Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Báo Hồng Kông dọa, Trung Quốc sẽ cho Việt Nam "nếm mùi đau đớn"?!



(GDVN) - Văn Hối nên đọc lại lịch sử, trong đó không ít lần người Trung Quốc đã thử thách lòng yêu nước của người Việt và họ đã thảm bại và trả giá đắt.
Lính hải quân Trung Quốc, hình minh họa.

Tờ Văn THối, một tờ báo thân Bắc Kinh tại Hồng Kông ngày 9/6 có bài xã luận sặc mùi đế quốc, đe dọa nhằm vào Việt Nam với tiêu đề xấc xược: "Việt Nam nếu không ghìm cương trước vực sẽ phải trả giá đau đớn"?!
Bài xã luận của tờ Văn Hối ngụy biện cho những quan điểm sai trái, bóp méo sự thật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua về vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Không những đổ tội, vu cáo cho Việt Nam "gây hấn" mà Bắc Kinh còn lớn tiếng dọa dẫm nực cười: "Trung Quốc sẽ không ỷ lớn hiếp nhỏ, nhưng cũng không để nhỏ làm nhục lớn. Nếu Việt Nam tiếp tục ngộ nhận tình thế, chấp mê bất ngộ buộcTrung Quốc phải ra tay sẽ phải trả cái giá khó lòng chống đỡ"?!
Bắc Kinh tiếp tục luận điệu bịp bợp thường thấy về cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo "Tây Sa", tức Hoàng Sa của Việt Nam từ thời Bắc Tống (960 - 1126) mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho cái "chủ quyền" ấy. 
Đồng thời họ ngụy biện biến quần đảo Hoàng Sa thành một "quốc gia quần đảo" có đời sống kinh tế độc lập hòng đòi hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, một sự bẻ cong thô thiển Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để ngụy biện cho vụ giàn khoan.
Máy bay, tàu chiến không thể thay thế cho công lý và pháp luật.
Những hành động gây hấn, leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc như hung hãn đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, liều lĩnh đâm va các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam lại được Bắc Kinh gọi bằng cái tên mĩ miều: "kiềm chế cao độ", "vì đại cục quan hệ song phương", vì "tình hữu nghị Việt - Trung"?!
Văn Hối đe dọa, bài học chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và xâm lược 6 bãi đá ở Trường Sa năm 1988, Việt Nam "đã từng nếm qua". Tờ báo lớn tiếng, ngày nay thực lực tổng hợp của Việt Nam càng không thể so với Trung Quốc, Bắc Kinh có thực lực hùng hậu cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao "đủ để Việt Nam có bài học đau đớn"?!
Tuy nhiên, tờ báo mang quan điểm diều hâu, hiếu chiến và kích động Văn Hối quên mất rằng, ngoài cái "thực lực quân sự, kinh tế, ngoại giao" hùng hậu hơn Việt Nam, Trung Quốc không có một tí chính nghĩa nào. Và Biển Đông với vai trò tuyến hàng hải chiến lược trọng yếu hàng đầu của thế giới, hầu như các cường quốc đều có lợi ích qua đây, liệu họ có chấp nhận cúi đầu thần phục Bắc Kinh? Đừng mơ hão.
Việt Nam từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh nên hơn ai hết người Việt hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, nhưng không vì thế mà để cho ai đó chà đạp. Trước khi đe dọa láng giềng, thiết nghĩ người viết bài xã luận trên tờ Văn Hối nên đọc lại lịch sử, trong đó không ít lần người Trung Quốc đã thử thách lòng yêu nước của người Việt và họ đã thảm bại và trả giá đắt.













































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai bài tư liệu về chữ Việt cổ:

Người “bật mí” những bí mật của chữ Việt cổ

 Ông Xuyến với những chữ Việt cổ tìm được

“Lần đầu tiên tìm và giải mã được chữ Việt cổ, tôi đã khóc, khóc như một đứa trẻ” - ông Đỗ Văn Xuyền, ở phường Tân Dân (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), một thầy giáo nghỉ hưu, hơn 40 năm qua đã bỏ tiền túi để đi tìm chữ Việt cổ, nhớ lại. Trong khi sưu tầm và nghiên cứu, ông Xuyền còn phát hiện ra nhiều bí mật trong quá trình hình thành và phát triển chữ viết của cha ông:

Gian nan tìm chữ viết cổ
Mặc dù đã gần ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng trông ông Xuyền vẫn vượng lắm. Mái tóc bồng bềnh, khuôn mặt phúc hậu pha chút phong trần, ông giống một văn sỹ hơn là một nhà khảo cổ học dù là không chuyên. Có lẽ trời phú cho sức khỏe nên ông vẫn cần mẫn đi tìm, giải mã chữ viết của tổ tiên.
“Vào một chiều cách đây hơn 40 năm, trong khi lao động, học sinh của tôi đã đào được những phiến đá, búa, rìu có hoa văn kỳ lạ, giống như chữ viết cổ. Ý định đi tìm chữ Việt cổ xuất phát từ đó” - ông Xuyền tâm sự.

Chữ Việt cổ khắc trên sách đá trong đền thờ
Thục Nương (người đọc Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng)
có từ thời Hai Bà Trưng, xã Phương Lâu, Việt Trì

Hành trình tìm chữ của cha ông có cả niềm vui và nước mắt. Năm 1989, khi đến xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, ông thấy một ngôi miếu đổ nát có tên Thiên Cổ miếu. Tại đây, người dân đã đào được một thanh kiếm bằng đồng, một cái bát đồng có ghi thứ chữ lạ. Sau đó, khi nghe tin ở Sa Pa (Lào Cai), phát hiện một bãi đá cổ có những con chữ lạ, thế là ông “khăn gói quả mướp” lên đường.
Càng tìm tòi, phát hiện ông càng thấy say mê, cái thú tìm chữ cổ như đã ngấm vào máu của ông. Khi biết thông tin ở địa phương nào phát hiện chữ viết lạ, dù xa đến mấy, ông cũng không tiếc thời gian, công sức tìm đến. Khi thì Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, lúc ông lại ngược lên Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu...
Ông đã dồn tất cả những đồng lương ít ỏi của mình cho những chuyến đi. Thậm chí, ông Xuyền còn thế chấp sổ lương hưu để vay tiền ngân hàng, làm lộ phí cho những cuộc hành trình bất tận về cội nguồn. Ông đã sưu tập được một khối lượng lớn tư liệu, chữ Việt cổ và đã khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái. Để thuận tiện cho việc dịch chữ, ông Xuyền đã cho ra đời cuốn sách Giải mã chữ Việt cổ.
Ông Xuyền tâm sự: “Không phải chuyến đi nào cũng mang lại kết quả. Nhiều lần, tôi đến tận Quảng Bình, Quảng Trị, lên đỉnh Trường Sơn gặp đồng bào Cọi tìm chữ viết trên “trang sách” bằng lá cây hay qua miền Trung tìm chữ trên những viên gạch Chăm... nhưng không phải là chữ Việt cổ. “Có những chuyến đi, tôi bị ốm thập tử nhất sinh như sau chuyến đi Sa Pa, tôi phải nằm liệt giường tới 4 tháng”.
Ông Xuyền viết chữ Việt cổ trên giấy lụa
Bảng so sánh chữ cái Việt cổ mà ông Xuyền tìm được ở các đỊa phương
Nền giáo dục thời Hùng Vương phát triển mạnh
Căn phòng làm việc của ông Xuyền sẽ không có gì đặc biệt, nếu trên những ngăn tủ không có những ký hiệu rất lạ mắt. Do đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ nên tất cả ký hiệu ở cuốn sổ tay hay ở các ngăn tủ và cả những phong thư, ông đều dùng chữ của tổ tiên có từ thời Vua Hùng.
Theo ông Xuyền, ngay buổi lập nước, chúng ta có một nền giáo dục rực rỡ. Thời Hai Bà Trưng các tướng tá đều được học hành chu đáo như Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn ở Đường Lâm, Sơn Tây; tả tướng Phật Nguyệt, nữ tướng Lê Chân, nữ tướng Thiều Hoa... đều được sử chép là học chữ rất tài. Hai Bà Trưng còn được mẹ là bà Man Thiện đón vợ chồng thầy Đỗ Năng Tế và Tạ Cẩn Nương về dạy chữ tại nhà.
Để chứng minh, ông đã lập tấm bản đồ về 60 đền thờ thầy và địa điểm trường lớp qua các thời Vua Hùng, Triệu Đà và Hai Bà Trưng từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc. Tại thành phố Việt Trì, ông đã tìm thấy miếu thờ thầy giáo Vũ Thê Lang quê ở Mộ Trạch, Hải Dương và vợ là Nguyễn Thị Thục quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên đây dạy học thời vua Hùng thứ XVIII. Có thầy, có trò, tất phải có chữ, nhưng chữ viết của cha ông có từ bao giờ? - là câu hỏi khiến ông Xuyền phải lao tâm khổ tứ, đi tìm câu trả lời.

Bảng chữ Việt cổ được đặt trong Thiên cổ miếu

Chữ viết nước ta có trước khi người Hán đô hộ
Qua quá trình nghiên cứu, ông Xuyền cho rằng. “Chúng ta đã có chữ viết trước khi chữ Hán được đưa vào nước ta”. Bởi ngay từ thời Hai Bà Trưng, nền giáo dục đã phát triển. Trong khi đó, chữ Hán chỉ vào Việt Nam từ năm 186 do Sĩ Nhiếp đưa sang.
Tôi thầm nghĩ, giả thiết này của ông hoàn toàn có cơ sở vì thâm ý của ngoại bang đôi khi rất hiểm độc. Khi đô hộ, bao giờ chúng cũng muốn đồng hóa văn hóa nước ta, nên trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, chữ Việt cổ không còn dấu tích là điều có thể. Điều này thể hiện rõ trong chiến dịch tận thu trống đồng của Mã Viện hay chính sách “Đốt sách, chôn Nho” của nhà Minh khi xâm lược nước ta.
Ông Xuyền còn tìm nhiều bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình: Trong cuốn “Thanh Hóa quan phong” của Vương Duy Trinh, tác giả viết: “Vì thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy – một loại chữ Việt cổ. Để có tính khách quan, ông Xuyền tìm bằng chứng trong sách Thông giám cương mục của Chu Hi đời Tống. Sách có đoạn viết: “Đời Đường Nghiêu thứ 5 (2352 trước Công nguyên) người Nam Di Việt đến chầu, hiến con rùa lớn, lưng rùa rộng ba thước có chép chữ khoa đẩu (con nòng nọc), ghi chép việc từ khai thiên lập địa đến nay”...

Bản đồ các đền thờ thầy giáo
do ông Xuyền phát hiện

Trước ông Xuyền, trong cuốn “Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ”, nhà nghiên cứu Lê Trọng Khánh cũng nhắc đến chữ khoa đẩu thời tiền sử của dân tộc ta. Nhiều nhà khoa học tiền bối và hiện tại, cũng đã bỏ nhiều công nghiên cứu chữ Việt cổ nhưng dường như tất cả còn dang dở. Điều này càng thôi thúc tiếp tục cuộc hành trình mình đã chọn. Tôi nhận thấy, quyết tâm đó hiện rõ trên ánh mắt dù đã có phần đục mờ của ông.
Lúc chia tay, ông tặng chúng tôi cuốn Giải mã chữ Việt cổ. Như đoán được ý chồng, vợ ông bảo, “ông ấy muốn phổ cập chữ Việt cổ đấy”. Bà vừa nói vừa ánh lên một nụ cười phúc hậu. Chắc hẳn trong bao năm qua, không có sự đồng tâm của bà, ông Xuyền sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đường thiên lý tìm về với nguồn cuội của mình.
Năm 2005, nhân dịp lên thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch nước khi đó là Trần Đức Lương đã dành thời gian trao đổi với ông Xuyền về chữ Việt cổ và động viên ông tiếp tục nghiên cứu. Gần đây nhất, ông Xuyền cũng đã có buổi báo cáo về đề tài chữ Việt cổ lên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân. Cuối năm 2007, tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi, hơn 40 nhà khoa học đã nghe ông báo cáo về những phát hiện mới của chữ Việt cổ. GS Trần Phương, nguyên phó Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao những phát hiện của ông.
Bên cạnh sở thích tìm chữ Việt cổ, ông Xuyền còn say mê sáng tác văn học với bút danh Khánh Hoài. Trẻ em rất thích những tác phẩm của ông như Băng Ngũ Hổ, Những chuyện bất ngờ, Cuộc chia tay của những con búp bê... Người lớn thì được nhiều trận cười khi xem phim Ghen, Bảy ngày làm vợ, chuyển thể từ chuyện ngắn của ông. Hiện ông là Chủ nhiệm đề tài chữ Việt cổ của Bộ phận nghiên cứu thời tiền sử thuộc Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam.
(Bài và ảnh: Hoàng Phú - PNVN)
_________________________________________

CÔNG TRÌNH CHỮ VIỆT CỔ

CỦA GIÁO SƯ LÊ TRỌNG KHÁNH
 VÀI NÉT VỀ CÔNG TRÌNH CHỮ VIỆT CỔ CỦA GIÁO SƯ LÊ TRỌNG KHÁNH
GS Lê Trọng Khánh . Ảnh ĐQH

Ký hiệu đơn lẻ có dạng chữ viết trên lưỡi cầy đồng

Ngày 11.6.2009 tại trụ sở Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã thuyết trình về những cứ liệu khoa học mới nhất, chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của chữ Việt cổ. 
Đã có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mỗi người đều tìm cho mình một con đường để đi đến cái đích chung. Với giáo sư Lê Trọng Khánh, là một nhà khoa học, nên giáo sư tìm cho mình con đường riêng: Ngoài thông qua các thư tịch cổ trong và ngoài nước, thì chủ yếu là thông qua những căn cứ khoa học đã được kiểm chứng, trong một hệ thống phát triển từ thấp lên cao, mang tính bản địa đặc thù và nhất quán. Cụ thể: Từ những đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn, đến những văn tự "thắt gút" của người Chăm Hrê ở Nghĩa Bình, những hình đồ họa, dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Cũng chính vì có phương pháp nghiên cứu có hệ thống và khoa học như vậy, nên cho đến lúc này, giáo sư là người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa và Đông Sơn, giải mã thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa, từng gây ra bao cuộc tranh luận làm đau đầu bao giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Thành công này của giáo sư Lê Trọng Khánh, với phương pháp luận không thể phủ nhận, được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao.
Sự nghiệp nghiên cứu chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh có thể chia làm hai giai đoạn: Từ năm 1958 đến năm 1986 và từ 1986 đến nay. Nếu như ở giai đoạn đầu là giai đoạn tìm những chứng cứ và con đường đi, thì ở giai đoạn sau là sự khẳng định phương pháp nghiên cứu một cách khoa học biện chứng. Chính vì vậy ở giai đoạn này giáo sư có những bước tiến quan trọng, chính xác trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Qua các hiện vật khảo cổ được phát hiện ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, giáo sư có được phát hiện vô cùng quan trọng: "Hệ thống chữ viết ấy xác định quá trình ra đời có nguồn gốc sâu xa từ những yếu tố tiền văn tự. Với thời gian dài tiến triển thành hệ thống chữ viết hình vẽ phát triển cao, được khắc trên đá ở Sa Pa, vào giai đoạn văn hóa đồng thau phát triển - Gò Mun. Trên cơ sở đó chuyển lên loại hình chữ viết cao hơn. Và cũng chính ngay bản thân hệ thống chữ viết cao đó, cũng có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi lên của nó, từ thấp đến giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm Đông Sơn - chữ viết có nguồn gốc riêng, sớm nhất ở Đông Nam Á". Theo giáo sư: "Sự phát hiện chữ viết góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Đông Sơn. Nền văn minh đó, tất nhiên không giống các nền văn minh cổ khác đã ra đời ở các dòng sông lớn trên thế giới như sông Nil, Lưỡng Hà và Ấn Hà" và: "Văn minh Đông Sơn đã tỏa ảnh hưởng ra ngoài và chữ viết của người Việt cổ làm cơ sở cho các hệ chữ viết còn lại sau này". "Chữ viết của người Việt cổ đã được định hình và phát triển trên địa bàn rất rộng vào các thế kỷ trước công nguyên. Nó phân bố rộng hơn phạm vi thống trị của Tần - Hán ở các nước phía nam và Đông Nam Á... Thời khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chữ Hán còn rất hạn chế; chữ Việt cổ vẫn là công cụ thông tin và truyền lệnh sắc sảo, góp phần tích cực cho thắng lợi trên phạm vi 65 thành (huyện) - bao gồm Lưỡng - Việt, Hải Nam đến Nhật Nam?".
Để giải mã được chữ khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư tìm thấy sợi dây liên hệ "Từ một rìu lưỡi xéo có khắc hai hình người trên thuyền, hình chó chặn hai con nai. Hình người có tính chất sơ đồ hóa cao, tương tự với chữ viết hình vẽ trên đã Sa Pa. Đây là bằng cứ mối liên hệ nguồn gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn. Hình khắc này không nhằm trang trí mà chứa đựng một ý tưởng sâu sắc. Người và thuyền chỉ sự hoạt động sông, biển. Chó và nai là hiện tượng của núi rừng. Những hình khắc này mang tính lưỡng phân:
Sông, biển (nước) - núi, rừng (đất)
Chó - Người
Lưỡng phân có xu thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp:
Đất + Nước = Tổ Quốc.
Chó + người phối hợp bao vây nai.


Hình khắc này là một bản chữ viết có nội dung: Vũ khí trong tay chiến binh chống kẻ thù, như hình tượng người và chó bao vây nai". Theo giáo sư : "Bản viết trên rìu chiến trở thành "điều lệnh chiến đấu". Điều này từ Đông Sơn trở thành truyền thống xuyên suốt cuộc hành trình của dân tộc chống giặc ngoại xâm, biểu hiện thành hai chữ "Sát Thát" khắc trên tay người chiến binh nhà Trần chống giặc Nguyên". Khi giải mã những hình khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư có một kết luận quan trọng: "Các hình khắc trên đá ở Sa Pa không thuộc một thời kỳ, mà có lịch sử lâu dài nhiều thế hệ của một cộng đồng người cư trú tại đây, từ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau phát triển. Những hình khắc là những ký hiệu tiền văn tự và hệ thống văn tự đồ họa, ghi chép những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Đây là những hình ghi lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược".
Cụ thể bản thứ nhất: Trước nạn ngoại xâm (hình khắc dài 3,36m, cao 2,73m), trong đó diễn tả khu vực của thủ lĩnh chiếm khu trung tâm, bên trái và phải là cánh đồng ruộng, cư dân đông đúc, nhà kho được xây dựng xa nhà để phòng cháy... Ngòai biên cương dân cư thưa, đất đai nhỏ hẹp, kẻ thù từ phương bắc tới. Quân ta đã tổ chức sẵn sàng chiến đấu, thế trận đã sẵn sàng...
Bản thứ hai: Quân thù bị đánh bại (bản khắc dài 4,35m, cao 3,54m): Tổng chỉ huy thiết lập ở phía nam dãy đồi, (đầu phát những tia hào quang), bình tĩnh suy nghĩ, thái độ cương quyết (tay chân dang rộng). Giặc từ phương bắc xuống dọc theo phía đông dãy núi. Quân ta bất ngờ tiến công vào sườn địch, địch rối loạn. Quân ta lợi dụng đêm tối, trăng khuyết tập kích địch. Trận quyết định diễn ra tại cánh đồng đông nam. Kẻ địch thiệt hại nặng rút chạy về hướng bắc. Quân ta đại thắng, hòa bình trở lại. Mặt trời trên cao chiếu rọi khắp nơi.
Giáo sư dự đoán: "Những bản này có niên đại thuộc văn hóa Gò Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước CN, thời kỳ hình thành nước Văn Lang. Gò Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó người Việt đã từng đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc rất mạnh. Phải chăng những bản chữ viết hình vẽ Sa Pa đã phản ánh cuộc chống ngọai xâm của  Thánh Dóng (giặc Ân là tên gọi chung những kẻ xâm lược phía Bắc, trước Tần - Hán?). Chữ viết hình vẽ Sa Pa đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi là là thuộc loại hình chữ viết hình vẽ biểu ý ( pic to - idéogramme)... Trên các bản khắc Sa Pa có hình mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn loại 1. Từ bản khắc Sa Pa đến trống đồng Đông Sơn là một tuyến phát triển từ thấp đến cao. Sơ đồ hình người Sa Pa tương đồng với người trên lưỡi rìu, lưỡi xéo Đông Sơn. Như vậy cũng rõ ràng có một xu hướng phát triển chữ viết hình vẽ tiến lên giai đoạn cao hơn - giai đoạn chữ viết ghi âm Đông Sơn".
Theo giáo sư, chỉ có một tảng đá ở Sa Pa có chữ viết. Theo yêu cầu của giáo sư, người viết bài này sẽ viết thành một bài riêng. Còn trong bài này chỉ xin được nói khái lược rằng, đó là lời dặn của Tổ tiên: Ông cha đã có công dựng nước, các thế hệ sau phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng đất nước !
Công trình nghiên cứu bao năm trời của giáo sư Lê Trọng Khánh vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định nền văn minh từng phát triển rất sớm của dân tộc ta, mà bao năm bị kẻ thù tìm mọi cách tàn sát, hủy diệt, vẫn có một sức sống mãnh liệt và trường tồn, làm nên bản sắc văn hóa đặc thù của một dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Năm nay giáo sư đã 85 tuổi, nhưng khi nói về chữ Việt cổ, về nền văn minh Đông Sơn, về lịch sử hào hùng dân tộc, giáo sư như trẻ lại, ánh mắt ngời lên ngọn lửa tình yêu và trách nhiệm với cội nguồn văn hóa dân tộc.
6-2009
Nguồn vanhac.org


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Đứng ngồi không yên vì súng laser Mỹ

Báo Mai
image


Truyền thông Trung Quốc nhận định rằng Mỹ đã tiến những bước rất dài trong việc chế tạo vũ khí laser, thậm chí quân đội Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm thành công loại vũ khí 'độc' này trên tầu chiến, máy bay, xe tăng,...

image

Trên trang 'Quân giải phóng Trung Hoa' đã đưa tin quân đội Mỹ đã hoàn tất việc triển khai vũ khí laser trên một số tầu chiến và đã nhiều lần tiến hành tập trận tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển với loại vũ khí hiện đại này...

image

Hiện tại thông tin này đang trở thành chủ đề nóng hổi trên hầu hết các trang mạng liên quan tới quân sự của Trung Quốc.

image

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Vì sao Hải quân Mỹ lại ưu ái vũ khí laser? Phải chăng vì loại vũ khí này không cần kho chứa đạn khổng lồ, có thể bắn liên tục mà không bị hao mòn sau nhiều lần sử dụng và quan trọng hơn không làm nổ tung soái hạm khi bị đối phương bắn trúng.

image

Theo báo Trung Quốc Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, thậm chí cự ly có thể sẽ được nâng tầm lên do nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đang được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công...

image

Theo đó loại 'súng' laser của Mỹ có thể được lắp đặt trên tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, loại vũ khí này có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.
image
Hình ảnh loại súng laser mới nhất đang được các nhà khoa học quân sự Mỹ thử nghiệm được đăng tải đầy đủ trên báo Trung Quốc...

image
image

Có thể nói sự lo lắng của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thế giới mới chỉ có Mỹ là đang nỗ lực phát triển loại vũ khí của tương lai này. Nếu mọi nỗ lực thành công Mỹ sẽ sớm cho triển khai vũ khí laser cho toàn quân, đến lúc đó cán cân sức mạnh quân sự đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, điều mà Trung Quốc không bao giờ muốn xảy ra...

image
Hình ảnh mô phỏng vũ khí laser được triển khai trên máy bay của lực lượng không quân Hoa Kỳ.

image

Truyền thông Trung Quốc cho biết: Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ. Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng; bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.

image

Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.

image

Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010 đã một lần nữa khẳng định Mỹ đang dần làm chủ công nghệ sản xuất vũ khí của tương lai, điều khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.

image

Với những tính năng vượt trội của vũ khí laser cùng với nỗ lực nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc cho rằng việc đưa vào sử dụng loại vũ khí hiện đại này trong thực tế sẽ không còn quá lâu.
image

Theo báo Trung Quốc: Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh.

image

Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn, mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần, đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng, máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 km2.

image

Việc quân đội Mỹ đang tiếp cận tới việc sở hữu loại vũ khí của tương lai khiến Trung Quốc không thể ngồi yên, một chương trình nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ của những loại vũ khí tương lai cũng đã được quân đội nước này đặt ra, thậm chí tham vọng của Trung Quốc còn lớn hơn Mỹ nhiều lần. Vậy nhưng nói và làm là 2 điều hoàn toàn khác nhau, hơn thế nữa nếu so sánh trình độ khoa học quân sự thì Trung Quốc còn ở một khoảng cách khá xa so với Mỹ. (Trong ảnh mô phỏng một cuộc chiến ngoài không gian sử dụng vũ khí laser hiện đại, liệu điều này sẽ thành sự thật trong tương lai?)

Lính Mỹ tương lai không cần ăn, ngủ.

Nhờ công nghệ biến đổi gene, binh sĩ Mỹ trong tương lai có thể chạy nhanh như các vận động viên Olympic và có thể hành quân trong nhiều ngày mà không cần ăn hay ngủ.

Đây là tiết lộ của tiểu thuyết gia Simon Conway, người đồng thời từng là một sĩ quan được tiếp cận với một dự án nghiên cứu biến đổi gene bí mật tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (DARPA).

image

Các nhà khoa học quân sự Mỹ đang nghiên cứu để tạo ra "siêu chiến binh" trong tương lai “Công nghệ mới giúp tái tạo nguồn năng lượng hiệu quả hơn, nhờ đó binh sĩ Mỹ có thể chạy nhanh như vận động viên Olympic, mang vác vật nặng và đặc biệt là không cần ăn uống, nghỉ ngơi”, Simon Conway cho biết trên Daily Mail.

image

Hiện tại, các nhà khoa học của DARPA đang thực hiện nghiên cứu trên bộ xương người với mục đích tác động bằng kỹ thuật gene nhằm cho phép binh lính chạy nhanh hơn, mang được những vật nặng hơn. Ngoài ra, kỹ thuật biến đổi gene có thể giúp cơ thể người lính chuyển đổi chất béo thành năng lượng hiệu quả hơn, khiến họ không cần ăn uống trong nhiều ngày tại chiến trường.

Các nhà khoa học quân sự của Washington còn hy vọng có thể sử dụng công nghệ biến đổi gene để tác động tới tế bào giúp các binh sĩ trong tương lai tái tạo lại được chân tay đã bị đứt do bom, đạn.

image

Cho tới nay, DARPA đã đạt được thành công bước đầu trong dự án tạo ra "siêu chiến binh" trong tương lai, sau khi cơ quan này chế tạo ra loại thuốc giúp một phi công lái trực thăng quân sự bay 40 giờ liên tục không ngủ mà vẫn tỉnh táo. Loại thuốc này được hy vọng sẽ thay thế cho loại thuốc amphetamine được dùng để giúp các quân nhân tỉnh táo hơn trong quá trình làm nhiệm vụ.

image

Với ngân sách gần 2 tỷ USD/năm, DARPA được thành lập năm 1958 - khi Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ gây sốc cho người Mỹ - có nhiệm vụ duy trì địa vị hàng đầu về công nghệ quân sự của Mỹ trên chiến trường.


BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Mềnh nghĩ người Nhật đủ tỉnh táo để biết mình cần làm cái gì?

Nhật đủ sức "sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử"

(NLĐO) - Nguyên nhân chính khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chịu hủy bỏ điện hạt nhân là vì muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Nước này có đủ plutonium để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử.

Đó là nhận định của giáo sư Koide Hiroaki của Trường ĐH Kyoto (Nhật), được báo Văn Hối (Hồng Kông) đăng tải hôm 31-12.
Chính quyền của ông Abe kiên quyết duy trì điện hạt nhân bất chấp nhiều lời kêu gọi từ bỏ sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3-2011.


 Nhà máy Fukushima nhìn từ trên không vào tháng 8-2013

 Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhà máy Fukushima nhìn từ trên không vào tháng 8-2013
Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo ông Hiroaki, Nhật Bản không được phép nhập khẩu plutonium làm giàu ở mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nước này có thể chiết xuất plutonium từ rác thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân.
Văn Hối dẫn lời các nhà phân tích Mỹ ước tính Nhật hiện có đủ plutonium để sản xuất ít nhất 1.000 quả bom nguyên tử.
Theo hiến pháp, Nhật không được sở hữu bất cứ vũ khí tấn công nào, tất nhiên là bao gồm bom nguyên tử. Tuy nhiên, gần đây ngày càng nhiều chính trị gia Nhật Bản kêu gọi hủy bỏ “3 nguyên tắc không hạt nhân” được đưa ra vào năm 1967, theo đó cấm Nhật Bản sở hữu, sản xuất cũng như nhập khẩu vũ khí hạt nhân.
3 nguyên tắc này là kim chỉ nam cho chính sách hạt nhân Nhật Bản. Thế nhưng, để giành được sự ủng hộ của cánh tả, ông Abe không ngừng thúc đẩy các nhà máy điện hạt nhân. Văn Hối nhận định nếu Nhật Bản thực sự sản xuất bom nguyên tử thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bất ổn nghiêm trọng.

Ông Shindo thăm đền Yasukuni hôm 15-8-2012, ngày tưởng niệm những người thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai
Ảnh: Reuters
Ông Shindo thăm đền Yasukuni hôm 15-8-2013, ngày tưởng niệm những người thiệt mạng
trong Thế chiến thứ hai Ảnh: Reuters

Trong khi đó, ông Yoshitaka Shindo, Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, đã viếng đền Yasukuni vào ngày 1-1, chỉ 6 ngày sau chuyến thăm gây chỉ trích của Thủ tướng Shinzo Abe.
"Tôi đến thăm đền với lòng tôn kính những người đã thiệt mạng trong chiến tranh. Tôi cầu cho hòa bình, hy vọng rằng chiến tranh sẽ không xảy ra một lần nữa" - ông Shindo nói và cho biết ông thăm đền với tư cách cá nhân.
Ông Shindo là cháu của Trung tướng Tadamichi Kuribayashi, người dẫn đầu quân đội Nhật Bản trong trận chiến với Mỹ trên đảo Iwo Jima ở Thái Bình Dương vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II.
Theo Kyodo, vị bộ trưởng 55 tuổi này thăm đền Yasukuni 3 lần vào năm ngoái.
Yasukuni thờ cúng khoảng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, phần lớn là binh sĩ, trong đó có cả 14 tội phạm chiến tranh thời Thế chiến thứ hai.


Hải Ngọc (Theo Want China Times, Kyodo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xung đột biển Đông và ảnh hưởng tới VN


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt nam sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, vi phạm vùng kinh tế của Việt Nam, đã gây ra những sóng gió trong báo chí, truyền thông, ngoại giao, quân sự, quốc tế và khu vực.

Thương mại Việt Trung: đuờng đỏ TQ XK vào VN, đường xanh XK của VN
HM Blog. Kinh tế gia miệt vườn Thái Nguyên vừa hoàn thiện bài viết này và gửi Cua Times. Mong bạn đọc đóng góp cho giải pháp làm thế nào để thoát Trung khỏi vòng cương tỏa kinh tế. Khi kinh tế độc lập rồi, cái vòng kim cô 16 chữ vàng, 4 tốt, ý thức hệ sẽ tự rơi.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt nam sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, vi phạm vùng kinh tế của Việt Nam, đã gây ra những sóng gió trong báo chí, truyền thông, ngoại giao, quân sự, quốc tế và khu vực. Ngoài ra giàn khoan đã khơi mào các cuộc biểu tình phá phách các công ty Trung Quốc và các công ty Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc bị vạ lây, tại 22 tỉnh thành trong 63 tỉnh của VN.

Quan hệ thương mại Việt Trung

Sau hơn một thập kỷ, trao đổi thương mại song phương đã gấp 10 lần, từ 4,9 tỷ đô la năm 2003, tới nay đã đạt 50 tỷ.

Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, chiếm tới 19% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc nhập khoảng 10% lượng xuất khẩu của Việt Nam trong khi Việt Nam đã nhập tăng gấp 12 lần kể từ năm 2003 với 3,1 tỷ đô la lên 37 tỷ năm 2013, chiếm khoảng 27% lượng nhập khẩu.

Siêu nhập từ Trung Quốc tăng lên đáng kể, hầu hết là hàng hóa thành phẩm như xe hơi, động cơ lắp ráp, nguyên vật liệu tinh mà Việt Nam dùng sản xuất cho xuất khẩu. Việt Nam xuất nguyên liệu thô như than đá, cao su, quặng sắt, nông sản. hầu hết với giá rẻ vì thô thì làm sao kiếm nhiều tiền.

Đó là chiến lược chung mà Trung Quốc đang thực hiện với nhiều quốc gia đang phát triển nhằm độc quyền trong việc cung cấp hàng hóa thành phẩm cho toàn cầu.

Đầu tư trực tiếp


Đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đáng kể, đến cuối tháng tư, con số này khoàng 7,8 tỷ, đứng thứ 9 trong các nhà đầu tư FDI.

Năm 2013 có một đột biết trong đầu tư về Nhà máy Nhiệt điện dùng than ở Vĩnh Tân (Bình Thuận) BOT – chìa khóa trao tay, với sản lượng điện 1.200MW và giá thành khoảng 2 tỷ đô la.

Ngoài đầu tư trực tiếp, Trung Quốc còn thắng nhiều thầu dự án về hạ tầng, điện, sản xuất thép liên quan đến ODA của Trung Quốc và cách cho vay dưới nhiều dạng khác nhau.


Xuất khẩu đi TQ theo ngành.

TQ – VN FDI theo ngành.
FDI giữa các quốc gia đầu tư vào VN

Du lịch

Du lịch Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng nhiều do giá rẻ, đồng văn hóa, tiện lợi trong giao thông và visa. Năm 2013, khoảng 1,9 triệu du khách từ Trung Quốc đã thăm Việt Nam, đứng đầu danh sách trong các quốc gia có khách thích tới xứ Đông Dương này.


Du lịch TQ

Theo báo cáo của TravelChinaGuide.com, trang web lơn nhất về lữ hành của Trung Quốc, Việt Nam đứng hàng thứ 9 trên thế giới của khách du lịch Trung Quốc, đứng sau Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc, Macao, Đài Loan, Singapore Malaysia và Nhật.

Kết luận

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng biển Đông vào nền kinh tế Việt Nam có thể thấy trực tiếp thông qua các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Chỉ số VN đã mất 5,9% vào ngày 8-5, rơi tiếp 4,7% vào ngày 12-5, và rơi xuống 514 điểm vào ngày 13-5, thấp nhất từ 7-1-2014.

Tuy nhiên, điểm đã nâng lên tới con số 544 vào ngày 21-5, hiện đã lên được 7,8% so với nửa năm, tăng 22% so với năm 2013.

Tuy nhiên sự lo ngại về xung đột đã làm các nhà đầu tư dè dặt. Chỉ khoảng 200 triệu đô được đầu tư thêm kể từ đầu năm đến nay.

Thị trường chứng khoán.

Những ảnh hưởng có thể


Vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nguồn cung cấp cho đầu tư nước ngoài và du lịch, mọi căng thẳng trên biển Đông đều có thể tác động rất xấu đến kinh tế Việt Nam

Môi trường kinh doanh và đầu tư: Những xáo trộn xảy ra trong các cuộc biểu tình tại 22 tỉnh thành đã làm các nhà đầu tư lo lắng, nhất là Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Dù các nhà đầu tư lớn nhất vẫn tỏ ra tin vào hoạt động của chính phủ nhằm vãn hồi trật tự, giúp môi trường kinh doanh an toàn.

Nhập khẩu từ Trung Quốc: Vì đây là nguồn hàng lớn nhất mà Việt nam nhập, sẽ ảnh hưởng không chỉ hàng tiêu dùng mà còn nguồn hàng nhập để sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng nguồn hàng này không lớn tới kinh tế.

Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc là nguồn tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam như mây tre, đồ gỗ, cao su, dừa, hoa quả và cũng là nơi tiêu thụ gạo lớn nhất cho Việt Nam trong mấy năm gần đây. Có thể phải cần thời gian để tìm đối tác mới nếu khủng hoảng xảy ra.

Nếu Trung Quốc ngừng nhập lúa gạo của Việt Nam thì thị trường nông sản sẽ rắc rối vì chưa tìm ra được đối tác tiêu thụ, giá phải trả của chính phủ là khá lớn vì phải giải quyết kho bãi và giúp nông dân. Ảnh hưởng có thể tực tiếp đến Vinafood nếu họ không tìm cách thay đổi bạn hàng và thách thức nữa là những nhà đầu tư chỉ tìm loại gạo chất lượng thấp

Sản xuất công nghiệp: Theo báo cáo tại Bình Dương, Đồng Nai, nơi vừa xảy ra biểu tình và xáo trộn, hơn 1,100 nhà máy, xí nghiệp (chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan) đã phải ngừng hoạt động. Rất nhiều trong số họ đã ở Việt Nam hàng chục năm nay. Nếu họ đóng cửa, có tới nửa triệu người mất việc làm trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Mặc dầu biểu tình cướp bóc xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai, nhưng một số tỉnh phía bắc như Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh cũng có công ty FDI đóng cửa vài ngày. Vì các công ty này có vai trò cung cấp hàng hóa trong dây chuyền lắp ráp toàn cầu nên ảnh hưởng sẽ không chỉ tại Việt Nam mà lan khắp thế giới. Ví dụ phần lắp ráp cho iPhone, iPad, Nike, Adidas, Yue Yuen cũng được sản xuất tại Việt Nam.

Nhiều mảng sản xuất công nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng xấu nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị đình đốn hoặc ngừng.


Đầu tư (tỷ đô la) giữa các nước vào VN.

Điện lực : Năm 2014, Việt Nam dự định nhập 2,5 tỷ KWh từ Trung Quốc, giảm khoảng 25% so với năm 2013. Điện nhập chỉ chiếm khoảng 2,6% trong tổng số lượng điện tại Việt Nam.

Trung Quốc chiếm tới 90% các hợp đồng về điện EPC (EPC- Engineering, Procurement, and Construction). Trung Quốc có thể ngừng hoặc trì hoãn các hợp đồng về xây dựng, cung cấp điện. Ví dụ, họ đã rút 3000 công nhân sản xuất thép tại Formosa tại Hà Tĩnh.

Giao thông: Giống như ngành điện, Trung Quốc đã tham gia rất nhiều các dự án về đường cao tốc như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hải Phòng – Quảng Ninh, Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Du lịch và dịch vụ khác: Trước khi giàn khoan đến biển Đông, hàng ngày có khoảng 20 chuyến bay giữa hai quốc gia. Nhưng sau vụ việc, số chuyển bay đã giảm hẳn, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Vietnam Airlines.

Chưa có con số thiệt hại về du lịch, nhưng các tỉnh dùng du lịch như một phương tiện phát triển như Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ gặp khó khăn..

Giải pháp

Ngày 21-5, Thủ tướng Dũng và chính phủ VN đã tiến hành những bước quan trọng

Những công ty, xí nghiệp, nhà máy bị ảnh hưởng do biểu tình được trì hoãn thuế, giảm thuế khi tài sản bị hư hại, tiền thuê đất và giảm thuế xuất nhập khẩu.

Giúp thêm lực lượng lao động bị hao hụt, cho phép thủ tục visa tiện lợi hơn để các công ty có thể nhập người lao động vào thay thế.

Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp vay tín dụng dễ dàng hơn đối với các xí nghiệp, cơ sở bị ảnh hưởng do khủng hoảng biểu tình.

ĐTV. Kinh tế gia miệt vườn Thái Nguyên,

Lưu ý: Số liệu được tham khảo từ trang web của Cục Hải quan và TC Thống kê. Tôi biên tập lúc hơi mệt nên câu cú lủng củng, bạn đọc thông cảm.

http://hieuminh.org/2014/06/05/kinh-te-gia-miet-vuon-thai-nguyen-xung-dot-bien-dong-va-anh-huong-toi-vn/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế bác bẩu báo nhà em viết gì bây giờ ngoài mấy cái vô thưởng vô phạt í? Nói thiệt nhà em cũng chả thích mấy cái chuyện lình xình này, dưng mờ viết cái khác e rằng khó!

Không thể không buột miệng chửi thề...


FB Xê Nho Nvp
Cái tờ Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) dù sao cũng không phải là tờ chính chủ của ngành giáo dục (ghi cơ quan chủ quản là Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam) cho nên có đăng bài giật gân câu khách thì thôi cũng kệ.

Nhưng tờ Giáo dục & Thời đại là của Bộ Giáo dục – Đào tạo, không chạy đi đâu cả (giaoducthoidai.vn) bởi vì ghi rất rõ cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay bộ nào cũng có tờ báo như thế và đa phần dù sao cũng đưa tin hoạt động của bộ và ngành.

Bất ngờ thay cái tờ Giáo dục & Thời đại lại đăng bài kiểu “Quý bà và lạc thú quái đản: “Cái ấy” mát xa cho “cái đó“”. Ối trời đất, tờ báo của ngành giáo dục, nhận kinh phí nhà nước, lấy tiền thuế của dân mà đăng tin bài kiểu này???

Không thể không buột miệng chửi thề, thiên hạ đại loạn rồi khi tờ báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng bài: Hollywood phát sốt mốt thả rông; Chi Pu lấp ló thanh tân; Hà Tăng sang trọng "tự sướng" trang phục mình thiết kế; Khánh Ngọc gợi cảm chết người trong váy cưới; Jennifer Phạm khoe vẻ mặn mà lấn át sao trẻ; Xong dạm ngõ, gõ ngay tiền; Bí mật sung sướng trong cốp xe của chồng....

Đáng xấu hổ! Đáng xấu hổ!



Phần nhận xét hiển thị trên trang