Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

ĐCSTQ Phái 1500 Điệp Viên Sang Đài Loan năm 1949 (+video)


0
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phái 1.500 gián điệp đến Đài Loan.
Theo công bố mới đây của chính phủ, 1.100 người đã bị bắt và xử tử. Các nhà bình luận chỉ trích Đảng đã đẩy gián điệp của mình vào chỗ chết.
Nếu họ chẳng may bị bắt, Đảng sẽ chối bỏ trách nhiệm và không màng giải cứu. Trên thực tế, Đảng sẽ thủ tiêu họ.
Ngày 26 tháng 5 năm 2014, truyền thông Trung Cộng tiết lộ:
Năm 1949, hơn 1.500 nhân viên tình báo được đưa vào Đài Loan trong vai doanh nhân, tị nạn, người bán hàng rong và lính bại trận cùng với hàng triệu lính Quốc Dân Đảng. Những người này sẵn sàng phối hợp với hồng quân Trung Quốc trong cuộc xâm lược Đài Loan.
Trong số đó có Tô Thạch, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan lúc bấy giờ.
Hơn 1.100 gián điệp đã bị bắt, chỉ rất ít người tự trốn thoát được và trở về Trung Quốc.
Sự im lặng của ĐCSTQ khiến con cháu của nhiều đặc vụ không biết tin cha ông mình đã bỏ mạng ở Đài Loan để đi tìm kiếm thi hài của họ.
Các hoạt động xã hội của Tô Thạch ở Đài Loan “liên quan đến bí mật quốc gia”, do đó sau khi ông chết, con ông đã bị ngược đãi thậm tệ trong Cách mạng văn hóa vì có “lý lịch không rõ ràng”.
Cuối năm ngoái, ĐCSTQ đã khắc tên 846 đặc vụ thiệt mạng tại Đài Loan lên một đài tưởng niệm ở Tây Sơn, Bắc Kinh.
Con của một đặc vụ có tên Hầu Văn Lí cảm thấy không thoả đáng vì sự hy sinh của cha anh không được công nhận.
Tổng biên tập Tạp chí Các Vấn đề Trung Quốc Ngũ Phàm nhận xét rằng các đặc vụ của ĐCSTQ chỉ có thể cầu trời khi bị bắt bởi ĐCSTQ sẽ không màng quan tâm.
“Trên thực tế, hàng triệu tù binh Trung Quốc trong chiến tranh Hàn Quốc đã bị đối xử như những kẻ phản bội.
ĐCSTQ có thừa nhận họ không? Đảng chỉ xem là họ đáng bị thế”.
ĐCSTQ phái 1500 điệp viên sang Đài Loan năm 1949
Watch this video on YouTube.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

FBI Chống Gián Điệp Trung Quốc Bằng Phim Ảnh

Joshua Philipp, Epoch Times

Actors portraying Chinese spies in a new FBI film, “The Company Man: Protecting America’s Secrets,” examine design documents from a U.S. company. The FBI is making films to educate the public on methods used by foreign spies. (Screenshot from FBI film)
Một diễn viên thủ vai gián điệp Trung Quốc trong một phim mới của FBI tên “The Company Man: Protecting America’s Secrets”. FBI đang làm phim để giáo dục công chúng về các âm mưu gián điệp nước ngoài (ảnh chụp màn hình)

Tưởng tượng rẳng bạn đang ngồi trong một quán bar thượng lưu, suy tư về công việc lương thấp, không vừa ý của mình. Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề ngồi bên cạnh bạn và sau vài mẩu chuyện, kể cho bạn nghe điều gì đó thú vị.
“Một vị trí mới đang trống và hãy đoán xem” ông ta nói. “Anh chính là người mà chúng tôi đang tìm kiếm. Anh thậm chí có thể được thanh toán tiền mặt trước. Đổi lại thì chúng tôi muốn gì? Không gì cả. Chúng tôi chỉ muốn anh thành đạt”.
Những lời đó không phải từ thiên thần cứu cánh của bạn. Chúng là những lời lẽ thường được dùng bởi các ban gián điệp toàn cầu khi cố gắng biến ai đó thành con rối.
Thông qua một số bộ phim, Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) đang cố gắng giáo dục công chúng về hoạt động gián điệp – đặc biệt là loại hình gián điệp nhắm vào việc lừa gạt người Mỹ và làm hại nền kinh tế Mỹ.
“Nó diễn ra hàng ngày”, một người phát ngôn của FBI yêu cầu được giấu tên cho biết, nói đến những loại hành vi gián điệp chiếu trên các bộ phim. “Một trong những nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ công chúng khỏi các mối đe dọa này”.
Bộ phim mới nhất của FBI, “The Company Man: Protecting America’s Secrets”, dựa trên một câu chuyện có thật, kể về các gián điệp Trung Quốc cố gắng đánh cắp tài sản trí tuệ từ một công ty Mỹ.
Randall Coleman, trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của FBI, phát biểu trong một phiên điều trần vào ngày 13 tháng 5, “Trong một vụ án đời thực, một nhóm những kẻ mưu mô đã cố gắng tuyển mộ một nhân viên lâu năm để đánh cắp các bí mật kinh doanh mà bọn họ cần để xây dựng một nhà máy cạnh tranh ở Trung Quốc.
Coleman nói rằng một trong những vấn đề hiện tại với gián điệp kinh tế là các công ty cố gắng giải quyết nó trong nội bộ thay vì viện đến sự thực thi pháp luật.
Ông chia sẻ hy vọng của mình rằng “bộ phim sẽ làm tăng nhận thức của quần chúng về hiểm họa gián điệp kinh tế và khuyến khích họ trình báo các vụ việc gián điệp”.
Thông điệp của bộ phim dài 37 phút là đúng lúc, khi nó trùng thời điểm với một thông báo mới đây của Bộ Tư Pháp và FBI về các cáo buộc tin tặc của quân đội Trung Quốc.
Theo người phát ngôn FBI, việc chọn thời điểm không phải là hữu ý – bộ phim chưa được đưa ra công chúng và đang được chiếu ở các trường đại học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà và những người khác thấy rằng sự quan tâm đang tăng lên là một điều có giá trị.
Bà nói rằng việc hiểu biết các mối nguy hại từ gián điệp nước ngoài là điều gì đó “mà chúng tôi nghĩ sẽ có ích cho công chúng”. Nói về hoạt động gián điệp kinh tế, cụ thể, bà cho biết thêm “Nó làm tiêu tốn tiền của và việc làm của người dân”.
Về bản chất, hoạt động gián điệp luôn là một thứ bị che giấu khỏi tai mắt quần chúng. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, đã có những nỗ lực nhằm giáo dục công chúng về hiểm hoạ từ gián điệp, nhưng cho đến gần đây thì đề tài này gần như biến mất khỏi ra-đa công chúng.
Các bộ phim gián điệp
Các bộ phim của FBI về cơ bản giống với những bộ phim Chiến Tranh Lạnh ngày xưa về các mối nguy gián điệp, chỉ khác ở chỗ được làm theo các chuẩn mực chuyên nghiệp hiện nay. Những điều họ tiết lộ là các phương pháp thường dùng bởi các gián điệp.
FBI gọi vụ án được khắc họa trong bộ phim mới nhất của mình, “Game of Pawns”, là “một vụ án trong sách giáo khoa về sự tuyển mộ”. Nó kể về câu chuyện có thật của Glenn Duffie Shriver, người từng du học ở Thượng Hải vào năm 2004, và được các gián điệp Trung Quốc chiêu mộ.
Bộ phim trước đó của FBI là “Betrayed”. Bộ phim ngắn đoạt giải Emmy về một nhân viên chính phủ làm gián điệp, có mục đích là để đưa ra các dấu hiệu cảnh báo rằng một người đồng nghiệp có thể bị mua chuộc bởi gián điệp nước ngoài.
Trong số các bộ phim, chỉ duy nhất “Game of Pawns” là được phổ biến ra công chúng. Người phát ngôn FBI nói rằng họ đã đăng bộ phim lên YouTube bởi nó được dự định dành cho du học sinh đại học. Sự thành công trên mạng của bộ phim, với hơn 77,000 lượt xem hiện tại, làm họ cân nhắc đến việc phát hành rộng rãi hơn bộ phim mới nhất của mình.
Trên tổng thể, đề tài gián điệp đã trở nên nổi bật và sẽ chỉ phát triển từ đây. Nhận thức của công chúng về hoạt động gián điệp toàn cầu hiện đang bắt đầu vượt ra ngoài những gì được tiết lộ bởi cựu nhân viên NSA Edward Snowden, và một bức tranh hoàn chỉnh hơn đang được vẽ lên.
“Những kẻ thù và đối thủ nước ngoài của chúng ta đang quyết tâm đoạt lấy, đánh cắp hoặc chuyển đi một phạm vi rộng các bí mật kinh doanh mà trong đó nước Mỹ duy trì một lợi thế đổi mới đáng tin cậy”, Coleman phát biểu trong phiên điều trần gần đây.
Ông nói rằng, tiếp đến, các công sẽ cần trở nên chủ động hơn trong việc trình báo hoạt động gián điệp và các nhân viên sẽ cần được giáo dục tốt hơn về các biện pháp của gián điệp nước ngoài.
Ông nói thêm, “Bảo vệ nền kinh tế quốc gia từ hiểm họa này không phải là điều mà FBI có thể tự mình hoàn thành”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dương Chí Dũng vẫn được nhận lương khi ngồi tù? Cho chắc ăn!


Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT xác nhận, từ khi bị khởi tố (tháng 5.2012), bắt giam (tháng 9.2012) đến khi bị TANDTC kết án tử hình, cựu Chủ tịch Vinalines, cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn được trả lương. Năm 2013, Dũng còn được tăng lương theo chế độ.
Dương Chí Dũng trước giờ nhận án tử hình "chung cuộc" tại phiên toà phúc thẩm.
Trao đổi về việc nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chỉ vừa nhận quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc từ Bộ GTVT cách đây ít ngày vì vi phạm pháp luật tại TCty Hàng hải (Vinalines) sau khi nhận án tử hình “chung cuộc”, Bộ trưởng Đinh La Thăng không giấu thái độ không hài lòng với việc xử lý quá… thận trọng của bộ.

Dùng từ “vô duyên” để nói về việc quyết định buộc thôi việc đến thời điểm này mới được chính thức đưa ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng giải thích, Bộ GTVT đã vận dụng đúng nguyên tắc quy định của pháp luật “một người chưa bị coi là có tội khi toà chưa tuyên án, bản án chưa có hiệu lực pháp luật”. Tuy nhiên, ông Thăng cũng đánh giá, cách hiểu như vậy “hơi máy móc” vì không cần chờ kết quả xử lý hình sự vẫn có thể xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ vi phạm.

“Quyết định thành ra vô duyên vì giờ mới thi hành kỷ luật buộc thôi việc với một người đã thành án tử hình thì rất hình thức” – thẳng thắn nhận xét, Bộ trưởng GTVT diễn giải thêm, ông bất bình khi cấp dưới trình ký quyết định buộc thôi việc với cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng vì thấy chuyện… quá vô lý.

Câu hỏi về vấn đề chế độ đối với Dương Chí Dũng trước khi có quyết định buộc thôi việc được chuyển đến Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ GTVT. Người đại diện của Vụ Tổ chức cán bộ xác nhận, việc trả lương cho cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn duy trì từ thời điểm Dương Chí Dũng bị bắt (ngày 5.9.2012) cho tới khi có bản án kết tội bị cáo có hiệu lực pháp luật (ngày 7.5.2014). Dù quyết định buộc thôi việc xác định thời điểm có hiệu lực thi hành là từ 10.6 nhưng thời điểm TAND Tối cao tuyên án phúc thẩm là coi như có đủ căn cứ khẳng định hành vi vi phạm pháp luật của Dương Chí Dũng.

Việc trả lương cho cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn duy trì trong 2 năm trước đó được giải thích là căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 34 năm 2011 quy định, trong thời gian tạm giữ tạm giam để thực hiện công tác điều tra truy tố xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xét kỷ luật thì cán bộ được hưởng 50% lương theo ngạch, bậc cộng với phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có).

Thậm chí, theo quy định, cùng với việc áp dụng thí điểm mức chi đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức tại Cục Hàng hải Việt Nam từ tháng 9.2013, cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng có thể được tăng lương theo mức chung tại cơ quan này: Tiền lương bình quân được áp dụng hệ số tiền lương 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc và các loại phụ cấp).

Như vậy, tính toán sơ bộ, ít nhất mỗi tháng Dương Chí Dũng vẫn nhận được trên 5 triệu đồng tiền lương, trong suốt hơn 2 năm qua.

Ngoài ra, sau khi bị buộc thôi việc, chế độ bảo hiểm của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải cũng vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết theo quy định.

Trao đổi thêm về việc này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ - xác nhận, pháp luật hiện hành không có quy định rõ ràng về thời điểm xử lý kỷ luật, buộc thôi việc đối với cán bộ khi vi phạm pháp luật. Vì vậy, thường khi có bản án của tòa đã có hiệu lực của toà án, cơ quan quản lý cán bộ “dính chàm” mới thực hiện quyết định buộc thôi việc cho… chắc chắn.

Thực tế, đã có nhiều cơ quan vướng vào việc có cán bộ bị khởi tố, bắt bắt, điều tra, truy tố nhưng khi ra tòa xử lại không kết luận được tội, phải mất công khôi phục quyền lợi cho cán bộ sau đó nên để “chắc ăn”, đến nay, các cơ quan thường chờ khi có bản án cuối cùng của tòa mới thực hiện quyết định xử lý kỷ luật. (Ngay tại Bộ GTVT, trường hợp của cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến trong vụ án PMU18 trước đây cũng đã xảy ra những vướng mắc tương tự - PV).

Tuy nhiên, với trường hợp của Dương Chí Dũng, ông Nguyễn Sỹ Cương cho là có thể tiến hành xử lý hành chính sớm hơn vì cựu Cục trưởng Cục Hàng hải đã trải qua cả quá trình từ lúc chạy trốn rồi bị bắt, bị điều tra… Theo đó, ngay sau khi có quyết định truy tố, ông Cương cho rằng thời điểm đó đã có thể thực hiện quyết định xử lý kỷ luật về hành chính.

“Đáng ra xử lý như thế sẽ hay hơn là chờ đến giờ, bị cáo bị bắt, đi tù đến 2 năm nay rồi, tòa tuyên tử hình đến lần thứ 2 rồi mới ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc” – ông Cương phân tích, vì việc xử lý chậm này nên việc trả lương cho Dương Chí Dũng trong khoảng thời gian trước khi có quyết định buộc thôi việc vẫn phải thực hiện như quy định.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông 'sủi tăm'

Hiệu Minh

Ngư dân Việt Nam đang lo sợ ra biển vì lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
Theo TTXVN, ngày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Namtrên Biển Đông.
Không hiểu giao thiệp có tác dụng gì không nhưng dân ta vẫn nằm bờ, đợi lệnh cấm hết hiệu lực vào 1-8. Tuy vậy, một số thuyền bè lại liều ra khơi.
Chuyện gì xảy ra đã xảy ra? Trung Quốc tuyên bố bắt 37 ngư dân Việt Nam vì đã vi phạm lệnh cấm bắt cá. Họ đã thả 25 người, kèm theo lệnh phạt 30 ngàn đô la.
Không hiểu câu chuyện phạt mấy chục ngàn đô la kia có liên quan đến việc công nhân Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp, bị phạt 45 triệu đồng. 45 triệu đồng chia cho tỷ giá $ hiện thời (20 ngàn đồng ăn một $) tương đương với hơn 2000$.
Người Trung Quốc làm điều bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam nên bị phạt là rất đúng. Ngư dân ta hành nghề hợp pháp trên biển của mình cũng bị phía “bạn” phạt, mà “trả thù” những 15 lần.
Cùng thời điểm này, Indonesia đã bắt hàng loạt tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng lưỡi bò mà người Tàu tự nhận là của họ. Chắc rằng Jakarta cũng không bỏ qua mấy chục ngàn đô la như Trung Quốc đã phạt ngư dân Việt nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh chỉ “đề nghị” phía Jakarta trả lại tự do cho các ngư dân Tàu. Không thấy họ mang tàu chiến xuống biển Nam dương.
Việt Nam quá gần, “tàu lạ” xuất hiện lúc nào cũng được, giọng phát ngôn tỏ ra luôn hùng hồn khi nói với anh bạn nhỏ phương Nam. Indonesia ở xa nên tuyên bố dậy đời đã “yếu” đi rất nhiều. Vở “mềm nắm, rắn buông” được sử dụng tối đa trong “giao thiệp” quốc tế.
Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều so với thời chiến tranh biên giới 1979. Tuy nhiên, dân câu cá mực xa bờ đừng lo quá. Dùng quân sự để giải quyết mâu thuẫn trong thời đại này không dễ.
Hiệu Minh
Hải quân Việt Nam báo cho bà con ngư dân cứ việc đi đánh cá bình thường, nếu thấy gì “lạ” xuất hiện, hãy điện báo để ra ứng cứu. Không biết có giúp được ai, nhưng rõ ràng động thái này tốt hơn rất nhiều là ngồi im, đợi người ta bắt, rồi…giao thiệp.
Ông Lê Dũng nói mạnh hơn khi bàn về ngư dân bị bắt, rằng “hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”. Thay vì giao thiệp, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.
Chắc không ai dùng tàu chiến Mỹ tìm kiếm MIA để dọa tàu Trung Quốc ở biển Đông. Mặt khác, cũng khó làm bạn với hàng xóm có thói quen “của tôi là của tôi, của anh thì chúng ta chia nhau”.
Bài học lịch sử
Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều so với thời chiến tranh biên giới 1979. Tuy nhiên, dân câu cá mực xa bờ đừng lo quá. Dùng quân sự để giải quyết mâu thuẫn trong thời đại này không dễ.
Người Nga mang xe tăng sang Hungary năm 1956, kể cả đổ quân vào Tiệp Khắc năm 1968 để khống chế đồng minh. Dẹp được loạn nhưng không dẹp được lòng dân hướng sang phương Tây. Sự sụp đổ nhanh chóng của khối Đông Âu những năm cuối 1980 đã chứng minh súng đạn không giải quyết được mâu thuẫn.
Liên Xô chiếm đóng Afghanistan để rồi phải rút lui một cách thảm hại vì những cú ra đòn chết người của tên lửa tầm nhiệt stelinger do Mỹ chế tạo và cấp cho Bin Laden. Xa lầy trong cuộc chiến, mâu thuẫn nội tại kéo dài 60 năm đã làm đế quốc Xô Viết tan rã trong một đêm.
Thấy Liên Xô tan rã và bức tường Berlin bị dân chúng hai bên nước Đức đạp đổ, Hoa Kỳ nghĩ mình thống trị thế giới. Đang ngủ quên trong chiến thắng thì bất ngờ ngày 11-9-2001, Bin Laden dùng 4 máy bay hành khách của Mỹ, tấn công New York và Washington DC làm cho thần tượng này lung lay.
Tuy nhiên, ông Bush và Dick Cheney giải quyết đám Taliban và Al Qaeda một cách nhanh chóng. Gây chiến nên Bin Laden không biết còn sống hay đã chết. Taliban bị xóa sổ.
Liên Xô hùng mạnh là thế mà cũng sa lầy ở Afghanistan
Lấy cớ Saddam Hussein tàng trữ vũ khí tiêu diệt hàng loạt, người Mỹ quyết tâm cho cuộc chiến vùng Vịnh lần hai. Bush bố đã biết dừng đúng lúc khi đuổi Sadam ra khỏi Kuwait. Nhưng ông con diều hâu hơn đã tiến vào thành Baghdad.
Sau 6 năm chiếm đóng, dầu hỏa không khai thác được, hàng ngày lính Mỹ vẫn tiếp tục tử trận. Ý định làm chủ thế giới của ông Bush đã thất bại. Obama mới lên chỉ mong làm thế nào rút ra khỏi vũng lầy cuộc chiến “Việt Nam” thứ hai.
Trong lúc Hoa Kỳ lo hai cuộc chiến Iraq và Afganistan thì người Trung Hoa lặng lẽ học bài học chiến tranh biên giới 1979. Đặng Tiểu Bình nhận ra rằng, hàng trăm ngàn bát lộ quân với chiến thuật biển người đã thất bại cay đắng trước bộ đội địa phương mấy tỉnh biên giới.
Hoa Kỳ mải mê với chiến tranh, trừng phạt các quốc gia trục quỷ, để rồi chính mình suy yếu. Đúng lúc đó, Trung Quốc đã trỗi dậy như một cường quốc thứ hai trên thế giới. Người Mỹ tới xem Thanh Đảo mới phát hoảng, tàu ngầm kilo có thể phóng ngư lôi thủng tàu sân bay.
Chưa hết, người Trung Quốc đã dùng tên lửa mặt đất bắn rụng vệ tinh quá hạn của mình trên quĩ đạo cao hàng chục ngàn km. Hệ thống tên lửa hành trình Tomahawk có thể bắn đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade cách đây hàng chục năm trong cuộc chiến Nam Tư, mà phía Mỹ nói là “bắn nhầm”. Tuy nhiên, Tomahawk vào được cửa sổ trên tầng hai là do hệ thống GPS (định vị toàn cầu) được vệ tinh dẫn đường. Chiến tranh xảy ra, nếu ai hạ được vệ tinh thì tên lửa bị “mù” và có khi quay lại nơi xuất phát.
Gây chiến bao giờ cũng yếu
Như vậy, kẻ gây chiến tranh bao giờ cũng yếu đi. Nhìn Hitler và nước Đức đã rõ.
Nước Nhật và mộng bá chủ hoàn cầu phải kéo cờ trắng. Gần đây là Liên Xô, rồi Mỹ cũng tự làm mất thế vì dính líu vào chiến tranh.
Nếu vì cái lưỡi bò hay vài hòn đảo, mang quân đánh nhau, kể cả phạt gấp 15 lần, chắc gì đã hay.
Hiệu Minh
Mải đánh nhau để rồi quốc gia hạng hai như Ấn Độ hay Trung Quốc nổi lên đe dọa ngôi thứ.
Những ông lớn hiểu những bài học đắt giá này hơn ai hết. Nếu vì cái lưỡi bò hay vài hòn đảo, mang quân đánh nhau, kể cả phạt gấp 15 lần, chắc gì đã hay. Rồi hôm nào đó, một quốc gia khác mang tàu ngầm loại kilo mới đến sát nách, nhận ra những sủi tăm đã quá muộn hay dân Tây Tạng biết kế “tọa sơn quan hổ đấu”.
Hòa hiếu để phát triển, bán anh em xa, mua láng giềng gần, cả hai cùng có lợi. Gây hấn có thể làm hàng xóm suy yếu, nhưng bản thân chắc gì đã “toàn thây”.
Biển Đông “sủi tăm” có đáng sợ như ta tưởng?
Bài viết chuyển tải ý kiến riêng của tác giả.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn đẹp của người quen:


Chơi dao có ngày đứt tay

Chơi dao có ngày đứt tay.
Nghe hoài, nói hoài, biết hoài nhưng vẫn đứt tay hoài.
Vì sao vậy?
Vì cầm con dao thấy mình oai làm sao, có thể múa, có thể chém, có thể cắt, có thể đâm chọc, có thể khè và thường là có thể làm cho thiên hạ tưởng mình... khùng mà né.
Thấy ngon ăn nên hi sinh tiền bạc của gia đình qua hàng xóm mua dao về hù bá tánh, thực ra có làm khỉ gì ai được - hù người nhà là chính - cho chắc ăn!
Thằng hàng xóm nó thấy mình khờ như con cờ hét giá trên trời – kệ! mua đại đi rồi tính sau, có khí giới trong tay thì niềm tin được bồi đấp, uy tín nâng cao, sức mạnh tăng dần, mất đi đâu nè.
Mẹ bà thằng hàng xóm, nó nói biết bao lời hoa mĩ, dụ khị bán con dao cùn sét với giá trời ơi đất hỡi, nhưng sao lúc đó mình thấy rất vui rất hoan hỉ còn cho là tình huynh đệ xóm giềng đáng quý biết bao, sao mà nó tốt quá vậy hong biết. Mình còn hân hoan vì được vỗ về mơn trớn nên mạnh dạn tặng nó đồ quý có sẳn trong nhà.
Lúc đó có con dao xem ra cũng được việc, chặt chém loạn xạ đã tay ghê.
Ôi trời – quơ tới quơ lui có trúng ai đâu, bàn tay nầy quơ trúng bàn tay kia. Đau chết đĩ ngựa!
Cuối cùng thương tích đầy mình, tiền mất tật mang – ba cái danh hiệu sĩ diện hão huyền thì đổ sông đổ biển. Giờ nghe loáng thoáng người ta nói mình ngu –  nói lén thôi chứ thằng nào nói ngay mặt tao đi – tao chém chết cha nó cho biết.
Sự đã rồi, bao thương tích do đứt tay cũng đã lành dù sẹo sụa tè le nhưng cái gì của xê xa phải trả lại cho xê xa chứ, thằng quỷ hàng xóm nầy điếm thúi quá, phải tìm mọi cách lấy lại mấy đồ quý kia mới được.
Ông Bà mình xưa nay nói thiệt không sai – chơi dao có ngày đứt tay – nhưng thú thiệt có khi cám dỗ nó lớn quá, không chơi chịu không được.
Đành thôi người ơi!
Nói nhỏ - Coi vậy chứ không phải vậy, sau nầy thằng thợ may túi 3 gang nó làm giàu đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn học tay chân

Nguyễn Hoàng Đức


Nguyễn Hoàng Đức

Vừa qua, tôi có đọc bài “Văn học tự ý thức” của nhà thơ, nhà phê bình Inrasara, đăng trên blog cùng tên. Tôi cho rằng, đây là một bài viết khá công phu, dày dặn, nói khá đúng, khá đủ về nền văn chương nghiệp dư của nước nhà. Vì bài viết khá đầy đủ nên tôi không có ý định tô mầu lại những ý tưởng của bài viết, mà xin triển khai những ý nghĩa phái sinh từ đó. Tôi xin trích mấy đoạn căn bản của bài viết:

“Ít bàn (bàn về văn học),…  nhưng thực ra là: không bàn, không muốn bàn, không dám bàn vì, không khả năng bàn, thậm chí, dị ứng với lí luận. Người làm văn học nghệ thuật chúng ta luôn dừng lại ở phong trào và nghiệp dư là vậy. Đa phần nhà thơ Việt Nam luôn chịu định mệnh một tác phẩm, một bài thơ, là thế. Khó có thể đi xa… Không ít sáng tác có dấu ấn là sáng tác ăn may, ăn mòn vào năng khiếu “trời cho”. Trời cho tới đâu hay tới đấy, chúng ta thói quen nói như vậy! Một nhà thơ ăn may, thì nó sẽ đến đâu? – Tắc!”
 Hầu hết cây bút trẻ khi được hỏi về nghề viết đều quan niệm [hoặc không quan niệm gì cả] văn chương là trò chơi. Nhất là nhà thơ. Nhà văn ta chưa bao giờ suy tư qui mô về nghệ thuật, suy tư có tính nền tảng và rốt ráo”.

 Trong khi nhiều nhà văn [chuyên nghiệp] Tây phương luôn mang ở tự thân khả tính phê bình hay đồng thời là một nhà phê bình, thậm chí, một nhà mĩ học. Còn ở ta thì sao? Dừng lại ở một nhà thơ [kiêm nhà báo], lại là một nhà thơ nghiệp dư, không nhích lên phân tấc”.

 Thứ văn chương-trò chơi ấy chính là con/ cha đẻ của nền văn học bị nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc kêu đích danh là văn học nghiệp dư, không hơn. Trong lúc, tinh thần chuyên nghiệp khác hẳn tinh thần nghiệp dư ở chỗ nó “đề cao yếu tố kĩ thuật” thay vì tùy thuộc vào cảm hứng, “gắn liền với tinh thần nghiên cứu” thay vì tin cậy vào kinh nghiệm, “luôn luôn có tính tự giác cao (…) trong khi đó, buông thả theo thói quen, tinh thần nghiệp dư lại đầy tính chất tự phát” và nhất là, tinh thần chuyên nghiệp mang tính cạnh tranh chứ không làm qua loa đại khái”.

Mấy ý trên tóm gọn là gì? Nói chung nhà văn, nhà thơ của chúng ta rất ngại nói chuyện về lý luận, cũng như những gì liên quan đến sáng tạo, mà họ chủ yếu sáng tác theo kiểu “lý luận ấy à, đâu có làm ra tác phẩm, tôi không cần lý luận mà tôi vẫn sáng tác. Còn các anh ấy à lý luận giỏi sao không sáng tác hay đi, các anh đã giữ chức gì trong văn học? đã được giải nào chưa?”

Người Việt có kiểu tư duy thuộc lao động chân tay, nghĩa là “ngại nghĩ”. Lao động chân tay thích nghỉ ngơi nhàn hạ, thậm chí lãn công trốn việc, lấy “nhàn làm lãi”. Việc cơ bắp nặng nhọc đã ngại, việc “lao tâm khổ tứ” thì lại càng ngại. Rất nhiều người Việt ngại đi học chỉ vì sợ “lao tâm khổ tứ”, người ta còn bảo “văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền”, kể cả người học xong có chỗ ngồi thì vẫn tiếp tục lười suy nghĩ vì thế không có đến một phần nghìn người học đến nơi đến chốn, cho nên một lãnh đạo nước Việt đã từng nói “Lớp trí thức cán bộ Việt tỉ phú về thời gian, vô sản về sáng kiến”, hiện nay tỉ lệ cấp bằng sáng chế của Việt Nam thua các nước Nhật Bản hay Hàn Quốc cả nghìn lần là bằng chứng của việc này.

Để dễ hiểu hơn, nên ví, một lần đã lâu tôi đến thăm nhà một anh kỹ sư ở nhà cấp bốn, lúc đi ngủ tôi hỏi “Ban đêm, nếu cần đi toa lét, tôi đi chỗ nào?” anh ta chỉ thẳng ra bụi chuối trước cửa nhà bảo “anh cứ đi thẳng vào đó, vô tư đi!”

“Vô tư đi!” “Mặc kệ!”, “trời sinh voi sinh cỏ”, đó chính là cách nghĩ bản năng, thiên bẩm của người Việt. Người Việt còn có câu “nhất quận công, nhì ỉa đồng” cũng là thứ đề cao cái tự nhiên của bản năng. Cái bụi chuối của anh kỹ sư kia nằm trên đồi, ta có thể tè vào đấy, nhưng khi văn minh đô thị với mật độ cao xuất hiện ta không thể vô tư thế được. Trở lại luận điểm trích dẫn trên, nếu chúng ta không chịu tư duy thì chỉ có thể sống buông thả theo bản năng, rồi kinh nghiệm mà không thể học hỏi để trở thành chuyên nghiệp.

Không có tư duy cao, con người thấp lè tè, dứt khoát sinh chứng hẹp hòi, đố kỵ, ngáng chân, cản đường, lê la bấu víu hội hè, lấy tiểu nhân bao vây quân tử. Người Trung quốc có câu “Quân tử đấu lý, tiểu nhân đấu tay chân”. Rất nhiều cuộc tranh luận ở Việt Nam, khi đuối lý, người ta thường nổi giận đùng đùng, ném cả mắm tôm, rồi bát đũa vào mặt nhau. Tại sao người “có văn hóa” có thể ứng xử thô lỗ cơ bắp như vậy? Đơn giản thôi, vì người ta chưa tinh chế bản thân mình để trở thành văn hóa.

Tôi đã từng nhiều lần nói chuyện với các nhà văn Việt về văn học, nhưng ngay từ đầu một sự ách tắc đã kê ngay vào mặt người ta. Tại sao? Người ta muốn nói về tác phẩm của mình hay lắm, nhưng ngay đấy lại sợ bị chê, nên chẳng dám đưa ra bất cứ một tiêu chí nào. Chẳng hạn người ta bảo “Cái đẹp, nghệ thuật là cái không thể diễn tả được, chính vậy nó mới hay”. Nhưng hay cái gì? Người ta không cách nào nói được. Một khi câu chuyện không có tiêu chí ắt nó phải dừng lại. Chúng ta thử xem, cho dù xe ngựa, xe hỏa hay tầu thủy, khi đã khởi động ta phải bẻ lái thì nó mới vận hành theo hướng đó, còn nếu không bẻ lái thì nó chỉ chạy tốn xăng nóng máy mà thôi.

Khi không có định hướng của tư duy tất cả sẽ dậm chân tại chỗ, nhưng thật kinh khủng, nếu chúng ta tưởng tượng người ta có thể dậm chân tại chỗ cả mấy chục năm trời hay nhiều thế kỷ chỉ để biện hộ cho ghế ngồi của mình. Sống và tư duy vô tích sự. Một lần tôi chỉ nói “các anh không có tôn giáo nên khó mà hiểu về tôn giáo”, thế mà có anh cũng nổi điên lên cho rằng mình bị xúc phạm về trí tuệ. Tại sao anh ta lại dễ nổi nóng như vậy? Tại sao nếu không theo đạo người ta không dám tự tin mình là vô thần? Triết gia Niezsche đã từng từ chối rửa tội lúc chết vì muốn làm “người vô thần thuần khiết”, triết gia Sartre vào đảng rồi ra đảng vài lần vì chưa minh định ngã ngũ đức tin của mình… Mình không theo đạo, rõ ràng mình vô thần, đâu có thể hiểu vài điều vu vơ mà thay thế đời sống đạo của đức tin? Như trên tôi đã nói, vì ngại tư duy, hiểu biết không tăng tiến, nên ngay cả tri thức người Việt, rồi nhà văn, nhà thơ cũng có xu hướng cãi lý bằng cơ bắp.

Con người vươn lên tầm vóc vĩ đại chỉ có thể bằng bộ óc. Đó là điều chắc chắn! Bởi dù người ta có tốt bằng trái tim đến đâu cũng chỉ là “cái tốt từ thiện trong các trại giành cho người khuyết tật”. Mà bộ óc phát triển thế nào? Kinh Thánh có câu “Ở đâu nếu không luận bàn sẽ không có mưu sâu”, và cũng còn có câu: người thông thái còn mạnh hơn cả những kẻ ngồi trong thành. Người Trung Quốc thì nói “Ngu dân bách vạn vị chi vô dân”- Người ngu trăm vạn kể như không có. Vậy thì chúng ta viết văn, vận hành xã hội thế nào nếu không phát triển trí tuệ, mà trí tuệ chỉ có thể phát triển khi người ta biết luận bàn để tìm cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, cái hay cái dở. Nếu không có khả năng phân biệt, bộ não của con người chỉ là chiếc đồng hồ lọc xọc kim giờ kim phút kim giây chạy lung tung.

Vũ trụ vĩ đại được kiến thiết nhờ trật tự. Đây là một điều chắc chắn! Nhưng người ta làm sao kiến thiết nếu không phân biệt cái mũ trên đầu lại để xuống dưới chân? Cái dép dưới chân lại đội lên đầu làm vương miện? Con người kiến trúc lên những lâu đài, công trình và thành phố! Thượng Đế kiến tạo vũ trụ! Còn những con tôm chắc chỉ có thể chui vào những cái hốc đã có sẵn và reo lên mấy từ “Nhàn quá! Thiên bẩm quá!”

                                                                                          NHĐ 19/06/2013


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn Hoá Toàn Cầu


global-studies-cultural-collage-source
(Bài 1 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-luc-chuyen-cua-hai-thap-ky-toi.html
19 June 2014
Định nghĩa về văn hoá: Văn hoá bao gồm tín ngưỡng, thang giá trị, tập quán, văn học nghệ thuật, lối sống, cách tư duy, cách hành xử, lối làm việc…tại một nơi chốn nào đó, của xã hội hay tổ chức ( beliefs, set of value, customs, arts, way of life, way of thinking, behaving, working in a particular place, society or organization  – theo Merriam-Webster).
Gần đây, một đại gia Việt mắng tôi là “thiếu văn hoá” vì tôi dùng chữ “Drop Dead” của Tổng Thống Ford khi thành phố New York nhờ Toà Bạch Ốc cứu trợ vào năm 1975. Tôi có thêm một trận cười khi một BCA xuất hiện tại một buổi nói chuyện của tôi ở Hà Nội với chiếc T-shirt in dòng chữ “Xin…Drop Dead “(bỏ vài chữ)… Theo như định nghĩa trên, chúng ta có thể thiếu tiền, thiếu tình, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức (thiếu giáo dục?), nhưng không thể thiếu văn hoá được. Văn hoá chắc chắn là rất khác biệt tại nhiều môi trường khác nhau…nhưng văn hoá “nhậu” hay “nổ” hay “ăn cắp” hay “tham nhũng” hay “nói dối” cũng là một loại văn hoá đặc trưng không chối bỏ được.
Thêm vào đó, tôi còn bị một đọc giả phê bình là có văn hoá “lai căng”. Ở Việt Nam, người dùng chữ lai căng để mắng ai thường mang chút trịch thượng và đạo đức. Nhưng khi tôi suy ngẫm thêm, thì tôi nhận ra là mình lai căng thật. Qua Mỹ từ năm 18 tuổi, tôi sống đến ba phần tư đời mình tại nhiều nước xa lạ, và quả thực, văn hoá khác biệt của khắp nơi thấm sâu vào tư duy cũng như thói quen, tạo nên một con người Alan rất nhiều góc cạnh. Xấu hay tốt, suốt 69 năm qua, đó là một văn hoá lai căng tôi không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, tôi muốn báo cho mọi người biết là đến thế hệ tới thì có lẽ hơn 95% giới trẻ toàn cầu sẽ mang nhãn hiệu “lai căng” (5% còn lại là những người rừng, hay đội quân Hồi Giáo cực đoan,  hay những con cừu sinh ra và lớn lên ở Cuba, Bắc Triều Tiên hay….?). Mỹ thường được xem như là một melting pot của thế giới, hoà nhập tất cả văn hoá, chủng tộc, thói quen, tôn giáo, tư tưởng của mọi sắc dân trên địa cầu. Kết quả sau cùng là một tổng hợp lai căng rất đặc thù, “American culture”.
Khi tôi đến Mỹ năm 1963, văn hoá Mỹ thực ra là một biểu tượng của nền văn minh Anglo Saxon. Từ mầu da trắng phếu của đa số người dân, đến tôn giáo, triết thuyết và tập quán đem từ lục địa Âu Châu cũ, áp đặt lên một môi trường mới lạ trù phú là xứ Mỹ bao la. 50 năm sau, văn hoá Mỹ đã biến dạng hoàn toàn với các sắc mầu Latin, Á Châu và Phi Châu. Những cái TV shows gần đây không những pha trộn đủ loại diễn viên và kịch bản từ nhiều sắc dân mà còn trưng bày những nét văn hoá rất xa lạ với người gốc Anglo Saxon. Từ Leave It To Beaver, The Brady Bunch ngày xưa…đến talk show của Oprah Winfrey hay Modern Family bây giờ…quả là một bước nhẩy vọt về “cách mạng văn hoá” mà Mao Trạch Đông cũng không thể hình dung nổi.
Vì sự lan toả quá nhanh của công nghệ thông tin và hệ thống giao thông, cũng như tính chất liên thông của nền kinh tế toàn cầu, giới trẻ khắp thế giới sẽ hấp thụ một nền “văn hoá toàn cầu” dựa trên căn bản và theo một tiến trình tương tự như văn hoá Mỹ hiện nay. Dĩ nhiên là sẽ có vài khác biệt trưng bày bản sắc địa phương của từng vùng lãnh thổ, nhưng văn hoá này sẽ có nhiều mẫu số chung như sau:
Căn cơ của văn hoá là những thang giá trị của văn minh Anglo Saxon:
Với sự phổ thông của Anh ngữ khắp nơi, ngay cả tại Trung Quốc và các quốc gia Đức, Pháp, Tây Ban Nha…, phần lớn kiến thức nhân loại sẽ bắt nguồn từ tư duy của văn minh Tây Phương. Tôi quan sát là ngay cả các sách vở, tài liệu về Phật Giáo, thư mục tiếng Anh nhiều hơn tiếng Ấn hay tiếng Hoa, nơi xuất phát của tôn giáo này. Quay qua các diễn biến hiện tại trên thế giới, những tường trình từ CNN, New York Times, Reuters, Economist…không những có một số lượng bài vở nhiều hơn, mà còn mang một tỷ trọng lớn hơn trong việc đúc kết dư luận thế giới.
Trên căn bản này, góc nhìn và phân tích của mọi vấn đề sẽ mang mầu sắc tự do cá nhân, năng động, sáng tạo, dân chủ, đa dạng và đa nguyên. Đây cũng là những cột trụ của văn hoá Mỹ.
- Tốc độ của công nghệ mới sẽ thu ngắn tiến trình lan toả và hấp thụ
Chỉ trong 5 năm, Facebook đã phát triển lượng thành viên từ 12 triệu (2007) lên đến 1 tỷ người (2012). Đây là một cuộc cách mạng về truyền thông xã hội (social media) nhanh nhất lịch sử. Microsoft phải mất đến 15 năm mới đem hệ điều hành Windows đến khắp thế giới và Google cũng phải mất 11 năm mới tạo thói quen cho trí thức về việc tìm kiếm. Ngày nay, một video phổ thông gởi lên YouTube như Gangnam Style phát tán đến 2.2 tỷ người xem; hay một video game bán chạy nhất như Tetris có đến 143 triệu người mua trong vài tháng.
Vì quá nhiều thông tin, trò chơi và nghiên cứu tràn ngập Internet, bất cứ sản phẩm nào xâm nhập vào “database văn hoá” và tạo thói quen cho đa số nhân loại phải là một đặc thù vượt trội mọi đối thủ. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sẽ loại bỏ những sản phẩm trung bình, sao chép và mang bản sắc địa phương. Ứng dụng vào văn hoá toàn cầu phải đi qua đám mây Internet và phải tạo thích thú cho phần lớn người sử dụng.
-Ảnh hưởng tương quan từ nhiều nguồn gốc
Dĩ nhiên, vì ảnh hưởng rộng lớn đến từ sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự của Âu Mỹ, nên đặc trưng nền văn hoá Âu Mỹ sẽ áp đảo phần lớn “văn hoá toàn cầu”.  Toàn thế giới vẫn nhìn về các trào lưu mới từ Âu Mỹ để định hướng sinh hoạt; và những tài sản mềm của Wall Street, Silicon Valley hay Hollywood đã khống chế tư duy của đa số giới trẻ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng này không phải một chiều. Số chuyên viên Ấn, Hoa, Trung Đông tại Silicon Valley và Wall Street càng ngày càng nắm giữ nhiều chức vụ quản lý cao cấp tạo nên một mạng lưới với những suy nghĩ cổ truyền từ Phương Đông. Trong khi đó, số diễn viên tài tử gốc Phi Châu và Latin gia tăng nhanh chóng tại Hollywood đem lại những lăng kính không chút Anglo Saxon nào trong sự đóng góp vào văn hoá toàn cầu.
- Các xung đột chủng tộc và tôn giáo sẽ gây nhiều biến thái
Dĩ nhiên, khi có “chung” thì phải có “đụng”. Ngoài những tranh cãi logic về lý thuyết và thực dụng, các kiên định về mầu da, bản sắc dân tộc, tập tục cổ truyền cũng như tín ngưỡng sẽ tạo những điều chỉnh nhiều khi đi ngược với nguyên lý “cởi mở”, “hội nhập” và “hoà đồng” của nền văn hoá toàn cầu.
Để tránh những xung đột này, văn hoá toàn cầu có thể trở nên “không bản sắc”, “mờ nhạt” và “do dự”. Từ đó, tư duy và phương cách sống của giới trẻ cũng mất đi những lý tưởng cuồng nhiệt, những góc cạnh sắc bén, những ý chí dũng cảm… đã góp phần lớn vào việc phát triển các nền văn minh cổ truyền. Không còn trắng đen, mà chỉ là mầu xám.
- Mặt trái của văn hoá toàn cầu là vô cảm, phiến diện và hưởng thụ
Nếu văn hoá melting pot của Mỹ là một dấu hiệu, nền văn hoá toàn cầu sẽ biến đa số giới trẻ thành một đám đông sống theo sở thích cá nhân, say mê hưởng thụ và tìm những thoả mãn nhất thời (instant gratification). Và để đạt đến mục tiêu này, họ cần phải chăm chú vào việc kiếm tiền, mua sắm, khoe của…
Ngoài kiến thức sâu rộng cho ngành nghề chuyên môn, giới trẻ quá bận rộn để có thì giờ tìm chiều sâu cho những đề tài sự kiện khác. Các kiến thức sẽ đến từ những mành vụn nhấp nhô (sound bites) qua TV, Facebook, Twitter…Hệ quả của sự phiến diện này là những quyết định dựa trên trào lưu, đám đông, và các thủ thuật “hướng dẫn dư luận” của nhóm lợi ích, nhóm chính trị gia, nhóm tư bản…
-Khung phát triển của văn hoá toàn cầu
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nền văn hoá toàn cầu sẽ đặt căn bản trên sự tự do lựa chọn, quyền phát biểu ý kiến cá nhân và việc theo đuổi mục tiêu hạnh phúc dựa trên mong muốn của mỗi người.
Căn bản này là thành tố của một thế giới dân chủ, cởi mở, bình đẳng về chính trị; một nền kinh tế hoàn toàn tuỳ thuộc vào thị trường và mọi liên thông dễ dàng về tài chánh, thương mại, giáo dục, thông tin.
Văn hoá là nền tảng của xã hội và con người
Tôi luôn tin rằng tư duy tạo hành động, hành động thành thói quen, thói quen trở nên định mệnh. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá sẽ đúc kết nên tư duy ban đầu và sau cùng định mệnh lại kết nối vòng tròn để tạo hình cho văn hoá.
Do đó, nếu đoán bắt được trào lưu văn hoá của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ hiểu mình cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn là nhân vật có tiếng nói sau cùng. Chuẩn bị cho nền văn hoá toàn cầu là sẵn sàng để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với cả thế giới, đang biến đổi nhanh chóng và lan phủ khắp nơi.
Tóm lại, lực chuyển văn hoá sẽ:
-          Đem lại một thị trường thật rộng lớn nhưng đồng bộ và tương quan. Doanh nghiệp bắt buộc phải ra biển lớn để phát triển và tồn tại, ngay cà với những doanh nghiệp Mỹ hay Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ. Yếu tố và bản sắc địa phương sẽ lần lần bị loại bỏ. Thay vào đó, sản phẩm phải có một góc cạnh gây ưa thích cho người tiêu dùng khắp thế giới.
-          Cơ hội sẽ mênh mông nhưng cạnh tranh cũng khắc nghiệt. Với thị trường và văn hoá toàn cầu, bất cứ sản phẩm nào vượt trội đối thủ cũng sẽ tạo cho doanh nghiệp “tiền tỷ USD trong thời gian rất ngắn”. Trò chơi Flappy Bird là một thí dụ quen thuộc của Việt Nam. Tiếc là người sáng lập tự rút lui, chứ nếu anh Nguyễn Hà Đông cứ tiếp tục cuộc chơi, anh sẽ là tỷ phú đô la chỉ trong vài ba tháng (so với thời gian các tỷ phú đô la khác của Việt Nam phải mất khi xây đế chế). Mặt trái của vấn đề là những cạnh tranh, rủi ro và thử thách cũng nhiều vô số kể.

-          Hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để sống còn trong một văn hoá toàn cầu.Sức ép của người dân mong muốn những tiện nghi và lợi ích của các quốc gia giàu có khiến nhà cầm quyền phải thay đổi cơ chế hay là tự huỷ diệt. Ngay cả một quốc gia độc tài, độc đảng và lớn mạnh như Trung Quốc cũng đang nói đến những điều chỉnh quan trọng về kinh tế và chính trị, dù quyền lực và quyền lợi của chính phủ và nhóm tư bản đỏ sẽ bị thiệt hại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc di dân âm thầm nhưng vĩ đại. Tinh hoa và thành phần tiến bộ của Trung Quốc sẽ tụ họp về những khu vực Âu Mỹ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của họ; để lại một Trung Quốc càng ngày càng yếu kém và mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua cùa các cường quốc.
-          Chu kỳ huỷ diệt (creative destruction) sẽ rút ngắn khiến mọi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và hào hứng. Đây là một đặc tính của tuổi trẻ, chuyên tìm những mới lạ. Chóng mê nhưng cũng chóng chán. Trong những thập kỷ tới, doanh nghiệp (hay quốc gia) không biết “tái sinh” sẽ trở thành những con khủng long trong viện bảo tàng. Tất cả quan tâm của những nhà đầu tư, những doanh nhân (đã hay chưa thành công) đều hướng về các công nghệ, phát minh, mô hình kinh doanh…có tính chất “phá hoại, phản động” gọi là disruptors. Không ai để ý đến những gì đã thành chuẩn mực.
Dù không kinh doanh mà chỉ tìm một việc làm để sự nghiệp thăng hoa, các bạn trẻ phải hiểu môi trường văn hoá mình đang đối diện. Các bạn phải biết đào tạo cho mình những kỹ năng thực dụng và hiểu rõ luật chơi. Nghiên cứu sâu rộng về đối thủ, về công nghệ, về mạng lưới phụ trợ (networking) cũng như biết rõ mục tiêu cùng nguyên tắc của dự án trước khi ra khơi. Không ai có thể đoan chắc về cơ hội thành công (thất bại sẽ chiếm một tỷ lệ rất cao); nhưng muốn thành một người có tự trọng, các bạn sẽ không có lựa chọn nào khác.
Leonard Da Vinci hiểu rõ tiến trình này,” những người thành đạt ít khi ngồi yên chịu đựng những sự cố xẩy đến cho họ. Họ bước ra và tạo sự cố – People of accomplishment rarelt sat back and let things happen to them. They went out and happened to things.”
Alan Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang