Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ


Cuối thế kỷ trước, Tam Đảo, cũng như các khu nghỉ dưỡng núi êm đềm khác trên địa phận Việt Nam như Đà Lạt, Bà Nà, Bạch Mã, đều do người Pháp tìm ra và xây cất những căn nhà nhỏ xinh theo kiến trúc châu Âu, như sự hoài nhớ về quê hương xứ sở. Khi Hà Nội nắng nóng thì Tam Đảo vẫn chìm trong sương mù với những hàng thông xanh.


Nguyễn Quý Đức rời Việt Nam đã lâu và mỗi lần lên Tam Đảo, ông lại nhớ về những ngày êm đềm của tuổi thơ, khi chiến tranh còn chưa xảy ra. Lập nghiệp ở Mỹ nhưng ông đã quay lại Việt Nam làm phóng viên từ những năm 80 thế kỷ trước. Đến năm 2006, ông đã rời căn apartment của mình ở San Francisco, bán chiếc ô tô và trở về Hà nội, mở một quán cà phê và một gallery tranh, như nhiều nhà hoạt động nghệ thuật Việt kiều hồi hương khác.

Và cũng như người Pháp xưa, cứ mỗi cuối tuần, ông lại rời bỏ phố phường về với rừng núi. Tam Đảo là địa điểm lựa chọn khi ông đã mua ở đây 500m2 đất, bên sườn núi mờ sương, nơi cách Hà Nội 2 giờ xe chạy.
Toàn ngôi nhà nhìn từ sườn núi phía dưới: tường đá và những ô kính mở rộng từ trần đến sàn

Ông quyết định dùng các ngôn ngữ của vật liệu kính và đá để tạo dựng nên ngôi nhà này. Những vật liệu này dễ thi công đối với những công nhân của địa phương. Ngôi nhà như một phần hữu cơ của sườn núi. Từ thị trấn nhìn lên, nó cheo leo bám vào núi như một tảng đá nhỏ trong sự tĩnh lặng của vạn vật.

Ông Đức luôn bị “quấy rầy” bởi câu hỏi của các hàng xóm là khi nào tòa nhà xây xong. Không theo tính truyền thống, ngôi nhà không có cửa trước. Lối vào của căn nhà rất đặc biệt: Từ mái nhà đi xuống! Khách sẽ đi theo sườn núi, qua một “chiếc cầu” bắc ngang sân trong rồi đi xuống dưới nhà bằng cách chui vào chiếc “kim tự tháp” kính.
“Ngồi ở đây, tôi có cảm giác như bơi trong biển mây vậy!”

Và như vậy, nóc nhà đồng thời cũng là sảnh đón, chỗ ngồi chơi ngắm cảnh phóng tầm mắt ra không gian mênh mông xung quanh và nhìn xuống thung lũng. Muốn đi vào “kim tự tháp” sẽ phải qua một chiếc cầu lắt lẻo như để tĩnh tại và “tẩy trần”, rồi vòng quanh sân và chui xuống “cái bẫy”. Có vẻ hơi lắt léo, nhưng cũng chẳng có việc gì phải vội vã ở nơi đây cả!
 
Sân trong ở giữa 2 khối nhà, phía trên là cầu trên mái. Giữa sân có một “hố lửa” để đốt lên những đêm đông tĩnh mịch
Trên sàn bê tông của phòng sinh hoạt chung là một chỗ rộng để “ngồi thiền” và nhìn ra hồ nước trước mặt, xa hơn nữa là rừng cây mờ sương

Là người nghiên cứu về đạo Phật, ngôi nhà do Nguyễn Quý Đức tự thiết kế này thấm đẫm chất thiền qua cách sử dụng vật liệu mộc mạc và giản dị: vách gỗ, những băng kính ngang đơn giản, tường đá và bê tông trần sần sùi. Một chiếc hồ đơn giản cũng được dựng ngay sát nhà, bên sườn núi. Thật là tuyệt vời khi được dầm mình trong nước và xung quanh là đại ngàn bao la tịch mịch. 
Riêng phòng ngủ cho khách là theo kiểu truyền thống, với nhà tranh vách gỗ và những trang trí lấy từ hoa văn và màu sắc các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam
Ông chủ nhà, như một tiều phu bản địa

Ông Đức tâm sự rằng, ông mong chờ vào chính sách mở cửa của Chính phủ cho Việt kiều mua đất đai. Lúc ấy, ông sẽ tậu ngay thêm vài khu nữa, để mở một “trại sáng tác” cho các nhà văn, cũng là để thỏa mãn thú điền viên của mình, như mọi người Việt lúc về già. Đây có lẽ sẽ là căn nhà cuối cùng trong cuộc đời ông, một cuộc đời đầy sóng gió và trải nghiệm . 














































































































































Nghiên cứu mới nhất về hồn ma và cõi âm

Theo các thuyết vật lý lượng tử này, cái chết được chứng minh chỉ là một ảo giác của ý thức con người….

Đại diện đầu tiên trong số các chuyên gia tuyên bố có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "hồn ma, cõi âm" là Giáo sư Robert Lanza của trường Đại học Wake Forest, Mỹ. 

Ông cho rằng cõi âm, người chết chỉ là một ảo giác của ý thức con người, lý giải khẳng định trên ông đã trích dẫn thuyết biocentrism (tạm dịch: thuyết coi sự sống là trung tâm). Ông nói: "Trong các nghiên cứu khoa học đều tuyên bố, cuộc sống chỉ là hoạt động của cacbon và một hỗn hợp các phân tử. Chúng ta chỉ sống một thời gian và sau đó phân hủy trong lòng đất, cụ thể hơn là, nhận thức của chúng ta gắn sự sống với cơ thể, trong khi cơ thể chắc chắn sẽ chết, nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết như chúng ta nghĩ".
Cõi âm, người chết chỉ là một ảo giác của ý thức con người. Ảnh minh họa.

Theo lý giải thuyết biocentrism, sự sống và sinh vật học là trung tâm của hiện thực, tạo ra vũ trụ. Theo đó, ý thức của con người quyết định hình dáng và kích cỡ của các vật thể trong vũ trụ, không gian và thời gian cũng sẽ hoạt động theo một phương thức khác, là công cụ của trí óc con người. Đối chiếu sang giả thuyết về "cõi âm", nó có nghĩa là cái chết và quan điểm về sự bất tử tồn tại trong vô số vũ trụ với các bản sao biến thể khác nhau. Khi chúng ta chết ở thế giới này, sự sống sẽ nảy nở ở một vũ trụ khác.
Thí nghiệm về sự phân đôi cũng được viện dẫn ra để chứng minh quan điểm của những nhà khoa học về sự tồn tại của cõi âm. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho một hạt như viên đạn đi xuyên qua 2 khe hở trong một rào chắn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy hạt đó đi xuyên qua khe hở này, sau đó qua khe hở khác. Nhưng theo lẽ thông thường, chỉ nhìn phía ngoài sẽ thấy viên đạn như thể đi xuyên cả 2 khe hở cùng một lúc. Qua thí nghiệm cho thấy, vật chất và năng lượng có thể chứa đặc tính của cả hạt và sóng, các biến đổi về hành vi của hạt phụ thuộc vào cảm nhận cũng như ý thức của người, thế nên "cõi âm" cũng tương tự, tồn tại phụ thuộc vào ý thức của con người.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin đừng xúc phạm tới phẩm hạnh của trâu


Gocomay: Chuyện xưa kể rằng, khi đã trở thành Ỷ Lan Phu Nhân vợ yêu của vu Lý Thánh Tông rồi, Ỷ Lan vẫn dắt theo một con trâu mộng mang từ làng Thổ Lỗi vào chăn ở bãi cỏ trong cung. Không những giữ mãi bên mình con vật kỷ niệm thuở hàn vi nơi thôn dã của mình. Mà còn với hàm ý khuyến khích nông tang.

Bà dâng biểu tấu với vua:

“Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”.

Nhà vua bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.

Nguyên Phi Ỷ Lan trong lễ phục thời Lý

Mặc dù bận rộn với chính sự, Ỷ Lan vẫn tận tay chăm bẵm chu đáo chú trâu làng. Người và vật luôn gắn bó như hình với bóng. Mặc dù vậy vào những ngày chính vụ, nông dân thiếu sức kéo, Ỷ Lan vẫn cho người nghèo quanh vùng mượn trâu cày ruộng.

Trong một đợt triều cống định kỳ sang Tống triều, trong mười chú trâu mộng, dự kiến, bất ngờ có một con bị ngã bệnh vào đúng ngày khởi hành. Không còn đủ thời gian chạy chữa hoặc thay con trâu mộng khác tương xứng. Để kịp cho sứ đoàn lên đường đúng thời gian đã định, Ỷ Lan đã tự nguyện xung công con trâu quí cuả mình, thế vào chỗ trống. Và sau đó là cuộc chia ly giữa trâu và người thật lâm ly, đầy nước mắt.

Ỷ Lan, theo tiễn sứ đoàn, tiễn trâu qua sông rồi, vẫn chưa hồi cung còn lưu luyến theo trâu mãi tới hơn mười mấy cây số nữa. Tới một vùng cỏ sậy rậm rạp ngút ngàn thì chủ và trâu mới chia tay. Khi đoàn hành tiễn của Nguyên Phi quay gót thì chú trâu tri kỷ ấy cứ phủ phục mà khóc mà trông theo cho tới khi bóng Ỷ Lan khuất lút khỏi tầm mắt. Mọi người chứng kiến cảnh ấy đều không ai cầm được nước mắt, thương trâu.

Dân quanh vùng sau đó còn đắp một gò đất rất lớn hình con trâu, ngay trên điểm chia ly lịch sử ấy. Lại đặt tên gò “Trâu Quỳ”

Vùng đất bạt ngàn lau sậy ấy, vẫn cứ hoang vu, cho mãi tới đầu thế kỷ XX, khi một kỹ sư canh nông người Pháp sang mua và khai phá đất hoang hoá, cải tạo thành khu đồn điền Trâu Qùi sầm uất với cây trái quanh năm tươi tốt.

Sau 1954, nơi đây được giao cho trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội quản lý. Nhưng nhiều thầy trò nơi đây không phải ai cũng đều biết cái tích “Trâu Qùi” sâu xa kia. Cái tên đó là để ghi lại cái tình tri kỷ của con trâu qúi với bà Ỷ Lan cách đây ngót 1000 năm trước.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc

Những án tử hình dành cho những cô gái xinh đẹp tuổi đôi mươi khiến nhiều người cảm thấy nuối tiếc cho cuộc đời của những cô gái "hồng nhan bạc mệnh".

Người phương Đông thường hay nói “Hồng nhan bạc phận” và thực tế thì chẳng sai chút nào khi những người phụ nữ đẹp lại hay gặp hoàn cảnh trái ngang.
Tại Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới từng chứng kiến nhiều vụ xử từ mà phạm nhân là những cô gái vô cùng xinh đẹp với độ tuổi chỉ đôi mươi.
Ren Xue
Ren Xue là một cô gái 19 tuổi xinh đẹp và giàu mộng mơ đến từ Hà Nam, Trung Quốc. Dù sở hữu vẻ đẹp quyến rũ nhưng số phận của Ren Xue thì thật trớ trêu khi rơi vào một gia đình nghèo khó. Người anh của Ran Xue có quan hệ với con gái lớn của một gia đình chủ mỏ có tên là Ding và bị phản đối từ toàn bộ gia đình Ding. Sau cùng, anh đã bị gia đình ông chủ mỏ làm cho "lặn không sủi tăm". Cuộc sống của Ren Xue cũng trở nên tồi tệ khi vừa ra trường đã bị người yêu bỏ vì trót mang thai. Thất nghiệp lại bị tình yêu lừa dối, cuộc sống của cô càng trở nên bế tắc.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
 
Bi kịch hơn, cô đã phải bán thân mình cho chính chủ mỏ Ding với hi vọng có một công việc tốt. Tuy nhiên Ding cũng chỉ cho Ren làm công việc tạp vụ. Sau cùng, vụ việc làm tràn ly chính là việc Ding yêu cầu Ren trao thân cho trường nhóm kiểm tra thuế để tên này không truy cứu về những sai sót thuế của Ding. Sau khi ép buộc, Ding không những không thưởng mà còn tiếp tục bắt Ding phục vụ ở vị trí tạp vụ, người hầu. Quá uất ức, Ren đã lập mưu và giết chết con gái của Ding, một tội ác khiến cô phải trả giá bằng mạng sống
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
 
Liu Jinfeng
Liu Jinfeng lại là một phận bạc khác. Cô gái chết trẻ 20 tuổi này sinh ra ở thành phố Yuncheng tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Dù mới 20 tuổi nhưng cuộc đời của Liu đã là một bể khổ. Sau khi bị lợi dụng tình dục bởi chính cha đẻ, bác và cả cha dượng từ bé, Liu bỏ nhà ra đi và phải gánh chịu nhiều lần bị cưỡng bức, thậm chí phải phá thai. Sau rồi cô còn bị bắt trong một đợt truy quét mại dâm và phải ngồi tù. Chưa dừng lại ở đó, sau khi trở về nhà từ nhà lao, Liu còn bị cha dượng bán cho một người quen tên là Hu, cuộc đời cô lại dấn vào bể khổ.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
Liu Jinfeng
Liu bị Hu đánh đập, lăng mạ, hành hạ ngày này qua ngày khác. Và cứ mỗi khi muốn bỏ trốn, Liu lại bị bắt lại và bị đánh đập dã man. Liu bị trói bằng sợi xích nặng tới 5kg và bị quất bằng roi da. Thậm chí Liu còn bị người họ hàng của Hu cưỡng hiếp nhiều lần khiến cô mang thai.
Khi biết điều này, Hu đã giết chết đứa con và tra tấn Liu đến gần chết. Quá uất ức, Liu đã dùng liềm chém chết Hu và đốt xác. Phút nóng giận đã khiến người phụ nữ bạc mệnh phải trả giá.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
Liu Jinfeng bị đưa ra pháp trường
Tao Jing
Cái chết của cô gái xinh đẹp Tao Jing khiến nhiều người đau xót. Cô gái chết trong tuổi 20 này đã phải nhận hình phạt quá phũ phàng cho sự thiếu hiểu biết và phút sai lầm của chính mình. Tao Jing sinh ở Vân Nam, Trung Quốc và từ nhỏ đã sở hữu vẻ đẹp hiền dịu nết na. Cô đem lòng mình đi yêu một chàng trai nhưng không biết rằng chính người ấy đã mang tội lỗi đến cho mình. Người yêu của Tao là một kẻ buôn ma túy mà Tao không hề hay biết. Tên tội phạm này đã lợi dụng tình yêu và lòng tin của Tao để khiến cô vận chuyển ma túy cho hắn mà không nghi ngờ gì.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
Tao Jing
Sau nhiều lần trót lọt, cuối cùng cũng đến lúc mà Tao Jing bị bắt khi trong người mang ma túy. Và với số lượng ngày càng lớn, Tao Jing đã vô tình mắc vào án tử hình ngang trái, phá bỏ cả cuộc đời mình.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
Tao Jing tại tòa án
Song Dan
Song Dan, một cô gái vô cùng quyến rũ khác đến từ vùng Nam Dương của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Sống trong một gia đình trung niên và không quá thiếu thốn nhưng Song lại vấp phải sự xâm hại tình dục từ chính giáo viên và người bác của mình.
Vẻ đẹp của Song đã khiến những tên háo sắc lợi dụng cô không thương tiếc, để lại trong lòng cô những vết thương không thể xóa mờ. Cùng với đó là cách giáo dục đòn roi và chửi rủa của người cha, Song đã trở thành một cô gái lầm lì và thù hận.
Ngất ngây với những hoa khôi trong... tù ở Trung Quốc
Song Dan, cô gái quyến rũ
Song trở nên bó mình, sống thu hẹp, cô nghiện game và chat online, lang thang trên các trang mạng, dùng thuốc lá, rượu bia và tụ tập thâu đêm suốt sáng. Chính sự hận thù và buông thả trong lòng Song đã dẫn đến hành vi phạm tội của Song. Cô đã bắt cóc, tra tấn và giết hại chính người bạn trai của mình. Hành động quá thiếu tính người của một cô gái còn quá trẻ đã phải trả giá thích đáng bằng mạng sống.
 
 Trang QĐC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài tham khảo : Tôn Giáo và Khoa học ( Tác giả Vô ưu )

Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan(P.1)


Hơn 200.000 năm ghi dấu một chặng đường tồn tại và phát triển xã hội loài người. Cứ xem như nhận định của tri thức nhân loại về thời điểm xuất hiện người tinh khôn là chuẩn mực thì xã hội loài người đã trải qua những cuộc cách mạng tư tưởng xã hội sau:
Khởi nguồn của sự ra đời và tồn tại xã hội đơn giản đầu tiên ở loài người là xã hội nguyên thủy. Ở giai đoạn xã hội nguyên thủy loài người sống lệ thuộc vào thiên nhiên với lối sống săn bắt và hái lượm là chủ yếu. Loài người vốn tinh khôn hơn những chủng loài khác ở tự nhiên, cùng với lòng tham được học tập và tích lũy nên về sau con người kết hợp với việc lao động đã tiến lên một hình thức mới nhằm đảm bảo cho cuộc sống. Đó là chuyển sang mưu sinh bằng việc săn bắn và hái lượm.
Do tập tính hoang dã của thế giới tự nhiên nên cộng đồng người được tồn tại và duy trì dựa trên nền tảng chế độ mẫu hệ.
Ban đầu, con cái chẳng cần biết cha chúng là ai và về sau con cái lấy họ mẹ. Xã hội loài người do người nữ đứng đầu tổ chức và phân công công việc cho cả cộng đồng. Có thể xem như xã hội nguyên thủy loài người gần như tổ chức, xây dựng và phát triển gần như lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thuận theo tự nhiên.
Lòng tham đã góp phần quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội loài người. Điều đáng tiếc nhất là lòng tham cũng chính là đầu mối của những rối loạn nơi xã hội loài người. Xã hội loài người ngày một đông đúc, việc đói ăn do lối sống loài người phụ thuộc vào tự nhiên đã phát sinh hiện tượng trộm cắp, giựt dọc, cướp bóc,…
Chính sự tham ăn, việc đói khát, lối sống biếng lười lao động và bản chất của một loài thú,… đã hình thành nên những bộ tộc hung hãn chuyên đi cướp bóc, xâm lấn, cạnh tranh thức ăn, nơi ở của những bộ tộc hiền hòa khác.
Do tính ích kỷ của người nữ đứng đầu bộ tộc đã đẩy đời sống của những thành viên trong bộ tộc hiền hòa chịu nhiều thua thiệt, khốn cùng.
Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng người nguyên thủy hình thành và ngày càng sâu sắc hơn. Bộ tộc người hung hãn, “ăn quen nhịn không quen” cứ chèn ép bức bách bộ tộc hiền hòa.
Sự việc vượt mức thường xuyên đã từng bước làm mất đi quyền lực của người nữ đứng đầu bộ tộc, người đàn ông trong bộ tộc hiền hòa đã vùng lên đòi lại những gì mà bộ tộc hung hãn cướp đi, bất chấp hiệu lệnh của người nữ đứng đầu bộ tộc.
Sau nhiều lần phản kháng thành công người đàn ông nhận ra sức mạnh của tự thân và tiếp sau đó là việc giành lấy vị trí đứng đầu bộ tộc bằng sức mạnh cơ bắp.
Chế độ phụ hệ ở xã hội loài người ra đời khi mà vai trò duy trì giống loài không còn là vấn đề sống còn của cộng đồng người. Tiêu biểu cho chế độ phụ hệ ở xã hội loài người là hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến. Đây là mẫu xã hội thuộc về thể chế quân chủ. Quyền lực tập trung vào một nhóm người, một dòng tộc.
Nhằm đập tan ý định đòi lại quyền làm chủ của người nữ chế độ quân chủ đã xóa bỏ vai trò người nữ trong việc quản lý xã hội. Kết hợp với lòng tham dục con người, người đàn ông đứng đầu chấp nhận việc người đàn ông được đa thê nhằm lập ra “Tam cung, lục viện” để hưởng lạc, đàn ông “5 thê, 7 thiếp” ra đời.
Lúc bấy giờ nếu bạn khách quan nhận định sẽ rõ biết “Xã hội loài người đã phát triển không còn thuận theo tự nhiên, có phần trái đạo, trái với tự nhiên”. Kết quả là có vô số vị hôn quân trái đạo, đam mê tửu sắc sớm chết.

Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan(P.2)

T
Lòng tham của người lãnh đạo đất nước đã tạo ra chiến loạn triền miên, xã hội loài người chìm trong đau khổ và hận thù. Không chỉ vậy khi quyền lực tập trung vào tay các vị vua chúa phong kiến, thành phần này đã ngày càng bệ trạc, tha hóa, sa đọa “ăn không, ngồi rồi” lại đòi “ăn trên, ngồi trước”.
Việc tham lam hưởng thụ chèn ép các thành phần khác của xã hội ở giới lãnh đạo phong kiến đã tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Đây là mầm móng cho một cuộc cách mạng mới sẽ xảy ra.
Thành phần quý tộc, tư sản nhỏ bị chèn ép, tước đoạt mất phần giá trị thặng dư đã đứng ra lãnh đạo các thành phần xã hội khác tiến hành cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ phong kiến, xây dựng xã hội dân chủ trên lý thuyết. Tiêu biểu là chủ nghĩa tư bản (CNTB).
Chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện hơn cho ngành buôn bán, thương nghiệp phát triển, điều này tạo tiền đề cho việc bùng nổ ngành sản xuất công nghiệp hàng hóa.
Tuy nhiên, ở các nước chủ nghĩa tư bản ban đầu thì việc phân chia giá trị thặng dư xã hội có rất nhiều ưu đãi cho giới tư sản, quý tộc, chính khách,… Thế nên việc bóc lột sức lao động người lao động, người nghèo làm nền tảng phát triển đất nước.
Không dừng lại đó, lòng tham của giới chính trị ở các nước CNTB đã chuyển thể chế độ “dân chủ nửa mùa” thành chủ nghĩa đế quốc, xây dựng sự phát triển đất nước dựa vào bóc lột người dân nghèo và đi ăn cướp tài nguyên thiên nhiên, giá trị thặng dư của các nước khác.
Việc thôn tính các nước kém phát triển hơn, việc tiến hành áp bức, bóc lột người dân các nước thuộc địa bằng sức mạnh cùng bản chất của loài thú ở giới thống trị các nước CNTB Đế quốc đã khiến người dân bản địa rơi vào đường cùng, không còn sợ chết nữa. Người dân đã nổi loạn chống trả và chết thảm vì thiếu một tổ chức đoàn kết và manh động, ô hợp,…
Trước tình hình đó, có 1 số người trí thức tồn tại ở thành phần bị trị, bị bóc lột đã xây dựng, tổ chức, vạch ra đường lối chống CNTB, CN đế quốc dựa trên nền tảng người lao động nghèo - nông dân, công nhân - thành phần vô sản (thành phần không có tài sản).
Tổ chức đảng cộng sản ra đời do việc liên kết thành phần không tài sản đối đầu với thành phần tư sản, thành phần bóc lột, ăn cướp giá trị thặng dư của người lao động cần mẫn. Việc làm đúng đắn này đã thành công vì lực lượng vô sản là rất nhiều đối đầu với thành phần tư sản cùng với thành phần lãnh đạo sử dụng quân đội đàn áp, giết người tạo căm phẫn trong lòng người.
Với việc làm vô đạo, trái đức, bất nhân, bất nghĩa, tàn ác,… và con người đã hiểu biết hơn CNTB bị đánh đuổi ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật toán: Đói nghèo + không sợ chết (bất cần đời vì sống khốn cùng, túng quẩn) – (giới lãnh đạo bất nhân, bất nghĩa  + giai cấp tư sản + quân đội thú tính) = Chủ nghĩa xã hội ra đời.
Sự thất bại liên tiếp trên phạm vi thế giới khiến chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc + sự hiểu biết nhân loại nâng lên buộc CNTB dừng lại tham vọng bá quyền trên phạm vi thế giới bằng sức mạnh quân sự, việc bắn giết, cướp bóc.
Về sau CNTB dựa vào kinh tế nhằm nuôi mộng bá quyền ở giới lãnh đạo các nước TBCN. Hiện tại, các nước CNTB đang có ý định khôi phục tham vọng bá quyền dựa vào kinh tế lẫn sức mạnh quân sự, vũ khí hủy diệt,…
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ra đời những tưởng sẽ xây dựng xã hội dân chủ hơn so với TBCN nhưng CNXH đã phạm sai lầm khi tin nhận tuyệt đối vào Chủ nghĩa duy vật và khoa học biện chứng.
Việc xây dựng và phát triển đất nước, xã hội dựa trên cơ sở sai lầm “Con người chết là hết” đã nuôi lớn lòng tham ở con người. Đã có hàng loạt quốc gia xây dựng CNXH sụp đổ mà điển hình là việc tan rã Liên Bang Xô Viết hùng mạnh.
Chính lòng tham con người ở các thành phần xã hội đã xé nát Liên bang Xô viết. Chính việc phân chia giá trị thặng dư mà xã hội tạo ra không đồng đều giữa các thành phần, tầng lớp đã tạo ra mâu thuẫn, sự phân tầng giàu nghèo. Tư dục của con người đã xé vụn lý thuyết về xã hội đại đồng ở chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
Một chủ thuyết có thể là tiến bộ ở thời quá độ TBCN nhưng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết ở hiện tại vì chủ thuyết được xây dựng bằng lý tưởng mà không dựa vào thực tế lòng tham luôn có ở con người. Chủ thuyết đã được xây dựng một cách chủ quan, phiến diện chỉ dựa vào nền tảng thế giới vật chất mà không có tầm nhìn sáng rõ - Thế giới vật chất (duy vật) luôn tồn tại nhờ vào phần duy tâm (vô hình).
Đến nay, xã hội loài người lại rơi vào thời kỳ quá độ chủ nghĩa duy vật con người sẽ quay về “nuôi giữ” chủ nghĩa duy tâm đã “nhạt nhòa” sự đúng mực, sáng rõ. Con người sẽ lại đắm chìm trong mê tín dị đoan, “lừa mình, dối người” về cõi giới vô hình, sống nhờ người chết. Con nước ròng rồi con nước lớn về việc sai lầm dùng chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm để rồi chủ nghĩa duy tâm vực dậy “bỏ bê” chủ nghĩa duy vật.
Tôi đã biết là “Con nước ròng, con nước lớn” sao lại còn “cưỡng cầu”?
Vì bởi tôi không muốn nhìn thấy xã hội loài người cứ mãi ngụp lặn, đắm chìm, trói buộc với quy luật “Con nước ròng, con nước lớn” ngày càng tàn khốc, nghiệt ngã. Lẽ ra, con người có thể tránh khỏi cái vòng lẩn quẩn tệ hại đó.
Chủ nghĩa xã hội phạm không ít sai lầm nghiêm trọng và vì thế “thể chế dân chủ cũng nửa vời”.
Tiêu biểu bạn hãy xem sự xây dựng và phát triển Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Tham vọng bá quyền lộ rõ, tranh chấp biển Đông ngông cuồng, ngang ngược bất chấp công luận quốc tế và không cần trưng cầu dân ý.
Vậy dân chủ nằm ở đâu?
Việc phân chia giá trị thặng dư không đồng đều chịu ảnh hưởng quan điểm “Chết là hết” và chủ nghĩa thực dụng xấu xa, ích kỷ.
Giới lãnh đạo Trung Quốc mà về lý thuyết là giai cấp vô sản đã không còn vô sản nữa. Họ đã là những nhà tư sản tài phiệt đầy quyền lực, lòng tham, cuồng vọng và si mê “Giấc mơ bá chủ hoàn cầu”.
Bạn có còn nhận ra Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ không?
Nhằm đảm bảo vai trò chính trị giới lãnh đạo đã ra sức bóc lột người lao động nghèo thông qua vô số loại thuế đánh vào nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần khác nhau nhưng trên thực tế người tiêu dùng mà nhất là người lao động nghèo lãnh đủ.
Nhằm đảm bảo chiếc ghế được vững chắc giới lãnh đạo đã gia cố hàng rào an ninh, hệ thống công quyền mở rộng đã trói người dân vào “cái lồng son ảo tưởng”.
Kết quả có một lượng tiền của dồi dào được dùng vào việc duy trì hệ thống công quyền cồng kềnh, kém hiệu quả đó. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra việc khủng hoảnh nợ công.
Bối cảnh người Trung Quốc hiện tại là người làm lao động sản phẩm vật chất trực tiếp phải sống trong khốn cùng còn thành phần biếng lười, ăn không ngồi rồi, ngồi chơi xơi nước lại có lương cao, hưởng nhiều bổng lộc. Đây là dấu vết đặc trưng, điều tất yếu cho một cuộc cách mạng mới.
Bạn hãy nhẫn nại lướt mắt vào bản tin thời sự mỗi ngày. Bạn sẽ thấy tình hình chính trị ở rất nhiều nước trên thế giới hiện rất rối ren, phức tạp và hỗn độn.
Ngay cả những nước được xem là dân chủ tiến bộ như Châu Âu, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Mỹ, Cộng hòa Séc,… cũng đang xáo trộn, khủng hoảng nợ công sẽ không tồn tại nếu có nền dân chủ thật sự.
Libya, Xirya, Myanma, Philipin, Taliban, Palestin, Trung Quốc, Somali,... máu vẫn đổ xuống cho những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp, xâm lấn.
Phải chăng cuộc cách mới sẽ diễn ra trên phạm vi thế giới với đầy máu và nước mắt con người?
Con nước ròng, con nước lớn ngày càng khốc liệt. Nếu cuộc cách mạng mới mà như thế thì chỉ là “bình mới, rượu cũ” mà thôi. Thế nên gọi là cuộc cách mạng mới là gượng gạo, khiên cưỡng nói rồi.
Xét lại các cuộc cách mạng đã qua. Thuận đạo, nhu nhược được thay bằng sức mạnh, trái với tự nhiên. Bảo thủ, phong kiến, cực đoan,… được thay bằng tiến bộ, sáng tạo, đổi mới. Giàu có, tham lam, tư sản,… được thay bằng đói nghèo, vô sản,… Những cuộc cách mạng trên kết hợp với sự hiểu biết nửa vời, phiến diện, phân biệt dính mắc đã được kết bằng máu xương, hận thù, đau khổ của đồng loại con người.
Lẽ nào nhân loại bước vào kỷ nguyên văn minh, tiến bộ, hiện đại cũng bắt đầu khởi nguồn là máu của loài người?
Thế thì nhân loại che đậy sự thú tính của loài người bằng kỷ nguyên văn minh, bác ái, tiến bộ mà không ngượng miệng để “dối mình, lừa người” mà chi?
Sao phải che đậy bản chất thật của cuộc cách mạng máu?
Không! Sẽ không còn cuộc cách mạng máu trong kỷ nguyên văn minh. Con người đã có nhiều hiểu biết và tiến bộ. Sự hiểu biết khách quan, sáng rõ về bản chất sự sống, cội nguồn con người, nhân loại sẽ sửa sai những sai lầm trong tư tưởng, nhận thức, ý thức, tư duy - Một cuộc cách mạng mới, hòa bình, đồng đẳng.
Cuộc cách mạng mới này sẽ từng bước đẩy lùi những cuộc cách mạng máu mà con người đã từ lâu quen sử dụng để “đổi mới” xã hội và rồi “đâu lại, vào đấy”.
Ai sẽ tạo ra cuộc cách mạng mới?
Những người có sự hiểu biết đúng mực, khách quan và sáng rõ. Nhất là thành phần trí thức, ham học hỏi, nhiều hiểu biết về sự sống, xã hội. Việc mở lòng ra sống, việc con người chui ra khỏi cái vỏ ốc hạn hẹp, thực dụng, ích kỷ. Những người có hiểu biết đúng mực sẽ nhận ra “Đã đến lúc họ cần lên tiếng để xây dựng xã hội loài người, giữ vững sự tồn tại của hành tinh xanh. Đây là thời khắc lịch sự của những người hiểu biết.
Này bạn! Tôi không hy vọng bạn tin ngay những điều tôi đã trình bày. Nếu có hoài nghi thì bạn cứ hoài nghi cho đến lúc bạn tìm ra câu trả lời xác đáng.
Nếu bạn thấy những điều tôi viết có chút giá trị hoặc hoài nghi bạn hãy chuyển đến những người bạn khác xem họ có góp ý gì cho sự hiểu biết của bạn không?

Chúc bạn sớm tìm được lời giải đáp về những mối nghi nơi cuộc sống ở thế giới vật chất và cả thế giới vô hình. Chúc bạn sớm tìm được sự bình an trong nội tâm rộng mở!
(Còn tiếp)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẢN MẠN CHUYỆN LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM


Phạm Gia Minh

Phần 1: Chuyện Liên Xô sụp đổ

Kể từ thời điểm Liên Xô và các nước trong phe XHCN ở Đông Âu sụp đổ cách đây hơn hai thập kỷ, cứ đến dịp mồng 7 tháng 11 dương lịch là truyền thông trong nước và quốc tế lại có nhiều bài nhận định, đánh giá về sự kiện lịch sử quan trọng này.
Từng có cơ hội được làm nghiên cứu sinh tại bộ môn Quan hệ Kinh tế Quốc tế của một trong những “lò đào tạo” khoa học  Kinh tế hàng đầu của Liên Xô thời đó là Trường Kinh tế Quốc dân mang tên Plekhanov, lại  trùng  vào giai đoạn giáo sư chủ nhiệm bộ môn  là TS  Ruslan Imrannovich Khasbulatov  - sau này giữ cương vị  Chủ tịch Quốc hội Liên Bang Nga,  thời xảy ra những biến cố dẫn đến việc Liên Xô tan rã, và kể cả sau khi giáo sư từ bỏ “chính trị  bẩn thỉu“ (nguyên văn lời GS Ruslan Khasbulatov) để “về vườn”, tiếp tục dạy học nên tôi có nhiều dịp được trao đổi và tranh luận thẳng thắn, được nghe những ý kiến riêng tư của giáo sư về những vấn đề thời cuộc của nước Nga và quốc tế.
Năm 1993 giáo sư có viết lời tựa đề cho cuốn chuyên khảo của tôi về mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc.[1]
Hơi khác với những đánh giá nghiêng về chính trị, mang mầu sắc của “ thuyết âm mưu”  có xu hướng kết tội ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô, đứng đầu là TBT Gorbachev đã xa rời các đảng viên trung kiên và quần chúng, thậm chí đã “phản bội lại chủ nghĩa Mác- Lê v.v… dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN, Khasbulatov lại cho rằng bên cạnh các lý do trực tiếp liên quan tới sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô thì nguyên nhân sâu xa và bao trùm vẫn chính là những khuyết tật mang tính hệ thống của thể chế chính trị - kinh tế- xã hội Xô Viết.
Điều mà trước đây ít ai ngờ tới là các khẩu hiệu “giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác- Lê nin” và “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” mà ĐCS Liên Xô lấy làm phương châm hành động về thực chất lại che đậy những toan tính chiến lược nhằm xác lập và củng cố vị thế lãnh đạo thế giới của Liên Xô với thành phần nòng cốt là dân tộc Nga. Chậm chân hơn các quốc gia Tây phương trong tiến trình phát triển để vươn lên vị trí toàn cầu, nước Nga đã chọn cho mình một lối đi riêng: lấy chủ nghĩa Mác – Lê làm nền tảng tư tưởng để tập hợp quần chúng vô sản đói khổ đang hình thành đông đảo ngay tại nước Nga Xa Hoàng và trên toàn thế giới khi mà CNTB đang trong thời kỳ tích lũy tham lam nhất của nó. Phong trào cộng sản nhờ đó đã thu hút được hàng triệu quần chúng và trở thành một lực lượng hùng mạnh trong thế kỷ XX. 
Quốc hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, cướp lại của cải từ người giàu để tập trung nguồn lực vật chất trong tay nhà nước và thực hiện mô hình XHCN toàn trị ( độc đảng chính trị lãnh đạo toàn diện xã hội, kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, phi thị trường … ) trong mấy chục năm đầu tiên đã tạo nên bước nhảy vọt ngoạn mục khiến nhiều người cho rằng Liên Xô sẽ vượt Mỹ . Tuy nhiên ngay tại chân đế của tượng đài Xô Viết đã có những vết nứt mang tính cấu trúc cảnh báo một sự sụp đổ khó tránh khỏi.
Bước phát triển vượt bậc của Liên Xô trong mấy chục năm sau Cách mạng tháng 10 có liên quan đến cơ chế huy động mọi nguồn lực xã hội bằng sức mạnh chuyên chính của nhà nước toàn trị đồng thời sử dụng “ lợi thế thông tin” của người đi sau. “Lợi thế “ ở đây chính là thông tin về mô hình chuyên môn hóa sản xuất, phân bổ nguồn lực vào những ngành công nghiệp có năng suất cao nhất mang lại tỷ lệ tăng trưởng cao. Có điều là những thông tin này không bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế Liên Xô mà lại là từ các nước Phương Tây phát triển, nơi mà kinh tế thị trường tự do với tính đa dạng và năng động dưới tác động của quy luật “ bàn tay vô hình” Adam Smith kết hợp với động lực sáng tạo cá nhân theo lý thuyết tiến hóa của Schumpeter  hình thành nên.
Kinh tế thị trường (được hiểu như điều kiện đủ) đóng vai trò phòng thí nghiệm khổng lồ nơi mà các phương pháp tổ chức kinh doanh, công nghệ, kỹ năng, trình độ học vấn và hệ thống nghiên cứu & phát triển …(được hiểu như các điều kiện cần) liên tục kết hợp, cạnh tranh khốc liệt để hoàn thiện và cho ra đời những đổi mới cơ bản trong quá trình tiến hóa .
Liên Xô từng tự hào có một nền giáo dục tiên tiến, các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cùng đội ngũ các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đầu ngành. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không tạo ra những đổi mới cơ bản mang tính tiên phong về công nghệ và kinh tế cho dù quốc gia này đã bắt kịp các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến của Phương Tây trong những năm 50- 60 thế kỷ trước. Ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng mặc dù đạt được những thành tựu đột phá vượt trội nhưng do thiếu tư duy thị trường nên Liên Xô không thành công trong việc thương mại hóa nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nguyên nhân chủ yếu là Liên Xô thiếu nền kinh tế thị trường ví như thiếu điều kiện đủ trong khi lại đang sở hữu một nguồn dồi dào các điều kiện cần. Kết cục là nền kinh tế Liên Xô muốn phát triển lại phải dựa vào thông tin định hướng từ phương Tây một cách thụ động.
Thái độ thụ động đó có lẽ phần nào giải thích vì sao vào thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng tháng 10, khi mà làn sóng thứ 3 của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Hoa Kỳ và Châu Âu tạo ra “ thời đại của điện và thép” thì Lê nin đã đưa ra công thức bất biến “ CNCS = Chính quyền Xô Viết + Điện khí hóa toàn quốc”
Các lý thuyết gia Xô Viết đã mắc một sai lầm lớn khi họ nhìn nhận rất cứng nhắc về quá trình chuyên môn hóa sản xuất và cho rằng phát triển điện, thép và các ngành công nghiệp nặng là bất biến, vĩnh viễn như một giáo điều. Sự xơ cứng trong tư duy phát triển này cũng là tất yếu khi bản thân Liên Xô không chấp nhận yếu tố thị trường, đồng nghĩa với việc chặn cửa tinh thần sáng tạo công nghệ và động lực kinh doanh làm giàu cho bản thân và xã hội của quảng đại quần chúng.
Cũng cần nhớ lại rằng Microsoft hay Apple khởi đầu từ những chàng trai trẻ rỗng túi nhưng chứa chan tinh thần kinh doanh sáng tạo và quyết tâm chinh phục thế giới chứ không phải là những viện nghiên cứu hay trường Đại học đồ sộ.
Khi tự nền kinh tế Liên Xô không có khả năng nhìn xa và luôn bị lệ thuộc vào thông tin từ Phương Tây thì “ lợi thế của người đi sau“ sẽ chấm dứt vào giai đoạn Liên Xô đã bắt kịp thậm chí vượt phương Tây về sản lượng điện, thép và ngũ cốc …
Trong khi  Liên Xô vẫn tiếp tục phân bổ nguồn lực vào các ngành công nghiệp nặng truyền thống với điện, thép, … thì phương Tây đã âm thầm thúc đẩy làn sóng thứ 4 của cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra “ thời đại của ô tô và hàng không” với các sản phẩm ô tô, Polime hóa dầu, tự động hóa …rồi làn sóng thứ 5 tạo ra “thời đại của thông tin liên lạc” với các thiết bị điện tử, máy tính, internet và công nghệ sinh học, Nano .. .
Vào những năm cuối của mình Liên Xô không hề thiếu vốn, số liệu cho thấy vốn cố định tăng trung bình khoảng 7,6% /năm trong thời kỳ 1960-1981, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 3,6% ở Hoa Kỳ và 3,4% ở Anh. Trong giai đoạn 1983-1987 con số này tiếp tục tăng khoảng 5,8% / năm. Tuy nhiên hiệu suất vốn của các ngành kinh tế công nghiệp nặng truyền thống lại giảm liên tục 3,5 % mỗi năm trong giai đoạn 1960-1981 và 3,8% mỗi năm giai đoạn 1983-1987, đó là tốc độ giảm mạnh nhất trong số các nước phát triển khác trong cùng giai đoạn.[2] Nhận định hợp lý ở đây là Liên Xô đã định hướng sai cho các luồng đầu tư do những thất bại của thông tin kinh tế từ trung ương.
Hiệu suất sử dụng vốn giảm dẫn tới sự tụt dốc tỷ lệ tăng trưởng vào cuối những năm 80. Nếu những năm 60 tỷ lệ này là 5,1% thì những năm 70 xuống còn 3,7% ; giảm tiếp 2% trong những năm 80 và vẫn tiếp tục giảm sau đó...[2]
 Sự tụt hậu và mất phương hướng của Liên Xô bắt đầu từ khi mà mọi nỗ lực “tái cơ cấu nền kinh tế “ đều thất bại do sự sáng tạo của các cá thể và doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản thúc đẩy năng suất sau hơn 70 năm phát triển phi thị trường đã bị tê liệt. Hơn thế nữa cơ chế giá là biện pháp điều phối duy nhất các nguồn lực lại không được thiết lập theo đúng cơ chế thị trường mà vẫn bị tư duy chính trị và bộ máy hành chính quan liêu, tham nhũng chi phối nặng nề.
Nếu luận điểm của Lê Nin về cuộc chiến ai thắng ai giữa CNXH và CNTB dựa trên cơ sở so sánh năng suất lao động thì xu thế thất bại của Liên Xô đã rõ từ những năm 80.
Thiết nghĩ cũng cần nói thêm ở đây về bộ máy hành chính quan liêu trong nền kinh tế Xô Viết.
Trong nền kinh tế Phương Tây, một cách tự phát đã hình thành hàng trăm năm nay một hệ thống các tổ chức muôn màu, muôn vẻ có chức năng thực hiện những giao dịch phục vụ cho thị trường nhằm hỗ trợ quá trình chuyên môn hóa. Ví dụ như các hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ, hậu cần Logistic, các tổ chức tín dụng, chứng khoán, tư vấn pháp luật, kinh doanh, tư vấn tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng, môi giới thương mại, đăng ký bảo hộ sở hữu tác quyền v.v…Khu vực dịch vụ phục vụ giao dịch thị trường này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn nên được ví như “ hạ tầng cơ sở mềm” (Soft Infrastructure) của nền kinh tế thị trường. Tại Hoa Kỳ khu vực này năm 1970 đã chiếm hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội với số việc làm tăng liên tục từ 26% lực lượng lao động vào năm 1940 lên 43% vào năm 1990. Trong khi đó lao động sử dụng trong khu vực dịch vụ của Liên Xô (chủ yếu là y tế, giáo dục và thương nghiệp) chỉ chiếm 10% tổng lao động.[2]
Trong nền kinh tế Xô Viết hoạt động theo kế hoạch tập trung, phi thị trường thì khu vực dịch vụ này có ít cơ hội phát triển. Phần lớn các giao dịch trong nền kinh tế đều thông qua mệnh lệnh chỉ huy phát ra từ các cơ quan hành chính được hình thành theo nguyên tắc ngành và lãnh thổ. Nền kinh tế càng có quy mô lớn với những mối tương tác và giao dịch tăng với cấp số nhân thì bộ máy hành chính điều hành các giao dịch theo phương thức tập trung lại càng cồng kềnh và mang tính quan liêu nặng hơn. Thực tế này chẳng khác gì hình ảnh một tòa lâu đài đồ sộ nhưng lại được xây trên nền móng hẹp, nó khác hẳn với nền kinh tế thị trường phát triển cao ở Phương Tây sở hữu hạ tầng cơ sở mềm vững chắc là khu vực dịch vụ phục vụ thị trường phong phú, đa dạng và hiệu năng cao.
Xét cho cùng thì ngăn cấm thị trường cực đoan kiểu mô hình Xô Viết quan liêu bao cấp là một biểu hiện đặc trưng của chiếm đoạt quyền tự do, dân chủ trong kinh doanh và lựa chọn cơ hội mưu sinh cũng như thể hiện năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân theo nguyên lý tiến hóa. Nếu kết hợp với những nhận định mang mầu sắc chính trị về sự suy thoái của ĐCS Liên Xô do nguyên tắc “tập trung dân chủ” trên thực tế luôn biến tướng thành “có tập trung nhưng mất dân chủ”  thì rất tự nhiên một câu hỏi sẽ được nêu ra: “vậy thì phải chăng hệ tư tưởng Mác – Lê, nền tảng của mô hình Xô Viết chính là một khiếm khuyết mang tính hệ thống vì nó mất dân chủ và ngăn cản sự tiến hóa như mọi chế độ toàn trị khác trong lịch sử ?” .
Và bánh xe lịch sử vẫn lừng lững đi tới nghiền nát tất cả những vật cản trên con đường tiến hóa của nhân loại.
Thực tế đã cho thấy khi ngọn cờ Mác- lê và vô sản không còn giúp ích cho Liên Xô và người Nga giành vị thế lãnh đạo thế giới nữa thì những đại diện tinh hoa của họ như Gorbachev, Elxin và Putin đã từ bỏ nó để quay về với chủ nghĩa dân tộc Nga vĩnh hằng và bất biến.
 Nói họ đã “ phản bội” chủ nghĩa Mác – Lê có lẽ là hơi hồ đồ vì người ta chỉ kết tội phản bội mục tiêu và lý tưởng chứ không ai bị kết tội phản bội cái công cụ để đạt mục tiêu cả . _

Thăng long – Hà nội 12/11/2013
Để ghi nhận ngày Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam
(còn phần 2 và 3)

Phần nhận xét hiển thị trên trang