Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

Đinh Hoàng Thắng

Bản gốc của tác giả gửi tới.
Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô chống “diễn biến hòa bình”. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Hiện còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa… Vì vậy, thay đổi não trạng vẫn là vấn đề mấu chốt từ nay, nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai quan hệ song phương đầy duyên nợ này.
Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển (LDC) như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng.
Cân bằng địa-chính trị
Tuy nhiên, P3 chưa hẳn là vũ khí vạn năng. Vấn đề mấu chốt hơn là đừng để sau khi mua máy bay do thám về, thần Kim Quy lại tái hiện và kêu lên rằng, giặc đang ở sau lưng nhà vua đấy! Bởi lẽ giữa ngoại xâm và nội xâm, hai thách thức ấy đều gay gắt như nhau. Tham nhũng, mất dân chủ, đời sống văn hóa-giáo dục-kinh tế xuống cấp… những đe dọa này ai dám nói ít nguy hiểm hơn các hành động ngang ngược và hiểm hóc của Trung Quốc trên biển đảo hiện nay? Quốc dân đồng bào trong/ngoài nước ngày càng bức xúc trước việc Bắc Kinh mở rộng đảo Gạc Ma lên 100 ngàn m2. Cùng với cái gọi là “khai hoang” các bãi đá Chữ Thập, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gaven và Subi (thuộc quần đảo Trường Sa), Trung Quốc đã làm biến dạng các thực thể địa lý đáng ra là những đảo tiền tiêu của Việt Nam trên Biển Đông thành dãy hành lang trổ ra đại dương, tựa như một cụm các hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của họ.
Trong bối cảnh ấy, tư duy và hành động một cách thấu đáo hơn để kiến tạo nên một sức mạnh mềm nhằm quy tụ các lực lượng cân bằng và đối trọng trong khu vực là điều cấp bách. Trước sự cạnh tranh gay gắt, hợp tác cầm chừng hay mở rộng bang giao trong quan hệ Trung-Mỹ vào thập niên tới, Việt Nam làm thế nào để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo, vẫn là bài toán lưỡng nan, cho dù chúng ta có trong tay bất cứ vũ khí hiện đại nào. Về mặt này, hẳn nhiên một mình yếu tố địa-chính trị của Việt Nam chưa đủ. Sự vênh nhau về thể chế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ còn là lực cản. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực trong quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Mặt khác, hiện vẫn còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa. Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc chưa hoàn thành xong quá trình định chế hóa chương trình hành động để đối phó với các thách thức liên khu vực.
Đa phần giới quan sát quốc tế dịp này đều công nhận, tuyên bố nới lỏng cấm vận đánh dấu một bước tiến lớn trong liên hệ quốc phòng hai nước theo thỏa thuận “đối tác toàn diện” ký kết năm 2013. Dấu hiệu tích cực này cho thấy sự tin cậy lẫn nhau mang tầm chiến lược giữa Washington và Hà Nội đang ngày càng gia tăng. Sự kiện này không chỉ giúp tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng, mà cả quan hệ chính trị giữa hai đối tác đặc biệt. Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng, dỡ bỏ “nhẹ” lệnh cấm bán vũ khí là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng, giúp thúc đẩy các quan hệ hợp tác khác trong tương lai. Quan chức này cũng tiết lộ, Mỹ đã tăng ngân sách cho chương trình bán thiết bị quân sự nước ngoài (FMS). Chương trình này sẽ hỗ trợ Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng cần thiết.
Tuy nhiên, sự cân bằng giữa Việt Nam với các nước lớn chỉ có thể trở thành sức nặng trên bàn cờ địa-chính trị nếu “lòng tin chiến lược” của các bên từ nay vượt được lên trên làn ranh “ý thức hệ”. Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương cao ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô hoán chống “diễn biến hòa bình”. Thay đổi não trạng, vì vậy, là vấn đề mấu chốt từ nay nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai mối quan hệ song phương đầy duyên nợ này. Hoa Kỳ, hơn một lần đã tuyên bố ở mức cao nhất (các đời Tổng thống Mỹ gần đây đều cam kết trực tiếp), tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trục chống phát xít Xô-Mỹ-Anh trước đây, mặt trận toàn cầu chống ISIS hiện nay (có tin Mỹ cũng đang vận động Trung Quốc tham gia) đã và đang là những giá trị làm nên mảng sáng trong lịch sử nhân loại.
H1Thỏa thuận Mỹ-Việt vừa công bố thật ra vượt ra ngoài khá xa câu chuyện vũ khí. Đây là câu chuyện vật đổi sao dời trong bang giao quốc tế ở khu vực và cả trên cấp độ toàn cầu. Cái dàn khoan 981 của Trung Quốc cắm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như cách hành xử bất chấp đạo lý và bất tuân luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong, trước và cả sau “thời gian giàn khoan” làm thế giới phải giật mình. Các nhà chiến lược đang tập trung tìm câu trả lời: Trung Quốc muốn gì? Cái vạc dầu châu Á bị “hun” thêm như báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên Thái Bình Dương yên tĩnh. Thế nhưng chính vào lúc “dầu sôi lửa bỏng” này, từ EU đến Nhật Bản, từ Ấn Độ đến Hàn Quốc và Úc châu đều lại chìa bàn tay tin cậy cho Việt Nam. Câu hỏi “Tại sao Việt Nam” một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của nhân loại? (“Why Vietnam?” là hồi ký về chiến tranh Việt Nam).
Di sản như một minh triết
Cách đây hơn 150 năm, chủ yếu bằng ngoại giao, vua Tự Đức cũng đã kiên trì nổ lực nhằm cứu vãn chủ quyền đất nước, nhưng không thành công. Trong Luận văn tiến sĩ của Yoshiharu Tsuboi, giảng viên Đại học Tokyo đã đúc kết bốn nguyên nhân khiến Việt Nam lúc bấy giờ không đương đầu nổi với các áp đảo hung hãn từ bên ngoài. Lý do đầu tiên là lòng dân, yếu tố quan trọng nhất quy tụ mọi lực lượng quốc gia, bị ly tán. Những lý do kế tiếp là sự yếu kém về kinh tế, sự tụt hậu về chính trị và cuối cùng là gánh nặng về di sản. Cả bốn yếu tố này đã hủy hoại sức đề kháng của đất nước, khiến cho thế quân bình với hai cường quốc lúc bầy giờ là Pháp và Trung Hoa bị sụp đổ. Thay vì vượt qua được cơn nguy khốn, hoạt động ngoại giao của chính quyền (vừa cầu hòa với Pháp, vừa triều cống Trung Hoa) đã dẫn đến các xung đột mà chiến trường lại diễn ra ngay trên đất nước Việt Nam[2].
Dường như có một số điều nào đó từ các nguyên nhân “gốc rễ” kể trên mà tận cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn vướng bận chưa giã từ được dĩ vãng[3]. Giờ đây, nếu nhìn Việt Nam không như một thực thể chính trị, mà xét từ một góc độ khác – mổ sẻ sâu hơn vào cái bản thể xã hội – nhìn thấu cái “tạng” của quốc gia-dân tộc mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng, sự thành bại trong việc đối phó với các thách thức “định mệnh” tới đây vẫn nằm sâu trong bản sắc văn hóa. Vua Tự Đức và các lão tướng thời ấy đã bị đánh gục không phương cứu chữa là do tất cả đều bị cầm tù bởi cái ý thức hệ và nền văn hóa chính trị quá lạc lõng. Và kết cục là Việt Nam đã tụt hậu hơn đối thủ cả một thời đại. Không thua mới là chuyện lạ và có thể coi các bậc tiên tổ từng chiến bại ấy chính là “những anh hùng lạc thời đại”(từ của Nguyên Ngọc).
H1Từ di sản quá khứ, cái “minh triết bảo thân” đang thúc đẩy chúng ta phải gấp rút tiến lên cùng thời đại. Thật là quá bất cập nếu quản trị đất nước bằng tư duy của các thế kỷ trước. Khó có thể phát huy hiệu quả các loại quan hệ, dù là “đối tác chiến lược” hay “đối tác toàn diện” với cộng đồng quốc tế nếu bản thân quốc gia lại theo đuổi một pe-rơ-đam[4] lạc lõng. Thật khó thuyết phục, khi trong bang giao, chúng ta kêu gọi áp dụng các quy chuẩn của pháp quyền như viện dẫn Hiến chương LHQ, Luật UNCLOS hay COC… nhưng lại chưa thật sự chú ý ưu tiên các giá trị phổ quát ấy trong nội trị hay trong đàm phán các hiệp định quốc tế như WTO hay TPP. Thế kỷ 21 này là thế kỷ của tự do và sáng tạo. Mọi lý thuyết và mô hình, kể cả những thứ đã làm nên phép lạ ở các nước Nhật Bản, Tây Âu hay Hoa Kỳ cũng đều đang được điều chỉnh lại và tái cấu trúc.
Ngoại trưởng John Kerry trong buổi gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, đã ca ngợi Việt Nam ngày nay là một đất nước hiện đại. Tuy nhiên, là người trong cuộc, chúng ta hiểu hơn ai hết, khoảng cách giữa một Việt Nam còn phải đối mặt cùng lúc với nhiều thách thức kép và một Việt Nam đàng hoàng, thịnh vượng trong tương lai. Trước đây phần tư thế kỷ, nhà thơ Nguyễn Duy từng viết, sau lưng chúng ta là những kỷ niệm bi tráng, trước mặt chúng ta là con đường gập ghềnh. Vậy mà bao nhiêu trái tim ấy vẫn nhiễm bệnh “đập cầm chừng”? Bao nhiêu khối óc ấy vẫn mắc chứng “khối u tự mãn”? Chúng ta hãy mau chóng hành động khẩn trương, đừng ngồi yên ca mãi khúc nguyện cầu “đánh thức tiềm lực!” Đừng lặp lại lịch sử để rồi bị coi là “những anh hùng lạc thời đại”, càng không thể để láng giềng phương Bắc gọi chúng ta là “những đứa con hoang đàng”./.
—–
Ghi chú:
[1] Tác giả đề xuất dùng pe-rơ-đam như một từ vay mượn, vì không nên và không thể chuyển ngữ “paradigm” /´pærə¸daim / thành “mô hình”, “hình mẫu”, “thế giới quan”, “hệ biến hóa”, “niệm giới”… và còn có thể liệt kê thêm nhiều nghĩa khác nữa.
[2] Yoshiharu Tsuboi: “Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” 1847 – 1885, NXB Tri thức, năm 2011, tr. 376- 383
[3] Yoshiharu Truboi, sđd, tr. 414-416
[4] Tác giả đề xuất dùng pe-rơ-đam như một từ vay mượn, vì không nên và không thể chuyển ngữ “paradigm” /´pærə¸daim / thành “mô hình”, “hình mẫu”, “thế giới quan”, “hệ biến hóa”, “niệm giới”… và còn có thể liệt kê thêm nhiều nghĩa khác nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai là nhà văn tự do?

Theo Hơi Thở Của Vũ Trụ

05-6-2014
Ái Nữ

NĐ:  Đọc rất khó chịu nên chỉ trích một đoạn. 
       Không biết xếp nó vào thể loại gì cho thỏa mãn. Chặc chặc...


       "...Hơn một năm nay, kể từ ngày Cá tháng Tư năm trước, tôi tự hào rằng tôi là nhà văn tự do. Cũng cần nói thêm vài lời để giải thích cho câu phía trước, kẻo nhỡ ra tác phẩm này lưu truyền đến hậu thế, các bạn đọc đời sau rất khó hiểu.
       Năm nay là năm Con Ngựa thứ hai của thế kỷ Hai-Mốt, tức là thế kỷ có hai cái “mốt”. Trong đó cái “mốt” đầu tiên là hai chữ Tự Do, còn cái “mốt” thứ hai thì tùy sự tự do lựa chọn của từng cá nhân. Hai chữ Tự Do không có gì là mới, nó luôn nằm ở giữa hai từ quan trọng khác trên “vương miện” của mọi thứ giấy tờ “hình-là-chánh” trong “vương quốc” Việt Nam, kể cả trong đơn xin đi… vệ sinh của học sinh một trường trung học phổ thông miền Nam*. Từ “vương quốc” lẽ ra không cần để trong ngoặc kép, nhưng tôi phải để vậy vì từ này không được dùng trên giấy tờ chính thức. Việt Nam đúng là một vương quốc, bởi vì nó có vua, dù không người nào đội vương miện. Ở nhiều nước trên Trái Đất, vua là biểu tượng văn hóa đẹp đẽ của quốc gia chứ vua không điều hành đất nước. Ở Việt Nam thì khác, vua điều hành đất nước nhưng không cần phải đẹp, bởi vì vua vô hình, không ai nhìn thấy. Sự tồn tại của vua được biết đến thông qua các nhà hoạt động xã hội đòi quyền dân chủ, đòi quyền tự do, họ đặt cho vua cái tên mỹ miều là “Đài Tộc”. Sự thật thì ở Việt Nam vẫn luôn có tự do, rõ ràng hai chữ quý báu này vẫn luôn hiện diện trên giấy tờ một cách công khai. Tuy nhiên để được tự do công khai thì phải làm đơn xin trước đã, sau khi xin rồi thì phải chờ được phép, còn được phép hay không thì vấn đề mới bắt đầu phức tạp. Đấy mọi chuyện chỉ có thế! Nhưng thời buổi bây giờ người ta sống gấp, đức tính kiên nhẫn đã bị giảm sút, người ta không muốn chờ đợi mỏi mòn như xưa nữa. Bây giờ làm gì còn lý do nào để một cô gái phải chờ đợi người yêu đến mười lăm năm? Những người yêu Tự Do cũng không tìm thấy lý do để chờ đợi thêm, cho nên họ gọi tên hai chữ ấy khắp nơi, đặc biệt các nhà văn là những kẻ gọi tên Tự Do bằng giọng điệu tha thiết nhất. Tôi thì chúa ghét các nhà chính trị, bởi vì ngôn từ họ dùng hết sức khô khan, họ cứ câu kết đủ thứ học thuyết và lý luận vào với nhau, làm cho chuyện đơn giản cũng phải thành rối mù. Song một nhà văn thì không nên lạc mốt với thời cuộc, vì thế tôi chẳng ngại gì mà không khoác chiếc áo Tự Do vào mình. Các độc giả hiện tại thì đã biết Con Ngựa năm nay là ngựa bất kham, đã thế nó lại còn có cánh.
       Niềm tự hào của tôi cũng chỉ nhỏ xíu thôi. Một bạn blogger đã nhắc tôi rằng tự do cũng có nhiều kiểu nhiều loại, như con kiến thì không cần dùng đến thứ tự do của con chim. Thật là chí lý! Đến giờ tôi cũng không biết là tôi đã có nổi một nghìn độc giả hay chưa, nhưng so với những tác giả in mỗi cuốn sách ra một nghìn bản và không bao giờ tái bản thì tôi không cần phải mặc cảm quá, vả lại công việc của tôi dễ dàng hơn họ rất nhiều, và điều quan trọng là tôi tự do hơn, cho dù chỉ là sự tự do của “con kiến”. Đôi cánh đại bàng văn chương của nước nhà thì to khỏe, cánh phải là Văn Hội Nước Nam, cánh trái là Văn Đoàn Nước Việt. “Con kiến” Ái Nữ tự phụ rằng loài kiến cũng hữu ích không kém loài chim, cho nên cứ nhẩn nha viết ra thứ văn chương của kiến, mà theo cách sáng tạo tiếng Việt mới mẻ nhất, văn chương của kiến được gọi là… “kiến văn”. Chà, bây giờ thì từ “kiến văn” đã mang thêm nghĩa mới hay tuyệt!
       Nhưng một buổi sáng mới đây khi tôi còn chưa muốn thức dậy, tôi đã phải biết là ngay cả “kiến văn” cũng không dễ được tự do..."

(Trích "Bạn tôi - Nhân vật")

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bô xít Tân Rai: Bùn đỏ tràn ra đường


TTO - Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5 (Lâm Đồng), nhiều xe đào và xe ben chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tràn xuống phía dưới.

Mặt đập hồ thải quặng đuôi số 5 được gia cố thêm đất để ngăn bùn đỏ tràn ra ngoài
Một nông dân đang hái chè tận thu ngay phần trên của hồ thải quặng đuôi số 5
Nhiều xe cơ giới được huy động để khác phục tình trạng tràn bùn đỏ

Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn đỏ tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước.

Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.

Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.

Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5, nhiều xe đào và xe ben đã được huy động để chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới, đồng thời cào kéo lớp bùn đất trên phần thân đập để gia cố thêm. 

Hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai.

Toàn bộ lượng nước và bùn đỏ tại hồ này sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển.

 Hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc Khu khai thác mỏ quặng bô xít Tân Rai, cách nhà máy alumin khoảng 4 km. Sau khi tuyển rửa, quặng tinh sẽ được chuyển lên băng chuyền dài 4 km để chuyển từ Xí nghiệp mỏ tuyển về nhà máy alumin.

Hiện chưa xác định được những thiệt hại cụ thể do tình trạng tràn bùn này gây nên. 

GIA BẢO
Nguồn: Tuổi trẻ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phê bình không èo uột mới lạ

báo An ninh Thủ đô, số 4200, 6-9-2014

Quỳnh Vân  thực hiện
1. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, phê bình văn học đứng trước tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Inrasara: Đó là ý kiến đúng, nhưng chưa rốt ráo. “Lệch chuẩn hay loạn chuẩn” không là vấn đề, đúng ra phải hỏi ở đây là, chuẩn nào? Bởi sáng tạo là luôn là hành động phá chuẩn, từ bỏ chuẩn cũ. Mỗi thế hệ văn học tạo ra một/ một vài chuẩn mới, khác của mình. Toàn cầu hóa, để hội nhập với thế giới, nhà văn Việt Nam tiếp cận nhiều hệ mĩ học khác nhau, từ đó sáng tác bằng nhiều chuẩn khác nhau. Là cơ hội lớn cho mỗi nhà văn và nền văn học. Điều thiết yếu là nhà phê bình cần nhận ra điều đó, nắm bắt sự đa dạng của nó, từ đó có thể “đi vào trong” hệ mĩ học của chính tác phẩm để nhận diện cái hay, dở của nó. Bởi, không thể đứng trên hệ mĩ học lãng mạn để đánh giá tác phẩm hiện đại, hay sử dụng thước đo thuộc hệ mĩ học hiện đại để nhận định sáng tác thuộc hệ mĩ học hậu hiện đại… Dĩ nhiên, một nhà phê bình không thể ôm đồm tất cả, bạn cần cho độc giả biết quan điểm thẩm mĩ của mình, trước khi phê bình một tác phẩm/ tác giả, chứ không tùy tiện, tùy hứng đầy cảm tính.

2. Thực trạng đội ngũ phê bình văn học hiện nay? Đó là một ngành nghề thiếu hấp dẫn, đào tạo không theo kịp thực tế. Hơn nữa, đó cũng là một nghề không kinh tế?
Inrasara: Thời đại nào cũng vậy, dù không “là một nghề kinh tế”, khi còn sáng tác thì còn phê bình. Thế hệ nối tiếp thế hệ, không cần đào tạo, các nhà phê bình vẫn xuất hiện, vì nhu cầu tự thân lẫn ngoại cảnh đòi hỏi. Bên cạnh nhà phê bình chuyên và không chuyên, còn có người từ sáng tác nhảy sang làm phê bình, tạo nên sự đa giọng điệu, đa phong cách của phê bình. Tất cả đều cần thiết, phục vụ cho một/ một vài đối tượng cụ thể. Có phê bình “theo đuôi” sáng tác, có phê bình song hành với sáng tác, và cũng có phê bình dẫn đạo sáng tác. Điều tôi ngạc nhiên là, khác với rất nhiều tạp chí văn học của vài nền văn học tiên tiến mà tôi biết, họ luôn ưu tiên đăng tiểu luận và phê bình, còn Việt Nam ta lại ưu ái thể loại truyện ngắn với thơ. Phê bình đất nước hình chữ S này không èo uột mới lạ.

3. Việc lệch chuẩn đó liệu có phải do chính các tác giả, sáng tác của họ quá nổi loạn, quá cách tân hay quá dễ dãi với mọi vấn đề?
Inrasara: Không sai! Nhiều trào lưu nảy nở và phát triển, ở mỗi trào lưu có cây bút chín chắn bên cạnh không ít kẻ học đòi, có người tài năng có kẻ không, có trào lưu sống thọ có phong trào văn chương sớm nở tối tàn… không sao cả. Theo tôi, đó là điều nên mừng hơn là nên lo. Bởi chính sự phát triển đa dạng kia của văn chương mà phê bình có đất dụng võ. Ở đây, đòi hỏi chính yếu từ nhà phê bình là tài năng thẩm định cái mới lạ, tay nghề và bản lĩnh của ngòi bút.

4. Hay đó còn do các nhà xuất bản “bán cái”, liên kết, ai có tiền đều ra sách được?
Inrasara: Cả ở đây nữa, “nhà nhà làm xuất bản” hay “ai có tiền đều ra sách được” là điều rất đáng hoan nghênh, chứ không phải ngược lại. Cơ chế tự do ấy biểu hiện sự công bằng dành cho mọi tác giả, mọi trào lưu văn chương, mọi sự thể nghiệm. Bởi ta chưa rạch ròi giữa tác phẩm văn học với  ấn phẩm cận-văn học hay phi văn học, nên mới sinh lo lắng. Thậm vô ích và phi lí! Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam không bổn phận phải “liếc nhìn” qua Sợi Xích [của Lê Kiều Như] làm chi, mà hãy dành sự phê phán nó cho các loại báo phổ thông. Hay như bên thơ cũng vậy, tôi có phân loại 3 “loài” thơ: thơ câu lạc bộ, thơ tiếp hiện và thơ khai phá. Mỗi “loài” có mặt đều cần thiết, đều có bộ phận độc giả của mình. Một nhà phê bình mà đi chê thơ câu lạc bộ, là hỏng to.

5. Thực ra có hay không hiện tượng phê bình văn học theo… đám đông, theo mạng xã hội?
Inrasara: Phê bình văn học theo đám đông khác hẳn với theo mạng xã hội. Thế giới mở, một tác giả, một tác phẩm xuất hiện, vấn đề văn học đang nóng… nhận được ý kiến khen chê hay bị bỏ quên ngay khi vừa ra đời. Trên mạng internet! Kịp thời và nhanh nhạy là điều dễ thấy nhất của phê bình ở thời đại vi tính. Nó mang ở tự thân đặc tính của báo chí. Còn hơn cả báo chí. Bởi điều mà báo giấy không kham nổi thì báo mạng, website, blog, facebook đảm đương mà không hề hấn gì. Tác phẩm văn chương như một thế giới mở tồn tại vô vàn khoảng trống và những điểm trơn trợt bất định, mời gọi sự chắp nối cùng các diễn ngôn khác nhau. Sự chắp nối và các điểm nhìn này được phát ra từ những kinh nghiệm, cảm xúc, tri thức rất khác nhau của nhiều thành phần độc giả khác nhau qua các lần đọc khác nhau. Của kẻ vô danh hay người nổi tiếng, dân nghiệp dư hay chuyện gia hàng đầu.
Độc giả hôm nay mà trình độ thẩm định văn chương đã được nâng cao đáng kể, hết còn thưởng thức tác phẩm thụ động. Trên diễn đàn internet, không ai cầm cây gậy khuơ khoắng chỉ bảo, đe nạt; tất cả đều bình đẳng trong một không gian mở. Dân chủ và vô phân biệt. Ý kiến nào gửi trước thì được đăng trước, xóa nhòa lằn ranh đại chúng với đặc tuyển, chuyên hay không chuyên. Đại bộ phận các nhận định không bị biên tập hay sửa chữa. Tôi gọi đó là Phê bình Mở - loại phê bình vừa tương tác với tác giả, với tác phẩm đồng thời tương tác với các tương tác khác. Thực tế các comments cũng đã ảnh hưởng không ít đến chính kiến của nhà phê bình chuyên nghiệp – một ảnh hưởng đầy tích cực.

6. Chúng ta đang chứng kiến những chuyện đau lòng trong văn học, nhiều tác phẩm ra đời bị vùi dập, bị nhìn dưới góc độ lệch lạc, bản thân các nhà phê bình không đứng dưới góc độ học thuật, thường là do yêu tác giả thì khen tác phẩm, ghét thì chê, thì bới móc? Quan điểm của ông?
Inrasara: Tôi đã từng vài lần “Gọi tên mười căn bệnh phê bình văn học hôm nay”, xin miễn nhắc lại. 10 căn bệnh, song chung quy tất cả đặt trên loại phê bình “ngoài văn bản”, hay vẫn trên văn bản “cắt – nối” đầy chủ ý dẫn đến suy diễn ngoài văn học. Từ đó nảy nở bao nhiêu là hoa lá cành cảm tính với cảm tình, tùy hứng và tùy tiện. Chủ trì tại các kì Bàn tròn Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam, quy ước quan trọng nhất trong ba quy ước tôi đặt ra cho mọi người là: “không khen không chê”. Nghĩa là kẻ phát ngôn phải định tính, định danh với luận điểm rõ ràng, và biết thuyết phục người nghe bằng những minh chứng cụ thể từ văn bản. Ví dụ, bạn cho tác phẩm ấy là cách tân, thì phải chỉ ra cho mọi người biết nó “cách tân” ở đâu, đến đâu, và “cách tân” so với ai/ tác phẩm nào cùng thời?

7. Rất nhiều nhà phê bình chân chính ngại phải động vào những cuộc tranh cãi ầm ĩ, sợ tác giả giận nên chọn cách im lặng? Liệu các nhà phê bình văn học im lặng thế đã đủ lâu chưa?
Inrasara: Họ ngại, không sai. Bởi thời gian qua chúng ta vẫn chưa có diễn đàn tranh luận đúng nghĩa. Cả tranh luận trí thức lẫn tranh luận văn học. Đôi lúc vài khởi đầu có vẻ đầy học thuật, thế rồi dần dần cuộc tranh luận lệch pha và bị lôi cuốn vào mấy cãi cọ vụn vặt bất tận. Những người đã chọn im lặng, không thể trách. Nhưng có thể không, một nền văn học phó mặc cho cảm tính, tùy tiện thao túng.
Ở nhiều cuộc trao đổi, tôi đã thử làm khác. Trước khi thuyết giảng, để thính giả chuẩn bị tinh thần, tôi nói ngay từ đầu, tôi chỉ dành một nửa hay 2/3 thời gian để thuyết, còn lại chúng ta cùng trao đổi. Làm vậy được mấy cái lợi: Một, tránh được sự ấm ức nơi thính giả; bởi nhiều lần, họ biết diễn giả sai, nhưng họ không được tạo cơ hội nói lại. Thứ hai, qua trao đổi, vấn đề sẽ được vỡ ra vài khía cạnh khác lạ; ở đó không chỉ người nghe, mà chính người nói học được rất nhiều. Tiếp đến, ta tập thói quen đối thoại, thậm chí tranh luận lành mạnh trên diễn đàn học thuật, tránh một chiều định hướng và bị định hướng.

8. Làm thế nào để có một nền phê bình lành mạnh, sòng phẳng. Hay thì khen, dở thì chê, không nâng đỡ, bênh vực kiểu thân thiết, người nhà?
Inrasara: Điều duy nhất cần là: diễn đàn và không khí tranh luận đúng nghĩa. Muốn vậy, khởi động một chiều hướng phê bình mới, là rất cấp thiết. Tôi tạm đặt tên là Phê bình Lập biên bản. Lập biên bản nghĩa là phơi mở sự việc như nó là thế mà không áp đặt một lối nhìn nào bất kì. Dù đó là lối nhìn nhân danh truyền thống hay bản sắc văn hóa dân tộc, một chân lí đinh đóng hay cái đẹp vĩnh cữu, càng không phải từ lập trường văn học trung tâm nào, từ chủ thuyết văn chương thời thượng nào. Giữ nguyên hiện trường về mọi trào lưu và mọi tác giả, tác phẩm. Diễn đạt bằng ngôn từ giản đơn nhất có thể các quan điểm sáng tác, qua đối chứng với chính sáng tác phẩm của họ đặt trong tiến trình phát triển thơ Việt trong thời đại toàn cầu hóa.
Lâu nay, ngoài thiếu tư thế tự do và hiểu biết về lí thuyết mới, sự chưa đủ cô đơn cho… phê bình (không giữ khoảng cách cần thiết với đối tượng) là một trong những lí do khiến vài ngòi bút đàn anh/ chị sa lầy trong thẩm định tác phẩm. Sự phán quyết (khen hay chê) thiếu vật chứng ấy sinh ra bao nhiêu là hệ lụy. Bởi không thể nâng tầm cho một tác phẩm xoàng xĩnh, nhảm nhí đã đành; ngược lại, một tác phẩm mới lạ nào bất kì, không thể bị dập tắt bởi khước bác hời hợt hay phủ nhận thô bạo; nó chỉ bị vượt qua, khi các cạnh khía vi tế nhất của nó được phơi mở trọn vẹn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu Trym không bay được gọi điện cho chim của nhà tôi nha!

'Nếu chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm'

(VTC News) – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trả lời báo chí khi được hỏi về sự kiện thả chim bồ câu mừng Giải phóng Thủ đô.
Trong cuộc họp do Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 7/10, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trao đổi với bào chí nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô năm này cũng là dịp 15 năm tổ chức UNESCO vinh danh Hà Nội là Thành phố vì Hoà Bình. Bởi vậy, nhiều người quan tâm tới việc Hà Nội có tổ chức sự kiện thả chim bồ câu trong dịp này hay không?

Trả lời câu hỏi này, ông Tô Văn Động cho biết, sáng 12/10, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức sự kiện thả chim nhưng phải kết hợp với… bóng bay. Lý do là vì tháng 10 chim bồ câu ít bay, muốn kiếm chim bồ câu bay nhiều thì rất khó. 

 Ông Tô Văn Động phát biểu tại cuộc họp báo.
“Bây giờ mua chim bay được rất khó. Chúng tôi đã cử người sang Đông Anh đặt mua mãi mà chưa được 100 con. Vì vậy chúng tôi sẽ phải thả kèm với bóng bay để thực hiện sự kiện. Nhưng nói thật, nếu chim không bay được thì phóng viên và bà con cũng phải thông cảm với chúng tôi,” ông Động nói.

Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết, hiện Sở này đang hoàn thiện hồ sơ để cầu Long Biên được công nhận là di sản Quốc gia. Về việc tổ chức sự kiện gì tại cầu Long Biên trong dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô hay không, ông Tô Văn Động cho biết các cơ quan chức năng đang nghiên cứu về điều này.

Ông Động cho biết, trước đây Thành phố cũng đã từng tổ chức sự kiện trên cầu. Tuy nhiên, sau đó  Sở nhận được những ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, có người không. Bởi vậy, lần này Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cần phải thận trọng. Nếu tổ chức thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu để tạo kịch bản phù hợp, hiệu quả.

Liên quan đến tổng kinh phí để tổ chức các chương trình, sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, có thông tin cho biết, Hà Nội đã bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng. Về vấn đề này, ông Tô Văn Động cho hay, ông không nắm được bởi Sở Tài chính là cơ quan quản lý về ngân sách.

Theo ông Tô Văn Động, có rất nhiều cơ quan tham gia thực hiện nhiệm vụ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sau khi xác định tất cả các nội dung mà Thành phố đã cho phép tổ chức, các cơ quan, trong đó có Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ chuyển toàn bộ nội dung sang Sở Tài chính. Sở Tài chính sẽ thẩm định, cân đối để rồi quyết định cấp ngân sách hay huy động nguồn xã hội hoá. 

“Chúng tôi chỉ kiểm đếm được những phần kinh phí đối với những sự kiện do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thực hiện trực tiếp. Nhưng đến hôm nay hoạt động kỷ niệm vẫn chưa xong nên chúng tôi cũng chưa thể công bố con số cụ thể. Còn về tổng chi phí để tổ chức kỷ niệm là do Sở Tài chính nắm. 

Nhưng tôi có thể công bố con số tương đối chính xác, đó là trong số kinh phí Thành phố bỏ ra để tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đợt này thì có 30 tỷ đồng được chi cho an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa,” ông Động cho hay.

Ông Tô Văn Động cho biết thêm, riêng các hoạt động do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức thì đều có nguồn kinh phí xã hội hoá, ngân sách Thành phỗ hỗ trợ một phần. Trong đó, chương trình đua xe đạp quanh bờ Hoàn Kiếm có kinh phí 100% là xã hội hoá.

“Không phải tất cả các hoạt động nghệ thuật, thể thao và du lịch là xã hội hoá toàn bộ, nhưng đều có một phần xã hội hoá. Ví dụ, trong Liên hoan Giọng hát Thành phố năm 2011, ngân sách bỏ ra 50 triệu tiền thưởng nhưng chúng tôi đã xã hội hoá thêm 50 triệu nữa là 100 triệu. 

Bởi vậy, trong đêm 10/10 sắp tới, nếu chương trình nào có treo quảng cáo thì đó là chương trình xã hội hoá, ngân sách hỗ trợ một phần”,  ông  Động cho biết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Có một số bạn điện hỏi, mềnh thông tin thêm để bạn biết chi tiết ( Địa chỉ, giá cả nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay )

Sở dĩ có cái tên kì dị trên là do hình dạng Nấm ngọc cẩu không khác gì của quý của loài chó.
Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
Nấm ngọc cẩu 5
Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng
Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
Nấm ngọc cẩu chứa nhiều tinh chất quý
Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột
Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông.
Nấm ngọc cẩu 4
Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ.
Nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…
Nấm ngọc cẩu ở Tây Công Lĩnh 3
Nấm ngọc cẩu ở Tây côn lĩnh 2
Nấm ngọc cẩu ở Tây Côn Lĩnh 1
Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
Củ nấm ngọc cẩu khổng lồ
Nấm ngọc châm già cực quý hiếm ở Tây Côn Lĩnh
Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.
Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…
Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kì đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm.
Không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.
Nguồn gốc của loài nấm này được tương truyền từ một huyền thoại xuất xứ từ người Cờ Lao sống ở Trung Quốc, phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh:
“Chuyện rằng, xưa kia, dãy núi Tây Côn Lĩnh cao đến tận trời, nên người trên trời và người hạ giới vẫn giao lưu với nhau. Các chàng trai Cờ Lao rất đẹp và khỏe, nên tiên nữ trên trời rất yêu quý, thường xuống hạ giới để tư tình.
Hàng ngày, các thanh niên Cờ Lao không chịu lao động, bỏ bê cả gia đình, vợ con để yêu đương với các tiên nữ.
Một ngày, đang yêu đương các tiên nữ, một anh chàng người Cờ Lao tên là Chảo Mìn Sư chợt nhận ra, hành động sống như thế này không ổn, sẽ làm tan nát gia đình, thui chột nòi giống, nên Chảo Mìn Sư đã dùng dao cắt phăng của quý, ném xuống đất, để không còn đầu óc tơ tưởng đến các tiên nữ nữa.
Các trai bản Cờ Lao bị tiên nữ hớp hồn cũng chợt tỉnh, dùng dao cắt của quý bỏ đi như Chảo Mìn Sư. Của quý cắt đi rồi, họ không còn bị tiên nữ quyến rũ nữa.
Các nàng tiên nhìn cảnh ấy thì đau lòng, tiếc nuối lắm. Để của quý không hỏng, các nàng tiên đã biến chúng thành loài nấm.
Điều đặc biệt, là loài nấm đó ẩn trong lòng đất, chỉ đến tháng 9 và tháng 10 mới trồi lên khỏi mắt đất.
Từ đó, cứ đến tháng 9 và tháng 10, các nàng tiên lại xuống Tây Côn Lĩnh hái củ nấm hình của quý mang về trời. Ăn thứ nấm ấy, các nàng tiên sống đến ngàn tuổi, cứ đẹp mãi, trẻ mãi.”
Cách sử dụng Nấm ngọc cẩu rất đơn giản, chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp. Sau khi sắc sẽ cho thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò…
Một vị thuốc cực quý, cách sử dụng đơn giản nhưng để tìm được và bảo tồn vào nguồn dược liệu quốc gia lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, qua một giai đoạn người Trung Quốc thu mua cạn kiệt, bây giờ kể cả những người Dao đi rừng giỏi nhất đi cả ngày cũng khó tìm thấy một cây nấm nào.
Kết
Dân gian ta có câu: “Chết trên đống thuốc”, ngẫm ra chẳng sai. Rừng vàng biển bạc Việt Nam vẫn còn vô vàn những bí mật cần chúng ta khám phá. Vẫn biết nấm luôn là một thực phẩm cũng như một vị thuốc cực kì tốt cho sức khoẻ nhưng những loài nấm như Nấm ngọc cẩu quả thực khiến chúng ta bất ngờ và thích thú.
Thiết nghĩ các nhà khoa học Việt Nam nên lưu tâm về vấn đề này.
Một mặt kết hợp với người dân và chính quyền địa phương để có biện pháp bảo tồn, tránh khai thác bừa bãi, tận thu và “tận diệt” các nguồn tài nguyên trên cả nước. Một mặt đi sâu vào nghiên cứu, bào chế thành thuốc và công bố rộng rãi cho người dân có một sự hiểu biết chính xác.
Câu chuyện phát triển bền vững vẫn luôn là một câu chuyện dài cần sự chung tay của rất nhiều con người. Từ nhà khoa học, doanh nghiệp đến những người dân.
Cùng với linh chi dược liệu, nấm tươi, sạch, 100% Việt Nam và những gì đã, đang, sẽ làm được,  sẵn sàng góp một bàn tay vào câu chuyện ấy.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHỢ ĐÊM LONG BIÊN


Xin gửi các bạn bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Thị Mai

Buôn đêm để bán sáng ngày 
Một vùng không ngủ kề ngay phố phường
Ngợp trời rau quả muôn phương
Về đây từ khắp nẻo đường bán mua
Chợ đêm dù bão dù mưa
Vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng
Chuyển khuân, bốc dỡ, gánh gồng
Nón che kín mặt kiếm đồng sinh nhai
Nữ nhi cửu vạn đêm dài
Vác khiêng mướt mát, sụn vai vẹo người
Giữ lành quả ngọt, rau tươi
Chị tay đen đúa, em cười nhọ nhem
Mồ hôi, sương muối ố hoen
Buốt lưng cửu vạn đã quen với nghề
Đồng công năm bẩy sẻ chia
Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con
Chợ trăng đêm khuyết đêm tròn
Khiêng sương vác gió trũng mòn hai vai
Bữa ngon hiểu được mấy ai
Chỉ cây cầu biết...thở dài với sông .

Phần nhận xét hiển thị trên trang