Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Đăng lại bài này:

CUỐI NĂM 2013 TẢN MẠN VỀ SỰ VĨNH HẰNG


Với phương Tây, nền văn hóa duy lý và thực dụng, họ không cho là có sự vĩnh hằng. Đến và đi ở cõi đời trần tục này chỉ một lần, rồi chẳng còn chi để lại, ngoại trừ tiếng tăm và dấu tích đóng góp tốt xấu cho đời. Nên người phương Tây chỉ dồn toàn bộ sức lực cho lúc còn sống vì mọi việc, và lý thuyết tư tưởng có tính hiệu quả cao của phương Tây ra đời, nhờ đó đã đưa nhân loại tiến rất nhanh chỉ trong vòng vài thế kỷ qua về mọi mặt. Từ  năm 1672 ông Otto Fon Gerryk tìm ra điện đến nay chưa đầy 500 năm so với hàng chục triệu năm loài người có mặt trên hành tinh xanh, mà hôm nay chúng ta đã ngồi một chỗ có thể liên lạc toàn cầu, và ai cũng có thể sử dụng sức mạnh của riêng mình để phục vụ cho kiếp nhân sinh. Đó là những bước tiến vĩ đại của chúng ta.

Ngược lại, với phương Đông, nền văn hóa duy tình và có tính huyền hoặc. Họ không tư duy cho sự phồn thịnh thực tại bằng vật chất, mà họ gọi là "tầm thường", mà họ lại dành thời gian sống để nghĩ về sự vĩnh hằng, sau khi cuộc sống đầy khổ nhục ở trần gian làm họ chán chường. Cho nên, 3 tôn giáo lớn nhất mọi thời đại loài người là Phật giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo đều xuất hiện ở phương Đông. Nếu Phật giáo có giáo lý như triết học cao sang, thì Ki Tô giáo có một giáo lý gần gũi với con người bình dị hơn, đến Hồi giáo cũng thế, trần tục hơn. Các tôn giáo lớn khác góp phần không nhỏ cho đời sống tâm linh và tư tưởng của nhân loại nói chung, và phương Đông nói riêng, nhưng tất cả đều mang màu sắc cho sự đi về và chốn vĩnh hằng.

Bây giờ nói chuyện vĩnh hằng và bất tử, vì cái đáng sợ nhất của con người là không bao giờ tự giải thoát được cái sợ, do còn ở cõi u mê chưa tự biết mình là ai? Khi biết ta là ai, ta từ đâu đến, và ta đến để làm gì, lúc đó cái sợ không còn là vấn đề phải quan tâm, mà ta chỉ thực hiện việc ta làm - ta gieo nhân và sẵn sàng đón nhận quả!

Nhiều người chưa hiểu thế nào là sự bất tử và chốn vĩnh hằng ở phạm vi tâm linh, nên còn chưa hiểu mình. Khi chưa hiểu mình thì chưa giải thoát cái sợ. Cái sợ là cội nguồn của mọi hành động bất minh. Sợ mất của cải của tôi, sợ mất gia đình tôi, sợ vợ/chồng/con cái tôi, v.v... sẽ thua thiệt, đói nghèo... Vào internet lập một nickname, tôi sợ lộ thông tin cá nhân, tôi đặt một nặc danh cho ăn chắc. Ra ngoài đường tôi sợ bị kẻ gian hãm hại, v.v... trăm ngàn nỗi sợ. Từ đó, hành vi và tư duy sẽ bất minh, nó dẫn đến những sai lầm, và giảm đi sức mạnh tự thân đối với cộng đồng, và giảm đi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trước uy lực của kẻ gian manh.

Có những người nỗi sợ đến mắc bệnh tâm thần hoang tưởng bị hại, nhưng cứ nghĩ mình khôn. Đó là bi kịch của nguồn cội của sự bất minh. Và các chính khách gian manh trên thế giới luôn biết lợi dụng sự bất minh ấy để tạo ra những chế độ độc tài, hòng cai quản những kẻ bất minh, để ăn trên ngồi trốc, hưởng vinh hoa phú quý bằng những luật lệ gian manh. Thế giới hôm nay tuy đã phát triển vượt bậc, nhiều phương tiện thông tin đã giúp sức mạnh cá nhân của mỗi thành viên trên thế giới phát huy hết sức mạnh của mình, nhưng cũng không thiếu kẻ bất minh làm loài cừu dễ dạy.

Khi sự bất minh ngự trị trong mỗi con người, nó làm con người chỉ như con ốc co mình vào vỏ để chăm lo bộ dạng của mình. Con ốc đó chỉ chịu xông ra tự bảo vệ mình khi quyền lợi mình bị xâm hại vì kẻ khác. Đó là căn nguyên của mọi sự chia rẻ, và yếu hèn. Các chính khách gian manh biết nắm bắt yếu điểm này của đám đông ngu muội để đưa ra những chiêu trò tâm lý đánh vào cái vô thức của đám đông mê muội, hòng cai trị, và hưởng phú quý vinh hoa trên xương máu của đồng loại, và đồng bào.

Sáng nay nói chuyện với anh bạn già về sự bất tử. Chúng tôi bắt đầu bằng nghiệp dĩ một con người, rồi lan man đến một dân tộc. Cả hai cùng nhắc đến một vấn đề lớn mà con người chỉ khi đi hết cái dốc cuộc đời mới sực tỉnh: "Đến và đi ở cõi đời này là để hoàn thiện mình. Kẻ thiếu ác thì hoàn thiện cái ác. Người thiếu thiện thì hoàn thiện cái thiện, v.v... Tất cả đều là để qua đó, giải quyết ân oán cuộc đời mà nhân quả đã gieo. Quả thì đã có rồi, chỉ có gặt, không thể thay đổi được. Nhân thì ta có thể chủ động gieo, ai cũng làm được, tùy theo trí huệ của mỗi người. Để cuối cùng ta có thể quay lại hay ra đi làm sứ giả trong tương lai. Đó là sự vĩnh hằng." 

Đó là đỉnh cao của tư duy tâm linh phương Đông mà Phật học đã mang đến cho con người, mặc dù đây là con đường đi đến sự vĩnh hằng sớm nhất của loài người. Bây giờ chúng ta hãy cỡi trói những khúc mắc này bằng thực tế khách quan sinh động hôm nay.

Dù phương Tây có tự hào tìm ra nền kinh tế tri thức qua phát triển công nghệ thông tin phần mềm, thì họ vẫn phải bắt đầu từ nền tảng triết lý phương Đông với, Nhất thể sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, và Hà đồ lạc thư 64, 128 quẻ của dịch, của Phật học. Thay vì có không trong Phật học, thì mã hóa các thuật toán tin học lại bắt đầu bằng 2 chữ số 1 và 0, với đơn vị byte cũng phải đi theo những con số 2, 4, 8, 64, 128bytes,...

Tại sao có một Steve Jobs không cần học nhiều tạo ra quả táo cắn dỡ, rồi lại ra đi? Tại sao có một Bill Gates cũng bỏ dỡ việc học hành, nhưng tạo ra hệ điều hành Window mở cửa sổ sức mạnh cho toàn cầu, rồi quay lại làm việc thiện cho nhân loại cùng khổ? Tại sao có một Nelson Mandela chịu bao cực hình tù tội, để rồi trở thành người khai sáng cho cả một quốc gia Nam Phi chìm đắm trong nhục dục của loài người? Tôi xin ứng cử 3 nhân vật này để thấy 3 mức độ vĩ đại và có tính sứ giả đem đến cái thiện cho nhân loại khổ đau, mà không muốn đưa ra những nhân vật mang đến đầu rơi máu đổ, đẩy dân tộc chìm đắm trong mê muội và khổ nhục như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v... Vì cái thiện sẽ luôn thắng ác, dù cái thiện luôn mất thời gian công sức để thắng, và để làm loài người ra khỏi u mê cam go hơn cái ác.

Với Steve Jobs, Bill Gates và Nelson Mandela, v.v... họ đã học hết túi khôn và gian manh của loài người tự bao giờ mà ngay chính họ cũng không biết được. Giờ họ quay lại để làm sứ giả cho việc thiện. Nhưng ở mỗi người có một đẳng cấp khác nhau, nên họ chỉ làm một nhiệm vụ khác nhau. Xong nhiệm vụ là phải ra đi.

Nếu Steve Jobs chỉ cần làm ra quả táo cắn dỡ để làm nên sự vĩnh hằng và bất tử, thì Bill Gates sau khi làm nên vĩnh hằng và bất tử, anh ta còn phải lo toan cho nhân loại cùng khổ được ấm êm hơn, xong nhiệm vụ này anh cũng phải ra đi. Hơn một bậc nữa, Nelson Mandela đến với đời là lấy thân xác này hy sinh như những Ngài Thích Ca, Jesus, v.v... để hành xác trong 27 năm tù tội, rồi sau đó lấy đức hy sinh, lòng vị tha và túi khôn của loài người để cảm hóa những con thú mang mặt nạ người ở Nam Phi để dạy cho nhân loại rằng, chúng ta đến với cuộc đời này bằng nhau về màu da, sắc tộc, phải cư xử nnhau đúng nghĩa là Người, chứ không phải là thú hoang dã. Xong nhiệm vụ thì ông cũng phải ra đi. Tất cả họ là những sứ giả. Họ không thua bất kỳ Albert Einstein hay bất kỳ nhà khoa học để lại cho đời những khám phá thiên nhiên, xã hội để đưa loài người tốt đẹp hơn.

Ngược lại, những sứ giả ác mang đến khổ đau cho nhân loại như Hitler... họ cũng là sứ giả có nhiệm vụ đến với đời dạy cho nhân loại những điều ác, gian manh, mà nơi họ đến, những dân tộc đó đang cần nhận quả đắng mà họ đã gieo tự bao giờ mà họ không biết. Tại sao ngày 30/4/1975 có bao người ra đi, nhưng có bao người đã lên thuyền phải quay trở lại ở Việt Nam? Tại sao có bao người sau đó vượt biển ra đi, nhưng chỉ có phân nửa được đến nơi họ cần đến, còn lại làm mồi cho cá, cướp biển? Tại sao có những người ở lại bị tù đày, có người ở lại lại lên cao. Và tại sao những người ở lại đó, có người muốn ra đi, có người vẫn cứ ở lại để sống nhìn đời, mặc dù ở lại trong khốn khổ? v.v... rất nhiều câu hỏi tại sao nghịch lý và logic rất khó trả lời.

Rồi tại sao có những quốc gia đi theo con đường đa nguyên tản quyền, mà hễ đã là lãnh đạo thì phải là có học, phải tranh cử, phải giải trình dự án của mình trước đảng đại diện tranh cử trước khi được đảng chọn lựa ứng cử viên như Hoa Kỳ? Và cũng tại sao có những quốc gia đơn nguyên tập quyền, mà khi chọn lựa lãnh đạo không cần có học, chỉ cần trung thành với đảng cầm quyền như ở Việt Nam? Rồi tại sao đến ngày nay hình thức cha truyền con nối để làm vua vẫn còn như ở các quốc gia cộng sản?

Tất cả là nhân với quả, và ân oán của ta mà ta phải giải quyết. Đừng buồn, đừng giận, hoặc đừng căm thù ai đó đã hãm hại ta, mà hãy bình thản đón nhận như quả đắng ta phải lãnh vì ta đã gieo nhân tự bao giờ. Cũng đừng quá phấn khích, tư kiêu khi ta may mắn được đời nhiều ưu ái.

Suy cho cùng, tất cả những gì ta gặp, ta hái gặt hôm nay là ân oán của hôm qua. Cha/Con/Chồng/Vợ chẳng phải của ta, và chẳng bà con chi, mà là ân oán cuộc đời mà ta phải đeo mang, và giải quyết. Trên nền tảng gia đình đó, có người làm việc nhỏ, có người phải gánh việc lớn, có người làm việc thiện, có kẻ gieo tai ương khốn khổ. Đó là bản chất của xã hội loài người, vừa hoang dã, vừa thánh thiện. Không ai nên trách ai, mà chỉ trách mình chưa được minh mẫn để nhìn cuộc đời, nhân quả, trả vay đúng với bản chất của nó.

Khi đã nhận chân được bản chất của cuộc đời, ấy là lúc ta không còn bất minh, ta lại là ta, an nhiên tự tại làm việc ta phải làm, dù chó có sủa, mèo có ngao, hay gươm kề cổ, súng kề tai. Đó là bất tử và vĩnh hằng, dù cái bất tử và vĩnh hằng ấy có là giam mình trong phòng thí nghiệm để tìm tòi cái còn bí ẩn của thiên nhiên chưa ai khai phá, hay là sự giam cầm trong tù tội để khai sáng cho một dân tộc.

Năm con Rắn 2013 quả là một năm khốc liệt về mọi mặt ở nước Việt như tôi đã tiên liệu từ 2 năm trước. Năm con Ngựa 2014 còn khốc liệt hơn nhiều, nhưng cũng xin chúc dân tộc Việt sáng suốt và biết chọn lựa con đường đi của mình.

Asia Clinic, 15h38' Ngày cuối năm Tây lịch thứ Ba, 31/12/2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ nên coi như "một tín hiệu":


Luật sư Nguyễn Tiến Tài, Tuổi trẻ
Tin hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài (với bị cáo Dương Tự Trọng - em Dương Chí Dũng - và các đồng phạm) quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật nhà nước khiến nhiều người quan tâm bất ngờ, lâng lâng.
Bất ngờ trước hết vì việc hội đồng xét xử áp dụng điều 13, điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự để trực tiếp khởi tố vụ án hình sự tại tòa là một điều hiếm thấy.
Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử hầu như rất ít khi quyền này được áp dụng. Thường thì hội đồng xét xử sẽ yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hoặc đề nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố.

Như vậy, điều thú vị nữa trong phiên tòa này là hội đồng xét xử không “đá” trách nhiệm sang viện kiểm sát cho dù luật cho phép mà tự mình trực tiếp khởi tố, tự mình chịu trách nhiệm về quyết định đó!

Nhưng bất ngờ hơn cả là việc khởi tố vụ án trên nhằm điều tra hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, trong đó liên quan đến một thứ trưởng Bộ Công an. Thời gian gần đây, ít ai có thể tưởng tượng nổi một quan chức vai vế như vậy lại có thể trở thành đối tượng bị điều tra trong nay mai.

Quyết định của hội đồng xét xử phải chăng đang phát đi một tín hiệu mạnh mẽ của Đảng rằng không một thế lực nào có thể đứng trên pháp luật, rằng phải bắt cho bằng được những “con sâu” tham nhũng bự? Đây quả thật là một tín hiệu đáng mừng

Đọc thêm: Không đủ căn cứ để khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ

C. Mai- T. Lụa, Tuổi trẻ 

Thẩm phán Trương Việt Toàn

Có ý kiến đặt ra là tại sao không khởi tố thêm vụ án “đưa, nhận hối lộ”, bởi Dương Chí Dũng cũng có khai đưa hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD cho một số cán bộ công an?

Từ những lời khai chấn động của Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN, bị kết án tử hình trong vụ sai phạm tại Vinalines) tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng (em Dương Chí Dũng, nguyên phó giám đốc Công an Hải phòng) tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài, hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.

Tuy nhiên, có ý kiến đặt ra là tại sao không khởi tố thêm vụ án “đưa, nhận hối lộ”, bởi Dương Chí Dũng cũng có khai đưa hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD cho một số cán bộ công an.

Trả lời câu hỏi này, thẩm phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, nói: “Mọi quan điểm của HĐXX được thể hiện rất rõ ràng bằng bản án. Từ lời khai của Dương Chí Dũng và bị cáo Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại tòa, HĐXX quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.:

Ông Toàn nói: "Riêng về hành vi đưa và nhận hối lộ mà Dương Chí Dũng khai tại tòa, HĐXX nhận định không có đủ căn cứ để khởi tố vụ án. Dù vậy, trên cơ sở xem xét các lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa, HĐXX có yêu cầu viện kiểm sát điều tra làm rõ hành vi nhận 510.000 USD để chạy cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines và hành vi nhận 20 tỉ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát. Nếu có căn cứ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật”.

Tương tự, kiểm sát viên Nguyễn Văn Chung, viện trưởng Viện KSND Q.3 (TP.HCM), cho rằng qua phiên tòa xét xử và những lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng cho thấy so với dấu hiệu của tội đưa, nhận hối lộ thì dấu hiệu của tội “cố ý làm lộ bí mật của Nhà nước” rõ ràng hơn, đủ căn cứ để khởi tố vụ án.

Nhưng mọi lời khai của Dương Chí Dũng vẫn được xem là một nguồn tin tố giác tội phạm theo điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự. Tố giác tội phạm đó phải được chuyển cho cơ quan điều tra xem xét.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác sĩ lo bệnh tào lao:

PHÊN GIẬU CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC PHÂN TRANH
Mặc dù lý thuyết cho một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền đặt nền tảng cho chế độ Phong Kiến lui vào quá khứ được ra đời từ cựu lục địa châu Âu vào 1750. Nhưng trong khi châu Âu ngụp lặn với thời kỳ suy tàn của các đế chế đi xâm lược và vơ vét tài nguyên khắp thế giới, thì chỉ 16 năm sau - 1776 - Hoa Kỳ, một tân thế giới đã hình thành một quốc gia non trẻ đầu tiên về một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền hoàn hảo nhất.
Sau Hoa Kỳ 13 năm, mãi đến 1789, Pháp, nơi đã đẻ ra lý thuyết đa nguyên tản quyền mới có cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở cựu lục địa. Thế nhưng, vì quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Pháp đã đẻ ra một Napoleon Bonaparte níu kéo quốc gia này trở lại chế độ Phong kiến một lần nữa, và kinh qua với những cái gọi là các nền Đệ nhất, nhị, tam, tứ Cộng hòa Pháp, song dưới hình thái xã hội quân chủ phong kiến chuyên quyền, kể cả đếnchính phủ Vichy do Thống chế Philippe Pétain nắm quyền độc tài từ tháng 7/1940 đến tháng 8/1944 cũng chưa được xem là một nền chính trị đa nguyên tản quyền, mặc dù cũng có tam đầu chế - hành pháp, tư pháp và lập pháp nhưng tất cả các quyền này do Philippe Pétain nắm trọn. Mãi đến khi tướng Charles de Gaulle nắm quyền thành lập nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, nước Pháp mới có được hiến pháp 1958, và thực sự là một quốc gia có chế độ chính trị đa nguyên, tản quyền. Có nghĩa là, châu Âu đi sau Hoa Kỳ đến những 182 năm về sự tiến hóa về chế độ chính trị, nếu lấy Pháp làm mốc!

Khi chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ đa nguyên tản quyền, các đế quốc chuyển hình thức đi xâm lược, và bóc lột tài nguyên các thuộc địa sang hình thức tạo ra phên giậu cho họ. Họ không còn áp đặc con người của mẫu quốc lên ngay trên thuộc địa của mình, mà họ biến thuộc địa thành cái gọi là, đồng minh chiến lược. Họ điều khiển các phên giậu của họ bằng quyền lực mềm - kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị giống hoặc một kiểu biến thể chính trị của họ.

Sau Thế chiến thứ II, thế giới thành chân vạc tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Trung Hoa và Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, 3 quốc gia chính phân tranh vẫn còn, với Nga thay thế Liên Xô cũ. Các phên giậu của 3 cường quốc cũng thay đổi theo thời gian.

Cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia áp đặt phên giậu rộng khắp thế giới ngay sau Thế chiến thứ II. Bằng cách tạo ra Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, phên giậu châu Âu của Hoa Kỳ nhằm canh chừng, và tấn công cộng sản châu Âu gồm Liên Xô và Đông Âu. Liên Xô cũng không kém cạnh, khi họ lập ra một phên giậu Đông Âu sau Thế chiến II.

Ở châu Á cũng vậy, Hoa Kỳ thay thế Pháp và miền Nam Việt Nam, Đông Dương và các quốc gia đồng minh ở Đông Nám Á và Đông Bắc Á, để làm phên giậu cho mình và thế giới tự do, nhằm ngăn cản sự bành trướng cộng sản từ Trung Hoa. Trung Hoa cũng không chịu ngồi yên, họ lập ra những phên giậu cho mình: Bắc Hàn, Bắc Việt, Pakistan và cả Lào lẫn Cambodia, trong khi khống chế và răn đe Miến Điện. Nhưng chưa bao giờ chế độ quân chủ độc tài chuyên chế ở Miến Điện chịu khuất phục Trung Hoa, ngay cả trong những lúc nền kinh tế quốc gia này suy sụp nhất, do cấm vận kinh tế lẫn chính trị của Hoa Kỳ và phương Tây.

Phên giậu của một căn nhà là để đề phòng trộm cướp và quy định quyền lãnh thổ của một gia đình. Phên giậu của một quốc gia - một cách nói khác của từ chư hầu - là nơi dùng để truyền bá tư tưởng, văn hóa, kinh tế, chính trị, và nếu cần là tuyên bố chủ quyền bằng vũ lực, bằng cách xuất khẩu chiến tranh sang phên giậu. Khác với phên giậu của một gia đình là, phên giậu của một cường quốc cũng là nơi mà cường quốc lấn chiếm khi có cơ hội.

Những lấn chiếm hoặc mua bán, hoặc ra hiến pháp cho phép sáp nhập những vùng phên giậu cho các cường quốc nới rộng lãnh thổ không thiếu những minh chứng trong lịch sử thế giới cận đại. Ví dụ với Hoa Kỳ thì, Texas, New Mexico, v.v... là những phên giậu đã được sáp nhập theo hiến pháp và chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Với Liên Xô thì nhờ vào Thế chiến II mà, họ nắm cả Đông Âu, kể cả một nửa nước Đức, và lấy cả vùng Siberia rộng lớn giàu tài nguyên mà trước đây là Tây Bá Lợi Á của Mông Cổ. Với Trung Hoa, họ chiếm Tây Tạng của người Tây Tạng; chiếm Tân Cương và Nội Mông của Mông Cổ; lấn chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo, đá ngầm Trường Sa của Việt Nam vào lúc Việt Nam yếu thế và cô độc của những năm 1974 từ Việt Nam Cộng Hòa và năm 1988 của Việt Nam Cộng Sản.

Từ những điểm lịch sử trên, ngày nay 2 cường quốc Nga và Trung Hoa có phên giậu yếu thế hơn Hoa Kỳ rất nhiều. Hai cường quốc này chỉ còn sử dụng vũ khí tối tân, và một phần kinh tế, tài nguyên của họ để kiềm chế Hoa Kỳ.

Sau sụp đổ Liên Xô và Đông Âu làm cho nước Nga mất đi hơn 10 quốc gia Đông Âu làm phên giậu cho mình. Nền kinh tế Nga chỉ còn dựa vào bán tài nguyên giàu có nhất thế giới là khí gas và dầu hỏa ở vùng Siberia chiếm từ Mông Cổ, và quốc phòng Nga tiếp nhận sự hùng cường của Liên Xô cũ để răn đe láng giềng - xưa là phên giậu của mình - hòng phòng thủ và tấn công đến Tây Âu khi cần.

Sau khi lên nắm Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có công lớn cho Trung Hoa khi tăng diện tích lãnh thổ nước này gấp 3 lần so với thời nhà Thanh trở về trước, với lấn chiến Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Nhưng phên giậu của Trung Hoa chỉ rất ít ỏi, yếu hèn, và nghèo khó: Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Cambodia, và Hồi Quốc - Pakistan. Mặc dù vài thập niên gần đây Trung Hoa cố gắng tạo ra phên giậu cho mình ở các châu lục như, Phi, Mỹ La Tinh, nhưng khả năng kiểm soát các phên giậu này của Trung Hoa là ngoài tầm kiểm soát. Điều này được minh chứng khi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Trung Đông xảy ra, Trung Hoa đã mất trắng những gì họ đã cố công đầu tư suốt 2 thập niên qua.

Đối với Hoa Kỳ, phên giậu của họ có khắp mọi nơi, và khả năng kiểm soát của họ cũng chưa bao giờ thất bại, nếu họ không muốn từ bỏ phên giậu như đã từ bỏ Việt Nam Cộng Hòa, biến VNCH và Bắc Việt thành vật thế chấp của ngoại gao bóng bàn thông qua Thông Cáo Thượng Hải 1972 và Hiệp Định Paris 1973, để được cái lớn hơn là Trung Đông, và sụp đổ khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu sau đó 17 năm.

Sự khác biệt giữa quyền lực kiểm soát phên giậu của 3 cường quốc - hay nói cách khác là giữa Hoa Kỳ và 2 nước còn lại là Nga và Trung Hoa - là ở quyền lực mềm, và cái cách mà Hoa Kỳ chọn lựa phên giậu trong chiến lược toàn cầu của mình. Nếu Trung Hoa và Nga sử dụng quyền lực mềm là làm sao cho các phên giậu nghèo, hèn, và những lợi ích của chế độ chính trị quay về thời phong kiến, hòng gắn liền với sự ban phát lợi ích cho giai cấp cầm quyền, để ép cho phên giậu trung thành, thì Hoa Kỳ sử dụng tự do, dân chủ và giàu mạnh bằng cách chia bài cho các phên giậu được hưởng, để các phên giậu tự lực tự cường dưới sự bảo trợ an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ.

Hay nói cho dễ hiểu là quyền lực mềm của Hoa Kỳ mang đến cho các phên giậu của mình là cho nhân dân, và cái chung của đất nước đó. Ngược lại quyền lực mềm của Nga và Trung Hoa là mang lại lợi ích cho cái riêng và của giai cấp cầm quyền của quốc gia mà họ chọn làm chư hầu.

Chính vì 2 cách tạo ra phên giậu khác nhau này mà, ngày nay và tương lai xa Hoa Kỳ sẽ ngày càng có nhiều phên giậu đi theo, và sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ là siêu cường số 1 toàn cầu, mà 2 cường quốc còn lại sẽ không thể cạnh tranh. Một minh chừng hùng hồn dễ thấy là, Hoa Kỳ luôn có phên giậu Israel để cai quản Trung Đông Bắc Phi, nhưng ngược lại Trung Hoa trắng tay ở Libya, và Nga cũng khắc khổ với Syria hoặc Ukraina trong hiện tại và tương lai.

Vấn đề đáng lo ngại cho các phên giậu của Nga và Trung Hoa là, 2 cường quốc này sẽ không bao giờ buông các phên giậu ít ỏi của mình, và cũng không bao giờ đủ khả năng tạo điều kiện cho các phên giậu của mình giàu mạnh, mà bòn rút cho các phên giậu thêm nghèo hèn qua chính sách xuất khẩu hàng hóa và vũ khí. Và 2 cường quốc này còn dùng cách làm nghèo kinh tế, và nền chính trị tạo ra lợi ích cho nhóm cầm quyền các phên giậu của mình, để làm cho các phên giậu này không dám bỏ họ. Nhưng khi tức nước vỡ bờ, thì hầu như các phên giậu này phải giải quyết bằng cách các chính khách lấy nhân dân ra làmvật thế chấp chính trị, hoặc đổ máu bằng chính đồng bào của mình như ở Libya hay Syria, mà không thể có cuộc cách mạng êm đẹp như ở Miến Điện hay Nam Phi. Một điều đáng mừng là, Liên Xô cũ đã có một Gorbachev quá nhân bản và xuất chúng, nên phên giậu của Liên Xô đã làm được chuyện thần kỳ trong cuối thập niên 1980s bằng những cuộc cách mạng Hoa Hồng.

Như vậy, trong tương lai gần và xa làm sao những phên giậu của Trung Hoa có thể thoát được Trung Hoalà một vấn đề vô cùng cam go và khó khăn. Vì ba yếu tố, kinh tế nghèo đói, tư tưởng văn hóa lệ thuộc, chế độ chính trị độc tài, và tạo điều kiện cho nhóm cầm quyền giữ súng và nhà tù để kiếm ăn, là ba yếu tố trói buộc phên giậu của Trung Hoa hầu như không có lối thoát.

Lịch sử của Việt Nam đã từng có nhiều lần Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng cũng phải quay trở lại làm phên giậu cho Trung Hoa. Lần gần đây nhất là từ 1976 đến 1990, Việt Nam đã cố vùng vẫy để Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng phải chịu làm phên giậu cho Trung Hoa trở lại từ Hội Nghị Thành Đô vào hai ngày 03 và 04/9/1990!

Có chuyên gia cho rằng, muốn thoát Trung Hoa chỉ còn có cách vào đất nước Trung Hoa để đấu tranh, chứ không thể đấu tranh ở tại quốc gia đang là phên giậu của Trung Hoa. Chuyện này còn khó hơn hái sao trên trời!

Asia Clinic, 12h35' ngày thứ Hai, 06/01/2014
BS Hồ Hải

http://bshohai.blogspot.com/2014/01/phen-giau-cua-cac-cuong-quoc-phan-tranh.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tóm lược nội dung Tiểu thuyết mới: "Hùm Xám" của nhà văn Quang Đại vừa gửi cho Ngố, xin thông báo cùng bạn đọc:

..Sau đó Mạnh Hùng được phân xuống vùng đông Bắc, cùng Phương Minh Nam chỉ huy một đại đội đánh tan trung tâm cứ điểm của VN Quốc dân đảng do chính đảng trưởng chỉ huy ở làng Húi(Đan Hội-Bắc Giang) rồi tiến về giải phóng thị xã Hải Dương (ngày nay có một đường phố ở đây mang tên Mạnh Hùng). Quân Mạnh Hùng thế mạnh như chẻ tre, đánh dâu thắng đó. Mạnh Hùng được thăng lên cấp tiểu đoàn trưởng rồi đến năm 1947 là trung đoàn trưởng trung đoàn 98 thuộc khu Quảng Hồng. Quân Pháp rất sợ Mạnh Hùng vì từ khi là lính khố đỏ họ đã biết tiếng. Quân Pháp gọi Mạnh Hùng là CON HÙM XÁM ĐÔNG BẮC.
   Một nữ điệp viên có mật danh là J07 được cử đến để làm ly gián nội bộ E98 và tiêu diệt Mạnh Hùng. 
    Điệp viên này với cương vị là một y tá mới bổ xung về trung đoàn 98. mang theo một mật lệnh của chính tướng Giáp ký với yêu cầu E98 hành quân gấp đi đánh chặn ZEM 5 của Pháp đang tiến về Đông Triều. Khi Mạnh Hùng vừ hành quân đi một ngày thì quân Pháp nhảy dù xuống hậu cứ của E98, bắn giết  hàng ngàn nhân dân, tân binh, phá tan tành hậu cứ của trung đoàn 98. Còn Mạnh Hùng khi hành quân đến Đông Triều thì chẳng thấy ZEM 5 của địch đâu. Hóa ra họ đã bị lừa bởi một mật lệnh giả chữ ký tướng Giáp mà kẻ nào đó đã tạo ra rồi đưa cho một tân y tá tiện đường đưa về. au khi xác minh MH được cấp trên cho hay cô y tá mới về không hề biết những gì trong mật lệnh. Kẻ nào đó đã thay mật lệnh từ trước đó.
  Manh Hùng khi trở lại hậu cứ dã vô cùng căm phẫn, suýt bắn chết người văn thư khi anh này ở lại hậu cứ, lúc Pháp đến đem tài liệu, hồ sơ đi hủy rồi sơ ý đốt cháy nhà dân. Chủ nhà đứng ra nói là thấy Tây đốt nên anh này mới thoát chết.
    Tiếp đó, J07đã nhét một bức điện mật chỉ với nội dung ỡm ờ vào ba lô một chiến sĩ ở trung đoàn bộ. Khi phát hiện tài liệu của địch thì chiến sĩ này liền bị bắt, rồi bị tra tấn( quân Việt Minh lúc đó mới sơ khai nên mọi cái học theo kiểu Pháp). Chiến sĩ đó bị đánh đau quá đã khai bừa cho một ai đó. Cuối cùng, hầu hết các cán bộ các ban của trung đoàn bộ đều người nọ khai bừa cho người kia để khỏi bị tra khảo, đánh đập( cũng treo nhau lên xà nhà, đóng đinh mười đầu ngón tay v v... như kiểu Pháp) . Nội bộ trung đoàn bộ 98 bị rối loạn, bi thương hàng mấy tháng trời. Một trưởng ban tuyên truyền đã phải lấy mảnh bát rạch, mổ bụng kêu: "Lòng dạ tôi đây! tôi không theo Pháp."

Trước tình cảnh đó, Lê Quảng Ba, khu ủy khu Quảng Hồng đã cử Lê Hồng Viết vào vai một người cũng bị bắt, bị đánh rồi giam chung với những người bị bắt trước đó. Khi LH Viết bảo những người này trốn đi theo Pháp thì bị họ phẫn nộ suýt giết chết. Cuối cùng mới hay không ai phản bội, là tay trong của Pháp cả. Bản mật mã sau đó được dịch ra chỉ là: MẠNH HÙNG BỊ LỪA.
  Mạnh Hùng vàLê Hồng Viết được cụ Hồ gọi ra chiến khu. MH bị khiển trách là quân phiệt. MH xin nhận kỷ luật cách chức. Nhưng Cụ Hồ đã tha cho để "lấy công chuộc tội". Khi trở về Đông Bắc, Cụ Hồ tặng MH một bức chân dung. MH đã bảo một chiến sĩ theo đó làm một bức tượng ddawtf trên đỉnh núi để ngày ngày luôn gặp cha nuôi của mình, nhớ mãi lời cha nhắc nhở trong việc cầm quân.
   J07 được phòng nhì lệnh ngừng hoạt động vì tình báo Pháp thấy có nguy cơ điệp viên này bị lộ. Tình báo Việt Minh đang có động thái theo dõi những hoạt động của y tá Hạnh phượng.Những gì sơ hở của J07 sau đó được phòng nhì Pháp xóa bỏ. Tình báo Việt Minh đưa ra kết quả: không có gì khả nghi với y tá  Hạnh Phượng.
 Tháng 4 -1949 Cụ Hồ và tướng Giáp ra lệnh cho trung đoàn98 của MH hành quân sang Trung Quốc để trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng. Đồng thời, trung đoàn bộ 98 và tiểu đoàn 215 chủ lực của trung đoàn được lệnh tiến về Thập Vạn Đại Sơn ( vùng gianh giới Quảng Đông, Quảng Tây)  để đánh đuổi quân Tưởng theo yêu cầu của Bát Lộ Quân. Y tá  Hạnh Phượng(J07) trong trạm quân y của trung đoàn bộ cũng hành quân sang Thập Vạn Đại Sơn ở bên gần Mạnh Hùng. Lòng cảm mến và tình yêu MH đã nảy sinh trong lòng nữ điệp viên y tá này. Nhất là khi Mạnh Hùng đã lăn sả vào cứu cô khi suýt bị hơn chục tên Tưởng hãm hại. Nhưng chỉ là tình yêu đơn phương.
 Về nước, J07 được phòng nhì Pháp ra lệnh ám sát Mạnh Hùng. Chúng cũng yêu cầu cô phải liên tục phát sóng liên lạc. Nếu cô có ý phản bội chúng sẽ giết chết người mẹ của cô hiện chúng đang giam lỏng làm con tin để buộc cô làm việc cho chúng.
Vì yêu quý, kính trọng nhân cách của MH mà cô đã không thực hiện lệnh ám sát HÙM XÁM. Ngược lại, tình yêu đơn phương của cô càng sâu nặng hơn. 
J07 đã hoạt động trong  hoàn cảnh trớ trêu.
 Mãi không thấy Hùm Xám bị sát hại. Phòng nhì Pháp lại cử  Q135, một nữ điệp viên mới cũng là một y tá về trạm quân y E98 để kiểm soát những  hoạt động của J07
Trận chiến đấu ở hạ Chiểu diễn ra, vô tình chiếc cặp tóc trên đầu Hạnh Phượng vốn là ăng ten của một đài phát tín hiệu đã vô tình chỉ tọa độ cho pháo binh Pháp câu đúng chỗ Mạnh Hùng và cô.
Mạnh Hùng hy sinh. Quân trung đoàn 98 tan tác.  Đúng lúc ấy Q 135 mới cho Hạnh Phượng hay việc cha cô bị Việt Minh giết chỉ do phòng nhì Pháp dựng lên. Mẹ cô đã tự sát trước khi nhờ một người bạn đưa lá thư mang sự thật đến với cô mà cô gián điệp này cầm trong tay. Bà nghĩ chỉ khi bà chết đi, con bà sẽ không còn là giàng buộc để phòng nhì Pháp buộc chống lại tổ quốc.
J07 vo cùng đau khổ và ân hận
Điệp   Q135  cũng muốn thoát khỏi kiếp điệp viên nên bày cho JO7.: cả hai đều nhét điện đài vào xác hai nữ chiến sĩ bị chết rồi cả hai trốn đi.  J07 biết dù có thật tình khai báo thật thà thì hoàn cảnh cũng không  cho cô hoạt động trong Việt Minh. Hơn nữa, người cô yêu đã bị cô hại chết...
Đoạn kết  kể về Hạnh Phượng bí mật trở lại vùng chiến khu nơi đóng quân của E98 . Từ ngoài rừng cô đã chứng kiến lễ truy điệu Mạnh Hùng. Nghe tướng giáp đọc điếu văn. Trong điếu văn của tướng Giáp có đoạn:
Cha già thắt ruột héo hon
Ngay đêm than khóc thương con Mạnh Hùng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Em có làm gì đâu?


“Em có làm gì đâu?” – Người bán hàng rong mếu máo. Em nghe anh ta gào khóc. Em thấy anh ta cầu xin. Em nhìn năm sáu kẻ mặc đồng phục to khỏe băm bổ khống chế anh, hành hung anh bằng mọi cách có thể, rồi để mặc anh nằm ngất xỉu ở xó đường. 

“Em có làm gì đâu?” – Người nhân viên “trật tự đô thị” phân bua. Em thấy anh ta đang giải trình với sếp. Và sếp của anh ta, ông chủ tịch phường ấy, có vẻ ông ta cũng không biết gì nhiều hơn. Em nghe ông ta nói với báo chí: anh bán hàng rong đã chống đối và hành hung tổ công tác, rồi sau đó lăn ra ngủ. 

“Em có làm gì đâu?” – Người đứng xem nói. Tôi đang mua rau thì họ ập đến. Tôi chỉ kịp dạt sang một bên. Tôi chỉ dám đứng nhìn, vì họ có dùi cui điện. Tôi chỉ kịp dùng điện thoại quay lại một đoạn phim ngắn. Tôi chỉ có thể lên mạng bày tỏ nỗi bất lực, thương xót, căm ghét, khinh bỉ của tôi.

Em bắt đầu thấy gì đó rất quen. Một điều gì em đã nghe quá nhiều lần. “Em có làm gì đâu? Người ta hôi bia đấy chứ!” “Em có làm gì đâu? Họ tham nhũng quá nhiều!” “Em có làm gì đâu? Do máy tự đưa hàng vào luồng xanh!” “Tại trời mưa nên xả lũ.” “Tại lương thấp không đủ mua bánh mì.” “Tại cái nước mình nó thế.” “Em có làm gì đâu?”

Chính là câu hỏi ấy. Câu hỏi nằm bên dưới tất cả các câu trả lời. Câu hỏi được dùng thay cho câu trả lời. Không ai chịu trách nhiệm cho việc mình làm. Ai cũng làm việc họ đang làm vì họ phải làm. Ai cũng là nạn nhân. 

Tất cả những sự lộn xộn này, nhiễu nhương này, bất cập này, đều là lỗi của một ai đó khác. Em đổ lỗi cho văn hóa. Em đổ lỗi cho chính trị. Em đổ lỗi cho giáo dục. Đất nước này, địa phương này, bầy đàn này. Em nhiếc móc, em thóa mạ, em chửi rủa. Em thở dài ngao ngán. Em cay đắng mỉa mai. Em cười lên phe phé. Và em lại thở dài. 

Nhưng em có làm gì đâu? 

Em đã làm gì để lòng thương của em đến được với người nghèo khổ? Em đã làm gì để sự bất bình của em trở thành vũ khí chống lại bất công? Em đã làm gì để chính em không trở thành môt phần nguyên nhân dẫn đến những điều em căm ghét?

Xúc cảm của em chưa đủ. Tư duy của em chưa đủ. Lời nói của em cũng chưa đủ. Khi mà hành động của em vẫn như xưa. Khi em chưa nhận trách nhiệm phần mình. Khi em vẫn làm mọi việc theo thói quen, theo quán tính, theo ảnh hưởng của đám đông. 

Em mắng chửi bọn trộm chó không tiếc lời, nhưng vẫn tiếp tục ăn thịt chó. Em than phiền nạn tham nhũng tràn lan, nhưng em luôn sẵn sàng dùng tiền để bôi trơn công việc. Em chê hệ thống giáo dục này lạc hậu, nhưng bản thân em mấy năm nay không đọc một cuốn sách nào. Em tránh trách nhiệm, tránh khó khăn, tránh thay đổi. Em tìm cái gì thuận tiện, cái gì nhẹ nhàng, cái gì có sẵn. Và em mong đất nước này sẽ ngày một tốt hơn lên. Còn gì điên rồ hơn như thế không em?
    
“Nhưng em thì làm được gì?” – Em sẽ hỏi. Được chứ, em làm được nhiều lắm, nhưng em có một kẻ chặn đường. Kẻ đó không ai khác chính là niềm tin của em cho rằng em không làm được gì cả. Rằng em quá bé nhỏ. Rằng em quá yếu đuối. Rằng mọi thứ đã được xếp đặt, an bài. Nếu đúng như thế, lịch sử loài người hẳn đã không bao giờ thay đổi. Dalai Lama từng nói, nếu em nghĩ rằng em quá bé nhỏ để tạo ra sự thay đổi, hãy thử đi ngủ với một con muỗi.

Bây giờ chắc em đã nguôi ngoai. Em chẳng còn nhớ chuyện anh bán hàng rong mấy nữa. Hôm nay anh ấy sẽ phải tìm cách khác, hoặc chỗ khác, để mưu sinh. Tổ công tác trật tự đô thị sẽ tiếp tục công tác. Nhưng em vẫn còn ở đây, với câu hỏi ám ảnh của riêng em. Và dường như mọi điều em biết đều dẫn đến chỉ một cách trả lời. 

Ngày hôm nay, bây giờ, em hãy làm gì đi.

Nguồn: FB Bút Chì

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mặt tối của thế giới:

Italy giải mã tài liệu 'tuyển mộ mafia'

Cảnh sát Italy nói họ đã giải mã được một văn bản bí hiểm, có vẻ như gồm những thông tin chi tiết về thủ tục gia nhập mafia.
Văn bản rõ ràng là được viết theo lối ký tự phát minh bởi các thành viên của 'Ndrangheta, một mạng lưới tội phạm tại vùng Calabria ở miền nam nước Ý.
Văn bản này được tìm thấy trong cuộc điều tra một vụ giết người nổi tiếng tại Rome hồi tháng Giêng năm ngoái.
'Ndrangheta được cho là nhóm buôn lậu cocaine vào châu Âu lớn nhất.

Giàu tính biểu tượng

"Việc tìm thấy tài liệu như thế này cho thấy thậm chí hướng tới làm ăn lớn và là một băng nhóm tội phạm trên toàn cầu, nhưng chúng vẫn dùng những hệ thống rất cổ xưa"
Trưởng nhóm cảnh sát phản ứng nhanh Rome, Renato Cortese
"Việc tìm thấy tài liệu như thế này cho thấy thậm chí hướng tới làm ăn lớn và là một băng nhóm tội phạm trên toàn cầu, nhưng chúng vẫn dùng những hệ thống rất cổ xưa," người đứng đầu nhóm phản ứng nhanh của cảnh sát tại Rome, Renato Cortese nói.
Văn bản được cho là một phần trong tiến trình tuyên thệ khi các thành viên mới gia nhập gia đình mafia được biết đến với tên gọi "San Luca".
"Nội dung của nó cơ bản là công thức cho một người đọc to để được kết nạp trở thành thành viên của Ndrangheta," ông Cortese nói.
Đây là lần đầu tiên một văn bản như vậy được tìm thấy tại Rome, ông cho biết thêm.
Ba trang giấy ghi một thông điệp viết tay đã được tìm thấy bên cạnh vũ khí và đạn dược.
Hai cảnh sát chuyên giải chữ đã mất hàng tuần để tìm ra mã hiệu trong đó, phóng viên BBC từ Rome Alan Johnston nói.
Các chữ cái trông giống như sự pha trộn của chữ kiểu Ả rập, Cyrillic và Trung Quốc, phóng viên BBC nói.
Tài liệu này ít nhiều vén bức màn huyền bí mà các băng đảng mafia thường thích tạo ra khi kết nạp thành viên mới, phóng viên chúng tôi nói thêm.
Nội dung tài liệu khi được dịch ra có nội dung giàu tính biểu tượng, và mô tả cách thức để nhận ra một mafioso, "Người Cao quý", bằng những dấu hiệu quanh người đó.
Ndrangheta nay được nhìn nhận là nhóm mafia quyền lực nhất Italy, qua mặt nhóm Cosa Nostra ở Sicily.
Nhóm này có mạng lưới hoạt động trên toàn châu Âu và có quan hệ với các băng đảng ma túy Colombia.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩa khí mẹ gì?



Sông Hàn

Một số bạn thường ca ngợi Trọng tổ chức cho anh (Dũng Chàm) đào tẩu và cách hành xử của Trọng trước tòa là xứng đáng với hai chữ Tự Trọng là vì tình thâm anh em máu ruột rà.

Đm! Anh thì anh nhỏ toẹt vào. Ngụy biện, lố lăng và vô đạo đức!

Nên nhớ cả hai khi đương chức đều là hàng trọng quan. Một người nắm tập đoàn kinh tế tiền của dân đổ vào đó hàng trăm hàng ngàn tỉ. Một người Đại tá nắm Công an nắm quyền điều tra tội phạm.

Đại tá công an lại tổ chức cho tội phạm chạy trốn thì còn lý đéo gì nữa? Vì một chứ tình không nghĩ thiệt hơn toàn gia chịu họa, thì tình đéo gì đây? 

Hơn nữa địt con mẹ lũ lõ đít nghe cho thủng đơi, quan tham vây cánh cực nhiều, nơi nơi cố kết, thành tầng lớp, sâu rễ bền gốc. Khi điều tra chúng lại tổ chức cho nhau chạy trốn rồi bảo dư luận thương gằng đó là nghĩa khí, tình thâm, xả thân vì nhau? Thế cái thằng phím tin cho Dũng Chàm trốn nó cũng bảo đó là nghĩa khí, anh em nên xả thân báo tin, thì địt mẹ còn gì để cho chúng mài ngợi ca nữa đây?

Tiền của mồ hôi công sức chúng mài làm ra đóng thuế cho bọn quan tham tiêu xài để đi đâu? Chúng ăn cho đẫy mồm trốn đi với trời tây, vila, gái đẹp còn chúng mài ngồi đấy cảm thông? ĐM!

Pháp luật thành ra trò hề à?

Lũ bần nông lõ đít còn biết trông vào ai đây? 

Giá phỏng không bắt được Dương Tự Trọng đem về quy án, án vụ Vinaline vì Dũng Chàm đào tẩu thành công mà chìm xuồng, quan chức vẫn ăn đẫy mồm cả triệu USD thì địt mẹ mấy con lõ đít kia có ngồi đó mà ca ngợi Dương Tự Trọng được không? Đến lúc ấy chúng mài chả nghiến răng trợn mắt chửi cả tổ tông đứa nào cho Dũng Chàm chạy trốn chứ chịu ngồi yên à?

Đúng là lũ đạo đức giả! Đảo lộn cả trắng đen, dùng thương vay dư luận để ngồi mẹ cả lên pháp luật. 

Nếu Dương Tự Trọng tổ chức cho anh chại trốn vì lý nếu không trốn cho mau nhẽ chỉ ba mươi phút sau đột tử mẹ mất, giữ lại anh còn có ích cho án vụ sau nài thì đó mới là nghĩa khí, công tư vẹn tròn. Còn như chủ đích trốn chạy pháp luật, coi thường kỷ cương, khinh bạc tiền dân lại còn bảo máu mủ ruột rà. 

Nghĩa khí cái con mẹ gì?

mẹ.. người nắm công quyền chịu trách nhiệm điều tra tội phạm mà hành xử như thế về tình, về lý đều đéo chấp nhận được. Thông cảm cái lõ đít anh ấy. Cuối tòa Dương Tự Trọng có nói: "Mong người đời cảm thông cho anh tôi", cái đó anh hiểu, nhưng lý là lý tình là tình không thể nhập nhoàng trấu trộn tro, khinh bạc tiền dân thế được.

Sự việc đào tẩu của Dương Chí Dũng ẩn tàng gất nhiều những nguyên do sâu xa. Có thể vậy có thể không vậy, nhưng địt mẹ đừng nhìn vào cảm tính, nhìn vào tý cái nông nổi ban sơ tình cảm của mình, cái hiện tượng mới đập mắt mình mà thương cảm. Bởi thế khác đéo gì một trò vô đạo đức!

Nguồn: Han Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang