Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Ca Sĩ Lệ Rơi đã khóc khi hát Cảm động quá I Ca Sĩ Lệ Rơi
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
Vì sao Trung Quốc sẽ phải nuốt chửng cả thế giới?
( Không gian sinh tồn chật chội, tài nguyên không đủ dùng, không thể tự nuôi sống bằng quốc gia của chính mình.. Đó là nguyên nhân chủ yếu. Nói gọn là không đủ ăn, thiếu chỗ ở và đồ dùng cho nó nhanh, đỡ phân tách lằng nhằng, đọc mỏi hết cả mồm )!
Aleksandr Khramchikhin [*]
Lã Nguyên dịch từ apn.ru
Vấn đề lớn nhất của nhân loại có lẽ là ở chỗ, nó không hiểu Trung Quốc hiện nay là cái gì và Trung Quốc đang có những khuynh hướng phát triển như thế nào? Nhưng mặt khác, có thể, nhân loại không hiểu được như thế lại hoá hay. Bởi vì, hiểu ra điều đó là chuyện cực kì nặng nề, và cái chính là, dẫu có hiểu, nó cũng đành bất lực, chẳng làm được trò gì.
Có thể đành phải chờ đợi và đoán xem, đất nước này dùng cách nào để đè bẹp phần còn lại của thế giới. Kiểu tiếp cận Trung Quốc thông thường của phương Tây hoàn toàn không phù hợp. Một mặt, chủ nghĩa duy tâm ngớ ngẩn của những chú panda huggers, hi vọng Trung Quốc sẽ hoà nhập vào hệ thống kinh tế và chính trị hiện hành do phương Tây tạo ra một cách ôn hoà, hiền lành, ngoan ngoãn, tiếp tục bì bạch chạy theo người tiêu dùng giày dép thể thao và laptop ở phương Tây để nhận khoản tiền lương hậu hĩnh nhất là 100 đô la mỗi tháng. Mặt khác, tầm nhìn cuồng tín, nông cạn về tư tưởng của China hawks, cho rằng mọi vấn đề của Trung Quốc đều bắt nguồn từ việc nước này không có nền dân chủ theo kiểu phương phương Tây. Trung Quốc sắp sụp đổ vì không có dân chủ. Hoặc là Trung Quốc sẽ tấn công, chiếm lấy tất cả, vì nước này không có dân chủ. Hoặc, lúc đầu nó tấn công, sau đó nó sụp đổ, vì nó không có dân chủ. Hoặc lúc đầu nó sụp đổ, sau đó nó tấn công, bởi vì… Chao ôi, những kẻ đần độn thật bất hạnh!
Tuy thế, Trung Quốc cũng có nhiều người không đần độn. Ấy là những người hiểu rất rõ, rằng nếu đưa dân chủ kiểu phương Tây vào Trung Quốc, thì nó sẽ sụp đổ ngay lập tức. Quan điểm về Trung Quốc của Nga là hỗn hợp kì lạ giữa mối sợ hãi bản năng và niềm hi vọng về một thứ bạn “cùng thuyền chiến lược” trên mặt trận chống Hung thần - Đế quốc Mĩ. Quan niệm ấy không thể xem là hợp lí. Trung Quốc hiện nay có hàng loạt đặc điểm nổi bật. Nói vắn tắt, nó là thế này:
1. Là sự kết hợp giữa một bên là sự hiện diện của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới có nhịp độ phát triển nhanh và trình độ kĩ thuật cao, với một bên là những vấn đề kinh tế - xã hội mang tính đặc thù của những nước kém phát triển.
2. Dân số khổng lồ, vượt quá khả năng đáp ứng của hoàn cảnh thiên nhiên. Dân số cho phép tối đa ở Trung Quốc chỉ có thể là 700 đến 800 triệu người. Thế mà trong thực tế, ai cũng biết, dân số nước này đã lên trên 1.3 tỉ, đã vậy, dù đã tìm đủ mọi cách để hạn chế, nó vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Thêm vào đó, 94% dân cư Trung Quốc đang sinh sống trên 46% lãnh thổ.
3. Giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng miền, có sự phân hoá cao nhất thế giới. Giữa thành phố và nông thôn, sự khác biệt cao tới mức, các thống kê về kinh tế - xã hội của nông thôn và thành phố phải lập riêng rẽ, y như là thống kê ở những nước khác nhau. Sự chênh lệch giữa các vùng miền còn lớn hơn nữa. Tổng thu nhập của các tỉnh duyên hải miền đông - nam Quảng Đông cao hơn 90 lần so với tổng thu nhập của khu tự trị Tây Tạng phía tây - nam nước này. Nếu xem các vùng miền của Trung Quốc như những nước khác nhau, thì Quảng Đông về quy mô kinh tế được xếp vào loại 30 nước hàng đầu, vượt cả những nước ví như Argentina. Trong khi đó, Tây Tạng đứng vào hàng 130 - 140 thuộc nhóm Nigiêria, Malawi, Tadjikistan. Gộp tất cả sự tương phản ấy lại với nhau, tức là đem so sánh mức sống trung bình của các thị dân Bắc kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến với mức sống trung bình của người nông dân ở Quý Châu hay Tây Tạng, thì vấn đề không còn là chuyện số lần hơn kém, mà là chuyện trật tự của các kích cỡ. Sự thật là ở nước này, có một số xã hội hoàn toàn khác nhau, từ xã hội nông nghiệp cổ truyền đến xã hội hậu công nghiệp. Đó là những xã hội không chỉ hoàn toàn khác nhau về mức sống, mà còn hoàn toàn khác nhau về tâm tính. Hơn nữa, sự chênh lệch có xu hướng ngày càng gia tăng, chứ không giảm bớt.
4. Tốc độ lão hoá của dân cư và sự chênh lệch về giới ở các nhóm thuộc tốp người trẻ tuổi cao nhất thế giới. Dân số ở những tốp dân cư ở độ tuổi trung niên tăng nhanh gấp đôi so với toàn bộ dân cư nói chung. Về cơ bản, đây là điều đang lặp lại khuynh hướng mang tính đặc thù của các nước phương Tây, nhưng ở phương Tây, quá trình lão hoá của dân cư chậm hơn rất nhiều và nó chỉ bắt đầu khi tổng thu nhập tính theo đầu người đạt từ 5 đến 10 nghìn đô la (ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn dưới 2 nghìn đô la). Đồng thời, ở Trung Quốc, gia đình chính thức phải gánh trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng người già. Chỉ có 1/6 người già sống bằng nguồn lương hưu trí, người già ở nông thôn hoàn toàn không có trợ cấp xã hội. Tức là người ta không trả lương hưu cho nông dân, mặc dù thu nhập của họ thấp hơn nhiều lần so với thu nhập của thị dân. Theo truyền thống, cho đến nay, việc phụng dưỡng cha mẹ vẫn là trách nhiệm của người con trai nối dõi tông đường và được ăn thừa tự. Thế mà sinh đẻ lại bị hạn chế để giảm bớt gia tăng dân số, nên mới nảy sinh sự chênh lệch về giới. Tương quan giữa trẻ trai và trẻ gái sơ sinh ở Trung Quốc đang cố giữ trong tỉ lệ 102-107:100, tối đa là 117:100, nhưng ở các tỉnh lẻ, tỉ lệ này là 130:100, còn ở nông thôn, có nơi lên tới 150:100. Chỉ mấy năm nữa, thế hệ bước vào tuổi hôn nhân sẽ có 20 triệu nam thanh niên bị “thiếu” cô dâu. Rõ ràng, đây là hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại, bởi vậy, sẽ rất khó tiên đoán hậu quả xã hội của nó và việc tìm ra con đường để giải quyết vấn đề cũng sẽ hết sức phức tạp. Tiếp tục duy trì các xu hướng phát triển hiện nay (thực ra, xu hướng phát triển này ngày càng trở nên trầm trọng, chứ không thể duy trì), đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện tình trạng: cô dâu trở thành hàng hoá. Nếu tính thêm những thay đổi trong quan niệm của lớp nữ thị dân có giáo dục, xem lập nghiệp có ý nghĩa quan trọng hơn hôn nhân, sẵn sàng gác việc lấy chồng tới giới hạn cuối cùng có thể được, thì đàn ông thành phố sẽ muốn kết hôn với phụ nữ nông thôn, còn đa số đàn ông nông thôn sẽ không có cơ may lấy được một người vợ. Trong trường hợp này, xung đột giữa thành phố và nông thôn, giữa những vùng phát triển và vùng lạc hậu sẽ trở thành mâu thuẫn mang tính đối kháng. Một cuộc nội chiến giành giật cô dâu - “đó là thứ còn dữ dội hơn cả “Faust” của Goethe”.
5. Sức ỳ hệ thống rất cao, do tình trạng bảo thủ xã hội cực kì phức tạp, lại ở qui mô rộng lớn và mức độ trầm trọng. Giới cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã nhìn thấy và hiểu ra, nó phải chấp nhận quan niệm lệch lạc “tăng trưởng tương đương với phát triển”. Nó cũng có dự định sửa chữa hoàn cảnh, nhưng chẳng thu được kết quả nào cả. Tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình sử dụng lao động quảng canh tiếp tục phá mọi kỉ lục, hoàn thành vượt mức tất cả các kế hoạch sản xuất. Nhưng đồng thời, “các kế hoạch” tiêu sài tài nguyên và phá huỷ môi trường cũng thi nhau phá mọi kỉ lục. Thay vì hạn chế một cách có kế hoạch, khối lượng điện năng được sử dụng vẫn không ngừng tăng lên. Khối lượng các loại phế thải độc hại vẫn tăng, chứ không giảm. Mọi dự báo về mức độ sử dụng xăng dầu hàng năm của Trung Quốc đều sụp đổ, thực tế hoá ra còn tồi tệ hơn các phương án dự báo về những khả năng tồi tệ nhất.
6, Sự hiện diện của những mâu thuẫn phát triển không thể xoá bỏ trong khuôn khổ của mô hình kinh tế đang vận hành ở Trung Quốc. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ nói sau.
7. Thiếu một mô hình lựa chọn phù hợp cho phép xoá bỏ các mâu thuẫn và nền tảng phương pháp luận tạo ra mô hình ấy. Rõ ràng, hoàn toàn không có khả năng tạo ra một mô hình lựa chọn như thế.
8. Quy mô của hệ thống vấn đề nảy sinh từ phạm vi dân cư và kinh tế đã biến những vấn đề của Trung Quốc thành những vấn đề của toàn bộ thế giới.
Vô khối những thứ “cao nhất thế giới” kể ra ở trên mới chỉ là chuyện tỉ lệ phần trăm. Nhưng ở đây, còn phải nhớ cả những đại lượng tuyệt đối. Đặc biệt là về con số 1,3 tỉ dân, về hơn 200 triệu chủ thể đang hoạt động kinh doanh. Từ những quy mô này, sự chênh lệch trong tỉ lệ phần trăm rất dễ biến thành những con số khổng lồ khi chuyển chúng sang các đại lượng tuyệt đối: 200-300 triệu thất nghiệp, 150 di dân nội địa, v.v. và v.v.
Bây giờ xin nói về những mâu thuẫn cơ bản.
Vì sao chuyện này thường bị lờ đi? Quả tình, người ta đã viết rất nhiều về những mâu thuẫn riêng lẻ, cục bộ, nhưng lại không xem xét các mâu thuẫn ấy trong tổng thể của chúng.
1. Mâu thuẫn giữa nhu cầu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao dựa vào các khu vực thuê mướn lao động nhằm mục đích đảm bảo việc làm cho dân cư ngày càng phát triển và nhu cầu giảm bớt nhịp độ tăng trưởng, chuyển từ nền sản xuất chú trọng số lượng sang nền sản xuất chú trọng chất lượng, có cân nhắc tới đặc điểm tài nguyên - sinh thái.
2. Mâu thuẫn giữa đòi hỏi và nhu cầu ngày càng cao của dân cư với nguồn tài nguyên, chẳng riêng gì của Trung Quốc, mà ngay của cả hành tinh cũng không đủ khả năng đáp ứng các đòi hỏi và nhu cầu ấy.
3. Mâu thuấn giữa nhu cầu tiếp tục thực hiện chính sách “mỗi gia đình - một con” với nhu cầu giảm bớt các hạn chế nhân khẩu theo những cân nhắc về đặc điểm xã hội.
4. Mâu thuẫn giữa chính sách dựa vào dân số như một nguồn tài nguyên kinh tế và năng lực cạnh tranh cơ bản với tình trạng dân số quá đông như một vấn đề nghiêm trọng của đất nước.
Trong quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã sử dụng khối dân cư khổng lồ, vừa cần cù, lại vừa dễ tính, chẳng quen đòi hỏi gì, như một thứ tài nguyên cơ bản. Nhân loại cũng hả hê đồng tình với điều đó để biến Trung Quốc thành một “xưởng lắp ráp toàn thế giới”. Sự dồi dào của nguồn nhân công vô tận và, ứng với điều đó, tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động đã cho phép duy trì mức chi phí thấp, nhờ thế, sản phẩm của Trung Quốc có giá cả rất rẻ. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp chỉ có lợi khi dừng lại ở một giới hạn nào đó, vượt quá giới hạn ấy, nó sẽ trở thành mối đe doạ thực tế với sự ổn định xã hội. Vậy mà quân số lao động vẫn không ngừng tăng lên, đòi hỏi phải được “sử dụng”. Cách tốt nhất để sử dụng nguồn lao động này là tiếp tục tăng cường sản xuất hàng hoá thông dụng, huống chi chính khu vực sản xuất này đã thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ khổng lồ. Nhưng, dĩ nhiên, nó cũng đòi hỏi phải có một số lượng nhiên liệu khổng lồ mà bản thân Trung Quốc không thể có đủ, điều đó dẫn tới việc huỷ hoại ngày càng dữ dội môi trường thiên nhiên mà chắc chắn sẽ tạo ra một thảm hoạ sinh thái vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại. Những nhân tố này đã bắt đầu “ngốn” vào chính sự tăng trưởng kinh tế như là hậu quả của nó. Việc cải biến một nền sản xuất thiên về số lượng, dựa vào lao động phổ thông, thành một nền sản xuất chú trọng tới chất lượng, dựa vào lao động khoa học, trước hết, đòi hỏi phải đầu tư một nguồn kinh phí khổng lồ (nhất là để nâng cao trình độ giáo dục còn rất thấp của dân cư), sau nữa, sẽ dẫn tới nạn thất nghiệp tăng lên một cách gay gắt và điều này chắn chắn sẽ tạo ra nguy cơ nghiêm trọng thực sự đe doạ sự ổn định xã hội.
Đúng là cả xã hội Trung Quốc nói chung đang thực sự quan tâm tới việc tìm kiếm một lối thoát ra khỏi tình huống được hình thành ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hiện nay. Nhưng, đồng thời, đại diện của tuyệt đại đa số các nhóm xã hội đều muốn duy trì mô hình cải cách hiện nay. Dĩ nhiên, điều này liên quan trực tiếp tới các nhóm xã hội được hưởng lợi từ những cuộc cải cách (tầng lớp quan liêu, các nhà kinh doanh, công nhân có tay nghề cao, các nhà môi giới, v.v.). Nhưng các nhóm xã hội còn lại, tức là những nhóm không được hưởng lợi từ cải cách, thì không hề quan tâm tới sự thay đổi mô hình, bởi vì nó chỉ làm tăng thêm số lượng những người nông dân mất ruộng đất và đội quân thất nghiệp khiến cho địa vị của họ trở nên tồi tệ hơn.
Cho nên, xung đột giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài có ý nghĩa quan trọng với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội Trung Quốc. Thực tế, con người bao giờ cũng giải quyết xung đột ấy vì lợi ích trước mắt. Tức là xuất phát từ việc duy trì mô hình phát triển hiện nay.
Mà chính phương Tây cũng muốn duy trì mô hình ấy. Phương Tây sẽ còn tụng niệm rất nhiều, rất hay cho chính bản thân mình về sự tuyệt diệu của xã hội thông tin hậu công nghiệp. Đồng thời, không hiểu vì sao, có một sự thật bị xem nhẹ, ấy là cư dân của thiên đường mặt đất này cũng phải ăn, mà phải ăn nhiều, ăn ngon; phải xỏ giày dép, mặc quần áo, áo quần giày dép phải đẹp, phải rẻ, phải đi trên những chiếc xe hơi tuyệt hảo và phải dùng những chiếc máy tính thật tinh xảo để làm việc (nếu không thế, sao gọi là xã hội thông tin?). Có điều, tất cả những thứ này vẫn cần phải có một ai đó làm bằng tay, mà lại muốn sao cho thật rẻ.
Đây rồi, chính người Trung Quốc đang làm. Họ làm bằng tay, rất nhiều và rất rẻ.
Chẳng ai muốn động óc suy nghĩ về hậu quả của sự mầu nhiệm ấy.
Nhân loại cố tình nhắm mắt, không muốn nhìn xem sự tăng trưởng tiếp theo của Trung Quốc sẽ đẫn tới đâu – ngay cả khi quan điểm “tăng cường bình ổn” đang được giới giới cầm quyền Trung Quốc tuyên truyền hiện nay là sự thật, chứ không phải tuyên truyền.
Phương Tây sẽ còn sụt sùi rất lâu về việc “phát triển bền vững” và xoá bỏ bất bình đẳng trong mức sống giữa các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển. Nhưng tất cả đều hiểu rất rõ, rằng đại đa số các nước đang phát triển sẽ không bao giờ đuổi kịp trình độ của các quốc gia phát triển. Bởi vì, nếu đưa “cá” cho các nước ấy, tầng lớp tham nhũng “ưu tú” ngày càng phình to sẽ chén sạch, rồi sau đó lại xin thêm “cá”. Nhưng nếu đưa “cần câu” cho các nước đang phát triển, họ dễ dàng bẻ ngay cái “cần câu” ấy.
Trung Quốc thuộc về số ngoại lệ rất ít ỏi. “Cá” nó không cự tuyệt, mà “cần câu” nó sử dụng cũng rất tài, nếu có ý đồ tước đoạt “cá” và “cần câu” (hoặc có ý không đưa), nó sẽ dùng sức mạnh để cướp giật cho mình.
Cư dân Nigeria dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ không sống như cư dân Thuỵ Điển. Trên lí thuyết, cư dân Trung Quốc có thể có tham vọng vượt lên cao hơn mức sống ấy. Không ai có khả năng và có quyền cấm họ làm như thế.
Chỉ có điều phải nhớ, tài nguyên của cả hành tinh không đủ để đảm bảo cho mỗi người dân Trung Quốc có mức sống như vậy. Họ không đủ ăn, không đủ xăng dầu và bao nhiêu thứ vật dụng không kém cần thiết khác. Thế thì sẽ chẳng còn gì để dành phần cho người khác. Tức là chúng ta chỉ còn mỗi việc là phải tin, rằng Trung Quốc (đất nước có dân cư đông nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và sự ngạo mạn ngút trời) sẽ mãi mãi kiên trì gia công hàng hoá thông dụng cho những người ngoại quốc giàu có bằng cái giá của sự nghèo túng của riêng mình.
Có lẽ, phải gọi niềm tin ấy là chủ nghĩa phê phán thì chính xác hơn.
Với những gì đã trình ở trên, chúng ta hoàn toàn không thể hiểu, Trung Quốc sẽ làm thế nào để tránh, không bành trướng ra bên ngoài bằng tất cả các hình thức của nó (kinh tế, chính trị, nhân khẩu, quân sự). Nó hoàn toàn không có sức sống trong các ranh giới hiện nay của mình. Hoặc là nó phải lớn lên gấp bội, hoặc là nó buộc phải nhỏ hơn rất nhiều. Bởi thế, vấn đề không phải là sự xâm lược của Trung Quốc, mà là với nó, bành trướng là kế sách duy nhất để sống sót.
Đó không phải là con ngoáo ộp, mà là hiện thực khách quan đang cắt cứa vào giác quan của ta.
Quả thật, vẫn còn ít người cảm nhận được hiện thực ấy. Nhưng chẳng bao lâu nữa, nó sẽ tới.
A. A. Kh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đừng để bọn khỉ phải nổi điên lên!
Chuyện ngụ ngôn “Hầu Công”
FB Nguyễn Lân Thắng
Tại nước Châu có một ông lão sinh sống bằng cách nuôi một bầy khỉ để chúng làm việc cho ông. Người nước Châu gọi ông là “hầu công”, tức ông chủ khỉ. Mỗi buổi sáng, ông tụ họp bầy khỉ trong vườn và ra lệnh cho con già nhất chỉ huy cả bầy lên núi hái hoa quả. Ông có luật là mỗi con khỉ phải nộp cho ông một phần mười số hoa quả nó hái được. Con nào phạm luật sẽ bị đánh đòn không thương tiếc. Tất cả lũ khỉ cay đắng chịu đựng mà không dám kêu than.
Một ngày nọ, một con khỉ nhỏ hỏi chúng bạn: – “Có phải ông già trồng tất cả các cây ăn trái trên núi không vậy?” Ðám khỉ trả lời: – “Không, cây mọc tự nhiên thôi.” Chú khỉ nhỏ hỏi tiếp: – “Không có phép của ông già thì mình không được hái quả sao?” Ðám khỉ trả lời: – “Mình vẫn hái được chứ.” Chú khỉ nhỏ lại tiếp tục: – “Thế thì tại sao mình lại phải phụ thuộc vào ông già; tại sao mình phải cung phụng ông ấy?” Trước khi khỉ nhỏ dứt câu, cả bầy khỉ đột nhiên ngộ ra và bừng tỉnh. Ngay tối hôm ấy, chờ khi ông lão ngủ say, bầy khỉ phá cũi sổ lồng. Chúng lấy tất cả hoa quả mà ông lão dự trữ đem theo vào rừng và không bao giờ trở lại. Cuối cùng ông lão chết vì đói.
Yu-li zi kết luận: “Trên đời có những kẻ cai trị người bằng mánh khoé chứ không bằng những nguyên tắc chân chính. Họ chẳng khác nào hầu công, không biết sự đần độn của mình. Vì một khi người ta bừng tỉnh thì những mánh khóe đó không còn hiệu lực nữa.”
***
Mẩu truyện nhỏ trích từ "Từ độc tài đến dân chủ" - Gene Sharp
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Điên rồ nhưng đáng quý:
Nguyễn Hoàng Đức trong mắt tôi
(Nhà văn Hoà Vang)
Hầm hố, tự tin quá đáng có dạng tiền bệnh lý. Mà quyết liệt, dám sống, dám trả giá, vô hình chung lại thành một nhân chứng uyên bác cho một ý nghĩ rụt rè và bất khuất của tôi:
“Sao con người lại có niềm tự hào phục vụ cộm nảy, trỗi vượt, lấn lướt... niềm Tự Hào Sống đến vậy nhỉ?”
Vì vậy... thấy nhau là được, là có thể đưa lên đá, cấy trong nước, sống được thành thứ Tình Bạn tôn trọng và day dứt.
Gã - tác gỉa khinh khủng và võ đoán của biết bao Triết luận, thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết chưa được in - Nguyễn Hoàng Đức- là Người lăm lăm không tiễn đưa quá khứ bằng hài kịch. Y vừa cười cợt, vừa tôn kính chân thành, giảng Mác... Phrớt... Bét-tô-uần (theo lối phát âm của Thái Bá Tân) cho nhiều người. Trong đó có tôi. Há mồm nghe. Uyên bác. Quyết liệt. “Mục hạ vô nhân”, với lý sự đủ đầy. Y, Tôi đã một lần nói và mãi mãi găm giữ:
“Đức đã vô nghĩa hóa toàn bộ văn học Việt Nam đương đại”. Bằng một nghĩa khác, Ông (tức là Đức đấy, sinh năm 1957 – Đinh Dậu) – Bây giờ không thể tưng tửng gọi là “Anh” theo cung cách Nhà hàng tay vịn – 44, 45 tuổi rồi. “Tứ thập bất hoặc”. Vậy mà cả nội lực Đức, cả mái tóc và gương mặt, cả dáng vẻ và hành xử, cả những giấc mơ cô miên... Hình như tôi không cần hy vọng. Tôi tin chắc: Con người này, nhà tư tưởng quyết liệt, trước một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận này... là một con người Hữu Ích, trước hết cho tôi – sau đó ra cả cộng đồng... Muốn đến đâu thì phải hỏi người ta?
Cái ấn tượng đầu tiên xộc thẳng vào mắt tôi – đó là một vùng đồi đỏ khé, mênh mông, hỗn mang ... Như là cảnh trên mặt trăng trong các phim khoa học viễn tưởng – Và quặng - Quặng nguyên khối thơ, tươi rói, hôi hổi nóng, nhơn nhớt dính dầu và nồng nặc mùi bùn đất, mùi xác hoa rữa nát, và cả thứ mùi ê te cay cay vô nghĩa. Thứ quặng gì vậy? Quặng thơ!
Nhưng chẳng nhẽ thế là hết ư! Không, hãy đọc Nguyễn Hoàng Đức đi. Đọc một lần, đọc hai lần, phải kiên nhẫn, phải độ lượng, đừng hẹp hòi đố kỵ và nhất là đừng có cợt nhả - Những quặng kia bật ra từ đâu, trồi ra từ đâu? Có phải từ một tâm hồn rừng rực khát khao - từ một trái tim hừng hực đòi lên tiếng. Từ một con người nghênh ngang tự tin bước lên với cây kèn Ô-BOA trong tay – cây kèn Ôboa thi ca mà Nguyễn Hoàng Đức chế riêng không phải từ kim loại, từ gỗ mà từ những ống xương của anh, từ máu và hơi thở của anh.
Tôi quả quyết Nguyễn Hoàng Đức có tư chất thi sĩ – Cái tư chất ấy nó phát lộ trong thơ anh vừa kiêu hãnh vừa hoảng hốt, vừa êm ái vừa hỗn loạn. Thơ Đức không hề có sự trau chuốt, thẩm chí còn cẩu thả nữa. Ngôn ngữ xô bồ, ý tứ hỗn loạn, cảm xúc tung tóe và nhịp điệu thì như những cú vô-lê ngoạn mục – Nó như một bãi lổn ngổn – nhưng mà thật quái quỉ - trong đống lổn ngổn mà tác giả cố tình quăng ra đấy – lóe lên những thỏi vàng mà lại rất nhiều vàng cơ chứ. Toàn vàng ròng vậy thì đó là cái gì – Đó là thơ – Đích thực thơ - thật quái quỉ!
Chúng ta lấy chuẩn mực gì để đưa Nguyễn Hoàng Đức lên đoạn đầu đài của thi ca mà bêu đầu anh? Sự tinh tế ư? những niêm luật ư? cấu trúc đóng mở ư? Hay là luật bằng trắc cổ xưa? Hay là nhịp điệu tuyệt vời của tiếng Việt Nam v.v... ? Thơ Đức thiếu tất cả - nhưng bù lại vượt lên trên hết những chuẩn mực đó là - thứ chuẩn mực khác - thứ chuẩn mực của thi sĩ: dào dạt, quẫy mạnh, vật vã và khao khát như phát rồ. Hành trình tạo lên thơ Đức là một hành trình lộn ngược. Người ta đều đi từ gốc đến ngọn - với Đức, thì ngược lại – anh bắt đầu từ những vòm cây xum xuê trên cao, dào dạt, xanh biếc rồi bò dần xuống gốc.
Không hiểu sao, vừa đi cà nhắc, cà nhắc trên cánh đồng thi ca hỗn độn, rộng mênh mông của Nguyễn Hoàng Đức. Tôi cứ khấp khởi mừng thầm – Xin lỗi nhé! Tôi khoái Đức – khoái nhất cái sự văng mạng, không rụt rè do dự của anh. Nó na ná như nhạc Pốp, khó khăn đấy . Khó tiêu đấy nếu đưa nó vào những sa-lông thơ trịnh trọng một cách hời hợt - Hoặc đặt nó vào trong các bảo tàng thơ ca nghiêm trang đến mức cũ kỹ. Vậy thì chỗ đứng của thơ Nguyễn Hoàng Đức ở đâu. Trên vỉa hè ư? Không – nơi đó giành cho những người nhàn tản ưa đi bộ. Chỗ thơ của Đức là những bãi cỏ hoang xanh rì, chưa kịp xây phố cất nhà. Đó là địa chỉ của những đám đông độc giả xô bồ. Rất đông, nhưng mà lại rất trẻ, rất yêu đời, rất khao khát hành động. Tôi đoán như thế và cam đoan như thế.
Nhưng thôi, đoán về thơ Nguyễn Hoàng Đức như vậy là đủ rồi. Ta hãy đọc một khúc hoài niệm mùa thu của anh nhé. Một điệu kèn lọt tai nhất, êm dịu vào loại bậc nhất, trong cái đống quặng thi ca của anh.
HOÀI NIỆM THU
Nguyễn Hoàng Đức
Vòi vọi trời xanh thẳm nâng lên
mỗi lần dâng mỗi lần quặn thắt
vắt nỗi đau qua những lớp mây mù
nặng ký ức mùa ngâu rả rích
lã chã vấn vương
chưa nguôi lệ sầu lòng đất sũng
mỗi lần dâng mỗi lần quặn thắt
vắt nỗi đau qua những lớp mây mù
nặng ký ức mùa ngâu rả rích
lã chã vấn vương
chưa nguôi lệ sầu lòng đất sũng
Dòng sông gợn sóng đến gai lòng
Níu mây trôi ngập ngừng
Không dám buông lời nói
về những cơn mưa mùa hạ đã qua rồi
Níu mây trôi ngập ngừng
Không dám buông lời nói
về những cơn mưa mùa hạ đã qua rồi
Muôn dòng sông
thả những khúc sầu ra biển
xao xuyến xô lớp lớp sóng cồn
dồn dập vỗ buồn mê mùa gió chướng
thủy triều tê lưỡi sóng
nếm vị nắng u hoài
bò loang bờ cát mặn
thả những khúc sầu ra biển
xao xuyến xô lớp lớp sóng cồn
dồn dập vỗ buồn mê mùa gió chướng
thủy triều tê lưỡi sóng
nếm vị nắng u hoài
bò loang bờ cát mặn
những sợi sáng se dìu dịu
của mặt trời u uẩn
nuối tiếc tuổi thanh xuân
ngày nào chang chang mùa hạ
ngổ ngáo sao và mãnh liệt sao
của mặt trời u uẩn
nuối tiếc tuổi thanh xuân
ngày nào chang chang mùa hạ
ngổ ngáo sao và mãnh liệt sao
Hoàng hôn rải lớp sương lành lạnh
nhuốm con đường đất thịt cô đơn
những mái nhà trắc ẩn nhô lên
đội nón quai thao cho những vòm cây hiền hậu
da diết tâm hồn rách dọc mái nhà
một ý nghĩa cuộc đời vừa nứt
man mác mùa thu
man mác lớp da non cơn đau mùa hạ
nhuốm con đường đất thịt cô đơn
những mái nhà trắc ẩn nhô lên
đội nón quai thao cho những vòm cây hiền hậu
da diết tâm hồn rách dọc mái nhà
một ý nghĩa cuộc đời vừa nứt
man mác mùa thu
man mác lớp da non cơn đau mùa hạ
Mái tóc đau màu trắng thời gian
những chiếc lá đau mùa vàng năm tháng
Hơi thở đau khí trời se lạnh
Gió heo may đau làn sương tê tái
Gió heo may đau làn sương tê tái
Ánh mắt đau cái nhìn giã biệt
nhật - nguyệt mùa thu đau trời hoài niệm
nhật - nguyệt mùa thu đau trời hoài niệm
Cánh tay đau những vòng tay dứt
những dòng sông đau mùa nước cạn
những dòng sông đau mùa nước cạn
Bàn tay đau những bắt tay
Cành cây đau mùa lá rụng
Cành cây đau mùa lá rụng
Bàn chân đau những chặng đường chưa tới
Và chân lý hằng đau mùa gặt...
Và chân lý hằng đau mùa gặt...
Cơ thể đau mùa sống
Tâm hồn đau mùa luân chuyển khoái lạc và đau khổ
Tâm hồn đau mùa luân chuyển khoái lạc và đau khổ
Khoái lạc đau khúc hoan ca
Nơi sân khấu mỏi mòn
Nơi sân khấu mỏi mòn
Và đau khổ đau những thánh ca buồn
Trên thập giá cưu mang
Trên thập giá cưu mang
Linh hồn ta đau khúc bi hùng
Ca trên những ngọn đồi Hy Lạp
Theo mây thời gian tỏa
Theo gió đời lan
Theo lịch sử khơi dòng
về đây cuốn lên một vòm trời hoài niệm
khơi thẳm mãi hồn ta
mãi tim ta
mãi thân ta
một khúc ca xanh về cuộc đời hy vọng
dâng tràn mọi ký ức u buồn
như vòm trời thu vọt qua những tầng mây ngâu lã chã
mãi mãi dâng lên !
Ca trên những ngọn đồi Hy Lạp
Theo mây thời gian tỏa
Theo gió đời lan
Theo lịch sử khơi dòng
về đây cuốn lên một vòm trời hoài niệm
khơi thẳm mãi hồn ta
mãi tim ta
mãi thân ta
một khúc ca xanh về cuộc đời hy vọng
dâng tràn mọi ký ức u buồn
như vòm trời thu vọt qua những tầng mây ngâu lã chã
mãi mãi dâng lên !
( Hà Nội 22/9/1997 )
Thơ như vậy chứ còn là gì ?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhận diện người đọc hôm nay
Vương Trí Nhàn
Nhân nào quả nấy
Nói gì thì nói, chắc chắn còn phải rất lâu nước ta mới trở nên một xứ sẵn giấy, nhiều nhà in và có đội ngũ làm sách lành nghề, chưa nói đến chuyện đưa ra trình làng sách hay, sách lạ, sách có thể xuất đi thế giới hãy tính tổng số đầu cuốn, tổng số bản in nhất là ấn bản tính theo đầu người, sự thua kém so với thiên hạ kể đã rõ ràng. Ấy vậy mà không hiểu sao sách đã thừa, đang thừa, ngổn ngang ê hề ở các sạp các tiệm. Ở đây có chuyện của người làm sách, đấy là yếu tố thứ nhất, cố nhiên. Nhưng còn về phía người tiêu thụ sách, thực trạng ra sao?
Từ người được cung cấp đầy ảo tưởng...
Để hình dung về văn hóa, từ lâu, còn có một cách nói khác, tuy cũng không mấy văn vẻ, song tiện dụng và được mọi người công nhận, ấy là xem văn hóa như một ngành cung cấp thức ăn tinh thần cho xã hội. Và sự cung cấp mấy chục năm thời bao cấp là một quy trình tự cấp tự túc có sao phục vụ vậy, "cây nhà lá vườn" loanh quanh các món cũ, tà tà mà làm, được cái mùa nào thức nấy không có hàng rởm, cũng như cam đoan không chạy theo các thứ mốt giả tạo. Điều này cũng đúng với việc làm sách mà chúng ta đang nói. Trong thời ấy, sách có một vai trò nổi bật. Nó được xem như một món ăn tuyệt hảo, đôi khi phải nói như là xảy ra tình trạng sùng bái sách nữa. Với sự sùng bái ấy "nhà nhà đọc sách, người người đọc sách". Săn lùng sách, thu góp sách ra để khoe với nhau, và tin tưởng ở những phép màu mà sách đem lại - những háo hức như thế một thời được mọi người chia sẻ và thông cảm. Và những người nghĩ rằng từ xưa vẫn thế, mãi mãi từ nay về sau còn thế, mãi mãi những người làm sách đóng vai trò một thứ siêu quyền lực ban phát kiến thức và niềm vui cho đám chúng sinh mê sách.
Đến người mua hàng thực dụng
Trong số những hụt hẫng, mà nền kinh tế thị trường lâu nay bày ra trước cuộc sống, khu vực văn hóa chịu hậu quả hơi muộn, nhưng không phải vì thế mà không lãnh đủ. Nhìn vào quá trình tiêu thụ sách, sau sự bột phát buổi đầu, càng ngày người ta càng nhận ra một sự thực là sách không còn nghễu nghện đóng vai trò sang trọng như hồi trước.
Đặt bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, sách hiện ra như một cái gì tẻ nhạt. Trong khi niềm vui của người ta ngày mỗi một đa dạng hơn và chắc chắn cũng thông tục hơn thì niềm vui do sách mang lại đơn điệu và cũ cũ thế nào ấy.Thế còn khả năng tuyệt vời của sách mà một hồi người ta mô tả như một thứ thuốc thần diệu "bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"? Cái đó vẫn có nhưng giờ đây được hiểu lại. Kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nói chung cái hay cái đẹp trong sách là thứ khó tiêu hóa và chắc chắn phải mất công mà cũng chưa chắc ai cũng tiêu được, giờ đây người ta nghĩ vậy. Mà đấy còn là cách nghĩ của loại người gọi là "cổ điển", làm gì cũng chần chừ và nói chung rụt rè ít tham vọng. Những người khác, hiện đại hơn (với nghĩa băm bổ hơn, quay cuồng lao vào kiếm sống hơn) nói toẹt ra thế này: "Đấy, theo dõi bút nghiên mãi có ăn nhằm gì đâu, thôi làm cái mẹt ra chợ vậy". Với họ từ nay, chỉ có loại sách nào giúp cho việc kiếm tiền, hoặc chí ít, góp vui có tác dụng giải trí chút ít, trước và sau những cuộc kiếm tiền, mới được hâm mộ. Tóm lại, sự khủng hoảng của sách (nghiêm chỉnh) chẳng qua chỉ là một phần của sự khủng hoảng văn hóa. Ngán văn hóa nói chung, người ta sinh ra ngán sách, có gì là lạ.Trong số những lý do làm nên sự thiêng liêng của sách hôm qua có một điểm nhỏ, nhưng cũng nên nhắc tới: hồi ấy sách đứng ngoài khu vực đồng tiền có thể khống chế. Có những cuốn sách nhãng ra không mua, sau không sao mua lại nổi. Của tự nhiên mà! Tuột là hỏng! Nay quy trình cung cấp sách được hiểu khác. Sách ra theo lối hàng loạt. Dù có cao thấp đến mấy cũng vẫn là hàng hóa, có nhu cầu ắt có người cung ứng, nhu cầu lớn bao nhiêu rồi cũng thỏa mãn được. Hóa ra, nhiều sự ham muốn về sách của người ta hôm qua là giả tạo. Chạm đến đồng tiền nó xẹp hẳn.
Đói no phân biệt
Nói một cách khái quát thì đại khái người đọc, người tiêu thụ sách hôm qua là những người đói. Mỗi khi nghĩ tới sách họ thường xuyên mang tâm lý của kẻ lúc nào cũng khao khát, cũng thèm thuồng và tin rằng không bao giờ mình được thỏa mãn? Luôn luôn họ phải lo liệu tìm kiếm, kể cả vơ vét, nhặt nhạnh, rồi còn phải phòng xa, dự trữ đủ thứ. Sự tấp nập trong việc truy lùng sách hôm qua, sở dĩ kéo dài, lý do là ở chỗ ấy.
Người tiêu thụ sách (= người đọc) hôm nay, cũng như người mua hàng nói chung, trở thành ông chủ, trở thành thượng đế đối với người sản xuất, ở đây là sản xuất sách: Về mặt ứng xử, thái độ của họ - ý chúng tôi muốn nói tới một thứ bạn đọc trung bình chứ không phải những độc giả chọn lọc - là thái độ của người được chiều, lúc nào cũng no, mà thức ăn bày ra trông đến hoa cả mắt, nên tha hồ ỏe họe, món này chỉ động đũa một tí rồi bỏ, món kia thì chê nhạt nhẽo ôi oai. Trong khi nghề làm sách đã trở thành quy trình công nghệ đủ sức sản xuất hàng loạt thì "độ dày tiêu thụ” và cả túi tiền của người mua sách không kịp nở ra theo, mà vẫn bé nhỏ như cũ. So với những cơn đói triền miên hôm qua, thứ bệnh "ứ ách" hôm nay có vẻ quý phái hơn, nhưng bảo rằng dễ chữa hơn thì... chưa chắc.
Những hệ lụy xa xưa
Lâu nay, khi nói về người tiêu thụ văn hóa ở nước ta, có hai điểm mạnh, thường vẫn được coi là đương nhiên:
Một là, khả năng tiếp nhận của họ, lớp công chúng ấy, gần như vô tận, văn hóa phẩm nói chung, sách nói riêng ra bao nhiêu cũng là không đủ.
Hai là sự sáng suốt của công chúng trong việc lựa chọn, ở họ thường xuyên có con mắt xanh thông cảm, họ biết gạn đục khơi trong, họ không ngại đọc những sách khó, miễn là có sách hay sách tốt. Không dễ gì mà chiều nịnh họ, đánh lừa họ.Ngày nay thì cả hai ưu thế đó có vẻ giống như những giả tưởng mà người ta gán cho công chúng, hơn là đức tính có thật. Chân dung người đọc sách hôm nay, đáng lẽ đấy là điều các nhà xã hội học phải sớm phác họa, để chúng ta có dịp đối diện với hình ảnh của chính mình mà có sự đánh giá thích hợp. Trong khi chờ đợi một sự nghiên cứu khoa học và xác đáng, mọi người đành sống bằng cảm giác, bằng đoán định vậy: chẳng hạn với những người làm sách báo gồm từ các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà khoa học viết sách phổ biến, và trước tiên, các "đạo diễn", là giới xuất bản, kể cả những người bỏ tiền ra in sách, thì trong những điều mà lúc này họ thường xuyên nói với nhau trước tiên là sức mua có chiều hướng giảm sút. Số lượng bản in cho các đầu cuốn, từ năm nọ qua năm kia, cứ tụt đều đều. Năm ngoái năm kia, tiểu thuyết khá khá còn dám cho in 2000 - 3000 bản, năm nay đã lùi xuống loanh quanh bên con số 1000. Với giới phát hành, sách mỗi ngày mỗi khó bán hơn, những cú làm ăn tưng bừng hình như ngày càng hiếm hoi so với vài năm trước. Một điều đáng kể nữa, mà chỉ những người thật tâm huyết với nghề mới để ý và đau xót, ấy là tình trạng nhiều người mua sách bị đánh lừa, bị qua mặt dễ dàng, một số cuốn sách ai cũng biết là nhảm nhí, dễ dãi, chỉ làm bìa lòe loẹt một tí lại bán trót lọt, trong khi sách hay sách tốt, sách địch kỹ, viết kỹ, biên tập kỹ thì nằm yên không nhúc nhích trên giá. Nói người đọc ở ta chỉ có một dạ dày tiêu thụ quá nhỏ, còn là đơn giản. Trong nhiều trường hợp, khi cần chọn thức ăn hình như họ còn nhầm lẫn lung tung, thật giả không phân biệt, tốt xấu không rành, song lại nghi ngờ mọi sự hướng dẫn, chỉ chăm chăm đi tìm các thứ của hiếm của lạ, để rồi nhiều khi ăn vào bao nhiêu lại tống ra bấy nhiêu, hoặc rước bệnh vào mình, mà không hay biết. Họ, lớp công chúng ấy, trở thành một thứ con mồi lý tưởng cho loại lái buôn làm sách thương mại bất chấp văn hóa.Vậy là người đọc cũng đang phân hóa? Còn nghi ngờ gì nữa? Và trong cái hội hóa trang vừa náo nhiệt, vừa nhếch nhác của sách hôm nay, cả người làm sách lẫn người đọc đều có lúc đóng những vai không lấy gì làm hay ho lắm? Sự thực là thế, lấp liếm che đậy làm sao nổi! ở đây chỉ cần nói thêm một điều rằng: Nếu như những nhận xét trên là đúng thì chúng - các vấn đề về người đọc - phải được coi là những căn bệnh kéo dài từ lâu. Văn hóa luôn luôn là chuyện của thời gian - người ta lại phải nhắc nhau điều đó để thấy những tai biến hôm nay, suy cho cùng, chắc là do những khâu nào đó của văn hóa đã bị làm hỏng từ nhiều năm trước, và chắc chắn còn phải tốn nhiều công sức, rồi ra chúng ta mới mong hình thành được một lớp bạn đọc chân chính.
Từ người được cung cấp đầy ảo tưởng...
Để hình dung về văn hóa, từ lâu, còn có một cách nói khác, tuy cũng không mấy văn vẻ, song tiện dụng và được mọi người công nhận, ấy là xem văn hóa như một ngành cung cấp thức ăn tinh thần cho xã hội. Và sự cung cấp mấy chục năm thời bao cấp là một quy trình tự cấp tự túc có sao phục vụ vậy, "cây nhà lá vườn" loanh quanh các món cũ, tà tà mà làm, được cái mùa nào thức nấy không có hàng rởm, cũng như cam đoan không chạy theo các thứ mốt giả tạo. Điều này cũng đúng với việc làm sách mà chúng ta đang nói. Trong thời ấy, sách có một vai trò nổi bật. Nó được xem như một món ăn tuyệt hảo, đôi khi phải nói như là xảy ra tình trạng sùng bái sách nữa. Với sự sùng bái ấy "nhà nhà đọc sách, người người đọc sách". Săn lùng sách, thu góp sách ra để khoe với nhau, và tin tưởng ở những phép màu mà sách đem lại - những háo hức như thế một thời được mọi người chia sẻ và thông cảm. Và những người nghĩ rằng từ xưa vẫn thế, mãi mãi từ nay về sau còn thế, mãi mãi những người làm sách đóng vai trò một thứ siêu quyền lực ban phát kiến thức và niềm vui cho đám chúng sinh mê sách.
Đến người mua hàng thực dụng
Trong số những hụt hẫng, mà nền kinh tế thị trường lâu nay bày ra trước cuộc sống, khu vực văn hóa chịu hậu quả hơi muộn, nhưng không phải vì thế mà không lãnh đủ. Nhìn vào quá trình tiêu thụ sách, sau sự bột phát buổi đầu, càng ngày người ta càng nhận ra một sự thực là sách không còn nghễu nghện đóng vai trò sang trọng như hồi trước.
Đặt bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, sách hiện ra như một cái gì tẻ nhạt. Trong khi niềm vui của người ta ngày mỗi một đa dạng hơn và chắc chắn cũng thông tục hơn thì niềm vui do sách mang lại đơn điệu và cũ cũ thế nào ấy.Thế còn khả năng tuyệt vời của sách mà một hồi người ta mô tả như một thứ thuốc thần diệu "bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"? Cái đó vẫn có nhưng giờ đây được hiểu lại. Kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nói chung cái hay cái đẹp trong sách là thứ khó tiêu hóa và chắc chắn phải mất công mà cũng chưa chắc ai cũng tiêu được, giờ đây người ta nghĩ vậy. Mà đấy còn là cách nghĩ của loại người gọi là "cổ điển", làm gì cũng chần chừ và nói chung rụt rè ít tham vọng. Những người khác, hiện đại hơn (với nghĩa băm bổ hơn, quay cuồng lao vào kiếm sống hơn) nói toẹt ra thế này: "Đấy, theo dõi bút nghiên mãi có ăn nhằm gì đâu, thôi làm cái mẹt ra chợ vậy". Với họ từ nay, chỉ có loại sách nào giúp cho việc kiếm tiền, hoặc chí ít, góp vui có tác dụng giải trí chút ít, trước và sau những cuộc kiếm tiền, mới được hâm mộ. Tóm lại, sự khủng hoảng của sách (nghiêm chỉnh) chẳng qua chỉ là một phần của sự khủng hoảng văn hóa. Ngán văn hóa nói chung, người ta sinh ra ngán sách, có gì là lạ.Trong số những lý do làm nên sự thiêng liêng của sách hôm qua có một điểm nhỏ, nhưng cũng nên nhắc tới: hồi ấy sách đứng ngoài khu vực đồng tiền có thể khống chế. Có những cuốn sách nhãng ra không mua, sau không sao mua lại nổi. Của tự nhiên mà! Tuột là hỏng! Nay quy trình cung cấp sách được hiểu khác. Sách ra theo lối hàng loạt. Dù có cao thấp đến mấy cũng vẫn là hàng hóa, có nhu cầu ắt có người cung ứng, nhu cầu lớn bao nhiêu rồi cũng thỏa mãn được. Hóa ra, nhiều sự ham muốn về sách của người ta hôm qua là giả tạo. Chạm đến đồng tiền nó xẹp hẳn.
Đói no phân biệt
Nói một cách khái quát thì đại khái người đọc, người tiêu thụ sách hôm qua là những người đói. Mỗi khi nghĩ tới sách họ thường xuyên mang tâm lý của kẻ lúc nào cũng khao khát, cũng thèm thuồng và tin rằng không bao giờ mình được thỏa mãn? Luôn luôn họ phải lo liệu tìm kiếm, kể cả vơ vét, nhặt nhạnh, rồi còn phải phòng xa, dự trữ đủ thứ. Sự tấp nập trong việc truy lùng sách hôm qua, sở dĩ kéo dài, lý do là ở chỗ ấy.
Người tiêu thụ sách (= người đọc) hôm nay, cũng như người mua hàng nói chung, trở thành ông chủ, trở thành thượng đế đối với người sản xuất, ở đây là sản xuất sách: Về mặt ứng xử, thái độ của họ - ý chúng tôi muốn nói tới một thứ bạn đọc trung bình chứ không phải những độc giả chọn lọc - là thái độ của người được chiều, lúc nào cũng no, mà thức ăn bày ra trông đến hoa cả mắt, nên tha hồ ỏe họe, món này chỉ động đũa một tí rồi bỏ, món kia thì chê nhạt nhẽo ôi oai. Trong khi nghề làm sách đã trở thành quy trình công nghệ đủ sức sản xuất hàng loạt thì "độ dày tiêu thụ” và cả túi tiền của người mua sách không kịp nở ra theo, mà vẫn bé nhỏ như cũ. So với những cơn đói triền miên hôm qua, thứ bệnh "ứ ách" hôm nay có vẻ quý phái hơn, nhưng bảo rằng dễ chữa hơn thì... chưa chắc.
Những hệ lụy xa xưa
Lâu nay, khi nói về người tiêu thụ văn hóa ở nước ta, có hai điểm mạnh, thường vẫn được coi là đương nhiên:
Một là, khả năng tiếp nhận của họ, lớp công chúng ấy, gần như vô tận, văn hóa phẩm nói chung, sách nói riêng ra bao nhiêu cũng là không đủ.
Hai là sự sáng suốt của công chúng trong việc lựa chọn, ở họ thường xuyên có con mắt xanh thông cảm, họ biết gạn đục khơi trong, họ không ngại đọc những sách khó, miễn là có sách hay sách tốt. Không dễ gì mà chiều nịnh họ, đánh lừa họ.Ngày nay thì cả hai ưu thế đó có vẻ giống như những giả tưởng mà người ta gán cho công chúng, hơn là đức tính có thật. Chân dung người đọc sách hôm nay, đáng lẽ đấy là điều các nhà xã hội học phải sớm phác họa, để chúng ta có dịp đối diện với hình ảnh của chính mình mà có sự đánh giá thích hợp. Trong khi chờ đợi một sự nghiên cứu khoa học và xác đáng, mọi người đành sống bằng cảm giác, bằng đoán định vậy: chẳng hạn với những người làm sách báo gồm từ các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà khoa học viết sách phổ biến, và trước tiên, các "đạo diễn", là giới xuất bản, kể cả những người bỏ tiền ra in sách, thì trong những điều mà lúc này họ thường xuyên nói với nhau trước tiên là sức mua có chiều hướng giảm sút. Số lượng bản in cho các đầu cuốn, từ năm nọ qua năm kia, cứ tụt đều đều. Năm ngoái năm kia, tiểu thuyết khá khá còn dám cho in 2000 - 3000 bản, năm nay đã lùi xuống loanh quanh bên con số 1000. Với giới phát hành, sách mỗi ngày mỗi khó bán hơn, những cú làm ăn tưng bừng hình như ngày càng hiếm hoi so với vài năm trước. Một điều đáng kể nữa, mà chỉ những người thật tâm huyết với nghề mới để ý và đau xót, ấy là tình trạng nhiều người mua sách bị đánh lừa, bị qua mặt dễ dàng, một số cuốn sách ai cũng biết là nhảm nhí, dễ dãi, chỉ làm bìa lòe loẹt một tí lại bán trót lọt, trong khi sách hay sách tốt, sách địch kỹ, viết kỹ, biên tập kỹ thì nằm yên không nhúc nhích trên giá. Nói người đọc ở ta chỉ có một dạ dày tiêu thụ quá nhỏ, còn là đơn giản. Trong nhiều trường hợp, khi cần chọn thức ăn hình như họ còn nhầm lẫn lung tung, thật giả không phân biệt, tốt xấu không rành, song lại nghi ngờ mọi sự hướng dẫn, chỉ chăm chăm đi tìm các thứ của hiếm của lạ, để rồi nhiều khi ăn vào bao nhiêu lại tống ra bấy nhiêu, hoặc rước bệnh vào mình, mà không hay biết. Họ, lớp công chúng ấy, trở thành một thứ con mồi lý tưởng cho loại lái buôn làm sách thương mại bất chấp văn hóa.Vậy là người đọc cũng đang phân hóa? Còn nghi ngờ gì nữa? Và trong cái hội hóa trang vừa náo nhiệt, vừa nhếch nhác của sách hôm nay, cả người làm sách lẫn người đọc đều có lúc đóng những vai không lấy gì làm hay ho lắm? Sự thực là thế, lấp liếm che đậy làm sao nổi! ở đây chỉ cần nói thêm một điều rằng: Nếu như những nhận xét trên là đúng thì chúng - các vấn đề về người đọc - phải được coi là những căn bệnh kéo dài từ lâu. Văn hóa luôn luôn là chuyện của thời gian - người ta lại phải nhắc nhau điều đó để thấy những tai biến hôm nay, suy cho cùng, chắc là do những khâu nào đó của văn hóa đã bị làm hỏng từ nhiều năm trước, và chắc chắn còn phải tốn nhiều công sức, rồi ra chúng ta mới mong hình thành được một lớp bạn đọc chân chính.
Nhân nào quả nấy
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Có thương thực không?
NGHI LỄ TÌNH YÊU NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
SƯƠNG NGUYỆT MINH
S.N.M: Sau khi post 3 kì viết về Nguyễn Hoàng Đức - “Nhà triết học số 1 châu Á?”, nhà thần học, nhà mỹ học, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà biên kịch, nhà tình yêu học, nhà…vv…. Đọc xong, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi hỏi tôi: Bác SNM có biết vì sao Nguyễn Hoàng Đức không lấy vợ không? Tôi bảo: Chuyện nầy khó nói lắm!
Khó nói quá! Đành post tiếp kì thứ 4 của loạt bài NGUYỄN HOÀNG ĐỨC - DỊ NHÂN MỘNG DU GIỮA ĐỜI THƯỜNG.
Khó nói quá! Đành post tiếp kì thứ 4 của loạt bài NGUYỄN HOÀNG ĐỨC - DỊ NHÂN MỘNG DU GIỮA ĐỜI THƯỜNG.
Phần 4. Nghi lễ tình yêu Nguyễn Hoàng Đức.
Nhà triết học số 1 châu Á mang tên Nguyễn Hoàng Đức yêu không dễ. Năm nay, ông đã gần sáu mươi tuổi, nhưng các nàng tuổi 40 rất khó lọt qua mắt ông để mở cánh cửa tình yêu nặng như cùm gỗ lim của ông, dù có là hoa hậu quý bà vừa sống đơn thân hay cô gái quá lứa nhỡ thì chưa một lần làm vợ. Vậy thì các bóng hồng tươi xanh tuổi 18 trở xuống mới là cái đích để ông ngắm? Không! “Trẻ ranh” nũng nịu suốt ngày, ông bảo: ở cái tuổi tri thiên mệnh, ông không thể vừa viết những trang triết luận bay bổng về anh hùng mỹ học, vừa dỗ người tình ăn socola; vừa đọc trường ca thần học đầu tiên của nhân loại “Ngước lên cao”, vừa thay tã lót cho con. Mẫu hình lý tưởng tình yêu của ông là những cô sinh viên tươi trẻ, nới rộng thêm là các mỹ nữ đơn thân trên dưới tuổi 30, nhưng giới hạn không vượt quá tuổi 35. Tuổi là vậy, nhưng người tình của ông còn phải hiểu biết thần học, triết học, yêu thích nhạc giao hưởng, biết chơi đàn piano càng tốt và phải hiểu được công việc lao động văn chương nhọc nhằn cô độc của ông, ít ra khi ông đọc bài thơ vừa mới sáng tác thì lắng tai nghe chăm chú như nuốt từng lời, chứ thờ ơ là nàng đã giết chết cảm xúc sáng tạo của chồng, có nghĩa là hai tâm hồn vênh váo không đồng điệu. Yêu đương cái nỗi gì!
Bạn bè khuyên Nguyễn Hoàng Đức đừng dây vào cảnh “cha già con cọc”, yêu nhau là đủ, hoặc kết hôn nghĩa chồng vợ tao khang là đủ, họ khuyên ông đừng đẻ con. Đẻ con, sẽ làm nhà triết học lấn bấn vào chuyện sữa bột tã lót bú mớm thì thơ không cất cánh, và tốn thời gian vào những việc tầm thường, được đứa con xinh xắn mà mất một cuốn thần học để đời, hay cuốn luận mỹ học tầm nhân loại. Ngược lại, Nguyễn Hoàng Đức coi ái tình phải cay nồng, bỏng gắt như phở có hạt tiêu và ớt, phải bê bết ngàu sủi tinh dịch và nước bọt hôn nhau. Tình yêu hôn nhân phải ngổn ngang, bề bộn tã lót, nhôm nhoam cứt đái và tiếng cười tiếng khóc trẻ con mới đã. Ông là triết học đại tài tầm châu Á, ông rất muốn yêu lấy vợ sinh con với ý nghĩa truyền giống tốt, giống tinh hoa, giống thiên tài. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, ông vẫn chưa tìm được người phụ nữ của mình để gieo giống. Hỡi những người phụ nữ xinh đẹp vĩ đại! Sao lại bỏ dở một cơ hội vàng ngàn năm có một? Hãy hành động đi! Hãy đến với ông hoàng của văn học Việt, hãy đến với “nhà triết học số 1 châu Á” đi, kẻo các nàng sẽ rơi vào không gian u uất ân hận và tiếc nuối suốt đời.
Một lần tôi hỏi ông:
“Ông già rồi. Sao cứ chịu cảnh ế ẩm đời trai hiu hắt thế?”
Ông ngẫm nghĩ một lát, và thở dài:
“Tôi đã là ông hoàng của văn học Việt Nam, hoặc giả chỉ là cái bóng của ông hoàng thì cũng có nghĩa là tôi sẽ có cả ngàn cung tần mỹ nữ. Nhưng, tôi không muốn ái tình nhôm nhoam với hết người này đến người khác. Tôi chỉ chưa tìm được hoàng hậu của lòng tôi. Bởi vì Chúa đang thử thách tôi.”
Nguyễn Hoàng Đức là con người dư trí tuệ, thừa tài hoa, nhưng thiếu đào hoa. Ông đẹp trai, mũi cao to và gương mặt đẹp như nhà triết học Hy lạp cổ đại chúng ta thường thấy hiện diện đâu đó ở tranh tượng trong bảo tàng nghệ thuật. Ông cũng thuộc hàng nam tính, trí tuệ tài năng. Cái gì ông cũng hơn đám đàn ông bạn bè. Nhưng, ông không một cánh đào hoa. Các bạn ông đào hoa như rộn rã như máy gặt đập liên hợp, tình yêu cuồn cuộn như thác lũ. Còn ông như con cá trên cánh đồng khô cạn hớp hớp từng giọt sương tình yêu nhỏ xuống từ mái gianh nghèo. Nhưng ông vẫn cam chịu, không một mảnh tình vắt vai. Ông tin một niềm tin vững chắc và hi vọng rằng: Chúa đang sỉ nhục ái tình của ông, và khi Chúa sỉ nhục đến tận cùng con đường đào hoa của ông thì Ngài sẽ mở lòng, giải phóng cho ông khỏi cuộc hành xác chịu nạn thiếu hụt ái tình. Lúc đó, người đẹp bất ngờ xuất hiện như cổ tích, cánh cửa ái tình mở toang ra. Ông sẽ rực rỡ trong ánh hào quang hạnh phúc với người tình và hôn nhân chóng vánh, ông sẽ gieo giống vào hoàng hậu của lòng ông. Nhân loại sẽ đón chờ cuộc tình vĩ đại cũng y như đón chờ hạt giống triết học ông gieo xuống thế gian trở thành đứa con bất tử như sự bất tử của ông. Đó là niềm tin thành thật.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ: Người con gái nào chấp nhận yêu, lấy ông làm chồng sẽ là người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh, nàng hi sinh không phải vì hoàng đế văn chương khổng lồ Nguyễn Hoàng Đức mà chính là nàng hy sinh đời nàng cho một kẻ mộng tưởng đi giữa đời thường – một nhân vật văn học tương lai của nhân loại.
Nguyễn Hoàng Đức quan niệm: Từ tình yêu đến hôn nhân là phải có lộ trình, và vì tình yêu thiêng liêng chứ không trần tục như tình dục, nên phải có nghi lễ. Cái nghi lễ của ông là câu chuyện thế này xin hầu bạn đọc:
Bạn bè thấy ông đơn thân, tìm hoài vẫn không đứng đầu đứng số, thương lắm vun quén nhiều nhưng chẳng hiểu sao mười cô gái đến thì chục cô đi. Bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo viên, nhà thơ, nội trợ…đủ cả, nhưng Nguyễn Hoàng Đức vẫn thân đơn bóng chiếc. Tôi cũng nhiệt tình giới thiệu một cô bạn vong niên 28 tuổi xanh là kế toán một công ty, rất say phim truyện tình yêu truyền hình dài tập của Hàn Quốc, đã bắt đầu vào thời đằm thắm. Tôi bảo ông: “Giới thiệu xong là tôi tìm kế “tẩu vi thượng sách” nhường lại không gian huyền ảo cho hai người tự do tìm hiểu. Lần này con cá to. Chớ để sểnh.” Ông Đức hân hoan, sướng lắm! Ông có mặt ở nhân gian nhìn ánh mặt trời trước nàng 23 năm. Có hề chi, nàng đã nghe danh chàng từ lâu, và lòng rất mến mộ.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Quá bất ngờ! Chúng tôi choáng ngợp bởi không gian huyền ảo lung linh của hàng chục ngọn nến cháy sáng giữa ban ngày. Tượng Đức Chúa Jêsus Christ đóng đinh trên cây thánh giá, ảnh Mẹ Maria, các loại ảnh và lịch Thiên chúa giáo, các tượng bán thân Nguyễn Hoàng Đức kích cỡ bằng người thực, và sách triết học, thần học trong tủ với báo chí chất ngổn ngang chung quanh. Tất nhiên còn có cả hoa tươi và cây đàn piano cổ kính phủ chiếc khăn màu hổ phách in hoa văn cách điệu có nguồn gốc từ xứ xở Ba Tư tạo nên không gian dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
Họ chào nhau khá thoải mái, cởi mở và xem ra ông cũng rất thích nàng. Tôi hào hứng:
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”.
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Đột nhiên ông tăng âm lượng giọng nói và hùng biện:
“Thước đo đàn ông là cái đầu triết học thông thái, em ạ. Chứ ông Minh khen anh nam tính là cổ vũ cho khả năng giỏi chuyện giường chiếu…, tình dục. Anh… không chấp”.
Đôi mắt cô bạn gái hơi bối rối, e thẹn. Tôi đưa mắt như muốn bảo Đức: “Ông dịu dàng, âu yếm một chút cho tôi nhờ. Hôm nay, việc trọng đại là… tình yêu, chứ không phải là triết học, thần học”. Nhưng, Đức không để ý đến cái nhìn của tôi, ông đứng phắt dậy, hùng dũng đi đến tủ sách lôi cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel in bằng tiếng Pháp dầy gần 2000 trang và cuốn “Ý hướng tính văn chương” của ông, dầy như viên gạch vồ đặt ra bàn, nói với cô gái mới quen:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Ông ơi! Pascal bảo: Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên.”
Ông Đức bảo:
“Nhà triết học Pascal cũng nói: Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ. Ông Pascal còn triết luận: Nếu cái mũi của Cleopatra dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi…”
Gay rồi. Tôi đã vô tình thò bàn tay vào suối nguồn triết học của ông. Nguyễn Hoàng Đức giải thích ẩn dụ “cái mũi của Cleopatra”, ông phân tích tính từ “dài”, ông chứng minh “cục diện thế giới sẽ thay đổi”…Chết mất thôi! Hết triết học Pascal sang Hegel đến Nietzsche rồi quay về “Ý hướng tính văn chương”…
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Rồi Đức quay phắt lại bảo tôi:
“Bây giờ đến lượt ông nói đi. Cho ông nói về triết học… 30 phút đấy. Không nói được ấy gì. Chết chưa!”
“Ừ. Chết. Tôi đang chết đứ đừ đây. Hôm nay là ngày của ông nói chứ không phải tôi.”
Tôi ghé tai Đức thì thào rằng trọng tâm buổi gặp gỡ hôm nay là cô bạn gái, còn triết văn để hôm khác. Mặt ông thộn ra, cười gượng gạo rất đáng yêu. Tôi kiếm cớ chuồn và hẹn sẽ quay lại trong thời gian ngắn nhất.
Đúng là Pascal rất có lý khi nhận ra “Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi”. Khoảng gần một giờ sau, tôi chưa kịp quay trở lại nhà Nguyễn Hoàng Đức thì cô bạn gái điện thoại:
“Anh Minh à. Em về rồi.”
Tôi sửng sốt:
“Chết thật! Sao về sớm thế em? Anh nói trước rồi mà. Cái việc tỏ tình thì Đức tồ lắm”.
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Là sao?”
“Ảnh ấy bảo: Hôm nay, em là khách quý đặc biệt, anh phải đón bằng nghi lễ đặc biệt. Em bảo: Anh đã thắp 28 ngọn nến giữa ban ngày làm nghi lễ đón em rồi. Anh ấy bảo: Đó chỉ mà nghi lễ giáo đầu. Bây giờ mới là nghi lễ chính thức. Nói rồi, anh ấy bước đến cây đàn piano, bảo: Anh sẽ dâng hiến em bản nhạc Sotana The moonlight của Beethoven…”
Tôi cướp lời người đẹp:
“Có phải trước khi đàn, ông ấy phân tích chương một giai điệu chậm rãi, tha thiết như lời than vãn, đánh thức hồi ức tình cảm dịu dàng êm như ánh trăng tan nhẹ trên mặt hồ mênh mông lặng sóng không?”
“Vâng!”
“Rồi ông ấy nói về chương hai ánh trăng chảy mải miết theo dòng sông dài bất tận, báo hiệu một điều khủng khiếp dữ dội sắp xảy ra không?”
“Vâng! Rồi anh ấy phân tích chương cuối ánh trăng tan vỡ trên mặt sóng giông tố, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như con người đang quay cuồng, vật lộn với bão giông đại hồng thủy, với nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng…”
“Ôi trơ…ời!” - Tôi hét vào ống nghe.
“Đàn xong bản “Sonata Ánh trăng” thì 12h trưa, anh ấy không dừng lại mà dâng hiến cho em tiếp bản nhạc giao hưởng “Định mệnh”.
“Bản giao hưởng ấy bốn chương đấy. Chơi hết thì… chết đói a?”
“Vâng! Vì thế mà em phải viết mảnh giấy chào rồi kẹp vào quyển triết học “Hiện tượng học tinh thần” của nhà triết học Hegel gì đó, rồi ra về khi anh ấy còn…đang mê mải đàn”.
“Ôi giời ơi là giời!”
Tôi chỉ còn biết kêu lên thảng thốt, đầy bất lực vừa giận vừa thương ông. Quên cả người đẹp đang đói bụng ở bên, qua phím đàn piano, ông thả hồn vào “Sotana Ánh trăng” để tỏ tình, nhưng ông mải miết đắm đuối theo dòng chảy âm thanh từ “Ánh trăng” sang “Định mệnh”. Định mệnh thì yêu đương cái nỗi gì!
(Còn nữa) S.N.M
Bạn bè khuyên Nguyễn Hoàng Đức đừng dây vào cảnh “cha già con cọc”, yêu nhau là đủ, hoặc kết hôn nghĩa chồng vợ tao khang là đủ, họ khuyên ông đừng đẻ con. Đẻ con, sẽ làm nhà triết học lấn bấn vào chuyện sữa bột tã lót bú mớm thì thơ không cất cánh, và tốn thời gian vào những việc tầm thường, được đứa con xinh xắn mà mất một cuốn thần học để đời, hay cuốn luận mỹ học tầm nhân loại. Ngược lại, Nguyễn Hoàng Đức coi ái tình phải cay nồng, bỏng gắt như phở có hạt tiêu và ớt, phải bê bết ngàu sủi tinh dịch và nước bọt hôn nhau. Tình yêu hôn nhân phải ngổn ngang, bề bộn tã lót, nhôm nhoam cứt đái và tiếng cười tiếng khóc trẻ con mới đã. Ông là triết học đại tài tầm châu Á, ông rất muốn yêu lấy vợ sinh con với ý nghĩa truyền giống tốt, giống tinh hoa, giống thiên tài. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, ông vẫn chưa tìm được người phụ nữ của mình để gieo giống. Hỡi những người phụ nữ xinh đẹp vĩ đại! Sao lại bỏ dở một cơ hội vàng ngàn năm có một? Hãy hành động đi! Hãy đến với ông hoàng của văn học Việt, hãy đến với “nhà triết học số 1 châu Á” đi, kẻo các nàng sẽ rơi vào không gian u uất ân hận và tiếc nuối suốt đời.
Một lần tôi hỏi ông:
“Ông già rồi. Sao cứ chịu cảnh ế ẩm đời trai hiu hắt thế?”
Ông ngẫm nghĩ một lát, và thở dài:
“Tôi đã là ông hoàng của văn học Việt Nam, hoặc giả chỉ là cái bóng của ông hoàng thì cũng có nghĩa là tôi sẽ có cả ngàn cung tần mỹ nữ. Nhưng, tôi không muốn ái tình nhôm nhoam với hết người này đến người khác. Tôi chỉ chưa tìm được hoàng hậu của lòng tôi. Bởi vì Chúa đang thử thách tôi.”
Nguyễn Hoàng Đức là con người dư trí tuệ, thừa tài hoa, nhưng thiếu đào hoa. Ông đẹp trai, mũi cao to và gương mặt đẹp như nhà triết học Hy lạp cổ đại chúng ta thường thấy hiện diện đâu đó ở tranh tượng trong bảo tàng nghệ thuật. Ông cũng thuộc hàng nam tính, trí tuệ tài năng. Cái gì ông cũng hơn đám đàn ông bạn bè. Nhưng, ông không một cánh đào hoa. Các bạn ông đào hoa như rộn rã như máy gặt đập liên hợp, tình yêu cuồn cuộn như thác lũ. Còn ông như con cá trên cánh đồng khô cạn hớp hớp từng giọt sương tình yêu nhỏ xuống từ mái gianh nghèo. Nhưng ông vẫn cam chịu, không một mảnh tình vắt vai. Ông tin một niềm tin vững chắc và hi vọng rằng: Chúa đang sỉ nhục ái tình của ông, và khi Chúa sỉ nhục đến tận cùng con đường đào hoa của ông thì Ngài sẽ mở lòng, giải phóng cho ông khỏi cuộc hành xác chịu nạn thiếu hụt ái tình. Lúc đó, người đẹp bất ngờ xuất hiện như cổ tích, cánh cửa ái tình mở toang ra. Ông sẽ rực rỡ trong ánh hào quang hạnh phúc với người tình và hôn nhân chóng vánh, ông sẽ gieo giống vào hoàng hậu của lòng ông. Nhân loại sẽ đón chờ cuộc tình vĩ đại cũng y như đón chờ hạt giống triết học ông gieo xuống thế gian trở thành đứa con bất tử như sự bất tử của ông. Đó là niềm tin thành thật.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ: Người con gái nào chấp nhận yêu, lấy ông làm chồng sẽ là người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh, nàng hi sinh không phải vì hoàng đế văn chương khổng lồ Nguyễn Hoàng Đức mà chính là nàng hy sinh đời nàng cho một kẻ mộng tưởng đi giữa đời thường – một nhân vật văn học tương lai của nhân loại.
Nguyễn Hoàng Đức quan niệm: Từ tình yêu đến hôn nhân là phải có lộ trình, và vì tình yêu thiêng liêng chứ không trần tục như tình dục, nên phải có nghi lễ. Cái nghi lễ của ông là câu chuyện thế này xin hầu bạn đọc:
Bạn bè thấy ông đơn thân, tìm hoài vẫn không đứng đầu đứng số, thương lắm vun quén nhiều nhưng chẳng hiểu sao mười cô gái đến thì chục cô đi. Bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo viên, nhà thơ, nội trợ…đủ cả, nhưng Nguyễn Hoàng Đức vẫn thân đơn bóng chiếc. Tôi cũng nhiệt tình giới thiệu một cô bạn vong niên 28 tuổi xanh là kế toán một công ty, rất say phim truyện tình yêu truyền hình dài tập của Hàn Quốc, đã bắt đầu vào thời đằm thắm. Tôi bảo ông: “Giới thiệu xong là tôi tìm kế “tẩu vi thượng sách” nhường lại không gian huyền ảo cho hai người tự do tìm hiểu. Lần này con cá to. Chớ để sểnh.” Ông Đức hân hoan, sướng lắm! Ông có mặt ở nhân gian nhìn ánh mặt trời trước nàng 23 năm. Có hề chi, nàng đã nghe danh chàng từ lâu, và lòng rất mến mộ.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Quá bất ngờ! Chúng tôi choáng ngợp bởi không gian huyền ảo lung linh của hàng chục ngọn nến cháy sáng giữa ban ngày. Tượng Đức Chúa Jêsus Christ đóng đinh trên cây thánh giá, ảnh Mẹ Maria, các loại ảnh và lịch Thiên chúa giáo, các tượng bán thân Nguyễn Hoàng Đức kích cỡ bằng người thực, và sách triết học, thần học trong tủ với báo chí chất ngổn ngang chung quanh. Tất nhiên còn có cả hoa tươi và cây đàn piano cổ kính phủ chiếc khăn màu hổ phách in hoa văn cách điệu có nguồn gốc từ xứ xở Ba Tư tạo nên không gian dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
Họ chào nhau khá thoải mái, cởi mở và xem ra ông cũng rất thích nàng. Tôi hào hứng:
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”.
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Đột nhiên ông tăng âm lượng giọng nói và hùng biện:
“Thước đo đàn ông là cái đầu triết học thông thái, em ạ. Chứ ông Minh khen anh nam tính là cổ vũ cho khả năng giỏi chuyện giường chiếu…, tình dục. Anh… không chấp”.
Đôi mắt cô bạn gái hơi bối rối, e thẹn. Tôi đưa mắt như muốn bảo Đức: “Ông dịu dàng, âu yếm một chút cho tôi nhờ. Hôm nay, việc trọng đại là… tình yêu, chứ không phải là triết học, thần học”. Nhưng, Đức không để ý đến cái nhìn của tôi, ông đứng phắt dậy, hùng dũng đi đến tủ sách lôi cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel in bằng tiếng Pháp dầy gần 2000 trang và cuốn “Ý hướng tính văn chương” của ông, dầy như viên gạch vồ đặt ra bàn, nói với cô gái mới quen:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Ông ơi! Pascal bảo: Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên.”
Ông Đức bảo:
“Nhà triết học Pascal cũng nói: Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ. Ông Pascal còn triết luận: Nếu cái mũi của Cleopatra dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi…”
Gay rồi. Tôi đã vô tình thò bàn tay vào suối nguồn triết học của ông. Nguyễn Hoàng Đức giải thích ẩn dụ “cái mũi của Cleopatra”, ông phân tích tính từ “dài”, ông chứng minh “cục diện thế giới sẽ thay đổi”…Chết mất thôi! Hết triết học Pascal sang Hegel đến Nietzsche rồi quay về “Ý hướng tính văn chương”…
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Rồi Đức quay phắt lại bảo tôi:
“Bây giờ đến lượt ông nói đi. Cho ông nói về triết học… 30 phút đấy. Không nói được ấy gì. Chết chưa!”
“Ừ. Chết. Tôi đang chết đứ đừ đây. Hôm nay là ngày của ông nói chứ không phải tôi.”
Tôi ghé tai Đức thì thào rằng trọng tâm buổi gặp gỡ hôm nay là cô bạn gái, còn triết văn để hôm khác. Mặt ông thộn ra, cười gượng gạo rất đáng yêu. Tôi kiếm cớ chuồn và hẹn sẽ quay lại trong thời gian ngắn nhất.
Đúng là Pascal rất có lý khi nhận ra “Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi”. Khoảng gần một giờ sau, tôi chưa kịp quay trở lại nhà Nguyễn Hoàng Đức thì cô bạn gái điện thoại:
“Anh Minh à. Em về rồi.”
Tôi sửng sốt:
“Chết thật! Sao về sớm thế em? Anh nói trước rồi mà. Cái việc tỏ tình thì Đức tồ lắm”.
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Là sao?”
“Ảnh ấy bảo: Hôm nay, em là khách quý đặc biệt, anh phải đón bằng nghi lễ đặc biệt. Em bảo: Anh đã thắp 28 ngọn nến giữa ban ngày làm nghi lễ đón em rồi. Anh ấy bảo: Đó chỉ mà nghi lễ giáo đầu. Bây giờ mới là nghi lễ chính thức. Nói rồi, anh ấy bước đến cây đàn piano, bảo: Anh sẽ dâng hiến em bản nhạc Sotana The moonlight của Beethoven…”
Tôi cướp lời người đẹp:
“Có phải trước khi đàn, ông ấy phân tích chương một giai điệu chậm rãi, tha thiết như lời than vãn, đánh thức hồi ức tình cảm dịu dàng êm như ánh trăng tan nhẹ trên mặt hồ mênh mông lặng sóng không?”
“Vâng!”
“Rồi ông ấy nói về chương hai ánh trăng chảy mải miết theo dòng sông dài bất tận, báo hiệu một điều khủng khiếp dữ dội sắp xảy ra không?”
“Vâng! Rồi anh ấy phân tích chương cuối ánh trăng tan vỡ trên mặt sóng giông tố, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như con người đang quay cuồng, vật lộn với bão giông đại hồng thủy, với nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng…”
“Ôi trơ…ời!” - Tôi hét vào ống nghe.
“Đàn xong bản “Sonata Ánh trăng” thì 12h trưa, anh ấy không dừng lại mà dâng hiến cho em tiếp bản nhạc giao hưởng “Định mệnh”.
“Bản giao hưởng ấy bốn chương đấy. Chơi hết thì… chết đói a?”
“Vâng! Vì thế mà em phải viết mảnh giấy chào rồi kẹp vào quyển triết học “Hiện tượng học tinh thần” của nhà triết học Hegel gì đó, rồi ra về khi anh ấy còn…đang mê mải đàn”.
“Ôi giời ơi là giời!”
Tôi chỉ còn biết kêu lên thảng thốt, đầy bất lực vừa giận vừa thương ông. Quên cả người đẹp đang đói bụng ở bên, qua phím đàn piano, ông thả hồn vào “Sotana Ánh trăng” để tỏ tình, nhưng ông mải miết đắm đuối theo dòng chảy âm thanh từ “Ánh trăng” sang “Định mệnh”. Định mệnh thì yêu đương cái nỗi gì!
(Còn nữa) S.N.M
Phần nhận xét hiển thị trên trang
BÁO CHÍ VÀ TỰ DO
Từ rất lâu, ở nhiều nước trên thế giới, báo chí thường được ví như “cơ quan quyền lực thứ tư” (đệ tứ quyền), nhân tố quyết định để có được một xã hội công bằng, giàu mạnh, và điều xác tín này hầu như không ai có thể nói khác được.
Hơn nửa thế kỷ trước, trong bài báo 10 chính sách Việt Minh viết theo lối diễn ca, cựu chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã từng nói:
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
Họp hành, đi lại có quyền tự do.
Như vậy, quyền tự do báo chí hẳn phải là mục tiêu của mọi cuộc vận động cách mạng để đạt được xã hội dân chủ. Cũng vì vậy mà Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua nhiều lần sửa đổi (với lần sau cùng thông qua ngày 28.11.2013, có hiệu lực từ 1.1.2014) trước sau vẫn khẳng định quyền tự do báo chí, ghi rõ tại điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Tính đến khi Luật báo chí sửa đổi, bổ sung của Việt Nam ra đời năm 1999 thì ở Điều 2, vấn đề quyền tự do ngôn luận/ báo chí lại một lần nữa được xác nhận rõ thêm: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.
Xét lịch sử báo chí trên toàn thế giới, người ta thấy hai chữ “tự do” luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thể hiện trong hầu hết nếu không muốn nói tất cả các bộ luật báo chí khắp nơi và từ xưa đến giờ. Mác cũng nói đạo đức của báo chí là tự do, và quan niệm báo chí chính là sự thể hiện cái tinh thần, con mắt và trái tim của nhân dân.
Luật báo chí năm 1881 của Pháp (áp dụng chung cho cả những nước thuộc Pháp, gồm cả Việt Nam) chỉ là một đạo luật quy định quyền tự do ngôn luận. Theo đúng truyền thống Cách mạng Pháp, các nhà lập pháp năm 1881 cho rằng: “Con người trung bình đủ lương tri để tự mình phân biệt chân ngụy giữa những mớ tin tức và bình luận trái ngược…”.
Tuy nhiên trên thực tế, giai cấp thống trị và một số nhà độc tài vẫn thường tìm cách hạn chế báo chí cách này cách khác với đủ mọi lý do. Bất cứ nhà độc tài nào cũng cho rằng chỉ có mình hoặc phe đảng mình mới thực sự nắm vững nguyện vọng của dân chúng và có sứ mạng thực hiện các nguyện vọng ấy theo kiểu riêng của họ; sự bền vững của chế độ là trọng, còn tự do của cá nhân thì không đáng kể. Nhà độc tài Mussolini (người Ý, 1883-1945) đã từng tuyên bố: “Báo chí là một bộ phận của chế độ và một sức mạnh để phục vụ chế độ” (la presse est un élément du régime et une force à son service).
Kinh nghiệm thực tế ở mọi nước đều cho thấy báo chí luôn được tự do và cũng luôn bị hạn chế. Chẳng hạn một nước đang tuyên chiến với nước khác thì dù đang theo chính sách tự do cũng không thể để cho nhà báo trong nước tự do sách động dân chúng đi theo đối phương được. Đó là chính trị, cũng là đời thường, như một lẽ tự nhiên không có gì phải tranh cãi. Điều đáng nói là đôi khi trong thời bình, một số nhà chính trị độc tài cũng tìm cách hạn chế báo chí bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, mặc dù ngoài miệng họ vẫn luôn nói đến tự do và quyền lợi của công chúng. Thường khi đây lại là vấn đề có liên quan đến tầng lớp thống trị đặc quyền như Mác đã từng viết: “Vấn đề không phải là cần biết có quyền tự do báo chí hay không vì quyền này vẫn có. Vấn đề chính là cần biết quyền tự do báo chí là đặc quyền của một thiểu số cá nhân hay đặc quyền của con người”.
Trên cơ sở của quyền tự do ngôn luận, báo chí phải đồng thời giải quyết ổn thỏa hai mối quan hệ vừa đối với công chúng vừa đối với các nhà đương cuộc. Trong quan hệ thứ nhất, tự do báo chí còn là tự do của độc giả có quyền được biết tin tức đầy đủ và chính xác, do vậy nhà báo luôn bị một mối ràng buộc thuộc bản chất nghề nghiệp là không phải muốn dùng tờ báo của mình để loan tin gì cũng được, hoặc muốn nói gì thì nói. Trong quan hệ thứ hai (với chính quyền), vì bản chất nghề nghiệp là phải luôn bênh vực quyền lợi của công chúng, nhất là đối với tầng lớp lao động nghèo khổ bị áp bức, nhà báo luôn coi quyền lợi của nhân dân là luật pháp tối thượng hơn cả mọi luật pháp, và đôi khi còn phải có can đảm phê phán những luật lệ đương thời, hoặc chủ trương, chính sách, hành động sai trái của các nhà chức trách. Ở khắp mọi nơi và từ xưa đến giờ, chưa hề có một nhà báo nào được gọi tiến bộ và được công chúng tin cậy mà lại chỉ chuyên xu phụ tô điểm cho chính sách sai lầm của các nhà cầm quyền. Những nhà báo như vậy đâu đâu cũng bị đặt cho cái tên chung quen thuộc là “bồi bút”, bị thiên hạ xem thường.
Cũng có hạng nhà báo vì cuộc sống cá nhân hay vì nhiều loại lý do khác nữa sẵn sàng phục vụ cho các chính quyền mị dân bằng cách viết những bài báo mà mới xem qua thì có vẻ phê phán kịch liệt những sai trái của các nhà đương cuộc nhưng thực tế lại chỉ đụng đến những phần râu ria không thuộc bản chất của những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết tận gốc rễ. Điều tai hại này khiến cho một bộ phận dân chúng ngây thơ hồn nhiên tưởng rằng tình trạng tiêu cực của các nhà chức trách sắp bị triệt tiêu rồi mà không dè làm như vậy chỉ là một cách thông hơi để giúp duy trì lâu hơn cho tình trạng bê bối tiêu cực. Nếu những nhà cách mạng cũng là nhà báo tiền phong tiền bối như Mác, Lênin, Hồ Chí Minh, Nguyễn An Ninh, Cù Thu Bạch, Lỗ Tấn… mà cũng làm báo kiểu đó thì các tầng lớp thống trị đương thời họ chắc chắn sẽ hoan nghênh họ hết sức, và họ cũng không thể góp phần tạo ra những tình huống cách mạng thuận lợi để đấu tranh cho những người cùng khổ.
Ngược lại, mọi chính quyền sáng suốt và vì dân luôn biết lợi dụng báo chí theo một chiều khác để phát hiện và sửa chữa những sai lầm của mình trên căn bản lý thuyết và đường lối, nhờ vậy vừa duy trì được lý tưởng của chế độ vừa tranh thủ được sự ủng hộ và tình cảm chân thực của mọi tầng lớp nhân dân. Lênin thường biết chú ý lắng nghe ý kiến của những người đối lập, thậm chí đọc cả các sách báo của kẻ thù viết về cuộc cách mạng ở tháng 10 Nga (năm 1917), và tự nhủ: “Những người này đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Họ nhắc chúng ta chú ý đến tất cả những sai lầm và hành động ngốc nghếch mà chúng ta đã mắc phải. Chúng ta phải cám ơn họ” (Lênin, Về văn học nghệ thuật, NXB Văn Hóa Nghệ Thuật, Hà Nội, 1963, tr. 114).
Đã hẳn quyền tự do báo chí là không thể chối cãi, nhưng cái cách thể hiện tự do thì trên thực tế còn tùy thuộc vào truyền thống dân chủ và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. Ở nhiều nơi, quyền tự do báo chí đương nhiên được công nhận trên Hiến pháp, nhưng các viên chức có trách nhiệm thực thi trực tiếp thường không chỉ ra được chỗ giới hạn rõ rệt khiến các nhà báo dù có nghĩa khí đến đâu cũng không biết hành động viết lách ra sao cho phải, để vừa không bị chụp mũ (“phản động”, “diễn biến hòa bình”…), vừa không có mặc cảm tội lỗi với công chúng mà vẫn phụ lực được cho các nhà chức trách trong công cuộc hợp tác xây dựng xứ sở. Để khắc phục tình trạng này, các điều khoản ghi trong luật báo chí cần phải rõ ràng minh bạch hơn nữa, tuyệt đối tránh những câu chữ mù mờ lưỡng nghĩa mà ai muốn giải thích và bắt chẹt ra sao cũng được. Có luật rõ ràng rồi, nếu ai làm trái luật thì cứ đem ra tòa xét xử.
Tuy nhiên, liên hệ với tình trạng thực tế Việt Nam, cho mãi tới hiện nay, điều khó khăn nhất đối với một nhà báo vẫn là phải luôn suy lường, cảnh giác để xác định đâu là cái lằn ranh hay “vùng cấm” vô hình buộc mình phải tự hạn chế, tự biên tập lấy bài trước khi bị ông tổng biên tập cắt xén vào những chỗ tâm đắc nhất, vì việc này ngoài kinh nghiệm thực tế ra, không có một quy chuẩn hay sách vở, luật lệ nào chỉ rõ. Riêng cái gọi “vùng cấm”, hay thứ tương tự là những “vấn đề nhạy cảm”, trước sau vẫn mờ mờ ảo ảo, như chuyện tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trước đây không ai bảo ai bị coi là vấn đề nhạy cảm, thậm chí vùng cấm, nay các nhà báo lại đồng loạt nói huỵch toẹt ra, bình luận đủ thứ. Giả định cứ để cho được tự do hơn, vấn đề có lẽ đã biến chuyển theo những hướng khác, thuận lợi cho phía Việt Nam hơn, vì dân phải “biết” thì mới “bàn” được, từ đó phát huy quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm, cùng nhau tính kế bảo vệ Tổ quốc.
Một số người vì không muốn vướng vào những sự phức tạp tế nhị như thế đã tự động bỏ nghề, hoặc chuyển qua chỉ viết cho các báo mạng, để cố nói lên các sự thật. Đơn giản bởi vì nhà báo chân chính vốn không chỉ yêu sự thật mà còn phải ra sức bảo vệ sự thật nữa. Đây vừa là trách nhiệm vừa là lương tâm của người cầm bút, thể hiện một cách cụ thể trong quá trình viết lách, hoặc biên tập và quyết định bài vở của người khác, trên cơ sở lấy lợi ích của nhân dân làm cốt mà không hề khuất phục bất kỳ một thế lực nào. Nếu tính trung thực luôn gắn liền với lòng can đảm thì lương tâm và trách nhiệm cũng thế, không thể tách rời nhau được. Vì vậy, lời phát biểu sau đây của nhà báo Pháp nổi tiếng Jean Lacouture được trích dẫn từ bản tiếng Việt của tạp chí Người đưa tin UNESCO (tháng 9.1990, tr. 13) thật đáng để cho mọi nhà báo suy gẫm, nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 năm nay: “Nhà báo là một sinh vật có một lương tâm mà không một ông trùm báo chí nào, không một hệ tư tưởng thống trị nào, không một sự đồng lõa với phe đảng nào khuất phục được hoàn toàn”.
Trần Văn Chánh, 21.6.2014
Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo, số 204 (1.7.2014)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)