Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Cầu treo lắt lẻo..gập gừn..khó đi:

Những chiếc cầu treo "rợn người" hơn cả Chu Va 6
Cheo leo, mục nát vắt qua những vách núi, xuống cấp trầm trọng, là những chiếc cầu treo dọc tuyến sông Mã. Mỗi lần đi qua những chiếc cầu treo cao chót vút cũ kỹ này là một lần thử thách thần kinh thép của người dân. Nguy hiểm rình rập hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra nơi đây. 
Cầu treo nối thị trấn Mường Lát với bản Lát xã Tam Chung, huyện Mường Lát, người dân vừa đi vừa phải sửa ván cầu. Phía dưới là nước sông Mã cuồn cuộc chảy. (Ảnh Tuấn Nam)
Vụ lật cầu treo Chu Va 6, xã Bình Sơn, Tam Đường, Lai Châu, bài học vẫn còn đó. Thế nhưng ở các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa còn tồn tại những chiếc cầu treo bắc qua sông Mã đã xuống cấp trầm trọng. Hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người đi qua những chiếc cầu treo này, mặc cho tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cách chiếc cầu này vài km đã có cầu bê tông, nhưng rất nhiều người dân vẫn liều mình qua sông bằng chiếc cầu này vì... tiện đường. (Ảnh Tuấn Nam)

Cầu treo nối hai xã Thành Sơn- Trung Thành, huyện Quan Hóa, 
Tỉnh Thanh Hóa cao hàng chục mét so với mặt nước sông.( Ảnh Tuấn Nam)

Cây cầu treo đã quá cũ ở Vạn Mai, Mai Châu, Hòa Bình. (Ảnh Phan Hữu Quý)

Ván ở mặt cầu một số đã mục nát, thành cầu là rào thép đã hoen gỉ.( Ảnh Phan Hữu Quý)

Neo cầu được cố định bằng dây thép nhỏ, buộc một cách tạm bợ. (Ảnh Phan Hữu Quý)

Một số người dân qua sông bằng cách đu dây, cách qua 

sông này cũng nguy hiểm không kém. (Ảnh: Tuấn Nam)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới ngày nay:

'Bố mẹ đi cẩn thận không bị bắn chết, con không muốn mồ côi'
Anh dặn con: “Nếu không thấy bố mẹ về thì chạy xuống bác Bắc ở tầng 3, nhờ bác nuôi nhé...”. Vừa ầng ậng nước mắt, con bé đã kịp cười ngây thơ: “Dạ! Thế cũng được!”. 
Một quầy hàng của người Việt.
Phải tự bảo vệ lấy mình
Buổi sáng khi đến lớp, cô giáo chủ nhiệm của con gái anh Trúc thông báo một học sinh nam lớp 11 bị bắn chết lúc ra khỏi nhà đi học, nên con anh sợ hãi. Buổi tối, khi anh vừa mở cửa định bước ra đường để mua một ít thực phẩm dự trữ, con anh đã nói: "Bố mẹ cẩn thận không bị bắn chết đấy, con không thích sống mồ côi đâu". Anh dặn con: “Nếu không thấy bố mẹ về thì chạy xuống bác Bắc ở tầng 3, nhờ bác nuôi nhé...”. Vừa ầng ậng nước mắt, con bé đã kịp cười ngây thơ: “Dạ! Thế cũng được!”.

Tình hình Kiev những ngày cuối tháng 2 thực sự đi vào hỗn loạn và nằm bên bờ vực nội chiến. Anh Trúc đã phải đăng tải một khuyến cáo lên trang mạng congdongxuNghe tại Kiev, đề nghị bà con Việt Nam cần hết sức cảnh giác, tự bảo vệ mình. Bởi một thực tế xảy ra là: Khi tình trạng một đất nước đang nháo nhác, thì bản thân họ phải lo cho mình còn chưa xong, huống gì lo cho người nước ngoài.

Thủ đô Kiev là một trong những thành phố đẹp của Liên Xô cũ và thế giới. Tuy nhiên, trong cơn bạo loạn của cuộc biểu tình dân chủ, trung tâm Kiev trông như một bãi chiến trường ngổn ngang. Đường phố bị cậy phá hết gạch đá để làm vũ khí. Những con đường cổ làm bằng đá xanh có từ hàng trăm năm trước cũng bị những kẻ quá khích phá không thương tiếc. Các cửa hàng, cửa hiệu, các công sở của chính quyền bị đốt cháy, đập nát, nhìn thê thảm. Họ chẳng tiếc những công sức của tiền nhân.

Các tổ chức cực đoan và băng đảng tội phạm trỗi dậy hoạt động mạnh mẽ dưới nhiều chiêu bài khác nhau. Họ lợi dụng sự lơi lỏng của hệ thống luật pháp đang bị tê liệt, với đích ngắm là tấn công vào các hệ thống cửa hàng, ngân hàng và người nước ngoài. Một số vụ giết người đã xảy ra không vì nguyên nhân chính trị.

Mọi gia đình người Việt đều dặn nhau, chỉ xuống đường vì lý do bất khả kháng. Không đi đâu một mình. Thi thoảng anh lại nghe tin người bị giết.

Tại Kiev, cộng đồng bà con Việt Nam - kể cả sinh viên và các tổ chức doanh nghiệp - có khoảng hơn ngàn người, sống rải rác khắp thành phố. Hơn nửa trong số họ kinh doanh tại các chợ. Cuộc sống của mọi người vốn bình yên xưa nay, giờ xáo trộn dữ dội. Mọi người nháo nhác gọi hỏi tin nhau. Nhưng thật may vì cho đến nay, tính mạng và tài sản của cộng đồng người Việt tại Ukraina đều chưa bị ảnh hưởng.


“Lá lành đùm lá rách”

Đại sứ Nguyễn Minh Trí ngay sau khi nhậm chức vào giữa tháng 2 đã gửi thông tin cho các lãnh đạo cộng đồng ở các tỉnh của Ukraina và ở Kiev để thông báo cho bà con tình hình chiến sự xảy ra; đồng thời, đưa ra những khuyến cáo và các quan ngại để bà con có thể phòng tránh. Đại sứ thông báo, Đại sứ quán Việt Nam là mái nhà chung cho người Việt ở Ukraina và sẵn sàng đón tiếp bà con nếu có sự cố xảy ra. Chúng tôi rất cảm động trước sự quan tâm này.

Một điều may mắn nữa, cộng đồng Việt Nam ở mọi thành phố tại Ukraina đều có hội đoàn hay các tổ chức xã hội. Những người phụ trách liên tục họp bàn, liên hệ để đưa ra các giải pháp cứu trợ nếu tình hình xấu đi.

Trong cộng đồng người Việt ở Kiev, nhiều nhóm nhỏ như Hội đồng hương xứ Nghệ. Anh em trong nhóm ngày nào cũng gọi điện cho nhau để nắm bắt thông tin kịp thời. Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ sẽ sẵn sàng tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Trong khó khăn hoạn nạn, người ta mới thấy rõ tình cảm đồng bào.
Làn sóng biểu tình tại Kiev đã chấm dứt hơn 10 ngày qua. Nhiều người thở phào, mong “trời sáng”. Song bản thân anh Trúc lại quan ngại. Linh cảm của anh đã đúng, vì thực tế đã chứng tỏ mọi chuyện không đơn giản dừng lại ở đó. Xáo trộn tại Ukraina không giảm đi, mà ngày càng leo thang, dù rằng trung tâm biến cố đã được đẩy khỏi thủ đô Kiev và dịch chuyển về biên giới, đến các tỉnh phía đông.

Khi anh viết những dòng này, thành phố Kiev đã nối lại những hoạt động thường nhật. Quảng trường Maidan đã khôi phục lại phần lớn diện mạo thanh bình trước đây, chỉ trừ một vài nhóm biểu tình nhỏ lẻ thi thoảng tụ họp để ủng hộ chính quyền mới. Nhưng trái với vẻ bề ngoài khá tĩnh lặng, bên trong các khu dân cư của Kiev lại hứng chịu những biến động khác.

Chính quyền mới của Ukraina hết sức lúng túng, khi vừa lên cầm quyền đã đối mặt với những căng thẳng nổi lên ở Crimea và miền đông. Do phải tập trung vào mối lo tại Crimea nên chính quyền không đảm bảo được an ninh trong thành phố. Điều này khiến mọi khu vực dân cư tại Kiev đều lập nên các đội tự quản, trong đó gồm cả thành phần tốt, nhưng cũng có lẫn một số thành phần bất hảo. Đây là lý do việc đi ra ngoài vào ban đêm là một nỗi lo khủng khiếp. Vào buổi đêm, trục đường gần khu chợ Trershina có đông người Việt buôn bán, những nhóm thanh niên vẫn đem lốp ôtô chất giữa đường. Nhiều người tay lăm lăm gậy.

Theo thông báo của chính quyền tại Ukraina, 15 tổ chức đội lốt người biểu tình ở Maidan, nhưng thực ra là những nhóm bạo lực nhằm trấn lột các doanh nghiệp, các quan chức chính quyền cũ. Đêm 3/3, báo Ukraina đăng tải công an bắn nhau ngay ở ngoại ô Kiev làm chết một số người. Khắp Kiev vẫn tiềm ẩn những xung đột.

Phải cố thôi…

Các khu chợ tại Kiev đã mở cửa lại bình thường. Song, điều khó khăn cho bà con Việt Nam - vốn đa phần làm kinh doanh - là đồng ngoại tệ tại Ukraina lên xuống không kiểm soát được. Có ngày nhảy 5 đến 7 giá. Thua lỗ liên tục khiến cộng đồng người Việt hiện nay sống vô cùng chật vật. Đặc biệt tại thành phố Kharkov - nơi có đông đảo người Việt sinh sống - hiện cũng hứng chịu làn sóng bạo loạn lan tràn. Nhiều người than bế tắc khi khó khăn đã quá giới hạn chịu đựng.

Cộng đồng người Việt phân vân không biết lựa chọn con đường trước mặt như thế nào. Vợ anh Trúc liên tục thúc giục đưa con về Việt Nam, nhưng cháu đang học dang dở lớp 3, nên để đưa ra một quyết định là rất khó. Anh bàn với vợ sẽ đưa con gái về với ông bà khi kỳ nghỉ hè tới vào tháng 5. Sau đó, nếu Ukraina đã ổn định trở lại, họ sẽ đưa con quay lại. Còn nếu không, con bé sẽ đi học tại Việt Nam. "Phải cố thôi, dù con không thông thạo tiếng Việt", anh tự nhủ.

Hơn lúc nào hết, những con dân Việt Nam đang sống ở Kiev mong đất nước xinh đẹp này sớm thoát ra khỏi bờ vực thẳm chiến tranh; để được trở lại cuộc sống thanh bình vốn có như màu xanh bầu trời, cùng màu vàng bát ngát của đồng lúa mỳ trên lá quốc kỳ Ukraina.

Theo Lao Động

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC ĐANG RẤT SỢ BỘ PHIM VỀ ĐỀ TÀI "ANH HÙNG TỤ NGHĨA"


.

'Thủy Hử' bị đề nghị cấm chiếu tại Trung Quốc 


Đề xuất cấm chiếu "Thủy Hử" vì quá bạo lực của một đại biểu Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cả khán giả lẫn người trong giới phim ảnh.

Theo tờ China Business Journal, mới đây, ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Lý Hải Tân đề xuất, phim Thủy Hử nên bị cấm chiếu vì có liên quan tới bạo lực. Vị này nhận xét: "Thủy Hử là danh tác thời cũ, không thích hợp với thời đại của chúng ta". 

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh dư luận Trung Quốc phẫn nộ vì hành vi bạo lực diễn ra ở bến tàu hỏa Côn Minh (tỉnh Vân Nam). Một nhóm người bịt mặt, cầm dao giết hàng chục người vô tội, trong đó có nhiều trẻ em. 

Đề xuất của Lý Hải Tân dấy lên làn sóng bình luận sôi nổi. Một bộ phận ý kiến đồng tình vì phim có nhiều cảnh đâm chém ác liệt.

Hơn nữa, người xưa có câu: "Nhỏ không đọc Thủy Hử, già không đọc Tam Quốc". 

Vế đầu có ý, truyện Thủy Hử có nhiều đoạn đánh đấm, tàn sát đẫm máu. Người trẻ tuổi còn bồng bột, đọc Thủy Hử có thể khiến tâm lý bị kích động mà trở nên hung hăng. 

Tuy nhiên phần đông người làm trong lĩnh vực phim ảnh cũng như độc giả phản đối, cho rằng đây là đề xuất vô lý. 

Đạo diễn Giả Chương Kha viết trên trang cá nhân: "Cấm? Vậy còn cấm gì nữa không?". Nhà biên kịch Uông Hải Lâm thì chia sẻ: "Có đại biểu đề xuất cấm chiếu Thủy Hử. Có lãnh đạo công khai tán thưởng phim truyền hình Hàn. Tôi vốn hy vọng nhà chức trách nới lỏng hạn chế với phim ảnh nhưng bây giờ, chỉ trông các vị quan tâm đến những thứ khác một chút, còn về phim ảnh thì lo lắng ít thôi". 
  
Nhân vật Lý Quỳ trong Thủy Hử bản 1998.
 
Độc giả cũng bình luận sôi nổi về đề xuất này. Một người viết: "Thủy Hử là một trong bốn danh tác cổ điển người người đều biết. Nếu cấm chiếu, sau này chắc cũng cấm cả sách? Hơn nữa, nếu Thủy Hử không phù hợp với thời đại vì bạo lực, vậy một số tác phẩm thời chống Nhật, nhiều tình tiết bạo lực thế có phù hợp thời đại không?". 

"Tứ đại danh tác anh muốn cấm mà cấm được sao? Để trở thành quốc túy phải có ý nghĩa thực sự của nó. Đó là danh tác không bao giờ lỗi thời". 

"Thế Tây Du Ký cũng cấm đi, bạo lực đầy ra đấy, Hồng Lâu Mộng cũng cấm nốt, ủy mị quá", những người khác viết. 

Có người liên hệ: "Khoan nói đến cấm chiếu Thủy Hử. Giờ có hiện tượng nhiều phim không tôn trọng nguyên tác, cải biên lộn xộn. Bây giờ có bao nhiêu trẻ nhỏ biết được nội dung chính của Thủy Hử. Phim truyền hình hiện nay có mấy phim tôn trọng nguyên tác?". 

Lại có ý kiến phân tích: "Nếu thực sự có người nảy sinh ý nghĩ bạo lực vì xem Thủy Hử, người đó không được giáo dục tốt từ nhỏ". 

QQ nhận xét: "Đành rằng có câu 'Trẻ không đọc Thủy Hử' nhưng để duy trì trật tự mà cấm chiếu phim thì nghe có vẻ ấu trĩ, hoang đường. Lấy ví dụ đơn giản để so sánh. Con dao là công cụ thái rau nhưng cũng có thể trở thành công cụ giết người. Nhưng không thể vì thế mà cấm bán dao".
  
Tranh Thủy Hử của Đới Đôn Bang.

Bài báo cũng phân tích, tư tưởng chủ đạo của Thủy Hử là tinh thần đấu tranh chống bóc lột giai cấp của nông dân thời Tống. Nếu căn cứ vào vẻ ngoài hung hăng, bạo lực của nhân vật mà phủ nhận ý nguyện tìm lối thay đổi vận mệnh của nông dân, rõ ràng điều này chưa thấu đáo. 

Theo kết quả thăm dò ý kiến, hơn 80% độc giả không tán thành quan điểm cấm chiếu Thủy Hử.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chắc các vị ấy còn bận lo việc nhớn:

LỄ TANG GS NGUYỄN QUANG MỸ KHÔNG THẤY MẶT LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG BÌNH



Sáng nay, 4/3/2014, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và gia đình đã tổ chức tang lễ Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang Mỹ - nguyên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý, chủ nhiệm bộ môn Địa mạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Dòng chữ bên linh cữu ông, chỉ giản dị ghi mỗi danh hiệu Nhà Giáo Nhân Dân. Sự giản dị, khiêm nhường ấy khiến tôi đã lặng đi, khi đi qua linh cữu của Ông.

Điếu văn do Giáo sư Tiến sĩ Phan Tấn Nghĩa, Hiệu phó trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội đọc tại lễ truy điệu GS. TS Nguyễn Quang Mỹ đã điểm lại những đóng góp và thành tựu khoa học lớn lao, bản lĩnh và nhân cách sáng ngời, tác phong giản dị khiêm nhường và nhân hậu của Nhà giáo Nhân dân, GS. TS Nguyễn Quang Mỹ. 

Ông là chuyên gia hàng đầu về hang động Việt Nam. Với quê hương Quảng Bình, sự hiến dâng lặng lẽ âm thầm của cả cuộc đời học thuật của GS. Nguyễn Quang Mỹ đã đơm hoa kết quả: 

"Tên tuổi của GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ được người ta biết đến nhiều bắt đầu từ năm 1997, tại Đồng Hới, Quảng Bình, trong một hội thảo khoa học, ông đứng ra tuyên bố những số liệu chấn động giới khoa học về danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng. Với những cái nhất mà ông chỉ ra: vùng đá vôi có tuổi địa chất già nhất (300 - 400 triệu năm), rừng nguyên sinh rộng nhất hơn 20 vạn ha, cửa hang cao và rộng nhất, dòng sông ngầm xuyên núi dài nhất, Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Đây là một tin vui tuyệt vời đối với các nhà nghiên cứu hang động như GS. Nguyễn Quang Mỹ và với nhân dân Việt Nam. 

Chính nhờ những chuyến khảo sát ấy, rồi sự công nhận của UNESCO, hàng chục bài báo được công bố trên thế giới, cuốn hút nhiều du khách và nhà nghiên cứu tới Phong Nha - Kẻ Bàng. 

Theo Ban quản lý di tích động Phong Nha, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan. Phong Nha - Kẻ Bàng được bạn bè nhiều nước trên thế giới biết đến, Việt Nam có thêm một danh lam thắng cảnh, một khu du lịch nổi tiếng, đó là nhờ một phần đóng góp tích cực của GS. Nguyễn Quang Mỹ - chuyên gia về hang động học, người đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho ngành khoa học này....".

Vậy mà sáng nay, trời Hà Nội như nặng trĩu buồn thương tiễn ông về cõi vĩnh hằng lại không thấy mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Quảng Bình, Ban Quản lý Khu di sản UNESCO Phong Nha - Kẻ Bàng. Chẳng lẽ họ lại là những kẻ vô ơn??? .....
Đọc thêm:  

Vài hình ảnh về tang lễ Nhà giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ:
Ảnh: Nguyễn Xuân Liên.
.







Lời cảm ơn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập 
(chủ trang Quê Choa):

Sáng nay, 4/3/2014, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và gia đình đã tổ chức tang lễ đưa anh cả về trời. Anh cả tôi là niềm tự hào to lớn của gia đình và dòng tộc, là tấm gương cho bảy đứa em noi theo. Không dám khoe anh cả đã làm được những gì cho đời, xin bà con đọc điếu văn của nhà trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội thì sẽ rõ.

Nhân đây xin cảm ơn các thầy cô, sinh viên nhiều thế hệ, các cục vụ viện, các trường đại học thuộc Bộ GD& ĐT và nhiều cơ quan đoàn thể tại Hà Nội đã tới viếng anh tôi.

Đặc biệt xin cảm ơn Hội nhà văn Việt Nam, Hội điện ảnh Việt Nam, Hội sân khấu Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Báo Lao động xã hội, báo Nhi đồng, Đoàn kịch quân đội... cùng các nghệ sĩ Lê Chức, Nguyễn Thanh Vân và các nhà văn là bạn bè thân hữu: Nguyễn Quang Thiều, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Thành Phong, Bảo Ninh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Quang Đạo, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Trần Đình Nam, Lê Phương Liên, Ngô Thảo, Lê Quang Sinh, Hà Đức Hạnh...

Chỉ biết cảm ơn, không biết nói gì hơn. 
N.Q.L 

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Cu Vinh) 
cho biết thêm về lễ an táng: 
Hôm nay đã đưa anh Cả về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Yên Kỳ, Ba Vì, Hà Nội. Anh chị em trong gia đình mang cát trắng Quảng Bình ra ủ ấm cho mộ của anh, cát lấy từ lăng mộ của ba mạ mình tại quê hương.




 Mộ ông không ghi học hàm, học vị, chức danh, chức tước. Chú thích của NXD.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin buồn: MỘT NHÀ VĂN "NHÂN VĂN GIAI PHẨM" VỪA RA ĐI



.
.
.
.
.
.

TIN BUỒN 

Chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin, thân phụ của 
Họa sĩ Trần Thạch Linh:
Nhà văn TRẦN VIẾT LINH
(Bút danh: Văn Linh)

Sinh năm 1930 tại Hà Tĩnh
Nghỉ hưu tại Hà Nội 

Ông là tác giả của nhiều tác phẩm trong vụ "Nhân Văn Giai phẩm", trong đó có tác phẩm "Mùa Hoa Dẻ" là tác phẩm bị đưa vào diện "xét lại" và bị thu hồi thời kỳ "Nhân Văn Giai Phẩm".
Đã từ trần hồi 18h15, ngày 7/3/2014, tại Hà Nội.
hưởng thọ 85 tuổi

Lễ viếng bắt đầu vào hồi 13h30 - 15h00
ngày Thứ Ba, 11/3/2014 
tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân Y 354, 
Phố Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội.
An táng vào hồi 15h tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ - Hà Nội. 
Chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện anh linh Nhà văn Văn Linh thanh thản về cõi phúc và sớm đoàn tụ cùng các bậc tiên hiền nước Việt!
Xin nghiêng mình chia buồn cùng Họa sĩ Trần Thạch Linh và tang quyến. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học nỏ hành thì học làm chi?



Đào Dục Tú
Nếu có ai hỏi tôi điểm yếu cốt tử nhất của giáo dục nước nhà trong nhiều thập niên vừa qua,tôi không ngần ngại trả lời là học không đi đôi với hành. Chứng minh lời bình nghị cá nhân này không khó.Ai cũng thấy nhãn tiền một kết quả đáng buồn lặp đi lặp lại nhiều năm, là hầu hết sinh viên các trường sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, nếu
4
không rơi vào hoàn cảnh không kiếm được nơi thực thi học thức chuyên môn thì cũng là đi làm tạm bợ trái nghề học, hoặc sui sẻo hơn, phải  bị động ngồi chờ trái sung may mắn rụng xuống thềm nhà . Đã thế hàng loạt trường  “đại học dân doanh” ở nhiều tỉnh ,ở nhiều ngành kinh tế mũi nhọn mũi tù ra đời không theo một lộ trình quy hoạch khoa học thực tiễn nào, ngành ngành mở đại học,tỉnh tỉnh mở đại học ,khiến tình trạng thừa người bằng cấp, thiếu người biết làm việc, càng gia tăng bội nhiễm.Đã có nhiều dịp hội chợ lao động được tổ chức ở những trung tâm kinh tế khoa học lớn,hàng đầu như thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp lắc đầu ngao ngán bởi lẽ mới qua khâu vấn đáp có tính sơ tuyển thôi mà cả đống hồ sơ không thấy mấy ai đủ chuẩn tuyển dụng.
Còn những tên tuổi tài năng toán học,khoa học chuyên ngành sau khi thi thố quốc tế và tu nghiệp thành danh ở quốc ngoại, thường không mấy  xuất hiện ở trong nước. . .
Chứng minh tình trạng học không đi đôi với hành không khó. Nhưng giải trình vấn nạn đó một cách thuyết phục,không dễ. Bởi đấy là hệ lụy của cả một quá trình vài mươi năm phát triển giáo dục bề rộng ,đại trà ,lấy con số  thành tích làm trọng tâm trọng điểm và phương pháp giáo dục nhồi nhét kiến thức ở loại phổ thông đại học tầm tầm,quá xa chuẩn mực giáo dục  đỉnh cao trước sau nhất thiết phải xuất hiện như các nước phát triển. Không phải ngẫu nhiên cách đây chưa lâu lắm, “nói không với bệnh thành tích” trở thành lời kêu gọi mang ngữ điệu thống thiết của thủ trưởng cao thấp toàn ngành độc tôn gánh cái thiên chức cao quý “vì lợi ích trăm năm trồng người”. Song tiếc thay, nói không quá lời,đấy quả là tiếng gọi đò sông Cái,gần như vô vọng. Bởi lẽ bệnh thành tích,bệnh con số đạt vượt song hành hòa điệu với phương pháp giáo dục cổ lỗ lạc hậu  cộng với cơ sở vật chất trường sở phần lớn nghèo thiếu, lệch pha vừa thiếu vừa thừa, như ung nhọt cắm sâu vào sinh thể giáo dục nước nhà. Tình trạng đó kéo theo hệ quả nhãn tiền là mấy nhà giáo đơn thương độc mã chống tiêu cực điển hình  cả nước nêu gương, gặp quá nhiều phiền não bất công,Đôi khi trên công luận nêu ra trường này trường nọ ở tỉnh này tỉnh kia  máy vi tính ưu tiên ưu dãi cho không  thâm niên đắp chiếu,,phòng thí nghiệm hiện đại nươc này nước nọ biếu không song không có người chuyên môn chuyên trách , đành phủ bạt dãi dầu ngoài trời vân vân. . . mới thấy giáo dục nước mình không những nhiều chuyện thầy nhầm bục giảng,trò ngồi nhầm lớp mà đến cả máy móc cũng nhầm địa chỉ tiếp nhận. . . .Đấy là chưa kể chuyện vùng sâu vùng xa,bao nhiêu năm rồi các trò nhỏ tuổi vẫn mơ “cơm có thịt” và hình ảnh các em đến lớp chân không áo cộc ,ngôi trường gọi là trường,lớp gọi là lớp te tua đồi cao góc núi mà. . .chẳng hiểu vì sao. . . .quê hương cách mạng một thời lẫy lừng. . .

Ai cũng biết phổ cập giáo dục cấp một rồi cấp hai cho toàn dân,đặc biệt cho lứa tuổi đến trường là điều kiện tiên quyết,bắt buộc cho một quốc gia thời đại a-còng hội nhập, muốn  tránh tình trạng tứ cố vô thân, trở thành  làng bản heo hút xa vời lộ trình hiện đại hóa cao tốc của nhân loại văn minh. Nhưng kiểu tư duy phổ cập,lấy nền ,lấy diện rộng “xã hội học tập” để tuyên truyền ưu việt;lấy số đông người học đại học bất kể trường có ra trường ,thầy có ra thầy,trò có ra trò hay không chẳng hạn,đã khiến cho việc học càng xa với hành. Chuyện thật như đùa ,có chàng sinh viên khoa cơ điện nói vanh vách mạch song song ,nối tiếp ,biết đủ loại điện một pha , ba pha ,xoay chiều nọ chiều kia nhưng về nhà chủ nhật ông bố giao cho ” hoàn thiện khâu điện” công trình phụ,cứ lờ lớ lơ,lý do lý trấu mãi. .  .  ,ông chép miệng “lại lý thuyết suông”, đành thuê thợ làng “đỡ rách việc” ! Học không hành còn thể hiện rất đặc trưng ở hiện trạng ngay từ “ngày đầu tiên tới lớp” phổ thông,có cháu bé như . . .cái kẹo mà cắp sách cháu đeo thì ôi thôi, hỏi phụ huynh nào chẳng lo. Cái hành hữu ích của lứa tuổi này là ở chỗ chơi mà học học mà chơi chứ dâu phải ngày hai buổi đeo chồng sách vở to tổ bố trên lưng . . .  . Cũng không thể không nói lướt nạn bằng giả,học giả (giả dối chứ không phải học  giả-người uyên bác). Đã có nhiều vị trí thức lão thành khả kính lên tiếng,nhiều nhà báo giáo dục công tâm và hiểu sâu rộng vấn đề lên tiếng cảnh báo trước tình trạng phong phát tràn lan học vị học hàm đầy đủ nhân sự ba bề bốn bên như công tác mặt trận toàn dân đoàn kết. Số lượng giáo sư  tiến sĩ  cao ” trên cả tuyệt vời” nhưng nhiều vị hỏi đến công trình khoa học lý thuyết và ứng dụng, hỏi đến cái chuẩn “trên tối thiểu” là công bố các bài báo khoa học trên các diễn đàn thông tin uy tín quốc tế , chỉ thấy một sự im lặng. . . như vàng . Có quá ít hoặc không có ,lấy gì mà khoe mẽ với thiên hạ. Đấy là chưa tính đếm đến tình trạng hệ thống trường dậy nghề đào tạo thợ quá nhiều năm lép vế,kém phát triển cả về chất lấn lượng. Những người lao động giỏi ,những bàn tay vàng bách nghệ vô cùng cần thiết đã thiếu lại càng thiếu. . .

Khoa học công nghệ, kể cả khoa học nhân văn trước tình cảnh kinh tế xã hội nước nhà đang gò lưng tôm đuối hơi đuổi theo các nước đi trước trong khu vực,đang cần biết bao một đội ngũ đông đảo các nhà chuyên môn giầu năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học; đang cần biết bao  những cái đầu  ”siêu quần bạt tụy’ xuất chúng, như kho báu quốc gia, nguyên khí quốc gia đóng góp cho quốc kế dân sinh những lời vàng ý ngọc (chứ không phải nhắc lại và diễn giảng văn kiện đã đăng trên nhật báo).Song mấy thập kỷ đã qua,câu “nhân tài như lá mùa thu,tuấn kiệt như sao buổi sáng”-lời cảm thán của cụ Nguyễn Trãi cách đây năm sáu trăm năm vẫn còn nguyên ,nóng ấm tính thời sự ! Buồn thay. Đành mượn lời người xưa dậy “ấu bất học lão hà vi” (bé không học già biết làm sao),xin tiểu kết bài tạp luận bằng một lời diễu nhại cho . . vui xuân con ngựa “Học nỏ hành thì học. . . mần chi ! ” . / .
Đ.D.T.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI THƠ TRÊN VÁY



                                     Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương


Mở ra một cái váy trời
Qụat cho thế sự tơi bời lá hoa
Chành ra ba góc dư ba
Hỏm hòm hom thế mới là văn chương
Giời ghen ông phủ Vĩnh Tường
Đứt đuôi nòng nọc tình dường bôi vôi
Xót thân quả mít nằm phơi
Miệng càn khôn ghẹo cọc trời tùm hum
Trách Chiêu Hổ sợ hang hùm
Bao nhiêu quân tử khuất lùm rêu con
Cái khuôn tạo hoá méo tròn
Để cho hậu thế mãi còn ngẩn ngơ ?
Hồng nhan từ độ trơ trơ
Nước non một bánh trôi bờ dại khôn
Mắt dao cau liếc rách hồn
Ốc nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trời
Bao nhiêu vua chúa qua rồi
Chỉ còn chiếc váy tốc trời thi ca


Trần Mạnh Hảo
Phần nhận xét hiển thị trên trang