Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tình hình biển Việt Nam ngày càng tồi tệ và nguy hiểm hơn:


5 tàu Trung Quốc bao vây, đâm nát tàu Việt Nam

Một tàu kiểm ngư Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây ép, phun nước, sau đó đâm thẳng vào hai mạn với tốc độ cao.
Ngày 23/6, các tàu chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ quanh giàn khoan 981 tiếp tục vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ tàu Trung Quốc. Tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc có hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu Việt Nam có lúc ở khoảng cách 10-70 m.
Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, lúc 9h30, tàu KN 951 của Việt Nam bị cùng lúc 5 tàu vây ép gồm tàu hải tuần 11, tàu kéo 284, 285, Hữu Liên 09, tàu kéo Tân Hải 285. Tàu hải tuần 11 vây ép, tì ngăn cản. Sau đó, tàu Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm vào mạn tàu 951.
Trong khi đó, phóng viên VTV tại hiện trường cho biết, có đến 7 tàu Trung Quốc bao vây tàu 951 để phun vòi rồng áp lực lớn và ngăn cản làm nhiệm vụ. Tàu hải tuần 11 tiếp cận phía sau dùng vòi rồng phun nước, còn tàu kéo 285 tăng tốc đâm vào chính giữa mạn trái tàu 951.
Nhận lệnh cấp cứu, tàu cảnh sát biển 8003 ở phía nam tây nam giàn khoan di chuyển gần đến nơi thì bị 5 tàu Trung Quốc gồm 4 tàu hải cảnh, một tàu kéo chạy tốc độ cao khoảng 20 hải lý/h áp sát, hú còi, phun nước ngăn cản việc ứng cứu. Đến 16h30, tàu 8003 mới tiếp cận được tàu kiểm ngư 951.
Sau cú đâm, báo cáo của Cục Kiểm ngư cho hay, mạn phải và mạn trái con tàu bị móp méo, biến dạng hoàn toàn, một số thiết bị lan can hư hỏng. Mô tả hình ảnh mạn tàu biến dạng, VTV dẫn lời kiểm ngư viên cho biết thêm, phòng kho khí CO2 bị hư hỏng, một phao bè cứu sinh rơi khỏi tàu. Rất may không ai bị thương nặng.
Cận cảnh tàu và máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu và máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh:Vietnam+.
Tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, khoảng 38 tàu cá dưới sự hỗ trợ của hai tàu hải cảnh số hiệu 46102, 46106 của Trung Quốc dàn hàng ngang ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá của Việt Nam ra xa.
Quanh giàn khoan hôm nay có gần 121 tàu Trung Quốc các loại trong đó có 44 tàu hải cảnh; 15 tàu vận tải; 19 tàu kéo; 38 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Hương Thu





































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRANG SÁCH NẶNG CHUYỆN ĐỜI


            
                              
                                                          Ngô Minh
 
            Tháng 4/2014 rồi, nhà văn Nguyễn Khắc Phê ( NKP) tặng tôi tập sách có tựa đề là Trang sách, cuộc đời, nhà văn ( NXB Hội Nhà văn, 2014). Tập sách dày gần 400 trang. Anh gọi là Tuyển tập phê bình và tiểu luận . Đây cũng có thể gọi là những bài báo, hay tiểu luận nhỏ mà nhà văn viết về các tác phẩm văn học xuất bản trong nước, đã in trên rất nhiều báo như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thừa Thiên Huế, Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội, tia sáng, Tạp chí sông Hương, Đà Nẵng cuối tuần …suốt 10 năm ( từ 2003 – 2013). Trong lời đề tặng, anh viết rất vui :”Kỷ niệm tròn 75 tuổi  ( 26/4/1939 – 25/4/1914) đồng thời kỷ niệm…5 tháng ăn gạo lức muối mè mà không chán, đành mời bạn “thưởng” đại tiệc gồm món- 75 bài viết trong cuốn sách này…”. Đúng là cả nhà nhà văn NKP bây giờ hàng ngày ăn gạo lức, muôi mè. Thế mà anh vẫn khỏe, vẫn viết đều đặn. Tôi rất cảm phục nhà văn viết báo giỏi nhất xứ Huế này. Tuổi U80 rồi mà anh cặm cụi  đọc xong một tác phẩm văn học hay chính luận sáu bảy trăm trang, mới viết bài báo hai ngàn chữ. Mà anh bao giờ cũng là người đọc đầu tiên, người cất tiếng nói bàn luận đầu tiên về cuốn sách đó. Ví như cuốn  Đội gạo lên chùa  của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Xuân Khánh, Vùng sâucủa Tô Nhuận Vỹ, Minh sư của Thái Bá Lợi, Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang.v.v..Không phải đọc chơi, đọc cho thỏa sự ham đọc sách, mà đọc rất chăm chú để viết bài, để tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cần suy ngẫm, giới thiệu cho bạn đọc. Đọc sách như thế, NKP phải xếp hàng đầu ở xứ này. Cuối năm ngoái ( 2013)  anh cũng tập hợp và cho ấn hành cuốn Nhà văn và Thời cuộc (NXB Hội Nhà văn, 2013) gồm 75 bài văn chính luận đã in trên các báo. Viết báo mà thành sách là cách viết của người có chính kiến mạnh.

            Cuốn Trang sách, cuộc đời, nhà văn, Nguyễn Khắc Phê đã đưa đến cho người đọc những chiêm nghiệm, cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về đổi mới và những vấn đề về hậu chiến hay chống tham nhũng và xây dựng cuộc sống dân chủ. Anh đi thẳng vào những khía cạnh nhạy cảm để bàn luận, rút ra bài học và được người đọc đồng tình. Đọc cuốn sách Nguyễn Ái Quốc qua hồi ức của bà mẹ Nga của nhà văn Sơn Tùng ( NXB Thanh Niên, 2007, tái bản  2008), Bà mẹ Nga ấy là bà Vêra . NKP đã có những nhận xét rất  đúng... Câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc “ mấy mươi năm khép kín trong tâm tư”, nay được tác giả công bố với nhiều chi tiết, sự kiện “ngoài chính sử”. Đó là những việc bà Vêra, người làm ở Quốc tế Công sản, gần gũi làm việc với Nguyễn Ái Quốc nhiều năm từ 1923-1924, 1925-1928 , 1934- 1938, kể với nhà văn Sơn Tùng. Đó là những việc như :” Hoạt động cách mạng có những tình huống éo le, ngặt nghèo. Anh Nguyễn bí danh là Lin phải sắm vai “làm chống”, đồng chí Fanlan ( tức Nguyễn Thị Minh Khai) “làm vợ” để che mắt thiên hạ mà thoát lưới mật thám. Sau kỳ Đại hội VII Quốc tế Cộng sản , 1935, hai đồng chí Litvinop ( tức Lê Hồng Phong) và Fanlan mới có điều kiện làm đám cưới. Anh Nguyễn đứng chủ hôn cho đám cưới này, Mẹ có được mời dự”. Chuyện thứ hai là :Trong Đại hội 6 ( QTCS) những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về dân tộc và thuộc địa bị phê phán dữ dội , họ kết luận Nguyễn Ái Quốc chỉ là người yêu nước, không phải cách mạng vô sản…”. Một số đại biểu lên án Nguyễn Ái Quốc xét lại chủ nghĩa Mác, đòi bổ sưng học thuyết Mác. Nguyễn Ái Quốc nói :” Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sưng “cơ sở lịch sử” của Chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được… Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào ? Lịch sử châu Âu là gì ? Đó chưa phải là toàn nhân loại… Đồng chí Xtalin tỏ vẻ khó chịu nhất là về vấn đề này…”Những câu chuyện bà Vêra là sự thật. Nhà văn Sơn Tùng đưa được vào trong sách của mình đã làm cho những “tìn lan truyền” trở thành “chính sử”, làm cho vị trí của Nguyễn Ái Quốc càng lớn hơn, đời hơn. Nguyễn Khắc Phê ủng hộ quan điểm đó là ủng hộ những cái mới trong cuốn sách.
            Hay khi đọc sách Điệp viên hoàn hảo”( NXB Thông Tấn, 2007 , viết về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman,, nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã viết bài Lòng tin và sự nghi ngờ  phê phán một số nếp nghĩ cứng nhắc và máy móc khi sự phân chia “địch-ta” ôm trùm, che lấp hết mọi khía cạnh tinh vi, phong phú và phức tạp của  CON NGƯỜI. Nhà báo Jolynne D'Ornano đã viết cho PXÂ: “…Ông có hai lòng trung thành - một đối với đất nước của ông, và một đối với tình yêu nước Mỹ và những người Mỹ mà ông đã kết bạn…” Bên “địch” thì “không thể tin” một điệp viên cộng sản lại có thể sống chân thật như thế, nhân hậu như thế (thậm chí, vào phút chót cuộc tháo chạy 30/4/1975, chính ông đã ra tay cứu giúp, chỉ đường cho bác sĩ Trần Kim Tuyến - nhân vật chống cộng sản rất quyết liệt, tay chân thân tín của Ngô Đình Diệm - di tản) và ông cũng được chính nhiều người Mỹ yêu mến và tin cậy!  Bởi vậy nên “một người như PXÂ mà vẫn bị nghi ngờ, theo dõi, cấm đi ra nước ngoài suốt gần chục năm” sau giải phóng. Muốn gặp một nhà báo nước ngoài cũng phải xin phép!...” là điều vô lý. “Vâng! Quả thật là xót xa! Đó cũng là sự hy sinh lớn lao , một sự hy sinh còn ít được nói đến “.Nhà văn kết luận : “Yếu tố quan trọng giúp PXÂ lập nên chiến công vĩ đại chính là LÒNG TIN!”. Lòng tin thì chỉ có yêu thương và in cậy chứ không thể nghi ngờ !
            Đọc “Ba phút sự thật” của Phùng Quán ( NXB Văn Nghệ, 2006), NKP cũng truyền đến người đọc một nhận thức: “Riêng nhà văn Phùng Quán, theo thiển ý của tôi, suốt cả đời ông từ tác phẩm đầu tiên đến dòng chữ cuối cùng viết trên gường bệnh đều được xây dựng từ những nguyên mẫu có thực ngoài đời, đều ắp đầy những sự thật anh hùng, bi tráng và cả đau đớn  của thời đại, của kiếp nhân sinh “. Đó chính là sự hấp dẫn của văn thơ Phùng Quán, của Ba phút sự thật.
Đọc sách “Chuyện lan man đầu thế kỷ“ của Vũ Phương Nghi ( NXB Lao động, 2006) nhà văn lên tiếng “Báo động về một thế giới vô nhân”. Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh ( NXB Phụ nữ), 2011), tác giả nhận ra đây không chỉ là chuyện “yếm thắm bỏ bùa”, mà đây là “cuốn sách có sức nặng, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”, tác giả miêu tả những biến động của xã hội Việt Nam từ thời chống Pháp cho đến  sau ngày đất nước thống nhất. Đọc sách Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ( NXB Phụ nữ, 2011), nhà văn nhận ra  đây Không chỉ là chuyện yếm thắm bỏ bùa, mà cuốn tiểu thuyết dày 880 trang này là cô đọng những biến động của xã hội Việt Nam  từ thời chống Pháp  cho đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa xã hội, triết lý nhân sinh, cả chuyện hành hình điạh chủ bằng treo cổ trong  CCRĐ. Đọc tiểu thuyết Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ (NXB Hội nhà văn , 2012) , NKP nhận ra trong xã hội Việt Nam thời hậu chiến Có một Vùng sâu không dễ dò đến. Đó là lòng người, đó là vấn đề “xấu” “tốt” trong chiến tranh đã khiến nhiều “tổ chức” phải đau đầu và nhiều con người từng sống như những anh hùng đã phải đau đớn trong nhiều năm vì bi chính đồng đội, chính những cơ quan quyền lực nhất  nghi ngờ phản bội cách mạng sau một thời gian hoạt động trong lòng địch, hoặc được đối phương phóng thích.
      Bàn về việc viết về đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn cho rằng:” Đã đến lúc cần có một cách nhìn toàn diện, tôn trong sự thật”. Lâu này, “chiến tranh hiện ra trên trang sách không sinh động, thường chỉ một chiều diễn tả, chứng minh “ta thắng-địch thua” và người anh hùng thì thường đơn giản, xơ cứng “, nên không thu hút được người đọc. Trước đây, khi cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, khi ranh giới địch-ta không thể một chút nhoà mờ, lầm lẫn, do yêu cầu của nhiệm vụ tuyên truyền, động viên mọi nguồn lực để giành chiến thắng và cũng do thiếu hiểu biết, những người cầm bút chưa thể miêu tả được cuộc chiến đấu muôn màu muôn vẻ với thân phận con người cả hai bên chiến tuyến đúng như nó đã diễn ra. Nay thì đất nước hoà bình đã hơn 30 năm, nhiều tài liệu - kể cả những tài liệu mật đã được “mở khoá”, và quan trọng hơn, con người ở hai bên chiến tuyến đã sống bên nhau - thậm chí trở nên “thông gia”, cùng chung một mục đích là xây dựng một nước Việt Nam “công bằng-dân chủ-văn minh” thì không lý gì trên trang sách lại chỉ viết “một nửa sự thật”. Cần phải nói rõ đây không phải là sự “mơ hồ” về lập trường “địch-ta” hay mắc mưu “diễn biến hoà bình” mà cuộc sống vốn nó như thế, bạn đọc đòi hỏi như thế. Và chỉ có như thế văn nghệ mới có sức sống lâu bền, mới làm tròn phận sự của nó”.
“Hiện tượng “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” là một bằng chứng hiển nhiên cho những điều vừa trình bày. Cuốn nhật ký không phải là một tác phẩm có nghệ thuật cao cường mà vẫn hấp dẫn đông đảo người đọc - kể cả những người xưa kia là kẻ thù của chúng ta, cả những trí thức Việt kiều từng tỏ ra bất đồng chính kiến với chúng ta. Vì sao vậy? Đơn giản chỉ vì nó miêu tả chân thực tâm trạng, thân phận con người trong chiến tranh, chứ không phải vì thành tích chiến đấu của anh hùng Đặng Thuỳ Trâm”.
Từ những phân tích đó, nhà văn cho rằng văn chương muốn hay, muốn có tác phẩm mang tầm thời đại thì phải viết 100 % thật, không xưng tụng một chiều. Như tiểu thuyết “Đất trắng” của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh, có lẽ là tác phẩm đầu tiên “dám” miêu tả một chính uỷ hèn nhát đào ngũ; hay như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh đã thể hiện những mặt bi thảm của chiến tranh.

         Trang sách cuộc đời nhà văn là một cuốn sách có chính kiến rõ ràng, lời văn nhã nhặn, có rào đớn đôi chút, nhưng đã lẩy ra được vấn đề cần đọc , cần ngẫm ngợi trong mỗi cuốn sách, nên đây là cuốn sách bổ ích cho nhận thức của mỗi người trong thời đổi mới, hội nhập.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÂN NGÀY “BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VN”, ĐỌC VÀ SUY NGẪM BÀI “MÂU THUẪN ĐỐI NỘI LUÔN QUAN TRỌNG HƠN MÂU THUẪN ĐỐI NGOẠI” CỦA LS HÀ HUY SƠN

Lê Quang Vinh  

        
             Xin cảm ơn BVN, Quê Choa (tôi đọc bài trên Que choa) và tác giả - Luật sư Hà Huy Sơn, đã đưa đến bạn đọc bài báo ngắn, súc tích và rất độc đáo: MÂU THUẪN ĐỐI NỘI LUÔN QUAN TRỌNG HƠN MÂU THUẪN ĐỐI NGOẠI. Tôi thực sự thích thú và kính nể tác giả. Cũng là một người làm báo “chuyên nghiệp” nhưng bản thân thật hiếm có được một tác phẩm báo chí sắc sảo, giản dị như vậy.
             Sau các viện dẫn cứ liệu lịch sử mà gần như ai ai cũng biết (gần gũi và rất khách quan) – trong và ngoài nước, xưa và nay, Đông - Tây, kim – cổ…; LS Hà Huy Sơn "khẽ khàng" hạ bút chắc chắn như dao khắc trên đá: “Do vậy, khi đất nước bị lâm nguy, sinh mệnh dân tộc bị đe dọa thì không ai khác chính nhân dân phải là người thức tỉnh trước bài học mang tính quy luật này. Ảo tưởng vì sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm, mất cảnh giác vì cùng huyết thống, cùng giống nòi như An Dương Vương đã là bài học lịch sử muôn đời cho dân tộc Việt Nam”.
              Sao lại “khẽ khàng hạ bút” ? – Đó là một đúc kết “quan trọng  khủng khiếp” mà không phải “đúc kết”, một quả tạ mà không phải “quả tạ” nên đã “gieo” được cảm xúc và niềm tin vào trái tim khối óc của mỗi chúng ta nhẹ nhàng, tự nhiên; không chút "cổ động", "lên gân lên cốt". Giá trị sau cùng của bài viết tinh tế, sâu sắc này là chân lý vốn nằm sâu trong ta được thức tỉnh và mài cho sáng hơn như các lời răn trên văn bia, triết thuyết trong các “Bách khoa thư” được "ĐỐT NÓNG" thành năng lượng nội tại cho mỗi hành động thực tế.
             “Giản dị" và "tự nhiên”, nên nó vào thẳng, thẩm thấu tâm tưởng ta như “muối khoáng” vào rễ cây theo nhu cầu "thiên nhiên" chứ không phải chủ ý của tác giả răn dạy ai cả, tuyên truyền ai cả. (Có được “muối khoáng”, "MẸ THIÊN NHIÊN" phải khổ công lắm mới “luyện” được, rễ cũng phải tinh tường, khôn ngoan lắm mới chọn đúng thứ muối khoáng "thiên nhiên" loại cây đó cần!).
             Tôi muốn gửi ý kiến này tới các “đồng nghiệp viết báo” để cùng chia sẻ, cùng học cách tuyên truyền mọi "chủ trương – chính sách của Đảng – Nhà nước" ta theo cách diễn đạt rất giản dị, chân thành của LS Hà Huy Sơn nhân"Ngày Báo chí Cách mạng VN 21/6" năm nay (mà cũng không thể nói là “cách” hay "kiểu", vì bài viết cua LS thật thật đơn giản, chắc cũng "dễ" với mọi người); để mỗi tờ báo trên đất nước này thực sự đổi cách viết, cách tuyên truyền sáo mòn, cưỡng bức, duy ý chí như lâu nay hệ thống đài báo chính thống của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội vẫn làm.         
             Cũng không thể dùng chữ “chính thống” mà làm gì nữa. Tôi không muốn dùng, vì đa phần các tờ báo của cấp bộ - ngành trung ương đang chủ quản, mỗi tòa soạn có đội ngũ phóng viên - biên tập viên hàng trăm con người (không có tòa soạn nào dưới 100 người), thế nhưng lượng phát hành mỗi kỳ từ 500 đến 1000 - 2000 tờ (giàu truyền thống như tờ "Công Thương"). 
Các tờ "đại báo" như "Nhân Dân", "Hà Nội Mới"; trong Nam là "Sài Gòn giải phóng"...giới trẻ gần như không biết tới (nói thiệt, các bác ấy đều biết cả vì nhìn con cháu trong nhà).Trong khi một bài báo như ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI, NGHICH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT của người bạn cùng cơ quan cũ là Nhà báo Lê Quang Vinh của Ngô Minh, đăng trên Blog “Quà tặng xứ mưa” – Chuyên mục | VĂN |, ngày 16/5/2014; được đông đảo bạn đọc khắp cả nước truy cập với mức độ đáng suy nghĩ: tính tới thời điểm 7 giờ 18' ngày 16-6-2014, đã có 4.015 bạn đọc (4.015 Reads).
           Bài viết của LS Hà Huy Sơn thật quý báu ở thời điểm hiện tại: cảnh tỉnh chúng ta sự “rạch ròi” của lòng yêu nước cũng như lựa chọn các hành xử thích hợp phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân sao cho đúng bổn phận là một người con "THỨ THIỆT", "CHÂN CHÍNH" của đất nước Việt Nam! 
           Rạch ròi, vì Tổ quốc - Lòng yêu nước là trên tất cả! Trên tất cả!
                                                    Hà Nội, 9 giờ 45' ngày 19/6/2014
                                                                                    LQV
( Tác giả gửi cho QTXM)
  Mâu thuẫn đối nội luôn quan trọng hơn
                            mâu thuẫn đối ngoại
 
                                                                               Hà Huy Sơn

Khái niệm đối nội, đối ngoại ở đây được hiểu một cách tương đối. Mâu thuẫn đối nội không bao giờ trở thành thứ yếu so với mâu thuẫn đối ngoại, ngoại trừ sự vật thay đổi, nó không còn là nó. Đây là vấn đề chung mang tính quy luật của sự vật; trong lĩnh vực lợi ích chính trị, quyền lực nhà nước, chính thể nói riêng cũng như vậy. Lịch sử đấu tranh của các tổ chức chính trị, các cá nhân có quyền lực chính trị trong xã hội đã chứng minh nguyên tắc này. Như các dẫn chứng lịch sử sau đây.
 
 
Không ít các thế lực chính trị trong các triều đại phong kiến Việt Nam do nhu cầu tranh giành quyền lực của phe nhóm hay vì mâu thuẫn đối nội mà đã sẵn sàng cầu viện thế lực bên ngoài. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc để rước giặc vào nhà chỉ vì lợi ích của phe nhóm hoặc vì lợi ích một số cá nhân. Đến khi vì lợi ích cá nhân, Hoàng hậu có thể giết Vua để thay con chấp chính, con giết cha, em giết anh để tranh giành ngôi báu…
 
Liên Xô trước khi chiến tranh với Phát-xít Đức nổ ra, thay vì phải tập hợp, đoàn kết mọi sức mạnh ở trong nước để chống Phát-xít Đức, việc làm đầu tiên của Stalin đã thanh trừng ngay hơn 30% số sỹ quan của quân đội mà Stalin vì cho rằng họ không đáng tin cậy, không trung thành với ông ta.
 
Trung Quốc, trong thời kỳ chiến tranh chống Phát-xít Nhật thì Đảng Cộng sản Trung Quốc tuy liên minh với Quốc dân Đảng để kháng Nhật, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn có âm mưu lợi dụng quân Nhật để triệt hạ lực lượng của Quốc dân Đảng và luôn coi Quốc dân Đảng là mối nguy hại hơn cả quân Nhật. Trong nội bộ, sau này giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc các cá nhân cũng luôn sẵn sàng thủ tiêu, giết hại đẫm máu lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
 
Hoặc trong phe Xã hội chủ nghĩa trước đây, khi Trung Quốc và Liên Xô có mâu thuẫn, tuy rằng cùng ý thức hệ Mác-Lê Nin nhưng Trung Quốc sẵn sàng vì lợi ích của mình, tranh giành ngôi bá chủ trong phe với Liên Xô; Trung Quốc đã từng bắt tay với Mỹ để chống Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
 
Các cá nhân lãnh đạo, các phe phái, thế lực chính trị trong một đất nước trong một tổ chức luôn lợi dụng mâu thuẫn bên ngoài như là một hiện tượng thiên tai, hiện tượng của thời tiết để tiêu diệt, triệt hạ lẫn nhau. Họ có thể sẵn sàng bắt tay với bên ngoài thậm trí làm tay sai, lệ thuộc để duy trì hoặc tranh giành quyền lực ở trong nước, trong đảng.
 
Mâu thuẫn đối nội luôn quan trọng hơn mâu thuẫn đối ngoại. Bằng là nhiều cuộc chiến tranh lân bang giữa các quốc gia, mâu thuẫn giữa các quốc gia đã khép lại nhưng mâu thuẫn nội tộc lại không thể hàn gắn. Lịch sử đã có nhiều gia đình hoàng tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam phải lưu vong đã mãi không bao giờ hồi hương… Do vậy, khi đất nước bị lâm nguy, sinh mệnh dân tộc bị đe dọa thì không ai khác chính nhân dân phải là người thức tỉnh trước bài học mang tính quy luật này. Ảo tưởng vì sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm, mất cảnh giác vì cùng huyết thống, cùng giống nòi như An Dương Vương đã là bài học lịch sử muôn đời cho dân tộc Việt Nam.
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=455941
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng chí ta, đồng chí địch

Nhà vănTạ Duy Anh 

 
Chỉ cần điểm qua cách xưng hô cũng thấy hiện lên một phần lịch sử quan hệ vừa bi vừa hài giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà can dự rõ nhất là danh từ đồng chí.
Tình đồng chí giữa lãnh đạo hai nước đạt độ nồng ấm nhất vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi.
Khi đó, mặc dù gần trăm triệu người dân Trung Quốc chết hoặc trước sau cũng chết bởi cuộc đại cách mạng văn hóa, thì nó vẫn không ngăn được Tố Hữu, vì tình đồng chí, viết: Trung Quốc đó bàn tay nào huyền diệu/ Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu/Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn/ Như mặt người tươi giãn những đường nhăn.
Thân tình đến nỗi, trẻ con Việt Nam cũng gọi ông Mao là “Bác”. Đây là giai đoạn Trung Quốc muốn Việt Nam “đánh Mỹ đến người cuối cùng”, vì thế họ sẵn sàng là “hậu phương bao la của Việt Nam” như lời ông Mao! Nhưng hóa ra từ khi ấy, khi là đồng chí thắm thiết của nhau, khi “cùng chí hướng” giải phóng nhân loại, xóa bỏ biên giới, “Bác Mao” đã chuẩn bị kỹ càng để chiếm đoạt biển đảo của “con cháu Bác” ở bên Việt Nam. Cú lừa để có cái Công hàm 1958 đầy bi hài là một bằng chứng.
Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, lúc ấy do chính phủ Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Vì là đồng chí nên Miền Bắc bắt buộc phải im lặng, như là chẳng liên quan gì đến mình, như là việc của hai quốc gia láng giềng*. Dân chúng miền Bắc không hề có bất cứ thông tin gì, cảm xúc gì vì vậy họ không có chút cảm giác nào về chuyện mất mát lãnh thổ. Hoặc nếu có bộ phận nào biết thì lại thấy như là điều may mắn vì kẻ thù (Việt Nam cộng hòa mà miền Bắc gọi là Ngụy quyền), mất đi một vị trí chiến lược có thể thọc vào sườn hậu phương xã hội chủ nghĩa! Danh từ đồng chí cho phép xác định Trung Quốc là bạn, còn người anh em phía Nam bị mặc nhiên coi là thù! Liệu có biến cố nào bi hài và thê thảm hơn trong lịch sử người Việt?** 
 Điều gì phải đến sẽ đến, mọi thứ nham hiểm của Trung Quốc nấp sau danh từ đồng chí cuối cùng cũng lộ mặt. Hơn 50 mười ngàn “con cháu bác Mao” (số ước tính của Hoa Kỳ) ở cả hai bên bị chết trong cuộc tắm máu nhau dọc 6 tỉnh biên giới, trong đó cứ một người rưỡi Tầu đổi một mạng An Nam. Năm 1979 Hà Nội ra sách trắng về quan hệ Việt-Trung, tố cáo Trung Quốc phản bội, chơi đểu, lợi dụng Việt Nam khó khăn để mưu thôn tính từ từ. Thế là chẳng có anh em con cháu gì nữa, chỉ đích danh “bè lũ phản độngMao” là những kẻ chủ mưu ăn thịt người Việt, sau khi đã no thịt người Hán. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1980 thậm chí còn ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, lâu dài, nguy hiểm. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh đương nhiên là những kẻ xâm lược. Có bài báo gọi đám con cháu của Tần Thủy Hoàng là “những con chó Trung Nam Hải”, còn Đặng Tiểu Bình thì là “thằng lùn cao bồi”. Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ nôm na nổi tiếng “Bác Mao không ở đâu xa/ Bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì lúc ấy có hẳn cả một bài thơ “Vịnh thằng lùn”, viết về Đặng Tiểu Bình,
Nguồn: quechoa)
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=456172

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bàn thêm về bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北)





Bàn thêm về bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北)




Ở cổng vào các  đền thờ thường có ghi những chữ Hán mà ta quen gọi là “đại tự”. Chẳng hạn như cổng lên đền Hùng là bốn chữ “Cao sơn cảnh hành” (高山景行- tạm dịch: đường lớn lên cao); cổng giữa đền Kiếp Bạc là “dữ thiên vô cực” (與天無極-tạm dịch: sánh cùng trời đất). Ngẫm nghĩ về những dòng chữ ấy ta sẽ thấy chúng chứa đựng những ý nghĩa rất sâu xa. “Cao sơn cảnh hành” có cái nghĩa thực là chỉ con đường to đi lên núi Nghĩa Cương mà hàng năm các vua Hùng vẫn lên đây làm lễ tế cáo trời đất để cầu cho quốc thái dân an; nhưng vẫn ngầm chứa một niềm tin sâu xa vào tương lai trường tồn và sáng tươi của dân tộc. Ở “dữ thiên vô cực”, nghĩa trực tiếp chỉ là lời đánh giá công lao cứu nước lớn lao của Trần Hưng Đạo, nhưng qua đây cũng thấy rõ tấm lòng của nhân dân đối những anh hùng cứu nước…
Ở cổng vào đền thờ vua Đinh tại cố đô Hoa Lư lại là bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北 – tạm dịch: khóa chặt cửa Bắc). Có lẽ đã là người Việt Nam thì ai cũng hiểu ý nghĩa sâu xa của những chữ này chính là một lời cảnh báo phải đặc biệt cảnh giác với giặc phương Bắc. Bởi đó là một kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta. Nhớ lại thời Âu Lạc, sau sự xụp đổ của An Dương Vương, đất nước rơi vào thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã cay đắng rút ra bài học này trong truyền thuyết “Mỵ Châu Trọng Thủy”. Trải hơn nghìn năm nô lệ, sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, lịch sử còn phải mất thêm 30 năm nữa, mãi đến năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, Đinh Bộ Lĩnh mới là người đầu tiên xây dựng được một nhà nước độc lập. Có thể nói tư tưởng “khóa chặt cửa Bắc” đã có trong tâm thức của người Việt Nam từ lâu, nhưng hiện lên thành câu chữ và đặt nó ở cổng đền thờ vua Đinh cũng là một lựa chọn đắc địa.

9/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bằng cách nào Tàu và Mỹ có thể tránh được một xung đột đầy thảm họa

Bằng cách khiêu khích các đồng minh của Mỹ, Bắc Kinh đang ép Mỹ phải lựa chọn giữa việc bỏ bạn bè của mình hoặc lâm chiến với Tàu. Cả hai đại cường đều tin rằng bên kia sẽ xuống nước. Nhưng rất có thể hai bên đều sai. Vậy thì, nước cờ khôn ngoan nhất của Mỹ là thay đổi trò chơi tại châu Á bằng cách san sẻ quyền lực nếu Tàu chịu ứng xử một cách có trách nhiệm.”
Hugh White, cộng tác viên xã luận của The Christian Science Monitor, ngày 18 tháng Sáu, 2014
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image001
Canberra, Australia – Nhiều người thấy khó hiểu vì sao Tàu đang có những hành vi quá hiếu chiến liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của mình tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông]. Các lãnh đạo Bắc Kinh hi vọng đạt được điều gì bằng cách gây phẫn nộ cho các nước láng giềng và phá hoại an ninh khu vực?
Thật ra, luận cứ của lãnh đạo Tàu khá đơn giản. Tàu có tham vọng nắm thêm nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn nữa tại châu Á so với những gì họ có được trong mấy thế kỷ trước đây. Và để cho Tàu có thêm quyền lực, thì Mỹ phải giảm bớt quyền lực của mình.
Họ biết rằng địa vị của Mỹ tại châu Á được xây dựng trên hệ thống liên minh và đối tác với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, gồm cả Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam. Và họ tin tưởng rằng làm suy yếu các mối quan hệ này là cách dễ nhất để làm suy yếu quyền lực của Mỹ trong khu vực.
Họ còn biết rằng, bên dưới ngôn từ ngoại giao hoa mỹ, nền tảng của những liên minh và đối tác này là niềm tin tưởng của các nước bạn đối với Mỹ, rằng Mỹ có đủ khả năng và sẵn sàng che chở họ khỏi các áp lực của Tàu. Vì thế, cách dễ nhất để Bắc Kinh làm suy yếu quyền lực của Washington tại châu Á là phải phá hoại niềm tin tưởng này.
Bằng cách sử dụng áp lực vũ trang trực tiếp trong các cuộc tranh chấp này, Tàu làm cho các nước láng giềng mong ngóng hậu thuẫn quân sự của Mỹ hơn nữa, và đồng thời Tàu cũng làm cho Mỹ thiếu sốt sắng trong việc cung ứng hậu thuẫn này, vì có một nguy cơ rõ ràng về khả năng xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Tàu. Nói cách khác, bằng cách đối đầu với các nước bạn của Mỹ bằng vũ lực, Tàu đang buộc Mỹ phải đối diện với sự lựa chọn giữa việc bỏ bạn bè và chiến tranh với Tàu.
Bắc Kinh đang đánh cược rằng, trước lựa chọn nghiệt ngã này, Mỹ sẽ thối lui và để mặc đồng minh và bạn bè mình không nơi nương tựa. Tình trạng này sẽ làm suy yếu các liên minh và đối tác của Mỹ, làm xói mòn quyền lực Mỹ tại châu Á, và tăng cường quyền lực của Tàu.
Tàu sẽ tiếp tục tháu cáy Obama
Kể từ khi Tổng thống Obama công bố chiến lược “xoay trục” hướng về châu Á, Tàu liên tục thử nghiệm ý chí của Mỹ trong việc hậu thuẫn các đồng minh về các tranh chấp tại Bãi cạn Scarborough và Đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong thời gian trước chuyến thăm viếng châu Á vào tháng Tư, ông Obama hình như có xu thế rút lui từ các cam kết của Mỹ tại khu vực này, song những tuyên bố táo bạo của ông tại Tokyo và Manila cho thấy rằng ông đã lấy lại quyết tâm để giữ lập trường cứng rắn.
Hiện nay chúng ta có thể dự kiến Tàu sẽ thử nghiệm quyết tâm mới hồi phục này của Mỹ bằng cách sử dụng thêm áp lực. Và đấy là những gì Bắc Kinh đang làm trong vùng biển kế cận Việt Nam. Tàu đang tháu cáy Obama.
Dĩ nhiên, việc tháu cáy này mang theo nhiều rủi ro cho Tàu. Tàu không muốn chiến tranh với Mỹ, vì thế họ phải tin tưởng vào phán đoán của mình rằng Mỹ sẽ xuống nước trước và bỏ bạn bè của mình hơn là dấn thân vào một cuộc chiến với Tàu. Sự tin tưởng này phản ánh hai phán đoán then chốt của lãnh đạo Tàu.
Tại sao Tàu nghĩ rằng họ ở thế thượng phong
Một là, Tàu tin rằng các khả năng quân sự mới nhất của mình có thể từ chối Mỹ một chiến thắng dễ dàng trong một cuộc đụng độ tại các vùng biển Đông Á. Họ cũng biết rằng Mỹ không thể thắng trong các vùng biển ấy mà không cần phát động một chiến dịch rộng lớn nhắm vào lãnh thổ của Tàu. Những cuộc tấn công như thế rõ ràng sẽ đưa đến nguy cơ leo thang nghiêm trọng, và việc leo thang này có thể sẽ không dừng lại dưới ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Do đó, các lãnh đạo Tàu nghĩ là các lãnh đạo Mỹ hiểu rằng một cuộc chiến tranh với Tàu hiện nay là một cuộc chiến mà Mỹ không thể tin chắc nắm được phần thắng hoặc sẽ giới hạn được mức leo thang của nó.
Hai là, Bắc Kinh tin tưởng rằng Tàu có quyết tâm hơn Mỹ. Washington rõ ràng muốn duy trì vai trò lãnh đạo của mình tại châu Á, nhưng Bắc Kinh thậm chí có quyết tâm hơn trong việc giành lấy quyền lực cho mình bất chấp quyền lực của Mỹ. Điều này khiến lãnh đạo Tàu tin tưởng rằng lãnh đạo Mỹ sẽ không cho rằng Tàu sẽ xuống nước trước trong một cuộc khủng hoảng.
Một tính toán nguy hiểm
Rủi ro là, các chính trị gia tại Washington đồng thuận rằng Bắc Kinh thật sự không dám thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ tại châu Á vì Tàu không muốn nguy cơ đương đầu với Mỹ trong một cuộc chiến mà họ chắc chắn sẽ thua. Nếu nghĩ như vậy là đúng, thì cách ứng xử của Tàu là điên rồ. Nhưng tôi tin khá chắc là Tàu không điên như người Mỹ nghĩ đâu.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều liên tục tăng cường nỗ lực của mình trong cuộc cạnh tranh tại Đông Á, trong khi các khiêu khích của Tàu nhắm vào các nước bạn và đồng minh của Mỹ trở nên táo tợn hơn và các cam kết của Mỹ trong việc hậu thuẫn những nước này trở nên dứt khoát hơn. Cả hai bên đều tin rằng bên kia sẽ xuống nước để tránh một cuộc xung đột vũ trang. Nhưng có một khả năng rất lớn là cả hai bên đều tính sai.
Chia sẻ quyền lực để tránh đại họa
May thay, còn có một phương án lựa chọn khác: Mỹ và Tàu có thể tìm ra một cách để chia sẻ quyền lực tại châu Á. Điều này sẽ khó lòng cho cả hai bên, nhưng nó có thể diễn ra nếu cả hai bên đều nhận ra rằng họ không thể khống chế châu Á trong thế kình cựa nhau.
Hẳn nhiên, Mỹ chưa bao giờ làm điều này trước đây. Nhưng trước đây Mỹ cũng chưa bao giờ đương đầu với một nước vừa giàu vừa mạnh mà Tàu có khả năng trở thành nay mai. Bằng cách nào mà Mỹ khỏi phải chia sẻ quyền lực với Tàu nếu Mỹ muốn duy trì sự hiện diện của mình tại châu Á đồng thời tránh leo thang xung đột với nước đáng sợ này?
Như vậy, nước cờ hay nhất của Mỹ là thay đổi cuộc chơi tại châu Á, bằng cách tình nguyện chia sẻ quyền lực nếu Tàu chịu ứng xử một cách có trách nhiệm. Đề xuất và củng cố một quan hệ chia quyền như vậy đòi hỏi một tài năng chính trị xuất sắc từ các lãnh đạo Mỹ. Tàu sẽ phải chấp nhận một sự hiện diện mạnh mẽ liên tục của Mỹ tại châu Á và Tàu phải tuân theo những qui phạm cơ bản như không dùng vũ lực đối với các nước láng giềng. Và Mỹ sẽ phải coi Tàu như một cường quốc ngang hàng, tôn trọng các lợi ích mà Tàu quan niệm, và không còn giữ địa vị một lãnh đạo khu vực.
Chúng ta không thể biết chính xác việc Mỹ chia sẻ quyền lực với Tàu sẽ diễn ra như thế nào, quan hệ này sẽ có hiệu quả chính xác ra sao, hay thậm chí nó có thể mang lại kết quả gì không. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng phương án lựa chọn duy nhất còn lại sẽ đưa đến thảm họa.
H. W.
Hugh Whie là giáo sư môn nghiên cứu chiến lược tại Australian National University và là tác giả cuốn The China Choice: Why We Should Share Power [Phương án đối với Tàu: Lý do tại sao chúng ta phải chia sẻ quyền lực].

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Ai làm cho gió rung cây - Cho điện tăng giá, cho ngày nóng rang??"

Mua điện gấp 3 giá thường: Kẻ nào nối giáo cho Trung Quốc?

Phạm Chí Dũng

Khác hẳn với làn sóng “thủy triều đỏ Trung Hoa” những năm trước, con sóng cuồng bạo tàn dập mang tên HD 981 vào năm nay đã làm rách toạc đáy con thuyền Việt Nam vốn đã mục nát, khiến bục tung những khoảng tối tăm bẩn thỉu bị khuất tất lâu ngày.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từng được một tờ báo Anh vinh phong là “cậm ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công thương, là tiếp dẫn ngoan ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình dân tộc.
Đất Việt - tờ báo của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và là một trong những xung kích phản biện vượt qua sợ hãi nhất trong hệ thống truyền thông nhà nước - mới đây đã cùng với GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - hé lộ một “bí mật quốc gia”: từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến 3 lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe.
Đến năm 2013, giới chuyên gia phản biện độc lập đã không còn giữ nổi bình thản: một lượng lớn điện thương phẩm mua từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây đã làm méo mó quá nhiều thị trường điện.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, khi suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của EVN về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách thời chủ nghĩa tư bản dã man này vẫn quay mặt làm ngơ với hình ảnh tàu Bình Minh bị Trung Quốc cắt cáp và ngư dân Việt bị người “đồng chí tốt” đẩy vào vòng khốn quẫn ngay trên vùng biển quê hương.
Bởi từ một góc nhìn khác, ai cũng biết Trung Quốc sở hữu khối doanh nghiệp có biệt tài “quà cáp” hẩu nhất thế giới.
Ai phải bù lỗ và gánh nợ?
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn lý thuyết kinh tế chỉ huy thời chiến để trục lợi như thế nào vào thời bình. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên thâm ý hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Với trường hợp EVN, đó chính là tội ác.
Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa 1990: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.
Trong suốt ba năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt ba năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn. Tất cả những dấu hiệu khuất lấp về tài chính và số lương “nghèo khổ” ít nhất vài chục triệu đồng theo đầu người ở tập đoàn này mà dư luận bức xúc từ năm 2011, đã hầu như không bị cơ quan chủ quản của EVN là Bộ Công thương phản cảm. Không những thế, những lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương như ông Vũ Huy Hoàng vẫn không ngơi nghỉ một chiến dịch khác: PR cho “cậu ấm hư hỏng” của mình.
Đó là một dạng PR không mới, nhưng lại chỉ được dư luận người dân Việt đặt tên chính thức từ năm 2012: PR chính sách. Chủ thể của hoạt động này chính là cái tên “nhóm thân hữu” - một chủ đề mà chưa một ủy viên bộ chính trị nào đủ can đảm hay liêm sỉ để mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ.
Cũng không quá khó hiểu là những động thái PR chính sách đã xuất hiện không ít lần, kể cả ở cấp Chính phủ.
Nhóm thân hữu, về bản chất, lại có mối quan hệ ruột rà và móc xích giữa các chính khách ở các cấp khác nhau, từ dưới lên và từ trên xuống. Trong từng trải của người dân Việt Nam, thực tế sinh tồn của các doanh nghiệp lệ thuộc vào chính sách từ nhiều năm qua đã chứng tỏ một nguyên tắc bất thành văn: chỉ có chính sách mới tạo ra được lợi nhuận; để đến lượt mình, lợi nhuận phải quay lại “nuôi” chính sách.
Cũng là “nuôi” các chính khách.
Công nghệ “giết sống”
Giá xăng dầu và điện lực phi mã tất yếu dẫn đến lạm phát đội mồ sống dậy. Trong thực tế, chỉ số tiêu dùng CPI bị tác động không nhỏ và lập tức kích hoạt hàng loạt đợt tăng giá của hàng tiêu dùng, thực phẩm, giá vận tải hành khách và hàng hóa, giá nhà trọ…, làm khốn khó hơn cho đời sống công nhân và dân nghèo vốn đã quá khó khăn.
Đời sống dân sinh ấy cũng liên đới quá đỗi hữu cơ với ít nhất 80% lực lượng vũ trang và gần 3 triệu công chức viên chức nhà nước. Vài năm gần đây, ngay cả cảnh sát giao thông còn bị “đói” thì giới nhân viên an ninh không than thở mới là chuyện lạ.
Thế nhưng đối mặt với tất cả những trớ trêu và nghịch lý tận cùng ấy, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn hầu như khóa khẩu, trong khi vài ba viên chức cấp vụ của bộ này vẫn cố gắng “an dân” bằng thuyết minh việc tăng giá xăng dầu và điện không ảnh hưởng nhiều đến CPI.
Nhưng vào năm 2013, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đã phát hiện trong bảng giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân tennis và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: cuộc chiến bù lỗ vào dân.
Sau khi tăng giá liên tục trong ba năm qua, nợ ngân hàng của EVN đã được rút bớt. Nhưng chỉ là bớt một ít. Với hơn 30.000 tỷ đồng thất bát từ đầu tư trái ngành, EVN luôn phải đối mặt với tương lai phá sản nếu không thanh toán được cho các chủ nợ.
Trong khi đó, một con số lần đầu tiên được công bố là EVN chính là doanh nghiệp vay nợ ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với hơn 118.000 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ lớn nhất mà hệ thống ngân hàng dành ưu ái cho một tập đoàn nhà nước.
Với nợ nần khổng lồ và số lỗ do đầu tư trái ngành, người ta ước tính EVN phải tăng giá điện liên tục đến năm 2017-2018 thì mới may ra “hòa vốn”.
Thế nhưng cái điểm hòa vốn ăn thịt lẫn nhau ấy lại có thể khiến những người dân nghèo nhất phải quyên sinh. Bởi theo nguyên lý từ thời tư bản dã man, nếu doanh nghiệp độc quyền có được lợi nhuận, nhân dân chắc chắn phải mất đi phần lớn thu nhập của mình; còn nếu doanh nghiệp độc quyền hòa vốn, nhân dân phải chịu lỗ hoặc phá sản.
Không chỉ mất tài sản, người dân còn phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi lối hành xử vô lương tâm của những quan chức độc quyền nhà nước. Vụ xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện ở miền Trung vào cuối năm 2013 đã “giết sống” đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ.
Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công thương. Tuy nhiên sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng”. Nhân quả là đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du “ ở nước ngoài.
Tán tận lương tâm chắc chắn là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền và những quan chức “tận Trung” trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, thái độ sống chết mặc bay càng lên ngôi, chủ nghĩa thực dụng, lợi nhuận và vong quốc càng “hiển thánh”.
Tận Trung: Kẻ nào nối giáo?
Hãy trở về với câu chuyện tán tận lương tâm dân tộc khi EVN mua điện Trung Quốc cao gấp 3 lần giá bình thường.
Một lần nữa, báo chí nhà nước bùng lên câu hỏi: Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt nghi ngờ về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này?
Ông Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển khẳng định: Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ…
Nhưng xem ra, những câu hỏi trên vẫn còn quá hiền lành trong bối cảnh quyền tự do báo chí vẫn trong “bước đi đầu tiên của thời kỳ đầu tiên của giai đoạn quá độ” ở Việt Nam.
Bởi trong tận cùng của bản chất, tán tận lương tâm quan chức và hậu quả của nó không thể không liên quan đến trách nhiệm của giới lãnh đạo chính phủ, những người đã im lặng hoặc “bật đèn xanh” cho EVN gây nên các chiến dịch tăng giá quốc nội và giảm giá quốc ngoại.
Sau ba năm kể từ lúc các chiến dịch “thủ ác” được kích phát dồn dập và bất chấp oán thán dân tình, kẻ tội đồ EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế.
Không chỉ bị lên án dữ dội bởi dư luận trong nước, khối u độc quyền doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam còn bị nhiều chính phủ xã hội dân sự trên thế giới và các tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, bởi hiện trạng bệnh hoạn đó đi ngược lại với những cam kết về “xóa độc quyền và hoàn thiện nền kinh tế thị trường” mà Chính phủ Việt Nam đã hùng dũng cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Hiện trạng bệnh hoạn trên lại không thể xa cách với bản thông điệp đầu năm 2014 của người đứng đầu chính phủ. Đã sáu tháng trôi qua, cam kết “xóa độc quyền” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn mang tăm hơi nào của một thứ quyết tâm sủi bọt.
P.C.D.
Tác giả gửi BV

Phần nhận xét hiển thị trên trang