Nếu những cô gái đẹp Hà thành làm mê đắm lòng người bởi vẻ dịu dàng, nền nã, “gái xứ Tuyên” khiến người ta ngẩn ngơ vì nét thanh thoát đằm thắm thì gái Huế lại ghi dấu bởi sự đoan trang, nhỏ nhẹ...
Gái đẹp Tuyên Quang - đằm thắm, thanh thoát
Câu thành ngữ “Chè Thái, gái Tuyên” không biết có từ bao giờ nhưng đến nay đã trở thành câu cửa miệng, ví hương vị tinh tế, thơm ngọt khó quên của chè ở vùng đất Thái Nguyên với nét đằm thắm, thanh thoát của những người con gái đẹp xứ Tuyên.
Nếu như chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nức tiếng thì vẻ hút hồn của con gái đẹp Tuyên Quang cũng khiến lòng người thổn thức.
Gái đẹp Tuyên Quang - đằm thắm, thanh thoát
Gái đẹp xứ Tuyên - đằm thắm thanh thoát (Ảnh minh họa)
“Gái đẹp xứ Tuyên” không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn làm say lòng người với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.
Theo một số tài liệu ghi lại, nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, nhiều cung tần ly tán và cưới dân thường, dần sinh sôi bao thế hệ người con gái đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời đất khiến con người luôn khỏe đẹp, tươi vui.
Gái Hà thành - vẻ dịu dàng, nền nã, thùy mị
Những người con gái đẹp đất kinh kỳ luôn toát lên vẻ đẹp của sự dịu dàng, nết na, thùy mị, đảm đang. Nét đẹp của thiếu nữ Hà thành xưa không chỉ thể hiện ở gương mặt, dáng người mà còn ở cách ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Gái đẹp Hà thành - dịu dàng, nền nã, thùy mị (Ảnh minh họa)
Nét tề chỉnh là đặc trưng của gái đẹp Hà thành, sang mà không loè loẹt, đẹp mà nền nã; dù chỉ mặc áo vải thường cũng vẫn phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo.
Con gái Hà Nội ngày ấy biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son nhẹ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong chiếc khăn tay, chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa cũng đủ làm người người say đắm.
Vẻ cổ điển, dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế của thiếu nữ Hà thành được kế thừa từ nét đẹp văn hóa của con người Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi.
Người con gái đẹp Nha Mân - hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa
Có lẽ câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” đã lột tả chính xác về miền đất nổi tiếng nhiều giai nhân, mỹ nữ này.
Gái đẹp Nha Mân (Ảnh minh họa)
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người con gái đẹp.
Theo một số tài liệu ghi lại, vào năm 1985, chúa Nguyễn Ánh sau khi thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã cùng cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng, hậu cung theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải bỏ lại hàng trăm thê thiếp ở đây để chạy.
Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” sau đó lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ. Chính nhờ dòng máu cung phi mỹ nữ mà xứ Nha Mân mới có nhiều người con gái đẹp như ngày nay.
Miền gái đẹp Huế - đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên
Nói năng từ tốn, điềm đạm nhưng lại quả quyết, dứt khoát là nét cuốn hút đặc trưng của người con gái đẹp sông Hương.
Gái đẹp Huế - đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên (Ảnh minh họa)
Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.
Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.
Mường So – “Vùng đất mỹ nữ” ở Tây Bắc
Ở thung lũng Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) có một truyền thuyết kể rằng Nàng Han, người con gái Thái đẹp nhất trời Tây Bắc, đã ban cho người dân nơi đây một dòng suối quý được “hóa thân” từ bộ váy áo của mình để hàng nghìn năm sau, bất cứ thiếu nữ nào tắm gội, vẫy vùng trên dòng suối ấy đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Tương truyền, những cô gái tắm gội trên dòng suối Mường So đều có làn da căng mịn, tràn đầy nhựa sống.
Theo những bậc cao niên trong vùng, Nàng Han được sinh ra trên đất Mường So. Trong tâm linh của khắp xứ Thái, xứ Mường Tây Bắc, Nàng Han là biểu tượng của người con gái tài giỏi và có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.
Vẻ đẹp ấy đã được khắc họa trong câu hát: “Người đẹp ra suối tắm, cá tìm về xem chân. Người đẹp đi lên nương, dâu, lúa tìm về xem tay. Người đẹp đi lên rừng, hoa tìm về xem mặt. Người đẹp hát trong rừng, chim ngập ngừng lắng nghe. Người đẹp bước chân xòe, trai Mường So ngây ngất…"
Không chỉ có nhan sắc rực rỡ, Nàng Han còn có đôi tay khéo léo, đặc biệt là trong việc kéo sợi, thêu thùa, dệt vải. Khi giặc ngoại xâm kéo đến xâm lược Mường So, Nàng Han đã anh dũng đứng lên kêu gọi trai tráng dựng cờ giết giặc. Thắng trận trở về, nàng được nhân dân trong vùng chào đón và suy tôn là “nữ tướng”.
Một đêm sáng trăng, Nàng Han trút bỏ bộ áo cóm, một trang phục của thiếu nữ Thái, để bay về trời. Bộ váy áo đó đã biến thành dòng suối Mường So mà bất cứ người con gái nào tắm ở đó thì đều có làn da đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân. Nhờ dòng suối quý, Mường So trở thành “miền mỹ nữ” từ đó.
Thiếu nữ Thái có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.
Cũng từ ngày ấy, các vị vua, chúa đất ở khắp miền Tây Bắc đều cho người đi tìm những cô gái đẹp ở Mường So mang về dinh thự để đưa vào đội múa xòe. Các cô được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở.
Ngay cả đến những năm đầu thế kỷ 20, Mường So vẫn vang danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái quay cuồng làm nghiêng ngả núi rừng.
Miền gái đẹp xứ Thanh
Người dân tộc Thái ở Mường Lè (huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa) khai thiên, lập địa ở mảnh đất mạch rồng cuộn, nước dồi dào, sản vật núi rừng nhiều vô kể, nên đời sống đồng bào nơi đây luôn ấm no, hạnh phúc.
Ảnh minh họa
Mảnh đất lành này là nơi sinh ra những cô gái Thái đẹp hút hồn, hấp dẫn lạ thường. Cái đẹp của cô gái Thái Mường Lè đến từ đôi mắt biết cười, nước da trắng như trứng gà bóc, giọng nói nhẹ nhàng như mật rót vào tai
Lý giải về vẻ mê hồn, đằm thắm rất đặc trưng của cô gái đẹp Thái xứ Thanh, nhiều già làng, trưởng bản kể rằng tổ tiên lập làng bản của họ từng là thổ ty, lang đạo nên lấy vợ đều lựa chọn những cô gái đẹp lộng lẫy ở khắp vùng.
Có tiếng là vùng đất sản sinh ra nhiều cô gái đẹp nên thời điểm vùng bị giặc ngoại xâm tạm chiếm, thỉnh thoảng bọn giặc lại vào vùng bắt những cô gái đẹp đi. Thế nên, cứ mỗi lần nghe tin giặc vào bản bắt người, dân trong bản lại dẫn con, em của mình chốn vào trong rừng cho đến khi chúng rời khỏi bản.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng con gái Thái nổi tiếng đẹp người, khéo và ngoan hiền, bởi ngay từ nhỏ đã được cha mẹ chỉ dạy rất cẩn thận từng việc làm, ăn uống, đi đứng, nói năng, đối nhân xử thế hiền dịu, không để mất lòng người.
Các cô gái đẹp người Thái ở Mường Lè sống gần gũi với thiên nhiên. Con gái Thái 15-17 tuổi phải thạo việc xe tơ, dệt thổ cẩm, biết làm cái chăn, cái gối, cái đệm, khăn piêu trước khi về nhà chồng.
Họ cũng giữ được vẻ đẹp mặn mà ngay cả khi về làm vợ, làm mẹ bởi những tập tục như hơ người vào lửa sau khi sinh, uống nước sôi đun trong ống nứa....
Lại có phân tích cho rằng vùng đất này có điều kiện tự nhiên tốt lành, độ dốc nhiều con suối và sông Mã cao; nước ở đây được hấp thụ bởi luồng khí trong lành từ những cánh rừng, ngọn núi; ăn uống và hít thở không khí trong lành đã tạo nên dáng vẻ cân đối và làn da sáng mịn, săn chắc của những cô gái đẹp dân tộc Thái ở Mường Lè
"Thôn cung nữ" toàn gái đẹp ở Quảng Ninh
Nghĩ đến con gái Quảng Ninh, nhiều người nghĩ đến nước da đen đúa và bụi bặm, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn đến với Quảng Ninh, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con gái vùng than da lại trắng như tuyết.
Người đẹp Quảng Ninh - Ảnh: Dân trí
Đặc biệt, ở vùng đất phật Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) có thôn Năm Mẫu được mệnh danh là “thôn cung nữ”, nổi tiếng nhiều người con gái đẹp.
Gái đẹp ở "thôn cung nữ" (Ảnh minh họa)
Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu.
Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đường về kinh thành thì xa xôi vạn dặm, quân lính của tân vương phong tỏa khắp nơi, ở cũng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử.
Đúng thời điểm đó có 5 chàng trai người Dao bản địa đi kiếm củi về ngang qua đã nhảy xuống và cứu được 5 cô gái đẹp. Để tri ân, những cô gái này xin được làm vợ để "nâng khăn sửa túi" cho chàng trai đã cứu mình. Nhờ dòng máu của những giai nhân đến từ kinh thành, con gái của vùng đất này được thừa hưởng vẻ đẹp sắc nước hương trời cũng như phong cách lịch lãm.
Khi năm bà cung nữ qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ, gọi là đền Năm Mẫu. Ngôi đền này hiện vẫn nằm ở Thượng Yên Công và khu vực được tương truyền có 5 cung tần làm dâu không biết tự lúc nào có tên là thôn Năm Mẫu.
Thực hiện: / Nguồn: aFamily.vn/TTVN
Gái đẹp xứ Tuyên - đằm thắm thanh thoát (Ảnh minh họa)
|
“Gái đẹp xứ Tuyên” không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn làm say lòng người với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.
Theo một số tài liệu ghi lại, nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, nhiều cung tần ly tán và cưới dân thường, dần sinh sôi bao thế hệ người con gái đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời đất khiến con người luôn khỏe đẹp, tươi vui.
Gái Hà thành - vẻ dịu dàng, nền nã, thùy mị
Những người con gái đẹp đất kinh kỳ luôn toát lên vẻ đẹp của sự dịu dàng, nết na, thùy mị, đảm đang. Nét đẹp của thiếu nữ Hà thành xưa không chỉ thể hiện ở gương mặt, dáng người mà còn ở cách ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Gái đẹp Hà thành - dịu dàng, nền nã, thùy mị (Ảnh minh họa)
|
Nét tề chỉnh là đặc trưng của gái đẹp Hà thành, sang mà không loè loẹt, đẹp mà nền nã; dù chỉ mặc áo vải thường cũng vẫn phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo.
Con gái Hà Nội ngày ấy biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son nhẹ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong chiếc khăn tay, chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa cũng đủ làm người người say đắm.
Vẻ cổ điển, dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế của thiếu nữ Hà thành được kế thừa từ nét đẹp văn hóa của con người Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi.
Người con gái đẹp Nha Mân - hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa
Có lẽ câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” đã lột tả chính xác về miền đất nổi tiếng nhiều giai nhân, mỹ nữ này.
Gái đẹp Nha Mân (Ảnh minh họa)
|
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người con gái đẹp.
Theo một số tài liệu ghi lại, vào năm 1985, chúa Nguyễn Ánh sau khi thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã cùng cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng, hậu cung theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải bỏ lại hàng trăm thê thiếp ở đây để chạy.
Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” sau đó lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ. Chính nhờ dòng máu cung phi mỹ nữ mà xứ Nha Mân mới có nhiều người con gái đẹp như ngày nay.
Miền gái đẹp Huế - đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên
Nói năng từ tốn, điềm đạm nhưng lại quả quyết, dứt khoát là nét cuốn hút đặc trưng của người con gái đẹp sông Hương.
Gái đẹp Huế - đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên (Ảnh minh họa)
|
Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.
Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.
Mường So – “Vùng đất mỹ nữ” ở Tây Bắc
Ở thung lũng Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) có một truyền thuyết kể rằng Nàng Han, người con gái Thái đẹp nhất trời Tây Bắc, đã ban cho người dân nơi đây một dòng suối quý được “hóa thân” từ bộ váy áo của mình để hàng nghìn năm sau, bất cứ thiếu nữ nào tắm gội, vẫy vùng trên dòng suối ấy đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Tương truyền, những cô gái tắm gội trên dòng suối Mường So đều có làn da căng mịn, tràn đầy nhựa sống.
|
Theo những bậc cao niên trong vùng, Nàng Han được sinh ra trên đất Mường So. Trong tâm linh của khắp xứ Thái, xứ Mường Tây Bắc, Nàng Han là biểu tượng của người con gái tài giỏi và có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.
Vẻ đẹp ấy đã được khắc họa trong câu hát: “Người đẹp ra suối tắm, cá tìm về xem chân. Người đẹp đi lên nương, dâu, lúa tìm về xem tay. Người đẹp đi lên rừng, hoa tìm về xem mặt. Người đẹp hát trong rừng, chim ngập ngừng lắng nghe. Người đẹp bước chân xòe, trai Mường So ngây ngất…"
Không chỉ có nhan sắc rực rỡ, Nàng Han còn có đôi tay khéo léo, đặc biệt là trong việc kéo sợi, thêu thùa, dệt vải. Khi giặc ngoại xâm kéo đến xâm lược Mường So, Nàng Han đã anh dũng đứng lên kêu gọi trai tráng dựng cờ giết giặc. Thắng trận trở về, nàng được nhân dân trong vùng chào đón và suy tôn là “nữ tướng”.
Một đêm sáng trăng, Nàng Han trút bỏ bộ áo cóm, một trang phục của thiếu nữ Thái, để bay về trời. Bộ váy áo đó đã biến thành dòng suối Mường So mà bất cứ người con gái nào tắm ở đó thì đều có làn da đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân. Nhờ dòng suối quý, Mường So trở thành “miền mỹ nữ” từ đó.
Thiếu nữ Thái có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.
|
Cũng từ ngày ấy, các vị vua, chúa đất ở khắp miền Tây Bắc đều cho người đi tìm những cô gái đẹp ở Mường So mang về dinh thự để đưa vào đội múa xòe. Các cô được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở.
Ngay cả đến những năm đầu thế kỷ 20, Mường So vẫn vang danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái quay cuồng làm nghiêng ngả núi rừng.
Miền gái đẹp xứ Thanh
Người dân tộc Thái ở Mường Lè (huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa) khai thiên, lập địa ở mảnh đất mạch rồng cuộn, nước dồi dào, sản vật núi rừng nhiều vô kể, nên đời sống đồng bào nơi đây luôn ấm no, hạnh phúc.
Ảnh minh họa
|
Mảnh đất lành này là nơi sinh ra những cô gái Thái đẹp hút hồn, hấp dẫn lạ thường. Cái đẹp của cô gái Thái Mường Lè đến từ đôi mắt biết cười, nước da trắng như trứng gà bóc, giọng nói nhẹ nhàng như mật rót vào tai
Lý giải về vẻ mê hồn, đằm thắm rất đặc trưng của cô gái đẹp Thái xứ Thanh, nhiều già làng, trưởng bản kể rằng tổ tiên lập làng bản của họ từng là thổ ty, lang đạo nên lấy vợ đều lựa chọn những cô gái đẹp lộng lẫy ở khắp vùng.
Có tiếng là vùng đất sản sinh ra nhiều cô gái đẹp nên thời điểm vùng bị giặc ngoại xâm tạm chiếm, thỉnh thoảng bọn giặc lại vào vùng bắt những cô gái đẹp đi. Thế nên, cứ mỗi lần nghe tin giặc vào bản bắt người, dân trong bản lại dẫn con, em của mình chốn vào trong rừng cho đến khi chúng rời khỏi bản.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng con gái Thái nổi tiếng đẹp người, khéo và ngoan hiền, bởi ngay từ nhỏ đã được cha mẹ chỉ dạy rất cẩn thận từng việc làm, ăn uống, đi đứng, nói năng, đối nhân xử thế hiền dịu, không để mất lòng người.
Các cô gái đẹp người Thái ở Mường Lè sống gần gũi với thiên nhiên. Con gái Thái 15-17 tuổi phải thạo việc xe tơ, dệt thổ cẩm, biết làm cái chăn, cái gối, cái đệm, khăn piêu trước khi về nhà chồng.
Họ cũng giữ được vẻ đẹp mặn mà ngay cả khi về làm vợ, làm mẹ bởi những tập tục như hơ người vào lửa sau khi sinh, uống nước sôi đun trong ống nứa....
Lại có phân tích cho rằng vùng đất này có điều kiện tự nhiên tốt lành, độ dốc nhiều con suối và sông Mã cao; nước ở đây được hấp thụ bởi luồng khí trong lành từ những cánh rừng, ngọn núi; ăn uống và hít thở không khí trong lành đã tạo nên dáng vẻ cân đối và làn da sáng mịn, săn chắc của những cô gái đẹp dân tộc Thái ở Mường Lè
"Thôn cung nữ" toàn gái đẹp ở Quảng Ninh
Nghĩ đến con gái Quảng Ninh, nhiều người nghĩ đến nước da đen đúa và bụi bặm, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn đến với Quảng Ninh, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con gái vùng than da lại trắng như tuyết.
Người đẹp Quảng Ninh - Ảnh: Dân trí
|
Đặc biệt, ở vùng đất phật Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) có thôn Năm Mẫu được mệnh danh là “thôn cung nữ”, nổi tiếng nhiều người con gái đẹp.
Gái đẹp ở "thôn cung nữ" (Ảnh minh họa)
|
Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu.
Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đường về kinh thành thì xa xôi vạn dặm, quân lính của tân vương phong tỏa khắp nơi, ở cũng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử.
Đúng thời điểm đó có 5 chàng trai người Dao bản địa đi kiếm củi về ngang qua đã nhảy xuống và cứu được 5 cô gái đẹp. Để tri ân, những cô gái này xin được làm vợ để "nâng khăn sửa túi" cho chàng trai đã cứu mình. Nhờ dòng máu của những giai nhân đến từ kinh thành, con gái của vùng đất này được thừa hưởng vẻ đẹp sắc nước hương trời cũng như phong cách lịch lãm.
Khi năm bà cung nữ qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ, gọi là đền Năm Mẫu. Ngôi đền này hiện vẫn nằm ở Thượng Yên Công và khu vực được tương truyền có 5 cung tần làm dâu không biết tự lúc nào có tên là thôn Năm Mẫu.
Thực hiện: / Nguồn: aFamily.vn/TTVN
Phần nhận xét hiển thị trên trang