Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Ông Lại sai rồi. Theo tôi "Đèn cù" chỉ mang tố chất tư liệu với những ai bấy lâu thờ ơ hoặc ít được biết "thâm cung bí sử", tố chất Văn học như ông nói chả có mấy đâu!

'Đèn Cù mang nhiều tố chất văn học'

19 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 18:58 ICT
Cuốn tự truyện "Đèn Cù" của Trần Đĩnh xuất bản tại Mỹ mới đây giàu 'tố chất văn học' và đem lại sự 'thích thú' cho người đọc vì những hồi ức 'chân thành, sinh động' của tác giả, theo một nhà phê bình và nghiên cứu văn học sử từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về cuốn sách đang thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam ở trong nước và hải ngoại, nhà phê bình Lại Nguyên Ân nói:
"Do những góc nhìn cá nhân, những trải nghiệm cá nhân cho nên nó rất sinh động.
"Theo tôi ở đây, bản thân cuốn sách mang nhiều tố chất văn học.
"Một cuốn hồi ký về phương diện có tính chất thuộc về lịch sử của một đất nước, hoạt trình hoạt động của rất nhiều lớp người, con người cụ thể, nhưng góc độ kể chuyện ở đây là trải nghiệm và ghi nhớ của một con người và nó, câu chuyện kể, có một màu sắc riêng."

'Soi sáng sự thật'

Theo nhà phê bình, cuốn 'Đèn Cù' cùng một số các cuốn sách khác được xuất bản ở hải ngoại đã góp phần cung cấp thêm ánh sáng rọi vào nhiều sự thực trong lịch sử của Việt Nam thời kỳ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vốn đã bị 'che dấu'.
Ông Lại Nguyên Ân nói: "Chỉ đến khi xuất hiện những cuốn sách tương tự như cuốn này, thì nhiều sự thật đã bị che dấu mới có thể được công chúng tiếp cận và bắt đầu thấy rằng nó có những vụ đó."
Nêu một ví dụ từ lời bình luận về cuốn 'Đèn Cù' của một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử từ trong nước, ông Ân nói:
"Cuốn 'Đèn Cù' này, theo nhận định của ông (nhà văn) Nguyễn Xuân Khánh, là một cuốn sách lần đầu tiên cho thấy rõ ràng nhất về cái được gọi là Vụ án Nghị quyết 9 về chính trị ở trong đời sống của Việt Nam.
"Tôi thấy đánh giá ấy của ông Nguyễn Xuân Khánh là rất đáng lưu ý," nhà phê bình Lại Nguyên Ân nói với BBC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các pác "sợ vỡ bình" hãy chú ý!

Phát hiện 18 chủng virus có nguồn gốc từ chuột

Các nhà khoa học vừa công bố 18 loại virus được tìm thấy trên 133 con chuột sống tại thành phố New York (Mỹ).

Phát hiện 18 chủng virus có nguồn gốc từ chuột
Nhiều người xem chuột là loại thú cưng trong nhà và thậm chí còn mang chúng đến văn phòng làm việc. Tuy vậy, loài gậm nhấm này lại là mối nguy tiềm ẩn cho những loại bệnh truyền nhiễm như dịch hạch, một trong những dịch bệnh kinh hoàng nhất thời Trung cổ ở Châu Âu.
Nghiên cứu của Big Apple công bố trên tạp chí mBio cho thấy có khoảng 18 loại virus mới chưa từng được biết được phát hiện trên các cá thể chuột thí nghiệm.
Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng 133 con chuột được bẫy từ 5 địa điểm khác nhau của thành phố New York (Mỹ). Các nhà khoa học đã lấy các mô tế bào và chất thải của chuột (nước bọt, phân) để xét nghiệm. Các mẫu thí nghiệm cho thấy có nhiều vi khuẩn nguy hiểm, bao gồm cả E.Coli và Salmonella. Ngoài ra, họ còn tìm thấy khoảng 18 loại virus mới trước đây chưa từng xuất hiện (kể cả trên cơ thể người) và hai trong số đó giống với cấu trúc của virus gây viêm gan C.
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của những virus mới này lên con người trước khi quyết định đưa ra những cảnh báo về an toàn sức khỏe.
Theo VnReview

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới có gì?

HYO

Với tổng chi phí xây dựng lên đến 1.6 tỷ đô và nhiều dịch vụ sang trọng, Burj Al Arab là khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới.

Khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới có gì?
Khách sạn 7 sao Burj Al Arab.
1. Khách sạn được đầu tư nhiều tiền nhất thế giới
Burj Al Arab được đầu tư 1,6 tỷ USD và xây dựng trong 5 năm từ 1994 đến 1999. Riêng nền móng của khách sạn đã tiêu tốn 3 năm để hoàn thành. Các công nhân đã lao động miệt mài và xây dựng 230 cột bê tông dài 40m đóng sâu dưới đáy biển để làm bệ đỡ cho toàn bộ tòa nhà cao 320m phía trên.
Nhiều khu vực của khách sạn được dát vàng lá mang đến cảm giác lung linh, huyền ảo. Ngoài ra, để làm tăng thêm vẻ đẹp xa xỉ của Burj Al Arab, người ta đã ốp các bức từng bằng đá cẩm thạch, với tổng diện tích lên tới 24.000m2.
Đặc biệt, 2.9000 viên pha lê Swarovski đã được đính lên trần của Junsui Lounge để gợi lên hình ảnh của dải ngân hà lấp lánh.
2. Thiết kế đặc biệt
Một trong những điều làm nên danh tiếng của Burj Al Arab chính là thiết kế hình cánh buồm của con thuyền truyền thống Ả Rập đang no gió hướng thẳng ra biển. Phần ngoài của khách sạn được bao bọc bởi sợi thủy tinh, đây là vật liệu tốt nhất để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt với nắng, gió, bão cát ở vùng sa mạc, vốn đặc trung cho khí hậu ở Dubai.
Phần nội thất của khách sạn cũng được thiết kế mang đậm phong cách Ả- rập truyền thống nhưng vẫn được trang bị những thiết bị hết sức hiện đại.
Một điều đặc biệt đó là trên nóc của khách sạn còn có một sân quần vợt, có độ cao 211m so với mực nước biển với diện tích bề mặt khoảng 415m2. Đây là sân quần vợt cao nhất trên thế giới.
3. Dịch vụ xa xỉ
Một trong những nguồn thu lớn của kinh tế Dubai là từ hoạt động du lịch, vì vậy không có gì là khó hiểu nếu Burj Al Arab là khách sạn có chất lượng phục vụ hàng đầu thế giới. Mỗi vị khách khi đến nghỉ ngơi tại khách sạn sẽ được cung cấp một chiếc Ipad dát vàng để sử dụng trong suốt thời gian lưu trú. Đây được coi một “nhân viên phục vụ ảo”.
Với những dịch vụ xa xỉ, giá phòng cho một đêm tại Burj Al Arab nằm trong khoảng từ 2.000USD đến 28.000 USD. Mỗi phòng sẽ được trang bị những vật dụng xa xỉ như máy tính iMac, TV plasma màn hình phẳng hay bồn tắm sục và đặc biệt là một người phục vụ riêng luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của các vị khách bất cứ lúc nào.
Những dịch vụ sang trọng của Burj al Arab không hề có giới hạn độ tuổi, các vị khách nhí cũng sẽ được thỏa sức vui chơi với những chương trình riêng giành riêng cho mình. Các bé sẽ được nhảy múa trong những khu vui chơi với đồ ăn thức uống luôn sẵn sàng trong tầm với. Trong khi bố mẹ đang tận hưởng các dịch vụ siêu sang, các khách nhí sẽ được chơi trong công viên nước, hay ngắm những chú rùa khổng lồ dọc bãi biển.
4. Giá cả siêu đắt đỏ
Vốn được mệnh danh là khách sạn 7 sao nên giá cả cho một đem nghỉ ngơi tại thiên đường chắc chắn không hề rẻ. Bên cạnh giá phong có thể lên đến 28.000USD một đêm, khách hàng có thể được thuê xe Maybach hay Roll-Royce với giá 500USD một giờ.
Nếu muốn tiêu tiền một cách nhanh nhất, du khách có thể bỏ ra 9.000 USD để thưởng thức một ly cocktail với những nguyên liệu hơn 200 năm tuổi được pha chế bởi Salvatore Calabrese, chuyên gia đồ uống hàng đầu thế giới.
5. Khách sạn của "những cái nhất"
Burj Al Arab giữa khá nhiều kỷ lục thế giới. Với tổng độ cao tính từ mặt đất là 320m, đây là khách sạn cao nhất trên thế giới tính đến thời điểm này.

Khách sạn này cũng là nơi phục vụ món cocktail đắt nhất thế giới có giá lên đến 9000 USD. Mỗi năm có 10 tấn chocolate được sử dụng làm các món tráng miệng tại đây.

Đây là khách sạn có tỉ lệ nhân viên và khách lớn nhất thề giới tỉ lệ là 8:1 để đảm bảo các vị khách sẽ được phục vụ đến tận chân răng.
Theo depplus.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy cứu lấy các độc giả trẻ.

>> Ông Nguyễn Bá Thanh xin vắng họp Quốc hội

>> Việt Nam áp chót xếp hạng "Quốc gia đáng sống" của LHQ
>> Nội Bài, Tân Sơn Nhất thuộc 10 sân bay tệ nhất châu Á
>> Câu chuyện khỏa thân muôn năm
>> Trung Quốc cách chức 5 uỷ viên trung ương đảng


FB Thiên Lương
Tôi thấy ai sống ở nước ngoài đều có mong muốn được dịch một tác phẩm tâm đắc nào đó qua tiếng mẹ đẻ. Cũng như cụ mà ai cũng biết là ai đấy đang nằm ôm gạch đọc sách bỗng thấy mặt trời chân lý chói qua tim, giá có facebook là thế nào cũng lên làm một stt tag hết bạn bè vào. Nhưng, cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ. Chẳng mấy ai làm được việc mình từng muốn. 

Đọc hiểu ngoại ngữ là một chuyện, ngồi dịch ra tiếng mẹ đẻ lại là một chuyện hoàn toàn khác. Khi đọc bản gốc, chúng ta có thể chấp nhận không hiểu khoảng 20%, thậm chí 30% số từ trong đó, nhưng vẫn nắm bắt được toàn bộ tác phẩm. Vì thực ra ở nước ngoài đến một thời gian đủ lâu nào đó, thì cũng chẳng ai quan tâm lắm đến việc tìm xem một từ nào đó có nghĩa gì trong tiếng mẹ đẻ, do chúng ta phải tư duy được bằng ngoại ngữ đó rồi thì mới tồn tại được ở nước họ. 

Tôi cho rằng dấu hiệu đầu tiên của việc bạn làm chủ được một ngôn ngữ là bạn có thể "nghe" được TV, tức là bạn có thể đang ngồi trong WC nói chuyện điện thoại, chẳng hạn, mà nếu TV ở phòng khách nói gì đó bạn quan tâm, thì bạn ngay lập tức nắm bắt được thông tin. Và đã làm chủ được ngôn ngữ thì chẳng cần quan tâm nhiều đến việc tìm nghĩa tương đương của từ trong tiếng Việt.

Tuy nhiên, công việc của dịch giả gian khổ hơn rất nhiều so với độc giả bình thường. Muốn dịch thật tốt thì phải hiểu cả những điều mà tác giả có khi còn không hiểu, phải biết những cái mà độc giả chẳng quan tâm đến. Hiện nay, thật đáng tiếc, hầu hết dịch giả và dịch phẩm ở VN đang bị quăng vào chung một cái rọ, dù bạn dịch ngôn tình Tàu hay dịch Hegel thẳng từ tiếng Đức thì cũng từa tựa như nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các dịch giả là vô cùng lớn. Đẳng cấp của người dịch truyện ngắn nhảm nhí tiếng Tàu khác đẳng cấp người dịch Hegel, Kant, JJ, Nabokov đến... hàng thế kỷ, công sức bỏ ra cho một đơn vị dịch của người dịch tiếng Anh nhiều hơn nhiều lần so với của người dịch tiếng Tàu, ngoài ra chất lượng của các bản dịch cũng khác nhau một trời một vực. 

Đúng ra, những giải thưởng của các HNV cũng như các tổ chức xã hội dành cho dịch thuật phải góp phần vào việc đánh giá công sức và khả năng dịch giả (vì bản gốc nổi tiếng sẵn rồi, cần quái gì các ông đánh giá nữa?), nhưng hiện nay việc trao giải đang biến thành chỗ mua bán, quan hệ, lừa đảo. Nguyên nhân do chính những người có quyền trao giải hầu hết lại dốt ngoại ngữ, và quen sống trong môi trường làng xã ngu dốt, bè cánh và biến thái. Nhìn cái giải HNV HN vừa trao cho một bản dịch tiếng Ba Lan, là đủ thấy những kẻ đứng sau giải thưởng đó có tư cách hèn kém như thế nào rồi. Làm sao mà họ lại có thể trao giải cho một bản dịch mà họ không đọc được bản gốc? Còn nếu họ đã giao việc thẩm định bản dịch cho nhóm chuyên gia độc lập, thì nhóm đó là những ai, và tại sao lại có cơ chế bình chọn kỳ lạ như vậy được?

Phóng viên các báo lớn cũng có thể đóng góp phần nào vào việc tạo văn hóa đọc lành mạnh, nhưng từ phóng viên đến người phụ trách mảng văn hóa văn nghệ đều dốt ngoại ngữ hoặc lười đọc đến mức cả năm chẳng cầm được cuốn sách nào lên. Vậy thì làm sao họ đánh giá được bản dịch, ngoài việc viết theo quan hệ, viết vì tiền? 

Thế nên độc giả hãy tự cứu lấy chính mình mà thôi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch TQ trực tiếp ra lệnh xây đảo trái phép tại biển Đông




 Quân sự - Thứ sáu, 17/10/2014 09:57 
Tham vọng độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động cải tạo đất trái phép của Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ. Trang tin DW (Đức) ngày 16/10 đưa tin, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tiến hành các hoạt động cải tạo đất phi pháp ở biển Đông mà địa điểm gần đây nhất là đảo đá Ga Ven, thuộc quần đảo Trường Sa. Theo tạo chí IHS Janes (Anh), hiện đã có khoảng 114.000m2 mới được Trung Quốc tạo ra ở biển Đông. Hòn đảo mới Trung Quốc xây dựng trái phép chỉ cách đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma hồi tháng 5 vài dặm. Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp tại đá Ga Ven, quần đảo Trường Sa Giáo sư Carl Thayer (Mỹ), chuyên gia phân tích tình hình an ninh Đông Nam Á cho biết, Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra các sự kiện mới. Bắc Kinh đang xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ đánh bắt cá và khai thác dầu khí bất hợp pháp trên các hòn đảo nhân tạo trên. Tuy nhiên các đảo nhân tạo này lại quá nhỏ để có thể xây dựng căn cứ quân sự, giáo sư Thayer nhận định. Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ gia tăng sự hiện diện của các tàu hải cảnh ở Trường Sa. Trong bối cảnh đó các quốc gia khác đã bắt đầu có những di chuyển mới trên biển Đông, Mỹ nới lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là một ví dụ. Giáo sư Thayer cho rằng, đây là cơ hội để 'Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ lớn từ Trung Quốc'. Trong một động thái khác, giới chức Đài Loan cũng bày tỏ mối quan ngại đặc biệt trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa. Thậm chí, một số nhà lãnh đạo Đài Loan còn khẳng định chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trực tiếp ra lệnh xây dựng bất hợp pháp 5 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đảo nhỏ thì xây dựng thành tiền đồn quân sự, đảo lớn thì sẽ đặt căn cứ quân sự lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông. Được biết, tháng trước, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, còn đích thân đi thị sát năm hòn đảo trái phép trên. >> Xem thêm: Đài Loan chuẩn bị đưa quân đồn trú trái phép trên Trường Sa Theo giaoduc.net.vn 

Xem thêm: Chủ tịch TQ trực tiếp ra lệnh xây đảo trái phép tại biển Đông - Quân sự - Tin Ngắn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Biển Đông đang bình lặng nguy hiểm'



 Quân sự - Thứ hai, 20/10/2014 10:27 

Tướng Lê Văn Cương: 'Biển Đông đang bình lặng nguy hiểm'
Theo Thiếu tướng Cương, Quốc hội kỳ này sẽ bàn đến biển Đông thông qua các báo cáo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Biên giới… báo cáo về tình hình trên bộ, trên biển. Nhưng ông cho rằng, vấn đề biển Đông phải giải quyết lâu dài, chỉ một kỳ họp Quốc hội không giải quyết được vấn đề đó, song chúng ta cần những tiếng nói, hành động mạnh mẽ hơn về vấn đề biển Đông. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 về bản chất không nguy hiểm bằng việc Trung Quốc cải tạo Gạc Ma. Giàn khoan không ở trong vùng biển Việt Nam vĩnh viễn nhưng cải tạo Gạc Ma là vĩnh viễn. Nó án ngữ giữa quần đảo Trường Sa và tiếp tục những hành động phục vụ cho căn cứ quân sự này bằng việc lập Vùng nhận dạng phòng không hay bằng việc Trung Quốc đưa ra những lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, lệnh cấm tàu chiến không được đi gần Gạc Ma từ 20 - 30 hải lý… Tất cả những trò này đều có thể xảy ra, theo Tướng Cương. Vị trí đảo Gạc Ma nhìn qua Google Maps Thiếu tướng Cương cũng cho biết, Việt Nam đã có những động thái ngoại giao để khẳng định quan điểm kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ với bạn bè quốc tế. Nói về tình hình trên biển Đông, Thiếu tướng cho biết: 'Tôi đồng ý với nhận xét rằng tình hình biển Đông đang bình lặng một cách vô cùng nguy hiểm'. Tuy nhiên, Tướng Cương cho hay: 'Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề rằng, ngoài việc chú ý đến động thái của Việt Nam, hiện quốc tế quan tâm hơn cả là hành động và phản ứng của Mỹ về vấn đề biển Đông. Mọi hành động của Trung Quốc trên biển Đông bao giờ cũng vừa làm vừa nghe ngóng phản ứng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ'. Cuối cùng, Thiếu tướng Cương khẳng định, việc bảo vệ chủ quyền chỉ dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là chưa đủ. 'Nếu chúng ta không mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ lấn tới. Lịch sử quan hệ Việt - Trung đã cho thấy, nếu Việt Nam lùi, Trung Quốc sẽ lấn tới. Quan điểm của tôi vẫn cho rằng, chúng ta không có gì phải sợ Trung Quốc', Thiếu tướng nói. >>Xem thêm: Âm mưu thâm sâu của TQ khi cải tạo 5 đảo trên biển Đông

Xem thêm: Tướng Lê Văn Cương: 'Biển Đông đang bình lặng nguy hiểm' - Quân sự - Tin Ngắn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chân tướng của "CNXH mang mầu sắc TQ" chính là Phong kiến cực quyền + Tiền tư bản

TẬP CẬN BÌNH ĐI GỌI HỒN KHỔNG TỬ


Chiêu hồn Khổng Tử 
Huỳnh Hoa
TBKTSG

Chỉ nửa tháng sau Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc - sự kiện được coi là mở đầu cho công cuộc cải tổ lần thứ hai - Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm một việc hiếm thấy ở những người trước ông: đi viếng đền thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ nhân chuyến làm việc năm ngày ở tỉnh Sơn Đông. 

Tân Hoa Xã ngày 26-11-2013 tường thuật từ Khúc Phụ: “Chủ tịch Tập kêu gọi phát triển đạo đức trong toàn xã hội, tiếp thu những điều ích lợi trong tiêu chuẩn đạo đức truyền thống, xóa bỏ những điều độc hại”. “Đất nước chúng ta sẽ ngập tràn hy vọng chừng nào sự theo đuổi các giá trị đạo đức cao đẹp của người Trung Hoa còn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”, ông Tập nói.

Cuộc hành hương của ông Tập nằm trong chuỗi sự kiện thể hiện một chủ trương mới của lãnh đạo Trung Quốc. Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 1-10-2013, ngay từ khi lên nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12-2012, ông Tập đã bày tỏ mong muốn khôi phục các tiêu chuẩn luân lý đạo đức cổ truyền để “lấp đầy khoảng trống tinh thần sinh ra từ sự tăng trưởng chóng mặt và làn sóng đổ xô làm giàu” đang lan rộng trong xã hội. Báo SCMP dẫn ba nguồn tin độc lập thân cận với giới lãnh đạo cấp cao để đưa ra nhận định, ông Tập tin rằng xã hội Trung Quốc đã đánh mất “cái la bàn đạo đức” và ông rất đỗi phiền muộn khi nhìn thấy luân lý suy đồi, con người chạy theo đồng tiền, chà đạp lên lương tâm, trách nhiệm và những tiêu chuẩn đạo đức căn bản nhất.

Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc tuy nghèo nhưng tỷ lệ tội phạm rất thấp, tham nhũng lại càng hiếm. Nhưng khi Trung Quốc cải cách mở cửa, của cải tăng lên thì tội phạm cũng tăng theo: từ năm 2008-2012 đã có khoảng 143.000 quan chức chính quyền các cấp bị cáo buộc tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực, bình quân mỗi ngày có 78 trường hợp, theo báo cáo mà Tòa án Tối cao gửi lên Quốc hội Trung Quốc. Trong khi đó, trên các mạng xã hội, người Trung Quốc không ngừng tranh luận về tình trạng “vô cảm, phi nhân” của con người hiện đại thể hiện trong các hành vi tàn độc như sản xuất dược phẩm giả, sữa bột giả, thực phẩm độc hại, hay vô số tội ác dã man như vụ gần đây một bà cô đã móc mắt đứa cháu 6 tuổi để trả thù cha mẹ nó...

Ông Tập đã phát động một chiến dịch bài trừ tham nhũng rộng khắp “diệt ruồi diệt hổ” và đã mang lại những kết quả cụ thể, nhưng hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với ông cho biết: “Ông Tập hiểu rằng, chiến dịch chống tham nhũng chỉ có thể giải quyết triệu chứng bề nổi, để trừ tận gốc bệnh tham nhũng và tình trạng xã hội suy đồi thì bên cạnh cải cách chính trị phải xây dựng lại nền tảng đạo đức”. Hồi đầu tháng 10-2013, ông Tập đã chỉ thị cho các cơ quan đảng và Chính phủ Trung Quốc phải “bao dung hơn” với việc người dân thực hành các tín ngưỡng cổ truyền Nho, Phật, Lão... với hy vọng “văn hóa cổ truyền” sẽ giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp hơn, nhân bản hơn thay vì chỉ cắm cúi kiếm tiền và tìm mọi cơ hội để tham nhũng. Và để làm gương, ông Tập đã đi về quê hương Khổng Tử, tại đó ông đã triệu tập các học giả bàn cách nghiên cứu và vận dụng lời truyền dạy của Khổng Tử về luân lý đạo đức, điều hành xã hội và xây dựng cuộc sống đoan chính, theo Tân Hoa Xã.

* * *
Ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải tổ Trung Quốc với phương châm bất hủ: “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, bắt được chuột là tốt”. Cái triết lý duy lợi cực đoan đó, phát triển trên nền một xã hội Trung Hoa nghèo khó, lạc hậu và vô thần mà Chủ tịch Mao để lại đã gỡ bỏ mọi ràng buộc, thúc giục người Trung Quốc lao tới làm giàu bằng mọi cách, mọi giá, bất chấp đạo lý, bất chấp lương tâm, miễn sao có tiền là tốt. Tình trạng băng hoại về mọi mặt của xã hội Trung Quốc hiện nay có phần là hậu quả của triết lý phát triển từ thời Mao-Đặng, xói mòn niềm tin của người dân vào tính chính danh của đảng cầm quyền.

Trong hoàn cảnh đó, “khai quật” lại Khổng Tử và học thuyết của ông, giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tìm được phương thuốc chữa bệnh suy đồi của con người Trung Hoa hiện đại và sâu xa hơn nữa là củng cố cái trật tự xã hội trong đó người dân phục tùng sự cai trị của những bậc “minh quân” đã được trời trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước. Khổng Tử còn là một trong những biểu trưng xuất sắc nhất của nền văn minh Trung Hoa lâu đời mà Trung Quốc cần tự hào, cần quảng bá để thu phục sự kính trọng của các dân tộc khác; 440 Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc đầu tư thành lập khắp thế giới nhằm mục đích như vậy. Tại cuộc gặp các học giả ở quê hương Khổng Tử, Chủ tịch Tập nói: “Đất nước Trung Hoa có truyền thống văn hóa sâu xa trong lịch sử và chắc chắn truyền thống đó sẽ tạo ra những vinh quang mới cho văn hóa Trung Hoa”, theo Tân Hoa Xã.

Không ai hoài nghi tư tưởng của Khổng Tử lấy đạo đức làm nền tảng của quan hệ xã hội, đề cao gia đình, khuyến khích tu thân... đã có những tác động tích cực đến lối sống, văn hóa của dân tộc Trung Hoa và rộng ra ở các dân tộc láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Nhưng học thuyết của Khổng Tử có rất nhiều mặt cực đoan và tiêu cực, phản dân chủ khi tuyệt đối hóa tôn ti trật tự, phản nhân văn khi loại trừ quyền tự do cá nhân để đề cao tập thể, phản tiến bộ khi thủ cựu đến mù quáng triệt tiêu mọi ý tưởng sáng tạo và cố chấp tới mức không chấp nhận ý kiến khác... Đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn từng phê phán sự tồn tại dai dẳng các khuôn mẫu đạo đức phi tự nhiên của Khổng giáo đã tạo ra tình trạng giả dối, lừa đảo, “ngụy quân tử” tràn lan và tinh vi trong xã hội Trung Hoa. Trong tác phẩm Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mô tả sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy lấp loáng giữa các trang sách ba chữ “ăn thịt người”!

Chủ tịch Mao Trạch Đông có lý khi cho rằng Khổng giáo là thế lực phong kiến bảo thủ, triệt tiêu sự tiến bộ. Trước Khổng Tử, dân tộc Trung Hoa từng có bước phát triển rực rỡ, là dân tộc đầu tiên phát minh ra giấy, la bàn, kỹ thuật in ấn và thuốc súng. Giáo sư chính trị học Francis Fukuyama coi Trung Hoa cổ đại là một “ngoại lệ” của lịch sử: trong khi phần lớn thế giới vẫn còn trong chế độ bộ lạc tăm tối thì người Trung Hoa đã xây dựng nhà nước tập quyền đầu tiên mang dáng dấp của nhà nước hiện đại. Ấy thế nhưng lịch sử Trung Quốc dường như dừng lại ở đầu Công nguyên, chỉ còn những cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực và lãnh thổ, trong khi phương Tây liên tục tiến tới và đạt thành tựu rực rỡ cả về văn hóa, khoa học và công nghệ. Sự trì trệ suốt hai ngàn năm qua của Trung Quốc có phần đóng góp của Khổng giáo với tư cách hệ ý thức thống trị!

* * *

Vào giữa thế kỷ 19, các nước theo Khổng giáo ở phương Đông đứng trước sự lựa chọn sinh tử trong cuộc chạm trán với phương Tây. Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên hoàng đã dứt khoát từ bỏ Khổng giáo để tiến hành dân chủ hóa đất nước và kết quả là nước Nhật ngày nay không chỉ phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ mà truyền thống văn hóa - đạo đức của người Nhật vẫn được bảo tồn và phát huy, là tấm gương sáng cho nhiều dân tộc khác. Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên... trung thành với Khổng giáo thủ cựu, đã đánh mất cơ hội lịch sử và phải trả giá đắt. Hoàng đế Tự Đức của triều Nguyễn đã bác bỏ báo cáo của Phạm Phú Thứ về đèn điện, về máy bơm nước mà ông này ghi nhận trong chuyến Pháp du chỉ vì nhà vua chỉ tin vào lời dạy của “thánh hiền”: “Thủy nhuận hạ, hỏa viêm thượng” (nước thì phải chảy xuống, lửa thì phải cháy lên), không chấp nhận điều ngược lại, nói gì đến những đề nghị duy tân, cải cách được các bậc thức giả thời ấy như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch liên tục trình lên với tấm lòng thương dân thương nước!
Trung Quốc hiện đã là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới nhưng đang đối mặt với nhiều vấn đề như nạn tham nhũng tràn lan, văn hóa suy đồi, đạo đức xuống cấp, môi trường băng hoại. Nhà lãnh đạo như ông Tập tất nhiên phải phiền muộn, phải tìm mọi cách thức hợp lý để đưa đất nước tiến lên, nhưng việc quay lại với một hệ giá trị đã hơn hai ngàn năm trăm năm tuổi không phải là lựa chọn lý tưởng. Học thuyết của Khổng Tử là căn bản tinh thần của một xã hội bình yên trong một thế giới không bao giờ thay đổi, nhưng nó không thể là phương thuốc hiệu nghiệm cho Trung Quốc trong thế kỷ 21 đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt này.

Không rõ việc chiêu hồn Khổng Tử có thể giúp Trung Quốc chấn hưng văn hóa, khôi phục nền tảng đạo đức xã hội hay không, có giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc lấy lại niềm tin của người dân vào tôn ti trật tự hiện hành hay không, song có thể nói chắc rằng học thuyết đó, hệ giá trị đó chẳng có ích gì cho việc phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và giải phóng năng lực sáng tạo của hàng tỉ người Trung Hoa nếu không nói rằng có nguy cơ Khổng Tử sẽ tiếp tục giam hãm Trung Quốc trong vòng lạc hậu về chính trị và tinh thần, không thể hòa đồng cùng nhân loại, cho dù người Trung Quốc có thể đặt chân lên mặt trăng trong tương lai không xa. 
 

Khổng Tử, tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni, sống vào khoảng năm 551-479 trước Công nguyên, người nước Lỗ, tức tỉnh Sơn Đông ngày nay, được coi là người đặt nền tảng cho Khổng giáo, hay Nho giáo phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, nhiều nước Đông Á và Việt Nam. Học thuyết của Khổng Tử nhấn mạnh vào việc tu dưỡng đạo đức của cá nhân và của chính quyền, từ đó điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo dựng công lý. Khổng giáo thực chất không phải là một tôn giáo mà là một học thuyết chính trị về tổ chức xã hội, tổ chức chính quyền trên căn bản đạo đức (đức trị), trong đó đề cao vai trò của gia đình, của tôn ti trật tự lên trên vai trò của cá nhân. Con người trong xã hội Khổng giáo bị ràng buộc bởi các mối quan hệ “tam cương” (quân-thần, phụ-tử, phu-phụ), thể hiện trong các quy chuẩn ứng xử “ngũ thường”(nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), làm dân thì phải “trung”, làm con thì phải “hiếu”, phụ nữ thì phải giữ “tiết”, người quân tử phải trọng “nghĩa”... Cốt lõi của hệ giá trị này là tôn ti trật tự, kẻ dưới phải tuân phục bề trên, trẻ phải kính già, đời nay phải tuân phục đời xưa... không thể thay đổi vì nếu thay đổi sẽ loạn.
Sinh thời, Khổng Tử không được trọng dụng, không có điều kiện triển khai học thuyết của mình. Nhưng sau khi ông qua đời, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tìm thấy ở Khổng Tử cơ sở lý luận cần thiết và quý báu để duy trì chế độ độc tài chuyên chế trên đầu trên cổ muôn dân. Chỉ trừ triều đại nhà Tần ngắn ngủi (221-206 trước Công nguyên) theo Pháp gia lấy chủ trương “pháp trị” làm tôn chỉ, các vương triều từ nhà Hán trở về sau đều ra sức xiển dương Khổng giáo, coi đây là quốc giáo, tôn Khổng Tử làm “vạn thế sư biểu”. 
 

Thế nhưng hai ngàn năm sau “ông thầy mẫu mực của muôn đời” họ Khổng đã bị hạ bệ khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền và thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949. Chủ tịch Mao Trạch Đông coi Khổng Tử và Nho giáo là “tàn dư độc hại” của chủ nghĩa phong kiến bảo thủ cần phải xóa bỏ. Vài năm sau đó Trung Quốc làm Cách mạng Văn hóa; sách vở của Khổng bị đốt, đền miếu thờ Khổng bị biến thành kho chứa phân hoặc chuồng gia súc của các công xã. 
 

Theo Thời báo Kinh Tế Sài Gòn

Phần nhận xét hiển thị trên trang