Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

'Chợ gián điệp'' hoạt động kín ở Lạng Sơn

 Nguồn: news.zing.vn

Nói là ”chợ” nhưng những người buôn bán các loại thiết bị này cực kỳ kín tiếng trong việc buôn bán, lập mắt xích cung ứng sản phẩm.
Thời gian gần đây, rất nhiều thiết bị gián điệp như máy nghe lén, bút ghi âm, đồng hồ ghi âm, ghi hình, máy quay siêu nhỏ, bút tàng hình... được tiểu thương lén lút nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam. Các cơ quan chức năng đã cảnh báo việc này đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.
Buôn kín...
Để lần tìm đầu mối thông tin về những người chuyên buôn bán các sản phẩm gián điệp, chúng tôi tìm đến Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và Chi cục quản lí thị trường tỉnh Lạng Sơn tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều khẳng định là từ trước tới nay chưa bắt được vụ buôn bán thiết bị gián điệp nào, thậm chí "mặt mũi" thiết bị đó như thế nào cả hai cơ quan này còn chưa biết đến, chưa nhìn thấy thì nói gì đến chuyện bắt bớ.
Mất nhiều ngày dò tìm thông tin từ khắp các trung tâm mua sắm từ cửa khẩu Tân Thanh, đến Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn chúng tôi mới được một người dân giới thiệu về chợ đêm Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh.
Chợ Đông Kinh thường là đầu mối tiêu thụ, phân phối các thiết bị gián điệp đi khắp nơi trong cả nước.
Trong vai một lái buôn, chúng tôi tìm đến cửa hàng điện tử Thủy Tuyên nằm quầy 127, tầng 1 chợ Đông Kinh. Bề ngoài, cửa hàng bày bán những thiết bị điện tử như bút ghi âm, ghi hình, điện thoại, vỏ điện thoại... Chỉ nhìn qua tưởng quán này không buôn bán những thiết bị gián điệp tinh vi. Nhưng khi chúng tôi hỏi về những loại thiết bị này, người đàn bà chừng 50 tuổi, chủ quán Thủy Tuyên nhìn chúng tôi một lượt từ đầu đến chân rồi bảo: "Đợi chị một chút". Nói rồi người này lục lọi trong đống hàng hóa rồi lôi ra một hộp màu đỏ ghi chữ "N9". Chủ cửa hàng Thủy Tuyên mở chiếc hộp ra cho chúng tôi xem, đó là thiết bị bé bằng bao diêm sử dụng sim điện thoại thông thường, thiết bị dùng pin sạc.
Theo lời giới thiệu của chủ cửa hàng này thì pin của thiết bị nghe trộm có thời gian nghe liên tục một ngày, những loại thiết bị khác có cấu hình cao hơn như thiết bị A6, X900 có thể hoạt động vài ngày. Điều đặc biệt là khi cài thiết bị nghe trộm ở nhà đối tượng cần theo dõi nếu gắn được dây sạc pin vào một ổ cắm hoặc nối thông qua thiết bị đổi nguồn nào đó thì thiết bị nghe trộm có thể hoạt động xuyên thời gian, khi nào máy hỏng thì mới thôi.
Sau khi nghe lời giới thiệu của chủ quán Thủy Tuyên, chúng tôi ngỏ ý muốn mua một số lượng nhỏ máy nghe lén để bán, chủ quán bảo: "Chỉ cần điện thoại, chị sẽ gửi theo xe khách xuống Hà Nội cho em, khi nhận hàng, em sẽ đem theo tiền để đưa cho chủ xe khách và nhận hàng. Muốn số lượng nhiều thì phải báo trước một vài hôm để chị thông báo cho bên Trung Quốc người ta đưa hàng sang".
Tiếp tục tìm hiểu thông tin về thiết bị này, chúng tôi được giới thiệu đến một quán điện tử ngay cạnh quán Thủy Tuyên. Nhìn bên ngoài, quán này cũng bày bán những mặt hàng điện tử như vỏ điện thoại, đồng hồ đeo tay, điện thoại "chế" chuyên dùng để ghi âm, ghi hình... Thế nhưng, không ai ngờ đây đều là những vật trá hình có thể ghi âm, ghi hình mà người khác không hay biết. Khi chúng tôi hỏi về thiết bị nghe lén, người đàn ông này bảo chúng tôi phải đợi một ngày vì hàng đã được bán hết. Người đàn ông này cũng tiết lộ rằng, những mặt hàng nghe trộm này được bán đi khắp nơi, nhưng chủ yếu là một số đầu mối ở Hà Nội đến để mua buôn, sau đó bán lại cho người có nhu cầu sử dụng.
Khi đã tin tưởng chúng tôi là một lái buôn nhỏ đang đi tìm mối hàng, một số chủ cửa hàng chuyên buôn bán, cung ứng thiết bị gián điệp đã giới thiệu đến những "đồng nghiệp". Theo đó, chúng tôi đến cửa hàng của một người phụ nữ tên Chung ở chợ Đông Kinh và một người khác ở chợ đêm Kỳ Lừa, những người này bày tỏ sẵn sàng tạo lập mắt xích làm ăn, cung ứng sản phẩm xuống Hà Nội hoặc bất kỳ nơi đâu cho chúng tôi với hình thức giao hàng và tiền tận tay.
... Bán giá "bèo"
Chủ cửa hàng Thủy Tuyên mặc cả về giá cả của các thiết bị gián điệp.
Để tạo sự tin tưởng đối với những đối tượng chuyên buôn bán các sản phẩm gián điệp trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã mặc cả giá với những chủ cửa hàng mức giá thấp nhất là 300.000 đồng/1 thiết bị. Chủ cửa hàng tên Chung ở tầng 1, chợ Đông Kinh chỉ đồng ý với giá bán buôn thấp nhất là 380.000 đồng/1 thiết bị. Nếu chúng tôi bán được giá cao thì ăn nhiều, thấp thì ăn ít và đó là giá "bèo" nhất trong tất cả các quán ở đây, sẽ không có giá nào thấp hơn thế.
Đúng như lời bà Chung nói, khi chúng tôi mặc cả giá với một số cơ sở ở chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh thì những cơ sở này mặc cả với giá dao động từ 550.000 - 1 triệu đồng/1 thiết bị tùy thuộc vào cấu hình. Giá bán cao nhất là thiết bị A6 với 1,1 triệu đồng.
Một chủ cửa hàng ở chợ đêm Kỳ Lừa tiết lộ: "Có người mua hàng ở đây với giá 550.000 đồng đem về Hà Nội bán gần 3 triệu đồng, thậm chí có người còn hét giá cao hơn, sở dĩ có chuyện này là do đối tượng khách hàng có nhu cầu thực sự thì họ sẽ mua và không ngần ngại bỏ ra số tiền vài triệu để có được thiết bị đặc biệt này".
Đe dọa an ninh quốc gia
Một góc chợ Đông Kinh, nơi buôn bán các thiết bị gián điệp.
Ông Dương Văn Sinh, Trưởng phòng nghiệp vụ, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho hay: "Từ trước đến nay chưa có báo cáo về việc bắt giữ hay phát hiện vụ buôn bán thiết bị gián điệp nào trên địa bàn. Nếu có thì điều này sẽ là rất nghiêm trọng và đe dọa đặc biệt đến an ninh quốc gia, cũng như can thiệp vào đời tư của người khác".
Ông Sinh cho biết thêm: "Trước đây tôi đã từng là bộ đội thông tin liên lạc trong quân đội nên hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cũng như làm thế nào để nghe lén thông tin của quân địch. Việc nghe lén qua thiết bị vô tuyến sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn".
Theo thông tin của những người buôn bán thiết bị gián điệp thì sau khi lắp sim rác vào thiết bị, chỉ cần dùng một chiếc sim khác nhắn tin vào số sim rác gắn trong thiết bị với mật mã "1111" là đã kích hoạt được thiết bị, sau đó, người dùng có thể nghe được cuộc trò chuyện của đối tượng. Một số thiết bị nghe lén với cấu hình cao như A6, có thể nghe được ở tầm xa 15m, khi phát hiện có tiếng người, thiết bị này sẽ tự động kích hoạt và gọi lại vào số điện thoại của người dùng. Nếu cả hai số sim rác được đăng ký dịch vụ nghe gọi quốc tế thì thậm chí người theo dõi có thể ngồi ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng có thể theo dõi được đối tượng ở trong nước.
Một số thiết bị cấu hình cao còn có chế độ lưu trữ file ghi âm, ghi hình vào thẻ nhớ trong trường hợp khu vực bị phong tỏa sóng, cắt sóng điện thoại. Khi khu vực đó được phủ sóng trở lại thì thiết bị sẽ tự động kích hoạt gọi về máy của "chủ nhân" và phát lại đoạn ghi âm đó để "chủ nhân" ghi âm lại.
Ngoài ra, một loại thiết bị nghe trộm khác là X900 có thể tự động ghi âm, chụp ảnh từ xa với độ nét cao. Sau khi chụp ảnh, ghi âm, thiết bị này sẽ gửi file về số điện thoại của "chủ nhân"... Loại thiết bị này hoạt động trên tất cả các mạng như Viettel, MobiFone, VinaPhone...













































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

TUỔI TRẺ KHÔNG PHẢI CÁI CỚ CHO SỰ THỜ Ơ!

Malala Yousafzai - giải Nobel ở tuổi 17


Mười một tuổi, cô bé Malala Yousafzai bắt đầu viết cho chuyên mục blog của BBC. Những gì cô viết đơn giản chỉ là mô tả lại cuộc sống của cô tại vùng thung lũng Swat tại Tây Bắc Pakistan và thúc đẩy giáo dục cho nữ giới tại quê hương cô. Thời điểm đó, tàn quân Taliban đang nắm giữ vùng này và chúng không cho phép trẻ em nữ được đến trường.

Dưới chế độ hà khắc của Taliban thì những gì Malala viết chỉ càng làm cuộc sống cô bé nguy hiểm hơn. Lo lắng trước những gì Malala cố gắng kể cho thế giới, Taliban đã tìm cách thủ tiêu cô bằng một phát súng vào đầu ở cự ly gần. Khi ấy, Malala chỉ vừa 15 tuổi.

Malala Yousafzai. Ảnh: Facundo Arrizabalaga/EPA

Phát súng không thể giết chết Malala, cũng như không thể đập tan đi ý tưởng về quyền được đến trường của cô. Trái lại, nó đã vô tình tiếp thêm sức mạnh và sự ủng hộ cho Malala. Thế giới lên án Taliban, cộng đồng quốc tế đứng về phía Malala và ý tưởng nhỏ bé của cô ấy. Cô bé tỉnh dậy sau ca phẫu thuật dài.

Vết thương vùng đầu không ngăn được cô đem câu chuyện của mình đến với nhiều người hơn nữa. Cô phát biểu về quyền được đi học trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cô được tạp chí TIME đề cử trong danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất trong năm 2013", được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2013, và ngày sinh của cô được LHQ chọn làm ngày để tôn vinh sức mạnh của giáo dục trên toàn cầu.

Malala không sinh ra đã là một vĩ nhân. Cũng như bao cô gái cùng trang lứa khác, cô luôn sợ hãi. Đã có lúc cô ám ảnh với cái chết, với sự rình rập của Taliban. Nhưng bên cạnh đó, cô có một niềm tin mãnh liệt vào mục tiêu mình theo đuổi. Hơn hết, cô cảm thấy bản thân có một trách nhiệm to lớn phải tiếp tục cuộc hành trình của mình. "Cháu sẽ lên tiếng. Nếu cháu không nói, thì ai sẽ nói", "Cháu có quyền lên tiếng. Nếu họ tìm cách ám sát cháu, cháu sẽ giải thích cho họ hiểu những gì họ làm là sai và giáo dục là quyền căn bản của chúng ta. Cháu sẽ đi học, cho dù là học ở nhà, ở trường hay bất cứ nơi đâu. Họ không thể ngăn cả cháu được".

Malala trở thành người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2014, khi cô chỉ mới 17 tuổi.

Joshua Wong


Joshua Wong. Ảnh: CNN

Joshua Wong trở thành thủ lĩnh phong trào sinh viên Hong Kong từ khi mới 14 tuổi. Cũng như Malala, mối quan tâm hàng đầu của cậu chính là giáo dục. Phong trào Scholarism được lập ra chỉ như một tiếng nói phản biện lại nền giáo dục mà cậu và các bạn cho là rập khuôn, giáo điều của Hong Kong.

Mười bảy tuổi, cậu trở thành một trong những lãnh đạo cốt cán của cuộc xuống đường của sinh viên Hong Kong đòi cải cách chế độ bầu cử. Một tạp chí của Pháp gọi cậu là "thần đồng chính trị". Truyền thông quốc tế tò mò, chú ý đến cậu như một lãnh đạo của phong trào biểu tình được coi là lịch sự nhất từ trước đến nay.

Cũng như Malala, cậu cũng chỉ là một con người bình thường. Sinh ra với chứng đọc khó, không ai có thể nghĩ cậu bé nhỏ người, gầy gò với cặp kính cận kia giờ đây lại đang có tiếng nói rất quan trọng trong phong trào sinh viên Hong Kong.

Cũng đã có lúc tuổi trẻ khiến cậu sai lầm, như có lần cậu phải xin lỗi vì sự chỉ trích chính quyền một cách vô lý của mình. Những gì cậu đang làm có thể đúng, có thể sai và lịch sử sẽ phán xét, nhưng không thể phủ nhận sự kiên định và năng lượng dồi dào của Joshua Wong.

Sophie Scholl (người Đức, 1921 - 1943)


Sophie Scholl (ảnh giữa). Ảnh: Ushmm.org

Năm 1943, khi mới ngoài 20 tuổi, lẽ ra Sophie Scholl phải đang vui chơi với bạn đồng trang lứa và mơ mộng về tương lai. Nhưng cô lại đang đứng trước phiên tòa hình sự của chế độ Quốc xã Đức. Rồi chỉ sau đó không lâu thôi, cô sẽ bị tuyên xử tử vì tội phá hoại và bị chặt đầu.

Những gì cô làm đơn giản chỉ là tham gia hội Hoa hồng Trắng, một tổ chức sinh viên chuyên đi rải truyền đơn kêu gọi người dân Đức hãy dùng lương tri và nhìn rõ bộ mặt của chế độ Quốc xã Đức. Khó có thể biết Sophie Scholl đã làm gì, nói gì trong những ngày cuối đời của mình, vì bọn Quốc xã đã đem cô bé đi xử trảm ngay buổi chiều sau khi tuyên án.

Nhưng chúng ta biết được rằng lời cuối cùng cô nói trước tòa án Quốc xã vẫn thể hiện sự kiên cường và niềm tin vào những gì mình đã làm của cô: "Sau cùng thì một ai đó cũng phải bắt đầu việc này. Những gì chúng tôi viết và nói cũng là những gì nhiều người suy nghĩ. Họ chỉ không dám thể hiện thôi". 

Cũng như Malala và Joshua Wong, Sophie Scholl cũng là một cô bé bình thường, lãng mạn. Cô có người yêu ngoài mặt trận. Cô lãng mạn gọi tổ chức của mình là Hoa hồng Trắng. Cô thích trượt tuyết, leo núi, âm nhạc và có tài vẽ tranh. Khi bị bắt, cô mặc một chiếc áo len đỏ và tóc mái kẹp một bên. Chiếc áo len đó theo cô ra phiên xử và cùng cô đi đến giờ phút cuối cùng, khi lời nói sau chót của cô được thốt ra: "Và mặt trời vẫn sẽ tỏa nắng".

Sophie Scholl, Malala Yousafzai, và Joshua Wong đều là những người rất trẻ. Họ đều có xuất thân cũng như cách hành xử rất bình thường, trẻ trung như lứa tuổi của mình. Điểm chung lớn nhất của cả ba đó chính là họ từ chối việc chỉ biết lắng nghe và trì hoãn những suy nghĩ của bản thân.

Cũng như bao người trẻ khác, hẳn họ cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích, răn đe, rằng trẻ tuổi nghĩa là họ không nên nghĩ nhiều đến chuyện lớn, rằng tương lai là của họ, vì thế họ cần im lặng trong hiện tại, và rằng trẻ tuổi nghĩa là những suy nghĩ của họ là sai lầm... Nhưng tất cả đều từ chối làm theo những lời đó. Bởi lẽ họ cho rằng, lương tri và quyền được nói lên những suy nghĩ của mình không phải là đặc quyền của một lứa tuổi nào cả.

***

Hai mươi mốt tuổi, Traudl Junge (16/3/1920 - 10/2/2002) trở thành thư ký riêng của Adolf Hitler [1]. Cô đã ở bên cạnh Hitler cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh. Thật khó có thể quy kết những tội ác của Đức Quốc xã cho cô, bởi lẽ cô chỉ là một thư ký và không biết những tội ác đang diễn ra.

Nhiều người cho rằng tuổi trẻ đồng nghĩa với việc tương lai thuộc về bản thân, vì thế họ tự cho phép mình thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh, bằng lý do này hay lý do khác. Những lúc như vậy, tôi thường hay nhớ lại bài trả lời phỏng vấn cuối cùng trong sự nghẹn ngào của Traudl Junge [2]:

"Những gì tôi nghe thấy ở Phiên tòa Nuremberg, về cuộc thảm sát sáu triệu người Do Thái và các chủng tộc khác, những điều ấy khiến cho tôi bàng hoàng tột độ. Nhưng tôi vẫn không thể thấy mối liên hệ của tội ác đó và quá khứ của tôi. Tôi đã hài lòng rằng bản thân không bị quy kết và rằng tôi không biết đến những điều đó đã xảy ra. 

Nhưng ngày nọ, tôi đi ngang qua bức tượng người ta dựng lên để tưởng nhớ Sophie Scholl tại đường Franz Josef. Đứng trước tôi là kí ức của một cô gái trạc tuổi tôi, và cô ấy bị xử tử cùng thời điểm tôi bắt đầu làm việc cho Hitler. Chính vào lúc đó, tôi thực sự hiểu rằng tuổi trẻ không phải là một cái cớ cho sự thờ ơ, vô tâm của bản thân..."

Phải, tuổi trẻ không thể là cái cớ cho sự thờ ơ, vô tâm.

Lê Nguyễn Duy Hậu
Theo Vietnamnet


[1] Câu chuyện của Traudl Junge sau này đã đi vào bộ phim do Đức sản xuất với tựa gốc Der untergang, tựa tiếng Anh Downfall. Bản phim tại VN có tựa Ngày tàn. Bộ phim đã được đề cử Oscar 2005 cho Phim nước ngoài hay nhất.

[2] Cuộc phỏng vấn trong phim tài liệu Im Toten Winkel của Áo


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng bảo là "xa hoa", chỉ là nó cần phải thế!

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Tác giả: Theo Bích Đào / MASK Online (Nguồn: Nobel Prize, Wikipedia  :D
Mỗi đại tiệc Nobel cần đến 2.692 phần ức bồ câu, 475 đuôi tôm hùm, 100kg khoai tây, 53kg pho mát, 45 kg cá hồi hun khói… hàng nghìn phụ liệu đi kèm.
Giải thưởng danh giá Nobel là dịp vinh danh các nhà khoa học và những người có thành tích, đóng góp quan trọng cho không chỉ nền khoa học mà cả nền văn minh của nhân loại. 
Nếu như các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới theo dõi những cái tên được đoạt giải thì các fan ẩm thực và văn hóa cũng có một lý do riêng để ngóng chờ từng mùa trao giải Nobel: bữa tiệc xa hoa Nobel Banquet được tổ chức để chiêu đãi những người đoạt giải.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 1
Lễ trao giải Nobel đầu tiên được tổ chức vào ngày 10/12/1901, theo sau đó là bữa tiệc chiêu đãi tại Grand Hôtel ở Stockholm. Từ đó thành lệ mỗi năm, sau lễ trao giải, ban tổ chức cùng hoàng gia Thụy Điển sẽ mở một bữa tiệc chúc mừng với quy mô khổng lồ cùng danh sách khách mời danh giá đến từ khắp thế giới. 
Bữa tiệc này không chỉ thu hút mối quan tâm của những người may mắn được mời đến dự mà của cả những khán giả theo dõi qua tivi hay sách báo.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 2Hình ảnh nhà hóa học Alfred Nobel.
Được tổ chức đều đặn hàng năm trong suốt hơn một thế kỷ qua, bữa tiệc không chỉ thể hiện lòng kính trọng với người sáng lập ra giải thưởng – nhà hóa học Alfred Nobel – mà còn là đại tiệc tiêu biểu cho lịch sử ẩm thực châu Âu trong hơn một trăm năm. 
Đại tiệc này quy tụ hàng trăm quan khách tại tòa thị chính Stockholm và được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển cũng như ở nhiều quốc gia khác. Không những thế, thông tin về đại tiệc này cũng được đưa tin rộng rãi bởi nhiều kênh thông tin, báo chí.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 3
Bữa tiệc đầu tiên vào năm 1901 đã chứng kiến sự tham gia của 113 khách mời toàn nam. Vào năm 1934, với uy tín tăng cao của giải thưởng này, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc tham gia Lễ trao giải và tiệc chiêu đãi. 
Chính vì thế, số lượng quan khách ngày một tăng lên – từ 113 lên con số 350 người. Ngày nay, có khoảng 1.300 người khách được mời mỗi năm. Trong đó có các thành viên học viện, chính phủ, lĩnh vực văn hóa và công nghiệp, ngoại giao đoàn và các thành viên của gia đình hoàng gia Thụy Điển.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 4
Hội trường gương (The Hall of Mirrors) tại Grand Hôtel ở Stockholm được lựa chọn làm địa điểm tổ chức đại tiệc chiêu đãi trong suốt 29 năm đầu tiên. 
Những bữa tiệc sau đó được chuyển đến “Gyllene Salen” hay Hội trường Vàng (Golden Hall) của tòa thị chính Stockholm để phục vụ số lượng khách ngày càng lớn. 
Khách sạn Grand Hôtel có dịp đón tiếp khách của bữa tiệc một lần nữa vào năm 1931-1933. Nhưng sau đó, bữa tiệc đã có một vài lần chuyển địa điểm để cuối cùng cố định tại Hội trường Xanh (Blue Hall) của tòa thị chính Stockholm cho đến ngày nay.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 5
Trải qua bao nhiêu năm nhưng những buổi tiệc này vẫn duy trì truyền thống khắt khe. Khách mời nam giới buộc phải mặc lễ phục áo đuôi tôm màu đen, thắt nơ trắng. 
Khách mời là nữ giới phải mặc váy đầm dạ hội dài, trừ khi mặc quốc phục của dân tộc mình. Bên cạnh đó, không ai được phép sử dụng điện thoại di động khi tham gia buổi lễ. Không ai được rời khỏi bàn tiệc khi bữa tiệc chưa kết thúc. 

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 6
Tổ chức thành công một buổi tiệc sang trọng phục vụ 1.300 khách mời không phải là một bài toán đơn giản với bất kỳ bếp trưởng nào. Tất cả đòi hỏi một sự chuẩn bị tỉ mỉ, đồng bộ hóa và đạt đến mức hoàn hảo. Hơn nữa, đây lại toàn những món cầu kỳ, đắt tiền và khách mời là nhiều người sang trọng. 
Đội ngũ nhân viên của buổi tiệc bao gồm quản lý phục vụ, quản lý phòng tiệc, bếp trưởng, 8 phục vụ trưởng, 210 nhân viên phục vụ, 5 nhân viên rót rượu vang, 20 đầu bếp và khoảng 20 người có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 7
Danh sách mua sắm cho đại tiệc 1.300 quan khách cũng rất ấn tượng. Mỗi bữa tiệc cần đến 2.692 phần ức bồ câu, 475 đuôi tôm hùm, 100kg khoai tây, 53kg pho mát, 45 kg cá hồi hun khói… và còn nhiều hơn thế nữa những phụ liệu đi kèm. 
Tất cả công tác chuẩn bị cho bữa tiệc đều được bắt đầu 3 ngày trước buổi lễ và nhân viên đều phải làm việc theo một lịch trình nghiêm ngặt.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 8
Trong những năm đầu tiên, khách quan tại bữa tiệc sẽ ngồi theo bàn được sắp xếp theo hình móng ngựa. Ngày nay, những chiếc bàn dài được sử dụng để phục vụ số lượng khách lớn, và chiếc bàn danh dự được đặt ở chính giữa phòng tiệc. 

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 9
Vào ngày đại tiệc, 65 chiếc bàn được xếp đúng chỗ cùng 470m khăn trải bàn. 30 người có nhiệm vụ xếp lên đó 6.730 bát đĩa bằng sứ, 5.384 chiếc cốc và 9.422 dao thìa các loại. Việc sắp đặt vị trí ngồi cũng được chăm lo cẩn thận, dù đó là bàn danh dự hay là ghế của khách bình thường như các sinh viên.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 10
Mỗi bữa tiệc chiêu đãi đều có một chủ đề riêng. Điều này được thể hiện thông qua cách bài trí và các tiết mục âm nhạc cho buổi tối đó. Các loại hoa được lựa chọn để trang trí gồm có hoa lily, hoa lan, hoa gladioli và hoa hồng với những màu sắc sặc sỡ. 
Những bông hoa này được mang đến từ thành phố San Remo, trung tâm nuôi trồng hoa nơi Alfred Nobel sống những ngày cuối đời của ông. Hàng năm, có hơn 23.000 bông hoa được sử dụng để trang trí tại bữa tiệc Nobel này.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 11
Thực đơn các món ăn trong từng bữa tiệc là điểm nhấn không thể bỏ qua. Vào tháng 9 mỗi năm, 3 thực đơn khác nhau được đưa ra đề cử bởi các đầu bếp uy tín. 
Sau đó, thực đơn này sẽ được làm thử và để những nhà phê bình nếm, đưa ra ý kiến. Thực đơn được chọn sẽ nằm trong vòng bí mật cho đến ngày lễ. Thực đơn được chọn để nấu cho bữa đại tiệc phải thể hiện được sự phát triển cũng như tinh hoa ẩm thực châu Âu trong vòng hơn 100 năm qua. 

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 12
Với sự  sang trọng và tinh tế, bữa đại tiệc hàng năm Nobel Banquet thực sự là một biểu hiện rõ ràng nhất của sự cao quý và uy tín của giải thưởng danh giá Nobel này. 
————–

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tưởng thế nào.. Nói thế thì Ngao cũng nói được!

Không sống bằng không khí

Chân Ngôn
NLĐO - Hôm 27-10, bên lề Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nói với báo chí: “Luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền”. Mộtcâu nói gây sốc!

Giới luật sư tất nhiên lên tiếng phản ứng gay gắt. Ngày 28-10, báo chí hỏi về việc này, đại biểu Đỗ Văn Đương khẳng định: “Tôi nói thẳng là tôi không đính chính gì cả. Tôi nói từ thực tế. Thực tế cũng có những luật sư không vì tiền nhưng số đó ít”. Ông Đương cũng thẳng thắn cho rằng những vụ án tham nhũng lớn, vụ án nhiều tiền thì luật sư vào ngay từ đầu.

Ông Đương nói rất thuyết phục, ý rằng luật sư không sống bằng không khí.

Luật sư nhận tiền thân chủ khi thực hiện một hợp đồng dịch vụ pháp lý thì có gì sai, có gì xấu? Người có tài, có tiếng, có uy tín thì hợp đồng giá cao. Luật sư càng giỏi thì càng được nhiều người mời, tham gia những vụ án lớn. Người ít tên tuổi hơn thì giá hợp đồng thấp hơn. Thị trường có sự sàng lọc, lựa chọn. Thị trường luật sư cũng không ngoài quy luật này.

Ở Mỹ, luật sư là một nghề hái ra tiền. Luật sư nổi tiếng chỉ nhận những hợp đồng cao giá, ít tiền thì không “chơi”. Còn việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng lại là chuyện khác. Ăn học, nghiên cứu và có năng khiếu thầy cãi, vận dụng tất cả nguồn vốn đó để đòi công bằng, sự tự do, thậm chí sinh mạng của một con người, giá rẻ sao được?

Luật sư của Việt Nam cũng cần có giá cao, thu nhập cao, mức sống cao nhưng đòi hỏi tương xứng là tài cao, nhân cách cao, trí tuệ cao, bản lĩnh cao.

Điều đáng phê phán không phải là luật sư làm vì tiền mà việc họ làm có xứng đáng với đồng tiền nhận từ thân chủ hay không. Không dám nói rằng nhiều nhưng không ít luật sư thiếu năng lực, vô dụng, chạy cho ra cái giấy hành nghề luật nhưng chỉ hành nghề “chạy”.

Ai vướng đến tố tụng mà không bi kịch? Có những kẻ đã lợi dụng, kiếm tiền từ bi kịch của người khác. Chưa kể, chạy án là một trong những cách làm hỏng nền tư pháp. Cả 2 phía nhận và phía chạy đều là thủ phạm.

Cho nên, hình ảnh của luật sư có đẹp trong lòng xã hội hay không không phải là do họ bào chữa không vì tiền, chỉ đi cãi từ thiện, mà ở một tư thế khác.

Đó là việc tinh thông pháp luật, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, không thỏa hiệp với cái ác, không khuất phục trước cường quyền; bằng trí tuệ, nhiệt huyết, đóng góp cải cách nền tư pháp Việt Nam đạt đến trình độ văn minh của nhân loại tiến bộ, hoạt động hết trách nhiệm để bảo vệ quyền con người, cùng chung sức xây dựng một nền dân chủ đích thực.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỐ ĐEN TO LỚN CỦA TRUNG HOA


Bài viết của The Economist: The Great Hole of China

Nợ của Trung Hoa sẽ không kéo nền kinh tế thế giới đi xuống, nhưng nó có nguy cơ biến hệ thống tài chính của đất nước này trở thành một thây ma di động.

Có nhiều điều mà các nhà đầu tư đang lo lắng trên toàn thế giới là, giá dầu giảm mạnh, bóng ma suy thoái và giảm phát ở châu Âu, trong đó một trong những quan trọng nhất, và người ta hiểu rõ nhất, là nợ của Trung Hoa. Trong vài năm qua, Trung Hoa đã ghi dấu ân thế giới về nợ công. Tổng số nợ của các khoản tiền của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình vay đã tăng vọt 100% GDP từ năm 2008, và bây giờ là 250% GDP; chỉ ít hơn một chút so với các quốc gia giàu có, nhưng cao hơn so với bất kỳ thị trường mới nổi khác (xem bài viết). 

Nguyên do của khủng hoảng tài chính trước đó là bởi sự gia tăng điên cuồng trong việc vay mượn - theo tư duy của Nhật Bản vào đầu những năm 1990, Hàn Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác vào cuối năm 1990, và Mỹ và Anh trong năm 2008, nó có vẻ như hợp lý để lo ngại rằng Trung Hoa có thể đang đi vào một cuộc sụp đổ kinh tế. Còn hơn thế nữa, vì tốc độ tăng trưởng danh nghĩa(nominal growth), tổng sản lượng thực tế và lạm phát đã giảm mạnh, từ mức trung bình 15% một năm trong những năm 2000 xuống còn 8,5% hiện nay, và có vẻ có khả năng tiếp tục giảm khi lạm phát đạt mức thấp nhất trong 5 năm chỉ 1,6% trong tháng Chín 2014. Tăng trưởng danh nghĩa chậm làm hạn chế khả năng của con nợ trả các hóa đơn của họ, nó là niềm năng làm ra một cuộc khủng hoảng nợ. 

Hợp lý, nhưng sai. Trung Hoa có một vấn đề lớn về nợ. Nhưng nó không có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng đột ngột hoặc thổi cuộc khủng hoảng của nó vào nền kinh tế thế giới. Đó là bởi vì Trung Hoa, không giống như hầu hết các nước khác về 2 việc quan trọng là, kiểm soát các ngân hàng của mình và có các phương tiện để giải cứu chúng. Thay vào đó, rủi ro lớn nhất là sự tự mãn: các quan chức của Trung Hoa đã không nổ lực để làm sạch hệ thống tài chính, trong khi đó áp lực đè nặng nền kinh tế rơi tự do trong nhiều năm qua là từ các công ty ma và nợ mất khả năng chi trả. 

Một nửa số nợ của Trung Hoa đang nợ của các công ty, và hầu hết trong đó, là nợ của doanh nghiệp nhà nước và các nhà phát triển bất động sản. Khi nền kinh tế chậm lại và giá nhà đất giảm, nhiều khoản vay này mất khả năng chi trả. Các ngân hàng báo cáo rằng các khoản nợ xấu chỉ là 1% tài sản của họ, và kiểm toán viên của họ nhấn mạnh rằng các ngân hàng không được nói dối, nhưng các nhà đầu tư giá cổ phiếu ngân hàng hiểu rằng con số nợ xấu thực sự là gần 10%. 

Ngay cả khi một khu vực rộng lớn của các khoản vay xấu đi, hậu quả là không phải là một sự sụp đổ tài chính kiểu như Lehman. Điều này chúng ta phải cảm ơn chính quyền Trung Quốc về hệ thống tài chính của họ đã không làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Hầu hết các khoản cho vay là do các ngân hàng nhà nước kiểm soát, phần lớn trong số đó cũng chính là các công ty của nhà nước. Nếu nó phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn nền kinh tế, chính phủ sẽ (vì nó đã được giải quyết trong quá khứ) chỉ đơn giản là buộc các ngân hàng phải cho vay nhiều hơn nữa. Đồng thời dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này, có nghĩa là Trung Hoa không cần phải lo lắng về một suy thoái đột ngột mà cần phải tăng vốn nước ngoài, đó là sự khác biệt của  nguyên nhân chính của nhiều cuộc khủng hoảng nền kinh tế mới nổi khác với Trung Hoa. 

Sự kết hợp này kiểm soát và giảm sốc cho phép Trung Hoa có thời gian và khoảng không cần thiết để giải quyết vấn đề nợ. Thật không may, là chính nó đã làm cho chính quyền Trung Hoa tự mãn. Mặc dù, các quan chức đã bắt đầu nói về việc giải quyết nợ trong năm 2010, và họ đã thực hiện một vài bước nhỏ hướng tới làm sạch mọi thứ: một đạo luật ngân sách mới, có hiệu lực vào năm tới, cung cấp cho chính quyền trung ương nhiều quyền lực hơn để giám sát các khoản vay của chính phủ địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế, quá nhiều cán bộ đã cho qua các khoản nợ xấu; có quá nhiều quan chức thích gói cứu trợ vỡ nợ. Đầu năm nay, trong bối cảnh nhiều hỗn loạn, Công ty Chaori chuyên sản xuất về pin năng lượng mặt trời là công ty Trung Hoa đầu tiên đã vỡ nợ trên sàn chứng khoán. Trong tháng này các chủ nợ đã được giải cứu bằng tiền cung cấp của ngân hàng nhà nước tung ra. 

Đêm dài của sự sống con nợ

Mở rộng tín dụng cho các công ty sụp đổ và không hiệu quả là, tiền trình tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ chậm đi đến sụp đổ, nó được đánh dấu bằng sự trì độn và phân bổ sai nguồn vốn. Nhật Bản là một tấm gương cho một tiền lệ buồn trong cách giải quyết này từ thập niên 1990, cho đến nay vẫn còn dai dẳng. Nền kinh tế Nhật đã không được làm sạch sau khi bong bóng tài sản xảy ra vào đầu những năm 1990, chính quyền Nhật Bản tự an ủi mình rằng, các công ty có thể trả được nợ, và ngân hàng là dung môi làm tan những khoảng nợ xấu. Kết quả là các công ty xác chết của Nhật, các ngân hàng ma quái và nhiều năm trì trệ và giảm phát cho nền kinh tế Nhật. 

Các quan chức của Bắc Kinh thề rằng, họ sẽ không lặp lại tình trạng bất ổn của Nhật Bản. Để làm được điều đó họ phải quyết đoán và phải để cho các công ty phá sản: văn hóa phá sản nên được thay thế cho sự trì trệ an toàn bằng cách cho vay vô dụng của ngân hàng nhà nước dựa vào dự trữ ngoại tệ. Các nhà đầu tư nghĩ rằng nhà nước sẽ bù lỗ của họ, họ sẽ nghĩ ra những trò tinh ranh để moi tiền ngân sách, và các vấn đề tệ hại sẽ phát triển. Không chỉ có vậy mà còn là một sự lãng phí rất lớn của tiền; thậm chí sự hùng mạnh Trung Hoa không thể cứ được bù lỗ mãi mãi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang