Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Bức tranh quá khứ qua góc nhìn phân kỳ

Liên hệ với nguồn sách địa chí hiện còn như Ô Châu cận lục, Phủ biên tạp lục, Đại Nam nhất thống chí và các tài liệu ký sự mới phát hiện như Quảng Nam phủ tập ký sự, các tư liệu gia tộc như gia phổ, trước thuật…, người đời sau có thể hình dung phần nào diện mạo lịch sử, xã hội, phong tục của nhiều thế kỷ trước ở vùng Trung Trung Bộ hiện nay. Tất cả các nguồn sử liệu đó cùng các thư tịch ngoài nước của Trung Hoa và người Pháp đã giúp Hồ Trung Tú dựng lại bức tranh quá khứ theo cách riêng của mình: Lý giải lịch sử qua góc nhìn phân kỳ, với cuốn “Có 500 năm như thế - bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử” (*) vừa xuất bản.



Cách phân kỳ lịch sử Nam tiến của Hồ Trung Tú khác với các sử gia Việt trước đó. Ông chú ý đến một số thời điểm đặc biệt và khai thác ý nghĩa của nó: đưa ra một cách phân kỳ để thử xác định ý nghĩa lịch sử và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗi tiến trình lịch sử, qua đó có thể ít nhiều hiểu được, và thử dựng lại những gì đã xảy ra trong suốt 500 năm (từ đám cưới Huyền Trân (năm 1306) đến năm 1802 khi Gia Long lên ngôi. Tác giả đã có những đóng góp mới trong việc “xác định mốc thời gian của mỗi giai đoạn” (tr.11, Sđd) và nói rõ phần đóng góp của mình trong cách phân kỳ: “…Trước đây người ta chỉ nêu lên các mốc thời gian của mỗi sự kiện mà ít để ý đến quãng thời gian giữa hai sự kiện, trong khi điều đó là vô cùng quan trọng để sự tiếp thu, tiếp biến, giao lưu văn hóa diễn ra rồi hình thành và cố định một tính cách bền chắc, không chịu biến đổi trong các giai đoạn sau”.
Trong cuốn sách của mình, Hồ Trung Tú chưa một lần sử dụng từ “ky mi” mà sử xưa dùng để chỉ vùng đất “được cai trị lỏng lẻo” là Thuận Hóa và Quảng Nam (trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam), nhưng trong nhận xét về giai đoạn 300 năm (1306-1600) rõ là tác giả đã chú ý đến cái điều mà các sử gia trước đó chưa kịp thể hiện: “300 năm không chính quyền trên một vùng đất nhiều dân tộc mà các dân tộc này đã từng đánh nhau hoặc nhà nước của các dân tộc này đã từng đánh nhau chí tử suốt nhiều trăm năm trước đó. Điều gì đã xảy ra trong suốt 300 năm ấy?” (tr.12). Trên cơ sở 300 năm đó, tác giả đã mở rộng cái nhìn phân kỳ của mình đến 1802 (năm vua Gia Long lên ngôi) để đi đến khái quát “đã có 500 năm đằng đẵng để hoàn thành một cuộc hòa nhập”. Và những mốc của cuộc “hòa nhập khó diễn tả hết” ấy được nêu lên như những “lát cắt lịch sử” mà trong đó lát cắt 1671 phải được ghi nhận như là một phát hiện độc đáo của tác giả. Chính lát cắt “lũy Trường Dục” khiến “Trong, Ngoài bất tương thông” đó đã là cơ sở cho Đàng Trong hình thành một bản sắc rạch ròi tách biệt khỏi những ảnh hưởng của Đàng Ngoài để tự thân hòa nhập với văn hóa bản địa trong quá trình mở rộng về phương Nam. Lát cắt đó cùng những lát cắt lịch sử khác trong khoảng 500 năm đã làm nền cho sự phân kỳ; giúp Hồ Trung Tú có cái nhìn thấu suốt và biện chứng để từ giải các hiện tượng văn hóa, xã hội độc đáo của xứ Đàng Trong - mà thổ âm Quảng Nam là một ví dụ.

Có lẽ, sau 40 năm kể từ khi cuốn “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” của Bình Nguyên Lộc ra đời, chưa có một cuốn sách nào thuộc dạng này đã truyền một cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc đến vậy. Cảm hứng nhà văn đã khiến cho cuốn sách trở nên hứng thú; nhưng cảm hứng đó cũng là một nhược điểm đối với việc khai thác một vấn đề có tầm “luận án” như thế này. Hồ Trung Tú đã đi vào con đường mà Kim Định, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Xuân… đã từng đi: đó là “trực nhận” và “tiên nghiệm” trước khi cố gắng chứng minh đầy đủ.Dù tự nhận mình người “không chuyên về ngôn ngữ học” và cũng khiêm tốn đưa ra một số dẫn chứng vừa đủ trong rất nhiều sách nghiên cứu về ngôn ngữ mà chắc chắn tác giả phải đọc qua, nhưng những giả thuyết về “nguồn gốc bản sắc tiếng nói từng khu vực xứ Quảng” cùng những giả thiết về “nguồn gốc của những vùng lõm ngôn ngữ đặc biệt” như Cao Lao Hạ, Mỹ Lợi trong ngôn ngữ khu vực Bắc Trung Bộ đã thật sự hấp dẫn người đọc. Những phát hiện và giả thuyết trên giúp tác giả - bất chấp sự dè dặt thông thường - mạnh dạn nêu lên vấn đề sự tự hòa nhập và hòa tan của một bộ phận dân tộc, một nền văn minh với một dân tộc, một nền văn minh khác trong điều kiện đặc thù của “500 năm như thế!”. Tất cả các cố gắng của Hồ Trung Tú từ việc đưa ra các kiến giải về “Vấn đề thế hệ ”, “Vấn đề địa giới”, vấn đề “Người Chàm ở lại”, “Giọng nói người Quảng Nam” rõ là nhằm chứng minh cho điều quan trọng đã nói trên. Dẫn chứng được vận dụng trong thư tịch và từ kết quả điền dã vừa đủ để giúp tác giả chứng minh cho những gì mình đã phát hiện và nêu giả thuyết. 
PHÚ BÌNH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc sẽ tự hại mình nếu chơi chiến tranh kinh tế với láng giềng


Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm nhiều đầu ra hơn cho sản phẩm
Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm nhiều đầu ra hơn cho sản phẩm

Trong thời gian qua, Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Bất chấp việc bị các nước trên thế giới lên án nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược, bất chấp lý lẽ.
Dùng kinh tế để dọa nhau
Ngoài việc dùng các loại tàu bán quân sự và thậm chí cả tàu quân sự để đe dọa láng giềng, Trung Quốc còn một chiêu nữa để thách thức những nước mà Trung Quốc xem là “chống lại họ”. Thứ vũ khí mà Trung Quốc hay sử dụng gần đây là trừng phạt kinh tế.
Năm 2012, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu chuối từ Philippines. Bề ngoài thì họ nói “vì lý do sức khỏe” nhưng ai cũng hiểu đó là phản ứng cay cú của Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Philippines. Một ví dụ khác là lệnh cấm nhập khẩu cá hồi của Na Uy vào Trung Quốc năm 2010 khi Ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình Oslo đã tôn vinh Ngải Vị Vị bất chấp sự tức giận của Bắc Kinh.
 Trung Quốc từng áp dụng "lệnh chuối" với Philippines
 Trên AP, các chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Trung Quốc có thể sẽ chơi trò này tiếp với các nước ASEAN vốn có phụ thuộc kinh tế ít nhiều với Trung Quốc. tức là họ có thể sẽ dùng biện pháp trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu hay xuất khẩu các mặt hàng với các nước láng giềng mà họ coi là thù địch. 
Nếu nước nào kiện Trung Quốc về các tranh cãi lãnh hải hay lãnh thổ thì Trung Quốc sẽ áp dụng “lệnh chuối” như đã làm với Philippines năm 2012.
Bắc Kinh tin rằng việc đe dọa “chiến tranh kinh tế” của họ sẽ khiến các nước láng giềng phải kiêng mỗi khi làm điều gì đó khiến Trung Quốc phiền lòng. Tuy nhiên, điều này cũng gây tác hại cho Trung Quốc và trong tương lai, nó thậm chí tạo ra phản ứng nhờn thuốc. Nó có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc bị cô lập và bị thế giới quay lưng.
Con dao hai lưỡi
“Việc sử dụng kinh tế như một vũ khí với láng giềng giống như con dao hai lưỡi, "Jason Morris- Jung , một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết. "Nếu Trung Quốc trừng phạt một người bán tại Việt Nam , họ cũng làm tổn thương một người mua ở Trung Quốc, và ngược lại”.
Trên thực tế, khi dùng lệnh chuối trừng phạt Philippines năm 2012, Trung Quốc đã gây khó khăn cho người trồng chuối Philippines trong thời gian đầu. Nhưng sau đó, mọi khó khăn cũng trôi qua khi Philippines tìm nguồn xuất khẩu chuối mới và nông dân Philippines chuyển sang trồng sản phẩm khác. Còn Trung quốc phải nhập khẩu chuối từ thị trường khác với giá đắt hơn và dân Trung Quốc phải tốn tiền hơn khi muốn ăn chuối.
Ông Nguyễn Đức Thành , Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và  kinh tế của Việt Nam, cho biết những căng thẳng hiện nay có thể gây khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp Việt Nam do họ có nhiều đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, như người Việt Nam nói thì trong cái khó sẽ ló cái khôn.
Ông Peter Sorenson, giám đốc điều hành của một công ty ngân hàng đầu tư tại Việt Nam phân tích: “Tình hình hiện giờ có thể củng cố tâm lý cho rất nhiều doanh nghiệp để họ tìm nguồn nhập khẩu thay thế".
Tình thế mới buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm các nguồn thị trường mới đa dạng hơn để xuất khẩu, phải tự nâng cao chất lựng của mình để cạnh tranh tại châu Âu, Bắc Mỹ thay vì một thị trường dễ dãi nhưng cũng rẻ mạt như Trung Quốc.
Tại Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng Việt Nam phải đa dạng xuất khẩu
 Chủ tịch Phòng Thương mại và  Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc phân tích: “Trung Quốc chiếm khoảng 10% xuất khẩu của ViệtNam. Tuy không phải là thị trường lớn nhất, nhưng Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và Trung Quốc cũng đang tiêu thụ một lượng gạo không nhỏ của Việt Nam. Vẫn biết rằng giá xuất khẩu sang Trung Quốc rất rẻ mạt, có mặt hàng chỉ bằng 1/10 giá bán ở thị trường các nước phương Tây và luôn có những rủi ro rình rập”.
Nếu nông sản Việt Nam nâng chất lượng lên cao, cải thiện khâu xuất khẩu và có mặt tại các siêu thị của châu Âu, Bắc Mỹ thì lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều. Tình thế hiện giờ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới phát triển thay vì hài lòng với thị trường Trung Quốc.
Còn Trung Quốc, nay đe nước này, mai nạt nước kia thì các nước sớm muộn cũng hiểu được tâm địa của Trung Quốc và tự tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc. Đến một lúc nào đó, khi tất cả đều không cần đến thị trường Trung Quốc thì nước này sẽ bị cô lập về kinh tế và quay lại thời điểm 50 năm trước.
Anh Tú (theo AP)/Một Thế Giới

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện cũ:

Khrushov không an táng tại Quảng trường Đỏ
(Khám phá) - Trong số tất cả các lãnh đạo cao cấp của Liên bang Xô Viết, chỉ có một mình Nikita Khrushov (đọc là Khơ-rút-xốp) không được chôn cất tại Quảng trường Đỏ, nơi an táng tất cả các lãnh đạo cao cấp của nước Nga Xô Viết. Khi còn sống, Khrushov từng nói rằng, ông không muốn nằm chung ở Quảng trường Đỏ với Stalin. 
Leonid Brezhnev - người kế nhiệm Khrushov bằng một cuộc chính biến chính trị trong thời gian Khrushov đang đi nghỉ - cũng không đồng ý để người ta dựng tấm bia mộ của Khrushov tại nơi đây. Vì vậy, khi qua đời vì bệnh tim vào năm 1971, Khrushov đã được chôn cất ở một nơi vốn không thuộc về ông: Nghĩa trang Novodevichy…
1. Nghĩa trang Novodevichy nằm ở phía Tây Nam của Moscow, từ xưa đã là nơi an nghỉ của những người danh lưu, quý tộc. Vào thời kỳ sau Cách mạng tháng 10, vị trí của nghĩa trang Novodevichy chỉ xếp thứ hai sau bức tường Điện Kremlin.
Được chôn cất ở nơi đây đều là những người nổi tiếng, có nhiều cống hiến cho dân tộc và đất nước Nga – Xô Viết. Tại đây, mỗi tấm bia mộ lại có một phong cách khác nhau, và mỗi con người nằm trong ngôi mộ ấy lại là một câu chuyện không hề tầm thường chút nào.

Trong số đó, có lẽ tấm bia mộ với hai màu đen trắng tương phản với độc một dòng chữ: Nikita Sergeyevich Khrushov là tấm bia dễ gây được sự chú ý nhất của mọi người khi đến nghĩa trang này.

Tuy nhiên, vì sao một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô trong suốt những năm 1953 – 1964 lại phải chôn cất ở một nghĩa trang “hạng hai” như Novodevichy chứ không phải là ở chân bức tường Điện Kremlin, nơi an táng những lãnh tụ của Liên Xô thì lại là câu chuyện ít người biết đến.

Nikita Khrushov sinh năm 1894 tại làng Kalinovka, tỉnh Kursk, nước Nga trong gia đình một người công nhân mỏ tên là Sergei Khrushov (người cha đã mất năm 1938) – và Ksenya Ivanovna.

Mùa đông, Khrushov đến trường học đọc, học viết, còn mùa hè thì đi làm mục đồng. Khrushov trông rất thông minh, tuy nhiên thời niên thiếu chỉ được đi học trong 2 năm và biết đọc biết viết thành thạo khi 12–13 tuổi.

Năm 1908, lúc Khrushov 14 tuổi, ông cùng gia đình chuyển tới mỏ Uspenskiy gần Yuzovka (bây giờ là Donetsk, thuộc Ukraina).

Khrushov trở thành học trò của người thợ nguội ở nhà xưởng, sau đó làm thợ nguội trong hầm mỏ và như người công nhân mỏ.

Trong Thế chiến thứ nhất, ông tham gia các hoạt động công đoàn và sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, ông gia nhập Hồng quân.

Vào năm 1918 Khrushov được kết nạp vào đảng của những người Bolshevik. Ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông làm công tác đảng và kinh tế.

Vào năm 1922, Khrushov trở về Yuzhovka và học ở khoa công nhân trường trung cấp kĩ thuật chuyên nghiệp Dontekhnikum, sau đó trở thành Bí thư Đảng của trường này. Vào tháng 7 năm 1925, ông được chỉ định làm lãnh đạo Đảng huyện Petrovo-Mar'inskiy vùng phụ cận Stalinskiy.

Tới năm 1929, ông vào học ở Viện công nghiệp Moscow, sau đó được bầu làm bí thư đảng ủy viện. Từ tháng 1 năm 1931, Khrushov trở thành Bí thư Ban chấp hành quận Baumanskiy, sau đó là quận Krasnopresnenskiy. Đến những năm 1932-1934, lúc đầu, Khrushov làm Bí thư thứ hai, sau đó là Bí thứ nhất Thành ủy Moscow, Đảng Cộng sản Liên xô.

Bước ngoặt lớn trong con đường trở thành lãnh đạo nước Nga Xô Viết của Khrushov là vào năm 1938 khi ông trở thành Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng Cộng sản Ukraina và là ứng cử viên vào thành viên Bộ chính trị Liên Xô.

Một năm sau đó, Khrushov trở thành thành viên Bộ chính trị BCH TƯ Đảng cộng sản Liên Xô.

Vào những năm diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Khrushov là thành viên các hội đồng chiến tranh của nhiều mặt trận quan trọng. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông mang quân hàm trung tướng.

Trong giai đoạn từ 1944 đến 1947, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina, sau đó một lần nữa được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng Cộng sản Ukraina. Từ tháng 12 năm 1949, một lần nữa ông làm Bí thư thứ nhất tỉnh Moskva và Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô.

Vào tháng 6 năm 1953, sau cái chết của Iosif Stalin, Khrushov là một trong những người khởi xướng chính việc cách chức và bắt giam Lavrentiy Pavlovich Beriya - Bộ trưởng Bộ An ninh và Cảnh sát Liên Xô - với tội danh gián điệp. Nhờ vậy, vào tháng 9 năm 1953, Khrushov được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1958, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Khrushov nắm những chức vụ này cho tới ngày 14 tháng 10 năm 1964 khi Hội nghị toàn thể tháng Mười BCH TƯ được tổ chức với sự vắng mặt của ông. Khrushov nghỉ hưu, thôi các chức vụ Đảng và nhà nước với lý do về "sức khỏe". Từ đó, Nikita Khrushov sống bằng tiền lương hưu cho tới khi qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm 1971 vì bệnh tim.

Với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Liên Xô trong suốt 10 năm từ 1953 tới 1964, theo thông lệ, sau khi mất, Khrushov phải được an táng dưới chân tường Điện Kremlin. Tuy nhiên, cuối cùng người ta lại quyết định đặt thi thể của Khrushov trong nghĩa trang Novodevichy.

Cho tới cuối những năm 80, nghĩa là gần 20 năm kể từ khi Khrushov qua đời, có người đã đề nghị đưa mộ của ông tới Quảng trường Đỏ.

Tuy nhiên, đề nghị này đã gặp phải sự phản đối dữ dội của rất nhiều các nhân sĩ thuộc chính giới Nga lúc bấy giờ, nên mộ của Khrushov cho tới nay vẫn nằm ở nghĩa trang Novodevichy. Vì sao người ta lại không an táng Khrushov ở bức tường Điện Kremlin, nơi vốn thuộc về ông?

Cho tới nay, đây là câu hỏi vẫn còn nhiều dị nghị. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến Khrushov không được an táng tại Quảng trường Đỏ chính là vì sự phản đối của Tổng bí thư Leonid Brezhnev, người đồng chí thân cận và cũng là người kế nhiệm Khrushov.

2. Mối quan hệ giữa Brezhnev và Khrushov cho tới nay vẫn còn mang nhiều bí ẩn. Leonid Brezhnev sinh ngày 19 tháng 12 năm 1906 tại Kamenskoe (Dniprodzerzhynsk hiện nay) tại Ukraina. Giống như nhiều thanh niên khác trong những năm sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, ông được giáo dục dạy nghề, ban đầu là quản lý đất đai và sau đó trong ngành luyện kim.

Ông tốt nghiệp Trường kỹ thuật Luyện kim Dniprodzerzhynsk và trở thành một kỹ sư luyện kim trong ngành công nghiệp sắt thép ở phía Đông Ukraina. Ông gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên Komsomol vào năm 1923 và vào Đảng năm 1931.

Một thời gian ngắn sau đó, Brezhnev gặp Nikita Khrushov và chính nhờ mối quan hệ này đã giúp Brezhnev trở thành người được Khrushov bảo trợ và tiếp tục thăng tiến trong các cấp bậc lãnh đạo. Giai đoạn 1935-36, Brezhnev thực hiện nghĩa vụ quân sự và sau khi trải qua các khoá học tại một trường xe tăng, ông làm chính ủy tại một nhà máy xe tăng.

Sau này, vào năm 1936, ông trở thành hiệu trưởng Trường kỹ thuật Luyện kim Dniprodzerzhynsk nơi ông từng là học viên. Năm 1939, Brezhnev trở thành Bí thư Thành ủy Dnipropetrovsk, chịu trách nhiệm về các ngành công nghiệp quốc phòng quan trọng của thành phố này.

Brezhnev thuộc thế hệ những người Cộng sản Liên Xô đầu tiên không có ký ức về nước Nga trước cuộc cách mạng, và từng quá trẻ để tham gia vào các cuộc đấu tranh trong giới lãnh đạo Đảng sau cái chết của Lenin năm 1924.

Thời điểm Brezhnev vào Đảng, Joseph Stalin là lãnh tụ không thể bị tranh cãi. Những người sống sót sau cuộc “Đại thanh trừng” của Stalin giai đoạn 1937-39 có thể được thăng tiến nhanh chóng, bởi cuộc thanh trừng để lại nhiều chức vụ trống ở các tầng lớp lãnh đạo cao trong Đảng và nhà nước.

Tháng 6 năm 1941, khi Phát xít Đức xâm lược Liên Xô, như hầu hết các quan chức hạng trung trong Đảng, Brezhnev ngay lập tức đăng ký vào quân đội. Ông là người đã tổ chức sơ tán các ngành công nghiệp tại Dnipropetrovsk về phía Đông Liên Xô trước khi thành phố này rơi vào tay quân Đức ngày 26 tháng 8, sau đó ông hoạt động như một chính ủy.

Tháng 10, Brezhnev được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị (tương đương Chính ủy Phương diện quân) cho Phương diện quân Nam, với cấp bậc Chính ủy lữ đoàn.

Năm 1942, khi Ukraina bị quân Đức chiếm, Brezhnev được gửi tới Kavkaz làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị Phương diện quân ngoại Kavkaz. Cấp bậc của ông cũng được chuyển thành đại tá. Tháng 4 năm 1943, ông trở thành Chính ủy Tập đoàn quân 18 với cấp bậc thiếu tướng.

Cuối năm ấy, Tập đoàn quân được phiên chế cho Phương diện quân Ukraina 1, khi Hồng Quân giành lại thế chủ động và tiến về phía Tây qua Ukraina. Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân là Nikita Khrushchev, người về sau trở thành người đỡ đầu chính cho sự nghiệp của Brezhnev.

Vào cuối cuộc chiến ở châu Âu, Brezhnev là Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân Ukraina 4 tiến vào Praha sau khi Đức đầu hàng.

Tháng 8 năm 1946, Brezhnev rời Hồng quân với cấp bậc thiếu tướng. Trong toàn bộ cuộc chiến, ông luôn làm chính ủy chứ không phải là một chỉ huy quân sự. Sau khi làm việc tại các dự án tái thiết ở Ukraina, ông một lần nữa trở thành Bí thư thứ nhất tại Dnipropetrovsk.

Năm 1950, ông trở thành Phó chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, cơ quan lập pháp cao nhất của Liên Xô. Cuối năm ấy, ông được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia.

Năm 1952, ông trở thành một thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và được giới thiệu như một ứng cử viên vào Bộ chính trị.

Sau cái chết của lãnh tụ Stalin vào tháng 3 năm 1953, dù Brezhnev không được làm một thành viên Bộ Chính trị, ông vẫn được chỉ định làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Hồng quân và Hải quân với cấp bậc trung tướng, một chức vụ rất cao cấp trong hệ thống chính quyền Xô Viết lúc bấy giờ.

Nhiều người cho rằng, ông có được chức vụ quan trọng này là do quyền lực mới của Khrushov, người đỡ đầu về chính trị cho ông, đã thành công trong việc lên thay thế Stalin để trở thành Tổng bí thư Đảng. Cũng từ đó trở đi, vị trí của Brezhnev ngày càng được nâng cao.


Ngày 7 tháng 5 năm 1955, ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh, cũng là một chức vụ quan trọng. Tháng 2 năm 1956, Brezhnev được gọi về Moskva, đưa lên làm Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị và chịu trách nhiệm kiểm soát ngành công nghiệp quốc phòng, chương trình không gian, công nghiệp nặng và xây dựng thủ đô.

Khi ấy ông là một thành viên cao cấp trong bộ máy của Khrushov và vào tháng 6 năm 1957, ông ủng hộ Khrushov trong cuộc đấu tranh của ông này với nhóm thân Stalin trong giới lãnh đạo đảng, cái gọi là "Nhóm chống đảng" do Vyacheslav Molotov, Georgy Malenkov, Lazar Kaganovich cũng như Dmitri Shepilov đứng đầu. Sau khi đánh bại nhóm đảng viên già, Brezhnev trở thành một Ủy viên chính thức của Bộ chính trị.

Tháng 5 năm 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, khiến ông được chỉ định làm nguyên thủ quốc gia dù quyền lực thực tế nằm trong tay Khrushov với tư cách Tổng bí thư.

Cho tới tận khoảng năm 1962, vai trò lãnh đạo của Khrushov vẫn vững chắc. Tuy nhiên, khi tuổi tác đã cao, tính tình ông trở nên thất thường và cách lãnh đạo của Khrushov khiến ông mất lòng tin trong giới lãnh đạo.

Các vấn đề kinh tế ngày càng nghiêm trọng của Liên Xô cũng làm gia tăng sức ép lên chức vụ lãnh đạo của Khrushov.

Bề ngoài, Brezhnev vẫn hoàn toàn trung thành với Khrushov nhưng vào năm 1963, ông tham gia vào một âm mưu loại bỏ Khrushov khỏi chính trường. Thậm chí nhiều người còn nói rằng, chính ông là người tổ chức âm mưu.

Năm ấy, Brezhnev thay thế Frol Kozlov, một người cũng được Khrushov đỡ đầu, làm Bí thư thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Vị trí này khiến ông trở thành người có khả năng kế nhiệm Khrushov.

Ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Khrushov đang đi nghỉ, những người âm mưu hành động. Brezhnev và Podgorny triệu tập Bộ chính trị, lên án Khrushov về những sai lầm trong kinh tế, buộc tội ông là người duy ý chí và có cách cư xử không đúng đắn.

Bị ảnh hưởng bởi những đồng minh của Brezhnev, các Ủy viên Bộ chính trị bỏ phiếu loại bỏ Khrushov. Brezhnev được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng, Aleksey Kosygin được chỉ định làm thủ tướng, và Anastas Mikoyan trở thành lãnh đạo nhà nước.

Mặc dù đây chỉ là một giả thuyết, song nhiều người cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến Brezhnev phản đối việc an táng Khrushov ở Quảng trường Đỏ như những vị lãnh tụ đảng khác trước đó.

3. Cũng có nhiều người cho rằng, trên thực tế, nguyên nhân việc Tổng bí thư Khrushov được an táng ở nghĩa trang Novodevichy chứ không phải là Quảng trường Đỏ chính là do nguyện vọng của bản thân ông. Người ta nói rằng, khi còn sống, Khrushov từng tuyên bố rằng, sau khi chết đi, ông không muốn được chôn cất ở Quảng trường Đỏ, bởi vì ông không muốn nằm chung với người tiền nhiệm của mình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin. Vì sao Khrushov lại từ chối việc “nằm chung” với Joseph Stalin? Duyên cớ lại bắt đầu từ một câu chuyện khác.

Ai cũng biết, trong lịch sử Xô Viết, Khrushov là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Tâm điểm của tranh cãi ấy chính là báo cáo bí mật của Khrushov tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 14/2/1956. Vào ngày 24/2/1956, sau mười ngày thảo luận, đại hội tuyên bố kết thúc. Khi các đại biểu đã sắp xếp hành lý chuẩn bị ra về thì đột ngột nhận được thông báo, vào đêm hôm đó sẽ tổ chức một hội nghị quan trọng.

Dựa vào một loại giấy thông hành đặc biệt, những đại biểu Đảng Cộng sản nước ngoài bị từ chối tham gia. Khi các đại biểu đảng tới hội trường, Khrushov đã ngồi trên chiếc ghế chủ tịch từ khi nào. Hội nghị đưa ra quy định không được ghi chép.

Khi các đại biểu đã tới đầy đủ, báo cáo của Khrushov đã khiến những người có mặt trong hội nghị hôm đó không khỏi giật mình.

Báo cáo của Khrushov có tên là “Về sự sùng bái cá nhân và hậu quả của nó”. Trong bản báo cáo này, Khrushov đã lên án sự sùng bái cá nhân đối với Stalin và chỉ ra nhiều chuyện bí mật đằng sau cuộc “Đại thanh trừng” đối với nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô dưới thời Stalin cầm quyền.

Điều người ta thắc mắc chính là, dưới thời kỳ nắm quyền của Stalin, Khrushov là người rất ủng hộ vị lãnh tụ này và ngược lại, bản thân ông cũng rất được Stalin tín nhiệm, bồi dưỡng để trở thành người kế thừa mình.

Tuy nhiên, sau khi Stalin qua đời chưa được bao lâu, Khrushov lại quay ngược trở lại phản đối Stalin và những người ủng hộ ông.

Thậm chí, chính Khrushov là người chủ trương việc đưa thi hài Stalin ra khỏi Lăng Lenin để an táng ở ngoài bức tường Điện Kremlin. Điều gì đã khiến Khrushov “trở mặt” với Stalin như vậy? Cho tới nay, đó vẫn còn là một bí mật.

Theo những gì được ghi chép trong cuốn hồi ký của Vadim Ustinov, Phó Cục trưởng thứ nhất, Tổng Cục 2 thuộc tổ chức KGB của Nga thì nguyên nhân chính là vì con trai của ông.

Theo Ustinov, trong suốt nhiều năm, Khrushov luôn cố gắng xây dựng một hình tượng là một người chống lại chế độ tập quyền mà Stalin đã xây dựng và lãnh đạo.

Vì vậy, khi Khrushov trở thành người nắm giữ cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, ông đã thay đổi toàn bộ cơ cấu quyền lực cao nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô theo nguyên tắc, người đó có trung thành hay không với mình.

Nhiều người đã bị cách chức, bị bắt, thậm chí bị tử hình. Ustinov cho rằng, Khrushov làm tất cả những điều này là để trả thù cho con trai mình.

Theo lời của Ustinov thì người con trai cả của Khrushov là Leonid Khrushov, do dính vào tội trộm cướp nên bị xử tội tử hình. Tuy nhiên, Leonid lại là con trai của Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Xô Viết Ukraina, vì vậy đã thoát được án tử hình một cách thần kỳ.

Sau đó, Leonid lại xảy ra chuyện và lại bị bắt ở Kuybyshev. Và lần này, chính Khrushov đã nói với Stalin tha cho con trai của mình và Stalin cũng đã đồng ý. Vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh đang ác liệt, vì vậy, để lấy công chuộc tội, Leonid được đưa ra chiến trường với tư cách một phi công.

Trong lần đầu tiên chiến đấu, chiếc máy bay tiêm kích do Leonid điều khiển đã bay thẳng về phía quân Đức rồi biến mất. Sau đó, các cơ quan hành chính trung ương của Liên Xô và một số nhân viên KGB biết được rằng, Leonid đã bị quân Đức bắt làm tù binh và cuối cùng, anh ta đã đầu hàng quân Đức.

Sau khi Stalin biết chuyện, lập tức hạ lệnh, bằng bất cứ giá nào cũng phải đưa bằng được Leonid về Moscow. Những người được giao nhiệm vụ đã hoàn thành công việc vô cùng khó khăn này, đưa được Leonid về Moscow theo đúng chỉ thị của Stalin.

Theo những chứng cứ mà tổ công tác được giao nhiệm vụ đưa Leonid trở về thu thập được chứng tỏ Leonid đã thực sự đầu hàng quân Đức.

Tòa án quân sự Moscow vì thế đã tuyên án tử hình đối với Leonid. Ai cũng có thể tưởng tượng ra tâm trạng của Khrushov lúc này. Ông đã hai lần thỉnh cầu Stalin giơ cao đánh khẽ đối với con mình. Cũng vì thế, Stalin đã tổ chức một hội nghị của Bộ Chính trị để thảo luận về vấn đề này.

Tại cuộc hội nghị lần đó, tất cả những người tham dự đều nói rằng, Leonid đã được tha thứ tới hai lần và lần này thì không thể tha thứ được nữa. Người phát biểu cuối cùng là Stalin. Tâm trạng lúc đó của ông cũng vô cùng nặng nề bởi lẽ người con trai lớn của Stalin cũng từng là tù binh của quân Đức.

Stalin quyết định viết quyết định của mình vào bản án rồi đưa cho Khrushov xem. Trong quyết định của mình, Stalin viết: “Nên kiên trì và ủng hộ quyết định của các đồng chí. Nếu tình huống này xảy ra với con tôi, thì tôi cũng sẽ chấp nhận phán quyết này, dù rất đau lòng”. Sau hội nghị đó không lâu, Leonid bị tử hình.

Theo Ustinov, chính vì vụ án dẫn tới cái chết của người con trai cả của mình mà Khrushov mới trở nên thù hận đối với Stalin. Nhiều người cho rằng, đây chính là lý do khiến Khrushov “trở mặt” với Stalin.

Trong cuốn sách “Một đội cảnh vệ Điện Kremlin Moscow” xuất bản năm 1996, tác giả của cuốn sách, từng là Phó tổng cục trưởng, tổng cục Cảnh vệ của KGB tiết lộ rằng, trước khi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956, Khrushov đã nói với những người thân tín của mình rằng: “Mặc dù Stalin nay chỉ còn là một bộ xương nhưng tôi sẽ để cho ông ta biết sự lợi hại của tôi”.

Chính vì vậy, trước khi qua đời vào năm 1971, Khrushov đã tuyên bố sẽ không an táng cùng với Stalin ở chân bức tường bên ngoài Điện Kremlin tại Quảng trường Đỏ.

Mặc dù tất cả những câu chuyện nói trên chỉ là những lời kể của một cá nhân và có thể nó không hoàn toàn là sự thực. Tuy thế, nó cũng cho người ta một giả thuyết thú vị để lý giải một điều bí mật được chôn giấu suốt hơn 30 năm qua.

Hà Phương

http://phunutoday.vn/kham-pha/vi-lanh-tu-lien-xo-khong-an-tang-tai-quang-truong-do-11361.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

'Tại sao VN phải chia dầu cho Trung Quốc?'


"Việt Nam khai thác trên vùng biển của Việt Nam cơ mà, tại sao lại phải chia cho Trung Quốc?", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng lên tiếng.
Tàu Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông.
Trước vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, họ không ngần ngại đe dọa bạo lực và sử dụng bạo lực, đã gây ra hậu quả như đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Trung Quốc làm điều này khi mà một nước lớn, đặc biệt là một quốc gia có ghế trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lại hành xử như vậy.

Trả lời trên báo Tuổi trẻ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: "Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với tuyên bố là khai thác dầu khí, và lý do là Việt Nam đã khai thác quá nhiều rồi, bây giờ đến lượt Trung Quốc. Ô hay, Việt Nam khai thác trên vùng biển của Việt Nam cơ mà, tại sao lại phải chia cho Trung Quốc? Với tư cách một nước lớn, đông dân nhất thế giới, với một giấc mơ Trung Hoa và họ nói là trỗi dậy hòa bình, vậy thử hỏi là một vài giếng dầu (nếu có) có giá trị gì so với đại cục?"


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

"Nhìn rộng hơn, những vấn đề ở biển Hoa Đông, hay tại bãi cạn Scarborough với Philippines thì Trung Quốc được gì so với hình ảnh Trung Quốc không còn là một đất nước trỗi dậy hòa bình nữa. Thay vào đó là một đất nước đơn phương dùng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế để cưỡng bức nước khác, điều này tôi nghĩ rằng lợi thì ít mà hại thì nhiều. Vậy Trung Quốc muốn gì?

Ở đây tôi nghĩ và tôi hi vọng điều ấy đừng xảy ra là Trung Quốc muốn đây chỉ là bước đột phá đầu tiên để áp đặt cách hành xử mới trong quan hệ quốc tế, đó là dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực để chiếm lĩnh những lợi ích không phải của họ", Tướng Vịnh nói.

"Đây là điều không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại. Tôi xin nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không có lợi gì trong những cách hành xử như vậy. Tôi muốn hỏi những người láng giềng Trung Quốc là một vài mỏ dầu ấy có làm cho Trung Quốc giàu lên không? Hay một vài mỏ dầu ấy chỉ làm xấu đi hình ảnhTrung Quốc?", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Tàu Trung Quốc đâm va tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ.

Chia sẻ về vấn đề này, trên tờ Thanh niên, tiến sĩ Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Bình Dương nhận định: "Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hoàn thành công việc của giàn khoan Hải Dương 981 vào ngày 15/8, nghĩa là sau thời gian này không còn tồn tại giàn khoan ở khu vực mà nó đang tác nghiệp. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, câu chuyện chưa phải đã kết thúc mà mới chỉ bắt đầu một giai đoạn đấu tranh mới".

Tiến sĩ Vũ Cao Phan.

"Năm ngoái, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc tuyên bố trong vòng một năm sẽ hoàn tất việc đưa ra các cơ sở pháp lý cho đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò). Thời hạn ấy đã tới, dẫu thế nào, dư luận quốc tế cho đến nay đã không thể tìm được bất cứ một cơ sở nào, một bằng chứng nào ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, trước hết ở ngay tên gọi: đây là đường gì? Mỹ cũng đã nhiều lần yêu cầu Đài Loan (chính quyền kế thừa Trung Hoa Quốc Dân đảng, “tác giả” của đường đứt khúc 9 đoạn) giải thích ý nghĩa của đường này nhưng câu trả lời là im lặng", tiến sĩ Phan cho biết.

Theo tiến sĩ Phan, Việt Nam không thể để bị động trước những bước đi mới củaTrung Quốc, dù bước đi ấy là gì.

"Thậm chí chúng ta sẽ phải khuyến cáo, báo động về những toan tính không phù hợp của họ. Và trước mắt trong lúc này vẫn là kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút hết các lực lượng của họ khỏi vùng biển, vùng trời Việt Nam", tiến sĩ Vũ Cao Phan nói.

Tình hình Biển ĐôngKế sách có thể khiến TQ 'gậy ông đập lưng ông'

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Tường thuật từ giàn khoan: Tàu TQ hung hăng rượt đuổi tàu Việt Nam


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân ta có bao giờ ngủ mê đâu?


FB Dân Choa

Vì sao dân tộc Việt bây giờ mới thức tỉnh.

Sự kiện dàn khoan TQ ở vùng Biển Việt nam được báo chí viết nhiều. Nhiều bài nói là nó làm cho cả đất nước, cả dân tộc bừng tỉnh.

Sao lại bừng tỉnh? Dân tộc và nhân dân có ngủ mê bao giờ đâu. Chỉ có một tầng lớp sợ hãi quá và mê muội đi thôi, tự ru ngủ bằng những bản tình ca Trung Hoa mà thôi.

Chúng ta hãy xem lại những phát biểu đanh thép của các dư luận viên cao cấp nhá. Họ chưa phải là các nhà thiết kế, nhưng là những truyên truyền viên sáng giá của hệ tư duy này.

Phó ban tư tưởng, Phó giáo sư, tiến sĩ Đào Duy Quát phát biểu tại Hội nghị Biển đảo Việt Nam tổ chức ngày 30 tháng 3 năm 2009 ở Hà Nội:

"- Các thế lực thù địch là nó chống phá ta gớm, gớm lắm các đồng chí ạ. Tôi có tổ chức đối thoại với các sinh viên tham gia cái cuộc, cái cuộc kích động do các thế lực thù địch tổ chức tháng 12 năm 2007. Tôi có hỏi: Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị. Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???

Cho nên là, các đồng chí ạ, cái quán triệt cái tư tưởng là phải rất sâu sắc. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương là phải rất sâu sắc…"

Đại tá , Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng nói chuyện với lãnh đạo các trường đại học ngày 19.12.2012 tại Hà Nội:

"- Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:“họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .

- … các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả ... Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.


P/s: Cũng may, chẳng có nhân dân nào tin vào "cái quán triệt sâu sắc" ấy cả, nhưng cũng không may là, được bao nhiêu "nhân dân" có thể nói thật... suy nghĩ của chính mình. Đó mới chính là bi kịch của Việt Nam. Và những cái đầu "giáo điều" ấy có bao giờ chịu lắng nghe đâu, chỉ khi "nước đến chân" rồi... 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng nói nhiều, anh nghiện mẹ nó rùi, cai bây giờ để chít ờ????



Tranh pỏ Rồ: rượu "Đại toàn" của họa sĩ Đông Ngàn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá nhẫn rùi!

3 lần VN trao công hàm phản đối, TQ lảng tránh
 - VN đã 3 lần gửi công hàm yêu cầu TQ chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền nhưng TQ đáp lại sự kiên trì của VN bằng sự lảng tránh, không trả lời. Thái độ ở thực địa của TQ ngày càng hung hăng.
Phát biểu tại họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông chiều 5/6 tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải cho hay, trong hơn 1 tháng qua, kể từ ngày TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, VN đã nỗ lực trao đổi, đối thoại với TQ dưới nhiều hình thức và ở các cấp khác nhau.
Trong các cuộc tiếp xúc, VN yêu cầu TQ chấm dứt các hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, tôn trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, rút giàn khoan và các tàu hộ tống để hai bên trao đổi ngay các biện pháp ổn định tình hình và kiểm soát các vấn đề trên biển giữa hai nước.
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa
Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải. Ảnh: Minh Thăng
Đến nay, đã có trên 30 cuộc trao đổi các loại. Trên thực địa, các tàu chấp pháp dân sự của VN luôn hết sức kiềm chế, kêu gọi TQ rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển VN. Cộng đồng quốc tế cũng phê phán những hành động sai trái của TQ.
"Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của VN, TQ đã không những không dừng lại các hoạt động bất hợp pháp của mình mà còn phản ứng tiêu cực, có những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc, đổ lỗi cho VN" - ông Hải nói.
Đáp lại mọi lời kêu gọi của VN, trên thực địa, TQ hành động leo thang mới, làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng hoà bình, ổn định, tự do và an ninh an toàn hàng hải trong khu vực; gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế; gây bất bình trong dư luận và nhân dân VN.
Ông Hải cho biết, ngày 23/5, lần thứ 2 Bộ Ngoại giao VN đã trao công hàm gửi Bộ Ngoại giao TQ yêu cầu nước này rút giàn khoan để hai bên tiến hành đàm phán xác định tính pháp lý khu vực TQ hạ đặt giàn khoan 981. Nhưng cho đến nay, TQ vẫn lảng tránh, không trả lời công hàm của VN.
Tiếp đó, ngày 4/6, lần thứ 3 Bộ Ngoại giao VN trao công hàm gửi Bộ Ngoại giao TQ, yêu cầu phía TQ nghiêm túc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, rút ngay giàn khoan, tàu và các phương tiện liên quan ra khỏi vùng biển của VN và không để tái diễn các hành vi tương tự.
Đồng thời, VN yêu cầu TQ giải quyết các tranh chấp trên biển, cũng như việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
"VN mong muốn cộng đồng quốc tế và các cơ quan truyền thông, trong nước và quốc tế với tinh thần công tâm, khách quan, tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc làm sai trái của TQ, bảo vệ chính nghĩa và công lý" - ông Hải nói trước đông đảo báo chí quốc tế và trong nước.
"Việc làm của TQ ở Biển Đông thời gian qua với các nước láng giềng, nhất là vụ việc hạ đặt giàn khoan trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN đã làm xấu đi hình ảnh của TQ trước cộng đồng quốc tế.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước việc làm của TQ đã phản ánh rõ bất bình đối với việc làm của TQ. Như vậy, chính sách ngoại giao hòa bình của TQ sẽ không phải là trên thực tế, chỉ là lời nói, bởi vì hành động của TQ trên Biển Đông, nhất là trong vụ việc giàn khoan 981 đe dọa hòa bình ổn định của khu vực, đe dọa nghiêm trọng an ninh an toàn hàng hải của khu vực, cho nên không thể nói đó là những nỗ lực hòa bình được, đấy là hành động bạo lực"
Ông Trần Duy Hải nói tại họp báo chiều 5/6
Linh Thư
Phần nhận xét hiển thị trên trang