Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015
Ông Nguyễn Bá Thanh nói về phim Tây Du Ký
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thế giới đón Tết Dương lịch như thế nào?
Đốt cây thông Noel
Bồ Đào Nha: Vào đêm giao thừa, người Bồ Đào Nha sẽ chọn và ăn 12 trái nho từ một chùm nho khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm. 12 trái nho tượng trưng cho 12 tháng hạnh phúc trong năm mới.
12 quả nho sẽ được ăn trong đêm giao thừa
Nhật: Năm mới ở Nhật được gọi là Oshogatsu, đây là dịp để tổ chức các lễ hội tưng bừng và vào thời điểm này các doanh nghiệp đều nghỉ lễ. Người Nhật trang hoàng cửa chính của ngôi nhà bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây. Họ tin rằng những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, cuộc sống cao niên và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Dây thừng là biểu trưng cho niềm hạnh phúc và sự may mắn. Trẻ em được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới. Người Nhật thường gửi thiệp chúc mừng năm mới cho bạn bè, tổ chức tiệc tất niên để tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Vào ngày 31 tháng 12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều không may. Khi bước sang năm mới, người Nhật thường nở nụ cười nhằm cầu mong cho thật nhiều may mắn sẽ đến với mình.
Người Nhật treo một sợi dây thừng bằng rơm trước cửa nhà để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ
Xứ Wales: Khoảng 3 - 4 giờ sáng ngày đầu năm mới, các bé trai trong làng sẽ cầm theo những nhánh cây thường xanh đi khắp các nhà rắc lên những người mà họ gặp và rắc vào từng phòng của mỗi nhà nhằm đem lại sự may mắn trong năm mới. Vào ngày này, trẻ em đi khắp làng ca hát và sẽ được thưởng tiền và bánh kẹo.
Scotland: Ở Scotland, đêm giao thừa còn được gọi là Đêm của Nến và Đuốc. Để chuẩn bị cho năm mới, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa và thanh lọc nhà bằng nghi lễ đốt nhánh cây bách xù và đem xông khắp nhà. Người Scotland cũng có tập tục xông đất đầu năm. Người xông đất là người đầu tiên đặt chân vào trong nhà vào ngày đầu năm. Người này sẽ đem đến điềm may cho gia chủ trong năm mới.
Đêm giao thừa ở Scotland
Đêm giao thừa ở Scotland
Happy New Year!
Triết lý tiêu tiền của người Việt nghèo
Nhà văn Trang Hạ: Triết lý tiêu tiền của người Việt nghèo
Thanh Huyền
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đất Việt - Chuyện dùng hàng không quan tâm nguồn gốc, xuất xứ, chỉ quan tâm đến giá cả rẻ, mẫu mã đẹp là cách tiêu dùng của người Việt nghèo.
Tiêu chí Tốt - Rẻ - Đẹp của người tiêu dùng Việt
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 30/1, trước kết quả cuộc khảo sát với hơn 20 người tiêu dùng, về nguồn gốc các sản phẩm quần áo, giầy dép, túi xách đang sử dụng. Sau cuộc khảo sát, phóng viên đã liệt kê những món đồ hàng Việt Nam chính hãng đang được sử dụng trên người, thì chỉ có duy nhất chiếc khăn lụa Hà Đông là hàng VN được sử dụng và biết rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Còn đối với dân văn phòng thì món hàng được sử dụng chủ yếu là hàng VNXK nhưng cũng chỉ có tem mác do cửa hàng gắn sẵn, còn không rõ xuất xứ. Bên cạnh đó, hầu hết là quần áo Trung Quốc được bán tràn lan trên mạng, nhà văn Trang Hạ không tỏ ra quá bất ngờ trước kết quả này.
Đưa ra quan điểm, nhà văn trẻ này cho hay: "Tôi nghĩ rằng có ba cách lý giải hiện tượng ái mộ hàng Trung Quốc: Một là, Tốt – rẻ - đẹp rồi mới quan tâm xuất xứ, đó là triết lý tiêu tiền của người nghèo. Hai là, Hàng Việt không tới được tay đa số người Việt. Ba là, cuộc khảo sát có vấn đề về chọn mẫu".
Từ đó, cô phân tích, tuy nhiên dù lý giải kiểu gì thì thực tế vẫn là, ta bước vào nhà, quá nhiều thứ nhìn thấy là hàng Trung Quốc. Ta bước ra đường, có thiếu gì thứ trên người là đồ Trung Quốc? Thậm chí bạn đi đôi giày Made in Vietnam nhưng nguyên liệu da, khuôn giày, chỉ khâu, keo dán, lót đế, gót nhựa tất thảy đều nhập từ Trung Quốc, vậy thì giá trị thực của “Made in Vietnam” trong sản phẩm ấy là cái gì?
Bạn mặc trên người tấm áo của công ty dệt may Việt Nam, nhưng chỉ khâu, vải, ngay cả cái khuy áo cũng là đồ nhập từ Trung Quốc, được may trên một chiếc máy khâu công nghiệp của Trung Quốc. Thế thì bạn mặc đồ Trung Quốc hay đồ Việt?
Nhưng đứng ở phía vai trò người tiêu dùng, cô chia sẻ : “Made in Vietnam” hoặc “Hàng VN chất lượng cao” đã trở thành thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Nhưng thương hiệu ấy chỉ là một giá trị ảo nếu không ai kiểm soát được những hàng mình mua, bằng đồng tiền thật, có phải mang giá trị ấy thật không.
Thậm chí bây giờ, người ta treo biển “Made in Thailand” thì trong ấy cũng vô vàn hàng Trung Quốc, do người Trung Quốc sản xuất bằng nguyên liệu Trung Quốc nhập vào Thái, theo kỹ nghệ của người Trung Quốc, dưới tên những công ty Thái mà liếc qua đã nhận ra tên “lạ”! Sự đội lốt trắng trợn ấy, chỉ người buôn kẻ bán hiểu, chứ người mua biết đằng nào mà lần?".
Tất cả chỉ là bề mặt
Bên cạnh đó, trước chia sẻ của một số người tiêu dùng trong cuộc khảo sát của Đất Việt, cho hay chỉ quan tâm giá có rẻ không, có đẹp không, vẫn ham của "ngon - bổ - rẻ", nên không quá quan tâm đến chất lượng, cũng như nguồn gốc, xuất xứ. Thậm chí, còn một số người tiêu dùng chuộng dùng hàng fake thay vì dùng hàng hiệu chính hãng, bởi tâm lý muốn thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp, nhưng không đủ điều kiện kinh tế. Nhà văn Trang Hạ cho rằng, tất cả những biểu hiện ấy đều nằm trên bề mặt của một xã hội tiêu dùng.
Bao gồm những người ít có lựa chọn (vì nghèo, vì xa xôi, vì ít thông tin) và những người có nhiều lựa chọn nhưng không ưu tiên đặt những giá trị vô hình lên trên những giá trị vật chất hữu hình.
Cô cho hay: "Điều này tương tự như cảm giác, bạn chặt hết những cây cổ thụ bán lấy tiền, để sau đó mua một cái bồn cây cảnh tí hon về treo trên ban-công. Giống như bạn làm việc 12 tiếng / ngày ở công xưởng suốt nửa năm chỉ để mong dành đủ tiền mua lấy 1 chiếc iphone đời mới nhất. Hoặc giống như là bạn mua vô số hàng Trung Quốc chất lên người, sau đó mua thêm một cái áo quốc kỳ mặc vào để tin rằng bạn là người yêu nước!
Những thứ bề mặt làm bạn yên tâm với đời sống, thực chất đang làm bạn quên đi những vấn đề nghiêm trọng ở dưới tầng sâu cuộc sống của bạn".
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
"Tàu ngầm đến giờ cũng chỉ mới biết bơi"
Cái nước mình nó thế! sáng chế chưa ra hồn vía đầu đũa đã la làng vì sợ người ta không biết tài mình, còn báo chí chỉ biết ôm máy tới quay chụp, phỏng vấn búa xua rồi đăng tin trời ơi đất hỡi. Chiện "tàu ngầm", "máy bay" "xe tăng" mấy năm qua hết ông A đến ông B, rồi C... chế ra con X, Y, X... Thợ Cạo quan tâm coi tin ảnh chưa thỏa mãn, lùng tìm video coi có phải dzậy hông? - Thất vọng! chưa thấy con nào thật sự đúng nghĩa cái tên, máy bay xành xạch khỏi mặt đất thì quay, tàu ngầm xuống lập lờ mặt nước đã xài ống thở, xe độ bọc thép gọi là xe tăng...
Mới đây báo chí làm rùm beng anh Lê Ngà ở Huế chế tạo tàu ngầm điều khiển từ xa có thể lặn hàng giờ, sâu cả chục mét, thế là cực chẳng đã ông Giám đốc Sở KHCN đến tận nhà anh Ngà để coi thực hư, kẻo thiên hạ cho rằng thiếu quan tâm đến nhơn tài nước nhà. Qua xem xét ông cho rằng nó như thể đồ chơi hổng có khả năng lặn được, anh Ngà giận ông Nam giám đốc dìm hàng cố tình bóp méo sự thật, anh nói tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được là sao?.
Thợ Cạo tui coi tất cả các ảnh báo đăng không thấy tấm nào có cảnh tàu ngầm lặn cả, soi tiếp video, bạn xem như dzầy gọi là lặn sao?
Giám đốc Sở KHCN trực tiếp thử sức Tàu ngầm Hoàng Sa
(Tin tức thời sự) - Nhà nước chưa có quy định hỗ trợ cho các cá nhân trong việc nghiên cứu khoa học mà chỉ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị (có tư cách pháp nhân).
Đó là ý kiến thông tin từ ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Thừa Thiên Huế khi thăm ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế là người chế thành công tàu ngầm Hoàng Sa.
Người chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa thách đố Giám đốc Sở
(Tin tức thời sự) - Ông Lê Ngà, người sáng chế tàu ngầm Hoàng Sa chạy thành công trên sông Hương bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Thừa Thiên Huế.
Ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế, Thừa Thiên Huế đã tâm sự thẳng những lời gan ruột của mình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Mới đây báo chí làm rùm beng anh Lê Ngà ở Huế chế tạo tàu ngầm điều khiển từ xa có thể lặn hàng giờ, sâu cả chục mét, thế là cực chẳng đã ông Giám đốc Sở KHCN đến tận nhà anh Ngà để coi thực hư, kẻo thiên hạ cho rằng thiếu quan tâm đến nhơn tài nước nhà. Qua xem xét ông cho rằng nó như thể đồ chơi hổng có khả năng lặn được, anh Ngà giận ông Nam giám đốc dìm hàng cố tình bóp méo sự thật, anh nói tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được là sao?.
Thợ Cạo tui coi tất cả các ảnh báo đăng không thấy tấm nào có cảnh tàu ngầm lặn cả, soi tiếp video, bạn xem như dzầy gọi là lặn sao?
Giám đốc Sở KHCN trực tiếp thử sức Tàu ngầm Hoàng Sa
(Tin tức thời sự) - Nhà nước chưa có quy định hỗ trợ cho các cá nhân trong việc nghiên cứu khoa học mà chỉ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị (có tư cách pháp nhân).
Đó là ý kiến thông tin từ ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Thừa Thiên Huế khi thăm ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế là người chế thành công tàu ngầm Hoàng Sa.
Thể hiện tình yêu Tổ quốc!
Ông Trần Ngọc Nam cho biết: "Qua báo chí nói về mô hình tàu ngầm Hoàng Sa do anh Lê Ngà chế tạo thì đích thân tôi có đến nhà anh Lê Ngà để xem xét, kiểm chứng.
Theo tôi, mô hình tàu ngầm Hoàng Sa có vận hành được đâu, chẳng qua đây là một sự ghi nhận thể hiện sự yêu nước của một người dân đối với Tổ quốc.
Tôi thấy mô hình tàu ngầm đâu có gắn camera, anh Ngà lấy một bình gas rồi sơn vào giống như một chiếc tàu ngầm, sau đó gắn thêm 5 cái mô tơ đằng sau, gắn thêm 5 cái đèn pha, nói chung để làm ra chiếc tàu ngầm này anh Ngà tốn nhiều tiền nhiều bạc lắm đấy!".
Ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế đến kiểm tra mô hình tàu ngầm Hoàng Sa do ông Ngà chế. |
Ông Nam đánh giá là tàu ngầm này được điều khiển chạy bằng cục pin 12V nhỏ không thể đẩy được một đống sắt nặng như vậy được. Đó là nói về nguyên tắc vận động. Nói như thế là từ ý tưởng đến thực tiễn là một khoảng cách cần phải vượt qua, còn về chuyên môn phải tính toán xem với khối lượng như vậy, chạy trong môi trường như vậy với độ sâu thì áp suất là bao nhiêu, khả năng chuyển động như thế nào cả một quá trình lâu dài.
Rồi ông Nam nói thẳng, chẳng qua anh Ngà đã có mô hình về máy bay, xe tăng, quân chủng nên anh Ngà làm thêm cái tàu ngầm này nữa cho đủ bộ như đam mê.
"Tôi có hỏi ang Ngà là anh làm tàu ngầm Hoàng Sa tốn nhiều tiền như vậy vợ con có nói gì không thì anh Ngà nói là mình làm vì đam mê, trong sáng chứ đâu có đề đóm, cờ bạc, hút sách gì đâu. Nhưng nói trên phương diện sáng tạo thì mình phải khuyến khích người ta, vì đây là đam mê cá nhân của họ. Còn nói về khoa học công nghệ thì sản phẩm ấy phải có giá trị, phải có chuyên môn", ông Nam nói.
Ông Lê Ngà tự hào với tàu ngầm Hoàng Sa do mình tạo ra thành công. |
Phục vụ giải trí là chính
Đề cập đến ý tưởng sáng tạo của ông Lê Ngà, ông Trần Ngọc Nam nhận xét rằng: "Đó có thể là ý tưởng của người chế tạo, chứ hiện nay tàu mô hình chưa chạy được khi chìm hẳn xuống mặt nước và sẽ mất tín hiệu khi khoảng cách giữa người điều khiển và tàu mô hình cách xa hơn 10m.
Hơn nữa hệ thống camera ghi hình cũng chưa được lắp rắp và một số thiết bị khác cũng chưa hoàn thiện nên chưa kết luận chính xác về tính năng của sản phẩm. Vì muốn đánh giá, kết luận về sản phẩm thì phải dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó các thông số kỹ thuật để đáp ứng với môi trường hoạt động phải được tính toán, cân nhắc trước, sau đó mới xét đến tính mới, khả năng ứng dụng và hiệu quả đạt được của sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu mô hình này hoàn thiện cũng chỉ để phục vụ cho hoạt động giải trí như các sản phẩm mô hình khác (máy bay, xe tăng, xe địa hình…)".
Ông Trần Ngọc Nam xem kỹ từng chi tiết trên chiếc tàu ngầm Hoàng Sa. |
Ông Trần Ngọc Nam cho rằng hiện nay nhà nước chưa có văn bản nào quy định việc hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân trong việc nghiên cứu khoa học mà chỉ hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị (có tư cách pháp nhân), thậm chí ngân sách nhà nước còn tài trợ 100% kinh phí cho các tổ chức trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ.
Riêng ở Sở KH-CN có 2 kênh chính để hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học đó là kinh phí từ Quỹ Phát triển KH-CN và kinh phí sự nghiệp khoa học trong việc thực hiện nhiệm vụ KH-CN.
Tuy nhiên, ông Nam cũng khuyến khích ông Ngà cũng như các cá nhân khác, nếu xét thấy sản phẩm do mình sáng tạo ra có triển vọng, khả thi, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội thì cá nhân đó có thể đăng ký tham gia dự thi các giải thưởng như Giải thưởng Sáng tạo KH-CN, Giải thưởng Cố đô về KH-CN, hay đăng ký sáng kiến, sáng chế… tại cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, các cá nhân có thể phối hợp, tham gia với một tổ chức, đơn vị nào đó để đại diện đăng ký đề xuất danh mục các nhiệm vụ KH-CN. Từ cơ sở đó, Sở KH-CN sẽ tiến hành các thủ tục theo quy trình để tham mưu cho UBND tỉnh xét duyệt các đề xuất.
Và nếu thuyết minh của tổ chức, đơn vị mà cá nhân đó đề xuất được phê duyệt thì nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai các nội dung như thuyết minh đã được phê duyệt. Nhưng theo ông Nam, tàu ngầm Hoàng Sa của ông Ngà như thực trạng hiện nay nếu có đề xuất thì cũng khó được hội đồng khoa học thông qua.
Tàu ngầm Hoàng Sa của ông Ngà chạy trên sông Hương. |
Hai vấn đề cơ bản
Ông Trần Ngọc Nam cho biết thêm, ngày 30/1 vừa rồi có đến nhà ông Ngà để xem xét thực tế và có hai vấn đề cơ bản mà ông Ngà vẫn chưa thuyết minh, khẳng định được, đó là về nguyên lý hoạt động và động cơ để vận hành tàu mô hình.
Về nguyên lý hoạt động, theo ông Ngà khi tàu chìm xuống mặt nước thì nước sẽ tràn vào khoang chứa nước, khi muốn nổi lên thì môtơ sẽ đẩy nước ra bằng 2 lỗ nhỏ ở phía trước mũi tàu.
Theo ông Nam, thuyết minh như vậy là chưa hợp lý và thực tế là tàu mô hình chưa chạy được như mong muốn của tác giả. Mặt khác, với sản phẩm nặng 120kg, cộng thêm khoảng hơn 200kg của khối lượng nước, áp suất khi tàu lặn xuống sâu 10m mà anh Ngà chỉ dùng một cục pin có điện thế 12V cho mọi hoạt động chạy, nổi lên, chìm xuống trong gần 1 tiếng đồng hồ là điều không thể…
Đó là ý kiến của cá nhân tôi, còn khi ra hội đồng thì anh Ngà phải thuyết minh được nguồn gốc của sản phẩm (dự án), mục tiêu, sự cần thiết của dự án; chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm; dự kiến hiệu quả đạt được, quy mô và địa chỉ áp dụng.
Người dân Huế đến xem tàu ngầm Hoàng Sa. |
"Nhưng, một tinh thần yêu nước được thể hiện qua những đam mê sáng tạo như thế trong điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì, kiến thức chỉ là tay ngang như ông Ngà thật đáng khâm phục. Với sản phẩm này, anh Ngà nên xác định một cách rõ ràng hơn mục đích của mình khi chế tạo.
Nếu chỉ để giải trí cho chính bản thân thì không cần phải bàn gì thêm. Còn với mục đích nào khác như thương mại hóa sản phẩm chẳng hạn cần phải tính toán lại quy mô sản phẩm, khắc phục các hạn chế của sản phẩm, bổ sung nhiều tính năng khác… để hoàn thiện sản phẩm. Nếu thành công, anh có thể sản xuất để bán ra thị trường như bao sản phẩm khác (máy bay, xe… mô hình)".
Chùm ảnh: Tàu ngầm Hoàng Sa không người lái ở Huế |
Hồng Sơn/ Baodatviet
Người chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa thách đố Giám đốc Sở
(Tin tức thời sự) - Ông Lê Ngà, người sáng chế tàu ngầm Hoàng Sa chạy thành công trên sông Hương bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Thừa Thiên Huế.
Ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế, Thừa Thiên Huế đã tâm sự thẳng những lời gan ruột của mình.
Nói không chuẩn mực
Mở đầu câu chuyện, ông Lê Ngà nói: "Tôi thật buồn khi đọc bài báo trả lời của ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc sở KH-CN Thừa Thiên Huế nhận xét không khách quan, không có tinh thần ủng hộ đối với những người "tay ngang" đam mê sáng chế khoa học như tôi".
Ông Lê Ngà bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế. |
Ông Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế nói rằng tàu ngầm Hoàng Sa không vận hành được, mà chỉ ủng hộ tinh thần yêu nước của ông Ngà.
Ông Lê Ngà thẳng thắn: "Ở đây ông Trần Ngọc Nam nói hoàn toàn sai, ông Nam có qua nhà tôi cùng với bốn người trong Sở KH-CN, trò chuyện về cấu hình và tính năng của tàu ngầm.
Khi về tôi có gởi cho ông Nam Facebook của tôi để cho ông Nam xem clip vận hành tàu ngầm Hoàng Sa lặn và nổi chạy trên mặt nước diễn ra tại bể bơi ngoài trời của Trung tâm Thể dục thể thao mà Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng cuối tháng 12/2014 nhưng ông Nam không biết có xem không mà lại nói tàu ngầm Hoàng Sa không vận hành được.
Một giám Sở KH-CN mà nói không chuẩn mực thì tội cho người bỏ công làm ra nó, nhà nghèo lại không bằng cấp gì, không ủng hộ, động viên một tài năng mới nảy mầm của địa phương mình mà lại cố tình bóp méo sự thật, trong lúc cả nước từ cơ quan ban ngành, cá nhân động viên tinh thần cả vật chất.
Tôi làm tàu ngầm này bỏ công sức và tiền bạc trong hai năm với đồng lương công nhân, tôi chỉ làm trong sự đam mê, nhưng không ngờ nó vượt qua sự mong đợi.
Nhưng niềm vui đang dâng trào thì quan điểm nhận xét của ông Trần Ngọc Nam trên báo chí lại xuất hiện khiến cho những người "tay ngang" làm khoa học như tôi rất buồn…".
Trả lời thẳng việc ông Trần Ngọc Nam cho rằng tàu ngầm Hoàng Sa chỉ là một bình ga công nghiệp rồi sơn lên vào giống như chiếc tàu ngầm mà thôi, ông Lê Ngà bức xúc:
"Thật sự tôi có nói các nhà báo là tàu ngầm Hoàng Sa làm từ bình gas, nhưng làm từ cái gì đi nữa cũng thế thôi nhưng nó chạy, lặn nổi được là một thành công rồi, mà nhìn vào nữa giống tàu ngầm chứ chưa nói đẹp nữa".
Tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được. |
Trực tiếp theo dõi tàu ngầm Hoàng Sa của ông Lê Ngà lặn chạy trên dòng sông Hương nhưng ông Trần Ngọc Nam lại phản bác cho rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng pin 12V nên không thể đẩy tàu 120kg được.
Ông Ngà gay gắt: "Ông Nam nói như vậy thì chỉ là giám đốc giấy mà thôi, nếu cá độ thì xin mời ông Nam xem biểu diễn cùng tôi khi nào cũng được, xin mời xem clip của phát lại của VTV Huế sẽ rõ".
Ông Lê Ngà cho biết thêm: "Tôi có chỉ các cửa gương dưới đáy tàu cho đoàn ông Nam xem sau khi hoàng thiện vận hành tốt hơn mới lắp camera để phát màn hình trực tiếp lên bờ, vì tàu chưa hoàn chỉnh nhưng không hiểu sao ông Nam nói đó chỉ là niềm đam mê của món đồ chơi thôi.
Vâng đúng vậy có đam mê mới nặn ra được nó, tôi làm thì tùy theo sức của một người bình thường, sao ở VN các giáo sư tiến sĩ chưa làm được cho đời mà toàn hai lúa và nông dân thôi?".
Nhà khoa học "tay ngang" thách đố Giám đốc Sở KH-CN
Ông Lê Ngà nói: "Ông Nam nói tàu nặng 120kg +200 nước vào nữa làm sao mà cục pin 12V chạy nổi, nói vậy bộc lộ kiến thức cơ khí yếu kém của một giám đốc.
Một lít nước tương đương với một 1kg mà 200kg nước là = thùng phi xăng 200 lít, toàn bộ thể tích trong khoang tàu không chứa hết, huống gì còn có các thiết bị mô tơ, van, các hệ thống bo mạch, không gian để chứa khí nén khi nước vào, và xả ra trở lại nữa.
Trong đó có hai khoang, khoang chứa thiết bị và khí để nén, và khoang chứa nước để cho tàu lặn, bình thường tàu nổi thôi khi lượng nước vào rất ít chỉ = 3/10 thể tích tàu là nó đã chìm rồi, khoảng dưới 30 lít nước, vậy tàu chìm rất nhanh và nổi cũng nhanh"
Theo ông Lê Ngà: "Tàu ngầm Hoàng Sa toàn bộ kinh phí và công sức tôi tự bỏ ra mà làm chứ chưa xin ai hay một cá nhân hay tập thể nào, tôi chưa mở miệng xin Sở KH-CN Thừa Thiên Huế, còn nhà tôi nghèo tôi không bằng cấp mà làm ra được thì những người giàu có, tiến sĩ kỹ sư đáng ra phải động viên ….
Xin nhớ nhà tôi có Lê Ngọc thạc sỹ dầu khí đang làm dầu khí đang làm ở Sài Gòn là anh em sinh đôi với tôi.
Lê Dũng Trí, Thạc sỹ y khoa, kiến trúc sư Lê Văn Phú…nói vậy tôi không phải xuất thân từ gia đình vô văn hóa đâu mà thấy đó lại nói tầm bậy".
Ông Lê Ngà trong thời gian chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa. |
The ông Ngà, ông Nam nói con tàu không lặn được giây nào hết không khác gì bôi nhọ các đài truyền hình và các nhà báo đăng bậy.
"Bước qua năm mới tôi sẽ hoàn thiện con tàu được tốt nhất, sẽ tổ chức một buổi hạ thủy và sẽ mời đại diện các ban ngành có liên quan, trong đó vé mời đầu tiên là ông Trần Ngọc Nam nếu ông muốn vì chưa xong nên chưa hạ thủy, chưa đăng ký lên Sở KH-CN nên ông Nam biết “muộn hơn” trong thiện hạ…", ông Ngà khẳng định.
Gia đình ông Ngà đặt hết niềm tin vào thành công của tàu ngầm Hoàng Sa. |
Cuối cùng, ông Lê Ngà nói: "Điều cuối cùng tôi muốn làm là chế tạo mô hình máy bay phản lực lên thẳng F35 của Mỹ cho đủ xe tăng, tàu ngầm và máy bay".
Hình ảnh tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy ngày Tết |
Hồng Sơn/ Baodatviet
Té ra Hoa Kỳ dính quả lừa?
"Chúng ta đã đặt 5 giả thiết sai về Trung Quốc"
Có lẽ với một chút tự hào, họ đã tiết lộ sự thất bại một cách có hệ thống, có ý nghĩa, và nguy hiểm nhất về tình báo trong lịch sử nước Mỹ. Và vì chúng ta không hề nghĩ rằng kế sách Marathon đã khởi động từ lâu nên Mỹ đang thua trận.
Nguồn: Reuters / David Gray.
Michael Pillsbury là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược của Trung Quốc của Viện Hudson và là một cố vấn hàng đầu về chính sách quốc phòng. Ông đã làm việc về chính sách Trung Quốc và các vấn đề tình báo cho Nhà Trắng cho nhiều chính phủ Mỹ. Bài sau đây là một đoạn trích từ cuốn sách của ông, “The Hundred-Year Marathon”."..Tôi là một trong những người đầu tiên cung cấp thông tin tình báo cho Nhà Trắng về Trung Quốc, từ năm 1969.
Trong nhiều chục năm qua, đôi khi tôi đóng một vai trò nổi bật thúc giục chính quyền của cả hai đảng, viện trợ kỹ thuật và quân sự cho Trung Quốc.
Phần lớn, tôi chấp nhận các giả định của giới ngoại giao hàng đầu và các học giả của Mỹ, hiển hiện ở những cuộc thảo luận chiến lược, bình luận, phân tích và phương tiện truyền thông của Mỹ.
Chúng tôi đã tin rằng viện trợ của Mỹ cho một Trung Quốc yếu kém mà giới lãnh đạo của TQ nghĩ như chúng tôi sẽ giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc dân chủ và hòa bình mà không có tham vọng thống trị khu vực hoặc thậm chí toàn cầu.
Tất cả các giả thiết đằng sau niềm tin đó đã sai một cách nguy hiểm.
Sự sai lầm của những giả thiết ngày càn hiện rõ ràng hơn vì những gì Trung Quốc đang làm và, quan trọng không kém là những gì Trung Quốc không làm.
Giả thiết sai thứ nhất: Ràng buộc sẽ mang lại hợp tác toàn diện
Hoa lục: Nguồn: Reuters / Kim Kyung-Hoon
Bốn mươi năm nay, các đồng nghiệp của tôi và tôi tin rằng “ràng buộc” với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc hợp tác với phương Tây về một loạt các vấn đề chính sách. Không có chuyện đó. Thương mại và công nghệ tưởng là là sẽ đưa đến sự hội tụ quan điểm của Trung Quốc và phương Tây về vấn đề trật tự khu vực và toàn cầu. Cũng không có luôn. Tóm lại, Trung Quốc đã không đáp lại gần như tất cả các kỳ vọng lạc quan của chúng tôi.
Ví dụ, về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Không có mối đe dọa an ninh và mối nguy hiểm nào lớn hơn đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta so với sự phát triển của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng Trung Quốc đã chẳng giúp được gì trong việc kiểm tra tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran.
Sau cuộc khủng bố 9/11, một số nhà bình luận tin tưởng rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ từ đó thống nhất vì các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, giống như họ đã đến gần với nhau vì bóng ma chiến tranh với Liên Xô. Những hy vọng hợp tác để đối đầu với “mối nguy hiểm chung” của khủng bố, như Tổng thống George W. Bush đã mô tả trong diễn văn trước quốc dân hồi tháng 1 năm 2002, bằng cách “xóa bỏ thù xưa” đã không thay đổi thái độ của Trung Quốc. Hợp tác Trung-Mỹ về vấn đề này thật ra khá hạn chế trong phạm vi và ý nghĩa.
Giả thiết sai thứ nhì: Trung Quốc đang trên con đường tiến tới dân chủ
Hương. Nguồn: Reuters / Stringer
Chắc chắn Trung Quốc đã thay đổi trong ba mươi năm qua, nhưng hệ thống chính trị của nó đã không tiến hóa theo chiều hướng mà chúng tôi, những người ủng hộ chính sách “ràng buộc”, đã mong đợi và dự đoán. Ý tưởng cho rằng những hạt giống dân chủ đã được gieo ở cấp thôn làng trở thành sự hiểu biết phổ thông trong giới quan sát Trung Quốc tại Mỹ.
Lần đầu tiên lòng tin của tôi bị lung lay là vào năm 1997, khi tôi là một trong số những người khuyến khích đến thăm Trung Quốc để chứng kiến các cuộc bầu cử “dân chủ” trong một ngôi làng gần thành phố công nghiệp Đông Hoản. Khi đến thăm, tôi đã có một cơ hội để nói chuyện bằng tiếng phổ thông với các ứng cử viên và xem cuộc bầu cử thực sự diễn tiến ra sao. Các quy tắc bất thành văn của cuộc chơi đã nhanh chóng hiện ra: các ứng cử viên không được phép tụ họp, không được quảng cáo trên truyền hình, và không có bích chương vận động.
Họ không được phép chỉ trích bất kỳ chính sách nào của Đảng Cộng sản, mà cũng không được chỉ trích đối thủ của họ về bất kỳ vấn đề gì. Sẽ không có cuộc tranh luận kiểu Mỹ về thuế khóa hay về ngân sách chi tiêu hoặc về tương lai của đất nước. Điều duy nhất một ứng cử viên có thể làm là so sánh đức hạnht cá nhân của mình với phẩm chất của đối thủ. Vi phạm các quy tắc đó được coi là tội phạm.
Giả thiết sai thứ ba: Trung Quốc là cánh hoa mong manh
Phone. Nguồn:Reuters / Edgar Su
Năm 1996, tôi là một phần của một phái đoàn Mỹ đến Trung Quốc trong đó có Robert Ellsworth, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho Robert Dole, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa.
Trong một cuộc trao đổi quan điểm, tưởng chừng như thẳng thắn, với các học giả Trung Quốc, chúng tôi đã nói rằng Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm về kinh tế và chính trị nghiêm trọng – và tiềm năng sụp đổ đang lẩn quẩn quanh đây. Những học giả Mỹ đã chỉ ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường của Trung Quốc, tình trạng bất ổn của người dân tộc thiểu số, và sự thiếu khả năng cũng như nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo chính phủ – cũng như giới lãnh đạo không có khả năng để thực hiện những cải cách cần thiết.
Sau này tôi biết rằng Trung Quốc đã tiếp đón các nhóm học giả Mỹ, các nhà lãnh đạo kinh doanh, và các chuyên gia chính sách khác trong những lần viếng thăm gọi là “dành riêng”, rồi họ cũng đã nghe lại những thông điệp như cũ về suy sụp sắp tới của Trung Quốc. Nhiều người trong các phái đoàn vừa kể sau đó lặp đi lặp lại những “khám phá” đó trong những bài báo, sách, và bình luận tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, thực tế rõ ràng là GDP mạnh mẽ của Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ít nhất là 7 hoặc 8 phần trăm, từ đó sẽ, sớm nhất, vượt mặt Hoa Kỳ vào năm 2018, theo các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, của Tổ chức kinh tế hợp tác và Phát triển, và Liên Hiệp Quốc. Thật không may, các chuyên gia về chính sách Trung Quốc như tôi đã quá gắn bó với những ý tưởng về một “sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” khiến ít người trong chúng tôi tin rằng những lời dự báo ấy. Trong khi chúng ta lo lắng về khủng hoảng của Trung Quốc thì nền kinh tế cả họ đã tăng hơn gấp đôi.
Giả thiết sai thứ tư: Trung Quốc muốn – và – giống như chúng ta
Một nhà báo nước ngoài giơ tay lên để hỏi một câu hỏi trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Nguồn: Reuters / Carlos Barria
Trong sự ngạo mạn, người Mỹ chúng ta thích tin rằng nguyện vọng của mọi quốc gia khác là để được giống như Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, điều này đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Chúng ta cứ bám vào tâm lý đó để đối ứng với Trung Quốc.
Trong những năm 1940, một nỗ lực được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ bởi để tìm hiểu tư tưởng của Trung Quốc. Và có một kết luận là Trung Quốc không xem chiến lược giống như cách của người Mỹ. Trong khi người Mỹ có xu hướng hành động trực tiếp, người Trung Quốc đã thường hành động gián tiếp hơn là trực tiếp, chuộng sự mơ hồ và lừa dối hơn sự rõ ràng và minh bạch. Một kết luận khác cho rằng văn học Trung Quốc và những bài viết về chiến lược đánh giá cao sự dối trá. [Như thấy trong Tam thập lục kế rút ra từ thời Chiến quốc, Tam Quốc – TM]
Hai mươi nămsau, Nathan Leites, nổi tiếng với nghiên cứu văn hóa phân tâm học, nhận định:
Tắc phẩm của Trung Quốc về chiến lược từ Tôn tử tới Mao Trạch Đông đã nhấn mạnh đến sự lừa dối hơn nhiều học thuyết quân sự khác. Lừa dối là kế sách của Trung Quốc nhằm vào việc làm cho đối thủ có hành động bất lợi và mất chú ý bảo vệ sự toàn vẹn kế sách của chính mình.
Giả thiết sai thứ năm: Phe diều hâu của Trung Quốc yếu
Cảnh sát bán quân thả ngỗng hoang ở Linghai, tỉnh Liêu Ninh, ngày 20 tháng 1 2015. Nguồn:Reuters / Nhật báo Trung Quốc.
Trong những năm cuối thập niên 1990, dưới thời chính quyền Clinton, tôi được Bộ Quốc phòng và CIA giao nhiệm vụ để tiến hành một cuộc xem xét nghiệm chưa từng co để biết khả năng của Trung Quốc để đánh lừa Mỹ và hành động của TQ từ trước đến nay trong phạm trù này.
Sau mọt thời gian, tôi đã khám phá ra những đề nghị của phe diều hâu Trung Quốc (ưng phái, 鹰派) với lãnh đạo Trung Quốc để đánh lừa và thao túng giới hoạch định chính sách của Mỹ để có được thông tin tình báo và quân sự, công nghệ, và viện trợ kinh tế. Tôi học được rằng nhóm diều hâu đã tư vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc, bắt đầu từ Mao Trạch Đông, để trả thù cho một thế kỷ bị sỉ nhục và khao khát thay thế Hoa Kỳ làm lãnh đạo kinh tế, quân sự và chính trị của thế giới vào năm 2049 (kỷ niệm một trăm Cách mạng Cộng Sản).
Kế hoạch này được biết đến qua cái tên “Cuôc chạy đường dài Một trăm năm”. Đó là kế hoạch mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản thực hiện từ khi có quan hệ với Hoa Kỳ.
Khi tôi trình bày những khám phá của tôi về những khuyến nghị của phe diều hâu Trung Quốc về tham vọng của Trung Quốc và chiến lược dối trá, nhiều người trong giới phân tích tình báo và chính quyền Mỹ đã tỏ vẻ hoài nghi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên trấn an các quốc gia khác rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một bá chủ.” Nói cách khác, Trung Quốc sẽ là quốc gia mạnh nhất, nhưng không thống trị bất cứ ai hay cố gắng thay đổi bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, sức mạnh của cuôc chạy đường dài một trăm năm, là những hành động tàng hình. Mượn chữ của bộ phim Fight Club, nguyên tắc đầu tiên của Marathon là không nói về Marathon. Thật vậy, gần như chắc chắn rằng không có một kế hoạch tổng thể nào đang được dấu kín dưới hầm ở Bắc Kinh vạch ra chi tiết của Marathon. Marathon đã được giới lãnh đạo Trung Quốc biết rõ nên không cần phải viết thành văn để tránh khỏi việc bị lộ. Nhưng Trung Quốc đang bắt đầu nói về các khái niệm này (Marathon) một cách cởi mở hơn – có lẽ vì họ biết rằng có thể đã quá muộn cho Mỹ theo kịp.
Đại biểu ngồi chờ lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 8 tháng mười một năm 2012. Nguồn: Reuters
Tôi quan sát thấy có sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc trong ba lần viếng thăm TQ trong những năm 2012, 2013, và 2014. Theo tập quán, tôi đã gặp gỡ với các học giả của những think tanks chính của TQ, những người mà tôi đã biết từ nhiều chục năm qua. Tôi trực tiếp hỏi họ về một “Trật tự mới do Trung Quốc dẫn đầu thế giới” – một thuật ngữ mà họ sẽ bác bỏ ngay một vài năm trước đó, hoặc ít nhất họ cũng không dám nói lớn tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có nhiều người nói công khai cho rằng trật tự mới, hoặc sự hồi xuân, đang đến, đến nhanh hơn người ta đã chờ đợi. Khi nền kinh tế Mỹ đã bị vùi dập trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc tin tưởng dài dự đoán sự suy thoái không thể phục hồi của Mỹ đã bắt đầu.
Cũng những người đó, những người đã từng trấn an tôi là Trung Quốc chỉ mong có được vai trò lãnh đạo khiêm nhường trong một thế giới mới đa cực đang thành hình – và Đảng Cộng sản chỉ đang thực hiện mục tiêu dài hạn để khôi phục lại vị trí “hợp lý” của Trung Quốc trên thế giới. Trong thực tế, họ nói với tôi rằng họ đã lừa dối tôi và chính phủ Mỹ. Có lẽ với một chút tự hào, họ đã tiết lộ sự thất bại một cách có hệ thống, có ý nghĩa, và nguy hiểm nhất về tình báo trong lịch sử nước Mỹ. Và vì chúng ta không hề nghĩ rằng kế sách Marathon đã khởi động từ lâu nên Mỹ đang thua trận.
Trích từ cuốn “The Hundred-Year Marathon”: Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Mỹ như một siêu cường toàn cầu của tác giả Michael Pillsbury, do Henry Holt và Công ty, LLC. phát hành ngày 10 tháng hai năm 2015. Bản quyền © 2015 Michael Pillsbury. Tất cả quyền được bảo lưu.
Michael Pillsbury
Trà Mi lược dịch
Nguồn: Top US analyst: We made 5 dangerously wrong assumptions about China. Michael Pillsbury, Trích từ “The Hundred-Year Marathon”. businessinsider.com. Feb. 9, 2015,
Phần nhận xét hiển thị trên trang
THE LA RO, CHI TIEC MOT NGUOI NGAY THANG!
ÔNG NGUYỄN BÁ THANH QUA ĐỜI
THY ĐƯỜNG
Vậy là ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời vào trưa hôm nay 13/02/2015. Dù đã biết ông khó qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo này nhưng sao khi được tin ông mất tôi vẫn thấy ngậm ngùi, nuối tiếc.
Biết bao sâu dân mọt nước, những ký sinh trùng của xã hội không chết đi, lại để một người bằng cả tấm lòng mang quyền hạn và khả năng lo cho nước nhà nói chung và một Đà Nẵng hoa lệ nói riêng phải giã từ cuộc sống khi tâm nguyện chưa hoàn thành.
Chắc hẳn rất nhiều nước mắt khóc thương ông, nhất là Đà Nẵng, nơi mà nhờ ông đã trở thành một trong những điểm đến nỗi tiếng của Việt Nam và thế giới. Khi viết những dòng chữ này tôi cũng rưng rưng lệ xót xa.
Tôi biết rằng ngay cả những người thuộc hạng quan Tham trong lòng họ cũng bùi ngùi trước cái chết của Ông Bá Thanh bởi dù có tham ô, tham nhũng nhưng họ cũng còn đó một chút ánh sáng lương tri.
Hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có kẻ cố tình, có kẻ bị cuốn vào vòng xoáy tham nhũng , có kẻ mượn gió bẻ măng, có kẻ mưu hại người để được lợi mình, có kẻ buộc phải tham nhũng để tồn tại... Trừ những kẻ cố tình, còn lại dù có tham nhũng và chưa bị lộ, tin rằng họ cũng như bao nhiều người khác,đều tiếc nuối cho một nhân tài đất nước vừa ra đi vĩnh viễn.
Thôi cũng đành. Sinh lão bệnh tử là quy luật muôn đời của kiếp người. Ta vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Thân nghiệp ai cũng có. Chỉ mong sao nhẹ gánh nghiệp báo này, xin được trả góp từ từ cái thân nghiệp để mỗi năm chịu một chút nạn tai, bệnh hoạn nhè nhẹ thôi cho đến cuối đời. Đừng để sống mạnh khỏe cả đời, cuối đời liệt giường chiếu, hic, chịu đâu nỗi.
Xin post thêm 1 bài viết về những chuyện đời vui của ông Bá Thanh từ lúc còn trẻ đến ngày phát bệnh đăng trên báo Lao Động (TW) tiêu đề :
Biết bao sâu dân mọt nước, những ký sinh trùng của xã hội không chết đi, lại để một người bằng cả tấm lòng mang quyền hạn và khả năng lo cho nước nhà nói chung và một Đà Nẵng hoa lệ nói riêng phải giã từ cuộc sống khi tâm nguyện chưa hoàn thành.
Chắc hẳn rất nhiều nước mắt khóc thương ông, nhất là Đà Nẵng, nơi mà nhờ ông đã trở thành một trong những điểm đến nỗi tiếng của Việt Nam và thế giới. Khi viết những dòng chữ này tôi cũng rưng rưng lệ xót xa.
Tôi biết rằng ngay cả những người thuộc hạng quan Tham trong lòng họ cũng bùi ngùi trước cái chết của Ông Bá Thanh bởi dù có tham ô, tham nhũng nhưng họ cũng còn đó một chút ánh sáng lương tri.
Hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có kẻ cố tình, có kẻ bị cuốn vào vòng xoáy tham nhũng , có kẻ mượn gió bẻ măng, có kẻ mưu hại người để được lợi mình, có kẻ buộc phải tham nhũng để tồn tại... Trừ những kẻ cố tình, còn lại dù có tham nhũng và chưa bị lộ, tin rằng họ cũng như bao nhiều người khác,đều tiếc nuối cho một nhân tài đất nước vừa ra đi vĩnh viễn.
Thôi cũng đành. Sinh lão bệnh tử là quy luật muôn đời của kiếp người. Ta vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Thân nghiệp ai cũng có. Chỉ mong sao nhẹ gánh nghiệp báo này, xin được trả góp từ từ cái thân nghiệp để mỗi năm chịu một chút nạn tai, bệnh hoạn nhè nhẹ thôi cho đến cuối đời. Đừng để sống mạnh khỏe cả đời, cuối đời liệt giường chiếu, hic, chịu đâu nỗi.
Xin post thêm 1 bài viết về những chuyện đời vui của ông Bá Thanh từ lúc còn trẻ đến ngày phát bệnh đăng trên báo Lao Động (TW) tiêu đề :
TỪ ĐÂU NGƯỜI ĐÀ NẴNG YÊU ÔNG BÁ THANH
Từ cây cầu thôn Phước Đông
Năm 1981, từ phòng Nông nghiệp huyện Hoà Vang, anh cán bộ trẻ Nguyễn Bá Thanh về nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm Hợp tác xã 2 Hoà Nhơn. Hồi đó trong dân gian nông thôn có câu “Hợp tác, hợp te / không có miếng vải mà che cái …” nói lên nỗi bức xúc, thiếu nghèo của nông dân trong phong trào Hợp tác hoá nông nghiệp. Và vì là chủ nhiệm nên dân cũng chẳng ưa gì ông. Mỗi tháng một lần các chủ nhiệm HTX suốt ngày nghe dân chửi, bêu riếu vì cái vụ “bình công chấm điểm”, chia hoa lợi. Hoà Nhơn lúc này có 3 HTX thì chỉ riêng HTX nơi ông Thanh làm chủ nhiệm thì đời sống dân khá ổn, nhờ “ông chủ nhiệm” sâu sát từng nhà, từng gia đình… nên vụ bình công điểm khá sát đúng. Ai lười nhận ít, ai siêng nhận nhiều, không kêu vào đâu được.
Từ thôn Phước Thới (HTX 2) Hoà Nhơn đi đến trường Tiểu học trong thôn, học sinh phải lội qua một con mương rộng, dòng chảy bất thường, nên năm nào mùa lụt cũng có một hai em sảy chân, chết trôi. Dân kêu làm cầu mãi, nhưng hồi đó làm gì cũng phải chờ “kế hoạch” chẳng biết khi nào có. Đùng cái, một hôm dân Phước Đông thấy nhân công, sắt thép, vật liệu ầm ầm đổ tới.
Ông chủ nhiệm Bá Thanh thì tả xung, hữu đột, hò hét suốt ngày trên công trường. Hỏi ra mới hay, nghe dân “chửi” quá, ông tức khí đón xe đò, một mình mang bản thiết kế tự vẽ ra thấu Hà Nội để kêu. Nhờ những quan hệ học hành trước đó (ông tốt nghiệp kỹ sư của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), cây cầu “tự xin” được cho ít sắt thép, xi măng để làm. Thấy không đủ thiếu chi, ông nghĩ ra trò kết nghĩa với Công ty đóng tàu Sông Thu, rồi thò ra cái giấy xin vật liệu làm công. Nhờ vậy vài tháng sau, ngày đầu năm học mới, học sinh Hoà Nhơn được thong dong đi trên cây cầu bê tông đẹp ngất ngây đến trường, mà không phải lội qua con mươngi nguy hiểm đó.
Chính quyền xã đặt tên cầu Phước Đông (địa danh), nhưng sau dân không chịu, mà chỉ gọi là cầu Nguyễn Bá Thanh, như một sự tri ân. Đến nay sửa chữa bao nhiêu lần, dân vùng này vẫn cứ gọi vậy.
Đào giếng, đãi vàng
Năm 1985. Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng ra Nghị quyết 25 về vấn đề tăng cường đầu tư nhân tài, vật lực cho miền núi. Chủ nhiệm Nguyễn Bá Thanh lúc này đã là Phó chủ tịch, Thường vụ huyện uỷ trẻ nhất tỉnh, được điều lên làm Giám đốc Nông trường chè Quyết Thắng, đóng chân tại xã 3 huyện Hiên (nay là Đông Giang). Lúc bấy giờ, anh đã nổi tiếng “chịu chơi” vì là vị giám đốc đầu tiên tự lái chiếc xe Jeep trắng chiến lợi phẩm chạy suốt ngày trên các đồi chè.
Kỷ niệm khó quên nhất về anh là câu chuyện cho phép công nhân khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn Nông trường. Những năm 1985-1990 vô cùng khó khăn của các đơn vị kinh tế tỉnh QN - ĐN vì chuyển sang hoạt động cơ chế thị trường; khối Liên Xô và Đông Âu lại tan rã nên hàng hoá sản xuất ra không ai mua. Hàng hoá tồn kho và Nông trường Quyết Thắng cũng không ngoại lệ. Mấy trăm công nhân “đói” dài.
Suy nghĩ mãi, ông mới nghĩ ra kế, cho công nhân đi đào đãi vàng sa khoáng để tạm cải thiện đời sống trong thời điểm khó khăn. Ông bảo ngồi trên đống vàng mà bó tay chịu đói là chuyện phi lý. Nói rồi hôm sau ông cho làm luôn. Ông bày cho công nhân âm thầm khoét sâu vào lòng đất, móc vàng sa khoáng ra suối đãi, rồi mang bán. Nhờ vậy đời sống hàng trăm gia đình khá lên thấy rõ.
Lâu ngày việc vỡ lỡ! Đoàn thanh kiểm xác định việc đào đãi vàng của công nhân là do có chủ trương từ Ban giám đốc. Thế nhưng hôm đoàn thanh tra triệu tập cuộc họp thông qua kết luận, bất ngờ ông tưng tửng nói trong cuộc họp: “Đào vàng mô mà đào vàng! Tui cho phép đào giếng lấy nước uống; công nhân đào giếng, gặp phải cục vàng chẳng lẽ mang vứt đi? Họ có lấy bán mua thêm lon gạo, cọng rau thì cũng coi như BGĐ gián tiếp lo cho đời sống, chứ các đồng chí phát hiện ra tôi hay bất kỳ ai trong BGĐ tơ hào một mảy vàng, tui nhận kỷ luật liền”. Đoàn Thanh tra ớ người ra trước lý lẽ “đào giếng” này, và cuối cùng cũng không chốt lại được kết luận, vì không đủ cơ sở.
Nông nghiệp hoá thành thị
Năm 1993, Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng quyết định điều ông từ cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp về làm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng (lúc này vẫn thuộc tỉnh). Cả thành phố rộ dư luận: “Ông Lân, ông Được (ông Trương Quang Được- Chủ tịch tỉnh QNĐN lúc này) định nông thôn hoá thành thị đây mà !”. Ông cũng ngần ngại vì quản lý đô thị không phải là “nghề” của mình. Ông ra điều kiện, nếu ông về thì phải chấp nhận 2 việc: Một giao quyền quản lý và sử dụng quỹ đất trên một số công trình để ông “đổi đất lấy hạ tầng”; hai cho phép chuyển công tác hết số cán bộ “tham” nhiều, “mưu” ít của Uỷ ban đi, lấy người mới vào để làm. Lý do vì ngân sách hàng năm của thành phố Đà Nẵng, lúc này chỉ bằng nguồn vốn hoạt động của Công ty vệ sinh TP Hải phòng (anh Nguyễn Trung Dân và Vĩnh Quyền đã có dịp phản ảnh trong bài Thao Thức Đà Nẵng đăng trên Lao Động) và nảy sinh tiêu cực trầm trọng về đất đai ở Đà Nẵng lúc này là do đội ngũ này tham mưu.
Tỉnh đồng ý và ông xin nhận luôn quỹ đất khai thác vệt 25 mét ven đường Bắc –Nam (nay là đường Hàm Nghi), hoàn tất hạ tầng cho đường Nguyễn Văn Linh (đường Đông –tây cũ), tái định cư cho dân sống ven trục lộ này, cùng số nhà chồ trên bàu Vĩnh Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng có hai con đường khang trang, mở ra những khu đô thị mới về hướng Tây thành phố; hơn hết hàng trăm hộ dân tại đây hưởng lợi; một đêm trở thành triệu phú nhờ hai trục đường mới này. Sau đó tiếp tục nhiều con đường khác như Đống Đa, Nguyễn Tất Thành… cũng thành công tương tự và hàng vạn hộ dân được hưởng lợi lớn từ sự mở rộng của thành phố về phía Tây, Nam… Đà Nẵng hầu như xoá sạch ổ chuột, tiến đến hoàn thành tiêu chí đầu tiên của chương trình “ba có”- có nhà ở.
Chữ tài, chữ tai đi liền
Con đường Bắc – Nam cũng là “cái hoạ” sau này của ông Nguyễn Bá Thanh. Ngày khánh thành cây cầu Sông Hàn, Giám đốc (GĐ) Công ty Hợp doanh xây lắp P.M.T bị bắt ngay sau khi vừa nhận tấm bằng khen xây cầu Sông Hàn; GĐ, PGĐ Công ty Xây dựng nhà Đà Nẵng cũng bị bắt sau đó. Trong quá trình đi cung, ông T đã khai “chung” cho ông Bá Thanh 4 tỷ đồng, đổi lại để nhận công trình làm đường Bắc- Nam. Đây là số tiền rất lớn lúc bấy giờ. Ông bị kiểm điểm, tường trình lên, xuống trần ai mấy tháng trời. Thậm chí trong dư luận đồn đãi bắt giam ông… May sau việc này được làm rõ ràng. Ông vào Thành uỷ với số phiếu cao nhất trong kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố năm đó.
Nói chuyện cầu Sông Hàn, có một việc liên quan đến tài ứng xử của ông Nguyễn Bá Thanh mà người Đà Nẵng vẫn nhớ. Nguyên trước năm 2000, đời sống kinh tế-xã hội hai bờ Đông- Tây sông Hàn chêch lệch đến mức, từ lâu trong dân gian có câu: “con gái quận 3, không bằng bà già quận 1”. Ông quyết tâm xây dựng cầu Sông Hàn để phát triển phía Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn ngang bằng với các quận trung tâm bên này sông, đồng thời khai thác cả 1 vùng ven biển đầy tiềm năng vẫn ngủ yên hàng trăm năm nay. Thiếu vốn, ông chủ trương kêu gọi nhân dân đóng góp tuỳ lòng hảo tâm, kẻ 500 ngàn, người 1 triệu xây cầu. Riêng gia đình ông góp 30 triệu.
Số tiền đóng góp đó cũng bị không ít người ngờ vực. Trong cuộc họp định kỳ 3 tháng một lần giữa ông với Câu lạc bộ hưu trí Thái Phiên có người đứng lên hỏi rằng: “Ông Thanh lương ba cọc ba đồng, mà tiền đâu ra nhiều vậy ?”. Lác đác có tiếng vỗ tay vì đây là câu hỏi khó. Ông trả lời: “Tiền này từ bán quà người ta biếu tui”. Cả khán phòng đột nhiên lặng như tờ. Ông tiếp tục: “ Khách đến thăm, biếu chai rượu, gói trà chả lẽ trả lại. Như hôm qua, mấy anh Hải Phòng ghé thăm tặng hai chai rượu ngoại. Tôi cũng nhận! giao hết cho nhà khách số 4 (Nhà khách Uỷ ban) giữ, bán thu tiền lập ra cái quỹ. Người dân cơ nhỡ, gặp khó, ban chủ nhiệm cứ lấy tiền bán quà đó mà ủng hộ, sau đó báo lại cho tôi. Hôm nay thành phố cần tôi mang góp chứ có chi không hợp lý đâu ?”. Hội trường vỗ tay nhiệt liệt, không biết vì tấm lòng ông hay tài ứng phó thông tuệ như vậy.
Người bạn của báo chí
Đà Nẵng trực thuộc trung ương năm 1997, ông Nguyễn Bá Thanh được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của thành phố sau ngày chia tách với Quảng Nam. Ông quy định mỗi tháng họp với báo chí một lần; 3 tháng họp với Câu lạc bộ hưu trí Thái Phiên (CLB cán bộ hưu trí trung cao cấp) để nghe và giải đáp các thông tin. Và nhất nhất như vậy cho đến ngày ông chuyển sang đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành uỷ. Có lần trong cuộc họp, không khí căng thẳng vì báo chí phản ảnh về những vướng mắc trật tự đô thị, ông đột nhiên hỏi: “Tui hỏi có ông báo TN mô họp ở đây không ?”. Phía dưới có tiếng trả lời “có đây anh !”. Ông nói luôn: “ Ông viết Đà Nẵng là địa phương nhậu nhất nước, chớ thi hồi mô mà biết nhất, với nhì chớ ?”.
Từ cây cầu thôn Phước Đông
Năm 1981, từ phòng Nông nghiệp huyện Hoà Vang, anh cán bộ trẻ Nguyễn Bá Thanh về nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm Hợp tác xã 2 Hoà Nhơn. Hồi đó trong dân gian nông thôn có câu “Hợp tác, hợp te / không có miếng vải mà che cái …” nói lên nỗi bức xúc, thiếu nghèo của nông dân trong phong trào Hợp tác hoá nông nghiệp. Và vì là chủ nhiệm nên dân cũng chẳng ưa gì ông. Mỗi tháng một lần các chủ nhiệm HTX suốt ngày nghe dân chửi, bêu riếu vì cái vụ “bình công chấm điểm”, chia hoa lợi. Hoà Nhơn lúc này có 3 HTX thì chỉ riêng HTX nơi ông Thanh làm chủ nhiệm thì đời sống dân khá ổn, nhờ “ông chủ nhiệm” sâu sát từng nhà, từng gia đình… nên vụ bình công điểm khá sát đúng. Ai lười nhận ít, ai siêng nhận nhiều, không kêu vào đâu được.
Từ thôn Phước Thới (HTX 2) Hoà Nhơn đi đến trường Tiểu học trong thôn, học sinh phải lội qua một con mương rộng, dòng chảy bất thường, nên năm nào mùa lụt cũng có một hai em sảy chân, chết trôi. Dân kêu làm cầu mãi, nhưng hồi đó làm gì cũng phải chờ “kế hoạch” chẳng biết khi nào có. Đùng cái, một hôm dân Phước Đông thấy nhân công, sắt thép, vật liệu ầm ầm đổ tới.
Ông chủ nhiệm Bá Thanh thì tả xung, hữu đột, hò hét suốt ngày trên công trường. Hỏi ra mới hay, nghe dân “chửi” quá, ông tức khí đón xe đò, một mình mang bản thiết kế tự vẽ ra thấu Hà Nội để kêu. Nhờ những quan hệ học hành trước đó (ông tốt nghiệp kỹ sư của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), cây cầu “tự xin” được cho ít sắt thép, xi măng để làm. Thấy không đủ thiếu chi, ông nghĩ ra trò kết nghĩa với Công ty đóng tàu Sông Thu, rồi thò ra cái giấy xin vật liệu làm công. Nhờ vậy vài tháng sau, ngày đầu năm học mới, học sinh Hoà Nhơn được thong dong đi trên cây cầu bê tông đẹp ngất ngây đến trường, mà không phải lội qua con mươngi nguy hiểm đó.
Chính quyền xã đặt tên cầu Phước Đông (địa danh), nhưng sau dân không chịu, mà chỉ gọi là cầu Nguyễn Bá Thanh, như một sự tri ân. Đến nay sửa chữa bao nhiêu lần, dân vùng này vẫn cứ gọi vậy.
Đào giếng, đãi vàng
Năm 1985. Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng ra Nghị quyết 25 về vấn đề tăng cường đầu tư nhân tài, vật lực cho miền núi. Chủ nhiệm Nguyễn Bá Thanh lúc này đã là Phó chủ tịch, Thường vụ huyện uỷ trẻ nhất tỉnh, được điều lên làm Giám đốc Nông trường chè Quyết Thắng, đóng chân tại xã 3 huyện Hiên (nay là Đông Giang). Lúc bấy giờ, anh đã nổi tiếng “chịu chơi” vì là vị giám đốc đầu tiên tự lái chiếc xe Jeep trắng chiến lợi phẩm chạy suốt ngày trên các đồi chè.
Kỷ niệm khó quên nhất về anh là câu chuyện cho phép công nhân khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn Nông trường. Những năm 1985-1990 vô cùng khó khăn của các đơn vị kinh tế tỉnh QN - ĐN vì chuyển sang hoạt động cơ chế thị trường; khối Liên Xô và Đông Âu lại tan rã nên hàng hoá sản xuất ra không ai mua. Hàng hoá tồn kho và Nông trường Quyết Thắng cũng không ngoại lệ. Mấy trăm công nhân “đói” dài.
Suy nghĩ mãi, ông mới nghĩ ra kế, cho công nhân đi đào đãi vàng sa khoáng để tạm cải thiện đời sống trong thời điểm khó khăn. Ông bảo ngồi trên đống vàng mà bó tay chịu đói là chuyện phi lý. Nói rồi hôm sau ông cho làm luôn. Ông bày cho công nhân âm thầm khoét sâu vào lòng đất, móc vàng sa khoáng ra suối đãi, rồi mang bán. Nhờ vậy đời sống hàng trăm gia đình khá lên thấy rõ.
Lâu ngày việc vỡ lỡ! Đoàn thanh kiểm xác định việc đào đãi vàng của công nhân là do có chủ trương từ Ban giám đốc. Thế nhưng hôm đoàn thanh tra triệu tập cuộc họp thông qua kết luận, bất ngờ ông tưng tửng nói trong cuộc họp: “Đào vàng mô mà đào vàng! Tui cho phép đào giếng lấy nước uống; công nhân đào giếng, gặp phải cục vàng chẳng lẽ mang vứt đi? Họ có lấy bán mua thêm lon gạo, cọng rau thì cũng coi như BGĐ gián tiếp lo cho đời sống, chứ các đồng chí phát hiện ra tôi hay bất kỳ ai trong BGĐ tơ hào một mảy vàng, tui nhận kỷ luật liền”. Đoàn Thanh tra ớ người ra trước lý lẽ “đào giếng” này, và cuối cùng cũng không chốt lại được kết luận, vì không đủ cơ sở.
Nông nghiệp hoá thành thị
Năm 1993, Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng quyết định điều ông từ cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp về làm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng (lúc này vẫn thuộc tỉnh). Cả thành phố rộ dư luận: “Ông Lân, ông Được (ông Trương Quang Được- Chủ tịch tỉnh QNĐN lúc này) định nông thôn hoá thành thị đây mà !”. Ông cũng ngần ngại vì quản lý đô thị không phải là “nghề” của mình. Ông ra điều kiện, nếu ông về thì phải chấp nhận 2 việc: Một giao quyền quản lý và sử dụng quỹ đất trên một số công trình để ông “đổi đất lấy hạ tầng”; hai cho phép chuyển công tác hết số cán bộ “tham” nhiều, “mưu” ít của Uỷ ban đi, lấy người mới vào để làm. Lý do vì ngân sách hàng năm của thành phố Đà Nẵng, lúc này chỉ bằng nguồn vốn hoạt động của Công ty vệ sinh TP Hải phòng (anh Nguyễn Trung Dân và Vĩnh Quyền đã có dịp phản ảnh trong bài Thao Thức Đà Nẵng đăng trên Lao Động) và nảy sinh tiêu cực trầm trọng về đất đai ở Đà Nẵng lúc này là do đội ngũ này tham mưu.
Tỉnh đồng ý và ông xin nhận luôn quỹ đất khai thác vệt 25 mét ven đường Bắc –Nam (nay là đường Hàm Nghi), hoàn tất hạ tầng cho đường Nguyễn Văn Linh (đường Đông –tây cũ), tái định cư cho dân sống ven trục lộ này, cùng số nhà chồ trên bàu Vĩnh Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng có hai con đường khang trang, mở ra những khu đô thị mới về hướng Tây thành phố; hơn hết hàng trăm hộ dân tại đây hưởng lợi; một đêm trở thành triệu phú nhờ hai trục đường mới này. Sau đó tiếp tục nhiều con đường khác như Đống Đa, Nguyễn Tất Thành… cũng thành công tương tự và hàng vạn hộ dân được hưởng lợi lớn từ sự mở rộng của thành phố về phía Tây, Nam… Đà Nẵng hầu như xoá sạch ổ chuột, tiến đến hoàn thành tiêu chí đầu tiên của chương trình “ba có”- có nhà ở.
Chữ tài, chữ tai đi liền
Con đường Bắc – Nam cũng là “cái hoạ” sau này của ông Nguyễn Bá Thanh. Ngày khánh thành cây cầu Sông Hàn, Giám đốc (GĐ) Công ty Hợp doanh xây lắp P.M.T bị bắt ngay sau khi vừa nhận tấm bằng khen xây cầu Sông Hàn; GĐ, PGĐ Công ty Xây dựng nhà Đà Nẵng cũng bị bắt sau đó. Trong quá trình đi cung, ông T đã khai “chung” cho ông Bá Thanh 4 tỷ đồng, đổi lại để nhận công trình làm đường Bắc- Nam. Đây là số tiền rất lớn lúc bấy giờ. Ông bị kiểm điểm, tường trình lên, xuống trần ai mấy tháng trời. Thậm chí trong dư luận đồn đãi bắt giam ông… May sau việc này được làm rõ ràng. Ông vào Thành uỷ với số phiếu cao nhất trong kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố năm đó.
Nói chuyện cầu Sông Hàn, có một việc liên quan đến tài ứng xử của ông Nguyễn Bá Thanh mà người Đà Nẵng vẫn nhớ. Nguyên trước năm 2000, đời sống kinh tế-xã hội hai bờ Đông- Tây sông Hàn chêch lệch đến mức, từ lâu trong dân gian có câu: “con gái quận 3, không bằng bà già quận 1”. Ông quyết tâm xây dựng cầu Sông Hàn để phát triển phía Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn ngang bằng với các quận trung tâm bên này sông, đồng thời khai thác cả 1 vùng ven biển đầy tiềm năng vẫn ngủ yên hàng trăm năm nay. Thiếu vốn, ông chủ trương kêu gọi nhân dân đóng góp tuỳ lòng hảo tâm, kẻ 500 ngàn, người 1 triệu xây cầu. Riêng gia đình ông góp 30 triệu.
Số tiền đóng góp đó cũng bị không ít người ngờ vực. Trong cuộc họp định kỳ 3 tháng một lần giữa ông với Câu lạc bộ hưu trí Thái Phiên có người đứng lên hỏi rằng: “Ông Thanh lương ba cọc ba đồng, mà tiền đâu ra nhiều vậy ?”. Lác đác có tiếng vỗ tay vì đây là câu hỏi khó. Ông trả lời: “Tiền này từ bán quà người ta biếu tui”. Cả khán phòng đột nhiên lặng như tờ. Ông tiếp tục: “ Khách đến thăm, biếu chai rượu, gói trà chả lẽ trả lại. Như hôm qua, mấy anh Hải Phòng ghé thăm tặng hai chai rượu ngoại. Tôi cũng nhận! giao hết cho nhà khách số 4 (Nhà khách Uỷ ban) giữ, bán thu tiền lập ra cái quỹ. Người dân cơ nhỡ, gặp khó, ban chủ nhiệm cứ lấy tiền bán quà đó mà ủng hộ, sau đó báo lại cho tôi. Hôm nay thành phố cần tôi mang góp chứ có chi không hợp lý đâu ?”. Hội trường vỗ tay nhiệt liệt, không biết vì tấm lòng ông hay tài ứng phó thông tuệ như vậy.
Người bạn của báo chí
Đà Nẵng trực thuộc trung ương năm 1997, ông Nguyễn Bá Thanh được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của thành phố sau ngày chia tách với Quảng Nam. Ông quy định mỗi tháng họp với báo chí một lần; 3 tháng họp với Câu lạc bộ hưu trí Thái Phiên (CLB cán bộ hưu trí trung cao cấp) để nghe và giải đáp các thông tin. Và nhất nhất như vậy cho đến ngày ông chuyển sang đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành uỷ. Có lần trong cuộc họp, không khí căng thẳng vì báo chí phản ảnh về những vướng mắc trật tự đô thị, ông đột nhiên hỏi: “Tui hỏi có ông báo TN mô họp ở đây không ?”. Phía dưới có tiếng trả lời “có đây anh !”. Ông nói luôn: “ Ông viết Đà Nẵng là địa phương nhậu nhất nước, chớ thi hồi mô mà biết nhất, với nhì chớ ?”.
Và tiếng cười vang lên với cách hỏi ngược ngộ nghĩnh như vậy; không khí cuộc họp đang nghiêm túc bỗng dưng mềm hẳn ra và trở nên cởi mở hơn nhiều. Hơn 70 cơ quan thông tấn báo chí địa phương, Trung ương trên địa bàn Đà Nẵng đều mong cuộc họp mỗi tháng này. Với ông Thanh, đây là nguồn thông tin hết sức quan trọng để góp phần điều chỉnh các chính sách, chủ trương sát hợp, đồng thời tạo ra sự thông hiểu giữa giới báo chí và công việc của chính quyền địa phương... Với báo chí thì đây là cách giải quyết các vấn đề khúc mắc nhanh nhất, vì sau mỗi ý kiến phát biểu, ngay lập tức các ban ngành cùng dự họp triển khai kiểm tra, khắc phục hay trả lời tại chỗ để giải đáp, đi đến thống nhất quan điểm xử sự…
Cây cầu là công trình mỹ thuật
Đà Nẵng thông qua quy hoạch một lúc bắc 9 cây cầu qua sông Hàn. Ngươi dân xôn xao tự hỏi, bắc làm gì mà nhiều thế? Còn chi dòng sông? Rồi đến Hội đồng nhân dân chất vấn, ông đứng lên giải thích: “Đây không phải là công trình giao thông. Nó sẽ là những kiến trúc mỹ thuật. Ông dẫn chứng tỷ lệ cầu trên dòng sông Hàn ở Seoul Hàn Quốc và những cây cầu qua sông Thames, thủ đô London -Anh Quốc… Và những cây cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước với dáng vẻ khác lạ đã lần lượt ra đời trong ý tưởng này. Cầu Rồng hiện là công trình giao thông có một không hai ở Việt Nam hiện nay. Nhiều khách du lịch mong tới Đà Nẵng để một lần chiêm ngắm cầu Rồng, tận mắt chứng kiến nó phun lửa, phun nước thế nào.
Đặc biệt với cầu Rồng được đặt gần bảo tàng Chăm, trước Đài Truyền hình Đà Nẵng, dư luận ồn ào lên tiếng. Hàng chục bài báo phản bác kịch liệt… vì cho rằng, Di tích lịch sử Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cầu. Ông mời một công ty tư vấn của Mỹ, tìm giải pháp xây dựng cây cầu bảo đảm mỹ thuật, phù hợp với phối cảnh không gian di tích lịch sử bảo tàng. Các nhà tư vấn đã hạ cốt cầu xuống zero, ngang với mặt đường, đồng thời tạo không gian làm Bảo tàng Chăm trở nên nổi bật trong phối cảnh. Đây là công trình cuối cùng ông làm trước khi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.
Dân tin yêu
Hai nhiệm kỳ chủ tịch, hai nhiệm kỳ bí thư, với hơn 15 năm chỉnh trang thành phố, hơn 1/3 trong số 80 vạn dân Đà Nẵng phải thay đổi, chuyển đến nơi ở mới, nhưng chỉ có mươi trường hợp khiếu kiện kéo dài đã là một công trình thành công khó nơi nào bì được. Trong những năm công tác ở Đà Nẵng, ông còn là tác giả của hàng trăm chủ trương, chính sách “không giống ai”, nhưng sau này lại là hình mẫu để các thành phố khác học tập như, xây dựng trung tâm bảo trợ để nuôi người ăn xin, lang thang cơ nhỡ nhằm thành phố vắng bóng ăn xin; hạn chế người không việc làm, không có nhà ở từ các địa phương khác nhập cư vào khu vực trung tâm; hay chính sách dưỡng liêm cho cán bộ các cơ quan pháp luật, tịch thu xe máy, sung quỹ các phương tiện đua xe trái phép…
Hơn hết ông còn gieo vào người dân Đà Nẵng lòng tự hào quê hương, để từ đó từ người trẻ đến các bậc lão niên biết điều chỉnh hành vi xứng với mỹ danh “Thành phố đáng sống”.
Những ngày này, thông tin chính thức cho biết ông bị suy tuỷ, sức khoẻ suy kiệt, nhiều người bất chấp mưa phùn, gió bấc ra sân bay đón ông từ Mỹ về điều trị trên quê hương. Đã có nhiều người xin đăng ký hiến tuỷ để chia sẻ với nỗi đau bệnh tật cùng ông. Với người dân Đà Nẵng, ông không phải là hình tượng để vinh danh, mà đó là hình ảnh thân quen, gần gũi và thật yên tâm khi có ông bên cạnh, trong công cuộc xây dựng mảnh đất quê hương mỗi ngày giàu đẹp hơn, ấm áp tình người hơn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015
Nó chả ngất đâu bác Đ Đ ợ. Tham nhũng không chống nữa sẽ có nhều thằng lắm tiền, nó càng có thêm thu nhập. Hay là sướng quá mà ngất? Bác phải nói rõ ra chứ? Nhà iem théc méc lém!
TIN ĐĨ KHẨN CẤP!
Đám cà phê râu quặp đang mơ màng đào núi, kêu năm nay sao sẵn thế thì Đĩ ngõ hồn hển lao vào quán. Hai gò quản bạ của Đĩ nhảy thon thót:
- Biết gì chưa hả cái đám giai hoi kia, CỤ BÁ hôn mê sâu rồi. Chắc chuẩn bị hoa tiễn là vừa…
Cả quán ngơ ngác chưa kịp phản ứng gì thì Đĩ đã chuyển làn:
- Còn báo NGƯỜI CAO TUỔI có vẻ cũng đang sắm quan tài. Bộ thông tin đã chuẩn bị cả dàn phu huyệt đang xăng xái đào bới rồi, Phen này quyết không tha …
Đám cà phê râu quặp đang mơ màng đào núi, kêu năm nay sao sẵn thế thì Đĩ ngõ hồn hển lao vào quán. Hai gò quản bạ của Đĩ nhảy thon thót:
- Biết gì chưa hả cái đám giai hoi kia, CỤ BÁ hôn mê sâu rồi. Chắc chuẩn bị hoa tiễn là vừa…
Cả quán ngơ ngác chưa kịp phản ứng gì thì Đĩ đã chuyển làn:
- Còn báo NGƯỜI CAO TUỔI có vẻ cũng đang sắm quan tài. Bộ thông tin đã chuẩn bị cả dàn phu huyệt đang xăng xái đào bới rồi, Phen này quyết không tha …
Nói đến đây nước mắt đĩ tràn trề:
- Bảo rồi mà. Chống tham nhũng làm đéo gì cho đời tan nát…hu hu hu. Sao không mặc kệ chúng giết nhau…
Khóc đến đây Đĩ ngất! 13/2/2015
- Bảo rồi mà. Chống tham nhũng làm đéo gì cho đời tan nát…hu hu hu. Sao không mặc kệ chúng giết nhau…
Khóc đến đây Đĩ ngất! 13/2/2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)