Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đến “chiêm bái” tượng Đặng Tiểu Bình làm gì?


thediplomat-2014-08-20-14-14-3-4862-7293-1408697112
Là người Việt, hẳn không ai không biết, Đặng Tiểu Bình chính là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 làm chết hàng vạn người dân vô tội. Dù chúng ta có thể không xem ông ta như một thủ phạm, một nhân vật mang tội ác nhưng cũng không thể ghi ơn hay kính trọng gì, vậy nhưng hiện nay, theo báo Thanh Tra, có hàng loạt doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu tại TP HCM đang đua nhau bán tour ghép khách lẻ đi Thâm Quyến từ tháng 9 đến tháng 12 với nội dung thăm viếng tượng Đặng Tiểu Bình (ĐTB) trong công viên Liên Hoa Sơn (CV LHS).
tuong
Trong tháng 10, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist khởi hành ba đoàn ghé thăm “Đài tưởng niệm ĐTB”.
Công ty Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST miêu tả CV LHS là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Thâm Quyến “từ đây du khách có thể thăm viếng tượng đồng của ĐTB, người khởi xướng công cuộc cải cách Trung Quốc”.
Một doanh nghiệp bán tour Nam Ninh – Quảng Châu – Thâm Quyến khởi hành từ Hà Nội mời chào khách thăm “Đài Tưởng niệm ĐTB” một cách thân mật. Còn ở đầu TP HCM, doanh nghiệp này khởi hành hàng loạt đoàn Hongkong – Thâm Quyến với nội dung “chụp ảnh lưu niệm bức tượng đồng của nhà lãnh đạo ĐTB”. 
Du lịch Thanh niên chào mời “tham quan CV LHS, ngắm nhìn toàn cảnh TP Thâm Quyến hiện đại và tượng đồng nhà cách tân nổi tiếng ĐTB”.
Ai cũng biết làm ăn là phải có lợi nhuận, nhưng kêu gọi du khách Việt đi chiêm bái một pho tượng đã từng mang quân cướp nước mình thì liệu các công ty du lịch lữ hành kia có ý đồ gì hay có tự vấn lương tâm không?
NĂM SÀI GÒN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Đó là quyền hư cấu của báo chí, không kém văn chương. Có gì đâu mờ théc méc?!

Đốt lửa đón máy bay

NV Nguyễn Đắc Xuân

Đốt lửa đón máy bay

Nhà văn Nguyễn Dắc Xuân

QTXM- Bạn đọc thân mến. Công tác tuyên truyền của nhà nước Việt Nam có nhiều khi phản tác dụng vì nói không thành có như vụ Lê Văn Tám. Ở Huế cũng có nhiều chuyện như thế, ví dụ chuyện 11 cô gái Sông Hương. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sẽ cung cấp cho bạn đọc một nghi vấn nữa về việc dựng truyện để tuyên truyền...

Một đêm tôi nhận được lệnh của ông Trần Anh Liên-Chính ủy Cánh Bắc, điều động Đội Công tác Thanh niên chúng tôi đi đốt lửa trước cửa Ngọ Môn làm dấu hiệu để máy bay ngoài Bắc vào thả dù lương thực và đạn dược cho chiến trường Huế. Đang thiếu gạo, thiếu đạn dược, nghe có máy bay vào tiếp tế thì mừng vô cùng chứ chưa kịp nghĩ chuyện đó có thực hiện được hay không trong bầu trời do quân đội Hoa Kỳ làm chủ và hậu quả về chính trị “Máy bay miền Bắc vào đánh ở miền Nam” sẽ phải giải thích với dư luận thế giới ra sao.
Chúng tôi lao đi tìm chất đốt. Nhưng xăng dầu dĩ nhiên làm sao có được trong hoành cảnh đó. Củi khô, củi tươi cũng không tìm đâu ra. Chúng tôi chỉ còn một cách duy nhất là tháo các lốp xe hơi đang đậu trên địa bàn chúng tôi. Chúng tôi đốt ba đêm, khói đen bay lên nghi ngút nhưng chẳng thấy máy bay máy bò nào đến cả. Hậu quả là những đống lửa chúng tôi đốt giữa sân Ngọ Môn đã trở thành các mục tiêu cho pháo tàu của Mỹ dội vào.
 Thế nhưng gần 35 năm sau sự kiện ấy, một độc giả ở Hà Nội vào cuối năm 2002 gởi cho tôi một lá thư kèm theo một bài báo mang tựa đề “Chiến công trên bầu trời thành Huế” của tác giả Bùi Đình Nguyên đăng trên báo Hà Nội Mới trong dịp kỷ niệm 30 năm Tết Mậu thân. Trong thư, độc giả nhờ tôi trả lời câu hỏi: “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, có chuyện không quân ta ném bom vào căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế như bài báo viết không?” Tôi hết sức ngạc nhiên và cảm thấy đây là một vấn đề quan trọng nên thay vì viết thư trả lời riêng cho độc giả tôi đã viết một bài đính chính khẳng định “không có sự kiện máy bay miền Bắc tập kích khu Mang Cá trong tết Mậu thân” như Bùi Đình Nguyên đã viết trên Hà Nội Mới. Bài viết mang tựa đề:“Về sự kiện không quân ta ném bom vào căn cứ Mang Cá ở Huế trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968” và được tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam thẩm tra tư liệu ở Bộ quốc phòng và đăng ngay vào số 1 (139) tháng 1&2 - 2002 (tr.69-71). Sau đó được đăng lại trên tạp chí Huế Xưa và Nay, số 55 (1- 2/2003), (tr.30-34) với tựa đề “Trong Tổng Tấn Công Và Nổi Dậy Xuân 1968, Có Chuyện Không Quân Ta Thả Bom Vào Căn Cứ Quân Sự Mang Cá Của Địch Ở Huế Không ?” Sự thực theo kế hoạch, Trung ương có đề ra việc dùng không quân tiêp tế cho Huế và bất ngờ đánh vào Mang Cá nhưng không thực hiện được. [Nguồn: Nguyễn Đắc Xuân-Từ Phú Xuân đến Huê, Tự truyện Tập III (Tám năm xuôi ngược Trường Sơn), Nxb Trẻ 2012, tr.157-158]. 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế không?
 Đọc hồi ký Một Chặng Đường Xưa của ông Trần Anh Liên(1), biết tôi là người đã chiến đấu trong Thành Nội Huế suốt chiến dịch Tấn công và nổi dậy của quân và dân Thành phố Huế trong Tết Mậu thân 1968, một độc giả ở Hà Nội gởi cho tôi một bài báo Quân Đội Nhân Dân (số ra vào dịp 30 năm Xuân Mậu Thân 68) mang tựa đề “Chiến Công Trên Bầu Trời Thành Huế” của tác giả Bùi Đình Nguyên và kèm theo một câu hỏi: “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế như bài báo viết không?”. Vì đây là một sự kiện (nếu có) hết sức quan trọng đối với Lịch sử đấu tranh giải phóng Huế vì thế nhân kỷ niệm 35 năm (1968-2003) chiến công Tết Mậu thân tôi xin trả lời câu hỏi trên.
 Độc giả đọc lại nguyên văn bài báo để dễ theo dõi:  “Chiến Công Trên Bầu Trời Thành Huế  Để đối phó với các lực lượng mặt đất tấn công thành Huế đúng vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân, theo chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh quân chủng, không quân ta cùng phố hợp ném bom vào một số căn cứ của địch ở Huế, đồng thời làm nhiệm vụ vận tải tiếp tế cho chiến trường Trị Thiên. Máy bay sử dụng là loại vận tải cánh quạt IL-14 vối tốc độ chỉ bằng non một nửa tốc độ của máy bay Mỹ lúc ấy. Lực lượng chiến đấu gồm 6 máy bay ném bom T-14, mỗi máy bay gồm 5 thành viên phi hành đoàn,. Để bảo đảm bí mật tuyệt đồi các phi vụ chỉ xuất kích vào ban đêm, không dùng điện đài ra lịnh mà chỉ dùng pháo hiệu, không dùng ra-đa dẫn đường và chỉ huy dưới đất mà mỗi phi hành đoàn phải tự nhớ nhiệm vụ và đường bay để độc lập tác chiến.
 Các chiến sĩ không quân vinh dự được tuyển chọn vào nhiệm vụ đặc biệt nầy đều tuyên thệ quyết tâm vượt qua tất cả để giành chiến thắng. Dẫu biết đây là một nhiệm vụ chẳng những vô cùng khó khăn , mà còn hết sức nguy hiểm, ra đi có thể không trở về được, nhưng không một ai từ nan thoái thác. Trước mỗi lần xuất kích họ đều chụp ảnh chung và dặn dò gửi gắm nhau an ủi gia đình phòng khi không trở về. Trước giờ bay đơn vị đã tổ chức lễ xuất quân đọc lời thề sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc và mặc niệm trước phòng có đồng đội hy sinh.
 Theo kế hoạch, tối 7/2/1968 tức 6 Tết, cả 6 máy bay T-14 đều xuất kích trận đầu tiên nhắm hướng cố đô Huế bên dòng sông Hương và mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 1 ở căn cứ Mang Cá. Trung tá Nguyễn Văn Kính nhớ lại: Tối hôm đó sau gần 90 phút bay trong đêm theo hướng đã định, và qua ánh điện rực sáng của TP Huế (NĐX nhấn mạnh) tổ bay của ông đã xác định được mục tiêu và dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom đợt thứ nhất. Khi phát hiện có máy bay lạ ném bom, hoả lực địch mặt đất bắn lên dữ dội , đồng thời máy bay Mỹ từ trên cao lao đuổi theo khi ta bay trở về. Đêm ấy 4 chiếc trong đội hình đã hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm an toàn, 1 chiếc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá), một chiếc không trở về, cả 5 chiến sĩ trong tổ bay đếu hy sinh. Trận đánh táo bạo bất ngờ của không quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại và hoảng loạn về tinh thần, cổ vũ bộ đội ta tiếp tục chiếm giữ thành phố Huế và đánh địch phản kích. Đêm 11/2 không quân ta lại xuất kích lần thứ hai với 1 tổ bay. Theo đường bay và mục tiêu đã định , sau khi ném bom vào căn cứ Mang Cá, trên đường về máy bay phản lực Mỹ rượt đuổi theo tới tận vùng trời Phủ Lý, nhưng đã có Mig 21 của ta lên ứng chiến ngăn chặn bảo vệ cho tổ bay T-14 hạ cánh an toàn xuống Gia Lâm. Tiếp theo, đêm 12/2 , 3 chiếc T-14 đã len lỏi trong đêm đến cắt bom vào mục tiêu cũ . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả 3 tổ bay đều không trở về.
 Khi kể lại chiến công nầy trên bầu trời thành phố Huế của không quân ta, trung tá Nguyễn Văn Kính bùi ngùi xúc động và bày tỏ đôi điều mong ước: Quân chủng không quân nên phối hợp với TP Huế dựng lên ở Mang Cá một nhà bia tưởng niệm ghi tên 20 liệt sĩ không quân đã hyy sinh trong Tết Mậu Thân đồng thời cơ quan nghiên cứu Bộ Quốc phòng bổ sung vào Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam trận đánh nầy như Từ điển đã ghi nhận 2 trận ném bom vào Dinh Độc Lập của Nguyễn Thành Trung và vào căn cứ Tân Sơn Nhất của biên đội Quyết thắng tháng 4/1975. Bùi Đình Nguyên”.
 Không những tôi chiến đấu trong Thành Nội Huế suốt chiến dịch như ông Trần Anh Liên viết trong Một Chặng Đường Xưa mà sau năm 1968 tôi còn được Thành ủy giao nhiệm vụ đến các đơn vị bộ đội và các đội công tác trong chiến dịch tết Mậu Thân để lấy tài liệu. Một số tài liệu trong đợt công tác đó tôi đã chuyển cho nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết cuốnNgôi Sao Trên Đỉnh Phu Văn Lâu, và chuyển cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết cuốn Cửa Thép. Đến sau ngày giải phóng tôi tham gia viết cuốn Huế Những Ngày Nổi Dậy (nhiều tác giả, Nxb Tác Phẩm Mới, HN.1979). Đặc biệt, nhân kỷ niệm 20 năm chiến thắng Xuân Thân 1968 (1968-1988), Thành ủy Huế giao cho tôi cùng ông Nguyễn Huy Ngọc(2) thực hiện cuốn hồi ký của nhiều tác giả Huế Xuân 68 do chính Thành ủy Huế xuất bản. Và, trong nhiêu năm trước năm 1988, tôi phụ trách tổ nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế nên tôi hiểu tương đối rõ chiến dịch Huế Xuân 1968. Với tư cách là người “trong cuộc” và là nhà nghiên cứu, tôi có mấy nhận xét về bài báo trên của Bùi Đình Nguyên sau đây:
 1. Nội dung sự kiện lịch sử nầy, Bùi Đình Nguyên ghi lại theo hồi ức của Trung tá Nguyễn Văn Kính, nhưng người viết không cho biết Trung tá Kính là ai, ông Kính có tham gia trong các phi đội thả bom xuống Mang Cá ở Huế trong Tết Mậu thân 1968 không ? Ông Kính đã giữ một chức vụ gì, hay một vai trò gì khác trong tổ chức, kế hoạch không quân Việt Nam tấn công Mang Cá năm ấy ? Hay ông chỉ nghe ai đó kể và ông kể lại với Bùi Đình Nguyên ? Từ hồi chiến dịch mở ra cho đến ngày ông Kính kể lại với Bùi Đình Nguyên vừa ngót 30 năm (1968-1998), trước đó ông Kính đã kể sự kiện ấy với ai chưa ? Nếu đã kể thì báo chí tài liệu nào đã đăng lời kể ấy ? Nếu chưa thì tại sao trước đây ông không kể mà phải đợi đến 30 năm sau mới kể ? Khi chưa làm rõ được những nghi vấn trên thì chưa thể tin được những thông tin do bài báo cung cấp;
 2. Bài báo viết: “Trung tá Nguyễn Văn Kính nhớ lại: Tối hôm đó sau gần 90 phút bay trong đêm theo hướng đã định, và qua ánh điện rực sáng của TP Huế (NĐX nhấn mạnh), tổ bay của ông đã xác định được mục tiêu và dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom...”. Đoạn báo nầy bộc lộ hai điều thiếu:
 2.1.- Trận không kích theo bài báo viết diễn ra vào ngày 6 tết (7-2-1968). Nhà máy điện Huế đã ngừng hoạt động ngay trong ngày đầu tiên (31-1-1968), nếu nhà máy điện muốn chạy cũng không có dầu ma-dút mà chạy cho đến đêm hôm ấy, bởi vì mọi con đường tiếp tế dầu từ Đà Nẵng ra đều đã bị cắt từ sáng 31-1-1968 rồi. Thế thì làm gì có chuyện “qua ánh điện rực sáng của TP Huế”. Phải chăng đó là thứ ánh diện tưởng tượng ?
 2.2. Nếu có thực chuyện máy bay của ta đã “ dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom...” thì không những súng phòng không của địch bắn mà cả súng phòng không của ta cũng bắn. Lúc ấy tôi phụ trách đội thanh niên tự vệ trong Thanh Nội, luôn phối hợp với các đơn vị phòng không của Trung đoàn 6 “canh giữ bầu trời” Thành Nội. Trong tết Mậu thân ở Huế mà thấy trên bầu trời xuất hiện máy bay cường kích thì mọi người đều hiểu đó là máy bay địch chứ không bao giờ nghĩ là của ta cả. Ngày 6-2-1968 lực lượng của ta còn rất mạnh, nếu quả có một chiếc máy hạ thấp độ cao như thế trên bầu trời Thành Nội thì nó không thoát được súng phòng không của ta. Tôi nghĩ không có một vị chỉ huy không quân nào lúc ấy lại đưa máy bay cường kích của mình vào một trận đánh phiêu lưu đến như thế cả !
 3.Vì trách nhiệm nghiên cứu, tôi đã sưu tập được khá nhiều tài liệu của đồi phương về tết Mậu thân, nhưng không có một tài liệu nào địch nói về chuyện bị không quân miền Bắc Việt Nam tấn công cả. Nếu có thì họ đã bù-lu bù-loa tố cáo “Không quân Bắc Việt tham chiến ở Huế” từ lâu chứ không để yên như thế cho đến ngày nay (bên Mỹ)! Tôi đã tham dự trận đánh trong Thành Nội từ đầu đến cuối, đã sưu tầm, nghiên cứu, đọc nhiều bản tổng kết chiến dịch Xuân Mậu thân 1968, chưa thấy ở đâu có nhận định như Bùi Đình Nguyên viết:“Trận đánh táo bạo bất ngờ của không quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại và hoảng loạn về tinh thần, cổ vũ bộ đội ta tiếp tục chiếm giữ thành phố Huế và đánh địch
 4. Những phân tích trên thay cho câu trả lời câu hỏi “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá như bài báo viết không ?” Tuy nhiên tôi phải khẳng định rằng: Tại chiến trường Thành Nội Huế lúc ấy có nhận được lịnh “chờ máy bay vận tải của ta tiếp tế đạn dược và lương thực để tiếp tục giữ vững mặt trận”. Vào khoảng sau ngày 15-2-1968, ông Trần Anh Liên-Chánh ủy cánh Bắc, chỉ thị cho Đội công tác Thanh niên của tôi phải đốt lửa ở sân Ngọ Môn-Kỳ Đài làm dấu cho máy bay vận tải của ta vào thả dù lương thực và đạn dược cho Mặt trận Thành Nội. Súng ống có thừa mà thiếu đạn, lương thực mua không ra, nghe nói sắp có đạn, có lương thực chúng tôi hết sức phấn khởi. Được lịnh, chúng tôi đi làm nhiệm vụ ngay. Thời tiết đầu năm mưa lạnh, âm u. Không có củi để đốt. Chúng tôi phải đi gom các loại vỏ xe cũ và tháo cả vỏ xe đang chạy lăn ra trước sân Ngọ Môn-Kỳ Đài đốt. Làm việc nầy dưới ánh hoả châu và bom đạn của Mỹ rất căng thẳng. Chúng tôi đốt lửa và chờ suốt ba đêm chẳng thấy gì, một số anh em làm nhiệm vụ súyt chết nhiều lần. Cuối cùng phải dẹp bỏ các đống lửa.
Không nhận được tiếp tế bằng đường hàng không, lãnh đạo cánh Bắc hết sức thất vọng. Sau nầy ông Trần Anh Liên đã ghi lại sự kiện đó trong hồi ký như sau: “Đến ngày 15.2. 1968, Khu ủy nhận được lệnh của Quân ủy Trung ương: Phải giữ Thành Nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước. Ban chỉ đạo cũng quyết định: cố gắng duy trì giữ vững tình thế tổ chức bộ đội để bảo đảm thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Chúng tôi chờ sự tiếp viện của các đơn vị chủ lực và chờ máy bay vận tải tiếp tế đạn dược, thuốc men (NĐX nhấn mạnh). Nhưng trời đêm vẫn mù mịt, sương dày những đống lửa làm hiệu cho máy bay không có tác dụng gì. Trong lúc đó ở các thành phố Sài Gòn, Đà Nẵng, tiếng súng tấn công đã ngừng nên địch tập trung phản kích vào Huế”. (Trần Anh Liên, Một Chặng Đường Xưa (Hồi ký), Nxb Thuận Hoá 1998, tr. 137-138). Qua thực tế chiến trường và qua hồi ức của người lãnh đạo Mặt trận, tôi có thể khẳng định Trung ương có kế hoạch tiếp tế hậu cần cho chiến trường Huế bằng máy bay nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện mà thả không đúng toạ độ như đã hợp đồng, không có kết quả. Thế
 5. Theo bài báo thì không quân ta có 3 lần xuất kích: Lần thứ nhất vào tối 7-2-1968 tức 6 Tết, có 6 máy bay T-14, 4 chiếc trở về hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm an toàn, 1 chiếc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá), 1 chiếc không trở về, cả 5 chiến sĩ trong tổ bay đếu hy sinh. Lần thứ hai vào 11-2-1968 không quân ta lại xuất kích với 1 tổ bay, trở về tuy có bị máy bay phản lực Mỹ rượt đuổi nhưng đã có Mig 21 của ta lên ứng chiến ngăn chặn bảo vệ cho tổ bay T-14 hạ cánh an toàn xuống Gia Lâm. Lần thứ ba, đêm 12-2-1968, 3 chiếc T-14 đã len lỏi trong đêm đến cắt bom vào mục tiêu cũ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả 3 tổ bay đều không trở về.
 Xin hỏi những ai trong 5 tổ bay xuất kích lần 1 (có cả thảy 25 người), hoàn thành nhiệm vụ và trở về an toàn ấy đến thời điểm 1998 và hiện nay (đầu năm 2003), có còn ai tại thế không ? Nếu còn thì các đồng chí có ý kiến gì về bài báo của Bùi Đình Nguyên ? Lần thứ ba, cả ba tổ bay đều không trở về, như bài báo viết lại không dùng vô tuyến điện, thế thì căn cứ vào đâu mà Trung tá Kính biết được là 3 tổ bay đã “cắt bom vào mục tiêu cũ” hoàn thành nhiệm vụ ? Nhỡ khi các đồng chí không quân ấy mới bay vào vùng trời của Mỹ ngụy kiểm soát thì 3 tổ bay đều đã bị bắn hạ cả thì sao ?
 Ba lần xuất kích với 10 phi vụ đánh trúng vào Mang Cá với một số bom khá lớn thế tại sao dân chúng ở chung quanh Mang Cá và các đội công tác, các đơn vị chiến đấu trong Thành Nội gần Mang Cá không ai hay biết gì cả ? Các bản tổng kết chiến dịch không hề đề cập đến những thiệt hại của địch do không quân ta bỏ bom vào Mang Cá !
 Bài báo của Bùi Đình Nguyên ẩn chứa quá nhiều điều khó hiểu. Vì thế muốn sử dụng những thông tin bài báo nêu ra cần phải điều tra, khảo chứng lại từ đầu, nếu không sẽ mắc sai lầm, có tội với lịch sử. Nếu đây là một bài báo tưởng tượng thì nên phê phán và loại bỏ để đời sau khỏi bị lừa.
 6.Tôi biết đào tạo một phi công, một cán bộ hàng không rất tốn kém. Những người lái được phi cơ chiến đấu thuộc thành phần ưu tú của quân đội. Do đó, khi đọc bài báo của Bùi Đình Nguyên viết có đến 20 đồng chí trong 4 tổ bay hy sinh cho chiến dịch Xuân 68 ở Huế, tôi thật ngậm ngùi. Nếu quả có thật có 4 tổ bay đã hy sinh cho Huế thì Đảng bộ Thừa Thiên Huế phải biết để có những hình thức đời đời nhớ ơn các đồng chí. Còn chuyện làm tượng đồng bia đá cho các đồng chí, và đặt ở Mang Cá hay đặt ở đâu thì do lãnh đạo TP Huế và lãnh đạo Không quân Việt Nam quyết định. Nhưng trước nhất những ngành chức năng và các nhà nghiên cứu phải thẩm tra xem thử có được bao nhiêu phần trăm sự thật lịch sử trong bài báo trên.
 Trên đây là ý kiến của người ở Mặt trận và có nhiều dịp nghiên cứu lịch sử chiến dịch Huế Xuân 68 về bài báo của Bùi Đình Nguyên, còn thực chất sự kiện mà bài báo nêu ra thực hư như thế nào xin dành lại cho ngành nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam.
--------------------
(1) Trần Anh Liên- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào chiến trường làm Phó Bí thư Thành ủy Huế, rồi làm Chánh ủy cánh Bắc trong chiến dịch Tấn công nổi dậy trong Tết Mậu thân ở Huế, tác giả hồi ký Một Chặng Đường Xưa do Nxb Thuận Hoá Huế xuất bản năm 1998.
(2) Lúc đó Nguyễn Huy Ngọc làm Phó Bí thư Thành ủy, sau đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy TTH. Đã nghỉ hưu.
( Tác giả gửi cho QTXM)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc tham gia đội ngũ chiến binh IS?

TTO - Hình ảnh một người Trung Quốc đang chiến đấu cho IS xuất hiện hôm 2-9 trên Facebook do Bộ quốc phòng Iraq điều hành gây xôn xao dư luận Iraq và Trung Quốc.
Hai bức ảnh đăng trên Facebook do Bộ quốc phòng Iraq quản lý   Ảnh: Bộ quốc phòng Iraq
Bức ảnh đăng trên Facebook do Bộ quốc phòng Iraq quản lý - Ảnh: Bộ quốc phòng Iraq
Những bức ảnh được đăng trên trang Facebook với chú thích “Chinese dash”, có nghĩa là “người Trung Quốc Quốc gia hồi giáo ở Iraq và Syria”. 
Trong bức ảnh đầu tiên người đàn ông Trung Quốc đang được một binh sĩ người Iraq hộ tống kế bên, còn bức ảnh thứ hai cho thấy người đàn ông này có vẻ như đang nằm bất tỉnh trên nền đất.
Theo báo South China Morning Post, trong cả hai bức ảnh, người đàn ông trên có vẻ như đã bị những cú đấm rất mạnh vào mặt và rất khó nhận diện người này theo tôn giáo nào.
Hai bức ảnh đăng trên Facebook do Bộ quốc phòng Iraq quản lý   Ảnh: Bộ quốc phòng Iraq
Người đàn ông nằm bất tỉnh - Ảnh: Bộ quốc phòng Iraq
Đại sứ quán Trung Quốc ở Iraq đã từ chối bình luận về thông tin trên. Chính phủ Iraq và Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng chưa có phản ứng gì về những bức ảnh trên.
Hồi năm 2013, trên Youtube từng xuất hiện đoạn phim mà trong đó một người đàn ông tự xưng là “Bo Wang” khẳng định ông ta đã gia nhập phiến quân hồi giáo chiến đấu ở Syria.
Trong bài diễn văn phát hồi tháng 7-2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi khẳng định “Quyền của chủ nghĩa Hồi giáo là dùng vũ lực chiếm Trung Quốc, Ấn Độ và Palestine” và kêu gọi người hồi giáo trên toàn thế giới cùng gia nhập để thực hiện mục đích này của ông ta.
Ngô Tư Khoa, đại sứ của Trung Quốc ở Trung Đông, trước đó từng cho rằng có hơn 100 công dân Trung Quốc có thể đang chiến đấu cho IS. Những người này phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.  
Học giả chuyên nghiên cứu về Tây Á và châu Phi thuộc viện Khoa học xã hội của Trung Quốc - Ngân Cương cũng có lập luận tương tự.
“Những người quốc tịch Trung Quốc này ban đầu tìm cách gia nhập al-Qeada ở Afghanistan nhưng vì quốc gia này sau đó trở nên ổn định hơn nên hiện nay họ đến Iraq và Syria để gia nhập IS vì hai quốc gia này là thiên đường của những kẻ thánh chiến” - học giả Ngân Cương nhận định.
MỸ LOAN


































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giờ đúng là không còn gì để ngợi nữa, các nhà thơ mới viết như này:



“Ngáp ngủ đã đêm qua.
Chửi tục đã đêm qua.
Gạ gẫm làm tình đã đêm qua.
Âm hộ đã đêm qua.
Dương vật đã đêm qua...”
(trích Lò Mổ - Nguyễn Quang Thiều)
 
Một đứa trẻ đã hỏi, âm hộ là gì? Mang nó lại cho con
Tôi có thể trả lời với nó như thế nào? Tôi cũng không biết gì hơn nó
Tôi chỉ có thể nói: con ơi âm hộ là nơi con đã sinh ra
ng
Hay nó là chiếc lá nho mà bà Eva
Đã làm rơi và chúng ta nhặt được?
 
Hay nó là một hình ảnh mà chúng ta thường phải khum tay
Và đoán nó như các nhà khảo cổ thường cố đoán những chữ cái tượng hình một thời đã mất
Dù là người da đen da trắng da đỏ da vàng
Đều hiến dâng, đọc, và hiểu nó như nhau
 
Nó có thể là mái tóc dài thật đẹp chưa cắt của mẹ
Hay là chiếc lá trong đêm
Dịu dàng hứng giọt sương
Bóng tối đến dưới bờ môi như màu đỏ mờ mờ trên miệng con đang thèm sữa
 
Tôi ước mình có thể diễn ngôn các gợi ý về âm hộ
Và các gợi ý về cuộc sống của những người già
Và những đứa con được sinh ra từ lòng mẹ
Bao la...
 
Chúng ta đang sống ở một nơi
Mà các nụ mầm nhỏ nhất cho chúng ta biết: không bao giờ có cái chết
Nó dẫn dắt cuộc sống tiến lên
Và không chờ đến kết cục
Nó tự chấm dứt lúc cuộc sống chúng ta xuất hiện
 
Khi cha chui vào trong và con bước ra ngoài
Tất cả chúng ta cùng hướng về phía trước
Không có bất kỳ một kết cuộc nào tuyệt vời và hạnh phúc hơn
Sau khi nhặt và mang về một chiếc lá
Từ Thiên Đàng dịu ngọt của con.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Trên đường em đến trường"..nguy hiểm nhất hành tinh!

Tháng 9 là thời gian hàng triệu học sinh trên thế giới đến trường khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, tại nhiều vùng miền trên thế giới, con đường đi học của các em vẫn còn là một chặng đường gian nan, khổ ải. Nhiều học sinh phải men theo vách đá, đi trên dòng sông chảy xiết, đu mình qua cây cầu hỏng để đến trường.
Theo Tổ chức UNESCO, trong vòng 5 năm trở lại đây, việc phát triển, xây dựng các tuyến đường đến trường cho học sinh vùng sâu, vùng xa đang bị chững lại.
Các giải pháp như xây cầu đường, hỗ trợ xe buýt... nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng vẫn không thể thực hiện được vì nhiều lý do khác nhau. Tình trạng thiếu vốn đầu tư cộng với thiên tai ở nhiều quốc gia lại càng làm cho tình hình trở nên vô cùng khó khăn và cũng chính là lý do khiến số lượng trẻ em tại những nơi này bỏ học giữa chừng ngày một tăng.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 1
Tại một làng hẻo lánh ở tỉnh Rizal, Philippines, học sinh tiểu học sử dụng những xăm ô tô làm phao để vượt sông tới trường.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 2
Học sinh di chuyển trên chiếc cầu chỉ còn trơ khung tại Padang, Sumatra, Indonesia.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 3
Con đường bên vách núi đá cheo leo và nguy hiểm ở núi Pili, Trung Quốc
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 4
Học sinh ở làng Cilangkap, Indonesia, vượt sông đến trường bằng chiếc bè thô sơ
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 5
Học sinh ở Kerala, India cùng nhau đi chung trên chiếc thuyền mộc.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 6
Hàng chục học sinh ở Delhi, Ấn Độ nhồi nhét trên một chiếc xe ngựa đến trường.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 7
Nữ sinh đi trên một tấm ván bắc tạm qua bức tường của một pháo đài có từ thế kỷ 16 ở Sri Lanka.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 8
Đi qua "cây cầu" bằng rễ cây ở Ấn Độ.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 9
Đến trường qua cáp bằng thép cao 800m và dài 400m sông Rio Negro, Colombia
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 10
1011 Các em học sinh băng qua một chiếc cầu treo bị đứt một bên dây cáp để đến trường ở tỉnh Lebak, Indonesia.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 11
Học sinh leo thang trên núi để tới trường hàng ngày mà không có dây bảo hiểm hoặc người lớn đi cùng tại một bản miền núi, phía nam Trung Quốc.
Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới - 12
Hà Anh (Boredpanda) (Theo Khám phá

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Đặc nhiệm đen" của Anh, Mỹ dùng chiêu gì thu phục chiến binh IS?

Dưới mắt Mỹ và Anh, IS rất mạnh, nguy hiểm hơn Al-Qaeda nhiều lần, lại còn rất xảo quyệt với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”, tức dùng người phương Tây.

Sau khi cân nhắc thiệt hơn, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không gửi lực lượng bộ binh hùng hậu đến chiến trường Iraq và Syria để quyết đấu với IS.
Thay vào đó là những nhóm đặc nhiệm nhỏ của Anh, Mỹ phối hợp với lực lượng địa phương truy lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS, đặc biệt là ông trùm Abu Bakr al-Baghdadi - người tự xưng Khalifah, tức “hoàng đế” của người Hồi giáo trên thế giới. Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo giải thưởng 10 triệu USD cho người nào cung cấp thông tin chính xác về al-Baghdadi.
Nhiệm vụ nặng nề của “đặc nhiệm đen”
Tuần qua, truyền thông Anh, Mỹ đã hé lộ thông tin về lực lượng đặc biệt nêu trên. Theo đó, lực lượng “đặc nhiệm đen” (TFB) này bao gồm 80 lính SAS (đặc nhiệm Không quân Anh, gồm cả nhân viên 2 cơ quan tình báo MI5, MI6) và khoảng 200 lính đặc nhiệm Mỹ thuộc 2 biệt đội Delta Force, Seal 6.
Mục tiêu của TFB là bắt sống hoặc giết chết ban lãnh đạo của IS, đứng đầu là al-Baghdadi, trong một chiến dịch “chặt đầu rắn”. Mọi hoạt động của TFB đặt dưới quyền giám sát và chỉ huy của CIA (Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ).
Riêng SAS được thủ tướng Anh giao nhiệm vụ xác định và tiêu diệt “Jihadi John”, người được cho là cầm dao cắt cổ nhà báo Mỹ James Foley. Các chuyên gia tình báo Anh, Mỹ thẩm định đây là một người Anh gốc Pakistan từng sinh sống ở London. Y cũng là người đứng đầu bảng “danh sách phải chết” của CIA.
BÀI LI
Nhật báo Anh Daily Mirror dẫn lời một cựu thành viên của TFB cho biết nguồn tin tình báo trợ giúp “đặc nhiệm đen” lần này rất phong phú, bao gồm mạng lưới điệp viên chất lượng cao tại chỗ và tình báo điện tử. Máy bay thám thính Anh, Mỹ sẽ nghe lén điện thoại các thủ lĩnh IS và chỉ điểm vị trí của những nhân vật này.
TFB cũng sẽ áp dụng một phương pháp rất hiệu nghiệm mà Biệt đội Seal 6 từng sử dụng trong cuộc truy lùng và tiêu diệt Osama bin Laden, ông trùm Al-Qaeda, năm 2011. Đó là mở những cuộc đột kích bằng trực thăng không vận không tiếng động.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi Ảnh:CNN
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh:CNN
TFB cũng sẽ đẩy mạnh chiến tranh tâm lý. CIA hứa tặng các chiến binh IS tiền bạc và một tương lai tươi sáng nếu từ bỏ tổ chức này. Tình báo Mỹ tin rằng những chiến thuật tàn bạo như thời trung cổ của IS (hành quyết tập thể, chặt đầu) đã làm nao núng tinh thần các chiến binh trẻ. Họ chưa dám bỏ IS vì lo sợ bị trừng phạt. Nếu có tiền và có cơ hội đổi đời, họ sẽ đào ngũ ngay.
Nguồn tin của Daily Mirror cho biết trở lại Iraq lần này, dự kiến TFB sẽ hoạt động ít nhất vài tháng, thậm chí vài năm, do địa bàn chiến trường mở rộng sang Syria.
“Đây sẽ là một cuộc chiến dai dẳng, ác liệt, có thể tồi tệ hơn cuộc chiến Iraq và Afghanistan trước đây. Chúng tôi không có sự lựa chọn trong cuộc chiến này. Họ có rất nhiều tiền mặt và nguồn cung cấp đầy đủ vũ khí. Họ không phải loại người có thể đàm phán và thương lượng. Nếu chúng tôi không tấn công trước thì họ sẽ tấn công chúng tôi” - nguồn tin nhấn mạnh với Daily Mirror.
Dưới mắt Mỹ và Anh, IS rất mạnh, nguy hiểm hơn Al-Qaeda nhiều lần. Tổ chức này còn rất xảo quyệt với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”, tức dùng người phương Tây đánh lại phương Tây.
Rắn 6 đầu
Kênh truyền hình Ả Rập Al Arabiya News dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nội vụ Iraq Adnan al-Asadi cho biết ban lãnh đạo IS gồm có 6 người:
- Abu Bakr al-Baghdadi: Thủ lĩnh IS, 43 tuổi, từng bị Mỹ bắt tháng 4-2004. Sau khi được thả ra 3 năm sau, y thành lập Quân đội Sunni, gia nhập Al-Qaeda rồi tách riêng thành lập ISIS (tiền thân của IS).
- Abu Ayman al-Iraqi: Nguyên đại tá tình báo không quân Iraq thời Saddam Hussein. Bị bắt năm 2007 và được thả năm 2010, y đến Syria cầm đầu quân IS chiếm đóng thị trấn Edlib, Aleppo và vùng núi Lattakia.
- Abu Ahmad al-Alwani: Cựu sĩ quan quân đội Iraq thời Saddam Hussein. Hiện nay, y là ủy viên Hội đồng Quân sự IS.
- Abu Abdulrahman al-Bilawi: Một trong 4 ủy viên Hội đồng Quân sự IS. Y từng bị Mỹ bắt giam trong nhà tù Bucca (Iraq) năm 2007 và đã bị giết ở al-Khalidiva.
- Haji Bakr: Cựu sĩ quan quân đội của Saddam Hussein, phụ trách phát triển vũ khí. Y từng bị bắt giam ở nhà tù Bucca rồi gia nhập Al-Qaeda sau khi được thả. Mới đây, tay thủ lĩnh cao cấp IS ở Syria này đã bỏ mạng.
- Abu Fatima al-Jaheishi: Từng phụ trách tác chiến ở miền Nam Iraq trước khi chuyển đến TP Kirkuk ở phía Bắc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những món ngon không nên bỏ qua ở Vũng Tàu


Bánh khọt, bạch tuộc nướng, lẩu cá đuối, cháo vịt... là những món ăn ngon miệng bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch ở thành phố biển Vũng Tàu.
Thành phố biển Vũng Tàu không chỉ được biết đến như là một địa điểm du lịch xinh đẹp của miền Nam mà còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc trưng như bánh khọt, lẩu cá đuối, các món hải sản...

Bánh khọt

Bánh khọt là một món ăn ngon rất nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, cũng được làm từ bột gạo. Nhưng khác với bánh căn có nhiều loại nhân, bánh khọt chỉ đổ với nhân tôm đã bóc bỏ vỏ.



Một điểm khác nữa là nước chấm và cách thưởng thức. Người miền Trung ăn bánh căn với nhiều loại nước chấm như: nước mắm ngọt, nước mắm nêm, nước lèo đậu phụng, khi ăn thì cho bánh vào chén, ngắt nhiều loại rau sống cho lên trên, chan nước chấm vào và thưởng thức. Tuy nhiên, người Vũng Tàu ăn bánh khọt hoàn toàn khác, nước chấm chỉ có duy nhất một loại nước mắm pha chua ngọt. Khi ăn, người dân ở đây thường lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm... gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm.

Lẩu cá đuối

Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.



Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai... Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát.

Bạch tuộc nướng

Đây là một món ăn được bày bán rất nhiều ở Vũng Tàu, chỉ cần đi dọc theo con đường Thuỳ Vân ven biển, bạn sẽ thấy hàng chục xe đẩy bán món ăn này. Từ sáng cho đến tối khuya, những lò than ở đây luôn rực lửa, hương thơm của bạch tuộc nướng chín cứ lan toả trong gió làm người đi đường cũng phải hít hà, xuýt xoa.



Cháo vịt, gỏi vịt

Nằm trên con đường Trương Công Định, quán Vịt Đồng Quê ở đây lúc nào cũng đông nghẹt khách. Vào những giờ tan tầm, nếu bạn không đặt chổ trước khi đến quán thì sẽ rất khó để tìm cho mình một chổ ngồi. Quán có nhiều món ăn ngon như cháo vịt, vịt xáo măng, gỏi vịt, vịt nướng chao... và đặc biệt là tiết canh vịt.



Hàu nướng, cháo hàu

Ngoài những món nghêu, sò, ốc... thì hàu là loại hải sản nổi tiếng của Vũng Tàu, nhất là loại hàu sữa được đánh bắt ở đảo Long Sơn. Hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như: cháo hàu, hàu chiên giòn, hàu nướng phô mai... Khi đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức những món ngon từ hàu rẻ nhất tại các quán hải sản ở đảo Long Sơn.



Các món hải sản 

Ngoài những món ngon kể trên, Vũng Tàu còn nổi tiếng với các món hải sản ngon như cua, ghẹ, tôm, mực, các loại ốc... Một số địa chỉ dành cho bạn như quán Gành Hào, quán hải sản Lê Dung, quán ốc A Đồng, quán lẩu đầu cá Bảy Giai...



Cháo bồ câu

Cháo bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng và được nhiều du khách ưa thích. Nơi tập trung nhiều hàng quán bán món này nhất là phố Đồ Chiểu với hơn chục hàng quán. Tuy nhiên, với những người sành ăn món này thì địa chỉ ngon nhất phải kể đến là quán cháo bồ câu góc đường Đồ Chiểu. Ngoài cháo bồ câu nấu đậu xanh, còn có nhiều món khác chế biến từ bồ câu như bồ câu nướng, bồ câu rô ti...



Ngoài những món ngon kể trên, thành phố biển xinh đẹp này còn rất nhiều món ăn ngon cho bạn khám phá như: bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mỳ thảy Nghiệp Ký, cơm niêu Hoa Sữa...

Huấn Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang