Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

10 người đập phá doanh nghiệp lãnh án 4-9 tháng tù

TTO - Sau khi xét xử, trưa 4-7, TAND Q.Thủ Đức TP.HCM đã tuyên án từ 4-9 tháng tù cho 10 bị cáo đã lợi dụng vụ công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc để gây rối, đập phá tài sản doanh nghiệp tại KCX Linh Trung I, II.

Các bị cáo trong phiên xét xử sáng 4-7 - Ảnh: H.Điệp

Mức án cụ thể tòa tuyên cho hành vi gây rối trật tự công cộng cho các bị cáo như sau:
Các bị cáo Nguyễn Văn Mại (quê Yên Thành, Nghệ An), Phạm Thanh Tùng (quê Hương Sơn, Hà Tĩnh) và Nguyễn Duy Phương (Đồng Nai) mỗi người 9 tháng tù giam.
Sáu bị cáo: Lê Hoàng Châu (quê Bạc Liêu), Nguyễn Tấn Hùng (quê Sóc Trăng), Lê Trọng Hiếu (quê Đồng Tháp), Phạm  Thanh Tân (Bình Phước), Huỳnh Ngọc Hiệng (Bến Tre) và Lê Văn Huy (Thái Bình) cùng lãnh mức án 6 tháng tù giam.
Riêng Huỳnh Âu Dương (17 tuổi, quê  Sóc Trăng) được tòa tuyên 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo cáo trạng, tổng số tiền mà các bị cáo gây thiệt hại trong vụ án này 163 triệu đồng và gây thương tích cho 16 cán bộ chiến sỹ thuộc trung đoàn Cảnh sát cơ động TP.HCM và Công an quận Thủ Đức với mức thương tật từ 0 đến 17%/người.
Tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, nhận ra lỗi lầm của mình và ăn năn hối cải. Phần lớn các bị cáo còn trẻ và hùa theo đám đông và bị kích động. Đồng thời, đại diện bị hại là một doanh nghiệp không đề nghị bồi thường đối với hành vi hủy hoại tài sản của các bị cáo.
16 người có quyền và nghĩa vụ liên quan và Trung đoàn cảnh sát cơ động đều không yêu cầu bồi thường gì các bị cáo tại phiên tòa này.
Đại diện VKS cũng cho rằng hành vi hủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ tiếp tục được xác minh và xử lý sau nên các hành vi trên không được xem xét trong vụ án này.
Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, các bị cáo đều tỏ ra ăn năn hối hận và cho rằng đều hiểu rõ hành vi sai trái của mình và mong HĐXX cho hưởng mức án nhẹ nhất để sớm trở về với gia đình, phấn đấu làm lại cuộc đời để trở thành những công dân có ích.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.HCM, 13g30 ngày 13-5-2014, có khoảng 1.500 công nhân đi từ Dĩ An (Bình Dương) đến Khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II và Khu công nghiệp Bình Chiểu thuộc quận Thủ Đức. Thấy lực lượng người đi tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nên các doanh nghiệp đều cho công nhân nghỉ việc. Một số công nhân trong các khu công nghiệp này đã nhập vào đoàn tuần hành và đến các doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu cho công nhân nghỉ việc.
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Đến 14g30, ban giám đốc Công an TP chỉ đạo các lực lượng công an đến giữ gìn trật tự tại các khu công nghiệp này. Tuy nhiên, đến 15g nhiều thanh niên đi xe máy, cầm theo cờ tổ quốc chạy vòng vòng trước Khu chế xuất Linh Trung I và II rồi vào đập phá các công ty có vốn đầu tư của người Trung Quốc gây thiệt hại về tài sản.
Đến khoảng 1g sáng 14-5, nhóm thanh niên quá khích này tiếp tục quậy phá không chịu giải tán, buộc lực lượng công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự trong khu vực này phải dùng xe cứu hỏa xịt nước và bình hơi cay để giải tán đám đông. Tuy nhiên, họ đã dùng gạch đá, bom xăng, xe máy gây xô xát với lực lượng công an khiến 16 cán bộ chiến sĩ bị xây xát và hư hỏng nhiều xe đặc chủng.
Sau đó, lực lượng công an đã bắt tại chỗ 56 người, trong đó có 10 người có hành vi quá khích la hét kích động và trực tiếp ném bom xăng, gạch đá vào lực lượng công an.
H.ĐIỆP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý kiến nhà văn:

Tại sao lại sợ hai tiếng “độc lập” đến thế?(Nhân sự kiện ra đời Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam) 


Hoàng Hưng

Ngày 4/7/2014 Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với nhiều thành viên sáng lập là đồng nghiệp và chiến hữu của người viết bài này. Tuy không có tên trong đó vì những lý do riêng, nhưng tôi hoàn toàn tán thưởng và đánh giá cao sự kiện này như một cái mốc quan trọng trên con đường khẳng định lại những quyền căn bản tự nhiên của con người và công dân đã bị Nhà nước toàn trị tước đoạt từ lâu.

Nhân đây, tôi muốn đặt vấn đề với các “cơ quan chức năng” về thái độ đối xử của họ với các hội đoàn dân sự ĐỘC LẬP đã và sẽ ra đời không ít trong thời gian tới.

Bản thân tôi và nhiều bạn viết là thành viên trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐ VĐ), cũng như trang mạng của Ban (vanviet.info) đã trải nghiệm cách đối xử bất minh, bất chấp pháp luật, bất chấp thực tế, bất chấp hiệu quả, bất chấp lòng người của một số “cơ quan chức năng” ấy.

Tôi ghi nhận: trong thời gian đầu, cơ quan An ninh có thái độ khá đứng đắn đối với việc thành lập Ban VĐ VĐ. Bằng nghiệp vụ theo dõi của họ, An ninh đã biết ngay từ lúc manh nha sự kiện này, và đã đến gặp vài người có tên sớm trong danh sách, trong đó có một nhà thơ nổi tiếng. Nhưng họ chỉ hỏi để biết, chứ không yêu cầu, sách nhiễu gì. Bản thân tôi được “mời làm việc” vài ngày trước khi Tuyên bố Ban VĐ VĐ lên mạng. Họ cũng chỉ hỏi thông tin, và tôi đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về việc vận động cho một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp có mục tiêu lành mạnh, trong sáng của các nhà văn. Trong buổi “thăm hỏi” của một số sĩ quan an ninh mới đây, tôi cũng khẳng định lại và nói rõ thêm mấy điểm:

1/ Việc ra đời Ban VĐ VĐ là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp hiến, hợp quy luật phát triển của xã hội. Chúng tôi chỉ làm cái việc tương tự ông Kim Ngọc đã “khoán hộ” cho nông dân trước Đổi mới. Rồi đây, chẳng lâu đâu, những việc như việc này sẽ là bình thường và Nhà nước sẽ phải chấp nhận, nhất là sau khi Luật Lập hội được ban hành.

2/ Các hội đoàn chính thống từ trước đến nay thực chất đều là các cơ quan nhà nước được bao cấp. Việc ấy có thể thích hợp với thời chiến để huy động mọi lực lượng cho cuộc “chiến tranh nhân dân”, nhưng sang thời bình, lẽ ra phải chấm dứt từ lâu, đã bị kéo dài quá mức cần thiết. Theo quy luật, cứ được “bao” (và “lãnh đạo”, và “bao” chính là để “lãnh đạo”) như thế, chúng sẽ thoái hoá, biến chất, trở thành ít nhất là quan liêu, trì trệ, thụ động, tệ hơn là vô tích sự, ăn bám, tệ hơn nữa là biến thành các nhóm lợi ích, mất hết uy tín với ngay trong giới của mình.

3/ Bản chất tự nhiên của các hội đoàn phải là ĐỘC LẬP với kinh phí tự lo toan, tự trang trải. Có ĐỘC LẬP, chúng mới thực sự là của những người cùng chí hướng, nguyện vọng, tự nguyện tổ chức và hoạt động. Có ĐỘC LẬP, chúng mới có thể làm những công việc thực sự hữu ích cho nghề nghiệp của mình và cho xã hội, nói đúng tiếng nói của giới hữu quan cho Nhà nước biết sự thật. Thế là xã hội, Nhà nước có lợi, mà chẳng tốn kém gì (tất nhiên Nhà nước nên tài trợ một cách bình đẳng cho mọi hội đoàn căn cứ vào hiệu quả hoạt động của họ, thông qua những Quỹ Tài trợ được điều hành bởi các nhân vật có uy tín, công tâm, phi quan cách, giống cách làm của các nước văn minh trên thế giới).

4/ Nếu muốn, Nhà nước vẫn có thể kiểm soát các hội đoàn này qua nhiều kênh, tốt nhất là qua luật pháp nghiêm minh, công khai – thậm chí Đảng Cộng sản vẫn “lãnh đạo” được thông qua các đảng viên của mình (như trong Ban VĐ VĐ, thiếu gì đảng viên lâu năm, đầy công trạng!).

5/ Một số việc làm sách nhiễu, ngăn chặn BVĐ VĐ rất không hay, mang tiếng mà chẳng ích gì. Thí dụ: Chặn tường lửa Văn Việt mà số người gửi bài, số người đọc… cứ tăng lên (có khi càng bị chặn, càng kích thích tò mò!). Đi “vận động” rút tên thì đại đa số đều gặp câu trả lời KHÔNG. Ngăn cấm bài của các thành viên đăng báo thì… cũng chẳng ai cần (tuy có những người mất thu nhập hàng tháng khoảng 5-6 triệu đồng nhưng thời buổi này đâu có ai… chết đói), ngược lại chính các báo bực mình vì mất những cây viết được bạn đọc yêu thích (và thực tế đã có những báo “xé rào” vẫn đăng bài của thành viên BVĐ VĐ).

6/ Tóm lại, Nhà nước nên ủng hộ các hội đoàn ĐỘC LẬP, đâu có hại gì cho Nhà nước, mà lại có được thiện cảm với dân và với quốc tế, và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc vào TPP!

Tôi vẫn hy vọng “các cơ quan chức năng” biết nhìn nhận thực tế và quy luật phát triển xã hội, đoạn tuyệt với tư duy quá cũ kỹ, để có đối sách đúng đắn với các hội đoàn dân sự độc lập, trước mắt là với Hội Nhà báo Độc lập mới ra đời.

Tại sao?

Trước nhất tôi biết không ít người có trách nhiệm cao trong các “cơ quan chức năng” thực lòng nghĩ giống chúng tôi, nhưng miễn cưỡng làm trái lòng mình chỉ vì phải chấp hành chỉ thị từ đâu đó. Một kinh nghiệm cá nhân: tôi có nhiều bạn học làm lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trưng ương. Một vị Phó Ban rất quý mến tôi, vị ấy từng làm Lớp trưởng trong khi tôi làm Lớp phó phụ trách Học tập nên rành nhau quá! Có lần, trong một lần họp lớp cũ, cựu Lớp trưởng mở đầu cuộc họp bằng một câu làm tôi sửng sốt: “Mấy mươi năm qua, trong lớp ta có nhiều người thành công, như… anh Hoàng Hưng đóng góp rất nhiều cho Văn học!” (đúng thời gian đó, tôi đang bị “tổng xỉ vả” trên hầu hết báo chí vì mấy tập thơ “ngoài luồng” của mình). Tôi kêu lên: “Ông Phó ban Tư tưởng Văn hoá vừa nói đấy nhá!”. Cả lớp cũ (trong đó rất nhiều Giáo sư văn học, cán bộ tuyên huấn các cấp) cười ầm! Các “cán bộ chức năng” không còn tin ở việc mình phải làm, cứ phải làm ngược lòng mình, hỏi làm sao làm cho tốt được kia chứ?

Hai nữa, giờ đây, có nhắm mắt cũng thấy… quy luật nó cứ xồng xộc đến, bất kể anh thích hay không thích. Mà đâu như ông Ăngghen từng nói: “Tự do là hành động đúng quy luật”. Vậy có ai muốn hình dung mình sẽ… “mất tự do” vào một ngày không xa?

Để kết luận, tôi xin long trọng nhắc lại: Với các hội đoàn, thì quy luật là: Hội đoàn phải là tổ chức quần chúng ĐỘC LẬP, thuộc về xã hội dân sự!

H. H.

Tác giả gửi BVN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tham khảo: Sự khác nhau giưa CNXH & CNCS:




Mặc dù hai trường phái thường sử dụng những ngôn từ tương đồng có thể dùng thay thế cho nhau và có sự liên quan giữa các khái niệm, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội lại khác nhau trong những vấn đề cơ bản và quan trọng. Tuy vậy, cả hai đều nổi lên trong thời kì cách mạng công nghiệp như một sự phản kháng trước việc các chủ tư bản đạt được sự giàu có bằng cách khai thác sức lao động của giới công nhân.
Vào thời gian đó, những người công nhận làm việc nặng nhọc trong những điều liện thiếu an toàn và tồi tệ một cách kinh khủng. Họ phải làm việc 12 đến 14 tiếng một ngày, 6 ngày trên 7, không có bữa ăn trưa. Giới công nhân đó bao gồm cả những đứa trẻ mới 6 tuổi với bàn tay nhỏ và những ngón tay linh hoạt có thể luồn vào trong những cỗ máy để sửa chữa hay chùi rửa. Môi trường nghèo nàn ánh sáng, không có hệ thống thông gió, hệ thống máy móc thiết kế kém thường xuyên làm bị thương hoặc làm chết những người lao động.

Lý thuyết cơ bản về Chủ nghĩa Cộng sản

Để phản ứng lại những điều kiện kinh khủng đó của Chủ nghĩa Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl Max (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) đã sáng tạo ra một hệ thống kinh tế chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng sản. Trong cuốn sách « Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân tại Anh » , « Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Cộng sản » và « Tư bản luận », Marx và Engels chỉ trích sự lạm dụng sức lao động trong hệ thống Tư bản và đưa ra một giả thuyết..

Dưới chế độ Cộng sản, không có một tư liệu sản xuất nào (nhà máy, đất, etc) được tư hữu. Thay vào đó, chính phủ sẽ quản lý và tất cả mọi người làm việc chung với nhau. Của cải làm ra sẽ được chia đều dựa trên nhu cầu hơn là dựa trên sức lực đóng góp vào lao động. Về mặt lý thuyết, kết quả là một xã hội không giai cấp, tất cả mọi thứ đều là của chung.
Để xây dựng được thiên đường của những người công nhân cộng sản đó, hệ thống tư bản phải bị phá hủy bằng cách mạng bạo lực. Marx và Engels đã tin rằng tầng lớp công nhân này (tầng lớp vô sản) sẽ nổi lên trên toàn thế giới và lật đổ giai cấp bậc trung (giới tư sản). Một khi Chủ nghĩa Cộng sản được thiết lập, ngay cả chính phủ cũng sẽ không cần thiết, tất cả làm việc cùng nhau cho một lợi ích chung của tập thể.

Chủ nghĩa Xã hội

Lý thuyết của Chủ nghĩa Xã hội giống với Chủ nghĩa Cộng sản trên vài mặt, nhưng ít thiên tả và linh hoạt hơn. Ví dụ : mặc dù việc để chính phủ quản lý tư liệu sản xuất là một phương pháp khả thi nhưng Chủ nghĩa Xã hội cho phép những hợp tác xã của công nhân cùng quản lý nhà máy hay đồng ruộng.

Không phá tan Chủ nghĩa Tư bản và lật đổ giới tư sản, các cuộc cải cách từng bước một được cho phép qua luật pháp và sự tiến bộ chính trị, như bầu những người có thiên hướng xã hội vào hệ thống chính quyền. Cũng như vậy, không giống như Chủ thuyết Cộng sản nơi mà của cải làm ra được chia đều trên lợi nhuận, Chủ nghĩa xã hội chia của cải dựa trên công sức của mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội.

Và như vậy, chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động trong cấu trúc chính trị hiện thời mà không có cần trải qua một cuộc lật đổ. Hơn thế nữa, nó còn cho phép tổ chức kinh doanh tự do hơn cho các nhóm lao động.

Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản trong thực tế

Cả hai chủ thuyết đều được tạo dựng lên để cải thiện đời sống của những người bình thường và sự chia sẻ của cải công bằng hơn. Trên lý thuyết, cả hai đều có khả năng tạo dựng điều đó cho những người công nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại có những kết quả khác biệt.

Bởi vì Chủ nghĩa Cộng sản không đem lại sự năng động, động lực để làm việc. Sau cùng, các nhà quản lý trung ương sẽ lấy lại mọi sản phẩm và chia đều chúng một cách tùy tiện, bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu công sức vào công việc. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn và sự bần cùng hóa. Tầng lớp công nhân nhanh chóng nhận ra rằng họ không được hưởng lợi từ việc làm việc chăm chỉ hơn, và họ từ bỏ. 

Trái ngược lại, chủ nghĩa xã hội tưởng thưởng sự chăm chỉ. Cuối cùng, phần lợi nhuận giữa những người lao động được phân phát dựa trên công sức, sự đóng góp của người đó cho xã hội.

Những nước đã thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20 gồm có Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Cuba và Bắc Hàn. Trong mọi trường hợp, độc tài cộng sản lên cầm quyền để sắp xếp lại trât tự của hệ thống chính trị và kinh tế. Ngày hôm nay, Nga và Campuchia không còn là cộng sản nữa, Trung quốc và Việt Nam thực hiện nền kinh tế tư bản nhưng vẫn giữ trật tự chính trị cộng sản, còn Cuba và Bắc Hàn vẫn tiếp tục thực hiện chủ nghĩa đó.

Những nước kết hợp đường lối chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và hệ thống dân chủ bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Canada, Ấn Độ và Vương quốc Anh. Các nước này đều đạt được sự hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội, mà không triệt tiêu động lực lao động và gây bất ổn cho người dân. Người lao động có thêm nhiều lợi ích như kỳ nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nuôi dạy trẻ, mà không cần sự quản lý tập trung công nghiệp.

Nói tóm lại, sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội có thể tổng kết như thế này: Bạn muốn sống ở Thụy Điển hay ở Bắc Hàn?

Lichteinstyle chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Kallie Szczepanski, Asian History
(Tạp chí Phía trước)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

HỘI CHƠI CHIM

Truyện ngắn của HG

Buồn buồn, mình đi qua nhà hắn. Ngày cuối tháng tư vắng lặng như tờ, khác hẳn mọi năm, loa đài rộn rã. Có chuyện lạ gì chăng?
Mấy chục năm như thế này, vào giờ này, thường nhà gã rất đông. Mấy ông CCB mỗi ông góp chút gạo chút tiền. Rồi khánh tiết, biểu ngữ, biểu tượng, khẩu hiệu giăng lên. Đứng nghiêm. Chào cờ. Hát. Tiến quân ca, quốc ca. Rồi các cựu chiến binh đọc bài truyền thống thuộc nằm lòng. ( thực tình mỗi năm cũng được bổ sung một đoạn ngăn ngắn nào đó mới nhớ thêm được bổ sung vào bản cũ ) nội dung chính vẫn như bản in, không sai một chữ. Nhưng tất cả đều vui vẻ, chả ai lấy làm chán vì phải nghe cái bài diễn văn cũ, đọc đi đọc lại mãi này.
Đương nhiên không thể bỏ qua phần hoạt động công tác hội, phần đóng góp, thu chi của mỗi năm..
Cuối cùng là đoàn kết nhất trí, rượu túy lúy tưng bừng. Hẹn gặp lại ngày này năm sau. Chuyện chả có gì mới, nhưng ít ra nó cũng làm thay đổi cuộc sống vốn không thuận lợi, vui vẻ gì của chừng ấy con người. Ngoại trừ một vài anh may mắn cởi áo lính được ngồi ngay vào ghế  có chỗ “cơ cấu”, hay hoạt động khôn khéo bên “Kinh tế thị trường ”.
Những lúc đó như quên hết giàu nghèo, sang hèn, đồng cảm, đồng tình như nhau.. Chỉ khi về đến nhà rồi, tỉnh rượu rồi mới ngậm ngùi nghiệm ra rằng: Cũng là con người, là thằng lính, cũng vào sinh ra tử như nhau, chưa chắc thành tích, công trạng “nó” đã hơn mình. Thế mà nó thế, mình thế!
Ngoài mặt vẫn phải vui, vẫn khoe với vợ với con rằng gặp người này, người kia. Các ông ấy phát quan, phát tài, làm ăn xu hướng lắm.. Dẫu rằng cái “phát” ấy chả liên quan gì đến mình. Nhưng mà chiến hữu với nhau, không mừng cho nhau thì mừng cho ai?

Nhà hắn tiện đường, lại là khu trung tâm. Chọn chỗ ấy để giao lưu, kỉ niệm kỉ niếc là chuyện dễ hiểu.
Nhưng năm nay nơi kỉ niệm chuyển chỗ. Nơi này bận mở hội chơi chim. Một cái hội mới coong vừa ra lò, hắn trăn trở, tâm huyết mấy năm nay. Vận động mãi, lên lên xuống xuống chán trò mới mở ra được..
Mình bảo:
- Hội hè gì mà im ắng thế này? Ít ra cũng phải có loa đài, cờ giong trống mở như người ta vẫn làm chứ, có phải hội kín đâu mà âm thầm lặng lẽ thế?
Thằng nó cười:
- Vậy là bác chưa rõ về tính đặc thù của hội em rồi..
Lại là cái “đặc thù” dớ dẩn mà người ta thường hay viện dẫn ra! Có gì mà “đặc thù” với chả đặc bạn?  Hội chim là hội chim, hội cá, hội chó cảnh hay hội thơ, cũng đều thế cả thôi, có gì mà đặc thù?
Thực tình lâu nay mình chả mấy quan tâm. Có đặc thù đặc sắc hay đặc gì cũng vậy. Có dỗi hơi đâu mà bận tâm? Nhưng chủ tịch cái hội chim này hình như không hiểu, hoặc không quan tâm đến thái độ của mình.
Nhìn vẻ mặt ngẩn ngơ của mình thằng ý bảo:
- Hội của các bác khác hẳn với hội của bọn em nên bác không hiểu. Chơi chim là nghề chơi lắm công phu, không phải ai cũng chơi, cũng tham gia được. Nhưng tuyệt đối tránh sự ồn ào. Trống mõ rầm beng, âm thanh ồn ĩ không phù hợp với cách chơi của bọn em. Chim nó sợ, rụt hết tinh thần vào, chim không chọi nữa thì nhà em chỉ có nước ăn cám vì hội vỡ, lấy đâu kinh phí kinh phiếc?
Mình bảo:
- Anh chịu các chú, thời buổi suy thoái này, còn mở ra được cái hội lông bông này ra được không phải chuyện đùa!
Thằng ý cáu:
- Sao bác lại bảo hội của em là “hội lông bông”? Bác nói với em thế, nể tình bấy lâu mình là chỗ tâm “dao”, em bỏ qua. Bác mà nói với thằng khác trong hội em chúng nó không bỏ qua đâu!
- Chúng đánh anh à?
- Chả ai đánh, nhưng anh khốn khó là cái chắc. Thời buổi này có thằng ngu nào mà ra mặt sinh sự với anh? Chúng chỉ đòn gió là anh cũng đủ chết vì mệt mỏi rồi.
Mình đâm hoảng. Chả nhẽ chuyện này có thật vậy sao? Có thật tiêu cực là vấn nạn, xâm nhập đời sống chả thiếu “mặt trận” nào?
Nhưng có lẽ tay này nói đúng. Chả phải đâu xa, mới gần đây mình vừa bị một thằng “cùng hội cùng thuyền” chơi cho một nhát, đánh thẳng vào niêu cơm nhà mình. Thằng ấy thậm cao tay, nó nhân danh học thuật, nhân danh lý thuyết cơ bản, sơ khai, sơ sài, khái niệm chân lí, nhân danh những cái  gì gì..người ta vẫn dùng mòn nhẵn đi rồi. Mình biết mà chả làm gì được vì là số ít. Nhóm của hắn lại quá đông. Quyền lợi là thứ keo gắn kết không thể nào lay chuyển nổi bọn chúng. Dù anh có thành thực, tâm huyết đến đâu chúng cũng không dại gì ủng hộ anh để cháy thành vạ lây. Cái tâm lý cao đẹp ngàn đời nay của dân mình là vậy.. Thực là cao tay. Chỉ có giời cao đất dày biết và thời gian mới nhận biết cái trò ma này của hắn.
Mình bỏ đi chơi vu vơ thế này một phần là do cú đánh ngầm này. Phàm là những anh có bệnh “sĩ” như mình, chỉ một chiêu này cũng đau âm ỉ khá lâu. Không hẳn vì niêu cơm vơi mất một góc, mà còn vì “Danh dự, tự hào”, tự ái, tự trọng gì gì nữa.

Nghĩ lại trong cái rủi có cái may. Biết đâu nhờ thế mình tỉnh táo hơn, nhận chân giá trị cuộc sống hơn, làm cái đáng làm hơn?..
Đang nghĩ liên thiên như thế tay kia bảo:
- Bác không bận mời bác quá bộ vào thăm quan hội mở hôm nay của bọn em. Có gì góp ý cho chúng em. Hội mới thành lập, kinh nghiệm còn nghèo, còn non lắm.. Trưa nay bác ở lại dùng với bọn em chén rượu.. Trong hội em nói để bác biết, chả phải toàn bọn sìu sìu ển ển cả đâu. Đại gia, quan chức cũng có vài người. Có khi mấy ông này bác cũng quen..
Không hẳn vì cuộc rượu hắn mời. Mấy cái “nhân” hắn vừa nói, gợi cho mình chút tò mò. Biết đâu thêm chuyện hay, thêm ý đồ “sáng tạo” trong lúc chán nản không nghĩ ra được, không muốn viết bất cứ chuyện gì?
Còn góp ý ư? Đây là trò đùa kinh khủng nhất! Đừng có góp ý mà làm gì, chỉ họa vào thân. Nếu không cũng mất lòng mất bề, mình không dại.
Làm người ai chả muốn được khen vợ mình đẹp, con mình ngoan? Chê nó sứt môi lồi rốn, chả có nước mà uống, ở đấy mà góp ý!
Chuyện nhỏ đã vậy, huống chi những việc tày đình?
**
Ngày nay những con chim tự do còn rất ít. Chim đẹp và quý như công, dũng mãnh như đại bàng kể như tuyệt chủng. Có chăng còn đám chim sâu, chim chích bé bỏng, những chú chìa vôi nhấp nhẩy ngoài mé sông. Hoặc những con kền kền hôi hám chuyên ăn xác chết ở đâu đó trên dãy Himalaya mãi bên Tàu. Cả đến giống bìm bịp một thời không ai quan tâm cũng không còn được bao nhiêu. Nay bảo ngâm rượu uống, “hay” cho cái “khoản ta” làm việc tốt.

Lòng ham muốn của con người, ô nhiễm và thay đổi khí hậu đã khiến loài có cánh này đến sát bờ tận vong. Ngay cả đến chim khiếu, chào mào cũng đã là loài chim quý hiếm rồi. Họa mi ngày càng ít dần. May thay cho mấy thứ chim này. Nhờ có tiếng hót, lại dễ nuôi nhốt trong lồng nên chúng còn sống sót. Chưa có ai dịch được ngôn ngữ của loài chim, nên chẳng biết tâm sự của chúng thế nào, nhưng chắc chắn là chúng chẳng vui sướng gì ở cơ may ấy.
Thiếu bầu trời, nắng và gió, sự tồn tại trên đời của chúng giờ đây phỏng có ích gì?
Mình nghĩ nếu chúng còn sót lại, ngày nào đó chúng cũng phải tuân theo quy luật của tiến hóa. Đôi cánh không cần đến nữa sẽ rụng đi hoặc ngắn lại. Hoặc sẽ trở thành hai chi trước như lũ chuột, lũ chồn cáo mà thôi!
Ý nghĩ ấy làm mình mất hứng thú khi tay này  đưa mình đi thăm những dãy lồng dài treo trên các sợi dây thép cột vào dãy cột bê tông. Lũ chim tự nhiên hôm nay như phởn chí, quên hết thân phận của mình là để mua vui cho kẻ khác. Chúng gặp đồng loại có đủ đực cái, đủ  tầng bậc mà, cứ hót vóng vót liên tu tì trận. Cách một quãng có đến hơn chục chiếc xe bốn chỗ bóng lộn, ầm thầm núp dưới bóng cây. Người ta phải để nơi kín đáo như thế để tránh phản xạ ánh nắng từ nước sơn bóng nhoáng từ cửa kính hắt lại, làm ảnh hưởng đến lũ chim.
Phía bên ngoài chỗ đó một chút căng một cái bạt rộng. Có đến vài chục ông phục phịch, thoát vị má và mấy bà nạ dòng móng tay không sơn màu đỏ như ngày nào, giờ là màu tím ngắt thủy chung.
Chủ tịch Trym giới thiệu mình với mọi người. Cả bọn ơ hờ bắt tay. Mình cứ ghê ghê khi có cảm giác đang đụng vào những chiếc găng nhồi bông lạnh và xũng nước. Chả biết mấy ông mấy bà ấy “Bông dua” “OK” hay “Hảo lớ” cái quái gì đấy, mình nghe không rành. Có lẽ tại lúc đó tâm trạng mình không tốt, sự chú ý chưa được thúc đẩy lên cao đủ mức cần thiết để có thể nghe rành rọt. Cũng có thể tại họ lạ hoắc..những con người của thế giới phía bên kia, thế giới khác, cực kì xa cách với mình..

Phải công nhận tay nào nó vẽ tấm phông cho hội Trym này có đầu óc phóng khoáng. Bầu trời thì xanh lơ, lớt phớt mây hồng gợi cho người ta mơ về cõi  thiên đàng. Góc bên phải là cây đa già, cụt mất phần ngọn không hiểu do gió bão hay do sâu bọ? Được cái sót lại ba nhánh cành hãy còn xanh tốt, đang thả rễ “sinh di” tràn lên mặt đất. Trong đám rễ xum xuê đó dầy rẫy các loại tổ chim. ( Đương nhiên không có tổ của công, trĩ, đại bàng ).
 Đậu chót vót chỗ cao nhất là chú vẹt có màu lông xanh biếc, với cái mỏ đỏ quặp xuống như đang ngậm cái gì. Rải rác trên nền trời là từng đám chim én, báo hiệu mùa xuân. Hình ảnh này không thích hợp lắm, vì bây giờ đang là tháng tư, còn báo hiệu mùa xuân gì nữa?
Chủ tịch Trym bảo: “ Cái này em làm đấy anh thấy có được không?” Mình biết tỏng đây là sản phẩm Photosop, công nghệ in ấn thời bây giờ, nhưng chả nên bóc mẽ nó làm gì. Sự khoác lác của nó có mặt tốt, hướng mỹ, hướng thiện và căn bản nhất là không hại đến ai. Một bức bích họa loại này giá trị nghệ thuật chưa đến nỗi người ta phải tranh cãi, kiện cáo về bản quyền. Nó yêu cái đẹp, thích sang kệ nó, có làm sao? Miễn nó đừng nhân cái này, vụ lợi riêng cho mình nó là được!
Ngày thường chả thấy chim chóc đâu, hôm nay ở đâu ra nhiều thế không biết. Lụa đỏ che chim rợp cả góc trời. Mình nhìn suýt hoa cả mắt.
Cuộc chọi bắt đầu. Tiếng bàn tán thì thào lan tỏa, rồi tăng dần. Từng cặp một hai con vào trận. Có lẽ duy nhất chỉ giống chim họa mi này mới có nhu cầu để thể hiện như thế.
Cứ một con trống lại phải có một con mái đi kèm để làm cổ động viên nó mới chịu giao đấu. Bằng không một mình con đực, xua thế nào cũng không kết quả. Nó cứ ì ra mặc cho chủ chim muốn làm gì thì làm. Giả dụ có giết chết nó cũng vậy thôi.
Mình quên không mang kính. Cặp mắt mù dở chỉ có thể thấy chúng loang loáng lăn xả vào nhau. Đánh miếng trên hay miếng dưới, tiểu nhân hay quân tử, chịu chết, chả hiểu gì. Với lại cái gì cũng phải có chuyên môn, chuyên nghiệp của nó. Mình người ngoại đạo, biết đeck gì mà tham gia?
Bỏ về ngay sợ chủ tịch Trym phật ý. Chả gì mình với hắn cũng là chỗ láng giềng. Nó lại đang phụ trách công tác môi trường tiểu khu. Phật ý nó có ngày xe rác xả ngay trước nhà không biết chừng. văn hóa ném cứt, ném chuột chết đang có cao trào phát triển, đừng dại mà dây với hắn. Tình trạng chung của các loại hội bây giờ là khá phức tạp. Tránh voi chả xấu mặt nào. Mình chưa quên bài học tên cùng hội với mình. May mà chuyện đó mới chỉ ảnh hưởng tí ti vào phần mềm đời sống. Chưa phạm đến phần cứng của tư tưởng, tinh thần, ý thức, thái độ bị cương lên như một số trường hợp từng diễn ra gần đây ở chỗ nọ chỗ kia!

Cuối cùng cuộc thì hội thi cũng kết thúc. Trò hay đến đâu cũng không thể kéo dài mãi. Chủ tịch Trym phấn khởi ra mặt vì hôm nay trym của hắn được giải nhất. Không hiểu sao một thằng hạ cấp như hắn lại luôn luôn thắng trong các cuộc thì?
Chấm.
Mất một buổi sáng cho một việc ngớ ngẩn vừa rồi.
Nhưng mà thôi, có phải ngày nào ta sống cũng đều có ích, có kết quả, có ý nghĩa cả đâu?
Cuộc đời vốn không dài và đầy rẫy phí phạm vô nghĩa lý như thế đấy, biết phải làm sao?

==========










Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng để đất nước bị bất ngờ!

TQ đưa tàu tên lửa tấn công nhanh vào Biển Đông

Một tàu tên lửa tấn công nhanh của TQ ngang ngược di chuyển và đi vào giữa đội hình lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam ở khoảng cách 0,8 hải lý.


Trong lúc dư luận quốc tế tiếp tục lên án việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng kinh tế đặc quyền kinh tế của VN thì TQ có thêm những động thái khiến tình hình thêm căng thẳng.
TQ, Biển Đông, Hải Dương 981, chủ quyền, giàn khoan, Hoàng Sa, kiểm ngư, cảnh sát biển
Tàu và giàn khoan của TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Vietnam+

Tiếp sau việc ngang nhiên công bố bản đồ khổ dọc “nuốt trọn” Biển Đông, đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão, mới đây Bắc Kinh lại tuyên bố hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu biển đảo ở quần đảo Hoàng Sa của VN, đưa phao tiêu phát sáng ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa phục vụ công tác tuần tra hàng hải, phối hợp với công ty dầu khí nước ngoài ký hợp đồng phân chia sản phẩm ở Biển Đông.

Mặc dù phía TQ không tiết lộ lô dầu khí nói trên có nằm trong vùng biển tranh chấp hay không, nhưng dù nằm ở khu vực nào, thì những hành động nêu trên của TQ đều là việc làm thiếu thiện chí, khiến tình hình Biển Đông càng thêm căng thẳng

Tại thực địa, theo Cục Kiểm ngư VN, ngày 4/7, TQ duy trì khoảng 116 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 48 tàu hải cảnh, 15 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 34 tàu cá và 5 tàu quân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN.

Đáng lưu ý, lúc 1h sáng 4/7, từ hướng Tây, lực lượng thực thi pháp luật của VN phát hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh của TQ liên tục di chuyển và đi vào giữa đội hình của lực lượng thực thi pháp luật của VN ở khoảng cách 0,8 hải lý. Tàu này đi một vòng xung quanh các tàu của VN rồi đi về hướng Tây Nam.

11h trưa cùng ngày, lực lượng Cảnh sát biển lại phát hiện một máy bay trinh sát màu trắng mang số hiệu CMS 3808 bay một vòng ngay phía trên tàu Cảnh sát biển 4033 và các tàu của Kiểm ngư với độ cao khoảng 300m. Tiếp đó, lúc 11h35, các máy bay này lại quay trở lại bay một vòng để tiếp tục trinh sát.

Các tàu Kiểm ngư của Việt Nam vẫn tiến hành các đợt tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu bảo vệ của TQ rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
Theo VOV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài học về niềm tin


Đối với cuộc sống nếu không có niềm tin sẽ không bao giờ cảm nhận được những giá trị mà cuộc sống mang lại. Đối với tình yêu nếu không có niềm tin sẽ không bao giờ có một hạnh phúc bền vững. Đối với anh em bạn bè nếu không có niềm tin sẽ mất dần đi những bờ vai khi khốn khó. Vì vậy:
Hãy đặt niềm tin đúng chỗ, đúng người và đúng thời điểm. Một người nói hay chưa hẳn đã là một người tốt vì vậy đừng tin tất cả những gì người ta nói. Cũng vậy, một người viết hay chắc gì không phải là kẻ giả tạo, vậy nên đừng tin hết vào những gì người ta viết. Hãy tin vào cảm xúc của mình khi nghĩ và đối diện với họ, bởi niềm tin vững chắc nhất trên cuộc đời này có lẽ là cảm xúc bản thân...


Hành động của một người nói lên sự thật. Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế, hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết.

Những người bạn gặp trong cuộc đời đôi lúc sẽ muốn bạn, lấy của bạn, yêu bạn, ghét bạn, đối xử xấu với bạn, cứu bạn và làm vỡ tim bạn, nhưng cuối cùng... tất cả những điều đó làm nên bạn". Đúng vậy, cuộc sống không hề đơn giản, có kẻ tô bóng vẻ bên ngoài bằng sự hào nhoáng, ngược lại có những con người họ sống bằng cái giá trị thật của chân lý là cuộc sống bình dị, và mỉm cười với thành bại hơn thua.

Tự nhủ, mỗi người chỉ sống có một lần nhưng nếu sống thật tốt, thật ý nghĩa thì một lần đó thôi cũng là đủ để ta cảm thấy mãn nguyện về bản thân, về cuộc sống mà ta đã sống hết mình.

Hãy học cách bố thí



Một người nghèo hỏi Đức Phật “Tại sao con nghèo như thế?”. Phật nói “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác”. Người kia thưa “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí”.

Đức Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :

1. Nhan thí - Bố thí nụ cười.
2. Ngôn thí - Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí - Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí - Bố thí lòng bao dung



Đức Phật nhắc nhở về hai việc nhằm đem đến nguồn hạnh phúc mang tính khéo léo là làm giàu bằng cách làm ăn chân chính và bảo vệ tài sản được tạo ra. Tuy nhiên, Đức Phật khuyến cáo làm giàu không phải là mục đích cuối cùng. Sự giàu có được tán dương đối với mọi người khi nó được dùng vào đúng mục đích. Đức Phật đã từng so sánh một người chỉ biết hưởng thụ sự giàu có của mình mà không chia sẻ cho kẻ khác như là một người đang tự đào hố để chôn chính mình.

Ngoài ra, Đức Phật cũng ví dụ về một người làm giàu chân chính và biết chia sẻ cho người nghèo khó như một con người có đầy đủ hai mắt. Ngược lại, người keo kiệt bủn xỉn được ví như người chỉ có một con mắt.



Đức Phật biết rằng bố thí sẽ là nguồn phước báo lớn lao tạo ra những lợi ích miên viễn cả trong đời sống hiện tại và tương lai. Trong lúc những lời dạy của Đức Thế Tôn về phước báo không có nhiều ý nghĩa đối với nhiều người thực hành pháp Phật ở phương Tây, nhưng những lời dạy này gợi mở ra nhiều nẻo đường vô hình với những kết quả từ hành động của chúng ta sẽ hoàn trả lại cho chính mình.



Có một cách mà người hành bố thí có thể thấy đó là sự báo ứng trong nghiệp báo nhãn tiền. Nghiệp báo nhãn tiền, trong Phật giáo, là bạn nhận kết quả trực tiếp được tác động trên thân và tâm của bạn khi bạn hành xử. Những kết quả của sự bố thí thật tuyệt vời trong giây phút hiện tại. Nếu thật sự có mặt với chúng, chúng ta có thể tiếp nhận những kết quả tốt đẹp đó trong lúc thực hành bố thí. Đức Phật nhấn mạnh về niềm hạnh phúc của sự bố thí. Bố thí không có nghĩa là phải bị bắt buộc làm hay làm một cách bất đắc dĩ, mà hơn thế nữa khi bố thí người bố thí cần phải vui vẻ trước khi bố thí, trong khi bố thí và sau khi bố thí.



Ở cấp độ cơ bản nhất, bố thí trong truyền thống của đạo Phật có nghĩa là cho đi mà không mong chờ một sự hồi đáp nào trở lại. Hành động bố thí chỉ thuần nhất được sinh khởi từ tấm lòng từ hay ý niệm thiện, hoặc vì lợi ích của một ai đó. Có lẽ bố thí nhấn mạnh về cách cho hơn là của cho. Thông qua bố thí, chúng ta gieo trồng một tâm hồn rộng mở. Tâm hồn rộng mở này sẽ luôn dẫn đến hành động bố thí, nhưng để trở thành người có tấm lòng rộng mở là quan trọng hơn bất cứ hành động bố thí nào. Và sau cùng, nó sẽ dẫn đến hành thí ba la mật.



Mặc dù bố thí với mục đích giúp đỡ người khác là một động cơ quan trọng và có được niềm vui khi bố thí, Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mục đích của bố thí là để đạt được Niết Bàn, đây chính là động cơ quan trọng nhất. Vì mục đích này, “người thực hành bố thí nhằm trang điểm và làm đẹp cho tâm hồn”. Trong tất cả những sự trang điểm ấy chính là tinh thần không chấp thủ, lòng từ bi và sự quan tâm nhằm đem đến sự tốt đẹp cho kẻ khác.

Khả Anh
http://baomai.blogspot.ch/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc



"Đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ” thì vẫn quá yếu. Sẽ chẳng mấy ai chú ý tới hàng vạn tài liệu chính thức kiểu này.
Việt Nam đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương – 981 và chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Diễn biến mới nhất xảy ra hôm 3/7, khi Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, một lần nữa gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon. Đại sứ Trung đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tàu hai nước tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan
Văn bản thứ nhất “bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý” hai văn bản của Trung Quốc gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon ngày 22/5 và 9/6. Theo thông cáo của Việt Nam, văn bản gửi LHQ nói Trung Quốc “làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế”.

“Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” Việt Nam nói.

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã tấn công cả tàu thực thi pháp luật và tàu của ngư dân.

Hành động của Trung Quốc “không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển”.

Việt Nam cũng nói với LHQ rằng Trung Quốc “khước từ” các “nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng”.

Theo phía Việt Nam, từ ngày 2/5, Việt Nam đã “gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau” để phản đối Trung Quốc.

Chủ quyền Hoàng Sa

Văn bản thứ hai của Việt Nam nói Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam cho biết trong các trao đổi gần đây, Trung Quốc dẫn ra một số “bằng chứng lịch sử”, nhưng Việt Nam nói chúng “không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện”.

“Các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa,” phía Việt Nam nhấn mạnh.


Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa"

Văn bản của Việt Nam cũng bác bỏ những tư liệu gần đây được Trung Quốc dẫn ra để nói Việt Nam từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Việt Nam nói Trung Quốc “cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975”.

“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa,” văn bản nói.

Việt Nam cũng nhấn mạnh vào tháng 9 năm 1975, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”.

Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Trung Quốc nhận thức được “vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây”.

Gần đây các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, đều đề cập khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì vụ giàn khoan.

Theo BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang