Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ GIÁ CỦA LÁ CỜ VN TẠI FIFA WORLD CUP 2014


Một chiếc vé đi xem mỗi trận đá bánh World Cup ở Brazil (trận vòng loại) trị giá mua chính thức trung bình là 1.000 USD và thông thường KHÔNG mua được.
Theo Thùy Trang tìm hiểu mỗi chiếc vé được bán CHỢ ĐEN giao động từ 3.000USD - 5.000USD (trận vòng loại).
Thế thì chúng ta cứ lấy trung bình một chiếc vé mua được để vào xem chỗ (hàng ngang, giữa) là 4.000USD (85.180.000 đồngVN).
Theo bài báo của VNExpress nói về 2 bố con ông Trần Khang Ninh luôn mang cờ VN tới sân theo dõi các trận đấu tại World Cup 2014.
"Theo dõi trận đấu giữa Pháp và Nigeria ở vòng 16 đội hôm qua 30/6, người hâm mộ Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên sân Mane Garrincha. Người mang quốc kỳ Việt Nam tới ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh là bố con anh Trần Khang Ninh, quê Nam Định."
Tại World Cup vòng loại hiện nay còn khoảng 10 trận và cứ mỗi trận đấu đến GẦN chung kết thì giá sẽ cao hơn rất nhiều, có thể tới 10.000USD một vé CHỢ ĐEN cho trận chung kết.
Nếu 2 cha con ông Trần Khang Ninh theo dõi HẾT TẤT CẢ các trận như tờ VNExpress đưa tin, thì chúng ta cứ tính giá vé trung bình của tất cả các trận chung kết của FIFA World Cup 2004 còn lại là 6.000USD cho mỗi vé, và 2 người sẽ là 12.000USD, và chúng ta cứ nhân lên 10 trận từ lúc 2 cha con qua Brasil theo dõi, thì số tiền mà 2 cha con sẽ trả để được vào theo dõi của tất cả các trận sẽ TỔNG CỘNG là 120.000USD tương đương 2.55 tỉ đồng (2.555.400.000 đồngVN).
Nếu đem tổng cộng số tiền dùng để trương cờ, cứu người nghèo đói, hay tạo công ăn việc làm cho rất nhiều thanh niên VN hiện đang thất nghiệp thì sẽ mang lại cơ hội của bao nhiêu người? ! Các bạn làm thử một bài toán xem nhé.
Thùy Trang
Chưa kể đến vé máy bay, ăn ở khách sạn, du lịch nhân chuyến đi.. Thế mới biết khoảng cách giàu nghèo ở VN đã chênh lệch quá lớn. Một đất nước bình yên phải là một đất nước ổn định, Có "ổn " mới "yên " được, khoảng cách này không được quá xa. Nếu không, bất ổn là điều khó tránh khỏi. Đê đắp dù cao đến mấy, áp lực nước do sự chênh lệch sẽ khó giữ được vững vàng. Mới có câu "Tức nước vỡ bờ", Các bạn nghĩ sao về điều này?

Bí ẩn kho vàng, ngọc trong lăng mộ 2.000 năm của vua Nam Việt

  - 

Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng
Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng
Vào tháng 8.1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc) để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, đã phát hiện lăng mộ khổng lồ. Người nằm trong mộ là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.

Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền.
Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20 m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.
Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo
Ngay lập tức, công tác khai quật bắt đầu. Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn khi tìm đường vào ngôi mộ, bởi lối vào được bố trí bởi các cơ quan bí mật. Phía sau cánh cửa đá có một bộ phận, mà khi đóng cửa, bộ phận đó tuột ra, làm vòm cửa đóng xuống. Khi cửa được đóng lại, thì ngôi mộ vĩnh viễn chìm vào quên lãng, không ai vào ra được nữa. Các nhà khoa học đã phải phá đá mới vào được bên trong.
Phần chính lăng mộ có diện tích 100 mét vuông, gồm 7 gian phòng, tường ốp đá xanh, trần được lắp ghép bằng những phiến đá lớn, dày, nặng cả chục tấn.

Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo.
Bộ quần áo bằng vàng và ngọc 
Tiếp tục bới lớp đất phủ ở phần ngực, thì phát hiện chiếc ấn vàng, núm rồng cuộn. Đáy ấn vàng khắc chữ “Văn Ðế Hành Tỷ”, theo lối tiểu triện.

Qua chiếc ấn này, các nhà nghiên cứu đã xác định người nằm trong mộ chính là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.

Trong sử sách, thời Tam Quốc, Tôn Quyền biết trong lăng mộ của nhà Triệu có rất nhiều châu báu, bảo vật, nên sai các tướng xua quân xuống Giang Đông tìm kiếm nhiều năm ròng. Tuy nhiên, quân Ngô chỉ tìm được mộ của Anh Tề, cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố. Mặc dù vậy, quân Ngô cũng lấy được vô số vật báu, toàn là vàng, ngọc. Tuy nhiên, lăng mộ Triệu Đà, Triệu Muội ở đâu không ai biết, mặc dù giới khảo cổ, giới trộm cổ vật săn lùng ráo riết suốt hơn 2.000 năm qua.
Việc phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương vào thời kỳ đó, khiến các nhà khảo cổ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán.
Theo sử Việt, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con.
Lăng mộ có kiến trúc tiền triều hậu tẩm, tức phía trước là triều đình, phía sau là cung điện, nơi vua ở. Tổng cộng có 7 căn phòng.
Tiền thất không có cổ vật, mà chỉ có những biểu tượng văn hóa. Nhưng từ căn phòng này, có 4 cửa thông sang các phòng bên.
Hai phòng phía đông và tây, bên hông mộ, gọi là nhĩ thất, chứa nhiều món đồ đồng, gồm chuông, nhạc nhí, binh khí và vô số món ngọc.
Kho chứa vàng, ngọc khổng lồ
Đằng sau phòng chính, tức địa cung, nơi đặt quan tài, là một căn phòng làm kho chứa. Đây là nơi chứa hàng ngàn cổ vật, là vật dụng vua dùng, toàn bằng vàng hoặc nạm vàng, đồ ngọc, đồ sứ, sành, đồng, sắt.

Các nhà khoa học đã lấy được tới hơn 200 món ngọc khí. Tất cả các món ngọc đều được chạm khắc tinh xảo, khiến các nhà điêu khắc ngày nay cũng phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, cầu kỳ.

Hơn 500 món đồng gồm đủ các loại, từ vật dụng đến binh khí. Phần lớn các món đồng đều nạm vàng. Đặc biệt quý là bộ áo bằng ngọc khâu bằng tơ vàng, gọi là ti lũ ngọc y. Đây là ti lũ ngọc y sớm nhất được tìm thấy ở Trung Hoa.

Trong mộ, quý nhất là 23 chiếc ấn, toàn bằng ngọc và vàng, một số ít bằng đồng mạ vàng. Như đã nói ở trên chiếc ấn Văn Đế Hành Tỷ là ấn vàng lớn nhất tìm thấy ở đời Hán. Hành Tỷ lớn, bằng vàng, lại núm rồng, chứng tỏ Triệu Vũ Đế, đến Triệu Văn Vương, dù thần phục nhà Hán, nhưng vẫn coi mình là vua, xã hội Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa.

Ngoài ra, còn có 36 đỉnh đồng, khắc chữ Phiên Ngung. Vô số vật dụng có nguồn gốc từ Trung Đông, Châu Phi. Những vật dụng phương Tây này chủ yếu là trang sức vàng, hạt châu, hộp bạc, hộp vàng, ngà voi.
Có 9 chiếc bình đồng khảm vàng lấp lánh tuyệt đẹp. 9 cái thạp đồng, với những hoa văn thuyền, người đội mũ lông chim, đi chân đất… là thứ đặc trưng của người Việt, giống hệt hoa văn trên các trống đồng, thạp đồng ở Việt Nam. Điều khiến các nhà sử học Việt quan tâm, là rất nhiều món đồ tinh xảo bằng đồng như nữu chung, gương đồng, bình hương liệu… có nguồn gốc từ Lĩnh Nam, gồm cả phần miền bắc Việt Nam và nam Trung Quốc bây giờ. Nhiều món đồ đến từ miền trung của Việt Nam.

Cung phi, nhạc công tuẫn tang theo
Điều đáng lưu tâm nữa trong lăng mộ Triệu Văn Vương, là có tới 15 người bị chôn sống. Những người bị tuẫn táng gồm người gác cửa, nhạc công, 4 cung phi và 7 người trong nhà bếp cùng các vật dụng, để phục vụ việc ăn uống. Ngoài ra còn có 2 người ở cạnh mộ chủ, có thể là vệ sĩ. Tục chôn sống theo người chết phổ biến thời phong kiến cổ đại, từ đời Tần về trước. Đến thời Hán, tục này không còn, nhưng rõ ràng vẫn duy trì ở Nam Việt.

Qua giám định pháp y, thấy rằng, những người này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi mới chôn theo.

Qua nghiên cứu những di vật trong ngôi mộ này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ hơn 2.000 năm trước, vùng Lĩnh Nam đã phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vùng đất này không bị lệ thuộc vào Trung Nguyên. Các nền văn hóa tồn tại song hành, giao lưu, trao đổi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải một chiều từ phương bắc đi xuống như người phương Bắc vẫn tuyên truyền.

Những vật dụng ở vùng Lĩnh Nam có niên đại trước thời Nam Việt, cũng đã khẳng định nền văn minh rực rỡ từng tồn tại ở vùng đất này. Nhiều vấn đề lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận lại từ lăng mộ Triệu Văn Vương.
Đông Phong
(Theo VTC NEWS)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan

Chiều 1/7, tại Hà Nội, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp Thiếu tướng Gari Her, Phó Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhân dịp Thiếu tướng sang Việt Nam dự tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3.

Toàn cảnh buổi tiếp. Ảnh: Hồng Pha
Toàn cảnh buổi tiếp. Ảnh: Hồng Pha
Tại buổi tiếp, Thiếu tướng Gari Her bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được sang thăm và làm việc tại Việt Nam, chúc mừng Việt Nam vừa thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình và cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Thiếu tướng Gari Her thông báo với Trung tướng Võ Văn Tuấn kết quả tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3 và mong muốn những đề xuất hợp tác trong tham vấn sẽ được Bộ Quốc phòng Việt Nam chấp thuận.
 
Thiếu tướng Gari Her bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam và thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
 
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn cảm ơn sự chia sẻ, ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong các diễn đàn quốc tế, nhất là Diễn đàn Shangri-La vừa qua. Việt Nam rất cần cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối Trung Quốc, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ đóng vai trò rất quan trọng.
 
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn đề nghị, trong thời gian tới, Lục quân hai bên cần đưa ra kế hoạch hợp tác lâu dài, tập trung vào những nội dung thiết thực khả thi; Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng đơn vị lục quân đủ sức mạnh tác chiến liên quan đến thảm họa thiên tai, dịch bệnh.
Theo Hồng Pha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ôi Việt Nam- xứ sở nhiệt đới, của tắc kè bông và của tắc kè- người!


NGUYỄN ĐÌNH BỔN

Việt Nam là xứ sở nhiệt đới nên loài này sinh sôi nảy nở khá nhiều. Nhiều đến nỗi nó ảnh hưởng cả vào nhân cách của một số người. Và Việt Nam cũng là đất nước nhiều biến động nên cái loại tắc kè- người đó cũng luôn biến đổi theo môi trường chính trị.

Những cột mốc thời gian lớn trên đất nước này như 1945, 1954, 1975 luôn xuất hiện những con tắc kè bông bự. Tương đối gần là biến cố 1975, khi người cộng sản chiếm miền Nam, ngay vào ngày 30.4 đó, một con tắc kè bông là một nhạc sĩ khá nổi tiếng đã lên Đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi “nối vòng tay lớn”, chửi bới những ai di tản là “chống lại tổ quốc”. Sau cái ngày đó, cũng có không ít con tắc kè bông văn nghệ, thay tên đổi họ để dùng ngòi bút kiếm chút danh lợi hão huyền…

Gần 40 năm sau, cột mốc HD 981, làm cho Việt Trung đấu khẩu. Một lần nữa chữ Trung Quốc xâm lược lại “được phép” vang lên khắp nước. Và khi chính những người cầm quyền cũng hô to như vậy, người ta lại thấy xuất hiện ngay những con tắc kè bông trên các phương tiện truyền thông. Một tay mang danh “nghị khùng” từng hô hào trong phòng máy lạnh, cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc nay trơ trẻn nhiệt liệt ủng hộ >>> Luật biểu tình. Một tay từng nắm quyền sinh sát về báo chí xuất bản, đã ra lệnh đình bản một tờ báo chỉ vì tờ báo đó đăng một bài báo ngắn về chuyện sinh viên xuống đường chống Tàu cộng nay quay ngoắt lại lên sân khấu làm… thơ >>> ngợi ca chính cái điều mà ông ta từng chống đối… Và còn nhiều con tắc kè nhỏ hơn, mới trước đây không lâu, mỗi khi có dịp là ngợi ca nước Nga - Putin tận mây xanh và chửi Mỹ như thể đó là một bộ mặt của tội ác, nay trước sự bắt tay Pu-Tập, bẽ bàng nên lùi vô hang nằm im, thực ra họ không nằm im, họ đang trong giai đoạn tự lột da mình, và cứ chờ xem, khi thời cuộc thật sự đổi thay, chính những ngòi bút đó nhanh chóng đổi màu sặc sỡ!

Ôi Việt Nam- xứ sở nhiệt đới, của tắc kè bông và của tắc kè- người!

Nguồn: Dân News
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không biết VN đã có ông nào sập bẫy chưa?

Đừng bao giờ mất cảnh giác trước bẫy mỹ nhân của Trung Quốc!


FB Mạnh Kim
Vụ một viên chức GlaxoSmithKline bị sập bẫy mỹ nhân tại Trung Quốc (BBC 30-6-2014) đã cho thấy đòn mỹ nhân kế, dù xưa như Trái đất, vẫn không chỉ còn tồn tại mà luôn được sử dụng hiệu quả tại Trung Quốc. 

Cách đây vài năm, Cơ quan tình báo Anh MI5 đã cảnh báo giới doanh nghiệp nước mình về sự bùng nổ hoạt động mỹ nhân kế từ Trung Quốc. Báo cáo 14 trang mang tựa “Mối đe dọa từ tình báo Trung Quốc” được MI5 soạn năm 2008 và gửi đến hàng trăm ngân hàng, thể chế tài chính và doanh nghiệp Anh, bị rò rỉ đầu năm 2010, có đoạn rằng: “Hoạt động tình báo Trung Quốc được biết có khả năng khai thác những điểm yếu nhạy cảm chẳng hạn quan hệ tình dục và lấy đó làm sức ép để nạn nhân buộc phải hợp tác với họ”. 

Có lửa mới có khói. Cuối năm 2009, nguyên phó thị trưởng London, Ian Clement, thừa nhận rằng ông đã bị một đòn mỹ nhân kế đau điếng. Đến Bắc Kinh cùng viên chức đặc trách tổ chức Thế vận hội Tessa Jowell để xây dựng quan hệ đầu tư cho việc tổ chức Thế vận hội hè 2012 tại London, Ian Clement quen với một em chân dài quyến rũ tại một buổi tiệc trong đêm khai mạc Thế vận hội hè 2008 tại Bắc Kinh. Thấy cô gái thân mật và dễ dãi, Ian Clement mời lên phòng riêng và cuối cùng… bất tỉnh! Khi tỉnh dậy vài tiếng sau, nạn nhân phát hiện cô gái đã xới tung tài liệu cất trong cặp và thậm chí còn tải dữ liệu từ chiếc điện thoại BlackBerry của ông… 

Tháng 7-2008, tờ Sunday Times cho biết, một tùy viên (giấu tên) của (nguyên) Thủ tướng Gordon Brown đã bị tình báo Trung Quốc gài bẫy bằng mỹ nhân kế. Tháp tùng cùng Thủ tướng Anh trong chuyến công du Trung Quốc (trong đó có các cố vấn đối ngoại, viên chức môi trường và mậu dịch cùng 25 lãnh đạo doanh nghiệp…), đương sự thuật rằng mình bị gài bẫy khi đến Thượng Hải. Tối hôm đó, khoảng hơn 10 viên chức Anh đến dự tiệc tại vũ trường trong một khách sạn. Tại đó, đương sự được một cô gái Trung Quốc đến mồi chài rồi cuối cùng “nạn nhân” không dằn lòng nỗi đã đưa cô gái lên phòng riêng. Sáng hôm sau, đương sự phát hiện chiếc điện thoại BlackBerry của mình không cánh mà bay. 

Lịch sử tình báo thế giới cho thấy Trung Hoa là tay tổ về mỹ nhân kế. Chẳng phải tự nhiên mà Tôn Tử đã đưa “mỹ nhân kế dụng” vào Binh Pháp, với mức độ lợi hại và hiệu quả của nó ngang ngửa những kế khác trong bộ “tam thập lục kế”, từ “Minh tri cố muội” (biết rõ làm như không biết); “Vô trung sinh hữu” (không có mà làm thành có); “Di thể giá họa” (dùng vật gì để vu khống); đến “Ámđộ trần sương” (đi conđường không ai nghĩ đến)… Vụ án Bernard Boursicot và tay gián điệp Thì Bội Phác (Shi Pei Pu) là một trường hợp kinh điển. Chi tiết oái ăm đến mức mỉa mai trong vụ này là họ Thì là một gã đàn ông với trình độ cao thủ đến mức đã lừa Boursicot cả 20 năm mà nạn nhân vẫn không biết! 

Sinh năm 1944, Boursicot là nhà ngoại giao Pháp, gặp Thì lần đầu tiên khi làm việc tại Tòa đại sứ Pháp ở Bắc Kinh năm 1964. Lúc đó Boursicot 20 còn “nàng” 26 tuổi. Thì Bội Phác “nổ” mình là con một cố giáo sư đại học và “nàng” từng tốt nghiệp khoa văn Đại học Côn Minh. Về việc tại sao luôn vận trang phục nam, Thì tâm sự rằng mình thật ra là “phận gái” nhưng mẹ thích cho mặc đồ con trai bởi gia đình đã có hai con gái trong khi bố Thì luôn ao ước sinh được mụn con trai… Sau cuộc gặp tại tiệc chiêu đãi của Tòa đại sứ Pháp, hai người bắt đầu hẹn hò và gặp nhau nhiều lần rồi cuối cùng yêu nhau. Những màn yêu đương vụng trộm của họ đều xảy ra chóng vánh, luôn trong bóng tối; và Boursicot luôn nghĩ rằng tại Thì mắc cỡ nên ngại phơi bày cơ thể do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống Trung Hoa. 

Năm 1965, Thì “e thẹn” và “lo lắng” khi báo cho Boursicot biết mình… mang thai rồi “hạ sinh” một bé trai mà Boursicot đặt tên là Bertrand. Suốt một thập niên sau, hai người tiếp tục quan hệ khi Boursicot chuyển từ nơi làm việc đến nơi khác khắp Đông Nam Á. Việc gặp Thì càng lúc càng khó khăn khi Trung Quốc xảy ra cuộc Cách mạng Văn hóa. Thế rồi ngày nọ, Boursicot được một người Hoa tên Khang Sinh đến đề nghị tạo cơ hội để Boursicot gặp Thì, với điều kiện tuồn tài liệu cho mình. Boursicot không biết rằng Khang Sinh là một tay gộc trong tình báo Trung Quốc. Họ Khang còn dọa rằng tính mạng Thì đang như chuông treo mành chỉ và càng chậm trễ càng khó cứu được “nàng”…

Năm 1979, Boursicot được triệu hồi về Pháp và mất liên lạc với Thì. Năm 1982, Boursicot móc nối lại được người tình và dùng mối quan hệ ngoại giao của mình để nỗ lực đưa Thì cùng “cậu con trai” Bertrand 16 tuổi trốn khỏi Trung Quốc. Sự có mặt công dân Trung Quốc trong gia đình một cựu viên chức ngoại giao Pháp khiến cộng đồng phản gián Pháp nghi ngờ. Thế là Boursicot được thẩm cung và cuối cùng thú nhận việc chuyển ít nhất 150 tài liệu mật cho Thì. Năm 1983, Boursicot và Thì bị bắt, tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Tại phiên xử, Boursicot tự bào chữa rằng mình buộc phải chuyển tài liệu cho Thì để Thì có thể bảo vệ được mạng sống. 

Cho biết chỉ vì yêu mình và thương cậu con trai nên Thì phải chấp nhận mạo hiểm tính mạng, Boursicot đã không thể tin vào lời công tố viên khi họ phanh phui rằng Thì thật ra là một gã đàn ông, cho đến khi tận mắt thấy “bằng chứng”. Boursicot sốc đến mức định tự tử trong tù. Đứa con Bertrand (được Thì đặt là Shi Du Du) thật ra, như chính đương sự khai với nhà chức trách Pháp, là con của một gia đình thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ và được mẹ ruột bán đi do gia đình quá nghèo (hiện Bertrand có gia đình riêng với ba con trai). Boursicot và Thì bị xử 6 năm tù. 

Tháng 4-1987, sau gần một năm thụ án, Thì được Tổng thống François Mitterrand ân xá, do Pháp lo ngại quan hệ với Trung Quốc có thể gặp trở ngại. Bốn tháng sau, đến lượt Boursicot ra tù. Sau khi được tha, Thì tiếp tục sống ở Paris và kiếm sống bằng nghề ca sĩ opera. Phần mình, Boursicot gần như không liên lạc với “người tình” cũ sau khi vụ việc đổ bể. Ngày 30-6-2009, Thì mất. Khi nhận được tin Thì từ trần, Boursicot nói: “Ông ấy đã làm nhiều điều phản lại tôi mà chẳng hề tỏ ra ân hận. Tôi thấy thật ngốc nếu bây giờ diễn thêm một tuồng kịch nữa khi bày tỏ rằng mình buồn. Chẳng còn gì để nói nữa cả. Tôi thấy mình thật sự tự do”… Câu chuyện của họ không chỉ trở thành một trong những vụ án kinh điển nhất lịch sử tình báo mỹ nhân kế, mà còn được “bất tử hóa” trong vở kịch M. Butterfly được dựng trên sân khấu Broadway được viết bởi kịch tác gia người Mỹ gốc Hoa Hoàng Triết Luân (được giải kịch nghệ danh giá Tony năm 1988 hạng mục kịch bản xuất sắc); rồi được dựng thành phim năm 1993 với đạo diễn David Cronenberg và diễn viên Jeremy Irons, John Lone…

Nhắc lại vài chi tiết để thấy rằng, đừng bao giờ mất cảnh giác trước bẫy mỹ nhân của Trung Quốc, với doanh nhân đã buộc phải thế rồi và với chính trị gia càng phải cẩn trọng gấp nhiều lần. Dính đòn này của chúng chỉ có nước từ chết đến bị thương!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

DÂN TA LÀ SƯỚNG NHẤT !


Một tổ chức quốc tế xếp “Việt Nam là nước có chỉ số hạnh phúc đứng thứ hai châu Á”. Điều đó không phải họ nịnh đểu mà họ có căn cứ cụ thể. Tôi tán đồng quan điểm của họ nhưng nghĩ là còn hơn thế nữa.
Này nhé:
+ Về kinh tế: - Trong khi Mỹ và châu Âu ngập chìm trong nợ công, phải kêu gọi cứu trợ. Chính phủ các nước phải thực thi chính sách thắt lưng, buộcbụng. Thất nghiệp tràn lan, lòng dân bất mãn. Các cuộc biểu tình phản đối xảy ra liên miên. Một số chính phủ sụp đổ...
Ở ta không có chuyện đó. Dù kinh tế đi xuống, hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết yểu...nhưng đều do nguyên nhân khách quan. Khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng đến nước ta, dù Chính phủ (gồm những bộ óc tinh hoa nhất của dân tộc) lèo lái con thuyền kinh tế hết sức khôn khéo và tài tình. Thất nghiệp ở ta cao nhưng dân không có thói quen biểu tình. Không có việc thì bung ra buôn thúng, bán mẹt ở vỉa hè, lề đường kiếm sống qua ngày. Những người xuất thân từ nông thôn thì về nương nhờ bố mẹ, ruộng đồng.
Cuộc sống cứ tàn tàn cà phê, phóng xe, karaoke vui vẻ...
Mọi việc đã có Thủ tướng và Chính phủ lo!
+ Về bảo vệ chủ quyền và an ninh lãnh thổ: - Nhật, Hàn Quốc, Philippin, dân chúng sôi sục biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, thâu tóm Biển Đông. Lãnh đạo họ có những lời tuyên bố rất kiên quyết. Thậm chí họ đưa đơn kiện TQ lên Tòa án quốc tế. Các liên minh quân sự được thành lập. Không khí trong khu vực hết sức căng thẳng. Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra...
Ở ta hơi khác một chút. Lúc đầu dân ta cũng biểu tình rất khí thế. Sau khi bị công an bắt bớ và được Đảng, Nhà nước giải thích, dân thôi không biểu tình nữa. Các vị lãnh đạo đã nói rõ: ”Việt Nam và Trung Hoa cùng là đồng chí cộng sản, coi nhau còn hơn anh em ruột thịt, môi hở thì răng lạnh...Trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc đã giúp ta rất nhiều, ta không được vong ơn, bội nghĩa... Chuyện tranh chấp vài chục hòn đảo nhỏ xíu xa tít ngoài biển, chuyện giàn khoan HD 981, Nam Hải 09, chuyện đâm tàu, chuyện ngư dân bị bắt, bị tịch thu tài sản, bị đòi tiền chuộc...chỉ là chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Đừng làm ầm lên, ảnh hưởng đến tình hữu nghị chung giữa hai nước... Ta phải tin vào tình đồng chí cộng sản chứ...Trong gia đình anh em ruột thịt còn va chạm, lấn chiếm hàng rào, sân vườn nữa là...Mọi việc cứ từ từ giải quyết. Lãnh đạo ta đã yêu cầu Trung Quốc về vấn đề này rồi”.
- Việc đó đã có Đảng và Nhà nước lo!.
+ Về tư tưởng: - Dân không nên băn khoăn về vấn đề này. Ban Tuyên giáo chịu trách nhiệm chăm lo về tư tưởng cho dân. “Đầu tư một đô la vào tư tưởng bằng sáu đô la đầu tư cho quốc phòng”. Tổng bí thư đã khẳng định thế. Giúp việc Ban tuyên giáo có “786 tờ báo với 1.016 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp với trên 17000 phóng viên”. Mấy năm nay, Đảng và nhà nước đã tổ chức nhiều hội nghị lớn định hướng tư tưởng cho toàn xã hội
Nhân dân không nên nghe, đọc những bài viết trên các trang thông tin lề trái, các blog tự do. Đó là những luận điệu phản động, độc hại. Bọn chúng cố tình xuyên tạc sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chọc ngoáy cách điều hành kinh tế khoa học, năng động của Chính phủ và Thủ tướng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp...Hà Nội và các địa phương đã có các “nhóm bút chiến” để phản ứng nhanh, phản biện các bài viết lề trái. Nếu bài viết của họ nói xấu, ta đập lại là tốt. Nếu họ khen tốt, ta đập lại là xấu. Cứ như thế, họ sẽ phải nản lòng mà rút lui có trật tự. Ngoài ra, còn có một đội ngũ gồm hàng ngàn “dư luận viên’’. Số này sẽ đi vào mọi ngõ ngách trong dân để tuyên truyền miệng, chống lại luận điệu sai trái của “các thế lực thù địch”. Dân ta sẽ không còn gì lấn bấn trong tư tưởng nữa mà càng ngày càng tin vào Đảng và Nhà nước. Phải quyết tâm bảo vệ Đảng theo phương châm “Còn Đảng là còn mình”.
Vậy, Đảng và Nhà nước lo hộ dân hết rồi thì dân làm gì?
Đảng và Nhà nước đã lo thì dân còn dính vào làm gì cho rách chuyện. Cứ ăn no, ngủ kỹ. Dân cứ việc: sáng cà phê, đọc một vài tờ báo. Báo đăng khối chuyện hay: hiếp, giết, cướp, trộm, lộ hàng, yêu đương...tha hồ mà nạp thông tin. Đọc xong, bình loạn vài câu, chửi đổng vài phát cho sảng khoái rồi đi làm. Nếu thất nghiệp thì lên mạng xem phim mát mẻ. Tối, nằm khểnh coi phim bộ Hàn Quốc, Trung Quốc và những tuyệt phẩm của làng điện ảnh nước nhà, chờ thời. Sướng thế còn gì. Việc chi phải suy nghĩ cho tổn thọ.
Vì những cái nêu trên, rõ ràng “...chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ hai châu Á” là hoàn toàn chính xác.
Trước đây đã từng có công dân Mỹ nói: ”Ước gì sau một giấc ngủ say, tỉnh dậy tôi đã là người Việt Nam!”.
Ôi! Hạnh phúc thay ta là người Việt Nam!

----


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chồng đánh vợ sặc máu mồm, sủi máu mũi - Tối vẫn lên giường mà bác - Vẫn có cái chung mà!


Nhà thầu Trung Quốc lại trúng gói thầu xây cao tốc Bắc-Nam
(Tin tức thời sự) - Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vừa trúng gói thầu A3 dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Nghỉ cũng lạ......ngoài biển đông thì tàu Trung cộng làm lủng đầu tàu kiểm ngư.còn trong đất liền thì tàu cộng ưu tiên trúng mọi gói thầu lớn,nhìn thoáng qua thì không có liên quan gì nhau ,nhưng về lâu về dài mới là đại nạn cho dân tộc..

Phần nhận xét hiển thị trên trang