Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

KHÔNG ĐƯỢC LÀM BÁO BẰNG TIỀN DÂN



Ngô Minh

Trên thế giới, báo chí là một nghành kinh tế mang lại lợi nhuận không lồ. Nhưng ở ta đa phần tờ báo “lề phải” từ năm 1954 đến nay đều được bao cấp, nghĩa là lấy tiền ngân sách ( tiền thuế dân nộp) để làm báo. Có người lý luận rằng :” Báo chí cách mạng là để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, nên phải bao cấp”. Đó là luận điệu của bọn cơ hội, bọn không biết xót tiền dân. Người viết xin có mấy ý kiến sau :

Thứ nhất, báo chí là một nghề, cũng như bao nhiêu nghề khác như . Nhà báo cũng là người lao động, sống bằng lao động của mình, cũng như  triệu triệu người lao động chân tay, trí óc khác. Đã là người lao động thì phải làm lấy mà ăn. Thế mà nhà báo “lề phải” lấy tiền thuế của dân  để nuôi sống mình, để làm ra tờ báo không ai muốn mua đọc, là điều  bất công lớn nhất trong lao động ở xã hội ta hiện nay. Đa phần  báo Đảng, báo của 64 tỉnh đảng bộ, báo ngành ( bộ, Tổng Công ty) biên chế rất đông. Bảo đảng tỉnh có nơi tới 50, 70 người, có tờ báo ngành biên chế lên tới 400 người, trụ sở tòa ngang dẫy dọc, xe con hai ba chiếc. Mỗi năm chi trả lương cho bộ máy, chi bảo trì nhà cửa, xăng xe lên tới cả trăm tỷ đồng. Nhưng tờ báo họ làm ra chỉ in ấn được 1000 đến 3000 bản, chỉ dùng để phát  đến bí thư chi bộ, còn 80 triệu người dân Việt thì hầu như không ai đọc, thậm chí không  biết có tờ báo đó ở trên đời. Đó là sự vô lý, sự bất công lớn nhất. Cho nên mới có nghịch lý :” Báo Nhân Dân thì lãnh đạo đọc, báo Công an thì dân đọc”.


      Bất công thứ hai là, trong làng báo “lề phải” ấy, có rất nhiều  tờ báo biết tự làm lấy mà ăn, không  lấy tiền ngân sách để nuôi báo. Ví dụ các tờ báo của  ngành công an như báo Công an TP Hồ Chí Minh, Công an nhân dân, An ninh thế giới… hay báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ.v.v..Tôi có dịp tìm hiểu cách làm của tờ báo Công an Đà Nẵng (CADN), một tờ báo ngành của một tỉnh miền Trung, từ đó tôi phát hiện ra sự bất công trong  quản lý báo chí hiện nay. Báo CADN cho biết, mỗi kỳ ti-ra của báo  là 11.000 tờ, nên họ sống bằng tiền bán báo là chủ yếu. Báo CADN in ấn ở miền Trung nhưng phát hành trên địa bàn cả nước. Đội ngũ cán bộ biên tập, phóng viên của báo  76 người, trong đó có 20 sĩ quan công an. Tiền lương của 20 sĩ quan này họ nhập vào quỹ xây dựng lực lượng. Còn hàng tháng họ ăn lương của báo. Năm 2013, báo CADN đạt doanh thu 123 tỷ đồng. Do làm báo có lãi, báo đầu tư trang thiết bị hiện đại cho biên tập viên  viên. Đầu tư cử phóng viên ra bám trụ ở vùng biển Hoàng Sa từ ngày bọn Đại Hán Trung Quốc đặt giàn khoan 981 ở vùng biển Việt Nam. Báo CADN là tờ báo có ti-ra khiêm tốn nhất trong làng báo của ngành công an, cũng đã sống bằng nghề báo của mình, không ăn vào tiền thuế của dân. Các tờ báo  khác của ngành công an có lãi lớn hơn, họ còn nộp thuế, nộp cho Quỹ xây dựng lực lượng và đi làm từ thiện, giúp đỡ đồng báo nghèo. Báo Thanh niên, Tuổi trẻ lương phóng viên rất cao, nhuận bút thuộc loại cao nhất nước hiện nay. Báo chí muốn có lãi phải có ti-ra lớn, phát hành rộng rãi . Muốn thế phải hướng về khát vọng, tâm tư, ước muốn của người dân, từ cái ăn cái mặc, nơi ở, nước sạch, những khổ đau mà dân phải chịu trước tệ nạn cường quyền. nghĩa là phải mang hơi thở của cuộc sống nóng bỏng. Báo chí chỉ viết về lãnh đạo chuyên  dạy dỗ dân thì dân không đọc đâu.


Vấn đề đặt ra là các tờ báo “tự thu tự chi” đó cũng là “báo chí cách mạng”, “họ cũng phải làm nhiệm vụ chính trị tối thượng là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ảnh thành tựu đổi mới của đất nước” (như nghị quyết thường nói) giống như hàng trăm tờ các báo khác. Vậy sao các tờ báo trung ương, tỉnh lại được bao cấp từ A đến Z ? Thật quá bất công. Hơn nữa, mang danh báo đảng, báo ngành, các báo  sống bằng ngân sách nhà nước ấy lại cử phóng viên hàng ngày đi “đọc lệnh” trấn lột doanh nghiệp bằng cái gọi là “quảng cáo”, làm cho chi phí đầu vào của hàng hóa tăng cao, khó bán. Nước ta hiện có  15.000 người có thẻ nhà báo, nhưng sống bằng nghề báo hẳn hoi ( có nghĩa sống bằng nhuận bút) hỏi được bao nhiêu người ? Người sống bằng quảng cáo, giàu có xe hơi nhà lầu thì không viết được bài báo nào ! Thật xấu hổ!

Từ sự phân tích trên , tôi cho rằng đã có nhiều tờ báo  cách mạng, phục vụ chính trị hẳn hoi vẫn  có lãi, tự thu tự chi được. Vậy sao không bắt các tờ báo “lề phải” khác phải vay vốn mà làm báo, lấy  lãi bán báo mà trả lương cho cán bộ phóng viên. Và phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, sai phạm là kỷ luật là phạt tù. Đó là lẽ phải, là chân lý. Không thể khác được.

Đã đến lúc phải hô vang :” KHÔNG ĐƯỢC LẤY  TIỀN THUẾ CỦA DÂN ĐỂ LẢM BÁO !!!”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đó là bọn điên đểu cáng, hết thuốc chữa rồi!

CHUYỆN THẬT VỀ MỘT NGƯỜI KHÙNG ĐIÊN Ở PHỐ TÔI .
Nhà tôi ở phố Bốt tròn ,thành phố Hải Phòng.Ngay đầu phố có một anh tên là Ngọc. Anh ta là người có nghề bắt mạch , và cắt thuốc đông y gia truyền , anh biết vẽ tranh và biết nhiều thứ ngoại ngữ. Bỗng một thời gian người ta thấy anh ta mua nhiều đèn tuýt về giăng khắp nhà , rồi những trưa nắng thì cởi trần mặc quần đùi đi đi lại lại trên vỉa hè nắng nôi ,nóng bức. Người ta xì xào bảo anh này bị điên rồi. Kẻ thì bảo , có mà điên khối ra ấy , hắn ta hình như đang nghiên cứu cái gì để tìm phương thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ai cũng hoang mang và không biết là anh ta có phải bị điên hay không nữa.
Một hôm anh ta lôi cái giá vẽ ra vỉa hè , rồi lấy cái giây xích to đùng quấn quanh cái giá vẽ và lấy cả cái khóa ,khóa lại ,rồi ngồi đấy canh chừng , như là đang cùm kẹp , hành hình cái giá vẽ của anh ta vậy. Mọi người cho rằng đích thị anh này bị khùng điên thật rồi .
Tôi đi xa nhà chín năm trở về…Anh tới ngay nhà tôi và đòi vào gặp tôi. Cả nhà tôi bảo , anh Ngọc bị điên đừng cho vào nhà , sợ bị làm loạn lên. Tôi bảo không sao cứ cho vào đây.
Khi thấy tôi anh bảo :
Ơi Thanh ơi…em về rồi ư? Anh nghe thấy tin Thanh về anh mừng vui quá….cho anh xin chén rượu…
Anh nhớ em và nhớ những bức tranh em vẽ.
Tôi mời anh ngồi và đón tiếp rất tử tế. Tôi bảo các em lấy rượu ra mời anh uống. Qua câu chuyện với anh tôi biết anh cũng có phần nào bị chút thần kinh không ổn định. Nhưng cái lạ là anh hay nói lung tung , lúc bằng tiếng việt , lúc bằng tiếng Tây với người đời . Nhưng sao gặp tôi anh ta tỏ ra rất trân trọng và vẫn nhớ tôi ,chứ không hề biểu hiện ngang tàng phá phách gì. Tôi thấy thương cảm cho anh trong hoàn cảnh này. Ngồi trò chuyện lung tung tới nửa tiếng thì anh xin phép về. Tôi cầm một số tiền trao vào tay anh bảo anh cầm lấy tiêu vặt. Anh ta tỏ ra vui mừng và cám ơn tôi rồi đi về với niềm hân hoan. Ra đường anh khoe với mọi người là đã gặp được tôi và được tôi đón tiếp rất tử tế .
Ở nhà hơn một tháng anh cũng qua lại nhà tôi một vài lần nữa. Tôi đều trân trọng anh ta và rất thông cảm với hoàn cảnh của anh.
Những lần sau này tôi về thì không gặp anh ta nữa , nghe tin anh đã qua đời rồi. Nhưng đến giờ tôi cũng không quên được một người điên ở phố tôi còn biết ơn biết nghĩa , biết điều hay lẽ phải ở đời này.
Nay thấy sứ Tầu sang nước ta. Bao nhiêu người đại diện cho chính quyền tươi cười đón tiếp , ân cần niềm nở …Vậy mà về nước nó giở giọng bất nghĩa , nói mình là “con hoang” thằng con hư hỏng , nó sang nó gọi về nhà. Thế có bố láo không cơ chứ , chúng nó “xách dép” cho người khùng điên ở phố tôi.
Chúng nó là những kẻ không thể nào chơi được.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gửi mấy ông bà báo láo!


NGUYỄN ĐÌNH BỔN 
Cách đây mấy năm, tình cờ bật tivi, thấy một cái mặt mà mình ghê tởm đang ngồi đó, rao giảng về “thiên chức” của nhà báo Việt Nam. Tay này làm thơ, viết báo, thượng đội hạ đạp, cơ hội chủ nghĩa, từng bị bạn bè tui đập mấy lần, nhưng ngày 21.6 đàng hoàng lên truyền hình để nổ!

Thời chưa bùng nổ facebook và blog, những tay viết báo thiếu tư cách nhưng thừa vô sỉ nổ kinh lắm, không chỉ là ngày 21.6, mà suốt năm, nhiều tay cầm được cái “thẻ nhà báo” là nổ như bom. Nào là thiên chức báo chí, tự hào, sức mạnh ngòi bút, trung thực, dũng cảm… ối, đủ thứ… nói chung cái chữ nào của Việt Nam có hơi hướng tụng ca là xài, tự sướng như xài… sex toy!

Bây giờ mạng xã hội mạnh mẽ gấp nhiều lần nên bọn đó tự may miệng chút rồi, nhưng đến ngày 21.6 vẫn còn nổ, và các tòa soạn vẫn tổ chức rùm beng, nào hoa, nào chúc tụng, nào rượu và phong bì!

Tôi không phủ nhận những nhà báo viết cho báo “lề phải” nhưng công tâm, viết được nhiều bài hay, có tác động tốt đến xã hội, nhưng công bằng mà nhìn thì những bài viết chứa thông tin mà người dân thực sự cần đọc thường bị tòa soạn cắt xén, trong khi đó các loại tin như hot girl, vén váy, kiều nữ, hậu trường giải trí, đại gia, siêu xe, hiếp dâm, giết người, trộm chó… tràn ngập, trên tất cả các loại báo, góp phần không nhỏ làm tha hóa xã hội, hướng dư luận vào những chuyện xa xỉ, tầm phào…

Thậm chí có tay nhà báo còn tự đắc, làm như đang sống ở Mỹ, khoác cho mình cái gọi là “quyền lực thứ tư” mới tức cười (thực ra cái quyền thứ 4 này là đi hù dân kinh doanh kiếm phong bì!). Thôi đi quí vị. Đừng tự sướng với những từ ngữ to tát mà bản thân quí vị biết chỉ như một cuộc thủ dâm, bởi làm hoài bệnh hoạn lắm. Ngay cả chuyện đâu tận bên Tàu, xảy ra đã 25 năm là Thiên An Môn mà quí vị còn phải rút bài thì nên cúi mặt xuống cho dân họ còn có chút tình thương cảm.

Quốc gia đang lâm nguy mọi mặt, cả ngoại xâm và nghèo đói cũng chỉ vì những cá nhân mà các ngòi bút vô sỉ từng ca ngợi. Vì vậy nếu còn chút lương tâm, hãy chỉ nhận những lời chúc tụng rỗng tuếch, những lẳng hoa vô hồn, còn phong bì thì nên chuyển đến các địa chỉ cần nhận như các em bé vùng cao phải ăn nòng nọc hay chuột bọ để sống cầm hơi, những người tàn tật bán vé số ngoài vỉa hè, những bà mẹ uống nước ao đở đói và cả các chiến sĩ đang đối mặt với quân thù ngoài lãnh hải hay biên giới thay vì tiếp tục tự sướng trên những bàn nhậu ê hề, với đặc sản và chân dài!

Nguồn: Dân News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Để làm gì chứ?

Làm thế nào để được lên báo?


Hà Hiển
HH – Hôm nay 21/6  là ngày “Báo chí cách mạng VN”, thấy nhiều trang mạng đăng về chủ đề ‘báo chí CM”, mình chẳng biết viết gì nữa nên post lại cái bài cũ này được viết cách đây đã lâu rồi – khi mà tác giả mới tập tành chuyện viết lách…

Trừ các nhà hoạt động tình báo thầm lặng, con người ta từ bé đến lớn đều có nhu cầu bản năng là được “PR”, được mọi người biết đến tên tuổi, đã có tiếng rồi thì thì lại thích được nổi tiếng hơn, âu cũng là chuyện hết sức chính đáng. Một đất nước có nhiều người nổi tiếng theo nghĩa tốt thì đất nước ấy cũng được thơm lây, miễn là đừng “đánh bóng” quá mức bình thường và không chỉ có ta khen ta mà làm sao để người ngoài người ta cũng biết đến.

Có nhiều cách để “PR”. Cách phổ biến là được đăng báo, được “lên” ti vi. Chẳng hạn như con bé nhà tôi ngày khai trường được quay TV thì sướng âm ỉ cả tháng, báo cho bố mẹ, cô dì chú bác nhớ ngày ấy, giờ ấy mở TV để nhìn thấy mặt nó.

Không chỉ cái mặt được đưa lên TV hay được chụp trên báo mới vinh dự, thường thì những người không phải nhà báo như tôi mà có một vài bài viết được đăng trên báo thì cũng sướng rêm người (mượn chữ của bọ Lập), khoe hết người này đến người khác. Chẳng thế mà khi gửi 1 ý kiến lên một tờ báo nổi tiếng được đăng ngay ở cái mục toàn những nhà báo nhà văn cây đa cây đề viết thì sướng phát điên lên. Thấy mấy ông bạn nhà báo xui đến tòa soạn báo đấy mà lấy nhuận bút vì nghe đâu nhuận bút của cái mục đó cao lắm. Thế là tấp tểnh đến tòa báo xưng tên thì người ta bảo nhuận bút bài ấy đã trả cho cái cô biên tập rồi. Đọc kỹ lại thì thấy đúng là cô đó đã “biên tập” bằng mấy lời mở đầu rằng tòa soạn đã nhận được ý kiến này của bạn đọc, sau đó là toàn bộ bài viết của mình, sau đó cô ta khóa đuôi bằng mấy câu rằng thì là tòa soạn hoan nghênh và ủng hộ ý kiến đó.

Thôi thế cũng là vinh dự lắm rồi, mình ngượng nghịu nhìn mấy nhân viên tòa báo như người mắc lỗi rồi cảm ơn các anh chị, nói rằng không sao, từ bé đến giờ mới có bài được đăng báo nên hạnh phúc lắm, sướng lắm, không có các anh các chị chặn đầu khóa đuôi thế thì làm sao ý kiến của em được mọi người biết đến được.

Chắc cũng biết được nhu cầu cần “PR” của các nhà doanh nghiệp trẻ cũng như già nên thỉnh thoảng mình cũng được mấy em nhà báo xinh đẹp tìm hoặc gọi điện thoại đến, giọng cứ véo von rằng anh cho em cái hợp đồng quảng cáo đi, kèm theo đó em sẽ đưa anh lên báo miễn phí kèm theo bài ca ngợi về cá nhân, hoặc anh có muốn được thành doanh nhân tài năng, có thích giải “Sao Vàng Đất Việt” không vân vân và vân vân. Nghe thì cũng thích lắm nhưng khi nghe cô đó bảo cái bài ca ngợi về “cuộc đời và sự nghiệp” ấy anh phải tự viết hộ cho em thì mình xin chịu, vì tự xét thấy khuyết điểm thì nhiều hơn ưu điểm, chẳng có tài cán công trạng gì nên làm sao viết được. Thế là đành trả lời cô bé rằng cám ơn em, anh thấy Cụ Hồ ngày xưa vẫn dạy báo chí có nhiệm vụ phải nêu những tấm gương “Người Tốt, Việc Tốt” lên báo để cả nước học tập cơ mà. Nếu em thấy anh tốt thật thì cứ việc đăng theo nhiệm vụ đó, sao bắt anh phải ký thêm cái hợp đồng quảng cáo làm gì, còn khi nào cần quảng cáo anh sẽ gọi em sau nhé.

Hình như bây giờ khác ngày xưa. Gương người tốt việc tốt thiếu vắng hẳn trên báo. Có thể là vì người tốt bây giờ hiếm lắm chăng? Hoặc do bây giờ báo chí nêu gương ai thì người ấy phải trả tiền hoặc phải trả bằng các hợp đồng quảng cáo mà đa số người tốt thì lại ít tiền nên chẳng được đăng báo? Nếu vậy thì thật không công bằng. Nếu có quy định người tốt muốn được lên báo phải đóng tiền thì cũng cần phải có quy định nếu báo chí tăng được lợi nhuận từ việc đăng những gương người xấu thì phải trích lại phần trăm cho những người bị đăng báo đó chứ? Mình nói vậy vì cứ hôm nào trên báo có đăng ông thứ trưởng này bị bắt, ông tổng giám đốc kia bị truy tố, hay ông tổng cục nọ hiếp dâm trẻ em… thì báo bán đắt như tôm tươi. Lúc ấy chẳng cần “hợp đồng quảng cáo” nào đi kèm mà tất cả các tờ báo từ trung ương đến địa phương ngay ngày hôm sau đều đồng loạt đưa lên trang nhất “cuộc đời và sự nghiệp” của các đương sự.

Thực ra thì trên báo lác đác thỉnh thoảng cũng có vài tin người tốt. Nhưng nếu chịu khó sưu tầm lại những bài báo đó để dành thì đến những ngày xấu trời nào đó có thể chúng ta sẽ đọc được những bài báo viết về những nhân vật này nhưng lại ở mục… người xấu. Tôi biết có chị mới đạt danh hiệu “người phụ nữ nổi tiếng châu Á” cách đây không lâu hiện đang bị truy tố vì tham nhũng, có anh vừa đạt danh hiệu doanh nhân trẻ tài năng, được trao giải “Sao vàng đất Việt” được vài tháng thì bị bắt. Nghe nói nếu chậm bắt 1 tuần thôi thì anh ta có thể đã kịp nhận danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” rồi… Những người này thì đều có 1 đặc điểm chung là tuy xấu tốt nhiều lúc khác nhau nhưng tiền, vàng luôn luôn nhiều vô kể.

Thế mới biết, cứ có thật nhiều tiền thì rất dễ được đăng báo!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Lão này chỉ là một trong số "bị lộ" thui - Mềnh nghĩ thời gian tham, tiểu nhân, nịnh nọt đắc chí loại này chém bảy ngày không hết!

Con đường tiến thân kỳ lạ của Phó TGĐ Vinalines vừa bị bắt

(Dân trí) - Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông Vũ Khắc Từ vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học". Đến năm 1997, ông Từ đã leo lên chức Giám đốc cảng Quảng Ninh.
 >>  Tạm đình chỉ công tác một phó TGĐ Vinalines
 >> Bắt Phó Tổng giám đốc Vinalines ngay tại Keangnam

Chiều 19/6, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, thực hiện bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Vũ Khắc Từ (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) đề điều tra về hành vi Tham ô tài sản tại thời điểm ông này làm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cảng Quảng Ninh. Việc bắt giữ ông Từ diễn ra chỉ sau vài ngày ông này bị đình chỉ chức vụ.
Trước thời điểm bị bắt, ông Vũ Khắc Từ cũng đã gây nên hàng loạt sự vụ “lùm xùm” xung quanh chuyện dùng bằng cấp giả và các sai phạm trong quá trình điều hành hoạt động ở cảng Quảng Ninh.
Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả
Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Theo tìm hiểu, ông Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng (cũ). Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông này vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học".
Năm 1983, ông Vũ Khắc Từ được nhận vào làm nhân viên tại cảng Quảng Ninh. Đầu năm 1984, ông Từ đã tranh thủ đi học bổ túc văn hoá vào ban đêm (mặc dù theo hồ sơ ông đã có bằng tốt nghiệp năm 1983).
Cuối năm 1984, theo chủ trương xuất khẩu lao động, ông Từ cùng một số CBCNV của cảng Quảng Ninh đi xuất khẩu lao động, việc học bổ túc của ông cũng chấm dứt luôn từ đó. Đến khoảng đầu năm 1990 ông Từ trở về nước và xin quay lại làm việc tại cảng.
Năm 1991, không hiểu bằng cách nào ông Từ có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học như đã nói ở trên. Nhờ tấm bằng này, ông Từ đã đăng ký học đại học tại chức Thương mại tổ chức tại Quảng Ninh. Từ năm 1997 đến nay giữ chức vụ giám đốc cảng Quảng Ninh.
Tuy nhiên, sự việc của ông Từ bị đổ bể vào cuối năm 1997, bà Trần Thị Trai (công tác tại cảng Quảng Ninh, người đã nhiều năm làm việc với ông Vũ Khắc Từ) có đơn kiến nghị phản ánh việc ông Từ sử dụng bằng giả.
Lá đơn nêu rõ: "Năm 1984, tôi và anh Vũ Khắc Từ cùng học bổ túc văn hoá lớp 8A, Trường Bổ túc văn hóa cơ khí Hồng Gai do thầy Nhẫn làm Hiệu trưởng, học chưa được nửa học kỳ thì anh Từ bỏ học. Sau đó anh Từ đi nước ngoài về và không hiểu lấy đâu ra bằng để đi học đại học tại chức. Tôi thấy vô lý quá...". Bà Trai đề nghị Đảng uỷ cảng cần có biện pháp thẩm tra làm rõ để kết luận cụ thể vấn đề trên. Ngay sau khi nhận được lá đơn kiến nghị trên, Đảng uỷ cảng Quảng Ninh đã tiến hành xác minh sự việc.

Văn bằng của ông Vũ Khắc Từ bị tố cáo giả là bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học được cấp ngày 26/4/1991 (đóng dấu cấp lại) do Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Hưng là Lê Thị Kim Dung ký với nội dung: "Cấp cho Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng đã tốt nghiệp BTVH, trung học trong kỳ thi năm 1983 tại Hội đồng thi Lương Bằng, theo chương trình đào tạo tại chức, xếp loại trúng tuyển: Khá".

Ngày 18/10/1997, ông Nguyễn Khắc Hào, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên đã ký công văn số trả lời Đảng uỷ Cảng Quảng Ninh với nội dung: "Kiểm tra danh sách thí sinh tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983; xác minh không có tên thí sinh Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng dự thi tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983".
Thế nhưng, ngày 2/11/1997, ông Từ đến Sở GD&ĐT Hưng Yên làm đơn xin xác nhận việc cấp lại bằng thì ông Nguyễn Khắc Hào lại làm "giấy xác nhận" với nội dung văn bằng mà ông Vũ Khắc Từ đang sử dụng là có thật.
Trả lời báo giới vào lúc đó, ông Hào giải thích rằng, Hội đồng thi Lương Bằng - Kim Động năm 1983 có 7 phòng thi, đến nay chỉ còn danh sách 5 phòng (bị mất 2 phòng) vì thời gian lưu trữ quá lâu trong hoàn cảnh phải di chuyển, chạy bão lụt liên tục và chuyển giao công việc qua 4 cán bộ. Đặc biệt khi tách tỉnh, số lượng tài liệu bị thiếu hụt và chất lượng giấy tờ bị mục nát, mối xông quá nhiều không sử dụng được. Mặt khác ông Vũ Khắc Từ thuộc cán bộ đi học, tuổi đã cao cho nên không nằm trong danh sách chung với các phòng của học sinh.
Tuy nhiên, theo hồ sơ tại Phòng Lưu trữ Bộ GD&ĐT, danh sách thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp BTVH trung học năm học 1982-1983 tại hội đồng thi Lương Bằng, Kim Thi, Hải Hưng không hề có tên ông Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại xã Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng.
Ông Lại Hữu Miễn, Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo, cho biết, việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học là rất hãn hữu và chỉ xảy ra khi người được cấp bằng do thiên tai, địch hoạ hoặc vì một lý do đặc biệt nào đó mà bị mất mới được cấp lại. Người mất phải có đơn và xác nhận của chính quyền địa phương về thiên tai, địch hoạ gửi sở GD&ĐT. Sở căn cứ vào đó xem xét cấp lại bằng hoặc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để cấp lại bằng loại này thì phải căn cứ vào các biên bản của hội đồng thi. Danh sách ghi tên, ghi điểm phải có cả chữ ký của thí sinh. Thí sinh phải tham dự kỳ thi, đủ điểm xét tuyển thì mới có thể cấp lại. Diện bổ túc không có xét tốt nghiệp đặc cách. Trong trường hợp cấp lại bằng do phúc khảo thì vẫn phải đảm bảo yếu tố có dự thi và đạt mức điểm quy định.
Lê Tú

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam



 GS Chu Hảo

 I. Trí thức và tầng lớp trí thức
    Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức ?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?
    Mỗi câu hỏi trên đây đều đặt ra một vấn đề thảo luận rất nghiêm túc và lý thú, có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đổi mới – hội nhập – phát triển. Để đi đến đồng thuận chắc cần phải có thời gian. Ở đây chúng tôi chỉ xin đặt vấn đề và gợi mở, mong các bạn đọc cùng chia sẻ.
    Ai là trí thức?
    Đã từ lâu, ở nước ta tồn tại một khái niệm đơn giản: Những người lao động trí óc là trí thức, chỉ cốt để phân biệt với những người lao động chân tay như công nhân và nông dân. Một quan niệm bớt đơn giản hơn một chút thì cho rằng hễ có trình độ học vấn từ cấp cao đẳng, đại học trở lên là trí thức. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc viết năm 1947 Hồ Chủ tịch đã dùng định nghĩa này. Theo chỗ tôi hiểu thì Người đã cố tình giải thích khái niệm này (cũng như một số khái niệm khác) một cách hết sức đơn giản, dễ hiểu, thích hợp với trình độ dân trí của nước ta thời đó. Ngày nay, chúng ta không nên quá câu nệ vào việc giữ nguyên định nghĩa này của Bác Hồ.
    Thật ra ngay từ khi từ “tầng lớp trí thức” (intelligentsia) xuất hiện lần đầu tiên ở Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, và sau đó là từ “người trí thức” (intellectuel) xuất hiện ở Pháp sau công xã Paris (1871), đã mang một ý nghĩa khá rõ ràng : đó là những người không chỉ có học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị – xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Cũng trong tinh thần cách mạng ấy Karl Marx đã coi trí thức là những người có đủ tri thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội nên họ phải là những người : “phê bình không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào“. Cần phải hiểu rằng ở đây Marx chỉ muốn nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người trí thức. “Những gì đang hiện hữu” là những bất cập của các chính sách xã hội hiện hành, chứ không thể là những chính sách hợp lý, tiến bộ. Người trí thức có năng lực phê phán và có tầm nhìn xa nên thường hay tỏ sự bất bình trước sự trì trệ và bất hợp lý một cách công khai và thẳng thắn.
    Với những hiểu biết trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng tầng lớp trí thức của xã hội có thiên chức sau :
  1. Tiếp thu và truyền bá tri thức khoa học & công nghệ hoặc văn hóa & nghệ thuật ;
  2. Sáng tạo các giá trị mới của tri thức khoa học & công nghệ hoặc văn hóa & nghệ thuật ;
  3. Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội ;
  4. Dự báo và định hướng dư luận xã hội.
    Trong đó, hai điểm đầu tiên là chung cho những người lao động trí óc. Còn hai điểm sau chủ yếu là riêng cho tầng lớp trí thức.
    Quan niệm về trí thức trên đây là phổ quát đến với các xã hội văn minh cận, hiện đại. Riêng ở nước ta, từ khi có lịch sử thành văn cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quan niệm này có lẽ chỉ thích hợp trong một giai đoạn phát triển ngắn ngủi, từ đầu đến giữa thế kỷ 20, khi xuất hiện tình huống giới trí thức mới (dùng chữ quốc ngữ) có cơ hội trở thành một tầng lớp xã hội khá độc lập với chính quyền về hoạt động nghề nghiệp và chính kiến. Ngoài giai đoạn này, chúng tôi e rằng chưa bao giờ ở nước ta thực sự có một tầng lớp trí thức như cách hiểu thông thường của thế giới.
    Thường ở ta, trí thức được gán một cách không đúng cho những người gọi là “có học”, chỉ xuất hiện ở xã hội Việt Nam ở buổi đầu công nguyên từ khi nhà Hán du nhập Nho giáo vào Việt Nam với mục đích giáo hóa và đào tạo quan lại bản xứ. Sau khi giành được độc lập vào năm 939, các triều đại phong kiến ngày càng tôn sùng Nho giáo ; và đến đời nhà Trần (thế kỷ 13) thì Nho giáo đã được coi là hệ tư tưởng chính thống cho đến hết các triều Nguyễn (đầu thế kỷ 20). Suốt gần một nghìn năm ấy chỉ có một thứ được dạy và được học (một cách có hệ thống) là Nho giáo (khác với sự chuyên biệt hạn hẹp của Phật giáo và Đạo giáo). Các Nho sĩ sau khi đỗ đạt sẽ được bổ nhiệm làm các quan lớn, nhỏ trong hệ thống cai trị của Nhà nước phong kiến. Các Nho sĩ thi trượt thì trở lại làng quê vừa dạy “chữ thánh hiền” như một kế sinh nhai, vừa “dùi mài kinh sử” đợi kỳ thi sau, đợi được đi làm quan để “cả họ được nhờ” !
    Cái cơ hội “đổi đời” dường như duy nhất ấy đã tạo ra, một mặt là cái mà chúng ta vẫn thường tự ca ngợi là truyền thống hiếu học của dân ta, mặt khác, quan trọng hơn đã tạo nên sự lệ thuộc đến nô dịch của những người “có học” vào Nhà nước phong kiến. Và do đó, có thể nói rằng dưới các triều đại phong kiến ở nước ta chưa bao giờ tồn tại một tầng lớp trí thức theo cách hiểu đúng đắn của từ này. Các sĩ phu là những người “có học” có danh tiếng của các thời đại phong kiến, do vậy hầu hết cũng chỉ là các “quan văn” mang sứ mệnh “phò chính thống” mà thôi — họ không hẳn là người trí thức, hoặc tầng lớp trí thức, như cách hiểu thông thường.
    Đến giữa thế kỷ 19 cùng với sự suy đồi của triều Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh công nghiệp phương tây, tầng lớp Nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc và xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân — tiền thân của nhóm trí thức đầu tiên của nước ta nửa đầu thế kỷ 20. Những nhân vật điển hình có thể kể đến là Vũ Tông Phan (1800-1851, cùng với Hội Hướng thiện) ; Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) ; Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895) ; Nguyễn Tư Giản (1823-1890) ; Phạm Phú Thứ (1820- 1883) v.v… Đó chính là những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dù là theo đường lối bạo lực, như các phong trào Cần Vương (Phan Đình Phùng, 1844-1895), và Đông Du (Phan Bội Châu, 1867-1940) ; hay chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa – giáo dục như phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872-1920), và Đông Kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854-1927).
   Vào những năm đầu của thế kỷ 20, cùng với sự tàn lụi của chế độ phong kiến và sự thiết lập chế độ của thực dân, ảnh hưởng của tư tưởng Dân chủ tư sản và khoa học – kỹ thuật phương Tây đã tràn vào xã hội Việt Nam thông qua Nhật Bản và Trung Hoa. Trong bối cảnh đó phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục đã quy tụ được một tầng lớp sĩ phu trí thức bao gồm các nho sĩ cách tân (Huỳnh Thúc Kháng, 1876-1947 ; Trần Quý Cáp, 1870- 1908 ; Đào Nguyên Phổ, 1861-1907 v.v…), và các trí thức mới dùng quốc ngữ và tiếng Pháp (Trương Vĩnh Ký, 1837-1898 ; Phan Khôi, 1887- 1960 ; Nguyễn Văn Vĩnh, 1882-1936 ; Phạm Quỳnh, 1892-1945; Nguyễn Văn Tố, 1889-1947 v.v…). Đây chính là tầng lớp trí thức đầu tiên của nước ta.
    Hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra cho một số người điều kiện có chỗ đứng khá độc lập với chính quyền, có thể sống bằng nghề lao động trí óc của mình chứ không nhất thiết phải ra “làm quan”, và tiếng nói của họ càng ngày càng có uy tín trong xã hội. Họ phần đông là người hành nghề tự do như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy giáo, nhà báo, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, và nghệ sĩ… Những phần tử ưu tú trong số đó chính là tầng lớp trí thức mới, và nhiều người đã đóng vai trò nòng cốt trong các tổ chức văn hóa hoạt động công khai. Đó là các hội, chẳng hạn Trí Tri, Khai trí Tiến đức, Truyền bá Quốc ngữ và Tự lực Văn đoàn v.v… Là các báo hoặc tạp chí, chẳng hạn Đông Dương, Nam Phong, Tiếng Dân, Tri Tân, Thanh Nghị, Khoa học v.v… Tình trạng này đã tiếp diễn cho đến năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được tầng lớp trí thức ấy tham gia vào chính quyền cách mạng non trẻ của mình. Những nhân vật tiêu biểu như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hòe… (xuất thân từ các sĩ phu Nho học); Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên…. (xuất thân từ tầng lớp trí thức “Tây học”) đã và sẽ luôn là tấm guơng mẫu mực về phẩm tính cao quý của người tri thức.
    Tiếc rằng từ đầu những năm 50 của đầu thế kỷ trước, ngay khi còn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tầng lớp trí thức của chúng ta với những nhân cách văn hoá đẹp đẽ ấy, lại rơi vào một thời kỳ phát triển đặc biệt mà chắc còn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu một cách nghiêm túc sự tồn tại và vai trò của họ trong xã hội. Thời kỳ phát triển đặc biệt này có thể phân kỳ thành ba giai đoạn 1945-1950 là thời kỳ cách mạng và kháng chiến nhưng hết sức “lãng mạn” của tầng lớp trí thức yêu nước, 1950-1965 là thời kỳ du nhập một cách hoàn chỉnh ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Maoist vào Việt Nam, qua các phong trào chính huấn tư tưởng, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, phê phán Nhân văn Giai phẩm và chống “xét lại”; 1965-1975 là thời chiến mọi nhu cầu tinh thần và các giá trị văn hóa đều hướng vào mục tiêu giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước ; 1976-1986 là thời kỳ quan liêu bao cấp, đặc biệt là về mặt tư tưởng ; 1986 cho đến nay là thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Mỗi giai đoạn trên đây đều có hoàn cảnh chính trị – kinh tế – xã hội khá đặc biệt đối với sinh hoạt tinh thần – tư tưởng của tầng lớp có học.
    Sau giai đoạn giao thời 1945-1950, có lẽ tầng lớp trí thức trước cách mạng đã không tồn tại nữa. Từ năm 1950 trở đi tầng lớp có học ngày càng đông ; các cá nhân trí thức thì lúc nào cũng tồn tại, có lúc hết sức hiếm hoi như giai đoạn 1950-1965 ; nhưng tầng lớp trí thức thì không tồn tại, ít nhất là cho đến trước đổi mới (1986). Từ năm 1986 đến nay tầng lớp có học có bằng cấp cao ngày càng đông nhưng phẩm tính trí thức thì chỉ thấy ở những cá nhân lẻ tẻ. Những cá nhân này ngày càng đông cùng với quá trình mở rộng dân chủ trong sinh hoạt xã hội, nhưng điều kiện để cho họ tự liên kết lại thành một tầng lớp có vị trí xác định trong xã hội dân sự thì chưa đủ.
    Cần phải có những nghiên cứu nghiêm chỉnh về tầng lớp “có học” từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay để có được bức tranh hoàn chỉnh về trí thức Việt Nam từ khi có độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Muốn vậy ngoài việc thống kê đầy đủ sự biến động về số lượng và tính chất hoạt động của những người có học vấn nói chung, cần phải nghiên cứu hồ sơ của những trí thức tiêu biểu qua từng thời kỳ. Hồ sơ của những người như : Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Nguyễn Đình Thi… cũng như của Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường… sẽ nói lên được rất nhiều điều đáng quan tâm.
    Vì chưa có điều kiện tìm hiểu một cách có hệ thống nên ở đây chúng tôi đã không đề cập đến tầng lớp trí thức (hoặc “có học”) ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975.
    II. Phẩm tính “trí thức” Việt Nam
    Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, đều có tính cách chung là : Tôn thờ lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ ; Độc lập tư duy ; Hoài nghi lành mạnh ; và Tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng. Chúng ta thường nghe nói : trí thức Trung Hoa thâm thúy (thâm nho), trí thức Nhật khiêm tốn (đến khách khí), trí thức Nga sâu sắc đôn hậu, trí thức Mỹ thực dụng, trí thức Anh lạnh lùng tỉnh táo, trí thức Pháp hào hoa phong nhã, v.v… Vậy trí thức Việt Nam có đặc điểm gì ? Chúng ta đã từng nghe nói đến tính cách “phò chính thống” ; và tính cách “quan văn”, tựu chung lại là tính “thích được chính quyền sử dụng”. Có nhiều người nói là tính cách “tuỳ thời”, nghe có vẻ dễ chịu hơn chữ “cơ hội” hay là “hèn” mà một số bạn đồng nghiệp của chúng ta không ngại ngần khẳng định. Nguyên cớ gì mà phải “hèn” ? Đã “hèn” làm sao có nhân cách ? Thiếu nhân cách liệu có xứng đáng là trí thức ?  Nhiều ý kiến cho rằng bi kịch của giới “trí thức” Việt Nam chính là ở chỗ này !
    Nhưng như vậy có lẽ chưa được công bằng cho lắm ! Bởi lẽ, còn có một thực tế khác nữa cần phải xem xét. Đó là tính cách uyển chuyển, kết hợp “hành” và “tàng” của sĩ phu – trí thức nước nhà. Điều kiện cho phép thì bung ra hoạt động ; lúc khó khăn thì tạm ẩn dật chờ thời, có khi “tàng” ngay trong lòng cường quyền với tâm trạng “cấp lưu, dũng thoái” (trước dòng nước xiết, can đảm thoái lui). Thế nhưng ranh giới giữa thái độ đúng đắn này với cái sự hèn thật là mong manh ; chỉ “tự mình, mình biết cho mình” chứ khó lòng mà phán xét từ phía ngoài. Vậy thực sự trí thức Việt Nam có phẩm tính gì ?
    Phẩm tính cao quý nhất của người trí thức là Tôn thờ lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ, không bị gò bó bởi ý thức hệ, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không khuất phục trước uy quyền và không bị tha hóa bởi danh lợi. Nếu trong một xã hội có nhiều người có học vấn cao đồng thời có những phẩm tính như vậy lại liên kết được với nhau (chủ yếu bằng diễn đàn và giao lưu tư tưởng chứ không phải bằng các hội đoàn) thành một tầng lớp, thì đấy là một xã hội dân sự lành mạnh, có nhiều tiềm năng phát triển.
    Tạm gác sang một bên khái niệm “tầng lớp trí thức” như cần được làm rõ ở mục I., chúng ta hãy xem xét tầng lớp những người “có học” trong giai đoạn hiện nay phù hợp với đối tượng điều chỉnh của NQTW7 khóa 10, mà từ những năm 60 thế kỷ trước được Đảng và Nhà nước coi là “tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa”. Trước Cách mạng tháng Tám, tầng lớp “có học”, như được xã hội đương thời công nhận, có thể bao gồm những người có học vấn từ trung học, thậm chí tiểu học, trở lên. Ngày nay, những người có bằng cấp từ đại học, cao đẳng trở lên, được coi là tầng lớp “trí thức”. Con số này vào khoảng 2,6 triệu. Trong đó có bằng Tiến sĩ khoảng 16 nghìn, Thạc sĩ 20 nghìn, Giáo sư khoảng 1, 2 nghìn và Phó Giáo sư khoảng 7 nghìn. Lực lượng này nằm đông nhất là trong các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước, sau đó là ở các trường học, bệnh viện, các lực lượng quân đội an ninh, và doanh nghiệp. Lực lượng này cũng được tập hợp trong một số Hội hoặc Liên hiệp hội như : Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam…
    Những nét đặc trưng của “tầng lớp trí thức XHCN” này là gì?
    Ngoài những đặc tính được Đảng và Nhà nước và phần nào là xã hội thừa nhận là ưu điểm, là tích cực như: Yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội ; Trung thành với Đảng và Nhân dân; Cần cù, thông minh, sáng tạo ; Không ngại khó khăn gian khổ… thì những tiêu cực không thể phủ nhận được là hết sức điển hình. Đó là:
1. Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu.
2. Tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử.
3. Ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng.
4. Thiếu tinh thần hợp tác và ít lòng vị tha.
    Tất cả những mặt tiêu cực điển hình của tầng lớp có học nói trên đều xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự mất dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng, trước hết trong nội bộ Đảng, rồi từ đó trong toàn xã hội. Sự mất dân chủ này đã bắt đầu từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, sau chiến dịch Biên giới, khi ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Mao Trạch Đông, tràn vào Việt Nam theo con đường chính thống, được một bộ phận chủ chốt của Đảng tiếp thu và áp dụng một cách rốt ráo cho đến tận trước Đại hội VI.
    Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, phát huy dân chủ và tự do tư tưởng đã được Đảng đề xướng (qua chủ trương “cởi trói” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và được toàn dân hân hoan đón nhận, nhất là tầng lớp “có học”, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ “được cởi trói”. Nhưng tiếc rằng chỉ ít năm sau đó không khí dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng dần dần bị loãng hẳn đi cho đến trước Đại hội 10. Khi Đảng chủ trương lấy ý kiến của quần chúng đóng góp cho văn kiện Đại hội 10, bầu không khí dân chủ lại đuợc thổi vào một luồng sinh khí mới từ nhân dân. Tiếc rằng ngay sau Đại hội 10 cho đến nay, càng ngày càng có những biểu hiện đáng lo ngại về thực chất của nền dân chủ của chúng ta. Điều này được thể hiện khá rõ trong việc quản lý các hoạt động báo chí và xuất bản gần đây.
    Báo chí và xuất bản là mặt tiền, là thước đo của mỗi nền dân chủ. Chúng ta muốn xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản dân chủ và công bằng. Sách và báo chí còn là vật mang, là phương tiện trường tồn của các nền văn hóa. Chúng ta muốn có một nền văn hóa tiên tiến, thấm đượm bản sắc dân tộc thì một lần nữa, trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản tiên tiến và nhân bản. Những nhiệm vụ nặng nề ấy không phải của riêng ai mà của tất cả: Nhà nước, cộng đồng người viết và cộng đồng người đọc.
    III. Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tầng lớp trí thức ở Việt Nam
    1. Các bài học lịch sử
     Khẩu hiệu “Trí, phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ“, nghe nói có từ thời Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng hình như không có văn bản nào chứng tỏ đó là chủ trương chính thức của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau Đại hội lần thứ 2, nói chung khẩu hiệu này đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau, trừ một số trường hợp được chính phủ Cụ Hồ trọng dụng, nâng đỡ ngay từ đầu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt mà cách mạng không thể bỏ qua. Cùng với thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chúng ta đã trả giá đến tận ngày nay cho thái độ kỳ thị của cách mạng đối với các tầng lớp trí thức, công thương gia và địa chủ.
    Thái độ kỳ thị này cũng giống hệt như thái độ của những người cộng sản Nga từ sau Cách mạng tháng 10 đối với tầng lớp trí thức của nước họ. Ngay sau Cách mạng tháng 10, hàng ngàn gia đình trí thức Nga đã buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Số còn lại hầu hết đã trở thành đối tượng của cách mạng và dần dần không còn tồn tại như một tầng lớp xã hội nữa : Số muốn giữ nhân cách trí thức thì bị đàn áp không những về mặt tư tưởng mà thậm chí bị tù tội ở các khu cải tạo ; số khác tự đánh mất mình bằng thái độ “chùm chăn” hoặc cơ hội chính trị. Trong cuốn sách Về trí thức Nga (ở mục Tài liệu tham khảo) các tác giả cũng phân tích khá sâu sắc sự hình thành về phẩm chất và thái độ chính trị của tầng lớp có học (mà có người gọi là “trí thức nửa mùa”) trong suốt thời kỳ Xô Viết cũ. Họ chỉ ra rằng nhà nước Xô Viết cũ đã thực hiện chính sách “cào bằng giá trị” và “đồng nhất xã hội” để không còn tồn tại tầng lớp tinh hoa – tầng lớp trí thức không đáng tin cậy dưới con mắt của tầng lớp lãnh đạo. Một số nhỏ cá nhân trí thức tiêu biểu đã chỉ được sử dụng như những bông hoa làm cảnh cho chế độ mà thôi !
    Tình trạng này không khác mấy so với các biến cố đã xảy ra ở Trung Quốc đối với tầng lớp trí thức, nhất là trong cuộc cách mạng văn hóa hồi những năm 60 và cuộc vận động dân chủ hồi cuối những năm 80. Tầng lớp trí thức ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu cũng như vậy, cũng hầu như tan rã sau những biến cố thăng trầm.
    Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao tất cả các nước theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản đều có một kết cục như nhau đối với tầng lớp trí thức như vậy ? Câu trả lời có thể là : Vì trong tất cả các nước ấy đã không thực sự có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Tình trạng đó đã bắt đầu từ khi Lenin áp dụng nguyên tắc Tập trung Dân chủ trong Đảng Cộng sản Nga trước và sau Cách mạng tháng 10 và trở thành truyền thống của các Đảng Cộng sản. Thay vì Dân chủ Tập trung, tức là trước hết phải thực hành Dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau kể cả khi tuân theo nguyên tắc : thiểu số phục tùng đa số, cấp dưói phục tùng cấp trên v.v… các Đảng Cộng sản đã áp dụng nguyên tắc Tập trung là chủ yếu, Dân chủ chỉ là thêm vào. Sau khi nắm chính quyền, nguyên tắc Tập trung Dân chủ sai lầm này lại được áp dụng trong toàn bộ máy Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội.
    Cơ chế mất dân chủ này đã xiết chặt cái “vòng kim cô” mất lập trường giai cấp và chệch hướng XHCN lên toàn bộ sinh hoạt tinh thần – tư tưởng trong nội bộ Đảng và toàn xã hội ở tất cả các nước đã áp dụng mô hình chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết.
    Cơ chế mất dân chủ với cái “vòng kim cô” ấy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước ta đặc biệt từ khi giải phóng miền Nam : Đất nước đã thống nhất, nhưng lòng dân vẫn chưa quy tụ về một mối, khối đại đoàn kết dân tộc không được như chúng ta mong muốn, nhiều khi không có sự đồng thuận xã hội trong những vấn đề quan trọng của đất nước.
    2. Quan điểm và định hướng
    Trong quan điểm và định hướng nhất thiết chúng ta phải khẳng định rằng : Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp trí thức thực thụ được hình thành và phát triển như Nghị quyết của Trung ương Đảng về Xây dựng đội ngũ trí thức đã nêu rõ. Muốn vậy, điều cốt lõi là phải thực hành nghiêm chỉnh chế độ dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng.
    Phát huy dân chủ phải được đặt trên nền tảng mục đích chung của dân tộc là xây dựng một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Mục đích chung ấy là quyền lợi của dân tộc, phải được đặt lên trên hết, trên mọi chủ thuyết, mọi ý thức hệ và mọi lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau.
    Dân chủ không phải là sản phẩm chỉ của phương Tây (dù là Hy Lạp cổ đại hay Tây Âu và Bắc Mỹ hiện đại) mà là sản phẩm của cả nhân loại, trong đó có phương Đông. Phật giáo hết sức đề cao Đối thoại và Khoan dung, là cốt lõi sâu xa của Dân chủ. Dân chủ là một chế độ, trong đó mọi công dân thực có quyền được nhận xét, phê phán và chất vấn trực tiếp các cấp lãnh đạo (ở nước ta là của Đảng và của Nhà nước). Đúng như lời của Nelson Mandela nói : “Bất cứ ai muốn phát biểu có thể được nói. Đó là Dân chủ trong hình thức thuần tuý nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng dẳng cấp giữa vị trí quan trọng của người này với người kia, nhưng dù là lãnh tụ hay dân thường, tướng tá hay thày thuốc, buôn bán hay nông dân, đại chủ hay tá điền, người nào cũng được nói… chính đó là nền tảng của Dân chủ : Tất cả mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng như là công dân“.
    Định hướng quan trọng nhất mà chúng ta cần là phải làm rõ nội dung công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói : “Về công thức Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, chúng ta cũng đã từng đưa ra từ rất lâu, ngày nay cũng vẫn được nhắc lại như cũ. Nếu không làm rõ nội hàm của những mối quan hệ đó thì vẫn lâm vào tình trạng nói một đằng làm một nẻo. Chúng ta tiếp tục lúng túng và khó tránh khỏi sẽ lại phạm vào những sai lầm trong việc đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, trong khi thường xuyên nói đến công thức kể trên như một cách để nói, chứ không phải nói để làm, nói vậy mà không phải vậy. Thực chất nội dung của công thức đó chính là đảm bảo quyền Dân chủ trong Đảng, xây dựng được Nhà nước pháp quyền vững mạnh, phát huy quyền tự do Dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam“.
    Rút kinh nghiệm từ những bài học lịch sử, căn cứ vào những quan điểm và định hướng kể trên, để nâng cao chất lượng thực hành Dân chủ đối với đội ngũ trí thức (hay là “có học” như nói ở trên) cần thiết phải có các giải pháp sau đây :
    2.1. Trước hết phải thực hành Dân chủ ở trong nội bộ Đảng.
    Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, trên thực tế Đảng lãnh đạo và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội. Nếu trong Đảng mà không thực sự có Dân chủ thì ngoài xã hội không thể có Dân chủ.
    Trước hết trong Đảng phải thực sự tôn trọng nguyên tắc Dân chủ Tập trung chứ không phải Tập trung Dân chủ. Đại hội đại biểu của Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, sau đó đến Ban chấp hành Trung ương, rồi mới tới Bộ Chính trị. Nguyên tắc này lâu nay bị vi phạm, thường là Bộ Chính trị có quyền hạn tuyệt đối không những trong nội bộ Đảng, mà còn đối với mọi vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước mà lẽ ra phải là trách nhiệm của Quốc hội.
    Trong nội bộ Đảng, mọi Đảng viên nên đều phải được phát biểu và bảo vệ chính kiến của mình song song với nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cần phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện để ý kiến của thiểu số được thảo luận một cách công khai và bình đẳng.
    Cơ chế dân chủ trực tiếp cần phải được phát huy tối đa trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việc bổ nhiệm đảng viên vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống Nhà nước phải được tiến hành một cách dân chủ hơn. Không áp đặt tiêu chuẩn cấp uỷ Đảng vào tiêu chuẩn lãnh đạo các cấp nhà nước. Một vị trí lãnh đạo nhà nước có thể tiến cử hai Đảng viên có ý kiến khác nhau về chủ trương về cách thực hiện để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước lựa chọn, v.v….
    Chỉ trong những điều kiện tối thiểu như trên thì tầng lớp trí thực thực thụ của nước ta mới có thể tự hình thành và phát triển một cách lành mạnh được.
    2.2. Phải từng bước xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh.
    Trong điều kiện chế độ chính trị có một Đảng lãnh đạo, những khiếm khuyết do chế độ toàn trị gây ra có thể được khắc phục, điều chỉnh một cách hữu hiệu bằng xã hội dân sự. Xã hội dân sự lành mạnh là đối trọng, chứ không phải là đối lập với Nhà nước. Sự đồng thuận xã hội được giải quyết chủ yếu thông qua xã hội dân sự.
    Trước mắt phải xây dựng được một Luật về Hội. Các hội nghề nghiệp và quần chúng là thành phần quan trọng nhất của xã hội dân sự. Quyền tự do thành lập Hội được ghi trong Hiến pháp phải được thể hiện đầy đủ trong Luật về Hội.
    Chỉ trong một xã hôi dân sự lành mạnh như vậy tầng lớp trí thức mới phát huy được phẩm tính trí thức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    2.3. Phải thực sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân như được ghi trong Hiến pháp.
    Tự do ngôn luận là quyền được bình đẳng phát biểu công khai ý kiến của mỗi công dân. Đó là cốt lõi của Dân chủ, không có tự do ngôn luận thì không thể dân chủ.
    Báo chí và xuất bản sách là công cụ chủ yếu để thực hiện tự do ngôn luận. Luật về Báo chí và Xuất bản cần được cải thiện hơn nữa, hướng tới chấp nhận nền báo chí và xuất bản tư nhân và mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về các ấn phẩm của mình.
    Không có tự do ngôn luận thì những người “có học” chỉ có thể là những người là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi ) nhưng không thể trở thành một tầng lớp trí thức mà các xã hội văn minh coi là tinh hoa.
Hà Nộitháng 6.2010
Chu Hảo
Nguồn: ĐHNT
Tài liệu tham khảo
1.       Hồ Chí Minh, Sửa đổi lề lối làm việc, 1947.
2.       N.M Voskpesenskaia và N.B Davletshina, Chế độ Dân chủ – Nhà nước và xã hội(Phạm Nguyên Trường dịch), NXB Tri thức, Hà Nội 2009.
3.       Nhiều tác giả (Nga), Về Trí thức Nga, (La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch), NXB Tri thức, Hà Nội 2009.
4.       Việt Phương, Dân chủ, Tài liệu tham khảo cá nhân, Hà Nội, 9 – 2008.
5.       Trần Hữu Dũng, Dân chủ và phát triển, Thời đại mới, Số 10 tháng 3 năm 2007.
6.       Võ Văn Kiệt, Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới, 2006

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TINH HOA PHỐ CỔ




Thằng này dân kiến, một lối nói giản tiện chỉ bọn kiến trúc sư. Tôi không biết nó chui ở lò nào ra nhưng dáng dấp thì y như dân... lò mổ. Là mặt to, tai vuông, vai bằng và chân tay thì như lực điền bòn ăn ngày giáp hạt.

Nó không danh giá mấy nhưng nghe đâu cụ tam đại cũng có tí oai phong, làm tới chức quản xa tòa đốc lý Hà thành thời Pháp. Mà quản xa là gì? Nôm na là anh trông xe cho quan nhớn. Cả một thời quốc dân răng đen mắt toét dận guốc mộc nhai giầu không mà ông tam đại đã mom men với Tây dương và dinh thự hẳn là tự hào quá đi chứ lị. Có phỏng?

Bởi cái nguồn gốc đó nên nó luôn tự hào là dân gốc Hà thành mặc dù gộc của ông tam đại tít mãi mạn xứ Đoài ngái xa. Bằng chứng là nó ở trong căn biệt thự Pháp cổ nơi phố cũ. Căn biệt thự khí to nhưng trong đó nhung nhúc những công dân mà có người còn trọ trẹ giọng Thanh - Nghệ nên đâm ra lại nhỏ. Nó ở căn buồng lồi nếu đo bằng gang tay thì hơi lâu nhưng nếu dùng thước thì không có chỗ cho người thứ hai căng vạch. Bé lắm, bằng cái móng chân con ấu trùng là cùng. Thề không điêu. Nhiều bận tôi bảo cút ngoại ô mà ở nhưng nó nhăn nhở mà rằng chật chội mới làm nên danh giá giai phố. À ra thế cơ đấy. Nó là giai phố cổ.

Tôi người nhà quê nên không hiểu lắm cái phong hóa người phố hội, nhất là lại cổ như nó nhưng đận lâu lâu cũng có đọc cái tiện bút của anh thợ văn cái đéo gì Hà. À phải, giai phố cổ. Đại để bên cạnh những sơn phết vàng son quá vãng là những thứ mạ kền đương đại tanh tao. Nghe đâu đọc tiện bút này, giai phố cổ tụ bạ thành một đống to lùng anh thợ văn kia mà hỏi cho ra nhẽ cái tội tình. Tai nạn văn chương hay lại là trò tô vẽ? Ai mà biết được.

Tôi đồ là nó có vợ con rồi. Chỉ băn khoăn cái nhẽ là không biết chúng ở đâu thôi. Chứ cái nhà chật thế nó nằm ngồi hẵng còn phải khai căn lấy lũy thừa cho vừa vặn thì gia quyến chui đâu? Tính tôi chơi mới ai chỉ biết thân người đó, chứ chả mấy khi để ý đến chuyện riêng tư. Tôi nghĩ thế là hay nhưng nhiều đứa cho là vô tâm vô tính. Thực ra tôi chán ngấy cái sự soi mói nhau, nhất là trong rương hòm và trên giường ngủ.

Thời sinh viên nó cũng hào hùng. Là cây ghi  ta cự phách trứ danh kiêm sáng lập viên của cái ban nhạc đâu như là Bức Vách. Tôi công nhận những ai có gốc gác Hà thành hoặc cổ quái như nó đều rất có khiếu văn công, khác xa với lũ giai quê chả có cái nết mẹ gì là đáng kể ngoài cái nước non "rũ bùn đứng dậy sáng lòa". Ban Bức Vách một thời đình đám lắm, đến nay vưỡn tuy không nổi thường xuyên bởi thứ nhạc chúng chơi kém phổ thông lại kén cả tai người. Tôi không thông thạo nhạc nhẽo nhưng nghe đâu là Rock. Còn Rock là gì? Tôi biết đéo đâu. Hình như nhạc của Tây phương thời phải, đại khái phải gào thét hú hét mới ăn thua. Nó chơi đâu được một thời thì bỏ bởi cơm cháo không đùa với bọn dở hơi và chơi thứ nhạc lại...hơi dở. 

Ở phố thị, chơi nhạc tân thời là thế nhưng nó có nết ăn uống khí bần nông là chuyên trị mắm tôm và nước mắm chắt. Mắm tôm phải là mắm xứ Thanh vửa tanh vửa gắt hôi thối đen xì mới hợp vị. Nước mắm chắt cũng phải cùng xuất xứ, chưng theo lối thủ công cất từ chum ra mà nếu để lâu là có dòi. Tôi không tưởng tượng được mồm mép nó sẽ như thế nào khi xực vào những thứ kinh dị kia nhưng khi thấy sơ bộ trình bày về pha chế và gia giảm vào các món ăn thì lại tung tăng muốn thử. Tuy chưa có dịp may nhưng nghe giang hồ đồn đại là đi la liếm ở đâu nó cũng tậu hai bịch dưới cốp con Uây Tầu mang đến hiện trường đánh nhắm. Nhẽ thơm ngon lắm nên ruồi nhặng bu đen yên, nhiều đứa kỹ tính ra hít hà rồi phán là hành kinh qua đường tiết niệu. Mẹ kiếp, thói thường đàn ông người ta hay mang theo diệu, đằng này...hehehe.

Đấy là cái sự ăn. Sự hút của nó cũng kỳ tài. Thuốc lá lúc nào cũng như thắp nhang trên mõm, độc một loại rẻ tiền nhưng bây giờ lại là chất chát của dân chơi: Thăng Long. Lối nó rút thuốc ra khỏi bao rồi vê, rồi rê, rồi gắn lên khóe môi oách như tài tử bởi kiểu cách đó y hệt gã đại tá Nguyễn Thành Luân trên màn bạc một thời. Tôi đồ là nó học được trên phim, hoặc cũng có thể là nết riêng giai phố, hoặc cũng không chừng là hứng thú riêng tư? Điếu thuốc có thể thấp kém phẩm chất nhưng qua cách nó hút người ta bỗng thấy sang lên chứ không như kiểu trọc phú hút xì -gà dễ làm cho người ta hình dung ra con chuột trù đang tu nước mắm.

Tôi hay cùng nó tụ bạ lúc nông nhàn, phố thị kêu là rỗi việc. Tuyền những khi khuya khoắt đêm hôm. Nhậu trong cảnh thanh vắng đó mới thú bởi nếu say rồi khạc nhổ hoặc chửi bậy cũng chẳng ai hay, đái xoắn chim vắt cầu âu vồng qua phố hẹp đẹp như cổ tích cũng không ai trách. Hay như phấn chí thì đọc thơ bựa, hát nhạc chế, chán đi thì địt mẹ lãnh tụ. Thật là tự do, bình đẳng, bác ái không biết để đâu cho hết. Canh diệu muộn nhất tàn lúc năm giờ sáng, tranh thủ uốn éo vặn lưng nhún chân cho khí huyết lưu thông tí chút rồi lại nhúc nhắc rủ nhau đi lòng lợn tiết canh mé đường tàu. Thiên tài cái là nó chửa từng say. Còn tôi hehe địt mẹ như ông cún.

Đận đầu năm vun mãi tôi mới đủ tiền mua khoảnh đất chó ỉa cất căn nhà mới. Chỗ thân tình nên tôi rắp tâm nhờ nó việc trọng là thiết kế cái không gian tồn tại sao cho kiểu cách. Tôi cho nó tự do sáng tạo, khoán luôn cả việc vật tư thiết bị thợ thuyền. Bạn bè nhớn nên nhờ việc cũng phải nhớn nhao sao cho đáng giá. Mấy lị những gì không thông thạo thì tốt nhất là nên giao phó cho bọn tay chuyên. Tôi yên tâm lắm và yên chí nghĩ về căn nhà bá đạo trong đời. Việc của tôi là chạy lo tiền, rảnh rang thì lang thang lên mạng đong vài em tiết hạnh, thi thoảng mới đảo qua lôi nó đi sa ngã đêm hôm và đứng ngoài nhìn hình hài căn nhà mà ưng cái bụng.

Hôm cúng bái nhập trạch lấy ngày tôi mới vào trong theo lối mê tín. Tôi càng ưng hơn khi mọi nhẽ trên cả tuyệt vời và hơn cả mong đợi. Nó là thiên tài. Dứt khoát rồi. Không cần nghĩ ngợi. Nhưng cái làm tôi tá hỏa là trong tất cả các nhà tắm tuyệt đối không có chỗ để vệ sinh, chính xác ra là đi ỉa dù đẹp đẽ và sạch sẽ vô ngần. Tôi cứ nghĩ nó thiết kế chỗ bần tiện kia huyền bí, có thể trên tum hoặc dưới gậm giường nhưng tịnh chẳng thấy đâu. Đem hết sức bình sinh mang ra hỏi nó thì cái mặt kia nghệt mất mấy giây rồi thản nhiên " bao năm nay tao toàn đi ỉa dạo. Nên quên".

Phải rồi. Nhẽ đó là nết tinh hoa phố cổ? Hố hố...

Phần nhận xét hiển thị trên trang