Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Về lại rừng xưa


Trong tôi giờ đây ngân nga những tên đất, tên người. Tên những người bạn của tôi ở khắp bốn phương. Và tên những con đường, những thành phố, những Paris, Berlin, Thành Đô, Brugge, Amsterdam, Boston, New York, Peterburg, Mạc Tư Khoa…, những đất nước tôi đã đặt chân tới, những nơi tôi được bạn đọc đón nhận như người anh em. 
Tưởng như thế là đã thỏa mãn, là được hưởng sự ưu đãi của số phận, không ao ước gì hơn, nhưng vẫn còn một khao khát âm ỉ, dai dẳng, vẫn còn những nơi tôi ước ao được đến. Đúng hơn, được một lần trở lại. Nhất là những đêm chờ trời sáng, những đêm làm tổng kết cuộc đời, mong ước càng thôi thúc. Một thèm muốn, một khát khao như thèm muốn khát khao được trở lại mảnh sân, góc vườn thời thơ ấu: Ao ước được trở lại những trại giam, những nhà tù tôi đã sống. Những nơi ấy là một phần cuộc đời mình, đã góp phần hình thành mình cả về xương thịt lẫn tâm hồn, không thể thiếu, không thể tách rời. Càng về già, càng đến gần cái kết thúc tất yếu càng mong được một lần trở lại. Không phải quê hương, nhưng là một cõi, cõi mình trải qua một kiếp. Khi ta ở đất chỉ là đất ở. Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn (1). Đất ấy cũng hóa tâm hồn hay sao mà cứ bám theo tôi, gọi tôi, rủ tôi gặp lại? Tâm hồn của những người bạn tù đã sống và cho đến bây giờ chắc nhiều người không còn nữa… Đất ấy cũng mang tiếng rì rầm của những buổi ngày xưa vọng nói về(2). Đất bắt rễ vào cuộc sống, vào thân thể, vào từng tế bào thần kinh gọi là số phận. Tôi không thể không nhớ đến các nhà tù trong cuộc tìm lại thời gian đã mất. Những nơi ấy thường xuyên trở về với tuổi già tôi như một ám ảnh tuyệt vọng. Tôi đã nhiều lần “khai báo” với cô nhà báo Vũ Thị Hải:
-Làm sao về được những nơi anh đã lang thang nhỉ? Trước khi chết thế nào anh cũng phải tìm cách trở lại những nơi ấy.
Hải hứa sẽ giúp tôi và đã thực hiện lời hứa đó. Hải là người bạn thân của cả gia đình tôi. Năm 2005, Vũ Thị Hải là nhà báo nổi tiếng nhất với những bài báo vạch trần các quan tham ăn đất, được chương trình “Người đương thời” của truyền hình Việt Nam mời lên ghi và phát hình. Hàng triệu khán giả, những người chỉ đọc cô, nghe nói đến cô đã được trực tiếp nhìn và nghe cô trên màn ảnh nhỏ.
Cuối năm 2006, một người bạn đã cho Hải mượn một chiếc xe bốn chỗ kể cả lái xe và ba chúng tôi, nghĩa là tôi, Hải và nhà thơ Vũ Thị Huyền lên đường đến trại Hoành Bồ, một trong nhiều trại tôi đã “sống”. Tôi chỉ nhớ được một địa danh để hỏi thăm đường: Trại Đồng Vải. Vì trại đặt tại xã Đồng Vải nên còn có tên gọi như vậy.
Trên đường tới Đồng Vải có một cái tên quan trọng khác: Trới. Hình như đây là huyện lỵ của Hoành Bồ. Tôi đã nghe vợ tôi nhiều lần nhắc tới địa danh này trong những lần “hồi ký cách mạng” về những chuyến lên thăm tôi. Và tôi cũng đã một lần từ Đồng Vải đến Trới, khi chúng tôi đi gánh than trong rừng đổ lên ô tô chở về trại.
Vậy là xe chúng tôi cứ bon bon tới Trới, một địa danh khá phổ cập.
Chẳng biết cái thị trấn Trới thời tôi đi tù như thế nào nhưng bây giờ nó đã được ngói hoá, bê tông hoá, có nhà nghỉ, có khách sạn, có quán ka ra ô kê, có nhiều biển quảng cáo và nhiều xe máy, xe ô tô đi lại trên đường nhựa. Một chiếc cầu bê tông bắc ngang qua sông Trới, một dòng sông nhỏ trôi xuôi.
Nơi đây xưa kia là bến đò, vợ tôi phải vượt qua mỗi lần lên trại thăm tôi. Vác chiếc xe đạp poóc ba ga nặng trĩu đồ tiếp tế, lội qua bãi phù sa vì nước ròng, con thuyền đỗ ghếch lên mép nước mãi xa, vợ tôi dưới bãi, ông lái đò trên thuyền cúi đỡ chiếc xe đạp lệch một bên vai nàng khi ấy mới ba mươi tuổi, đặt nằm trong lòng thuyền, rồi sau đó nắm chặt tay vợ tôi để vợ tôi đu lên, bàn chân bết phù sa trơn loạng choạng trượt trên ván thuyền. Sang bờ bên kia. Lại lội lại vác. Mặt trời chiều đã khuất sau rừng. Trời tối dần. Ông lái đò biết vợ tôi đang đến chốn nào, động viên: “Đạp nhanh không tối đấy.”
Tôi chưa đi đò Trới. Chưa vượt qua sông Trới. Cái hôm đi gánh than trong rừng kiếp trước ấy, chúng tôi được ra bờ sông Trới rửa mặt mũi chân tay. Dòng sông vẫn như hôm nay nhưng ngày ấy với chúng tôi là bao la, mênh mông, vô tận. Trời. Chiều. Mây. Gió. Nước. Suốt một ngày cuốc, xúc, gánh trong rừng thâm u không một gợn gió, làm việc thở ra mang tai, gánh than kéo mình xuống dốc phăng phăng, thấy gốc cây bị chém vát nhọn, vẫn cứ quăng chân vào, không tránh được. Mồ hôi. Muỗi đói. Ruồi vàng… Thế rồi là dòng sông mênh mông. Khoảng không cao rộng trời xanh choáng váng. Nhìn xuôi dòng típ tắp chân trời. Lội trên phù sa xoai xoải. Cho nước ngập đến gối, cho sóng ôm lấy bắp chân, cho sóng vỗ quanh đùi. Cho ngón chân bấm xuống, tận hưởng cảm giác mình ngâm trong nước mát, mình mọc lên từ bùn đất phù sa. Chưa hết. Trên đường về trại, một đồi sim ương ương bất ngờ hiện ra. Tất cả lao vào. Vặt. Nhai. Nuốt. Vừa vặt vừa kêu: “Vàng bò!” Khắp đồi vang lên những tiếng hò reo phấn khởi “vàng bò!” Đúng là sim chưa chín, mới vàng bò.
… Xe qua cầu và dừng lại. Để tôi đứng trên cầu chụp ảnh. Chụp ảnh nơi xa nhất tôi đã đi tới trong những ngày lao lý, nơi vợ tôi đã vượt qua trong những chuyến tiếp tế cho tôi. Hải, Huyền cùng chụp ảnh với tôi. Kỷ niệm của tôi cũng là kỷ niệm của hai em.
Xe lại đi. Đường nhựa mới làm rộng và phẳng. Thỉnh thoảng lại dừng xe hỏi những quán bên đường. Tất cả đều trả lời: Trại Đồng Vải vẫn còn (tôi chỉ lo người ta đã chuyển trại đi đâu đấy để xây dựng khu kinh tế). Một con đường nhựa mới mở với bốn làn đường xe chạy. Tôi đã trông thấy rừng. Rừng “nhấp nhô uyển chuyển giăng hàng” gói trong lòng nó biết bao nỗi niềm, bao tâm sự. Rừng vĩ đại im lặng không đe doạ tôi nữa mà đang chờ gặp lại tôi để chuyện cùng tôi. Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”(3). Rừng đã che tôi suốt tuổi thiếu niên, tuổi trưởng thành thời chín năm chống Pháp và rừng đã vây tôi sau đó, khi tôi mới ngoài ba mươi tuổi, thời gian sung sức nhất, thời gian đam mê sống, mỗi giọt máu trong người đều căng tràn tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống và lòng quyết tâm thực hiện mơ ước của đời mình.
Nhưng tôi vẫn chưa nhận ra rừng của tôi. Rừng để sống và rừng để chết của tôi!
Gần bốn mươi năm trước, lần đầu tiên từ trại giam Hải Phòng về đây trên một thùng xe vải bạt che kín, nào nhìn thấy gì đâu bốn chung quanh. Chỉ có bụi đất đỏ cuộn lên phía sau xe, bám vào quần áo đầu tóc, mặt mũi. Và khi tới trại, nhận buồng, đặt nội vụ xong tôi được gánh đôi thùng làm bằng gỗ thông ngược ra ngoài trại, xuống suối gánh nước về cho anh em rửa mặt. Thật là một đặc ân. Sau một chuyến đi dài, được ngâm chân dưới suối, rửa sạch chân tay, vốc nước suối mát lạnh lên cổ lên mặt đầy bụi mới dễ chịu làm sao. Nhưng khi gánh trên vai hai thùng nước leo ngược dốc trại, loạng choạng run bắn, nhiều lúc muốn khuỵu xuống. Ngơ ngác tự hỏi vì sao, hai thùng nước này mình vẫn gánh chạy băng băng mà không biết rằng một năm rưỡi xà lim đã làm cơ bắp gân cốt mình nhão ra rồi.
Ngồi trên thùng xe phủ vải bạt không nhìn thấy chung quanh nhưng chắc chắn có một con đường đất đỏ, hai bên là cỏ may ngay dưới bánh xe lăn. Hôm gánh than gần Trới tôi đã đi và về trên con đường ấy. Khi được di lí về Hải Phòng tưởng sẽ được tha, ngồi ở thùng xe com măng ca Ru ma ni đít vuông, lại nhìn thấy những hàng cỏ may ven đường. Giờ đây tất cả là đường nhựa. Con đường nhựa này chạy đến đâu? Không thể nào từ Trới tới trại lại xa như thế. Hỏi. Hỏi những người phá đá, xay đá ven đường. Hỏi ô tô công an biển số Hà Nội đi ngược chiều. Cuối cùng tìm thấy lối rẽ. Một lối rẽ nhỏ, bình thường ít ai để ý. Lộ ra con đường rất hẹp. Rải đá. Có hai vệt nhẵn dành cho người đi và xe lăn bánh. Hai bên là cỏ may. Đúng con đường mình vẫn nghĩ về nó. Nhưng sao không thấy núi đá bên trái, nơi toán lò vôi vẫn làm việc. Dòng suối sâu bên phải có lẽ là đây. Sao suối nhỏ thế, lòng suối sâu và cạn thế? Đúng rồi! Đúng là mình đang trở lại chốn xưa rồi! Dưới lòng con suối cạn vắng vẻ và bẩn thỉu bỗng hiện ra hơn chục người đàn ông đang trần truồng tắm. Chỉ có thể là một toán hết thời gian lao động, tắm rửa trước khi về trại. Chỉ “chúng tôi” mới tắm ở con suối cạn tới đáy này, mới trần truồng chen chúc ở một nơi hoang vắng lộ thiên như vậy.
Tôi reo lên, chỉ tay xuống suối:
-Ta đây rồi!!
Và bảo hai cô bạn:
-Chính hắn đấy. Các em đừng ló mặt ra. Bọn hắn trông thấy, lên đuổi là không thoát được đâu.
Nói vậy. Để tự trấn tĩnh mình. Mong ước của tôi đang thành sự thật. Bao nhiêu kỷ niệm ập đến đè lên tôi nặng trĩu. Tôi vừa nhận ra vừa không nhận ra mảnh đất đã đầy đoạ tôi. Tất cả như một nơi hoang dại. Không có dấu vết của sự sống. Không còn ngọn núi đá bên này suối, nơi toán lò vôi vẫn xô thùng búa làm việc. Tôi bỗng nhớ đến Nguyên, tập trung hình sự, toán lò vôi, bị tai nạn khi nổ mìn phá đá hỏng một bên mắt, con mắt bị lép khiến khuôn mặt anh trông mới kỳ dị làm sao. Rồi nghĩ đến Lỷ Xìn Cắm có nụ cười thơ trẻ, nụ cười Hêmingwê khi trên xe đưa mắt tìm cái nghĩa địa tù bên suối. Không còn. Nói chung chẳng còn gì cả. Cả nhà gặp mặt, nhà hạnh phúc, nơi tôi đã được gặp vợ 24 tiếng. Dòng suối cũng sâu thế này. Hai vợ chồng tôi kẻ trước người sau, lần từng bậc xuống suối, rửa rau vo gạo. Được nhìn người vợ nhỏ bé, hiền thục và đau khổ của mình chuẩn bị bữa cơm, rồi nhặt nhạnh củi nhóm lửa trong bếp, giữa rừng già, ngồi sát bên nhau, ôm nhau nghe lửa reo, chờ cơm chín, rau sôi… Hạnh phúc đơn sơ làm sao, mong manh làm sao và đau đớn biết bao!
Xe đỗ ở cuối “con đường cỏ may”. Cạnh đó là chiếc cầu bê tông gẫy. Nối với “con đường cỏ may” là con đường mòn ven suối quanh co khuất sau rừng.
Tôi đã nhận ra! Tôi đã nhận ra tất cả! Dù đổi thay, dù đã gần bốn mươi năm, tôi đã nhận ra tất cả. Đúng. Đất này là đất của tôi. Trên đất này tôi đã từng chết trong khi sống.
Chúng tôi xuống xe. Tôi bảo Hải, Huyền:
-Chính xác đây rồi các em ạ.
Tôi đứng nhìn bao quát bốn chung quanh và khẳng định lại một lần nữa điều mình đã khẳng định. Nhưng tất cả đều như nhỏ lại. Núi thấp hơn, rừng bớt thâm u hơn. Suối không còn là suối mà chỉ là rãnh nước đầy rêu. Chúng tôi đi làm qua cái cầu xi măng này, một cái cầu xi măng cốt thép mà đổ gục xuống suối, thế đấy. Chẳng cái gì chịu được thời gian. Sáng sáng chúng tôi vẫn qua chiếc cầu này để đi làm. Vậy là vườn rau nơi toán tăng gia chúng tôi suốt ngày lê la nhổ cỏ, gánh nước tưới ngay bên tay trái tôi. Nhưng nơi trước đây là những luống rau muống vừa được tưới ướt đẫm chạy sóng hàng hay mênh mông rau cải chớm trổ hoa chỉ còn là một khu đất hoang cỏ mọc rậm rịt cằn cỗi. Ngược theo dòng suối này lên sẽ có một chỗ ngoặt. ở đó có những tảng đá cuội lớn bắc ngang suối dẫn tới vườn trong, nơi tôi được làm chân coi vườn khi di lí về Hải Phòng để được tha, nhưng rồi lại từ Hải Phòng trở lại trại để rồi sống tới đáy tuyệt vọng của một kiếp người. Và con đường mòn từ một hẻm rừng xiên chênh chếch vào con đường xe chúng tôi vừa đi qua đã có một đàn bướm vàng bay, im lặng bay mất hút trong tán lá… Tôi giảng cho hai cô bạn gái về “lý lịch” những mảnh đất chung quanh tôi, về con suối dưới chân cầu, nơi chúng tôi vẫn tắm giặt trước khi về trại. Thật không ngờ nước cạn chưa đến mắt cá chân thế này mà chúng tôi vẫn tắm được.
Vũ Thị Hài, Bùi Ngọc Tấn, Huyền
Từ trái qua: Vũ Thị Hài, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thị Huyền, tài xế
Bên kia cầu là sân cơ quan. Nhà mới xây to đẹp hơn. Chúng tôi đi qua chiếc cầu gỗ mới bắc. Hải với vẻ tháo vát của một phóng viên xông xáo năng động, bước tới một buồng làm việc cửa mở rồi quay ra vẫy tôi và Vũ Thị Huyền. Đó là phòng làm việc của ông thượng tá phó giám thị. Lời đề nghị được thăm và làm việc của Vũ Thị Hải vấp ngay phải những nguyên tắc không thể đảo ngược mà ông thượng tá đưa ra. Nhưng Hải vẫn không hề tỏ ra bối rối:
-Em biết rồi. Tức là phải được sự đồng ý trực tiếp của anh …. cục trưởng C26 chứ gì. Chúng em cũng không có ý định làm việc ngay hôm nay. Chẳng qua là chúng em đi qua đây và vào liên hệ với anh trước thôi.
Hải giải thích về sự thông thạo của mình: “Em ở báo An Ninh Hải Phòng mãi mà. Anh cho em xin số điện thoại để chuyến sau em ra thì gọi điện báo trước…”
Trong khi Hải ghi số điện thoại của ông giám thị, tôi nói vui:
-Cố lên Hải ạ. Đừng để sểnh mất mẻ này nhé. Con cá này to đấy.
Ông thượng tá hiểu rằng tôi đang nói đến chuyện chồng con của Hải. Tất cả cùng cười. Không khí đã có vẻ thân mật, chan hoà. Khi Hải ngỏ ý được đi tham quan bên ngoài trại, ông giám thị ngần ngừ một thoáng rồi thân dẫn chúng tôi đi. Thế là tôi được bước những bước trên khu tử địa của tôi.
Cái sân khu cơ quan vẫn như trước và tôi nhận ngay ra nó khi nhìn thấy dẫy nhà làm việc cũ ở phía sau sát sườn núi. Vậy là “trại giam của tôi” ở trên lưng chừng ngọn núi trước mặt kia. Nhưng sao không thấy nó? Tôi rất muốn đi về phía ấy, nhưng ông giám thị dẫn chúng tôi đi ngược dòng suối mà bên kia suối là con đường vào trại chúng tôi vừa đi qua. Tôi biết những gì đã tồn tại ở phía bên ấy, chỗ nào đã từng là nhà gặp mặt, nhà hạnh phúc, chỗ nào đặt máy phát điện. Và mãi tôi mới nhớ ra nơi ngổn ngang nguyên vật liệu xây dựng, đá hộc, sắt thép chúng tôi đang đặt chân lên đây là khu làm việc của các toán quản chế: mộc, rèn, may ngày trước. Giăng, Giả Phỉ, Dũng cốc, Dũng chầy, Minh ba đen, Tuất ba tai… ngày ngày tới làm trên đúng mảnh đất này.
Một cổng trại to lớn và một nhà tù với tường đá cao vút hiện ra trước mắt chúng tôi. Chúng tôi đi theo ông giám thị vào khu vực sẽ là trại giam. Một công trình đang xây dựng dở dang. Đã hoàn thành một khu buồng giam, có hàng rào sắt vây quanh và trên mảnh sân nhỏ phía trong hàng rào sắt tôi thấy một đám tù nhân đang ngồi gục đầu phơi nắng.
Chúng tôi xin phép chụp bức ảnh kỷ niệm ở cửa tam quan và được ông đồng ý. Rồi chúng tôi mời ông chụp ảnh với chúng tôi. Hải nói với ông:
-Anh đã ở đây hai mươi năm rồi cơ à? Em chia buồn với anh phải chịu “án chung thân”.
Tất cả cười. Đó là một sự chia sẻ với ông, với việc đã hai mươi năm ông sống tại chốn rừng sâu heo hút này và không biết còn ở đến bao giờ. Nhiều “ông quản giáo” trẻ cũng đã nhận ra Vũ Thị Hải. Họ bảo Hải:
-Em nhận ra chị rồi. Trên ti vi. Trong chương trình Người Đương Thời.
Điều đó tạo thêm thuận lợi cho chúng tôi. Với lại chỉ có nơi chúng tôi vừa đến (một trại giam đang trong giai đoạn xây dựng và đã có một số ít tù nhân) là quan trọng. Còn tất cả là một con suối cạn, những cánh rừng vây quanh, và con đường độc đạo, không một bóng người, cả quản giáo lẫn tù nhân, chẳng có gì phải giữ gìn, cảnh giác.
Đã tới chỗ ngoẹo suối, nơi lòng suối rộng ra, sâu hơn, cầu rửa của nhà bếp, nơi mỗi năm một lần buộc lũ trâu già chờ giết thịt đón tết. Suối cạn, rêu xanh, chiếc cầu gỗ bắc ngang suối để chúng tôi đi về không còn nữa, thay vào đó là một con đường đá vắt ngang như một cái đập nhỏ. Đúng là trại giam chúng tôi ở lưng chừng ngọn núi trước mặt rồi. Nhưng chỉ còn một chòi gác nhô lên rất cao vượt trên tán lá rừng là cái mốc để tôi định vị. Mà rừng ở đấy cũng như tất cả rừng vây quanh không còn là rừng đại ngàn nguyên sinh uy nghiêm tuổi tác rêu phong ẩm ướt chằng chịt dây leo gai góc hăm doạ nữa. Rừng trồng. Một mầu xanh dịu của những cây keo đã trưởng thành đều tăm tăm. Những tán rừng xanh thẫm của cành lá cổ thụ vươn lên, nhoai ra chen nhau nhấp nhô trên nền trời đã biến mất hoàn toàn. Mấy chục năm qua người ta đã đủ thời gian để triệt hạ cả một dải rừng Đông Bắc. Nhưng tôi vẫn nhận ra cái dốc cao sau trại, cái dốc cao nhất, cái dốc cuối cùng trên đường gánh phân từ nhà bò trở về, một bên là vực sâu, một bên là hàng rào trại giam cao vút, tiếng chân lên dốc chạy gằn từ gót dội lên mang tai, mồ hôi dính áo, Lê Bá Di đã hào phóng tặng tôi một bãi phân trâu ở lưng chừng dốc bên kia.
Cái hàng rào vĩ đại quanh trại cũng không để lại dấu vết, cái hàng rào làm bằng những thân cây trồng ken sít nhau. Cũng phải thôi. Gần nửa thế kỷ rồi còn gì. Bao nhiêu thời gian. Bao nhiêu mưa nắng… Lớp tù ngày ấy đến bây giờ còn sống những ai. Minh Ba đen. Nguyễn Đình Thi, Hỉn Sán. Cắm Xìn. Voòng Kỷ Mình, Chí Lồng Sếnh, Tằng Sình Quay, Voòng Sình Hắm… Cái nhà kho. Mảnh sân vôi trước cửa kho nung nóng không kém chảo rang, chiều tháng sáu hầm hập, mồ hôi từ cằm từ lông mày, rỏ xuống sân khô ngay. Tôi và Voòng Kỷ Mình ngồi xổm nhặt những hột lạc rơi vãi cho vào lồ. Kỷ Mình bảo tôi:
-Đi tập trung cải tạo khó lắm a Tấn à…
Có lẽ cái đám ấy chết gần hết rồi. Trừ Giả Phỉ, Minh Ba Đen là kém tuổi, số còn lại đều hơn tuổi mình. Ngay cả đám trẻ nữa. Như Đỗ Lương, như Giăng. Cũng đã chết rồi. Người chết trên biển khi vượt biên. Người chết khi ngồi ô tô đi chơi Đà Lạt… Chả biết đâu mà lường. Mình còn sống đến bây giờ là lãi rồi. Đến được đây một lần. Toại nguyện.
Hải bảo tôi:
-Anh cúi xuống như là rửa tay ở chỗ nhà bếp làm thịt trâu đi. Để em chụp ảnh.
Bùi Ngọc Tấn
Bùi Ngọc Tấn
Bùi Ngọc Tấn
-Anh nhìn về phía vườn trong để em chụp.
Tôi làm theo mọi “mệnh lệnh” của Hải rồi đứng lặng nhìn trời nhìn đất, nhìn rừng, nhìn suối. Bốn mươi năm. Cảnh xưa không còn, người xưa không còn. Một nỗi buồn dâng lên trong tôi. Những gì tôi ghi xương khắc cốt và quan trọng đến thế đối với cuộc đời tôi chỉ còn trong suy nghĩ. Thời gian đã xoá đi tất cả. Không như mình vẫn đến với nó đêm đêm.
Có lẽ tôi là người duy nhất trong số cả ngàn anh em tù ngày ấy hôm nay trở lại chốn này. Ngoài tôi, có ai biết cái nơi đã từng ngấm đắng cay đau đớn vào máu thịt mình, vào từng tích tắc đời mình thay đổi thế này không. Biến mất rồi rừng của tôi, buồng giam của tôi, trại tù của tôi, những bạn tù, những ông quản giáo, những ông giám thị của tôi. Biến mất rồi nơi xẩy ra cuộc chết của tôi và cuộc chết của biết bao người. Không một dấu vết còn lại để những người sống hôm nay biết và nhớ lấy. Gió vẫn thổi. Trời vẫn mây. Rừng vẫn xanh. Nhưng trời, mây, gió, rừng đều đã đổi thay, hơn nữa rừng gió trời mây đều không ký ức. Thời gian sẽ nuốt chửng tất cả. Những tốt đẹp và những thối nát. Những chân thành và giả dối lừa mị. Những tiếng cười đắng cay. Những hy vọng và tuyệt vọng. Thời gian đã nuốt nhiều người trong số chúng tôi và sẽ nuốt tất cả vào cái dạ dầy không đáy của nó. Mà cuộc sống của chúng tôi đáng được mọi người biết đến. Nó cần được lưu giữ trong ký ức cộng đồng như bao điều cần được lưu giữ trong ký ức dân tộc!
Thật may. Tôi cũng còn vớt vát được chút ít. Rất ít. Trong tiểu thuyết. Và mấy cái truyện ngắn. Hy vọng nó sẽ là một cái bong bóng nhỏ cùng với nhiều bong bóng khác nổi lên trên mặt hồ tĩnh lặng của ký ức dân tộc về một thời mọi người đều có thể bị biến đổi gien.
Đứng bên cạnh tôi, Vũ Thị Hải khe khẽ.
-Em sẽ đưa anh lên Vĩnh Quang. Nhưng phải đợi đến mùa xuân…
Tôi nắm tay Hải thay lời cảm ơn.
Vĩnh Quang, một trại nữa đang chờ tôi trở lại.
B. N. T.
(Bản gốc bài viết trên báo Lao Động số Xuân Giáp Ngọ)
(1) Thơ Chế Lan Viên
(2) Thơ Nguyễn Đình Thi
(3) Thơ Tố Hữu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Coi thử xem sao?

Vận hạn 12 con giáp trong tháng 2 âm lịch

March 12, 2014
jbbj3WPeE7uJB4 Xem bói tử vi: Vận hạn 12 con giáp trong tháng 2 âm lịch
Nhờ gặp “Lục hợp” và hưởng tiếp vận may của tháng trước, nên trong tháng này, sự nghiệp của người tuổi Tuất phát triển vô cùng thuận lợi. Cùng tuviso.com xem bói tử vi và khám phá vận hạn của 12 con Giáp trong tháng 2 âm lịch nhé!
Tuổi Tý
Trong tháng này, vận mệnh của người tuổi Tý có phần sa sút, nhưng chớ vì vậy mà chùn bước. Bạn hãy mạnh dạn dấn thân và đương đầu với thử thách. Để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc hay vướng vào khẩu thiệt thị phi, tốt nhất, tuổi Tý nên tham khảo ý kiến của đàn anh, của cấp trên và bạn bè trước khi hành sự.
Tuviso.com thấy tháng này, những nam nữ tuổi Tý còn độc thân sẽ có duyên tốt lành. Người đã kết hôn nên học cách bao dung, thấu hiểu đối phương và tránh cãi cọ. Tài vận của bạn trong tháng 2 âm lịch chỉ ở mức trung bình, vì vậy chớ dốc tiền đầu tư lớn. Trong tháng này, người tuổi Tý nên chú ý hơn khi tham gia giao thông để tránh những chấn thương ngoài da.
Tuổi Sửu
Sự nghiệp của người tuổi Sửu trong tháng 2 âm lịch có phần trắc trở, lại không được người khác giúp đỡ, nên bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi chán chường. Phải làm việc gì, bạn cũng nên suy nghĩ thấu đáo và nỗ lực hết mình mới mong có được kết quả như mong muốn. Hấp tấp vội vàng sẽ khiến tuổi Sửu phải đối mặt với những rắc rối không nhỏ trong công việc.
Tháng này, người tuổi Sửu cần thể hiện tình yêu và sự quan tâm hết mực với một nửa của mình. Bạn nên cẩn thận, kẻo vướng khẩu thiệt thị phi. Tài vận của tuổi Sửu trong tháng 2 âm lịch không sáng sủa, vì vậy, hãy thận trọng khi có ý định đầu tư, kẻo hao tổn tiền bạc. Sức khỏe của bạn tháng này không có gì đáng ngại.
Tuổi Dần
Tháng này, sự nghiệp của người tuổi Dần có dấu hiệu khởi sắc, nhưng bạn phải gánh vác nhiều nhiệm vụ mới, áp lực vì vậy cũng gia tăng. Tuy nhiên, chỉ cần bạn kiên định vững chí, chan hòa với đồng nghiệp, thành quả thu được ắt sẽ khiến bạn hài lòng.
Vận tình duyên của những nam, nữ tuổi Dần trong tháng 2 âm lịch cực thăng hoa. Thậm chí, bạn còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người khác phái trong công việc. Tài vận của tuổi Dần tháng này có phần khởi sắc, sức khỏe cũng không gặp vấn đề gì đáng lo ngại.
Tuổi Mão
Tháng này, nhờ được Phúc tinh chiếu mệnh, sự nghiệp của người tuổi Mão cực phát. Bạn làm việc gì cũng hanh thông thuận lợi, thành quả thu được cũng khiến người khác phải nghiêng mình thán phục. Thậm chí, trong tháng này, tuổi Mão sẽ có thêm những khoản thu nhập đầy bất ngờ.
Tuy nhiên, vận tình cảm của tuổi Mão tháng này không mấy suôn sẻ. Đặc biệt là người sinh năm 1975 nên chú ý tới mối quan hệ với người khác phái. Khi gặp chuyện, bạn nên chia sẻ nhiều hơn với ông xã/bà xã của mình, kẻo ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân, thậm chí là ảnh hưởng tới sự nghiệp. Trong tháng 2 âm lịch, tài vận của người tuổi Mão khá khởi phát. Riêng sức khỏe của bạn cực tốt. Chỉ riêng những người sinh năm 1975 nên chú ý hơn tới tim và gan.
Tuổi Thìn
Tháng này, cả sự nghiệp lẫn tài vận của người tuổi Thìn đều tốt, tuy nhiên, bạn nên chú ý tạo dựng và củng cố các mối quan hệ xã hội, chớ tự kiêu tự mãn và cẩn trọng hơn trong lời nói lẫn cách hành xử của mình, kẻo ảnh hưởng xấu tới vận thế.
Tuổi Thìn cũng nên chú ý quan tâm một nửa yêu thương của mình, tránh những cãi vã không đáng có mà ảnh hưởng tới tình cảm lứa đôi. Tháng này, bạn nên chú ý hơn tới gan và dạ dày của mình.
Tuổi Tỵ
Tháng này, tuổi Tỵ luôn có biểu hiện xuất sắc trong công việc. Dù mọi lúc mọi nơi, bạn vẫn luôn linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ, nhờ vậy, mọi việc tiến triển vô cùng thuận lợi và có thêm những khoản thu nhập hậu hĩnh ngoài dự tính. Tuy nhiên, trong tháng 2 âm lịch, người tuổi Tỵ cũng nên cải thiện các mối quan hệ xã hội và bình tĩnh khiêm tốn hơn trong cách hành xử. Bạn hãy tin rằng, mọi công sức của bạn rồi sẽ được đền đáp xứng đáng.
Theo tuviso.com thì tháng này, tuổi Tỵ nên cảm thông và thấu hiểu đối phương, hãy đề cao phương châm “dĩ hòa vi quý” để gìn giữ các mối quan hệ tình cảm của mình. Về phương diện tài vận, dù có thêm những khoản thu nhập lớn, nhưng trong tháng 2 âm lịch, tuổi Tý vẫn có nguy cơ hao tiền tốn của, vì vậy hãy quản lý chi tiêu sao cho hợp lý. Về phương diện sức khỏe, bạn nên chú ý hơn tới vùng đầu, thận và giấc ngủ hàng ngày của mình.
Tuổi Ngọ
Tháng này, người tuổi Ngọ nhờ được sao Đào Hoa chiếu mệnh, nên quan hệ xã hội rộng mở, mưu sự dễ được bạn bè, quý nhân phù trợ, giúp đỡ. Trong tháng, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển, nên sự nghiệp vô cùng thăng hoa.
Tuy nhiên, vận tình cảm của người tuổi Ngọ tháng này có chút trục trặc. Phàm là người đã kết hôn hay những bạn đang yêu đều nên chú ý khoảng cách và quan hệ với bạn khác giới, kẻo vướng tình một đêm mà ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, ảnh hưởng tới danh dự lẫn vận thế của mình. Chỉ số tài phúc của người tuổi Ngọ tháng này khá cao. Bạn nên cầu tài cầu lộc trong tháng này. Tuy nhiên, người tuổi Ngọ gặp tháng hai âm lịch cũng nên đề phòng, kẻo gặp chuyện hao tốn tiền của. Sức khỏe của bạn tháng này tương đối tốt.

Tuổi Mùi
Tháng này, người tuổi Mùi gặp “Tam hợp” phúc tinh lâm môn nên sự nghiệp, công việc đều có cơ hội tốt. Nhờ vậy, bạn phát huy được hết khả năng vốn có của mình và gặt hái được những thành tích đáng nể. Cũng trong tháng 2 này, người tuổi Mùi dễ chiếm được cảm tình của cấp trên, nên có khả năng sẽ thăng tiến trong công việc.
Nếu tháng này, bạn hợp tác hoặc cùng mưu sự với người tuổi Tuất, thành công ắt sẽ đến. Bởi đây là tháng có chỉ số quý nhân tương đối cao nên tuổi Mùi hãy tận dụng hết mức. Vận tình cảm của bạn tháng này cũng bình yên, thuận lợi. Tài vận may mắn, sức khỏe bình thường.

Tuổi Thân
Tháng này, tuổi Thân gặp “Chính quan tinh” lâm mệnh, Chính quan tinh chủ về phát triển sự nghiệp, vì vậy, sự nghiệp của bạn dễ có cơ hội phát triển, thậm chí có được những khoản thu nhập tốt. Vận tình cảm của tuổi Thân tháng này bình yên, thông thuận. Chỉ số tài phúc của bạn tương đối cao, vì vậy rất hợp cầu tài và phát triển sự nghiệp. Sức khỏe của tuổi Thân trong tháng 2 âm lịch không có gì đáng ngại.
Tuổi Dậu
Tháng này, tuổi Dậu nên cẩn trọng trong hành sự. Dù sự nghiệp của bạn nhìn chung sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, lại có thêm thu nhập, nhưng cũng chớ vì vậy mà tỏ ra tự kiêu tự mãn, kẻo bị tiểu nhân ganh ghét hãm hại.
Vận tình cảm của tuổi Dậu tháng này không thực sự sáng sủa. Bạn nên thông cảm, thấu hiểu đối phương để tránh khẩu thiệt, tranh chấp xảy ra. Tài vận của bạn tuy vượng nhưng cũng nên chú ý cân đối thu chi. Trong tháng này, tuổi Dậu nên chú ý hơn tới gan và tứ chi của mình.

Tuổi Tuất
Nhờ gặp “Lục hợp” và hưởng tiếp vận may của tháng trước, nên trong tháng này, sự nghiệp của người tuổi Tuất phát triển thuận lợi, bạn bè nhiều, quan hệ xã hội rộng mở, lại được quý nhân phù trợ. Tuy nhiên, vận tình cảm của bạn có chút trắc trở. Hãy cẩn thận trong các mối quan hệ với người khác giới, kẻo ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Tài vận của tuổi Tuất tháng này rất vượng vì có những khoản thu nhập hậu hĩnh. Trong tháng, bạn nên chú ý ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng.
Tuổi Hợi
Tháng này, tuổi Hợi gặp “Tam hợp quý địa”, lại được hưởng vận may từ tháng trước, nên sự nghiệp phát triển mạnh mẽ, quý nhân và bạn bè nhiều, quan hệ xã hội rộng mở. Vận tình cảm của tuổi Hợi tháng này hài hòa mỹ mãn, nhưng vẫn nên chú ý giữ mình trong các buổi hội họp, giao lưu.
Tài vận của bạn gặp tháng 2 âm lịch rất vượng. Nếu tháng này, bạn có cơ hội hợp tác hoặc được người tuổi Mùi giúp đỡ, mưu sự ắt thành.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều người con tệ hơn ông này, sao không ai nhắc tới nhi?

Khóc, cười ở Hội Văn học nghệ thuật Bình Phước


PGS,TS Mai Hảo
11/03/2014
Kì I: Xin ông Phạm Hiến “chớ trèo lên thơ”
1
Tạp chí Văn nghệ Bình Phước số 12/2013, ông Phạm Hiến (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bình Phước) “dạy” bạn đọc rằng: “Làm báo văn nghệ cần có phong cách tinh tế về văn nghệ”. Thường người ta chỉ nói “cái nhìn tinh tế”, “ửng xử tinh tế”, nhưng ông Phạm Hiến đòi hỏi rất cao ở người làm báo văn nghệ phải có “phong cách tinh tế” tức là người đó phải có trình độ tri thức một cách hệ thống chuyên biệt và độc đáo, tinh tế khi làm báo văn nghệ.
Lời tuyên ngôn của ông Phạm Hiến đã cuốn hút tôi buộc phải đọc lại chuỗi bài của ông đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bình Phước. Tạp chí Văn nghệ số 4/2011, ngay trong phần sa-pô (chapeau) bài “Làng bên phố – Hoài niệm của người lính giàu cảm xúc” ông viết: “Thú thật, ở tỉnh Bình Phước (theo phỏng đoán của tôi) có một người viết văn và làm thơ với những tác phẩm có chất lượng đồng thời mang phong cách riêng; giàu vốn ngôn ngữ diễn đạt, giàu hình tượng; giàu cảm xúc hoài niệm về một thời đã xa như Lê Viết Liệu là không nhiều. Đầu tháng 3/2011 tập thơ “Làng bên phố” của anh đã ra mắt công chúng (Nhà xuất bản Thanh Niên), hình thức đơn giản nhưng nội dung đã làm nhiều bạn đọc quan tâm và rơi nước mắt!”.
Thứ nhất về cái tít của bài viết: Chưa nói đến nội dung, ngay cái tít bài “Làng bên phố – Hoài niệm của người lính giàu cảm xúc!” đã thể hiện chả có gì là “tinh tế” vì muốn có thơ hay người làm thơ phải “giàu cảm xúc” là chuyện đương nhiên. Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ giàu cảm xúc nhất, dễ lay động lòng người nhất. Cái tít dễ dãi, sáo mòn này chẳng đưa lại thông tin gì mới mẻ cho người đọc vậy thì “tinh tế” ở đâu?
Thứ hai, phần sa-pô: Ông viết “…những tác phẩm có chất lượng đồng thời mang phong cách riêng; giàu vốn ngôn ngữ diễn đạt, giàu hình tượng; giàu cảm xúc hoài niệm”…
Tác phẩm có “chất lượng” đương nhiên là phải có “phong cách riêng” rồi. Vế “đồng thời mang phong cách riêng” trở nên thừa. Thơ hay thì nhất thiết phải giàu vốn ngôn ngữ diễn đạt, giàu hình tượng; giàu cảm xúc… Vấn đề này không phải là phong cách riêng mà là những tố chất chung bất luận nhà thơ nào cũng phải có. Bạn đọc chỉ mong ông vạch ra được cái phong cách riêng độc đáo, tinh tế trong thơ Lê Viết Liệu cụ thể như thế nào thôi. Ông hạ câu: “hình thức đơn giản nhưng nội dung đã làm nhiều bạn đọc quan tâm và rơi nước mắt”. Câu này tôi e hơi sáo và chủ quan, vì thời buổi này làm thơ để bạn đọc “rơi nước mắt” theo kiểu cải lương là hơi khó. Tập thơ “Làng bên phố” của Lê Viết Liệu giàu chất triết lí suy tư và nỗi niềm trăn trở trước hiện thực đời sống chứ không phải hay theo kiểu “rơi nước mắt” cải lương như ông Phạm Hiến thẩm định và bình luận.
Thứ ba, phần thẩm định và bình luận: Tôi xin trích nguyên một đoạn văn chỉ có 2 câu nhưng có tới 114 chữ. Riêng câu thứ 2 có tới 82 chữ, sử dụng hai lần dấu hai chấm (:) trong một câu. Ông Phạm Hiến viết sai ngữ pháp và diễn đạt hết sức rối rắm: “Sự hấp dẫn của tập thơ ngoài tính đa dạng của các mảng đề tài sáng tác, lối viết giàu hình ảnh, biểu cảm còn phong phú cả thể loại sáng tác. Người đọc dễ nhận diện những mảnh vỡ của cuộc đời hay nhát cắt của lịch sử gắn với từng số phận và khi xâu chuỗi những nội dung của tác phẩm chúng ta như có được một truyện kí sắp đặt bằng lộ trình thời gian là thước đo của cuộc đời: cũng có điểm xuất phát, sự trưởng thành và những mất mát đau thương, rồi tổng hợp tích lũy vốn sống: Lời mẹ; Tìm lại tuổi thơ; Ngày ấy; Xuân người; Cổng làng; Người chiến sĩ ra đi; Kỉ vật thời son trẻ; Hoài niệm chiến khu; Niềm tin theo Đảng; Tâm sự đêm tân hôn; Thơ tặng bạn già; Đời nghệ sĩ; Khinh đời; Thọ Trường cảm tác”…
Tôi không hiểu ý ông định nói gì. Thơ của Lê Viết Liệu là những tứ thơ và cảm xúc bất chợt chứ sao lại “xâu chuỗi những nội dung của tác phẩm chúng ta như có được một truyện kí sắp đặt bằng lộ trình thời gian là thước đo của cuộc đời”!(?)…
Thứ tư, thẩm định sai bản chất nội dung thơ: Ông Phạm Hiến viết: “Tình yêu cuộc sống trong thơ Lê Viết Liệu dạt dào, trữ tình, tự sự, ngoài sự trải nghiệm của tác giả còn có vốn hiểu biết rộng đa chiều, đa diện, đôi khi còn dí dỏm – hài hước để nói lên cái bi kịch… “Để anh hát ru em ngủ!/ Nuôi con không quản tháng ngày/ Muộn màng đôi lần sinh nở/ Dị hình, coi như trắng tay!”…
“Tình yêu cuộc sống trong thơ Lê Viết Liệu dạt dào” là đúng rồi, còn “trữ tình, tự sự” thuộc về phương pháp sáng tác không thể bổ nghĩa cho vế trên được. Cách diễn đạt trên cho thấy ông Phạm Hiến nhầm lẫn khái niệm, thiếu tri thức căn bản và khả năng thẩm định văn chương.
Về nội dung đoạn thơ trên mà ông bình là “dí dỏm – hài hước” ư!(?). Có lẽ các em học sinh tiểu học cũng thấy nỗi đau của tác giả trong bi kịch do hậu quả chất độc da cảm để lại: “Muộn màng đôi lần sinh nở/ Dị hình, coi như trắng tay!”…
Một bài viết như vậy mà Ban Biên tập đã cho in hai lần. Ngoài tạp chí Văn nghệ Bình Phước, bài này còn được đăng trong “Tuyển tập Văn học Bình Phước 2006 – 2011”.
Thôi ông Phạm Hiến ạ, nhà thơ Tú Xương đã dạy: “Yêu sông yêu núi thì trèo/ Yêu thơ xin chớ có trèo lên thơ” ông nhé! (Kì sau tiếp)
PGS,TS Mai Hảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trang thơ chưa thúi:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

33 tấn vàng đã được bí mật mang khỏi Ukraine thế nào?




(ĐTCK) Như tin đã đưa, hôm 11/3, một chuyến bay bí mật đã vận chuyển 33 tấn vàng dự trữ của Ukraine sang New York Mỹ. Vậy chúng đã được chuyển đi như thế nào? Trang Gata.org đã dẫn lại trang tin tiếng Nga iskra-news.info mô tả quá trình vận chuyển bí mật số vàng trên tại sân bay Borispol, Ukraine, như sau:
Vào lúc 2 giờ sáng, một chiếc máy bay vận tải không xác định đã rời khỏi sân bay Borispol. Theo nhân viên sân bay, trước khi chiếc máy bay này đáp xuống, có 4 chiếc xe tải cùng 2 chiếc xe buýt nhỏ hiệu Volkswagen đã đến đó. Tất cả xe tải đều không mang biển số.

15 người vận trang phục đen, đeo mặt nạ và áo chống đạn bước ra, một số cầm theo súng máy. Họ chuyển lên máy bay hơn 40 hộp nặng.

Sau đó, một người đàn ông bí ẩn đến và bước vào máy bay.

Hơn 40 chiếc hộp đã được chuyển lên máy bay một cách vội vã.

Chiếc máy bay đã cất cánh trong tình trạng khẩn cấp.

Những người chứng kiến hoạt động cực kỳ khó hiểu này đã ngay lập tức thông báo lại cho các quan chức của sân bay, và được trả lời là đừng nên can thiệp vào công việc của người khác.

Sau đó, một cuộc gọi lại từ một quan chức cấp cao của Bộ Thu nhập và Lệ phí (cũ) thông báo, theo đề nghị của một trong những lãnh đạo mới của Ukraine, rằng, đêm đó, Mỹ đã nhận trông giữ tất cả số vàng dự trữ của Ukraine.

Trong một diễn biến khác, data.org đã gọi đến Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York để xác minh về việc nhận giữ số vàng dự trữ của Ukraine, nhưng được người phát ngôn của cơ quan này trả lời rằng, hãy đi mà hỏi chủ nhân của số vàng đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thương lái Trung Quốc chỉ 'lừa' tại Việt Nam: Lỗi tại ai?




Chính quyền thiếu trách nhiệm, nông dân hám lợi là nguyên nhân khiến việc Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản không rõ mục đích vẫn diễn ra.
Thương lái Trung Quốc đang ồ ạt thu mua mầm thảo quả với giá cao.
Trước thực trạng thương lái Trung Quốc vào Việt Nam thu mua nông sản giá rất cao với mục đích không rõ ràng sau đó bỏ mặc nông dân, TS Lê Đăng Doanh - nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đặt câu hỏi: "Họ mua vì mục đích thương mại hay mục đích nào khác?".

TS Lê Đăng Doanh phân tích, việc mua lá cây điều, lá khoai lang hay mầm, rễ cây thảo quả là hành động phá hoại kinh tế, không phải hành động thương mại. Hành động thương mại tức là sự mua bán 2 bên cùng có lợi.

Theo TS Lê Đăng Doanh, cần có một nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đầy đủ về các thủ đoạn, hành vi của thương lái Trung Quốc trên cơ sở đó, Bộ Công thương cần có hướng dẫn cụ thể, đối với thương lái không có lai lịch, đăng ký khi mua cần phải báo cáo và phải ngăn chặn về mặt pháp luật hoặc thông báo đến nông dân, địa phương để có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác.

"Thương lái Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được. Các hành vi này chỉ mới thấy ở Việt Nam, chưa thấy ở các nước láng giềng khác", TS Lê Đăng Doanh nói.

TS Lê Đăng Doanh cho biết, để tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương khác nhau, với nhiều mặt hàng khác nhau trong một thời gian dài một phần vì người dân hám lợi, thấy mua với giá cao ồ ạt đi trồng, thu mua, mong có thu nhập trước mắt. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là do chính quyền địa phương, cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm.

"Đề nghị Quốc hội chất vấn với các cơ quan có trách nhiệm", TS Lê Đăng Doanh kiến nghị.

Đồng quan điểm GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp cho biết, ý đồ của Trung Quốc khi ồ ạt thu mua các loại nông sản của Việt Nam là muốn phá hoại kinh tế, và sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo TS Võ Tòng Xuân, chính quyền địa phương đáng ra phải tập hợp những thương lái này lại, làm hợp đồng mua bán, nếu kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh mới được kinh doanh.

TS Võ Tòng Xuân cũng chỉ ra, điểm yếu kém của Việt Nam là không có thâm nhập vào thị trường Trung Quốc để biết Trung Quốc đang cần gì hoặc mua các mặt hàng nông sản của mình để làm gì mà luôn trong thế thụ động để thỉnh thoảng Trung Quốc qua mua cái này cái kia, không biết mục đích mua để làm gì.

Theo quan sát và nghiên cứu của TS Trương Duy Hòa, TS Nguyễn Thành Văn, TS Nguyễn Hồng Quang (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) việc Trung Quốc thu mua ồ ạt nông sản giá cao với mục đích không rõ ràng không có ở các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.

Mới đây, Bộ Công thương đã liên hệ với các sở Công thương và các sở chức năng tại các địa phương, chi cục Quản lý thị trường và cán bộ các Sở công thương đã trao đổi trực tiếp với nông dân các vùng miền.

Theo đó, yêu cầu việc mua đi bán lại với các thương lái phải có địa chỉ rõ ràng, có hợp đồng mua bán khi diễn ra việc mua nông sản, nhiều trường hợp khi được yêu cầu có đủ các điều kiện này, đã "lặn mất tăm".

(Theo Đất Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Phóng sự Tôi đi TÂY!

Tôi đi Tây rồi các bạn ạ, Tây xịn - Châu Âu cmn luôn, tôi đi Đức năm 2007 hồi còn chưa vợ con gì. Ngày xưa mấy ông anh đi Đức về kể tôi nghe bên đó cứ như thiên đường, thế mà tôi đi được 10 ngày đòi về ngay vì chán! Nói thật, Việt Nam mình thế thôi nhưng tôi thấy VĂN MINH hơn bọn Tây nhiều, tại dân mình hay khiêm tốn không thích khoe khoang đua đòi thôi.
Tôi đi Tây theo dạng thăm thân, mẹ tôi mời sang chơi vì thấy tôi ở VN lâu ngày quá sợ NGU không cải tạo được nên đón tôi sang Đức cho nó biết đó biết đây, mở rộng tầm mắt nhìn ra thế giới. Tôi bay mất đúng 15 tiếng, 12 tiếng đến sân bay Frankfurt Main (Phờ- răng - phuốc- mai) CHLB Đức, thêm 1 tiếng transit ở đó rồi mất thêm 2 tiếng bay đến Berlin nơi mẹ và thằng em trai tôi đang sinh sống và làm việc. Tôi đã đi Sing, Mã Lai, Thái, Trung ... nhiều rồi nhưng sang Châu Âu ba ngơ như thằng đao thuật kiếm nhật, nhiều cái ngu ngu là.
Xuống sân bay Frankfurt Main, lúc lên máy bay máy bay đi Berlin thì còn 1 mình tôi là dân Châu Á, xung quanh toàn Tây râu ria xồm xoàm, gái mú nhìn như mấy cái thùng phi từ hành khách đến tiếp viên, nom mà chán. Tiếp viên hàng không đék gì trông như mấy con tê giác các bạn ạ, béo đéo tả được, nó đẩy khay đổ ăn đi ở giữa mà nhìn phía sau tôi tưởng nó đi người không, MÔNG nó che cmn hết cả khay đồ ăn rồi còn đâu? Bên Đức chúng nó coi Tiếp viên HK không khác bọn phục vụ quán ăn là mấy, khác là cái quán nó bay lơ lửng trên trời thôi chứ không ha - OAI như VN mình. Đấy, ngay cái việc ấy thôi đã thấy Hàng không chúng nó xách dép Hàng không VN, Hoa hậu mà còn tự hào được làm tiếp viên nhé chứ không phải thuê tê giác 1 sừng như chúng mày! Tự hào quá đi chứ có phỏng các bạn?
Khi xuống sân bay Berlin tôi nhìn thấy ngay thằng em và mẹ tôi đã ở đó, gớm gớm chết chết mừng ơi là mừng, cả đêm mẹ tôi không ngủ vì lo tôi lạc trên tàu bay, năm ấy tôi vừa tròn 31 tuổi! Trên đường từ sân bay về nhà mẹ tôi, cái tôi ấn tương nhất với bọn Đức là hệ thống giao thông của chung nó, đường 1 bên cả chục làn xe chạy vun vút êm ru, xe toàn xe xịn, mấy cái Mec C200, E 200 toàn là dùng làm Tắc xi. Ông chú bạn mẹ tôi lái 160 km/h cứ như mình đi 50 km/h nên có 1h là tới Berlin về nhà mẹ tôi. Đấy, mỗi cái giao thông là tôi thấy nó hơn VN mình thôi! Nhưng cũng chưa chắc là đã hơn, tại VN mình đek chịu làm đường mà thích mua tàu ngầm với ụ nổi hơn, chứ không thì chưa chắc đâu...
Đến nhà tắm rửa nghỉ ngơi, ngủ 1 giấc dậy khoảng 2h chiều tôi xuống đường đi chơi ngắm nghía xem Tây nó khác Ta cái giề? Mẹ tôi sống ở 1 thị trấn nhỏ ngoại ô Berin rất thơ mộng có tên là Furstenwalde (Phu sờ từn van đơ), thị trấn rất nhỏ chỉ khoảng 1000 nóc nhà là cùng.
Tôi cứ thế đi bộ trên vỉa hè ngắm nghía nhà cửa gái mú xem thế nào, đang đi thì có con bé đi xe đạp nó cứ bấm chuông phía sau, TSCM chứ, đi xe đạp trên vỉa hè mà còn bấm chuông, tôi kệ cứ đi, thế là con bé nó vòng lên trên nói ngược lại mấy câu tiếng Đức. Chăc nó chửi mình là : Đ ...me thằng Châu Á đây? Kệ cha mày, châu Á đông lắm, Trung Quốc với Ấn Độ đã hơn 2 tỷ dân rồi, có khi nó tưởng mình là TQ cũng nên, thế thì chắc chắn nó chửi: ĐM thằng TQ rồi! Thế rồi đột nhiên tôi nhìn thấy cái ký hiệu trên vỉa hè nó vẽ hình cái xe đạp, làn bên cạnh lại hình thằng dắt chó, rồi làn nữa là hình thằng xách túi, rồi 1 làn nữa cơ. Vỉa hè mà phân làn mới QUÊ chứ các bạn, đâu văn minh như VN mình đi cmn hết xuống lòng đường cho nó ĐÔNG? Làn cho xe đạp riêng, làn dắt chó riêng, làn đi bộ riêng,... thành ra cái vỉa hè nó rộng 7 đến 8 m cơ, đúng là quá lãng phí tài sản xã hội, tổ sư bọn Tư bản đek biết tiết kiệm như dân mình các bạn nhể. Sao mà bằng được VN mềnh?
Sau lần đó tôi đi bộ KHÁ hẳn lên, đek thèm đi vào đường xe đạp nữa, tôi đi làn đường trong cùng cho nó chắc, chả động chạm thằng nào, mỗi tội đi làn đó tôi toàn dẫm phải... CỨT chó. MK, sao cái bọn Tư bản nó nuôi chó nhiều thế chứ, ở VN chúng nó TRỘM cmn hết sạch lâu rồi. Nhà nào ít thì 1 con nhiều thì 10 con, đầy đường nên tiện đâu chúng nó ỉa đó, chủ chó hót không kịp nên sót bãi nào tôi dẫm bãi đó, nhục thế. Đéo thể nào ngờ mình sang Tây mà dẫm cứt y như đi ở đường làng quê mình, đéo mẹ chúng mày. Nhân tiện nói đến chó, tôi thấy dân Đức nó yêu chó vô cùng các bạn ạ, gặp nhau ở đâu là người hôn nhau xong quay ra hôn chó luôn, mà hôn mồm mới kinh, văn minh đéo gì cái loại coi động vật hơn cả đàn ông. Bên Đức người ta xếp đàn ông chúng mình sau CHÓ có nhục không chứ các bạn nam giới? Người ta nói chuyện với chó như người, coi chó như người bạn tri kỷ đi đâu cũng mang theo, nó về chó như nói về 1 thành viên trong gia đình. Có mấy bà về hưu hay ra cửa hàng mẹ tôi chỉ nói chuyện về chó, nào là chó nhà tao nó vừa quen 1 con chó bên hàng xóm, 2 đứa hẹn hò được 3 lần rồi, lần tới tao sẽ cho chúng nó giao cấu, sang năm nó sẽ đẻ cho tao mấy đứa cháu chó, tao sẽ cho mày 1 con mà nuôi, rồi mày lại cho nó hẹn hò với chó nhà tao nhé, rồi lại cho chúng nó giao cấu... Hết cmn ngày chỉ chó với má! MK cái bọn Tư bản nó thế mà giàu được mới lạ chứ? Nhưng nó cũng không thể yêu chó như dân VN mình được, đơn giản vì dân mình yêu chó đến nỗi cứ bắt được trộm chó là đánh chết tươi con nòng nọc, đốt cả người cả xe luôn, dân mình yêu chó gấp vạn chúng nó có phỏng các bạn?
Trên tầng nhà tôi ở có 1 thằng thanh niên người Đức nuôi 3 con chó nhỏ nhỏ lông lông tôi đek biết là loại gì? Có hôm tôi thấy thằng đó ôm con chó trong xe ô tô rồi chỉ vào chỗ để chân trong xe cứ thế nói chuyện với con chó. Tôi hỏi thằng em tôi:
- Nó nói gì với chó thế?
- Nó bảo là mày hư, lần sau không được ỉa vào thảm để chân!
Hôm sau tôi lại thấy nó ôm con chó trên giường, chỉ vào giường và nói chuyện với con chó, tôi đoán chắc con chó lại HƯ ỉa cả vào giường. MK! Phải dân mình thì lên Nhật Tân lâu rồi chứ ngồi mà nói!
Hôm sau tôi lại gặp thằng đó, nó đang nói chuyện với con chó nhưng lần này nó cứ chỉ vào ĐẦU nó. Tôi bảo với thằng em tôi:
- Con chó ỉa vào ĐẦU nó à?
- Không, chỉ vào đầu là nó bảo con chó NGU!
Đấy, đến lần thứ 3 nó mới phát hiện ra điều mà lẽ ra nó phải biết từ trước, vì thế tôi mới thấy là dân Đức không được thông minh cho lắm, có lẽ do quá yêu chó đấy mà?
Tôi sang Đức thì đúng thời điểm thằng em tôi nó bận việc, nó đang làm thực tập tốt nghiệp nên tối ngày đi học, đêm về lại kỳ cạch máy tính. Tôi hỏi nó:
- Mày làm gì ở chỗ thực tập?
- Em nghiên cứu tác dụng của nhiệt độ lên ốc vít!
- Là cái đéo gì?
- Nghĩa là em soi máy la-ze nhiệt lên ốc vít xe ô tô và ghi chép các phản ứng của nó và lập nghiên cứu về nó. Anh không biết chứ ỐC VÍT quan trọng lắm, tất cả mọi cái đều kết nối bằng ốc vít, mọi chi tiết máy đều liên kết bằng ốc vít, nếu nó không an toàn thì cả bộ máy không an toàn. Đồ án của em là nghiên cứu sự giãn nở của ỐC VÍT ảnh hưởng tới sự chặt của liên kết... ba la bô lô.... đại loại thế tôi đek nhớ đc!
MK cái thằng em tôi nó TÂM THẦN rồi các bạn ạ, nó say sưa nó về ỐC VÍT như thể anh em mình nói về NGỰC của đàn bà vậy, nó làm tôi cảm giác như nếu không có ốc vít thì thế giới này tan cmn ra không bằng. Tôi chả hiểu cái bọn Đức nó giáo dục kiểu gì chứ theo tôi là không thể bằng VN mình được? Thằng em tôi học bao nhiêu năm Đại học về chuyên ngành Lập trình tự động hóa mà giờ đây nó chuyển sang nghiên cứu ốc vít? Lẽ ra ở VN mà học như nó có khi người ta cho thiết kế cả TÀU NGẦM hay ít ra cũng phải Ụ NỔi rồi cũng nên! Sang Đức tưởng học cái to tát ai ngờ Đức nó cho học cái bé như... ốc vít mới nhục chưa chứ? Mà TS cái thằng nó nói về ỐC VÍT thao thao bất tuyệt như nói về người yêu, nói dại mồm, thằng này mà đi tán gái ở VN gặp con nào NGỰC nhỏ mà lại cứ nói về ỐC VÍT có khi ăn cái TÁT văng cmn RĂNG ra đường ấy chứ các bạn nhỉ?
Mà thằng em tôi nó còn đòi học Cao học nữa chứ, tôi không biết nó sẽ nghiên cứu cái gì nhưng theo suy luận Logic tôi thì nhiều khả năng đề tài là: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của LONG ĐEN tới tính vặn xoắn của ỐC VÍT trong môi trường nhiệt đô thay đổi và chuyển động tròn đều gây co thắt cho CỔ TỬ CUNG của bà mẹ mang thai có chu kỳ kinh nguyệt không đều trong gia đình nuôi chó đông anh em ở căn hộ thiếu ánh sáng có độ ẩm bất kỳ rằng thì là mà đại loại thế có phỏng các bạn! Giáo dục bọn Tư bản đúng là có vấn đề, lo an toàn đâu đâu trong khi ở VN mình chi lo mua cái ô tô mà đi còn lắp ráp thế nào thì thuộc cái bọn nhà máy chứ liên quan đêk gì? Cái kiểu giáo dục ấy thì sớm muộn chúng mày cũng GIÃY CHẾT thôi con ạ!

Nguyễn Hoàng Hải 

Phóng sự: Tôi đi Tây - Phần II


Còn nữa, tôi có thằng bạn học thạc sỹ Kiến trúc của ĐH Bách khoa Berlin, thằng này tên là Định cố (thằng này khác thằng Định trong bài Bây giờ anh định thế nào?). Mấy hôm tôi đến Đức thằng em tôi bận nên Định cố nó xin phép vợ đưa tôi đi chơi. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở cổng chính nhà ga trung tâm Berlin tên là Hauptbahnhof (Hóp-ban-hốp hay Hốp-ban-hóp các đek gì đó tôi đek nhớ?) mới khánh thành năm 2006 để chào đón Wold Cup. MK, cái nhà ga nó to khủng khiếp các bạn ạ, rộng phải đến vài hec-ta, cao 6 tầng đẹp lung linh bên trong còn là trung tâm thương mại. Tôi mất gần 30 phút vận dụng hết vốn tiếng Anh lai Mỹ của tôi mới tìm được cái cổng chính để gặp thằng bạn tôi. Lúc nhìn thấy nó đứng co ro ở góc cái trạm điện thoại, nước mắt tôi chỉ trực trào ra, xúc động đéo tả được, nếu không sợ MỦ có khi tôi đã hôn lên đôi má đầy trứng cá bọc của nó rồi...Nó kéo tôi ra ghế đá rồi lôi trong ba lô ra 2 cái bánh mỳ dúm dó rồi bảo:
- Bánh mỳ trứng đấy, vợ tao làm cho ANH EM mình ăn sáng!
MK, lúc nãy tôi yêu nó bao nhiêu thì bây giờ tôi chỉ muốn ĐẠP 1 phát vào mặt nó, TSM, bố đi nửa vòng trái đất đến đây để ăn bánh mỳ trứng của mày đấy phỏng? Nhưng tôi chỉ dám nghĩ như vậy thôi, nước Đức làm hỏng hết bạn bè tôi rồi, tôi động viên nó thủ tiêu 2 cái bành mỳ vào sọt rác rồi 2 thằng tôi chọn 1 cái quán ăn sáng ngồi ngắm gái qua lại. Ăn xong nó rủ tôi mua kem ăn, bên Đức đi đâu cũng xếp hàng các bạn ạ, mua có 2 que kem xếp hàng mất cụ nó 15 phút. Nhưng kem nó ăn ngon ngon là, 2 thằng vừa đi bộ vừa mút kem nom như 2 thằng đồng tính, may là ở bên Tây chứ ở VN trẻ con nó chạy theo lêu lêu xấu hổ bỏ mẹ. Thằng Định dẫn tôi đi bộ đến quần thể Trung tâm chính trị đầu não của nước Đức bao gồm 1 loạt các tòa nhà như Quốc Hội có tên là Reichstag, bao bọc xung quanh nó là hàng loạt các Văn phòng quốc hội, rồi cả Nghị viện, Phủ thủ tướng Đức, ...rồi cả cái cổng Brandenburg nổi tiếng thời chiến tranh lạnh nữa. Theo lời thằng ngố ấy thì nếu chưa vào tòa nhà Reichstag thì coi như chưa đến Đức, nhưng nhìn cái cảnh người ta xếp hàng dài cả mấy trăm mét tôi thấy nản quá. Mà không vào đấy về VN có thằng nào hỏi ở trong cái Reichstag có cái giề? Không lẽ lại bảo là:
Bên Tây cũng giống bên ... Ta
Cái nhà Quốc hội để mà ...THAM QUAN?
Nhỡ bên Tây trong đó người ta lại LÀM VIỆC thì ...nàm thao? HẢ, nàm thao??? Mà thơ nghe đéo ổn tý nào, vậy là tôi với thằng Định lại XẾP HÀNG. Một tiếng mới nhích được 100m, tình hình này có khi đến 12h trưa mới đến nơi mất. Lúc ấy hai thằng buồn tè lắm rồi mà nghe nói đi đến được khu wc công cộng ở gần đó cũng phải cả kilomet, không ngờ là Tây mà thiếu chỗ wc đéo khác gì ta, thôi cố NHỊN mà đợi. MK đúng 3 tiếng xếp hàng tê cứng cả chân, lưng với cổ đau như dần đã đành, bàng quang thì chỉ trực vỡ cmn ra. Vừa bước qua cái cổng là tôi lao ngay vào nhà wc ngay lập tức chứ không ra bố nó quần... Ôi MK, lại cái lề gì thốn!!! cha mẹ ôi ở cửa khu wc người ta XẾP HÀNG thành 2 hàng 1 nam 1 nữ ĐÔNG đéo tả được. Thế này thì căng rồi, TS chúng mày vào thăm quan hay xếp hàng đi đái hết thế hả trời? Được rồi, đã thế bố lại... XẾP HÀNG cho chúng mày biết tay! Lại thêm gần 45 phút xếp hàng đi wc nữa các bạn ạ, nhục đéo thể tả nổi, tôi phải đứng vắt chéo hai chân để cho NƯỚC nó không trào ra, mà nếu chân có thể vắt thêm vòng nữa thì tôi đã làm rồi, mặt tôi đỏ bừng, người run bần bật... Đấy, các bạn thấy không bên Tây rõ ràng không thể bằng VN mình được, cả cái nhà Quốc hội to vật vã thế này mà chỉ có mỗi một khu wc thôi sao, bên VN mình trong nghèo nghèo thế thôi mà còn xây được bao nhiêu nhà wc hiện đại có giá 1 tỷ đồng 1 cái nhé! Cứ NGHĨ là mình được đái lên 1 tỷ đồng đã SƯỚNG cmnr chứ chưa cần phải đái THẬT các bạn nhỉ? Mà kể cả không có nhà wc thì dân VN mình cứ tìm 1 gốc cây nào đó rồi úp mặt vào cũng được chứ như bên này mà làm thế nó bắt đi cải tạo dọn vệ sinh ngay lập tức. Tư bản đek gì mà coi thường quyền con người thế, quyền đi wc mà cũng coi là có tội là sao? Đấy, các bạn thấy ở VN mình có sướng hơn Đức nhiều về cái khoản đái đường không nào?
Rồi cuối cùng chúng tôi cũng đến lượt đi vệ sinh, HẠNH PHÚC đéo thể tả được, tôi như bay bồng bềnh trên mây. Ngày xưa đang yêu tôi hay đọc cái mục Tâm sự của báo lá cải Vnexpress toàn thấy các ông các bà độc thân than vãn là TÌM mãi mà chưa thấy được HẠNH PHÚC, đéo mẹ tiên nhân, các ông các bà cứ nhịn đái 5 tiếng như tôi thì TÌM cmn RA lâu rồi.
Khi đã bớt ÁP LỰC tôi thấy mình đứng lọt thỏm bên 2 thằng Tây lực lưỡng phải cao gần 2m các bạn ạ! Ối giời ôi, mấy hôm đi bên này tôi thấy cái gì Tây nó cũng không bằng mình thì nhìn 2 thằng Tây ấy tôi chỉ muốn HÉT lên rằng: Ơ KÊ RA, tìm ra rồi! Hóa ra có cái Tây nó HƠN mình CỰC KỲ NHIỀU các bạn ạ - SÚNG TÂY to gấp 3 lần SÚNG TA, tôi thề không điêu tý nào... MK, đàn ông Châu Á mình mà gặp trời lạnh thì bới mãi chẳng thấy đâu nhưng bọn Tây nó khác anh em ạ, SÚNG nó cứ NGUYÊN TRẠNG như thế: DÀI NGOẰNG, THẲNG TUỘT, SÁNG LÓA cả mắt, nom y như của con trâu chọi Đồ Sơn ấy các bạn ạ! Nhiều thằng lúc bỏ ra nó còn KHỞI ĐỘNG bằng cách ĐẬP bồm bộp vào thành tiểu nam nghe cứ như dùi cui, kinh kinh là! Tự nhiên tôi thấy xấu hổ quá, tôi cảm TỦI THÂN vô cùng, biết thế ra đứng cạnh thằng Định cố có khi mình lại còn TỰ HÀO dân tộc. Từ đấy về sau cứ đi wc cùng bọn Tây là tôi bỏ mẹ nó cái tiểu đứng đi thẳng vào xí bệt rồi đóng cmn cửa lại cho đỡ TỦI THÂN! Đấy tôi thấy mỗi cái vụ này là TA thua TÂY thôi, hèn gì mấy bà VN lấy TÂY sau này chẳng may li dị thà ở giá chứ không bao giờ LẤY TA nữa!
Cả buổi chiều hôm đó chúng tôi đi bộ tham quan tất cả các công trình kiến trúc (văn phòng, khách sạn, siêu thị), công trình văn hóa (bảo tàng, thư viện, rạp hát ...) và thậm chí cả tôn giáo (nhà thờ)... Quả thật những gì người dân Đức gây dựng đất nước sau chiến tranh thế giới thứ 2 thật đáng ngưỡng mộ, di tích của cuộc chiến vẫn nằm lại đến tận bây giờ: những vết đạn chi chít trên cổng Brandenburg, trong nhà thờ, bảo tàng vẫn còn nguyên, thậm chí người ta còn để lại cả 1 cái nhà thờ CỤT cháy đen thui giữa thủ đô để nhắc nhở về 1 thời lầm lạc của nước Đức. Gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là Đài tưởng niệm người Do thái bị sát hại trong chiến tranh do kiến trúc sư Peter Eisenman thiết kế. Nó nằm trên một miếng đất rộng gần 2ha và trên đó người ta dựng lên 2,711 khôi bê tông đen thui như những tấm bia mộ tạo một khung cảnh thật ghê rợn và buồn thảm. Dưới chân nó là 1 bảo tàng tối om, trong ánh sánh yếu ớt như sống gợi nhớ lại hình ảnh Trại tập trung của Phát xít Đức, tất cả các hiện vật đều được đặt dưới mặt đất khiến người xem đều phải CÚI ĐẦU. Nước Đức nhìn nhận sai lầm thật ấn tượng và cầu thị...
Mà đang vui nói chuyện buồn quá các bạn nhỉ, nhưng nói thế để biết rằng Tây vẫn thua VN mình vì cái sự NHANH trong công tác DỌN DẸP di tích chiến tranh. Thì đấy, ví dụ như nhà tù Hỏa lò mình đập đi và xây cmn khách sạn rồi, máy bay B52 rơi giữa hồ thì người ta thanh lý cả máy bay và cả hồ luôn nên muốn ra tìm cũng không còn dấu vết nữa, đình chùa nào cháy mình XÂY MỚI tinh tình tình luôn đến nỗi chả nhận ra cái cũ nó ra răng nữa, thậm chí còn nguyên thì mình cũng đập và xây mới cho nó ĐỒNG BỘ, bom đạn hở ra quả nào mình cưa ngay, dân làng Đa Hội mua lại nấu thành thép xây dựng sạch sành sanh rồi mà nghe nói giờ đang phải sang tận Campuchia với Lào để THANH LÝ hộ nước bạn. Mà nghe nói cầu Long Biên cũng sắp được bán sắt vụn rồi thì phải? Đấy, mình làm NHANH thế chứ đâu như Đức giờ vẫn còn DI TÍCH chiến tranh! Chậm và lạc hậu quá các bạn nhỉ?
Giờ tôi mới nhận thấy dân Đức chậm hơn mình nhiều cái, ví dụ như về Giáo dục, nghe nói lâu lắm rồi người ta không CẢI CÁCH trong khi đó VN mình năm nào cũng phải CẢI CÁCH, Bộ trưởng nào lên cũng CẢI CÁCH, cứ mở mồm ra là người ta nói về cải cách, cải cách nhiều đến nỗi có cảm giác như nếu không cải cách thì trên Bộ giáo dục không có việc gì làm... Và tôi cho rằng nếu nước Đức mà không nhanh chóng thay đổi bằng cách 3 tháng CẢI CÁCH 1 lần thì chắc chắc không bao giờ người ta BẮT KỊP nền giáo dục của nước ta được.
Tất nhiên là Kinh tế thì mình có thể CHƯA BẰNG người ta, CHƯA không có nghĩa là sẽ không bao giờ bằng, cứ cái theo đà tăng trưởng Bất động sản và Chứng khoán của VN mình thì 1000 năm nữa CHẮC CHẮN mình bẳng hoặc hơn bọn ĐỨC ...BÂY GIỜ. Tôi chắc chắc cmnl với các bạn, ai thích CÁ bao nhiêu tôi nhận hết!
Lại nói về thằng Định cố (lan man nãy giờ đéo biết thằng này nó đi đâu? Chắc lại xếp hàng đi đái cũng nên!), tôi với nó đi rạc cmn cẳng chân gần ngày giời khám phá Berlin, tôi mệt rũ cả người. 5h chiều 2 thằng vào Sonny Center làm 2 bát mỳ Spagetty với 2 cốc bia, gớm bia nó nặng đéo thể tả được, tôi hơi TÊ TÊ nên hỏi nó:
- Mày TRẢ THÙ dân tộc bên này chưa?
- Tao ..à ..ừ - Thế là nó đưa tay lên gãi đầu, MK, khi 1 thằng đàn ông gãi đầu thì chắc chắn là câu trả lời đã rõ, mà nó né NHỤC bằng cách hỏi lại 1 câu hỏi: Mà bọn Đức làm đek có thù oán gì với VN mình?
Ôi cha tiên sư cái thằng này! Để tôi nói với các bạn đàn ông hiện đang có suy nghĩ rất ẤU TRĨ giống thằng bạn tôi đây nhé: đó là lúc nào mình cũng phải TRẢ THÙ, đi đâu cũng phải TRẢ THÙ, làm gì thì làm cũng phải TRẢ THÙ cho xong hãy về! Đức mà không có thù hả thằng ngu, thế ai là đồng mình với NHẬT, Nhật nó chiếm mình đúng không, vậy đương nhiên mình có thù với Đức rồi, mà cứ Tư bản là kẻ thù rồi, thù đây là thù ....GIAI CẤP, ngu đéo thể tả nổi? Mà kể cả sau này mày đến 1 đất nước xa xôi chả liên quan gì mày cũng phải ...TRẢ THÙ, không có thù thì mày phải nghĩ ra THÙ mà TRẢ, tỷ dụ như mày đến Ba Lan chẳng hạn, MK gái bên đó xinh xinh là, thì mày phải nghĩ rằng tao thù mày vì mày BỎ ...Liên Xô, ví dụ mày đến Liên Xô thì mày bảo là: tao thù mày vì Ai cho mày đập bỏ XHCN... Hiểu chưa hả cả bạn ĐÀN ÔNG???
- Thế tóm lại mày TRẢ THÙ chưa? Tôi gào lên với nó.
- Tao .. tao...tao toàn trả thù ....VỢ!
- Ôi tôi lạy ông đấy! Giờ tao với mày đi trả thù, nhanh, gấp lắm rồi!
- Tao..
- Lại gì nữa???MK!
- Tao đéo biết trả thù ...ở đâu?
Thôi xong cmnr, đời mình quả là không may mắn khi chơi với cái thằng này! Vụ trả thù của tôi phải dừng lại cho đến hôm mẹ tôi và thằng em đưa tôi đi Potsdam thăm nhà bác tôi ... Vụ này hay lắm, nhưng thôi, tạm dừng ở đây, tôi đi tắm cái đã!

Nguyễn Hoàng Hải 

Phóng sự: Tôi đi Tây - Phần III


Mấy hôm sau mẹ và thằng em tôi được nghỉ lễ Phục Sinh, chúng tôi lên tàu điện đến nhà bác gái tôi - một người bạn thân của mẹ tôi ở Postdam. Postdam là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đức, một thành phố cổ với các cung điện nổi tiếng thế kỷ 17 khi nước Đức còn là đế chế Phổ huy hoàng một thời của Châu Âu. Vợ chồng Bác tôi có 2 cô con gái đều rất xinh đẹp, tôi quen cả hai từ hồi còn bé xíu khi ở Việt Nam, cô chị bằng tuổi tôi nên đã lấy chồng, cô em kém tôi 4 tuổi học Kiến Trúc Berlin cùng ngành với tôi. Ối giời ôi, gái Việt Nam sang Tây lâu ngày NGON lắm các bạn nam giới ạ, hình như ăn bơ sữa nó TRẮNG ra thì phải, thậm chí tóc cũng VÀNG mới lạ chứ, vì vậy tôi đoán ... mà thôi ai lại KỸ đến thế? Cô em út xinh xinh là, trắng nõn, may mà ở bên Đức chứ ở Việt Nam có khi tôi phải gọi bác tôi là MẸ lâu rồi. Hèn gì trước khi đến mẹ tôi căn dặn đủ điều, rồi mẹ tôi chốt rằng: Mày mà cứ vớ vẩn như bên Việt Nam thì tao TỪ mày đấy nghe chưa, bác với mẹ bao năm này coi nhau như chị em, mày liệu mà TRÁNH XA con gái nhà người ta ra! Gớm, mẹ tôi xa tôi lâu ngày nên nghĩ tôi giống mấy cái thằng bên Việt Nam ra đường gặp gái cứ như động kinh, dãi chảy trắng cả mép, tôi hơi bị KHÁC đấy! Thì đấy, lúc cô em út ra chào tôi, tôi kiên quyết làm ngơ đek đáp nhờ, mình phải KHÁC chứ! Vì sao à? Vì tôi mà mở mồm thì có khi dãi nó PHUN cmn ra thành VÒI ấy chứ, nhục bỏ mẹ! (Đùa tý cho vui thôi chứ chẳng may em nó vào đọc được fb của tôi xấu hổ chết đi được! Em nhỉ? HEHEHEHEH)
Hôm đầu tiên cô em út và mẹ đưa 3 mẹ con tôi đi chơi khắp Postdam thăm cung điện Vua Phổ, nhà hát thành phố, khu vui chơi Universal để xem phim 3d, rồi chơi mấy trò chơi mạo hiểm... Thú thật là đi với cô em út toàn chơi mấy cái trò TRẺ CON tôi quên cmn mất mình đã TRƯỞNG THÀNH nên suýt nữa tôi quên luôn mất cái vụ Trả thù. Run rủi thế nào đến ĐÊM tôi mò đi wc đập mẹ nó đầu vào cửa kính tôi lại nhớ ra mới MAY chứ!
Bác tôi sống ở 1 ngôi nhà cổ trên khu phố đi bộ mua sắm và du lịch sầm uất nhất Postdam rộng khoảng 200 m2 cao 4 tầng, phía ngoài là cửa hàng Sushi của vợ chồng cô chị cả, phía trong là nhà ở và sân trong. Bác tôi mua ngôi nhà đó khoảng năm 2000, năm 2007 giá của nó vẫn không thay đổi 1 xu, thậm chí giá BĐS của Đức 10 năm vừa qua không thay đổi, tôi nhận thấy rằng nền kinh tế của Đức không hề dựa vào tính CƠ HỘI mà dựa vào giá trị cốt lõi của sản phẩm. Biết tôi học kiến trúc, Bác tôi mang cho tôi 1 quyển hồ sơ, tôi tạm gọi là Lịch sử về ngôi nhà, nó dày khoảng 20cm với hàng loạt bản vẽ và giấy tờ, trong đó có cả quá trình xây dựng ngôi nhà vào năm 1771 như thế nào? Ông chủ đầu tiên là ai? Chủ sau cải tạo cái giề? Cái chòi trên mái là do Phát xít Đức làm thêm để bắn tỉa ra sao? Nó đã từng bị hủy hoại thế nào khi Hồng Quân LX tiến vào? Thậm chí nó kỹ đến nỗi ghi chú ra rằng: cánh cửa sổ hiện nay có 5 lớp sơn! Tôi thực sự khâm phục khi nghĩ đến 1 đất nước bị tàn phá trong chiến tranh lại có thể lưu trữ tài liệu hoàn hảo đến như vậy. Nhưng cũng không bằng Việt Nam mình được, tôi đã từng đi sao lưu giấy tờ về đất đai tại Sở mà ai cũng biết là sở gì đấy; có cái chị cán bộ 1 cửa dễ thương lắm, chị bảo: Hà Tây chuyển về Hà Nội thì MẤT cmn hết rồi, em lên TP thử tìm xem? Đấy, gộp Tỉnh vào Thành phố khác đêk gì CHIẾN TRANH!
Tôi nhận ra rằng ở Đức, khi bạn mua một ngôi nhà cổ có nghĩa là bạn không những sở hữu một bất động sản có giá trị lịch sử văn hóa mà bạn còn trở thành 1 phần của Lịch sử thành phố này: Tên bạn giờ đây đã gắn với lịch sử NGÔI NHÀ. Bác tôi nói, khi mua ngôi nhà này, trước khi cải tạo nó, Thành phố cử hẳn 1 Kiến trúc sư đến phối hợp với với KTS gia đình thuê cải tạo để hướng dẫn cách sơn mặt ngoài, sơn cửa sổ, chỉ dẫn cách thức để cải tạo ngôi nhà cho phù hợp với gia đình hiện đại mà không làm mất đi vẻ cổ kính và hình thức kiến trúc vốn có của nó. TP cũng cấp cho màu sơn mặt ngoài ngôi nhà cho phù hợp với tuyến phố. Đúng là Tư bản rỗi hơi quá các bạn nhỉ? Phức tạp và mất thời gian, cứ đơn giản như ở Việt Nam mình thì mới ra KHU PHỐ CỔ chứ, trông nó như cái chuồng gà chắp vá cũ mới lung tung cả, TP thì lập bao nhiêu dự án bảo tồn toàn trên giấy nên bà con chờ DÀI hết cả CỔ, ra đường ông nào ông nấy nom như ĐÀ ĐIỂU cả lũ, nhìn cả người thì 90% là CỔ nên chả gọi là khu phố CỔ là giề?
Cô chị cả đã có chồng lại cùng tuổi nên tôi giao tiếp thoải mái hơn, chúng tôi coi nhau như bạn bè, chồng cô chị cũng đồng niên với tôi nên chúng tôi cũng nhanh chóng thân nhau. Nói thật tôi chỉ ước cô chị - bạn tôi là ĐÀN ÔNG thì vụ trả thù của tôi XONG cmn lâu rồi, tiếc là bạn tôi lại là ĐÀN BÀ. Nhưng bạn tôi rất hiểu tâm lý đàn ông, tối hôm ấy bạn tôi bảo chồng đưa tôi và thằng em đi Bar xõa cho biết Bar Tây nó thế nào? MK, tôi mừng rơi nước mắt, nếu mẹ tôi không bắt tôi TRÁNH XA trước thì tôi đã nhảy lên ôm hôn bạn tôi rồi!
Hai vợ chồng bạn tôi là tay chơi lắm, có mấy cái cửa hàng chuyên bán Sushi cho Tây nên thu nhập cũng khá. Ăn uống ở nhà xong 9h chúng tôi phóng ô tô lên Bar chơi. Lên cái Bar đầu tiên ở Postdam cứ như cái hội thảo, dân chơi toàn mặc vet với váy dạ hội lịch sự đéo tả được, gái mú thì ngon lắm nhưng toàn túm năm tụm ba nói chuyện, chỉ vái đứa ra sàn nhún nhảy mà nhạc đánh như ở quán ...caffe. Thấy tôi có vẻ chán, bạn tôi bảo nếu thích sôi động thì lên Berlin, thế là cả hội lại phi lên Berlin mất cụ nó gần 30 phút trên đường. Bar ở Berlin đúng là sôi động khác hẳn, nó tập trung gần chục cái Bar tại 1 con phố nên có thể chạy bộ từ quán này sang quán khác mất vài phút. Cái Bar thứ 2 chúng tôi đi cứ như cái chợ vỡ, dân chơi đập phá nhảy nhót điên cuồng, nhạc với ánh sáng tuyệt vời, vui lắm nhưng tôi cứ thấy nó THIẾU cái gì đó? Bạn tôi biết ý lại chuyển Bar, sang cái thứ 3 thì đúng là tương đối phù hợp với tôi, gái phục vụ ở đó chỉ mặc mỗi đồ lót, gớm tôi nhìn ngực mà no căng cả mắt, tỉnh cả ngủ. Bạn tôi bảo:
- Cái này được chưa?
- Vẫn ...hơi thiếu! Tôi nói.
Thế là lại chuyển Bar, sang cái Bar thứ 4 thì đúng là chuẩn không cần chỉnh! Đơn giản là vì nó là club Thoát y! Ối giời ôi! Nhìn gái ở club này nó nhảy thoát y trên bục tôi quên cmn mất cả thời gian luôn, có cả gái Việt Nam nữa mới lạ chứ. Giơ máy ảnh lên chụp thì nó hết cmn pin vì cả ngày chụp toàn nhà với cửa ngu ngu là. Thế là tôi cứ phi như con thoi từ chỗ nọ sang chỗ kia, chỗ nào đang múa may tôi bỏ qua, chỗ nào cởi gần hết tôi mới chạy ra xem. TS cái bọn Tư bản mỗi góc nó để 1 cái sân khấu cách nhau mấy chục mét, chạy đi chạy lại mệt ơi là mệt! Đéo mẹ tiên nhân, xem thoát y mà như chạy maraton, toát hết cả mồ hôi hột. Nhưng tôi không thấy mệt, tôi có cảm giác có thể CHẠY cả đêm cũng được, tôi đang trong giai đoạn KHỞI ĐỘNG để TRẢ THÙ mà. Tuy nhiên bạn tôi nghĩ khác, đúng lúc cao trào bạn tôi bảo với chồng và tôi:
- Về thôi, đi ăn 1 chút để ngủ mai còn dậy sớm!
Giá mà bác tôi đẻ con trai có phải hơn không, dù sao thì bạn tôi cũng là phụ nữ, nếu bạn tôi là đàn ông đời tôi đã khá hơn nhiều rồi. Ôi trời đất ôi, Cơ hội Trả thù dân tộc ngàn năm có 1 của tôi đã bị bạn tôi phá hoại không chút thương xót, đau ơi là đau...
Hôm sau 3 mẹ con tôi đi bộ từ nhà bác tôi thăm quan cung điện vua Phổ cả một ngày rồi phải về ngay tối hôm đó vì ngày mai cả mẹ và em tôi đều phải đi làm. Tôi gạt nước mắt chia tay bác tôi, vợ chồng bạn tôi và cô em út, tôi KHÓC không phải vì tôi BUỒN mà vì tôi TIẾC đéo tả được hu hu hu ối giời ôi là giời ôi!!!
Về Berlin đúng là buồn thật các bạn ạ, cả ngày tôi ngồi bán hàng cho mẹ tôi, chiều tôi đi đá bóng với bọn Tây cùng mấy đứa cháu 9x. Bọn Tây khoái đá bóng với tôi lắm vì tôi toàn chuyền cho chúng nó ghi bàn, mấy đứa cháu thì cực kỳ quý tôi lắm, đi đâu cũng rủ tôi đi. Tôi có 2 thằng cháu, một thằng sinh năm 89, một thằng sinh năm 91 cao gần 1,8m đẹp trai như Hàn Quốc. Thằng 91 có mấy con bạn Tây xinh xinh là, cháu tôi nó bán hàng quần áo thời trang cho Armani nên quen biết nhiều dân chơi. Biết tôi đang KHAO KHÁT trả thù, nó bảo:
- Chú ở đây thêm 1 thời gian đi đá bóng với cháu, thế nào cháu cũng lừa cho chú 1 con bé 9x! Bên này gái nó DỄ lắm!
Thú thật với các anh em nam giới là gái 9x dân chơi bên này nó khác bên Việt Nam mình có 2 chỗ thôi: 1 là NGỰC nó to gấp 3, 2 là nó đi xe Porsche mui trần! Nhìn chúng nó phóng qua vẫy tay chào thằng cháu tôi mà mắt tôi LỒI cmn cả mắt ra ngoài, đéo mẹ tiên nhân gái xinh thế này sống thế đek nào được?
Nhưng tôi không có thời gian nữa, tôi chán ở bên Đức rồi, tôi nhớ Hà Nội ngột ngạt của tôi, tôi nhớ bạn bè tôi, nhớ các em gái KẾT NGHĨA của tôi, tôi nhớ đội bóng, nhớ quán bia hơi, trà đá... Giờ này chắc bọn bạn tôi đang uống bia chém gió đây, bạn bè tôi THÂN nhau lắm, uống bia mà thiếu thằng nào là đem thằng đó ra làm trò cười ngay nên hầu như lần nào cũng phải đi đủ, ĐỊNH MỆNH chúng mày!
Gần sát ngày về thì ông chú tôi bạn mẹ tôi gọi tôi sang nhà ăn TIẾT CANH, vùng mẹ tôi ở có khoảng 30 gia đình người Việt nên thân nhau lắm, tôi sang đây ăn uống toàn vào quán của Việt Nam mà chưa bao giờ người ta lấy tiền của tôi, ai cũng bảo 1 câu: Mẹ cháu với cô là CHỊ EM! Sang Tây mới thấy tình đồng bào thật đáng trân trọng, ai cũng coi nhau như gia đình, khác hẳn cách chúng ta sống ở Việt Nam chỉ nhăm nhe ném cứt sang nhà hàng xóm, thật kỳ lạ?
Khi tôi xuống thì các ông chú đã ngồi đấy rồi, ở giữa là cái mâm tiết canh to tướng, nghe đâu chú tôi mới SĂN được con lợn rừng, săn bằng Ô TÔ. Vùng mẹ tôi ở xung quanh là rừng rậm nên bao nhiêu là thú rừng, thành phố phải căng dây thép dọc 2 bên đường và đào hầm xuyên đường để thú rừng chui qua nhưng chúng nó ngu lắm, cứ cắn dây thép chạy ngang qua đường đặc biệt là LỢN. Bình thường thì Tây nó không đâm làm gì, chỉ dân Việt Nam mình gặp Lợn rừng là đâm tung cả đàn, lợn mẹ lợn con văng tung tóe cả rồi nhặt bỏ vào xe mang về đánh tiết canh. Khi đưa xe đi bảo hành bọn Tây ngạc nhiên lắm, cứ bảo: Đéo hiểu sao cái bọn Việt Nam chúng mày tuần nào cũng có thằng ĐÂM vào LỢN RỪNG thế hả? Ăn uống nó say ông chú tôi bảo với tôi:
- Chú biết mày đang lo cái vụ TRẢ THÙ, tý đi với chú!
Ối giới ôi, cuối cùng tôi cũng trả được thù các bạn ạ, tôi thù dai dai là, nhưng cái giá trả thù bên này nó ĐẮT đéo tả được, thù dai thế này có khi PHÁ SẢN mất. Thế là sau 2 lần trả thù với 2 quốc gia khác nhau tôi như người tìm được ra chân lý cuộc sống, tôi về Việt Nam ngay hôm sau với phong thái ngẩng cao đầu của 1 người CHIẾN THẮNG, người nhẹ như bay!
Tạm biệt nước ĐỨC nhé! Hẹn gặp lại lần sau, mình vẫn chưa hết THÙ đâu! Cứ đợi đấy!
Về Việt Nam có lần tôi đá bóng với đội Minsk Club toàn Tây, có 1 thằng KTS người Đức, lúc ngồi uống bia ở Hàng Tre, tôi hỏi nó:
- Dân tộc Đức làm thế nào mà có thể xây dựng đất nước HÙNG MẠNH và GIÀU CÓ như vậy từ đống tro tàn thế?
- Do dân tộc Đức chúng tao CẦN CÙ, TIẾT KIỆM, NỖ LỰC và ĐOÀN KẾT! Việt Nam cũng có thể làm như Đức được thôi!
- Phải ĐOÀN KẾT nữa à? Không đoàn kết có được không?
- Không được!
- Thế thôi, bọn tao đéo cần GIÀU đâu, đoàn kết khó bỏ mẹ!
Nghe nó nói bực đéo tả được các bạn nhỉ? Tôi cũng đéo muốn tranh luận thêm 1 câu nào nữa, mà nhân tiện đây tôi nói luôn: Tôi đéo viết phần 4 nữa đâu và các bạn cũng đừng hóng nữa, tắt Fb và lo làm việc đi! Cười thế chứ cười nữa mình vẫn NGHÈO mà????

Nguyễn Hoàng Hải

Phần nhận xét hiển thị trên trang