Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

f B Sao Hồng:

Bọ Lập (Nhà văn Nguyễn Quang Lập) “phản động” từ khi nào ?


Chân dung quen thuộc của Bọ LậpChân dung quen thuộc của Bọ Lập
Thứ Bảy, ngày 06/12/2014,
16g10, mình pót "Đường xã nghĩ nỗi sau này mà kinh"... 
17g10,
 một bố trẻ đảng viên in-bốc: “… thế là Bọ Lập theo “Người Lót Gạch” rồi. Hu hu…"
18g02, chuẩn bị ra khỏi nhà, bác đại tá CCB Ba Đồn, me-sít Mô-bai: “N.Q.Lâp vừa bị bắt chiều nay chú à”. Về lý do Bọ Lập “nhập kho”, bác đại tá nhận định: “thiếu chọn lọc thông tin… vì công tác an ninh sắp ĐHĐ các cấp”.19g52, đang chờ cô út, thằng bạn trên 30 năm tuổi đảng me-sít Phây: “Bọ Lập bị bắt rồi a? Không vào Quê Choa được. Ông cũng coi chừng....!”  21g12, vừa bước vô nhà, đảng viên 3M (cũng) gần tròn 30 năm tuổi đảng, thông báo: “Bọ Lập bị bắt rồi kìa. Ba cũng coi chừng!” (nghe thế, cô Út nhảy vô mạng đọc tin tức liền. Hồi tiểu học, Ký Ức Vụn là… “sách gối đầu giường” của nàng. Nỏ nghe hắn cảnh báo chi...)

Híc ! Quê Choa có hàng ngàn hàng vạn lượt đọc mỗi ngày người ta mới lo, mới sợ chứ... 
Mình biết Quê Choa Blog nhiều lần cũng bị tấn công và phá sập. Bọ Lập cũng được PA83 quan tâm và hỏi thăm vài lần. Các entries ở Quê Choa rất đa dạng những có chọn lọc. Lượng truy cập rất cao. Có lúc mình thấy hàng ngàn người đọc cùng lúc. Quê Choa là trang có trong "Thanh Ưa thích" của mình trên các trình duyệt. Sau khi Nhà báo Trương Duy Nhất và Nhà văn Phạm Viết Đào nhập kho, có lẽ chỉ còn Quê Choa là blog chính danh, khách quan. Vì thế có nhiều người gửi gắm bài vở và cũng nhiều người đọc nhất! Những blog ẩn danh mang tính phe phái đánh nhau, người ta chỉ tò mò nhất thời mà thôi. Người đọc bây giờ thông minh và tinh lắm ! Mình biết nhiều lãnh đạo cao cấp biết sử dụng internet, cũng vào đọc Quê Choa mỗi ngày. 
Những đảng viên trung kiên gốc Quê Choa, vốn là fan của Bọ Lập từ thời Quê Choa chuyên chuyện... bụ bướm. Bây giờ họ vẫn còn thích đọc Quê Choa vì thông tin đa dạng, nhưng vừa đọc vừa lo lắng dõi theo Bọ Lập. Theo "quan điểm của đảng viên trung kiên” Quê Choa, thì Bọ Lập ngày càng… "phản động” !  Vậy thì câu hỏi đặt ra là, Bọ Lập “phản động” từ khi mô? 
Trong các entries của Bọ Lập, thì bài viết ngắn sau đây mình cho là “Tuyên ngôn Độc lập của Quê Choa” ! Có thể coi nó là “mốc” đánh dấu quyết định cái sự...“phản động” của Bọ Lập ! Rất nhiều người đã đọc entry ni. Nhưng có nhiều Facebookers chưa đọc. Bây giờ thi không vào được Quê Choa nữa. Nhưng biết cách, vẫn có thể tìm thấy trên mạng. 
Bài này Bọ Lập đăng Quê Choa ngày 26/06/2013. Để "rộng đường dư luận” (nghe quen quen hè!), mình post lại entry này và đặt tít:
Tuyên ngôn độc lập của Bọ Lập”!
_____
"TUYÊN NGÔN... ĐỘC LẬP CỦA BỌ LẬP" 
Posted 26/06/2013. 

100 triệu view đến từ hôm qua, ngày 25/6, sau 3 năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn Quê Choa chỉ có 7 triệu view, bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê choa đóng cửa vì quá mệt mỏi và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng  không đáng sợ, đáng sợ nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt, chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.
Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng ( trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết.

100 trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta 10 nỗi nhục sau đây không có gì thay đổi:
 “1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…”

Muốn không còn 10 nỗi đắng cay và nhục nhã đó cần phải khai dân trí, chấn dân khí. Muốn khai dân trí, chấn dân khí trước tiên và trên hết phải cho dân biết SỰ THẬT. Chỉ có cách đó, không có cách nào khác.
Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí  nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa  làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân… vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia,  không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?
 Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT  đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác.

Nhân đây cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên trước đến nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện ảnh v.v. Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hạnh Kiện nhưng rất mê câu nói này của ông: Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào, một phe nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết chết. Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn.
Bọ Lập suy nghĩ rất nhiều về điều này và quyết định nghe theo ông, dù biết mình đã già, tài cán chẳng bao nhiêu, viết lách sẽ không còn được nhiều nữa.
Vài lời kính cáo.

Nguyễn Quang Lập
(P/S: Các địa chỉ của Quê Choa từ Blogspot.com không vô được nữa. 
"Liên lạc với Bọ..."
.. giờ là qua quản giáo & PA 83, Bọ ơi ! Hu hu..."Liên lạc với Bọ..." .. giờ là qua quản giáo & PA 83, Bọ ơi ! Hu hu...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

AI LÀ NGƯỜI NHẮC ĐẾN KHÁI NIỆM NHÂN QUYỀN SỚM NHẤT Ở VIỆT NAM?



Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều tri thức Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng... đã tiếp thu các tư tưởng tiến bộ về tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng về dân quyền, dân chủ của Cách mạng tư sản. Ban đầu, có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến các nhà nho yêu nước cấp tiến là các bản dịch tác phẩm của Rousseau, Hobbles, Locke... do các nhà tư tưởng Trung Quốc cùng thời như Khang Hữu Vi (Kang Youwei, 1858-1927), Lương Khải Siêu (Liang Qichao, 1873-1929) dịch và giới thiệu trên các tạp chí Trung Quốc. Sau đó, do có điều kiện ra nước ngoài nhiều, các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu càng hiểu thêm sâu sắc về tư tưởng tự do và dân quyền, hai ông đã trở thành những người truyền bá những tư tưởng này sớm nhất, có hệ thống nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai nhà cách mạng có tư tưởng về nhân quyền sớm nhất, ảnh: internet
Một trong những chủ trương của phong trào Duy Tân (khởi xướng từ khoảng năm 1903, với các lãnh tụ chính yếu Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) là vận động nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh, vận động dân quyền. Trong sách “Tự phán”, Phan Bội Châu cho biết sau khi đi Nhật trở về năm 1906, Phan Châu Trinh khẳng định lập trường: “Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được”. Có thể khẳng định Phan Châu Trinh là nhà hoạt động chính trị đầu tiên đề xướng dân quyền ở Việt Nam. Sau khi sang Pháp năm 1911, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền (trụ sở tại Pháp), ông cũng là người đầu tiên báo động tình trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam và lên án chế độ phong kiến, thực dân trong nước bằng các bài diễn thuyết và các bài viết như thư gửi Hội nhân quyền về cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1911), Đông Dương chính trị luận (1913), thư Thất điều kể tội vua Khải Định (1922),… Cuối năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, ông có hai bài diễn thuyết tại Sài Gòn, trong đó Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa, hướng đến một xã hội dân chủ và pháp trị.
Phan Bội Châu, mặc dù lựa chọn con đường cách mạng khác, nhưng cũng dùng thơ văn và các bài diễn thuyết kêu gọi người dân có ý thức về quyền tự do. Chẳng hạn trong loạt bài “Nam quốc dân tu tri”(Quốc dân nam giới cần biết, được đăng dần trên báo Tiếng Dân từ tháng 8/1926), tác giả kêu gọi công dân có ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ đối với xã hội, với quốc gia, giải thích thế nào là “độc lập”, “tự do”… Các quyền cơ bản đã được ông trình bày dưới dạng thơ rất súc tích và lý thú:
Miệng có quyền nói,
Óc có quyền suy.
Chân có quyền đi,
Tay có quyền đẩy.
Mắt có quyền thấy,
Tai có quyền nghe.
Đất nọ xứ kia,
Có quyền dời ở…
(Trích “Quyền lợi”, trong  “Nam quốc dân tu tri”)
Qua các tác phẩm nêu trên có thể thấy được, tuy các nhà cách mạng như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu không nói rõ khái niệm nhân quyền như thế nào trong các tác phẩm của mình. Nhưng qua các tác phẩm đó, hai ông đã làm nổi rõ được cách bản chất, cách thể hiện của khái niệm nhân quyền là như thế nào. Đây là cơ sở nền tảng để nhân quyền ở Việt Nam càng phát huy, phát triển về sau này.
Nguyễn Chiến Thắng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BỘ MẶT THẬT VỀ NẠN THAM NHŨNG Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Chiến dịch quét tham nhũng của Trung Quốc ngày càng có hiệu quả. Minh chứng cho sự hiệu quả của nó chính là người dân Trung Quốc ngày càng tiếp cận những vụ phanh phui về các nhà lãnh đạo của đất nước mình. Những vụ án tham nhũng bị phanh phui cho thấy rõ về quy mô “mua bán chức” tại Trung Quốc hiện nay. Gần đây nhất là vụ La Ẩm Quốc - nguyên bí thư thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã nhận hối lộ 16.3 triệu USD từ 64 thuộc cấp muốn thăng tiến. La đã kê khai ra một bảng giá cụ thể cho từng vị trí ngồi: 200.000 nhân dân tệ (32.587 USD) cho một vị trí ngành công nghệ, 2 triệu nhân dân tệ cho vị trí tại cấp sở, 10 triệu nhân dân tệ (1,63 triệu USD) cho vị trí phó thị trưởng thành phố, và  “ghế” bí thư của mình cũng được La treo với giá 100 triệu nhân dân tệ (16,3 triệu USD).

La Ẩm Quốc - một trong những người chuyên "mua bán chức" tại Trung Quốc, ảnh: internet
Sự đa dạng, phong phú trong chạy chức tại Trung Quốc không chỉ thể hiện ở số tiền của mỗi đợt giao dịch mà nó còn thể hiện ở phương thức thanh toán trong quy trình “mua ghế”. “Người mua” có thể thanh toán cho việc chạy chức của mình làm nhiều đợt, cho đến khi chính thức được bổ nhiệm vào vị trí mong muốn. Hoạt động “mua ghế” thường tăng lên ngay trước mỗi kỳ bầu cử và những đợt thay đổi nhân sự lớn trong đảng và đội ngũ lãnh đạo chính phủ Trung Quốc, nói cách khác: số lượng giao dịch thường nở rộ sau mỗi 5 năm. Tất nhiên, mọi sự đầu tư đều phải nhằm mục đích sinh lời. Quy luật thị trường, khi đầu tư vào một chỗ ngồi nào đấy, ắt hẳn người ta phải nhìn thấy khả năng kiếm lời từ vị trí ấy với khoản lời cao hơn khoản đầu tư!
Những con số, những gương mặt về tham nhũng được phanh phui khiến người ta hiểu rằng tham nhũng tại Trung Quốc không thể đơn lẻ, đó phải là một hệ thống ăn dây với nhau. Có thể đã phát hiện ra một mối nào đó, nhưng liệu đó có phải là gốc rễ? Liệu kẻ tham nhũng kia đã đủ "to" để ăn trọn khoản tiền tham nhũng? Xin để thắc mắc ấy lại cho bạn đọc, điều tác giả muốn nói đến sau đây sẽ cho chúng ta một góc nhìn khác về tham nhũng tại Trung Quốc. Khi người dân Trung Quốc hả hê vì những tham nhũng trong chính quyền được phanh phui thì khảo sát cho thấy, có tới 76,4% sinh viên tốt nghiệp đại học nước này vẫn tiếp tục xem việc trở thành viên chức nhà nước là lựa chọn số 1. Trong khi đó ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp hay Singapore, tỷ lệ này chỉ lần lượt là 3%, 5% và 2%. Trung Quốc đã bắt được vài con sâu béo mầm trong nồi canh của họ, nhưng tác giả lại đang thấy những trứng sâu đang ngọ nguậy trong nồi!
Nguyễn Chiến Thắng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THEO BÀI NÀY THÌ TỀNH HỀNH CÓ VẺ GAY RÙI ĐÂY: "Phụ Nữ News: LỢI DỤNG DANH NGHĨA “XÃ HỘI DÂN SỰ” CHỐNG CHÍNH QU...

Phụ Nữ News: LỢI DỤNG DANH NGHĨA “XÃ HỘI DÂN SỰ” CHỐNG CHÍNH QU...: Tổ chức xã hội dân sự là lực lượng cùng góp phần với Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũn... Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÔN TỘC ĐẠI QUY- TÔN LỘC ĐẠI NGUY= TÔN TÀI ĐẠI THỊNH - TÔN NỊNH ĐẠI SUY


Đoàn Nguyên đã chia sẻ ảnh của Phạm Xuân Cần.
23 phút ·
Rất hay.
MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG
MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG
Một phần tư thế kỉ qua người Việt mình chỉ quen nghe quen đọc một thứ "mười sáu chữ vàng", đó là thứ vàng.......
Ít người biết rằng chúng ta có mười sáu chữ bằng vàng thật, vàng ròng, quý hơn cả vàng. Đó chính là TỨ TÔN CHÂM, gồm mười sáu chữ vàng của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954), thân sinh của các nhà văn hóa, nhà văn rất nổi tiếng: Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Phê. Tương truyền, Tứ tôn châm được vị Hoàng giáp đích thân tâu lên Vua Thành Thái, khi ông mới 19 tuổi!


TÔN TỘC ĐẠI QUY

TÔN LỘC ĐẠI NGUY

TÔN TÀI ĐẠI THỊNH

TÔN NỊNH ĐẠI SUY

Nỏ biết bây giờ người ta đang tôn cấy chi?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Nhãn quan chánh chọe của bác Dongngan Doduc xem ra có lý nhẩy!


GÓC NHÌN
Chu Vĩnh Khang đang được cái cơ chế mà ông phụng sự và lũng đoạn nó đang cởi trưồng ông ta ra. Lúc này kẻ thắng thế kể xấu đủ mặt kẻ thất thế,kể cả nói thêm nói nếm. Dậu đổ bìm leo, còn cất lời sao được. Trong các tham vọng của con người thì tham vọng chính trị là kinh tởm nhất vì để đạt được nó phải đủ cơ tích lũy nọc độc mưu mẹo và biết tạo ra cả loạt cạm bẫy để hạ độc đối thủ mà leo tiếp. Hôm nay họ Chu bị Họ Tập lột quần áo…Rồi hôm nào sẽ đến lượt họ Tâp cũng sẽ bị lột khi gân chùng gối mỏi, hết quyền lực.
Mỗi một cá thể tham gia trò chơi này đều giống nhau, chả có tốt xấu hơn đâu, chỉ có mưu hiểm cao thấp là khác nhau thôi.
Đấu trường chính trị ở bất kì quốc gia nào, chế độ nào cũng đều là cuộc chơi của đàn sói. Chúng giống nhau cả, khi lột ra cũng bẩn như nhau. Lịch sử chính trị của Trung Hoa đã tự phơi bày rất rõ ràng.
Đã tham gia trò chơi chính trị thì là dám làm dám chịu. Tôi chẳng khen thằng nào cả, kể cả thằng thắng thằng bại. Đó là sân dành cho sức mạnh hoang dã cộng với mưu cao kế độc và những kẻ có dòng máu lạnh. doduc-7/12/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tuyên bố về phân xử tranh chấp trên biển Đông


(TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7.12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Philippines gây áp lực chính trị khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, theo Tân Hoa xã. Trung Quốc đã từ bỏ 'chiến lược kiềm chế' ở biển Đông
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, 
quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã.

Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài, theo Tân Hoa xã.

Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế, theo Tân Hoa xã.

Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo Tân Hoa xã.

“Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào 
vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters

"Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, ngày 22.1.2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện.

Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế.

Trung Quốc hiện đang có mâu thuẫn với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines trong tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” (đường chín đoạn) nuốt gần trọn cả biển Đông.

Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh sau đó rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam vào tháng 7.

Ngọc Mai
>> Việt Nam hoan nghênh Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về biển Đông
>> Cách Trung Quốc cướp Biển Đông làm của riêng
>> Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về biển Đông, Hoa Đông
>> Sớm thiết lập 'đường dây nóng' giữa các bên ở biển Đông


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141207/trung-quoc-tuyen-bo-ve-phan-xu-tranh-chap-tren-bien-dong.aspx

Phần nhận xét hiển thị trên trang