Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Gai cả mắt!



Con dại, cái mang:))



Hạnh fuck!




Già không đều:))



Tý nữa nà...nọt khe hehe



Bệnh nhân hay robot?



Vcl:))



Lợn kia cắp nách chợ phiên. Giai kia đích thị có tiền uống diêu :))



Tuyên truyền lưu động ngày toàn dân đội nồi cơm điện:))




Cửu Long nước nó màu xanh. H. ơi hâm thế "kình hanh" thật rồi :))



Đứng ngồi là việc cá nhân. Mà sao d lại bần thần thế kia?



Một con vịt xòe ra hai cái cánh. Nó kêu rằng oác oác oác, oạc oạc oạc...



Ngày xưa biển không có máu như bây giờ.



Em là búp măng ...




Ngày hội bắt rận toàn dân:))



Mùa thu cắt móng cho ông. Thế là đêm ấy sợi lông lìa cành :))



Tài già lại gặp gái tơ. Thế là "cần số" lơ mơ cứng dần :))



Nhốt ba đứa trẻ vào lồng. Đem đi cải tiến gia công cuộc đời :))



Đinh Tiên Hoàng Đế hiện hình. Thế là đất nước linh đình liên hoan:))



Giai đỏ mà đèo gái xanh. Hỏi xem cái bướm nó tanh hay bùi? :))



Đánh đu với cuộc mưu sinh. Bướm kia dạng thế thì kinh mịa rùi:))



Đường về tổ ấm còn xa. Cuộc đời như bãi tha ma bắt đầu:))



Khi người điên cóa tý điện:))



Ngủ mà thần thánh như ri. Kiểu gì cũng được đi thi... vào chuồng.:))



Chuyện tình Thịt & Đít.



Tạ cu cho các cụ ta. Khỏe ra mọi thứ cả nhà lại vuôi:))



Tao lạy UBND phường Mễ Trì đấy!

Nguồn: Nhặt trên NET.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đứt đuôi và đuôi chưa đứt!

Tạm dứt cơn mưa
Nòng nọc đứt đuôi
Lũ cóc nhảy lên bờ
Ra vẻ đã từng khao khát
Thực ra chúng chẳng làm được gì những ngày nóng nực
Nắng hạn rách bươm cánh đồng
Cái dàn khoan.. 
                          một kiểu cột đồng Mã Viện cắm vào mông..
Chúng chỉ theo thói quen của chúng
Trứng cóc theo dòng
Đủ ngày thì nở 
thế thôi..
Việc đó cũng lần quẩn như con người
Cứ tự vơ vào những diến tiến ngẫu nhiên
Như chuyện hiển nhiên mấy tháng trước đây ngoài biển..
Chuyện đứt đuôi và chưa đứt đuôi 
Sẽ có lần tái diễn.
Cóc đâu phải cậu ông trời?
Chỉ là chuyện ngoa ngôn ngụy biện
Đâu ích gì cho ai?

 Ngố Trần

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trần Hữu Dũng thơ:

Lâu lâu tôi lại say khướt, bét nhè cùng đám bạn
Ngất ngưởng lái xe ra khỏi quán bia
Hú một hơi dài trong tâm trạng hoảng loạn – u mê
 
Đêm giăng mắc những khoảng vô định tối tăm
Những ánh đèn phố xá quất những lằn roi rướm máu
Các vì sao thì thầm lời dối trá, bỡn cợt
 
Lâu lâu tôi rơi vào cơn điên trắng
Diễn mãi không thành vai diễn cuộc đời
Đức hạnh, liêm sỉ - món rẻ tiền chẳng còn ai muốn trang điểm
 
Lâu lâu tôi lại chơi trò trồng chuối ngược đầu
Thế giới đảo lộn, xoay chiều, quái đản
Theo một vòng quay phi lý rất huyền ảo, mê đắm chết người!
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họa sĩ viết:

Chuyện năm xưa

Chú ruột tôi được học hành có kiến thức, còn bố tôi không được học. Hai anh em mà khác nhau một trời một vực. Em nhẹ nhàng nho nhã chữ nghĩa cẩn trọng bao nhiêu thì anh lại bô lô ba la chém to kho mặn, tuyền cái giọng bình dân có lúc thành lỗ mãng.
Chú là thầy lang có nghề xem mạch bốc thuốc. Ở quê thì chú là đẳng cấp khác, có học chữ nho, nói vắn tắt thì ít nhiều có thể gọi là trí thức ở làng. Chú cẩn trọng nhẹ nhàng trong ăn nói, chữ nghĩa chọn chành cẩn thận. Ví dụ chú gọi tránh phân là “phẩn” như cốt để tránh xa mùi hôi của loại chất thải đặc biệt. Còn ông anh, tức bố tôi là dân cày ruộng, nghĩ ít nhưng mắc cái bệnh nói nhiều. Đã hay nói, mà cái gì cũng thẳng tưng.
Người nho nhã như chú tôi thường kiệm lời vì biết lời nói là quý, cần phải thận trọng nhường nhịn và ít thích tranh luận. Khi chú nói tức là muốn người ta chỉ nghe thôi chứ không cãi. Con bệnh mà cãi thầy thuốc ư, làm gì có chuyện ngược đời ấy. Người thì bảo tư chất hơn người ấy chỉ có ở thầy giáo và thầy thuốc bởi kiến thức dồi dào. Người đọc sách khác người thường ở chỗ ấy.
Tôi còn nhớ chuyện hồi bé. Một hôm hai ông ngồi trà thuốc tranh luận, bố tôi bảo thế chú gọi “phẩn” thì phân nó có sạch hơn không, thơm hơn không. Nghe bố nói hơi sỗ, chỉ thấy chú nín lặng không cãi. Bố lại tiếp: Đấy, chú thấy chưa, nói năng tránh trớ làm gì cho mệt, tôi thì tôi cứ gọi đúng tên của nó,  cứt à cứt! chẳng hạn mùi của nó “thối” hoặc ” khắm”  chứ không nói “nặng mùi” gì sất…
Bố tôi lấy nê đưa thêm loạt ví dụ nữa, một bên chữ nghĩa, một bên bình dân. Bố bảo thế này, các ông cứ bảo “xin nói chân thành” vậy sao không “xin nói toạc móng heo” có rõ hơn không, cứ chân với cẳng làm gì rách việc.
Không có thắng thua vì chú tôi chỉ ừ hữ không thừa nhận cũng không phản đối. Còn bố thấy thế thì ra sức cán lướt, lấy số đông ví dụ để áp đảo. Âu cũng là thói quen của phía kiến thức lỗ mỗ thiếu tự tin nên hay nói nhiều. Định lấy số lượng thay cho chất lượng chăng?
Những cuộc trò chuyện ấy của bố với chú, tháng xảy ra đôi ba kỳ, kéo dài nhiều năm. Cũng là do thôn quê lúc ấy vắng, nhiều thời gian rỗi rãi. Tôi còn nhớ hai ông dù nói chuyện gì rồi cũng quay về chuyện chữ nghĩa bình dân hay bác học. Giống như bây giờ quán nước vỉa hè, ban đầu là chuyện làm ăn nhưng rồi chỉ một lúc là quay sang chuyện thời sự, chính trị trong nước và quốc tế. Mặc dù ai cũng biết trong số họ chẳng ai làm chính trị cả. Giống như quán nước, những cuộc chuyện trò của bố và chú tôi thường kết thúc trong hòa bình.
Hai ông giờ đã quy tiên khuất núi cả. Chả biết ở thế giới bên kia có còn tiếp tục tranh luận nữa hay không.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Căn bênh mới, chưa có thuốc chữa!



Pb Mã Thị Nhung
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tìm hiểu TQ không phải là điều khó hiểu đối với bất kỳ ai!

Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

Rate this
Print Friendly
470037-china-politics-congress
Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.
Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH
Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm.
Một vài người phương Tây muốn nhìn thấy Trung Quốc trở thành một nền dân chủ theo truyền thống phương Tây. Điều đó sẽ không xảy ra. Người Mỹ tin rằng bạn không thể trở thành một quốc gia thành công nếu không có các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, dù là bầu Tổng thống hay là bầu Quốc hội, và bạn phải thay đổi lãnh đạo vài năm một lần. Đó là cái nhìn định kiến của họ về thế giới. Người Trung Hoa chưa bao giờ có truyền thống đó. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với 1,3 tỷ người, với một nền văn hóa khác biệt và một lịch sử khác biệt. Nó sẽ làm theo cách của nó.
Vào mùa thu năm 2011, bạo động xảy ra tại làng chài Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông. Nông dân mất đất vào tay các công ty bất động sản, những người đã thông đồng với quan chức địa phương. Lợi nhuận từ việc bán những mảnh đất này rơi vào tay bọn họ và các quan chức. Cuộc bạo động bắt đầu bằng một cuộc biểu tình có quy mô tương đối nhỏ của vài trăm người nông dân đau khổ trong tháng Chín. Đến tháng Mười hai, nó đã leo thang thành một cuộc bạo động toàn diện khi một người biểu tình bị chết trong khi bị cảnh sát giam giữ. Trong vòng vài ngày, 20.000 dân làng đã được huy động tham gia biểu tình. Họ trục xuất các quan chức ra khỏi làng bằng vũ lực, dựng các chướng ngại vật trên đường và tự vũ trang cho mình bằng các vũ khí thô sơ. Họ yêu cầu được trả lại đất đai. Mặc dù có sự kiểm duyệt về tất cả các tin tức liên quan đến Ô Khảm trên hệ thống truyền thông của Trung Quốc, rất nhiều người Trung Quốc có thể đọc được những gì đang diễn ra trên Internet, từ các nguồn tin nước ngoài. Cuối cùng, Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông đã gặp những người biểu tình và giải quyết vấn đề. Chính quyền công nhận rằng dân làng đã có những khiếu nại chính đáng, một số đất đai đã được trả lại cho họ và những dân làng bị bắt trong các cuộc biểu tình trước đó đã được thả ra. Sau đó, bầu cử tự do đã được tổ chức bằng hình thức bỏ phiếu kín. Một thủ lĩnh của phong trào biểu tình giành được thắng lợi lịch sử và trở thành lãnh đạo mới của làng. Ô Khảm trở thành một tin vui cho những người hi vọng sẽ nhìn thấy cải cách dân chủ ở Trung Quốc.
Các tin tức cho chúng ta biết các cuộc biểu tình tương tự đang xảy ra hàng ngày ở các vùng khác của Trung Quốc. Vài người nghĩ rằng những sự kiện này là bằng chứng cho thấy một nhà nước Trung Quốc đang yếu đi. Nhưng sự thật là không một sự cố nào được phép phát triển trở thành phong trào quốc gia. Sự kiện Ô Khảm cho thấy điều này. Đảng Cộng sản đã cử ngay cấp Phó Bí thư Quảng Đông đến hòa giải và vãn hồi trật tự.
Có hai bài học rút ra từ Ô Khảm. Bài học đầu tiên là Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền kiểm soát. Trật tự được vãn hồi với sự giúp đỡ của Đảng. Bài học thứ hai là cái cách mà Đảng Cộng sản có thể sử dụng cả các biện pháp cứng mà mềm để duy trì hòa bình. Trước khi bất kì một vụ rắc rối nào leo thang, bộ máy an ninh nhà nước đầy quyền lực có thể sử dụng các biện pháp mạnh để bóp chết các cuộc biểu tình từ trong trứng nước. Nhưng nó cũng có thể đứng về phía những người dân làng chống lại các quan chức tham nhũng ở địa phương. Nếu nghĩ về Đảng Cộng sản đơn thuần như một bộ máy tham nhũng nặng nề thì quá đơn giản hóa vấn đề. Trong thực tế, trong suốt cuộc nổi dậy, dân làng Ô Khảm đã rất cẩn thận tuyên bố trên các biểu ngữ của họ rằng họ ủng hộ Đảng Cộng sản, nhưng phản đối các quan chức tham nhũng tại địa phương.
Đây là một chiến lược phổ biến được những người phản kháng Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm qua. Họ hiểu rằng đối chọi lại chính quyền trung ương có nghĩa là chắc chắn bị tiêu diệt. Vì thế, họ chống lại những hành động sai trái của các quan chức địa phương trong khi vẫn tuyên bố trung thành với chính quyền trung ương. Không ai thách thức chính quyền trung ương trừ khi họ được chuẩn bị để đi đến cùng và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước, một điều rất khó xảy ra.
Thay đổi về chính trị
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một cường quốc trên trường quốc tế là một trong những sự kiện kịch tính nhất trong thời đại chúng ta. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cũng là một điều đặc biệt. Tăng trưởng đã diễn ra với một nhịp độ không thể tưởng tượng được ở thời điểm cách đây 40 năm và trên một quy mô chưa từng có trong lịch sử loài người. Có vẻ nó sẽ còn tiếp tục diễn ra trong vài thập kỷ tới, với việc Trung Quốc sẽ có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn nhất thế giới vào năm 2020. Sự biến đổi của người dân Trung Quốc cũng không kém phần ấn tượng, từ đám quần chúng buồn tẻ và đơn điệu trở thành những cư dân với lợi ích và khát vọng đa dạng.
Về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có những bước tiến dài và phát triển các công nghệ và năng lực vốn giúp nước này đạt được sức mạnh của nó. Vào thời điểm hiện tại, người Mỹ có thể tiến vào sát lãnh hải cách bờ biển Trung Quốc 12 hải lý để quan sát. Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ có thể đẩy người Mỹ ra khỏi giới hạn 12 hải lý này. Rồi Trung Quốc sẽ hướng tới mục tiêu đẩy người Mỹ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và ngăn cản các hoạt động do thám của người Mỹ trong phạm vi 200 hải lý của vùng bờ biển phía đông nước này.
Tôi thấy phương trình quyền lực toàn cầu đang thay đổi. Trong 20 đến 30 năm nữa, Trung Quốc sẽ muốn ngồi bình đẳng ở chiếu trên. Rốt cuộc, Trung Quốc không phải là một cường quốc mới – nó là một cường quốc cũ đang sống lại. Và tôi tin tưởng rằng mục đích của Trung Quốc là trở thành cường quốc vĩ đại nhất trên thế giới.
Khi sự thay đổi diễn ra trên khắp đất nước, nền chính trị của Trung Quốc cũng không thể đứng ngoài cuộc. Đối với bất kỳ hệ thống nào, việc ổn định mãi mãi là điều không thể. Một trong những điều nổi bật tôi đã nhìn thấy trong cuộc đời mình là cách hệ thống Lê-nin-nít của Liên Xô đã để Mikhail Gorbachev được thăng tiến trong khi ông ta quyết định rằng hệ thống đó đã hư hỏng và cần phải cải tổ. Tôi không thể nói rằng điều này sẽ không được lặp lại ở Trung Quốc. Dù lựa chọn lãnh đạo của bạn có sáng suốt đến thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ gặp phải một thế hệ nào đó nói rằng: “Nhìn này, hệ thống này đã trở nên vô dụng. Hãy giải phóng nó đi”. Không ai có thể nói điều đó sẽ không xảy ra.
Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, nó cũng sẽ không dẫn đến kết quả phổ thông đầu phiếu. Sẽ có sự thay thế một đội ngũ lãnh đạo này bằng một đội ngũ lãnh đạo khác, bởi vì xét cả về mặt văn hóa và lịch sử, niềm tin ở Trung Quốc là một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến hòa bình và thịnh vượng. Phổ thông đầu phiếu sẽ không thể được nhìn thấy ở Trung Quốc và cũng sẽ không tạo ra một nước Trung Quốc thịnh vượng. Và họ cũng sẽ không thử nghiệm điều đó.
Bất kể có bao nhiêu vụ Ô Khảm đi chăng nữa, trong trung hạn, tôi không nhìn thấy một vụ nổi dậy nào thành công. Đúng, người Trung Quốc có một truyền thống về những cuộc nổi dậy do những người nông dân đứng đầu, hoặc được gọi là “khởi nghĩa”. Nhưng điều này thường xảy ra khi cuộc sống trở nên không thể chịu đựng được. Hiện giờ, cuộc sống của những người bình thường đang trở nên tốt hơn. Tại sao họ lại muốn một cuộc cách mạng? Họ biết rằng một cuộc cách mạng có thể sẽ lấy đi của họ tất cả những tiến bộ mà họ đạt được kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa đất nước. Đối với những người Trung Quốc trẻ tuổi, triển vọng kinh tế chưa bao giờ tốt hơn thế, mức sống được cải thiện hàng ngày và Trung Quốc đang trở lên hùng mạnh hơn trong vai trò một quốc gia. Tôi không thấy họ muốn xáo trộn điều đó. Những công nhân đến từ vùng nông thôn bị bỏ rơi không nhiều và cũng không được tổ chức. Họ muốn gia nhập tầng lớp trung lưu tại các thành phố nhằm cải thiện số phận của họ. Tầng lớp trung lưu, đến lượt mình, háo hức muốn leo lên đỉnh. Sau khi tầng lớp này xoay xở để có vị trí và tự củng cố, họ muốn có sự minh bạch hơn và tiếng nói lớn hơn về việc đất nước được quản lý như thế nào, nhưng vẫn còn phải chờ thêm một thời gian. Tóm lại, dù hệ thống hiện tại cần được cải tiến, nó không phải sắp tan rã.
Những người bên ngoài không nên đánh giá thấp ý chí của chính quyền trung ương trong việc giữ vững quyền lực và sự kiểm soát. Chính quyền được thông tin đầy đủ và hiện đại, theo dõi tình huống sát sao và sẵn sàng tiến hành các hành động phủ đầu. Sự ra đời của công nghệ hiện đại – Internet, iPhone và mạng xã hội – chắc chắn đã làm cho chính quyền phải làm việc vất vả hơn bởi vì nó cho phép mọi người nói chuyện với nhiều người cùng lúc và các nhóm nhỏ tập hợp thành các nhóm lớn hơn. Nhưng không có sự nghỉ ngơi nào trên mặt trận này cả. Chính quyền Trung Quốc triển khai một đội quân gồm các chuyên gia để giám sát và kiểm duyệt những gì diễn ra trên không gian mạng. Số lượng nguồn lực con người mà Trung Quốc sẵn sàng đổ ra để kiểm soát dòng chảy thông tin thật đáng ngạc nhiên. Và mặc dù một số công dân mạng đã sáng tạo trong việc vượt qua bức “vạn lý tưởng lửa” của Trung Quốc, nhưng các biện pháp kiểm duyệt thường có hiệu quả và các nhà cầm quyền có được sự kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động trên mạng. Bộ máy kiểm duyệt sẽ loại bỏ khả năng vận động và tổ chức quần chúng. Lực lượng an ninh sẽ hạ gục bất cứ cái gì có thể luồn lách qua các kẽ hở.
Với tất cả những thứ đó trong đầu, chúng ta có thể kỳ vọng vào loại hình cải cách chính trị nào ở Trung Quốc trong 10 đến 20 năm tới?
Họ sẽ chuyển một cách thận trọng sang một mô hình chính phủ có sự tham gia của người dân nhiều hơn. Đã có các cuộc bầu cử trực tiếp ở một số làng và cho các cơ quan lập pháp ở cấp thấp. Việc Trung Quốc dần dần cho phép cách làm này được thực hiện ở cấp cao hơn không phải là điều không thể tưởng tượng. Nhưng cách tiếp cận của họ mang tính thử nghiệm và tiệm tiến từ từ. Họ sẽ tránh các cuộc tranh cử hoàn toàn tự do với những kết quả không thể dự đoán trước. Chừng nào họ còn đứng ở vị trí kiểm soát tất cả, họ còn có thể tiến hành thử nghiệm. Rốt cuộc, không có áp lực hoặc động cơ thúc đẩy mạnh mẽ để họ thực hiện các thay đổi mạnh mẽ.
Nền dân chủ độc đảng là một khái niệm mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang muốn khám phá. Đại hội Đảng lần thứ 17 đã cởi mở hơn Đại hội lần thứ 16. Đã có nhiều sự lựa chọn hơn cho các ứng viên vào các vị trí lãnh đạo cấp cao của Đảng. Trong quá khứ, lãnh đạo tối cao như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình sẽ chỉ định người kế nhiệm, nhưng Hồ Cẩm Đào không thể có sự lựa chọn của mình.
Dân chủ độc đảng có thể mở rộng tới các phần khác của hệ thống. Một cách để thực hiện điều này có thể là việc cho phép các cuộc tranh cử có kiểm soát, có thể ở cấp tỉnh hoặc thành phố, giữa các ứng cử viên được Đảng chấp thuận. Họ có thể bắt đầu bằng việc có từ ba đến bốn người có thể tin cậy cạnh tranh giành một vị trí quan trọng và lưu ý họ rằng điều quan trọng là họ phải nhận được sự ủng hộ của người dân mới có thể được lựa chọn.
Tất nhiên, một số thứ nếu có thay đổi thì cũng diễn ra rất chậm. Tôi không nghĩ họ sẽ từ bỏ việc kiểm soát toàn diện và kỹ lưỡng đối với hầu hết các mặt của quản lý chính quyền. Tham nhũng, cũng như việc thiếu vắng nền pháp quyền và các thể chế quản trị, nhiều khả năng sẽ tiếp tục là đặc trưng của hệ thống Trung Quốc – đó cũng là những điểm yếu dễ nhận thấy.
Tham nhũng mang tính chất cố hữu từ những ngày đầu. Nhưng sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách thị trường, tham nhũng đã tăng theo cấp số nhân bởi vì lương của các bộ trưởng và các quan chức không là gì so với phần còn lại của xã hội vốn trở lên giàu có một cách nhanh chóng. Ngày nay, không có gì được tiến hành ở Trung Quốc mà không có “guan xi”, tức là quan hệ. Bạn phát triển quan hệ bằng cách tặng các món quà, được phân loại tùy theo tầm quan trọng của người mà bạn muốn xây dựng quan hệ. Ở khắp nơi, mọi người muốn phát triển quan hệ với một ai đó cao hơn, và những quan chức cao hơn đó muốn có quan hệ với những người cao hơn nữa. Và nếu như bạn, với vai trò là người giám sát tôi, tạo cho tôi áp lực thái quá, thì tôi có thể phát triển quan hệ với người giám sát của bạn. Đó là một cách để tôi giải quyết xung đột. Đảng Cộng sản đã gọi cuộc đấu tranh với tham những là “một vấn đề sống còn” của Đảng.
Đảng có thể kiểm soát được tham nhũng không? Nó có thể cố gắng giữ trong sạch ở cấp cao. Tuy vậy, ngày 11 tháng 11 năm 2012, tờ Thời báo New York đã công bố gia đình Ôn Gia Bảo  có trong tay 2,7 tỷ đô la. Tôi không thấy họ có thể kiểm soát tham nhũng ở cấp độ địa phương. Tham nhũng không làm sụp đổ hệ thống, nhưng nó ngăn cản hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả. Khi bạn có những quan hệ có thể quyết định việc đề bạt hoặc chỉ định các chức vụ quan trọng và ảnh hưởng đến cách mà các chính sách hoạt động, bạn sẽ không đạt được mức tăng trưởng tối ưu.
Cũng bám rễ sâu vào trong văn hóa Trung Quốc là cách làm việc ít chú ý đến các quy định của pháp luật hoặc các thể chế quản trị. Ở Singapore, chúng ta đã phải chấp nhận rằng chúng ta phải giống như phương Tây trong vấn đề này – có các cơ quan lập pháp quyết định về từ ngữ trong các văn bản luật và rồi có các tòa án và quan tòa độc lập để giải thích các luật đó. Quốc hội có thể thông qua bất kỳ luật gì, nhưng khi nó đã được thông qua, nếu như có một cuộc tranh chấp xảy ra, bạn không quay trở lại Quốc hội và nói: “Các ông viết như vậy có nghĩa là gì?”  Bạn đi đến gặp một quan tòa, người sẽ nói: “Tôi giải thích điều này theo nghĩa như thế này, căn cứ theo các quy định chặt chẽ của việc giải thích văn bản dựa trên các tiền lệ đã có từ lâu”.
Người Trung Quốc không chấp nhận điều này, cũng như họ không chấp nhận rằng khi bạn ký một thỏa thuận, đó là sự kết thúc. Đối với họ, khi bạn ký một thỏa thuận, đó là sự bắt đầu của một tình bằng hữu lâu dài, và thi thoảng, khi đã là những người bạn, bạn phải tính xem liệu có phải một trong hai người kiếm được quá nhiều tiền và cần phải nhả thêm ra cho người kia hay không.
Sự nhập nhằng này cũng được phản ánh trong cách họ nhìn các thể chế. Ở Trung Quốc, con người quan trọng hơn địa vị. Bạn có thể là Chủ tịch nước, nhưng nếu bạn không có ảnh hưởng với quân đội, bạn sẽ là một Chủ tịch nước loại khác – trong khi ở Singapore, Anh, Châu Âu hay Mỹ, nếu bạn là Tổng thống hay Thủ tướng, những người đứng đầu quân đội sẽ tự động nhận lệnh từ bạn bởi vì thể chế quan trọng hơn con người. Liệu Trung Quốc có thể học theo Singapore – đừng nói là Mỹ – trong việc thiết lập nền pháp quyền và các thể chế quản trị không? Không dễ chút nào cả! Điều này đòi hỏi một sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận về tư duy của cả chính phủ và người dân. Và nếu những khái niệm này không tồn tại trong văn hóa và lịch sử của họ, người ta sẽ phải hỏi: Chúng xuất hiện từ đâu?
Thay vào đó, tôi thấy họ đang tạo ra hệ thống riêng của mình và thử nghiệm tất cả các mô hình có thể có mà không cần nền pháp quyền cũng như các thể chế quản trị. Nhưng chính vì những hạn chế này, Trung Quốc sẽ không bao giờ vận hành ở mức mà tôi gọi là khả năng tối đa – một nhà nước lý tưởng nơi bạn phát triển chắc chắn, luôn luôn tiến về phía trước.
Trung Quốc sẽ cải tiến các thể chế và hệ thống của nó, nhưng theo cách riêng của Trung Quốc. Bất kể cải cách của họ là như thế nào, có một thứ sẽ không đổi: họ sẽ duy trì một chính quyền trung ương mạnh.
Hỏi – Đáp:
Hỏi:   Nền kinh kế Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, nhưng thay đổi diễn ra chậm hơn về mặt chính trị?
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/09/03/ly-quang-dieu-viet-ve-chinh-tri-trung-quoc/#sthash.Gzywxj1x.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luận về ĐĨ thơi nay ở quê ta


Để ít nhất mọi người cũng nên thấy rằng chống mại dâm trước hết là chống lại bọn bảo kê, bọn ma cô, bọn buôn người, và để cho đầy đủ thì phải chống cả những con đĩ cao cấp trong giới nhiều tiền, nhiều quyền. Và quê ta hiện giờ còn rất nhiều thứ khác đáng chống, đáng quan tâm, đáng làm hơn là việc nhăm nhe đi quây bắt những con người yếu đuối ở đáy xã hội, rồi ngồi cãi nhau việc công bố danh tính đối tượng này đối tượng kia.
Đĩ, hay nói đúng hơn, nghề làm đĩ là một nghề rất phổ biến và lâu đời, đến nỗi gần như ai cũng có thể tưởng rằng mình có đầy đủ hiểu biết về nó để có thể khinh bỉ nghề đĩ và cả những người hành nghề, tức là làm đĩ, mà không cần phải mất công suy xét đến một giây. Đó là một điều nên nghĩ lại.

Trước hết, phải thống nhất thế nào là đĩ. Thật ra, đĩ không phải chỉ gồm có những người ngày ngày cầm tiền sau khi dùng thân xác mình thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người khác.

Nhìn một cách tổng thể và công bằng, thì phải nói rằng mọi hoạt động quan hệ sinh lý không bắt nguồn từ tình cảm hay để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu của cả hai, mà chỉ để nhằm đạt được những lợi ích khác, nằm ngoài tình cảm và tình dục, thì đều phải coi như làm đĩ. Những lợi ích đó phổ biến nhất tất nhiên là tiền, đôi khi là hiện vật từ ít đến rất giá trị, và không loại trừ nhiều khi nó là quyền thế để đẻ ra tiền, hoặc là những bước thang danh vọng. Theo cách nhìn vào bản chất này thì phạm vi và đối tượng làm đĩ sẽ đúng và đủ hơn nhiều.

Dựa theo cách nói của Mác – Ăngghen bất hủ rằng lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp, ta cũng có thể nói rằng lịch sử nhân loại gắn liền với lịch sử của nghề làm đĩ.

Không thiếu các nghiên cứu về xã hội nguyên thủy của loài người đã cho thấy người cổ đại đã biết lợi dụng quan hệ tình dục để đổi lấy chỗ dựa vào những cá thể khỏe mạnh hơn hoặc để có thức ăn, kể cả trong thời kỳ mẫu hệ. Đó hầu như là một sự tái cân bằng quyền lực mà tạo hóa đã sinh ra. Kẻ mạnh dùng sức để khống chế người khác thì kẻ yếu phải có vũ khí khác để có những ràng buộc trở lại, hay nói theo kiểu hiện đại thì đó chính là sức mạnh mềm.

Sang thời kỳ phong kiến, dù có bị nơi này nơi khác cấm đoán thì nghề làm đĩ vẫn phát triển, bị cấm thì bí mật, không cấm thì công khai, về mọi mặt. Đối tượng làm đĩ cũng trở nên đa dạng, không chỉ có những cô gái bán phấn buôn hương nơi lầu xanh, mà còn nhiều những mỹ nhân khác tham gia vào những cuộc đổi chác hay mưu đồ chính trị trong cung đình. Có thể nói mà không sợ sai rằng nếu không có những phụ nữ dùng sắc đẹp và thân xác của mình (dù là chủ động hay làm theo sắp đặt của người khác) như một phương tiện để trở thành người có quyền thế hoặc điều khiển những người có quyền thế – những hành động về bản chất không thể khác gì làm đĩ – thì lịch sử nhân loại đã khác bây giờ nhiều.

Còn đến thời hiện đại, khi thế giới bao gồm ba dòng thác cách mạng, nhiều thế lực đối đầu, thì ai cũng thấy nghề đĩ cũng đã đạt đến một tầm cao mới, phát triển đa dạng, ở khắp mọi nơi, không phân biệt đâu là bọn tư bản giãy chết ngày càng giãy mạnh hơn, hay đâu là một số nước cách mạng ưu tú tiên phong đã bỏ qua giai đoạn giãy chết để tiến thẳng lên đâu đó. Tác động của đĩ lên xã hội, so với thời kỳ phong kiến, cũng rộng khắp và đa dạng hơn trước rất nhiều.

Nói như vậy để thấy rằng cuộc chiến chống lại nghề đĩ, hay nói cho đúng ngôn ngữ tuyên truyền là chống mại dâm ở quê ta là một cuộc chiến rất khó khăn ác liệt nếu không nói là bất khả thi.

Bởi trước hết, muốn chống nạn mại dâm thì phải xác định được kẻ bán dâm. Dễ thấy nhất, đó là những cô gái trẻ ở những chốn lầu xanh trá hình, hay những cô gái già hết đát tối tối đứng bắt khách ở ven đường hoặc trong các công viên. Đó là những người chịu nhiều rủi ro nhất và chịu nhiều khinh rẻ nhất, tuy nhiên trên thực tế đĩ – hay gái mại dâm – không phải chỉ gồm có họ. Về bản chất, những chân dài đi với các đại gia trong những hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, những trai bao, gái bao xác định cặp bồ để lấy tiền v.v… đều không thể gọi khác hơn là làm đĩ. Cũng không khác hơn, những người dùng thân xác như là một món đồ hối lộ để thăng tiến, để đổi chác quyền lực v.v… – những hiện tượng không phải là khó tìm ở trong các công ty hay chính trường quê ta, cũng cần phải gọi đúng tên là những con đĩ. Nếu không muốn gọi họ là con đĩ thì chỉ có thể gọi họ là những con đĩ cao cấp.

Việc xác định đối tượng đã khó, làm gì với họ còn khó hơn.

Với những người thân cô thế cô, bị đẩy xuống đáy xã hội để rồi bị coi là con đĩ mạt hạng thì việc dồn đuổi, bắt bớ họ cùng với những khách hàng bình dân của họ không có gì là khó, kể cả khi có sự cản trở của những kẻ bảo kê sống bám vào váy họ. Nhưng xóa bỏ được cái nguyên nhân đẩy họ đi làm đĩ, cũng như mở lối thoát cho họ ra khỏi nghề làm đĩ thì lại khó vô cùng.

Với những con đĩ cao cấp thì mọi việc khó hơn nhiều. Khó từ việc nhìn nhận họ là đĩ, cho đến việc không cho họ làm đĩ. Bởi không có người bảo trợ có tiền, có quyền nào lại dễ dàng công nhận mình chơi với đĩ, dễ dàng chấp nhận từ bỏ nguồn lạc thú do đĩ mang lại cho mình, chưa kể nhiều khi chính bản thân những người có tiền, có quyền cũng lại là những con đĩ. Động đến những người có tiền hay có quyền luôn luôn là điều khó khăn, nhất là ở quê ta, một xứ không giống như nơi của bọn tư bản giãy chết.

Thứ hai, cũng nên tìm hiểu lý do tại sao mại dâm đã xuất hiện từ thuở bình minh của nhân loại và tồn tại cho đến tận bây giờ, mặc dù bị biết bao ngăn cấm, kỳ thị trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển của mình.

Nguyên nhân có lẽ là cho dù bị nhìn nhận bằng con mắt kỳ thị của xã hội, nhất là nữ giới, và ngày nay còn có thêm các tổ chức đấu tranh cho nữ quyền, thì thật ra mại dâm không hoàn toàn xấu xa như mọi người vẫn có định kiến như vậy. Nếu nhìn một cách nhân văn hơn – mà cái nhìn nhân văn thì luôn cần thiết, ít nhất là cần hơn cái nhìn có tính giai cấp – thì nó sinh ra từ một trong những nhu cầu căn bản của con người, và những tác động của nó không phải chỉ gồm có tiêu cực. Và khi so sánh giữa những mặt trái của nó cùng với những nỗ lực cấm đoán hay dẹp bỏ nó, với tác hại của những tệ nạn khác, như tham nhũng, lừa đảo và những nỗ lực chống tham nhũng, lừa đảo chẳng hạn, rõ ràng là nghề mại dâm đã bị đối xử không công bằng. Và cái khe hẹp do bất công tạo ra đó cũng đủ cho nghề mại dâm có đất sống.

Sâu xa hơn, có lẽ mại dâm chịu kỳ thị và bất công là do áp lực từ sự ghen ghét của những người phụ nữ khác khi họ cho rằng đấy là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến vị thế làm vợ của họ, trong khi thực tế, ảnh hưởng của mại dâm đến cuộc sống gia đình hầu như không đáng kể, nhất là khi đem so với những thú vui khác không hề bị lên án gay gắt bằng, như cờ bạc, nghiện ngập v.v… Khi mọi người chấp nhận sống chung với những thú vui nguy hiểm ấy như một phần tất yếu của cuộc sống thì dường như những tác hại của mại dâm càng không được để tâm tới, và vì thế việc cấm đoán mại dâm chỉ là việc riêng của chính quyền.Việc có rất nhiều thứ lai căng khác, độc hại hơn nó nhiều mới thâm nhập vào tàn phá văn hóa truyền thống quê ta thì lại được tung hô, đã khiến lý lẽ cho rằng nó không hợp với thuần phong mỹ tục trở nên kém thuyết phục đi nhiều.

Việc coi rẻ những người làm đĩ, đúng hơn là số đông người làm đĩ và ở tầm thấp nhất trong thang bậc làm đĩ, trong khi không hề có thái độ tương tự với những con đĩ cao cấp hơn, đã không những thêm một lần chà đạp lên nhân phẩm của họ, đẩy họ xuống sâu hơn khỏi mong muốn làm người, mà nhiều khi còn làm bản năng chống đối trỗi dậy, khiến họ làm những việc xấu xa mà lẽ ra họ sẽ không làm nếu được đối xử công bằng hơn. Câu nói “gieo gì gặt nấy” đặc biệt đúng trong trường hợp này, khi nhìn vào những gì mà xã hội đã dành cho những người làm đĩ dưới đáy.

Đồng thời, việc né tránh quản lý hoạt động mại dâm như một thực tế, cho dù có hợp pháp hóa nó hay không, đã tạo ra một đội ngũ rất đông những kẻ bảo kê, buôn người sống bám vào váy người làm đĩ, là những kẻ lẽ ra phải nhận sự khinh bỉ nhiều nhất, hơn cả đĩ nhiều lần và cần phải dẹp bỏ trước hết. Chỉ nhằm vào những người làm đĩ khốn cùng trong cuộc chiến chống mại dâm, không mạnh tay với những bọn ma cô, không dám động tới, hay thậm chí không dám gọi tên những con đĩ cao cấp khác, đã khiến cho việc chống mại dâm chỉ còn là nửa vời, nếu không nói là hình thức, để đối phó với dư luận.

Có lẽ cũng có lúc nên xem lại việc nhìn nhận về những người làm đĩ một cách nhân văn và bớt khắt khe hơn, như là một hoạt động trong lĩnh vực giải trí hơn là một phạm trù đạo đức. Việc mở ra những con đường cong mềm mại cho những cách nhìn mới, tương tự như cách gọi kinh tế TB là KT thị trường chẳng hạn, để coi những người làm đĩ (nạn nhân của đói nghèo, lạc hậu, thiếu nền giáo dục căn bản v.v… ) như là những nhân viên hỗ trợ tình dục, huấn luyện viên tình dục hay gì gì đó, không xấu hơn nhiều lắm những người mẫu khoe thân, những diễn viên điện ảnh đóng cảnh nóng hay đóng phim cấp 3 v.v… để kiếm tiền, và còn tốt hơn những kẻ đạo đức giả đầy rẫy khắp nơi hàng vạn lần.

Để ít nhất mọi người cũng nên thấy rằng chống mại dâm trước hết là chống lại bọn bảo kê, bọn ma cô, bọn buôn người, và để cho đầy đủ thì phải chống cả những con đĩ cao cấp trong giới nhiều tiền, nhiều quyền. Và quê ta hiện giờ còn rất nhiều thứ khác đáng chống, đáng quan tâm, đáng làm hơn là việc nhăm nhe đi quây bắt những con người yếu đuối ở đáy xã hội, rồi ngồi cãi nhau việc công bố danh tính đối tượng này đối tượng kia.

Cò con, thiển cận, nhỏ nhen lắm.
Tháng 8/2014
(Blog Cua Đồng)

Phần nhận xét hiển thị trên trang