Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang

Võ Văn Tạo

Tang lễ học giả Nguyễn Kiến Giang
Trang mạng Diễn đàn xã hội dân sự vừa loan tin, tại tang lễ nhà dân chủ bậc “tiền bối” Nguyễn Kiến Giang, diễn ra chuyện “lạ”: “ Không những không bị lực lượng “chức năng” gây sự như với đám tang Tướng Trần Độ năm nào, mà còn có hẳn đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an, tiếp sau đoàn đại diện cho Diễn đàn xã hội dân sự ít phút”.

 
Câu chuyện trên làm người viết bài này chợt nhớ lại chuyện cách nay quãng 3 thập niên. Dạo ấy, là cán bộ hướng dẫn phiên dịch tiếng Pháp của Công ty du lịch tỉnh Phú Khánh, ngoài các đoàn du khách nội địa, tôi thường được phân công đưa các đoàn du khách Ba Lan thăm thú các tuyến điểm du lịch ở Nha Trang (nhiều người Ba Lan nói được tiếng Pháp. Hướng dẫn viên nào của 2 hãng du lịch Ba Lan là Orbis và Gromada – chuyên đưa khách Ba Lan đi Việt Nam - cũng giỏi tiếng Pháp) . Một lần, đã cuối chiều, sau khi hoàn thành buổi đưa đoàn 20 du khách Ban Lan, tôi được 2 bà du khách Ba Lan trong đoàn đã luống tuổi nhờ dẫn đi mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ hải sản ở chợ Đầm. Trong tâm thế cởi mở và thân thiện, tôi hỏi chuyện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên: “Ồ! Cậu cũng biết Công đoàn đoàn kết?”. Tôi bảo: “Dĩ nhiên! Công đoàn đoàn kết là sự kiện chính trị đang chấn động thế giới mà”. “Thế báo chí bên này nói gì về Công đoàn đoàn kết chúng tớ?”…

Trước đó ít ngày, tôi có đọc phóng sự từ Warsawa của nhà báo danh tiếng Thép Mới trên báo Nhân Dân (của đáng tội! Phòng Hướng dẫn phiên dịch của chúng tôi chẳng có báo nào khác, ngoài cái tờ báo “bò ăn phải, lăn đùng ra chết vì không tiêu hóa nổi” ấy). Phóng sự của Thép Mới có nhiều chi tiết lạ. Tại Đại hội Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, có một đại biểu duy nhất đại diện cho một đảng bộ cấp huyện, lại là một nông dân cá thể. Phát biểu tại đại hội, đảng viên này nói ông hãnh diện vì lao động giỏi, cống hiến nhiều, nộp thuế gấp 45 lần mức bình quân các đảng viên trong huyện ở nông trường quốc doanh. Thép Mới cũng kể lại chuyện bắt gặp trên đường phố Warsawa, cảnh đại tướng - Bí thư thứ nhất kiêm Thủ tướng Ba Lan Wojciech Jaruzelski từ nhiệm sở trở về nhà riêng vào cuối chiều, thấy xe đẩy chở sách bán rong trên lề đường, bèn dừng xe, xuống lật vài cuốn xem thử và mua một cuốn. Tháp tùng ông, chỉ có duy nhất một lái xe kiêm vệ sĩ. Người Ba lan đi qua đều thấy, và đều biết ông là nguyên thủ Ba Lan, nhưng chẳng ai hiếu kỳ bu lại xem hoặc tung hô “muôn năm” như ở Việt Nam ta cả.

Hồi ấy, chưa có internet, từng nghe chuyện Jaruzelski cũng đi nhà thờ, đến khi đọc bài báo của Thép Mới, tôi bỗng có cảm tình với vị tướng nguyên thủ dường như giản dị này.

Bèn đề cập chuyện Jaruzelski với 2 bà Ba Lan nói trên. Lập tức, một bà phán xanh rờn: “Cậu thấy đấy. Đứng đầu chính phủ (dân sự) của chúng tớ là một viên tướng. Tớ hỏi cậu, còn gì là dân chủ?” (nhiều năm sau, tôi mới hiểu tại sao ở nhiều quốc gia dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng luôn là dân “cổ cồn”. Chỉ có Tổng Tham mưu trưởng xuất thân nhà binh chuyên nghiệp). Tôi nói: “Nghe bảo ổng cũng đi nhà thờ?”. Một bà quả quyết: “Hắn đi không phải để xưng tội, mà để nghĩ cách phá nhà thờ, phá tôn giáo đấy!”. 

Cho đến bây giờ, Jaruzelski vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Mãi đến năm 2008, ngay cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa (cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết) cũng nhìn nhận Jaruzelski là người yêu nước, bởi công lao chống phát xít Đức. Lên tiếng về việc trước đây (12-12-1981) đã lên Đài phát thanh và truyền hình Ba Lan ban bố lệnh thiết quân luật, Jaruzelski biện bạch để tránh nguy cơ Liên Xô can thiệp vào Ba Lan như ở Tiệp Khắc năm 1968 (hàm ý Chính phủ Ban Lan có thể tự giải quyết nội tình đất nước). Thế nhưng, tài liệu tối mật vừa được tình cờ tìm thấy cho biết, trước khi ban bố thiết lệnh quân luật, Jaruzelski đã bí mật gặp nguyên soái Liên Xô Kulikov – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất của các nước tham gia Hiệp ước quân sự Warsawa, nhờ đưa quân can thiệp, nhưng bị ông này khước từ. Và nhiều chính trị gia đã lên tiếng phủ nhận nhận định trên của Lech Walesa về Jaruzelski rằng: chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít! Bởi trong gần 2 năm thiết quân luật, có tới 70.000 binh lính quân đội, 30.000 an ninh mật vụ, 1.750 xe tăng, 1.900 chiến xa và 9.000 xe cơ giới được huy động để đàn áp dữ dội phong trào biểu tình, đình công đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, do Công đoàn Đoàn kết chủ xướng. Khoảng 100 người bị sát hại, 2.900 người tự tử, gần một triệu người phải trốn ra nước ngoài, hơn 10.000 người bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm, các tổ chức của văn nghệ sĩ trí thức có khuynh hướng dân chủ cấp tiến bị giải tán, cấm hoạt động… Ngoài ra, Jaruzelski cũng bị cáo buộc là đồng thủ phạm cấp cao trong vụ thảm sát đẫm máu công nhân Nhà máy đóng tàu ở TP cảng Gdansk năm 1970.

Lại nói chuyện A83 đi viếng cụ Nguyễn Kiến Giang. Người viết bài này không có ý vơ đũa cả nắm. Trong lực lượng an ninh, quân đội, không phải ai cũng vô tri vô giác, bất nhân, hoặc chỉ chăm chăm “cái sổ hưu” như đại tá Trần Đăng Thanh. Theo chỗ tôi biết, ít nhất cũng có được đại tá A25 Thái Kế Toại (nhà thơ Lê Hoài Nguyên) – với chuyên đề nghiên cứu khá uyên bác và hết sức nhân văn: “Vụ Nhân văn – Giai phẩm, từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành”. Hay đại tá Bùi Văn Bồng – cựu Trưởng đại diện Báo QĐND tại Cần Thơ – với trang blog nổi bật tiêu đề qua tuyên bố của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì!”. Lại nữa, các tướng quân đội như Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nam Khánh, đại tá nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đại tá công an Nguyễn Đăng Quang… Họ là những người mà không chỉ tôi rất quý mến, kính trọng. Tuy nhiên, không hiểu sao, chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang, mà lại tiếp theo đoàn viếng của Diễn đàn xã hội dân sự, cứ làm tôi “nhờn nhợn” liên tưởng chuyện tướng Jaruzelski đi nhà thờ. Không có mặt tại tang lễ, không có vinh hạnh quen biết những người trong A83 đi viếng cụ, tôi thầm mong họ là những người có lương tri, tâm huyết với dân, với nước, thật lòng cảm kích tấm lòng và tri thức của cụ, chứ không phải trá hình đi viếng để làm cái việc hắc ám: dò la. Có điều, tôi tin chắc, với những người thành tâm đến viếng cụ, có chăng chuyện A83 tìm cách nhận mặt điểm danh, chẳng làm họ quá bận tâm. Đã dấn thân vì nghĩa lớn, chuyện bị rình mò theo dõi ư? “Muỗi”!

V.V.T.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiều hối - mỏ vàng lộ thiên



Trong vòng 20 năm qua, từ khi nhà nước Việt Nam mở cửa cho dòng kiều hối về Việt Nam và khuyến khích nguồn tiền này thì tổng số kiều hối đã đạt 76 tỉ đo la, gấp đôi lượng giải ngân cũng chừng ấy năm của nguồn vốn ODA.

Dòng tiền này là do người Việt sinh sống và lao động ở nước ngoài gửi về quê hương để trực tiếp giúp gia đình. Có nghĩa đồng tiền này đã nộp thuế thu nhập và là đồng tiền từ lãi ròng của sức lao động.

Năm ngoái Việt Nam đã thu về chừng 10 tỉ đô la. Trong đó 2 tỉ đo la của 500 000 người lao động có kỳ hạn hợp đồng. Còn lại là của khoảng 3, 5 triệu người Việt định cư ở nước ngoài.

Năm nay dự kiến lượng kiều hối sẽ đạt 11 tỉ đô la. Đây quả là một mỏ vàng lộ thiên cho Việt Nam. Một chuyên gia WB có đánh giá, nguồn kiều hối là một nguồn trở nên vô cùng quan trọng với Việt Nam, nó sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam rất nhiều, nhất là ở giai đoạn khó khăn này. Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích dòng tiền này và không nên đánh thuế một lần nữa về dòng tiền này. Thu thuế để giúp đất nước, thì chính dòng tiền này đang trực tiếp giúp đỡ người dân trong nước.

Những con số được công khai qua truyền thông là con số được thống kê qua điện toán. Thực sự thì nguồn tiền còn lớn hơn nhiều.

Hiện tại Việt Nam đứng trong 10 nước nhận kiều hối trên thế giới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Hãy làm người tình của chú"


Chú họ đưa tôi lên phòng, rồi ông bỗng quỳ xuống xin tôi hãy làm người tình của ôngBây giờ, tôi đã thực sự bình tĩnh và thoải mái hơn để kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình. Qua đây, tôi cũng mong muốn các bạn đọc của chuyên mục hãy nhìn nhận khách quan và cho tôi những lời khuyên bổ ích.

Tôi 27 tuổi, từng trải qua khá nhiều mối tình, sâu đậm có, thoảng qua có. Và kể từ khi tôi bước chân lên thành phố học đại học, rồi đi làm, tôi tiếp xúc với rất nhiều loại người nên mới nhận ra, cuộc sống không phải màu hồng như mình từng nghĩ.

Tôi phải lo lắng cho ba người em ruột của mình từ những thứ vụn vặt nhất trong cuộc sống nên nhìn vẻ bề ngoài, bạn bè ai cũng nghĩ tôi là cô gái mạnh mẽ. Tuy nhiên, khuôn mặt và đôi mắt thoáng buồn khiến nhiều người cảm nhận về tôi là một cô gái mỏng manh, dễ vỡ. Thế nhưng, giờ đây đã 27 tuổi nhưng vẫn chưa có một người đàn ông nào đến bên tôi, dắt tay đi hết con đường đời cùng họ. Chính điều đó đã khiến trái tim tôi ngày càng trở nên vô cảm hơn.

Dù cuộc sống khá buồn chán nhưng tôi vẫn chăm chỉ đi nhậu nhẹt với đám bạn trai độc thân, đối tác hay đồng nghiệp. Có thể vì tôi thích chất men trong bia, cũng có thể vì tôi thích mình sôi nổi hơn trong các cuộc nhậu đó... và tôi cũng thích nhìn đời qua lăng kính đã bị bóp méo đôi chút. Nói chung, tất thảy những điều đó khiến tôi vô cùng thích thú vì được thỏa mãn cái tôi trong đó, đấy là niềm vui.

Tôi có một người chú họ xa. Thỉnh thoảng chúng tôi có gặp nhau vài lần ăn trưa hay nhậu nhẹt vào chiều tối. Nhưng bao giờ, tôi cũng biết từ chối khi cảm thấy có điều gì đó không an toàn... bởi vì tôi hiểu sự sa ngã dễ dàng của phụ nữ, cũng như sự khó cưỡng lại bản năng thú tính trong một số người đàn ông.

Tôi hiểu những ánh mắt đong đưa, những cái liếm môi đầy thâm thúy, những câu nói bỡn cợt của gã đàn ông đó... và tất thảy những hành động ấy chỉ quy vào một chuyện, đó là sex - điều mà ông ngại đề cập với tôi chốn đông người đó.

Chú họ tôi chỉ ít hơn ba tôi vài tuổi. Con đầu của chú bằng tuổi em thứ 3 của tôi, cũng đang là sinh viên đại học. Chú họ cũng đã ở độ tuổi trung niên, tuy vậy, nhìn ông vẫn còn phong độ và có vẻ sung sức lắm (vì trong nhà ông toàn rượu ngâm rắn, rượu sâm Hàn Quốc… đủ thứ tẩm bổ).

Ông có vẻ quý tôi. Mỗi lần nhậu nhẹt, ông lại mời tôi uống rượu quý mà ông mang đến. Tôi thì khác, có thể vì tôi ham vui nhưng tôi không phải là đứa con gái dễ sa ngã, tôi có bản năng sống nhưng bản năng phòng vệ cũng khá tốt. Bao giờ tôi cũng từ chối một cách khéo léo về những lời mời như thế, chỉ dám uống bia khi mà biết rõ mình sẽ không dễ gục ngã loại bia rượu nào.

Thỉnh thoảng trong cuộc trò chuyện, ông lại ỡm ờ về tình cảm dành cho tôi. Dẫu biết ông để ý mình nhưng ông lại là chú họ, mà chú họ thì sao có thể dám làm chuyện tày trời đó kia chứ? Và câu chuyện về người chú họ đã được đám bạn tôi đem ra bàn bạc, mổ xẻ... ai ai cũng khuyên tôi nên cẩn thận bởi, có nhiều con người trong xã hội càng ngày càng bất ổn về mặt đạo đức. Tôi đồng ý nhưng trong lòng thực sự muốn hiểu thật sự ông muốn gì ở tôi và câu chuyện của ông muốn đưa tôi đi đến đâu. Bản lĩnh trong tôi có thừa nên tôi không ngại tìm hiểu những chuyện đó.

Một ngày cuối tuần, ông rủ tôi đi biển chơi. Vì muốn gặp lại những người bạn ở đó và vì sở thích ngắm biển - nơi ghi dấu tình cảm ban sơ của mình với một chàng trai nên tôi muốn quay lại đó để nhớ, để vui, để biết tâm hồn mình vẫn mong manh, dễ vỡ… nên tôi đồng ý đi cùng chú.

Ông chở tôi đi. Chuyến xe bắt đầu với những câu chuyện về công việc, về học tập và dự định của tôi mà ông khéo léo đan xen. Ông bảo sẽ cho tôi những thứ tôi đang cần để nâng cao kiến thức và chuyển một công việc tốt hơn. Ông còn bảo sẽ hỗ trợ tiền bạc để tôi mở văn phòng ở một nước mà tôi muốn định cư. Ông đã vẽ cho tôi một tương lai tốt đẹp.

Nói về tôi, tôi chỉ làm một công việc có thu nhập hơn công nhân một xíu, vì chẳng thể đủ tiền dành dụm nên bao giờ cũng thiếu trước hụt sau. Sống ở một thành phố lớn nên mọi chi phí ngày càng tăng khiến tôi thấy mệt mỏi và chán chường với cuộc sống hiện tại. Trong khi bạn bè đã ổn định, có đồng ra đồng vào, có người đã thành triệu phú thì tôi vẫn chỉ là vậy, vẫn chẳng có đồng nào dư thừa trong tài khoản.

Khi ông vẽ ra viễn cảnh cùng nhau hợp tác, trong lòng tôi cảm thấy hạnh phúc và nghĩ mình may mắn… nhưng tôi chợt giật mình với câu nói của người xưa "không ai cho không ai cái gì”. Tôi nhớ đến những năm tháng trọ học ở thành phố, vất vả và khổ sở vô cùng nhưng chưa ai cho không tôi cái gì, ngay cả họ hàng của tôi. Chính vì vậy nên tôi biết “sự giúp đỡ này” đang là mồi nhử tôi, không biết mồi nhử đó là gì, có thể là tôi, có thể là sự đánh đổi gì đó.

Đến thành phố biển, hai chú cháu ăn uống nào hải sản, nào những thức ăn mà tôi rất thích, rồi sau đó, ông đưa rượu ra mời nhưng tôi khéo léo từ chối. Ông tỏ rõ thái độ bực mình: “Mới có uống rượu đã không đồng cảm thì làm việc sao được?”. Tôi bật cười với thái độ lạnh lùng: “Cháu không uống khi rời xa thành phố, đó là thói quen”.

Câu chuyện nặng nề và mệt mỏi dần trôi qua, cơn mưa nặng hạt đổ xuống, ông muốn thuê phòng nghỉ "vì chạy xe một đoạn đường khá dài". Tôi từ chối lên phòng với lý do: “Cháu cần gặp bạn” rồi nhắn tin cho hai người bạn ở thành phố đến chơi với tôi. Nhưng ông nhất quyết bắt tôi phải lên phòng nói chuyện với ông.

Dù biết trước sẽ có trường hợp xấu xảy ra nhưng vì không muốn mất lòng ông nên tôi vẫn theo ông lên phòng. Khi vừa lên đến nơi, ông đã quỳ thụp xuống nền nhà và nói: “Hãy làm người tình của chú, nhé!”.

Chao ôi! Cái vẻ phong trần của gã đàn ông đang là sếp của gần 100 nhân viên đây ư? Bỗng dưng trong tôi không hề có một cảm giác sợ hãi mà chỉ trỗi dậy sự hận thù, khó chịu. Tôi điềm nhiên trả lời ông rằng:

- Nếu chú làm gì cháu bây giờ thì chú sẽ mất tất cả đó?

- Cháu đang đùa với chú hả? – ông thắc mắc hỏi tôi.

- Cháu chưa bao giờ đùa chú. Nhìn mặt cháu có vẻ giống đùa lắm ạ? – Tôi lạnh lùng đáp.

Ông dần buông tay tôi ra. Có lẽ ông không nghĩ đứa con gái vẫn hay vui vẻ trên bàn nhậu lại là một con người lạnh lùng như thế? Ông bảo: “Chú đã nhầm. Chú có tình cảm với cháu và chú nghĩ cháu cũng đồng cảm với những suy nghĩ đó”. Nhưng tôi nói rằng: "Cháu có thể đồng cảm về công việc, về cuộc sống của chú, chứ chẳng nhẽ làm người cháu, lại đồng cảm với cả việc làm tình với người chú mình sao?".

Cuộc đời cho tôi trải qua những nỗi đau, thử thách, cũng như cho tôi biết sự thật phũ phàng về lòng người. Sự từng trải cho tôi nhiều bài học về giá trị của sức lao động chân chính do mình làm ra, hơn là đợi chờ nhận của ai đó cái gì. Như Mai An Tiêm đã từng nói: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”, quả đúng không sai.

Tôi nghĩ mình sẽ mang theo câu chuyện về người chú họ xuống mồ. Nhưng khi tôi đang suy nghĩ về những gì đã xảy ra, về mối quan hệ chú - cháu, họ hàng... thì tôi nhận được tin nhắn của ông: “Khi nào rỗi rãi, chú cháu mình gặp nhau. Chú sẽ nói cho cháu hiểu rõ hơn về lòng người và những câu chuyện có nhận, có trả”.

Tôi im lặng, không vội vã trả lời... vì tôi biết lúc này mình cần bạn bè, cần những lời khuyên, cần biết bộ mặt thật của gã đàn ông sở khanh đang "đội lốt" chú họ mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

DỊCH ĐIÊN:

Rộ mốt đổi bạn tình trong các khu công nghiệp
Câu chuyện "đổi bạn tình" bây giờ cũng chẳng còn xa lạ với chúng ta, nhưng người ta chỉ hình dung ra những kẻ giàu sang, rửng mỡ mới nghĩ ra cái trò "trác táng" ấy. Thật sốc khi biết, gần đây trên địa bàn các khu công nghiệp, nhiều công nhân cũng đang chạy theo "mốt" đổi tình.
Những căn nhà lá là “điểm đến” của các cặp đổi tình
Bốc thăm đổi tình
Cũng rất khó khăn, tôi mới thuyết phục được chàng thanh niên Nguyễn Việt H. (25 tuổi, quê Đồng Tháp) cho tôi vào vai người tình của cậu. Nhưng H. dặn tôi: "Chị phải đóng như thật, bởi bọn em đi quen rồi, bọn nó biết bồ em nữa, hôm nay em sẽ nói vừa kiếm được bồ mới. Cho nên, chị phải nói mình làm công nhân ở khu công nghiệp Mỹ Phước (tỉnh Bình Dương) xuống. Cái khu công nghiệp Linh Trung, Thủ Đức này, công ty nào bọn chúng cũng biết, chị đừng nói lớ ngớ kẻo lộ hết bánh kẹo".


Tôi chăm chú lắng nghe, cố gắng thu nạp những thứ cần thiết cho một cuộc "nhập vai diễn" hoàn hảo. H. là người miền Tây, tính tình phóng khoáng, tôi quen cậu ta trong một lần đi đám cưới đứa em họ. Lúc ấy, H. không biết tôi là phóng viên nên ngồi rủ rỉ kể cho mấy đứa con trai nghe về việc đổi tình, và rủ xem có ai tham gia không. Tôi dùng hết kỹ năng nói chuyện làm thân với H., sau đó nhờ H. cho đi theo sở thị viết bài.

Trước khi đi, H. dặn tôi kỹ càng, rằng khi vào đó phải biết nhậu, phải nói nhiều. Bởi, thường nếu một thành viên mới sẽ phải chứng tỏ mình "dễ tính" cho mọi người an tâm. Nếu lầm lầm lì lì sẽ bị nghi ngờ. Điều quan trọng nữa, phải nói làm công nhân, hoặc lao động tay chân tự do. Vấn đề này rất quan trọng, tạo niềm tin cho các thành viên yên tâm vì có nhiều người "đồng cảnh ngộ" cả về suy nghĩ lẫn vật chất. Khi có ai đó "đẳng cấp", sẽ dẫn đến hiện tượng tranh giành bạn tình, dễ xảy ra mâu thuẫn "nội bộ".

Trong vai người tình, tôi ngồi sau ôm eo H. đến một khu giải trí có nhiều chòi câu cá. Sau đó, anh bạn dẫn đầu nhóm chọn một cái chòi phù hợp đủ chỗ 10 đôi ngồi ăn uống nói chuyện. Thay vì đến đây gọi đồ, cả bọn sẽ góp tiền vào quỹ hội (thành viên tham gia đổi tình phải đóng quỹ phục vụ phí chơi) để phụ nữ nấu ăn rồi đưa đến nơi tụ họp nhằm giảm bớt chi phí. Khi được H. "huấn luyện" kỹ càng cách nhập cuộc, tôi tự tin giới thiệu đang làm công nhân may ở khu công nghiệp Mỹ Phước, rồi thao thao bất tuyệt nói chuyện khiến nhiều cặp đôi bên cạnh tỏ rõ sự vui vẻ hài lòng.

Với mười cặp đôi có mặt buổi hôm đó, tuổi đời từ 20 đến 35, nhưng tuyệt đối chưa có cặp nào đăng ký kết hôn, chỉ là tình nhân, hoặc đang sống thử với nhau. Theo sự chỉ đạo của một người tên S. (35 tuổi, quê Long An) thì hôm đó cả hội sẽ câu cá, ăn uống xong thì từng đôi sẽ bốc thăm để đi riêng với nhau. Các cô gái chàng trai sau khi thành cặp mới đều có quyền lựa chọn điểm đến tăng hai tùy thích. Vài đôi ngồi lại chòi cá, vài đôi lên đường đi nhà nghỉ. H. quay sang giải thích cho tôi: "Vì muốn công bằng nên bắt thăm, bởi nếu được chọn thì các thành viên sẽ chọn người đẹp hoặc khỏe mạnh, bắt thăm xoay vòng là công bằng nhất. Đã vào hội này rồi thì chẳng ai cần cảm xúc nhiều, thích là nhích thôi".

Một thành viên mới tham gia hội đổi tình đang giới thiệu về bản thân (T.Trần)

Yêu giải khuây nên phải thoáng

Khi tôi tìm hiểu sâu xa, thực chất tình yêu của các đôi công nhân đổi tình là yêu giải khuây chứ không phải xác định hôn nhân. T., quê ở Cần Thơ, mới học xong lớp 6, có thâm niên gần mười năm xa nhà. Trước làm hồ với anh trai, sau thấy công việc, cuộc sống thợ hồ bấp bênh nên theo bạn xuống khu công nghiệp Linh Trung, Thủ Đức (TP.HCM) làm công nhân. Với sức khỏe hơn người, T. làm nhân viên bốc vác trong kho, công việc tuy nặng nhọc nhưng thu nhập ổn định.

T. vốn đã có người yêu ở quê, theo T. nói: "Quê em bố mẹ vẫn còn có suy nghĩ rất cổ hủ là hỏi vợ cho con trai. Khi mẹ gọi về xem mặt vợ, em không chịu nhưng chiều lòng ông bà già nên em xin nghỉ phép về xem mặt người ta. Nào ngờ con nhỏ vừa hiền lại xinh, nhưng do chưa được tuổi cưới, em để đó lên công ty làm tiếp. Ở trên này, hàng ngày đi làm có 8 tiếng, tăng ca thì 12 tiếng, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì. Em gặp L. lúc đi uống cà phê, thế rồi hai đứa cặp với nhau. L. không xinh nhưng ăn chơi lắm, mà suy nghĩ thoáng.L. bảo anh có vợ chưa cưới thì cứ việc, chúng mình yêu nhau khi nào anh cưới vợ thì thôi.

Cũng vì tư tưởng thoáng nên khi T. được bạn rủ tham gia "đổi tình", L. đồng ý ngay, L. còn rất hứng khởi. Lúc thấy tôi mới vào, L. khuyến khích: "Chị đừng ngại, bọn em lần đầu cũng thế, nhưng giờ quen rồi, chẳng việc gì mà sợ, đàn ông chơi được sao mình không chơi. Bọn nó cũng coi tình cảm không ra gì, cái trò này em đọc trên báo rồi, toàn bọn nhà giàu nghĩ ra. Ngày xưa em ghét lắm, nhưng tham gia rất thú vị, tìm cảm xúc mới".

Theo lời L., do hoàn cảnh các đôi đều làm công nhân tham gia chơi đổi tình nên các lần tụ họp đều phải có kế hoạch để tiết kiệm chi phí. Trung bình một tháng sẽ liên lạc gặp vào ngày chủ nhật đầu tháng hoặc nhiều thì một tháng hai lần. L. chia sẻ thêm: "Trước chưa quen T., em có tham gia hội kia có khoảng 5, 7 cặp đôi nhưng một tuần đổi tình một lần. Chơi thế mau mệt và hết tiền nên em đổi sang hội mới với bạn anh T.". Các cặp đôi gặp nhau trên tinh thần giao lưu học hỏi thêm về cuộc sống, sau đó "hưởng thụ" cảm giác mới mẻ. Mình còn trẻ, cứ hưởng thụ đi, không ai biết hết, sau này có lấy nhau đâu, mỗi người tìm một người lạ kết hôn, quá khứ chôn vùi...". 

Trào lưu đi ngược đạo đức xã hội

Trong khi đời sống kinh tế ngày một phát triển, các trào lưu văn hóa mới du nhập, dẫn đến tư tưởng sống nhiều người thay đổi, dễ dãi. Nói về vấn đề này, thạc sĩ tâm lí, Nguyễn Thị Như Quỳnh (Khoa Tâm lí học - Trường ĐHSP TP.HCM) chia sẻ: "Nói đến các hội đổi tình không còn xa lạ với xã hội. Nhưng trước kia là thành phần giàu có, còn nay, tầng lớp bình dân đổi tình càng nhiều. Bàn về mặt đạo đức, điều hiển nhiên, các cuộc đổi tình là đi ngược lại với đạo đức người Việt, giá trị của tình yêu ngày càng bị họ coi nhẹ, xem thường. Đây là một hiện tượng báo động trên toàn xã hội, vì tính lây lan ngày càng rộng".

Minh Hiếu - Thu Trần

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Người Tây Tạng 'bị thế giới làm ngơ'

Damian Grammaticas, Phóng viên BBC, Trung Quốc
Mặt trời lên và nhiệt độ khoảng âm 20 độ C. Tiếng tụng kinh của các vị sư vẩn vương trong thung lũng phủ tuyết trắng.
Chúng tôi ở trên vùng núi cao lô nhô, hướng về phía cao nguyên Tây Tạng. Khắc nghiệt và rất đẹp, vùng nằm bên ngoài Tây Tạng này cũng là nơi có tới sáu triệu người Tây Tạng sinh sống.

Một vị sư quét tuyết khỏi những bậc thang dẫn tới một cái phù đồ nhỏ (nơi giữ xá lợi của Phật). Người Tây Tạng cuộn mình trong chăn để chống rét, tay nâng bánh xe pháp luân.

Xa hơn ở phía trườn đồi, sương sớm treo lơ lửng trên những mái ngói sơn vàng của các thiền viện.

Rải rác khắp thung lũng của vùng núi cao là các thiền viện lưu giữ cách sống của người Tây Tạng.

Các nhà sư trong bộ áo cà sa màu vang đỏ dần tiến ra để làm lễ cầu kinh sáng, trong khi các phụ nữ mang theo tràng hạt đi xung quanh thiền viện, rồi phủ phục xuống đất.

Người Tây Tạng lo lắng khi tiếp xúc với các phóng viên nước ngoài

Từ khi các nhóm lính Trung Quốc được điều động tới kiểm soát Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước, và đức Đà Lai Lạt Ma bỏ xứ đi xa, các thiền viện thưa vắng hẳn đi.

Và đã nhiều tháng qua, báo chí bị chặn lại không được vào vùng Tây Tạng do căng thẳng sôi sục ở khu vực này.

Chúng tôi lọt vào mà không bị phát hiện. Trung Quốc không muốn có sự can thiệp của người nước ngoài ở vùng này.

Các vị sư mà chúng tôi tiến đến gần đều tỏ ra lo lắng, Trung Quốc đã tăng cường theo dõi ở đây.

Một vị sư trẻ lắc đầu tỏ ý không muốn nói chuyện; nhà sư khác xua xua chúng tôi, hoặc có người thì rút vào bên trong. Có nguyên nhân khiến họ cẩn trọng như thế.

Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát, không chỉ ở các thiền viện mà còn ở toàn bộ các hoạt động khác của đời sống và văn hóa người Tây Tạng.

Các thiền viện là nơi lưu giữ văn hóa và cuộc sống của người Tây Tạng
Sự chán nản cũng dần lớn lên trong lòng người Tây Tạng. Và có cảm giác rằng, kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính ở thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây, họ cũng không còn muốn giải quyết hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc nữa.

Điều mà các quốc gia muốn là xâm nhập được vào thị trường và tài chính Trung Quốc

Thế nên người Tây Tạng đành chọn cách phản đối cực đoan, tự thiêu mình. Con số người tự thiêu trong ba năm qua được cho là đã lên tới hơn 120 người, nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc trên quê hương họ.

Một số người được cho là đã kêu gọi đức Đà Lai Lạt Ma trở về khi xảy ra những vụ tự hủy hoại bản thân.

Người Tây Tạng thấy mình bị phân biệt đối xử, 
bị coi là 'da đen hơn và bẩn hơn'

Có thể đó là hành động tuyệt vọng, nhưng Trung Quốc nói những người tự thiêu là do bị Đà Lai Lạt Ma xúi giục, thậm chí trả tiền.

Lo sợ sự việc sẽ ngày càng lan rộng, Trung Quốc lại càng mạnh tay hơn, bắt giữ, thậm chí bỏ tù người Tây Tạng bị cáo buộc giúp đỡ những người đã tự thiêu.

Ngọn cờ của những người cầu kinh bay lất phất bên ngoài ngôi nhà của người đàn ông đã tự kết liễu đời mình. Chúng tôi tìm đến gia đình ông, nhưng được yêu cầu phải giữ bí mật tên tuổi.

Anh trai ông nói người cha có hai con nhỏ ấy không hề nhận được tiền của Đà Lai Lạt Ma. Chỉ nhắc tới điều đó thôi, ông nói, cũng là sự sỉ nhục.

Ông cho biết chính quyền đã đến tra hỏi nhiều lần. Họ muốn biết vì sao em ông lại tự đốt mình, nhưng tất cả những gì ông có thể trả lời là em trai mình là người tốt, hành động vì lương tâm. Người Tây Tạng, ông nói thêm, đã nản rồi.

“Tôi thường thấy người Tây Tạng bị coi là thấp hèn,” ông giải thích. “Tôi rất buồn về điều này.

“Người Tây Tạng vào thành phố tìm việc thường bị coi là da đen hơn và bẩn hơn những người khác; chúng tôi bị đối xử phân biệt. Tôi tin là mình bị cư xử khác biệt.”

Ông nhấn mạnh rằng gia đình ông không bị chính quyền trả đũa. Nhưng cha mẹ ông rõ ràng là rất lo lắng về việc nói chuyện với phóng viên nước ngoài.

Người Tây Tạng sợ văn hóa của mình sẽ bị phai nhạt

Ở vùng núi trống trải đầy gió, nơi người chăn gia súc chăm sóc cho những con bò Tây Tạng đen lốm đốm các sườn đồi, không có nhiều việc làm cho người Tây Tạng.

Trung Quốc nói sẽ thay đổi điều này, sẽ cho xây đường sá, mang thịnh vượng tới. Nhưng phát triển lại là một nguyên nhân gây mâu thuẫn khác.

Giữa tháng Tám năm nay xảy ra một cuộc biểu tình ở trung tâm Tây Tạng bởi nhiều người lo lắng rằng môi trường sẽ bị ảnh hưởng do các hoạt động khai thác khoáng sản. Nhiều người Tây Tạng thấy tài nguyên của mình đang bị Trung Quốc khai thác kiếm lời.

Đáp trả của Trung Quốc cho sự phản kháng, vì có quá nhiều người Tây Tạng tham gia biểu tình, khá mạnh tay. Nhóm người Tây Tạng lưu vong nói cảnh sát ập tới, bắn khói cay và dùng dùi cui điện dẹp đám đông biểu tình.

Ở ngôi làng khác, chúng tôi thấy một phụ nữ đang chất cỏ dự trữ cho gia súc. Bà nói với tôi rằng đã có năm, sáu vụ tự thiêu ở thiền viện gần nhà bà.
Bà không muốn cho chúng tôi biết tên nhưng nói có đàn áp xảy ra sau các vụ tự thiêu đó.

“Chúng tôi thấy rất áp lực. Bắt bớ xảy ra, cảnh sát đến và bắt giữ người.
“Các gia đình còn không biết người thân của mình bị mang đi đâu.”


Người Tây Tạng thấy nản vì có lẽ thế giới giờ chỉ lo tới mối lợi kinh tế với Trung Quốc
Không xa đó, người Tây Tạng đi vòng quanh một khu mộ, quay bánh xe luân hồi. Một nhóm phụ nữ lớn tuổi cúi mình trước tòa phù đồ, siết chặt tay. Rồi họ phủ phục xuống, cầu nguyện.

Sau vụ đàn áp và cấm đưa tin, các vụ tự thiêu có vẻ đã ít xảy ra hơn.

Nhưng những điều không được nhắc tới là mối bất bình ở đây: người Tây Tạng lo sợ rằng họ đang bị gạt ra ngoài lề, văn hóa dần mất đi, bị buộc làm cho im lặng, trong khi đó thế giới ngoảnh mặt đi.

(BBC)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐUỔI HỌC SV NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN



 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học 
sinh viên Nguyễn Phương Uyên
.
Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.


Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.


Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì qui chế của Bộ GD và ĐT còn khắc nghiệt hơn cả Bộ luật hình sự vì theo bộ luật hình sự, nhiều trường hợp bị án tù, sau khi ra tù có thể bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, chứ không cấm vĩnh viễn.


Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:


Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.


Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn.


Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không.


u2
5/12/2013
N.T.T
(Văn bản do gia đình cung cấp)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điểm danh bốn vị đại quý tộc “ô nhục” của nhà Trần

 Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, trong giới quý tộc nhà Trần đã xuất hiện những gương mặt hèn nhát, phản bội...

  
Là triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần đã để lại cho dân tộc ta hào khí Đông A bất diệt với những vị tướng tài và ba lần chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Nguyên Mông - đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. 
 

Nhưng thời đại nào cũng có người tốt, kẻ xấu và nhà Trần cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, trong giới quý tộc nhà Trần đã xuất hiện những gương mặt hèn nhát, phản bội mà tiếng nhục còn lưu lại đến ngày nay. 
 
Trần Di Ái quên quốc thể vì tham quyền 
 

Trong thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông (1279-1293), nước Đại Việt đã trải qua nhiều thách thức to lớn về chủ quyền. 
 

Khi vua Nhân Tông mới vừa lên ngôi, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đã sai người đưa thư trách cứ ông vì tự lập ngôi và đòi phải sang nhà Nguyên chầu thiên tử. 
 

Do không được chấp nhận, đến năm 1282, vua Nguyên lại sai sứ sang yêu sách: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng hai người”.

Một lần nữa, vua Trần Nhân Tông không đồng ý và sai người chú của mình là Trần Di Ái (em trai vua Trần Thái Tông) sang thay cho mình. Vua Nguyên Hốt Tất Liệt không bằng lòng, liền lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương và sai 1.000 quân hộ tống về nước, hòng áp đạt quyền cai trị lên Đại Việt.
Bản thân Trần Di Ái cũng muốn muợn sức người Mông Cổ để giành ngôi, nếu không thành thì vẫn có thể biện hộ bằng chuyện bị vua Nguyên cưỡng ép. 

Tuy nhiên, vừa đến vùng biên ải thì đội quân hộ tống Trần Di Ái bị quân nhà Trần đánh tan tác. Trần Di Ái bị bắt, nhưng được vua Trần tha tội chết, chỉ bị bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, sống trong sự hổ thẹn đến hết đời. 

 
Khát vọng ngông cuồng của Trần Ích Tắc 
 

Theo sử sách, Trần Ích Tắc - con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông - là một người học vấn uyên thâm, thông hiểu lịch sử, nghệ thuật và văn chương. Có trí tuệ hơn người và đầy tham vọng quyền lực, đến 15 tuổi, Ích Tắc đã có ý tranh đoạt ngôi vua với anh cả. 
 

Để thực hiện mục đích này, Trần Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho nhà Nguyên thông qua cho khách buôn ở Vân Đồn, xin quân Nguyên Nam tiến để lập mình làm vương. 
 

Triều đình nhà Trần không hề hay biết dã tâm của Tắc. Khi quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt năm 1285, Trần Ích Tắc lĩnh ấn Đại tướng, chỉ huy chống giặc miền Đà Giang. 
 

Thời cơ đã đến, Ích Tắc vội vã đem cả gia đình đầu hàng giặc và được đưa về phương Bắc. Vua Hốt Tất Liệt của nhà Nguyên phong Tắc làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. 
 

Nhưng dự định này không bao giờ thành hiện thực vì thất bại của quân Nguyên. Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), làm quan triều Nguyên và được đối đãi rất hậu. Mùa hè năm 1329, Trần Ích Tắc chết trên đất khách quê người. 
 

Vì sự phản bội của mình, Trần Ích Tắc bị nhà Trần loại khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần - với ý khinh bỉ nhân vật này hèn nhát như đàn bà. 
 
Trần Kiện dâng hàng vạn quân cho giặc 
 

Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong làm Chương Hiến Hầu, được mô tả là người có tướng mạo khôi ngô, văn võ song toàn. 
 

Với tài năng của mình, Trần Kiện được triều đình tin tưởng cho thay cha lĩnh chức Tịnh Hải quân Tiết Độ Sứ, kết hôn với con gái của Thái Sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, sinh con và được phong tước Mặc Hầu. Trên đường quan lộ, Trần Kiện là người có tính khiêm nhường, nho nhã, độ lượng, được lòng dân. 
 

Năm 1284, do hiềm khích trong triều đình, Trần Kiện về làng Nhân Mục ẩn cư. Cùng năm, Thoát Hoan dẫn quân xâm lược Đại Việt và đánh bại quân nhà Trần, trong lúc Toa Đô dẫn binh từ Chiêm Thành đánh tập hậu. Triều đình lâm vào thế bí, mời Trần Kiện về cầm quân chống Toa Đô. 
 

Trớ trêu thay, do sợ hãi sức mạnh của quân Nguyên và không tán đồng sách lược của nhà Trần, Trần Kiện đã đem hàng vạn quân cùng binh khí đầu hàng và cộng tác đắc lực với kẻ xâm lược. Thoát Hoan khen ngợi sự hàng phục của Kiện và ban thưởng rất hậu. 
 

Sau khi quân Nguyên bị phản công và đại bại tại chiến trường Đại Việt, Trần Kiện theo giặc rút về phương Bắc, nhưng đến ải Chi Lăng thì quân nhà Trần do Nguyễn Địa Lô chỉ huy phục kích và bắn chết. 
 
Trần Văn Lộng phản phúc, đánh phá quê nhà 
 

Trần Văn Lộng là con của Nhân Thành Hầu Trần Duyệt, cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ. Là người có tính điềm tĩnh, Lộng được vua Trần tin cậy, phong làm đại tướng cầm quân phòng thủ vùng sông Tam Đái. 
 

Năm 1284, đại quân của Thoát Hoan tràn vào Đại Việt và đánh phá dữ dội. Cầm cự được một năm, phần vì bị dụ dỗ, phần vì sợ hãi, Trần Văn Lộng đem toàn bộ gia quyến đầu hàng quân Nguyên. 
 

Nhà Nguyên lập tức phong chức tước, tiền của, đồng thời cấp ngựa và vũ khí cho Trần Văn Lộng. Kẻ phản phúc này đã theo chân quân Nguyên tấn công Đại Việt và lập được một số chiến tích. Khi quân Nguyên bị đánh đuổi, Lộng chạy theo đám tàn quân xâm lược. 
 

Từ đó đến lúc chết, Trần Văn Lộng được triều Nguyên trọng dụng và ban cho rất nhiều bổng lộc. Thi hài của nhân vật này được chôn ở hồ Mã Gia đất Hán Dương, Trung Quốc và được con cháu thờ phụng.


Hoàng Phương


Phần nhận xét hiển thị trên trang