Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Xem "Quan khí" nhớ tới "Trung Nam Hải"





"Quan khí" là một bộ tiểu thuyết dài khoảng 5 vạn trang nói về tranh chấp quyền lực trong bộ máy chính quyền trung ương Trung Quốc. Các quan chức cao cấp nhất của chính quyền Trung Quốc sống ở đây. Thế hệ già thì tập thể dục cùng nhau; thế hệ trung là lớp đang cầm quyền thì thường xuyên qua lại thăm nhau và tham khảo ý kiến nhau; thế hệ trẻ thì chơi với nhau... Do vậy xem "Quan khí" cũng nên tìm hiểu thêm cấu trúc bên trong Trung Nam Hải như thế nào.

Một góc của Trung Nam Hải (xem phóng to ở dưới)


Trung Nam Hải (chữ Hán: 中南海; bính âm: Zhōngnánhǎi) là một quần thể các tòa nhà ở Bắc Kinh, Trung Quốc, là trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thuật ngữ Trung Nam Hải đồng nghĩa với sự lãnh đạo và chính quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như thuật ngữ Downing Street để đề cập chính quyền của thủ tướng Anh vậy. Các chủ tịch của Trung Quốc và các nhân vật cấp cao khác của Trung Quốc thường đón tiếp các quan chức cấp cao quốc tế bên trong quần thể này.

Trung Nam Hải nằm ở phía tây, bên trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Trong khuôn viên của Trung Nam Hải có 3 hồ Trung Hải, Nam Hải, riêng hồ Bắc Hải thuộc công viên. Trong thời kỳ phong kiến, Trung Nam Hải được các hoàng gia làm nơi vui chơi giải trí với các vườn quanh hồ, các đền, các được xây dựng ven hồ.


Tân Hoa Môn, cổng vào Trung Nam Hải.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sống và chỉ đạo sau những bức tường cao ngất của công viên Trung Nam Hải, một loại Tử Cấm Thành khác.

Từ sáu mươi năm qua, dinh cơ này và các tòa nhà dựa lưng vào Tử Cấm Thành không còn được thể hiện trên bản đồ thủ đô Trung Quốc, và ngay cả tờ báo chính thức của Đảng là Nhân dân Nhật báo cũng nói rằng đây là “địa điểm bí mật nhất của Bắc Kinh”. Tuy vậy, cổng chính của Trung Nam Hải vẫn được giấu kín.

Nằm ở cuối đại lộ Trường An, phía tây quảng trường Thiên An Môn, Trung Nam Hải mang nét đẹp của một cung điện đời nhà Thanh, với hai khẩu hiệu cách mạng bằng chữ trắng trên nền đỏ: “Đảng Cộng sản vĩ đại muôn năm”, “Tư tưởng Mao Trạch Đông bất khả chiến bại muôn năm”. Những khách bộ hành quá tò mò được công an mặc thường phục nghiêm khắc mời đi nơi khác. Thật là quá đáng, bởi vì đó chỉ là một… cổng giả!

Chính là từ một cổng phụ mà các nhà lãnh đạo bước vào nơi chốn thiêng liêng nhất của quyền lực: một mê cung khổng lồ những ngôi nhà mái ngói xám, được điểm xuyết bằng những cung điện cổ kính. Thêm vào đó là những hành lang ngầm dưới lòng đất, dẫn đến Đại lễ đường Nhân dân ở ngay bên cạnh, nơi sắp diễn ra Đại hội Đảng.

Văn phòng làm việc bên trong Trung Nam Hải.

Trung Nam Hải là nơi sống và làm việc của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và gia đình. Các vị quốc khách cũng được đón tiếp tại đây. Với các hồ nước và công viên xanh ngắt, khung cảnh thật êm ả nếu khí trời không bị ô nhiễm. Tại Bắc Kinh, không khí khó thở đến nỗi phải thiết trí 200 máy lọc khí cho những con người đặc quyền ở Trung Nam Hải. Công ty sản xuất các máy lọc không khí này đã quảng cáo trên trang web của mình, trước khi chính quyền yêu cầu phải kín tiếng hơn…Còn về ăn uống, cư dân Trung Nam Hải được một trang trại đặc biệt ở ngoại ô Bắc Kinh cung ứng các loại thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn sinh thái.

Nơi đây không phải lúc nào cũng thanh bình. Chính xung quanh những bức tường Trung Nam Hải, mà năm 1967 hàng chục ngàn Hồng vệ binh đã biểu dương lực lượng, đòi Lưu Thiếu Kỳ phải ra đi – điểm khởi đầu của Đại cách mạng văn hóa. Sau đó đến năm 1989, trong vụ Thiên An Môn, các sinh viên biểu tình cố gắng đột nhập vào, nhưng chế độ đã gởi các xe tăng đến đàn áp. Rồi đến tháng 4/1999, mười ngàn đệ tử Pháp Luân Công đã vây quanh Trung Nam Hải để đòi hỏi được tự do hơn.

Bức tường bao quanh Trung Nam Hải.

Từ đó đến nay, an ninh đã được thắt chặt, và Trung Nam Hải trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm, với bức thành lũy nhẵn thín màu tía cao sáu mét, cũng dài như bức tường bao quanh Tử Cấm Thành. Những camera quan sát được lắp đặt mỗi 50 m, và công an liên tục tuần tra, hoặc đi bộ, hoặc bằng những chiếc Segway (phương tiện di chuyển hai bánh, có cần điều khiển bằng tay –ND).


Đương nhiên nơi đây cũng là mục tiêu của vô số tin đồn. Ông Vương, làm việc trong khu vực cho biết: “Người ta nói rằng có một đường xe điện ngầm bí mật từ đây chạy đến công viên Đồi Hương ở phía tây thành phố, nơi nghỉ đêm của một số lãnh đạo. Mỗi buổi sáng tôi cảm thấy đất rung chuyển dưới chân”.

Rốt cuộc, nguồn thông tin khả tín duy nhất có thể là Google Earth. Từ năm 2006, công cụ tìm kiếm của Mỹ đã cung cấp hình ảnh Trung Nam Hải chụp từ vệ tinh, rõ nét một cách xấc xược đối với các lãnh đạo Trung Quốc.

Khi các vị lãnh đạo cao cấp cảm thấy chán một Bắc Kinh náo nhiệt hay muốn tổ chức các cuộc họp không chính thức, họ đến Bắc Đới Hà, thành phố biển gần thủ đô nhất thuộc tỉnh Hà Bắc. Tất cả các nhà tư sản đỏ đều tìm mua nhà nghỉ tại đây, khu vực sang trọng mà các công ty nhà nước thường tổ chức các hội nghị. Và cũng là nơi mà theo tin đồn thì lãnh đạo thất sủng Bạc Hy Lai được cầm giữ từ mùa đông vừa qua.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cú đấm mở màn chống tham nhũng


Trong tháng này sẽ xét xử các “đại án" - “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng - Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh thông báo nhanh với cử tri quận Hải Châu, Đà Nẵng sáng nay.
Sáng nay (2/12), ông Nguyễn Bá Thanh cùng đoàn đại biểu TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri quận Hải Châu sau kỳ họp QH.

Ông Thanh cho hay, ngay trung tuần tháng 12 này, các cơ quan tố tụng sẽ đưa ra xét xử các vụ “đại án” tham nhũng gây nhức nhối xã hội: vụ Dương Chí Dũng cùng đồng bọn và vụ Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên).

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, Đà Nẵng, Dương Chí Dũng, bầu Kiên
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh: Không để tham nhũng hoành hành
Hai vụ “đại án” tham nhũng này được đưa ra xét xử công khai, sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go và thách thức.
Ông Thanh khẳng định không chỉ “đại án” tham nhũng cỡ vụ Dương Chí Dũng cùng đồng bọn hay vụ bầu Kiên mà còn có 6 vụ án tham nhũng lớn trên toàn quốc đã được các cơ quan tố tụng hoàn tất điều tra và truy tố chờ ngày “đẹp trời” để đưa ra xét xử trong những ngày đến.
Những “đại án” tham nhũng đã được đưa ra xét xử vừa qua tại TAND TP.HCM gồm 2 vụ tại công ty Cho thuê tài chính II, thuộc Agribank và công ty Vifon. 
Việc đưa ra xét xử với bản án nghiêm khắc nhất dành cho các bị cáo trong 2 vụ án vừa qua là những “cú đấm” đầu tiên mở đầu cho việc tấn công triệt tiêu tệ tham nhũng gây nhức nhối hiện nay trong xã hội chúng ta - ông Bá Thanh nói.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri sốt ruột hỏi: Tại sao các vụ “đại án” tham nhũng chậm đưa ra xét xử?

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, Đà Nẵng, Dương Chí Dũng, bầu Kiên
Các cử tri thắc mắc vì sao tội phạm tham nhũng chậm bị xử lý
Ông Bá Thanh chia sẻ: Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian.

Một điều khó khăn khác vô cùng nhạy cảm, đó là đối tượng tham nhũng liên quan đến người có chức, có quyền. Thậm chí nhiều vụ còn có yếu tố nước ngoài nên quá trình điều tra xác minh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dù có khó khăn vẫn phải điều tra làm rõ và đưa ra xét xử nghiêm minh.

Cử tri cũng bày tỏ bức xúc về thực trạng tham nhũng, lãng phí đang ngày càng gia tăng. Những vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Ông Nguyễn Đức Học (87 tuổi) trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, kiến nghị Quốc hội nên xem xét ban hành luật chống bao che.

"Trong luật Phòng chống tham nhũng đã nghiêm cấm bao che cho đối tượng tham nhũng rồi. Vấn đề là chúng ta phải vừa chống, nhưng cũng phải vừa phòng", ông Thanh trao đổi.

Sắp tới, sau khi xử xong vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng, sẽ xử tiếp hàng loạt đại án tham nhũng khác. Đây là những “đại án” tham nhũng mà như lời ông Bá Thanh là những “cú đấm” quyết định mở màn cho công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng.

"Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết.

Tin, ảnh: Vũ Trung
 
(VNN) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chu Vĩnh Khang bị bắt về tội tham nhũng


Chu Vĩnh Khang - Ảnh: Reuters
(TNO) Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt vào hôm 1.12 vì tội tham nhũng, United Daily News, một trong ba tờ báo lớn nhất của Đài Loan, ngày 2.12 đưa tin.  

Trước đó, vào ngày 21.10, tờ South China Morning Post của Hồng Kông dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới về hưu vào cuối năm ngoái).

Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

South China Morning Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết ông Phó sẽ báo cáo trực tiếp với ông Tập Cận Bình.

Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) vào năm 1966.

Ông lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996 - 1998 rồi chuyển sang làm Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên đến năm 1999.

Sau đó, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999 - 2002 rồi vào Bộ Chính trị và giữ chức Bộ trưởng Công an đến năm 2007.

Ông trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 - 2012.

Những tin tức đồn đoán về số phận của ông Chu đã rộ lên từ khi đồng minh thân cận là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai "ngã ngựa" hồi năm ngoái.
Thông tin điều tra ông Chu rộ lên trên internet sau khi 4 quản lý cấp cao của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu từng lãnh đạo vào đầu thập niên 1990, bị liệt vào diện điều tra tham nhũng.
Theo South China Morning Post, cuộc điều tra sẽ tập trung vào thời gian ông Chu làm việc tại CNPC cũng như giai đoạn ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (1999 - 2002).
Đặc biệt, giới chức sẽ tìm hiểu nghi vấn ông Chu và gia đình có hưởng lợi bất chính từ các thỏa thuận bất động sản khổng lồ liên quan đến con trai ông là Chu Bân và những người thân cận khác.
Theo tờ Kwong Wah Daily của Malaysia, ông Chu Bân bị cho là lợi dụng ảnh hưởng của cha để kiếm lợi thông qua các hợp đồng làm ăn lớn, mua và bán lại đất công, can thiệp vào các dự án dầu khí, hối lộ quan chức, thu tiền bảo kê…
Một số nguồn tin nói Chu Bân sở hữu nhiều tài sản ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Hồng  Kông cũng như ở nhiều nước như Pháp, Mỹ và Thụy Sĩ.
Ngoài ra, theo thư tín ngoại giao mật của Mỹ do Wikileaks tiết lộ hồi năm 2009, giới chức Washington tin rằng một nhóm cá nhân do ông Chu Vĩnh Khang và con trai ông dẫn đầu đã kiểm soát ngành dầu khí của Trung Quốc trong nhiều năm. Hiện nay chưa rõ ông Chu Bân đang ở đâu.
Bên cạnh đó, tờ Oriental Daily (Hồng Kông) chỉ ra rằng từ sau Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, đã có nhiều quan chức, doanh nhân được cho là thân cận với Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ về cáo buộc tham nhũng.
Nổi bật trong số này có doanh nhân Ngô Binh ở Tứ Xuyên, bị bắt khi đang lẩn trốn tại Bắc Kinh.
Ông Ngô được cho là chịu trách nhiệm trông coi tài sản gia đình ông Chu, ước tính lên tới hàng tỉ USD.
Ngoài ra, nhà chức trách đã mở điều tra nhằm vào cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành và Chủ tịch Hội Nhà văn Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, từng là thư ký của ông Chu Vĩnh Khang trong gần 20 năm.
Ngoài cáo buộc tham nhũng, ông Chu Vĩnh Khang có thể sẽ bị điều tra về lạm dụng chức quyền trong thời gian nắm Ủy ban Chính Pháp Trung Quốc từ 2007 - 2012.
Ủy ban Chính Pháp Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến an ninh - trật tự và luật pháp của Trung Quốc, có quyền giám sát hoạt động của mọi lực lượng thi hành luật, kể cả cảnh sát.
Theo South China Morning Post, trong giai đoạn 2007 - 2012, ông Chu được cho là không ngừng mở rộng quyền lực của ủy ban này, tìm cách thống nhất quản lý mọi cơ quan an ninh - công an và nắm trong tay ngân sách an ninh nội địa tới gần 111,7 tỉ USD.
Ông Chu cũng bị cho là đã sử dụng các biện pháp bất hợp lý để giữ trật tự xã hội và chỉ đạo phải cứng rắn giải quyết vụ bạo động ở Tân Cương năm 2009.
Đáng chú ý, người kế nhiệm ông Chu Vĩnh Khang nắm Ủy ban Chính Pháp hiện nay là ông Mạnh Kiến Trụ không có chân trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số nhà quan sát cho rằng đây là cách các lãnh đạo của nước này giới hạn quyền lực của ủy ban, tránh tình trạng “tung hoành” như thời ông Chu.
Bên cạnh đó, Chu Vĩnh Khang được cho là người bảo trợ và từng ra sức bảo vệ Bạc Hy Lai, vừa bị xét xử hồi đầu tuần về tội nhận hối lộ và lạm quyền. Khi ông Bạc vừa bị cách chức và bắt giữ giữa năm ngoái, đã có nhiều tố cáo và kêu gọi cách chức nhằm vào ông Chu, theo BBC.  
Đến nay, Trung Quốc vẫn không có phản ứng về các thông tin trên. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra thật sự được tiến hành, đây sẽ là sự kiện chấn động gấp nhiều lần so với vụ Bạc Hy Lai và là bằng chứng cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, trong sạch hóa hàng ngũ lãnh đạo theo cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Văn Khoa
Hoàng Uy - Phúc Duy
(Thanh niên) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế hệ tương lai của đất nước!

Đoan Trang 


Nhân chuyện một nhóm sinh viên Học viện Ngân hàng bị xử lý kỷ luật vì can tội xếp hàng hình chữ SEX trong Hoàng Thành Thăng Long, và bạn Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1990), sinh viên xuất sắc của Học viện Hành chính Quốc gia, có bài viết đáp lễ “SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK...”, mình bỗng chạnh lòng nghĩ đến thân phận thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước.

Đầu tiên, mời các bạn xem bức hình ở dưới, được chụp nhân dịp Thái tử Vương quốc Bỉ Phillippe đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2012. Đây là chú thích của phóng viên:

“Các sinh viên này, cùng khoảng hai chục sinh viên nữa ở phía trong, phải chấp nhận ăn mặc như thế này và đứng chịu rét hơn hai tiếng đồng hồ sáng nay để các quan chức của trường tiếp đón một đoàn khách nước ngoài. Tôi mặc áo phao dày cộm đứng cùng họ hàng chục phút trước khi mỗi đoàn khách đến.

Họ được lệnh phải vẫy cờ khi các đoàn khách đi vào, trở thành một thứ trang điểm cho sự đón tiếp trọng thị mà các thầy cô giáo của họ dành cho người nước ngoài, bất chấp việc này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của họ và hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt đoàn khách nước ngoài.

Hiện tượng này xuất hiện phổ biến tại hầu hết các trường học ở Việt Nam. Dễ thấy vị trí của người học ở đâu trong nền giáo dục”.



Ảnh: Trịnh Hữu Long

Lại nhớ hồi 2010 kỷ niệm 65 năm thành lập Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – cái nôi của trí thức khoa học xã hội cả nước, anh Trọng về thăm trường cũ.

Mình đang đứng chắp tay sau đít nhìn nhìn, đột nhiên có mấy trí thức từ đâu xông tới nắm cánh tay lôi đi: “Sinh viên lớp nào thế này, sao đứng đây?”. Mình cố gỡ tay các vị ra, đang giải thích, thì anh Trọng đã đi tới. Mọi người vội vã bỏ cả mình đấy, nhao hết về phía anh, ai nấy cười tươi thắm: “Ôi, anhhhhhh…”.

Mình đứng trơ ra, tức quá bèn nhắn tin trút giận vào đầu một sinh viên của trường – lúc đó hẳn cậu ta đang trùm chăn đọc sách ở nhà: “Trường mày ấy. VNU nhà mày ấy. Với khối chí thức như thế thì 65 năm nữa cũng không khá được chứ không phải 65 năm truyền thống mà đã xong đâu em ạ”. Sinh viên nhắn lại: “Sax... Ai bảo chị mon men ra đấy làm gì? Giảng viên mà có tư cách, có tài thì đã chả thèm ra đón anh Trọng”.

Tin nhắn “vơ đũa cả nắm” đó của mình xuất phát chủ yếu là từ sự bức xúc trước cách giới trí thức – ở đây là các loại ban giám hiệu, đoàn trường, một bộ phận giáo viên khả kính… – đối xử với sinh viên. Hôm đó đã là đầu đông, trời rét, mình vẫn nhớ cảnh trường huy động một đội hai, ba chục nữ sinh áo dài mỏng, má phấn môi son, guốc cao gót nhọn như kim, đứng hai bên hành lang gió lộng để đón anh Trọng. Em nào mỏi, bỏ guốc ra đứng chân không một tị, hoặc ngoáy ngó sang bên cạnh nói chuyện, lập tức thầy/cô ra nhắc nhở, yêu cầu phải đứng cho ngay ngắn.

Tới lúc anh Trọng đến thì “khối chí thức” đổ xô ra đón. Các thầy complet, các cô áo dài, ai nấy tươi tắn, hớn hở, lúp xa lúp xúp trong hai cái ống quần là lượt. Rồi tự động hình thành một vòng tròn bao quanh anh Trọng. Anh Trọng thân mật nhìn khắp lượt rồi buông một câu đùa theo mình là nhạt thếch, tuy nhiên anh không có lỗi: “Trường ta giờ cài cắm trí thức ở khắp nơi rồi, nhỉ?”. Mọi người cười phá lên, tiếng cười nồng nàn đấy nhưng giá bỏ thêm độ một tạ muối thì đỡ nhạt hơn một chút. Thôi thì cũng là giữ phép lịch sự với một sinh viên cũ của trường. Nhưng với các sinh viên hiện tại của trường thì lại không cần phải giữ gìn như thế. Gió lạnh đầu mùa thổi phần phật, họ vẫn cứ đứng đó, lênh khênh trên những đôi guốc nhọn, áo dài mỏng bay phấp phới, may có lớp son phấn che đi đôi môi và làn da tái mét vì lạnh, và họ xuýt xoa…

Rồi mọi người hối hả đưa anh Trọng vào phòng lớn, và mình cũng nhanh chân trà trộn vào. Chớp máy ảnh nháy liên hồi. Chẳng nghe được anh Trọng nói gì, chỉ thấy vỗ tay rộn ràng.

Một lát sau, trong phòng lớn, đã có tín hiệu chuẩn bị sâm banh. Lại thêm 8 nữ sinh áo dài nữa, mỗi nữ sinh nâng trên tay một chiếc khay, trên đặt chiếc ly, thướt tha đi vào. Em nào cũng nâng khay ngang thái dương (không biết các em có biết tích “cử án tề mi” bên Tàu không – nàng Mạnh Quang dâng cơm cho chồng mỗi bữa đều nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng ông xã). Guốc cao gót lại phải dâng khay nên các em đi lại cũng có phần khó khăn, nhưng vấn đề quan trọng ở đây đang là phải làm sao để không xảy ra thất thố gì trong giờ khắc này. Ban lãnh đạo chờ các nữ sinh đến, các thầy khui sâm banh, rót vào từng ly, rồi dâng cho Tổng Bí thư – nhưng mà chỉ là đưa ly cao ngang cổ thôi chứ chưa đến mức ngang mày. Ồn ào chúc tụng, cụng ly...

Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù, à, tức là số nữ sinh áo dài làm lễ tân đón khách bên ngoài vẫn đứng run cầm cập ngoài hành lang đầy gió.

Mình ý thức được thân phận phóng viên nên đã cố nép vào góc phòng, sợ lăng xăng nhỡ làm vướng chân hay va phải mấy em phục vụ sâm banh, bể ly của trường thì đền bỏ mẹ. Tuy thế cái chiều cao 1m45 vẫn bị phát hiện, một số giáo viên trong lực lượng vừa nãy gườm gườm, có một cô không nén được sự bức xúc đã tiến đến hỏi thẳng: “Em ở lớp nào? Tại sao vào đây?”. “Em xin lỗi, em không phải sinh viên, em ở bên báo”.

Báo à?”. Cô “hừ” một tiếng khe khẽ trong cổ rồi quay đi, không quên ném vào mặt mình một cái nhìn khó chịu. Không sao. Em biết thừa là vướng anh Trọng ở đây, còn lâu cô mới dám nắm cánh tay lôi em ra ngoài, nên em cũng nhìn lại với vẻ khó chịu không kém.

Nói chung thì chứng kiến từ đầu buổi đến giờ, mình biết là các thầy cô không thích thấy sinh viên (hoặc nói chung là cái bọn trẻ, nhâng nháo) lại có cái quyền đứng gần, “tiếp cận” Tổng Bí thư đâu. Nhiệm vụ của chúng nó rõ ràng thế này: Đứa nào ngoại hình đẹp và ưu tú về đạo đức cách mạng thì ra đón Tổng Bí thư, bọn còn lại (không nhất thiết xấu, nhưng bọn nó là số đông và rất có thể không ưu tú) thì cứ lên lớp bình thường – việc của chúng nó là học, còn việc gần gũi đón tiếp anh Trọng, đã có lãnh đạo nhà trường lo. Hội trường đâu, phòng ốc đâu mà cho hàng trăm sinh viên ra “giao lưu” với anh được, nhỡ ra chúng nó hỏi gì anh thì dở, dở lắm. Phải kiểm soát được hết. Không được phép để xảy ra sơ suất, thất thố nào trong một dịp như thế này – mấy khi anh Trọng về thăm trường. Quan trọng nhất là, tiếp một người sang như thế, cao như thế, phải là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường cơ, đâu đến thứ sinh viên…
 
Đoan Trang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MẸ ĐIÊN

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"

Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.
Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"
"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngănbàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.

Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

oOo

Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!" (Trang Hạ) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới


Lịch sử loài người chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh vì những lý do ngớ ngẩn và phi lý nhưng để lại hậu quả thực sự tàn khốc.
Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Hiện nay, trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nổ ra ở nhiều nơi và nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn hiển hiện ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cuộc chiến tranh phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, để chúng ta hiểu thêm về bản chất tàn bạo và vô nghĩa của chiến tranh.

1. Cuộc chiến chiếc ghế vàng (1900)

Một cuộc chiến mang lại đau thương cho cả một dân tộc và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ vì ý muốn ngông cuồng của một viên Thủ hiến.

Cuộc chiến bùng nổ như thế nào?

Vào cuối thế kỷ 19, người dân vương quốc Ashanti ở bờ biển phía tây châu Phi (nước Ghana hiện nay) thờ phụng một chiếc ghế bằng vàng. Chiếc ghế này được họ coi là một thánh vật, là nơi trú ngụ của quyền lực thủ lĩnh và còn là vật thiêng tượng trưng cho linh hồn của vương quốc Ashanti cũng như linh hồn của tất cả những người đã chết, những người đang sống và cả những người chưa ra đời ở vương quốc này.

Lễ rước chiếc ghế vàng của người Ashanti

Năm 1896, thực dân Anh đổ bộ và xâm chiếm vương quốc này, đánh bại đạo quân tinh nhuệ của vua Ashanti, sau đó đày ông này tới hòn đảo Seychelles xa xôi, khiến người dân Ashanti rơi vào tình trạng “rắn mất đầu”.

Ngài Frederick Hodgson, viên Thủ hiến đầy quyền lực của Anh đã tới vùng đất này để giúp người dân ở đây “khai sáng văn minh” theo cách mà người da trắng luôn muốn làm với người dân các nước thuộc địa.

Đến tháng 3/1900, ông Hodgson đến thủ đô Ashanti và tuyên bố với người dân ở đây rằng vì toàn bộ vương quốc này đều được đặt dưới sự trị vì của Nữ hoàng Anh thế nên ông ta yêu cầu người dân trao lại cho mình chiếc ghế vàng này để ông ta có thể ngồi lên đó.

Những người dân Ashanti có mặt tại đây sững sờ im lặng trước yêu cầu kỳ dị mang tính miệt thị này của vị Thủ hiến đối với truyền thống và di sản của mình, thế nên sau khi bài diễn văn của Hodgson kết thúc, họ đồng loạt lao về nhà và lôi ra bất cứ thứ vũ khí nào mà họ tìm thấy. Và thế là Cuộc chiến Chiếc Ghế Vàng nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Thủ hiến Hodgson điều một vài đơn vị lính đến canh giữ chiếc ghế vàng này, và khi đến nơi, họ vô cùng ngạc nhiên khi phải hứng chịu đợt tấn công mãnh liệt của một đội quân do bà Yaa Asantewaa (mẹ của vị vua bị lưu đày) chỉ huy.


Tượng đài của bà Yaa Asantewaa tại Ghana ngày nay

Đội hình lính Anh này gần như bị xóa sổ hoàn toàn, những người sống sót tìm mọi cách quay trở về doanh trại ở Kumasi và cố gắng cầm cự trong một pháo đài nhỏ. Bà Yaa Asantewaa đã dẫn đội quân của mình đếnbao vây pháo đài này trong suốt 3 tháng rưỡi với lực lượng lên tới 12.000 người. Quân Anh chui rúc trong pháo đài chật hẹp trong hoàn cảnh rất khốn khổ và chờ đợi cứu viện trong tuyệt vọng.

Cuối cùng lực lượng cứu viện gồm vài ngàn quân dưới sự chỉ huy của thiếu tá James Willcocks và một số vũ khí hiện đại đã đến nơi và xuyên thủng vòng vây của quân Ashanti. Cuối cùng họ cũng đánh bại được lực lượng nổi dậy vào ngày 14/7/1900 và giải vây cho pháo đài. Lực lượng bị vây hãm bên trong pháo đài được giải cứu trong tình trạng cạn kiệt thực phẩm và đạn dược.


Lính Anh tấn công các chiến binh Ashanti

Để trả thù cho sự “hỗn xược” này của người Ashanti, trong những tháng tiếp theo của mùa hè năm đó, Willcocks đã ra lệnh tàn sát nhiều ngôi làng trong vùng, san phẳng các khu dân cư và chiếm đoạt đất đai của người Ashanti.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Mặc dù người Ashanti bị thua trên chiến trường với con số thương vong lên tới trên 2000 người, nhưng người Ashanti vẫn tuyên bố rằng họ đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, bởi một lẽ đơn giản là người Anh đã không bao giờ ngồi lên được chiếc ghế vàng thiêng liêng của họ.

2. Cuộc chiến Cột cờ (1845-1846)
Cuộc chiến tranh quyết liệt giữa quân đội Anh và thổ dân New Zealand, mà mục tiêu của cả cuộc chiến chỉ là một chiếc... cột cờ.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1840, lực lượng viễn chinh của thực dân Anh và các bộ tộc người Maori ở New Zealand ký Hiệp ước Waitangi, và đây được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên để người Anh đặt chân đến New Zealand, và ngày nay hiệp ước này vẫn được coi là tài liệu lập nên quốc gia này.

Tuy nhiên các bên tham gia hiệp ước lại có cách hiểu rất khác nhau về văn bản này. Người Maori tin rằng hiệp ước này sẽ đảm bảo cho họ tiếp tục được sở hữu đất đai và gìn giữ các phong tục tập quán cổ xưa của mình. Trong khi đó, người Anh lại cho rằng hiệp ước này đã mở ra cánh cửa để họ có thể ồ ạt di cư đến miền đất mới này. Ngày 21/5/1840, New Zealand chính thức được sáp nhập vào Vương quốc Anh, và sau đó họ chuyển thủ đô đến Auckland, cách thủ phủ cũ Waitangi khoảng 200 km.

Tuy nhiên thủ lĩnh Hone Heke, một trong những người đầu tiên ký Hiệp ước này lại ngày càng tức giận với cách người Anh thực thi những điều mà họ đã ký. Ông phản đối việc dời thủ đô đến Aukland cũng như việc viên Toàn quyền Anh đặt ra những loại thuế phí phi lý tại Kororareka khiến số lượng tàu đánh bắt cá voi ghé thăm vùng đất này sụt giảm thê thảm.


Thị trấn Kororareka, nơi nổ ra Cuộc chiến Cột cờ

Sau khi người Anh di cư ồ ạt vào đây, Kororareka từ một vùng đất thanh bình trở thành một nơi đầy rẫy tệ nạn với các nhà thổ mọc lên như nấm sau mưa, các quán rượu và sòng bạc xuất hiện dày đặc với những kẻ bợm rượu suốt ngày đánh cãi nhau. Người Anh cũng cho dựng lên trong thị trấn này một cột cờ lớn và treo cờ Anh như một biểu tượng cho chủ quyền của mình.

Không thể nhẫn nhịn thêm được nữa, Hone Heke dẫn đầu đội quân thổ dân của mình tràn vào thị trấn và đốn hạ cột cờ này với ngụ ý rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận sự cai trị của người Anh cũng như sự hiện diện của cột cờ ở đó. Và thế là cuộc chiến Cột cờ nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, Anh điều tàu chiến Sydney với 160 sĩ quan và binh lính thuộc Trung đoàn 99 từ New South Wales ở Úc tới Vịnh Quần đảo. Sau đó Toàn quyền Fitz Roy cùng với một bộ phận của Trung đoàn 96 cũng tới khu vực này trên tàu chiến HMS Hazard. Sau màn phô trương lực lượng này, Toàn quyền Fitz Roy đạt được thỏa thuận với các bộ tộc ở đây là sẽ dựng lại cột cờ của Anh tại Kororareka.

Tuy nhiên Hone Heke không tham gia hội nghị đàm phán này, và ngay sau khi quân Anh rút về Sydney và một cột cờ mới được dựng lên, vị thủ lĩnh này quyết định sẽ tiếp tục thách thức người Anh bằng cách đốn hạ nó một lần nữa.


Hone Heke đích thân đốn hạ cột cờ của người Anh

Tháng 1/1845, Heke đích thân chặt đổ cột cờ Anh ở thị trấn Kororareka. Người Anh tức tối cử một phân đội gồm 30 lính thuộc Trung đoàn 96 tới đây và dựng lại cột cờ và gia cố thêm bằng các đai sắt, đồng thời xây dựng một bốt gác ngay cạnh cột cờ. Thế nhưng ngay sáng hôm sau, họ ngỡ ngàng nhận ra rằng cột cờ này đã bị đốn hạ lần thứ ba. Toàn quyền Fitz Roy lập tức cử quân tăng viện đến để bảo vệ cột cờ này.

Lực lượng tăng viện làm việc cật lực để xây dựng một tòa nhà kiên cố bên cạnh làm chốt bảo vệ cho lực lượng gồm 20 lính canh. Sau đó họ mua một chiếc cột buồm của một thuyền buôn trong cảng và dựng lên cột cờ thứ tư. Một lực lượng hùng hậu gồm 200 lính được huy động để bảo vệ cột cờ mới này.

Ở Anh, Hạ viện đã quyết định rằng Heke và các chiến binh của ông ta không được quyền đốn hạ cột cờ và phải ở yên trong lãnh thổ của họ, bởi vậy hành động của vị thủ lĩnh này cần phải bị trừng phạt. Khi các nhà truyền giáo thông báo điều này với Heke, ông không hề tỏ ra quan tâm và tiếp tục vạch ra một kế hoạch khác.

Ngày 11/3/1845, khoảng 600 chiến binh Maori trang bị súng trường, súng hai nòng và rìu tấn công vào thị trấn Kororareka. Các chiến binh của Hone Heke đã tấn công trạm gác, giết sạch lính canh và đốn hạ cột cờ này lần thứ tư. Sau đó họ đốt gần như toàn bộ nhà cửa trong thị trấn này, khiến cư dân thị trấn hốt hoảng sơ tán xuống tàu Hazard đang neo đậu trong cảng.

Sau vụ việc chấn động này, chính quyền thực dân hối hả điều động binh sĩ từ 3 trung đoàn cùng nhiều tàu chiến trang bị đại bác và bắn đầu bắn phá các làng mạc của thổ dân ở Vịnh Quần đảo. Các chiến binh thổ dân cố thủ trong các chiến lũy bằng gỗ và kiên cường chống trả các cuộc tấn công của quân Anh.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Cuộc chiến đẫm máu này kéo dài suốt 10 tháng trời với những cuộc giao tranh quyết liệt giữa các chiến binh của Heke và lực lượng quân đội thực dân Anh. Quân Anh tìm mọi cách để dập tắt cuộc nổi loạn của Heke, tuy nhiên chiến sự vẫn giằng co và không thể phân định được thắng thua. Thiệt hại về người của quân Anh là 82 lính thiệt mạng và 164 lính bị thương, trong khi Heke chỉ mất 60 chiến binh và 80 người khác bị thương.

Đến đầu năm 1846, hai bên nhất trí ngừng bắn và chính thức chấm dứt Cuộc chiến Cột cờ. Sau cuộc chiến này, mặc dù người Anh vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở New Zealand, song họ không bao giờ dám dựng bất cứ một cột cờ nào khác ở khu vực này.

Có những trận chiến nổ ra gây thương vong nặng nề vì thói rượu chè bê tha của những người lính kỵ binh, hay chỉ vì cái chết của một con lợn.

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc 2 trong số những cuộc chiến tranh được coi là phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, và trong kỳ 2 này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến những cuộc chiến tranh bi hài không kém.

3. Cuộc chiến Karansebes (1788)

Một cuộc chiến nổ ra bất ngờ giữa một đạo quân khổng lồ và kẻ thù tưởng tượng, gây ra thương vong khủng khiếp, xuất phát từ thói rượu chè của những người lính kỵ binh.

Cuộc chiến bắt đầu như thế nào?

Năm 1788, đế quốc Áo phát động chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Áo với khoảng 100.000 quân tiến xuống thị trấn Karansebes (thị trấn Caransebes thuộc Rumani ngày nay) để chiến đấu với lực lượng của quân Thổ đang áp sát.


100.000 quân Áo trên đường hành quân tìm diệt quân Thổ

Sau khi đội quân chủ lực hạ trại nghỉ qua đêm ở thị trấn Karansebes, lực lượng tiên phong của quân Áo gồm các kỵ binh nhẹ vượt sông Timis gần đó để thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhằm phát hiện sự hiện diện của quân Thổ.

Trong quá trình trinh sát, đội kỵ binh này không phát hiện bất cứ bóng dáng quân Thổ nào, tuy nhiên họ bắt gặp một đoàn người du mục và những người lính mệt mỏi này quyết định mua rượu của dân du mục để chè chén với nhau.

Một lúc sau, một đơn vị bộ binh cũng vượt sông và nhìn thấy đội kỵ binh đang túy lúy với nhau. Những người lính bộ binh này xin được nhập tiệc, song đội kỵ binh khăng khăng không chịu, và họ nảy ra một ý tưởng là dựng lên một chiến lũy tạm thời bằng các thùng rượu ngăn cách họ với lính bộ binh. Một cuộc tranh cãi kịch liệt nổ ra, và đột nhiên một người lính nổ súng.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, đội kỵ binh và nhóm bộ binh nổ súng loạn xạ và quyết ăn thua đủ với nhau. Trong lúc hỗn loạn, một số lính bộ binh chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao bắt đầu kêu lên “Quân Thổ! Quân Thổ!” Nghe thấy thế, đội kỵ binh hoảng hốt bỏ chạy vào bóng đêm và nghĩ rằng một đạo quân khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát để tấn công họ.

Đơn vị bộ binh gồm những người lính đến từ Ý, vùng Balkan, Áo và nhiều dân tộc thiểu số khác vốn không hiểu được ngôn ngữ của nhau cũng bắt đầu bỏ chạy. Vì không biết ai đã đưa ra cảnh báo sai về quân Thổ nên họ cứ chạy bừa và không nói lại với những người khác, khiến cả đơn vị tán loạn như ong vỡ tổ.



Bộ binh lao vào bắn nhau điên cuồng khi tưởng quân Thổ tấn công

Tình hình càng tệ hại hơn khi các sĩ quan chỉ huy trong một nỗ lực kiểm soát tình hình đã hét to “Halt! Halt!” (Dừng lại, Dừng lại), thế nhưng các binh sĩ thuộc quyền không biết tiếng Đức thì lại cứ đinh ninh đấy là tiếng thét “Allah! Allah!” của quân Thổ theo đạo Hồi.

Về phần đội kỵ binh, khi họ hốt hoảng tháo chạy về trại, một viên chỉ huy lực lượng tuần phòng tại doanh trại lại cho rằng đó là lực lượng kỵ binh của quân Thổ đang tấn công, thế là ông ta ra lệnh cho lực lượng pháo binh khai hỏa. Khi tiếng đại bác vang lên, cả doanh trại bừng tỉnh, và thay vì bình tĩnh xem xét xem chuyện gì đang xảy ra, họ thi nhau bỏ chạy tán loạn và nổ súng điên cuồng về mọi hướng.

Các binh sĩ trong cơn hoảng loạn vớ lấy súng và bắn vào bất cứ bóng dáng nào mà họ nhìn thấy trong doanh trại với ý nghĩ rằng quân Thổ đang tràn ngập. Tình hình càng lúc càng trở nên hỗn loạn và căng thẳng trong doanh trại của quân Áo.


Quân Áo gánh chịu thương vong nặng nề trước kẻ thù tưởng tượng

Tình hình chỉ lắng dịu khi quân Áo nhận được lệnh rút lui toàn diện trước kẻ thù tưởng tượng, và trong khi vội vàng rút chạy, tổng tư lệnh của quân Áo là Joseph II Đại đế đã bị ngã từ trên lưng ngựa xuống một khe suối.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến?

Kẻ giành thắng lợi thực sự trong cuộc chiến này chính là sự ngu ngốc. Hai ngày sau đó, khi quân Thổ kéo đến thị trấn này, họ chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng với gần 10.000 lính Áo chết và bị thương nằm la liệt trên cánh đồng. Quân Thổ đã chiếm được thị trấn Karansebes và hình thành thế bao vây cả khu vực rộng lớn ở đây mà không phải nổ một phát súng nào.

4.Cuộc chiến Con lợn (1859)
Sau khi nước Mỹ giành độc lập từ cuộc cách mạng năm 1776, mối quan hệ giữa Mỹ và Anh đã trở nên căng thẳng trong suốt một thế kỷ sau đó. Vào năm 1859, giữa 2 nước suýt nữa đã nổ ra một cuộc chiến tranh tổng lực chỉ vì... một con lợn rất đỗi tầm thường.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1846, Mỹ và Anh ký Hiệp ước Oregon nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Oregon bằng cách phân chia phần lãnh thổ Oregon/Hạt Columbia (bang Washington ngày nay) giữa Mỹ và Anh “dọc vĩ tuyến 49 ở chính giữa eo biển đi từ đảo Vancouver tới eo Juan de Fuca và ra Thái Bình Dương”.

Tuy nhiên vì thời đó bản đồ mô tả khu vực này còn rất hiếm hoi và thiếu chính xác nên 2 bên lại có 2 cách hiểu khác nhau về phần chính giữa của eo biển này, đó chính là một con lạch mang tên Haro ở phía tây đảo San Juan và một con lạch mang tên Rosario ở phía đông đối diện hòn đảo này. Kết quả là hai bên đều không biết đích xác biên giới nằm chỗ nào, và hòn đảo San Juan ở chính giữa hai con lạch này trở thành mục tiêu tranh chấp.



Bản đồ minh họa tranh chấp biên giới giữa Anh và Mỹ

Tuy nhiên cuộc tranh chấp này vẫn chỉ diễn ra ngấm ngầm trong nhiều năm trời mà không có vấn đề gì xảy ra, cho đến ngày một con lợn xuất hiện và khiến hai nước suýt rơi vào một cuộc chiến tàn khốc.

Vào thời điểm đó, công ty Hudson Bay của Anh đã cho người đến khai thác hòn đảo San Juan và biến hòn đảo thành một trang trại nuôi cừu khổng lồ nhằm phục vụ cho mục đích tuyên bố chủ quyền của mình.

Thế rồi sau đó, vào năm 1859, khoảng 25 người Mỹ tìm đến vùng đất trên hòn đảo mà họ vẫn cho rằng là của họ, và đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cả một bầy cừu tung tăng gặm cỏ ở đó cùng với những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người Anh đã đến đây định cư.

Người Mỹ cũng không chịu kém cạnh, và họ quyết định dựng nhà định cư tại đây, khai phá dất đai, lập nên nông trại, vườn tược. Cư dân hai nước sinh sống trên hòn đảo này luôn dè chừng nhau với đôi mắt nghi ngờ và thù địch.

Dù không ưa gì nhau, song người Anh và người Mỹ vẫn chung sống hòa bình với nhau trên hòn đảo tranh chấp này, cho đến một ngày…

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngày 15/6/1859, một người Mỹ tên là Lyman Cutlar phát hiện một con lợn đã phá hàng rào và đang dũi đất trong khu vườn của mình nên tức tối vác súng ra bắn chết nó. Tuy nhiên con lợn đó hóa ra là của Charles Griffin, một nhân viên của công ty Hudson Bay, người chuyên nuôi và thả rông lợn để chúng tự đi kiếm ăn khắp đảo.



Mỹ và Anh suýt nổ ra chiến tranh chỉ vì một con lợn (Ảnh minh họa)

Cutlar đề nghị bồi thường cho Griffin 10 USD vì đã bắn chết con lợn, tuy nhiên Griffin lại đòi 100 USD. Thấy đòi hỏi của Griffin quá cao, Cutler tuyên bố rằng con lợn kia đáng lẽ không được phá rào vào đất của anh ta để ăn khoai tây. Còn Griffin thì trả đũa bằng cách tuyên bố: “Anh mới là người phải để khoai tây tránh xa con lợn của tôi.”

Tranh cãi nổ ra quyết liệt và đến tai nhà chức trách Anh ở trên đảo. Lính Anh lập tức tới đòi bắt giữ Cutlar, và anh này gọi cứu viện từ lực lượng quân đội Mỹ. Nhận được lời cầu cứu, viên tướng hiếu chiến tên là William Harney của quân đội Mỹ đã đáp lại bằng cách cử một đại đội 66 lính Mỹ thuộc Trung đoàn bộ binh số chín tới đảo để giải cứu công dân của mình.

Sợ mất quyền kiểm soát hòn đảo, viên thống đốc Anh ở British Columbia cũng ra lệnh cho 2 tàu chiến tới áp sát đảo San Juan để đối chọi lại với lính Mỹ.

Đến ngày 10/8 năm đó, tổng cộng 461 lính Mỹ cùng 14 khẩu đại bác đã được triển khai tới cắm chốt trên đảo San Juan để chống lại 5 tàu chiến cùng với 2.140 lính thủy của Anh. Chẳng ai có thể nghĩ rằng một con lợn chết của người Anh lại có thể gây ra tình hình căng thẳng và có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn như thế này.



Tàu chiến Anh neo đậu sẵn sàng nã pháo lên đảo bất cứ lúc nào

Sau một thời gian gầm ghè nhau, quân Anh được lệnh tràn lên hòn đảo này và quét sạch toàn bộ lực lượng chiếm đóng của Mỹ. Viên đại úy George Pickett chỉ huy lực lượng đồn trú của quân đội Mỹ trên đảo thể hiện quyết tâm tử thủ bằng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ biến hòn đảo này thành một Đồi Bunker thứ hai.” Nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện là rất lớn.

Tuy nhiên, đúng lúc này những cái đầu lạnh đã thắng. Các sĩ quan hải quân Anh từ chối không tuân theo lệnh đưa Thủy quân lục chiến Hoàng gia đổ bộ lên đảo nhằm tránh một cuộc đối đầu.

Về phần mình, chính phủ Mỹ lo ngại rằng những hành động của một nông dân giận dữ có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh nên đã cử tướng Winfield Scott, Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ tới để làm dịu tình hình. Sau khi xem xét tình hình, cả hai bên đều rút lại mệnh lệnh và yêu cầu binh sĩ tuân thủ chặt chẽ quy định chỉ được nổ súng khi bị tấn công.

Ai giành chiến thắng?

Không ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này, vì đến tháng 9 năm đó,Mỹ và Anh quá mệt mỏi với tình trạng đối đầu đã thống nhất cùng quản lý quần đảo, chấm dứt một cuộc đối đầu quân sự mà thương vong duy nhất là một con lợn.

Trong suốt 12 năm sau đó, lực lượng quân sự đồn trú mang tính biểu tượng với khoảng 100 lính của cả 2 bên chung sống hòa bình trên hòn đảo này, thường xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thậm chí cùng nhau tổ chức tiệc ngoài trời.

Sau đó, Mỹ và Anh giao quyền phân xử hòn đảo tranh chấp cho một bên thứ ba trung lập: đó là vua Kaiser Wilhelm I của Đức. Rốt cuộc ông này đã quyết định có lợi cho Mỹ, và ngày nay quần đảo này là một phần của bang Washington.


Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mao Trạch Đông: Dân Trung Quốc còn nhớ gì ?


Ngày 26/12 tới, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông. Báo La Croix dành một hồ sơ lớn dài ba trang cho nhân vật lịch sử này. Tờ báo đặt câu hỏi: Những gì còn đọng lại trong tâm trí người Trung Quốc về nhân vật được Nhà nước tôn thờ như một đấng cứu tinh dân tộc mặc dù những chính sách mà ông đã đưa ra khi lãnh đạo đất nước đã gây chết chóc cho hàng triệu người dân Trung Hoa ?

Quà lưu niệm với chân dung của hai ông Mao Trạch Đông 
và Tập Cận Bình - REUTERS /Kim Kyung-Hoon
Lê Vy: Phóng viên của tờ báo La Croix về thăm lại quê hương của Mao Trạch Đông tại làng Thiếu Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Già có, trẻ có, sinh viên, học sinh, nông dân và các cặp tay bồng bế con xếp hàng vào thăm trang trại, nơi mà Mao Trạch Đông đã sinh trưởng và lớn lên. Ngày nay, đối với người dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông là “sự hiện thân của nền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Ngôi nhà thuở thiếu thời của ông trở thành một địa điểm du lịch nhưng bằng một cách nào đó, du khách lại thể hiện một sự tôn trọng sâu sắc. Việc cấm chụp ảnh bên trong ngôi nhà còn cho thấy Trung Quốc sùng bái vị lãnh tụ này như thế nào.

Sau ngôi nhà là con đường mòn dẫn du khách đến những tiệm bán đồ lưu niệm. Vòng đeo tay, chuỗi, poster hình Mao hay tượng Mao… được bày bán. Hình tượng của ông đã trở thành một công cụ thương mại béo bở. Một cô bán hàng cho biết, có ngày, người dân phải xếp hàng từ 2 đến 3 giờ mới vào thăm được nhà Mao. Hiện tượng này không phải là vì Mao ngày càng được dân chúng nhớ tới nhưng vì con đường dẫn vào ngôi làng của Mao đã được trùng tu, hiện đại hóa nên du khách dễ dàng đến thăm hơn.

Một số người già hồi tưởng lại những ký ức về nạn đói kinh khủng xảy ra vào năm 1960 dưới thời Mao Trạch Đông, đã làm 30 triệu người chết. Hai sinh viên khác cho biết chỉ biết đến Mao qua sách giáo khoa : “70% là những điều tích cực của ông và 30% là tiêu cực, đặc biệt là qua cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến 1976”. Ngoài ra, họ không tìm cách biết thêm hay để tìm ra sự thật lịch sử.

Tác giả bài báo nhận định, tuổi trẻ ngày nay không nhìn về quá khứ. Chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là một chủ nghĩa sáo rỗng, được bao bọc bằng những ngôn từ chỉ để ca ngợi sự an khang thịnh vượng của con người.

Một cô sinh viên phát biểu: “Chúng tôi biết là chính phủ đang vẽ truyện nhưng chúng tôi không có phương tiện để tìm ra sự thật, về những gì Mao đã làm và những gì ông chưa làm. Bà của tôi bảo không nên phê bình Mao Trạch Đông vì ông đã mang lại hòa bình cho đất nước. Những gì bà đã hy sinh thì chẳng có ai kể. Dù sao đi chăng nữa thì chúng tôi cũng không muốn biết. Thế hệ của chúng tôi mù quáng”.

Cuối cùng, tác giả bài báo kết luận, thế hệ già tôn trọng và ngưỡng mộ Mao mặc dù họ đã phải trả giá đắt vì những chính sách điên cuồng của ông. Thế hệ trẻ thì chỉ biết đến Mao qua sách vở. Thế nhưng, trong trái tim người Trung Quốc thì hình ảnh của Mao vẫn tồn tại.

Ngoài ra, tờ báo còn trích dẫn một nhân chứng tên Mã Tiểu Quân, 83 tuổi, ngụ tại thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Bà không hề quên cuộc trấn áp khủng khiếp của Mao Trạch Đông nhắm vào những người Công giáo. Nhiều người dân và linh mục bị cảnh sát bắt vào năm 1953. Họ bị buộc phải bỏ đạo và theo cộng sản. Bà thuật lại: “Phải hứa phục vụ tổ quốc trước Đức Chúa và phải từ bỏ, chối đạo. Đó là những gì mà những người cộng sản đòi hỏi. Họ muốn xóa bỏ đạo hoàn toàn”. Những hộ gia đình không theo đạo Chúa cũng chỉ điểm gia đình bà nên khó mà trốn tránh hoặc chối cãi được.

Trung Quốc đang chờ đợi baby-boom

Sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm nhẹ chính sách một con và dần xóa bỏ chính sách này, hôm nay, báo Le Figaro đăng bài viết: “Trung Quốc đang đợi chờ baby-boom”. Theo nhận định của tờ báo, phải đợi đến 9 tháng sau để biết được tình trạng baby-boom sẽ nổ ra hay không tại Trung Quốc. Việc nới lỏng chính sách một con cho phép các cặp mà một trong hai người là con một, được sinh con thứ hai.

Cho tới nay thì chỉ có các cặp mà cả hai đều là con một mới được phép sinh con thứ hai. Theo ước tính, biện pháp này có thể kích thích tỷ lệ sinh sản : 9 triệu rưỡi trẻ thơ được sinh trong 5 năm tới. Một số cặp đã lấy làm vui mừng và chuẩn bị cho việc sinh đứa con thứ hai. Một người dân lấy làm phấn khởi: “Nhờ vào chính sách này, chúng tôi có thể thực hiện được ước mơ và được phép có con thứ hai một cách hợp lệ mà không phải bị phạt tiền”.

Một số khác hội đủ tiêu chí trên cho biết cũng rất háo hức sinh con thứ hai trước khi quá muộn. Những trường hợp như vậy cho thấy khả năng bùng nổ sinh sản tại Trung Quốc. Tình trạng này đã đẩy giá chứng khoán các công ty sản xuất sữa, tả lót cho trẻ hay sản xuất nhạc cụ tăng vọt tại thị trường chứng khoán Thượng Hải.

Thế nhưng, bên cạnh đó, một số lại không tin rằng tình trạng bùng bổ dân số sẽ xảy ra trong những năm tới. Chính sách một con kéo dài trong nhiều thập kỷ đã tạo nên hiện tượng “trẻ con là vua”. Một giáo sư dạy dân số học tại Trung Quốc cho biết : “Một số thanh niên không muốn sinh con thứ hai. Họ cho rằng để nuôi một đứa con tốn kém nhiều tiền. Không phải vì họ nghèo nhưng chính sách một con đã làm cho họ kỳ vọng quá nhiều vào đứa trẻ. Người nông dân không muốn con cái họ vẫn cứ cày cuốc ngoài đồng. Họ mơ ước cho con cái học nghề luật sư hay bác sĩ”.

Tại một số thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thưuợng Hải, một số cặp vợ chồng có thu nhập chỉ vừa đủ để kiếm sống, cho nên họ không biết làm thế nào để lo chu đáo cho một đứa trẻ có cuộc sống hạnh phúc và sung túc, huống chi là đến hai đứa con.

Đối với những cặp trung lưu, trong những chuyến đi châu Âu hay Mỹ, họ tranh thủ mua trữ sữa bột để không phải dùng đến loại sữa nội địa mà chất lượng tệ hại, vốn mang nhiều tai tiếng. Khi con cái lớn lên, cần phải đầu tư để con cái được ăn học đầy đủ, có các mối quan hệ để con cái có thể thăng tiến, tìm việc làm dễ dàng. Một cặp cho biết, họ quyết định không có con và chỉ nuôi chó vì họ sợ một đứa trẻ sẽ không trung thành như chó. Một số khác khẳng định rằng, nên đầu tư tiền bạc vào bất động sản, mua xe hơi xịn hơn là đầu tư vào giáo dục một đứa trẻ.

Kết quả là tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Trung Quốc là 1,08, một trong những nước có tỷ lệ sinh sản thấp nhất thế giới. Năm ngoái, lần đầu tiên, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm sút. Số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030, tức đến 400 triệu người. Cuối cùng, tờ báo nhận định, 30 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc đã biến quốc gia này thành đế chế của sự ích kỷ vật chất theo kiểu phương Tây.



Phần nhận xét hiển thị trên trang