Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Nhói lòng với những góc khuất của nghề DJ nữ

Khi nhu cầu của giới trẻ đến vũ trường, quán bar ngày càng nhiều thì nghề DJ cũng bắt đầu “hot”, nhất là các DJ nữ. Tuy nhiên, với những cô gái chọn nghề này, ngoài việc “múa tay trên những đĩa nhạc” thì họ còn phải xinh đẹp và… bốc lửa. Và dù rằng được xem là nghề nhưng với những nghệ sĩ khác, họ thường bị nhìn với cặp mắt ít thiện cảm, nếu không muốn nói là khinh rẻ hơn.
Đêm về sáng, Sài Gòn vẫn chưa bao giờ ngủ với hàng loạt cư dân sống về đêm… Góc Nguyễn Trãi, Q.1, nơi được xem là chốn “dừng chân ghé chơi” của các loại nam thanh nữ tú của những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Những gương mặt phờ phạc vì chưa ngủ nhưng dầy cộp phấn son, những bộ cánh “khó ai dám mặc ra đường vào ban ngày”, những ánh mắt đờ đẫn hoặc lim dim, các trận ho rũ rượi và tiếng cười khanh khách đâu đó của một cô gái trẻ… tất cả cộng lại thành một thế giới rất riêng của các DJ Sài Thành.
“Những con cú đêm”
Ngày càng có nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng DJ (viết tắt của thuật ngữ "disc jockey" hay còn gọi là phù thủy âm thanh) được tổ chức với qui mô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ngày lướt qua những mạng xã hội online đều bắt gặp những nikname gắn liền vơi hai chữ DJ hoặc deejay... Phải chăng nghề DJ đang được thừa nhận và ngày một phát triển thành một nghề "hot" nhất hiện nay?
Cách đây không lâu nghề DJ tại Việt Nam không được thừa nhận là một nghề nghiệp, Các DJ cũng không được đào tạo một cách chuyên nghiệp và cũng cũng không có giấy tờ bằng cấp chứng nhận, hay giấy hành nghề DJ. Cái nhìn khắt khe của xã hội vẫn coi DJ là một thú ăn chơi của đám trẻ ngông cuồng thích chơi nhiều hơn thích làm. Đơn giản vì DJ giống như một con cú đêm, và môi trường làm việc của họ là những quán bar, vũ trường nơi mà người ta vẫn nghĩ là chỉ dành cho những cuộc vui chơi không mấy lành mạnh, đắm chìm trong rượu,, bia, thuốc lá, và thậm chí là "thuốc lắc". Ngọc Lan một nữ DJ của Sài gòn đã phải ngậm ngùi bỏ nghề vì bị gia đình họ hàng ngăn cấm, mẹ Mi nói: "Đi sớm về khuya, trang điểm phấn son  làm ở mấy chỗ như vậy cho dù mình có “sạch" thì ngươi ta cung nghĩ mình "dơ".
Nhưng mặc cho những lời bàn ra tán vào không mấy tốt đẹp về nghề DJ thì nghề DJ vẫn thu hút giới trẻ nữ như một ma lực, và trở thành một trong những nghề giải trí "hot". các cô giá trẻ vẫn cứ lao vào.
Dù bị mang nhiều tai tiếng nhưng có không ít nữ DJ vẫn bám trụ và tạo nên tên tuổi trong nghề 
Cuộc chiến của những… người đẹp.
Đương nhiên nghề nào cũng có cái khó của nó, nhưng với ngành giải trí nói chung và với nghề DJ nói riêng thì thật lắm nỗi niềm tâm sự. M.Trang tốt nghiệp cấp 3, học lực không đủ để cô học lên tiếp, vốn có ngoại hình xinh đẹp và cũng yêu thích âm nhạc, Trang đến với nghề DJ mong sẽ có một mức lương đủ để trang trải cuộc sống. Nhiều bạn trẻ cũng có suy nghĩ giống như Trang vì thế quân số DJ ngày một tăng mạnh như nấm mùa mưa. Cả TP.HCM cũng cỡ gần 100 quán bar lớn nhỏ đủ loại nhưng DJ thất nghiệp nhiều gấp mấy chục lần số lượng DJ đi làm. Người chưa vào nghề thì tưởng" béo bở", vào rồi mới biết toàn là “chua cay" . Khó khăn nhất là những ngày đầu mới ra nghề , khi chưa có kinh nghiệm nếu không có mối quan hệ thì rất khó xin được việc làm. “Mới ra nghề muốn thể hiện năng lực, mà xin thưc tập không lương cũng khó như lên trời", DJ Mi tâm sư.
Quán bar vũ trường nào cũng cần nhưng DJ có “name – tên tuổi" , Nhưng DJ" hot" để chiều lòng những thượng đế khó tính của mình. Có DJ ở Sài Gòn tối chạy 4, 5 show , còn những DJ mơi có khi ra nghề 1,2 năm cũng chưa một lần được đứng trên sân khấu dù chỉ 1 lần. Không ít bạn phải từ bỏ ước mơ, rùi trở thành bồi bàn hay quản lý trong bar. Cũng có người mon men mãi mới được cho đánh câu giờ với mức lương thấp như bèo.
Công việc cuả DJ là kết nối những bản nhạc sao cho khuấy động được những vị khách đi chơi khó tính. DJ Trang kể: "để có một giờ làm việc hiệu quả trên bar, thì mình phải bỏ nhiều giờ ở nhà để tìm kiếm nhạc, nghe nhạc, lựa nhạc và thử xếp list trước ở nhà. Nhạc trên mạng thì có nhiều nhưng không phải bài nào cũng sử dụng được". 
DJ chơi hay hay dở là do khả năng cảm thụ âm nhac, và phải biết cách "nhìn khách" , nắm bắt tâm ý của khách đi chơi. Khách đi chơi mỗi nơi mỗi khác, cho dù DJ có giỏi có đánh hay đến mấy mà không đúng "dòng" của khách thì cũng kể như thua. Nhắc đến đây lại nhớ về 1 DJ huyền thoại ở VN với dòng nhạc Trance, nhưng đến hồi thời thế thay đổi khách đi chơi lại thích nghe dòng nhạc vui nhộn (vinahouse), DJ này từ trên đỉnh cao xuống dốc không phanh. Ít lâu sau chị xuất hiện lại và phải linh hoạt chuyển đổi sang dòng nhạc phù hợp với các thượng đế.
 Ở Việt Nam, số lượng DJ quá đông, đất kiếm sống lại ít nên mức độ cạnh tranh lại rất cao. Mỗi bar vũ trường có khoảng từ 4 đến 6 DJ. Mỗi một DJ muốn tồn tại và phát triển được đều phải có một style riêng. Nhất là vơi D nữ họ không những phải đánh nhạc hay mà còn phải có ngoại hình đẹp và cuốn hút. Dj K ,ở Hà nội lựa chọn cho mình một phong cách tomboy, cá tính vơi mái tóc ngắn và một phong cách trình diễn rất sôi động. Còn đa phần các DJ nữ hiện nay lại lựa chọn cho mình phong cách sexy, khiêu gợi. Vì thế,  theo tiêu chí tuyển chọn của các chủ vũ trương thì "DJ nữ là phải đẹp, khách nào nghe được nhạc thì nghe, khách nào không nghe được nhạc thì... ngắm" 
Ngành giải trí với sự cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi một sự nỗ lực không mệt mỏi đối với những người hoạt động trong lĩnh vực này, và nghề DJ cũng không ngoại trừ. DJ Hoàng Lan làm việc đã hơn chục năm phải thốt lên rằng: "nhiều lúc mệt mỏi chỉ muốn bỏ nghề kiếm viêc khác làm. Có năm phải đi làm những bar ở tỉnh xa nhà xa gia đình mà lương cũng không được bao nhiêu, nhưng bỏ nghề đươc vài bữa là tay chân ngứa ngáy, nghe nhạc là thấy bức bối trong lòng vì nhớ nghề. "Cái nghề nó ăn vào máu rồi, không có cách nào mà bỏ được" chị nói. 
Có DJ may mắn có được một " thời", khi đó các quán bar đều săn lùng mời mọc về làm việc. Tuy nhiên "bên cạnh một một đỉnh núi cao luôn là một vực thẳm". Hết thời thì xuống dốc thảm hại, có khi cả năm khôg tìm được việc, rồi ngậm trôi vào dĩ vãng, tàn tạ với thời gian.    
 
Myno, nữ DJ đang hot nhất hiện nay  
“Đánh đu với sức khỏe và lòng tự trọng”…
Ngồi ở quán sinh tố, vào cái tầm "cuối giờ" khoảng 3 giờ sáng, không ít cô chạy ra than  "hôm nay bị khách chuốc mấy ly rượu đầy say ngoắc cần câu", "hôm nay bị khách bỏ thuốc vô ly, may mà phát hiện ra".... DJ  không chỉ xách box đĩa tới quán đánh nhạc rồi cuối tháng lĩnh lương, DJ còn phải làm công việc như người PR cho quán, họ không tránh khỏi những lời mời tham gia những “cuộc chơi” của khách hay chí ít là vài ly rượu. Do tính chất công việc mà măt trời lặn thì DJ thức dậy đi làm, mà mặt trời lên thì DJ đi ngủ. Môi trường làm việc thì cũng nhiều độc hại: rượu, bia, thuốc lá, âm thanh lớn, khói đèn sân khấu.... mà DJ sau một thời gian làm việc mắc phải nhiều bệnh. DJ Mi tâm sự "cô thường xuyên phải dùng đến thuốc ngủ vì không có thuốc ngủ cô không tài nào chợp mắt được, đêm hôm đi làm về mà hai tai vẫn còn nghe ùng ùng" . Không chỉ chứng mất ngủ, hầu hết các DJ đều có giai đoạn bị rối loạn tiền đình, đau dạ day, viêm xoang.... hoăc đơn giản là lãng tai.
 “Làm cái nghề này DJ phải đi khuya về sớm, làm việc tại những chốn "ăn chơi" bởi vậy mà cái nghề này vẫn được được nghĩ tới như cái nghề  không mấy "đẹp"”, DJ Trang bức xúc nhắc về chuyện khách suốt ngày hỏi mấy câu "muốn chơi nhạc hay có phải cắn thuốc hay uống rượu bia cho có tý men thì đánh nhạc mới xung". Thực tế thì chơi nhạc hay là phải dựa vào quá trình nỗ lực tìm tòi sáng tạo qua các bản nhạc chứ không dựa vào trạng thái "bay bổng " như nhiều người vẫn nghĩ. Cách đây không lâu nữ DJ Bo (Nguyễn Đình Mỹ Quyên) đã vĩnh viễn ra đi trong một lần lưu diễn ở Hải Phòng vì bệnh viêm phổi nhưng không ít người cho rằng cái chết của cô là do chất kích thích.
DJ Bo - Mỹ Quyên, được xem là thế hệ nữ DJ đầu tiên của Việt Nam  
Gần đây các quán bar, vũ trường hầu hết đều có một nữ DJ xinh đẹp để câu kéo những đấng mày râu lui tới thường xuyên hơn, bởi vậy phận nữ nhi trong giới DJ cũng ít nhiều có cơ hội hơn nam DJ. Tuy nhiên phần lớn những DJ nữ đều dính vào tai tiếng, bar vũ trường nơi mà tiền và nhan sắc lên ngôi thì những nữ DJ dễ bị cuốn vào cuộc chơi hay sự săn lùng của các đại gia nhiều hơn. Câu chuyện nay nữ DJ này tậu xe hơi, mai nữ DJ kia được tặng toàn đồ hiệu này nọ nghe nhiều như đến bữa phải ăn cơm vậy. Mà cái gì cũng có giá của nó, không ai cho không ai cái gì. Các DJ nữ cứ lao vào những cuộc tình chóng vánh của các đại gia để rồi nhận lấy quá nhiều câu nói chua cay mỉa mai của người đời. 
Nếu ai nói muốn làm giàu bằng nghề DJ có lẽ họ sẽ bị những người xung quanh sẽ cười vào mũi. Bởi cái nghề "ăn chơi" này làm bao nhiêu thì tiêu hết bấy nhiêu: tiền nhạc, tiền sống, tiền ăn, tiền chơi… Điểm qua một số gương mặt "tiền bối" , hầu hết họ đều phải tìm cách kinh doanh buôn bán khi đã hết thời. Có những người sau một thời gian ở trên đỉnh hào quang, lúc bên sườn dốc của sự nghiệp đã gieo mình vào những cuộc ăn chơi để rồi có người dở điên, dở khùng, người thì nghiện rượu.... 
Hàng đêm khi lui tới những vũ trường , chúng ta không khỏi bị cuốn hút bởi những DJ nữ xinh đẹp, sexy và phong cách khi tay chân thoăn thoắt thao tác chơi nhạc dưới ánh đèn mờ ảo lung linh nhưng mấy ai biết được rằng nghề DJ nữ ở Việt Nam thật lắm tai tiếng, nhiều bấp bênh và chìm nổi...
Minh Chí. Ảnh NVCC, IT 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị tổ chức trại viết sách giáo khoa

Trong Hội nghị tham vấn chuyên gia về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, có nhiều ý kiến đáng chú ý.

Hội nghị tham vấn này do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (UB VHGDTTN&NĐ) của Quốc hội tổ chức với mong muốn có nhiều tiếng nói xây dựng cho đề án sách giáo khoa sau 2015.  
Có ý kiến với Hội nghị, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm UB VHGDTTN&NĐ cho rằng định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã tuân thủ quy định của Luật giáo dục sửa đổi.
Tuy nhiên, vì là định hướng nên Đề án thiếu các phương án cụ thể như phương án phân ban ở THPT cần được đổi mới cơ bản; trong Đề án cũng nên cụ thể hóa về mục tiêu, yêu cầu và nội dung làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng chương trình. 
Nêu giải pháp, bà Tâm Đan đề nghị, để thực hiện được Đề án xây dựng, triển khai chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 cần có 2 đề án gồm: Đề án đổi mới công tác đào tạo giáo viên và chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên và Đề án chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trường phục vụ triển khai sách giáo khoa mới. Đây là 2 yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo điều kiện thành công của Đề án.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm UB VHGDTTN&NĐ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Xuân Trung
Tương tự như vậy, cũng nên định hướng cụ thể hơn trong thực hiện kế thừa và phát triển trong xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới và cũng cần xác định rõ phương án một hay nhiều bộ sách giáo khoa.
PGS.TS Văn Như Cương nêu quan điểm về lộ trình thực hiện đề án sẽ kết thúc vào năm 2022 (sau 8 năm), theo kinh nghiệm của ông thời gian có thể sẽ kéo dài đến 2024. Như vậy, 10 năm để chúng là làm một sự thay đổi cơ bản và toàn diện nền giáo dục là thời gian quá dài, khó chấp nhận được. 
Theo PGS. Cương, với thời gian đó có thể có 2-3 vị Bộ trưởng khác nhau của ngành giáo dục và nghĩa là phải thay tướng tổng chỉ huy đến mấy lần. Bởi vậy, cần đẩy nhanh tiến độ của công cuộc đổi mới này, một mặt cần thận trọng, mặt khác không thể làm ăn theo kiểu rề rà, đến đâu hay đến đó. 
“Làm việc theo công thức này tôi tin rằng chắc chắn sẽ nhanh ít nhất gấp 10 lần trước đây. Tôi dự trù sau khi chương trình các bộ môn từ lớp 1-12 (thử nghiệm) đã được thẩm định lần đầu, công việc biên soạn sách giáo khoa tập trung ở trại chỉ cần 6 tháng là nhiều nhất” – PGS.TS Văn Như Cương phân tích.
PGS.TS Văn Như Cương tha thiết đề nghị tổ chức trại viết sách giáo khoa. Ở đó, các tác giả làm việc tập trung theo đúng giờ hành chính, họ phải tách ra khỏi cơ sở làm việc cũ trong một thời gian quy định, tập trung toàn bộ thời gian và suy nghĩ cho công việc này.  
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đề cập trong Đề án chưa này thấy rõ việc phân luồng và phân ban. Phân luồng, phân ban là yêu cầu của công việc đổi mới. Nếu tiến hành phân luồng, phân ban thì trong bậc phổ thông trung học sẽ có nhiều loại trường và phải có nhiều loại chương trình, sách giáo khoa khác nhau.
PGS. Nhĩ đề nghị trong Đề án việc phân ban ở bậc THPT chỉ chia có 2 ban tự nhiên và xã hội, theo ông ít nhất phải có thêm ban kinh tế. Vì số học sinh mong muốn về các ngành kinh tế và nhu cầu xã hội về lĩnh vực này cũng đến hơn 30% người lao động. 
GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng không nên quá kỳ vọng vào việc mọi ý đồ sư phạm đều thể hiện được ở văn bản sách giáo khoa; cần tổ chức tốt việc biên soạn các tài liệu bổ trợ trực tiếp, hệ thống với sách giáo khoa sao cho sách giáo khoa và tài liệu này bổ sung hoàn thiện các chức năng cung cấp kiến thức và hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy và học.
Cũng theo GS. Đinh Quang Báo, tác giả biên soạn sách giáo khoa phải tập hợp cho được chuyên gia giàu kinh nghiệm sư phạm để vừa có trình độ uyên bác về nội dung khoa học môn học, vừa có kinh nghiệm sư phạm giáo dục phổ thông.  
GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN&NĐ đánh giá, chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay vẫn còn thiên về truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học, chưa cân đối dạy kiến thực với giáo dục đạo đức, lối sống. Một số nội dung thuộc một số môn học còn thiếu tính khả thi.
GS. Thi đề nghị góp ý Đề án phải làm rõ quan điểm về dạy học phân hóa và dạy học tích hợp; quan điểm về một chương trình chuẩn với khối kiến thức sâu của từng môn học để học sinh lựa chọn và dành một tỷ lệ thời lượng nhất định cho giáo dục lịch sử, văn hóa của mỗi địa phương, vùng miền.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

QUAY LƯNG VỚI LỊCH SỬ LÀ BỘI NGHĨA, VONG ÂN !

 Bùi Hoàng Tám (Nguồn: Dân trí )
(Dân trí) - Học môn Lịch sử là để hiểu truyền thống của dân tộc để từ đó, nuôi dưỡng lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc nào mà thế hệ trẻ thờ ơ, thậm chí quay lưng với lịch sử sẽ là một bi kịch của tương lai. Đặc biệt là dân tộc Việt Nam, với những trang lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng thì việc quay lưng với lịch sử còn là sự “vong ân, bội nghĩa” với tiên tổ, phải không các bạn? 
>>  Xuất hiện trường đầu tiên không có học sinh chọn thi tốt nghiệp môn Sử

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Một thông tin rất đáng lo ngại, tất cả học sinh tại một trường trung học nổi tiếng ở Hà Nội đã không có bất cứ em nào chọn thi môn Lịch sử trong số 6 môn tự chọn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Đó là Trường THPT Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Việc này phần nào cho thấy thực tế môn Lịch sử trong nhà trường đã không còn hấp dẫn, thậm chí bị học sinh quay lưng. Đây là một bi kịch của bất cứ dân tộc nào bởi lịch sử chính là tấm gương phản chiếu tương lai của mỗi quốc gia.
Vì thế, điều này đã đặt ra một loạt các câu hỏi cho không chỉ các nhà giáo dục mà cụ thể là ba câu hỏi lớn sau cần được trả lời.
Thứ nhất, đối với các nhà biên soạn lịch sử. Câu hỏi đặt ra là việc chép sửcó trung thực không? Có khách quan không? Có bị chi phối không và có bóp méo, xuyên tạc hoặc bỏ quên lịch sử hay không?...
Thứ hai là đối với các nhà xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa có đủ năng lực và trình độ không? Chương trình có khoa học và phù hợp không? Những sự kiện đưa vào sách giáo khoa có thỏa đáng không? Có hay không việc xơ cứng với các con số vô cảm đã “cứng hóa” một bộ môn đầy sự hấp dẫn và sinh động?...
Thứ ba là đối với những người truyền tải mà cụ thể là các thày cô có thật sự là những người yêu mến môn lịch sử không? Có yêu và tự hào về nghề không? Có đủ trình độ không? Bài giảng có đủ sức hấp dẫn không? Có sự áp đặt tư duy không?...
Theo mình, đây là những yếu tố cơ bản, chỉ cần thiếu một trong số các yếu tố này đã đủ không thành công và nếu thiếu cả ba thì việc tất cả học sinh trong một nhà trường bỏ không thi, thậm chí tẩy chay môn Lịch sử là điều bình thường. Dẫn đến việc hàng ngàn học sinh bị điểm 0 như trong kỳ thi đại học 2011 cũng là điều bình thường.
Không thể nói khác, để các em yêu mến, tự hào về lịch sử nước nhà thông qua học môn Lịch sử trước hết là trách nhiệm của những nhà viết sử. Họ phải thượng tôn tính khoa học của lịch sử bằng sự trung thực, khách quan và nhiều khi cần cả lòng dũng cảm bảo vệ chân lý.
Việc không đưa sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa và Chiến tranh vệ quốc 1979 vào sách giáo khoa vừa qua là bài học cần phải được rút kinh nghiệm một cách sâu sắc. Lịch sử luôn tồn tại khách quan và khoa học, không bao giờ bị chi phối bởi ý muốn của bất cứ ai vì bất cứ lý do, mục đích gì.
Đối với những nhà giáo dục, cần phải xem lại toàn bộ qui trình từ biên soạn chương trình, sách giáo khoa đến việc giảng dạy của các thầy cô trực tiếp trên bục giảng. Lịch sử là sự công bằng, chính xác nên dạy và học môn Lịch sử không có nghĩa là “bảo sao nghe vậy” hay áp đặt một cách nhìn. 
Học môn Lịch sử là để hiểu truyền thống của dân tộc để từ đó, nuôi dưỡng lòng yêu Tổ quốc.
Dân tộc nào mà thế hệ trẻ thờ ơ, thậm chí quay lưng với lịch sử sẽ là một bi kịch của tương lai.
Trong tác phẩm nổi tiếng “Đaghextan của tôi”, Nhà văn Ra-xun Gam-da-tốp từng viết: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta…”.
Đặc biệt là dân tộc Việt Nam, với những trang lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng thì việc quay lưng với lịch sử còn là sự “vong ân, bội nghĩa” với tiên tổ, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những âm mưu nham hiểm của Trung quốc cần được vạch rõ


Nguyễn Hoàng Hà
Trên báo của Việt nam ngày càng có nhiều bài đăng về tình trạng nguy hiểm của việc mất cảnh giác để Trung quốc lập các chốt quan trọng làm tiền đề cho việc tấn cống Việt nam trong một tương lai nếu quan hệ Việt Trung xấu đi.
Như ngày Thứ bảy, 01/03/2014, 09:59 (GMT+7) trên báo Nguyễn Tấn Dũng có viết một bài báo vô cùng quan trọng với nhan đề: “Trung quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?”, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
“Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa, xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu. Câu hỏi được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?
Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam” cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II.
Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị (100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).
CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn.
CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn.
Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc  tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi) 
Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc
tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm.
Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không cần đội mũ. Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt
Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.
Cua-Viet
Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
duong-luoi-bo
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có thể.
Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.”
Với âm mưu này thì tại Vũng tầu có nhiều ngư dân Trung quốc mở các thủy trại nuôi cá tại đây. Họ thường lập các thủy trại này gần các cảng quân sụ có tâù bè thường ra vào. Nhưng nguy hiểm nhất chính là hiện nay Trung quốc đã lôi kéo một số nước trong đó cả Lào, Campuchia, Việt nam xây dựng các khu vực kinh tế sát Trung quốc có các đường cao tốc chạy thẳng từ Côn Minh hay Vân Nam Trung quốc sang các quốc gia này. Nếu chiến tranh xẩy ra, các xe Tăng, xe quân sự Trung quốc tràn sang vào Hà nội chỉ có 2 giờ đến 3 giờ.
Tại Lạng Sơn, Lao Bảo và Móng cái các siêu thị người Hán (hoặc người Việt trá hình nhưng thực ra của người Trung quốc) cùng các khu vực làm ăn khi chủ Trung quốc thắng các dự án thầu tại Thủy nguyên Hải phòng, Hải dương, va hầu hết trên cả nước Việt nam. Họ mang theo cả một đội quân người sang với số dân ngày càng tăng. Họ cắm dễ tại đây khi có nhiều người lấy vợ Việt nam sinh con đẻ cái ngày càng nhiều.
Người Việt nam ai cũng biết,từ xưa đến nay Trung quốc không thể xâm lược Việt nam dễ dàng và cha ông ta thắng quân xâm lược Trung quốc chính lad do đường sá hiểm trờ khó khăn, đị hình không thuận lợi cho Trung quốc tràn đến. Cho nên những vấn đề này đang đặt Việt nam vào một nguy cơ rất nguy hiểm đe dọa nền an ninh của cả nước. Vấn đề Ucraina đang là bài học cho Việt nam về những nguy hiểm khi có bạo loạn rất dễ để các vùng có nhiều người Trung quốc sẽ đòi ly khai, chia cắt đất nước. Hãy thật cảnh giác kẻo quá muộn!
Ngày 2 tháng 3 năm 2014.
© Nguyễn Hoàng Hà
Theo Trần Nhương.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ tình chú Cuội


Vũ Quốc Túy

 
Anh lên thành phố kiếm cơm
Chợ người cũng có vài hôm vắng người
Gặp em chưa nói đã cười
Mướn anh nửa buổi thành người tri âm
Phải anh cái tính hâm hâm
Vợ rồi lại cứ thì thầm rằng chưa
Còn em chồng bỏ từ xưa
Vườn hồng hoang phế mà chưa ai vào
Vài hôm sớm mận tối đào
Em rằng nhà ở chỗ nào em qua
Nhà anh qua chín gốc đa
Qua năm nhà máy với ba con đò
Nhà anh hai thụt một thò
Lối vào có một chuồng bò đầy phân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác sĩ nói về ngôn ngữ:

CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT 
CỦA TIẾNG VIỆT
BS NGUYỄN HY VỌNG sưu tầm & tản mạn

Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay
 
   Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.

Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
 
   Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế    Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v,v,, mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.    Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng.    Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.    Như trong câu nói sau đây : cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge  thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu.  Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ]

Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
 

Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha  đó là tiếng Thái
 
                   vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn                    đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái !                    vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn oi                    chân tay, chân mây. nó là tiếng Khmer đó                    một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn !

Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết :
 
                  "Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán"                    [đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]

Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
 
                   Tuy rằng bốn bể cũng anh tam,                    [Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]

Hay là : Hai chữ công danh tiếng vả vê
 

Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa
 

Người Việt  nói cái  dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul  … y hệt!
 

Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là 
Nam , vậy thì  na là gì ? mọi người đều lờ đi !

Thật ra, Nôm và na  đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời…đã có từ lâu.
 

[Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]
 

Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.
 

Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khácở miền Đông nam Á này
 

Các tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh emngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
 

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì  ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ,
 

Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :
 

- ta nói đau đớn  mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]
 

- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì,  [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi
 

- ta nói săn sóc , chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì.  Săn là  theo dõi, sóc là  sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]
 

Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !
 

Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!
 

Biết thêm vài ba ngàn  tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
 

Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt  mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.
 
 Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.

Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở  nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm …Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác,  hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng  Việt.
 

Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến  truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.
 



BS Nguyễn Hy Vọng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khỏa thân ở Simferopol để phản đối chiến tranh




Phần nhận xét hiển thị trên trang