Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Văn viết kiểu bố thằng Tây:

Sưu tầm của phọt_phẹt trên tnxm.

Ở đây, kẹt xe không phải là sự lạ. Thấy lạ, có chăng là mấy thằng Tây ba lô. Khi xẩy ra một đám kẹt xe, tính văn hoá cộng đồng tiểu thị dân càng có cơ hội phát tiết. Còi xe inh ỏi, chỉ là bóp để mà bóp. Khạc nhổ, chửi bới. Những gương mặt lậm lừ bản lĩnh. Cần thì đánh ngay. Vui. Ghê.

Đầu tôi hình tam giác thường, góc nhọn bên trái, góc tù bên phải, trông như có sừng. Hậu quả của một ca đẻ khó và bác sĩ sản khoa giận hờn vô cớ. Hôm qua, tôi đi cạo trọc. Đầu hình tam giác lệch mà cạo trọc nom rất ngầu. Thằng bạn hoạ sĩ của tôi bảo, để tao “đì –zai” bộ mặt của mày, cạo trọc, nuôi râu cằm, vừa ngầu vừa nghệ. Tôi không cần nghệ, chỉ cần ngầu. Tôi muốn ngầu hơn đám đông, đơn giản chỉ để đề phòng những kẻ quá khích khi kẹt xe.
*
Hồi tối, đi với em vào một quán bar trên đường Lê Lợi, mấy đứa tiếp viên xổ một tràng tiếng Tây Tầu vào mặt. Choáng váng, bảo, nói tiếng Việt đi các em. Chúng nó đấm vào lưng nhau thùm thụp rồi lảng hết. Em cười sướng. Cái đầu trọc đang phát huy tác dụng.

*
Quán bar này có món nhậu rất lạ, được giới thiệu là món Mễ (hay Miên chả nhớ), nó rất nhiều hành, tỏi sống. Cay. Rất cay. Mồi với bia tươi rất tuyệt. Vào đây, tôi chỉ gọi duy nhất món đó. Vì giá rẻ. Tất nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định.

Khi chia tay, chúng tôi hôn nhau, ngay trên đường. Đó là thủ tục bình thường của những cặp tình nhân thời bản sắc văn hoá dân tộc đang có nguy cơ lung lay. Hôn âu yếm như Tây. Đắm đuối. Mắt cũng dấp dính. Đèn đường, đèn xe, nhấp nháy, đuổi nhau, mờ nhoè tạo cảm giác như đang coi một triển lãm ảnh nghệ thuật. Em bảo, mồm anh hôi quá, toàn mùi hành. Em ưa nói thẳng. Em là người có tư duy đơn giản. Những người có tư duy đơn giản là những người hạnh phúc. Càng giản đơn, càng hạnh phúc.
*
5 giờ chiều, giờ của những vụ kẹt xe lớn. Trên đoạn đường rày xe lửa khúc Hoàng Văn Thụ, người ta hạ ba-ri-e. 10 phút chờ đợi, một chiếc auto ray bé xíu như đồ chơi thong thả chạy trên đường rày, trên xe, chỉ có người tài xế, anh mơ màng hút thuốc trước hàng ngàn cặp mắt ấm ức. Một hình ảnh minh hoạ đặc sắc cho tinh thần mọi người vì mình. Thằng cha đi chiếc Dylan khạc nhổ, mặt tôi hứng trọn những vụn bọt li ti, thối khắm. Tôi rồ ga, húc mạnh vào đít xe nó, vỡ cả đèn hậu. Nó quay lại gầm gừ, tôi bảo, địt mẹ thằng thối mồm. Nó im re quay đi. Một lần nữa, cái đầu trọc phát huy tác dụng.
*
Hai tuần một lần, chiều tối thứ sáu, họp tổ dân phố, đây là thông lệ của 35% các khu dân cư. 65% còn lại họp tuần một lần, có khi hai. Thứ sáu tuần này, tôi tham gia cuộc họp đó. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia, lí do bởi gần đây, ông tổ trưởng dân phố nhìn tôi với cặp mắt rất hắc ám. Có thể cũng bởi cái đầu trọc và chòm râu cằm.

Cái gì chả có tính hai mặt. Hay nói cho sang là tính nhị phân của sự vật/hiện tượng.

Nội dung cuộc họp cũng giống với cuộc họp thường lệ sáng thứ hai ở cơ quan tôi. Ông tổ trưởng dân phố kiêm bí thư đảng uỷ phường, là cựu chiến binh, con cái phương trưởng, tinh cỡ giám đốc công ti hữu hạn nên rất tích cực trong hoạt động công tác xã hội. Ông báo cáo diễn biến tình hình thế giới, tình hình “diễn tiến hoà bình” của các thế lực thù địch, tình hình chế độ ta bảo đảm quyền tự do dân chủ nhân quyền. Ông lên án gay gắt một nhân vật X. nào đó, lợi dụng dân chủ tuyên truyền bôi xấu chế độ. Rồi ông kết luận, lớp trẻ là tương lai đất nước, cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của địch. Anh mắt ông dính lên trán tôi, đầy ngụ ý.

Rất có thể ông nghĩ, cạo trọc đầu, nuôi râu cằm là biểu hiện của sự “phản động”. Ông không biết rằng, lớp trẻ chúng tôi còn quá nhiều việc để quan tâm, để chơi, để xả láng.
*
Chiều nay, gần cổng cơ quan tôi, có ông hói trán dựng chiếc @ láng coóng bên vệ đường, đứng đái. Một tay ông cầm chim, một tay ông giữ xe. Có người đi qua, làm bắn nước (trời mới mưa, rất nhiều vũng nước trong thành phố) lên chiếc @, hói quay ngoắt lại, mẹ cha cái quân vô ý vô văn hoá, bất lịch sự, mù à... Hói chửi.

Tôi không thấy ngạc nhiên. Ở đây, ai mắng ai là mù, là bất lịch sự, là vô văn hoá, cũng đúng. Ở đây, ngành văn hoá đi đo từng tấc váy ca sĩ, nhưng vạch chim đái đường một cách khêu gợi thì ai chẳng đã từng.



Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa, vựa tôm cá của quốc gia, nhà vệ sinh không có cửa nên khi hành sự, mọi người lấy tay che mặt. Cũng như thành phố, khi cần đái bậy, chỉ cần tìm một gốc cây, bức tường, mà úp mặt vào là ổn. Mặt thì mỗi người mỗi vẻ, còn chim cò ai chả giống ai? Công an nhận diện, truy nã tội phạm bằng tấm hình chân dung, tức khuôn mặt, chứ có bao giờ đi nhận diện bằng cách nhìn chim? Khôn thật!

4000 năm từ vượn thành người, may ra thơm tho hơn chút xíu, vì mĩ phẩm bây giờ nhiều và rẻ. Còn thì đâu hoàn đấy
*
Dạo này mắt tôi kém quá. Đi khám, đo mắt, bác sĩ phán, cận. Bụp phát, hai độ ngay. Hệ quả của tám giờ vàng ngọc trong cơ quan, tôi dán mắt vào màn hình vi tính, chơi game. Em khen, anh râu cằm đầu trọc, đeo kính cận giống Hàn Quốc ghê.

Văn hoá phim bộ Hàn Quốc là thứ văn hoá thời thượng, nó đang/đã ăn sâu bén rễ trên xứ sở này. Kệ bản sắc dân tộc, giống Hàn Quốc là điều đáng tự hào, dù chỉ là “giống” cái mặt.

Bữa trước, lang thang trên vỉa hè khu trung tâm, mấy em rối rít, du... du, gô dù, gô dù, dù thi hăn rịt, pho hăn rịt pho oăn nai [1] .Tôi rảo bước nhanh, mấy em láo xáo, đù má nói thách cao nó chạy là phải, ra kia đốt phong long.

Cũng chẳng ngạc nhiên, bởi em nói tôi giống Hàn Quốc.
*
Thằng bạn từ thời để chỏm “meo” cho tôi, cuối tuần ra sân bay đón tao, đợt này tao về cùng với phái đoàn Việt kiều yêu nước. Bạn tôi là Việt kiều Nhật, thành phố Kôbê. Việc nó định cư ở Nhật cũng lắm li kì. Nhà văn Hồ Anh Thái viết truyện “Chạy quanh công viên mất một tháng” đọc đã li kì, nhưng chưa sánh được với chuyện bạn tôi.



Nó bảo, tao đi ỉa mất hăm lăm năm mới về nhà. Nó về nước lần đầu năm hai lẻ ba

Nhà nó gần bãi biển, hôm đó, đi ra bãi biển ngồi ị, ngờ đâu, có đám vượt biên, hai bên cùng nhìn thấy nhau, đám vượt biên sợ nó về tố nên tóm nó theo luôn. Chuyến vượt biển bình an vô sự, không gặp bất trắc nào như phần lớn đám vượt biên thời đó. Cập bến Nam Dương, vật vờ ba tháng, được vào Nhật. Êm và gọn.

Hay thật, hai mấy năm trước đi ỉa bậy, giờ thành Việt kiều yêu nước thập phần danh giá. Tao ở trong nước, làm việc lòi mắt mà nào có ai khen yêu nước bao giờ. Tôi hậm hực. Thế thì có gì đáng nói, lắm thằng vượt biên, bị bắt lại, bị bỏ tù vì tội phản quốc, ra tù, lại vượt, thoát, giờ về cũng Việt kiều yêu nước. Chuyện thường thôi. Lưỡi người đời mà. Nó thao thao bất tuyệt. Đúng là ngoại quốc về có khác. Trên thông thiên văn, dưới tường chánh trị.

Bạn tôi nghề chính là đi thó đồ trong siêu thị, nghề phụ là gá bạc tại gia. Hàng hoá trong siêu thị Nhật Bản thì bao la, nó khoe. Từ những thứ lặt vặt như thỏi son, quần xìlíp phụ nữ cho tới những thứ giá trị như camêra, đầu DVD, máy ảnh số ..., chúng nó thó tất. Cũng đôi khi bị bắt, nhưng chả sao, cảnh sát Nhật coi đây là ăn cắp vặt, chỉ phạt qua loa. Hàng hoá đó tuồn về Việt Nam, thông qua đội ngũ thuỷ thủ tầu viễn dương, tiếp viên hàng không. Đi ăn cắp vặt nhưng là vặt với thiên hạ, bạn tôi mỗi lần về nước về nhà là mỗi lần vinh qui bái tổ.
*
Chòm râu cằm tôi mọc dài/ rậm. Thằng bạn hoạ sĩ bảo, nghệ lắm rồi. Tôi không biết độ nghệ có lớn hơn độ ngầu, nói chung, tôi thích ngầu hơn. Nhưng nghệ kể cũng thích. Thằng hoạ sĩ khen nhiều, khiến tôi cảm thấy mình là nghệ sĩ thật. Cũng đú đởn tí tởn, nhạc một tí, văn một tẹo, thơ một chút, hoạ một chụt..., vân vân, đủ trò, gi gỉ gì gi cái gì cũng chơi tuốt. Cũng có cái hay, tám giờ vàng ngọc ở cơ quan, tôi sáng tác, không còn chơi game nữa, mang tiếng chết.
Lại nghe, nghệ sĩ phải dấn thân, nên vỉa hè đầu đường xó chợ, nhậu nhẹt bét nhè không quản ngại. Tháng chỉ tắm hai lần, dù thời tiết Sài Gòn thường trực băm lăm độ xê. Đánh răng thì khỏi nghĩ, lâu lâu cỡ tuần lễ, mươi ngày mới cọ quẹt chút đỉnh. Ánh mắt luôn đắm chìm vào hư không cứ như Jean-Paul Sartre, dù đầu rỗng tuếch chẳng biết suy nghĩ gì.
Cứ dấn thân, chán thì tháo thân. Không phá chấp thì phá bĩnh. Chả có gì quan trọng.
*
Sáng chủ nhật tuần rồi, đưa em đi ăn phở, em cứ ẽo ợt khêu từng sợi, rồi trều cặp môi đỉa trâu, bảo, em xinh đẹp thế này mà phải đi làm bằng xe đạp, cả viện (em làm hộ lý viện tâm thần) họ đàm tiếu. Tôi giả vờ điếc, cứ cắm cúi ăn. Ăn xong, quay sang, tô phở em vẫn nguyên si. Chán cảnh, tôi bước ra lấy xe, về thôi em. Em vẫn im lặng. Tôi đề máy, em hớt hải, chờ em với, rồi em dốc ngược tô phở vào họng, lấy đũa quẹt hai bên mép, gọn ghẽ.

Em đã bắt đầu không coi cái đầu trọc, chòm râu, cặp kiếng của tôi ra gì. Em mang điều phiền muộn của em đi kể khắp lượt với đám bạn tôi. Quyết liệt hơn, giờ em ăn hay uống đều theo cái tiết tấu ăn phở sáng hôm chủ nhật, tất nhiên, khi có tôi bên cạnh. Thật may, thằng bạn Việt Kiều bơm cho ít tiền, sắm ngay cho em quả “uây” Tầu — một trong những tác nhân quan trọng gây kẹt xe. Nhẹ cả người, cứ như vừa xả ra một tác phẩm để đời.
*
Chiều mai, thằng bạn Việt Kiều của tôi về nước. Kì này, nó góp vốn với một công ty quốc doanh, thực hiện dự án nuôi bò tót trong môi trường nhân tạo. Nó cho biết, số vốn bỏ ra khá lớn, giá trị dự án không dưới giá trị ba công-ten-nơ đồ lót phụ nữ nhãn hiệu Triumph. Nó thủ thỉ khuyên tôi, tam thập nhi lấy vợ, thôi, cưới đi, đàn bà con gái lành lặn như nó thì hâm hấp là tốt. Chứ có chút nhan sắc, lại tinh khôn thì không phò phạch, gái bao, gái gọi, nó cũng cặp bồ hay tìm chồng ngoại quốc, đâu tới lượt mày... Nhá, cưới đi nhá..., có gì “meo” cho tao.
Tôi nghe nó khuyên rồi thở dài đánh thượt.

Tháng này, có hai nhà thơ được xuất ngoại, vì dịch cúm gia cầm đang bùng phát tại châu Âu. Một thằng đi im như thóc, không kèn không trống. Một thằng đi có 67 tờ báo, từ trung ương tới địa phương, đưa tin. Trong đó có cả tờ nội san của công ty thuốc sát trùng. Không biết thơ thằng nào hay hơn thằng nào, nhưng theo lí tự nhiên, giới động/sinh vật khi khoe mẽ hoặc hù doạ kẻ thù, chúng đều giương vây, xù lông.

*
Sinh nhật em, tôi đưa em lên quán café Panorama, toạ lạc trên tầng lầu 33 toà nhà Sài Gòn Tower. Giá café ở đây cao gấp 19 lần giá café ở quán tôi vẫn ngồi mỗi sáng. Chỉ hai đứa dưới ánh nến lung linh. Em bảo, năm nay không muốn tụ tập bạn bè.

Từ tầm cao này, Sài Gòn về đêm hiện ra thật đẹp. ánh sáng rực rỡ lung linh trải dài tới chân trời như một dải thiên hà. Sài Gòn nhìn từ thật cao, thật xa nào kém gì Paris, kinh đô ánh sáng. Bóng bẩy ngoài da là tốt lắm rồi.
Chúng tôi ra về khi quán đã hết khách, trong thang máy chỉ có hai đứa. Chúng tôi hôn nhau trong thang máy, cứ như phim ngoại quốc. Thật lãng mạn.

Nụ hôn hơi ngắn. Em bảo, mồm anh thối quá. Tôi khum hai bàn tay vào mồm, rồi phà, rồi hít, tuyệt nhiên chẳng có mùi gì. Lạ thật. Em cười, bảo, không ai ngửi thấy mùi thối của mồm mình.

Ừ, có ai ngửi thấy mùi thối từ mồm mình?

Tôi thở dài, có khi anh bị hở van dạ dầy? Em lại bảo, chả phải hở đâu, anh bớt dấn thân đi, chăm đánh răng, đừng mơ màng văn thơ nữa, sẽ hết thối chăng.

Ôi, em. Em tư duy đơn giản. Em hâm hấp chập cheng. Nhưng em thật thà, và đôi khi thổ ra những điều rất gần chân lí. Có lẽ, cuối năm nay tôi sẽ cầu hôn em.
*
Trên đường về, chúng tôi gặp đám kẹt xe. Kẹt xe vào lúc nửa đêm thì có hơi lạ, hơi bất thường. Nhưng tôi không ngạc nhiên. Thậm chí còn cảm thấy thú vị.

Cái bất thường không ở trên trời rơi xuống. Cái bất thường sinh ra từ những cái bình thường. Cái bất thường rồi sẽ trở nên bình thường.

Ở đây đang cần nhiều cái bất thường.

ST

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KINH:

Văn hóa phương Đông tự cầm tóc mình nhấc lên mà mãi mãi vẫn lùn


Nguyễn Hoàng Đức
Có rất nhiều cây bút đã viết về đề tài văn hóa phương Tây – văn hóa phương Đông, như kiểu hai mạn của một con tầu, hay hai cánh của một con chim, hoặc như chiếc bập bênh có hai đầu, tức là như một cấu trúc cơ học vật lý –suy rộng hơn là địa lý, hai bên bằng nhau. Tiêu biểu nhất mới đây là bài của GS TS Phạm Đức Dương được đăng trên ‘Thế giới và Việt Nam’ với nhan đề “Mọi nền văn hóa đều đẹp”, bài có đoạn:
Dựa trên định nghĩa văn hóa, chúng ta có thể kết luận: Là Con – Người, dù phương Đông hay phương Tây đều có ứng xử 2 mặt và tùy theo lựa chọn mà mỗi nền văn hóa có những mặt mạnh và mặt yếu khác nhau, rất đa dạng, nhưng không có nền văn hóa nào được phép tự xem là hoàn hảo, đứng trên, cao hơn nền văn hóa khác”.
Tôi nghĩ rằng GS Dương viết theo lối “hay chữ” kiểu học trò học chẹt mà không dựa trên khoa học. Tại sao một vị giáo sư mà không đi đến kết luận khoa học, mà lại dựa trên “định nghĩa văn hóa”? Lẽ ra ông nên biết dựa trên hiện thực khách quan thì cái kết luận của ông còn mang giá trị phổ quát, đằng này ông dựa trên định nghĩa văn hóa, thì trên thế giới có khoảng một triệu định nghĩa về văn hóa, nhưng nếu là sự thật, thì cả thế giới chỉ có một sự thật thôi.
Tôi viết bài này với mục đích bài trừ niềm kiêu hãnh giả mạo của những tầm vóc hủ nho, muốn ấm ớ cào bằng rằng: phương Đông là ta ngang ngửa với phương Tây. Cách nghĩ này làm cho con người yếu kém, cảm tính, ít khoa học. lạc hậu của châu Á, đặc biệt là Việt Nam đang đứng đội sổ của nhân loại ngủ quên trong giấc mơ hiện tại, không bao giờ muốn vươn lên đuổi kịp nhân loại, mà ếch ngồi đáy giếng, vỗ ngực ta chẳng kém ai, rồi thành chẳng ai bằng ta, tiếp đến là ta nhất thiên hạ.
-Trước hết đông người như Trung Quốc, thì Lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã từng nói: Trung Quốc chỉ có gia tộc mà không có quốc tộc. Xưa nay Trung Quốc chưa có các cuộc đấu tranh vì tư tưởng, tôn giáo và tự do, chỉ có các cuộc đánh nhau vì chỗ ngồi, đất đai và đàn bà.
Mới đây, các nhà lãnh đạo phương Tây nói thẳng: Trung Quốc không bao giờ trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới, bởi vì họ chưa bao giờ có truyền thống sản sinh tư tưởng. Nói thế, thì khác gì bảo, Trung Quốc đông người cũng chỉ là cơ bắp thôi.
-Ấn Độ đông thứ hai thế giới, nhưng chính lãnh tụ thiên tài của họ là thánh Gandhi đã từng nói: “Chúng ta chống lại nước Anh, chứ không chống lại thể chế Anh”. Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ vẫn áp dụng chính thể Quân chủ lập hiến của Anh. Gandhi còn nói: nhờ pháp luật của Anh Quốc chặt chẽ, thượng tôn pháp luật mà chúng ta có thể tay không đấu tranh bất bạo động để đòi công lý cho dân tộc.
-Không có một tác giả nào ở Âu Mỹ ao ước các giải thưởng ở châu Á. Nhưng tất cả các tác giả ở châu Á đều khao khát các giải thưởng ở Âu Mỹ.
-Không một nhà quyền quí nào ở châu Á muốn gửi con đến học tại các quốc gia châu Á. Tại sao? Vì chúng lẩm cẩm lạc hậu.
-Chỉ một phần nghìn người du học Âu Mỹ trở về đã làm giám đốc tất cả các học viện ở Trung Quốc.
-Các nhà lãnh đạo đỏ ở Trung Quốc và Việt Nam chỉ gửi con sang Âu Mỹ học, chứ đâu có thích học ở các trường đại học phương Đông? Tại sao? Vì hủ nho, dốt nát. Lúc nào cũng ỡm ờ nói nước đôi.
-Sách giáo khoa trên toàn thế giới chủ yếu là kiến thức của Tây, chứ có mấy chữ là kiến thức âm lịch của mấy anh Tầu, Việt Nam thì có không?
-Tại Việt Nam, những người xuất chúng nhất như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu là tây học hay đông học?
-Từ Ấn Độ sang Trung Quốc và Việt Nam… những con người thành công từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có một tư duy Đông học, hay âm lịch học nào thành công không? Hay là tàn lụi đi như mấy sọt rác đòi ngâm nga mấy vần thơ vụn theo đuôi ăn sái cảm xúc? Hãy công tâm đếm đi từ chính trị đến nghệ thuật rồi văn chương và điện ảnh!
-Nhà triết học Pháp Francois Jullien còn phân tích rất kỹ rằng: văn hóa Trung Quốc đề cao “cái nhạt”, tức là nhạt hóa để không nổi trội, để an toàn ở mọi nơi. Than ôi, cả một dân tộc chủ trương sống nhạt sợ có mùi thơm lại thành mồi cho kẻ khác ăn thịt, thì còn gì để bàn nữa, mà cứ suốt ngày đòi khoe mẽ “văn hóa phương Đông”!
-Văn hóa Tầu đâu có tạo ra người biết trọng chữ tín và danh dự, chủ yếu là cậy đông lấy thịt đè người, sẵn sàng chui háng như Hàn Tín để cầu an. Việt Nam hiện nay đang nổi lên là nước giam cầm đồng tộc dưới hầm để may vá, giam trong nhà có đèn điện để trồng anh túc, nói dối tràn lan, ăn cắp theo con số chính thức cũng như môi trường có các yết thị ở các nước xung quanh là không nước nào có thể cạnh tranh giải quán quân. Còn chiếc nón truyền thống hiện đang thành nón đội sổ đội lên đầu người mang quốc tịch Việt Nam từ quan đến dân.
-Cả thế giới người ta đã áp dụng thẻ dân sự, còn mấy anh lạc hậu sau rốt của lịch sử vẫn đang áp dụng chế độ hộ khẩu, vậy mà lúc nào cũng sẵn sàng mở miệng hát khúc quân hành “văn hóa phương Đông cao chẳng kém gì phương Tây”. Chẳng bẽ bàng lắm sao?!
Nêu thế thôi, chứ thực ra nhìn vào bất kể cái gì cũng thấy kiểu à uôm lạc hậu của người phương Đông. Mấy người ngồi lê chợ búa vẫn nói “của Tây có bao giờ sai”. Họ vừa nói vừa nhấc cái chai, cái hộp có số má chỉ dẫn đàng hoàng lên. Đến tiền âm phủ họ cũng in tiền đô la để cho ông bà dưới thế được yên tâm… Bao giờ thì văn hóa phương Đông tạo cho người ta niềm tin như vậy? Nhưng than ôi, thứ ếch ngồi đáy giếng lúc nào cũng nói hai – ba giọng, thì làm sao có được cái gì rõ ràng minh bạch. Cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ với các giáo sư, tiến sĩ âm lịch rằng: dù các vị có đông đến bao nhiêu, nhưng với cái cách kiễng chân đòi trá hàng, muốn ngang ngửa với văn hóa Tây Âu, các vị chưa bao giờ chạm ngón chân vào con đường tiến bộ được đâu. Muốn tiến bộ ư, làm gì có con đường nào khác là lý trí, công lý, minh bạch, đàng hoàng, thước đo phổ quát. Khi nào chúng ta còn lẩn trốn điều đó thì chúng ta chỉ là trẻ con tập trận giả sau góc bếp.
NHĐ 25/04/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoa học chủ quan là hàng rào cản trở sự hiểu biết...


vÔ ưU
Hiện nay, tri thức khoa học đang có những thông tin trái chiều. Những thông tin khoa học đó dựa trên cơ sở tư duy, lập luận phiến diện, chủ quan và không ít sai lạc. Cụ thể, trong khi một nhóm nhà khoa học sau khi phân tích nghiêm túc những nguồn thông tin, dữ liệu quan trắc đưa ra giả định “Trái đất mỗi ngày nặng thêm 100 tấn do bụi vũ trụ” thì một nhóm nhà khoa học khác độc lập nghiên cứu lại đưa ra nhận định “Mỗi năm trái đất nhẹ đi 50.000 tấn do vật chất của trái đất phát tán vào vũ trụ”.
Vậy nhóm nhà khoa học nào đã đưa ra giả định có tính chính xác? Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến việc tăng lên hay giảm nhẹ trọng lượng của trái đất thật sự là gì?
Chỉ thấy những giả thuyết, nhận định thiếu cơ sở khoa học, không mang tính tổng thể, chủ quan,… Những giả định trên có giá trị gì? Có chăng là chỉ làm rối trí không ít người và trói con người vào những sự hiểu biết lệch lạc.
Với tôi, từ xưa đến nay, trái đất luôn có sự trao đổi vật chất với vũ trụ, chưa bao giờ quá trình trao đổi vật chất giữa các hành tinh có sự dừng lặng.
Tại sao có sự trao đổi, hoán chuyển vật chất giữa trái đất và vũ trụ?
Vì trái đất cũng như những hành tinh khác, mặt trời, mặt trăng,… là một cơ thể sống. Sự trao đổi vật chất giúp chúng tồn tại trong không gian và thời gian. Mặt khác, tự thể mỗi hành tinh vẫn luôn tồn tại cơ chế tự cân bằng, ổn định tương đối tương ưng với tác động, nhiễu động tổng thể của tất cả các hành tinh, thiên hà, vật chất,... trong vũ trụ.
Tại sao trái đất phải trao đổi vật chất với bên ngoài?
Vì tâm ý của những thực thể sống đòi hỏi phải có sự trao đổi chất thì mới có thể tồn tại. Cụ thể, các loài thực vật, cây cối, thảm cỏ,… luôn cần Cacbon, Ôxi, Hidro,… ánh sáng, nước,… để tổng hợp nên các vật chất hữu cơ nhằm sinh trưởng và phát triển,... Những chủng loài động vật và con người gián tiếp hoặc trực tiếp sử dụng nguồn vật chất hữu cơ mà thực vật tổng hợp được nhằm tồn tại, phát triển. Vì thế luôn có sự luân chuyển vật chất trong trái đất và cả ở vũ trụ. Bởi lẽ, hiện nay dân số thế giới đã vượt 7 tỷ thì lượng vật chất hữu cơ đảm bảo cho nhân loại sẽ tăng vượt mức so với những thế kỷ trước. Lượng vật chất có trong trái đất với thời gian ngắn đã không thể chuyển hóa thành vật chất đáp ứng cho nhu cầu tổng hợp vật chất hữu cơ và bụi vũ trụ được trái đất hấp thu nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, bụi vụ trụ không là vật chất tinh mà là những khối vật chất thô và sự sống đã phải “đãi cát đá tìm vàng” mà góp nhặt từng ít một lượng vật chất cần thiết. Vì lẽ đó mà khối lượng trái đất không ngừng tăng lên.
Phải chăng chẳng bao lâu thì trái đất sẽ trở thành một khối rắn chắc và không còn thực thể sống (Theo quan niệm sống của khoa học)?
Thực ra, bên cạnh quá trình hấp thu bụi vũ trụ thì trái đất cũng tồn tại song song quá trình đào thải khối vật chất không thể hấp thu từ vũ trụ và cả lượng vật chất trơ có nguồn gốc ở trái đất mà qua quá trình “nhào nặn” của sự sống đã “mất chất”, không còn sử dụng được. Có lẽ hai quá trình này đều diễn ra ở tất cả các hành tinh có trong vũ trụ, vật chất được đào thải chính là một phần vật chất có trong bụi vũ trụ. Vậy trái đất nặng lên hay nhẹ đi là hoàn toàn lệ thuộc vào việc vận hành lượng vật chất có trong nội tại trái đất, tùy vào tâm ý của thực thể sống mà nhất là nơi tư duy, nhận thức của con người. Dù rằng luôn có sự tự cân bằng nội tại nhưng cơ chế điều hòa này chỉ mang tính tương đối. Thế nên khi sự vận hành vật chất của trái đất vượt giới hạn thì có những xáo trộn nhất định, đôi khi sự vượt mức sẽ dẫn đến việc tái cơ cấu lại vật chất trên toàn trái đất, trước khi trái đất lập lại sự cân bằng.
Giá trị của bụi vũ trụ là gì?
Bụi vũ trụ có giá trị bổ sung nguồn vật chất cần thiết mà sự sống đang đòi hỏi, dựa vào nhu cầu vật chất của trái đất.
Bụi vũ trụ từ đâu mà có?
Hãy quay về vấn đề lỗ đen vũ trụ. Giá trị của lỗ đen vũ trụ chính là tạo ra bụi vũ trụ, tái tạo lại vật chất lơ lững trong không gian thành lượng vật chất hữu ích.
Tại sao đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nhận biết rõ về lỗ đen vũ trụ?
Vì mọi loại vật chất khi rơi vào lỗ đen thì mất dấu và cả ánh sáng cũng bị tan biến trong lỗ đen. Với những phương tiện thu nhận dữ liệu không gian chưa thật hoàn hảo hiện nay, giới hạn khoảng cách không gian và cả thời gian thu nhận dữ liệu là có sự sai biệt lớn nên các nhà khoa học không thể nhận diện lỗ đen. Thêm nữa, có thể các nhà khoa học đã chọn sai vị trí, góc nhìn khi tìm hiểu lỗ đen. Họ đã chọn tâm của lỗ đen quan sát nên hoàn toàn mất hết mọi dữ liệu khi tiếp cận đến lỗ đen vì nơi đó áp suất, từ trường,… cực lớn. Đến nay, chưa có một loại vật chất nào có thể tiếp cận, cũng như xuyên thấu qua lỗ đen. Có lẽ các nhà khoa học nên đổi góc quan sát khi tìm hiểu, nhận diện lỗ đen.
Nhằm giúp bạn tiếp cận lỗ đen vũ trụ tôi sẽ trình bày về vòng xoáy nước được tạo ra do chênh lệch áp suất, độ cao,… Bạn hãy quan sát một vòng xoáy nước được tạo ra do chênh lệch độ cao. Bạn sẽ thấy những vật chất liền kề bị hút vào vòng xoáy rồi biến mất và khi đứng ở trên nhìn xuống thì bạn khó có thể nhận biết đường dẫn, hình dạng của vòng xoáy nước. Nhưng khi đổi góc nhìn nhằm quan sát hình ảnh vòng xoáy nước ở dưới nước thì bạn sẽ nhận dạng được vòng xoáy nước rõ ràng hơn.
Mở rộng vấn đề ra bạn hãy quan sát vòi rồng hay một cơn bão. Bạn sẽ thấy một vòng xoáy cực lớn gồm những lớp không khí bao bọc nhưng đó là khi bạn nhìn từ bên ngoài. Nhưng nếu bạn quan sát ở ngay vị trí tâm bão thì bạn chỉ thấy những khối vật chất khổng lồ bị hút vào tâm bão và mất hút. Bởi lẽ cột xoáy của cơn bão không là một đường thẳng. Bạn sẽ có thể tìm thấy khối vật chất bị vòi rồng hút ở một nơi khác và phần lớn bị biến dạng, nát vụn. Một tấm tole dài, dẹp sẽ bị vo tròn lại, một ngôi nhà bị xé nát vụn, một chiếc xe méo mó, nhăn nhúm,… Điều này cho thấy sức nghiền, áp suất được tạo ra nơi tâm bão,… là rất dị thường, khủng khiếp,…
Tương tự như vậy, phải chăng lỗ đen chính là vòi rồng vũ trụ và áp suất tạo ra nơi lỗ đen là không dễ nghĩ bàn? Với sức mạnh kinh khiếp đó thì nhiệm vụ của lỗ đen là nghiền nát, tái cấu trúc lại vật chất cho vũ trụ, không gian.
Việc làm của lỗ đen có giá trị gì?
Những hành tinh bị tan hoại, những mảnh vỡ của vật chất trôi nổi khắp không gian, chúng va đập tạo ra những xáo trộn, những vụ nổ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng thường tại của vũ trụ. Chúng đủ lớn nên không thể kết dính với những hành tinh và chúng tồn tại trong không gian mà không có một giá trị rõ ràng. Lỗ đen đã “Nuốt chửng” và nghiền nát chúng ra thành bụi vũ trụ. Khi đó chúng trở nên có ích cho sự sống vì chúng dễ dàng được các hành tinh hấp thu, giữ lại và chuyển hóa.
Tôi lại nói về mặt trời đang nóng lên là do sự tác động từ trái đất. Bạn hãy kiểm nghiệm lại thực nghiệm sau:
Hãy lấy một thỏi nam châm vĩnh cữu có lực nam châm vào khoảng 5 newton và giữ cố định thỏi nam châm đó. Tiếp theo bạn hãy lấy một thỏi nam châm khác có lực nam châm cũng vào khoảng 5 newton. Đặt thỏi nam châm gần kề và cùng cực với thỏi nam châm được cố định. Do đặt cùng cực nên chúng sẽ đẩy nhau tạo ra một khoảng cách, giả sử khoảng cách được tạo ra là 10 cm. Bạn lại cố định tương đối thỏi nam châm còn lại (Đồng nghĩa với việc thỏi nam châm được dịch chuyển trong giới hạn cho phép). Kết nối thỏi nam châm còn lại với nguồn điện và làm thay đổi  thỏi nam châm trên thành 1 thỏi nam châm điện. Bạn hãy gia tăng cường độ dòng điện tạo ra lực nam châm điện tăng từ từ đến giá trị 15, 20, 25,… newton. Bạn sẽ thấy khoảng cách hai thỏi nam châm được nới rộng, giữ như thế một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bạn ngắt nguồn điện và đo lại giá trị lực nam châm ở thỏi nam châm vĩnh cữu. Rõ thật là đã có sự sai khác, lực nam châm của thỏi nam châm vĩnh cữu không dừng lại ở con số 5 newton.
Trái đất, mặt trời và những hành tinh khác về cơ bản là không khác với những thỏi nam châm. Chúng đã tự cân bằng và cố định tương đối về vị trí trong không gian. Giữa chúng luôn có sự tương tác qua lại về từ trường, áp suất, ánh sáng,… Sự thay đổi nội tại của một hành tinh bất kỳ đều có sự tác động đến tất cả hành tinh khác và ngược lại. Mặt trăng, mặt trời, trái đất cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, nếu dùng sự hiểu biết tổng thể, nhận thức, tư duy khách quan tri thức nhân loại sẽ tự thừa nhận “Trái đất đang nóng lên từng ngày là do nơi nội tại của trái đất”. Chính những đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu ánh sáng, năng lượng, từ trường,… của trái đất mà mặt trời ngày càng trở nên nóng bức hơn. Chính do sự đòi hỏi nhu cầu vật chất, năng lượng, ánh sáng,… vượt giới hạn và kém hiểu biết mà con người đã tạo ra những hệ lụy khi nung nóng trái đất, tạo ra nguy cơ “Trái đất chuyển mình”.
Nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững tương đối kết cấu vật chất nên quỹ đạo di chuyển của trái đất, mặt trời, các hành tinh,… luôn được giữ ở vị trí cố định tương đối. Bởi lẽ khi áp suất, từ trường, năng lượng,… vượt giới hạn thì trái đất, các hành tinh sẽ lệch khỏi vị trí cố định tương đối và chuyển mình nhằm lấy lại sự cân bằng, ổn định. Tuy nhiên, khi mọi thứ vượt mức giới hạn an toàn thì trái đất sẽ nổ tung. Hiện tại, con người vẫn đang làm chủ việc tồn tại của sự sống nơi trái đất và con người cũng đóng vai trò quyết định về sự tồn vong của trái đất, nhân loại cùng muôn loài. Lại một câu chuyện nói lên mối tương tác giữa mặt trời và trái đất. Một câu chuyện rất thú vị, rất thật, rất đời thường,...
Hãy xem mặt trời là một cô gái chân dài, ngực nở, eo thon, nóng bỏng và trái đất là một anh tá điền vạm vỡ, rắn rỏi. Câu chuyện tình yêu bắt đầu. Trải qua một thời gian dài tìm hiểu rồi yêu nhau, chàng lực điền và cô gái trẻ chấp nhận kết hôn. Dưới sự chứng kiến của đức Cha Tạo Hóa, một cuộc hôn lễ được tổ chức long trọng với đủ mặt mọi người mặt trăng, sao thủy, sao kim, sao mộc,...
Lẽ ra, cô gái và chàng trai sống đến ngày "răng long đầu bạc", hạnh phúc bền lâu, trăm tuổi bên nhau. Nhưng chàng trai lại là người "tham dâm, túng dục", cô gái lại rất nóng bỏng và khêu gợi. Những cuộc mây mưa kéo dài, không ngừng nghỉ, không kể ngày đêm. Chỉ một thời gian rất ngắn, chàng trai trẻ đã đốt cháy hết năng lượng tình dục, tinh lực của cơ thể. Chỉ mới hơn 45 tuổi mà chàng trai đã tiều tụy, hình hài. Nhưng do "ăn quen, nhịn không quen" chàng trai đã vắt kiệt sức khỏe của chính mình và chàng trai gục chết vào một đêm hoang lạc ở độ tuổi 52, chết trên xác thân người đẹp. Một cuộc tình nông nổi. Cô gái cũng không còn quá trẻ và sống cô độc suốt phần đời còn lại.
Hẳn đây không là một câu chuyện tình không có cơ sở khoa học, logic và thực tế.
Thêm nữa, bạn hãy xem lại vấn đề sự sống theo quan niệm khoa học hiện tại, có thể là với khái niệm sự sống gói trong phạm vi hạn hẹp như thế sẽ là thiếu xót lớn. Thực tế là sự sống có ở khắp mọi nơi, mặt trời, trái đất, các hành tinh,… đều là cơ thể sống cả.
Nếu mặt trời không là thực thể sống thì trái đất, con người không thể sống, chẳng có sự sống tồn tại,...
Khoa học, tri thức nhân loại từ lâu đã tìm hiểu cội nguồn của sự sống. Nhưng khi tìm hiểu sự sống khoa học lại đi mò mẫm, dò tìm trên xác thân vật chất mà lại không nhận thức được rằng phần tâm ý vô hình mới thật là gốc của sự sống. Bỏ gốc tìm ngọn thế nên khoa học mãi mãi không thể tìm ra nguyên nhân có sự sống trong vũ trụ. Con người nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi mọi thứ ở bên ngoài mà sự sống chính ở nơi tự thân lại không rõ biết “Tại sao một xác thân vật chất lại có thể đi đứng, nói cười, buồn vui,…?”. Do không thấu rõ cội nguồn sự sống, con người mà nhân loại đang sống dựa trên hàng loạt những tư duy, nhận thức sai lầm. Con người sống mà lại không biết “Vì sao con người lại sống?”, “Sống vì điều gì, sống để làm gì?”,… Khổ đau, thù hận, chiến tranh, bạo loạn,… cũng tạo ra do những sai lầm nơi nhận thức, tư duy ở loài người.
Muốn rõ biết sự sống con người có lẽ tri thức nhân loại nên quay về tìm hiểu tâm thức vô hình có trong xác thân vật chất của con người và vạn vật.
Ngay khi con người mở mắt chào đời thì tế bào thần kinh là tổ chức sống duy nhất không được thay thế, bổ sung trong suốt quá trình sinh lão bệnh tử của đời người. Những tế bào thần kinh được hình thành, phân hóa, chuyên biệt,… trong quá trình bào thai phát triển và hoàn chỉnh. Với những tế bào khác của cơ thể thì luôn diễn ra quá trình thay thế, bổ sung xuyên suốt cả đời người.
Tại sao có sự khác biệt giữa tế bào thần kinh và các tế bào cơ, tế bào máu, tế bào mô,…?
Tri thức nhân loại cho rằng việc truyền giữ những dữ liệu, thông tin,… là rất phức tạp. Do đó, việc thay thế sẽ làm gián đoạn, mất dữ liệu ghi nhận trong não bộ, cũng như là những thông tin di truyền. Lập luận này có thật sự chuẩn xác không? Sự co bóp ở tế bào cơ tim cũng không hề đơn giản, chỉ cần chút ít “lỗi nhịp” thì con người sẽ chết, phải chăng tế bào cơ tim cũng cần không được thay thế, bổ sung?
Dường như tế bào thần kinh không được thay thế còn ẩn chứa những nguyên nhân sâu kín hơn. Nó chứa tập tính giống loài, chứa thông tin di truyền nhiều đời về việc di truyền nòi giống, việc giăng tơ ở nhện, việc tạo kén ở sâu, việc lột xác ở côn trùng, ếch nhái,… Có những điều mà mọi loài và con người không học vẫn rõ biết như việc giao phối, đẻ trứng, đẻ con, nuôi con,… Xem ra tế bào thần kinh phức tạp hơn rất nhiều lần so với sự nhận định của nhân loại về vai trò và chức năng mà tri thức nhân loại đã gán ghép nơi tế bào thần kinh.
Phải chăng tế bào thần kinh chứa đựng cả thông tin di truyền của dòng tộc, cả nghiệp nhân quả khi thần thức nương gá vào bào thai và cả sự hiểu biết, tâm ý của thần thức chúng sinh trong 3 cõi?
Đúng sai? Có không những việc mà con người chưa từng được học hỏi mà vẫn nhận biết. Những phát minh, thành tựu khoa học đôi khi không hoàn toàn do học hỏi mà con người sáng tạo ra. Thêm nữa, có rất nhiều vấn đề tôi trình bày trong bộ sách lại không có nguồn gốc từ việc học hỏi qua trường lớp, kinh sách,…
Bộ não của mỗi con người thật ra tự thể đã chứa nguồn thông tin, dữ liệu vô cùng dồi dào, phong phú và cập nhật không ngừng từ rất nhiều đời, nhiều kiếp,… Việc học hỏi sự hiểu biết ở cuộc sống, trường lớp,… sẽ góp phần từng bước mở những cánh cửa tri thức đã bị lãng quên. Việc mở những cánh cửa tri thức có trong não bộ mỗi người lệ thuộc nhiều vào sự học hỏi, sự hiểu biết khi con người tiếp xúc với cuộc sống. Thông thường những người có đời sống nội tâm phong phú, tâm hồn rộng mở sẽ mở được những cánh cửa tri thức hữu ích, có giá trị thực tiễn cho nhân loại và họ thường sống tốt, hạnh phúc,…

Tôi vốn không phải là một người nghiên cứu khoa học nhưng vì tôi nhận ra “Có một vài lỗ hỏng nơi tri thức khoa học nên mở lời đóng góp”. Những điều tôi đóng góp là đúng hay sai, tri thức nhân loại hãy từ từ “xét lại”, đừng vội phiến diện, chủ quan khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐI DỌC ĐƯỜNG RAY


“Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường.”
(“Mấy ý nghĩ về thơ” – Văn Cao)
 
 
I
 
một đường tàu
vạch lằn ranh chia tối - sáng
 
 
II
 
đám rước đi dưới mặt trời hung bạo
cờ xí bạc màu cần nhuộm máu
đám người già nua cần uống sinh lực trẻ trai hiến tế
và bọn hề múa hát tung hô khi có hiệu lệnh
đi đâu?
mười năm hai mươi năm ba mươi năm
tượng thần mòn lở
hết thiêng
đi đi đi
như Khổng Minh vẫn phải ngồi khiển mãi trận chiến cuối cùng
dù khi chỉ còn là xác chết
 
 
III
 
đó là những xứ sở những thời kỳ
bị lịch sử đánh gãy xương sống
chấn thương và hậu chấn thương
không chết nhưng nằm đó, tê liệt
kiệt quệ
 
 
IV
 
đó là xứ sở không còn âm thanh
không tiếng nói
có tụng ca, chẳng ai nghe
có than khóc, chẳng ai nghe
có kêu gào, chẳng ai nghe
người người nhìn nhau xa lạ
 
đó là xứ sở của những lời hứa
thử nghiệm và sai lầm
sai lầm và sửa chữa
và thử nghiệm sai lầm khi sửa chữa
rồi sửa chữa sai lầm khi thử nghiệm sửa chữa sai lầm
 
đó là những thời kỳ những xứ sở
câm
mọi thứ chấp nhận đi lùi để mong tồn tại
 
 
V
 
những người trong ánh hào quang
nhìn vào mắt họ
vạch thêm sai phạm
ai cũng đã quá sợ
vạn thế sư biểu
hãy xem từng bài chính tả thời cuộc đầy dấu gạch đỏ
tẩy xoá
và chi chít lỗi lầm cần phải sửa
tràn ghi chú bên lề
 
 
VI
 
có những vết thương
nỗi đau
hoài bão chưa thực hiện
hãy thử một lần rẽ trái thay vì rẽ phải
thử một lần lạc lối
thử bước vào bóng tối
thử một lần cất lên giọng nói
chính mình
 
 
VII
 
ngoại vi. bên lề. bóng tối.
nơi mở rộng đường biên
nơi hạ trại cho những thân phận bị dồn đuổi
nơi lưu giữ nụ mầm
ấp ủ ban mai
có trăng
có giấc mơ của thời vẫn còn chia cách
có tiếng nói phản kháng
có tiếng nói chống lại bá quyền
lên tiếng lên tiếng vì khát vọng tự do, đột phá và sáng tạo
 
đêm nở trời sao đẹp trong tranh Van Gogh
đêm dâng những hương hoa
 
 
VIII
 
là những ai
đang đi dọc đường ray
về một bình minh khác
về một chân trời khác
muốn tìm thực tại khác
cho mai sau kí ức về những tháng ngày
sẽ khác
...
 
26/4/2014
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Viết hay không viết ( tiếp theo )

   …Lễ lạt xong, cháu lão lại nhắc lần nữa về việc có nên lên Tam Đảo hay không?
Thực tình mà nói, thằng Chuếch không định làm một phép thử thăm dò. Nó chưa lần nào lên núi Tam đảo, muốn nhân chuyến này đi cho biết đường. Lỡ mai này bạn gái nó có rủ đi thì nó đã biết nơi ấy rồi. Định vị của xe chỉ có thể chỉ dẫn đường đi chứ không chỉ dẫn nơi ăn chốn ở khu du lịch sinh thái như thế nào.
Còn lão Đợi có mát mẻ một chút cũng là lẽ tự nhiên. Như thế người ta uống một lon bia giải khát, hay tách cà phê, chả có gì quan trọng. Lâu lâu đám con của lão vẫn thường thưởng cho bố chúng một chuyến pichsnich như thế, để lão dối già.
Xe chuyển hướng, nhắm tới đại gia thứ nhất.
Chúng tôi đang đứng ngoài khu vườn có tường xây bao khá cao. Chỉ nhìn thấy phần trên khu biệt thự hoành tráng, mái lợp ngói đỏ Hạ Long. Có những con nghê đúc bằng đồng chầu hai bên. Ở chính giữa là ô hình mặt trăng khảm nổi bằng đá quý, nguyên khối.
Chả rõ thực hư thế nào, thấy lão Đợi bảo: “Về phong thủy như thế này là sai. Rồng chầu mặt nguyệt thì đúng, chứ nghê chầu là cái sai lớn. Khi công trình đang làm anh đã góp ý ông ấy không chịu nghe. Giàu có trên nền tảng vô học thiếu và văn hóa quả thực là một tai họa!”
Thấy tôi có vẻ không hiểu, lão bảo để khi về, lão sẽ giải thích vì sao có câu nói như vậy. Vừa lúc cánh cổng đúc bằng gang chợt mở.
Ra đón khách là một người đàn ông ở quãng tuổi chia trung bình giữa tôi và lão Đợi. Nghĩa là không quá già và không còn trẻ, chừng ngoài năm mươi. Người này tai vểnh, bàn tay to, cặp môi mấp máy, gáy phẳng, cổ cực ngắn. Rất khó nói thuộc tuýp người nào? Riêng cặp mắt có nét gì hao hao giống thằng Chuếch cháu lão đợi. Ông ta có giọng nói khàn khàn như người đang bị viêm họng, tiếp chúng tôi một cách ơ hờ, không có ý gì vồn vập, mặn mà.
Trước lúc đến đây lão Đợi có trích ngang về người này một quãng: “Ông này trưởng trạm kiểm lâm, có họ bên ngoại mấy đời với lão. Ông cố nội  ông ấy xưa là bần cố nông được chia hương hỏa cải cách ruộng đất. Khu biệt thự này chính là nền cũ ngôi nhà ngói năm gian nhà lão Đợi ở đến đời thứ mười bị mất.
Năm tháng qua đi chuyện ân oán lâu ngày nhạt dần. Không mấy ai nặng nề chuyện cũ.
Lâu lâu lão đợi về làng vẫn đến chỗ này chơi. Vừa là thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hai là nếu có cơ hội mua lại được chỗ này, dẫu có đắt lão cũng mua.
Lão sẽ cho xây nhà từ đường để con cháu lâu lâu có về thăm quê, thờ cúng tổ tiên có chỗ tụ họp. Nhiều lần như thế trở nên thân thiết, quên hẳn chuyện cũ đã qua của cái thời không mấy người muốn nhắc tới. Vả lại người của thời đó giờ chẳng còn mấy người, lớp trẻ lại không quan tâm.
Chủ nhà bảo khi xây khu biệt thự này con trai ông ta định làm khu du lịch sinh thái. Du lịch nhà vườn. Chỗ này gần sát bờ sông, vị trí cực đẹp. Từ đây ra ngoài thành phố chỉ hơn chục cây số, lại là trung tâm của cả ba khu du lịch tâm linh, nhất cả nước, hiếm có nơi nào có vị thế như vậy.
Nhà nghỉ xây xong. Vườn cây cũng trồng đâu vào đấy, bắt đầu có hoa rồi có quả. Có một số thứ chả đâu bằng .. thì đột ngột anh con trai duy nhất bị bắt. Vụ mấy trăm bánh hêroin bên Bắc Ninh có dính líu đến anh ta. Lo liệu mãi mới qua được cái án tử, nhưng cũng hơn chục năm nữa người trai ấy mới có thể trở về nếu anh ta không bị chết bệnh hay chết tai nạ trong tù. Năm năm qua, khu du lịch sinh thái trong dự tính đành bỏ dở. Ông bố ở nhà được anh con nhắn về bán tất khu này để lo tiếp cho anh ta và để bố dưỡng già. Đúng ngay thời điểm bất động sản đóng băng, bán đâu có dễ. Giá như cách đây một vài năm, không đắt thì rẻ, còn có người mua. Đến như lão Đợi từng có dự tính như thế mà lần này chưa thấy ý kiến gì? Hoặc là lão ngấm ngầm trong bụng dự tính chi đó mà mình chưa hiểu? Tôi thấy tốt nhất là không nên hỏi. Với lại không khí có phần ảm đạm, tự nhiên cảm thấy mất hứng thú tìm hiểu hay tò mò vốn là thói quen xấu của tôi.
Theo yêu cầu của lão Đợi,  chủ nhà vẻ mặt không vui nhưng vẫn chiều lòng, dẫn cả bọn mấy ông cháu đi lòng vòng một lượt.
Chỗ này vườn hoa cây cảnh, chỗ kia bể bơi lát đá nhập ngoại trắng muốt. Cây bon sai uốn éo hàng hàng.
Đột ngột hiện ra một dãy dài giàn su su, bầu bí, dưa chuột và cả đám ngô trồng đã phun râu. Đây chắc hẳn là đối phó tình thế, nguồn sống của những người ở lại. Một ông già và hai đứa cháu, con của kẻ xa  nhà. Ông ta bảo:” May mà tôi vẫn đứng tên trong sổ đỏ, không thì dạo đó xong rồi”. Đôi mắt nhỏ của ông ấy chợt ánh lên chút tia sáng hiếm hoi rồi chợt tắt.
Chủ nhà có ý mời cơm nhưng lão đợi bảo là đã có hẹn với người em, trưa nay chúng tôi sẽ ăn cơm ở đó. Chủ nhà cũng không giữ. Hình như ông ta khẽ thở dài. Tôi bắt gặp cái nhìn như có điều thắc mắc tự nơi ông. Tôi cố giữ vẻ điềm nhiên, vẻ mặt của kẻ vô cảm, vốn ghét cay ghét đắng đối với mình!


( Còn nữa..)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cho người Việt đánh bạc trong casino: Lý lẽ không vững


Bàn về nới lỏng kinh doanh casino, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nói: "Lợi ích quốc gia, lợi ích nền kinh tế, lợi ích cho nhân dân ở đâu, những câu hỏi đó quan trọng nhưng không thấy trên bàn nghị sự". Phó Chủ tịch Quốc hội ủng hộ cho người Việt chơi bạc ở casino / Chuẩn bị thí điểm mở cửa casino cho người Việt?

Dự thảo Nghị định hoạt động kinh doanh casino do Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước đề cập đến việc cho người Việt vào chơi trong casino ở Việt Nam. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?

Người ta đưa ra nhiều lý lẽ nhưng không vững, thậm chí, một đại biểu Quốc hội còn nói, do trong nước không được chơi nên nhiều người Việt sang Campuchia, Hồng Kông, Ma Cao để đánh bạc. Việc vác tiền đi đánh bạc là bất hợp pháp, quản lý đất nước mà lại chấp nhận sự bất hợp pháp, thậm chí lấy đó làm lý do để cho phép người Việt vào casino trong nước đánh bạc thì không ổn.

Không phải cứ mở dăm ba casino là kinh tế tăng trưởng được. Bàn về casino có hai việc cần quan tâm là nền kinh tế lợi gì và thiệt hại gì. Thực tế cho thấy, mở casino tại Việt Nam, lợi ích mang lại cho nền kinh tế không bao nhiêu. Các nguồn lực, phương tiện tài chính bị hút vào đấy, thay vì đầu tư sản xuất kinh doanh. Ở đây, chỉ có chủ casino được lợi. Nhìn casino phải rất rõ ràng, không nên vì lý do này, lý do kia mà nới lỏng chính sách.

Các nhà đầu tư cho rằng điều kiện về pháp lý khiến kinh doanh casino tại Việt Nam gặp khó khăn, vậy còn ý kiến của ông?

Việt Nam đã cho mở casino nhưng còn hạn chế, chỉ cho phép người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài) vào chơi. Thực chất, đó là bước đầu để mở cửa, một khi cánh cửa đã hé, họ sẽ xô toang cửa để vào và lấy lý do này, lý do kia để thuyết phục các nhà cầm quyền nới lỏng chính sách kinh doanh casino.

Bởi vậy, mới có chuyện một số người làm chính sách cho rằng, trong khu vực có nhiều nước làm casino, Campuchia cũng làm, lý do gì mà Việt Nam không làm. Tôi nghĩ, không phải vì Campuchia làm sai thì bắt buộc mình cũng phải làm sai.

Ông nói, lợi nhuận vào tay các nhà đầu tư casino quốc tế, như vậy, các nhà đầu tư trong nước thì sao?

Người Việt chưa làm casino bao giờ, vẫn quen đánh bạc trong sòng nhỏ hay góc phố. Người Việt không làm được casino, bởi thiếu vốn, công nghệ, mở ra chỉ để cho người nước ngoài làm. Casino ở Las Vegas – Mỹ là những tổ hợp sòng bạc và khách sạn lớn. Nếu chỉ làm casino mà không có khách sạn thì casino không phát triển, ngược lại, làm khách sạn mà không có casino thì khách sạn lỗ.

Việt Nam muốn tổ chức casino phải kéo được người tới đánh bạc, nhưng muốn kéo được người tới đánh bạc, trước đó, phải tổ chức được tổ hợp sòng bạc và khách sạn, với hạ tầng hiện đại, đủ để thu hút người ta đến ở và đánh bạc.

Theo ông, Việt Nam có nên thay đổi chính sách để mở rộng loại hình kinh doanh này?

Người ta lo về số tiền thuế bị mất do người Việt sang Campuchia chơi bạc nhưng không tính đến hệ lụy khi nới lỏng chính sách. Về kinh tế, tôi không thấy có lợi ích gì cho vấn đề casino, thậm chí còn rất nguy hiểm.

Thay vì bỏ tiền đi kinh doanh, người dân bỏ tiền đi đánh bạc, một khi đã bỏ tiền đi đánh bạc thì không còn đầu óc lo chuyện kinh doanh. Nếu nới lỏng chính sách cho người Việt vào chơi trong các casino, vấn đề lúc đó sẽ khác. Đó là chưa nói đến vấn đề văn hóa, giáo dục của cả một cộng đồng dân tộc.

Cảm ơn ông!
Theo Hải Vân, DNSG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Bềnh thế nào nhể???

ĐOÀN NGƯỜI CÓ UY TÍN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐI THAM QUAN



Lần sau, sẽ là "Đoàn v... có uy tín tỉnh Thừa Thiên Huế..."

Chụp tại Vườn hoa Hà Đông - thủ đô Hà Nội văn hiến

Đèn lồng đỏ treo cao ở tháp mộ sư chùa Phúc Khánh (chùa Sở)
nơi Giáo sư giả, Tiến sĩ Phật học, Đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết trụ trì.
Đèn lồng loại này thường có chữ Cung Hỷ Phát Tài bằng chữ Tàu

Sách của "LƯỠNG QUỐC TIẾN SĨ" Đỗ Văn Khang.
Ông này là Giảng viên Đại học Tổng hợp HN (nay là ĐH KHXH và NV HN)
Ông bắt sinh viên của ông trên bài kiểm tra phải ghi rõ:
Môn: Mỹ học. Giảng viên: Lương Quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang.


Các thầy cô ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình mà giới thiệu mặt hàng như thế này
 thì làm sao dạy được các em: "Chào mừng kỷ niệm 410 năm hình thành
 tỉnh QUẢNH BÌNH (1604 - 2014)

Phần nhận xét hiển thị trên trang