần hành tưởng niệm ông Boris Nemtsov, 1/3/15
Dân chúng tuần hành tưởng niệm ông Boris Nemtsov, 1/3/15
Ngay cả các giới chức chính phủ Putin dường như cũng cảm thấy mối nguy hiểm mà cái chết dũng khí của vị cựu phó thủ tướng thứ nhất có thể đặt ra, gợi lên một cách không minh bạch việc một chiếc xe chạy qua bắn chết ông vào tối Thứ sáu có thể là hành động cố ý “khiêu khích” trước vụ biểu tình được hoạch định vào cuối tuần.
Là một chính trị gia năng động, đầy phong cách và nói tiếng Anh hầu như hoàn mỹ, ông Nemtsov 55 tuổi, là người đề xướng các biện pháp cải cách kinh tế tự do mạnh mẽ và đã nổi bật trên sân khấu quốc gia trong thập niên 90, trong cương vị tỉnh trưởng Nizhny Novgorod rất được lòng dân vùng
Sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn
Một thời được truyền thông mệnh danh là “chàng trai vàng”, (một người thành công và được ngưỡng mộ), trên chính trường Nga, ông Nemtsov sau đó được tổng thống lúc bấy giờ là ông Boris Yeltsin đề cử làm phó thủ tướng thứ nhất, một việc mà nhiều người diễn giải như hành động của nhà lãnh đạo Nga chuẩn bị người kế nhiệm ông trong Điện Kremlin.
Nhưng ông Yeltsin đã bàn giao quyền cho ông Putin, khi ông Putin đắc cử tổng thống năm 2010. Ông Nemtsov trở thành một người lớn tiếng phê phán tân lãnh đạo Nga, trong lúc Điện Kremlin bóp nghẹt tiếng nói của các tổ chức truyền thông quan trọng và phát động một chiến dịch nhắm vào những nhà tài phiệt nhiều ảnh hưởng chính trị trong thời ông Yeltsin không chịu tuân theo đường lối của chính phủ.
Ông Nemtsov trở thành đại biểu của Viện Duma, hạ viện Nga, trong nhiệm kỳ đầu của ông Putin. Ông mất ghế trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2003, cuộc bầu cử mà Đảng Nước Nga Thống nhất một đảng ủng hộ Điện Kremlin thắng lớn.
Trong những năm tiếp theo sau, ông lãnh đạo một loạt các phong trào và các đảng đối lập chủ trương cấp tiến, cùng lúc viết các bài báo tố giác chính phủ của ông Putin tham nhũng lớn.
Đoàn người tuần hành giương biểu ngữ khổng lồ với hàng chữ
Đoàn người tuần hành giương biểu ngữ khổng lồ với hàng chữ “Những viên đạn cho tất cả chúng ta, những anh hùng không bao giờ chết!” Moscow, Nga, 1/3/2015.
Năm 2013, ông Nemtsov phổ biến một bản báo cáo nói rằng các viên chức và doanh nhân đã đánh cắp đến 30 tỷ đôla trong ngân quỹ dành để tài trợ Olympics Mùa đông 2014 tổ chức ở quê nhà của ông thành phố Sochi, khu nghỉ mát nằm ven Hắc hải. Ông Nemtsov nói với đài RFE/RL vào lúc đó:
“Rõ ràng các bạn bè thân hữu của Putin đang điều hành công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic. Cũng hiển nhiên là người ta sẽ không sẵn sàng đưa bạn bè mình vào tù. Tuy nhiên chúng ta không thể nhìn tất cả những việc này một cách thụ động, vì quy mô (của các hoạt động) của họ sẽ ngày càng lớn. Mức độ biển thủ mà họ thực hiện không chỉ là một trò chơi của trẻ con mà là một mối đe dọa thực sự cho an ninh quốc gia của Nga.”
Tiếng tăm lên nhanh
Ông Boris Yefimovich Nemtsov sinh ngày 9 tháng 10 năm 1959 ở Sochi. Ông học khoa vật lý, và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1985 tại một đại học ở thành phố Gorky trên bờ sông Volga, hiện nay được gọi là thành phố Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moscow 250 dặm về hướng đông.
Ở Gorky, hoạt động chính trị đầu tiên của ông Nemtsov là vận động chống việc xây dụng một nhà máy điện hạt nhân trong vùng. Năm 2013 trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ekho Moskvy của Nga, ông cho biết mẹ ông, một bác sĩ  nhi khoa, là nguồn động viên cho ông trong hoạt động về an toàn điện hạt nhân. Ông cho biết:
“Mẹ tôi bắt đầu thu thập chữ ký, và tôi lo sợ họ sẽ bỏ tù, bắt mẹ tôi. Vì vậy tất nhiên tôi đứng cạnh bà để bảo đảm không ai đụng đến bà.”
Năm 1990, vào lúc 30 tuổi, ông Nemtsov thắng được một ghế trong đoàn Xô viết Tối cao Cộng hòa Nga, và sau đó tiến vào Xô viết Tối cao Liên Xô
Khi một nhóm chủ trương cứng rắn trong Đảng Cộng sản và cơ quan tình báo Xô viết KGB thực hiện mưu toan đảo chính nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev tháng 8 năm 1991, ông Nemtsov ngồi với ông Yeltsin tại tòa nhà quốc hội và đứng cạnh chiếc xe tăng, nơi ông Yeltsin đọc bài diễn văn nổi tiếng trước những người  xuống đường phản đối. Ông nói trong cuộc phỏng vấn với đài RFE/RL hồi năm 2011:
“Tôi hiểu vào thời gian đó có những ngày rất quan trọng đối với nước tôi. Và thực sự nó là ngày cáo chung của chế độ cộng sản. Chúng tôi hiểu rất rõ. Những chúng tôi không đã không thực tế.”
Thúc đẩy cải cách kinh tế
Nhiều tháng sau cuộc đảo chính thất bại, ông Nemtsov được ông Yeltsin đề cử vào chức tỉnh trưởng Nizhny Novgorod và sau đó tái đắc cử. Trong thời gian làm tỉnh trưởng, ông Nemtsov hợp tác với các chính trị gia khác để đưa ra những biện pháp cải cách thị trường và tư hữu hóa nhằm phục hồi nền kinh tế của khu vực công nghiệp.
Năm 1994, ông Yeltsin đã từng gợi ý rằng một ngày nào đó ông Nemtsov có thể sẽ điều hành đất nước. Ông Yeltsin nói về ông Nemtsov trong một chuyến đi đến Nizhny Novgorod vào năm đó, “Ông ấy quá chín chắn đến nổi quý vị đã có thể đưa ông lên làm tổng thống.”
Tiếng tăm của ông Nemtsov tiếp tục lên cao và vào năm 1997 ông Yeltsin để cử ông vào chức vụ phó thủ tướng thứ nhất. Năm đó ông 37 tuổi.
Lúc ấy ông nói đùa rằng việc bổ nhiệm ông “như đặt ông trước một đội hành quyết,” mặc dù ông đã chứng tỏ xu hướng không lui bước trước một cuộc tranh đấu.
Trong một cuộc tranh luận  được truyền hình cách đây 2 năm, ông Vladimir Zhirinovsky một nhân vật chủ trương dân túy hất ly nước cam vào mặt ông Nemtsov và ông hất trả ly nước trái cây vào ông ta.
Tuy nhiên, thời gian của ông Nemtsov trong chính phủ liên bang ngắn ngủi, vào lúc Nga tiến đến tình trạng vỡ nợ tháng 8 năm 1998. Ông bị giáng chức phó thủ tướng vào tháng 4 năm đó, và đệ đơn từ chức mấy ngày sau vụ vỡ nợ, và ông Yeltsin đã chấp thuận đơn từ chức.
Thực tế nghiêm trọng hơn nhiều
Ông Nemtsov tiếp tục đồng sáng lập chính đảng Liên minh Cánh hữu (SPS) năm 1999, cùng với các cựu thành viên trong đội ngủ của ông Yeltsin. Đảng này gắn chặt với biện pháp tư hữu hóa và cải cách trong thập niên 90 mà nhiều người Nga  chỉ trích gay gắt sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập niên.
Năm đó, ông ra ứng cử với tư cách thành viên đảng SPS và được bầu làm đại biểu Viện Duma, giữ vai trò phó chủ tịch hạ viện.
Tuy nhiên 4 năm sau, đảng này thất bại không thắng được ghế nào trong cuộc bầu cử viện Duma, dưới sự chi phối của Đảng Thống nhất Nước Nga, dẫn đến việc ông Nemtsov bắt tay vào hoạt động chính trị đối lập không theo hệ thống.
Ông Nemtsov trở thành một nhà lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối của đối lập chống ông Putin và chính phủ của ông và bị cảnh sát chống bạo động bắt hết lần này đến lần khác trong các cuộc biểu tình trong thập niên qua.
Các nhóm và truyền thông ủng hộ Điện Kremlin phỉ báng ông cho rằng như một con rối của các chính phủ phương Tây, tìm cách đưa nước Nga trở lại tình trạng hỗn loạn xã hội và kinh tế như những năm trong thập niên 90.
Năm 2009, ông Nemtsov ra ứng cử thị trưởng thành phố Sochi, nhưng thất bại nặng trước ứng cử viên của Điện Kremlin trong cuộc bầu cử mà các nhà hoạt động đối lập nói rằng bị hoen ố bởi gian lận và thao túng đầy dẫy.
Có một lúc trong cuộc vận động, một kẻ tấn công đã ném ammonia vào mặt ông Nemtsov. Sau đó, ông nói ông tin là vụ tấn công do những nhà hoạt động ủng hộ Điện Kremlin thực hiện vì những chỉ trích của ông về Olympic Mùa Đông ở Sochi.
Đánh giá ông Putin thay đổi
Sau khi ông Yeltsin bổ nhiệm cựu viên chức KGB vào chức vụ thủ tướng năm 1999, ông Nemtsov thoạt đầu đề nghị tuyên dương ông Putin, gọi ông ra một nhân vật rất được chấp nhận đối với những người cấp tiến Nga và là một người thông minh, nhiều kinh nghiệm, có khả năng
Nhưng năm 2013 ông nói với ông Ekho Moskvy rằng ông chưa bao giờ ủng hộ Putin, và nói rằng mẹ ông nói với ông “đừng bao giờ tin” một người KGB.
Ông nói trong 4 năm đầu nhiệm kỳ của ông Putin – trong đó có vụ bắt ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky và đáp ứng của chính quyền trong vụ tấn công khủng bố vào trường học số 1 của Beslan năm 2004 – khiến ông trở thành người vĩnh viễn chống tổng thống Nga.
Nói chuyện với đài phát thanh RFE/RL năm 2011, ông Nemtsov nói, ông Yeltsin và đội ngủ của cựu tổng thống “ngây thơ” tin rằng sự cáo chung của chế độ cộng sản có nghĩa là sẽ “có đời sống tốt đệp trong vài tháng.” Ông nói:
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi chỉ loại trừ chủ nghĩa công sản và chúng ta sẽ được may mắn. Nhưng không may là thực tế nghiêm trong hơn nhiều và phúc tạp hơn nhiều so với những gì chúng tôi tin vào lúc đó.”
@V.
Phần nhận xét hiển thị trên trang