Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Có lẽ bạn chưa biết?

Chứng cứ thu thập từ internet trong vụ án hình sự
Từ khi công nghệ internet được ứng dụng rộng rãi thì các cơ quan điều tra cũng lấy các dữ liệu từ nguồn này làm chứng cứ phổ biến để cáo buộc các bị can, bị cáo có liên quan sử dụng máy tính. Việc làm này có khách quan và có đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay hay không?
1. Khoản 1 điều 64 “Chứng cứ” Bộ luật tố tụng hình sự 2003, quy định: “ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp, tính xác thực.

Các dữ liệu in từ máy tính cá nhân có kết nối internet hoặc in từ internet, để xác định người chủ của các dữ liệu đó cần phải tuân theo những quy định của pháp luật. Máy tính khi kết nối internet thì có khả năng bị hacker thâm nhập vào phần cứngphần mềm hay mạng máy tính để thay đổi hoặc thiết lập các dữ liệu khác ở trong máy tính. Vì vậy để xác định dữ liệu máy tính là của ai, trong thương mại điện tử đã có quy định từ rất sớm, đó là chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bảnhình ảnhvideo...) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Do vậy, để xác định các dữ liệu in từ máy tính cá nhân có kết nối internet hoặc in từ internet là của ai lưu trữ hoặc do ai tạo ra thì cần phải xác nhận bằng chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử chỉ được coi là chứng cứ nếu nó được chứng thực hợp pháp theo điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005:

Điều 21. Chữ ký điện tử

1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử”.

Hay nói cách khác, chữ ký điện tử hợp pháp phải được chứng thực như khoản 2 điều 4 Luật giao dịch điện tử, quy định: “Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Về bản chất trong tố tụng hình sự cũng như thương mại điện tử để xác định một dữ liệu được lấy từ máy tính đã kết nối internet mà không có chữ ký điện tử hoặc không có quy định tương tự như vậy về công nghệ thì không có cơ sở xác thực, khách quan khẳng định người chủ dữ liệu đó là ai.

2. 

Nếu các dữ liệu đó được in ra và được người bị bắt ký xác nhận hoặc căn cứ vào lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để xác định chủ của các dữ liệu là ai thì đây cũng chỉ là căn cứ gián tiếp để tham khảo chứ không phải là những gì có thật và những chứng cứ này không được coi là thu thập hợp pháp.

Để tránh khỏi tình cảnh giam giữ lâu ngày, bị bức cung, mớm cung, để làm hài lòng cơ quan điều tra… hoặc vì những động cơ cá nhân khác nhau (như để trả thù người khác, để vu khống, hoặc để muốn mình trở thành người nổi tiếng…) những người nêu trên hoàn toàn có thể ký vào những dữ liệu được cơ quan điều tra in ra để làm chứng cứ.

Và theo điều 72 “Lời khai của bị can, bị cáo”, Bộ luật tố tụng, quy định:

“1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.

Kết luận: Từ trước đến nay, nhiều vụ án các cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào chứng cứ duy nhất là các dữ liệu được in ra máy tính hay internet do chính bị can, bị cáo ký nhận hoặc do những người khác ký xác nhận để cáo buộc, kết tội bị can, bị cáo. Những chứng cứ này là không khách quan, vi phạm một cách nghiêm trọng quy định của Bộ luật tố tụng năm 2003, làm hàm oan không ít người vô tội. Để chấm dứt tình trạng này, tôi cho rằng Quốc hội, Chính phủ cần sớm ban hành Luật, Pháp lệnh chứng cứ trong tố tụng hình sự hoặc Nghị định hướng dẫn chi tiết về Chương V “Chứng cứ” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Hà Nội, ngày 11/06/2014

Luật sư Hà Huy Sơn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh trống lảng



Ảnh bên:Tiến sĩ Tạ Văn Tài (ngồi giữa) tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” tháng 5-2012, tại Hiu-xtơn. Ảnh tư liệu

Là người từng có dịp đối đáp, chất vấn trực tiếp với các học giả và chuyên gia Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông tại các hội nghị quốc tế, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, luật sư, cựu giảng viên và đang là nghiên cứu viên tại Trường Luật Harvard (Mỹ) cho rằng, Việt Nam cần phải liên tục phản đối việc Trung Quốc vẽ các lô dầu sẽ cho đấu thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Tạ Văn Tài, với việc thực hiện các hành vi sai trái trên, Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược “lấn dần”, với hy vọng các quốc gia quanh Biển Đông không phản đối thì họ sẽ “gặm nhấm” dần quyền lợi của những nước này. Cho nên người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, phải liên tục phản đối các hành động nhằm phục vụ cho những toan tính này của Trung Quốc, nhất là tại các diễn đàn quốc tế để vạch rõ cho cộng đồng quốc tế thấy rõ Trung Quốc đuối lý ra sao.

Tiến sĩ Tài chia sẻ, bản thân ông từng tham dự một số hội nghị quốc tế cũng không thể chấp nhận được những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc liên quan tới chủ quyền ở Biển Đông, nên ông đã đứng dậy thẳng thắn đối đáp với các đại biểu Trung Quốc. Và tất cả những câu hỏi mà tiến sĩ đặt ra, các học giả Trung Quốc đều không có câu trả lời thuyết phục hoặc cố tình lảng tránh không trả lời.   

Dịp ông nhớ nhất đó là tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” được tổ chức rất quy mô của ngành dầu khí thế giới, diễn ra tại thành phố Hiu-xtơn của Mỹ, vào tháng 5-2012. Tại hội nghị này, đại biểu Trung Quốc đã trình bày bản đồ các lô dầu trong vùng "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông để mời các hãng dầu thế giới tham gia đấu thầu. Tiến sĩ Tài cho biết, hội nghị này là lần thứ hai ông có dịp để bảo vệ và bênh vực các quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông.

Tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” năm 2012 có 2.500 hãng dầu khí thế giới tham dự, bao gồm cả PetroVietnam. Ông cùng một số học giả Việt Nam tham dự buổi thuyết trình của ông Jin Xiaojian về chiến lược pháttriển của Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ông Jin Xiaojian đưa ra một số bản đồ Biển Đông cho biết có nhiều triển vọng dầu ở phía bắc Biển Đông gần Hải Nam và phía nam Biển Đông, vùng Trường Sa, hơn là vùng ở giữa, nhưng tất cả đều khoanh trong cái vòng đai "đường lưỡi bò", sát vào và có chỗ chắc chắn lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước quanh Biển Đông, y như thể Trung Quốc nói với các cử tọa là Trung Quốc dự tính yêu sách chủ quyền tài nguyên trong "đường lưỡi bò" đó. Sau đó, ông ta đưa ra một bản đồ "đường lưỡi bò" y hệt nhưng có thêm các lô dầu khí và phát biểu ám chỉ CNOOC sẽ khai thác hay mời chào các hãng dầu tham dự hội nghị đấu thầu các lô ấy.

Thấy rõ sự phi lý trong phần trình bày này của đại biểu Trung Quốc, ở phần hai của buổi họp hôm đó, tiến sĩ Tài cho biết ông là người đã đặt câu hỏi đầu tiên để chất vấn. Khi đó, ông đã phát biểu rằng: Tôi không phải là đại diện của một trong các công ty ông mời gọi, nhưng là một người trong giới đại học, từ Trường Luật Harvard nơi tôi làm việc nhiều năm, và cũng là luật sư. Ở Harvard, chúng tôi gọi Trung Quốc là “rồng lớn” và Việt Nam là “rồng nhỏ”. Tôi hỏi với tư cách công dân Mỹ và cả tư cách cựu công dân Việt Nam. Câu hỏi thứ nhất: Bản đồ ông đưa ra ghi rõ các khu vực có nhiều hay ít triển vọng dầu khí ở Biển Đông bao gồm vùng đại dương bị khoanh bởi "đường lưỡi bò" vô căn cứ. Do đó chúng tôi hy vọng đây chỉ là một bản đồ về trữ lượng dầu khí chứ không phải là bản đồ yêu sách chủ quyền tài nguyên thiên nhiên. Nhưng nếu đó thực là bản đồ Công ty CNOOC dùng để giành đòi tài nguyên trong vùng xâm lấn vào Vùng đặc quyền kinh tế của các nước nhỏ, thì ông giải quyết cái sự xung đột yêu sách chủ quyền này ra sao?

Câu hỏi thứ hai: Triển vọng của Trung Quốc về dầu đá phiến (shale oil) là lớn nhất thế giới, ở Tứ Xuyên và Tân Cương, có thể giúp giảm mối lo của Trung Quốc về năng lượng, như Chủ tịch Fu Chengyu của Công ty Sinopec nói: “Dầu khí loại bất quy ước của Trung Quốc là tài nguyên hydrocarbon chính cho sự phát triển tương lai của Trung Quốc”. Triển vọng này có làm Trung Quốc bớt lấn lướt trong yêu sách ở Biển Đông, như với khu vực trong "đường lưỡi bò" vốn làm tổn hại cho việc Trung Quốc trở thành cường quốc được các nước khác tôn trọng hay không?

Tiến sĩ Tài nhớ rất rõ rằng, trước khi trả lời hai câu hỏi này, ông Jin Xiaojian đã trao đổi với một số đại biểu khác trong phái đoàn Trung Quốc trên bàn diễn giả. Nhưng sau đó Tiến sĩ Tài chỉ nhận được lời khước từ ngắn gọn của ông Jin Xiaojian: “Đó là những câu hỏi dài, rất dài. Hôm nay, chúng tôi bàn về kỹ thuật khai thác dầu khí, chứ không bàn về các yêu sách chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Về câu hỏi 2, trong phiên họp về dầu ngoài biển này, chúng tôi không bàn về dầu trong đá. Dầu sao, cũng xin cảm ơn ông về mấy câu hỏi rất hay của ông”.

Tiến sĩ Tài khẳng định: “Rõ ràng, ông ta đã cố ý tảng lờ câu hỏi thứ nhất của tôi, trong đó có nói đến bản đồ vẽ "đường lưỡi bò" lấn hết Biển Đông và còn phân ra các lô để mời chào các hãng dầu đấu thầu các lô. Ông ta cũng đánh trống lảng câu hỏi thứ hai của tôi muốn “đánh thức” lòng tự trọng của Trung Quốc, để thành cường quốc vĩ đại thì phải tỏ ra tốt lành, không tham lam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, vì đã có số lượng dầu trong đá lớn nhất thế giới. Đánh trống lảng nhưng cũng cố gắng lịch sự”.

Tiến sĩ Tài cho biết thêm, vào cuối tháng 6-2012, khi CNOOC ngang nhiên gọi mời thầu các lô khai thác dầu khí trong cái bản đồ mà họ đã đưa ra tại Hội nghị ở Hiu-xtơn năm 2012, PetroVietnam đã họp báo tại Hà Nội phản đối Trung Quốc xâm phạm vào các lô dầu Việt Nam, cho thầu trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau này, tại một hội thảo diễn ra vào ngày 27-6-2012 về tranh chấp ở Biển Đông tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Oa-sinh-tơn, nghị sĩ Mỹ Giô-ê Li-bơ-man (Joe Lieberman) đã phải tuyên bố rằng, việc CNOOC cho gọi thầu trong vùng các lô dầu khí của Việt Nam là hành vi rất khiêu khích.

Xuân Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 1938 : Hoàng đế An Nam ra quyêt định để Hoàng Sa thuộc vào tỉnh Thừa Thiên (theo đề nghị của người Pháp)


Tư liệu do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố trên mạng, từ tháng 10/2009.

Không ghi xuất xứ, và không phân tích gì thêm. Người trong nước nhìn vào còn thấy chán, nói gì đem ra trình cho quốc tế xem. 





---



(26/10/2009)
Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Nội dung như sau:
Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi: đến đời Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngãi.
Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại diện Chánh phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các Cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn.
Dụ:
Độc khoản - Trước chuẩn tháp nhập các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên: về phương diện hành chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền tỉnh hiến tỉnh ấy”.



Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ; Cơ quan chủ quản: Uỷ ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao
Địa chỉ: 58 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội; Điện thoại: 08043958;
Giấy phép hoạt động số: 172/GP-TTĐT, Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2009


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã tỏ ra giận dữ trước việc chính phủ Trung Quốc ngày 10.6 công bố Sách Trắng khẳng định “thẩm quyền toàn diện” của Bắc Kinh đối với đặc khu hành chính này, chỉ vài ngày sau khi hơn 100.000 người dân Hong Kong tụ tập biểu tình đòi các quyền tự chủ nhiều hơn.

(Kênh 13) – 

Người dân Hong Kong biểu tình phản đối Sách Trắng của chính quyền Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Bắc Kinh nói gì?
Sách Trắng dài 14.500 chữ đã nhấn mạnh Hong Kong không có “đầy đủ quyền tự chủ” và phải chịu sự giám sát của Bắc Kinh. Sách Trắng được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các cư dân tại thuộc địa cũ của Anh về việc cải cách tại cuộc bầu cử sắp tới và bản chất khái niệm “một quốc gia, hai chế độ”.
Được xuất bản bởi Văn phòng Thông tin Hội đồng nhà nước, Sách Trắng đã tuyên bố “có nhiều quan điểm sai lầm hiện đang lan tràn ở Hong Kong” liên quan đến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Một số cư dân đã “nhầm lẫn hoặc sai lệch trong lý giải nguyên tắc này”, Sách Trắng cho biết.
Một bản sao chiếc xe tăng đã được dựng nên ở Hong Kong nhằm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn ngày 4.6.1989 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
“Mức độ tự chủ cao của HKSAR (tức Đặc khu hành chính Hong Kong) không phải là quyền tự chủ, cũng không phải là sức mạnh phân cấp. Đó là sức mạnh để thực thi các vấn đề địa phương theo ủy quyền của trung ương”, Sách Trắng nhấn mạnh.
Hệ thống chính trị độc đáo của Hong Kong được đảm bảo thông qua nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Điều này cho phép Hong Kong được hưởng quyền tự do dân chủ một cách rộng rãi và thêm nhiều quyền dân sự vốn không được phép ở đại lục. Hong Kong cũng được phép phát triển thành một thành phố tự do, tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
Người Hong Kong giận dữ
Ngay sau khi Sách Trắng được công bố, người Hong Kong đã tỏ ra giận dữ. Khoảng 40 người biểu tình ngày 11.6 đã tụ tập bên ngoài văn phòng đại diện của Bắc Kinh ở phía tây Hong Kong để phản đối, đồng thời đốt một bản in của Sách Trắng và vung vẩy các cuộn giấy vệ sinh có in Luật Cơ bản (còn được hiểu như Hiến pháp của thành phố).
Người biểu tình Hong Kong đốt một bản in Sách Trắng của Trung Quốc. Ảnh: AP
“Đây là một sự can thiệp rõ ràng các vấn đề của Hong Kong”, nghị sĩ ủng hộ dân chủ Lee Cheuk Yan nói với các phóng viên bên ngoài Văn phòng liên lạc của chính phủ, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh thu hồi Sách Trắng.
Nghị sĩ Hong Kong Alan Leong, một lãnh đạo của Đảng Công dân cho biết Sách Trắng làm ông “hoàn toàn sửng sốt” và khiến ông “bị rùng mình”.
“Đó là một sự thay đổi sự hiểu biết của chúng tôi về những gì được gọi là một quốc gia, hai chế độ”, ông nói.
Theo ông, quan điểm cho rằng quyết định tư pháp được thực hiện ở Hong Kong nên tính đến các yêu cầu của Trung Quốc là một khái niệm mới, và điều đó “hoàn toàn ghê tởm với sự hiểu biết của chúng tôi về các quy định của pháp luật”.
“Tôi ngạc nhiên là đất nước có thể ngang nhiên xóa bỏ những lời hứa và cam kết vốn đã mang về Hong Kong một cách trơn tru trước đây”, nhà lập pháp này tuyên bố.
Các tờ báo Hong Kong cũng lên tiếng chỉ trích Sách Trắng của chính quyền Bắc Kinh. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) trong một bài báo tiêu đề “Lời nhắc nhở về việc ai là ông chủ thực sự” đã nhận định rằng Sách Trắng cho thấy “quyết tâm duy trì kiểm soát” của Bắc Kinh.
Người dân Hong Kong biểu tình phản đối Sách Trắng của chính quyền Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, tờ Minh Báo trong một bài xã luận đã chỉ ra “tình hình đáng lo ngại” trong bối cách ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.
Các luật sư ở Hong Kong cũng đưa ra một tuyên bố bác bỏ một yêu cầu của Sách Trắng khi cho rằng các thẩm phán nên bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền. Theo Hiệp hội Luật sư Hong Kong, các thẩm phán có trách nhiệm bảo vệ sự độc lập tư pháp và họ không phải là các “quản trị viên” của chính phủ.
Theo nhiều nhà phân tích, Sách Trắng như là một cảnh báo đến các nhà vận động đang đẩy mạnh việc tuyên truyền cho việc thực hiện phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm 2017, khi đặc khu hành chính này sẽ tiến hành lựa chọn người đứng đầu mới.
Một điều trong Luật Cơ bản của Hong Kong đã khẳng định mục tiêu cuối cùng là người đứng đầu HKSAR phải được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu. Không những thế, chính phủ Trung Quốc hồi năm 2007 cũng tuyên bố rằng việc phổ thông đầu phiếu có thể diễn ra sớm nhất vào năm 2017.
Tuy nhiên triển vọng này đang gây nên tranh cãi khi nhiều chính trị gia ủng hộ Bắc Kinh của thành phố cho rằng chỉ các ứng viên “yêu Trung Quốc” mới hội đủ điều kiện trở thành Đặc khu trưởng.

Hiện nay, Đặc khu trưởng của HKSAR được lựa chọn bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên, trong đó chủ yếu gồm những người ủng hộ Bắc Kinh và các doanh nhân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"tình hình này thì khó có thằng nào "chủ trì được công đạo" lắm anh Chiến ạ. Giang hồ loạn mẹ nó rồi!"

MỜI BÀ CON CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỚI NHÀ VĂN Nguyễn Đình Tú
TRONG HỒN NGƯỜI CÓ NGỌN SÓNG NÀO KHÔNG?
Cái thế đụng đầu với Tàu Khựa nghe chừng không có lối thoát. Rất nhiều bạn đang hy vọng vào một sự "cứu vãn pháp lý", tức là mong ta kiện Tung Của ra Tòa án công lý quốc tế, nhưng bản thân tớ lại không mấy trông chờ vào "nước cờ" này vì Trung Quốc có tham gia Công ước về Luật biển 1982, nhưng bản chất của sự giải quyết tranh chấp theo tinh thần công ước này là "các bên cùng chọn một cơ quan tài phán". Trung Quốc đã không ký thông qua điều 287, tức là không chọn bất cứ một Tòa án hay một cơ quan trọng tài có sẵn nào khi tranh chấp xảy ra, vậy thì ta cứ kiện, mà Tung Của không đồng ý chọn "người xử kiện" cùng với ta thì có ích chi?
Trung Quốc cũng không chỉ ngang ngược với ta, chính quyền họ Tập còn gây hấn cả với Nhật Bản, Philippin và nhiều nước khác nữa, quyết một phen khẳng định biển Đông là "ao nhà" của người Hán, điều ấy cho thấy có quốc tế hóa thì cũng chả là "cái đinh gỉ" gì với cái lũ có dòng máu xâm lược chảy mấy ngàn năm trong thân xác hậu duệ Tần Thủy Hoàng, mong gì sự thức tỉnh "hòa hiếu" với chúng vào lúc này?
Tiếc thay, buồn thay, và đau thay, Trung Quốc lại chọn "kẻ hàng xóm hiền lành và nhũn nhặn" là nước ta để "lấy máu khơi mào cuộc chiến". Giờ thì ngõ nhà ta đã bị chặn, cửa nhà ta đã bị cấm, sau lưng nhà ta nó khua giáo mác, trước thềm Liên Hợp Quốc nó lấy thịt đè người, thả sức vu vạ. Những tưởng ngư dân miền Trung là những nạn nhân đầu tiên của cuộc động binh này nhưng đến hôm nay thì người dân Hải Phòng quê tớ cũng đã bị nó "phang" rồi. "Con tàu sắt toàn thân sơn trắng dài khoảng 40 m, có hai sọc xanh, một sọc đen, mang số hiệu 45024. Trên tàu có ụ súng, thành tàu ngoài chữ Trung Quốc còn có chữ tiếng Anh: “China Guard Type O Negative" đã lao thẳng vào dân giang hồ quê tớ. May mà máu giang hồ Hải Phòng đã được kìm nén chứ không thì súng hoa cà hoa cải đã được mang ra phụt vào mấy thằng Khưa, để lúc này đây, có khi "Lệnh ban bố chiến tranh" của Chủ tịch nước đã ban ra rồi!
Thi hữu già Nguyễn Việt Chiến ơi, trách anh sao có cái nhìn mẫn cảm và bi thương sớm thế.
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Giờ thì không còn chập chờn nữa. Nó vào tận nhà mình, nó "chơi" mình rồi anh Chiến ạ. Chẳng lẽ lại "Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời" để "chiến" lại chúng nó?
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Có ngọn sóng nào không? Có chứ. Dân giang hồ Hải Phòng quê em mà đã điên lên là chơi đồ nóng đấy. Sóng hờn căm đã vỗ trong hồn người từ mấy ngàn năm nay rồi, chỉ trực trào ra là "lấy số" cha con nhà thằng Tập thôi, mà tình hình này thì khó có thằng nào "chủ trì được công đạo" lắm anh Chiến ạ. Giang hồ loạn mẹ nó rồi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không rõ nhà văn Nguyên Ngọc trả lời anh thế nào? Tôi thì cho rằng việc không bình thường ấy cũng như mọi việc không bình thường ở ta hiện nay. Chả cần bận tâm, thế là đủ!

Thư ngỏ nhà thơ Đỗ Trung Quân gửi Văn Đoàn độc lập

Đỗ Trung Quân 
Kính gửi nhà văn Nguyên Ngọc
Kính gửi Văn đoàn Độc lập

Thưa ông.
Từ hơn một năm nay, sau những cuộc xuống đường mà tôi có tham gia mỗi cuối tuần thứ Bảy và Chủ Nhật cửa nhà tôi luôn được canh giữ bởi 4 an ninh thường phục.


 Hoặc không cho tôi ra ngoài nếu tình hình biển Đông căng thẳng, hoặc chỉ canh gác gây áp lực tâm lý với tôi như một kiểu đàn áp tâm lý.nhưng tôi đã dần quen, quen đến nỗi chỉ thông báo mình bị giám sát mà không hề có hình ảnh nào để chứng minh. Điều ấy khiến tôi cũng bị dư luận nghi ngờ rằng có thật chuyện ấy hay không ? Ngày Chủ Nhật 8 tháng 6 -  2014 tôi buộc mình phải chụp hình một trong hai an ninh trẻ làm nhiệm vụ canh giữ trước hẻm ngõ nhà tôi [ tôi đã đưa hình ảnh lên mạng FB  hình một an ninh phải che mặt khi tôi chụp ảnh ]

Thưa ông.

Khi Nhà nước, chính phủ và báo chí đã công khai lên tiếng gọi đích danh kẻ hai mặt là Trung Quốc, lẽ ra công an phải chấm dứt canh giữ một người xưa nay xuống đường bày tỏ thái độ chống ngoại xâm quyết liệt nhưng ôn hòa như tôi, trái lại họ vẫn canh giữ tôi như hiện tại . Tôi khó hiểu vì điều ấy.tôi chỉ có thể kết luận chính quyền nói một đàng làm một nẻo hoặc ai đó tư thù cá nhân tôi,nhưng điều khó hiểu ấy đã được minh bạch sau đêm tôi tham dự kỷ niệm chúc mừng Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị mà tôi là khách được Lãnh sự quán Anh tại tp HCM mời cùng nhiều nhân vật khác mà tôi cũng không xa lạ trong thành phố này.

Thưa ông

Trong buổi tiếp xúc ấy tôi được một nhân vật thuộc ngành an ninh thông báo lý do canh giữ tôi đến hôm nay ngoài việc xuống đường như dư luận trong và ngoài nước đã biết, tôi còn là THƯ KÝ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP  , còn là cầu nối , một trạm liên lạc của Văn đoàn.

Thưa nhà văn lão thành kính mến

Vì lý do đó tôi xin được ông xác nhận cho vài điều cần thiết, xác nhận bởi sự minh bạch của chúng ta

1-     Tôi có phải là thư ký và là trạm liên lạc của Văn đoàn hay không ?

2-     Nếu không, tôi thật sự thất vọng bởi hóa ra tôi có tiếng mà không có miếng, mong Văn đoàn hoặc trao cho tôi chức trách ấy cho đúng khẳng định của an ninh, hoặc tôi phải xin rút tên khỏi Văn đoàn vì ngoài việc ký tên, tôi chỉ là kẻ đang chịu những trách nhiệm không có thật

Thưa ông

Việc ký tên vào danh sách 61 [ 62 ? ] người của Văn Đoàn là do tôi tự nguyện.Mục đích nó đã nằm trong tuyên ngôn của Văn đoàn tôi không nhất thiết dẫn lại. Nhưng thú thật xưa nay tôi ít được thông báo những quyết định mang tính tuyên ngôn của Văn đoàn , thậm chí còn không rõ ai là những người phụ trách từng mảng văn học của Văn đoàn. Tôi không có gì thắc mắc ngoại trừ kết luận của an ninh tư tưởng thành phố như đã hé cho tôi biết. Vậy trở lại vấn đề, tôi chỉ muốn xác minh kết luận ấy mà thôi còn việc họ tiếp tục canh giữ tôi hay không với tôi là vô nghĩa

Tôi có trách nhiệm thông báo cùng Văn đoàn , kính chúc anh chị em bình an

Sài gòn 12 – 6 – 2014
Đỗ Trung Quân – Nhà thơ – Nhà báo đã nghỉ hưu non

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng quên chăm sóc bản thân, dù bất cứ hoàn cảnh nào mọi người nha:


Tác giả:
KDBạn bè iu quý vừa gửi cho “toa thuốc tuyệt vời ” này. Xin đưa lên đây để bạn đọc cùng “uống” và gìn giữ sức khỏe thể chất cùng tinh thần lành mạnh
I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
 II. Bí quyết trường thọ
 1. Chấp nhận với những gì mình đang có
 2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
 3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
 III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
 2. Không buồn quá hại phổi
 3. Không tức quá hại gan
 4. Không sợ quá hại thần kinh
 5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
 6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
  7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
 IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
   Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
   Một lát gừng: chống viêm nhiễm
   Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
   Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
   Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
   Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
   2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
   3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
   4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
   5. Năm Phải: Phải vận độngPhải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
  1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
   2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
   3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
   4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
   5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
   6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
   7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
    8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
KIm Dung/Kỳ Duyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang