Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Tuyệt vời cuộc đổ bộ sao Hỏa của anh Nguyễn Thành Trung !


Tôi có anh bạn rất mê lên sao Hỏa và đã liên hệ đăng ký chuyến đi 1 chiều vào năm 2024. Nhưng nghe đâu vì tuổi khá cao nên sốt ruột, anh đã bay sớm hơn, có thể là trong 1 chuyến như thế này. Lưu để người nhà anh Trung xem.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nỡm à?



 
Thằng ba xạo

Một cô gái bị chặn lại vì chạy quá tốc độ…
Cô gái: Dạ thưa anh, có chuyện gì thế?
Cảnh sát: Chào cô, cô chạy quá tốc độ.
Cô gái: Ô thế ạ?

Cảnh sát: Cho tôi xem bằng lái nào?
Cô gái: Có là em đưa anh liền, nhưng em không có.

Cảnh sát: Cô không có bằng lái à?
Cô gái: Dạ mất rồi, 4 năm trước, một lần lái xe lúc say rượu, em đánh mất rồi.

Cảnh sát: Thế à… cho tôi xem giấy tờ xe nào.
Cô gái: Em không đưa được.

Cảnh sát: Sao không?
Cô gái: Xe này em ăn trộm mà.

Cảnh sát: Thiệt không?
Cô gái: Vâng, em đã giết chủ xe và lấy chìa khóa.

Cảnh sát: Thiệt không?
Cô gái: Xác ổng em chặt ra mấy khúc, gói trong bao, hiện còn để trong cốp xe. Anh muốn xem không?

Viên cảnh sát nhìn cô gái rồi từ từ lùi lại về phía xe của mình rồi gọi điện thoại. Vài phút sau, mấy chiếc xe cảnh sát phóng tới vây quanh xe cô gái.

Cảnh sát 2: Chào chị, mời chị bước ra khỏi xe một chút.
Cô gái bước ra khỏi xe.

Cô gái: Có chuyện gì không anh?
Cảnh sát 2: Nhân viên tôi báo cáo là chị đã ăn trộm chiếc xe này và giết chủ xe.

Cô gái: Giết chủ xe à?
Cảnh sát 2: Vâng, chị vui lòng mở cốp xe tôi xem.
Cô gái mở cốp xe, chả có gì trong đó cả.

Cảnh sát 2: Đây là xe chị à?
Cô gái: Vâng, giấy tờ xe của em đây ạ.
Viên cảnh sát chưng hửng.

Cảnh sát 2: Nhân viên tôi nói chị không có bằng lái xe.
Cô gái đưa tay vào túi, móc bằng lái và đưa cho viên cảnh sát.
Viên cảnh sát xem bằng lái, tỏ ra rất bối rối.

Cảnh sát 2: Cảm ơn chị, nhân viên tôi đã báo cáo rằng chị không có bằng lái, chị ăn trộm chiếc xe này, và chị còn giết chủ xe và chặt ra nhiều khúc nữa. Chị có giải thích gì không?

Cô gái: Chắc thằng ba xạo ấy còn bảo tôi chạy quá tốc độ nữa chứ gì ?
 
Cảnh sát : !!!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao?

(Dân trí) - Cựu điệp viên KGB Oleg Lyalin được biết tới vì vụ đào thoát sang Cơ quan tình báo Anh MI5, vốn dẫn tới việc phát hiện và trục xuất 105 quan chức Liên Xô từng bị cáo buộc làm gián điệp tại Anh.

 >>  Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (1)

 
Oleg Lyalin
Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2)
 
Lyalin được KGB cử tới hoạt động tại Anh vào những năm 1960, đóng giả một quan chức phái đoàn thương mại Liên Xô. Nhưng các điệp viên MI5 đã tuyển mộ Lyalin vào năm 1971 sau khi họ biết rằng ông này đang có quan hệ tình cảm với chính thư ký, Irina Teplyakova - một tiết lộ có thể khiến ông bị giới chức Liên Xô trừng phạt nếu bị phát hiện.
Lyalin đã đề nghị cung cấp các thông tin về KGB để đổi lấy sự bảo vệ của giới chức Anh cho ông và Teplyakova. Với hành động này, Lyalin đã trở thành điệp viên KGB đầu tiên đào tẩu kể từ sau Thế chiến II. Vụ trục xuất các nhà ngoại giao và quan chức thương mại Liên Xô mà Lyalin góp phần làm bại lộ là vụ trục xuất lớn nhất mà một chính phủ phương tây từng hành động chống lại Mátxcơva.
Lyalin và Teplyakova kết hôn và thay đổi giấy tờ, nhưng mối quan hệ của họ không kéo dài lâu. Vào năm 1995, Lyalin chết ở tuổi 57 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Không ai biết rõ bệnh tình của Lyalin hay ông sống ở đâu khi qua đời. Theo một thông cáo của New York Times, ông Lyalin chết tại một “địa điểm bí mật ở miền bắc nước Anh”.
Vasily Mitrokhin
 
Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2)
Mitrokhin từng là một điệp viên KGB có nghề, mà dự án bí mật của ông này - đánh cắp tài liệu khỏi kho lưu trữ của KGB - đã trở thành chủ đề chính cho một cuốn sách năm 1999 có tựa đề “The Sword and the Shield” mà ông cộng tác cùng sử gia người Anh Christopher Andrew.
Mitrokhin gia nhập KGB năm 1948 và từng miêu tả mình là một điệp viên nhiệt huyết cho tới khi được chuyển tới kho lưu trữ của KGB năm 1956 - giai đoạn mà ông ngày càng bất mãn với cơ quan tình báo này.
Trong 12 năm, Mitrokhin đã đánh cắp hàng nghìn tài liệu từ kho lưu trữ, nhét chúng vào giày trước về nhà vào mỗi đêm. Tại nhà, ông đã sao chép các tài liệu bằng tay. Ông đút các tài liệu trong các chai đựng sữa và giấu chúng trong vườn hoặc dưới nền nhà, và thậm chí cũng không tiết lộ cho vợ biết ông đang làm gì.
Vào năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ và 8 năm sau khi rời KGB, ông Mitrokhin đã liên lạc với các quan chức CIA tại Latvia với số tài liệu thu thập được và đề nghị được đào tẩu. Bị từ chối thẳng thừng, Mitrokhin đã quay sang các mật vụ MI6, những người đã khuyên Mitrokhin tới Anh và cử các mật vụ tới Nga để đào các tài liệu của KGB từ nhà ông (chúng được đưa tới Anh trong 6 vali). Mitrokhi và gia đình sau đó đã bí mật trốn tới Anh.
FBI sau đó nói rằng các tài liệu của Mitrokhi là “nguồn tin rộng lớn và hoàn thiện nhất từng nhận được từ bất kỳ nguồn nào”. Ông Mitrokhin chết năm 2000 ở tuổi 81.
Aldrich Ames
 
Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2)
Đối với người Mỹ, Ames có lẽ là điệp viện KGB khét tiếng nhất, từng làm điệp viên hai mang trong CIA suốt 9 năm cho tới khi bị bắt, bị xét xử và kết án về tội phản quốc.
Ames là con trai của một quan chức CIA từng hoạt động ngầm tại Myanmar vào những năm 1950. Chính người cha đã khuyến khích Ames tham gia CIA và giúp con trai được tuyển dụng vào năm 1962.
Khi được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận chống tình báo trong các chiến dịch Liên Xô năm 1983, Ames đã tìm thấy các tài liệu về các nhân viên CIA đang làm việc tại Nga. Khi đó, người tình của Ames vướng phải một khoản nợ không thể trả nổi và vụ ly hôn với vợ khiến ông bị nợ nần chồng chất. Ames sau này thừa nhận rằng ông cần khoảng 50.000 USD và biết rằng KGB đã trả cho các mật vụ CIA số tiền tương đương để trở thành điệp viên KGB.
Vào năm 1985, Ames đã tiết lộ tên của 3 điệp viên hai mang cho một liên lạc của KGB, nghĩ rằng điều ông đang làm không phải là tội phản quốc vì họ chỉ là các điệp viên KGB mang tính kỹ thuật. Ông nhận được 50.000 USD và vài tuần sau đó tiết lộ cho KGB về nhiều điệp viên Mỹ khác tại Liên Xô, trong đó có người bạn thân Sergey Fedorenko.
Ames đã tiết lộ danh tính của tổng cộng 25 điệp viên CIA, 10 trong số họ đã bị kết án tử hình. Ông đã trở thành điệp viên được trả lương cao nhất thế giới, nhận được gần 4 triệu USD vì phản bội các đồng nghiệp.
Cuối cùng, Ames bị FBI bắt năm 1994. Ông này bị kết án tù chung thân và hiện đang bị giam tại một nhà tù được đảm bảo an ninh tối đa tại Pennsylvania.
Oleg Kalugin
 
Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2)
Kalugin gia nhập KGB năm 1951 sau khi tốt nghiệp Đại học Leningrad. Ông được huấn luyện và được cử tới Mỹ theo học bổng Fulbright để học ngành báo chí tại Đại học Columbia, và sau đó đóng giả làm nhà báo tại New York trong khi làm gián điệp cho Liên Xô. Sau đó ông nhanh chóng chuyển tới đại sứ quán Liên Xô tại Washongton, D.C và trở thành vị tướng trẻ nhất của KGB vào năm 1974.
Nhưng ngôi sao đang lên của KGB đã không gặp may khi Vladimir Kryuchkov, lãnh đạo KGB khi ấy, người sau đó là chủ mưu của một vụ đảo chính chống lại lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, cáo buộc Kalugin tuyển dụng một người mà sau đó hoá ra là gián điệp của Mỹ. Kalugin bị thất sủng sau khi trở về Nga. Ông ngày càng trở nên bất mãn và sau đó bị KGB sa thải vào năm 1990.
Năm 1991, ông Kalugin đã chống lại vụ đảo chính của Kryuchkov trước khi chuyển tới Mỹ. Kalugin đã nhận công việc giảng dạy tại Đại học Công giáo Mỹ, viết một cuốn sách về các kinh nghiệm làm gián điệp cho KGB và giúp phát triển một trò chơi máy tính.
Ông Kalugin bị quy là kẻ phản quốc và bị xét xử vắng mặt năm 2002, trong đó ông bị kết án 15 năm tù giam nhưng chưa từng thụ án. Cựu Thiếu tướng KGB đã trở thành giáo sư tại Mỹ và hiện đang giảng dạy tại Trung tâm chống tình báo và nghiên cứu an ninh và là thành viên điều hành của Bảo tàng gián điệp quốc tế tại Washington, D.C.
An Bình
Theo Foreign Policy
Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2) Các điệp viên KGB nổi tiếng nhất bây giờ ra sao? (2)10 8 1


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÁC QUÁ CƠ !

Khoai@


Họ ác quá cơ.

Các bạn xem này, Záo khoa có bài toán của học sinh lớp 1. Những người làm giáo dục thật nhẫn tâm lắm.

Záo dục thế này thì hoa kà hoa kải là phải dồi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn: BÌNH HẬU

Cuteo@ 


Đây là tiết mục khảo cổ, anh đào được trên mạng, bê về cho anh em ngắm tĩ tã. Hình như là ở cuộc thi "Hoa hậu Tiền Phong báo 2008"!!!

Chả biết gái đẹp hay không nữa. Năm đó bọn trang điểm nó thù oán gì các hoa hậu hay không mà đánh cái mắt khiếp quá!

Anh cứ đề cử mấy giải đã, có gì các bạn cùng bình nhé.

1. Hoa hậu có dáng đứng giống chữ X nhất!!!

2. Hoa hậu ít giống hoa hậu nhất!!!

3. Hoa hậu có đuôi dài nhất!!!

4. Hoa hậu lăng quả tình xa nhất!!!

5. Hoa hậu cười xòe nhất!!!

6. Hoa hậu AEROBIC!!!

7. Hoa hậu thiếu vải nhất!!!

8. Hoa hậu móng giò!!!



9. Hoa hậu tả tơi nhất!

10. Hoa hậu mắt sâu nhất!

11. Hoa hậu ít xôi nhất!!!

12. Hoa hậu có nụ cười buồn cười nhất!!!

13. Hoa hậu vằn vện nhất

14.Hoa hậu khoét nhiều chỗ nhất!!!

15. Hoa hậu giống ma nơ canh nhất!!!

16. Hoa hậu cồng kềnh và ngộ nghĩnh nhất!!!


17. Hoa hậu có dáng đứng khó coi nhất!!!

18. Hoa hậu cười hả hê nhất!!!


19. Hoa hậu ngô nghê nhất!

20. Hoa hậu có rốn sâu nhất.

21. Hoa hậu Boeing 737

22. Hoa hậu úp úp mở mở nhất.

23. Hoa hậu có cái nhìn kỳ lạ nhất!!!

24. Hoa hậu mỏ đỏ nhất!!!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC nói gì?

VU HOANG SON  


Trong khi TQ đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của vũ khí do mình sản xuất trên thị trường thế giới, thì với chương trình phát triển quốc phòng của Việt Nam, TQ lại cho rằng Việt Nam dựa Nga để đối phó Trung Quốc.

Việt Nam không bao giờ mua vũ khí TQ

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, dù hiện nay Myanmar đã mua máy bay huấn luyện K-8, xe bọc thép, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ trang bị tên lửa hành trình chống hạm. Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM. Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ.

Mới đây, Thái Lan đã mua 2 tàu khu trục nhỏ còn Indonesia không chỉ mua tên lửa SAM, tên lửa hành trình chống hạm mà còn hợp tác với Trung Quốc để phát triển lĩnh vực tên lửa của mình.

Mặc dù vẫn chỉ là các hợp đồng nhỏ lẻ, song các nước ASEAN có thể đang cảm thấy áp lực gia tăng phải mua thêm vũ khí của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa kịp “xoay trục sang châu Á”. 
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Vì thế, với nhiều nước Đông Nam Á, việc mua vũ khí Trung Quốc mang tính chính trị nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu thực sự. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, duy chỉ có Việt Nam và Singapore là những nước có vẻ như sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc nổi dần lên với tư thế là nhà xuất khẩu vũ khí sẽ tác động rất nhiều đến Đông Nam Á, có nguy cơ làm thay đổi cán cân quân sự. Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả những loại vũ khí có thể sẽ khiến thị trường Đông Nam Á trở nên khó đoán định và có thể sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo nhà nghiên cứu Richard Bitzinger thuộc Khoa nghiên cứu quốc tế (RSIS) của ĐH Nanyang (Singapore), có thể còn quá sớm nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn bởi Bắc Kinh vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đáng kể trong việc đưa sản phẩm này vào thị trường.

Tuy nhiên, có thể dù sớm hay muộn thì Trung Quốc vẫn sẽ thu được những thành công trong việc mở rộng doanh số bán vũ khí trên toàn cầu.

Hồi cuối tháng 10/2013 vừa qua, tờ New York Times của Mỹ cho rằng hiện nay Trung Quốc đã nổi lên như là một nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một nhóm các nhà cung cấp chủ yếu là ở phương Tây thống trị như: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và gần đây là Israel.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra rất nghiêm túc trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền này bằng việc đưa ra những giá chào bán cực thấp. Kết quả là Trung Quốc đã chính thức trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn toàn cầu với doanh thu trung bình khoảng 2 tỷ USD/năm.

Họ đang mở rộng nhóm khách hàng truyền thống ở Nam Á, châu Phi và cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ Latinh, Trung Đông.

Hoàn Cầu: "Việt Nam dựa hơi Nga để đối phó Trung Quốc"
Hệ thống phòng không S-300 của Việt Nam mua từ Nga
Trong chiến lược phát triển quốc phòng của Việt Nam, hôm đầu tháng 11/2013 vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã có bài viết cho rằng: “Putin thăm Việt Nam bàn hợp tác quân sự nhạy cảm. Truyền thông cho rằng Việt Nam muốn dựa vào Nga đối đầu với Trung Quốc”.

Nguồn tin trên cho biết thêm, hiện nay trọng điểm chính sách đối ngoại của Nga đã chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tờ Quan điểm Nga cho rằng, ông Putin đã thảo luận với phía Việt Nam về hợp tác quân sự, công nghệ cao. Ông Putin đề cập đến nội dung hợp tác kỹ thuật quân sự “rất nhạy cảm” với Việt Nam, còn lãnh đạo khẳng định Nga là người bạn “thân thiết nhất”. Hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ hợp tác.

Theo tuyên truyền của bài viết, "Việt Nam là một trong những khách hàng vũ khí chính của Nga. Tình hữu nghị hai bên có từ thời kỳ Liên Xô. Năm 2012, hai nước đạt được thỏa thuận, quân nhân Nga “quay trở lại căn cứ vịnh Cam Ranh”, Việt Nam sẽ cung cấp bảo đảm hậu cần cho Hải quân Nga".

Bài viết dẫn lời chuyên gia cho rằng, do Việt Nam duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, Hải quân Nga xuất hiện ở cảng biển này sẽ không đe dọa an ninh của Trung Quốc và Mỹ, nhưng sẽ tăng “sức nặng” cho Việt Nam.

Tờ Đại công báo ngày 15/11 cũng có bài viết cho rằng, trong chuyến thăm Việt Nam của ông Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác, liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực như quân sự, năng lượng, giáo dục, khoa học kỹ thuật...

Theo bài báo, thông qua tăng cường hợp tác với các nước châu Á, Nga đã tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã phản ánh rõ chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Bài báo cho rằng, Việt Nam có quan hệ quân sự, thượng mật thiết với Nga. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ để Nga đi vào ASEAN và Đông Nam Á, đồng thời là đối tác hợp tác năng lượng quan trọng của Nga. Việt Nam và Hàn Quốc đều đã cung cấp không gian lớn hơn cho ngoại giao Đông Á của Nga. Putin thăm Việt Nam và Hàn Quốc đã cho thấy, chính sách ngoại giao Nga tăng cường nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương.

T.Thành (Tổng hợp Infonet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cao hơn hay dài hơn?


Nguyễn Quang Thân
"Tôi cao hơn Putin và Sarkozy. Tôi cao bằng Romano Prodi đấy chứ", Berlusconi nói về thủ tướng sắp mãn nhiệm của Italy hôm thứ ba. "Tôi cao 1m71 vậy mà không hiểu sao các nghệ sĩ biếm họa cứ biến tôi thành chú lùn, trong khi những người khác được coi là cao trung bình." Chính trị gia từng hai lần làm thủ tướng và đang tranh cử cho nhiệm kỳ ba này từng bị nhật báo bán chạy nhất Italy Corriere della Sera so sánh chiều cao với các nguyên thủ khác. Theo đó, Sarkozy cao 1m65 còn ông chủ Kremlin là Putin cao 1m67. Trong khi đó, các nghệ sĩ biếm họa thường xuyên vẽ cảnh Berlusconi nghễu nghện trên những đôi giày cao gót.(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2008/04/3BA01298/)

          Còn có một chuyện nữa về so sánh cao thấp. Một hôm, trong buổi đi dạo, viên hầu cận Napoleon là thống chế Bertrand thử gan vuốt râu hùm, nói với hoàng đế: “ Tâu hoàng thượng, hình như tôi cao hơn Ngài!”. Đúng vậy, Napoleon - ông cai nhỏ - như biệt hiệu quân lính gọi hoàng đế của mình một cách thân mật, chỉ cao khoảng một mét sáu mươi trong khi Bertrand là người cao nhất trong đội ngũ thống chế của ông. Nghe vậy, vị hoàng đế bách chiến bách thắng không giận, nghĩ ngợi một lúc rồi mỉm cười: “Không đúng, ngươi chỉ dài hơn ta thôi!”
Dài hơn chưa hẳn là cao hơn! Khác với Napoleon, hoàng đế ngắn hơn hầu cận nhưng tài năng, trí tuệ ít ai bì, có nhiều ông ăn trên ngồi trốc, có thể ban ơn, quát nạt được cấp dưới, nhưng chưa chắc đã giỏi hơn cấp dưới (buồn thay tình trạng này vẫn xẩy ra khá nhiều ở nước ta). Chuyện đời vẫn thế! Lẽ nên hư không chỉ nằm trong sáu mươi tự hào của Kinh Dịch. Chính danh quân tử (người tài giỏi, tử tế, liêm khiết) thì đáng được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng. Nhưng không ít kẻ ở lâu đài, biệt thự xây bằng đá quý hay mua rẻ như bèo chưa chắc đã yên ổn, đã lắm khách mang đến tình người bằng kẻ trong túp lều tranh. Luôn ăn cỗ to, vơ cả thiên hạ vào mồm từ con ba ba dưới đáy hồ đến con hổ trong rừng thẳm, áo quần thì dưới một ngàn đô (mười lăm triệu đồng) một cái áo sơ mi không mặc, chưa hẳn đã ngon đã đẹp bằng kẻ “bữa ăn dầu có dưa muối - áo mặc nài chi gấm là”( thơ Nguyễn Trãi). Cái đẹp cái sang chỉ đẹp chỉ sang trong mắt người khác. Nếu không có người ngoài khen cho một câu thì đẹp với sang chỉ là áo gấm đi đêm mà thôi. Không phải đặc sản không ngon, hàng hiệu Cardin không đẹp, mà cái chính là người ăn những thứ đó, mặc những thứ đó có đáng hay không và quan trọng hơn, ăn bằng tiền mồ hôi nước mắt của mình hay của người đóng thuế, người nghèo quanh năm dưa muối?
Cái thước đo sự cao thấp, dài ngắn vẫn luôn phức tạp lắm thay!



Phần nhận xét hiển thị trên trang